Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 140 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung và số liệu phân tích trong Luận văn này là kết quả
nghiên cứu độc lập của tác giả và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa
học nào.

ii
iii
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ Viết tắt Viết đầy đủ
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á ISDA
International Swaps and
Derivatives Association - Hiệp
hội Quốc tế về Hoán đổi và Phái
sinh
ALCO Ban quản lý tài sản nợ - tài sản có ISMA
International securities market
association - Hiệp hội thị trường
chứng khoán thế giới
ALM Quản lý tài sản nợ - tài sản có KHTK Khe hở thanh toán
BĐH Ban điều hành KHLS Khe hở lãi suất
BOE
Bank of England - Ngân hàng trung
ương Anh
LSCB Lãi suất cơ bản
BOJ
Bank of Japan - Ngân hàng trung
ương Nhật Bản
LSCĐ Lãi suất cố định
CDO Giấy nợ đảm bảo bằng tài sản LSBĐ Lãi suất biến đổi


CDS Hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng LIBOR
Lãi suất thị trường liên NH
London
CĐKT Cân đối kế toán LS Lãi suất
CK Chứng khoán MCO Dòng tiền cộng dồn tối đa
CN Chi nhánh NHNN Ngân hàng Nhà nước
CSTT Chính sách tiền tệ NHTM Ngân hàng Thương mại
DTBB Dự trữ bắt buộc NPV Giá trị hiện tại ròng
ECB
European Central Bank - Ngân hàng
Trung ương Châu Âu
OTC Thị trường phi tập trung
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDV Giao dịch viên
FED
Federal Reserve System - Quỹ dự
trữ liên bảng Mỹ
RRHĐ Rủi ro hối đoái
FRA Thoả thuận giá kỳ hạn RRLS Rủi ro lãi suất
FTP Định giá điều chuyển vốn RRTK Rủi ro thanh khoản
GDP Tổng thu nhập quốc dân RRTT Rủi ro thị trường
NHTM
CP
Ngân hàng thương mại cổ phần SPV
Special Purpose Entily - Các thể
chế mục đích đặc biệt
HĐQT Hội đồng quản trị TCTD Tổ chức tín dụng
HSC Hội sở chính VN Việt Nam
HTLS Hỗ trợ lãi suất WTO Tổ chức thương mại thế giới
IRS Hợp đồng hoán đổi lãi suất IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
QTRRTT Quản trị rủi ro thị trường MBS

Chứng khoán đảm bảo bằng tài
sản thế chấp
v
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, HÌNH
HÌNH
Hình 1.1: Hệ thống quản trị rủi ro của NH UOB (United Overseas Bank Group). 28
Hình 1.2. Quá trình quản lý rủi ro thị trường 29
Hình 1.3. Tham khảo mẫu báo cáo VaR của Bank of New York Mellon 34
Hình 1.4: Đánh giá rủi ro (stress test) cho một danh mục đầu tư 35
Hình 1.5: Hệ thống các hạn mức RRTT của NHTM 40
Hình 3.1: Cấu trúc bảng CĐKT và các chênh lệch thanh khoản/lãi suất 108
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đã trở thành một xu thế của thời đại và diễn ra ngày
càng sâu về nội dung, rộng về quy mô trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam nói chung, ngành
ngân hàng - tài chính Việt Nam nói riêng cũng đã và đang tích cực tham gia vào xu thế đó.
Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO đã được 3 năm và những
ảnh hưởng của quá trình hội nhập ngày càng thể hiện rõ, đặc biệt đối với hoạt động Ngân
hàng thương mại (NHTM). Các Tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài xuất hiện tại Việt
Nam ngày càng nhiều với phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng, đe doạ đến thị phần nội
địa của các NHTM Việt Nam. Ngược lại, hoạt động của các NHTM Việt Nam cũng đang
được mở ra trường quốc tế và chịu nhiều ảnh hưởng hơn từ những biến động kinh tế thế
giới. Bối cảnh trên khiến các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro từ thị
trường hơn bao giờ hết. Cuộc chạy đua lãi suất và tình hình căng thẳng về thanh khoản
trong năm 2008, cũng như những diễn biến trên thị trường hối đoái từ 2008 đến nay là hồi
chuông cảnh báo về những nguy cơ rủi ro thị trường ngày càng gia tăng đối với các NHTM
Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản trị rủi ro thị trường (QTRRTT) một cách bài bản, khoa
học và hiệu quả nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh, đảm bảo tính an toàn và phát triển
bền vững rõ ràng đang là một nghiệp vụ rất mới và chưa được quan tâm đúng mức đối với
nhiều NHTM Việt Nam.

Với mục tiêu dự đoán được chuyển động của thị trường (tỷ giá, lãi suất…) nhằm cắt
vi
giảm nguy cơ thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, đồng thời phát hiện những cơ hội đầu tư
có lãi hơn cho ngân hàng; công tác QLRRTT đã được các NHTM lớn trên thế giới triển
khai hiệu quả từ rất lâu; bao gồm từ việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích, dự đoán thị
trường và từ đó lập ra các phương án dự phòng tình trạng đột biến xấu của thị trường.
Thực tế cho thấy nhiều NHTM lớn đã áp dụng thành công và hiệu quả công tác
QLRRTT để vượt qua những đột biến trên thị trường tài chính thế giới sau sự kiện ngày 11
tháng 9 và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới thời gian qua. Các NHTM
không làm đầy đủ và chuẩn xác công tác QLRRTT thường phải chịu những hậu quả
nghiêm tọng trong hoạt động kinh doanh của mình và thường xuyên phải đối mặt với nguy
cơ thua lỗ trầm trọng hoặc phá sản, mà sự sụp đổ của 89 ngân hàng tại Mỹ đến nay là một
minh chứng điển hình. Rủi ro thị trường thường chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổn thất
của NHTM.
Từ cuối năm 2002, nhằm tăng cường hơn nữa khả năng chịu đựng của từng NHTM
trước các tình huống xấu trong hoạt động kinh doanh cũng như để đảm bảo tính an toàn
của cả hệ thống, Uỷ ban giám sát hoạt động ngân hàng có trụ sở tại Basle đã ban hành các
quy định để chuẩn hoá QLRRTT. Bên cạnh đó, các công cụ và các phương pháp để lượng
hoá các giá trị chịu RRTT đã và đang được nghiên cứu cải tiến và đầu tư liên tục.
Tuy nhiên do vẫn còn thiếu kinh nghiệm cũng như chưa có cái nhìn đầy đủ về công
tác QLRR nói chung và QLRRTT nói riêng, việc áp dụng và triển khai phương pháp
QLRRTT tiên tiến và đúng theo thông lệ quốc tế hiện hành vào hoạt động của các NHTM
Việt Nam còn nhiều khó khăn.
Một hệ thống QLRR bài bản nhất thiết phải xây dựng được khung quản trị rủi ro hoàn
thiện. Tuy nhiên, đến thời điểm này chỉ có một số ít NHTM Việt Nam hình thành được
khuôn khổ quản trị rủi ro thống nhất toàn ngân hàng.
Techcombank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng thành công hệ
thống QLRRTT từ năm 2003. Năm 2006, với sự tư vấn của HSBC và các chuyên gia từ
các tổ chức quốc tế khác, Techcombank đã thành lập phòng quản trị và kiểm soát rủi ro
Hội sở, nhằm thống nhất quản lý toàn bộ các phần hành rủi ro chính của ngân hàng, vốn

