Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH của CHI NHÁNH NHNo PTNT CHI NHÁNH BA ĐÌNH THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.01 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o
BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập:
NHNo&PTNN THANH HÓA – CHI NHÁNH
BA
ĐÌNH
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Tuyết
Sinh viên thực hiện : Lê Huy Anh
Mã sinh viên : A14828
Chuyên ngành : Tài chính – ngân hàng
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI
NHÁNH NHNo&PTNT BA ĐÌNH – THANH HÓA 1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình- Thanh Hóa 1
1.1.1. Giới thiệu chung về Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình- Thanh Hóa 1
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình- Thanh Hóa 2
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình- Thanh Hóa 2
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
NHNo & PTNT CHI NHÁNH BA ĐÌNH - THANH HÓA 4
2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh Ba Đình - Thanh
Hóa 4
2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Ba Đình -
Thanh Hóa 5
2.2.1. Mô tả đặc điểm hoạt động của bộ phận tín dụng 5
2.2.2. Mô tả quy trình huy động vốn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Ba Đình - Thanh Hóa 7
2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Ba Đình - Thanh
Hóa 9


2.3.1. Tình hình thu nhập - chi phí - lợi nhuận năm 2011 và 2012 của chi nhánh NHNo -
PTNT Ba Đình - Thanh Hóa 9
2.3.2 Tinh hình huy động vốn của chi nhánh NHNo - PTNT Ba Đình - Thanh Hóa giai đoạn
năm 2011 - 2012 11
2.3.3 Tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo - PTNT Ba Đình - Thanh Hóa giai
đoạn năm 2011 - 2012 14
2.3.4 Tình hình hoạt động dịch vụ 15
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của chi nhánh NHNo - PTNT Ba Đình - Thanh
Hóa 16
2.4.1 Chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động 16
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 17
2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 18
2.5 Tình hình hoạt động lao động tại chi nhánh NHNo - PTNT Ba Đình - Thanh Hóa 19
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 21
3.1. Môi trường kinh doanh 21
3.1.1. Thuận lợi 21
3.1.2. Khó khăn 22
3.2. Những ưu điểm, tồn tại của nhánh NHNo&PTNT Ba Đình- Thanh Hóa 22
3.2.1. Ưu điểm 22
3.2.2 Tồn tại 23
3.3. Biện pháp khắc phục 24
3.4. Định hướng phát triển của nhánh NHNo&PTNT Ba Đình- Thanh Hóa 27
DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ
NHNo&PTNT
DNV&N
NHNN
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngân hàng nhà nước

CNVC Công nhân viên chức
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Trang
Sơ đồ 1.1: Hệ thống bộ máy quản lý của Chi nhánh NHNo Ba Đình 2
Sơ đồ 2.1: Quy trình kinh doanh chung tại bộ phận tín dụng 5
9
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh 9
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh
11
Bảng 2.3 Tình hình hoạt động cho vay
14
Bảng 2.4 Tình hình hoạt động dịch vụ 15
Bảng 2.5. Chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động 16
Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 17
Bảng 2.7 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 18
LỜI MỞ ĐẦU
Một nền kinh tế tăng trưởng là mục tiêu lâu dài của một đất nước như Việt Nam.
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang hội nhập một cách nhanh chóng trên mọi
phương diện, nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém, chúng ta cần phải xây dựng các
ngành kinh tế mang tính chiến lược như thông tin, năng lượng, ngân hàng… Ngân
hàng ra đời đỏi hỏi phải có sự phát triển nhanh hơn một bước so với các ngành kinh tế
khác. Hoạt động ngân hàng là mắt xích quan trọng trong cấu thành sự hoạt động nhịp
nhàng của nền kinh tế.
Qua thời gian học tập tại trường Đại học Thăng Long em đã quyết định sử dụng
những kiến thức mình học được để ứng dụng vào thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Thanh Hóa - Chi nhánh Ba Đình. Trong quá trình thực tập, em
đã thu thập được báo cáo tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân
hàng. Cùng với sự chỉ dẫn của các cán bộ tại đây em đã nắm một cách khái quát quy
trình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quy trình tính dụng và huy động vốn của ngân
hàng.

Trong bản báo cáo thực tập em đã có những phân tích thu nhập chi phí, khả năng
huy động vốn và cho vay, các hoạt động dịch vụ khác trong năm 2011 – 2012. Đặc
biệt do thực tập tại phòng kế hoạch kinh doanh là chính nên em đã có thể nắm vững
quy trình tiền gửi và cho vay tại ngân hàng. Thông qua các hoạt động đó em đã có thể
có được cái nhìn sơ bộ về toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên do
thời gian thực tập có hạn nên em chỉ có thể đơn cử một vài ví dụ điển hình cũng như
nêu ra những nhận xét cá nhân về hoạt động tại bộ phận kế hoạch kinh doanh .
Qua bản báo cáo em hi vọng sẽ giúp thầy cô và các bạn có cái nhìn tổng quan
hơn về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa – Chi nhánh Ba
Đình, một trong những ngân hàng vững mạnh và phát triển nhất trong hệ thống ngân
hàng tại Việt Nam.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần:
Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa - Chi nhánh Ba Đình
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Thanh Hóa – Chi nhánh Ba Đình
Phần 3: Nhận xét và kết luận.
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT BA ĐÌNH – THANH HÓA
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình-
Thanh Hóa
1.1.1. Giới thiệu chung về Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình- Thanh Hóa
− Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ba
Đình - Chi nhánhThanh Hoá
− Tên viết tắt: NHNo Ba Đình
− Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Branch Bank for Agriculture and Rural
Development Ba Dinh - Thanh Hoa
− Tên viết tắt tiếng Anh: Agribank Ba Đình- Thanh Hóa
− Trụ sở giao dịch đặt tại: số 109 Đinh Công Tráng - Phường Ba Đình - Thành
phố Thanh Hoá

Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hóa, nằm
trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam,với trụ sở giao dịch tại số 109 Đinh Công Tráng
- Phường Ba Đình - Thành phố Thanh Hoá.
Chi nhánh NHNo Ba đình có trụ sở hoạt động kinh doanh trên địa bàn các phường
trung tâm thành phố, là trung tâm kinh tế, chính trị của cả Tỉnh; là nơi tập chung đông dân
cư có thu nhập bình quân đầu người cao nhất so với các khu vực khác trong Tỉnh; là
những yếu tố, điều kiện và môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nói chung và
hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói riêng. Ngoài ra, địa bàn hoạt động có hệ thống giao
thông thuận lợi, cơ sở vật chất chất kỹ thuật hạ tầng được hoàn thiện đồng bộ, thuận
tiện cho việc giao thương buôn bán phát triển kinh tế. Việc sản xuất kinh doanh của
các DNV&N, hộ gia đình trên địa bàn tương thuận lợi và ổn định, nhu cầu đời sống
của người dân thành phố được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh
buôn bán dịch vụ đời sống trên địa bàn phát triển, do đó thu nhập từ việc kinh doanh
sản xuất và dịch vụ đời sống tương đối là ổn định. Chính là điều kiện thuận lợi đề Chi
nhánh tiếp cận và mở rộng trên các lĩnh vực hoạt động.
Trên hết, hoạt động kinh doanh của đơn vị luôn nhận được sự quan tâm theo dõi và
chỉ đạo thường xuyên của Ban lãnh đạo, các phòng chuyên môn NHNo&PTNT Tỉnh
Thanh hoá, luôn tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu
nhiệm vụ kinh doanh được giao.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình-
Thanh Hóa
NHNo&PTNT Ba Đình- Chi nhánh Thanh Hóa là một Chi nhánh cấp 2 được thành
lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000, trên cơ sở Chi nhánh cấp 4 là số 5 và
số 6 sáp nhập nên có chức năng và nhiệm vụ đầy đủ hơn so với các Chi nhánh cũ. Quyền
phán quyết về cấp tín dụng lớn hơn và chủ động đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các
thành phần kinh tế trên địa bàn. Cụ thể Chi nhánh có thể cấp tín dụng với những món vay
tối đa là 7tỷ, trong khi Chi nhánh số 5 và số 6 được cấp tối đa là 3 tỷ. Phường Ba Đình–
nơi Chi nhánh đặt trụ sở là nơi đông dân cư, nhiều cơ quan, Doanh nghiệp, trường học,
đơn vị lực lượng vũ trang. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh
trong việc thu hút các nguồn vốn. Từ ngày thành lập đến nay Chi nhánh NHNo&PTNT

Ba Đình luôn luôn ổn định và phát triển vững chắc, toàn diện cả về tổ chức bộ máy, nhân
sự và chuyên môn nghiệp vụ.
Trải qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình đã
có những bước phát triển ổn định cả về quy mô phạm vi hoạt động, năng lực tài chính…
Ngân hàng liên tục giữ vững vị thế là một trong những tập thể hoạt động xuất sắc trong hệ
thống Ngân hàng Agribank Thanh Hóa. Chi nhánh Ngân hàng không dừng lại ở quy mô
hoạt động của một Chi nhánh nhỏ mà đang hướng tới một mô hình Chi nhánh lớn phát
triển đa dạng hóa các sản phẩm dich vụ và đạt hiệu quả cao. Sự phát triển ổn định với
nhịp độ tăng trưởng cao đã giúp Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình có được niềm tin của
khách hàng.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình- Thanh
Hóa
Đội ngũ cán bộ NHNo&PTNT Chi nhánh Ba Đình gồm 19 cán bộ công nhân
viên. Trong đó về trình độ chuyên môn, gồm:
− 1 người trình độ Thạc Sĩ
− 16 người trình độ cử nhân nghành kinh tế
− 2 người trình độ trung cấp
Đội ngũ cán bộ nhân viên Chi nhánh Ngân hàng đang không ngừng học tập và được
đào tạo để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của nền kinh tế nói
chung ngành Ngân hàng nói riêng.
 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.1: Hệ thống bộ máy quản lý của Chi nhánh NHNo Ba Đình
2
Giám đốc
Phó Giám
đốc
Phòng Kế
toán
Phòng Tín
dụng

 Chức năng của từng bộ phận:
- Ban Giám đốc: Điều hành công việc theo chương trình Kế hoạch hàng tháng,
quý, năm theo quy chế của NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá. Gồm 3 người:
+ 1 Giám đốc: Quản lí chung, phụ trách công tác tổ chức. Điều hành hoạt động kinh
doanh để đảm bảo các chỉ tiêu doanh thu về dịch vụ, thu từ huy động vốn, tăng trưởng và
duy trì các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng. Nâng cao ảnh hưởng và uy tín của ngân hàng
trên địa bàn hoạt động.
+ 2 Phó Giám đốc: Hỗ trợ giám đốc trong việc xây dựng, tổ chức các hoạt động
của phòng giao dịch. Quản lí, điều hành hoạt động theo sự phân công và ủy nhiệm trực
tiếp của giám đốc phòng giao dịch.
- Phòng Kế toán- Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán Kế toán và thanh toán theo quy
định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính hàng
năm trình NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên
dùng trên địa bàn theo quy định. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán Kế toán,
quyết toán các báo cáo khác theo quy định, thực hiện các khoản nộp Ngân sách theo luật
định. Quản lý, sử dụng thiết bị. Phòng gồm 8 người:
+ 1 Trưởng phòng Kế toán
+ 2 Phó phòng Kế toán
+ 3 Giao dich viên Kế toán
+ 1 Thủ quỹ
+ 1 Kiểm ngân
- Phòng tín dụng- Kế hoạch kinh doanh: Làm nhiệm vụ tuyên truyền, tiếp nhận hồ
sơ vay vốn của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Tiến hành thẩm định các điều kiện
vay vốn, giải quyết các món vay trong quyền hạn phán quyết của phòng giao dịch để trình
giám đốc phòng giao dịch quyết định cho vay. Hoàn thiện hồ sơ, thẩm định sơ bộ các
3
món vay vượt quyền phán quyết của phòng giao dịch để trình Giám đốc Chi nhánh . Tổng
hợp, phân tích quản lí thông tin, lập báo cáo về công tác tín dụng cho các cấp có thẩm
quyền về khả năng hoạt động của bộ phận mình. Phòng gồm 8 người:
+ 1 Trưởng phòng tín dụng– Kế hoạch kinh doanh

+ 2 Phó phòng tín dụng
+ 5 Giao dịch viên tín dụng
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH NHNo & PTNT CHI NHÁNH BA ĐÌNH - THANH HÓA
2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh Ba Đình -
Thanh Hóa
Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình hoạt động trong cơ chế thị trường, có quyền tự
chủ trong kinh doanh, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh, kinh doanh có lãi, ổn định và
phát triển. Mạng lưới và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đã được cải tiến cho phù hợp với
kinh tế thị trường, phát huy và khai thác triệt để lợi thế của mình trong mọi hoạt động huy
động vốn cũng như sử dụng vốn.
Ngoài ra, cũng như các Ngân hàng Thương mại khác, nhiệm vụ của Chi nhánh
NHNo Ba Đình là trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực : Tiền tệ - tín dụng - Thanh toán
trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đối với mọi ngành kinh tế, thành phần kinh tế như:
4
Nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, Thương mại và chủ yếu là phục vụ chương
trình phát triển, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Cụ thể :
− Nhận tiền gửi của các Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và dân cư. Phát hành các
loại trái phiếu, kỳ phiếu bằng tiền Việt Nam.
− Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho tất cả các thành
phần kinh tế trên địa bàn.
− Thực hiện các nghiệp vụ khác nhau: Nghiệp vụ thanh toán L/C, trả chậm,
chuyển tiền.
Tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm từ 60-70% lợi nhuận của ngân
hàng. Do đó ngân hàng luôn tìm cách duy trì và mở rộng tín dụng thông qua việc đa dạng
hóa các loại hình dịch vụ. Hơn nữa, hoạt động tín dụng còn tác động đến những hoạt động
kinh doanh khác hay uy tín nên ngân hàng luôn phải quan tâm đến chất lượng tín dụng để
tránh những ảnh hưởng xấu. Tín dụng chiếm một vai trò quan trọng, quyết định tới sự tồn
tại và phát triển của ngân hàng.
2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Ba

