Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

đồ án thiết kế kho lạnh bảo quản xúch xích có dung tích 90tan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 96 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của thầy cô, các anh chị, và các bạn. Với lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc em xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội, Khoa Điện, Bộ môn Kĩ Thuật
Nhiệt và các thầy cô giáo đã giảng dạy và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn đến Th.s Nguyễn Đức Nam đã hết lòng giúp đỡ, dạy
bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành đồ án tốt nghiệp.
Cuối cùng, là lời cảm ơn chân thành đến những người thân và toàn thể bạn bè đã giúp
đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Em xin chúc các thầy cô, các anh chị và toàn thể bạn bè sức khỏe dồi dào, đạt nhiều
thành công trong công việc, học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2013
Sinh Viên
Nguyễn Văn Chiến
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -1- Svth: Nguyễn Văn Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, kĩ thuật lạnh đã có những thay đổi trên thế giới và cả ở Việt
Nam ta. Nó thực sự đã đi sâu vào hầu hết các nghành kinh tế đang phát triển và hỗ trợ tích
cực cho các ngành đó. Đặc biệt là ngành công nghệ thực phẩm, cụ thể là chế biến và bảo
quản thịt cá,rau quả,hải sản…
Ngày nay trình độ khoa học phát triển rất nhanh, những thành tựu về khoa học kĩ thuật
đã được áp dụng rộng rãi trong các nhành công nghiệp cũng như nông nghiệp. Do đó,
năng suất lao động ngày càng tăng, sản phẩm làm ra ngày càng tăng mà nhu cầu tiêu dùng
còn hạn chế dẫn đến sảm phẩm dư thừa. Để tiêu thụ hết những sản phẩm dư thừa đó


người ta phải chế biến và bảo quản nó bằng cách bảo quản đông và xuất khẩu.Nhưng
nước ta còn rất ít những kho lạnh bảo quản, không đáp ứng đủ nhu cầu.
Trước tình hình đó với những kiến thức đã học trên lớp và sự hướng dẫn tận tình của
thầy giáo Th.s Nguyễn Đức Nam và toàn thể các thầy cô trong bộ môn “Kỹ thuật Nhiệt”
(trường ĐHCN Hà Nội) em xin làm đồ án tốt nghiệp với đề tài “Tính toán thiết kế kho
bảo quản xúc xích với dung tích 200m
3”
được đặt tại khu công nghiệp Nam Thăng Long.
Em xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Đức Nam và các thầy giáo trong bộ môn Kỹ
Thuật Nhiệt đã giúp em hoàn thành đề tài này trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên với những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế cùng với thời gian còn
hạn hẹp đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót kính mong các thầy cô và các bạn
góp ý và chỉ ra những khuyết điểm để em hoàn thành đồ án tốt nhất.Em xin chân thành
cảm ơn!
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -2- Svth: Nguyễn Văn Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
MỤC LỤC
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -3- Svth: Nguyễn Văn Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1 . GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.
Cùng với công cuộc công nghiệp hóa hiên đại hóa đất nước, kĩ thuật lạnh đang phát
triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam. Tủ lạnh, máy kem, máy đá, máy điều hòa nhiệt độ, kho
lạnh đã trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Để hiểu sâu hơn về lĩnh vực này,
em xin giới thiệu về đề tài kho lạnh bảo quản. Kho lạnh trong đề tài mà em đề cập tới là
kho lạnh chuyên dụng dùng để bảo quản xúc xích, địa điểm xây dựng được đặt tại khu
công nghiệp Nam Thăng Long nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách Trung tâm
Hà Nội khoảng 6 km, thuộc địa phận 5 xã Tây Tựu, Liên Mạc, Thụy Phương, Minh Khai

và Cổ Nhuế của huyện Từ Liêm. Tổng diện tích của Khu là 260.87 ha.
Khu công nghiệp Nam Thăng Long là một khu công nghiệp lớn tập trung nhiều các
doanh nghiệp sản xuất lại có tuyến đường cao tốc sân bay Nội Bài chạy qua vì vậy mà
việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa rất thuận tiện. Việc xây dựng kho lạnh bảo quản ở
đây là rất hợp lý và có tầm quan trọng.
1.2. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG KHO LẠNH.
Như chúng ta đã biết có rất nhiều loại kho lạnh khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử
dụng mà ta chọn loại nào. Kho lạnh của một xí nghiệp sản xuất, chế biến có thể có rất
nhiều loại như : (trình bày ở phần phân loại kho lạnh).
Theo đề tài của em thì kho lạnh là kho dùng để bảo quản xúc xích với nhiệt độ là -5
0
C.
Sản phẩm ở đây đã được chế biến, bao gói, đóng hộp và được gia lạnh ở nơi khác đưa đến
đây để bảo quản. Hơn nữa kho lạnh của em là kho lạnh trung chuyển thường dùng cho
các trung tâm thành phố, các khu công nghiệp cụ thể là phân phối cho khu công nghiệp
và các trung tâm thương mại lớn ở quanh khu vực Nam Thăng Long và một số địa bàn
lân cận Hà Nội ví dụ như: trung tâm thương mại MeLinh Plaza(Mê Linh –Vĩnh Phúc),
siêu thị Metro Thang Long, siêu thị Big C…
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -4- Svth: Nguyễn Văn Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
Dự kiến nếu kho lạnh đi vào hoạt động tốt trong tương lai công ty sẽ có dự án nâng cấp
và mở rộng quy mô của kho nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của tiêu dùng của thị trường.
1.2 . PHÂN LOẠI VÀ CHỌN KHO LẠNH
Kho lạnh bảo quản là kho được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, nông sản, rau
quả, các sản phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ
vv…
Hiện nay kho lạnh được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm rất rộng rãi và
chiếm một tỷ lệ lớn nhất. Các dạng mặt hàng bảo quản bao gồm:
- Kho bảo quản thực phẩm chế biến như: Thịt, hải sản, đồ hộp

