Tải bản đầy đủ (.pdf) (346 trang)

đề tài những đặc trưng cơ bản về con người và văn hóa của cộng đồng người việt nam ở nước ngoài hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 346 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC KX03/06-10
*********




BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI HIỆN NAY
Mã Số: KX03.19/06-10



Chủ nhiệm đề tài
PGS.TS VŨ HÀO QUANG
Cơ quan chủ trì
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


8839

HÀ NỘI-2011
i

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………. 1


2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn…………………………………………… 2
2.1. Ý nghĩa lý luận…………………………………………… 2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn………………………………………………………………
3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài………………… 3
3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước…………………………………………
3
3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước…………………………………………
12
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………. 23
4.1. Mục đích chung………………………………………………………………
23
4.2. Mục tiêu cụ thể
24
4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
24
5. Khách thể nghiên cứu và Đối tượng khảo sát và giới hạn phạm vi nghiên
cứu
24
5.1. Khách thể nghiên cứu của đề tài
24
5.2. Đối tượng khảo sát
25
5.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
25
6. Đối tượng nghiên cứu 25
7. Câu hỏi nghiên cứu 25
8. Các giả thuyết nghiên cứu 25
9. Chọn mẫu nghiên cứu 26
9.1. Chọn mẫ

u nghiên cứu định lượng
26
9.2. Chọn mẫu nghiên cứu định tính
33
10. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 33
10.1. Phương pháp nghiên cứu
33
10.2. Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu 34
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
CON NGƯỜI VÀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC
NGOÀI
36
1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………… 36
1.1.V
ăn hóa-khái niệm, định nghĩa, loại hình…………………………………
36
1.2. Khái niệm và định nghĩa con người…………………………………………
39
2. Các lý thuyết cơ sở vận dụng nghiên cứu con người và văn hóa cộng động
người Việt Nam ở nước ngoài………………………………………
41
ii

2.1. Lý thuyết “đẩy-kéo” trong nghiên cứu di chuyển dân cư………………
41
2.2. Lý thuyết “thị trường lao động” trong nghiên cứu chuyển cư………….
41
2.3. Lý thuyết giá trị và định hướng giá trị trong nghiên cứu NVNONN……
43

2.4. Thuyết biến đổi giá trị………………………………………………………
48
2.5. Một số hình thức biến đổi giá trị, giải thích biến đổi giá trị trong điều
kiện của NVNONN…………………………………………………………………
50
3. Một số cách tiếp cận chính trong nghiên cứu về con người vă
n hóa cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài………………………………………
52
3.1. Tiếp cận triết học………………………………………………………………
52
3.2. Tiếp cận hệ thống……………………………………………………………
53
3.3. Tiếp cận lịch sử………………………………………………………………
54
3.4. Tiếp cận nhân học văn hóa…………………………………………………
55
3.5. Tiếp cận tâm lý học dân tộc………………………………………………….
56
4. Các khái niệm công cụ và thao tác hóa các khái niệm………………… 56
4.1. Di cư…………………………………………………………………………….
56
4.2.Tỵ nạn……………………………………………………………………………
57
4.3. Văn hóa…………………………………………………………………………
58
4.4. Tiếp biến văn hóa……………………………………………………………
58
4.5. Cộ
ng đồng………………………………………………………………………

58
4.6. Xã hội……………………………………………………………………………
59
4.7. Gia đình…………………………………………………………………………
59
4.8. Lối sống của gia đình…………………………………………………………
60
4.9. Người Việt nam ở nước ngoài………………………………………………
61
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về
văn hóa và con người được vận dụng trong nghiên cứu NVNONN………
61
5.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người………………………….
61
5.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam v
ề văn hóa và con người…
64
5.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác đối với người Việt Nam
ở nước ngoài…………………………………………………………………………
65
CHƯƠNG II
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
VIỆT NAM Ở MỸ VÀ THÁI LAN
68
1. Những nhân tố lịch sử tác động đến sự hình thành và phát triển của cộng
đồng người Việ
t Nam ở nước ngoài………………………………………
68
1.1. Di cư và sự hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài……

68
1.2. Những nhân tố tác động đến động cơ di cư trên thế giới………………
70
iii

2. Tình hình di cư vào Mỹ từ 1990-2010…………………………………. 76
3. Thực trạng người Việt di cư vào Mỹ và sự hình thành các đặc trưng cơ
bản của cộng đồng người Việt tại Mỹ……………………………………….
77
4. Sự hình thành cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan…………………. 84
5. Tiểu kết………………………………………………………………… 88
CHƯƠNG III
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI HIỆN
NAY
90
1. Những đặc trưng chung của các cá nhân của cộng đồng NVNONN……. 90
2. Những đặc trưng cơ bản về văn hóa cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài…………………………………………………………………………
94
2.1. Đặc trưng về sự phân chia cộng đồng thành các nhóm xã hội khác
nhau……………………………………………………………………………………
94
2.2. Đặc trưng về ngôn ngữ của người Việt ở Mỹ……………………………….
94
2.3. Đặc trưng nghề nghiệp xã hội………………………………………………
95
2.4. Đặc tr
ưng về số lượng dân số so với các cộng đồng nước ngoài sinh ra
ở Mỹ…………………………………………………………………………………

99
2.5. Đặc trưng cơ bản văn hóa cộng đồng và tổ chức cộng đồng Việt tại Thái
Lan……………………………………………………………………
100
3.1. Cách thức tổ chức cộng đồng người Việt ở Thái Lan……………………
100
3.2. Đời sống văn hóa gia đình-cộng đồng………………………………………
102
3.3. Tính tự tôn dân tộc trong quá trình hội nhập………………………………
105
4. Mối quan h
ệ giữa các đặc trưng về con người và xã hội trong cộng đồng
NVNONN……………………………………………………………………
106
4.1. Quan hệ cộng đồng người Việt với cộng đồng người Mỹ tại địa phương
106
4.2. Quan hệ nội bộ cộng đồng Việt kiều Mỹ…………………………………….
107
4.3. Quan hệ giữa Việt kiều Thái Lan với dân sở tại…………………………….
110
4.4. Quan hệ nội bộ cộng đồng Việt kiều Thái……………………………………
111
CHƯƠNG IV
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở THÁI LAN
HIỆN NAY
113
1.Thực trạng đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng người Việt Nam ở
gia đình Việt kiều ở Thái Lan………………………………………………
113

1.1. Phân công lao động trong gia đình, những vai trò chính…………………
113
iv

1.2. Công việc nội trợ và và quan hệ gia đình, dòng họ………………………
115
1.3. Định hướng những giá trị chủ yếu……………………………………………
119
1.4. Nhận thức của cộng đồng người Việt ở Thái Lan về những phẩm chất và
điều kiện cần thiết của họ ở nước sở tại…………………………………………
127
1.5. Đặc trưng cơ bản của cộng đồng Việt kiều Thái Lan………………………
130
1.6. Sự hộ
i nhập vào cộng đồng cư dân bản địa………………………………….
137
1.7. Các hình thức hội nhập của cộng đồng………………………………………
137
1.8. Người bản địa đánh giá vị thế cộng đồng người Việt Nam so với cộng
đồng các dân tộc của các nước láng giềng như Lào, Căm pu chia……………
138
1.9. Mức độ nắm bắt được những thông tin về đời sống kinh tế, văn hoá, xã
hội Việt Nam qua các kênh truyền thông …………………………………………
139
1.10. Đ
ánh giá về mức độ hạnh phúc của gia đình………………………………
140
1.11. Đánh giá về địa vị kinh tế gia đình mình so với các gia đình Việt kiều
khác ở nước sở tại…………………………………………………………………….
141

1.12. Lý do quyết định nhập cư vào Thái Lan…………………………………….
142
2. Xu hướng biến đổi những đặc trưng cơ bản về văn hóa của cộng đồng
Việt kiều Thái Lan ……………………………………………………………
142
2.1. Biến đổi về định hướ
ng giá trị phong tục tập quán…………………………
142
2.2. Biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống của thế hệ thứ ba ở Thái Lan
143
2.3. Biến đổi nội dung giao tiếp do việc sử dụng ngôn ngữ Việt của thế hệ
thứa hai………………………………………………………………………………
144
2.4. Biến đổi nội dung giao tiếp do việc sử dụng ngôn ngữ của thế hệ thứ 3
trong giao tiếp gia đình……………………………………………………………
145
2.5. Biến đổi các nếp sống do nh
ững khó khăn của đời sống………………….
146
2.6. Sự khác biệt giữa các thế hệ Việt kiều ở Thái Lan …………………………
147
3. Đánh giá chung về thực trạng người Việt Nam đang định cư tại Thái Lan 149
CHƯƠNG V
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở HOA KỲ
152
1. Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần c
ủa cộng đồng người Việt Nam ở
Hoa Kỳ ………………………………………………………………………
152

1.1. Những đặc trưng cơ bản về con người và gia đình Việt kiều sinh sống
tại Hoa Kỳ……………………………………………………………………………
152
1.1.1. Những giá trị quan trọng nhất đối với người Việt ở Hoa Kỳ……………
152
1.1.2. Những điều kiện và phẩm chất cần thiết để cá nhân có một cuộc sống
tốt đẹp ở Hoa K
ỳ……………………………………………………………………
154
1.1.3. Những phẩm chất nổi trội nhất của con người và cộng đồng người
155
v

Việt Nam ở nước ngoài hiện nay ………………………………………………….
1.1.4. Những nhược điểm của người Việt ở Hoa Kỳ…………………………….
156
1.2. Những đặc trưng cơ bản trong quan hệ cá nhân và gia đình……………
157
1.2.1. Người quyết định chính trong gia đình …………………………………
157
1.2.2. Người làm chính công việc trong gia đình ……………………………….
160
1.3. Những đặc trưng cơ bản về văn hóa cộng đồng người Việt Nam ở Hoa
Kỳ
163
1.3.1. Mức độ tham gia vào các hoạ
t động cộng đồng
163
1.3.2. Mức độ tham gia của gia đình vào các hoạt động lễ hội ca nhạc, hội
họp do cộng đồng người Việt Nam tổ chức……………………………………….

