Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo tốt nghiệp thợ điện tại tại phân xưởng điện tàu thủy – Công ty đóng tàu Bạch Đằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.8 KB, 28 trang )

Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
MỤC LỤC
Nội dung
Lời mở đầu
PHẦN I: Mục đích, ý nghĩa đợt thực tập
1.1. Thời gian và địa điểm thực tập
1.2. Mục đích – Ý nghĩa đợt thực tập
1.3 Điều kiện thực tập
PHẦN II: Tổ chức sản xuất và an toàn trong nhà máy, cơ quan thực tập.
Môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường nơi thực tập
2.1. Tổng quan về Công ty
2.2. Những quy định về an toàn trong Công ty
2.3. Môi trường và bảo vệ môi trường nơi thực tập
Nội dung thực tập
PHẦN III: Máy điện
3.1. Quy định về thao tác đóng, cắt điện và trông nom máy điện lúc làm việc
3.2. Tháo lắp máy điện
3.3. Quy trình bảo dưỡng máy điện
3.4. Một số tình trạng không bình thường trong vận hành máy điện
3.5 Quy trình bảo dưỡng, sơn tẩm máy điện
3.6. Thực tập quấn dây động cơ, kiểm tra, đánh giá chất lượng động cơ sau
sửa chữa
PHẦN IV: Khí cụ điện
4.1. Đo điện trở cách điện và tiêu chuẩn kiểm tra điện trở cách điện
4.2. Lắp đặt, kiểm tra khí cụ điện
4.3 Một vài hiện tượng hư hỏng thông thường và cách sửa chữa
4.4. Quy trình bảo dưỡng khí cụ điện
PHẦN V: Tổ chức lắp đặt và kiểm tra các thiết bị điện
5.1 Quan sát và kiểm tra hệ thống trên tàu
5.2 Tiến hành lắp đặt và sửa chữa


PHẦN VI: Tìm hiểu về các hệ thống điện năng đơn giản và các bản vẽ
thu thập được trong quá trình thực tập
6. Tìm hiểu về hệ thống đèn chiếu sáng trên tàu 17500 Tấn
Kết luận
LỜI MỞ ĐẦU
===========================================================
1
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
Trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa- hiện
đại hóa, ngành kinh tế Hàng hải đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình
tiến lên CNXH của đất nước. Cụ thể là ngành vận tải bằng đường biển với các đội tàu
trọng tải lớn, vận tải trên nhiều tuyến, cả nội địa lẫn quốc tế. Song song với nó là việc
đóng mới các con tàu với trọng tải ngày càng lớn, ngày càng hiện đại ở các nhà máy
đóng tàu; cùng với đó xuất hiện các cảng nước sâu ở Việt Nam.
Hiện nay các trang thiết bị điện được trang bị trên tàu thủy ngày càng hiện đại
với mức độ tự động hóa ngày càng cao, giúp cho hiệu quả khai thác được nâng lên
cũng như hỗ trợ cho con người ngày một tốt hơn khi phải làm việc trong điều kiện thời
tiết được dự báo là ngày càng khắc nghiệt trên biển.
Trong đó các hệ thống điện đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể
thiếu được trên các con tàu. Được các thầy cô trong khoa Điện - Điện Tử Tàu Biển tạo
điều kiện cho đi thực tập tại công ty đóng tàu Bạch Đằng. Qua sự tìm hiểu thực tế và
bắt tay trực tiếp vào làm các công việc của một thợ điện giúp em rút ra được các kinh
nghiệm và kỹ năng của một thợ điện hiện đại là cơ sở để phục vụ cho công việc của em
sau này.
Mặc dù bản thân đã cố gắng nhiều, đi sâu vào tìm hiểu, thực hành. Song do hạn
chế về kiến thức cũng như về thực tế, nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi
những khiếm khuyết. Em mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy giáo trong
bộ môn.
Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỢT THỰC TẬP
===========================================================
2
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
1.1. Thời gian và địa điểm thực tập
* Thời gian thực tập kể từ ngày 26/8/2013 đến 20/9/2013
* Địa điểm thực tập:
Tại phân xưởng điện tàu thủy – Công ty đóng tàu Bạch Đằng. Tại đây sinh viên được
Phó quản đốc Lê Văn Khánh, tổ trưởng Vũ Như Thành phân chia thành 2 nhóm. Mỗi
nhóm thực tập gồm 5 người, thực tập xen kẽ các ngày trong tuần. Dưới sự hướng dẫn
của các anh chị trong phân xưởng điện các nhóm được tìm hiểu, thực hành, lắp đặt các
thiết bị trên tàu thủy.
1.2. Mục đích – Ý nghĩa đợt thực tập
Đây là đợt thực tập thợ điện cho sinh viên ngành điện tàu thủy chuẩn bị cho năm
học cuối và làm cơ sở cho đợt nhận và làm đồ án tốt nghiệp, nhằm làm sáng tỏ những
kiến thức lý thuyết của một số môn cơ sở chuyên ngành, cũng như củng cố thêm kiến
thức thực tế mà các đợt thực tập trước còn chưa có điều kiện thực hiện trong các môn
học đã thực hành thí nghiệm.
* Về ý thức nghề nghiệp: Đây là đợt thực tập của bước chuẩn bị hoàn chỉnh tay nghề tập
sự hành nghề về lĩnh vực điện, nắm vững các công việc của một người thợ kỹ thuật hoạt
động trong lĩnh vực chuyên ngành điện tàu thủy
* Về ý thức kỉ luật, nhận thức tư tưởng và chuyên môn: Xác định vị trí nghề nghiệp
đúng đắn, ý thức lao động của người thợ chuyên môn. Luôn xác định được tư tưởng
đúng đắn, nghiêm túc trong công việc, ý thức an toàn trong lao động, ý thức bảo vệ tài
sản của tập thể, công ty, nhà nước.
Được sự giúp đỡ, quan tâm của các thầy cô trong khoa Điện – Điện tử tàu biển –
Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam đã tạo điều kiện và liên hệ để chúng em được thực tập
tại Công ty đóng tàu Bạch Đằng nhằm nâng cao tầm hiểu biết thực tế thông qua các nội
dung thực tập.

1.3 Điều kiện thực tập
 Về sức khỏe :
Phải đảm bảo yêu cầu về sức khỏe và được xác nhận tại cơ sở y tế nhà trường. Tại
nơi sản xuất sinh viên không được mắc các bệnh về sợ độ cao, huyết áp, tim mạch, mù
màu, không mắc các bệnh truyền nhiễm .
 Về an toàn :
Phải có chứng chỉ an toàn do tổ an toan lao động tại công ty cấp hoặc ký xác nhận.
Khi tham gia lao động, làm việc tại tàu phải đảm bảo các yêu cầu bảo hộ cần thiết cho
bản thân. Vídụ : khi làm việc trên cao phải có dây an toàn, khi đi xuống tàu bắt buộc đi
giày và đội mũ có đeo quai. Khi kéo cáp phải có găng tay tránh xây sát. Khi làm việc
trong các buồng máy hoặc nhưng nơi có nồng độ không khí thấp thì cần phải có quạt
gió thông thoáng, nhưng nơi có khí độc hại cần phải có khẩu trang …
 Về cá nhân :
===========================================================
3
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
Sinh viên thực tập phải có thẻ tạm thời của công ty nơi thực tập. Bắt buộc hoàn
thành khóa học và được xác nhận của phòng an toàn lao động. Được hưởng các chế độ
của công ty như đi làm có xe đưa đón tại bến chờ.
Ngoài các quyền lợi được hưởng tại công ty thì sinh viên phải có nghĩa vụ tuân thủ
nội quy của công ty đề ra, có thái độ đúng đắn với mọi người trong công ty.

PHẦN II: Tổ chức sản xuất và an toàn trong nhà máy, cơ quan thực tập.
Môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường nơi thực tập
2.1. Tổng quan Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng.
2.1.1. Giới thiệu chung
Tổng công ty CNTT Bạch Đằng được bắt đầu khởi công xây dựng từ ngày
1/4/1960 đến ngày 26/5/1961 chính thức được thành lập theo quy định số 557/QĐ của
bộ trưởng bộ giao thông vận tải và bưu điện với tên gọi Nhà máy đóng tàu Hải Phòng.