- Bảo quản nông sản thực phẩm, rau quả.
- Bảo quản các sản phẩm y tế, dược liệu.
- Kho bảo quản sữa.
- Kho bảo quản và lên men bia.
- Bảo quản các sản phẩm khác.
+ Theo công dụng người ta có thể phân ra các loại kho lạnh như sau:
- Kho lạnh sơ bộ: Dùng làm lạnh sơ bộ hay bảo quản tạm thời thực phẩm tại các nhà máy
chế biến trước khi chuyển sang một khâu chế biến khác.
- Kho chế biến: Được sử dụng trong các nhà máy chế biến và bảo quản thực phẩm. Các
kho lạnh loại này thường có dung tích lớn cần phải trang bị hệ thống có công suất lạnh
lớn. Phụ tải của kho lạnh luôn thay đổi do phải xuất nhập hàng thường xuyên.
- Kho phân phối, kho trung chuyển: Dùng để điều hoà cung cấp thực phẩm cho các khu
vực dân cư, thành phố và dự trữ lâu dài. Kho lạnh phân phối thường có dung tích lớn trữ
nhiều mặt hàng.
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -5- Svth: Nguyễn Văn Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
- Kho thương nghiệp: Kho dùng bảo quản tạm thời các mặt hàng đang được doanh nghiệp
bán trên thị trường.
- Kho vận tải : đặc điểm của kho là dung tích lớn, hàng bảo quản mang tính tạm thời để
vận chuyển từ nơi này sang nơi khác.
- Kho sinh hoạt: đây là loại kho rất nhỏ dùng trong các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng
dùng bảo quản một lượng hàng nhỏ.
+ Theo nhiệt độ người ta chia ra:
- Kho bảo quản lạnh: Nhiệt độ bảo quản thường nằm trong khoảng -2
o
C ÷ 5
o
C. Nói chung
các mặt hàng chủ yếu là rau quả và các mặt hàng nông sản.

- Kho bảo quản đông: Kho được sử dụng để bảo quản các mặt hàng đã qua cấp đông. Đó
là hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật. Nhiệt độ bảo quản tuỳ thuộc vào thời gian, loại
thực phẩm bảo quản.
- Kho đa năng: Nhiệt độ bảo quản là -12
o
C
- Kho gia lạnh: Nhiệt độ 0
o
C, dùng gia lạnh các sản phẩm trước khi chuyển sang khâu chế
biến khác.
- Kho bảo quản nước đá: Nhiệt độ kho lạnh tối thiểu -4
o
C
+ Theo dung tích chứa.
Kích thước kho lạnh phụ thuộc chủ yếu vào dung tích chứa hàng của nó. Do đặc điểm về
khả năng chất tải cho mỗi loại thực phẩm có khác nhau nên thường quy dung tích ra tấn
thịt (MT-Meet Tons).
+ Theo đặc điểm cách nhiệt người ta chia ra:
- Kho xây: Là kho mà kết cấu là kiến trúc xây dựng và bên trong người ta tiến hành bọc
các lớp cách nhiệt. Kho xây chiếm diện tích lớn, lắp đặt khó, giá thành tương đối cao, khó
tháo dỡ và di chuyển.
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -6- Svth: Nguyễn Văn Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
- Kho panel: Được lắp ghép từ các tấm panel tiền chế polyuretan và được lắp ghép với
nhau bằng các móc khoá camlocking. Kho panel có hình thức đẹp, gọn và giá thành tương
đối rẻ, rất tiện lợi khi lắp đặt, tháo dỡ.
Dung tích kho lạnh theo đề tài của em là 200m
3
thuộc loại trung bình và nhỏ.Vì vậy loại