164
1.4. Vị thế cộng đồng người Việt Nam so với cộng đồng các dân tộc của các
nước láng giềng Đông Nam Á………………………………………………………
167
1.5. Vai trò của các kênh thông tin…………………………………………………
168
1.5.1. Các kênh thông tin đại chúng………………………………………………
168
1.5.2. Kênh thông tin từ các cuộc giao lưu văn
hoá…………………………………………………………………
172
1.6.
Đánh giá về mức độ hạnh phúc của gia đình………………………………
173
1.7. Đánh giá về địa vị kinh tế của gia đình mình so với các gia đình Việt
kiều khác ở Hoa Kỳ…………………………………………………………………
173
1.8. Lý do quan trọng nhất đối với việc quyết định nhập cư…………………
174
2. Xu hướng biến đổi đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt
Nam ở Hoa Kỳ ……………………………………………………………….
175
2.1. Xu hướng biến
đổi giữa các thế hệ qua các phẩm chất và dạng hoạt
động cá nhân………………………………………………………………….
175
2.1.1. Những ưu điểm của thế hệ thứ nhất so với thế hệ được sinh ra và lớn
lên ở nước sở tại………………………………………………………………
175
2.1.2. Những nhược điểm của thế hệ thứ nhất so với thế hệ hai, thế hệ ba…

176
2.2. Sự biến đổi giá trị v
ăn hoá giữa các thế hệ
180
2.3. Sử dụng ngôn ngữ chính trong gia đình (đối với thế hệ thứ 2)……………
180
2.4. Những khó khăn nhất của người Việt nam ở Hoa Kỳ………………………
181
2.5. Một số đặc trưng về nhân khẩu, xã hội người của nhóm đối tượng được
nghiên cứu…………………………………………………………………….
182
CHƯƠNG VI
PHÁT HUY SỨC MẠNH NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI, XÂY
DỰNG KHỐ
I ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
184
1. Đóng góp của Kiều bào ta ở nước ngoài………………………………… 184
2. So sánh sự tương đồng và khác biệt về mặt cá nhân cũng như gia đình 184
vi

người Việt trong nước và ở Mỹ, Thái Lan
3. Sự biến đổi nếp nghĩ giữa các thế hệ người Việt ở Mỹ về Việt Nam 193
4. Tính cố kết cộng động và những thế mạnh của người Việt Nam ở nước
ngoài
194
5. Người Việt Nam ở nước ngoài đánh giá về hệ thống chính sách của Nhà
nước Việt Nam đối với h
ọ……………………………………………………
198
5.1. Những mặc cảm từ cuộc chiến tranh Mỹ-Việt ………………………………

198
5.2. Đánh giá của Việt kiều về chính sách của Đảng Nhà nước đối với việc
phát huy thế mạnh người Việt Nam ở nước ngoài……………………………….
199
5.3. Mặc cảm về kỳ thị sắc tộc………………………………………………………
207
5.4. Đánh giá về sự phát triển và chính sách kinh tế ở Việt Nam
208
6. Đánh giá của bà con ruột thịt củ
a những Việt kiều về phát huy sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc
214
6.1. Vai trò của dư luận xã hội của nhóm bà con của những Việt kiều đang
sống ở trong nước là nguồn thông tin quan trọng của chiến lược phát huy
tiềm năng NVNONN
214
6.2. Đánh giá về những phẩm chất nổi trội nhất của con người và cộng đồng
người Việ
t Nam ở nước ngoài hiện nay……………………………………………
215
6.3. Ứng xử của những người trong nước với những Việt kiều đã thành công
về mặt kinh tế …………………………………………………………………………
217
6.4. Đánh giá của bà con của những người Việt kiều về chính sách, thái độ
của Đảng, Nhà nước đối với Việt kiều…………………………………………….
218
6.5. Đánh giá về mức độ liên hệ giữa người Việt Nam ở nước ngoài với bà
con ruộ
t thịt, dòng họ trong nước………………………………………………….
218

6.6. Những lý do để người Việt nam ở nước ngoài quan hệ thường xuyên với
các cá nhân, tổ chức trong nước về các lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, y tế
và nhân đạo…………………………………………………………………………
219
7. Những hành động nhằm tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc……… 220
CHƯƠNG VII
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ TĂNG CƯỜNG
SỨC MẠ
NH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, KHAI THÁC NHỮNG THẾ
MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG NVNONN-ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU
225
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường sức mạnh Đại đoàn
kết dân tộc, khai thác những thế mạnh của cộng đồng NVNONN…………
225
1.1. Những công trình nghiên cứu về tiềm lực và khả năng đóng góp của
cộng đồng ng
ười Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hoá và
225
vii

hiện đại hoá đất nước………………………………………………………………
1.2. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác đối với người Việt
Nam ở nước ngoài……………………………………………………………………
227
2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết……………………………………… 229
2.1. Về phía Đảng, chính phủ Việt Nam…………………………………………
229
2.2. Giải pháp…………………………………………………………………………
234

3. Những giải pháp về phát huy trí tuệ tài năng người VNONN…………… 238
PHẦN KẾT LUẬN
242
1. Kết luận chung 242
2. Cộ
ng đồng Việt kiều Thái Lan 246
3. Cộng đồng Việt kiều tại Mỹ 250
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
255

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 26/3/2004 về
công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã khẳng định “quan điểm nhất
quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
là một bộ phận không tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.

Nghị quyết đã chỉ rõ những nội dung cơ bản đối với công tác Việt kiều như:
bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế, lãnh sự cho đồng bào tại các nước sở tại đồng
thời có chính sách khuyến khích đồng bào trở về quê hương tham gia xây dựng Tổ
quốc. Cụ thể là quyền đi lại, mua nhà và bất động sản, mở các doanh nghiệp kinh
doanh, v.v… Các chính sách rộng mở củ
a Đảng và Nhà nước đã khuyến khích
được nhiều Việt kiều về nước tham gia vào các hoạt động kinh doanh, dịch vụ,
khoa học, giáo dục…Số lượng Việt kiều về nước thăm quê hương và tham gia vào
các hoạt động kinh tế xã hội ngày càng đông đã chứng tỏ sự đúng đắn và sáng suốt
về đường lối chiến lược phát triển đất nước của Đảng ta. Hơn nữa, việ

c nghiên cứu
những đặc trưng cơ bản về con người và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về điều kiện sống, những thuận lợi và khó khăn của
kiều bào ta ở nước ngoài. Trên cơ sở đó, đề tài này có thể kiến nghị với Đảng và
Nhà nước những chính sách và quan điểm ngoại giao thích hợp nhằm bảo vệ các
quyề
n lợi hợp pháp của kiều bào về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, lãnh sự …
Đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài, nhưng cho đến nay, chưa công trình nào khảo sát và
nghiên cứu một cách hệ thống thực trạng đời sống văn hóa xã hội và những đặc
trưng cơ bản về con người cũng như cộng đồng người Việt Nam ở
các nước khác
nhau trên thế giới. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài này đặt ra là làm thế nào để có thể
xây dựng thành công chính sách đại đoàn kết dân tộc đồng thời khai thác những thế
mạnh của cộng đồng người Việt Nam nhằm xây dựng đất nước ta tiến tới mục tiêu
“dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Muốn trả lời được
câu hỏi đó chúng ta cần nắ
m rõ đối tượng và khách thể nghiên cứu. Khách thể
nghiên cứu của chúng ta là con người và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Những đặc trưng cơ bản về con người và
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay”.
Con người và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay rất đa dạng
và phức tạp. Sự đa d
ạng không những chỉ thể hiện trong tính đa sắc tộc mà còn thể
hiện trong tính đa giai cấp, đa lứa tuổi (thế hệ), ngành nghề và quan điểm chính trị.
2