Nhà máy được xây dựng trên khu vực xưởng đóng tàu số 4 Hải Phòng cũ với tổng diện
tích quy hoạch xây dựng ban đầu là 32ha, năng lực sản xuất theo dự kiến là đóng mới
tàu nhỏ hơn 1000 tấn, xà lan 800 tấn, sửa chữa được tàu với công suất 600cv, sửa chữa
tối thiểu 193 đầu phương tiện/năm. Đến 7/1969 về cơ bản việc xây dựng nhà máy đợt 1
đã hoàn thành có sự giúp không nhỏ của các chuyên gia Trung Quốc. Ngày 19/7/1964
Nhà máy làm lễ khánh thành xây dựng đợt 1 và làm lễ khởi động đóng mới tàu 1000 tấn
đầu tiên, tàu được đặt tên là 20/7. Ngày 24/7/1969 nhà máy được bộ giao thông vận tải
đổi tên thành nhà máy đóng tàu Bạch Đằng và lấy ngày 20/7 là ngày truyền thống hàng
năm.
Ngày 31/1/1996, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 29 thành lập tổng
công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam, nhà máy đóng tàu Bạch Đằng thuộc TCT
CNTT Bạch Đằng và được xây dựng với 2 mục tiêu trở thành trung tâm đóng tàu của
các tỉnh phía bắc, đóng và sửa chữa được các loại tàu đến 20000 tấn.
Ngày 16/8/2004 nhà máy có quyết định chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên
Đóng tàu Bạch Đằng.
Nhiệm vụ cơ bản được giao khi thành lập là đóng mới và sửa chữa các phương tiện
vạn tải đường biển, sản xuất và sửa chữa các thiết bị cho ngành vận tải thủy và các
ngành phụ trợ khác, là cơ sở hậu cần quan trọng nhằm đáp ứng được sự phát triển mới
của ngành GT-VT đặc biệt là GT-VT thủy sông, biển phục vụ sản xuất và chiến đấu
chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng đất nước.
Trong công việc chống Mỹ giải phóng đất nước, CBCNV nhà máy vừa sản xuất và
chiến đấu. Thời kỳ này đế quốc Mỹ không ngừng leo thang ném bom phá hoại miền
bắc-XHCN. Nhà máy là 1 trong những mục tiêu phá hoại. Để phục vụ tốt nhiệm vụ
được giao tránh cho sản xuất bị gián đoạn, bị tổn thất về người và trang bị, nhà máy đã
sơ tán và xây dựng 4 địa điểm sản xuất mới bao gồm cơ sở Bạch Đằng 2 ở Đông Triều-
Quảng Ninh, Bạch Đằng 3 ở An Hải- Hải Phòng, Bạch Đằng 4 ở Kinh Môn-Hải Dương.
Với sư chuẩn bị tốt về mọi mặt trong thời kỳ này ngoài các sản phẩm đóng mới và sửa
chữa phục vụ cho ngành giao thông vận tải biển, nhà máy còn tham gia nghiên cứu
đóng thành công hàng trăm các sản phẩm phục vụ cho chiến đấu chống Mỹ xâm lược.
Đặc biệt là tàu phá bom thủy lôi từ trường không người lái, với loại tàu 501-M

2
đã đóng
===========================================================
4
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
góp không nhỏ tạo nên thành công đường mòn HCM trên biển, tham gia cùng bộ tư
lệnh hải quân sản xuất thành công thủy lôi H-AT2, HF350 kết hợp với bộ đội và bộ tư
lệnh thành phố đánh tan các địa điểm công kích của đế quốc, đánh rơi hàng trăm máy
bay. Riêng nhà máy đã làm rơi 7 máy bay của giặc. Ngoài ra còn động viên hàng trăm
CBCNV tăng cường tham gia chiến đấu cùng các đơn vị bạn và lên đường nhập ngũ.
Đại thắng mùa xuân năm 1975, miền nam được hoàn toàn giải phóng thống nhất
đất nước, đi lên CNXH đã mở ra 1 bước ngoặt trong ngành giao thong vận tải thủy. Với
nhận thức sâu sắc rõ rang tầm quan trọng, nhà máy đã vượt qua mọi khó khăn thách
thức luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Từ chỗ chỉ đóng được các tàu
đến 1000 tấn, xà lan 800 tấn,… nhà máy đã đóng được cần cẩu nối 600 tấn,các loại tàu
hàng đến 1000 tấn, tàu du lịch, hoa tiêu, xà lan 2000 tấn, tàu dầu cho các nước bạn Lào
và các tàu chuyên dụng cho hải quân. Đặc biệt đã đóng thành công pontom với các thiết
bị dầu khí, đã sửa chữa được tàu trọng tải 1000 tấn.
Ngày 4/5/2000 nhà máy đã tổ chức đóng và hạ thủy thành công con tàu 6500 tấn
đầu tiên mang tên Vĩnh Thuận lớn nhất nước dưới sự giám sát nghiệm ngặt của đăng
kiểm nước ngoài. Đây là sự thành công có ý nghĩa rất quan trọng, đó là bước tiến đột
phá về khoa học kỹ thuật, khẳng định được trình độ cũng như tay nghề của toàn thể
CBCNV nhà máy. Ngoài loại tàu 6500 tấn, nhà máy đã đóng thành công các loại tàu
15000 tấn, tàu 610 TEU tàu dầu 16500 tấn, tàu 22000 tấn. Đặc biệt là tàu 11500 tấn với
cấp không hạn chế đã đi vòng quanh thế giới an toàn, Đó là sự khẳng định của thương
hiệu đóng tàu Bạch Đằng. Từ năm 1996 doanh thu của nhà máy chỉ đạt 6,5 tỉ đồng thì
đến năm 2000 đạt 145 tỉ, năm 2005 doanh thu trên 1000 tỉ đồng.
Trải qua các thời kỳ khác nhau của đất nước với các thành tích đạt được, TCT đã
được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:

1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1971-1995)
2. Anh hùng lao động (2006)
3. Huân chương độc lập hạng 3 (2002)
4. Một số cá nhân được phong tặng Anh hùng lao động
Ngoài ra còn có hàng trăm huân huy chương các loại được tặng thưởng cho các tập thể
và cá nhân.
Đến nay TCT với 16 phân xưởng sản xuất, 17 phòng ban chức năng, 1 TCNKT, 4 trung
tâm, bên cạnh đó là các đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên hội phụ nữ cũng được
quan tâm và phát triển mạnh.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Các đơn vị trong TCT chịu sự quản lý trực tiếp của TGĐ và các GĐ theo mô hình
tổ chức quản lý trực tuyến chức năng.
- Chủ tịch TCT
- Tổng giám đốc
- Phó tổng giám đốc xd cơ bản
- Phó tổng giám đốc phụ trách khối vỏ
- Phó tổng giám đốc tài chính
• 15 phân xưởng sản xuất
1. Nhà máy LDHT &TBPL tàu thủy
===========================================================
5
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
2. Nhà máy LDHT điện, nghi khí hàng hải
3. Nhà máy sửa chữa tàu thủy
4. Xí nghiệp vỏ tàu số 1
5. Xí nghiệp vỏ tàu số 2
6. Xí nghiệp vỏ tàu số 3
7. Xí nghiệp cơ giới
8. Xí nghiệp thiết bị động lực

9. Xí nghiệp tư vấn và thiết kế xd
10.Xí nghiệp trang trí nội thất
11.Xí nghiệp lắp ráp và sửa chữa máy tàu thủy
12.Xí nghiệp vận tải biển và dịch vụ hàng hải
13.Phân xưởng trang trí 1
14.Phân xưởng trang trí 2
15.Phân xưởng 0
2
• 17 phòng –ban tổ chức
1. Văn phòng Đảng ủy
2. Văn phòng công đoàn
3. Phòng TGĐ
4. Văn phòng đoàn thanh niên
5. Phòng tổ chức quản lý DN
6. Phòng thiết bị động lực
7. Phòng ld tiền lương
8. Phòng quản lý dự án
9. Phòng ATLĐ
10.Phòng đối ngoại
11.Phòng kinh tế-kinh doanh
12.Phòng sản xuất
13.Phòng y tế
14.Phòng bảo vệ tự vu
15.Phòng công nghệ thông tin
16.Phòng tài chính kế toán
17.Ban giám định và quản lý chất lượng công trình
2.2. Những quy định về an toàn trong nhà máy
2.2.1. An toàn khi sắp xếp bốc dỡ vật liệu
+ Dùng đế kê vá định vị chắc chắn khi xếp, bảo quản vật dễ đổ, dễ lăn
+ Xếp riêng vật liệu theo từng loại, theo thứ tự thuận tiện cho bảo quản sử dụng

