Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.98 KB, 42 trang )

Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay đất nước ta đã và đang có nhiều thay đổi. Trước xu hướng toàn cầu hoá
như hiện nay, chúng ta cũng phải hòa mình vào xu hướng chung đó của thế giới. Theo đó,
nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân phải luôn đổi mới mình để bắt kịp với sự phát
triển của thời đại.
Để có được nền kinh tế vững mạnh thì chính những doanh nghiệp cũng phải phát
triển một cách vững mạnh. Vì vậy vấn đề đặt ra là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải
quan tâm hàng đầu là nguồn vốn. Không chỉ là tiền mặt mà nó còn có thể là ngoại tệ, vàng
bạc, kim khí quý, đá quý, tài sản, hàng hóa…
Doanh nghiệp cần quản lý và điều hành vốn sao cho hợp lý, không bị thất thoát,ứ
đọng nhằm giảm thiểu trục trặc. để bắt kịp với sự phát triển không ngừng đó doanh nghiệp
cần hoàn thiện việc quản lý nhân sự, cập nhật các phần mềm kế toán, các hệ thống điều
hành sản xuất và công nghệ sản xuất hiện đại để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng và kích thích nền kinh tế trong nước phát triển vững mạnh.
Việc hợp tác quốc tế đã phần nào kích thích phát triển kinh tế và mở ra cơ hội kinh
doanh cho các doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp không ngừng cải tiến quy trình công
nghệ sản xuất, trao đổi hàng hóa cũng như việc ký kết hợp đồng được tốt đẹp.
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 1
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN ĐỒNG NAI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
1.1.1 Thông tin chung:
- Tên thường gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI
- Tên giao dịch quốc tế: DONG NAI PAINT CORPORATION (DONAPACO)
- Địa chỉ : ĐƯỜNG 7 KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA 1
- LOGO của Công ty:
- Điện thoại : 061.3836 451
- Fax : 061.3836 091
- Email:


- Website:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 3600451024 do UBND tỉnh Đồng Nai cấp ngày
01/03/2000.
- Phạm vi lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm về sơn, keo.
- Hợp tác sản xuất sơn với các Công ty đối tác nước ngoài.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công Ty:
Công Ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai nguyên là Doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Sở
Công Nghiệp Đồng Nai. Thành lập ngày 23/10/1987 với chức năng sản xuất kinh doanh
các sản phẩm sơn, keo dùng trong công nghiệp xây dựng và dân dụng. Thực hiện chủ
trương cổ phần hóa của Nhà Nước ngày 01/03/2000. Doanh nghiệp chuyển sang Công Ty
Cổ Phần từ theo Quyết định số 4636/QĐ- UBT của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai.
Trong ngành sơn tại Việt Nam. Công Ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai là một trong những
Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về sản lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm. Cũng là
Doanh nghiệp đi tiên phong trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
phiên bản 2000.
Sản phẩm sản xuất tại Cty Cổ Phần Sơn Đồng Nai hiện nay tham gia vào thị trường
từ 10.000 tấn/1 năm, được tiêu thụ rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có sản
phẩm được tiêu thụ ở các nước ASEAN và Trung Quốc.
Chất lượng sản phẩm Sơn Đồng Nai được kiểm nghiệm định kỳ hằng năm tại các
phòng thí nghiệm có uy tín ở trong và ngoài nước, được người tiêu dùng mến mộ.
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 2
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
Sản phẩm của Công ty đã đạt Huy chương vàng tại Hội chợ thương mại Quốc tế
Expo 97, đã nhiều năm liền là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, đạt thương hiệu Uy Tín,
là một trong 150 thương hiệu Hàng Đầu trong ngành xây dựng và vật liệu xây dựng.
Được Nhà Nước khen thưởng Huân Chương Lao Động Hạng 1, 2 và 3.
Các sản phẩm Sơn Đồng Nai bao gồm: Sơn Alkyd DONA, Sơn trang trí DONASA
hệ nước và dung môi, Bột trét tường DONASA, Sơn PU, Sơn Epoxy hệ nước và dung
môi. Ngoài những sản phẩm đã định dạng lên một Thương Hiệu Mạnh. Công ty Cổ Phần
Sơn Đồng Nai đã và đang hợp tác sản xuất các sản phẩm sơn hàng đầu thế giới như: Sơn

tàu biển, giàn khoan dầu khí International (Akzonobel - Hà Lan), Sơn công nghiệp có công
dụng đặc biệt PPG (PPG - Hoa Kỳ), sơn cách nhiệt, chống thấm Sun-Master (Sun-Master -
Úc).
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức của công ty:
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất , kinh doanh
Công ty cổ phần sơn Đồng Nai tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm quy trình
công nghệ. Công ty áp dụng phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền công nghệ và
tổ chức thành các phân xưởng sản xuất, mỗi dây chuyền lắp đặt một dây chuyền sản xuất
ra thành phẩm hoàn chỉnh.
- Các loại sản phẩm sơn bao gồm:
Sơn Alkyd DONA, Sơn trang trí DONASA hệ nước và dung môi, Bột trét tường
DONASA, Sơn PU, Sơn Epoxy hệ nước và dung môi
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 3
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
(1) (1)
(2)

