Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli và clostridium perfringens gây tiêu chảy ở dê nuôi tại thái nguyên và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 113 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





ĐẶNG THỊ MAI LAN







XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI VÀ CLOSTRIDIUM PERFRINGENS GÂY TIÊU
CHẢY Ở DÊ NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
















Th¸i Nguyªn, th¸ng 10 n¨m 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





ĐẶNG THỊ MAI LAN



XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI VÀ CLOSTRIDIUM PERFRINGENS GÂY TIÊU

CHẢY Ở DÊ NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ


Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 62 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP







Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Cù Hữu Phú
GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên












Th¸i Nguyªn, th¸ng 10 n¨m 2010


i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn hoàn toàn do tôi nghiên cứu,
phân tích, phản ánh trung thực nội dung của đề tài. Các số liệu này chưa từng
được công bố trên bất kỳ công trình của tác giả nào khác.
- Các thông tin trích dẫn cụ thể, có nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010



Đặng Thị Mai Lan


















ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ
Khoa học Nông nghiệp-chuyên ngành Thú y, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận
tình, quý báu của nhà trường và địa phương. Nhân dịp hoàn thành luận văn này
tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới:
Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Lãnh đạo Viện thú y
Quốc gia, Bộ môn Vi trùng-Viện Thú y Quốc gia, Khoa Chăn nuôi- Thú y và
Khoa Sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng toàn thể các
thầy cô giáo trong nhà trường.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo hướng
dẫn: PGS.TS Cù Hữu Phú, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyên đã trực tiếp hướng
dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ và khuyến khích tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010




Đặng Thị Mai Lan





iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC Trang

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục những chữ viết tắt trong luận văn
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU
i
ii
iii
vii
viii
ix
1
1
Tính cấp thiết của đề tài
1
2

Mục tiêu nghiên cứu
2
3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
NỘI DUNG
2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy của dê
4
1.2
Vi khuẩn E.coli và bệnh tiêu chảy ở dê vi khuẩn E.coli gây ra
6
1.3
Vi khuẩn Clostridium perfringens và bệnh tiêu chảy ở dê do vi
khuẩn C.perfringens gây ra
13
1.4
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
19
1.4.1
Tình hình nghiên cứu trong nước
19
1.4.2
Tình hình nghiên cứu ngoài nước
23
1.5

Biện pháp phòng và trị bệnh tiêu chảy ở dê
25
1.5.1
Biện pháp phòng bệnh
26
1.5.1.1
Phòng bệnh bằng các biện pháp quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng
26
1.5.1.2
Một số sinh chế phẩm dùng trong phòng bệnh tiêu chảy ở gia súc
27
1.5.1.3
Một số loại vacxin phòng tiêu chảy do vi khuẩn gây ra
28
1.5.2
Biện pháp điều trị tiêu chảy ở gia súc
29
1.5.2.1
Những nguyên tắc chung
29
1.5.2.2.
Một số loại kháng sinh và hóa dược dùng trong điều trị tiêu chảy ở gia súc
30
1.5.2.3
Điều trị mất nước, điện giải trong tiêu chảy ở gia súc
31
1.5.2.4
Một số thuốc bảo vệ niêm mạc ruột
32
1.5.2.5

Một số loại cây thuốc thường dùng trong điều trị tiêu chảy ở gia súc
33
iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2.1
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

35
35
2.1.1
Đối tượng nghiên cứu
35
2.1.2
Địa điểm nghiên cứu
35
2.1.3
Thời gian thực hiện đề tài
35
2.2
Vật liệu dùng trong nghiên cứu
35
2.2.1
Mẫu nghiên cứu
35

2.2.2
Môi trường, hoá chất, dụng cụ máy móc và động vật thí nghiệm
35
2.3
Nội dung nghiên cứu
36
2.3.1
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tiêu chảy ở dê nuôi tại tỉnh
Thái Nguyên với các yếu tố: mùa vụ, lứa tuổi tới tỷ lệ mắc bệnh
và chết ở dê
36
2.3.2
Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli, C. perfringens ở
dê bị tiêu chảy
36
2.3.3.
Xác định độc lực và khả năng sản sinh độc tố của các chủng
vi khuẩn: E. coli, C. perfringens phân lập được
37
2.3.4
Biến đổi bệnh lý của dê bị tiêu chảy
37
2.3.5
Xác định tính mẫn cảm của các chủng vi khuẩn phân lập được
với một số loại kháng sinh
37
2.3.6
Thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy cho dê
37
2.4

Phương pháp nghiên cứu
37
2.4.1
Phương pháp nghiên cứu dịch tễ
37
2.4.2
Phương pháp nghiên cứu và phân lập vi khuẩn
38
2.5
Giám định đặc tính sinh vật hoá học của vi khuẩn
41
2.6
Phương pháp xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn phân
lập được
43
2.6.1

Xác định khả năng dung huyết của vi khuẩn E.coli bằng phản ứng
gây dung huyết trên thạch máu cừu 5%
43
2.6.2
Xác định khả năng dung huyết của vi khuẩn C.perfringens bằng
phản ứng gây dung huyết trên thạch máu cừu 5%
43
v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.7
Phương pháp xác định độc lực của các chủng vi khuẩn trên chuột

43
2.8
Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi
khuẩn phân lập được
44
2.9
Phương pháp thử nghiệm phác đồ điều trị dê bị tiêu chảy nuôi tại
Thái Nguyên
45
2.10
Phương pháp xử lý số liệu
46

Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
47
3.1
Kết quả nghiên cứu đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở dê tại
tỉnh Thái Nguyên
47
3.1.1
Tỷ lệ dê tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số huyện, thành thị
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
47
3.1.2
Tỷ lệ dê mắc bệnh tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi
50
3.1.3
Tỷ lệ dê tiêu chảy và chết do tiêu chảy ở các mùa vụ trong năm
53
3.1.4

Các triệu chứng, bệnh tích đại thể chủ yếu ở dê mắc bệnh tiêu chảy
58
3.2
Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli, C. perfringens từ dê tiêu chảy
và dê bình thường
62
3.2.1
Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli, C. perfringens từ phân dê nuôi
trên địa bàn nghiên cứu
62
3.2.2
Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli, C. perfringens từ phủ tạng của
dê chết do tiêu chảy
64
3.2.3
Kết quả xác định số lượng vi khuẩn E. coli, C. perfringens trong
phân dê bệnh và dê bình thường
66
3.2.4
Kết quả giám định đặc tính sinh hoá của các chủng vi khuẩn
E.coli, C. perfringens phân lập từ dê tiêu chảy
70
3.2.4.1
Vi khuẩn E. coli
70
3.2.4.2
Vi khuẩn C. perfringens
71
3.2.5
Kết quả xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli và

C. perfringens
72
3.2.5.1
Kết quả xác định khả năng gây dung huyết của các chủng E. coli
và C.perfringens phân lập
72
3.2.5.2
Kết quả xác định độc lực vi khuẩn phân lập được
74
vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.3
Kết quả xác định tính mẫn cảm của các chủng vi khuẩn phân lập
được với một số loại kháng sinh và hoá dược
76
3.3.1
Vi khuẩn E. coli
76
4.3.2
Vi khuẩn C.perfringens
78
3.4
Thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy cho dê
79

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
82
1

Kết luận
82
2
Đề nghị
83

TÀI LIỆU THAM KHẢO
84
I
Tài liệu Tiếng Việt
84
II
Tài liệu dịch
89
III
Tài liệu tiếng nước ngoài
89

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ CỦA ĐỀ TÀI
92


















vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

E.coli Escherichia coli
C.perfringens Clostridium perfringens
ST Stabale Heat toxin
LT Labale Heat toxin
CFU Colonial Forming Unit
TB Trung bình
SL VK/gr Số lượng vi khuẩn/gram
∑VK/gr Tổng số vi khuẩn/gram
TC/BT Tiêu chảy/Bình thường
Tuổi g/s Tuổi gia súc
PL Phú Lương
ĐT Đại Từ
ĐH1 Định Hoá
ĐH2 Đồng Hỷ
SC Sông Công
PY Phổ Yên
Độ PLCK Độ pha loãng canh khuẩn

Tiêm Pm Tiêm phúc mạc
Tiêm Nb Tiêm nội bì
KH Ký hiệu
XĐ Xác định





viii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng
Trang
3.1: Kết quả xác định tỷ lệ dê tiêu chảy và chết do tiêu chảy
48
3.2: Kết quả xác định tỷ lệ dê tiêu chảy và chết do tiêu chảy ở các
lứa tuổi
51
3.3: Kết quả xác định tỷ lệ dê tiêu chảy ở các mùa vụ trong năm
54
3.4: Kết quả xác định tỷ lệ dê chết do tiêu chảy ở các mùa vụ
trong năm
57
3.5: Các triệu chứng của dê mắc bệnh tiêu chảy
59
3.6: Các bệnh tích đại thể của dê mắc bệnh tiêu chảy

61
3.7: Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli, C. Perfringens từ phân
dê khoẻ và dê bị tiêu chảy
63
3.8. Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli, C. perfringens từ phủ tạng
của dê chết do tiêu chảy
65
3.9. Biến động số lượng vi khuẩn E. coli, C. perfringens trong
phân dê bệnh và dê bình thường
67
3.10. Đặc tính sinh hoá của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ
dê tiêu chảy
70
3.11. Đặc tính sinh hoá của các chủng vi khuẩn C. Perfringens phân
lập từ dê tiêu chảy
71
3.12. Xác định khả năng dung huyết của các chủng E. coli phân lập
72
3.13. Xác định khả năng dung huyết của các chủng C.perfringens
phân lập
73
3.14. Kết quả xác định độc lực của các chủng E. coli phân lập trên
chuột bạch
74
3.15. Kết quả xác định độc lực của các chủng C.perfringens phân lập
trên chuột bạch
75
3.16. Kết quả xác định sự mẫn cảm của các chủng E. coli phân lập
được với kháng sinh và hoá dược
77

3.17. Kết quả xác định sự mẫn cảm của các chủng vi khuẩn
C. perfringens phân lập được với kháng sinh và hoá dược
78
3.18. Hiệu quả một số phác đồ điều trị tiêu chảy ở dê
80
ix

