Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì đất tại phú hộ - tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.98 KB, 110 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN THỊ CẨM MỸ




NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA VẬT LIỆU
CHE PHỦ ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CHÈ
GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN VÀ ĐỘ PHÌ ĐẤT
TẠI PHÖ HỘ - TỈNH PHÖ THỌ


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01



L
L
U
U


N


N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S
Ĩ
Ĩ


K
K
H

H
O
O
A
A


H
H


C
C


N
N
Ô
Ô
N
N
G
G


N
N
G
G
H

H
I
I


P
P





Ngƣời hƣớng dẫn: 1. TS. Nguyễn Thị Ngọc Bình
2. GS. TS Nguyễn Thế Đặng



THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ
học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều
được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã
được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Cẩm Mỹ















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy cô giáo giảng dạy, thầy giáo hướng dẫn khoa học, được sự giúp đỡ
của các cơ quan, tập thể, cá nhân và nhân dân địa bàn nơi thực hiện đề tài. Tôi
xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
TS. Nguyễn Thị Ngọc Bình - Phó trưởng bộ môn Nông Lâm kết hợp-
Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
GS. TS. Nguyễn Thế Đặng - Trưởng phòng Hành chính tài vụ -
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Phòng Thống kê Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ
Đảng ủy - UBND xã Phú Hộ - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ
Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
thực hiện đề tài.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
Tác giả



Nguyễn Thị Cẩm Mỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

Phần I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1. Nghiên cứu sử dụng đất dốc 4
2.1.2. Vai trò của lớp vật liệu che phủ 11
2.2. Một kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 13
2.2.1. Một số nghiên cứu về kỹ thuật tủ rác và tưới nước cho chè trên
Thế giới 13
2.2.2. Các nghiên cứu về kỹ thuật tủ rác, tưới nước cho chè ở Việt Nam 14

2.2.3. Một số nghiên cứu về đất dốc ở nước ngoài 17
2.2.4. Đất dốc ở Việt Nam và biện pháp canh tác 20
3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam 26
3.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 26
3.2.1.1. Tình hình sản xuất 26
3.2.1.2. Tình hình tiêu thụ 30
3.2.2. Tình hình sản xuất và phương hướng phát triển của ngành
chè Việt Nam 32
3.2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè 32
3.2.2.2. Phương hướng phát triển ngành chè 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Phần III. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 42
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 42
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 42
3.2. Vật liệu nghiên cứu 42
3.2.1. Cây trồng 42
3.2.2. Vật liệu che phủ 42
3.2.3. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 42
3.2.4. Các vật dụng khác 43
3.3. Nội dung nghiên cứu 43
3.4. Phương pháp nghiên cứu 43
3.4.1. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng 43
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp quan trắc 44
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 49
Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu 50
4.1.1. Địa hình 50

4.1.2. Thổ nhưỡng đất đai 50
4.1.3. Khí hậu thuỷ văn 51
4.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu 53
4.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của cây chè 54
4.2.1. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chiều rộng tán chè 54
4.2.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến đường kính thân chè 55
4.2.3. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chiều cao cây 56
4.2.5. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khả năng kiểm soát cỏ dại 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4.2.6. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sâu bệnh hại chè 60
4.2.6.1. Rầy Xanh (Empoasca flavescens Fabr) 60
4.2.6.2. Bọ Cánh Tơ (Physotrips setivenetris Bagn) 62
4.2.6.3. Bọ Xít Muỗi: (Helopeltis theivora Watrhouse) 64
4.2.7. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến yếu tố cấu thành năng suất 68
4.2.7.1. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến mật độ búp chè 68
4.2.7.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khối lượng búp chè 70
4.2.7.3. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chiều dài búp chè 72
4.2.7.4. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến tỷ lệ mù xòe 73
4.2.7.5. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chất lượng nguyên liệu 74
4.2.7.6. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến thành phần sinh hóa
búp chè 75
4.2.7.7. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến năng suất và sản
lượng chè 77
4.3. Tác dụng của vật liệu che phủ đến khả năng bảo vệ và cải thiện độ phì
của đất 78
4.3.1. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến độ ẩm đất 79
4.3.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến độ xốp đất 81
4.3.3. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến hạn chế xói mòn đất 82
4.3.4. Ảnh hưởng của lớp phủ thực vật đến lượng dinh dưỡng bị xói mòn 83

4.3.5. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến độ phì đất 84
4.3.6. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến hoạt đông của vi sinh vật đất 86
4.3.7. Mức độ hoai mục của lớp phủ thực vật 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
1. Kết luận 89
2. Đề nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới qua các thời kỳ 27
Bảng 2.2: Sản lượng chè thế giới qua các năm 28
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của thế giới và một số
nước trồng chè chính năm 2004 29
Bảng 2.4: Nhu cầu sử dụng chè của một số nước trên thế giới năm
2000 - 2005 và dự báo năm 2010 31
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của Việt Nam từ năm
1996 - 2006 34
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu đạt được từ năm 2002 - 2008 38
Bảng 4.1: Thực trạng sử dụng đất đai của xã Phú Hộ 51
Bảng 4.2: Diễn biến thời tiết khí hậu tại Phú Hộ 11 tháng năm 2009 52
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chiều rộng tán chè 55
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến đường kính thân chè 55
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chiều cao cây 56
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chỉ số diện tích lá 57
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khối lượng cỏ dại ở
các công thức 59
Bảng 4.8: Diễn biến mật độ rầy xanh ở các công thức 61