Đại đa số kiều bào ở nước ngoài là yêu nước và ủng hộ công cuộc đổi mới của
chúng ta, nhưng không phải không có những nhóm ly khai, phản động đi ngược lại
lợi ích dân tộc. Do vậy, việc tìm hiểu lý do nhập cư ở nước ngoài là rất cần thiết đối

với người nghiên cứu. Hơn nữa, quá trình đồng hóa văn hóa của văn hóa bản địa
đối với văn hóa của nhóm nh
ập cư diễn ra cũng rất phức tạp. Các nhóm xã hội nhập
cư có khả năng thích ứng và hội nhập khác nhau vào nền văn hóa bản địa. Khả
năng đó vừa phụ thuộc vào văn hóa nhóm nhập cư vừa phụ thuộc vào chính bản
thân các cá nhân người nhập cư thông qua các nhu cầu, động cơ và mục đích sống
của anh ta. Do vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu toàn diện và hệ thố
ng từ hệ thống
giá trị đến thái độ, hành vi và những quan hệ cá nhân-gia đình, cộng đồng-xã hội
trong sinh hoạt thường ngày tại các gia đình cũng như trong các sinh hoạt cộng
đồng như hội họp, lễ hội hoặc nghi lễ thờ cúng,v.v Thông qua những quan hệ cá
nhân, cộng đồng xã hội, chúng ta có thể phát hiện những giá trị, phong tục, tập
quán, truyền thống văn hóa nào có tác động và tác động với mức nào đến hành vi
và quan hệ xã hội, mạng lưới xã hội hay các liên kết cộng đồng của Việt kiều hiện
nay. Từ đó chúng ta thấy được khả năng hội nhập và thích ứng của các nhóm là
khác nhau và cũng đồng nghĩa với việc thành công trong hoạt động kinh tế, chính
trị, xã hội của họ tại các nước sở tại. Trên cơ sở đó chúng ta có thể phân lớp xã hội
theo mức độ thành công nghề nghiệ
p hoặc kinh tế.
Sau khi đã định dạng được các nhóm xã hội đó, chúng ta có thể khai thác
được thế mạnh của một số nhóm vượt trội đồng thời có thể trợ giúp xã hội cho một
số nhóm yếu thế góp phần nâng cao chất lượng sống của kiều bào để chính họ thấy
được rằng họ là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễ
n
2.1. Ý nghĩa lý luận
Sự thành công của công trình này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính
trị, đó là sự thành công về mặt chiến lược cũng như đạo đức cách mạng của dân tộc
ta đã được lãnh tụ vĩ đại nhất của dân tộc là Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra: “Đất
nước ta là một, dân tộc ta là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó

không bao giờ thay đổi”.
Đề tài sẽ đề xuất với Đảng và Nhà nước một số luận điểm khoa học để
hoạch định một số chính sách nhằm tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và khai
thác tiềm năng cũng như thế mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
góp phần xây dựng đất nước.
Đề tài này sẽ bổ sung cơ sở lý luận cho nhi
ều môn học như: Xã hội học,
Nhân chủng học, Lịch sử, Văn hóa học, Chính trị học.
3

2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ chứng minh rằng hệ thống đường lối và chính sách của Đảng đối
với Việt kiều đi vào thực tiễn đồng thời chỉ ra những thiếu sót bất cập về mặt chính
sách cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện.
Đề tài sẽ chỉ ra thực trạng đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng người Việt
Nam ở
nước ngoài.
Đề tài sẽ chỉ ra vai trò của các giá trị truyền thống, phong tục, tập quán văn
hóa Việt đối với việc hình thành các giá trị mới và lối sống của cộng đồng người
Việt Nam tại các nước khác nhau trên thế giới.
Đề tài góp phần củng cố quan hệ tốt đẹp và khơi dậy ý thức tự tôn dân tộc
của người Việt Nam ở các nước sở tại.
Thông qua nghiên cứu
điền dã tại các nước và hội thảo với chủ đề “Những
đặc trưng cơ bản về con người và văn hoá của cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài hiện nay”, nhóm nghiên cứu đã phối hợp được với các nhà khoa học và quản
lý cộng đồng NVNONN trong các cuộc nghiên cứu điền dã, có thêm nhiều mối
quan hệ mới với các Việt kiều yêu nước có tên tuổi trong các l
ĩnh vực khoa học
cũng như các nhà Việt Nam học để qua họ truyền bá quan điểm đại đoàn kết dân

tộc và chính sách “chiêu hiền đãi sỹ” của Đảng, Nhà nước ta.
Đề tài sẽ góp phần đào tạo 2 nghiên cứu sinh, 5 thạc sĩ xã hội học, Quan hệ
quốc tế và Việt Nam học
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
3.1.1. Những công trình nghiên cứu về sự di cư

Công trình nghiên cứu của ThS. Tống Văn Chung, Khoa xã hội học, Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn có tiêu đề “Vận dụng lý thuyết di động xã
hội trong nghiên cứu chuyển cư” in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học lần thứ 2:
“… ”, đã phân tích cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về vấn đề chuyển cư trong thời
kỳ toàn cầu hóa hiện nay và vấn đề chuyển cư
ở Việt Nam. Dưới đây chúng tôi xin
trích một số nội dung của công trình vừa nói trên.
Trong quá trình nghiên cứu về di chuyển dân cư, một điều cần nhận thấy
rằng yếu tố nơi sinh, nơi cư trú cũng là những thành tố cấu thành địa vị xã hội của
mỗi cá nhân, nhóm xã hội di cư xét trong tương quan với các thành viên khác có
nguồn gốc bản địa (chính cư)
1
. Bởi vì, theo quan niệm truyền thống, sự thay đổi
nơi cư trú, khác với nơi cá nhân, hay nhóm xã hội đó được sinh ra luôn bị xã hội

1
Nguyễn Từ Chi, Góp phần tìm hiểu văn hoá và văn hoá tộc người. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
4

quy gán cho một cái tên “dân ngụ cư”, và như vậy địa vị xã hội của anh ta luôn
được đánh giá là không ngang bằng với những người “chính cư” (dân gốc).
Lý do là, địa vị (status) xã hội của mỗi chủ thể hành động được xác định như
là “sự xác định vị trí xã hội trong một cơ cấu xã hội” [Linton, R. Phạm Tất Dong,

207]
2
, thực chất đó là sự thẩm định của xã hội dành cho một vị trí trong hệ thống xã
hội. Sự chuyển đổi địa vị xã hội cư trú của họ tạo ra và là sự biểu hiện của quá trình
thay đổi địa vị cư trú-xã hội, và điều đó cho thấy sự di động xã hội của chủ thể
hành động đó.
Mặt khác, sự chuyể
n cư cũng tạo ra một sự thay đổi về nghề nghiệp, lao
động việc làm của một bộ phận dân cư đã di chuyển. Đó cũng là cơ sở để đánh giá
và xem xét sự di động xã hội của nhóm xã hội này.
Như vậy, để nghiên cứu di chuyển dân cư không thể nào không vận dụng lý
thuyết di động xã hội để làm sáng tỏ bản chất xã hội của quá trình chuyển cư
này.
Trước hết cần hiểu mỗi cá nhân, nhóm xã hội đều chiếm giữ một vị trí nhất
định trong hệ thống xã hội. Khi đó, địa vị (status) là khái niệm chỉ một vị trí xã hội
trong một hệ thống đó mang tính ổn định, gắn liền với một sự mong đợi đặc thù,
những quyền và trách nhiệm [David Jary and Julia Jary, p. 494]
3
.
Ở mỗi xã hội có một hệ thống những địa vị khác nhau, được xem như là
“mạng các địa vị” [Smelser,the sociology]
4
, và mỗi chủ thể đều có được một địa vị
xã hội trong tương quan với chủ thể khác.
Khi nghiên cứu về địa vị xã hội J. Fichter đã chỉ ra những yếu tố cấu thành
địa vị xã hội bao gồm: dòng dõi, của cải (dưới hình thức này hay hình thức khác),
lợi ích của một chức vụ, trình độ học vấn, tôn giáo, các đặc trưng cá nhân như giới
tính, tuổi . . . [J. Fichter, 37-39]
5
, kể cả “cơ hội cuộc sống”, cũng như khả năng của

cá nhân nắm bắt cơ hội đó như M. Weber luôn nhấn mạnh.
Trong quá trình sống hoạt động, các cá nhân hay một nhóm xã hội đều có
địa vị xã hội xác định về bản quán nơi được sinh ra. Nhưng nhưng khi di chuyển
sang một địa phương khác, yếu tố này xác định cho cá nhân hay nhóm đó một địa
vị xã hội. Sự thay
đổi này được xác định như là một sự di động xã hội. Như vây,
các nhà xã hội học coi “sự di động xã hội là sự vận động của cá nhân, đôi khi là
nhóm xã hội, giữa những vị trí trong hệ thống tầng lớp xã hội trong nội bộ xã hội”
[David Jary and Julia Jary, p. 454]
6
.