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình Trang
1. Hình 2.1: Sơ đồ quy trình phân lập, giám định vi khuẩn C.perfringens 39
2. Hình 2.2: Sơ đồ quy trình phân lập, giám định vi khuẩn E.coli 40
3. Hình 3.1: Biểu đồ so sánh tỷ lệ dê mắc bệnh tiêu chảy và tỷ lệ dê 49
chết do mắc bệnh tiêu chảy
4. Hình 3.2: Biểu đồ so sánh tỷ lệ dê mắc bệnh tiêu chảy và chết do mắc 52
bệnh tiêu chảy ở các lứa tuổi
5. Hình 3.3: Biểu đồ kết quả phân lập vi khuẩn E.coli, C. perfringens 66
từ phủ tạng của dê chết do tiêu chảy
6. Hình 3.4: Biểu đồ so sánh số lượng vi khuẩn E.coli trong phân dê 69
tiêu chảy và dê khoẻ mạnh
7. Hình 3.5: Biểu đồ so sánh số lượng vi khuẩn C.perfringens trong phân 69
dê tiêu chảy và dê khoẻ mạnh
8. Hình 3.6: Ảnh đàn dê nuôi tại huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên 92
9. Hình 3.7: Ảnh đàn dê nuôi tại huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên 92
10. Hình 3.8: Ảnh điều tra, theo dõi dê mắc bệnh tiêu chảy tại huyện 92
Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên
11. Hình 3.9: Ảnh dê bị mắc bệnh tiêu chảy 93
12. Hình 3.10: Ảnh quá trình thực tập tại Phòng thí nghiệm 93









1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu sống của con người trong xã hội thực tại rất cần sản phẩm của
ngành nông nghiệp cả số lượng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong sản phẩm nông nghiệp nói chung, thì nhu cầu sản phẩm ngành chăn nuôi
rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng này của xã hội, ngành chăn nuôi đang
từng bước được Đảng, Nhà nước quan tâm toàn diện và người dân đã chú trọng
phát triển sản xuất với quy mô lớn dần để nâng cao số lượng, chất lượng sản
phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có thành phố Thái
Nguyên là nơi có các khu công nghiệp đang phát triển, tập trung nhiều trường
Đại học, Cao đẳng, có các điểm du lịch sinh thái. Vì vậy, mật độ dân số đông
do đó nhu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm hàng ngày lớn. Phát triển chăn
nuôi tại chỗ để đảm bảo nhu cầu trên là điều cần thiết. Theo Nghị quyết của
Đại hội Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp là định hướng phát triển chăn
nuôi theo hướng chuyên nghiệp, xây dựng chăn nuôi theo mô hình trang trại,
gia trại, cải thiện môi trường chăn nuôi, ưu đãi đầu tư cho chăn nuôi về khoa
học kỹ thuật, vốn đầu tư và đa dạng cơ cấu giống vật nuôi. Bên cạnh công tác
giống vật nuôi thì công tác thú y phòng trị bệnh cho vật nuôi cũng đóng vai trò

rất quan trọng. Các vấn đề trên nếu không được quan tâm đúng mức thì sẽ gây
thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi.
Hiện nay, cùng với các bệnh truyền nhiễm hàng năm làm chết một số
lượng không nhỏ gia súc thì bệnh đường tiêu hoá cũng làm cho một số gia súc
non mắc bệnh và chết.
Bệnh tiêu chảy là một trong những bệnh gây thiệt hại rất lớn về kinh tế
cho người chăn nuôi, làm giảm số lượng, chất lượng gia súc nói chung, và đàn
dê nói riêng, bệnh tiêu chảy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của dê. Có rất nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
yếu tố bất lợi gây ra bệnh tiêu chảy ở dê như: sự thay đổi đột ngột của điều
kiện thời tiết khí hậu, vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống không đảm bảo
vệ sinh thú y, hoặc do các loại vi khuẩn: Escherichia coli hay vi khuẩn yếm
khí Clostridium perfringens cùng với các vi khuẩn khác như Salmonella,
Lawsonia in terillulavis, Surpallina pilo sicoli Những virus gây tiêu chảy do
Rotavirus, Coronavirus và các loại ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy như: cầu
trùng, giun đũa
Bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất là vào
cuối Đông sang Xuân hoặc cuối Xuân sang Hè, sau đợt mưa khí hậu thay đổi
đột ngột đồng thời có sự xuất hiện của vi khuẩn như: E.coli, C. perfringens
gây bệnh tiêu chảy ở dê và gây chết cho dê theo thể nhiễm trùng, bại huyết.
Vì vậy, việc xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng loại vi khuẩn trên
đối với con dê là một vấn đề cần thiết. Trên cơ sở các yếu tố đó để xây dựng
phác đồ điều trị bệnh hợp lý, có hiệu quả mang lại lợi ích cho người chăn nuôi
dê là cần thiết. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Escherichia coli và
Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở dê nuôi tại Thái Nguyên và biện
pháp phòng trị”

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh tiêu chảy và khả năng gây
bệnh của vi khuẩn E.coli, C.perfringens ở dê nuôi tại tỉnh Thái Nguyên.
- Trên cơ sở những kết quả đạt được thử nghiệm một số phác đồ phòng trị
ở dê trước và sau cai sữa mắc bệnh tiêu chảy nuôi tại tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài nghiên cứu một cách hệ thống ảnh hưởng giữa các yếu tố mùa
vụ, lứa tuổi đối với bệnh tiêu chảy của dê và vai trò gây bệnh của vi khuẩn:
E.coli, C.perfringens trong bệnh này.