Bảng 4.9: Diễn biến mật độ bọ cánh tơ ở các công thức 63
Bảng 4.10: Diễn biến mật độ bọ xít muỗi ở các công thức 65
Bảng 4.11: Diễn biến mật độ nhện đỏ ở các công thức 67
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến mật độ búp chè 69
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khối lượng búp chè 71
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của lớp phủ thực vật đến chiều dài búp 72
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến tỷ lệ mù xoè 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bảng 4.16: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chất lượng nguyên liệu 75
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến thành phần sinh hoá
búp chè 76
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến năng suất và sản
lượng chè 77
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của lớp phủ thực vật tới độ ẩm đất 79
Bảng 4.20: Ảnh hưởng của vật liệu tủ đến độ xốp đất 81
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sự xói mòn đất (năm
2009 tại Phú Hộ - Phú Thọ) 82
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của lớp phủ thực vật đến lượng dinh dưỡng bị
xói mòn (kg/ha) 84
Bảng 4.23: Sự thay đổi một số tính chất hoá học của đất sau khi được
che phủ 85
Bảng 4.25: Mức độ hoai mục của vật liệu che phủ 87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Hình 4.1: Diễn biến mật độ rầy xanh các tháng 61
Hình 4.2: Diễn biến bọ cánh tơ qua các tháng 63
Hình 4.3: Diễn biến bọ xít muỗi qua các tháng 66

Hình 4.4: Diễn biến mật độ nhện đỏ nâu ở các công thức 68
Hình 4.5: Mật độ búp chè ở các công thức 69
Hình 4.6: Khối lượng búp chè ở các công thức 71
Hình 4.7: Năng suất chè ở các công thức 78
Hình 4.8: Động thái ẩm độ đất tầng 0 - 20cm nhờ lớp phủ thực vật 80
Hình 4.9: Khả năng kiểm soát xói mòn của vật liệu che phủ (năm 2009
tại Phú Hộ - Phú Thọ) 83
Hình 4.10: Diễn biến độ hoai mục của vật liệu che phủ 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có tỷ lệ đất đồi núi (đất dốc) chiếm trên 3/4 diện tích trong
tổng số 33,12 triệu ha đất tự nhiên. Nhìn chung đây là những loại đất khó khai
thác và sử dụng kém hiệu quả, đặc biệt là khi đất đã mất đi lớp thảm thực vật
che phủ. Đất đồi núi (đất dốc) phân bố ở cả 7 vùng sinh thái của Việt Nam,
nhưng chủ yếu tập trung ở miền núi phía Bắc, Tây Trung Bộ và Tây Nguyên.
Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15º (chiếm 21,9%) đã được sử dụng cho
sản xuất nông lâm nghiệp, diện tích đất có độ dốc từ 15 - 25º (chiếm 16,4%),
còn lại là đất có độ dốc lớn hơn 25º (chiếm 61,7%). Đây là những vùng đất bị
thoái hóa nặng rất khó phục hồi để tái sử dụng cho nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, nhờ có sự đầu tư tái trồng rừng của Chính
phủ Việt Nam và việc áp dụng rộng rãi các kỹ thuật tiến bộ trong thâm canh
đất thung lũng và đất ruộng bậc thang nên sức ép khai thác đất dốc đã giảm,
độ che phủ rừng dần được hồi phục. Năm 2007, theo số liệu của Tổng cục
thống kê thì diện tích đất có rừng đã đạt 12,74 triệu ha (đạt 38,48% so diện
tích đất tự nhiên của Việt Nam).

Dân số gia tăng dẫn đến diện tích bình quân trên đầu người bị giảm,
bên cạnh đó người dân miền núi vẫn chưa được tiếp cận với những tiến bộ kỹ
thuật mới trong canh tác bền vững trên đất dốc, do vậy xói mòn, rửa trôi, và
thoái hóa đất vẫn thường xuyên xảy ra ngày càng trầm trọng hơn. Thêm vào
đó hiện tượng thiên tai như lũ quét, lũ ống thường xuyên xảy ra và ngày càng
gia tăng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản cho người
dân, không chỉ miền núi mà cả miền xuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Trước những thách thức trên, cần phải có những phương thức canh tác
hợp lý vừa đảm bảo đời sống cho người dân, vừa bảo vệ cải tạo đất để có thể
sản xuất lương thực một cách bền vững, trong đó việc nghiên cứu ứng dụng
các kỹ thuật canh tác bền vững giữ một vai trò rất quan trọng và cấp thiết, để
giúp người dân miền núi thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo.
Việt Nam là một trong những nước có lịch sử trồng chè lâu đời. Hiện
nay cả nước có khoảng 120.000 ha chè, tuy nhiên năng suất, chất lượng chè
của nước ta còn thấp so với nước trên thế giới. Nhưng nhiều hộ trồng chè ở
vùng trung du vẫn đạt 15 - 20 tấn/ha. Chè cho thu hoạch quanh năm kể cả
những tháng khô hạn. Trên khắp các vùng trồng chè của nước chúng ta thấy
rằng những chỗ đất tốt, có độ dốc thích hợp đã được trồng chè, những diện
tích quy hoạch trồng chè còn lại ở vùng trung du miền núi hầu hết là đất bạc
màu, mới phá bỏ cây trồng trước, hoặc trồng lại 2 - 3 chu kỳ do vậy khi trồng
chè phải tiến hành cải tạo đất, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để
nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, đất trồng chè (thường là đất dốc) có độ
xói mòn cao, hàm lượng dinh dưỡng nghèo đặc biệt là hàm lượng mùn và độ
ẩm thấp. Do vậy phải bổ sung chất hữu cơ cho đồi chè bằng phân chuồng.
Tuy nhiên, biện pháp này còn gặp nhiều hạn chế, hàng năm sự bào mòn, rửa

