Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần thép nam kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.58 KB, 121 trang )

`Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
- - - - - - - - - - - -

LÊ THị VÂN ANH
PHÂN TíCH BáO CáO TàI CHíNH
CủA CÔNG TY Cổ PHầN THéP NAM KIM
Chuyên ngành: kế toán, kiểm toán và phân tích
Ngời hớng dẫn khoa học:
ts. NGUYễN HữU áNH
Hµ néi, n¨m 2011
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và
chưa từng được công bố. Các kết quả, phân tích, kết luận trong Luận văn này (ngoài
các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi, số liệu dùng để
phân tích có nguồn gốc hợp pháp, rõ ràng và không có sự chỉnh sửa.
Hà nội, ngày 24 tháng 12 năm 2011
Tác giả Luận văn
Lê Thị Vân Anh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa
BCTC Báo cáo tài chính
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CSH Chủ sở hữu
CTCP Công ty cổ phần
DB Dự báo
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
EPS Earnings per share – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
HĐQT Hội đồng quản trị
KCN Khu công nghiệp
LNTT Lợi nhuận trước thuế


LNST Lợi nhuận sau thuế
P/E Price-Earnings ratio – Giá thị trường so với lợi tức mỗi cổ phiếu
ROA Return on assets – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
ROE Return on equity – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
ROS Return on sales – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TTS Tổng tài sản
TTTB Tăng trưởng trung bình
TSCĐ Tài sản cố định
USD United states Dollars – Đô la Mỹ
VCSH Vốn chủ sở hữu
VND Việt nam đồng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 3.1 Giá trị trung bình các chỉ tiêu tài chính ngành thép 39
Bảng 3.2
Tỷ trọng và sự biến động các khoản mục trong bảng cân đối
kế toán Công ty cổ phần thép Nam Kim giai đoạn 2007-2010
49
Bảng 3.3
Sự biến động các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh
doanh Công ty cổ phần thép Nam Kim giai đoạn 2007-2010
59
Bảng 3.4
Tổng hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính Công ty cổ
phần thép Nam Kim giai đoạn 2007-2010
Bảng 3.5

Các chỉ tiêu chứng khoán của Công ty cổ phần thép Nam Kim
giai đoạn 2007-2010
65
Bảng 3.6
Khả năng trả nợ ngắn hạn thực và khả năng chi trả lãi vay của
Công ty cổ phần thép Nam Kim giai đoạn 2007-2010
70
Bảng 4.1 Dự báo tình hình tài chính Công ty cổ phần thép Nam Kim 79
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ/
Biểu đồ
Tên Sơ đồ, Biểu đồ Trang
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1 Mô hình phân tích tài chính Dupont 15
Sơ đồ 2.2 Chu trình luân chuyển tài sản 31
Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức Công ty cổ phần thép Nam Kim 36
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu cổ đông Công ty cổ phần thép Nam Kim 35
Biểu đồ 3.2
Kết quả hoạt động Công ty cổ phần thép Nam Kim giai
đoạn 2007-2010
38
Biểu đồ 3.3
Các khoản mục tài sản ngắn hạn Công ty cổ phần thép
Nam Kim giai đoạn 2007-2010
44
Biểu đồ 3.4
Các khoản mục nguồn vốn Công ty cổ phần thép Nam
Kim giai đoạn 2007-2010
47

Biểu đồ 3.5
Sự tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu Công ty
cổ phần thép Nam Kim giai đoạn 2007-2010
48
Biểu đồ 3.6
Vốn lưu động thường xuyên Công ty cổ phần thép Nam
Kim giai đoạn 2007-2010
51
Biểu đồ 3.7
Hệ số đòn bẩy, khả năng tự tài trợ và tỷ lệ vốn vay các
TCTD trên tổng tài sản Công ty cổ phần thép Nam Kim
giai đoạn 2007-2010
52
Biểu đồ 3.8
Khả năng thanh khoản Công ty cổ phần thép Nam Kim
giai đoạn 2007-2010
53
Biểu đồ 3.9
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu và tỷ suất LNST
trên doanh thu Công ty cổ phần thép Nam Kim giai đoạn
2007-2010
57
Biểu đồ 3.10
Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận Công ty cổ
phần thép Nam Kim giai đoạn 2007-2010
58
Biểu đồ 3.11
Khả năng sinh lời trên tài sản và vốn chủ sở hữu Công ty
cổ phần thép Nam Kim giai đoạn 2007-2010
60