nằm ở các bộ phận khác nhau. Năm 2007, Tech tiếp tục thành lập Khối Quản trị rủi ro
vii
nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro toàn hệ thống. Tuy nhiên, quản trị rủi ro vẫn
tập trung nhiều nhất vào rủi ro tín dụng. Các mô hình QLRRTT cũng được cải tiến nhưng
tiến độ rất chậm.
Với thực trạng nói trên, tôi nhận thấy vấn đề nâng cao chất lượng QTRRTT tại
NHTM CP Techcombank có ý nghĩa thực sự quan trọng trong việc góp phần giảm thiểu
tổn thất cho NH trong trường hợp thị trường biến động không như dự đoán, góp phần tăng
hiệu quả kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho toàn NH. Đó chính là lý do để tôi quyết định lựa
chọn nghiên cứu đề tài: "Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam". Đề tài nghiên cứu các lý luận cơ bản về
RRTT và phương pháp QLRRTT, đánh giá thực trạng QLRRTT ở các NHTM Việt Nam
nói chung và tại NHTMCP TCB nói riêng hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác QLRRTT tại NHTM CP Techcombank.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá và khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro thị trường
của Ngân hàng thương mại.
-Nguy cơ rủi ro thị trường trong hoạt động của các NHTM Việt Nam nói chung và
Techcombank nói riêng.
-Yêu cầu đối với công tác QLRRTT tại các NHTM Việt Nam nói chung và
Techcombank nói riêng
-Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLRRTT tại NHTM CP
Techcombank
-Tham mưu cho các cơ quan chức năng trong việc xây dựng các định hướng, quy định,
hướng dẫn thực hiện phương pháp QLRRTT phù hợp với thông lệ quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
-Hệ thống lý luận về rủi ro thị trường và quản lý RRTT.
-Phương pháp thực hành quản lý RRTT tại các NHTM trên thế giới.
viii

-Thực trạng RRTT và phương pháp QLRRTT trong hoạt động kinh doanh tại các
NHTM Việt Nam
Trong phạm vi đề tài này, bước đầu tác giả xin đưa ra những vấn đề tổng quan về
phương pháp và các công cụ QLRRTT qua tham khảo và học hỏi những phương pháp thực
hành tiên tiến từ các NHTM trên thế giới. Việc nghiên cứu chi tiết hơn từng biện pháp
QLRR cụ thể với từng loại rủi ro thị trường cụ thể (rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro
thanh khoản…), tác giả đề nghị được phát triển tiếp ở các công trình tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học ứng dụng, đề tài sử dụng phối hợp các phương
pháp nghiên cứu khoa học truyền thống và hiện đại sau:
-Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nghiên cứu quá trình xây dựng
và phát triển phương pháp QLRRTT tại các NHTM Việt Nam trong trạng thái động, do
tác động của các nhân tố khách quan.
-Phương pháp logic: Nghiên cứu những diễn biến trong sự tác động của các yếu tố nội
tại với nhau, trong đó có các tác nhân chủ yếu, quyết định.
-Phương pháp thống kê và tổng hợp: Đề tài sử dụng các tư liệu trong những năm gần
đây của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của các NHTM, báo cáo thường niên các năm
của Techcombank, các khảo sát quốc tế… được phân bổ theo các tiêu thức khác nhau tuỳ
theo mục đích nghiên cứu của từng chủ đề.
-Các phương pháp nghiên cứu khác: so sánh, quy nạp và diễn dịch…
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận và các biểu số liệu kèm theo, đề tài được cấu trúc
thành 03 chương như sau:
1. Cơ sở lý luận về chất lượng quản trị rủi ro thị trường của Ngân hàng thương mại
2. Thực trạng chất lượng quản trị rủi ro thị trường tại NHTM CP Kỹ thương Việt
Nam
3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro thị trường tại NHTM
ix
CP Kỹ thương Việt Nam.
1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ
RỦI RO THỊ TRƯỜNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
1.1.1 Đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng
1.1.1.1 Hoạt động kinh doanh ngân hàng hàm chứa nhiều rủi ro
Là doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vựa tiền tệ, hoạt động của các NHTM hàm chứa rất
nhiều rủi ro.
- NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Vốn tự có của NHTM chiếm
một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động nên việc kinh doanh của NHTM luôn
gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một mức độ mạo hiểm nhất
định. Trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình, NHTM không những phải đảm bảo
cho nhu cầu thanh toán, chi trả như mọi khi loại hình DN khác, mà còn phải đảm bảo tốt
nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng
- Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp
tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có
thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình DN nào vì tính chất
lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống nền kinh tế.
1.1.1.2 Đối tượng kinh doanh chính của ngân hàng là tiền tệ
Ngân hàng kinh doanh một hàng hóa đặc biệt trên thị trường – đó là tiền tệ, với đặc tính xã
hội hóa cao, tính cảm ứng và nhạy bén với mọi thay đổi trong nền kinh tế. Đây chính là đặc
điểm cơ bản phân biệt lính vực kinh doanh ngân hàng so với các lĩnh vực kinh doanh khác.
Giá cả trong kinh doanh ngân hàng chính là lãi suất. Sự vận động lên hoặc xuống của lãi
suấy bao hàm, ảnh hưởng đến rất nhiều mối quan hệ kinh tế - xã hội khác nhau.
1.1.1.3 Nguồn vốn chủ yếu để các ngân hàng hoạt động kinh doanh chính
là nguồn vốn huy động
2
Xuất phát từ chức năng thứ nhất của các ngân hàng là: các NHTM là trung gian tài chính
làm nhiệm vụ thu hút tiền gửi và tiết kiệm trong nền kinh tế, các NHTM đã tạo ra được
nguồn vốn khổng lồ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình. Đây là nguồn vốn dồi
dào và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đặc điểm của nguồn