kho mà em chọn sẽ là kho lạnh lắp ghép bằng các tấm panel, cụ thể sẽ được trình bày ở
phần sau.
+ Tuy nhiên việc thiết kế kho lạnh cũng phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như sau :
Cần phải tiêu chuẩn hóa các kho lạnh :
- Cần phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe của sản phẩm xuất khẩu.
- Cần có khả năng cơ giới hóa cao trong các khâu bốc dỡ sắp xếp hàng.
- Có giá trị kinh tế : vốn đầu tư nhỏ, có thể sử dụng máy và các thiết bị trong nước
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -7- Svth: Nguyễn Văn Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
CHƯƠNG 2 : BỐ TRÍ MẶT BẰNG VÀ DUNG TÍCH KHO LẠNH
2.1. YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ MẶT BẰNG KHO LẠNH.
2.1.1. Yêu cầu chung đối với mặt bằng kho lạnh bảo quản.
Quy hoạch mặt bằng kho lạnh là bố trí những nơi sản xuất, xử lý lạnh, bảo quản và
những nơi phụ trợ phù hợp với dây chuyền công nghệ. Đặc biệt là phải giảm thấp nhất tổn
thất nhiệt ra môi trường xung quanh. Để đạt được mục đích đó cần tuân thủ các yêu cầu
sau:
- Khi chọn mặt bằng xây dựng cần phải chú ý đến nền móng kho lạnh phải vững chắc.
Bởi vậy cần phải khảo sát nền móng, mức nước ….của vị trí đặt kho lạnh. Nếu mức nước
quá lớn, các nền móng và công trình phải được gia cố chống thấm.
- Phải bố trí kho lạnh phù hợp dây chuyền công nghệ. Sản phẩm đi theo dây chuyền
không gặp nhau, không đan chéo nhau.
- Quy hoạch mặt bằng cần phải đảm bảo sự vận hành tiện lợi và chi phí thấp, phải đảm
bảo lối đi và đường vận chuyển thuận lợi cho việc bốc xếp thủ công hoặc cơ giới đã thiết
kế. Giảm công suất thiết bị đến mức thấp nhất.
- Để giảm tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che, các buồng lạnh được nhóm lại từng khối với
một chế độ nhiệt độ. Có các biện pháp giảm tổn thất nhiệt khi mở cửa kho ví dụ như:
dùng màng che chắn. xây dựng hành lang đệm, làm màng gió để chắn…….lưu ý đối với
các kho bảo quản âm, do nền kho tiếp xúc với nền đất hiện tượng chuyển pha từ thể lỏng
sang thể rắn sẽ diễn ra do đó nó sẽ phá vỡ kết cấu của kho.Vì vậy không nên bố trí kho có

nhiệt độ thấp sát mặt đất, khi có điều kiện thì phải đưa lên cao. Nếu bố trí sát mặt đất ta
phải làm các con lăn phía dưới. Mục đích là để không khí tuần hoàn làm nhiệt độ của nền
không thay đổi.
- Mặt bằng kho lạnh phải đảm bảo kỹ thuật, an toàn phòng cháy chữa cháy. Khi quy
hoạch cũng phải tính toán đến khả năng mở rộng kho lạnh.
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -8- Svth: Nguyễn Văn Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
2.1.2. Yêu cầu buồng máy và thiết bị
Bố trí máy và thiết bị hợp lý trong buồng máy là rất quan trọng nhằm mục đích sau:
- Vận hành máy thuận tiện.
- Rút ngắn chiều dài đường ống, giảm chi phí đầu tư và giảm tổn thất áp suất trên đường
ống.
- Sử dụng thể tích buồng máy hiệu quả nhất, buồng máy gọn nhất. Đảm bảo thuận tiện
cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế máy với thiết bị.
- Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng nổ và vệ sinh công nghiệp.
-Phòng máy và các thiết bị phải có hệ thống thông gió, đảm bảo cho máy và các thiết bị
hoạt động một cách hiệu quả nhất.
- Buồng máy và thiết bị có thể nằm chung trong một khối nhà của kho lạnh hoặc tách rời.
Chiều rộng chính của lối đi trong buồng máy là 1,5m trở lên, các máy và thiết bị lớn đến
2,5m. Khoảng cách này để đi lại, tháo lắp sửa chữa máy dễ dàng.
Van tiết lưu và bảng điều khiển với các dụng cụ đo kiểm và báo hiệu phải bố trí sao cho
có thể quan sát được dễ dàng từ bất kỳ vị trí nào trong buồng máy.
2.2. CHỌN THÔNG SỐ THIẾT KẾ BAN ĐẦU.
2.2.1. Thông số địa lý, khí tượng ở Hà Nội.
+ Bảng 2.1: Thông số khí hậu ở hà nội ( Trích dẫn bảng 1-1 [1] )
Nhiệt độ, 0
o
C Độ ẩm tương đối, %
TB cả năm Mùa hè Mùa đông Mùa hè Mùa đông