Biểu đồ 3.12
Vòng quay hàng tồn kho Công ty cổ phần thép Nam Kim
giai đoạn 2007-2010
63
Biểu đồ 3.13
Vòng quay khoản phải thu, phải trả Công ty cổ phần thép
Nam Kim giai đoạn 2007-2010
64
Biểu đồ 3.14
Dòng tiền trong hoạt động của Công ty cổ phần thép
Nam Kim giai đoạn 2007-2010
69
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 3
1.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan 4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 6
1.4. Câu hỏi nghiên cứu 6
1.5. Phạm vi nghiên cứu 7
1.6. Phương pháp nghiên cứu 7
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP 9
2.1. KHÁI QUÁT PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 9
2.1.1. Báo cáo tài chính 9
2.1.2. Phân tích báo cáo tài chính 11
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 13
2.2.1. Phương pháp so sánh 13
2.2.2. Phương pháp Dupont 14

2.2.3. Phương pháp phân tích khác 16
2.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 17
2.3.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 17
2.3.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 22
2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu liên hệ giữa các báo cáo tài chính 24
2.3.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 31
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM 35
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM 35
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 35
3.1.2. Mô hình tổ chức 37
3.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 38
3.2. CƠ SỞ PHÂN TÍCH, SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ 39
3.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH 41
3.3.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 41
3.3.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 53
3.3.3. Phân tích chỉ tiêu liên hệ giữa các báo cáo tài chính 59
8
3.3.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 65
3.4. TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TOÁN 69
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI
CHÍNH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM
73
4.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 73
4.1.1. Những điểm mạnh về tình hình tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim 73
4.1.2. Những điểm yếu về tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim 75
4.1.3. Dự báo tình hình tài chính dựa trên xu hướng hiện tại 77
4.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 80
4.2.1. Tăng vốn đầu tư chủ sở hữu 80

4.2.2. Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh chặt chẽ 82
4.2.3. Nâng cao chất lượng dòng tiền 84
4.2.4. Tiếp tục phát triển các nguồn lực hỗ trợ 85
4.3. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 86
4.4. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 88
4.5. KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
9
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
- - - - - - - -

LÊ THị VÂN ANH
PHÂN TíCH BáO CáO TàI CHíNH
CủA CÔNG TY Cổ PHầN THéP NAM KIM
Chuyên ngành: kế toán, kiểm toán và phân tích
Hµ néi, n¨m 2011
ii
TÓM TẮT
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc phân tích báo cáo tài chính có thể giúp những người quan tâm tới doanh
nghiệp đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất. Ví dụ đối với nhà quản lý
doanh nghiệp thì đưa ra chiến lược nâng cao năng lực cho doanh nghiệp đó,… Với
việc nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, ngày càng
nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài hiện diện tại Việt Nam. Trong điều kiện
đó, các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh mà nòng cốt là
năng lực tài chính. Muốn như vậy thì phải tổ chức phân tích báo cáo tài chính một
cách đầy đủ và rõ ràng.
Công ty cổ phần Thép Nam Kim, là doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn
chứng khoán nên cần minh bạch thông tin, việc phân tích tài chính sẽ đem lại một