3

- Các kết quả thu được của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho các
nghiên cứu tiếp theo, đóng góp thêm những tài liệu tham khảo cho cán bộ thú
y ở cơ sở và người chăn nuôi.
- Xây dựng và đề xuất một số phác đồ điều trị tiêu chảy cho dê bằng
cách kết hợp giữa việc dùng các loại kháng sinh, hóa dược với dung dịch của
các chất điện giải trong điều trị bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy ở dê
Bệnh tiêu chảy ở gia súc là một hiện tượng bệnh lý phức tạp gây ra bởi
sự tổng hợp của nhiều yếu tố do tác động của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là
do các vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hoá gây nên sự nhiễm khuẩn, loạn

khuẩn, rối loạn khả năng hấp thu ở đường ruột dẫn đến tiêu chảy. Điều kiện
ngoại cảnh bất lợi là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra các stress
cho cơ thể, mặt khác các khâu của quy trình kỹ thuật như: chăm sóc nuôi
dưỡng, vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống không đảm bảo cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh vào vật nuôi.
Dê là loài gia súc đã được nuôi từ lâu đời. Chăn nuôi dê đã đem lại lợi
ích thiết thực cho đời sống của con người như: cung cấp phân bón cho trồng
trọt và sản phẩm phụ cho ngành nông nghiệp chế biến, đặc biệt thịt và sữa là
hai loại thực phẩm quý có giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, trong chăn nuôi dê còn gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố
tác động, kể cả yếu tố bệnh tật. Con dê cũng như các loài gia súc khác dễ mắc
nhiều loại bệnh trong đó có cả bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy ở dê do rất nhiều
nguyên nhân gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, thức ăn và đã gây ra
tổn thất nặng nề cho ngành chăn nuôi dê ở nước ta, kể cả khu vực chăn nuôi tập
thể và các hộ chăn nuôi cá thể. Dê non dưới 6 tháng tuổi thường mắc bệnh này
với tỷ lệ cao.
Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều
chưa thể khống chế hiệu quả đối với hội chứng tiêu chảy. Vật nuôi có thể bị
mắc bệnh quanh năm, đặc biệt là vụ Đông - Xuân khi thời tiết thay đổi đột ngột
hay vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm (Sử An Ninh, 1993 [20] ).


5

Với bất cứ cách gọi như thế nào thì bệnh tiêu chảy luôn được đánh giá
là triệu chứng phổ biến trong các dạng bệnh của đường tiêu hoá, xảy ra mọi
lúc, mọi nơi và đặc biệt là ở gia súc non với biểu hiện triệu chứng là: ỉa chảy,
mất nước và chất điện giải, suy kiệt dẫn đến có thể chết do truỵ mạch
(Radostits.O.M và cs, 1997 [64]).
Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm thì thức ăn đóng vai trò rất quan trọng.

Nếu khẩu phần ăn cho động vật không cân đối, thức ăn không đảm bảo chất
lượng như bị ôi, thiu, mốc, nhiễm các vi sinh vật có hại thì gia súc rất dễ bị rối
loạn tiêu hóa dẫn tới ỉa chảy (Hồ Văn Nam và cs, 1997 [16]).
Nghiên cứu về tình hình ô nhiễm vi sinh vật trong thức ăn của lợn và tỷ
lệ lợn bị bệnh tiêu chảy tại 6 cơ sở chăn nuôi lợn tại khu vực thành phố Hồ
Chí Minh (Tống Vũ Thắng và cs, 2008 [37]). Kết quả cho thấy thức ăn nhiễm
nấm mốc chiếm 82,77%; E.coli chiếm 28,33%; Salmonella chiếm 21,66% và
Clostridium chiếm 35,0%; với cường độ nhiễm tương ứng là 5,4x10
4
CFU/gr;
5,19x10
3
CFU/gr; 1,98x10
2
CFU/gr trong mùa khô. Kết quả nghiên cứu trong
mùa mưa thì nấm mốc chiếm 89,44%; E.coli chiếm 34,44%; Salmonella
chiếm 25,55% và Clostridium chiếm 41,66%.
Nhiều tác giả đề cập đến ảnh hưởng của ngoại cảnh trong hội chứng
tiêu chảy. Theo Hồ Văn Nam và cs (1997) [16] nghiên cứu cho thấy nếu
thay đổi thức ăn đột ngột, khẩu phần không cân đối, vận chuyển đi xa, nuôi
nhốt chật chội, thời tiết thay đổi, thiếu vitamin C, và vitamin nhóm B dẫn
tới rối loạn chức năng tiết dịch và vận động của dạ dày là điều kiện thuận lợi
để hội chứng tiêu chảy xuất hiện. Trong thức ăn có nấm ký sinh (Candida
spp) cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc.
Trong giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi lợn con tiêu chảy có biểu
hiện của viêm ruột hoại tử có xu hướng giảm dần theo tuổi, tập trung ở giai
đoạn từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi với tỷ lệ trung bình 15,88%; từ 16-30
ngày tuổi giảm còn 13,41%; giai đoạn 31-45 ngày tuổi tỷ lệ là 8,94%; trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
46-60 ngày tuổi tỷ lệ giảm thấp rõ rệt chỉ còn 6,69% (Nguyễn Văn Sửu và
cs, 2008 [33]). Thực tế trong từng giai đoạn phát triển của gia súc từ sơ
sinh đến trưởng thành thì sự hoàn thiện các cơ quan hệ thống trong cơ thể
như: hệ thống thần kinh, hệ thống tiêu hoá và đặc biệt là hệ thống đáp ứng
miễn dịch của cơ thể nhanh chậm, mạnh yếu khác nhau đều ảnh hưởng tới
khả năng mắc bệnh của gia súc nặng nhẹ khác nhau.
Những năm gần đây bệnh viêm ruột hoại tử ở vật nuôi đã được các nhà
khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu và bước đầu đã có những kết quả
nhất định trong phòng và trị bệnh. Qua nghiên cứu vacxin giải độc tố để
phòng bệnh cho hươu nai đã được sản xuất và được đưa vào sử dụng có hiệu
quả (Nguyễn Ngọc Nhiên, Trần Thị Hạnh và cs, 1996 [18]).
Tất cả các nguyên nhân gây tiêu chảy từ bên ngoài khi tác động vào cơ thể
vật chủ thì ở bất cứ hình thức nào cũng đều có nét đặc trưng chung. Vì vậy trong
công tác thú y nếu nắm được những yếu tố này sẽ giúp cho việc xây dựng quy
trình phòng và trị bệnh đạt hiệu quả cao.
Biện pháp tổng hợp phòng tiêu chảy là biện pháp chủ động để giảm thiệt
hại về mọi mặt do tiêu chảy gây ra (Theo Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [5]).
1.2. Vi khuẩn E.coli và bệnh tiêu chảy ở dê do vi khuẩn E.coli gây ra
Vi khuẩn đường ruột E.coli thuộc họ Enterobacteriaceae, nhóm
Escherichae, giống Escherichia, loài Escherichia coli. Trong các vi khuẩn
đường ruột, loài E.coli là phổ biến nhất. E.coli còn có tên là Bacterium Coli
commune, Bacillus coli communis do nhà khoa học Theodor Escherich phân
lập được lần đầu tiên năm 1885 từ phân trẻ em.
Vi khuẩn E.coli gây bệnh cho gia súc non trong giai đoạn bú sữa
thường là tăng tiết nước ở ruột non và ở giai đoạn sau cai sữa thường gây
chứng viêm ruột thanh dịch nhầy hay xuất huyết.
Về mặt huyết thanh học, người ta chia các chủng E. coli thành nhiều
serotype khác nhau. Cho đến nay đã phát hiện được 279 serotype, trong đó có