23,4 37,2 8.4 83 80
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -9- Svth: Nguyễn Văn Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
Các thông số này đã được thống kê trong nhiều năm, khi tính toán thiết kế để đảm bảo
độ an toàn cao ta thường lấy giá trị cao nhất với chế độ khí hậu khắc nghiệt nhất. Từ đó sẽ
đảm bảo cho kho vận hành an toàn trong mọi điều kiện khí hậu.
Từ bảng trên ta sẽ chọn thông số thiết kế bên ngoài có nhiệt độ là 37,2
0
C và độ ẩm là
83%.
2.2.2. Sản phẩm bảo quản.
Có rất nhiều loại thực phẩm có thể được bảo quản nhưng ở đây em xin trình bày rõ hơn về
sản phẩm được bảo quản là xúc xích:
H 2-1: Sản phẩm xúc xích bảo quản
Xúc xích là một loại thực phẩm ăn liền được sử dụng rất phổ biến trên thị trường hiện
nay do nó có tính tiện lợi và có giá trị dinh dưỡng cao.Trên thị trường hiện nay có rất
nhiều loại xúc xích được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: xúc xích gà,
bò, tôm, heo, xông khói…tuy nhiên ở đây em chỉ đề cập tới loại xúc xích được chế biến
từ thịt heo Do xúc xích được chế biến từ thịt vì thế mà nó rất nhanh bị hỏng nếu không có
các biện pháp bảo quản tốt. Một trong những biện pháp bảo quản tốt nhất là phương pháp
bảo quản lạnh. Thường thì các loại xúc xích sau khi được chế biến sẽ được đóng gói và
gia lạnh,sau đó được chuyển tới các kho lạnh chuyên dụng để bảo quản.
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -10- Svth: Nguyễn Văn
Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
2.2.3. Nhiệt độ bảo quản.
Nhiệt độ : Theo lý thuyết thì nhiệt độ bảo quản càng thấp thì chất lượng bảo quản càng
tốt, thời gian bảo quản càng lâu nhưng tuy theo mặt hàng cụ thể mà chúng có nhiệt độ bảo

quản khác nhau. Nếu nhiệt độ bảo quản càng thấp thì chi phí vận hành càng cao dẫn đến
hiệu quả kinh tế không hợp lý. Theo kinh nghiệm của các nhà thiết kế kho lạnh thì nhiệt
độ bảo quản xúc xích tốt nhất là -5
o
C.
2.2.4. Độ ẩm không khí trong kho bảo quản.
Độ ẩm không khí lạnh trong kho ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, cảm quan bề mặt
của sản phẩm sau khi bảo quản. Bởi vì có liên quan đến hiện tượng thăng hoa của nước đá
trong sản phẩm. Do đó tuy từng loại sản phẩm mà độ ẩm không khí trong kho là khác
nhau. Xúc xích là sản phẩm được bao gói.
Theo kinh nghiệm thì ta nên chọn độ ẩm không khí trong kho là =83% .
Vậy điều kiện bảo quản xúc xích là: nhiệt độ - 5
o
C và độ ẩm là =83% .
2.3. CHỌN PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG KHO LẠNH.
Có 2 phương án thiết kế kho lạnh: Kho xây và kho lắp ghép.
Em lựa chọn phương án thiết kế là kho lạnh lắp ghép bằng các tấm panel.
Vì nó có những ưu điểm vượt trội như sau:
- Tất cả các chi tiết của kho lạnh lắp ghép là các panel tiêu chuẩn chế tạo sẵn nên có
thể vận chuyển và tháo lắp dễ dàng.
- Không cần đến vật liệu xây dưng như kho xây trừ nền có các con lươn đặt kho nên
công việc xây dựng đơn giản hơn nhiều.
- Cách nhiệt polyuretan có hệ số dẫn nhiệt thấp.
- Ẩm bọc ngoài của panel đa dạng từ chất dẻo đến nhôm tấm hoặc thếp không gỉ.
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -11- Svth: Nguyễn Văn
Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
H2-2 Mô hình kho lạnh lắp ghép
2.3.1. Dung tích kho lạnh.

Dung tích kho lạnh được xác định theo biểu thức:
E = V.g
v
[1].
Trong đó:
- E: là dung tích kho lạnh, (t).
- V: là thể tích kho lạnh, (m
3
). V = 200m
3
(theo đề bài cho ).
- g
v
:

là định mức chất tải thể tích, (t/m
3
).
Buồng được thiết kế với mặt hàng là xúc xích chế biến từ thịt lợn nên ta chọn: g
v
= 0.45
t/m
3
(Bảng 2-4 [ 1]).
Vậy E = 200.0.45 = 90 t.
2.3.2. Diện tích chất tải.
Diện tích chất tải được xác định qua thể tích buồng lạnh và chiều cao chất tải:
V
F
h

