Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.87 KB, 83 trang )


1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do và bối cảnh đề tài:
Khi còn là sinh viên năm cuối của trường được học qua những môn học về
thanh toán quốc tế tôi cảm thấy rất phù hợp với những gì mà tôi muốn làm khi ra
trường như mục tiêu của tôi khi làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu, qua tất cả
các môn học thì tôi thích nhất là môn nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế
giúp tôi có thêm kiến thức để làm bài nghiên cứu khoa học cũng như khi áp dụ
ng
những gì đã học khi tôi tốt nghiệp ra trường, và khi được vào ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Biên Hòa để thực tập trong thời gian đi thực tế, tôi đã tìm
hiểu những dịch vụ và các sản phẩm của ngân hàng, tuy nhiên qua tìm hiểu tôi nhận
thức được rằng nếu hỏi mọi người bất kỳ thì đa số được trả lời là ngân hàng hỗ trợ
cho những người nông dân mà cụ thể là tín dụng đố
i với doanh nghiệp và hộ gia đình.
Trong thời gian tìm hiểu này tôi cũng được tiếp xúc với bộ phận thanh toán quốc tế
của ngân hàng, cũng như được các anh chị cho xem những tài liệu cũng như cập nhật
số liệu cần thiết cho bài luận văn này tôi thấy rằng khách hàng thanh toán hàng hóa
bằng phương thức tín dụng chứng từ là quá nhỏ so với một ngân hàng đã có thương
hiệu trên thị trường, tuy thanh toán bằ
ng phương thức chuyển tiền có thể là nhanh
hơn L/C nhưng để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp xuất khẩu thì thật sự phương
thức tín dụng chứng từ thật sự là an toàn cho những doanh nghiệp khi hội nhập kinh
tế thế giới. Do đó, tôi –một sinh viên đến nghiên cứu tại ngân hàng tôi cũng muốn
góp phần đẩy mạnh hiệu quả thanh toán quốc tế thông qua đề tài “Hoàn thiện
phương thức tín d
ụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Biên Hòa”.
Nhằm cải thiện tình hình thanh toán quốc tế của ngân hàng cũng như giúp các doanh
nghiệp nắm rõ về các phương thức thanhh toán để an toàn khi hội nhập với kinh tế


thế giới.
2.Ý nghĩa thực tiễn và lý luận:
Trong những lý thuyết đã được học ở trường liên quan về tín dụng chứng từ
cũng phần nào cho chúng ta thấ
y được những hiệu quả của phương thức này đem lại
cho những nhà xuất khẩu, đem lại sự an toàn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên khi thực
tập tại ngân hàng tôi thấy rằng những lý thuyết mà tôi đã học ở trường cũng được vận

2
dụng trong thực tiễn nhưng có phần mềm có thể làm đơn giản hóa những thủ tục khi
thanh toán bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Do doanh nghiệp giao dịch trong ngân hàng
chủ yếu bằng phương thức chuyển tiền mà ít quan tâm đến tín dụng chứng từ vì thế
ngân hàng có những giải pháp để hoàn thiện tín dụng chứng từ có thể đem lại những
hiệu quả cao hơn trong hoạt động thanh toán qu
ốc tế của ngân hàng giúp cho các
doanh nghiệp nắm vững những kiến thức về phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ nhằm nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của Ngân hàng hơn nữa trên địa bàn
tỉnh, góp phần giảm thiểu những rủi ro cho các doanh nghiệp trong nước trong quá
trình hội nhập với thị trường nước ngoài.
3. Kết quả đạt được và những tồn tại:
► Đạt được:
+Phương thức tín dụng chứng từ làm hạn chế rủi ro và đảm bảo nghĩa vụ cũng
như quyền lợi của các bên tham gia giao dịch. Do đó, nó có tính an toàn cao.
+Thanh toán tín dụng chứng từ thường tiến hành theo những quy trình tương
đối hoàn chỉnh và ngày càng chuẩn hóa khi áp dụng trong thực tế. Điều này tạo khả
năng thích nghi và thuận lợi cho các đối tác giao dịch.
+Sự gia tăng về số lượng giao dịch và mức
độ tin học càng cao đã hỗ trợ cho
tín dụng chứng từ trong việc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm bớt thời gian và chi
phí của các bên tham gia.

+UCP DC 600 là cẩm nang tham chiếu cho các vấn đề liên quan đến tín dụng
chứng từ đã và đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các ngân hàng trên thế giới.
+Đem lại nguồn ngoại tệ cho ngân hàng khi thu hút được khách hàng đến với
ngân hàng giao dịch khi phương thức tín dụ
ng chứng từ được hoàn thiện. Nâng cao
được thương hiệu Agribank trên địa bàn tỉnh bên cạnh hoạt động tín dụng của ngân
hàng.
►Những tồn tại:
Do thương hiệu của Agribank nói chung là về tín dụng hỗ trợ cho doanh
nghiệp và các hộ gia đình vay vốn kinh doanh. Tuy mạng lưới lớn và nhiều nhất so
với các ngân hàng khác và có thể nói là rộng khắp nhất ở Việt Nam nhưng về thanh
toán quốc tế các doanh nghiệp xuất nh
ập khẩu lại chỉ biết đến Ngân hàng cổ phần

3
ngoại thương …mà thôi, vì vậy, ngân hàng đã mở rộng thêm dịch vụ thanh toán quốc
tế song song với các dịch vụ truyền thống của ngân hàng như tín dụng…nhưng các
doanh nghiệp vẫn chưa biết đến vì vậy mà thanh toán quốc tế của ngân hàng chiếm
thị phần rất thấp so với những ngân hàng khác. Do đó, có thể khó xâm nhập được thị
trường trong các khu công nghiệp vì đó là những khách hàng quen thuộc với các ngân
hàng như ngoạ
i thương, công thương, các ngân hàng nước ngoài…ngoài ra công nghệ
xử lý của ngân hàng vẫn chưa được hoàn thiện làm cho việc chuyển điện hay phát
hành hối phiếu đòi tiền chậm trễ so với thời gian thanh toán. Khi thay đổi một
phương pháp nào đó thì phải có thời gian để kiểm định xem thực hiện như thế nào khi
mà ngân hàng sử dụng bằng quản lý trực tuyến qua mạng vì vậy việc thay đổi thật sự
không phả
i là một vấn đề nhỏ chút nào.
4. Dự kiến nghiên cứu tiếp tục:
Nếu có cơ hội tiếp tục nghiên cứu thì tôi muốn được nghiên cứu sâu thêm vào

những hiện trạng về thanh toán quốc tế của ngân hàng để có thể đem lại giải pháp
hiệu quả mang lại cho ngân hàng những bước phát triển mới nâng cao thêm thương
hiệu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa trên địa bàn tỉnh.
Và được nghiên cứu về chính sách qu
ảng cáo của ngân hàng trong việc cạnh tranh
với các ngân hàng khác về thu hút khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Trong sự phát triển của mọi ngân hàng thì bộ phận makerting rất quan trọng nhằm
đem lại những thông tin mới nhất cũng như có lợi nhất cho các doanh nghiệp khi các
khách hàng giao dịch tại ngân hàng và cũng như để khách hàng biết đến ngân hàng.