+ Hóa chất dễ gây cháy, nổ, axit… phải được bảo quản riêng theo quy định
+ Khi bốc dỡ, thứ tự từ trên xuống, từ ngoài vào trong
22.2 An toàn khi đi lại
+ Chỉ được đi lại khi đã quan sát các lối đi dành riêng cho người đã được xác định
+ Lên xuống cầu thang phải vịn tay vào lan can.
+ Không để chướng ngại vật trên lối đi, nếu có phải dọn ngay, không vượt qua hoặc
giẫm qua máy cắt, góc máy, vật có cạnh sắc, dễ đổ, dễ trượt…
+ Không đi lại trong khu vực: có người làm việc ở trên, vật treo ở trên, dưới mã hàng
đang cẩu
===========================================================
6
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
+ Không đi vào (ngồi, nghỉ hoặc làm việc) tại khu vực đường ray, hành lang ray, hàng
rào an toàn ray dành riêng cho cẩu hoạt động hoặc tại khu vực có cắm cờ, có biển cấm
+ Thực hiện quy định an toàn trật tự giao thông trong công ty. Tốc độ các phương tiện
giao thông không quá 15 km/h, không phóng nhanh, lạng lách và chở quá 2 người.
2.2.3. Quy định an toàn nơi làm việc
+ Nơi làm việc luôn giữ sạch sẽ, dụng cụ vật liệu phải được xếp gọn gàng
+ Thực hiên theo các biển báo an toàn khi cần thiết
+ Tuyệt đối không hút thuốc ở nơi: Có biển cấm lửa, dưới buồng máy, khu vực đang
sơn, nơi dễ xảy ra cháy nổ. Không hút thuốc nơi làm việc, chỉ hút thuốc vào giờ giải lao
tại nơi an toàn về cháy nổ.
+ Không làm việc dưới mã hàng đang cẩu, ở khu vực đường ray cẩu đi qua
+ Mặt sàn có lỗ khoét, các vị trí có phần biên hụt hẫng chưa có nắp đậy hoặc lan can
(hàng rào bảo vệ) che chắn xung quanh: phải nắp lan can, phên chống rơi, thụt, ngã…
+ Khi làm việc bên biển cấm người đi lại phía dưới, không được ném đồ, dụng cụ, phôi
liệu từ trên cao xuống phía dưới.
2.2.4. Quy định an toàn điện.
+ Khi làm việc phải mặc trang phục bảo hộ (mũ, quần áo, giầy bảo hộ)

+ Chỉ có người được đào tạo, được cấp chứng chỉ mới được sửa chữa điện
+ Khi phát hiện sự cố phải báo ngay cho người có trách nhiệm
+ Không sờ vào dây điện, thiết bị điện khi tay ướt
+ Tất cả các công tắc phải có nắp đậy
+ Không phun, để rơi chất lỏng trên thiết bị điện: công tắc, mô tơ, bảng điện
+ Kiểm tra định kì độ tin cậy của dây điện
+ Không treo, móc đồ vật lên dây dẫn điện, dụng cụ điện
+ Không để dây dẫn chạy vắt qua đồ vật có góc sắc hoặc bị chèn, đè ngang qua
+ Các mối nối dây dẫn điện phải được bọc cách điện an toàn
+ Không nối nhiều nhánh với dây đồng trục
2.2.5. Quy định an toàn thiết bị máy móc.
+ Người được đào tạo (huấn luyện) được cấp chứng chỉ, được phân công mới được vận
hành thiết bị máy móc và thực hiện nghiêm túc nội qui an toàn sử dụng máy móc thiết
bị.
+ Trước khi khởi động máy phải được kiểm tra thiết bị an toàn và vị trí đứng.
+ Trước khi làm việc khác phải tắt máy, không để máy làm việc khi không có người
điều khiển. Phải tắt công tắc nguồn khi mất điện.
+ Khi muốn điều chỉnh máy phải tắt động cơ và chờ khi máy dừng hẳn không dung tay
hoặc gậy hoặc đồ vật để dừng máy.
+ Khi vận hành máy phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, không mặc áo quá dài,
không quấn khăn quàng cổ, không đeo cà vạt, nhẫn, găng tay.
+ Không cẩu mã hàng qua đầu người.
2.2.6. Quy định an toàn khi làm việc trên cao.
+ Người làm việc trên cao phải có đủ sức khỏe ( trường hợp đặc biệt phải khám sức
khỏe trước khi làm việc).
+ Làm việc trên cao từ 1,5m trở lên phải có dây an toàn.
+ Phải kiểm tra hệ thống an toàn giàn dáo mỗi lần trước khi lên xuống, cầu dáo bằng
đường đi hay bậc thang đã xác định.
+ Không tự ý dỡ lan can, tay vịn nhánh.
===========================================================

7
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
+ Không làm việc khi thời tiết xấu: gió to, bão, mưa lớn.
2.2.7. Quy định an toàn khi làm việc trong hầm, két, chỗ khuất, vắng người.
+ Kiểm tra an toàn phát hiệ chất độc hại, cháy nổ trước khi làm việc.
+ Nơi chứa các hàng hóa đặc biệt ( khí cháy, chất độc hại,…) phải được phép của bộ
phận chuyên môn và đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết.
+ Có phương án, biện pháp đề phòng tai nạn, dụng cụ cấp cứu.
+ Hàn cắt xong phải ngắt nguồn và đưa dây hơi, dây gas, dây điện ra khỏi hầm két.
+ Khi rời khỏi nơi làm việc phải kiểm tra đủ quân số.
2.2.8. Quy định an toàn vận chuyển bằng tay.
+ Không bê, xách, vác, khiêng hàng nặng quá sức người.
+ Khi vận chuyển lên xuống cầu thang phải bám chắc vào lan can.
+ Phải quan sát đường đi tránh thụt hầm hố, chỗ trơn trượt.
+ Vật nặng, có nhiều người khiêng, nâng phải có người chỉ huy, làm tín hiệu thống nhất
thao tác ( chưa có lệnh, không tự ý bỏ tay), đặt vật nặng phải có vật kê.
2.3. Môi trường và bảo vệ môi trường nơi thực tập
2.3.1. Vệ sinh lao động
+ Không để phoi rác, phế thải bừa bãi tại nơi làm việc
+ Cuối buổi thực tập phải vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, sinh hoạt
+ Đổ rác, phế thải đúng nơi quy định
+ Hàng tuần ( cuối giờ ngày thứ sáu ) phải tổng vệ sinh trong, ngoài xưởng, nơi làm
việc
+ Nhà tắm, nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ
+ Không để các chất gây ô nhiễm trong và xung quanh nơi làm việc, sinh hoạt
2.3.2. Vệ sinh môi trường
+ Tự giác và nhắc nhở mọi người giữ vệ sinh môi trường
+ Bảo vệ hệ thống cấp, thoát nước cạnh vỉa hè để đề phòng nước ứ đọng gây ô nhiễm
+ Khi chuyên chở nước thải không được làm rơi vãi ra đường, đổ đúng nơi quy định

+ Phải có dụng cụ tập kết phế thải khi dọn vệ sinh nơi làm việc
+ Nghiêm cấm đốt rác và các phế thải khác tại vị trí quy định của Công ty
+ Mọi người có trách nhiệm trồng, bảo vệ cây xanh trong công ty
+ Nghiêm cấm đốt, xả : Dầu mỡ, sơn, đất, cát, rỉ sắt, rẻ, rác, nước bẩn, các chất hóa học
độc hại… ra khỏi khu sản xuất, đổ xuống sông, hồ.

===========================================================
8
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
Nội dung thực tập
Phần III: Máy điện
* Vận hành máy điện:
Các loại máy điện nói chung, trong đó có động cơ điện đóng vai trò quan trọng trong
sản xuất, nếu để xảy ra hư hỏng sẽ tốn thời gian, phương tiện, nguyên vật liệu sửa chữa
thay thế, ảnh hưởng đến sản xuất, có khi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nếu
chấp hành đầy đủ các quy định về chế độ vận hành sử dụng thao tác đúng, thực hiện đầy
đủ chế độ kiểm tra, bảo dưỡng khi cần thiết thì một máy điện có thể vận hành hai hay ba
chục năm không xảy ra hư hỏng lớn, có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu không
chú ý chấp hành các quy định vận hành thì thời gian sử dụng máy điện rất ngắn, nhiều
khi máy điện bị hỏng không thể sửa chữa được phải loại bỏ, thay thế hoàn toàn gây ra
lãng phí lớn.
Chế độ vận hành của máy điện, động cơ bao gồm:
- Quy định về lắp đặt máy điện và thiết bị điều khiển
- Quy định về thao tác đóng, cắt điện và trông nom máy điện lúc làm việc
- Quy định về bảo dưỡng máy điện
=> Người cán bộ kĩ thuật và công nhân khi sử dụng máy, thiết bị có động cơ điện cũng
cần nắm được khái quát những sự cố có thể xảy ra trong lúc vận hành để ngăn ngừa,
phòng tránh và xử lý khi có những hiện tượng không bình thường. Trong xí nghiệp, nhà
máy phải có tổ chức quản lý, lý lịch máy điện, theo dõi việc nghiêm chỉnh chấp hành