trôi lượng mùn, dinh dưỡng khá cao. Sự thoái hóa đất là xu thế phổ biến đối
với nhiều vùng, đặc biệt là vùng đồi núi.
Vùng Phú Hộ - tỉnh Phú Thọ là một điển hình của trung du miền núi
phía Bắc, có địa hình kiểu đồi bát úp trung du, có độ dốc từ 8 - 10º xen kẽ các
thửa ruộng bậc thang. Đất đai có 2 loại là đất ferarit đỏ vàng phát triển trên
phiến thạch mica, tầng đất mịn khá sâu 1 - 3m, và đất ferarit phát triển trên đá
Gnai, phiến thạch pecmatit có tầng dày. Cây chè là thế mạnh của vùng, phần
lớn diện tích gò đồi được trồng chè. Tuy nhiên người làm chè mới chỉ chú
trọng đến khai thác sản phẩm mà chưa chú ý đầu tư đúng mức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Xuất phát từ yêu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, hiểu được vai trò
của lớp thực vật trong bảo vệ đất chống xói mòn, làm cho đất mầu mỡ hơn,
kiểm soát cỏ dại, giữ ẩm, tăng năng xuất cây trồng, tăng thu nhập cho người
dân, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ
đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì
đất tại Phú Hộ - tỉnh Phú Thọ”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Xác định được loại vật liệu dùng phủ cho chè (Vật liệu hữu cơ).
- Đánh giá được ảnh hưởng của các biện pháp phủ đất tới sinh trưởng
và năng suất của chè.
- Đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp che phủ đất tới bảo vệ độ
phì của đất trồng chè.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Từ kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần xác định cơ sở lý luận và thực
tiễn để phát triển các hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc (chống xói mòn,
rửa trôi đất, cung cấp dinh dưỡng, chất hữu cơ cho đất, tăng độ phì, tăng độ pH,

cải thiện cấu trúc đất, rút ngắn thời gian bỏ hoá) nhờ vai trò của lớp phủ thực vật.
- Là cơ sở khoa học cho việc định hướng cải tạo, bảo vệ và khai thác
hiệu quả tiềm năng đất dốc đặc biệt ở vùng trung du miền núi phía Bắc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Hướng tới một phương thức canh tác chè cải tiến trên đất dốc hiệu
quả hơn nhưng vẫn bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng) và
bảo vệ môi trường.
- Tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư, cải thiện thu nhập cho người
trồng chè.
- Giảm nhẹ gánh nặng cho người lao động nhất là phụ nữ và trẻ em
khỏi những lao động nặng nhọc như làm đất, làm cỏ.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Nghiên cứu sử dụng đất dốc
* Phương pháp luận
Theo Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne (2005) [5] đã đưa ra:
Đất dốc là hệ sinh thái rất đa dạng về thành phần các loài và các yếu tố
địa hình, khí hậu, tài nguyên v.v Nhưng cũng rất nhạy cảm và dễ bị tổn
thương. Ở những nơi địa hình đất càng dốc thì hệ sinh thái càng dễ bị phá vỡ.
Đất dốc hàm chứa nhiều tiềm năng phát triển, là nơi cư trú ngày càng
đông của con người và là nguồn đất sản xuất chính trong tương lai. Trên thế
giới có hơn 750 triệu người sống ở miền núi, do nhiều nguyên nhân khác nhau
mà phần lớn nông dân miền núi đều là người nghèo, thiếu ăn. Do không sản

xuất đủ lương thực để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và tiêu dùng, họ buộc phải
khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn đã cạn kiệt. Kết quả là môi
trường sống bị suy thoái với sự gia tăng của thiên tai như hạn hán và lũ lụt
kéo dài, đất đai bị nghèo kiệt, năng suất cây trồng giảm làm cho đời sống của
người dân càng gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, đất dốc cần được quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc nhiều hơn
nữa nhằm sử dụng hiệu quả những tiềm năng của vùng cao để tăng và ổn định
năng suất cây trồng. Cần có một cái nhìn khác và đổi mới về quan niệm sử
dụng và quản lý đất dốc đặc biệt là chống thoái hoá đất, tăng độ phì và dung
tích hấp thu bằng các biện pháp sinh học. Các giải pháp duy trì và bảo vệ độ
phì của đất phải đa dạng và mang tính hệ thống, phải kết hợp đồng bộ để phát
triển giữa trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp trên vùng đất dốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
* Các giải pháp chủ yếu:
Sự thoái hóa của đất thường kéo theo sự mất nước và thiếu hụt dinh
dưỡng, theo kết quả nghiên cứu của Mutert E. và Fairhurst T (1997) [9] thì
các yếu tố dinh dưỡng mà đất dốc thường thiếu nhất là đạm, lân, kali, canxi và
manhê. Ngoài ra khi đất bị thoái hoá thường có biểu hiện bị chua, độ pH thấp
của nhiều loại đất dốc có liên quan đến độ độc nhôm và sắt làm giảm hiệu lực
của phân bón. Do vậy việc hiệu chỉnh sự thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng chủ
yếu (N, P, K, Ca, Mg) nhờ bón phân hợp lý và đặc biệt là phải có các giải
pháp quản lý tổng hợp thì mới phát huy được thế mạnh của đất dốc vùng nhiệt
đới nóng ẩm. Bên cạnh đó sức sản xuất của nhiều loại đất dốc cũng bị ảnh
hưởng bởi yếu tố vật lý như: Khả năng giữ nước kém, đất bị đóng váng, rửa
trôi và đặc biệt là bị nén chặt. Các tác giả cho rằng muốn quản lý sử dụng
hiệu quả đất dốc nhiệt đới ẩm thì con đường duy nhất là phải xây dựng một
nền nông nghiệp bền vững dựa trên cơ sở chống xói mòn, rửa trôi, cải tạo độ