Đình - Thanh Hóa
2.2.1. Mô tả đặc điểm hoạt động của bộ phận tín dụng
Sơ đồ 2.1: Quy trình kinh doanh chung tại bộ phận tín dụng
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
5
Đối với khách hàng là cá nhân: Khi nhận được đề nghị vay vốn và các giấy tờ liền
quan thì các bộ tín dụng tiến hàng trao đổi với khách hàng về mục đích sử dụng vốn vay,
mức đề nghị ngân hàng cho vay. Cán bộ tín dụng phải khai thác thông tin có liên quan
đến khách hàng, đến sử dụng vốn vay của khách hàng.
Đới với khách hàng là doanh nghiệp: Thẩm định hồ sơ pháp lí của doanh nghiệp.
Xem xét trụ sở của doanh nghiệp, cơ quan cấp đăng kí kinh doanh, thời hạn hiệu lực của
quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh hành nghề, biên bản góp vốn của các thành
viên sáng lập.
Bước 2: Tiến hành thẩm định
Đối với cá nhân: Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự,
chứng minh thư nhân dân để xác định khách hàng có đủ tư cách vay vốn hay không. Tiếp
theo là thẩm định phương án vay vốn. Cán bộ tín dụng kiểm tra nhà ở, địa điểm kinh
doanh, xem xét quy mô kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, thời gian kinh nghiệm trong lĩnh
vực kinh doanh. Đây là bước quan trọng để xác định mức cho vay trên tổng nhu cầu cần
vay. Và cuối cùng là thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng.
Đới với doanh nghiệp:
Thẩm định dự án, phương án vay vốn của doanh nghiệp. Đánh giá tính khá thi, hiệu
quả của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định có cho vay hay không.
Thẩm định tình hình tại chính của doanh nghiệp thông qua các báo cáo: bảng cân
đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh tài chính
Thẩm định sự án, phương án vay vốn: Thẩm định hợp đồng đầu vào xem xét khả
năng cung cấp hàng hóa của người bán, các điều kiện giao hàng. Thẩm định hợp đồng đầu
ra xem khả năng thanh toán của người mua.
- Thẩm định tài sản đảm bảo
Khách hàng cá nhân: Đối với khách hàng phải thế chấp cầm cố tài sản thì phải tiến

hàng kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm tiền vay: hình dáng, quy mô, chủng loại, tính hợp
pháp hợp lệ của tài sản cầm cố thế chấp., giấy chứng nhận sử dụng đất. Định giá tài sản
cầm cố thế chấp căn cứ vào giá thị trường song phải chú ý đến vị trí lợi thế khi phải xử lí
tài sản cầm cố thế chấp.
Khách hàng doanh nghiệp: Tương tự như khách hàng cá nhân song lưu ý nếu tài sản
đảm bảo của doanh nghiệp là đất đi thuê, tài sản gắn liền trên đất thuê thì việc định giá đất
đi thuê không được định giá theo giá thị trường mà phải định giá theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước.
Sau khi kiểm tra, thẩm định xong các điều kiện vay vốn thì cán bộ tín dụng phải có
kết luận “ cho vay” hoặc “ không cho vay”. Nếu “ không cho vay” thì phải thông báo cho
6
khách hàng biết và nếu rõ lí do không cho vay. Nếu xác định “ cho vay” thì hướng dẫn
khách hàng hoàn thiện sồ sơ vay vốn.
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ vay vốn
Lập hợp đồng tín dụng, xác định mức cho vay, thời hạn cho vay, phương thức cho
vay. Trình lãnh đạo phòng và giám đốc phê duyệt khoản vay. Tiến hàng đăng kí giao dịch
tài sản đảm bảo.
Bước 4: Nhập kho giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố thế chấp
Đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thì nhập kho bản chính giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Đối với các phương tiện vận tải cầm cố, người vay giữ tài sản và
khai thác thì giữ bản chính đăng kí ô tô sau khi đã giao bản sao công chứng và xác nhận
vảo bản sao nội dung “ Đang cầm cố tại ngân hàng”.
Bước 5: Giải ngân
Quy trình giải ngân thực hiện theo quyết định 383/QĐ-NHNo ngày 02/05/2003 của
NHNo&PTNN Việt Nam về việc ban hành quy trình nghiệp vụ áp dụng cho các chi
nhánh: Mở sổ theo dõi vay, kiểm tra sau khi cho vay.
Bước 6: Thu nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn và xử lí nợ quá hạn.
2.2.2. Mô tả quy trình huy động vốn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Ba Đình - Thanh
Hóa
Việc đầu tiên khi khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm là giao dịch viên phải xác định

xem khách hàng đã giao dịch với ngân hàng chưa (có mã giao dịch chưa).
- Đối với khách hàng lần đầu tiên giao dịch với ngân hàng
Bước 1: Sau khi xác định khách hàng chưa có mã giao dịch tại ngân hàng thì giao
dịch viên cần đưa giấy đăng kí thông tin để khách hàng kê khai và đăng kí chữ kí mẫu.
Giao dịch viên nhận lại giấy đăng kí thông tin nhập vào hệ thống, sau đó quét (scan) chữ
kí mẫu (mỗi người gửi tiền cần phải đăng kí 2 chữ kí mẫu), ảnh (nếu có để khách hàng có
thể sử dụng dịch vụ gửi một nơi rút tiền nhiều nơi) và lưu giữ hồ sơ.
Bước 2: Giao dịch viên mở trường đăng kí khách hàng mới trên hệ thống, chọn loại
khách hàng ( cá nhân, doanh nghiệp, tư nhân…), điền thông tin khách hàng, số chứng
minh thư hoặc hộ chiếu, kê khai thuế. Sau đó hệ thống sẽ hiện lên 1 mã khách hàng tương
ứng.
Bước 3: Đưa giấy gửi tiền cho khách hàng để kê khai. Trên giấy gửi tiền có các
thông tin như họ tên, số chứng minh thư hoặc hộ chiếu, điện thoại, địa chỉ, loại tiền gửi
tiết kiệm, số tiền…. Nếu như khách hàng chưa xác định được loại hình tiết kiệm mình sẽ
7
gửi thì giao dịch viên sẽ tư vấn cho khách hàng. Ví dụ như khi khách hàng không gửi tiền
cố định được thì có thể khuyên khách hàng lựa chọn hình thức tiền gửi bậc thang (gửi một
lần, rút nhiều lần, gửi tại thời điểm nào thì hưởng lãi suất tại thời điểm đó) hoặc như nếu
khách hàng có thể gửi ổn định số tiền trong một thời gian thì nên gửi loại tiết kiệm có kì
hạn, hơn thế nữa với mỗi sổ tiết kiệm trên 12 triệu đồng trong vòng 3 tháng thì khách
hàng sẽ nhận được 1 phiếu dự thưởng trúng vàng. Khi khách hàng đã kê khai đầy đủ các
thông tin thì giao dịch viên yêu cầu khách hàng lật mặt sau tờ giấy gửi tiền để kê khai loại
tiền và số lượng. Sau khi kiểm tra đầy đủ các thông tin, giao dịch viên tiến hành nhận tiền
của khách hàng và kiểm đếm.
Bước 4: Nếu đối chiếu số tiền thấy đủ thì giao dịch viên mở trường mở sổ tiết kiệm,
nhập mã khách hàng, chọn loại tiền gửi, nhập mã code (ví dụ: 669 là tiết kiệm bậc thang
>=24 tháng, 657 là tiết kiệm dự thưởng vàng…), chọn phương thức giao dịch (tiền VNĐ,
USD, EUR), chọn kì hạn, nhập số sổ tiết kiệm, ấn OK thì hệ thống sẽ hiện ra số tài khoản.
Giao dịch viên sẽ ghi số tài khoản vào giấy gửi tiền của khách hàng.
Bước 5: In sổ tiết kiệm, giao dịch viên kí vào sổ tiết kiệm, đưa kế toán trưởng kiểm