=
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -12- Svth: Nguyễn Văn
Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
Trong đó:
- F : là diện tích chất tải hoặc diện tích hàng chiếm trực tiếp, (m
2
).
- V: là thể tích kho lạnh, (m
3
). V= 200m
3
.
- h: chiều cao chất tải, (m).
Chiều cao chất tải là chiều cao lô hàng chất trong kho, chiều cao này phụ thuộc vào
bao bì đựng hàng, phương tiện bốc xếp. Chiều cao h có thể tính bằng chiều cao buồng
lạnh trừ đi phần lắp đặt dàn lạnh treo trần và khoảng không gian cần thiết để chất hàng và
dỡ hàng. Chiều cao chất tải phụ thuộc vào chiều cao thực tế h
1
của kho. Chiều cao h
1
được
xác định bằng chiều cao phủ bì của kho lạnh trừ đi hai lần chiều dầy cách nhiệt của trần
và nền kho lạnh:
h
1
=H - 2δ, (m).
+ Chọn chiều cao phủ bì H= 4,8 (m) là chiều cao lớn nhất của tấm panel.
+ Chọn chiều dầy cách nhiệt: δ= 100 mm.

Vậy diện tích chất tải là: h
1
= 4,8-2.0,1= 4,6 m.
Chiều cao chất tải thực h của kho bằng chiều cao phủ bì trừ đi khoảng hở phía trần để
lưu thông không khí chọn là 0,5 (m) và phía dưới nền lát tấm panel là: 0,1 (m).
Suy ra: h= 4,6-(0,1+0,5)= 4 m.
200
50
4
F = =
m
2
.
2.3.3. Tải trọng của nền và của trần.
Được tính theo định mức chất tải và chiều cao chất tải của nền và giá treo hoặc móc
treo của trần:
g
f
=g
v
.h [1]
- g
f
: là định mức chất tải theo diện tích, (t/m
2
)
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -13- Svth: Nguyễn Văn
Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam

Ta có:
g
f
= 0.45.2.8=1,26 t/m
2
.
Phù hợp với tải trọng cho phép. Bởi vì nền và trần được ghép từ các tấm panel có
cường độ chịu nén từ 0,2-0,29Mpa.
2.4 Xác định diện tích lạnh cần xây dựng.
t
F
F
F
β
=
Trong đó:
- F
t
: diện tích lạnh cần xây dựng, (m
2
).
-
F
β
: hệ số sử dụng diện tích các buồng chứa, tính cả đường đi và các diện tích giữa
các lô hàng , giữa lô hàng và cột, tường, các diện tích lắp đặt thiết bị như dàn bay
hơi, quạt,
F
β
phụ thuộc vào diện tích buồng.

Theo bảng 2-5 [1] chọn
F
β
=0.75.
Ta có :
t
50
F 66,6666
0,75
= =
(m
2
)
Từ F
xd
=66,6666 (m
2
) và sơ đồ mặt bằng công ty, tôi quyết định chọn kích thước kho lạnh
như sau:
+ Chiều dài kho: 12m.
+ Chiều rộng kho: 6m.
Như vậy diện tích thực của kho cần xây dựng là 12.6 = 72m
2
.
Diện tích phòng máy là F = 6.6 =36m
2
.
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -14- Svth: Nguyễn Văn
Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp

. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
Để có hướng mở rộng kho lạnh lên gấp đôi tôi chọn mặt bằng xây dựng kho lạnh là: Có
hành lang rộng 6(m) ở giữa hành lang có một bức tường mỏng có một cửa lớn để kéo ra
cho xe cơ giới ra vào bốc xếp hàng hóa.
H. Mặt bằng kho lạnh bảo quản xúc xích
2.4. NGUYÊN TẮC XẾP DỠ HÀNG TRONG KHO.
2.4.1. Nguyên tắc thông gió.
Yếu tố quan trong trong kho bảo quản là nhiệt độ kho. Nhiệt độ này phải đúng mức
quy định và không khí lạnh phải tiếp xúc trực tiếp từng sản phẩm, từng kiện hàng trong
kho phải đảm bảo tác dụng bảo quản tốt nhất. Do đó, nguyên tắc thông gió là tạo điều
kiện để không khí từ dàn lạnh tiếp xúc trực tiếp đến tất cả các hàng hóa trong kho một
các điều hòa liên tục. Kho của tôi dùng để bảo quản xúc xích lên không cần thiết phải
thông gió.
2.4.2. Nguyên tắc hàng vào trước ra trước.
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -15- Svth: Nguyễn Văn
Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
Mỗi sản phẩm vào kho đều có tuổi thọ của nó, nghĩa là khoảng thời gian tối đa mà sản
phẩm được phép lưu kho, nếu quá thời gian ấy sản phẩm bắt đầu chuyển qua trạng thái
biến đổi cho đến hư hỏng. Do đó các kiện hàng nhập trước phải được ưu tiên xuất trước
tránh trường hợp tồn tại và đọng hàng cũ trong kho, quá tuổi thọ.
2.4.3. Nguyên tắc gom hàng.
Trong quá trình bảo quản đông lạnh luôn có sự bốc hơi nước ít hay nhiều từ bề mặt
sản phẩm, dần dần theo thời gian làm tổn hao lượng sản phẩm. Có thể giảm bớt hiện
tượng này bằng cách giảm diện tích kiện hàng hoặc bọc sản phẩm bằng nilông. Nguyên
tắc gom hàng là làm cho diện tích bề mặt sản phẩm giảm, khả năng bốc hơi chậm lại và
tạo thành khối ổn định, vững chắc. Kho lạnh phải đảm bảo thường xuyên đầy hàng vừa
phải, không nên bảo quản quá it hàng vì sẽ tăng sự hao tổn trọng lượng và tăng chi phí
vận hành.