phì của đất và bố trí cây trồng hợp lý.
Qua nhiều năm, nhiều nhà khoa học, nhiều quốc gia và nhiều tổ chức
trên thế giới đã và đang quan tâm nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hợp lý
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất dốc, chống xói mòn, rửa trôi, cải tạo và
bảo vệ đất. Các giải pháp trước đây đã được áp dụng như:
- Kiến thiết ruộng bậc thang bờ đất hoặc bờ đá nếu có đủ nước thì cấy
lúa nước, thiếu nước thì trồng lúa cạn và hoa màu. Cách làm này rất hiệu quả
và bền vững nhưng mất nhiều thời gian làm diện tích bậc thang.
- Thiết kế băng cây xanh chống xói mòn và canh tác theo đường đồng
mức, đây là cách làm tốt song chưa đủ hiệu quả trong ngăn chặn xói mòn và
thoái hoá đất dốc.
- Làm rào cản cơ giới, xếp tường đá làm hàng rào bảo vệ, đào hào giữ
nước và dẫn nước thoát khỏi khu vực canh tác để chống xói mòn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
- Làm bậc thang vẩy ốc, xếp đá.
- Trồng cây che phủ, sử dụng phân xanh, xen canh gối vụ, luân canh.
Tuy đã được áp dụng nhiều năm song các giải pháp trên không đạt
được những thành tựu về ổn định năng suất trong điều kiện kinh tế xã hội,
môi trường ngày nay, điều đó chứng tỏ cần phải thay đổi cách làm cũ thì mới
không bị tiếp tục sa lầy trong thảm hoạ thoái hoá đất mặc dù đầu tư ngày càng
cao. Có nghĩa là những cách làm truyền thống không còn đủ hiệu quả để ổn
định năng suất trên đất dốc. Tính ổn định về năng suất chỉ có thể đạt được nhờ
các kỹ thuật tái tạo các điều kiện sinh thái đất dốc giống như hệ sinh thái rừng
càng nhiều càng tốt. Hướng quản lý tiến bộ nhất là phải phát triển các kỹ thuật
tối đa hoá sinh khối, tạo độ che phủ mặt đất và tính liên tục của lớp phủ, tăng
cường hoạt tính sinh học để tăng cường các quá trình tái tạo dinh dưỡng, tái
tạo các tính chất cơ bản của đất như: Cấu tượng đất hàm lượng hữu cơ, độ

xốp, hoạt tính sinh học, độ pH, độ độc nhôm sắt… Song song với quá trình
che phủ là phải giảm thiểu các hoạt động gây xáo trộn đất như cày bừa, xới
xáo Đẩy mạnh các kỹ thuật làm đất tối thiểu hoặc không làm đất, đảm bảo
không đốt mà phải sử dụng triệt để tàn dư cây trồng, cỏ dại để trả lại chất hữu
cơ cho đất, bảo vệ và cải tạo đất thông qua che phủ. Có như vậy mới đảm bảo
sức sản xuất của đất một cách bền vững (Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ,
Hà Đình Tuấn, 2005) [4].
Sử dụng biện pháp tổng hợp như cơ cấu cây trồng thích hợp, tăng vụ
cùng với các biện pháp canh tác luân canh, xen canh, trồng bằng cây xanh
theo đường đồng mức để tạo lớp phủ thực vật tối đa trong mùa mưa, kết hợp
với các biện pháp xẻ rãnh, tạo bồn, bón phân đã giảm được lượng nước chảy
tràn bề mặt và lượng đất bị xói mòn tùy theo lượng mưa và cường độ mưa:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
- Với cây hàng năm: Lượng đất bị xói mòn giảm 48 - 50% trên đất phù
sa cổ Ba Vì, 22% trên đất đồi thoái hóa Tam Đảo, 53% trên đất phiến thạch
sét Hòa Sơn so với không áp dụng các biện pháp chống xói mòn và đất trống.
- Với cây lâu năm: 84% trên đất phiến thạch sét Hòa Sơn, 65% trên đất
badan Hòa Thắng, Đắc Lắc, 60% trên đất phiến sét Co Càng, Lạng Sơn so với
không áp dụng các biện pháp chống xói mòn và đất trống (Trần Đức Toàn
2006)[29].
Theo tác giả Uexkull H.R. và Mutert E (1995) [44] cho rằng có thể cải
tạo độ phì của đất, làm cho tầng đất mặt dày lên, giàu dinh dưỡng hơn là tăng
sức sản xuất của đất dốc bằng cách trồng các loài cây họ đậu và che phủ đất
để làm giàu hoạt động sinh học, làm giàu dinh dưỡng của tầng đất mặt, ngăn
chặn sự xói mòn, đóng váng, nén chặt đất. Đây là một trong những bước đầu
tiên rất quan trọng.
Tóm lại, hạn chế thoái hóa đất, rửa trôi là công việc thường xuyên và