soát, đưa Phó giám đốc kí số. Cuối cùng giao dịch viên tiến hành đóng dấu và giao sổ cho
khách hàng. Yêu cầu khách hàng kiểm tra lại toàn bộ thông tin ghi trên sổ tiết kiệm xem
đã chính xác chưa trước khi rời khỏi ngân hàng.
Đối với khách hàng đã có mã giao dịch với ngân hàng
Khách hàng không cần đăng kí thông tin cá nhân nữa. Trong trường hợp khách hàng
muốn thay đổi thông tin đã đăng kí, giao dịch viên hướng dẫn khách hàng kê khai vào
giấy đề nghị bổ sung (thay đổi) thông tin khách hàng.
Nếu khách hàng muốn mở sổ tiết kiệm mới thì khách hàng cần xuất trình chứng
minh thư hoặc hộ chiếu còn hiệu lực để giao dịch viên kiểm tra xác thực thông tin người
gửi tiền đã đăng kí. Sau khi đã kiểm tra thông tin, giao dịch viên sẽ làm tương tự bước
3,4,5 đối với khách hàng lần đầu tiên giao dịch với ngân hàng.
Những khó khăn, vấn đề này sinh ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành công việc:
Đối với những giao dịch gửi tiền có số lượng nhỏ giao dịch viên có thể trực tiếp kiểm
đếm xem tiền khách hàng mang đến có phải là tiền giả hay không. Tuy nhiên với những
món lớn, giao dịch viên không thể trực tiếp kiểm đếm mà phụ thuộc hoàn toàn vào máy
đếm tiền và việc lẫn tiền giả vào là điều khó tránh khỏi vì máy đếm tiền nhiều khi không
thể phát hiện hết các loại tiền giả. Trong trường hợp đó, giao dịch viên phải chịu trách
nhiệm cũng như bồi thường số tiền giả đó vào quỹ. Đây có thể coi là khó khăn, áp lực lớn
nhất của giao dịch viên. Bên cạnh đó do cả ngày giao dịch viên phải tiếp xúc với khách
8
hàng, tiền và chứng từ nên khó tránh khỏi những lúc mệt mỏi, có thể khiến chất lượng
dịch vụ bị giảm sút hoặc nhầm lẫn trong quá trình thực hiện giao dịch.
2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Ba Đình
- Thanh Hóa
2.3.1. Tình hình thu nhập - chi phí - lợi nhuận năm 2011 và 2012 của chi nhánh
NHNo - PTNT Ba Đình - Thanh Hóa


Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
Tuyệt
đối
Tương
đối
I. Thu nhập 45.348 41.709 (3.639) (8,02)
1.Thu hoạt động tín dụng 41.480 38.367 (3.113) (7,50)
2.Thu dịch vụ thanh toán
và ngân quỹ 1.144 1.221 77 6,73
3. Thu kinh doanh ngoại
tệ 19 7 (12) (63,16)
4. Thu về hoạt động khác 16 17 1 6,25
9
5. Thu nợ gốc lãi rủi ro 2.549 1.072 (1.477) (57,94)
6. Các khoản thu ngoại
bảng được cộng thêm 95 1.025 930 978,95
II. Chi Phí 36.989 33.349 (3.640) (9,84)
1. Chi huy động vốn 29.450 26.085 (3.365) (11,43)
2. Chi hoạt động ngân
quỹ 957 63 (894) (93,42)
3. Chi kinh doanh ngoại
tê, vàng 9 2 (7) (77,78)
4.Chi phí hoạt động kinh
doanh khác 19 50 31 163,16
5. Chi hoạt động quản lý

và công cụ 626 667 41 6,55
6. Chi nộp thuế và các
khoản lệ phí 5 3 (2) (40,00)
7. Chi về tài sản 817 809 (8) (0,98)
8. Chi bảo hiểm tiền gửi 238 294 56 23,53
9. Chi dự phòng phải thu
khó đòi 1.607 1.515 (92) (5,72)
10. Chi phí cho nhân viên 3.261 3.861 600 18,40
III. Chênh lệch thu - chi 8.359 8.360 1 0,01
(Nguồn số liệu lấy từ báo cào tài chính năm 2011,2012 )
Nhận xét về tình hình thu nhập – chi phí
Thu nhập
Hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại hối có sự giảm mạnh, điều này được lí giải
do trong năm 2011 và 2012, tình hình kinh tế nước ta vẫn gặp khó khăn, lạm phát cao,
chính sách của nhà nước là thắt chặt hoạt động cho vay phi sản xuất (bất động sản, chứng
khoán) cộng với việc lãi suất cho vay cao khiến cho các doanh nghiệp e ngại khi phải đi
vay để hoạt động kinh doanh do khó có thể thu lãi được. Tỉ giá hối đoái cũng có nhiều
biến động khiến cho hoạt động này tại các ngân hàng cũng trở nên kém sôi động hơn dẫn
tới nguồn thu từ hoạt động này sụt giảm. Bên cạnh xu thế giảm chung, thì hoạt động dịch
vụ của ngân hàng có sự tăng nhẹ 6,73 % do ngân hàng đã chủ động tìm kiếm nguồn khách
hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Chi phí
Hoạt động dịch vụ , các hoạt động kinh doanh khác được chú trọng phát triển nên
chi phí dành cho hoạt động này tăng 163,16 %. Chi phí cho hoạt động ngoại hối có sự
giảm mạnh từ 9 triệu đồng năm 2011 xuống 2 triệu đồng năm 2012 do ngân hàng ko phải
thực hiện quá nhiều gia dịch ngoại tệ, cũng một phần do tính chất của thành phố Thanh
10
Hóa khi nhu cầu giao thương với nước ngoài chưa cao. Chi phí dành cho nhân viên tăng
do ngân hàng đã chú tâm đến hình ảnh của nhân viên của nhân viên.
Xét về mặt tổng quan thì thu nhập cũng như chí phí năm 2012 của Chi nhánh Ba