7

250 serotype có độc lực và có vai trò quan trọng trong một số bệnh của gia
súc, gia cầm.
E.coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, có lông, di động được,
không hình thành nha bào và giáp mô, bắt màu gram (-), kích thước 2-3 μm x 0,6
m. Vi khuẩn E. coli di động nhờ có lông ở xung quanh thân, nhưng khi nuôi
cấy trong điều kiện bất lợi sẽ mất lông, không di động. Vi khuẩn không sinh nha
bào. Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc nhày để nhuộm có thể thấy giáp mô, còn khi
soi tươi sẽ không thấy được (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997) [36].
E.coli là trực khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện, có thể sinh trưởng ở
nhiệt độ từ 5 - 40
o
C, nhiệt độ thích hợp là 37
o
C, pH thích hợp là 7,2 - 7,4; có
thể phát triển được ở pH từ 5,5 - 8 (Nguyễn Như Thanh và cs, 1974) [35] .
Vi khuẩn E.coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông
thường, một số chủng có thể phát triển được ở môi trường tổng hợp đơn giản.
- Môi trường thạch thường: Sau 24 h nuôi cấy ở tủ ấm 37
o
C, vi khuẩn
hình thành khuẩn lạc dạng S, tròn, ướt, màu tro nhạt, hơi lồi. Nuôi cấy lâu
khuẩn lạc rộng ra có thể quan sát thấy khuẩn lạc dạng nhày (M-Mucous) và
dạng nhám (R-Rough).
- Môi trường nước thịt: Sau 24h nuôi cấy ở tủ ấm 37
o
C, vi khuẩn phát

triển nhanh, môi trường đục đều có lắng cặn, đáy màu tro nhạt, trên mặt môi
trường hình thành lớp màng mỏng, màu ghi dính vào thành ống nghiệm. Canh
trùng có mùi phân thối.
- Môi trường thạch máu: Sau 24h nuôi cấy ở tủ ấm 37
o
C, vi khuẩn hình
thành khuẩn lạc to, ướt, lồi, viền không gọn, màu xám nhạt, không gây dung
huyết (một số chủng gây dung huyết).
- Môi trường thạch MacConkey: Sau 24h nuôi cấy ở tủ ấm 37
o
C, vi
khuẩn hình thành khuẩn lạc màu hồng cánh sen, tròn, nhỏ, hơi lồi, không
nhày, rìa gọn, không làm chuyển màu môi trường.
- Môi trường thạch peptone: sau 18-24h bồi dưỡng trong tử ấm vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
khuẩn mọc thành những khuẩn lạc tròn ướt, màu xám, kích thước trung bình,
mặt khuẩn lạc hơi lồi lên, có nếp nhăn và bề mặt láng bóng.
- Môi trường Endo: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc màu đỏ mận chín,
có ánh kim hoặc không.
- Môi trường EMB (Eosin Methyl Blue): hình thành khuẩn lạc màu tím
đen có ánh kim.
- Môi trường thạch SS (Salmonella Shigella): vi khuẩn E.coli hình
thành khuẩn lạc màu đỏ.
- Môi trường thạch Brilliant green: sau 24 h nuôi cấy ở 37
0
C hình
thành khuẩn lạc màu vàng chanh.