(3)

(4)

(5)
Sơ đồ 1.1 :Quy trình công nghệ sản xuất sơn Alkyd
Ghi chú:
Giai đoạn 1: Tổng hợp nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ còn gọi là
giai đoạn phối liệu (1-2 ngày)
Giai đoạn 2: Hoà trộn các nguyên vật liệu chính sau đó bơm vào nồi chứa cho ổn
định áp suất (1 ngày)
Giai đọan 3: Pha loãng, lọc cạn, chỉnh màu thành phẩm.
Giai đoạn 4: Sau khi kiểm tra các thông số kỹ thuật, nếu đạt tiêu chuẩn thì tiến

hành đóng thùng
Giai doạn 5: Chuyển sang kho thành phẩm.
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 4
Bột + Dung môi +
Chất phụ gia
Phối liệu
Đóng thùng
Lọc
Thành phẩm
Cán, nghiền, phân
tán độ mịn
Tổng hợp nhựa
Alkyd
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
1.2.2 Sơ đồ tổ chức:
1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức Công Ty:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai.
Ghi chú:
Quản lý điều hành trực tiếp
Quản lý điều hành gián tiếp
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 5
P. KT-KCS ĐN
P. KT-KCS IP
P. KT-KCS PPG
P. TC - HC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT
P. GIÁM ĐỐC
Đại diện lãnh đạo

P. Kế toán
P. Kinh doanh
PX SƠN 1
PX SƠN 2
PX SƠN 3, 4
PX SƠN 5
P. Cơ điện XDCB
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
• Quyền hạn, trách nhiệm của Hội Đồng Quản Trị:
Ban Hội Đồng Quản Trị bao gồm:
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ
1 Ông Vũ Đức Đan Chủ tịch HĐQT
2 Ông Nguyễn Phi Hùng Phó Chủ tịch HĐQT
3 Ông Liu Chien Hung Ủy viên HĐQT
4 Ông Đào Đình Đề Ủy viên HĐQT
5 Ông Trịnh Minh Trương Ủy viên HĐQT
Quyền hạn:
- Hội Đồng Quản Trị có toàn quyền nhân danh Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai
quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với pháp
luật, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội Đồng Cổ Đông.
- Hội đồng quản trị quyết định đầu tư các dự án phát sinh không vượt quá 30% vốn
điều lệ và được duyệt các dự toán, thiết kế và quyết toán của các công trình đầu tư đã
thông qua tại Đại hội đồng cổ đông.
- Phê duyệt phương án trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Hội đồng quản trị có thể đình chỉ các quyết định của Giám Đốc nếu xét thấy trái
pháp luật, vi phạm Điều lệ, Nghị quyết và các quy định của Hội đồng quản trị.
- Xem xét và ủy quyền cho Giám đốc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi
và tài sản của Công Ty.
- Xem xét quyết định việc chuyển nhượng các cổ phiếu có ghi danh.
Trách nhiệm:

- Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông
+ Quản trị Công ty theo Điều lệ, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và tuân thủ
đúng luật pháp.
+ Trình Đại hội đồng cổ đông quyết định
- Thành lập hoặc giải thể các chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Kế hoạch phát triển dài hạn của Công Ty, huy động vốn.
- Tăng giảm vốn điều lệ và chuyển nhượng vốn cổ phần.
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 6
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
- Chương trình thực hiện các đề án cụ thể và quan hệ quốc tế.
+ Trình Đại hội đồng cổ đông: Các báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, kết quả
kinh doanh, quyết toán tài chính hàng năm, phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức.
+ Thực hiện việc trích lập các qũy thuộc thẩm quyền, chia cổ tức và cách thức sử
dụng qũy theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám Đốc, phó Giám Đốc, kế toán trưởng của Công Ty và
duyệt phương án tổ chức bộ máy và nhân sự các đơn vị trực thuộc.
+ Chỉ đạo, hỗ trợ và giám sát việc điều hành của Giám đốc và các chức danh do hội
đồng quản trị trực tiếp quản lý.
+ Kiến nghị bổ sung hoặc sửa đổi điều lệ Công Ty.
+ Quyết định triệu tập, chuẩn bị nội dung và tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường kỳ
và bất thường.
+ Quyết định tiền lương, tiền thưởng cho Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Kế toán trưởng
và các chức danh thuộc quyền quản lý của Hội đồng quản trị. Trường hợp Chủ tịch Hội
đồng quản trị kiêm Giám đốc thì mức lương và thưởng của Giám đốc do Đại hội đồng cổ
đông quyết định.
+ Quyết định một số công việc kinh doanh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị
theo đề nghị của Giám Đốc.
+ Quyết định về quy chế tuyển dụng, cho thôi việc nhân viên của Công Ty phù hợp
với quy định của pháp luật. Quyết định khen thưởng kỷ luật nhân viên thuộc quyền quản
lý của Hội đồng quản trị và quyết định mức bồi thường vật chất khi nhân viên gây thiệt hại