Đình - Thanh Hóa đều có sự sụt giảm so với năm 2011, đó cũng là xu thế chung của toàn
bộ hệ thống ngân hàng.
2.3.2 Tinh hình huy động vốn của chi nhánh NHNo - PTNT Ba Đình - Thanh Hóa
giai đoạn năm 2011 - 2012
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2012/2011
Tuyệt đối Tương
đối
Tổng nguồn vốn
huy động
214.682 273.582 58,895 27,43
I. NV nội tệ(VNĐ) 198.371 256.679 58,291 29,38
1. Tiền gửi TT của
các TCKT
17.772 22.303 4,531 25,50
2. Tiền gửi có kỳ
hạn của các TCKT
- - - -
3. Tiền gửi ký quỹ 90 128 38 42,22
4. Tiền gửi tiết
kiệm dân cư:
176.345 226.494 50,149 28,44
5. Tiền gửi kỳ
phiếu, trái phiếu

4.181 7.754 3.573 85,46
II. NV ngoại tệ
quy đổi
16.311 16.903 604 3,71
1.USD 15.288 15.839 558 3,65
2. EUR 1.023 1.064 46 4,50
(Nguồn số liệu trên đây được lấy từ cân đối tài khoản năm 2011, 2012)
11
Chi nhánh NHNo & PTNT Ba Đình hoạt động trên cơ sở tự chủ trong kinh doanh.
Huy động vốn luôn được xem là Chiến lược hàng đầu trong việc kinh doanh của Ngân
hàng nói chung và của Chi nhánh nói riêng. Xuất phát từ nhu cầu vốn của các tổ chức
kinh tế và dân cư trên địa bàn, tầm quan trọng của công tác huy động vốn, quán triệt tư
tưởng chỉ đạo của Giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh, đồng thời phát huy Kết quả đạt được ở
năm 2011 và 2012 công tác huy động vốn vẫn được coi trọng hàng đầu.
Cụ thể qua báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hàng năm của Chi nhánh NHNo Ba
Đình thì tổng nguồn vốn huy động như sau:
- Năm 2011: huy động được 241.691 triệu VND tăng 33.199 triệu VND (tăng
18,29%) so với năm 2010.
- Năm 2012: huy động được 273.582 triệu VND tăng 27,4% so với năm 2011
Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh thay đổi qua các năm do cơ cấu nguồn
vốn huy động thay đổi. Cụ thể:
•Nguồn vốn nội tệ
Mặc dù, Chi nhánh NHNo Ba Đình phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các
tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn nhưng nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế liên
tục ổn định qua các năm.
Bước sang năm 2011 tỉ lệ tăng trưởng nguồn vốn là 198.388 triệu VNĐ và tăng
24,81% so với năm 2010.Năm 2012 tình hình kinh doanh đã trên đà tăng trưởng lại ổn
định lại đạt mốc 256.697 triệu VND, tăng 58.309triệu VND (tăng 29,4%) so với năm
2011. Trong đó:
- Năm 2011 thì tình hình huy động vốn đã tăng trưởng dần trở lại: chủ yếu là do

lượng tiền gửi thanh toán từ các tổ chức kinh tế đã đạt được 17.772 triệu VND tăng
10.075 triệu VND; lượng tiền ký quỹ tăng lên 90 triệu VND; nguồn tiền huy động từ dân
cư tăng trưởng lại đạt 176.345 triệu VND tăng 32.969 triệu VND. Nguồn vốn nội tệ tuy
tăng trưởng đạt theo Kế hoạch giao, nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định, tăng giảm
thất thường, vẫn phụ thuộc chủ yếu vào một số khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiền gửi
tạm thời, có sự dịch chuyển đáng kể từ kỳ hạn dài sang các kỳ hạn gửi ngắn, chủ yếu là
dưới 12 tháng, tạo áp lực cao trong công tác huy động vốn.
- Bước sang năm 2012 tình hình huy động vốn tăng trưởng khá hơn:Nguồn vốn nội
tệ đạt 256.679 triệu, tăng 58.309 triệu (tăng 29,4%) so với năm 2011.Trong đó Tiền gửi
các TCKT đạt 22.303 triệu, tăng 4.531 triệu (tăng 25,5%), Tiền gửi tiết kiệm dân cư đạt
226.494 triệu, tăng 50.149 triệu (tăng 28,44%).Từ đây ta thấy đươc nguồn vốn năm 2012
tăng trưởng đều trong năm: Số dư nguồn vốn nội tệ bình quân tăng 23% so với năm 2011
và là năm đầu tiên có số dư nguồn vốn cao hơn dư nợ bình quân dần ổn địn về khả năng
12
tự cân đối vốn.Nguồn vốn huy động nội tệ dân cư có tốc độ tăng trưởng mạnh (tăng 53.8
tỷ, tốc độ tăng 29,75% gấp 2 lần mức tăng của năm 2011) cao hơn so với tốc độ bình
quân của các chi nhánh trên đia bàn
Mặc dù vậy, có thể khẳng định trong năm 2012 thực hiện đề án phát triển kinh
doanh trên địa bàn đô thị loại II Chi nhánh NHNo Ba Đình đã đạt được những kết quả
thiết thực, làm thay đổi cơ bản về chất, từ công tác quản trị điều hành, đến tác nghiệp đã
có nhiều chuyển biến rõ nét và phát huy hiệu quả, toàn thể cán bộ công nhân viên luôn
phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất, chấp hành tốt kỷ luật kỷ cương, ý thức rõ trách
nhiệm luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trên từng vị trí
công tác, đem lại hiệu quả thiết thực trên tất cả các mặt hoạt động
•Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi
Nguồn vốn này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn
ngoại tệ huy động được chủ yếu qua công tác thu đổi ngoại tệ và có một số đơn vị gửi vào
Ngân hàng qua việc kiểm tra, thu giữ của các ngành chức năng.
Năm 2011 đạt 16.303 triệu VND
Nguồn vốn ngoại tệ trong năm 2012 đạt 16.903 tăng 604 triệu VND ( tăng 3,7%) so