số tác dụng như: Cổ đông và ban điều hành công ty có định hướng phát triển công
ty một cách phù hợp, biết được tình hình tài chính của công ty đang tốt hay xấu,
thời gian tới công ty có cần thêm vốn kinh doanh hay không và chiến lược huy
động vốn như thế nào; Công ty cũng sẽ thu hút được nhà đầu tư, nâng cao giá trị
doanh nghiệp,… Trên thực tế hoạt động phân tích tài chính đối với công ty này
chưa được chú trọng, hầu như không có bộ phận chuyên trách về phân tích tài chính
công ty,…
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích báo cáo tài
chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim” để nghiên cứu.
1.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan
Thời gian qua, trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân tích
báo cáo tài chính doanh nghiệp. Nhìn chung, nội dung nghiên cứu của các tác giả đi
trước đã đề cập sâu đến các phương pháp cũng như các nội dung phân tích báo cáo
tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Luận văn thì các công trình nghiên cứu đi
i
trước còn có điểm chưa đề cập sâu và chưa đầy đủ cơ sở đó là: (i) Các công trình
nghiên cứu thường chỉ tập trung phân tích đối với 2 loại báo cáo tài chính là bảng
cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà chưa phân tích đối với
báo cáo lưu chuyển tiền tệ; (ii) Thêm nữa, các công trình nghiên cứu trước đây cũng
chưa đưa ra được cơ sở so sánh khi đánh giá, phân tích các chỉ số tài chính của
doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải xây dựng một hệ thống các giá trị trung bình của
ngành, để từ đó có thể so sánh giá trị các chỉ tiêu tài chính mà ta tính được nhằm
đưa ra nhận định doanh nghiệp phân tích có tốt hơn mức độ trung bình trong ngành
đó hay không và chỉ tiêu này tốt hơn, chỉ tiêu nào chưa tốt bằng.
Để có thể nghiên cứu được thành công đề tài đã chọn, Luận văn cần tập
trung thực hiện các nội dung: (i) Hệ thống hóa các lý luận về phân tích báo cáo tài
chính doanh nghiệp, đề xuất bộ chỉ tiêu phân tích phù hợp; (ii) Xây dựng cơ sở so
sánh các chỉ tiêu tài chính nhằm đưa ra những nhận định phù hợp hơn với các doanh
nghiệp khác cùng ngành; (iii) Áp dụng các phương pháp phân tích tài chính đã trình
bày vào phân tích Công ty cổ phần Thép Nam Kim trong giai đoạn nghiên cứu. (iv)

Làm sáng tỏ những điểm tồn tại và nguyên nhân tồn tại và dự báo về về tình hình
tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim;
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho Công ty Cổ phần
thép Nam Kim.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài cần phải trả lời được các câu hỏi sau: (i) Các lý luận khoa
học về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp? (ii) Các
nội dung tổ chức công tác phân tích báo cáo tài chính và quy trình phân tích báo cáo
tài chính? (iii) Sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần
thép Nam Kim; và (iv) Các kết luận rút ra sau khi phân tích báo cáo tài chính của
Công ty cổ phần thép Nam Kim?
1.5. Phạm vi nghiên cứu
ii
Luận văn tập trung nghiên cứu các Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần
thép Nam Kim trong giai đoạn 2007-2010.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học như: Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp; Phương pháp so
sánh, kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu trước để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên
cứu của Luận văn; Phương pháp loại trừ,…
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu đề tài, Luận văn đã hệ thống hoá những lý luận khoa học về báo
cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính. Đặc biệt là Luận văn đã xây dựng được
cơ sở so sánh các chỉ số tài chính trong ngành thép qua việc tổng hợp các báo cáo
tài chính của một số doanh nghiệp trong ngành. Trên cơ sở tình hình thực tế của
Công ty cổ phần thép Nam Kim, Luận văn đề xuất những quan điểm, giải pháp
quan trọng để nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp này.
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài các phần danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ, các từ viết tắt và

các phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Chương 3: Phân tích thực trạng BCTC của Công ty cổ phần thép Nam Kim
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao
năng lực tài chính cho Công ty cổ phần thép Nam Kim
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
2.1. KHÁI QUÁT PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1.1. Báo cáo tài chính
- Khái niệm báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp
nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính,
iii
kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của
doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu
cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình
hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân loại báo cáo tài chính: Có nhiều cách phân loại báo cáo tài chính
nhưng thường người ta chia thành các loại như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài
chính. Mỗi loại này người ta lại phân theo từng thời điểm, thời kỳ khác nhau.
- Vai trò của báo cáo tài chính: là ghi chép lại quá trình phát triển của doanh
nghiệp và là cơ sở để đánh giá năng lực cũng như tình hình hoạt động của doanh
nghiệp.
2.1.2. Phân tích báo cáo tài chính
Không có định nghĩa cụ thể nào về phân tích báo cáo tài chính nhưng có thể
hiểu đây là quá trình xử lý số liệu bằng các phương pháp kỹ thuật nhằm đưa ra đánh
giá về tình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp; giúp các đối tượng quan tâm
tới doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn trước khi ra các quyết định cần thiết.
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Có nhiều phương pháp phân tích báo cáo tài chính, trong đó một trong những
phương pháp thường được áp dụng là phương pháp so sánh để đánh giá chỉ tiêu
phân tích dựa trên giá trị mẫu đã được tính toán trước nhằm đưa ra những nhận xét
thích hợp. Ngoài ra, người ta còn áp dụng phương pháp mô hình (với mô hình phân
tích nổi tiếng là mô hình Dupont), hay các phương pháp khác như: Phương pháp chi
tiết hóa chỉ tiêu phân tích, Phương pháp liên hệ (liên hệ cân đối; liên hệ
thuận/ngược chiều; hoặc liên hệ tương quan), Phương pháp thay thế liên hoàn,
Phương pháp số chênh lệch, Phương pháp đồ thị.
2.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.3.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Khi phân tích bảng cân đối kế toán người ta thực hiện 2 nội dụng: Phân tích
sự biến động giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán; và phân tích các chỉ
iv
tiêu tính toán từ các số liệu được cho bởi bảng cân đối kế toán. Một số nhóm chỉ
tiêu phân tích như sau: (i) Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính với các chỉ tiêu về hệ số
đòn bẩy, khả năng đảm bảo vốn kinh doanh và khả năng tự tài trợ. Nhóm chỉ tiêu
này thể hiện tính cân đối về tài chính của doanh nghiệp; (ii) Nhóm chỉ tiêu khả năng
thanh toán với các chỉ tiêu như khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán
nhanh và khả năng thanh toán tức thời. Các chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh
toán các khoản nợ đến hạn trong thời gian ngắn của doanh nghiệp; và (iii) Nhóm
chỉ tiêu tăng trưởng quy mô: Chỉ tiêu này có thể áp dụng cho bất kỳ khoản mục nào,
tuy nhiên thường thì người ta đánh giá về tăng trưởng vốn chủ sở hữu và tổng tài
sản.
2.3.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Cũng giống như phân tích bảng cân đối kế toán, khi phân tích báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh người ta cũng sẽ phân tích sự biến động các khoản mục
trong báo cáo như doanh thu, chi phí của từng hoạt động,… ngoài ra người ta cũng
sẽ tính toán các chỉ tiêu để phân tích như: (i) Tốc độ tăng trưởng doanh thu/ lợi
nhuận: Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng phát triển của doanh nghiệp trong kỳ
phân tích; và (ii) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu với 2 chỉ tiêu chính là tỷ suất lợi

nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận sau thuế.
2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu liên hệ giữa các báo cáo tài chính
Thực chất đây là tính toán các chỉ tiêu tài chính là kết quả của 2 đại lượng tại
2 báo cáo tài chính khác nhau. Thường thì người ta sẽ phân tích các nhóm chỉ tiêu
như sau: (i) Chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho trong
kỳ/ số ngày tồn kho bình quân trong kỳ; Vòng quay các khoản phải thu trong kỳ/ kỳ
thu tiền bình quân; Vòng quay các khoản phải trả; (ii) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
hoạt động với 2 chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản – ROA và tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu – ROE; và (iii) Chỉ tiêu về hấp dẫn đầu tư (chỉ tiêu chứng
khoán) với 2 chỉ tiêu là: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tỷ lệ giá thị trường
trên lợi tức mỗi cổ phiếu (P/E).
2.3.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
v
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người ta sẽ đánh giá về sự luân chuyênr
tài sản trong chu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích báo cáo
lưu chuyển tiền tệ, người ta sẽ phân tích đến các dòng tiền từ các hoạt động kinh
doanh/đầu tư/ tài chính của doanh nghiệp để xem trong thời kỳ phân tích hoạt động
có đều không, dòng tiền vào có dủ cho dòng tiền ra không,… Người ta có thể đánh
giá qua các chỉ tiêu như: Tỷ trọng dòng tiền vào của từng hoạt động hay tính toán
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nợ lãi phát sinh,…
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 23/12/2002 được sự chấp thuận của Sở kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình
Dương, Công ty cổ phần thép Nam Kim (Tên giao dịch quốc tế: Namkim Steel Joint
Stock Company, tên viết tắt: NAKISCO) chính thức được thành lập và bắt đầu đi
vào hoạt động từ đầu năm 2003. Trụ sở chính đặt tại cụm sản xuất An Thạnh, huyện
Thuận An, tỉnh Bình Dương. Sau hơn 8 năm hoạt động, Công ty cổ phần thép Nam
Kim đã đã trở thành thương hiệu tôn mạ hàng đầu của cả nước.