2
Linton, R. The Study of Man. New York: Appleton-Century, 1936.
3
David Jary and Julia Jary. Happer Collins Dictionary.of Sociology. New York, 1991.
4
Smelser N. The Sociology. New Jersey, 1988.
5
J. H Fichter. Nhập môn xã hội học. Bản dịch của Trần Xuân Đĩnh. Nxb Hiện đại thư xã, Sài gòn, 1973.
6
David Jary and Julia Jary. Happer Collins Dictionary.of Sociology. New York, 1991.
5

Vấn đề đặt ra ở đây là khái niệm tầng lớp xã hội, nó chỉ một nhóm xã hội
đặc thù trong đó các thành viên của nó có địa vị xã hội ngang bằng nhau hay tương
đối giống nhau theo một tiêu chí nhất định. Các nhóm xã hội này không bao quát
các dấu hiệu của giai cấp xã hội, nhưng luôn nằm trong mối liên hệ với cấu trúc
giai cấp xã hội” [Từ điển Rút gọn, tr. 306-307]
7

. Ví dụ như trong xã hội có những
vị trí của các giai cấp xã hội khác nhau tạo ra các tầng lớp khác nhau về sở hữu, và
trong một hình thái kinh tế-xã hội đều có những giai cấp xã hội có một vị trí xác
định về mặt lịch sử với một sứ mệnh nhất định. Hay một hệ thống vị trí về nghề
nghiệp, việc làm tạo ra các tầng lớp xã hội khác nhau trong cơ cấu nghề
nghiệp,
theo tính chất của lao động tạo thành tầng lớp xã hội lao động chân tay, lao động trí
óc, lao động kỹ thuật .v.v…
Vận dụng vào nghiên cứu chuyển cư, khi xét về địa vị cư trú của những
người di chuyển nơi cư trú, địa bàn hoạt động lao động của họ cho thấy mỗi thành
viên xã hội đều thuộc vào một trong hai tầng lớp xã hội sau: bộ phận đang cư trú tạ
i
nơi được sinh ra (dân gốc, bản địa) và bộ phận “người không phải là dân gốc” (ngụ
cư). Sự chuyển đổi địa vị xã hội của những người chuyển cư như thế, theo đánh giá
của xã hội, cũng được coi là một sự di động xã hội.
Sự phân hoá các thành viên xã hội vào những tầng lớp xã hội khác nhau
được gọi là sự phân tầng xã hội, “có nghĩa là sự bất bình
đẳng xã hội tương đối bền
vững hay được thiết chế hoá và đó là một hệ thống các quan hệ qua lại quyết định
ai được phép nhận cái gì và tại sao lại như vậy. Sự thiết chế hóa ở đây có nghĩa là
hệ thống các tầng lớp được xác lập”. Ở đây di động xã hội được xác định như là sự
vận động của cá nhân hay nhóm trong hệ thống giai cấ
p xã hội [H. Kerbo, p. 11,
13]
8
. Nếu xét về bản chất là sự thay đổi địa vị cá nhân trong hệ thống giữa các tầng
lớp xã hội.
Mặt khác, sự thay đổi về địa vị nghề nghiệp lao động, việc làm về mặt xã hội
cũng là dấu hiệu của sự di động xã hội của cá nhân hay nhóm xã hội chuyển từ lĩnh
vực lao động việc làm này sang lĩnh vực lao động việc làm khác. Điều

đó cho thấy
họ thay đổi địa vị xã hội của họ trong thang bậc của hệ thống xã hội. Chẳng hạn
như người nông dân di chuyển vào trong thành phố và tìm thấy việc làm trong lĩnh
vực dịch vụ xã hội (bốc vác (cửu vạn), xây dựng, bán hàng, v.v.). Kết quả công bố
của các công trình nghiên cứu cũng cho thấy điểm mạnh của sự vận dụng cách nhìn

7
Từ điển xã hội học rút gọn. Nxb Tư tưởng. Matxcơva, 1988, tr. 306-307. Tiếng Nga.
8
Harold R. Kerbo. Social Stratification and Inequality. Class Conflict in Historical and Comparative
Perspective. Mc Graw-Hill Com. Inc. New Yor, 1991.
6

nhận này. Chẳng hạn, trong các công trình của Nakao và Treas (1994)
9
, H. Kerbo
(1996) cho thấy đánh giá các địa vị xã hội nghề nghiệp-việc làm ở Mỹ được cho
điểm khác nhau về uy tín nghề nghiệp. Vận dụng vào nghiên cứu chuyển cư ở Việt
Nam, việc đo thang bậc giá trị (uy tín) của việc làm cũng sẽ cho thấy sự thay đổi
địa vị xã hội của người di chuyển trong lĩnh vực lao động việc làm. Với quan niệm
truyền thống ở
xã hội Việt Nam như “nhất sĩ nhì nông…”, hay quan niệm hiện nay
như “giàu nhà quê không bằng ngồi lê đô thị” sẽ kéo theo quan niệm khác nhau về
địa vị xã hội lao động việc làm của các thành viên trong xã hội không chỉ trong cấu
trúc nghề nghiệp, việc làm mà trong cấu trúc xã hội khác.
Theo lý thuyết xã hội học về di động xã hội, thì khái niệm di động xã hội
(social mobility) có thể được xem xét từ những lợi thế khác biệt có được của các
thành viên, và nó di
ễn ra theo bối cảnh khác nhau, dưới những dạng khác nhau. Di
động ngang chỉ sự thay đổi địa vị của cá nhân hay nhóm xã hội trong cùng một

tầng lớp xã hội. Điều này thể hiện rõ trong sự dịch chuyển địa vị việc làm. Đó
chính “là sự chuyển dịch từ một vị trí này tới một vị trí khác trong cùng một hạng
tương ứng trong cấu trúc nghề nghiệp” [H. Kerbo; p. 328; P. Sorokin, p. 7]
10
.
Vận dụng luận điểm này vào nghiên cứu quá trình chuyển cư cho thấy cá
nhân di cư hay cả một nhóm hộ gia đình tham gia vào dòng chuyển cư thay đổi việc
làm hay nghề nghiệp hoạt động lao động của họ. Loại hình hoạt động lao động sản
xuất của họ ở nơi đến định cư khác với nơi ra đi (xuất cư) của họ (chẳng hạn như
người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ di chuyển đến Tây Nguyên
chuyển sang trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu…) xét về mặt địa vị
nghề nghiệp có thay đổi, nhưng nhìn nhận tổng thể, họ vẫn thuộc về tầng lớp lao
động nông nghiệp. Ở đây diễn ra sự di động ngang cho những cá nhân, nhóm xã hội
này.
Khi nghiên cứu chuyển cư nông thôn-đô thị, về mặt
địa vị xã hội của người
di cư không thay đổi dưới góc độ nhìn nhận của người dân đô thị, nhưng thực chất
họ đã có sự biến đổi về địa vị nghề nghiệp của họ, từ lao động nông nghiệp sang
lao động dịch vụ, từ địa vị xã hội người chủ gia đình sang địa vị xã hội làm thuê,
phụ thuộc. Như vậ
y, có sự suy giảm về địa vị của họ.
Di động dọc là khái niệm chỉ sự thay đổi địa vị xã hội của cá nhân hay nhóm
xã hội từ địa vị xã hội thấp lên tầng lớp có địa vị xã hội cao trong hệ thống xã hội

9
Nakao, Keiko, and Judith Treas. 1994. “Updating Occupational Prestige and Socioeconomic Scales : How
the New Measures Measue Up”. In “Sociological Methodology. 24”, pp.1-72. Trích theo: Harold R. Kerbo.
Social Stratification and Inequality. Class Conflict in Historical and Comparative Perspective. Mc Graw-Hill
Com. Inc. New Yor, 1991, p. 129.
10

Sorokin Pitirim. Social and cultural mobility. New York, 1959: Free Press.
7

(thăng tiến xã hội) hay ngược lại, từ tầng lớp có địa vị xã hội cao sang tầng lớp xã
hội có địa vị xã hội thấp (suy giảm xã hội). Hay nói cách khác, di động dọc là sự
chuyển dịch từ một vị trí xã hội này sang vị trí xã hội khác thuộc thứ hạng (rank)
cao hơn hay thấp hơn [H. Kerbo, P. 328].
Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu chuyển cư cho thấy sự thay đổi địa
vị xã hội về mặt cư trú và nghề nghiệp, việc làm của họ hàm chứa các kiểu di động
ngang và cả di động dọc của họ. Điều đó được đo bằng kiểu loại (type) công việc
mà họ làm và nghề nghiệp, việc làm đó được xã hội xếp vào những hạng việc được
đánh giá cao hay thấp, nhàn hạ hay vất vả; phụ thuộc vào sự đánh giá phán xét của
xã hội về nguồn gốc xuất thân của họ, đáng kính trọng hay không kính trọng. Ngoài
ra sự di động này còn được đo không chỉ bằng chính khả năng tạo ra những thu
nhập, mà cả mức độ thu nhập của họ do nghề nghiệp, việc làm đem lại. Hoặc khi di
chuyển như vậy, một bộ phận người dân chuyển cư không đăng ký được hộ khẩu
tại nơi h
ọ đến cư trú, hiển nhiên, họ vô hình dung mất đi những cơ hội về vay vốn,
hay thực hiện những quan hệ liên quan đến pháp luật, cơ hội cho con học hành để
có được cơ hội thực sự tạo ra sự thăng tiến cho con cái họ, v.v. và v.v… Vấn đề cốt
lõi cần xem xét ở chỗ những nhân tố nào, điều kiện nào tác động để tạo ra sự di
động này.
Công trình Di dân c
ủa người Việt-từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX do GS.TS.
Đặng Thu chủ biên, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia xuất bản tại
Hà Nội năm 1994. Công trình này gồm 6 chương.
Trong Chương 1 Khái quát nguồn gốc của người Việt, quá trình di dân và
hình thành không gian lãnh thổ Việt Nam trước thế kỷ X, các tác giả đã trình bày
những đặc trưng kinh tế xã hội dẫn tới việc di chuyển dân cư và hình thành lãnh thổ
của người Việt từ thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc đến thời kỳ Bắc thuộc.