Không mọc trên các môi trường Malasit và Mulerkauffmann.
Bị kiềm chế khi nuôi trong các môi trường Wilson Blair.
E.coli lên men sinh hơi các loại đường như: Fructoz, Glucoz, Levuloz,
Galactoz E.coli không lên men Andonit và Inozit, đây là đặc điểm để phân
biệt E.coli với Klebsiella.
Phần lớn các chủng E.coli đều lên men nhanh đường Lactoz và sinh
hơi, đó là đặc điểm quan trọng để phân biệt E.coli với Salmonella. Tuy nhiên
cũng có một số chủng E.coli không lên men đường Lactoz.
Các phản ứng khác: H
2
S, VP, Oxidaz, Ureaz, Gelatin âm tính (-) , phản
ứng MR, Indol, Catalaz dương tính (+).
Cũng như các loại vi khuẩn không sinh nha bào khác, E.coli chịu đựng
kém với nhiệt độ, ở 55
o
C vi khuẩn chết sau 1h, 60
o
C sau 30 phút, đun sôi
100
o
C vi khuẩn chết ngay. Các chất sát trùng thông thường như axit phenic 3%,
HgCl
2
0,1%, focmol 0,2% diệt vi khuẩn sau 5 phút. Tuy nhiên ở môi trường
bên ngoài, các chủng E.coli độc có thể tồn tại đến 4 tháng.
Cấu trúc kháng nguyên của E. coli rất phức tạp, việc phân loại kháng
nguyên E.coli dựa trên cơ sở huyết thanh học cho thấy vi khuẩn E.coli gồm
các loại như sau:



9

+ Kháng nguyên O (Kháng nguyên thân): Là thành phần chính của thân
vi khuẩn. Kháng nguyên O được coi là yếu tố độc lực của vi khuẩn. Theo
Zinner và Petter (1983), kháng nguyên O là một nội độc tố có thể tìm thấy ở
màng ngoài vỏ bọc vi khuẩn và thường xuyên được giải phóng vào môi
trường nuôi cấy. Trong trạng thái chiết suất tinh khiết nó có bản chất là
Lipopolisacharid bao gồm hai phần, phần Polisacharid và phần Lipit.
Phần Lipit của màng quyết định độc lực của vi khuẩn, nếu tỉ lệ Lipit
của màng càng cao thì độc lực của vi khuẩn càng mạnh.
Phần Polisacharid có nhóm Hydro nằm ở thành ngoài vi khuẩn mang
tính đặc trưng cho kháng nguyên từng giống, phần Polisacharid không có
nhóm Hydro nằm phía trong không mang tính đặc trưng mà chỉ tạo ra sự khác
biệt về khuẩn lạc.
Kháng nguyên O chịu được khi đun ở 100
o
C trong 2h, cồn và HCl
trong 20 phút, nhưng bị phá huỷ bởi Formol 0,5%.
Mỗi type vi khuẩn có một kháng nguyên O riêng, hiện nay người ta
phân lập được khoảng 157 loại kháng nguyên O và xếp thứ tự từ O
1
đến O
157
.
Dựa vào cấu trúc kháng nguyên người ta xác định khả năng miễn dịch và làm
phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính để xác định serotype các chủng vi
khuẩn E.coli.
+ Kháng nguyên H (kháng nguyên lông- Hauch): Được cấu tạo bởi
thành phần lông của vi khuẩn, có bản chất là Protein. Kháng nguyên H bị phá
huỷ ở nhiệt độ 60

o
C trong 1h, dễ bị phá huỷ bởi cồn, axit yếu hoặc các
Enzym phân giải Protein. Kháng nguyên H bền vững với Formol 0,5%.
Kháng nguyên O và H không phụ thuộc vào nhau trong quá trình đáp
ứng miễn dịch. Burrow (1973) cho biết rằng khi miễn dịch cho động vật bằng
vi khuẩn bao gồm 2 loại kháng nguyên thường tạo ra hai loại kháng thể nhưng
nồng độ kháng thể H thường cao hơn nồng độ kháng thể O.
Kháng nguyên H không có vai trò về độc lực bằng cách sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
những giống E.coli có lông và không có lông, nhưng có cùng một serotype
kháng nguyên O gây cảm nhiễm cho chuột bằng đường miệng với lượng vi
khuẩn tương đương. Kết quả cho thấy khả năng gây bệnh là như nhau.
Hiện nay đã xác định được khoảng 49 loại kháng nguyên H ký hiệu từ
H
1
- H
49
.
+ Kháng nguyên K (Kapsular - kháng nguyên bề mặt): Vai trò của
kháng nguyên K chưa được thống nhất lắm, có người cho rằng nó không có ý
nghĩa độc lực, nhưng cũng có ý kiến cho rằng kháng nguyên K có ý nghĩa về
độc lực, vì nó tham gia bảo vệ vi khuẩn trước các yếu tố phòng vệ của cơ thể.
Phần lớn E.coli có kháng nguyên K bao phủ kín kháng nguyên O nên
khi còn sống vi khuẩn không gây ngưng kết với kháng thể O tương ứng.
Hầu hết các ý kiến cho rằng kháng nguyên K có 2 nhiệm vụ chính là:
Hỗ trợ phản ứng ngưng kết với kháng nguyên O, tạo ra hàng rào bảo vệ vi
khuẩn chống lại các tác động ngoại lai và hiện tượng thực bào.