2.4.4. Nguyên tắc an toàn.
Trong kho những kiện hàng được xếp chồng lên để chiếm chiều cao của kho,do đó rất
nguy hiểm nếu xếp các kiện hàng không an toàn dễ bị ngã đổ. Có những kiểu xếp hàng
khác nhau tùy thuộc vị trí trong kho để xây thành những khối kiện hàng vững chắc.
2.5. KỸ THUẬT XẾP KHO.
2.5.1. Sử dụng kệ để hàng.
Sản phẩm bảo quản là xúc xích và được đựng trong các thùng cattông. Vì vậy muốn
bảo quản tốt sản phẩm chúng ta phải xếp chúng lên các kệ để hàng có kích thước phù hợp
đảm bảo cho không khí trong kho lưu thông và tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Tránh
hiện tượng sản phẩm bị hư hỏng vì vậy việc chọn và thiết kế kệ để hàng là cực kì quan
trọng. Do thùng cattong đựng xúc xích có kích thước tiêu chuẩn 400x280x160 (mm).
Theo kích thước kho và kích thước thùng cattông ta có thể bố trí các kệ như sau:
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -16- Svth: Nguyễn Văn
Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
+Chọn chiều rộng của kệ là: 440mm.
+Chọn mỗi kệ dài là : 2500mm.
+ Chiều cao của kệ: 4000mm. mỗi tầng cách nhau 200mm
Ta sẽ bố trí 32 kệ như hình vẽ sau:
12m
6m
0,4m
0,5m
0,4m
1m
0,45m
2,5m
0.2m
H2: Mặt bằng xếp hàng hóa

2.5.2. Tuần hoàn không khí trong kho.
Không nên xếp sản phẩm sát tường hoặc trực tiếp trên sàn kho. Bởi vì như thế nhiệt
vào kho đi qua lớp cách nhiệt sẽ đi qua sản phẩm trước rồi mới được chuyển tới dàn lạnh.
Để ngăn chặn sự truyền nhiệt này ta cần chừa những khoảng cách giữa sản phẩm với sàn,
tường, trần, và dàn lạnh một khoảng cách để cho không khí lưu thông dễ dàng.
- Cách sàn : 100-150 mm.
- Cách tường: 200-800 mm.
- Cách trần : 200 mm
- Cách dàn lạnh: 300mm.
2.5.3. Chừa lối đi.
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -17- Svth: Nguyễn Văn
Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
Trong kho ta cần chừa lối đi cho người và phương tiện bốc dỡ. Bề rộng của lối đi phụ
thuộc vào máy móc , thiết bị chuyên chớ và chất xếp sản phẩm trong kho. Kho đang
thiết kế có chiều dài và cửa bố trí theo chiều dài nên kho gồm 1 lối đi ở giữa dọc theo
chiều dài của kho, lối đi rộng 1 (m).
2.6. THIẾT KẾ CẤU TRÚC KHO LẠNH.
Cấu trúc xây dựng và cách nhiệt cho kho lạnh đòi hỏi phải hết sức nghiêm ngặt và phải
đáp ứng được một số yêu cầu sau:
- Đảm bảo độ bền vững lâu dài theo tuổi thọ dự kiến của kho.
- Chịu được tải trọng chất hàng và của cấu trúc xây dựng.
- Đảm bảo cách nhiệt tốt.
- Đảm bảo cách ẩm và bề mặt tường không được đọng sương.
- An toàn chống cháy nổ.
- Thuận tiện cho việc bốc dỡ và sắp xếp hàng bằng cơ giới.
- Phải kinh tế.
+ Kho lạnh tiêu chuẩn được ghép từ các tấm tiêu chuẩn sau:
- Các tấm sàn.