Chương 2 Di dân của người Việt từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV đã trình bày
một cách khái quát về tình hình lịch sử của xã hội Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu
thế kỷ XV; phân tích những động thái di cư và phân bố di cư cũng như hệ quả
của
nó đối với việc phát triển quốc gia Đại Việt về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
Chương 3 Công cuộc di dân thế kỷ XV trình bày bối cảnh lịch sử xã hội
trong thời kỳ này, cũng như phân tích vai trò của các công cuộc chuyển cư đến
vùng ven biển phía Bắc như: khu vực Hà Nam, ven biển Sơn Nam, Quảng Nam,
Thuận Hóa.
Đặc biệt, trong chương này, tác giả đã phân tích sự kiện người Chămpa
ra Bắc hòa nhập với người Việt và việc di dân khai thác vùng Thuận Hóa.
8

Chương 4 Công cuộc di dân thế kỷ XVI, thế kỷ XVII đã phân tích, mô tả
những cuộc di dân vào vùng Thuận Hóa Quảng Nam, di dân lên Cao Bằng, công
cuộc khai thác vùng đất Quy Ninh, Phú Yên và Gia Định.
Chương 5 Tình hình di dân của người Việt trong thế kỷ XVIII phân tích vai
trò của chúa Nguyễn trong việc mở rộng lãnh thổ và phân bố lại dân cư, đồng thời
giải thích những biến động về dân cư của xứ Đàng Ngoài cũng như mô tả tình hình
di c
ư dưới thời Tây Sơn.
Chương 6 Di dân của người Việt nửa đầu thế kỷ XIX phân tích mô hình di
dân tự phát của người Việt cũng như mô hình di cư do Nhà nước tổ chức và hệ quả
về mặt kinh tế xã hội như: gia tăng dân số, biến đổi kinh tế, phát triển các đô thị…
Trong cuốn sách này, các tác giả chỉ phân tích và mô tả sự kiện di dân của
người Kinh chứ không đề c
ập tới di dân của các dân tộc thiểu số. Chỉ ra những loại
hình di dân khác nhau trong những điều kiện lịch sử xác định và gắn với những
điều kiện của việc biến đổi kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, cuốn sách rất có

ý nghĩa đối với việc nghiên cứu các đề tài liên quan đến di dân và văn hóa người
Việt….
11


11
Ngoài ra còn có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã được thự hiện
ở trong nước mà đề tài chúng tôi có những quan tâm về mặt khoa học như:
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có những bài phát biểu tại các Hội nghị Việt Kiều như Đoàn kết, hoà
hợp dân tộc - động lực phát triển đất nước (phát biểu năm 1993); Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Phạm Gia Khiêm đã có nhiều bài viết, bài phát biểu về vấn đề cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài,
như: Đảng và Nhà nước tiếp tục chăm lo quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài. (Thông tin
đối ngoại, tháng 5/2007); Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa cũng đã có những bài viết như: Phát huy tiềm
n
ăng, thế mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước. (Tạp chí Quê
hương); Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài
Nguyễn Phú Bình đ
ã có hàng loạt bài viết, bài phát biểu tại các hội nghị, hội thảo, như: Huy động nguồn
lực của kiều bào cho sự nghiệp phát triển đất nước (phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 tổ chức tại
Hà Nội từ 23/11-3/12/2006); phát biểu tại Hội nghị “Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp xây
dựng, phát triển và hội nhập kinh tế quốc t
ế của Việt Nam” ngày 21/9/2006; Sáu mươi năm ngoại giao Việt
Nam và công tác về người Việt Nam ở nước ngoài. (Bài viết của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ
ban về người Việt Nam ở nước ngoài nhân dịp 60 năm thành lập ngành ngoại giao); Tiếp tục đà chuyển biến
tích cực trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. (phát biểu tại Hội nghị sơ
kết 3 năm thực hiện
Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt
Nam ở nước ngoài tổ chức tại Hà Nội ngày 10/4/2007); Bộ Nội vụ, Tổng cục V. Cộng đồng người Việt Nam

ở nước ngoài. Tài liệu tham khảo nội bộ. H., tháng 8 năm 1997; Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban Chấp
hành Trung ương. Ban Tư t
ưởng Văn hoá. Báo cáo về tình hình báo chí người Việt Nam ở nước ngoài
xuyên tạc, chống phá ta trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả khác về vấn đề này, như: Hoàng Xuân Bình. Việt kiều -
tiềm năng nội lực quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước; Trần Thị Kim Dung. Huy động trí tuệ
của Việt kiều và người nước ngoài. Công tác khoa giáo, số 6/2003; Trần Trọng Đăng Đàn. Tư liệu tham
khảo: Người Việt Nam ở nước ngoài đầu thế kỷ XXI: Số liệu và bình luận. ; Thế
Gia. Chính sách đối với trí thức Việt kiều. Nhân dân, 1994; Bùi Thị Ngọc Lan. Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài với sự nghiệp xây dựng đất nước. Khoa học chính trị, 1997; Quang Lợi. Điều gì đang chờ đợi
Việt kiề
u ở Campuchia? Quân đội nhân dân, 1994; Nguyễn Hồng Quang. Đời sống cộng đồng người Việt
Nam tại tỉnh Sakho Nakhon- Thái Lan. Nghiên cứu Đông Nam Á. Số 3/2004.

9

3.1.2. Nghiên cứu về phát triển cộng đồng
Trong cuốn Phát triển cộng đồng: Lý thuyết & Vận dụng, tác giả Tô Duy
Hợp, Lương Hồng Quang đã trình bày những nội dung chính như: Khái niệm cộng
đồng, lý thuyết phát triển cộng đồng, tự quản như một tiềm năng phát triển cộng
đồng, xây dựng dự án phát triển cộng đồng, triển khai và đánh giá dự án. Khái niệm
cộng đồng trong công trình này
được nhấn mạnh về mặt nội hàm như: đoàn kết xã
hội, tương quan và cơ cấu xã hội, các thành phần của cấu trúc này không luôn luôn
có mặt y hệt như nhau. Sự đoàn kết xã hội trong các cộng đồng cũng có những đặc
điểm khác nhau theo địa vực, theo tộc người hay theo văn hóa. Những thành viên
của cộng đồng đều ý thức được những nhu cầu của những người ở bên trong và
ngoài có quan hệ với họ trực tiếp hay gián tiếp trong một cơ cấu xã hội xác định.
Tác giả công trình này cũng chỉ ra những khả năng và triển vọng của việc phát triển
các cộng đồng ở Việt Nam theo khu vực, theo lãnh thổ, theo trình độ và nghề

nghiệp chuyên môn, đồng thời chỉ ra vai trò của các cộng đồng trong việc tham gia
vào các đề án xây dựng, phát triển cộng đồng. Trong quá trình xây dựng, phát triển
cộng đồng thì nă
ng lực tự quản cộng đồng làng xã chính là loại năng lực vốn có và
được biến đổi theo điều kiện thời gian cũng như các điều kiện văn hóa, kinh tế,
chính trị xã hội. Công trình này là căn cứ lý thuyết quan trọng để vận dụng giải
thích những đặc trưng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, việc hình
thành và phát triển cộng đồng này trong tương lai.
3.1.3.Nh
ững nghiên cứu các dân tộc ở Việt Nam (dẫn liệu nhân học-tộc
người)
Các dân tộc ở Việt Nam (dẫn liệu nhân học-tộc người) của tác giả Nguyễn
Đình Khoa gồm 5 chương, được trình bày trong 177 trang chính văn chưa kể phần
tài liệu tham khảo đã sơ lược miêu tả về điều kiện tự nhiên và con người, cũng như
các dân tộc của Việt Nam. Tác giả
đã chỉ ra thành phần nhân chủng các tộc người ở
Việt Nam như:
+ Đặc điểm nhân chủng các tộc người ngôn ngữ Môn-Khơme
+ Đặc điểm nhân chủng các tộc người ngôn ngữ Mã Lai-Pôlinêdi (Nam
Đảo)
+ Đặc điểm nhân chủng các tộc người ngôn ngữ Mèo (Hmông)-Dao
+ Đặc điểm nhân chủng các tộc người ngôn ngữ Hán-Tạng
Tác giả cũng đã chỉ ra những nhân tố sinh học liên quan đế
n nghiên cứu
nhân chủng như nghiên cứu về hình thái đường vân bàn tay của tộc người Việt
Nam, nghiên cứu về quá trình hình thành các nhóm, loại hình nhân chủng ở Việt
Nam, vấn đề nguồn gốc các tộc ngôn ngữ Việt-Mường. Bằng quan điểm duy vật
10