vốn này là ngân hàng không có quyền sở hữu và đáp ứng những điều kiện đã thỏa thuận
với khách hàng mà ngân hàng được sử dụng trong mọt khoảng thời gian nhất định để cho
vay hoặc đầu tư vào những lĩnh vực khác nhau.
1.1.1.4 Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh mang tính hệ thống
cao và phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước
Có thể nói tình hình phát hành, lưu thông và giá trị của tiền tệ có ảnh hưởng sâu rộng đế
tổng thể nền kinh tế, hơn nữa, đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh ngân hàng là mang tính
lan truyền, tính hệ thống cao hơn hẳn những lĩnh vực kinh doanh khác. Do đó, một mặt đòi
hỏi phải có sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm thực thi chính
sách tiền tệ Quốc gia, nhằm bảo vệ sự an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng, bảo vệ
quyền lợi của người gửi tiền và người đầu tư. Mặt khác, để đảm bảo an toàn trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng cũng như để có thể tạo ra các dịch vụ toàn diện cho ngân hàng,
luôn yêu cầu phải duy trì tính ràng buộc theo hệ thống trong quá trình hoạt động của các
ngân hàng, bao gồm cả những ràng buộc về mặt kỹ thuật và về mặt tổ chức, có thể do các
ngân hàng tự thiết lập hay do các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng luôn được đặt trong một môi trường pháp lý
nghiêm ngặt, bị chi phối rất mạnh bởi tác động của chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia.
Hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng có được ở mức độ nào cũng luôn là kết quả
không chỉ những nỗ lực của bản thân ngân hàng đó mà còn lệ thuộc chặt chẽ vào khả năng
liên kết của ngân hàng đó với các ngân hàng khác và với các thị trường tài chính.
1.1.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Hoạt động ngân hàng luôn gắn với rủi ro và sau đây là một số loại rủi ro cơ bản mà các
ngân hàng thường phải đối mặt:
3
- Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng,
biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn
cho ngân hàng. Giữa mức độ rủi ro tín dụng và chất lượng danh mục cho vay của ngân
hàng có mối liên hệ trực tiếp. Một ngân hàng có số lượng các khoản cho vay không thu hồi
được nhiều một cách bất thường sẽ được coi như có danh mục cho vay với mức độ rủi ro
tín dụng cao. Cách phòng ngừa rủi ro tín dụng tốt nhất là việc quản lý danh mục, bao gồm

cả việc xây dựng các chuẩn mực cấp tín dụng và chính sách đa dạng hóa phù hợp.
- Rủi ro thanh khoản: là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả
năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn
để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Rủi ro thanh toán lớn nhất khi ngân hàng
không thể tiếp cận được các nguồn bổ sung tiền mặt, ví dụ như thông qua một hạn mức tín
dụng đã ký kết (các nguồn như các khoản cam kết, rủi ro tập trung hay cơ cấu tài sản có và
tài sản nợ)
- Rủi ro thị trường: là loại rủi ro bị tổn thất tài sản, xảy ra khi lãi suất, tỷ giá hay giá cả
thị trường biến động theo chiều hướng xấu, ví dụ như tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất, giá cổ
phiếu Do rủi ro thị trường bao trùm một phạm vi rất rộng, nên rủi ro thị trường sẽ được
chia ra làm ba loại rủi ro cụ thể nhỏ hơn là rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất và rủi ro giá cả:
+ Rủi ro tỷ giá: là khả năng xảy ra những biến động của tỷ giá dẫn đến các tác
động bất lợi cho các hoạt động kinh doanh, thu nhập và/hoặc giá trị ròng của Ngân hàng.
+ Rủi ro lãi suất: là khả năng xảy ra những biến động của lãi suất dẫn đến tác
động bất lợi tới hoạt động kinh doanh, thu nhập và/hoặc giá trị ròng của Ngân hàng . Các
nguồn rủi ro lãi suất chính bao gồm: (i) Rủi ro định giá lại (Repricing Risk) – phát sinh từ
sự khác biệt về thời gian đáo hạn (đối với lãi suất cố định) và thời điểm tái định giá (đối
với lãi suất thả nổi) của tài sản nợ, tài sản có và các khoản mục ngoại bảng. (ii) Rủi ro
đường cong thu nhập (Yield Curve Risk) – đường cong thu nhập vẽ đồ thị mối quan hệ
giữa mức lợi tức đến hạn và thời gian đến hạn của các khoản nợ với các công cụ có rủi ro
vỡ nợ - trục tung là lợi tức đến hạn, trục hoành là thời gian đến hạn. Nguyên nhân là do sự
thay đổi độ dốc và hình dạng của đường cong thu nhập, rủi ro xảy ra khi đường cong thu
nhập dịch chuyển không dự đoán được gây ảnh hưởng bất lợi tới thu nhập hoặc giá trị kinh
4
tế của ngân hàng. (iii) Rủi ro cơ bản: phát sinh từ sự tương quan không hoàn hảo trong việc
điều chỉnh thu lãi và chi lãi trên các công cụ khác biệt có thời gian tái định giá tương tự
nhau
+ Rủi ro giá cả (trừ các rủi ro thị trường ở trên): là khả năng xảy ra những biến
động của giá cả dẫn đến tác động bất lợi tới hoạt động kinh doanh, thu nhập và/hoặc giá trị
ròng của Ngân hàng.