- Các tấm trần.
- Các tấm góc.
- Các tấm sườn.
- Các tấm cửa.
2.6.1. Thiết kế cấu trúc nền.
Do kho lạnh xây dựng theo phương án lắp ghép nên toàn bộ kho được đặt trên nền nhà
xưởng, nền được đầm bằng một lớp đất đá để đảm bảo không bị lún khi có vật nặng đè
lên, phía trên được đổ một lớp bêtông chịu lực.
Nền kho lạnh được thiết kế cao khoảng 0,925m so với mặt sàn. Như vậy rất thuận tiện
cho việc bốc xếp hàng hóa lên xe và luôn giữ cho kho được kho ráo tránh úng ngập trong
mùa mưa.
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -18- Svth: Nguyễn Văn
Chiến










Lớp cát đầm chặt
Tấm panel
Lớp gạch thẻ
Đá chẻ
Lớp bê tông đá 1x2
Lớp bê tông đá 4x6
Lớp đất tự nhiên

12 m
6 m
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
+ Kết cấu nền kho phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Nhiệt độ kho lạnh.
- Tải trọng bảo quản hàng.
- Dung tích kho lạnh.
+ Yêu cầu của nền phải có độ rắn chắc, tuổi thọ cao, vệ sinh dễ dàng, dễ thoát nước.
Tải trọng của hàng bảo quản sẽ chi phối đến độ rắn của nền, khả năng chịu lún của nền.
Nếu tải trọng bảo quản càng lớn thì cấu trúc nền kho lạnh phải thiết kế có độ chịu nén
cao.
Hình 2-1. Cấu trúc nền móng của xưởng sản xuất.
+ Cấu trúc nềnkho lạnh bao gồm:
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -19- Svth: Nguyễn Văn
Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
Hình 2-2: Con lươn thông gió
- Lớp cách nhiệt, cách ẩm là các tấm panel tiêu chuẩn.
- Các con lươn được đúc bằng bê tông hoặc xây bằng gạch để tạo sự thông thoáng
hạn chế rỉ sét cho panel và tránh hiên tượng cơi nền.
- Lớp bê tông chịu lực.
- Lớp đất đá được đầm nén chặt
2.6.2. Cấu trúc vách và trần kho lạnh.
Cấu trúc tường và trần là các tấm panel tiêu chuẩn.
Các thông số của panel cách nhiệt:
+ Vật liệu bề mặt.
- Tôn mạ màu(colorbond) dầy 0,5-0,8mm.
- Tôn phủ PVC dầy 0,5-0,8mm.

+ Lớp cách nhiệt polyuretan (PU).
- Tỷ trọng:38-40 kg/m
3
.
- Độ chịu nén: 0,2-0,29MPa.
- Tỷ lệ bọt khí: 95%.
+ Chiều rộng tối đa: 1200 mm.
+ Chiều rộng tiêu chuẩn: 300, 600, 900, và 1200 mm.
+ Chiều dầy tiêu chuẩn: 50, 75, 100, 125, 150, 175, và 200 mm.
+ Chiều dài tiêu chuẩn: 1800, 2400, 3000, 3600, 4500, 4800, và 6000 mm.
Vậy theo kich thước kho lạnh cần thiết kế ta lựa chọn kích thước panel như sau:
- Chiều dài: + h = 4800 mm dùng để lắp panel vách .
+ h = 6000mm Dùng để lắp panel trần và nền.
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -20- Svth: Nguyễn Văn
Chiến
1
2
15 m
1,5 m
1-lớp mái tôn
2-khung đỡ bằng sắt
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
- Chiều rộng : r = 1200 mm
- Hệ số dẫn nhiệt: λ= 0,018 – 0,02 W/mK.
Phương pháp lắp : Ghép bằng khóa camlocking và ghép và ghép bằng mộng âm
dương.
2.6.3. Cấu trúc mái che của kho lạnh.
Mái che của kho lạnh dang thiết kế có nhiệm vụ bảo vệ cho kho trước những biến đổi
của thời tiết nắng mưa, bảo vệ sự làm việc của công nhân, che chắn cho hệ thống máy