3.1.2. Mô hình tổ chức
3.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
vi
Nguồn: [5]
Biểu đồ: Kết quả hoạt động CTCP thép Nam Kim giai đoạn 2007-2010
3.2. CƠ SỞ PHÂN TÍCH, SO SÁNH ĐÁNH GIÁ
- Xây dựng cơ sở so sánh các chỉ tiêu tài chính: Luận văn thu thập các báo
cáo tài chính của một số doanh nghiệp trong ngành thép và tính toán các chỉ tiêu tài
chính trung bình như bảng dưới đây nhằm làm cơ sở so sánh:
- Báo cáo tài chính Công ty cổ phần thép Nam Kim: Đây đều là các báo cáo
tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ nên tính minh bạch và độ
tin cậy khá cao.
3.3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
Qua số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim, Luận
văn đã tính toán và tổng hợp các chỉ tiêu tài chính phục vụ quá trình phân tích.
3.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH
3.4.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán
a. Phân tích chung về bảng cân đối kế toán
Nhìn chung, Công ty cổ phần thép Nam Kim đang trong giai đoạn tăng
trưởng tốt, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng quy mô vốn và tài sản tương đối nhanh
trong những năm gần đây. Cùng với việc đang tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động và
đưa vào sản xuất sản phẩm mới (tôn mạ) thì năng lực sản xuất và thị phần của công
ty hứa hẹn sẽ được nâng cao trong thời gian tới, nhờ đó mà xu hướng tăng trưởng
hiện tại sẽ được duy trì.
vii
Có được sự tăng trưởng như trên là do công ty đã liên tục tăng vốn chủ sở
hữu trong các năm 2009 và 2010 bằng việc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông
hiện hữu, các đối tác đầu tư, cán bộ công nhân viên và một phần bán ra công chúng.
Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, công ty tăng cường vay vốn các tổ chức tín dụng
để phát triển hoạt động kinh doanh theo hai hướng chính, đó là:

(i) Mở rộng sản xuất bằng cách nâng cấp nhà máy hiện tại và đầu tư xây dựng
thêm nhà máy thứ hai tại Bình Dương (dự kiến chính thức đi vào hoạt động quý
3/2011);
(ii) Bổ sung thêm hoạt động kinh doanh thương mại các mặt hàng thép và tôn
bên cạnh hoạt động chính là sản xuất.
viii
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt tỷ trọng và sự biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán Công ty cổ phần thép
Nam Kim giai đoạn 2007-2010
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2007
Tỷ
trọng
2008
Tỷ
trọng
Tăng
trưởng
2009
Tỷ
trọng
Tăng
trưởng
2010
Tỷ
trọng
Tăng
trưởng
TÀI SẢN NGẮN HẠN 122,913 41.3% 147,491 48.3% 20.0% 742,054 83.9% 403.1% 1,343,331 82.7% 81.0%
- Tiền và các khoản
tương đương tiền