biện chứng và lịch sử, tác giả đã cho rằng những điều kiện sinh học của cá nhân

con người, cũng như tộc người có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển
cá nhân cũng như cộng đồng tộc người. Nghiên cứu các cộng đồng người qua các
giai đoạn lịch sử trong điều kiện môi trường xã hội nhất định có ý nghĩa quyế
t định
đối với việc xác định bản sắc văn hóa cũng như hình thức tổ chức, vận động của
các hình thái tổ chức xã hội của các tộc người đó. Con người đại diện cho một tộc
người nào đó hay một nhóm người nào đó tồn tại trong một không gian xã hội và
mang dấu ấn của địa vực, niên đại. Con người là một sản phẩm kết hợ
p của môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội, do đó việc nghiên cứu những dẫn liệu nhân
chủng học về các tộc người ở Việt Nam cùng với các ngành khoa học xã hội khác
như Lịch sử, Ngôn ngữ, Khảo cổ, Dân tộc học để làm sáng tỏ quá trình vận động
cư dân trên các vùng lãnh thổ cũng như quá trình hình thành dân tộc và nguồn gốc
dân tộc là những vấn đề rất quan trọng đối vớ
i lịch sử dân tộc. Việc phát hiện
những nhân tố liên quan đến nhân chủng học và dân tộc học của cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài có một ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc Việt Nam. Cụ thể là: việc chỉ ra mối liên hệ về mặt sinh học cũng
như tộc người của cộng đồng ngườ
i Việt Nam ở nước ngoài với cộng đồng người
Việt Nam ở quốc nội có thể sẽ khơi gợi cho họ những phong tục tập quán và những
nét văn hóa tốt đẹp của tổ tiên của họ. Trên cơ sở đó động viên khuyến khích những
khả năng và điều kiện cụ thể của từng ngoại kiều trong việc xây dựng khối đại đ
oàn
kết dân tộc Việt Nam.
3.1.4. Phát triển con người văn hóa Việt nam
Phát triển con người Việt nam 1999-2004: Những thay đổi và xu hướng chủ
yếu. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
Cuốn sách này được hình thành trên cơ sở Báo cáo Quốc gia phát triển con
người Việt nam 2006 do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với nhiều cơ

quan trong nước và được sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển c
ủa Liên Hiệp Quốc
(UNDP). Công trình này đã cho thấy những thành tựu của công cuộc đổi mới có tác
động mạnh mẽ và trực tiếp đến những chỉ số phát triển con người. Bằng những
phương pháp nghiên cứu chính xác về mặt định lượng, công trình đã chứng minh
sự biến đổi về mặt chất lượng con người cũng như quan hệ con người trong môi
trường văn hóa xã hội cụ thể
của các cấp từ quốc gia đến tỉnh, thành phố, vùng,
miền của nước ta. Thông qua các chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số nghèo
đói tổng hợp (HPI), chỉ số phát triển giới (GDI), công trình đã chỉ ra những phát
triển con người và những chính sách về phát trỉển con người đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
11

Tìm về bản sắc Văn hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, NXB. Thành phố Hồ
Chí Minh, 2001.
Với cái nhìn hệ thống-loại hình, Trần Ngọc Thêm đã tìm hiểu bản sắc văn
hoá Việt Nam trên cơ sở văn hoá Nam Á và Đông Nam Á trong sự giao lưu với văn
hoá Trung Hoa và Văn hoá phương Tây. Tác giả cho rằng, bản sắc văn hoá Việt
Nam được quy định bởi ba đặc điểm cơ bản là xứ nóng, nắng; m
ưa nhiều và sông
nước; và ở ngã ba đường của các nền văn minh. Về đời sống vật chất, nông nghiệp
trồng lúa nước là nghề chủ đạo. Hệ quả của của nghề trồng lúa nước là phải liên kết
chặt chẽ với nhau, hình thành nên tính cộng đồng, tự trị, dân chủ, Ở phạm vi phổ
quát, tính cộng đồng và tự trị trở thành tinh thần đoàn kết toàn dân, ý thức độ
c lập
dân tộc và hệ quả là lòng yêu nước nồng nàn. Mặt trái của nó là tính gia trưởng, bè
phái địa phương, ích kỷ, dựa dẫm, đố kỵ, cào bằng. Nghề trồng lúa nước cũng tạo
ra đặc điểm quan trọng của nền văn hoá là chú trọng các mối quan hệ. Sản phẩm
nổi bật của đặc điểm chú trọng các quan hệ là triết lý âm dương. Biểu hiện cụ thể

của triết lý này là ưa lối sống hài hoà với thiên nhiên và cộng đồng xã hội. Tuy
nhiên lối sống hài hoà này thiên về âm hơn, với những biểu hiện cụ thể như coi
trọng người phụ nữ; ưa ổn định hơn là phát triển; coi trọng tình cảm hơn lý trí; tinh
thần hơn vật chất; tế nhị kín đáo hơn rạch ròi thô bạo; mềm dẻo, hiền hoà và trọng
văn hơn tr
ọng võ. Hệ quả của việc chú trọng các mối quan hệ cũng tạo nên đặc
điểm quan trọng là sự linh hoạt đi liền với tư duy tổng hợp. Đặc điểm này thể hiện
qua cách ăn, mặc, ở, qua tiến hành chiến tranh và hoạt động ngoại giao, qua tiếp thu
các giá trị văn hoá bên ngoài, qua dung hợp tôn giáo. Tất cả những đặc điểm trên,
theo Trần Ngọc Thêm, đã làm nên bản s
ắc văn hoá Việt Nam. Trần Ngọc Thêm
cũng chỉ ra rằng, qua giao lưu với văn hoá phương Bắc (Trung Hoa), văn hoá
phương Bắc đã để lại dấu ấn đậm nét lên văn hoá Việt Nam. Tuy vậy, đó là sự giao
lưu hai chiều và hệ quả là văn hoá phương Bắc cũng tiếp thu nhiều đặc điểm của
văn hoá Việt Nam. Theo Trần Ngọc Thêm, Việt Nam đã tiếp thu nhiề
u đặc điểm
quan trọng từ văn hoá Trung Hoa như luyện sắt, làm giấy, trang phục, một số loại
vũ khí và vị thuốc, chữ Nho, một khối lượng lớn từ vựng, cách tổ chức chính quyền
trung ương, bát quái, kinh dịch, bói toán, văn chương-sử sách Tàu, và một bộ phận
phong tục tập quán. Trần Ngọc Thêm lưu ý rằng, một số yếu tố của văn hoá Trung
Hoa đ
ã thâm nhập vào nền văn hoá Việt Nam và đã trở thành một bộ phận của văn
hoá Việt Nam và trong sự giao lưu với văn hoá phương Tây thì bản sắc văn hoá
truyền thống Việt Nam được phát huy tác dụng. Bàn về văn hoá cổ truyền trong
quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Trần Ngọc Thêm cho rằng, đặc
tính linh hoạt do tư duy tổng hợp và trọng quan hệ tạo ra sẽ là điều thu
ận lợi cơ
12

bản. Tuy vậy, nhiều yếu tố của văn hoá cổ truyền cũng tạo nên những khó khăn

trong điều kiện mới, đó là: bệnh tuỳ tiện, bệnh làm ăn kiểu sản xuất nhỏ, bệnh gia
đình chủ nghĩa, bệnh đố kỵ, cào bằng, của quyền, tật xuề xoà, đại khái, thói ỷ lại và
quan niệm phép vua thua lệ làng.
3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
3.2.1. Những nghiên cứu v
ề vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu con
người và xã hội
Một số vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu con người và xã hội, bài
giảng của Giáo sư Joachim Mauhes, trường Đại học Erlangen-Numberg Cộng hòa
Liên bang Đức, xuất bản tại Hà Nội năm 1994 trong khuôn khổ Công trình khoa
học công nghệ cấp nhà nước KX.07 do GS.TS. Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm.
Tác giả công trình này đã chỉ ra một số phương pháp tiếp cận liên ngành c
ơ bản để
nghiên cứu con người và xã hội. Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh những lý
thuyết xã hội học cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX, cũng như những phương pháp
nghiên cứu xã hội học đã có đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu con người và xã
hội. Những lý thuyết ở cấp vi mô như: Thuyết tương tác biểu trưng, Thuyết trao đổi
và sự lựa ch
ọn hợp lý; Thuyết ở cấp vĩ mô như: Thuyết hệ thống, Thuyết chức
năng; Lý thuyết cấp độ trung bình như: Lý thuyết về nhóm và Thuyết lịch sử đã
giúp cho các nhà nghiên cứu phát hiện những quan hệ xã hội rất phức tạp về mặt lý
luận ở các cấp độ tương tác cá nhân-nhóm hay các quá trình lịch sử. Tác giả công
trình này cũng chỉ ra rằng, muốn nghiên cứu con người ở các c
ấp độ nhóm-cá nhân
hay xã hội cần phải sử dụng các phương pháp định tính hay định lượng để phát hiện
những đặc trưng xã hội cơ bản của họ như: quan hệ giới tính, quan hệ nghề nghiệp,
quan hệ tôn giáo, quan hệ đạo đức, hệ thống giá trị, tư tưởng… Về mặt phương
pháp luận, tác giả cũng đặc biệt lưu ý vai trò của nhân tố lịch sử
và văn hóa trong
việc nghiên cứu quan hệ con người, xã hội.