4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ
1.1 Giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu chủ yếu nói về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng
đặc biệt ở khía cạnh là phương thức tín dụng chứng từ.
Mặc dù có nhiều phương thức thanh toán được áp dụng như: chuyển tiền, nhờ
thu, ghi sổ song phương thức tín dụng chứng từ được các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu ưa chuộ
ng và vận dụng với tỷ lệ khá cao. Do đó đối tượng và phạm vi nghiên
cứu của đề tài là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa.
Bố cục của đề tài gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về thanh toán tín dụng chứng từ
Giới thiệu về các quan điểm chọn đề tài cũng như là những mục tiêu và những
gì đạt được và tồn t
ại được quan tâm trong chương này.
Chương 2: cơ sở lý luận của phương thức tín dụng chứng từ
Phần cơ sở lý luận vận dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong
thanh toán quốc tế. Trọng tâm của chương là giới thiệu phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ, tầm quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán
quốc tế.
Chương 3: Tình hình thanh toán hàng xu
ất nhập khẩu bằng phương thức tín
dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa.
Trình bày quy trình tổ chức thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
cho hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng. Phân tích thực trạng vận dụng phương thức
tín dụng chứng từ để thấy rõ được những ưu điểm cũng như những tồn tại của
phương thức thanh toán này.
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện vận dụng phương thức tín dụng chứng
từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Biên Hòa.
Đề ra một số giải pháp dựa trên những hạn chế nhằm hoàn thiện phương thức
tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng.

5
1.2 Quan điểm chọn đề tài:
Trong nền kinh tế hội nhập, các quốc gia điều có điều kiện hết sức thuận lợi để
phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Cùng với xu thế đó kết hợp với
những chính sách và đường lối mở cửa, kinh tế Việt Nam cũng đã và đang từng bước
tăng trưởng mạnh m
ẽ. Cơ cấu xuất nhập khẩu cũng trở nên đa dạng và chuyển biến
tích cực. Xuất khẩu không chỉ giới hạn ở những mặt hàng nguyên liệu thô mà dần

chuyển sang những mặt hàng công nghệ cao và các mặt hàng chế biến và chế biến
sâu. Nhập khẩu phần lớn tập trung vào hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất. Kết quả
của quá trình này là xuất khẩu tă
ng lên, nhập khẩu giảm lại, thâm hụt thương mại
giảm qua đó tạo nên nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Trong điều kiện thị trường và
các quan hệ thương mại được mở rộng không ngừng đã làm kéo theo tính phức tạp,
đa dạng và mức độ rủi ro cũng như nhu cầu thanh toán quốc tế và các dịch vụ quốc tế
đi kèm cũng ngày càng phát triển như hi
ện nay thì phương thức tín dụng chứng từ có
thể được xem như là một giải pháp hiệu quả do những đặc điểm của nó cho thấy sự
phù hợp với xu thế phát triển xuất nhập khẩu.
Hòa chung với nhịp độ xây dựng và phát triển của nền kinh tế đất nước, hoạt
động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa trong
những năm qua cũng có những bước tiến
đáng kể về chất và lượng, góp phần đẩy
nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những điều kiện của
một thành phố đang trên đà phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Biên Hòa đã không ngừng phát triển với chức năng là thủ quỹ cho các doanh
nghiệp, đứng ra thanh toán hộ cho khách hàng, giúp họ giảm thiểu được chi phí thanh
toán, tạo sự thuận tiện nhanh chóng trong quá trình mua bán. Hơn thế
nữa ngân hàng
còn tham gia tư vấn cho khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo sự yên tâm cho
khách hàng trong quá trình buôn bán với nước ngoài.
Tuy nhiên ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa hiện nay
đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhiều ngân hàng lớn, uy tín hoạt động trên
cùng địa bàn tỉnh như ngân hàng ngoại thương, ngân hàng công thương Đồng Nai,
ngân hàng Á Châu, và các ngân hàng thương mại nước ngoài khác… Do đó mà khi
là sinh viên nghiên cứu khoa học tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Biên Hòa tôi đã thấy có những doanh nghiệp đế
n giao dịch với ngân hàng đa số là

theo phương thức chuyển tiền vì thế đó là lý do mà tôi đã chọn đề tài nghiên cứu

6
“Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Biên Hòa”
là hết sức cần thiết cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp cùng nhau vững bước
trên con đường thâm nhập, khai thác và mở rộng nhiều thị trường mới.
1.3 Những tư liệu sử dụng:
Trong quá trình làm bài nghiên cứu khoa học này tôi đã sử dụng những
tư liệu của ngân hàng như: báo cáo thường niên củ
a ngân hàng năm 2007, năm 2008,
báo cáo tài chính năm 2007; năm 2008; quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán
quốc tế trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; báo
cáo về tình hình thanh toán quốc tế năm 2008; bảng báo cáo về tình hình thanh toán
quốc tế 6 tháng đầu năm 2009; phương hướng và định hướng phát triển của ngân
hàng năm 2009; bảng báo cáo sơ bộ về 9 tháng đầu năm hoạt động kinh doanh của
ngân hàng; báo cáo về tình hình mua bán ngoại tệ năm 2008 và 6 tháng đầu năm
2009….kết hợp với những nghiên cứu điều tra của bản thân trong quá trình thực tập
như: điều tra về biểu phí của các ngân hàng; thị phần của ngân hàng trong thanh toán
quốc tế với các ngân hàng khác bằng cách tìm hiểu từ những người quen ở các ngân
hàng cũng như qua mạng trang chủ của các ngân hàng đang cạnh tranh; qua khảo sát
phỏng vấn các doanh nghiệp là khách hàng thân thiết của ngân hàng về việc tại sao
lại thanh toán hàng xuất nhậ
p khẩu của doanh nghiệp, cũng như những ưu đãi mà
ngân hàng hỗ trợ cho khách hàng truyền thống của mình. Trong thời gian thực tập tôi
cũng giành thời gian cho việc tìm hiểu ghi nhận lại những số liệu thực tế của ngân
hàng cũng như phỏng vấn trực tiếp các anh chị ở bộ phận thanh toán quốc tế về
những vấn đề liên quan đến bài đề tài như:quy trình thanh toán hàng xuất nh
ập khẩu
theo phương thức tín dụng chứng từ, những chứng từ gì cần thiết khi thanh toán bộ