6,055 2.0% 6,664 2.2% 10.1% 70,712 8.0% 961.1% 63,381 3.9% -10.4%
- Các khoản phải thu
31,986 10.7% 28,193 9.2% -11.9% 186,978 21.1% 563.2% 559,813 34.5% 199.4%
- Hàng tồn kho
81,884 27.5% 108,979 35.7% 33.1% 462,137 52.2% 324.1% 665,226 41.0% 43.9%
- Tài sản ngắn hạn khác
2,988 1.0% 3,653 1.2% 22.3% 22,227 2.5% 508.5% 54,911 3.4% 147.0%
TÀI SẢN DÀI HẠN 174,940 58.7% 158,107 51.7% -9.6% 142,477 16.1% -9.9% 280,886 17.3% 97.1%
TỔNG TÀI SẢN 297,854 100.0% 305,598 100.0% 2.6% 884,531 100.0% 189.4% 1,624,217 100.0% 83.6%
NỢ PHẢI TRẢ 281,538 94.5% 279,102 91.3% -0.9% 709,324 80.2% 154.1% 1,243,759 76.6% 75.3%
Nợ ngắn hạn 206,806 69.4% 217,571 71.2% 5.2% 678,258 76.7% 211.7% 1,160,657 71.5% 71.1%
- Vay ngắn hạn
100,369 33.7% 92,643 30.3% -7.7% 355,182 40.2% 283.4% 922,248 56.8% 159.7%
Nợ dài hạn 74,732 25.1% 61,531 20.1% -17.7% 31,066 3.5% -49.5% 83,101 5.1% 167.5%
NGUỒN VỐN CSH 16,315 5.5% 26,496 8.7% 62.4% 175,207 19.8% 561.3% 380,458 23.4% 117.1%
TỔNG NGUỒN VỐN 297,854 100.0% 305,598 100.0% 2.6% 884,531 100.0% 189.4% 1,624,217 100.0% 83.6%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ BCTC kiểm toán CTCP thép Nam Kim giai đoạn 2007-2010)
viii
b. Phân tích cấu trúc tài chính
Trong suốt giai đoạn 2007-2010, cơ cấu tài chính của Công ty cổ phần thép
Nam Kim đã được cải thiện tích cực từ chỗ mất cân đối vốn và phụ thuộc quá nhiều
vào các nguồn vốn bên ngoài đến chỗ có một cấu trúc hợp lý hơn. Tham chiếu hệ
thống chỉ tiêu tài chính của ngành sản xuất thép thành phẩm (hoạt động sản xuất
chính của công ty) cho thấy trung bình một doanh nghiệp quy mô lớn trong ngành
thường có khả năng tự tài trợ ở mức từ 23% đến 32%. Như vậy, cơ cấu tài chính
hiện tại của công ty còn thấp nhưng cũng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, xu
hướng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn vay ngân hàng vẫn còn là tồn
tại bất cập trong cơ cấu tài chính của công ty.
c. Khả năng thanh toán
Về cơ bản, khả năng thanh khoản của công ty là tốt. Tuy nhiên công ty vẫn

cần kiểm soát khả năng thanh toán của mình một cách chặt chẽ và đưa ra những
điều chỉnh hợp lý khi cần thiết.
3.4.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Cùng với việc mở rộng quy mô, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần thép Nam Kim cũng tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2007-2010.
Doanh thu tăng cao qua các năm, đặc biệt là trong năm 2009 do từ năm này Công ty
đã bổ sung thêm hoạt động kinh doanh thương mại các sản phẩm thép để đa dạng
hóa danh mục sản phẩm. Cùng xu hướng đó, các chỉ tiêu về tỷ lệ lợi nhuận gộp và
lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng ở mức độ nhanh, thậm chí nhanh hơn tốc độ
tăng của doanh thu nhờ có chiến lược tái cấu trúc của công ty đã cải thiện được hiệu
suất hoạt động sản xuất.
3.4.3. Phân tích chỉ tiêu liên hệ giữa các báo cáo tài chính
a. Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời
Hiệu quả hoạt động hay nói cách khác là khả năng sinh lời của công ty có
những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Điểm mạnh đáng chú ý nhất và cũng là
quan trọng nhất là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu rất cao. Đây chính là lý do
hấp dẫn các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, các chỉ tiêu
ix
hiệu quả hoạt động khác (ROE, ROA) mới chỉ dừng lại ở mức trung bình, thậm chí
mức thấp so với chỉ số bình quân của ngành cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả
các nguồn lực hiện có. Trong thời gian tới, thay vì tiếp tục đầu tư mới để mở rộng
quy mô, công ty nên rà soát lại và đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp để
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, từ đó cải thiện khả năng sinh lời của mình.
b. Phân tích các chỉ tiêu hoạt động
Công ty có chính sách quản lý hàng tồn kho hiệu quả và hợp lý, nhưng vốn
lưu động lại luân chuyển chậm và có xu hướng xấu đi. Nguyên nhân chủ yếu là do
bất cập trong chính sách bán hàng và chính sách mua hàng đòi hỏi công ty phải xem
xét lại và có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
c. Chỉ tiêu chứng khoán
Nhóm chỉ tiêu chứng khoán cho thấy Công ty cổ phần thép Nam Kim là một