lâu dài, đòi hỏi có sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành, đoàn thể và cộng
đồng dân cư. Giải pháp chung nhất là phải sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, tích
cực khôi phục cải tạo các vùng đất bị thoái hóa, bạc màu, áp dụng các biện
pháp canh tác tiên tiến, nông lâm kết hợp trên vùng đất hoang hóa, sa mạc
hóa, trồng, chăm sóc và bảo vệ các loại cây phát triển lá nhanh, ít rụng lá hoặc
các đai cây xanh chắn gió, tăng khả năng giữ nước và giảm tốc độ bốc hơi
nước; phủ xanh đất trống, đồi núi trọc… nhằm cân bằng môi trương sinh thái.
* Nguyên nhân gây thoái hóa đất:
Thoái hóa đất và hoang mạc hóa đang là những vấn đề môi trường bức
xúc mà nước ta và nhiều quốc gia đang phải đối mặt. Trên thế giới hiện có
khoảng 30% diện tích bề mặt trái đất là hoang mạc hoặc đang bị hoang mạc
hóa. Sự gia tăng nhanh chóng diện tích hoang mạc ở các vùng khô hạn, bán
khô hạn và một số vùng ẩm ướt không chỉ do sự biến đổi khí hậu, mà còn là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
sức ép của sự gia tăng dân số, hoạt động sống của con người. Hàng năm trên
thế giới có khoảng 11-13 triệu ha rừng bị chặt phá, hàng chục triệu hécta đất
bị suy thoái dẫn đến hoang mạc.
Ở nước ta trong nhiều năm qua, do nhận thức và hiểu biết về đất đai
của nhiều người còn hạn chế, đã lạm dụng và khai thác không hợp lý tiềm
năng, dẫn đến nhiều diện tích đất bị thoái hóa, hoang mạc hóa, làm mất đi
từng phần hoặc toàn bộ tính năng sản xuất. Làm cho nhiều loại đất vốn rất
màu mỡ lúc ban đầu, nhưng sau một thời gian canh tác đã trở thành những
loại đất bạc màu, muốn sử dụng có hiệu quả cần phải đầu tư để cải tạo khá tốn
kém. Đây là hậu quả của tốc độ khai thác rừng ngày càng tăng, nạn chặt phá
rừng trái phép, đốt rừng làm rẫy, khai hoang tự phát không quản lý được và
nạn cháy rừng.
Hiện tượng thoái hoá đất đang là mối quan tâm lo lắng lớn trong sự

nghiệp phát triển của nước ta. Đất bị thoái hoá không những làm mất đi độ
mầu mỡ mà còn kéo theo sự mất nước, kéo theo quá trình hoang mạc hoá và
sa mạc hoá (Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, 1999) [28].
Quá trình thoái hoá đất diễn ra theo hai xu hướng lớn là: Thoái hoá tự
nhiên (thoái hoá tiềm năng) và thoái hoá do con người (nhân tác).
- Thoái hoá tự nhiên (thoái hoá tiềm năng)
Đây là quá trình thoái hoá đất tự nhiên diễn ra ngay trong giai đoạn
phát triển của đất khi chưa có sự tác động của con người. Qúa trình này thể
hiện như một giai đoạn biến đổi trong đại tuần hoàn vật chất. Ở nước ta, đất
Feralit là một thí dụ phổ biến, sự phát triển sâu sắc đất Feralit trong điều kiện
địa lý nhất định đã hình thành lớp kết von đá ong trong phẫu diện đất. Chính
lớp kết von này mặt chắn tách rời quan hệ phẫu diện đất với vỏ phong hoá và
mẫu chất. Và quá trình phong hoá đất đồng thời xảy ra (Thái Phiên, Nguyễn
Tử Siêm, 1998) [24].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Ngoài ra, dưới tác động của thiên nhiên như: Gió, mưa lớn tập trung và
giông bão lụt lội, những cực đoan thoái hoá đất ở miền núi dốc là những hiện
tượng trượt lở sườn, vùi lấp thung lũng dang diễn ra phổ biến. Tuy nhiên,
thoái hoá tự nhiên không gây lên những biến động có ảnh hưởng lớn đến đời
sống cộng đồng.
- Thoái hoá do con người (nhân tác)
Ở Việt Nam có nguồn gốc do chặt phá rừng bừa bãi, đốt nương làm
rẫy, huỷ hoại môi trường sống. Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng
xâm nhập và gia tăng mạnh mẽ diện tích đất thoái hoá, sa mạc hoá ở Việt
Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.
Đất đồi núi ở nước ta vốn được hình thành dưới tán rừng nhiệt đới ẩm,
đó là nơi có cấu trúc đất tốt và hàm lượng các chất dinh dưỡng cao. Tuy

nhiên khi được khai phá để dùng trong các mục đích nông lâm nghiệp thì lập
tức đất rừng bị suy thoái. Tốc độ và mức độ suy thoái đất rừng phụ thuộc
hoàn toàn vào kỹ thuật canh tác và điều kiện phát sinh. Trên thực tế, quá
trình thoái hoá đất xảy ra rất mạnh khi đất rừng được sử dụng cho canh tác
các cây lương thực ngắn ngày như: Lúa nương, ngô, sắn… (Thái Phiên,
Nghiêm Tử Siêm, 1998) [24].
Tổng diện tích đất bị thoái hoá liên tục tăng theo các năm, đồng nghĩa
với sự lớn dần về diện tích của các sa mạc, hoang mạc trên thế giới. Ở Việt
Nam, mặc dù đất sa mạc hoá không tập trung và hình thành nên những hoang
mạc rộng hàng trăm ngàn ha như ở một số quốc gia trên thế giới nhưng với
khoảng 1/3 diện tích đất canh tác đang bị tác động bởi sa mạc hoá cũng đang
là vấn đề phức tạp, nan giải. Theo Sajjpongse A. (1993) [43] thì đất dốc bị
chua chiếm trên 600 triệu ha ở các nước nhiệt đới, trong đó có gần 188 triệu
ha ở các nước Đông Nam Á.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Đất bị chua là một biểu hiện của thoái hoá đất. Khi đất bị chua thường
kéo theo nghèo dinh dưỡng và bị độc Nhôm hoặc Sắt (Uexkull H R, 1996)
[45]. Độ chua của đất cũng là một đặc trưng cơ bản có tác động mạnh mẽ đến
hoạt động sống và năng suất của cây trồng.
Theo Robert M. (1992) [42), thì thoái hoá đất biểu hiên ở 3 mặt sau:
- Lý tính: Xói mòn, rửa trôi, chai đất, khô cằn, giữ nước kém.
- Hoá tính: Bị chua, nghèo chất dinh dưỡng, bị độc nhôm hoặc sắt.
- Sinh học: Nghèo mùn, nghèo sinh vật và vi sinh vật đất.
Đây là những yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động sống cũng
như năng suất cây trồng trên đất dốc.
Bell L.C và Edwards D.G (1991) [38] cho rằng nguyên nhân đất chua
là do có hàm lượng ion H