chứng từ, học cách xem và kiểm tra một L/C là như thế nào cũng như những sai sót.
Và tôi cũng đã có cơ hội đi thực tế với ngân hàng xuống vũng tàu tham gia vào hội
thi của riêng hệ thống ngân hàng Agribank Việt Nam, thông qua chuyến đi này tôi
cũng tìm hiểu được cách thức hoạt động cũng như là nh
ững phương hướng mà trong
thời gian tới ngân hàng áp dụng trong năm 2009 và cho những năm tới, tìm hiểu thêm
về môi trường làm việc cũng như là những quan hệ đồng nghiệp và quan hệ giữa các
chi nhánh của ngân hàng. Thời gian thực tập còn lại tôi tập trung tìm hiểu về việc vận
dụng những kiến thức đã học vào thực hành thực tiễn, và được các anh chị hướng dẫn

7
nhập vào hệ thống của ngân hàng trong việc thực hiện thanh toán quốc tế qua mạng
SWIFT.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu:
+Phương pháp quan sát tại hiện trường: quan sát các hoạt động thanh toán
quốc tế tại Agribank Biên Hòa như trong quá trình tiếp xúc với khách hàng của thanh
toán viên, sắp xếp chứng từ,…
+Phương pháp phân tích so sánh và phân tích: sau khi có số liệu, nghiên cứu
các dữ liệu thứ cấp bằng cách phân tích chúng thành từng phần, từ
ng khía cạnh theo
thời gian để so sánh nắm bắt nội dung, hiểu rõ nội dung và bản chất của dữ liệu đầy
đủ và toàn diện. Qua đó cho ta những thông tin cần thiết phục vụ cho nhu cầu nghiên
cứu đề tài.
+Phương pháp thống kê: xác định nguồn tài liệu ấn phẩm, tìm các tài liệu liên
quan đến hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng cũng như của Agibank Biên
Hòa, hệ thống hóa các dữ liệu, xây dựng bả
ng tổng hợp thông tin đã được phân loại.
1.5 Mục tiêu nghiên cứu:
+Phân tích thực trạng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán

hàng xuất nhập khẩu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa.
+Đề ra các giải pháp hoàn thiện vận dụng phương thức tín dụng chứng từ
trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Biên Hòa để giúp cho các doanh nghiệp nắm vững những kiến thức về phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ nhằm nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của
Ngân hàng hơn nữa trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu những rủi ro cho các
doanh nghiệp trong nước trong quá trình hội nhập với thị trường nước ngoài.








8
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ.
2.1 Thanh toán quốc tế:
2.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế:
►Cơ sở lý thuyết:
Các tài liệu, giáo trình, hoạt động thanh toán quốc tế đã được hình thành phát
triển hoàn thiện thành những qui ước, văn bản …như là giáo trình nghiệp vụ ngoại
thương, thanh toán quốc tế, các quy ước của phòng thương mại quốc t
ế ICC về
phương thức tín dụng chứng từ, Incoterms 2000, UCP-DC 600 …
►Cơ sở thực tế:
Từ những nghiệp vụ hoạt động thanh toán của ngân hàng, hải quan, doanh
nghiệp chứng tỏ được các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều nhất
tại ngân hàng từ đó rút ra được những ưu điểm và nhược điểm của các phương thức

thanh toán mà các doanh nghiệp
đã chọn khi giao dịch với ngân hàng.
Trong quan hệ quốc tế, mỗi một quốc gia luôn có một mối những liên hệ với
các quốc gia khác trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, hợp tác
khoa học kỹ thuật [1-trang 195].Quá trình hoạt động các quan hệ nêu trên đều cần
thiết thực hiện việc chi tiêu. Do đó hình thành nên các khoản chi thu tiền tệ quốc gia
giữa các nước với nhau tạo nên địa vị tài chính mỗi n
ước bội thu hay bội chi.Chính
các khoản thanh toán chi tiêu này đã khai sinh hoạt động thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện chi trả bằng tiền liên quan đến các dịch
vụ mua bán hàng hóa hay cung ứng lao vụ…giữa các tổ chức hay cá nhân nước này
với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế,
thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan [1-trang 195]. Dưới
gốc độ kinh tế, các quan hệ quố
c tế được phân chia làm hai loại: quan hệ mậu dịch và
quan hệ phi mậu dịch
+Thanh toán phi mậu dịch: là những quan hệ thanh toán phát sinh không liên
quan đến hàng hóa cũng như cung ứng lao vụ, nó không mang tính chất thương mại
[1-trang 195].
+Thanh toán mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh trên cơ sở trao đổi
hàng hóa và các dịch vụ thương mại theo giá quốc tế [1-trang 196].

9
Trong hai hình thức thanh toán kể trên, thanh toán mậu dịch là chủ yếu trong
thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế đã xuất hiện từ lâu nhưng nó thực sự phát triển khi chủ
nghĩa Tư bản ra đời. Do nhu cầu mua bán trao đổi giữa các nước ngày càng tăng cho
nên thanh toán quốc tế trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh tế
của một quốc gia.
2.1.2. Tầm quan trọng của thanh toán quốc tế trong n