3.2.2. Định hướng giá trị và lối sống của người Việt trong điều kiện cư trú ở
nước ngoài
Về văn hóa và những đặc trưng cơ bản của con người và cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài đã có một số tác giả là người Việt và người nước ngoài
nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu người Việt Nam s
ống ở nước ngoài đều có
những phát hiện và đóng góp quan trọng đối với khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt
khoa học về văn hóa và chính trị.
Công trình nghiên cứu của Vũ Hào Quang với tiêu đề Những biến đổi về
định hướng giá trị và lối sống của gia đình người Việt Nam trong điều kiện môi
trường phân hóa xã hội (1993) đã phân tích những biến đổi của hệ
thống giá trị và
13

lối sống của cá nhân cũng như cộng đồng người Việt Nam trong điều kiện môi
trường phân hóa xã hội hay nói cách khác là môi trường sống khác biệt với quê
hương (đất nước) mình.
Đề tài này đã nghiên cứu 600 gia đình ở Matxcova (Nga) và Varsava (Ba
Lan) năm 1990-1993. Trong đó, mẫu nghiên cứu ở Matxcova là 300 và ở Varxava
là 300 gia đình. Công trình này đã chỉ ra rằng, những giá trị truyền thống như thờ
cúng tổ tiên và những người đã khuất trong gia đ
ình vẫn được duy trì đều đặn trong
điều kiện sinh sống ở nước ngoài. Tuy nhiên, những giá trị về định hướng tình yêu-
hôn nhân của bản thân cũng như con cái thì có nhiều biến đổi. Đặc biệt là việc định
hướng nghề nghiệp cho con cái không được rõ ràng đối với những người Việt Nam
đang làm ăn sinh sống ở Nga và Ba Lan. Nhiều người đã có thể định cư vĩnh viễn ở
Nga và Ba Lan như
ng họ vẫn chưa khẳng định họ có vĩnh viễn ở lại sinh sống tại
những nước này hay không. Do đó, họ cũng khó định hướng một cách vững chắc
cho con cái họ về nghề nghiệp. Việc phân công lao động trong gia đình giữa người

vợ và người chồng trong điều kiện sống ở nước ngoài cũng có những thay đổi, tuy
nhiên, việc phân công lao động vẫn còn bị ảnh h
ưởng khá nặng bởi tư duy truyền
thống. Cụ thể là: người phụ nữ, ngoài việc kiếm tiền trên thị trường, vẫn phải đảm
nhận những công việc nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc con cái, trong khi
người đàn ông ít chú ý đến những công việc đó. Tác giả của đề tài khẳng định, mặc
dù điều kiện sống và môi trường văn hóa thay đổi nhưng nhữ
ng giá trị truyền thống
và những phong tục tập quán đã có được trước khi di cư ra nước ngoài vẫn có ảnh
hưởng mạnh đến hành vi ứng xử cũng như nếp sống của người Việt Nam ở nước
ngoài. Trong điều kiện mới, đã xuất hiện nhiều thói quen và mô hình hành vi mới
của người Việt Nam ở nước ngoài như: việc sử dụng thời gian nhàn rỗi vào xem
phim hay đ
i chơi, tham quan, du lịch,… đã là loại hành vi thường xuyên đối với các
gia đình người Việt Nam ở nước ngoài. Mặt khác, phong cách và lối tư duy nghề
nghiệp hay cách thức làm ăn vẫn ít thay đổi. Cụ thể, tâm lý sản xuất nhỏ vẫn là tâm
lý phổ biến trong cộng đồng người Việt Nam ở Nga và Ba Lan. Những người đã di
cư khoảng 10 năm trở lên có khả năng thích ứng với nền văn hóa của n
ước sở tại,
có nhiều mối quan hệ xã hội với người dân bản địa, mạng lưới xã hội của họ rộng
lớn hơn so với những người mới di cư, chính vì thế những người có điều kiện về
kinh tế đã mở rộng cơ sở buôn bán kinh doanh và họ đã gặt hái nhiều thành công về
kinh tế. Đối với tầng lớp này, lối số
ng thay đổi nhiều so với tầng lớp có thu nhập
trung bình. Cụ thể, họ thường chọn nơi ở với điều kiện môi trường sinh thái và môi
trường sống tốt nhất. Những yếu tố cần thiết tối thiểu cho cuộc sống của họ là đảm
bảo an ninh, đảm bảo tính mạng tài sản cho gia đình cũng như cá nhân. Những gia
14

đình này thường ở những ngôi nhà biệt thự rộng, xe hơi sang trọng và phong cách

tiêu dùng văn hóa giống như tầng lớp quý tộc của dân bản địa. Con cái họ cũng
thường được gửi đến những trường học có tên tuổi. Tuy nhiên, quan hệ trong gia
đình của tầng lớp giàu có này không có những thay đổi đáng kể nếu so sánh về nếp
sống, phong cách sống truyền thống. Cụ thể, tính chất gia trưởng của ng
ười chồng
vẫn thể hiện rõ trong việc quyết định mở rộng kinh doanh, xây dựng nhà cửa,
những vấn đề chi tiêu lớn… Tính chất dân chủ trong quan hệ vợ chồng, con cái của
loại gia đình này cũng đã được cải thiện so với các gia đình trong nước. Tuy nhiên,
người vợ cũng chỉ được quyết định những công việc liên quan đến quan hệ kinh tế
trong việc chi tiêu trong nội bộ gia đình, dòng h
ọ và những khoản chi tiêu với số
lượng tiền vừa phải. Tác giả cho biết, hệ giá trị truyền thống đối với những gia đình
ở Ba Lan và Nga ít bị biến đổi, hay nói cách khác, biến đổi rất chậm chạp. Trong
khi đó, những giá trị mới chưa phổ biến trong điều kiện môi trường Việt Nam thì
người Việt Nam lại dễ dàng học hỏi, dễ bị tập nhi
ễm những phong cách sống ở
nước sở tại như tiêu dùng văn hóa, định hướng nghề nghiệp… Trong điều kiện môi
trường phân hóa xã hội (với nền văn hóa khác biệt với văn hóa gốc), cá nhân và
cộng đồng có thể học tập, lĩnh hội những giá trị mới, những mô hình hành vi mới
trong một nền văn hóa mới nhưng những giá trị văn hóa truyền thống với tư
cách là
văn hóa gốc đối với người di cư ra nước ngoài ít bị thay đổi (trường hợp này chỉ
khẳng định với những người di cư hợp pháp như đi xuất khẩu, đi học tập, lao động
một thời gian dài ở nước ngoài chứ không nghiên cứu những trường hợp di cư
khác).
3.2.3. Quá trình tiếp biến văn hóa của cộng đồng người Việt tại Mỹ
Ngoài ra, có m
ột loạt nghiên cứu về trẻ em nhập cư và sự đồng hóa văn hóa.
Về nội dung này, trước hết, phải kể đến GS. Min Zhou-giáo sư Đại học Tổng hợp
California, nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu người nhập cư tại Mỹ.

Trong cuốn sách có nhan đề “Ethnicities-Children of Immigrants in
America” (Các sắc tộc trẻ em nhập cư tại Hoa Kỳ), GS. Min Zhou đã dành chương
7 để viết về trẻ
em nhập cư Việt Nam. Mở đầu chương, GS nhận định người Việt
Nam là nhóm người nhập cư lớn nhất đến định cư tại Mỹ từ giữa những năm 70 của
thế kỷ XX. Có lẽ đây cũng chính là lý do khiến cộng đồng người Việt Nam luôn
được GS dành sự quan tâm đặc biệt trong các nghiên cứu của mình. Trong toàn bộ
chương này, GS đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình về
các lý do khiến người
Việt Nam tới định cư tại Mỹ, cuộc sống định cư của họ như thế nào và nó có ảnh
hưởng gì tới thế hệ trẻ-những người gốc Việt sinh ra và hoặc lớn lên tại Mỹ. Qua
những phân tích của mình, GS đã đi đến một kết luận rất đáng chú ý rằng, quá trình
15

thích nghi của trẻ em Việt Nam định cư tại Mỹ cũng là một quá trình phấn đấu gian
nan như của cha mẹ chúng, nhưng khác với thế hệ đi trước, thế hệ trẻ không sử
dụng các chuẩn mực của quê cha đất tổ để áp đặt trong quá trình thích nghi của
chúng. Ngược lại, những người trẻ tuổi này có xu hướng tiếp thu, biến đổi và phát
triển các kinh nghiệm xung quanh để thúc đẩy quá trình tiếp bi
ến văn hoá, thích
nghi và hợp tác trong xã hội Mỹ. Một nghiên cứu khác của GS. Min Zhou cũng đề
cập tới cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ là bài viết viết chung với Carl L.
Bankston III, Đại học Tổng hợp Tulane “De facto congregationalism and
socioeconomic mobility in Laotian and Vietnamese immigrant communities: A
study of religious institutions and economic change” đăng trên tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo số 41 năm 2000. Bài viết đã chỉ ra một số điểm tương đồng trong các thiết
chế tôn giáo của người Lào và người Việt Nam
định cư tại Mỹ. Cả hai loại thiết chế
tôn giáo này đều hình thành với những tác động kinh tế xã hội nhất định, đặc biệt là
khi cộng đồng dân cư tại nơi nhập cư đã bước đầu ổn định cuộc sống. Các trụ sở