+
trao đổi trên bề mặt keo đất ít. Bản chất của keo
khoáng là không ổn định nên khi bão hoà ion H
+
thì ion AL
3+
được giải
phóng nhanh chóng và chiếm ưu thế trong phức hệ trao đổi ion (AL
3+
), là
thành phần chủ yếu làm cho đất chua. Đất chua độ pH thấp là nguyên nhân
chủ yếu gây ra các yếu tố hạn chế (cả các yếu tố hạn chế thiếu và các yếu tố
hạn chế thừa), biểu hiện ở sự mất cân bằng dinh dưỡng và gây độc cho cây
trồng. Trong những yếu tố hạn chế thừa đáng kể nhất là nhôm di động.
Bên cạnh các nguyên nhân tác động trực tiếp thì còn có các nguyên
nhân gián tiếp tác động đến là:
- Tăng dân số: Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân
chính là suy thoái đất dốc và dạng sinh học ở miền núi. Sự gia tăng dân số
đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác, nhất là tài
nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng về mật độ dân đã dẫn
đến nạn phá rừng và sự suy thoái nghiêm trọng về các hệ sinh thái và tài
nguyên thiên nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
- Sự di dân tự do.
- Sự nghèo đói: Với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, Việt Nam là
một nước nông nghiệp phụ thuộc và tài nguyên thiên nhiên. Đất nông nghiệp
ở nhiều nơi thiếu nghiêm trọng và nhiều người phải sống dựa vào rừng, đời

sống rất thấp, khoảng 50% gia đình thuộc vào diện đói nghèo. Vì thiếu ruộng,
thiếu vốn đầu tư, những người nghèo đói thường phải đến sinh sống tại những
nơi không thuận lợi, phải bóc lột đất và tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc
sống làm cho các loại tài nguyên này bị suy thoái nhanh chóng.
- Tập quán du canh du cư: Du canh là tập quán sản xuất nông nghiệp
lâu đời của nhiều dân tộc ít người của Việt Nam. Có khoảng 9 triệu người
thuộc 50 dân tộc ít người ở Việt Nam có tập quán du canh. Do tăng dân số mà
tập quán du canh đã trở thành một nguyên nhân quan trọng làm mất rừng,
thoái hoá đất và kết quả là đã tạo nên cả một vùng đất trống, đồi núi trọc rộng
lớn như hiện nay
Sự thoái hoái hoá của đất dốc do con người gây ra ở vùng Đông Nam Á
nói chung và ở Việt Nam nói riêng do các nguyên nhân sau:
2.1.2. Vai trò của lớp vật liệu che phủ
Độ che phủ bề mặt đất và tính liên tục của lớp phủ thực vật là hai yếu
tố cơ bản để chống xói mòn, tăng cường hoạt tính sinh học và tăng các quá
trình tái tạo dinh dưỡng, tái tạo những tính chất cơ bản của đất như: Cấu
tượng đất, độ xốp, hàm lượng mùn, hoạt tính sinh học, độ pH, giảm độ độc
nhôm, sắt. Hướng đi cơ bản để canh tác bền vững trên đất dốc ở vùng cao
nhiệt đới là cải thiện và giữ gìn đất, biện pháp rẻ tiền và đa dụng nhất là tái sử
dụng tàn dư cây trồng làm vật liệu che phủ (Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ,
Hà Đình Tuấn, 2005) [4].
Che phủ bề mặt đất bằng xác thực vật có những lợi ích sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
* Lợi ích tại chỗ:
- Giảm xói mòn đất do mưa gió
- Đất tới xốp, tăng độ hấp thu nước, giảm dòng chảy bề mặt,
- Giảm bốc hơi nước, tăng độ ẩm đất.

- Dung hoà nhiệt độ bề mặt đất (ấm trong mùa đông, mát trong mùa hè)
- Tăng độ ổn định các cấu trúc bề mặt đất, chống kết von và đóng váng,
tạo độ thông thoáng cho đất.
- Giảm cỏ dại, tăng hiệu quả phân bón.
- Tăng hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng trong đất, giảm độc tố
gây hại cho cây trồng.
- Giảm đầu tư: Công làm đất, làm cỏ, bón phân.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm tôt, bộ rễ phát triiển khoẻ,
cây sinh trưởng tốt
- Tăng và ổn định năng suất, chất lượng cây trồng một cách bền vững.
* Lợi ích về môi trường và quản lý tài nguyên:
- Hạn chế du canh du cư, tạo điều kiện cải thiện nguồn tài nguyên đất,
nước và rừng.
- Giảm lũ lụt ở miền xuôi.
- Chống lắng đọng các lòng sông hồ, đặc biệt là hồ thuỷ điện.
- Giảm ô nhiễm hoá học ở các vùng lân cận.
- Việc không đốt tàn dư thực vật sẽ giảm nguy cơ cháy rừng, giảm
lượng CO
2
thải vào không khí.
- Giảm nhu cầu sử dụng phân vô cơ, cũng có nghĩa là giảm ô nhiễm
nguồn nước, tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
* Lợi ích về xã hội:
- Phụ nữ và trẻ em được giải phóng khỏi các công việc nặng nhọc và
tốn thời gian như làm đất, làm cỏ. Phụ nữ có nhiều thời gian chăm sóc sức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
khỏe gia đình, nuôi dạy con cái và phát triển nghề phụ. Trẻ em sẽ có nhiều