- Rủi ro hoạt động (còn gọi là rủi ro vận hành), hoặc rủi ro tác nghiệp): là rủi ro gây tổn
thất do nguyên nhân các quy trình nội bộ, con người và các hệ thống không đầy đủ hoặc sai
lầm, hoặc bởi các yếu tố, sự kiện bên ngoài.
- Rủi ro tuân thủ: là rủi ro có thể phát sinh từ các vi phạm hay sự không tuân thủ các luật,
các quy chế, các quy định hoặc thông lệ, hoặc khi các quyền lợi cũng như nghĩa vụ hợp
pháp của các bên đã được thiết lập đầy đủ. Rủi ro tuân thủ không chỉ gồm tuân thủ pháp lý
mà còn có cả các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do các hiệp hội đưa ra.
- Rủi ro danh tiếng: là rủi ro phát sinh những quan điểm tiêu cực của công chúng về ngân
hàng (khi các thồng tin không tốt về ngân hàng được công khai) dẫn đến tình trạng thiệt hại
về nguồn huy động vốn, mất khách hàng, giảm thu nhập, Rủi ro danh tiếng có thể kéo theo
những hành động gây nên tình trạng kéo dài quan niệm không tốt trong dân chúng về hoạt
động chung của ngân hàng, và như vậy khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ khách
hàng sẽ trở nên khó khăn và có thể làm suy yếu đi lòng tin của khách hàng vào ngân hàng.
Mỗi loại rủi ro trên lại có thể được nhìn nhận khác nhau và cần được đo lường và quản lý
phù hợp với các đặc điểm riêng biệt của từng loại rủi ro.
1.1.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Theo quan điểm được nhiều người đồng thuận cho rằng cần quản trị tất cả các loại
rủi ro trong kinh doanh ngân hàng một cách toàn diện. Theo đó, quản trị rủi ro là quá trình
tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát,
phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
Quản trị rủi ro bao gồm năm bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm
soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro.
5
a. Nhận dạng rủi ro
Điều kiện tiên quyết để quản trị rủi ro là phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi
ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng;
bao gồm: việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động
của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả dự báo những loại rủi ro
mới có thể xuất hiện trong tương lai, để từ đó có các biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từng
loại rủi ro phù hợp.

b. Phân tích rủi ro
Đây chính là việc tìm ra nguyên nhân gây ra rủi ro. Phân tích rủi ro nhằm đề ra biện
pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, tác động đến các
nguyên nhân làm thay đổi chúng, qua đó sẽ phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả hơn.
c. Đo lường rủi ro
Muốn vậy, phải thu thập số liệu, lập ma trận đo lường rủi ro và phân tích, đánh giá.
Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với ngân hàng, người ta sử dụng hai tiêu chí:
Tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro, tức là mức độ nghiêm trọng của tổn
thất, đây là tiêu chí có vai trò quyết định.
d. Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro
Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro. Đó là việc sử dụng các biện pháp, kỹ
thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc
giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xãy ra đối với ngân
hàng. Các biện pháp kiểm soát có thể là: phòng tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, chuyển
giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị thông tin,
e. Tài trợ rủi ro
Mặc dù, đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Khi
đó, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực
hoặc về giá trị pháp lý. Sau đó, cần thiết lập các biện pháp tài trợ phù hợp. Nhìn chung, các
biện pháp này được chia làm hai nhóm: tự khắc phục và chuyển giao rủi ro.
6
1.2 Quản trị rủi ro thị trường của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm rủi ro thị trường của NHTM
Rủi ro thị trường (RRTT) là khả năng xảy ra những tổn thất do những biến động bất
lợi về giá trị thị trường của các tài sản của NHTM như Cổ phiếu, trái phiếu, các khoản cho
vay, ngoại hối hay các hợp đồng chứng khoán phái sinh. Những biến động này chủ yếu
phát sinh từ sự thay đổi không dự tính được từ các yếu tố gây lên rủi ro như: thị trường
chứng khoán, lãi suất, tỷ giá hối đoái hay giá cả hàng hóa.
Trong số các yếu tố gây ra rủi ro thị trường của các tài sản tài chính thì lãi suất là một
trong những yếu tố quan trọng nhất. Hiểu một cách tổng quan nhất thì RRTT là khả năng

NHTM phải hứng chịu một kết quả thua lỗ trong kinh doanh khi mà thị trường có những
biến động và thay đổi bất lợi so với dự đoán của ngân hàng. Các yếu tố rủi ro chính trên thị
trường được xác định qua sự biến động không dự đoán được của các yếu tố lãi suất, tỷ giá,
chứng khoán và giá cả hàng hóa.
1.2.2 Các loại rủi ro thị trường của Ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Rủi ro hối đoái
a. Nguyên nhân phát sinh RRHĐ
Trong hoạt động ngân hàng, yếu tố trực tiếp gây nên rủi ro hối đoái là các hoạt động
mua bán ngoại tệ và hoạt động trên TSC và TSN bằng ngoại tệ của ngân hàng, tạo nên
trạng thái ngoại tệ mở. Chẳng hạn, ngân hàng mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm
mục đích thanh toán hợp đồng ngoại thương, nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của
đồng tiền hoặc mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ khi có những dự tính về biến
động tỷ giá… Khi tỷ giá trên thị trường thay đổi cũng đồng nghĩa với việc các tài sản bằng
ngoại tệ, trạng thái ngoại tệ mở sẽ bị ảnh hưởng và rủi ro xảy ra nếu như biến động tỷ giá
không theo như nhận định của ngân hàng. Ngoài ra sự không cân xứng về ky hạn giữa TSC
(TSC) và TSN (TSN) đối với từng loại ngoại tệ cũng gây nên rủi ro hối đoái. Hai ví dụ sau
sẽ mô tả rõ hơn về rủi ro tỷ giá hối đoái.
Ví dụ 1: Một ngân hàng duy trì trạng thái ngoại hối tại thời điểm x/x/20…
7
Loại
ngoại
tệ
Trạng thái
NT đầu
ngày
Mua
trong
ngày
Bán trong
ngày