chế độ vận hành máy điện và tổ chức bảo dưỡng máy điện.
3.1. Quy định về thao tác đóng, cắt điện và trông nom máy điện lúc làm việc
3.1.1. Mở máy khởi động
Nếu máy điện vẫn thường xuyên làm việc, trước lúc mở máy cũng phải quan sát xem
các bộ phận quay có bị cản trở, vướng mắc gì không. Trước khi đóng điện, nếu có Vôn
mét kiểm tra, hay đèn báo chỉ thị phải chú ý xem mạng điện đã sẵn sàng chưa, điện áp
các pha có cân bằng không. Nếu mọi việc bình thường, thuận lợi thì có thể thao tác mở
máy.
Đối với những máy điện có thao tác mở máy phức tạp, ví dụ phải mở quạt gió, bơm dầu
bôi trơn điều chỉnh biến trở mở máy phải có bảng ghi chú đầy đủ quy tắc thao tác thứ
tự rõ ràng để thực hiện không nhầm lẫn, sai sót.
Khi mở máy, động cơ dòng điện sẽ tăng vọt, do đó nếu có nhiều động cơ, mở máy phải
theo thứ tự rõ ràng, tránh mở máy động thời làm cho dòng điện mở máy lớn làm sụt áp
của mạng.
Trong quá trình máy điện tăng tốc độ, phải quan sát xem có biểu hiện gì không bình
thường: dòng điện tăng vọt, tốc độ quay chậm, có tiếng kêu, rung động lớn phải cắt điện
dừng máy để kiểm tra.
Nếu máy điện đã nghỉ từ lâu, trước khi mở máy phải kiểm tra điện trở cách điện của dây
quấn, đảm bảo cách điện giữa các pha, giữa pha với vỏ, giữa các mạch với nhau hoàn
toàn tốt. Nếu điện trở cách điện thấp phải sấy hoặc tẩm sơn cách điện tăng cường.
Đối với máy điện có vành đảo chiều thì phải chú ý giữ cho vành đảo chiều sạch sẽ,
không được han rỉ, chổi than phải tiếp xúc tốt, khe cách điện giữa mica và các lá đồng
phải ổn định, chổi than mòn quá phải thay.
3.1.2. Trông nom máy điện lúc làm việc bình thường
===========================================================
9
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
Nếu máy điện đã được mở máy làm việc, trong quá trình làm việc phải chú ý:
Không được để cho máy điện quá tải dẫn đến quá nhiệt làm hỏng máy điện. Trường hợp

quá tải với động cơ thường là máy làm việc quá mức quy định, bộ truyền dẫn bị mắc
kẹt, mạch điện bị đứt 1 pha. Để bảo vệ quá tải cho động cơ điện phải lắp Rơle nhiệt để
bảo vệ, có chế độ kiểm tra thử nghiệm tác động đúng. Đối với những động cơ lớn kéo
máy dễ xảy ra quá tải nên đặt ampe mét kiểm tra. Ampe mét kiểm tra này có vạch đỏ
giới hạn trên thang đo để người vận hành theo dõi lúc làm việc.
Không nên cho động cơ điện vận hành không tải lâu gây tốn công suất vô ích và làm
xấu hệ số cosφ của mạng điện.
Trong quá trình máy điện làm việc phải theo dõi nhiệt độ trong máy, trục không được
che chắn gió làm mát động cơ, cũng không được để bụi bặm theo gió hút vào máy điện
Phải theo dõi tiếng rung động khi máy điện làm việc. Nếu có nhưng tiếng kêu lạ, biểu
hiện sự va chạm trong máy thì phải dừng máy.
Nếu máy điện có vành đảo chiều khi làm việc cần chú ý quan sát tia lửa sinh ra ở chỗ
tiếp xúc chổi than
3.1.3. Ngừng máy
Nếu máy nghỉ làm việc bình thường sẽ tiến hành thao tác cắt điện ngừng máy. Tất cả
các thiết bị điều chỉnh lúc mở máy phải trả lại vị trí ban đầu, sau đó tiến hành thu dọn vệ
sinh lau chùi cần thiết ngoài máy, che chắn bụi bặm.
3.2. Tháo lắp máy điện
Khi tháo lắp các bộ phận của máy điện phải theo một trình tự sau:
+ Cắt điện khỏi máy điện, kiểm tra lại bằng đồng hồ
+ Tháo các đầu dây dẫn đến máy điện, tháo dây tiếp đất (dây chạm mát để bảo vệ), tháo
các đầu dây ở chổi than và biến trở
+ Tháo rời máy điện khỏi các bộ phận khác như động cơ diezel, các thiết bị được lai bởi
máy điện
+ Tháo máy điện ra khỏi bệ máy (tháo 4 bu lông)
+ Tháo các bộ phận che cánh quạt và cánh quạt máy điện
+ Tháo nắp mỡ sau của cánh quạt
+ Tháo bu lông giữ nắp sau (chú ý đánh dấu bằng búa đục)
Dùng miếng đệm gỗ hoặc miếng đệm kim loại mềm như đồng đỏ rồi dùng búa gõ nhẹ
lên miếng đệm đó, cần phải tuần tự gõ đều trên những điểm đối xứng trên mặt phẳng

qua tâm nắp để nắp ra đều và cân bằng không bị lệch, nếu có ốc hãm giữ nắp và vòng bi
phải chú ý tháo ốc hãm, hoặc dùng kích tháo nắp (nếu có kích)
Rút ruột cùng với nắp trước ra (đối với máy điện lớn phải dùng pa lăng điện), trước khi
rút ruột phải luồn miếng bìa nhẵn vào khe hở giữa ruột và vỏ máy ở phía dưới sau đó rút
ruột từ từ và lấy tay đỡ theo, tránh làm xây xát bối dây.
Khi đã rút ruột ra phải kê lên giá đỡ, không để trục và ruột máy sát xuống mặt đất hoặc
mặt bàn. Vòng bi chỉ được phép tháo rời trong trường hợp phải thay (khi tháo phải đánh
dấu vị trí cũ), trước khi tháo phải lau sạch trục và bôi lên trục một lớp vazelin mỏng
hoặc dầu nhờn, khi tháo phải dùng vòng sắt nung đỏ, ốp vào phía ngoài vòng bi sau đó
dùng vam để tháo, đối với máy điện roto có vành đồng đặt ở ngoài vòng bi phải tháo
vành đồng.
Sau khi đã tháo xong kiểm tra bằng mắt xem có bị cháy, bụi xước hay không. Kiểm tra
phần đầu dây xem có chạm mát hay không sau đó sửa chữa bảo dưỡng tiếp
===========================================================
10
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
Khi lắp máy điện ta tiến hành ngược lại với các trình tự trên. Khi lắp máy điện nên lắp
một nắp vào roto, chú ý khi lắp vòng bi phải xem giữa nắp và vòng bi có bị lỏng không,
sau đó đưa ruột roto vào vỏ stato và phải chú ý đến đầu nắp còn lại, vặn bu lông hai nắp
via một vài phát để kiểm tra
* Trong trường hợp vòng bi mới thì phải theo trình tự sau:
+ Rửa sạch mặt tiếp xúc của vòng bi với dầu hỏa
+ Lau sạch trục và kiểm tra trên mặt không 1 vết gợn, sau đó bôi 1 lớp vazelin mỏng
hoặc dầu nhờn
+ Luộc vòng bi trong dầu khoáng ở nhiệt độ 70-80
o
C
+ Lắp vòng bi vào trục ở trạng thái nhiệt độ trên, dùng ống đồng đáy kín lồi hay vam để
đưa dần vòng bi vào trục.

Sau khi lắp xong máy điện phải quay nhẹ và êm tay
3.3. Quy trình bảo dưỡng máy điện
* Néi dung viÖc b¶o dưỡng m¸y ®iÖn :
Kiểm tra máy điện, tiến hành điều chỉnh những sai lệch có thể xảy ra trong suốt thời
gian vận hành. Tăng cường củng cố những bộ hận thiết yếu, đề phòng hư hỏng, làm
sạch trong máy. Bổ sung dầu mỡ bôi trơn. Phải định thời gian đều đặn tiến hành bảo
dưỡng theo từng cấp, thường độ ba tháng một kỳ bảo dưỡng cấp 1.
* Néi dung b¶o dưỡng cÊp 1 gåm:
1. Lau chùi sạch sẽ bên ngoài máy điện, kiểm tra điện trở cách điện.
2. Nếu máy điện có chổi than chì lau than, mài than lại nếu cần thiết, lau vành đồng hay
vành đổi chiều, căng lại lò xo để lực ép than ổn định cho than tiếp xúc tốt. Than quá
ngắn hay bị nứt, vỡ phải thay.
3. Thổi sạch bụi bẩn trong máy.
4. Xiết chặt bu lông, mũ ốc ở chân máy, nắp máy và khớp nối trục, xiết lại bu lông bắt
dây tiếp đất.
5. Xiết lại các đầu dây điện đến động cơ, bộ phận giữ chổi than và các đầu dây dẫn điện
từ chổi than ra biến trở.
6. Đánh sạch những tiếp điểm, xiết lại các đầu dây của cầu dao, cầu chì, rơle, khởi động
từ trong mạch chính (mạch động lực) và mạch điều khiển. Chỉnh định rơle, kiểm tra cầu
chì và các thiết bị bảo vệ.
7. Kiểm tra mỡ ở vòng bi.
Với động cơ điện thường sau 4000 giờ làm việc thì tiến hành bảo dưỡng cấp 2. Nội
dung của bảo dưỡng cấp 2 cũng gồm các mục như bảo dưỡng cấp 1 và thêm phần:
+Kiểm tra vòng bi, bạc dầu, nếu cần thì thay
+Thay dầu mỡ mới
+Đo điện trở cách điện và tẩm sấy lại nếu cần thiết
3.4. Một số tình trạng không bình thường trong vận hành máy điện
* Theo kinh nghiệm vận hành tình trạng không bình thường của máy thể hiện như sau:
+ Đặc tính của máy điện thay đổi nghĩa là số vòng quay và mômen quay biến đổi:
+ Máy quá nóng cục bộ hoặc toàn bộ vượt định mức cho phép.