với năm 2011.
Nhìn chung, nguồn vốn từ ngoại tệ quy đổi qua các năm từ 2010 đến 2012 không ổn
định và có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu do tác động khách quan của nền kinh tế:
Nguồn tiền khách hàng tạm thời nhàn rỗi trong năm khan hiếm, tỷ giá giữa VND và ngoại
tệ khá ổn định, lãi suất tiền gửi ngoại tệ kém hấp dẫn nên khách hàng chủ yếu chuyển từ
tiền gửi ngoại tệ sang nội tệ
Mặc dù gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều tác động của nền kinh tế nhưng có thể
thấy tập thể Chi nhánh NHNo & PTNT Ba Đình đã cho thấy sự nỗ lực vươn lên trong khó
khăn qua những kết quả đã đạt được trên trong công tác huy động vốn của Chi nhánh.
Ngoài những kết quả đã đạt được Chi nhánh cần có nhiều biện pháp hơn nhằm nâng cao
năng lực chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc, các Phòng phòng nghiệp vụ và nâng cao
khối lượng huy động tiền gửi từ các khoản tiết kiệm, như các chế độ ưu đãi về lãi suất đối
với các khách hàng, các phương thức trả lãi thoả thuận, tích cực triển khai các sản phẩm
mới theo chỉ đạo của Hội sở chính: Tiết kiệm dự thưởng với quy mô giải thưởng lớn và
hấp dẫn, tiết kiệm gửi góp, tặng quà đối với khách hàng đầu tiên của Ngân hàng… Ngoài
ra, Công tác huy động vốn vẫn là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt quá trình hoạt động của
Ngân hàng, do vậy các cán bộ nhân viên trong Chi nhánh cần phải tập chung tối đa thời
gian, trí lực cho công tác huy động vốn, thực hiện tốt các giải pháp chỉ đạo điều hành của
Giám đốc Tỉnh và của Giám đốc Chi nhánh triển khai trong từng thời kỳ.
13
2.3.3 Tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo - PTNT Ba Đình - Thanh
Hóa giai đoạn năm 2011 - 2012
Bảng 2.3 Tình hình hoạt động cho vay
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
Tuyệt

đối
Tương
đối
1.Phân theo thời
gian
232,586 248,015 15,429 6.63
Cho vay ngắn hạn
207,248 228,176 20,928 10.10
Cho vay trung và dài
hạn
25,388 19,839 (5,549) (21.86)
2. Phân tích theo
loại tiền
232,586 248,015 15,429 6.63
Nội tệ 204,158 248,015 43,857 21.48
Ngoại tệ 28,428 0 (28,428) (100.00)
USD 23,985 0 (23,985) (100.00)
EURO 4,443 0 (4,443) (100.00)
3. Phân tích theo
KH vay
232,586 248,015 15,429 6.63
Doanh nghiệp 120,537 128,373 7,836 6.50
Hộ kinh doanh 88,548 104,707 16,159 18.25
Khác 23,501 14,935 (8,566) (36.45)
( Nguồn: Bảng cân đối tài chính hàng năm của Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình )
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ tín dụng liên tục tăng dần đều qua các năm.
Cụ thể:
* Năm 2011: Tổng dư nợ đạt 232.586 triệu VND. Trong đó:
- Dư nợ ngắn hạn: 207.248 triệu VND, chiếm 89,1% tổng dư nợ.
- Dư nợ trung và dài hạn: 25.338 triệu VND, chiếm 10,9%/ tổng dư nợ.

* Năm 2012: Tổng dư nợ đạt 248.015 triệụ VND tăng 15.429 triệu (tăng 6,6%), so
với 2011.Trong đó:
- Dư nợ ngắn hạn: 228.176 triệu, tăng 20.928 (tăng 10,1%) chiếm 92% dư nợ
- Dư nợ trung, dài han: 19.839 triệu, giảm 5.499 triệu (giảm 21,86%), chiếm
8% tổng dư nợ
Dư nợ ngắn hạn thường Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Chi nhánh vì các
đối tượng cho vay của Chi nhánh thường là các DNV&N, hộ kinh doanh và cho vay đời
sống nên nhu cầu vay thường trong thời hạn ngắn. Mặt khác nó giúp cho Chi nhánh luôn
duy trì được số dư ổn định, đảm bảo điều kiện an toàn về vốn.
14
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy qua các năm dư nợ tín dụng đối với nội tệ luôn
Chiếm tỷ trọng cao nhất.Trong đó, dư nợ tín dụng đối với nội tệ hàng năm năm 2012 tăng
43,857 triệu VND so với năm 2011; ngược lại việc cho vay bằng ngoai tệ lại có xu hướng
giảm cụ thể là sự thay đổi trong tỷ trọng ngoại tệ cho vay đó là sự giảm xuống . Sang năm
2012 thì dư nợ giảm mạnh là 28,428 triệu. Nguyên nhân về dư nợ ngoại tệ có sự giảm là
do trong năm vừa qua nền kinh tế có sự biến động khá lớn đặc biệt là cuộc khủng hoảng
nợ công của Châu Âu nó đã gây tác động không nhỏ đến đồng tiền của các nước thuộc
khối liên minh Châu Âu gây ảnh hưởng đến chỉ số lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, cộng
thêm với sự biến động mạnh mẽ của thị trường vàng đã kéo theo sự biến động lên xuống
của USD dẫn đến các Doanh nghiệp giảm bớt nhu cầu về vay ngoại tệ. Hơn nữa, do đặc
thù của ngành nghề kinh doanh, trên thương trường luôn phải cạnh tranh gay gắt, nhu cầu
về vốn là vô cung cấp bách, nếu sử dụng ngoại tệ đôi lúc gây khó khăn cho Doanh nghiệp
trong việc quy đổi, làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh.
Về vay theo khách hàng:
Năm 2011
- DNV&N: 120.537 triệu VND, Chiếm 51,8%/tổng dư nợ.
- Hộ gia đình, cá nhân: 112.049 triệu VND, Chiếm 48,2% tổng dư nợ. Trong
đó:
Năm 2012
- DNV&N: 128.373 triệu, tăng 7.836 triệu (tăng 6,5%), chiếm 52,2%/Tổng

dư nợ.
- Hộ gia đình,cá nhân: 104.707 triêu, tăng 16.159 triệu (tăng 18,25 %), chiếm
47,85% dư nợ
Qua bảng dư nợ trên Ngân hàng đã cung cấp vốn một cách đầy đủ, hợp lý, cho các
hộ kinh doanh vay, đặc biệt là các DNV&N trên địa bàn thành phố và đang hướng tới mở
rộng các Chi nhánh sang các xã lân cận với phương châm giúp dân làm kinh tế góp phần
tăng trưởng kinh tế địa phương. Từ đó làm căn cứ cho hộ kinh doanh và đặc biệt là các
DNV&N hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật Việt nam đa dạng hoá các phương
thức cho vay, loại cho vay, chính vì vậy mà công tác sử dụng vốn của Chi nhánh NHNo
Ba Đình ngày càng tăng trưởng. Ngoài ra, Chi nhánh cần tổ chức thực hiện một cách kiên
quyết quan điểm chỉ đạo của Giám đốc NHNo Tỉnh “Có tăng trưởng được nguồn vốn ổn
định mới được tăng dư nợ“ nhằm tạo ra sự phát triển ổn định cho Chi nhánh cũng như
trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp.
2.3.4 Tình hình hoạt động dịch vụ
Bảng 2.4 Tình hình hoạt động dịch vụ
15
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Chênh lệch
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tổng số thẻ ATM 1720 2264 544 31,63
Số khách hàng sử dụng
SMS
581 918 337 58,00
Doanh thu bán bảo hiểm
ABIC