Trạng thái
NT cuối
ngày
Ý nghĩa kinh tế
USD 2,000,000 500,000 250,000 2,250,000
Trạng thái ngoại tệ trường
- Lãi khi giá USD tăng
- Lỗ khi giá USD giảm
EUR 1,000,000 500,000 2,000,000 -500,000
Trạng thái ngoại tệ đoản
- Lãi khi giá EUR giảm
- Lỗ khi giá EUR tăng
JPY 15,000,000 15,000,000
Trạng thái ngoại tệ trường
- Lãi khi giá JPY tăng
- Lỗ khi giá JPY giảm
Qua bảng trên ta thấy được rủi ro tỷ giá hối đoái chỉ phát sinh khi ngân hàng duy trì
trạng thái ngoại tệ mở.
Ví dụ 2:
- Tại thời điểm đầu năm ngân hàng A mua USD bằng số tiền 1.000 tỷ VNĐ theo tỷ giá
giao ngay S0 (VNĐ/USD) 15.900, tương đương 62,893 triệu USD.
- Ngân hàng cho một công ty vay 62,893 triệu USD kỳ hạn 1 năm với lãi suất 12%/năm.
- Đến thời điểm hoàn trả sau 1 năm, số tiền thu được cả gốc và lãi là:
62,893 x (1+12%) = 70,440,250 USD
- Cuối năm ngân hàng bán số USD vừa thu được theo tỷ giá S
1
(VNĐ/USD)
Như vậy RRHĐ xảy ra trong trường hợp nếu S
1
<S

0
, ngân hàng sẽ bị lỗ từ việc đầu tư
mua ngoại tệ để cho vay. Qua đó có thể thấy rằng các TSC và TSN bằng ngoại tệ sẽ phải
chịu rủi ro khi tỷ giá biến động.
b. Rủi ro ngoai hối chỉ phát sinh khi ngân hàng nắm giữ trạng thái ngoại tệ mở
- Rủi ro ngoại hối phát sinh khi ngân hàng tạo trạng thái ngoại hối (Exchange
Position): Ngân hàng tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồng tiền nào đó,
8
chờ cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi.
Ví dụ: Ngân hàng A dự đoán USD sẽ giảm giá mạnh so với VND trong nay mai, ngay
lập tức ngân hàng này tiến hành bán USD vào ngày hôm nay với tỷ giá 1USD = 16.000
VNĐ, sau một thời gian, tỷ giá giảm xuống còn 1USD=15.500 VNĐ, ngân hàng lại tiến
hành mua USD để cân bằng trạng thái, lãi kinh doanh ngoại hối thu được là 500VNĐ/USD
(ở đây ta chỉ tập trung vào yếu tố tỷ giá, mà bỏ qua chênh lệch lãi suất phát sinh giữa hai
đồng tiền). Bằng bảng luồng tiền, ta biểu diễn quy trình kinh doanh như sau:
Thời điểm Giao dịch USD VND Tỷ giá áp dụng
t
0
Bán USD lấy VND -1 +16,000 1USD=16,000VND
t
1
Dùng VND mua lại USD +1 -15,500 1USD=15,500VND
Kết quả kinh doanh 0 +500
Chúng ta thấy ngay rằng, nếu tỷ giá trên thị trường thực sự không giảm, mà lại tăng thì
đương nhiên là ngân hàng A phải chịu khoản lỗ ngoại hối.
- Rủi ro ngoại hối phát sinh khi ngân hàng kinh doanh chênh lệch tỷ giá: là việc tại
cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có
giá cao hơn để hưởng chênh lệch tỷ giá. Hành vi mua bán diễn ra tại cùgn một thời điểm
với số lượng bằng nhau, nên kinh doanh chênh lệch tỷ giá không chịu RRHĐ (vì không tạo
trạng thái ngoại hối) và không phải bỏ vốn.

Ví dụ, có hai ngân hàng niêm yết tỷ giá kinh doanh VND/USD như sau:
Ngân hàng Mua vào Bán ra
Ngân hàng A 15,667 15,674
Ngân hàng B 15,676 15,679
Ngân hàng sẽ kinh doanh chênh lệch tỷ giá như sau:
Giao dịch USD VND
Mua USD tại ngân hàng A +1 -15,674
Bán USD cho ngân hàng B -1 +15,676
Lãi Arbitrage 0 +2
Tuy nhiên biến động tỷ giá trên thị trường ngoại hối quốc tế là rất lớn với nhiều thiết
bị công nghệ tiên tiến hỗ trợ, cho nên chênh lệch tỷ giá giữa các ngân hàng là rất nhỏ và rất
9
khó có thể kiểm lời từ hoạt động kinh doanh này.
- Rủi ro ngoại hối phát sinh khi ngân hàng tiến hành kinh doanh chênh lệch tỷ giá
mua vào và bán ra: Do tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra, nên chênh lệch
tỷ giá mua bán chính là thu nhập của ngân hàng. Về thực chất, trong giao dịch này, ngân
hàng đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng, nên không chịu
RRHĐ và không cần bỏ vốn.
Qua phân tích cho thấy, nhà kinh doanh ngoại hối chỉ chịu RRHĐ khi duy trì trạng
thái ngoại hối mở (open position). Tất cả các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền
sở hữu về ngoại tệ (hiện tại và tương lai) đều tạo ra trạng thái ngoại tệ, trong đó thông qua
giao dịch mua bán là chủ yếu. Đối với mỗi ngoại tệ, tại một thời điểm, nếu tổng TSC lớn
hơn tổng TSN (nội và ngoại bảng) thì ngoại tệ đó ở trạng thái trường. Khi đồng tiền này
lên giá làm phát sinh lãi ngoại hối; và ngược lại, khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lỗ
ngoại hối. Nếu tổng TSC nhỏ hơn tổng TSN, thì ngoại tệ đó ở trạng thái đoản. Khi đồng
tiền này lên giá làm phát sinh lỗ ngoại hối; và ngược lại, khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát
sinh lãi ngoại hối.
Ngoài ra, nếu ngân hàng đầu cơ kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại hối quốc
tế thì phải tạo trạng thái và lợi dụng sự biến động liên tục của tỷ giá các loại đồng tiền để
kiếm lời. Như vậy nguồn phát sinh RRHĐ cũng bắt nguồn từ việc mở rộng trạng thái giao