thời gian đến trường, học hành nâng cao kiến thức.
- Đất và nước ít hoặc không bị ô nhiễm, bệnh tật giảm, sức khoẻ cộng
đồng được cải thiện.
- Hiệu quả kinh tế cao nên xã hội sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn.
Nhìn chung, khi áp dụng các biện pháp che phủ đất đã mang lại nhiều
lợi ích và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trong canh tác đất dốc bền vững
góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân miền núi và bảo vệ môi trường.
Tóm lại, quá trình canh tác không hợp lý trên đất dốc đã làm mất đi lớp
phủ thực vật rất quan trọng gây ra hậu quả rất xấu cho cho đất như: đất bị thoái
hoá, xói mòn, rửa trôi do mưa, bị khô hạn và bốc hơi vật lý mạnh, bị chai cứng,
đóng váng. Đất bị mất nước làm cho quá trình khoáng hoá chất hưu cơ nhanh,
giảm mùn, mất khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng.
Sử dụng các loại vật liệu che phủ đất khác nhau trong quá trình canh
tác trên đất dốc đã khắc phục được những hạn chế đó. Che phủ đất ngăn chặn
được xói mòn, rửa trôi đất, tăng dần độ phì và cải thiện các tính chất của đất,
giúp cho đất giữ ẩm, tăng độ pH làm cho quá trình khoáng hoá chất hữu cơ
chậm lại tạo điều kiện hình thành mùn, tăng khả năng giữ nước, tăng cường
các hoạt động sinh học đất, giảm các độc tố có hại đối với cây trồng. Nâng
cao năng suất cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế, duy trì ổn định sức sản xuất
lâu dài của đất một cách bền vững. Tuy nhiên, sử dụng loại vật liệu gì và mức
độ phủ bao nhiêu là phù hợp thì cần phải được làm rõ.
2.2. Một kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài
2.2.1. Một số nghiên cứu về kỹ thuật tủ rác và tưới nước cho chè trên Thế giới
Theo M.K.Daraselia (1989) thì những nghiên cứu của tủ rác và tưới
nước cho chè ở Liên Xô lần đầu tiên được tiến hành ở Viện nghiên cứu chè và
cây trồng á nhiệt đới ở Gludia vào những năm 1934 - 1936 sau đó vào những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