cho Công ty.
- Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật, Điều lệ những sai phạm trong quản
trị gây thiệt hại cho Công Ty.
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 7
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
• Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Ban Giám Đốc:
Ban Giám Đốc:
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ
1 Ông Trịnh Minh Trương Giám Đốc
2 Ông Hoàng Thuyền Phó Giám Đốc
* Giám Đốc:
Nhiệm vụ:
- Bảo toàn và phát triển vốn thực hiện theo phương án kinh doanh đã được Hội đồng
quản trị phê duyệt và thông qua Đại hội đồng cổ đông.
- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm.
- Quyết định giá mua, giá bán nguyên liệu, sản phẩm (trừ những sản phẩm, dịch vụ
do Nhà nước quy định).
- Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp khuyến
khích mở rộng sản xuất.
- Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức
danh: Phó Giám Đốc, Kế toán trưởng
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Cán bộ nhân viên
dưới quyền.
- Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định.
- Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh
của Công Ty.
- Đại diện Công Ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của
Công Ty khi được Hội đồng quản trị ủy quyền bằng văn bản.
- Trực tiếp điều hành các mặt công tác:
+ Tổ chức hành chính

+ Kế toán thống kê
+ Kinh doanh bán hàng
+ Kỹ thuật, Cơ điện và XDCB
+ Sản xuất
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 8
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
+ Đối ngoại, ký kết hợp đồng, hợp tác đầu tư và phần liên doanh hợp tác với nước
ngoài
Quyền hạn:
- Giám Đốc là người có quyền quyết định cao nhất về quản lý và điều hành của
Công ty.
- Từ chối thực hiện những quyết định của Chủ tịch, Phó Chủ tịch hay các thành viên
Hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái điều lệ và trái Nghị quyết của Đại hội đồng
cổ đông đồng thời phải có trách nhiệm thông báo ngay cho các kiểm soát viên.
- Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng lao động theo quy định của Hội đồng
quản trị, khen thưởng, kỷ luật hoặc cho thôi việc đối với người lao động phù hợp với Bộ
luật lao động.
- Được quyết định các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong những trường hợp
khẩn cấp như thiên tai, dịch họa, hỏa hoạn, sự cố và chịu trách nhiệm về các quyết định
này, đồng thời báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị.
Trách nhiệm:
- Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công Ty theo
Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Điều
lệ Công Ty và tuân thủ pháp luật.
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về
những sai phạm gây tổn thất cho Công Ty.
* Phó Giám Đốc:
- Giúp việc cho Giám Đốc
- Thực hiện chế độ uỷ quyền theo điều 44 Điều lệ tổ chức hoạt động Công Ty Cổ
Phần Sơn Đồng Nai.

- Trực tiếp điều hành các mặt công tác:
+ Hoạt động tài chính của Công Ty
+ Công tác xuất nhập khẩu
+ Công tác quản lý chất lượng Ban ISO 9002
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 9
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
• Chức năng nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm của Ban Kiểm Soát:
Các thành viên Ban Kiểm Soát:
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ
1 Bà Phạm Thị Hồng Trưởng Ban Kiểm Soát
2 Bà Huỳnh Nguyễn Thanh Hương Thành viên Ban Kiểm Soát
3 Bà Nguyễn Thị Dung Thành viên Ban Kiểm Soát
Trưởng ban kiểm soát có trách nhiệm phân công kiểm soát viên phụ trách từng loại
công việc.
Mỗi kiểm soát viên dưới sự chỉ đạo và phân công của Trưởng ban kiểm soát, có trách
nhiệm và quyền hạn như sau:
Kiểm soát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo,
quyết toán năm tài chính của Công Ty và kiến nghị khắc phục các sai phạm (nếu có).
Được quyền yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ của Công Ty cung cấp tình hình, số
liệu, tài liệu và thuyết minh các hoạt động kinh doanh của Công Ty.
Trình Đại hội đồng cổ đông báo cáo thẩm tra bản tổng kết năm tài chính.
Báo cáo với Đại hội đồng cổ đông về những sự kiện tài chính bất thường, những ưu
khuyết điểm trong quản lý tài chính của Hội đồng quản trị và Giám Đốc theo ý kiến độc
lập của mình. Chịu trách nhiệm cá nhân về những đánh giá và kết luận của mình. Nếu biết
sai phạm mà không báo cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về trách nhiệm của
kiểm soát viên.
Thông báo định kỳ tình hình kết quả kiểm soát cho Hội đồng quản trị.
Tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị, phát biểu ý kiến và có những kiến nghị
nhưng không tham gia biểu quyết. Nếu có ý kiến khác với quyết định của Hội đồng quản
trị thì có quyền yêu cầu ghi ý kiến của mình vào biên bản phiên họp và được trực tiếp báo