+ Đường đặc tính của máy điện không ổn định.
+ Nếu máy có vành đổi chiều, có tia lửa mạnh xuất hiện ở dưới chổi than.
Các nguyên nhân trên có thể là do bên trong máy hư hỏng một bộ phận nào đó, hoặc
cũng có thể do mạch bên ngoài máy gây ra.
===========================================================
11
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
+ Nguyên nhân chính có thể ở ngoài máy:
1. Máy điện bị quá tải
2. Điện áp mạng tăng, giảm quá mức cho phép
3. Dây dẫn cung cấp bị đứt (đứt một pha hệ thống ba pha hay đứt dây kích từ máy
điện một chiều).
4. Thiết bị điều khiển: Cầu dao, khởi động từ, áp tô mát bị hỏng.
+ Nguyên nhân chính có thể ở trong máy:
1. Cách điện giữa các cuộn dây bị hỏng gây ra chạm chập giữa các vòng dây của
một cuộn, chạm các pha, chạm pha với vỏ
2. Dây nối các cuộn dây trong máy bị đứt, tiếp xúc chỗ vành đổi chiều không tốt,
chổi than bị vỡ tuột dây nối.
3. Đai yếu bị đứt.
4. Mạch từ xấu, cách điện giữa các lá thép bị hư hỏng.
5. Ổ trục hư hỏng, trục bị lệch tâm.
6. Phần quay mất cân bằng.
Trường hợp máy điện đang vận hành nếu phát hiện hiện tượng không bình thường phải
cắt điện ngừng máy ngay, sau đó tiến hành điều tra, phân tích nguyên nhân, tìm biện
pháp xử lý đúng đắn. Chỉ khi đã có xử lý đầy đủ mới cho phép máy điện làm việc trở
lại.
- Trường hợp động cơ mở máy không quay được phải cắt điện ngay để xem xét. Nguyên
nhân ngoài có thể: Mạng điện đưa tới không đủ ba pha do đứt cầu chì một pha, do cầu
dao đóng không chặt tiếp xúc không tốt, hoặc do dây dẫn bị đứt mạch.

Nguyên nhân trong có thể: Do máy bị két ở bộ phận làm việc hay bộ truyền động, có
thể do bên trong động cơ bị chạm, chập dây, hoặc chạm lõi rôto vào stato, hoặc vòng bi
bị hỏng. Tuyệt đối không được để điện cung cấp lâu dài khi động cơ không quay.
* Những sự cố thông thường nhất của máy điện và các phương pháp phát hiện sự cố:
Sự cố máy điện đa số xảy ra do kết quả của dây quấn bị hỏng (thực tế kiểm nghiệm
75%).
Các bộ dây có độ hư hỏng cao như thế là điều kiện làm việc nặng nề của chúng và chủ
yếu là do tính chất cơ học các vật liệu cách điện không được ổn định.
Các bộ phận khác cũng hay bị hư hỏng như các chi tiết của hệ thống truyền điện, các ổ
trục và đai rôto
* Chúng ta sẽ nghiên cứu một số thiếu sót thường gặp nhất trong máy điện:
- Cách điện bị mòn và bị già cũ đi: Nó sẽ dẫn đến hạ thấp điện trở cách điện rất nhiều.
Thiếu sót có thể do kết quả tất nhiên của máy điện làm việc lâu dài hoặc máy điện bị quá
tải nhiều (làm cách điện chóng già) chất cách điện bị già là một thiếu sót nghiêm trọng,
muốn giải quyết cần phải cách điện lại toàn bộ cả máy.
- Cách điện bị hỏng (đánh thủng): Do điện áp cao, do ẩm ướt nếu có thiết bị bảo vệ tác
động nhanh thì vi phạm hư hỏng của máy điện sẽ bị hạn chế bớt, trong những trường
hợp tương tự chỉ cần sửa chữa một phần của cuộn dây.
- Hư hỏng cơ học chất cách điện: Do lúc vận chuyển và khi lắp không cẩn thận, xảy ra
gẫy cánh quạt và đứt đai rôto, do sát cốt và bị ngắt mạch bất thường nếu máy điện làm
việc đã lâu cuộn dây trong các rãnh và phần đầu bị lỏng ra, ở trạng thái đó máy điện dễ
bị hư hỏng khi bị chập mạch, cuộn dây không chặt sẽ bị rung, do đó chất cách điện sẽ bị
phá hoại và máy sẽ bị hỏng.
===========================================================
12
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
- Chất cách điện của máy điện bị hỏng phần đầu dây quấn, vì vậy đòi khi sửa chữa máy
điện phải quấn lại cách điện phần đầu bị hư hỏng. Nhưng thường khi quấn dây được
cách điện lại hoàn toàn, có thay thế cách điện thì sẽ chắc chắn hơn.

- Sự phá hoại các chỗ tiếp xúc và các mối hàn ở các phần dẫn điện của máy điện: Do
quá tải nhiều, máy bị chấn động những thiếu sót của nhà máy chế tạo ra gây ra. Thiếu
sót thông thường đó có thể gây ra những sự cố nghiêm trọng đặc biệt ở các máy điện
cao thế.
- Hỏng các gối trục: Do lắp không tốt, việc bôi trơn xấu, máy bị chấn động quá mạch và
quá tải nhiều, dây cu roa căng quá, các vật rắn rơi vào gối trục (cát, phoi, mạt kim loại,
ôxit ).
- Các thiếu sót trong lõi thép máy điện: phá hoại cách điện giữa các lá tôn và các khối
thép không ép chặt ở những máy nhỏ các lá thép bị chập chỉ gây nên việc tăng tổn thất
lên một chút, ở máy trung bình nó sẽ làm cho máy nóng từng chỗ, ở các máy lớn sẽ dẫn
tới sự cố như "cháy thép" làm chẩy những khối lớn.
- Thiếu sót của hệ thống phụ của máy điện: Mòn nhiều cổ góp điện, các vòng tiếp xúc,
chổi than và bộ phận đỡ than, các chổi than phát tia lửa điện liên tục, những điều đó gây
lên chủ yếu do không theo đúng các yêu cầu cơ bản, bảo đảm cho máy vận hành bình
thường, hỏng cách điện các dây truyền điện của chổi than
- Các thiếu sót ở đai rô to: Mối hàn các đai rôto bị chảy ra, chảy lòi các vòng dây, làm
hỏng cách điện ở dưới đai, ở các máy phát điện tuối bin các đai rôto bị hỏng thường do
những thiếu sót về chế tạo, phẩm chất rèn bị kém, đôi khi nguyên nhân làm hỏng đai là
các trạng thái vận hành không bình thường của máy phát điện tuối bin (phụ tải không
đối xứng quá nhiều, bị chuyểnn sang trạng thái không đồng bộ ) gây quá nhiệt và có
các kẽ nứt ở đai lớn hoặc làm chảy thiếc hàn ở các đai dây thép.
3.5. Quy trình bảo dưỡng, sơn tẩm, sấy máy điện.
3.5.1. Quy trình bảo dưỡng:
Các cấp cách điện sử dụng trong các máy điện, khí cụ điện: tùy theo yêu cầu làm việc
của các máy điên, khí cụ điện mà người ta sử dụng các vật liệu cách điện với các cấp
cách điện khác nhau. Có các cấp cách điện sau:
Y A E B F H C
90
0
C 105