dịch ngoại tệ.
1.2.2.2. Rủi ro lãi suất
a. Tác động của rủi ro lãi suất đối với hoạt động NHTM:
Cần được xem xét theo ba khía cạnh sau:
- Khía cạnh thu nhập: Bộ phận thu nhập trước đây được quan tâm nhiều nhất là thu
nhập lãi thuần (chênh lệch giữa tổng thu nhập lãi và tổng chi phí lãi). Sự tập trung này
phản ánh tầm quan tọng của thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập của ngân hàng và mối
liên hệ trực tiếp và dễ hiểu của nó với những thay đổi về lãi suất. Tuy nhiên do các ngân
hàng chuyển sang thực hiện các hoạt động tạo ra thu nhập dựa trên phí và cá thu nhập
ngoài lãi khác, người ta ngày càng tập trung vào tổng thu nhập lãi thuật bao gồm cả thu
10
nhập và chi phí ngoài lãi. Ví dụ một số ngân hàng cung cấp chức năng thanh toán nghĩa vụ
nợ và quản lý khoản vay đối với các khoản vay cầm cố để lấy phí dựa trên doanh số tài sản
được quản lý. Khi lãi suất giảm, ngân hàng làm dịch vụ có thể bị giảm thu nhập phí do các
khoản cầm cố trước được trả trước. Ngoài ra, thậm chí những nguồn thu nhập ngoài lãi
truyền thống khác như phí thực hiện giao dịch ngày càng trở nên nhạy cảm với lãi suất.
- Khía cạnh giá trị kinh tế: Thay đổi lãi suất thị trường có thể ảnh hưởng tới giá trị
kinh tế của các tài sản có, tài sản nợ và các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Nói đến
giá trị của một công cụ hàm ý giá trị hiện tại của các luồng tiền thuần dự kiến thu được từ
công cụ đó, được chiết khấu để phản ánh lãi suất thị trường. Nói rộng hơn, giá trị kinh tế
của một NH được hiểu là giá trị hiện tại của luồng tiền mà NH sẽ thu được trong tương lai.
Theo đó, giá trị kinh tế chịu tác động của hai yếu tố: sự thay đổi về luồng tiền tương lai, và
mức lãi suất chiết khấu được sử dụng để tính toán giá trị hiện tại của luồng tiền đó. Do vậy,
xét theo khía cạnh giá trị kinh tế thì RRLS tiềm ẩn những ảnh hưởng dài hạn đối với ngân
hàng.
- Các tổn thất ngầm: Các khía cạnh về thu nhập và giá trị kinh tế tập trung vào những
thay đổi trong tương lai ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của ngân hàng. Khi
đánh giá mức độ rủi ro lãi suất ngân hàng sẵn sàng và có khả năng chấp nhận, ngân hàng
cần cân nhắc cả ảnh hưởng của lãi suất trong quá khứ đối với tình hình tài chính trong
tương lai. Ví dụ một khoản vay dài hạn có lãi suất cố định được ký kết khi lãi suất thấp và

sau đó được tài trợ bằng các tài sản nợ có lãi suất cao hơn trong thời hạn còn lại có thể làm
giảm các nguồn lực của ngân hàng.
b. Nguồn phát sinh rủi ro lãi suất đối với các NHTM
Như đã nêu ở phần trên, RRLS xuất hiện khi có sự thay đổi lãi suất thị trường hoặc
những yếu có liên quan đến lãi suất, dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của
ngân hàng. RRLS xuất hiện khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN.
NHTM áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay.
Trường hợp ngân hàng huy động vốn với LSCĐ nhưng cho vay, đầu tư với LSBĐ: khi lãi
suất giảm, RRLS sẽ xuất hiện vì chi phí lãi phải trả lớn hơn lãi thu được, làm giảm lợi
nhuận. Ngược lại, khi ngân hàng huy động vốn với LSBĐ nhưng cho vay, đầu tư với
11
LSCĐ: khi lãi suất tăng, RRLS sẽ xuất hiện vì chi phí lãi phải trả lớn hơn lãi thu được.
Mặt khác, RRLS cũng phát sinh do có sự không phù hợp về khối lượng, thời hạn giữa
nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm
phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế làm cho vốn của ngân hàng không
được bảo toàn sau khi cho vay cũng là một nguồn phát sinh RRLS. Ngoài ra, khi lãi suất
thị trường thay đổi, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản. Khi RRLS xuất
hiện sẽ làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng; giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng,
làm giảm giá thị trường của TSC và vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Như vậy, RRLS đối với NHTM phát sinh từ 2 nguồn chính:
- Thứ nhất là sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản được đo bằng khe
hở lãi suất:
"Khe hở lãi suất" = "Tài sản nhạy cảm lãi suất" - "Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất"
Các tài sản và nguồn nhạy cảm thường là các loại mà số dư nhanh chóng được
chuyển sang áp dụng lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi có lợi; ví dụ như các
khoản tiền gửi ngắn hạn, các khoản cho vay và đi vay trên thị trường liên ngân hàng,
chứng khoán ngắn hạn của chính phủ, các khoản cho vay ngắn hạn… Các loại ít nhạy cảm
như tài sản và nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất cố định. Ví dụ, một khoản tiền gửi
tiết kiệm 3 tháng (100 tỷ VND) với lãi suất 10%/năm. Khi lãi suất thị trường thay đổi tăng
hoặc giảm, thì khoản tiền này (100 tỷ VNĐ) sẽ nhanh chóng chuyển sang áp dụng lãi suất