cổ phiếu có triển vọng tốt và đáng để xem xét đầu tư. Bên cạnh khả năng sinh lời
cao thì công ty còn luôn quan tâm đến lợi ích của cổ đông thể hiện thông qua mức
trả cổ tức cao trong các năm vừa qua và dự kiến trong những năm tới đây
3.4.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Qua các số liệu về dòng tiền thuần trong các năm vừa qua thể hiện Công ty
đang gặp khó khăn về quản lý lưu chuyển tiền tệ nói riêng và khó khăn trong hoạt
động kinh doanh nói chung. Với thâm hụt liên tục và có xu hướng gia tăng trong
dòng tiền thuần, công ty sẽ phải đối mặt với áp lực thanh khoản rất lớn mà nếu
không khắc phục được thì rủi ro mất khả năng thanh toán là hoàn toàn có thể xảy ra
mặc dù lợi nhuận và khả năng sinh lời của họ vẫn tốt.
- Dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong các kỳ báo cáo
gần đây, dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chỉ dương
trong năm 2008. Giá trị âm của dòng tiền này cho thấy công ty đang gặp khó khăn
để tự trang trải các nhu cầu hoạt động bằng tiền của mình và cần có thêm nguồn tiền
từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Xét giai đoạn từ
2007 đến năm 2010 thì tình hình khó khăn này chưa được cải thiện, thậm chí ngày
càng xấu đi do giá trị thiếu hụt ngày càng tăng.
x
- Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư: Nhìn nhận vấn đề dòng tiền thuần từ
hoạt động đầu tư âm trong giai đoạn tập trung đầu tư mở rộng sản xuất cho tăng
trưởng là có thể chấp nhận được, tuy nhiên công ty phải cân nhắc kỹ lưỡng việc có
nên tiếp tục đầu tư mới hay tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng các tài sản hiện có,
nhất là trong tình hình chỉ số ROA của họ chưa phải là tốt.
- Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính: Mặc dù dòng tiền thuần từ hoạt
động tài chính thặng dư thể hiện niềm tin của các TCTD dành cho Công ty cũng
như Công ty có nhiều cơ hội sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính nhưng về phía
ngược lại, nó cũng thể hiện mức độ độc lập về tài chính của Công ty ngày càng
giảm sút, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh khoản, về khả năng trả nợ và ảnh
hưởng tới khả năng sinh lời của công ty.
- Khả năng trả nợ ngắn hạn thực và khả năng chi trả lãi vay: Hầu như

trong suốt giai đoạn nghiên cứu, chỉ số này của Công ty cổ phần thép Nam Kim là
không tốt và thường xuyên âm. Điều đó cho thấy thực tế dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh là không đủ để chi trả lãi vay và các khoản nợ ngắn hạn.
Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO
CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM
4.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Những điểm mạnh về tình hình tài chính của CTCP thép Nam Kim
- Thứ nhất, Chiến lược tái cấu trúc tài chính của Nam Kim rất hợp lý:
Năm 2009 là năm bản lề cho sự đổi mới toàn diện của Nam Kim khi công ty thực
hiện tái cấu trúc doanh nghiệp. Mấu chốt của chiến lược tái cấu trúc này bao gồm
việc tái cấu trúc hoạt động sản xuất và tái cấu trúc cơ cấu tài chính. Bộ máy sản
xuất, theo đó, được quy hoạch lại để nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ đồng thời
đẩy mạnh năng suất lao động. Về mặt tài chính, công ty quyết định tăng vốn chủ sở
xi
hữu và giảm bớt các khoản đầu tư dài hạn vào công ty con. Nhờ đó, tình trạng mất
cân đối vốn đã được khắc phục và khả năng tự chủ tài chính cũng được cải thiện.
- Thứ hai, Quản lý hàng tồn kho tốt: Trong số các chỉ tiêu về khả năng hoạt
động của công ty, vòng quay hàng tồn kho luôn là chỉ số tốt nhất. Trong suốt 4 năm
từ 2007 đến 2010, chỉ số này tương đối ổn định từ 4,1–4,7 vòng một năm và luôn ở
mức cao hơn chỉ tiêu trung bình ngành. Đối với doanh nghiệp thép mà có sự luân
chuyển hàng tồn kho nhanh như vậy là một thành tựu lớn.
- Thứ ba, Tốc tăng trưởng trong thời gian qua là cao và bền vững: Qua
bốn năm từ 2007-2010, tổng tài sản của công ty tăng lên 5,5 lần, doanh thu thuần
tăng lên 6.6 lần và LNST tăng hơn 20 lần. Sự tăng trưởng của Nam Kim trong
những năm gần đây được hỗ trợ bởi các quyết định và định hướng tốt của công ty
chứ không phải có được do yếu tố khách quan ngẫu nhiên. Do đó, cùng với việc
công ty đang tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, xu hướng tăng trưởng
cao hiện tại sẽ còn tiếp tục là điểm mạnh của công ty trong tương lai.
- Thứ tư, Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao: Từ năm 2007-2010,