96 234 138 143,75
Qua bảng ta thấy số thẻ ATM khách hàng đăng ký năm 2012 là 2264, tăng 544 thẻ
so với năm 2011 ( 31,63%) , chứng tỏ chi nhánh đã tuyên truyền tới khách hàng những
tính năng sử dụng của thẻ ATM Agribank là rất tốt, hiệu quả.
Số khách hàng sử dụng Mobibanking cũng tăng lên từ 581 khách hàng năm 2011 tới
918 khách hàng năm 2012. Chúng tỏ hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng của chi
nhánh ngày một chuyên nghiệp hơn. Việc sử dụng SMS để vấn tin tài khoản hay chuyển
tiền sẽ giúp khách hàng tiết kiệm về mặt thời gian và công sức, qua đó giúp ngân hàng dễ
dàng trong việc quản lý.
Doanh thu bán bảo hiểm ABIC tăng vọt 143,75 % cho thấy sự nhanh nhạy của chi
nhánh trong việc giới thiệu sản phẩm bảo hiểm của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn, một dạng sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng. Bảo hiểm là một hình thức mở
rộng sản xuất kinh doanh của ngân hàng, mang lại 1 nguồn thu khác phục vụ hoạt động
chính của ngân hàng.
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của chi nhánh NHNo - PTNT Ba Đình
- Thanh Hóa
2.4.1 Chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động
Bảng 2.5. Chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu
Công thức
tính
Năm
2011
Năm
2012
Chênh
lệch
Dư nợ cho vay/
NVHĐ

Dư nợ cho
vay
1,083 0,91 (0.173)
NVHĐ
Hệ số trên cho thấy 1 đồng vốn huy động được ngân hàng sẽ sử dụng 1,083 đồng để
cho vay và hệ số này giảm 0.173 đồng so với năm 2011. Như đã biết do nền kinh tế suy
16
thoái dẫn đến các hoạt động kinh tế có sự đi xuống không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam mà
diễn ra trên toàn thế giới nên hoạt động cho vay trở nên trầm lắng hơn. Các doanh nghiệp
một phần e ngại lãi suất cho vay cao, một phần vì lạm phát cao dẫn đến tình hình hoạt
động kinh doanh không hiệu quả nên đã dè dặt hơn trong việc sử dụng nguồn vốn đi vay
ngân hàng. Tuy nhiên đây là xu thế tất yếu của hệ thống ngân hàng nói chung.
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Chỉ tiêu
Công thức
tính
Năm
2011
Năm
2012
Chênh
lệch
Hệ số nợ quá hạn
Nợ quá hạn
0,00353 - 0,00353
Tổng dư nợ
Hệ số nợ xấu
Nợ xấu
0,00353 - 0,00353

Tổng dư nợ
Hệ số nợ xấu trên
nợ quá hạn
Nợ xấu
Nợ quá hạn
Vòng quay vốn tín
dụng
Trả nợ trong

3,1 3.67 0,57
Dư nợ bình
quân
Hệ số nợ quá hạn cho ta biết 1 đồng cho vay năm 2011 thì có 0,00353 đồng là nợ
quá hạn. Dựa vào bảng số liệu có thể thấy chất lương tín dụng của chi nhánh Ba Đình là
rất tốt, khi không có nợ quá hạn vào năm 2012. Trước tình trạng nợ quá hạn của các ngân
hàng có xu hướng tăng lên thì con số này đối với phòng giao dịch Ba Đình là rất lí tưởng,
chứng tỏ khả năng quản lí các khoản cho vay được chú trọng quan tâm.
Hệ số nợ xấu cho ta biết 1 đồng cho vay năm 2011 thì có 0,00353 đồng là nợ xấu.
Với chính sách tín dụng khá tốt thì hệ số nợ xấu của phòng giao dịch Ba Đình đã được
khống chế dưới mức 3%. Năm 2012, chi nhánh Ba Đình không hề có nợ xấu, một sự quản
lý tín dụng rất tốt của chi nhánh.
Hệ số nợ xấu trên nợ quá hạn cho ta thấy 1 đồng nợ quá hạn năm 2011 thì có 1
đồng là nợ xấu. Nguyên nhân là do 100% nợ quá hạn của ngân hàng là nợ xấu. Tuy nợ
quá hạn và nợ xấu ở mức thấp, nhưng chi nhánh Ba Đình vẫn cần có các biện pháp quản
lí dư nợ tốt hơn nữa.
17
Vòng quay vốn tín dụng trong năm 2012 của ngân hàng là 3,67 vòng tức là vốn tín
dụng mà ngân hàng sử dụng sẽ quay vòng được 3,67 lần trong năm, tăng 0,57 vòng so với
năm 2011. Dựa vào số liệu trên ta có thể tính ra 1 đồng vốn tín dụng bỏ ra thì sau 98,1
ngày (năm 2012) có thể thu hồi được trong khi đó vào năm 2011 thì mất 116,13 ngày,

điều này có thể thấy nguyên nhân là do nợ quá hạn của ngân hàng năm 2012 không hề có
và ngân hàng đã đẩy mạnh công tác quản lí tín dụng hơn khiến cho hệ số này tăng lên.
2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.7 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Chỉ tiêu
Công thức
tính
Năm
2011
Năm
2012
Chênh
lệch
Hệ số thu nhập
trên chi phí
Tổng thu
nhập
1,23 1,25 0,02
Tổng chi phí
Hệ số thu nhập từ
lãi trên tổng chi phí trả
lãi
Thu nhập từ
lãi
1,41 1,47 0,06
Chi phí trả
lãi
Hệ số hiệu quả sử
dụng vốn vay
Thu nhập