tôn giáo của cả hai cộng đồng này luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong khu định
cư, điều đó chứng tỏ
một sự tôn kính, ưu ái đặc biệt. Các thiết chế tôn giáo của cả
hai cộng đồng người Việt và người Lào đều đóng vai trò quan trọng trong việc
khẳng định, thể hiện và truyền bá các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc,
không những thế, các thiết chế tôn giáo này còn có chức năng tiềm ẩn như một
mạng lưới liên kết các hoạt động kinh tế.
Trong Xây dựng lại
đời sống tinh thần ở miền đất mới: Thực hành tôn giáo
của những người tị nạn Đông Nam Á ở Hoa Kỳ GS. Min Zhou đã phân tích lý do
và cách thức những người tỵ nạn Đông Nam Á đến Mỹ, những thách thức họ phải
đối mặt và phương kế sinh sống trên đất Mỹ; phân tích vai trò của tôn giáo trong
quá trình điều chỉnh và tái xây dựng lại đời sống tinh thần của họ trên đất Mỹ
.
Những người tỵ nạn Đông Nam Á đến Mỹ theo nhiều đợt khác nhau. Mặc dù sự
sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, Viêng Chăn và Phnôm pênh không cách xa nhau
mấy, nhưng ngay sau cuộc chiến, số người Việt Nam đến Mỹ nhiều nhất so với
người Lào và Cam pu chia. Uớc chừng 130.000 người Việt Nam đến Mỹ ngay sau
sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Làn sóng di cư thứ hai xuất hiện vào cuối
những năm 1970, khi mà hàng tr
ăm ngàn người rời Việt Nam bằng thuyền và vượt
biên qua Trung Quốc và Thái Lan. Tính đến năm 1988, khoảng 724.000 người Việt
Nam, 216.000 người Lào, 132.000 người Căm-pu-chia đã được chấp nhận vào Mỹ.
Những người tị nạn Đông Nam Á buộc phải rời quê hương trong hoàn cảnh cực
đoan. Họ không có sự chuẩn bị thích hợp, thiếu sự trợ giúp của những cộng đồng
thiểu số định cư
lâu dài ở nước sở tại. Nhóm tị nạn đầu tiên đến từ Việt Nam bao
16

gồm các tướng lĩnh, sĩ quan cảnh sát, quân đội, các bộ trưởng, nhân viên nhà nước,

giáo viên, doanh nhân, những người làm việc cho các công ty và tổ chức của Mỹ và
những thành viên của các nhóm tinh hoa của các giai cấp khác. Trong khi đó, nhóm
người đến trong lần di cư thứ hai đầu những năm 1980 thì kém kỹ năng và ít được
đào tạo hơn. Những người này phải đối mặt với những cú sốc văn hoá ở miền đất
mới. H
ọ phải điều chỉnh đáng kể để thích nghi. Lực lượng tham gia lao động gia
tăng trong những năm 1980-1990, số người ở thế hệ thứ hai người Việt Nam theo
học các trường đại học, cao đẳng tăng cao. Tuy nhiên, so với những cộng đồng
châu Á di cư khác thì những người tị nạn Đông Nam Á bị bỏ lại phía sau khi xét
đến các tiêu chí như thu nhập, tỷ lệ nghèo đói, sự phụ thu
ộc vào trợ giúp công
cộng, sở hữu nhà cửa. Những khó khăn như trên cộng với chính sách phân tán
người tị nạn của Chính phủ đã làm cho họ thêm khó khăn vì không dựa được vào
nhau. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau đó họ đã tập hợp lại với nhau để tạo ra, tái
xây dựng những hệ thống đan kết trên cơ sở quan hệ họ hàng, bạn bè, hay cùng tộc
người. Các hệ thống
đó ngày càng bền vững và có xu hướng trở thành các cộng
đồng tự tồn tại bền vững như các cộng đồng di cư khác. Cơ sở nào giúp họ làm nên
được điều đó? Tác giả tin rằng, trong khi tôn giáo như là thiết chế văn hoá cơ bản
cho việc tái sản xuất và làm sáng tỏ các hình thức mới của quan hệ xã hội, nó còn
có khả năng giúp nhóm bị chuyển chỗ giải quyết những căng thẳ
ng nảy sinh. Nhờ
đến các di sản tôn giáo họ có thể tái cấu trúc hoặc tạo ra trật tự đạo đức mới và họ
có thể tái định hướng các thành tố biểu trưng cũ trong môi trường mới. Các trường
hợp dưới đây minh hoạ những cách mà mỗi cộng đồng thiểu số tái cấu trúc lại đời
sống văn hoá xã hội của họ bằng cách thiết lập thiết chế tôn giáo. Thiế
t chế tôn giáo
như là trung tâm văn hoá. Nó còn giúp cho sự điều chỉnh mang tính xã hội và văn
hoá đối với những người tị nạn và con cháu họ. Thông qua nghiên cứu cộng đồng
Công giáo ở Làng Versilles, New Orleans và cộng đồng Phật giáo của Iberia Parish

Louisiana, tác giả thấy rằng, chùa và nhà thờ được thiết lập ở đây như là một trung
tâm bản sắc văn hoá. Những người Việt ở đây còn “Việt Nam hơn” cả người Việ
t ở
Việt Nam. Thông qua việc tham gia hoạt động tôn giáo, họ tìm thấy ý nghĩa cuộc
sống mới. Các tổ chức tôn giáo còn giúp họ khẳng định họ là thành viên của nhóm,
giúp tạo mạng lưới để di động đi lên và giúp đỡ nhau trong lĩnh vực kinh tế.
Trong tài liệu Sự phạm pháp và sự tiếp biến văn hoá trong thế kỷ XXI. Thay
đổi trong một thập kỷ ở một cộng đồng người Mỹ gố
c Việt, dựa vào lý thuyết đồng
hoá từng bộ phận, GS. Min Zhou cho rằng, sự đồng hoá trẻ em của những người di
cư đến Mỹ không nhất quán thành một xu hướng mà phân nhánh thành hai bộ phận
khác nhau. Những người trẻ tuổi gắn bó với gia đình và gia đình gắn bó với một tập
17

hợp các bối cảnh và quan hệ xã hội. Mạng lưới xã hội tộc người và các thiết chế tộc
người tạo nên cộng đồng tộc người là tập hợp các quan hệ sơ cấp. Thêm nữa, các cá
nhân và gia đình lại được bao bọc bởi láng giềng và môi trường xã hội địa phương,
đó là các quan hệ xã hội thứ cấp và vượt ra ngoài ranh giới tộc người. Liệu có hay
không sự ảnh hưởng mang tính bố
i cảnh đóng góp cho sự thích nghi tích cực đối
với xã hội lớn hơn tuỳ thuộc vào sự tương hợp như thế nào giữa môi trường tộc
người và môi trường xã hội địa phương với mục đích và phương tiện của xã hội
rộng lớn hơn. Khi môi trường xã hội địa phương không phù hợp với mục đích và
phương tiện của xã hội lớn hơn nh
ưng môi trường xã hội tộc người lại phù hợp thì
những người trẻ tuổi trong các gia đình có liên kết với cộng đồng tộc người có thể
thu được lợi ích từ việc thích nghi và từ sự liên quan chặt chẽ vào các quan hệ xã
hội trong các thiết chế và mạng lưới tộc người, có liên quan đến cộng đồng đó. Các
tác giả phát hiện rằng, những người Việt Nam trẻ tuổi sống trong môi trườ
ng xã hội

mang tính ngoài lề được bảo vệ khỏi những tác động tiêu cực của nó bằng cách gắn
kết với hệ thống các quan hệ xã hội tộc người, hệ thống này kiểm soát và định
hướng họ. Ví dụ, những người di cư đòi hỏi con cái họ phải tôn trọng các giá trị
văn hoá mà họ mang đến từ Việt Nam như tôn trọng người già, vâng lời, làm việc
chăm chỉ
, tin tưởng các giá trị đó có lợi ích trong việc đạt được sự thăng tiến trong
cộng đồng. Kết quả là giới trẻ có liên kết chặt chẽ với cộng đồng thông qua các gia
đình và các nhóm đồng đẳng được định hướng vào những con đường để đạt đến
đỉnh cao thông qua thành công trong trường học.
Các tác giả cũng phát hiện rằng, có bộ phận những người Việt Nam trẻ tuổi
bị từ
chối bởi những người Việt Nam khác như là những người ngoài, hoặc những
người trẻ tuổi rủi ro. Một số trong số họ mất phương hướng và bỏ học giữa chừng,
một số khác thì thành những nhóm không tôn trọng pháp luật. Những người này
thường có đặc điểm gia đình là thiếu vắng bố mẹ, quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình lỏng lẻo, quan hệ với các gia
đình Việt Nam khác yếu hoặc thiếu mối quan
hệ đối với cộng đồng người Việt Nam. So sánh số liệu khảo sát năm 2003 với số
liệu khảo sát năm 1994 thấy rằng, nhìn chung tỷ lệ phạm pháp (sử dụng ma tuý, say
rượu, và gặp rắc rối với cảnh sát) đã tăng lên. Năm 1994, tỷ lệ chưa từng phạm
pháp là 90%, năm 2003, tỷ lệ này là 38%. Năm 1994, có 91% những ngườ
i phạm
pháp được sinh ra trên đất Mỹ, đến năm 2003 con số tương ứng là 99%. Ở cả hai
thời điểm thì học vấn của cha mẹ dường như liên hệ chặt chẽ với việc phạm tội của
con cái. Học vấn của cha mẹ cao thì con cái ít phạm tội hơn. Tuy nhiên, nếu năm
1994, không có trẻ em phạm tội thuộc gia đình bố và mẹ có trình độ đại học, thì

×