0
C 120
0
C 130
0
C 155
0
C 180
0
C > 180
0
C
Trên tàu thủy, yêu cầu cấp cách điện phải cấp từ B trở lên do điều kiện làm việc khắc
nghiệt và muốn giảm trọng lượng, kích thước thiết bị thì phải tăng nhiệt độ lên. Khi bảo
dưỡng, chúng ta phải biết được cấp cách điện của cuộn dây để khi sơn tẩm cho chúng
đúng chủng loại.
* Bảng điện trở cách điện tối thiểu :
===========================================================
13
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
Tên phần máy điện Điện trở cách điện (MΩ)
Khi sấy đến 60
0
C Khi khai thác
Roto máy điện 1 chiều U ≤
250 V
1 MΩ 0.1 – 0.25 MΩ
Stato của máy điện đồng
bộ, máy điện dị bộ Roto

dây quấn, cuộn dây máy
biến áp có U ≤ 250 V
1 MΩ 0.5 MΩ
Roto của máy điện đồng bộ
(Phần cảm) (90 – 110 V)
0.5 MΩ 0.1 MΩ
Máy điện có điện áp U ≥
500V
1 MΩ/1 kW 0.3 – 0.5 MΩ/1 kW
* Bảo dưỡng:
Sau khi tháo máy điện ta tiến hành vệ sinh các bộ phận của máy điện để có phương án
bảo dưỡng.Dùng rẻ sạch và chổi lông vệ sinh, lau chùi các bộ phận bên ngoài, bên trong
máy điện. Có thế kết hợp với súng phun và khí nén để thổi sạch bụi bẩn trong các khe
hẹp, ngóc ngách của máy điện. Chú ý áp lực vừa đủ dưới 2 at và đảm bảo không có hơi
nước trong khí nén.
Rửa sạch các bộ phận, chi tiết bằng dầu rửa chuyên dụng như dầu cách điện AT3200,
xăng, các hóa chất chuyên dụng khác. Dầu rửa chuyên dụng phải thỏa mãn yêu cầu là
hòa tan được các chất dầu mỡ, không phá hủy chất cách điện và các bộ phận khác của
máy điện, có khả năng bay hơi nhanh, ít gây độc hại đến cơ thể con người cũng như môi
trường xung quanh.
=> Lưu ý: Trong trường hợp các cuộn dây bị ngập nước mặn phải rửa bằng nước ngọt,
có thể phải luộc cuộn dây 1 vài lần sau đó mới dùng dầu rửa
3.5.2. Sấy máy điện

Sau khi bảo dưỡng xong ta tiến hành sấy các cuộn dây máy điện. Chú ý nhiệt độ
sấy phải phù hợp với các cấp cách điện và phù hợp với thời gian công tác của máy điện.
===========================================================
14
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================

Khi bắt đầu sấy thì R
cd
giảm vì nước chưa bay hơi. Sau 1 thời gian thì R
cd
= const, sau
đó nước bay hơi thì R
cd
sẽ tăng. Thời gian sấy phải đủ lâu, thông thường từ 16-24 h.
* Các phương pháp sấy:
- Sấy bằng nguồn nhiệt từ bên ngoài:
Được sấy từ lò sấy, lò sấy phải đảm bảo nhiệt độ tăng đều và có lỗ thoát hơi nước có
khả năng điều chỉnh nhiệt độ trong quá trình sấy. Ở các máy điện công suất lớn thường
trang bị thiết bị sấy để giữ cho thân nhiệt máy duy trì ở 60-80
o
C.
- Sấy bằng phương pháp cho dòng điện chạy vào các cuộn dây:
Phương pháp này chỉ cho phép sấy khi điện trở cách điện của các cuộn dây nằm ở 1 giá
trị nhất định và dòng điện chạy qua cuộn dây phải được hạn chế nhỏ hơn dòng định mức
chạy qua cuộn dây có điện áp thấp nhất.
3.5.3. Quy trình sơn, tẩm máy điện
Máy điện sau khi được vệ sinh sạch sẽ, rửa để cho máy điện khô ráo,sau đó tiến hành
sấy sơ bộ để máy điện nóng lên, tiếp theo sẽ tiến hành sơn và tẩm các cuộn dây của máy
điện. Có 2 cách sơn, tẩm là kiểu nhúng và kiểu dội.
Ta sơn tẩm đảm bảo cho sơn ngấm đều vào bên trong các cuộn dây, các rãnh của lõi
thép để tăng cường cách điện cho cuộn dây, đảm bảo sơn tẩm ngấm đều các vết nứt. Khi
nhúng ta phải quan sát khi không còn bọt khí nổi lên thì mới nhúng tiếp, dần dần cho
đến lúc chìm hẳn.
Các bước tiến hành sơn tẩm:
- Sấy khô cuộn dây máy điện ở khoảng nhiệt độ t
o

=110
o
C trong vòng từ 16-24 h.
Trong quá trình sấy khô đảm bảo cho điện trở cách điện không thay đổi trong
khoảng thời gian cuối cùng.
- Để nhiệt độ máy điện hạ xuống còn t
o
=50-60
o
C trong vòng từ 1-2 h.
- Sấy sơn tẩm đạt nhiệt độ khoảng 80
o
C. Sau đó nhúng cuộn dây máy điện từ từ
vào bể sơn tẩm chú ý quan sát các bọt khí nổi lên đảm bảo hết bọt khí và sơn đã
ngấm sâu, đều vào các rãnh, các vòng dây máy điện thì đưa máy điện ra ngoài.
- Sau khi đưa máy điện ra ngoài để 1 thời gian cho chảy hết phần sơn thừa thì tiến
hành đưa máy điện vào lò sấy, sấy tới nhiệt độ khoảng t
o
=110
o
C để sơn khô.
Trong quá trình sấy chú ý an toàn cho máy điện, thời gian sấy khoảng từ 10-16h
sau đó đưa máy điện ra ngoài để kiểm tra.
- Có thể tẩm và sấy lại vài lần nếu cần thiết.
- Để cho máy nguội dần, nhiệt độ hạ xuống còn 20-30
o
C thì tiến hành sơn phủ, có
thể dùng chổi quét nhẹ, đều lên toàn bộ bề mặt các cuộn dây máy điện.
- Để cho sơn khô hẳn sau đó tiến hành vệ sinh các chỗ sơn thừa và kiểm tra cách
điện cuộn dây trước khi lắp máy điện.

PHẦN IV: KHÍ CỤ ĐIỆN
===========================================================
15
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
4.1. Đo điện trở cách điện và tiêu chuẩn kiểm tra điện trở cách điện
Sự làm việc an toàn liên tục và đảm bảo của thiết bị điện, máy điện, khí cụ điện…trước
tiên phụ thuộc vào trạng thái tốt xấu của điện trở cách điện. Do vậy việc đo điện trở
cách điện là bắt buộc với khí cụ điện.
Người ta quy định về tiêu chuẩn giới hạn cho phép của điện trở cách điện, dưới giới hạn
đó, không được dùng mà phải có biện pháp xử lý.
Điện trở cách điện của các mạch điện (mạch động lực, mạch nhị thứ) theo tiêu chuẩn
với điện áp 1000V phải thỏa mãn yêu cầu R
cd
≥ 0.5 MΩ.
Đối với các khí cụ điện dùng trong sinh hoạt, yêu cầu điện trở cách điện của bối dây với
vỏ kim loại không được bé hơn 1 MΩ.
Điện trở cách điện của cuộn dây các thiết bị đóng cắt điện áp thấp (contactor, khởi động
từ…) được đo bằng Megaohm mét 1000 V cần phải có giá trị lớn hơn 2 MΩ. Thực tế,
điện trở cách điện đặt trong nhà khô ráo không được bé hơn 5 MΩ.
Đo điện trở cách điện được tiến hành trước khi đưa vào vận hành các thiết bị và khí cụ
điện, sau khi sửa chữa định kì 2 năm 1 lần.
* Để đo điện trở cách điện, ta tiến hành như sau:
Trước tiên, xác định cách điện của mạch điện đối với vỏ, sau đó xác định cách điện của
mạch này với mạch khác.
Để kiểm tra điện trở cách điện của cụm gồm các khí cụ điện đã được lắp đặt so với mát.
-Ví dụ:
Đầu tiên ta tháo cầu chì để đảm bảo khí cụ, thiết bị không còn điện áp. Sau đó sẽ đóng
tất cả cầu dao điện, đưa vào mạch tất cả các khí cụ điện còn lại, kể cả đèn điện, như vậy
toàn bộ khí cụ và thiết bị tạo thành mạch thống nhất cần được kiểm tra trạng thái cách