ROE của Công ty cổ phần thép Nam Kim luôn được ghi nhận ở mức cao hơn nhiều
các doanh nghiệp cùng ngành. Khả năng sinh lời cao trên vốn chủ sở hữu cho thấy
công ty đã sử dụng từng đồng vốn của các nhà đầu tư một cách có hiệu quả.
4.1.2. Những điểm yếu về tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim
- Thứ nhất, Khả năng độc lập tài chính chưa tốt: Mặc dù công ty đã tái cấu
trúc thoát khỏi tình trạng mất cân đối vốn trầm trọng và giảm bớt phụ thuộc vào các
nguồn vốn bên ngoài nhưng tính đến hiện tại, mức độ độc lập tài chính của công ty
vẫn còn thấp và đặc biệt phụ thuộc quá lớn vào vốn vay các TCTD. Với chi phí lớn
cho vốn vay có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận của công ty.
- Thứ hai, Hiệu quả hoạt động chưa cao: Hiệu quả hoạt động những năm
vừa qua vẫn còn thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Cụ thể, tỷ suất sinh
lời trên doanh thu (ROS) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) liên tục ở mức
thấp từ năm 2007 đến nay, và dù có cải thiện từ năm 2009 nhưng vẫn chưa bắt kịp
mức trung bình ngành. Do đó, công ty nên cân nhắc việc rà soát, đánh giá hiệu suất
xii
khai thác tài sản hiện tại thay vì tiếp tục đẩy mạnh mở rộng quy mô hoạt động để
đạt được sự phát triển thực sự bền vững.
- Thứ ba, Quản lý phải thu, phải trả chưa tốt: Trong giai đoạn nghiên cứu,
chỉ số vòng quay phải thu của công ty giảm dần thể hiện tốc độ thu tiền bán hàng
của công ty chậm lại. Mặt khác, chỉ số vòng quay phải trả của họ lại tăng dần.
- Thứ tư, Lưu chuyển tiền tệ còn nhiều bất cập: Trước hết là việc thâm hụt
dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên tục trong
các năm nghiên cứu. Trong khi hoạt động kinh doanh chính mà dòng tiền vào
không đủ chi cho dòng tiền ra thì công ty lại liên tục đầu tư mới mở rộng quy mô
sản xuất khiến cho thâm hụt càng nặng nề. Để bù đắp cho các khoản thâm hụt đó,
công ty phải tăng huy động vốn vay từ bên ngoài để tạo thặng dư cho dòng tiền từ
hoạt động tài chính. Tình trạng này kéo dài liên tục là điểm hạn chế rất lớn của công
ty về mặt tài chính dẫn đến khả năng chi trả bằng tiền cho các nghĩa vụ trả nợ và trả
lãi ngắn hạn của công ty rất xấu.
4.1.3. Dự báo tình hình tài chính dựa trên xu hướng hiện tại

Trên cơ sở tình hình tài chính trong giai đoạn nghiên cứu và điều kiện về nền
kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, Luận văn đưa ra một số dự báo về tình hình tài
chính cho Công ty cổ phần thép Nam Kim.
4.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
4.2.1. Tăng vốn đầu tư chủ sở hữu
Để tăng năng lực cạnh tranh, Công ty đã thực hiện đầu tư xây dựng thêm dự
án nhà máy sản xuất tôn tại Bình Dương, việc đầu tư này sẽ làm tăng công suất
nhưng vấn đề về vốn chủ sở hữu hạn chế sẽ cản trở hoạt động kinh doanh. Vì vậy,
việc huy động thêm nguồn vốn nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh là rất quan
trọng. Việc tăng vốn chủ sở hữu còn giúp công ty nâng cao khả năng tự tài trợ, giảm
thiểu khả năng bị mất cân đối tài chính. Có thể thực hiện huy động vốn theo cách
sau: (i) Phát hành trái phiếu chuyển đổi; (ii) Công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu
để tăng vốn; (iii) Giảm tỷ lệ chia cổ tức để tăng phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
cho kinh doanh. Với tình hình như hiện tại thì cách (i) là khả thi nhất.
xiii

×