ền kinh tế:
Thanh toán là khâu cuối cùng kết thức quá trình lưu thông hàng hóa [8-trang
196], nếu như quá trình thanh toán được tiến hành một cách liên tục nhanh chóng,
thuận lợi, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện, có tác dụng thúc đẩy nhanh
tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các đơn vị kinh doanh xuất
nhập khẩu. Thực hiện tốt công tác thanh toán quốc tế có tác dụng khuyến khích các
nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở r
ộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối
lượng hàng hóa mua bán, mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau, thúc
đẩy ngoại thương phát triển. Quy mô hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu cũng là
một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự lớn mạnh về kinh tế của một quốc gia.
Ngoài ra tổ chức thực hiện tốt thanh toán quốc tế cũng làm gia tăng việc mua
bán hàng hóa, tạo điều kiệ
n thực hiện và quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập
khẩu trong nước theo đúng chính sách ngoại thương đã đề ra, đồng thời có thể tập
trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước, sử dụng ngoại tệ có mục đích, có hiệu
quả theo yêu cầu của nền kinh tế, tạo điều kiện tốt cho chế độ quản lý ngoại hối.
2.1.3. Vai trò của ngân hàng trong thanh toán qu
ốc tế:
Trong buôn bán quốc tế người mua và người bán thường ở các nước khác
nhau, vì vậy trong giao dịch sẽ gặp một số khó khăn trở ngại như không cùng ngôn
ngữ, mỗi nước có luật lệ khác nhau về dân sự, về chính sách ngoại thương cũng như
các luật lệ khác. Mỗi nước sử dụng đồng tiền riêng của nước mình cũng như có chế
độ quản lý ngoại hối riêng, phong tụ
c tập quán cũng có những nét khác nhau…tất cả
những khác biệt nêu trên thường gây ra những trở ngại khó khăn trong giao dịch mua
bán. Ngoài ra do ở cách xa nhau về địa lý nên hai bên cũng không thể trực tiếp thanh
toán với nhau [2-trang 105]. Để giải quyết những vấn đề nan giải trên là hai bên phải
nhờ đến một bên thứ ba đứng ra giải quyết những vấn đề có liên quan.Và ngân hàng
xuất hiện với tư cách là người trung gian bảo vệ quyền lợ

i của hai bên trong khuôn

10
khổ pháp lý. Khi hợp đồng mua bán quốc tế giữa hai bên được ký kết. Ngân hàng sẽ
là địa điểm thanh toán giữa hai bên. Ngân hàng thương mại với chức năng là thủ quỹ
cho các doanh nghiệp, đứng ra thanh toán hộ cho khách hàng, giúp họ giảm thiểu
được chi phí thanh toán, tạo sự thuận tiện nhanh chóng trong quá trình mua bán.
Trong công tác thanh toán quốc tế, khách hàng sẽ mở tài khoản ở ngân hàng và khi
quá trình mua bán hàng hóa được thực hiện chủ tài khoản sẽ ra lệnh cho ngân hàng
trở thành người thu chi tài chính cho những khách hàng nào có mở
tài khoản tại ngân
hàng. Hơn thế nữa ngân hàng sẽ tham gia tư vấn cho khách hàng nhằm giảm rủi ro,
tạo sự yên tâm cho khách hàng trong quá trình buôn bán với nước ngoài.
2.2 Phương thức tín dụng chứng từ:
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về phương thức tín dụng chứng từ:
2.2.1.1. Khái niệm:
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó
,một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu c
ủa khách hàng (người xin
mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng
lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong
phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ
thanh toán phù hợp những quy định đề ra trong thư tín dụng[3-trang 83].
2.2.1.2. Các bên liên quan trong phương th
ức tín dụng chứng từ trong
ngoại thương.
► Người xin mở thư tín dụng (the applicant for credit) [3-trang 83]: Là người
yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một thư tín dụng, và có trách nhiệm pháp
lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo thư tín dụng này. Tùy hoàn cảnh
cụ thể mà người xin mở thư tín dụng có thể có những tên gọi khác nhau như: người

mua (buyer), người nhập khẩu (importer).
►Ngân hàng phát hành thư tín dụng (the Issuing Bank /opening bank) [3-
trang 84]: Là ngân hàng, theo yêu cầu của ng
ười mua, phát hành một thư tín dụng cho
người bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thỏa thuận và
quy định trong hợp đồng mua bán.
►Người hưởng lợi thư tín dụng (the Beneficiary)[3-trang 84]: theo quy định
của thư tín dụng, là người được hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu chấp

11
nhận thanh toán. Tùy hoàn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng thư tín dụng có thể có
những tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà xuất khẩu (exporter).
►Ngân hàng thông báo thư tín dụng (the advising bank) [3-trang 85]: Là ngân
hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo thư tín dụng cho người thụ hưởng.
Ngân hàng thông báo thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân
hàng phát hành ở nước nhà xuất khẩu.
►Ngân hàng xác nhận thư tín dụng (the confirming bank): là ngân hàng xác
nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng bả
o đảm việc trả tiền
cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng
thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay
là một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu, thường là một ngân hàng lớn, có
uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế [3-trang 85].
►Ngân hàng thanh toán thư tín dụng (the paying bank): có thể là ngân hàng
mở thư tín dụng hoặc có thể là một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng
ch
ỉ định thay mình thanh toán tiền cho nhà nhập khẩu hay chiết khấu hối phiếu.
Trường hợp ngân hàng làm nhiệm vụ chiết khấu hối phiếu thì gọi là ngân hàng chiết
khấu (the negotiating bank). Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người xuất khẩu
thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo. Trách nhiệm của ngân hàng

thanh toán giống như ngân hàng mở thư tín dụng khi nhận bộ chứng từ của người
xuất khẩu gửi đến [3-trang 85].
2.2.1.3.Quy trình thanh toán:[3-trang 86]
Sơ đồ 2.1
: quy trình thanh toán tín dụng chứng từ











Advising Bank

Importer (the
applicant)

Exporter (the
beneficiary)

Issuing Bank
(
10
)

(

5
)

(
3
)

(
1
)
(
8
)

(
9
)
(
4
)
(
2
)
(
6
)
(
7
)