lạnh, nên mái kho phải đạt được những yêu cầu sau.
Mái che của kho phải đảm bảo che mưa che nắng tốt cho cấu trúc kho và hệ thống
lạnh. Mái kho không được đọng nước, không được thấm nước, độ dốc của mái kho ít nhất
là 2%. Vì vậy trong phương án thiết kế này chọn mái kho bằng tôn màu xanh lá cây, nâng
đỡ bằng bộ phận khung sắt
Hình 2-3: Cấu trúc mái kho lạnh.
2.6.4. Cấu trúc cửa và màn chắn khí.
Hiện nay có các loại cửa như sau: cửa bản lề,cửa lắc và cửa lùa. Cấu trúc cửa là các
tấm cách nhiệt có bản lề tự động, xung quanh có đệm kín bằng cao su. Khóa cửa mở được
cả hai phía trong và ngoài, xung quanh cửa được bố trí dây điện trở sưởi cửa đề phòng
băng dính chặt cửa lại. Các cửa có kích thước như sau:
- Kích thước cửa lớn: 1980×980 mm.
- Kích thước nhỏ: 680 × 680 mm.
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -21- Svth: Nguyễn Văn
Chiến
Màn nhựa cửa ra vào
Màn nhựa, dày 2mm, rộng 200mm
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
Mỗi cửa được gắn lên một tấm panel gọi là tấm cửa:
Hình 2-4: Cửa ra vào và cửa xuất nhập hàng của kho lạnh
Bên trong cửa được bố trí màn chắn khí làm bằng nhựa dẻo để hạn chế dòng nhiệt tổn
thất do mở cửa khi xuất nhập hàng. Nhựa để chế tạo màn chắn khí phải đảm bảo khả năng
chịu lạnh tốt và có độ bền cao. Màn được ghép từ dải nhựa có chiều rộng 200 mm, dầy
2mm, chồng mí lên nhau 50 mm.
Do kích thước kho khá nhỏ nên em chỉ sử dụng một cửa lớn cho kho lạnh vừa nhập
hàng vửa xuất hàng.
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -22- Svth: Nguyễn Văn
Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp

. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
Hình 2-6: Màn nhựa che cửa ra vào và cửa xuất nhập hàng kho lạnh
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -23- Svth: Nguyễn Văn
Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁCH NHIỆT VÀ CÁCH ẨM CHO KHO LẠNH
3.1. XÁC ĐỊNH CHIỀU DẦY LỚP CÁCH NHIỆT.
Chiều dầy lớp cách nhiệt được xác định theo hai yêu cầu cơ bản sau đây:
- Vách ngoài kết cấu bao che không được đọng sương nghĩa là chiều dầy của nó
phải đủ lớn để nhiệt độ vách ngoài lớn hơn nhiệt độ đọng sương t
s
.
- Chọn chiều dầy lớp cách nhiệt sao cho giá thành đơn vị lạnh thấp nhất.
Chiều dầy cách nhiệt được tính theo công thức sau:
i
cn cn
1
1 i 2
1 1 1
n
i
k
δ
δ λ
α λ α
=
 
 
= − + +

 
 ÷
 
 

Trong đó:
cn
δ
_độ dầy yêu cầu của lớp cách nhiệt, m.
cn
λ
_hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt, W/mK.
k_hệ số truyền nhiệt qua kết cấu bao che, W/m
2
K.
α
1
_ hệ số tỏa nhiệt của môi trường bên ngoài tới vách, W/m
2
K.
α
2
_ hệ số tỏa nhiệt của vách buồng lạnh vào buồng lạnh, W/m
2
K.
δ
i_
bề dầy lớp vật liệu thứ i,m,
λ
i

_ hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệ thứ i,m.
Do trần kho có mái che của nhà xưởng và nền kho lạnh có con lươn thông gió nên ta
lấy hệ số truyền nhiệt của nền và trần kho bằng hệ số truyền nhiệt của vách kho. Vì vậy,
ta xác định chiều dầy cách nhiệt chung cho cả tường, trần và nền. Ở đây, ta chọn vật liệu
cách nhiệt cho kho là tấm panel tiêu chuẩn (vì panel có tác dụng cách nhiệt và cách ẩm).
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -24- Svth: Nguyễn Văn
Chiến
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp
. Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam
Bảng 3.1 Thông số các lớp vật liệu của tấm panel tiêu chuẩn.
Vật liệu Chiều dầy, m
Hệ số dẫn nhiệt
(W/mK)
Polyuretan
cn
δ
(0,023-0,03)
Tôn lá 0,0006 45,36
Sơn bảo vệ 0,0005 0,291
Nhiệt độ không khí trong kho t
o
= -5
0
C, không khí trong kho đối lưu cưỡng bức vừa phải.
+ Chọn hệ số dẫn nhiệt của polyuretan
cn
λ
= 0,025W/mK.
Tra bảng ta được :
- k = 0,25 W/m

2
k ( tra bảng 3-3 [1] ).
- α
1
=23,3 W/m
2
K; α
2
=9 W/m
2
K ( tra bảng 3-7 [1] ).
Thay số vào ta có:
cn
1 1 2.0,0006 2.0,0005 1
0,025
0,25 23,3 45,36 0,291 9
δ
 
 
= − + + +
 
 ÷
 
 
= 0,096 m = 96mm.
Chiều dầy panel phải chọn:
δ
panel
=0,096+ 2.0,0006+2.0,0005=0,0982 m=98,2 mm
Ta chọn chiều dầy panel tiêu chuẩn: δ

panelTC
=100 mm
Khi đó chiều dầy cách nhiệt thực của panel là:
δ
Cnthuc=
0,1 –(2.0,0006+2.0,0005)= 0,0987 m.
Hệ số truyền nhiệt thực của vách khi đó là:
Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -25- Svth: Nguyễn Văn
Chiến

×