cáo trước Đại hội đồng cổ đông gần nhất.
Trưởng ban kiểm soát có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị họp phiên bất thường hoặc
yêu cầu Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường.
Kiểm soát viên hưởng thù lao, theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Chi phí cho
hoạt động của kiểm soát viên được hạch toán vào chi phí quản lý của Công Ty.
 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế Toán:
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 10
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
Kế toán trưởng Trương Đình Dũng
•Chức năng:
Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho việc Giám Đốc trong việc thực hiện công tác kế
toán tài chính thống kê của Công ty.
•Nhiệm vụ:
- Ghi chép tính toán phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản,
vật tư, tiền vốn và kết quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuấ kinh doanh, kế hoạch thu chi tài
chính, thực hiện thu chi nộp và thanh toán với các đối tượng.
- Tổng hợp, phân tích xử lý các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cung cấp cho
Giám Đốc Công ty những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định trong điều hành Sản
xuất – Kinh doanh.
- Kiểm soát việc giữ gìn, sử dụng vật tư, vật tư, tiền vốn của Công ty, ngăn chặn kịp
thời các hành động vi phạm chế độ tài chính của Nhà nước.
-Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của công tác thống kê và thông tin kinh tế
đối với các đơn vị kế toán và cơ quan chủ quản cấp trên.
 Chức năng, nhiệm vụ phòng Kinh Doanh:
• Chức năng:
Là đơn vị tham mưu giúp việc cho Giám Đốc trong điều độ sản xuất và kinh doanh.
• Nhiệm vụ:
- Lập và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Điều độ kế hoạch sản xuất tại phân xưởng Sơn 1.

- Cung ứng nhu cấu vật tư để phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Quản lý, định mức, cấp phát nhu cầu vật tư cho SX kinh doanh (PX1 và PX 2).
- Giao dịch, bán hàng và tiêu thụ sản phẩm.
- Quản lý theo dõi và thực hiện các hợp đồng kinh doanh.
- Quản lý thực hiện công tác XNK.
- Phối hợp với phòng TC-HC thực hiện công tác về tiền lương.
- Quan hệ với các đối tượng khách hàng để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Phối hợp với bộ phận thi công để thực hiện các dịch vụ về thi công sơn cho công
trình.
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 11
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
 Chức năng, nhiệm vụ phòng KT-KCS IP:
• Chức năng:
Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc trong công tác đảm bảo kỹ thuật và
chất lượng sản phẩm tại Phân xưởng Sơn 2
• Nhiệm vụ:
- Bổ sung hoàn thiện công thức cho một số loại sơn mới theo yêu cầu.
- Nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.
- Nghiên cứu thay thế một số loại nguyên liệu khi cần thiết.
- Phối hợp với xưởng theo dõi quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất .
- Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm theo tiêu chuẩn quy định.
- Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật liên quan đến công nghệ.
- Theo dõi sản phẩm lưu mẫu.
- Theo dõi nguyên liệu (kiểm tra nguyên liệu đầu vào, xử lý những nguyên liệu
không đạt chỉ tiêu kỹ thuật).
- Theo dõi tiến độ sản xuất của xưởng.
- Sản xuất những mẻ sơn nhỏ theo yêu cầu khách hàng.
 Chức năng, nhiệm vụ phòng KT-KCS ĐN:
• Chức năng:
Là cơ quan tham mưu giúp việc cho Giám Đốc trong nhiệm vụ công tác đảm bảo kỹ

thuật và chất lượng sản phẩm phân xưởng sơn 1
• Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu xây dựng công thức, đơn pha chế, quy trình công nghệ các sản phẩm
Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với trình độ thiết bị, năng lực sản xuất và
thực tế tình hình kinh doanh của Công ty.
- Tham gia vào quá trình ban hành các lệnh sản xuất.
- Phối hợp với phân xưởng theo dõi quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất .
- Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật trong quá trình sản xuất .
- Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm theo tiêu chuẩn quy định.
- Theo dõi sản phẩm lưu mẫu để có những dự báo kịp thời điều chỉnh nguyên liệu và
phẩm cấp của sản phẩm.
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 12
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
- Theo dõi nguyên liệu (Kiểm tra nguyên liệu nhập về, đưa ra kết luận chính xác cho
việc sử dụng trong sản xuất).
- Tổ chức nghiên cứu áp dụng những tiến độ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất,
đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng giá thành phù hợp.
- Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới theo nhu cầu của thị trường, góp phần đa
dạng hóa mặt hàng của Công ty.
- Định mức vật tư nguyên liệu cho từng chủng loại sản phẩm.
- Thử mẫu trên công nghệ của khách hàng, giám sát thi công các công trình.
 Chức năng, nhiệm vụ Phòng KT-KCS PPG:
• Chức năng:
Phòng kỹ thuật KCS - PPG phụ trách kỹ thuật và chất lượng sản phẩm của xưởng sản
xuất sơn tại Khu Công Nghiệp AMATA
• Nhiệm vụ:
- Phối hợp với xưởng theo dõi quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất .
- Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm theo tiêu chuẩn quy định.
- Phát hiện kiến nghị và xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật liên quan đến quy trình sản
xuất.