điện. Để đo được, một đầu khí cụ điện nối với cực E của megaohm mét, còn đầu kia của
Megaohm mét nối với mát. Quay tay quay, ấn nút P (nếu máy có nút P) sau đó ta đọc
chỉ số trên đồng hồ, nếu chỉ số này ≥ 0.5 MΩ thì nói chung cụm được cách điện tốt.
Trong trường hợp điện trở cách điện nhỏ hơn giá trị trên, ta phải đo điện trở cách điện
của từng khí cụ riêng lẻ của từng mạch riêng lẻ chứ không đo giá trị của toàn bộ cụm.
4.2. Lắp đặt, kiểm tra khí cụ điện .
4.2.1. Lắp đặt, kiểm tra khí cụ điện trong bảng điện.
* Lắp đặt.
Các bảng điện kiểu hở có kích thước không lớn nên trọng lượng cũng nhẹ, bốn góc của
bảng khoan bốn lỗ tròn để bắt bu lông hoặc vít qua các lỗ vào tường hoặc cột nhà.
Những bảng điện nặng hơn phải bắt vào khung thép chôn vào tường hay cột.
Các bảng điện của mạch thắp sáng đặt ở khu nhà dân dụng thường đặt trên tường cách
mặt đất 1,6 - 2m. Ở những nơi sản xuất, các bảng điện mạch thắp sáng đặt cao hơn mặt
đất 1,5 - 1,8 m.
Các bảng điện động lực có cầu dao, đặt cách mặt đất từ 1,50 đến 1,80 m. Ở những nơi
sản xuất, các bảng điện đều phải đặt trong tủ kim loại hoặc trong hộp kín bằng kim loại.
Các bảng điện phải đặt theo quả dọi hay thước thăng bằng (nivô) để chúng có vị trí
thẳng đứng. Muốn đặt các bảng điện bằng đá hoặc các vật liệu khác vào tường đá, bê
tông phải đục lỗ vào tường rồi trát vữa ximăng ở chân các giá đỡ đặt trong lỗ. Đặt các
bảng điện bằng đá hoặc các vật liệu khác vào tường đá, bê tông phải đục lỗ vào tường
rồi trát vữa ximăng ở chân các giá đỡ đặt trong lỗ. Đặt các bảng điện trên tường gỗ
===========================================================
16
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
thường được thực hiện trên các giá đỡ có hình dáng chữ E bắt vào tường bằng vít gỗ
hay bu lông vặn vào gỗ.
Khi đặt các thiết bị phân phối điện năng cho những nơi tiêu thụ nhiều, các phân xưởng,
các nhà gác v.v ta dùng tủ phân phối. Các tủ thường có khung xương bằng thép định
hình hoặc tôn uốn, còn phía trước bằng tôn dày 2 mm. Các tủ điện có kích thước tùy

theo yêu cầu, Nếu hai tủ đối diện nhau khoảng cách bé nhất giữa chúng nên đề từ 1 m
đến 1,6 m để cho người đi lại phục vụ dễ dàng. Khoảng cách bé nhất là 100 mm, từ mép
trong tủ phân phối đến thanh dẫn điện bé nhất là 100 mm. Thanh dẫn điện bằng đồng
hay nhôm. Ba pha được sơn màu khác nhau thường là: Đỏ vàng xanh (A B C).
Khí cụ đo điện được lắp ở chiều cao thích hợp để thao tác nhẹ nhàng và thường tính từ
mặt nền 1,4 - 1,8m.
Cầu chì nên lắp phía trước bảng để thay dễ dàng. Cầu chì hở không nên dùng.
Khi lắp các thiết bị điều chỉnh, biến trở, khởi động từ, v.v phải kiểm tra xem xét các
cuộn dây bên trong có bị đứt hay chập mạch không. Nếu cách điện không đạt, phải đem
sấy bằng dòng điện hay trong tủ sấy. Yêu cầu chính đối với việc lắp các thiết bị khởi
động là làm sao bắt chặt và thẳng. Cần chú ý khi lắp thiết bị có máy đo, áp tô mát và các
rơle bảo vệ vì chúng chỉ làm việc chắc chắn khi đặt thẳng đứng.
Trên đây là một số số liệu chuẩn (tham khảo của các nước) lắp đặt khi cụ điện ở bảng và
tủ điện. Trên thực tế, đối với các máy móc sử dụng áp thấp, các khí cụ điện thường đặt
với yêu cầu gọn, kích thước nhỏ nên người ta thường dùng vật liệu cách điện có điện trở
cách điện cao và tận dụng khoảng không khí không cần thiết.
Sau khi kiểm tra việc lắp các bảng và từng thiết bị, ta chuyển sang kiểm tra hệ thống cáp
và các phần khác.
Khi kiểm tra lắp ráp nếu thấy chỗ nào chưa thật đúng, nhưng vẫn trong phạm vi cho
phép so với thiết kế thì cũng cần ghi vào sơ đồ lắp. Cần trao cho người vận hành những
số liệu đó với các tài liệu, văn bản thử nghiệm.
4.2.2 Bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra các khí cụ điện hạ áp.
* Áptômát và khí cụ điện khác đặt trong tủ điện hạ áp.
4.2.2.1. Đối với các áptômát hoạt động trong các trạng thái thiết bị điện được vận hành
liên tục, hàng tháng nên tiến hành bảo dưỡng với nội dung sau:
a. Kiểm tra, làm sạch tiếp điểm chính, hộp dập tắt hồ quang.
b. Kiểm tra, làm sạch các chi tiết cách điện bằng giẻ tẩm xăng và bằng giẻ khô.
Không nên dùng các vật cứng để làm sạch.
c. Kiểm tra, làm sạch tiếp điểm phụ và tiếp điểm điều khiển (nếu có)
d. Kiểm tra, làm sạch mạch điều khiển, mạch tín hiệu và mạch tự động.

e. Kiểm tra, làm sạch siết chặt các bu lông của đường dây dẫn điện đến các sứ bằng
cờ lê thích hợp tránh dùng kìm vặn
f. Thử đóng aptômát bằng hệ thống mạch tự động hay bằng nút bấm điều khiển ở
khoảng cách.
g. Kiểm tra, làm sạch cơ cấu đóng lắp lại tự động (nếu có) đồng thời kiểm tra
khoảng thời gian giữa lúc mở và đóng lập lại.
h. Kiểm tra hành trình tiếp điểm động.
i. Kiểm tra bộ phận truyền động và kiểm tra áp lực lò xo
k. Ngoài ra cần phải làm thêm các yêu cầu riêng của từng loại.
4.2.2.2. Bảo dưỡng và sửa chữa định kì hàng năm:
===========================================================
17
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
Thực hiện nội dung của bảo dưỡng hàng tháng đồng thời tiến hành thêm các nội dung
sau:
a. Thay thế những chi tiết bị hỏng
b. Tháo và làm sạch bộ dập tắt hồ quang
c. Đo và kiểm tra điện trở các cuộn dây duy trì, cuộn dây đóng và cuộn dây mở
(nếu có)
d. Thực hiện kiểm tra cách điện cầu dao.
e. Lắp các bộ phận đã tháo ra để kiểm tra theo thứ tự ngược lại.
f. Kiểm tra hành trình của tiếp điểm động.
g. Xem xét và kiểm tra áp lực lò xo bằng lực kế.
h. Điều chỉnh điện và cơ khí
i. Ngoài các yêu cầu trên còn cần phải làm thêm các yêu cầu riêng của từng loại
cầu dao.
4.2.2.3. Tủ đặt các khí cụ điện và tủ điều khiển gồm các khí cụ điện thì định kì 3 tháng
nên tiến hành với nội dung sau:
a. Lau sạch các bộ phận thiết bị khí cụ điện ở trong và ngoài tủ

b. Tất cả những chi tiết cách điện phải lau bằng giẻ tẩm xăng sau đó bằng giẻ khô,
không được dùng các vật cứng để lau.
c. Xiết bu lông lỏng bằng cờ lê đồng thời quan sát các bulông xem nó có bị phát
nóng quá trong thời gian làm việc khiến cho màu sắc bị biến đổi
d. Kiểm tra, làm sạch tất cả các cầu dao, cầu chì khí cụ điều khiển, đo lường, bảo
vệ, dây dẫn nối điện.
e. Kiểm tra vành đai tiếp đất, dây dẫn nhánh đến vành đai này, làm sạch và xiết lại
bu lông tiếp đất.
h. Những phần tiếp xúc của cầu dao thao tác bằng tay phải làm sạch, kiểm tra các
cơ cấu thao tác.
g. Kiểm tra trạng thái mở cửa tủ vì có một số khí cụ điện nằm trong những tủ có hệ
thống liên động an toàn.
Chú ý: Để thực hiện công tác trên an toàn chúng ta phải cắt các mạch điện đưa đến tủ
trước khi tiến hành công tác.
4.3 Một vài hiện tượng hư hỏng thông thường và cách sửa chữa.
4.3.1 Hiện tượng hư hỏng tiếp điểm
* Nguyên nhân có thể:
- Lựa chọn không đúng công suất khí cụ điện: Chẳng hạn như dòng điện định mức và
tần số thao tác của khí cụ điện không đúng với thực tế.
- Lực ép trên các tiếp điểm không đủ.
- Giá đỡ tiếp điểm không bằng phẳng hoặc lắp ghép lệch.
- Bề mặt tiếp điểm bị oxi hoá do xâm thực của môi trường làm việc.
- Do hậu quả của việc xuất hiện dòng điện ngắn mạch một pha với đất hoặc dòng ngắn
mạch hai pha ở phía sau công tắc tơ
* Biện pháp sửa chữa:
- Lựa chọn khí cụ điện cho đúng công suất, dòng điện, điện áp và chế độ làm việc tương
ứng.
- Kiểm tra và sửa chữa nắn thẳng độ bằng phẳng của giá đỡ tiếp điểm, điều khiển để
khép trùng khít hoàn toàn các tiếp điểm động và tĩnh của các bộ khống chế, rơ le vv
===========================================================