cho vay
0,17 0,15 (0,02)
Dư nợ cho
vay
Hệ số giữa thu nhập và chi phí
Một chỉ tiêu không thể thiếu khi đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng đó là hệ
số thu nhập trên chi phí. Hệ số này năm 2012 là 1,23 tức là 1 đồng chi phí bỏ ra đã tạo ra
được 1,23 đồng lợi nhuận tăng 1,6 % so với năm 2011. Điều này chứng tỏ ngân hàng
trong năm 2012 kinh doanh có lãi tính trên tất cả các hoạt động. Phần lợi nhuận ngân
hàng thu lại được không chỉ bù đắp cho phần chi phí bỏ ra mà còn gia tăng được thu nhập
cho ngân hàng. Nguồn thu nhập này sẽ giúp ngân hàng tăng thêm các khoản mục đầu tư,
tăng lương và thưởng cho nhân viên và bên cạnh đó chính là tăng thêm uy tín cho ngân
hàng trong mắt các nhà đầu tư và khách hàng.
Hệ số thu nhập từ lãi trên tổng chi phí trả lãi
Số liệu cho ta thấy 1 đồng chi phí trả lãi bỏ ra sẽ thu lại được 1,47 đồng thu nhập từ
lãi và hệ số này cao hơn năm 2011 là 0,06 đồng (4,2 %). Hệ số này tăng nên cho thấy
18
mức sinh lời cũng như khả năng quản lí các khoản phải thu và phái trả có những bước tiến
đáng kể.
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn vay
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn vay cho ta biết 1 đồng ngân hàng đem cho vay sẽ thu lại
được 0,17 đồng lãi và hệ số nay năm 2012 giảm 0,02 đồng (13,33%) so với năm 2011. Số
liệu này cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn vay chưa được đúng đắn và hợp lí. Ngân
hàng cần phải tiến hàng nâng cao chất lượng tín dụng khiến cho việc thu lãi từ hoạt động
này đạt kết quả cao, năm sau cao hơn năm trước. Điều đó mới chứng tỏ được khả năng
quản lí tín dụng của chi nhánh Ba Đình.
2.5 Tình hình hoạt động lao động tại chi nhánh NHNo - PTNT Ba Đình - Thanh Hóa
Đến thời điểm 31/12/2012, Chi nhánh có 19 cán bộ CNVC, trong đó trình độ cao
học 2/19 người chiếm tỷ lệ 10,5% , đại học cao đẳng 15/19 người, tỷ lệ 78,9% ( trong đó
có 1 người đã bảo vệ xong chương trình cao học), trình độ trung cấp 1/19 người, tỷ lệ

5,2%, lái xe 01 người, đơn vị đã bố trí sắp xếp lao động hợp lý, đúng người, đúng việc
phát huy tốt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, cụ thể ( Ban Giám đốc 3 người, phòng
Kế hoạch kinh doanh 7 người, Phòng Kế toán ngân quỹ 8 người, lái xe 1 người), tuổi đời
bình quân 3,7 tuổi, giảm 1,8 tuổi so với năm 2011.
Mọi cán bộ CNVC trong đơn vị đều được hưởng bậc lương theo quy định của nhà
nước, và cơ chế khoán tài chính theo quy đinh của Ngành. Tiền lương được chi dựa trên
kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện theo quy định khoán và phân phối thu
nhập đến cán bộ theo công văn 1828/NHNo-KHTH của Ngân hàng No & PTNT Tỉnh
Thanh Hóa. Tiền lương V1 theo nghị định 205/CP ( 1.550.000 đồng / hệ số V1), Tiền
lương kinh doanh V2 theo chế độ của ngành ( 800.000 đồng/ hệ số V2).
Người lao động được ký kết hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên đều được đóng
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế , Bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ quy định của Nhà nước:
Tổng số tiền đóng các loại bảo hiểm theo Luật lao động gồm Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế và bảo hiểm thất nghiệp là 23 triệu đồng; trong đó Chi nhánh đống 162 triệu, người
lao động đóng 74 triệu. Hàng năm 100% cán bộ CNVC đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế,
khi ốm đau, thai sản phải nghỉ việc đều được hưởng đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế được khám chữa bệnh theo đúng chế độ quy định, ngoài ra đơn vị luôn tạo mọi điều
kiện thuận lợi về tinh thần, vật chất, động viên thăm hỏi kịp thời để cán bộ CNVC yên
tâm công tác, nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ luôn được chú trọng, quan tâm, ngoài việc tổ
chức tập huấn nghiệp vụ tại đơn vị, chi nhánh còn tổ chức cho cán bộ tham gia đầy đủ các
19
lớp vi tính, tập huấn nghiệp vụ theo chương trình của Ngân hàng tỉnh, từng bước nâng cao
trình độ tin học, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tác nghiệp và quản lý. Trong
năm, chi nhánh có 1 người đang theo học lớp sau đại học, đến nay đã bảo vệ xong, sau
thời gian học tập về đơn vị đều tích cực tham gia công tác, phát huy tốt các kiến thức đã
được đào tạo. Chi nhánh luôn chú trọng quan tâm, theo dõi, bồi dưỡng đào tạo cán bộ, đặc
biệt là các cán bộ trẻ nhiệt trình, nhiệt huyết với ngành với nghề, có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ để bổ sung vào các vị trí lãnh đạo quản lý tại chi nhánh.
20

PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
3.1. Môi trường kinh doanh
Sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, của tỉnh Thanh Hóa và phường Ba Đình đã tạo
điều kiện cho các ngành kinh tế nói chung, ngành ngân hàng nói riêng mở rộng hoạt động
kinh doanh. Tuy nhiên, song song với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế, thì
việc cạnh tranh giữa các ngành có cùng mục tiêu càng trở nên gay gắt hơn. Nền kinh tế thị
trường là nền kinh tế của những người mạnh, năng động, chính vì thế chi nhánh Ba Đình
cần phải biết nắm bắt những xu thế có lợi cho sự phát triển của chính mình, bên cạnh đó
còn phải nhanh nhạy trong việc hạn chế những khó khăn mà môi trường kinh doanh ảnh
hưởng đến chi nhánh.
3.1.1. Thuận lợi
− Hoạt động ngân hàng chịu sự điều phối trực tiếp của luật Ngân hàng Nhà nước
và luật các tổ chức tín dụng. Đây là một lợi thế về mặt pháp lí, giúp hoạt động ngân hàng
có môi trường pháp lí thuận lợi hơn, với những quy định nhằm bảo đảm khả năng an toàn
của ngân hàng và đảm bảo quyền lợi khách hàng. Luật quy định nhiều nội dung hoạt động
mới, đồng thời bổ sung sửa đổi phù hợp với hiện tại và thông lệ quốc tế.
− Ngân hàng Nông nghiệp và Chính phủ luôn có chính sách hỗ trợ, đồng thời tác
động đến hệ thống ngân hàng bằng hệ thống các quy định, những chỉ tiêu hoạt động ngân
hàng.
− Tỉ giá ngoại tệ cơ bản đã ổn định, ít biến động; đã khắc phục kinh doanh ngoại tệ
trái pháp luật và đầu cơ ngoại tệ. Nhà nước vẫn duy trì chế độ tỉ giá điều chỉnh có kiểm
soát bằng các quy định một biên độ giao động so với mức tỉ giá chính thức. Hiện nay tỉ
giá chính thức được ấn định bằng tỉ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Như vậy tỉ giá đã hình thành khách quan hơn, dựa trên cân bằng cung câu ngoại tệ.
− Chi nhánh NHNo Ba đình có trụ sở hoạt động kinh doanh trên địa bàn các
phường trung tâm thành phố, là trung tâm kinh tế, chính trị của cả Tỉnh; là nơi tập chung
đông dân cư có thu nhập bình quân đầu người cao nhất so với các khu vực khác trong
Tỉnh; là những yếu tố, điều kiện và môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nói
chung và hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói riêng. Ngoài ra, địa bàn hoạt động có hệ
thống giao thông thuận lợi, cơ sở vật chất chất kỹ thuật hạ tầng được hoàn thiện đồng

bộ, thuận tiện cho việc giao thương buôn bán phát triển kinh tế.
21

×