mới. Ngược lại với khoản tiết kiệm 3 năm, khi lãi suất thị trường thay đổi, chỉ một phần
nhỏ sắp đến hạn, hoặc mới gửi có khả năng chuyển sang áp dụng lãi suất mới. Ngân hàng
có khe hở lãi suất dương nếu tài sản nhạy cảm lơn hơn nguồn nhạy cảm (kỳ hạn huy động
vốn dài hơn sử dụng) và ngược lại.
- Thứ hai là sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngân hàng và việc
ngân hàng sử dụng LSCĐ trong các hợp đồng.
Lãi suất thị trường thường xuyên thay đổi, ngân hàng luôn nghiên cứu và dự báo lãi
suất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dự báo chính xác mức độ
thay đổi của lãi suất. Khi đó tuỳ theo tình trạng khe hở lãi suất của ngân hàng và biến động
12
lãi suất trên thị trường mà ngân hàng phải chịu tổn thất hoặc có lời. Cụ thể, nếu ngân hàng
duy trì khe hở lãi suất dương, khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng; khi
lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm. Ngược lại, nếu ngân hàng duy trì
khe hở lãi suất âm, khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm; khi lãi suất
trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng.
c. Các nhân tố phản ánh quy mô rủi ro lãi suất:
- Khe hở lãi suất (interest rate gap): Các nhà quản lý ngân hàng đã dùng khe hở lãi
suất như là tiêu chí đo khả năng thu nhập giảm khi lãi suất thay đổi. Khe hở lãi suất hình
thành do chênh lệch tài sản và nguồn nhạy cảm. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới quy mô
của nguồn và tài sản nhạy cảm, qua đó ảnh hưởng đến khe hở lãi suất:
+ Nhu cầu về kỳ hạn của người sử dụng;
+ Khả năng về kỳ hạn của người gửi và cho vay;
+ Chuyển hoán kỳ hạn của nguồn.
Sự khác biệt về kỳ hạn của nguồn và tài sản là tất yếu. Kỳ hạn để phân loại tài sản và
nguồn nhạy cảm không phải là kỳ hạn danh nghĩa mà là thời hạn tài sản và nguồn được xác
định lại lãi suất. Ví dụ, một nguồn tiền huy động 2 năm với lãi suất 10%/năm và đã duy trì
được 1 năm 10 tháng, vậy vào thời điểm tính toán, nguồn này chỉ còn 2 tháng là đến hạn.
Nếu lãi suất thị trường thay đổi, nguồn này sẽ được định lại giá (xác định lại lãi suất).
Ngân hàng khó có thể và cũng không cần thiết duy trì sự phù hợp tuyệt đối về kỳ hạn
giữa các nguồn và các loại tài sản khác nhau trong mọi thời kỳ. Trước hết, kỳ hạn trên thị

trường là do khách hàng đi vày và gửi tiền quyết định. Thứ hai, sự thay đổi của các lãi suất
rất khác nhau và mức độ nhạy cảm của nguồn và tài sản đối với lãi suất cũng khác nhau.
Thứ ba, sự khác biệt về nguồn và tài sản nhạy cảm có thể tạo thu nhập cao hơn cho ngân
hàng, bởi lẽ khi ngân hàng duy trì khe hở nhạy cảm khác 0, nếu lãi suất thay đổi theo
hướng phù hợp thì thu nhập của ngân hàng sẽ tăng. Giả sử lãi suất thay đổi với mức độ nào
đó không có lợi cho ngân hàng, mức độ giảm thu nhập từ lãi của ngân hàng sẽ tỷ lệ thuận
với quy mô khe hở lãi suất.
- Mức độ thay đổi của lãi suất thị trường: cũng ảnh hưởng đến quy mô RRLS. Trong
13
trường hợp ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương, tức la ngân hàng dự đoán sẽ lãi suất
tăng; nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm cùng tăng như nhau, ngân hàng sẽ có lợi.
Ngược lại, nếu chúng giảm xuống cùng mức độ, chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm
làm giảm thu nhập từ lãi suất. Trong trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất âm
tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ giảm. Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm lại tăng
với cùng mức độ, chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm, làm giảm thu nhập từ lãi suất.
Như vậy trạng thái tài sản và nguồn (tạo nên khe hở lãi suất) không phải là yếu tố duy
nhất gây nên RRLS. Trạng thái trên kết hợp với sự thay đổi lãi suất ngoài mong muốn của
nhà quản lý ngân hàng sẽ gây nên RRLS. Do khả năng dự đoán biến động lãi suất là có hạn
trước những thay đổi của môi trường kinh doanh, khe hở lãi suất trở thành yếu tố đo RRLS
tiềm năng. Nếu khe hở lãi suất càng lớn thì rủi ro cũng càng lớn.
Ví dụ: Một ngân hàng đang có trạng thái nhạy cảm với lãi suất như sau (số dư bình
quân trong kỳ, đơn vị tỷ động, lãi suất bình quân % kỳ):
Tài sản Số dư Lãi suất Nguồn Số dư Lãi suất
Tài sản nhạy cảm 80 5 Nguồn nhạy cảm 120 4
Tài sản kém nhạy cảm 120 7 Nguồn kém nhạy cảm 80 6
Chênh lệch lãi suất của ngân hàng trong kỳ:
(80x5% + 120x7% - 120x4% - 80x6%) x100
=1,4%
200
Nếu lãi suất của thị trường tăng thêm 1%, chênh lệch lãi suất của ngân hàng:

(80x6% + 120x7% - 120x5% - 80x6%) x100
=1.2% (giảm 0.2%)
200
Khe hở nhạy cảm 80 - 120 = -40
Vậy từ khe hở nhạy cảm ta có thể dự đoán tổn thất khi lãi suất thay đổi:
Thu nhập từ lãi giảm (-)
hoặc tăng (+)
=
Khe hở
nhạy cảm
x
Mức gia tăng
của lãi suất
Từ ví dụ trên ta có: Thu nhập từ lãi giảm (-) = -40x1% = -0,4 (đơn vị)
Chênh lệch từ lãi suất
giảm (-) hoặc tăng (+)
=
Khe hở nhạy cảm x Mức gia tăng của lãi suất
14
Tổng tài sản sinh lời
=
-0,4 x 100
200
d. Các diễn biến của RRLS:
- Lãi suất thay đổi không cùng mức độ: Để thấy ảnh hưởng của trạng thái tài sản và
nguồn nhạy cảm đối với RRLS, chúng ta giả định lãi suất nguồn và tài sản nhạy cảm thay
đổi với cùng mức độ. Song trên thực tế, các mức lãi suất thay đổi theo các mức độ khác
nhau cũng gây ra RRLS dù độ lớn và dấu của khe hở lãi suất như thế nào.
Ví dụ: Một ngân hàng với số dư bình quân kỳ, lãi suất bình quân như sau:
Tài sản Số dư Lãi suất Nguồn Số dư Lãi suất