18
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
- Kiểm tra lại lò xo của tiếp điểm động xem có bị méo, biến dạng hay đặt lệch khỏi cốt
giữ không. Phải điều chỉnh đúng lực ép tiếp điểm và có thể kiểm tra bằng lực kế.
- Thay thế bằng tiếp điểm dự phòng khi kiểm tra thấy tiếp điểm bị mòn gần hết hoặc
cháy hỏng nặng.
- Đặc biệt trong điều kiện làm việc có đảo chiều hay hãm ngược các tiếp điểm nhanh
chóng bị hư mòn., Kinh nghiệm cho thấy là tiếp điểm động hay mao mòn hơn.
+ Nguyên nhân có thể:
Ngắn mạch cục bộ giữa các vòng dây do cách điện xấu.
Ngắn mạch giữa các dây dẫn ra do chất lượng cách điện xấu hoặc ngắn mạch giữa dây
dẫn ra và các vòng dây quấn của cuộn dây do đặt giao nhau không có lót cách điện.
Đứt dây quấn.
Điện áp tăng cao quá điện áp định mức của cuộn dây.
Cách điện của cuộn dây bị phá hỏng do bị va đập cơ khí.
Cách điện bị phá huỷ do cuộn dây bị quá nóng hoặc vì tính toán thông số quấn lại cuộn
dây không đúng, hoặc điện áp cuộn dây bị nâng cao quá, hoặc lõi thép hút không hoàn
toàn, hoặc điều chỉnh không đúng hành trình lõi thép.
+ Biện pháp sửa chữa
Kiểm tra và loại trừ các nguyên nhân bên ngoài gây hư hỏng cuộn dây và quấn lại cuộn
dây theo mẫu hoặc tính toán lại cuộn dây đúng điện áp và công suất tiêu thụ yêu cầu.
Khi quấn lại cuốn dây cần đảm bảo công nghệ sửa chữa đúng kỹ thuật vì đó là một yếu
tố quan trọng để đảm bảo độ bền và tuổi thọ cuộn dây.
4.3.2. Cháy xém ở đầu ra hoặc đầu vào mạch động lực
- Nguyên nhân: Do tiếp xúc xấu do vặn bu lông không chặt hoặc không bảo dưỡng định
kì kịp thời nên trong quá trình hoạt động bu lông bị lỏng ra
- Hiện tượng: Phát nóng ở chỗ tiếp xúc xấu, nhiệt phát ra tiếp tục phá hỏng chỗ tiếp xúc
- Cách khắc phục: Khi bảo dưỡng định kì nên kiểm tra nhiệt độ của các chỗ nối và xiết
lại bu lông cho chặt. Nếu bề mặt bị cháy nhiều thì phải tháo ra làm sạch và mạ

4.3.3 Cách điện đánh thủng hoặc bị rò
Nếu phần vỏ được làm từ loại nhựa không tốt có thể sau 1 thời gian làm việc nhựa bị
già hóa xuống cấp, cường độ cách điện giảm, dòng rò tăng nhanh, tiếp xúc bằng tay có
thể bị giật. Aptomat chống giật tác động cắt mạch => nên loại bỏ
4.3.4 Công tắc tơ bị kêu
- Nguyên nhân: Do điện áp đặt lên cuộn hút không đủ hoặc lò xo quá cứng, đặc tính cơ
và đặc tính lực hút khá gần nhau, vòng chống rung bị hở mạch
- Cần phát hiện sớm nguyên nhân và loại trừ
4.3.5: Áptomat không đóng được hoặc đóng được nhưng nhảy ngay
- Nguyên nhân: Lẫy giữ tay đóng bị mòn hoặc bị lệch
- Cách khắc phục: Hàn đắp rồi tôi cứng lại. Lệch ta tiến hành chỉnh lại
4.3.6 Tủ điều khiển hoặc phân phối bị cháy do chập
- Nguyên nhân:
+ Hiện tượng chập dây có thể xảy ra so tiếp xúc không tốt
+ Do dây điều khiển đi qua khe hở quá chật giữa các tủ lâu ngày bị đứt cách điện
- Cách khắc phục: Cần phân tích đầy đủ, phát hiện chính xác nguyên nhân để loại trừ,
tránh gặp sự cố sau khi khắc phục xong.
4.4. Quy trình bảo dưỡng khí cụ điện.
Trong quá trình lắp đặt, vận hành các khí cụ điện phải thường xuyên được bảo dưỡng.
===========================================================
19
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
- Tháo các tiếp điểm của rơ le, công tắc tơ vv để kiểm tra xem có bị rỗ hay chảy, chảy
do tiếp xúc không chặt gây tia lửa điện, nếu tiếp điểm bị rỗ thì dùng giấy ráp đánh sạch.
Nếu tiếp điểm bị mài mòn cần thay thế tiếp điểm mới.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh lực tiếp xúc của các tiếp điểm.
- Kiểm tra lò xo nếu không đủ độ cứng hay nén kéo quá căng thì phải chỉnh định cho
phù hợp, tháo các lò xo kiểm tra xem có bị gẫy dập hay không để thay thế.
- Tháo kiểm tra các thiết bị dập hồ quang xem các đồ sứ có bị vỡ hay không.

- Khi thay thế hoặc sửa chữa phải chọn đúng loại để hệ thống làm việc bình thường và
lâu dài.
- Sau khi thay thế các chi tiết cần tiến hành thí nghiệm để lấy đặc tính, nếu chưa phù
hợp phải hiệu chỉnh lại.

PHẦN V: TỔ CHỨC LẮP ĐẶT VÀ KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN
Đây là phần nhóm thực tập được đi sâu và tìm hiểu thực tế, và được tham gia sản
xuất cùng các anh chị công nhân trong phân xưởng và triển khai lắp đặt các thiết bị
trên tàu đóng mới, quan sát và kiểm tra hệ thống tàu trước khi bàn giao.
5.1 Quan sát, kiểm tra hệ thống trên tàu.
Tàu 17.500T chuẩn bị bàn giao
===========================================================
20
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
Hiện tại con tàu 17.500T đã được nhà máy hoàn thiện, đang hoàn tất công tác kiểm
tra cuối cùng trước khi bàn giao cho bên mua, phân xưởng tạo điều kiện cho nhóm thực
tập được lên tàu quan sát thực tế và cùng các tổ trưởng kiểm tra hệ thống điện chiếu
sáng trong các buồng phòng và buồng máy.
Bảng điều kiển chính
Bảng điều khiển chính giúp quan sát và điều khiển tổng quát các hệ thống trên tàu,
xử lý và thông báo các sự cố có thể xảy ra. Bảng điều khiển chính tiếp nhận thông tin
qua hệ thống các vỉ mạch điều khiển.
===========================================================
21
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
Hệ thống mạch điều khiển đưa đến bảng điều khiển chính
===========================================================
22

Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
Trên tàu có :_ 3 máy phát: 450V, 60Hz, 500KVA
_ 1 ngăn hoà 3 máy phát: đáp ứng đủ điện năng cung ứng cho yêu cầu
vân hành của tàu.
_ 2 ngăn 440V: phân phối nguồn 440V cho tất cả buồng máy, cabin,…
_ 2 ngăn 220V: cấp điện cho các buồng cấp nguồn ánh sáng, khởi động
các máy bơm trực tiếp. Ngăn 220V lấy nguồn từ nguồn 440V qua 2 biến áp hạ áp xuống
220V.
===========================================================
23
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================

===========================================================
24
Báo cáo thực tập thợ điện
==============================================================
Sau khi được hướng dẫn và tìm hiểu hệ thống điều khiển, các thiết bị trong phòng
trạm phát chính, tiếp tục được cùng các anh tổ trưởng dẫn đi kiểm tra và thay thế hệ
thống điện chiếu sáng gặp sự cố trong các buồng phóng, buồng máy.
Yêu cầu mặc đầy đủ trang phục, giày bảo hộ để tránh bị trơn trượt trong khi di
chuyển trên tàu, đội mũ bảo hộ phải đeo quai để không bị va chạm, rơi trong lúc leo lên
xuống cầu thang, đi trong các buồng phòng, mặc đầy đủ quần áo bảo hộ.
(ae nào thực tập những gì tự
chém thêm)
===========================================================
25

×