+ Kháng nguyên giáp mô (kháng nguyên vỏ bọc - outermembrane
protein - OMP):
Một số vi khuẩn trong quá trình phát triển đã tiết ra một chất nhày có
khả năng tan vào nước ở mức độ nhất định, chất này bao quanh bên ngoài
vách vi khuẩn giúp vi khuẩn chống lại tác động của môi trường ngoại cảnh,
có thể quan sát được ở trạng thái ướt, dễ bị mất đi khi thay đổi điều kiện phát
triển gọi là giáp mô (Capsule) (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997 [36]).
Chất nhày giáp mô phần lớn không có tính định hình vì khuếch tán,
thường được cấu trúc bởi hợp chất Polysaccharide nhưng cấu trúc của
Polysaccharide này lại phụ thuộc vào từng họ vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên
ở vi khuẩn E.coli nói riêng, kháng nguyên giáp mô đóng vai trò quan trọng, vì
vậy chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu kháng nguyên K
88
(kháng nguyên Fimbriae)
(theo Nguyễn Thị Nội, 1986 [21]).


11

+ Kháng nguyên Fimbriae (kháng nguyên Pili): Khả năng bám dính là
điều kiện đầu tiên quyết định quá trình gây bệnh của E.coli độc nói riêng và vi
khuẩn đường ruột nói chung. Để thực hiện chức năng bám dính vi khuẩn phải
sản sinh ra một số chất đặc trưng có sắp xếp phù hợp với các điểm tiếp nhận
đặc biệt trên nhung mao ruột. Yếu tố bám dính của vi khuẩn được sắp xếp
trên các Fimbriae (pili), đây là một hợp chất Protein mạch thẳng, cấu trúc bởi
các đơn vị tiểu phần và có thể quan sát được dưới kính hiển vi điện tử. Số
lượng tiểu phần quyết định trọng lượng của yếu tố bám dính, đồng thời quyết
định độ dài của quá trình này.
E.coli gây bệnh cho lợn có thể có một hoặc nhiều yếu tố bám dính, các
yếu tố bám dính gồm F4 (K88), F5 (K99), F6 (987P), F41, F17, F18, ngoài ra

còn một số yếu tố bám dính khác chưa được phát hiện.
Khi vi khuẩn đường ruột phát triển trong tổ chức, cơ quan, hàm lượng
sắt đảm bảo cho sự phát triển của vi khuẩn phụ thuộc vào chất Siderofordo do
vi khuẩn sản sinh ra. Chất này có khả năng phân huỷ sắt liên kết trong tổ chức
của vật chủ thông qua Heamolyzin, chủ yếu là phân huỷ hồng cầu giải phóng
ra sắt, để vi khuẩn sử dụng dưới dạng hợp chất HEM. Vì vậy việc sản sinh ra
Heamolyzin cũng được coi là yếu tố độc lực của vi khuẩn.
Vi khuẩn E.coli có bốn kiểu dung huyết, nhưng quan trọng nhất là kiểu
α và β. Trong đó kiểu β gắn với tế bào và không có vai trò độc lực. Kiểu α
được sản xuất và giải phóng vào môi trường nuôi cấy ở pha logarid của chu
trình phát triển vi khuẩn, đây là loại protein qua lọc và được coi là yếu tố độc
lực của vi khuẩn.
Khi phân tích Heamolyzin đã thu được hợp chất Protein thuần khiết,
tuy nhiên một số tác giả lại cho thấy ngoài Protein còn có hợp chất chứa
Cacbon mà hợp chất này có thể làm tăng cường độc lực của Heamolyzin
(Renic, 1974; Cavalieri, 1982).
Đa số vi khuẩn E.coli độc gây bệnh đường ruột cho lợn sau cai sữa đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
có khả năng gây dung huyết, tuy nhiên đặc tính này không bền vững khi nuôi
cấy nhiều đời qua môi trường nhân tạo.
Hệ vi sinh vật đường ruột vô cùng phong phú, ngoài E.coli còn có
Salmonella, Klebsiella, Proteus… Do vậy, để có thể sống, phát triển và gây
bệnh, E.coli sản sinh ra một vài chất có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các vi
khuẩn khác gọi là chất kháng khuẩn (Colv).
Yếu tố Colv được phát hiện đã khá lâu, song gần đây (Virginial, 1991)
mới xác định rằng Colv của E.coli được di truyền bằng Plasmid, Colv-
plasmid đã được tìm thấy không chỉ ở E.coli gây bệnh mà còn tìm thấy ở các

loại vi khuẩn đường ruột khác.
Yếu tố Colv do E.coli sản sinh ra có trọng lượng phân tử là 27.000 -
28.000 dalton, nó rất bền với nhiệt, có thể chịu được nhiệt độ 120
o
C trong 30
phút. Nhiều tác giả cho rằng Colv là một kháng sinh có hiệu quả, bởi nó có
thể tác dụng lên tất cả các loại vi khuẩn, ngoại trừ loại vi khuẩn sinh ra nó. Vì
vậy Colv được coi là yếu tố độc lực của vi khuẩn E.coli.
Các nhóm vi khuẩn E.coli đã đặt tên theo những yếu tố gây bệnh mà
chúng có khả năng sản sinh như: Enterotoxigenic E.coli (ETEC),
Enteropathogenic E.coli (EPEC), Verotoxigenic E.coli (VTEC) Từ đó sắp
xếp các serotype cùng mang các yếu tố gây bệnh vào các nhóm gây nên các
thể bệnh đặc trưng cho từng lứa tuổi lợn (Faibrother, 1992 [53]).
Yếu tố gây bệnh quan trọng nhất của E.coli chính là độc tố đường ruột
(Enterotoxin). Độc tố ruột kích thích sự hấp thu dịch thể vào trong lòng ruột
gây ra tiêu chảy. Độc tố ruột gây tiêu chảy ở lợn bao gồm:
- Độc tố chịu nhiệt (Heat stabile enterotoxin - ST)
Độc tố này có trọng lượng phân tử lớn hơn 90.000 dalton, có khả năng
chịu được nhiệt độ 100
0
C trong 4h, bị phá huỷ nhanh khi hấp cao áp và bền
vững ở nhiệt độ thấp.
ST thực hiện quá trình gây bệnh nhanh từ 1 - 2 giờ và kéo dài tới 48h.