- Theo dõi sản phẩm lưu mẫu.
- Kiểm tra giám sát nguyên vật liệu đưa vào sản xuất.
- Theo dõi tiến độ sản xuất của xưởng đối với chức năng KCS.
- Sản xuất những mẻ sơn nhỏ theo yêu cầu của khách hàng.
 Chức năng, nhiệm vụ Phòng CĐ-XDCB:
• Chức năng:
Là đơn vị phục vụ sản xuất và các hoạt động thuộc lĩnh vực kỹ thuật Cơ điện và
XDCB.
• Nhiệm vụ:
- Theo dõi việc kiểm tra sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ thiết bị văn phòng, hệ
thống điện , nước toàn Công ty.
- Ban hành các quy trình vận hành máy móc thiết bị, lập các kế hoạch bảo trì, bảo
dưỡng và kiểm định.
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 13
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
- Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc trong sản xuất, thiết bị dụng cụ văn phòng,
hệ thống điện , nước.
- Thiết kế, chế tạo các thiết bị phụ trợ phục vụ sản xuất
- Quản lý công tác Xây Dựng Cơ Bản từ khâu khảo sát, lập kế hoạch, dự đoán, giám
sát và thi công, định mức lao động ( tham gia thực hiện thi công nếu công việc không cần
thuê bên ngoài).
- Theo dõi công tác an toàn, Phòng Cháy Chữa Cháy, vệ sinh môi trường trong sản
xuất của Công ty.
 Chức năng, nhiệm vụ Phân Xưởng Sơn 1:
• Chức năng:
Là đơn vị trực tiếp sản xuất; Thực hiện các quá trình làm ra các sản phẩm Sơn
Đồng Nai.
• Nhiệm vụ:
- Sản xuất các loại sơn theo yêu cầu của Công ty đúng kế hoạch, thời gian quy trình
chất lượng và tiết kiệm chi phí vật tư, lao động.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp trong sản xuất.
 Chức năng, nhiệm vụ Phân Xưởng Sơn 2:
• Chức năng:
Là đơn vị trực tiếp sản xuất của Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai.
• Nhiệm vụ:
- Sản xuất ra các loại sơn theo hợp đồng hợp tác sản xuất giữa Công ty Cổ phần Sơn
Đồng Nai và Công ty Coatings Singapore Pte.Ltd AKAZO NOBEL theo đúng yêu cầu về
số lượng, chất lượng, thời gian.
- Sử dụng, bảo quản thiết bị, nhà xưởng, vật tư, lao động có hiệu quả.
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất.
 Chức năng, nhiệm vụ Phân Xưởng Sơn 3 :
• Chức năng:
Là đơn vị trực tiếp sản xuất của Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai.
• Nhiệm vụ:
- Sản xuất ra các loại sơn theo hợp đồng hợp tác sản xuất giữa Công ty Cổ phần Sơn
Đồng Nai và Công ty PPG Việt Nam theo đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian.
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 14
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
- Sử dụng, bảo quản thiết bị, nhà xưởng, vật tư, lao động có hiệu quả.
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất.
 Chức năng, nhiệm vụ Phân xưởng Sơn 4 - CN Bắc Ninh:
• Chức năng:
Là đơn vị trực tiếp sản xuất của Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai.
• Nhiệm vụ:
- Sản xuất ra các loại sơn theo hợp đồng hợp tác sản xuất giữa Công ty Cổ phần Sơn
Đồng Nai và Công ty PPG Việt Nam theo đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời
gian.
- Sử dụng, bảo quản thiết bị, nhà xưởng, vật tư, lao động có hiệu quả.
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất.
 Chức năng, nhiệm vụ Phân xưởng Sơn 5:

• Chức năng:
Là đơn vị trực tiếp sản xuất của Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai.
• Nhiệm vụ:
- Sản xuất ra các loại sơn theo hợp đồng hợp tác sản xuất giữa Công ty Cổ phần Sơn
Đồng Nai và Công ty ICI Việt Nam theo đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian.
- Sử dụng, bảo quản thiết bị, nhà xưởng, vật tư, lao động có hiệu quả.
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất.
 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm vụ và tổ chức phòng TCHC:
TP Trịnh Minh Trương
o Tổ chức:
• Chức năng:
Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức hành chính, nhân sự lao
động tiền lương của Công ty.
• Nhiệm vụ:
- Quản lý nhân sự của Công ty: Hồ sơ và con người.
- Tiếp nhận và điều động CB-CNV trong phạm vi qui định Nhà nước và Giám Đốc
phù hợp với nhu cầu Công ty và năng lực cá nhân và soạn thảo các loại hợp đồng lao
động.
- Quản lý tổ chứ thực hiện công tác về tiền lương của Công ty.
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 15
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
- Soạn thảo các loại văn bản liên quan đến công tác tổ chức quản lý, khen thưởng kỷ
luật và các loại báo cáo liên quan đến công tác lĩnh vực tổ chức hành chính.
- Thực hiện các công việc về thi đua khen thưởng.
- Thực hiện các công việc liên quan đến Đảng, Đoàn (CĐ - ĐTN), An ninh, bảo vệ,
dân quân tự vệ và các ban chuyên trách của Công ty.
- Lập kế hoạch và tổ chức theo dõi công tác học tập, đào tạo nâng tay nghề, trình độ
của CB-CNV.
- Quản lý các hồ sơ tài liệu liên quan đến Doanh nghiệp.
Hành chính:

• Chức năng:
Thay mặt cho Giám đốc quản lý điều hành công tác hành chính nội bộ của Công ty.
• Nhiệm vụ:
- Quản lý lao động Công ty: Thời gian làm việc nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, an toàn
và sức khỏe.
- Duy trì thực hiện các nội quy đã được qui định tại Công ty.
- Qoản lý điều hành công tác văn thư, bảo mật, phiên dịch và phục vụ văn phòng
phẩm.
- Quản lý điều hành công tác lái xe: Con người, phương tiện và sửa chữa.
- Quản lý điều hành công tác bảo vệ Công ty.
- Quản lý, thực hiện công tác Bảo hiểm y tế, xã hội, con người và vật chất xe.
- Quản lý công trình: Văn phòng, nhà xưởng, các công trình phục vụ nhu cầu sinh
hoạt, điện, nước. Thông tin các thiết bị văn phòng.v.v
- Quản lý thực hiện công tác phục vụ đời sống.
- Đối ngoại tiếp khách, giao dịch với các cơ quan hữu quan trong phạm vi chức trách
quyền hạn để phục vụ cho công tác TC-HC của Công ty.
1.2.2.2 Sơ đồ tổ chức Phòng Kế Toán:
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 16
Kế toán
Thanh toán
Thủ quỹKế toán
Công nợ
Kế toán
Ngân hàng
Kế toán
Tổng hợp
Kế toán
Thành phẩm
Kế toán trưởng
Kế toán

Vật tư
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán
• Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty:
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và quản lý của công ty, bộ máy kế toán áp dụng theo
hình thức tập trung.
Mọi công việc kế toán đều được thực hiện tại phòng thống kê kế toán của công ty, ở
các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên hạch toán ở
phân xưởng có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra chứng từ, ghi chép vào sổ nhật ký sản xuất,
lập báo cáo và chuyển báo cáo cùng chứng từ về phòng kế toán. Tại phòng kế toán sẽ thực
hiện những công việc sau: Tập hợp mọi chứng từ gốc, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi sổ kế
toán tổng hợp chứng từ gốc, tập hợp các số liệu đưa vào sổ cái, lập báo cáo tài chính theo
quy định của Nhà nước và theo yêu cầu quản lý của Ban giám đốc
• Kế toán trưởng: Trương Đình Dũng
Giúp giám đốc chỉ đạo trực tiếp toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế
và hạch toán chính xác, phản ánh kịp thời trung thực toàn bộ tài sản và hoạt động của công
ty.Chịu trách nhiệm nộp đầy đủ các báo cáo tài chính và các báo cáo quyết toán. Kế toán
trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc, đồng thời cũng là kiểm soát viên kinh tế tài
chính của Nhà nước tại công ty, chịu sự kiểm tra về mặt nghiệp vụ của cơ quan tài chính-
thuế-thống kê của tỉnh Đồng Nai.
Các báo cáo thống kê, các hợp đồng kinh tế, các chứng từ tín dụng, các tài liệu có
liên quan đến việc thanh toán lương, thu chi tiền mặt, đều phải có chữ ký của Kế toán
trưởng mới có giá trị.
• Kế toán tổng hợp: Huỳnh Nguyễn Thanh Hương
Có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ ghi sổ của kế toán thanh toán-công nợ-vật tư, vào
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó vào sổ cái, cuối tháng lập bảng cân đối kế toán.
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 17
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Phân tích kế hoạch giá
thành và đề xuất phương án hạ giá thành. Hạch toán lao động và tiền lương.

Theo dõi và ghi chép về tình hình sử dụng, tăng, giảm tài sản cố định.
Cuối mỗi quý lập các báo cáo kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
Cuối mỗi năm lập báo cáo tài chính và bảng thuyết minh tài chính.
• Kế toán thanh toán: Kiều Thị Thanh Loan
Có nhiệm vụ ghi chép, tập hợp các chứng từ gốc thu chi thanh toán của công ty như
tiền mặt, các khoản phải thu, phải trả khác.
Kiểm tra việc lập chứng từ đề nghị tạm ứng và thanh toán cho người bán phát sinh
hàng ngày. Lập báo cáo công nợ và thanh toán cho người bán hàng ngày, tháng, quý, năm.
Lập bảng đối chiếu công nợ với người bán.
• Kế toán vật tư: Nguyễn Thị Út Hai
Có nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, nhập, xuất,
tồn kho nguyên vật liệu cả về số lượng, chất lượng và chủng loại.
Tính toán, phân bổ khấu hao tài sản cố định hàng tháng vào chi phí. Lập dự toán sửa
chữa lớn tài sản cố định, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thường
xuyên và định kỳ, theo dõi quá trình thanh lý và nhượng bán tài sản cố định.
Kiểm tra, đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước. Lập các báo cáo
về tài sản cố định. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định để từ đó ban giám đốc có kế
hoạch khai thác tối đa hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.
• Kế toán công nợ: Nguyễn Trung Minh
Theo dõi, ghi chép và tập hợp các chứng từ gốc về việc tiêu thụ thành phẩm, phải thu
của khách hàng, đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn.
Hướng dẫn nhân viên giao hàng ghi chép các chứng từ, sổ sách theo đúng chế độ và
phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty.
Phối hợp với nhân viên giao hàng tìm giải pháp thu hồi nhanh nhất đối với các khoản
nợ phải thu của khách hàng, tính toán lập dự phòng các khoản nợ khó đòi.
• Kế toán Thành phẩm và làm Báo cáo thuế: Đỗ Thị Yến
Theo dõi, ghi chép và tập hợp các chứng từ gốc về thành phẩm. Thực hiện việc đối
chiếu với thủ kho
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 18

Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
Theo dõi Doanh thu, Làm Báo cáo thuế
Theo dõi và tính toán Thuế thu nhập cá nhân, Thuế GTGT, Thuế Thu nhập DN
• Kế toán Ngân hàng: Nguyễn Bắc Trung
Theo dõi Tiền gửi ngân hàng, các khoản phải trả Dự án.
Giao dịch với ngân hàng làm thủ tục vay vốn.
Theo dõi thanh toán chứng từ với nước ngoài.
Theo dõi các khoản nộp ngân sách nhà nước
• Thủ quỹ: Vũ Đình Túy
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng, có nhiệm vụ thu chi tiền mặt và bảo
quản tiền mặt tại quỹ của công ty, thực hiện các nghiệp vụ nộp tiền và rút tiền tại ngân
hàng.
Hàng ngày ghi chép vào sổ quỹ các nghiệp vụ liên quan, cuối ngày tiến hành kiểm
kê quỹ, so sánh đối chiếu sổ quỹ với các sổ sách kế toán có liên quan và lập báo cáo quỹ
cuối mỗi ngày, cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Các quy định chung của công ty:
1.2.3 Một số quy định chung trong công ty:
1.2.3.1 Quy Định Chung
- Thời gian làm việc của người lao động tại công ty không quá 48 giờ/tuần
- Làm ngoài giờ : Trong trường hợp có yêu cầu đột xuất của công việc, Trưởng các
đơn vị có thể huy động người lao động trông Công ty làm thêm giờ hoặc làm việc trước
giờ của ca làm việc theo quy định, nhưng sau đó phải bố trí cho người lao động nghỉ bù.
Nếu không có điều kiện bố trí nghỉ bù thì được thanh toán lương thêm giờ theo quy định
của Nhà nước, cụ thể :
+ Nếu làm thêm vào ngày thường : được thanh toán mức 150% tiền lương của giờ
làm việc bình thường.
+ Nếu vào ngày nghỉ hàng tuần : được thanh toán mức 200% tiền lương của giờ làm
việc bình thường.
+ Nếu làm việc vào ngày lễ, tết, và ngày nghỉ có hưởng lương : được thanh toán mức
300% tiền lương của giờ làm việc bình thường.

- Những trường hợp vắng mặt vì đau ốm, việc riêng hoặc đi công tác đều phải có giấy
xin phép, có sự đồng ý của người phụ trách trực tiếp và lãnh đạo Cty. Trường hợp vắng
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 19
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
mặt đột xuất, thì gia đình phải liên hệ báo cáo lý do vắng cho lãnh đạo Cty trong thời gian
24 giờ.
- Trong giờ làm việc không được tự tiện bỏ vị trí làm việc của mình. Tuyệt đối tuân
thủ mệnh lệnh của người phụ trách, chấp hành nội quy về an toàn lao động, vận hành thiết
bị và quy trình công nghệ.
1.2.3.2 An toàn lao động (ATLĐ) và vệ sinh lao động (VSLĐ):
• Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
- Lập kế hoạch, xây dựng các biện pháp bảo đảm ATLĐ – VSLĐ và cải thiện điều
kiện lao động.
- Trang bị đầy đủ phương tiện bỏa hộ lao động, đảm bảo ATLĐ – VSLĐ cho người
lao động theo quy định của nhà nước.
- Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp ATLĐ – VSLĐ,
trong Công ty.
- Xây dựng nôi quy, quy trình ATLĐ – VSLĐ cho máy móc thiết bị và công việc làm
có nguy cơ tai nạn, nguy hiểm độc hại.
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định về ATLĐ- VSLĐ đối với
người lao động theo quy định của Nhà nước và nội quy lao động của Công ty.
- Tổ chức khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ cho ngươig lao động 01 lần/năm.
• Người lao động tại Công ty có trách nhiệm:
- Chấp hành các quy định, nội quy về ATLĐ – VSLĐ- Phải sử dụng và bảo quản các
phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bi, các thiết bị an toàn vệ sinh nơi làm việc, nếu
làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.
- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn
lao động, bệnh nghè nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc
phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
1.2.3.3 Phòng cháy chữa cháy (PCCC)

- Tất cả phương tiện trang bị PCCC cho kho phải để đúng nơi quy định và được thủ
kho thường xuyên kiểm tra luôn ở tình trạng sử dụng tốt để sẵn sàng cứu chữa khi có xảy
ra cháy.
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 20
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
- Trong quá trình xuất nhập dung môi nhiên liệu, nguyên liệu thủ kho phải luôn có
mặt ở vị trí, cảnh giác với tình hình cháy nổ nếu có sự cố bất thường phải kịp thời xử lý và
báo cáo ngay cho lãnh đạo hoặc Đội trưởng PCCC Công Ty.
- Nghiêm cấm việc sử dụng các phương tiện trang bị PCCC cho kho vào các công
việc khác.
- Nghiêm cấm hút thuốc hoặc mang các chất dễ gây cháy nổ vào khu vực kho, tất cả
các nguồn nhiệt trong Công Ty phải đặt cách xa khu vực kho ít nhất 30m trở lên.
- Nghiêm cấm người không có phận sự vào khu vực kho khi đang xuất nhập dung
môi, nhiên liệu, nguyên liệu.
- Toàn thể CB-CNV trong Công Ty phải chấp hành nghiêm chỉnh các điều quy định
trong nội quy PCCC. Khi có xảy ra cháy dù đang làm bất cứ công việc gì cũng phải tập
trung cho việc cứu chữa.
1.3 Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp :
1.3.1 Sơ đồ tổ chức (xem mục 1.2.2.2)
1.3.2 Hình thức ghi sổ kế toán :
- Với quy mô tương đối lớn và đặc điểm sản xuất kinh doanh đã đi vào ổ định, phù
hợp với đặc điểm này công ty đã áp dụng hình thức kế toán « Chứng từ ghi sổ ».
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 21
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
SƠ ĐỒ HẠCH TỐN HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ghi chú :
1.3.3 Hệ thống chứng từ sử dụng :
- Sổ kế tốn chi tiết các tài khoản
- Sổ tài khoản
- Sổ quỹ tiền mặt

Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 22
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi
sổ
Sổ quỹ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi vào cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
- Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng
- Sổ nhật ký
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Bảng cân đối tài khoản
- Bảng tổng hợp chi tiết
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.4 Hệ thống tài khoản sử dụng :
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sử dụng bao gồm các tài khoản cấp 1, tài
khoản cấp 2, tài khoản trong bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài bảng cân đối theo
quy định.
• Tài khoản tài sản: - Loại 1 : Tài sản ngắn hạn
- Loại 2 : Tài sản dài hạn

• Tài khoản nguồn vốn: - Loại 3 : Nợ phải trả
- Loại 4 : Vốn chủ sở hữu
• Tài khoản thu nhập: - Loại 5 : Doanh thu
- Loại 7 : Thu nhập khác
• Tài khoản chi phí: - Loại 6 : Chi phí sản xuất - kinh doanh
- Loại 8 : Chi phí khác
• Tài khoản lợi nhuận: - Loại 9 : Kết quả hoạt động kinh doanh
• Tài khoản ngoài bảng: - Loại 0
1.3.5 Chính sách kế toán tại công ty :
•Phương tiện kế toán: Công việc ghi chép các số liệu vào sổ sách kế toán tại công
ty được thực hiện bằng máy. Hàng ngày kế toán công ty nhập số liệu vào máy và xử lý
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 23
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
bằng phần mềm kế toán Acsyss. Làm báo cáo thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, công
ty sử dụng phần mềm kê khai thuế.
•Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho : Giá gốc.
- Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ : Bình quân gia quyền.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.
•Phương hạch toán thuế GTGT: hàng tháng, tính và lập tờ khai thuế GTGT, lập
báo cáo thuế GTGT.
•Phương pháp kế toán tài sản cố định: Đánh giá tài sản cố định theo nguyên tắc
ban đầu. Tài sản được khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Tiền đồng Việt Nam.
• Kỳ tính giá thành: hàng tháng.
• Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 kết thúc 31/12.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN
ĐỒNG NAI
2.1 Mô tả quy trình thực tập và công việc thực tế tại Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai.
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 24

Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Trịnh Thị Huế
2.1.1 Quy trình thực tập :
2.1.1.1 Quy trình thực tập : (sơ đồ)
2.1.1.2 Giải thích quy trình thực tập:
1. Trong 2 ngày đầu làm quen và quan sát học hỏi kinh nghiệm làm việc của các nhân
viên trong phòng kế toán.
2. Đọc và tìm hiểu các tài liệu về nghiệp vụ kế toán thực tế trong công ty.
3. Được các anh chị nhân viên trong phòng hướng dẫn và tìm hiểu cụ thể hơn qua các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh v à chứng từ sổ sách trên cơ sở thực tế.
4. Hỗ trợ các công việc trong phòng kế toán, tập hợp phiếu nhập-xuất kho từ kho
NVL và nhập số liệu vào phần mềm máy tính.
2.1.2 Công việc tìm hiểu được về thực tế:
* Những kiến thức học được:
- Qua thời gian tìm hiểu em nhận thấy công việc thực tế khác hơn so với việc học ở
trường. Được thực hành nhiều hơn, chi tiết hơn về kỹ năng phân chia công việc để xử lý
tốt hơn, kỹ năng làm việc tập thể
- Mỗi người phụ trách một công việc cụ thể, việc tính toán và hạch toán vào phần
mềm đều được tiến hành chính xác, thận trọng và kịp thời; đảm bảo giảm thiểu sai sót
trong hạch toán và đảm bảo yêu cầu kiểm tra, giám sát giữa các thành viên với nhau cũng
như của kế toán trưởng và kế toán viên.
- Hệ thống tài khoản chi tiết theo từng khách hàng hoặc công tác thực hiện giúp quản
lý được hiệu quả.
Sinh Viên thực tập: Nguyễn Thị Huệ Chi Trang 25
Làm quen với các nhân
viên cũng như công việc
trong phòng kế toán
Tìm hiểu và đọc các tài
liệu liên quan tới nghiệp
vụ kế toán
Tìm hiểu quy trình kế

toán cụ thể hơn qua
chứng từ thực tế
Tập hợp phiếu nhập-xuất
nguyên vật liệu và nhập vào số
liệu vào phần mềm

×