Tài sản nhạy cảm 80 Nguồn nhạy cảm 120 4
Trong đó: Trong đó:
- CK ngắn hạn 20 4 - Tiền gửi thanh toán 30 3
- Tiền gửi tại các NH 10 2 - Tiền gửi có kỳ hạn 30 4
- Cho vay ngắn hạn 50 6 - Tiết kiệm ngắn hạn 60 5
Tài sản kém nhạy cảm 120 7 Nguồn kém nhạy cảm 80 6
Hiện tại, chênh lệch thu chi từ lãi của ngân hàng là:
20x4%+10x2%+50x6%+120x7T-30x3%-30x4%-60x5%-80x6% = 2,5
Chênh lệch lãi suất của ngân hàng là: (2,5x100)/200 = 1,25%
Khi lãi suất tăng cùng mức độ, do khe hở lãi suất âm, thu nhập từ lãi sẽ giảm. Song
nếu mức lãi suất thay đổi không giống nhau thì tổn thất có thể rất lớn, hoặc ngược lại ngân
hàng có thể được lợi.
Giả sử lãi suất thị trường dự tính thay đổi như sau: chứng khoán ngắn hạn tăng thêm
0,3%; tiền gửi tại các ngân hàng tăng thêm 0,2%; cho vay ngắn hạn tăng thêm 0,8%; tiền
thanh toán tăng thêm 0,3%; tiền gửi có kỳ hạn ngắn tăng thêm 0,6%; tiền gửi tiết kiệm
ngắn tăng thêm 0,9%. Vậy chênh lệch thu chi từ lãi suất dự tính trong kỳ tới của ngân hàng
là:
20x4,3%+10x2,2%+50x6,8%+120x7%-30x3,3%-30x4,6%-60x5,9%-80x6% = 2,17
15
Chênh lệch lãi suất dự tính của ngân hàng là: (2,17 x 100)/200 = 1,085%.
- Mức độ nhạy cảm lãi suất: Kỳ hạn nguồn và tài sản quyết định độ lớn của khe hở lãi
suất. Để đơn giản, ta giả định các tài sản và nguồn ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống) là
nhạy cảm lãi suất (mức độ nhạy cảm như nhau). Tuy nhiên, trên thực tế các kỳ hạn khác
nhau sẽ có mức nhạy cảm khác nhau. Tiền gửi tại NHNN, tiền gửi thanh toán là tài sản và
nguồn có mức độ nhạy cảm lớn nhất. Tiền gửi tiết kiệm 9 tháng (sau 9 tháng mới định giá
lại) có mức độ nhạy cảm thấp hơn tiền tiết kiệm loại 12 tháng. Nguồn 12 có thể chuyển
thành tài sản kỳ hạn 2 tháng và 24 tháng để tạo ra khe hở lãi suất bằng 0. Khi lãi suất thay
đổi trong một khoảng thời gian dự tính, tỷ lệ các tài sản và nguồn nhạy cảm được định giá
lại cũng khác nhau. Nguồn và TSC kỳ hạn trên 1 năm với lãi suất cố định được coi là kém
nhạy cảm với lãi suất. Song mức độ nhạy cảm của mỗi loại cũng khác nhau và đều có tác

động tới khe hở lãi suất. Một nguồn huy động 3 năm để cho vay 3 năm với lãi suất cố định
thì không có RRLS. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khách hàng vay là doanh nghiệp lớn có
thể thay lãi suất khi lãi suất trên thị trường giảm. Các doanh nghiệp này có thể trả trước
hạn, vay ngân hàng khác để trả, thoả thuận với ngân hàng để giảm lãi suất ghi trong hợp
đồng… Khi tình hình cho vay trở nên khó khăn các ngân hàng buộc phải chấp nhận yêu
cầu của khách hàng, thực tế này tạo ra tổn thất cho ngân hàng.
1.2.2.3 Rủi ro thanh khoản
a. Bản chất rủi ro thanh khoản:
Cốt lõi của rủi ro thanh khoản là sự mất cân xứng giữa cung thanh khoản và cầu
thanh khoản do cân đối không chính xác luồng tiền ra và luồng tiền vào hoặc do tác động
từ bên ngoài mà không lường trước được nên dẫn đến rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh
khoản là rủi ro đặc thù của các NHTM được phản ánh rõ nét thông qua nguồn vốn có độ
thanh khoản cao (bản chất tiền gửi), tài sản có độ thanh khoản thấp (bản chất cho vay, hay
tài sản có tính lỏng thấp) và dựa trên uy tín, độ tín nhiệm của ngân hàng.
b. Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản: Có 2 nguyên nhân chính sau:
- Nguyên nhân chủ quan: liên quan đến chính việc xác định nhu cầu thanh khoản của
ngân hàng, thể hiện ở các điểm chính sau:
16
+ Ngân hàng không dự tính trước được nhu cầu tài trợ khoản cho vay.
+ Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu rút tiền ngay.
+ Ngân hàng thiếu đa dạng hoá các loại hình tài trợ, các loại tiền.
+ Ngân hàng mất cân đối về thời gian đáo hạn các khoản vay, cho vay
+ Rủi ro thanh khoản cục bộ trong từng loại tiền tệ, do mất cân đối giữa luồng tiền ra
và luồng tiền vào.
+ Ngân hàng giảm sút uy tín đối với công chúng.
- Nguyên nhân khách quan: Liên quan đến các tác nhân xấu ngoài dự kiến gây rủi ro
như khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến uy tín
ngân hàng và các khoản cho vay đến hạn nhưng không nhận được thanh toán từ phía khách
hàng do làm ăn thua ỗ, phá sản hoặc gặp thiên tai.
c. Các nhân tố phản ánh rủi ro thanh khoản:

- Các chỉ tiêu thanh khoản: là các giá trị được xác định để phản ánh khả năng thanh
khoản của ngân hàng theo từng tiêu chí như tài sản có tính thanh khoản cao, các khoản đầu
tư vào tài sản có tính thanh khoản kém… Trong hoạt động ngân hàng các chỉ tiêu thanh
khoản gồm có 6 loại sau:
+ Chỉ tiêu trạng thái ngân quỹ: Dùng để đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản
cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng.
+ Chỉ tiêu hệ số về năng lực: Đánh giá phần tài sản được phân bổ vào những tài sản
có tính thanh khoản kém nhất;
+ Chỉ tiêu cho vay cho thuê ròng với tổng tiền gửi: Đánh giá phần tiền gửi được đầu
tư vào những tài sản kém tính thanh khoản nhất;
+ Chỉ tiêu đầu tư ngắn hạn so với tài sản tính sinh lời cao dài hạn: Đánh giá các tài
sản có tính thanh khoản cao, được sử dụng ngay để bù đắp cho những tài sản sinh lời dài
hạn;
+ Chỉ tiêu hệ số tiền nóng: so sánh TSC trên thị trường tiền tệ (giấy tờ có giá ngắn

×