13

ST được chia thành hai nhóm STa và STb, cả hai nhóm đều có vai trò quan
trọng gây ỉa chảy ở bê, nghé, cừu, dê, lợn con, trẻ sơ sinh. Nhưng kết quả
kiểm tra PCR trên 575 mẫu E.coli phân lập từ lợn cho thấy, có 141 mẫu gen

quy định cho STb trong khi đó chỉ có 51 mẫu phát hiện gen quy định cho STa
(Moon và cs) .
- Độc tố không chịu nhiệt (Heat labile enterotoxin - LT)
Độc tố LT bị vô hoạt ở 60
o
C trong 15 phút, độc tố thực hiện quá trình
gây bệnh chậm, thường là từ 18 - 24h, đôi khi từ 36 - 48h.
Độc tố LT có trọng lượng phân tử cao, nó gồm 5 nhóm B có khả năng
bám dính lên bề mặt ruột và một nhóm A có hoạt tính sinh học cao. Độc tố tác
động kích thích lên niêm mạc ruột, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và
chất điện giải. Kết quả là làm xung huyết niêm mạc ruột, tăng tính thấm thành
mạch, hút nước từ mạch quản vào lòng ruột gây ra tiêu chảy.
1.3. Vi khuẩn Clostridium perfringens và bệnh tiêu chảy ở dê do vi khuẩn
C.perfringens gây ra
Clostridium perfringens còn có tên là C. Welchii được Welch Nattal
phân lập từ năm 1892 trong tổ chức xác hơi của người chết.
Vi khuẩn C.perfringens thuộc họ Bacillaceae, giống Clostridia là vi
khuẩn kỵ khí, có khả năng hình thành nha bào và H
2
S. Vi khuẩn này rộng rãi
trong tự nhiên (đất, nước, phân, không khí) do đó dễ nhiễm vào thức ăn và
gây ngộ độc.
Vi khuẩn C.perfringens là vi khuẩn Gram (+), không lông, không di
động, kích thước từ 1-1,5µ x 4-8µ. Nha bào to hơn thân vi khuẩn, có hình
oval cân xứng hay lệch tâm. Vi khuẩn có thể hình thành giáp mô trong cơ thể
bệnh, hình thành nha bào trong môi trường trung tính hoặc kiềm, trong thực tế
rất ít khi quan sát được nha bào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
Sự phân bố rộng rãi mầm bệnh trong tự nhiên, các nguồn nước, vật
liệu, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển là những nhân tố quan
trọng tham gia vào sự phân tán mầm bệnh đi khắp nơi.
Vi khuẩn C.perfringens có khả năng gây bệnh đường tiêu hóa cho nhiều
loài động vật, bệnh lý chủ yếu là viêm ruột cấp tính và kèm theo xuất huyết.
Vi khuẩn C.perfringens có nhiều chủng và có khả năng sản sinh ra
nhiều loại độc tố khác nhau, hình thành độc tố dung huyết, gây hoại tử tổ
chức phần mềm và gây chết. Cùng nhóm với vi khuẩn C.perfringens thì vi
khuẩn C.tetani và C.botulinum thuộc nhóm gây nhiễm độc thần kinh hay
C.chauvoei, C.septicum và C.novyi gây độc tổ chức.
Qua nghiên cứu, người ta xác định được C.perfringens có khả năng sản
sinh ra nhiều độc tố và các enzym khác. Một số loại độc tố do chúng sinh ra
có vai trò xác định các chủng gây bệnh của C.perfringens (Bormann E,
Gunther H, Kohler, 2002; Cadman H, Kelley P, Zhou R, Davelaar F and
Mason P, 1994; Garmory HS, Chanter N, French NP, Bueschel D, Songer JG,
2000 [48] [50] [54].
Nghiên cứu về phương diện lâm sàng của bệnh một số tác giả chia
Clostridium gây bệnh thành các nhóm như sau:
- Nhóm gây độc do độc tố thần kinh gồm C.tetani và C.botulinum,
nhóm này sản sinh độc tố thần kinh gây bệnh uốn ván
- Nhóm gây thối nát hoại thư sinh hơi, viêm bắp thịt và phủ tạng gồm
C.chauvoei, C.septicum,C.perfringens, C.oedematies, C.sporogenes,
C.histolyticum (B.histolyticus), C.haemolyticum.
- Nhóm Clostridium gây bệnh ở ruột có thể do khi sử dụng kháng sinh
gồm C.spiroforme, C.difeile.
- Nhóm sản sinh ra độc tố gây nhiễm độc ruột huyết gồm C.perfringens
type A, B, C, D và E, C.colinum (Facultad de Ciencias Veterinarias, Universidad
Austral de Chile, 2006; Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 1997 [36].

×