năm 1936 - 1937 đều cho thấy hiệu quả của tủ rác và tưới nước đối với năng
suất và chất lượng chè, (Lê Tất Khương, 1997) [13]
Các tác giả CFKozopkin (1950) G.V.Lêbêdep (1954,1957) N.X.Petinop
bằng nghiên cứu của mình đã cho thấy: Vùng cận nhiệt đới chỉ có thế trồng
chè khi tưới nước đều đặn, các tác giả cho rằng: Tưới nước cho chè làm tăng
thời gian thu hoạch búp, làm tăng chất lượng chè nguyên liệu [13]
M.K.Daraselia (1989) tủ chè, tưới nước làm thay đổi điều kiện quang
hợp, thay đổi hoạt tính các men trong rễ chè, kể cả polifenol-oxydaza là mên
cáo mặt trong việc tạo tanin của chè (Lê Tất Khương, 1997) [13]
2.2.2. Các nghiên cứu về kỹ thuật tủ rác, tưới nước cho chè ở Việt Nam
Theo báo cáo của tác giả Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Ngọc Bình
và các cộng tác viên (Viện nghiên cứu chè) thực hiện đề tài “ Nghiên cứu
một số giải pháp kỹ thuật canh tác để sản xuất chè an toàn chất lượng cao”
(2004) đã trích dẫn một số kết quả nghiên cứu sau:
Đỗ Ngọ c Qũy Trại thí nghiệm chè Phú Hộ và Nguyễn Hanh Thông
Pḥòng Nông hóa Thổ nhưỡng Viện Trồng Trọt Bộ Nông nghiệp (1960-1961),
Nghiên cứu chế độ ẩm và nhiệt độ đất chè , tưới chè Trung du 2-3 tuổỉ tại gọ̀
Rọc, trên đất feralit phiến thạch vàng đỏ. Vẽ được đồ thị diễn biến nhiệt độ và
độ ẩm đất chè 0-300cm; năng suất chè có tưới so với đối chứng không tưới là
138%. (Đỗ Ngọc Quỹ - 2003) [ 27]
Nguyễn Phong Thái, Ngô Minh Tú, Trại thí nghiệm chè Phú hộ (1969-
1970), tưới chè Trung Du gieo hạt trên đất feralit phiến thạch vàng đỏ tại gọ̀
Lim, Phú Hộ cho chè non 1, 6, 9 tuổi; Thời vụ tưới quanh năm, vụ xuân, vụ
đông; Và tưới định kỳ 5, 10, 15 ngày. Kết quả đạt năng suất 105, 113,7,
115,5% so với đối chứng không tưới: Thời vụ tưới tốt nhất là vụ Đông 115%
so với đối chứng; Tưới đinh kỳ hiệu quả cao nhất là khoảng cách 15 ngày
giữa 2 lần tưới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
Nguyễn Hữu Phiệt (1966-1967) đă kết luận tác dụng và kỹ thuật của tủ
chè kinh doanh trên đất phiến thạch và phù sa cổ tại Nông trường Quốc doanh
Tân Trào và Trường Trung cấp Nông Lâm Tuyên Quang. Kết quả cho thấy:
Độ ẩm chè tầng 0- 30cm có tủ tăng hơn so đối chứng là 4,57-5,56 % ở đất
Diệp Thạch và 6,50 % ở đất phù sa cổ; Nhiệt độ đất chè có tủ tầng đất mặt 10
cm và tầng đất 30cm thấp và ổn định. Hàm lượng mùn và đạm dễ tiêu đất chè
có tủ sau 5 tháng đều tăng hơn so đối chứng; Chè con có tủ có tốc độ sinh
trưởng gấp 2 lần so đối chứng; Nông trường Quốc doanh Tân Trào có tủ chè
góp phần tăng sản lượng chè Trung Du trên 15 tấn búp/ha.
Nguyễn Thị Dần-Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, Võ Thị Tố Nga - Trại thí
nghiệm chè Phú Hộ (1974- 1977). Biện pháp chống hạn cho chè vụ đông
(tháng 11- tháng 4) bằng tủ ni lông toàn bộ hàng sông, để cỏ mọc tự nhiên ,
trồng cỏ Stilo giữa hàng sông , giống chè Trung Du gieo hạt 14 tuổi trên đất
Feralit phiến thạch vàng đỏ Gọ̀ Trại cũ . Kết quả cho thấy có tủ, độ ẩm đất chè
vụ đông xuân và sản lượng chè có tủ đều tăng, trồng mục túc và để cỏ tự
nhiên, sản lượng đều giảm so với đối chứng, (Đỗ Ngọc Quỹ - 2003) [27]
Từ năm 1968-1970 HTX chè Tiên Phú được Ty Thủy lợi Vĩnh Phú chỉ
đạo đă dùng bơm dầu hút nước chân đồi tưới chè kinh doanh nhưng không
hiệu quả, vì hạch toán giá bán búp thấp theo chè chính vụ, giá xăng dầu
cao, lại hay hỏng hóc.
Những năm 1970, các Nông trường Quốc doanh Mộc Châu , Sông Cầu
và Chí Linh tủ cỏ tế cho chè kinh doanh có tác dụng rất tốt , chống được xói
ṃòn, cỏ dại, tăng được chất mùn cho đất và tăng được sản lượng búp ở Mộc
Châu đạt 146,6% so với đối chứng không tủ. Tại các Nông trường Quốc
doanh Sông Lô, Phú Sơn, Sông Cầu đă đầu tư dàn tưới phun mưa Tiệp Khắc,
nhưng giá xăng dầu cao, bảo vệ đường ống khó khăn, giá bán búp chè cố định
theo giá giữa vụ nên hiệu quả thấp không tồn tại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16
Lê Tất Khương (1997) - ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Nghiên cứu biện
pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng chè vụ Đông xuân ở Bắc Thái. Kết
quả cho thấy: Sản lượng chè có tủ, tưới nước và tủ + tưới nước của 3 tháng 10,
11, 12 tăng tương ứng từ 17- 110%. Tỷ trọng vụ chè Đông xuân so cả năm, của
đối chứng đốn ngày 25/12 không tưới tủ là 22,9%, có tưới tủ là 32,2%; đốn ngày
25/2 có tưới là 37,0%, đốn 25/4 có tưới là 56,7% Đốn chè vào tháng 4 năm sau
có tưới + tủ, sản lượng chè Đông - xuân thu trong 3 tháng 10, 11, 12 cao nhất đạt
2.271 kg/ha so với đối chứng là 210,7%. Hiệu quả kinh tế lớn nhất v́ ì bán trước
tết với giá cao, nên lãi lớn, (Đỗ Ngọc Quỹ - 2003) [27].
Kết quả nghiên cứu của PGS.TS. Lê Tất Khương (1997) cho thấy: Các
công thức được tủ và giứ ẩm, tưới nước hoặc kết hợp giữa tủ và tưới nước đã
tăng tỉ lệ búp có tôm từ 3,7 -18,7% và tăng tỷ lệ chè loại A, B lên từ 5,0 -
17,3%, tăng hàm lượng tanin từ 0,7 - 2,1% và làm tăng hàm lượng chất hòa
tan từ 1,0 - 1,5%, (Đỗ Ngọc Quỹ - Lê Tất Khương, 2000) [26]
Bộ môn Canh tác (Viện Nghiên cứu chè) 1999 - Điều tra khảo nghiệm
tưới nước chè kinh doanh ở vùng đồi núi Miền Bắc Việt Nam cho nhận xét
Tưới phun mưa là tốt nhất ; có hai phương pháp tưới phun ṿ òi rồng và
tưới phun mưa bán di động, với mức đầu tư 15-30 triệu đồng/ha.
Kết quả khảo nghiệm ở Long Phú và điều tra khảo sát tại một số điểm đă
tưới chè, có thể áp dụng kỹ thuật tưới: vụ hè thu (T4-T11) tưới 10-15 ngày/ lần (c̣òn
phụ thuộc lượng nước mưa, việc thực hiện tưới còn phải xác định nguồn nước và
quy mô diện tích tưới chè chọn ṿ òi phun, đường kính ống và công suất bơm).
Từ những thí nghiệm và thực nghiệm sản xuất cho kết luận:
- Tủ chè có tác dụng tốt giữ ẩm , giảm nhiệt độ đất vườn chè , chống xói
ṃòn và tăng năng suất chè , với nguyên liệu tủ như cây cỏ dại, rác hữu cơ, phế
liệu thực vật.

×