12
2.2.2. Thư tín dụng:
2.2.2.1. Khái niệm:
Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của nhà nhập
khẩu (người xin mở thư tín dụng), cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng
lợi) một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định, với điều kiện người này thực
hiện đúng và đầy đủ những điề
u khoản quy định trong là thư đó [3-trang 87].
Thư tín dụng là một văn bản thể hiện sự cam kết ngân hàng mở thư tín dụng
đối với nhà xuất khẩu để thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo những điều khoản thanh
toán của hợp đồng mua bán ngoại thương. Do đó, nó được soạn thảo trên cơ sở hợp
đồng mua bán ngoại thương được ký kết giữa hai đơn vị. Nh
ưng vì thư tín dụng do
ngân hàng mở L/C cam kết nên thư tín dụng hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán
.Tính chất độc lập của nó thể hiện ở chỗ ngân hàng mở thư tín dụng không cần biết
đến hợp đồng mua bán mà chỉ căn cứ vào nội dung giấy đề nghị mở L/C của nhà
nhập khẩu để viết thư tín dụng (mở L/C cho nhà nhập khẩu) [3-trang 87].
Thư tín dụng là cơ
sở pháp lý chính của việc thanh toán, nó ràng buộc tất cả
các bên liên quan tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như nhà
nhập khẩu, ngân hàng bên nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hàng chiết khấu…Còn hợp
đồng mua bán ngoại thương chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ
giữa hai bên nhập khẩu và xuất khẩu [3-trang 87].
2.2.2.2. Nội dung của một thư tín dụng:
◙ Số hiệu , địa điể
m, ngày mở L/C (no of L/C :place and date of issue L/C):
+Số hiệu của L/C: tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng
của số L/C là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C [3-
trang 88].
+Địa điểm mở L/C: là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho

người xuất khẩu [3-trang 88].
+Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở L/C
đối với người xuất kh
ẩu, là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận giấy đề
nghị mở L/C của nhà nhập khẩu [3-trang 88].
◙Loại thư tín dụng ( form of documentary credit):
là một nội dung quan trọng
của L/C vì mỗi loại L/C có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của
những người có liên quan đến L/C đó cũng rất khác nhau [3-trang 88].

13
◙ Tên và địa chỉ của các bên có liên quan:
+ Tên và địa chỉ của người yêu cầu mở L/C.
+ Tên và địa chỉ của người hưởng lợi L/C: là người sẽ hưởng lợi của L/C. Nội
dung này cần phải được kiểm tra kỹ về tên, địa chỉ của người thụ hưởng, nếu thấy sai
cần đề nghị tu chỉnh sửa đổi.
+ Tên và địa chỉ của ngân hàng mở L/C; ngân hàng chiết khấu; ngân hàng
thông báo; ngân hàng xác nhận; ngân hàng thanh toán.
◙ Số ti
ền của thư tín dụng (amount):
+Số tiền của L/C là một nội dung rất quan trọng, vì vậy việc quy định nó trong
L/C cũng rất chặt chẽ. Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ
phải thống nhất với nhau [3-trang 88].
+Tên đơn vị tiền tệ phải được ghi rõ ràng [3-trag 88] để tránh những trường
hợp trùng tên đơn vị tiền tệ của các nước khác nhau trên thế giới.

Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời gian giao hàng ghi trongL/C:
+ Thời hạn hiệu lực của L/C:
là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả
tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời gian đó và

phù hợp với những điều đã quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C tính từ
ngày mở L/C (date of issue) đến ngày hết hiệu lực của L/C ( expiry date) [3-trang 89].
Thời hạn hiệu lực của L/C cần phải được xác định hợp lý, vừa tránh được
ứ đọng vốn
cho nhà nhập khẩu, vừa không gây khó khăn cho việc chuẩn bị và xuất trình chứng từ
thanh toán của nhà xuất khẩu. Việc xác định này cần thỏa mãn những nguyên tắc sau:
▪ Ngày giao hàng:
phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C [3-trang 89].
▪ Ngày mở L/C:
phải trước ngày giao hàng trong một khoản thời gian hợp lý,
không được trùng lắp với ngày giao hàng [3-trang 89].
▪ Ngày hết hạn hiệu lực của L/C:
là ngày được quy định trong L/C.
▪ Thời hạn trả tiền của L/C (date of payment):
chỉ việc trả tiền ngay hay trả
tiền sau [3-trang 89].
▪ Thời gian giao hàng (date of delivery):
được ghi nhận trong L/C là do hợp
đồng mua bán quy định [3-trang 90].
◙ Những nội dung về hàng hóa ( Description of goods):
Tên hàng hóa, số
lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu….cũng được ghi

14
vào L/C một cách ngắn gọn, đầy đủ, phù hợp với hợp đồng ngoại thương [3-trang
90].
◙ Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa:

+ Điều kiện cơ sở giao hàng:
(FOB, CIF, CFR….), nơi gửi hàng và nơi giao

hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng cũng được ghi vào trong L/C [3-trang 90].
+Quy định hàng hóa được giao:
một lần (partial shipment prohibited) hay giao
nhiều lần (partial shipment allowed) [3-trang 90].
+Quy định hàng hóa được phép chuyển tải:
(transshipment allowed) hay
không cho phép chuyển tải (transshipment prohibited) [3-trang 90].
◙ Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình [3-trang 91]:

Về chứng từ, ngân hàng thường yêu cầu người xuất khẩu phải thỏa mãn những
điểm sau:
+Các loại chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình. Các loại chứng từ ít
hay nhiều phụ thuộc vào yêu cầu của người nhập khẩu, mà các yêu cầu đó thường
được thỏa mãn trong hợp đồng ngoại thương.
+Số lượng của mỗi loại chứng từ thanh toán mà ng
ười xuất khẩu phải xuất
trình.
+Yêu cầu về ký phát từng loại chứng từ phải được nêu rõ ràng, cụ thể và chặt
chẽ trong L/C.
◙ Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư tín dụng:

Là nội dung cuối cùng của L/C và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng
mở L/C đối với L/C này [3-trang 91].
◙ Những điều khoản đặc biệt khác:

Ngoài những nội dung kể trên, khi cần thiết ngân hàng mở L/C và nhà nhập
khẩu có thể thêm những nội dung khác như có điều khoản cho phép bồi hoàn bằng
điện [3-trang 92].
◙ Chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng:


L/C thực chất là một khế ước dân sự, người ký L/C cũng phải là người có đủ
năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện một quan hệ dân luật,
cho nên khi một L/C được mở bằng thư thì phải có chữ ký ủy quyền phía ngân hàng
mở L/C. Nếu L/C được mở bằng telex hoặc bằng điện (swift), thì trên L/C không có

15
chữ ký mà có mật mã quy ước giữa các ngân hàng để tránh trường hợp giả mạo [3-
trang 92].
2.2.2.3. Giá trị của một tín dụng thư đối với các bên tham gia:
► Giá trị đối với người nhập khẩu:

Người nhập khẩu sẽ nhận được các chứng từ do mình quy định như ngân hàng
phát hành ghi rõ trong L/C, đồng thời ngân hàng phát hành giúp kiểm tra bộ chứng từ
với chuyên môn và trách nhiệm cao nhất.
Người nhập khẩu được đảm bảo rằng sẽ chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền L/C khi
tất cả các chỉ thị trong L/C được thực hiện đúng.
Đảm bảo được hàng hóa phù hợp với bộ chứ
ng từ theo các điều kiện và điều
khoản đã ký kết trong hợp đồng ngoại thương như số lượng, chất lượng, thời gian
giao hàng, quy cách….
Vì có sự bảo đảm về thanh toán, người nhập khẩu có thể thương lượng để đạt
được giá cả tốt hơn và mở rộng được quan hệ khách hàng cũng như quy mô kinh
doanh.
► Giá trị đối với người xuất khẩu:

Là người hưởng lợi L/C, người xuất khẩu được đảm bảo rằng khi xuất trình
(cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định) bộ chứng từ phù hợp với
các điều khoản của L/C thì sẽ nhận được tiền thanh toán, mà không cần chờ đến khi
người nhập khẩu chấp nhận hàng hóa hay chấp nhận bộ chứng từ.
Tình trạng tài chính của người mua được thay thế bằng cam kế

t của ngân hàng
phát hành L/C là sẽ trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu trên cơ sở chứng từ xuất trình
phù hợp với các điều khoản của L/C. Đây là lợi thế vượt trội so với phương thức ghi
sổ hay nhờ thu.
Một L/C không hủy ngang có xác nhận sẽ đặt trách nhiệm thanh toán cho ngân
hàng trả tiền hay chiết khấu hoặc chấp nhận và cung cấp sự an toàn tốt nhất cho
ng
ười xuất khẩu. Điều đó có nghĩa là đối với L/C có xác nhận, thì ngân hàng ( thanh
toán, chiết khấu, chấp nhận ) cam kết bảo đảm rằng các điều kiện về (thanh toán,
chiết khấu, chấp nhận) quy định trong L/C được thực hiện theo nguyên tắc không truy
đòi người thụ hưởng.
Để có ưu thế trong việc ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu có thể
đồng ý để nhà nhậ
p khẩu trả chậm trên cơ sở ngân hàng phát hành chấp nhận thanh

16
toán hối phiếu kỳ hạn. Nhà xuất khẩu có thể mang hối phiếu đã chấp nhận đến ngân
hàng phục vụ mình (hay bất cứ ngân hàng nào khác) để chiết khấu nhận tiền tức thời.
Để đảm bảo quyền lợi của mình, nhà xuất khẩu phải ký hợp đồng ngoại
thương có các điều khoản, điều kiện khả thi và trong tầm khả năng thực hiện c
ủa
mình;trên cơ sở đó kiểm tra chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/C xem có phù
hợp với hợp đồng ngoại thương gốc hay không nhằm mục đích lập được bộ chứng từ
hàng xuất phù hợp với L/C đã được mở.
► Giá trị với ngân hàng mở:

Thu phí từ phát hành L/C và các khoản phí liên quan đến L/C các khoản thu
nhập liên quan đến chuyển đổi tiền tệ.
Thông qua việc cung cấp dịch vụ thanh toán giúp khách hàng phát triển kinh
doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát triển theo.

Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh
doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau.
► Giá trị đối với ngân hàng thông báo/chỉ định/xác nhận:

Thu phí từ việc thông báo /thanh toán/xác nhận L/C và các khoản thu nhập
khác có liên quan đến chuyển đổi tiền tệ.
Thông qua việc cung cấp dịch vụ thông báo /thanh toán/chấp nhận giúp khách
hàng phát triển kinh doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát triển
theo.
Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh
doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau.
2.2.3. Các loại tín dụng chứng từ:
□ Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit):

Là loại thư tín dụng sau khi mở ra thì trong suốt thời gian hiệu lực không được
sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nếu không có sự đồng ý của người bán hay các bên tham
gia [3-trang 93].Việc sử dụng thư tín dụng loại này đảm bảo quyền lợi bên bán còn
đối với bên mua thì làm giảm tính linh hoạt trong khi thực hiện hợp đồng nên áp dụng
rộng rải và phổ biến trong thanh toán quốc tế.
□ Thư tín dụng có xác nhận không th
ể hủy ngang (Confirmed irrevocablen
Letter of Credit):

17
Là loại thư tín dụng được một ngân hàng có uy tín hơn đứng ra bảo đảm thanh
toán cho người hưởng lợi.Loại thư tín dụng này được yêu cầu khi người bán không
tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở nên yêu cầu ngân hàng này
đứng ra đảm bảo này gọi là ngân hàng xác nhận [3-trang 94].Ngân hàng xác nhận
thường là ngân hàng lớn nhất có uy tín trong nước hoặc nước ngoài. Ngân hàng mở
L/C phải đặt cọc tiền ký quỹ (Full cash cover), có khi phải ký quỹ 100% trị giá L/C

tại ngân hàng xác nhận.

Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without
recourse Letter of Credit):
Là loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã nhận được tiền thì ngân hàng mở
L/C không nhận được không được quyền đòi tiền lại trong bất cứ trường hợp
nào.Trong trường hợp chấp nhận hối phiếu thì lập phiếu người ký phát trên hối phiếu
ghi “Without recourse to drawer” (miễn truy đòi người ký phát) và trên L/C cũng
phải ghi tương tự như vậy. Loại L/C này cũng được sử dụng phổ biến trong thanh
toán qu
ốc tế [3-trang 96].
□ Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit):

Là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó quy định quyền được chuyển
nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của
người hưởng lợi đầu tiên, nhưng chỉ được phép chuyển nhượng một lần mà thôi. Chi
phí chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên trả [3-trang 96].
□ Thư tín dụng giáp lưng( Back to back letter of credit):

Là loại L/C mở dựa vào một L/C khác, nghĩa là sau khi ngân hàng nhận được
L/C (Mater L/C) do người nhập khẩu mở cho mình, người xuất khẩu yêu cầu ngân
hàng mình mở L/C khác dựa vào một L/C gốc cho nhà cung cấp hàng hóa. L/C sau
được hiểu là L/C giáp lưng [3-trang 98].
□ Thư tín dụng tuần hoàn (Revoling letter of credit):

Là loại L/C không hủy ngang, trong đó quy định rằng khi L/C được sử dụng
hết kim ngạch hoặc sau khi hết hiệu lực của L/C thì nó lại tự động có giá trị như cũ và
cứ như vậy L/C tuần hoàn áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu và nhập khẩu
có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi [3-trang 100, 101].
Có hai loại L/C tuần hoàn:


18
▪ Tuần hoàn có tích lũy (Cumulative revoling L/C): là loại cho phép chuyển
giá trị L/C trước và giá trị L/C sau và cứ như vậy cho đến L/C cuối.
▪ Tuần hoàn không tích lũy (No cumulative revoling L/C): là loại L/C không
cho phép chuyển giá trị L/C trước vào giá trị L/C. L/C tuần hoàn có thể chia làm 3
loại tuần hoàn:
+L/C tuần hoàn tự động:
nếu L/C giai đoạn trước hết thời hạn thì giai đoạn sau
tự động có giá trị mà không cần sự thông báo của ngân hàng mở L/C cho nhà xuất
khẩu [3-trang 101].
+L/C tuần hoàn không tự động:
nếu L/C giai đoạn trước hết thời hạn thì giai
đoạn sau muốn có giá trị phải có sự thông báo của ngân hàng mở L/C cho nhà xuất
khẩu.
+L/C tuần hoàn bán tự động:
nếu L/C giai đoạn trước hết thời hạn mà không
có ý kiến nào của ngân hàng thông báo thì L/C tự động có giá trị hiệu lực.
□ Thư tín dụng dự phòng(Stand-by letter of credit):

Theo định nghĩa của phòng thương mại quốc tế ICC, thư tín dụng dự phòng là
loại tín dụng chứng từ hoặc một thỏa thuận tương tự, dù được gọi như thế nào hoặc
miêu tả bằng cách nào, theo đó ngân hàng phát hành cam kết với người thụ hưởng sẽ
thanh toán cho người này nếu xuất trình được các bằng chứng về việc đối tác có liên
quan không thực hiện các nghĩa vụ đ
ã thỏa thuận [3-trang 101].
□ Thư tín dụng đối ứng ( Reciprocal letter of Credit):

Là loại L/C được quy định là chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với
nó được mở ra [3-trang 102].

□ Thư tín dụng có điều khoản Đỏ( red clause letter of credit):

Là một sự ủy quyền của ngân hàng chiết khấu để ứng trước một khoản tiền
cho người được hưởng để giúp người được hưởng có thêm nguồn vốn giao hàng cho
L/C đã mở [3-trang 102], được chia làm hai loại:
+ L/C không đảm bảo
+L/C điều khoản đỏ có đảm bảo
2.2.4. Bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ:
Được ghi rõ trong đơn yêu cầu mở L/C của ng
ười mua, đây là nội dung quan
trọng vì nó quyết định khâu thanh toán cho nhà xuất khẩu, do đó nhà xuất khẩu phải

19
đánh giá khả năng thực hiện được hay không, nếu thấy không thể thực hiện được thì
phải yêu cầu điều chỉnh. Bộ chứng từ bao gồm:
2.2.4.1 Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft):
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho
một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể
nh
ất định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền
nhất định cho một người khác, hoặc trả cho người cầm phiếu [3-trang 53].
● Các đối tượng liên quan đến hối phiếu:
+ Người ký phát hối phiếu (drawer):
là người bán hàng, người xuất khẩu hàng
hóa, người cung ứng dịch vụ [3-trang 54].
+ Người trả tiền hối phiếu:
là ngân hàng (ngân hàng xác nhận –conforming
bank hoặc ngân hàng mở thư tín dụng –issuing bank…) [3-trang 54].
+ Người hưởng lợi hối phiếu (beneficiary):
trước tiên là người ký phát hối

phiếu, sau nữa là một người nào đó do họ chỉ định [3-trang 54].
● Theo quy định của Luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị
pháp lý là hối phiếu được lập ra với đầy đủ các nội dung:
+Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ “Bill of Exchange”. Tiêu đề viết bằng tiếng
anh thì toàn bộ nội dung trong hối phiếu phải viết bằng tiếng anh [3-trang 56].
+Địa điểm ký phát hối phiếu: thường là nơi ký phát hối phiếu [3-trang 57].
+ Địa điểm trả tiền của hối phiếu: phải được ghi rõ trên hối phiếu [3-trang 57].
+Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện: ghi câu: “trả theo lệnh của…”.
+ Số tiền và loại tiền: Số tiền nhất định này được ghi một cách rõ ràng, đơn
giản đúng tập quán quốc tế, được ghi c
ả bằng số và bằng chữ [3-trang 57].
+Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu
+Người được hưởng lợi hối phiếu
+Người trả tiền hối phiếu
+Người ký phát hối phiếu
● Dựa trên những tiêu thức khác nhau, người ta phân loại hối phiếu thành các
loại khác nhau.
+Căn cứ vào thời hạn trả tiền:
▪ Hối phiếu trả tiền ngay (sight bill)
▪ Hố
i phiếu có kỳ hạn (usance bill)

20
+Căn cứ vào chứng từ kèm theo:
▪ Hối phiếu trơn (clean bill)
▪ Hối phiếu kèm chứng từ (documentary bill)
+Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu:
▪ Hối phiếu đích danh (nominal bill)
▪ Hối phiếu trả cho người cầm phiếu (bearer bill)
▪ Hối phiếu theo lệnh (order bill)

2.2.4.2 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice):
Trong bộ chứng từ, hóa đơn thương mại là chứng từ quan trọng không thể

thiếu, đa số các chứng từ khác được thành lập dựa vào hóa đơn thương mại .Mẫu hóa
đơn thường do các công ty lựa chọn và soạn thảo. Tuy nhiên, hóa đơn thương mại
phải thể hiện nội dung sau:
+Tên địa chỉ của nhà xuất khẩu, người gởi hàng: người nhận hàng: người được
thông báo. Tên ngân hàng phát hành.
+Số hiệu của Commercial Invoice
+Cảng đi, cảng đến,tên phương tiện vận chuyển ,ngày tàu
đi
+Bảng mô tả hàng hóa, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa
+Điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán
Trong thực tế ta thường gặp những chứng từ và hóa đơn sau:
▪ Hóa đơn tạm thời ( provisional invoice)
▪ Hóa đơn chính thức (final invoice)
▪ Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice)
▪ Hóa đơn chiếu lệ (profoma invoice)
▪ Hóa đơn truy cập (Neutral invoice)
2.2.4.3 Chứng từ vận tải ( transport document):
Tùy theo sự thỏa thuận giữa
đôi bên trong hợp đồng về phương thức vận
chuyển hàng hóa, có nhiều loại phương tiện vận chuyển do đó cũng có nhiều loại vận
đơn, dưới đây là những loại vận đơn thường gặp :
○ Vận đơn đường biển (Ocean bill of loading-B/L):

B/L là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để
chở.B/L là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường

21

biển.B/L là một chứng từ sở hữu hàng hóa,quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng
đích,do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L.
Trong thực tế, B/L có nhiều loại, tùy vào cách phân loại:
-Xét trên vận đơn có ghi chú xấu về hàng hóa hay không
▫ Vận đơn hoàn hảo (clean bill)
▫ Vận đơn không hoàn hảo (Unclear bill)
- Xét theo dấu hiệu người vận tải nhận hàng khi hàng đã được xếp lên tàu hay chưa.
▫ Vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L)
▫ Vận đơn nhận hàng đã xếp (received for shipment B/L)
- Xét theo quy định về người nhận hàng trên B/L:
▫ Vận đơn theo lệnh
▫ Vận đơn đích danh (B/L to a named person? Straight B/L)
▫ Vận đơn xuất trình (bearer B/L)
- Xét theo dấu hiệu hàng hóa có được chuyển tải hay không:
▫ Vận đơn đi thẳng (direct B/L)
▫ Vận đơn suốt ( through B/L)
▫ Vận đơn địa hạt (local B/L)
-Xét theo vận đơn được lập theo hợ
p đồng thuê tàu.
▫ Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (charter party B/L)
▫ Vận đơn tàu chợ (bill of loading)
○ Các chứng từ vận tải:
Vận đơn hàng không (Airway bill): theo điều 27 của UCP-DC 600 thì vận đơn
hàng không là chứng từ vận tải xác nhận việc chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng
không do hãng hàng không phát hành.
Các chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hay đường thủy nội địa đây là các
chứng từ xác nh
ận việc chuyên chở hàng nội địa do công ty vận tải hay đại lý cấp.Các
chứng từ vận tải này không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa nên không có giá trị lưu
thông và không được chuyển nhượng.

2.2.4.3. Một số chứng từ khác:
■ Chứng từ bảo hiểm (certificate of Insurance):


22
Là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm hàng hóa trong
quá trình chuyên chở [1-trang 287]. Trong thực tế có hai loại bảo hiểm thường được
dùng:
+Đơn bảo hiểm (Insurance policy): là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho
người được bảo hiểm.
+Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): là chứng từ do công ty bảo
hiểm cấp cho người được bảo hiểm để chấp nhận bảo hiểm cho m
ột lô hàng hóa nào
đó. Tác dụng của giấy chứng nhận bảo hiểm là thay thế cho bảo hiểm đơn làm bằng
chứng về một hợp đồng đã ký kết.
■ Bảng kê chi tiết đóng gói (Packing list):
Là chứng từ kê khai cách thứ đóng gói, kích thước, số kiện, trọng lượng kiện
tính theo từng mã hàng (nếu giao nhiều mã hàng trong cùng một lô) thì có thể ghi
chung trong cùng một bản trừ khi L/C quy định phải lập riêng. Phiếu đóng gói do
ng
ười sản xuất, nhà xuất khẩu lập ra và thường chia ra làm phần.
+ Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng khi cần kiểm tra hàng
hóa có thể đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán đã gởi.
+Một bản được tập hợp với các phiếu đóng gói của kiện hàng khác thành một
bộ đầy đủ các phiếu đóng gói của lô hàng và để trong kiện hàng thứ nhất.
+Bản còn l
ại cũng được tập hợp đầy đủ dựa vào bộ chứng từ thanh toán tiền
hàng.
■ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin):
Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền (thường là Phòng

thương mại) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa [1-trang 375].
Nếu L/C có quy định thì nhất thiết phải do phòng thương mại ký nhận. Chứng chỉ này
phải xác nhậ
n toàn bộ lô hàng được xuất trình là sản phẩm của một nước được nêu
lên. Giấy chứng nhận xuất xứ có các loại sau:
+ Form A: là loại giấy C/O dùng cho các mặt hàng xuất khẩu sang các nước
thuộc hệ thống GSP ( Generalized system of preferences –chế độ ưu đãi thuế quan
phổ cập) [1-trang 376].
+ Form B: dùng cho tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu đi tất cả các nước [1-
trang 376].

23
+ Form X: dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu qua các nước không thuộc
hiệp hội cà phê thế giới [1-trang 376].
+Form O: dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu qua các thuộc hiệp hội cà phê
thế giới [1-trang 376].
+Form T: dùng cho thị trường dệt xuất khẩu sang thị trường EU [1-trang 377].
+Form D: dùng cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành
viên thuộc ASEAN để được hưởng các ưu đãi theo “Hiệp định về chương trình ưu đãi
thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)” để thành lập khi vự
c thương mại tự do AFTA.
■ Giấy chứng nhận chất lượng /số lượng hàng hóa:
Là chứng từ xác nhận chất lượng và số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng
thực giao và chứng minh phẩm chất số lượng hàng phù hợp với các điều khoản của
hợp đồng.Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do người cung cấp hàng, cũng có thể do
cơ quan kiểm nghi
ệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên
mua bán.
■ Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh:
Là những chứng từ do cơ quan của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận

hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc…
Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật (animal products sanitary
inspection certificate) do cơ quan ki
ểm dịch động vật cấp cho các hàng hóa là động
vật (súc vật ,cầm thú…) hoặc các sản phẩm động vật ( trứng ,thịt , long ,da ,cá…)
hoặc bao bì của chúng, xác nhận đã kiểm tra và xử lý chống lại các bệnh dịch.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (phytosanitary certificate) do cơ bảo vệ
thực vật cấp cho hàng hóa là thực vật hoặc có nguồn gốc là thực vật, xác nhận hàng
đã đượ
c kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch, nấm độc, cỏ dại…
Giấy chứng nhận vệ sinh (sanitary certificate) do cơ quan có thẩm quyền về
kiểm tra phẩm chất hàng hóa hoặc về y tế cấp cho chủ hàng, xác nhận hàng hóa đã
được kiểm tra và trong đó không có vi trùng gây bệnh cho người sử dụng.
■ Thông báo chi tiết giao hàng qua Telex; Fax (shipment advise send by telex,
fax). Nhà xuất khẩu khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo bộ chứng từ thì thông
báo cho nhà nhập khẩu biết về kế
t quả giao nhận hàng đồng thời phải trình báo với
ngân hàng. Ngoài ra còn có biên nhận gửi bộ chứng từ bằng chuyển phát nhanh như
DHL, EMS, TNT… đó là biên nhận nhà xuất khẩu đã gởi bộ chứng từ.

24
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH THANH TOÁN HÀNG XUẤT NHẬP
KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
AGRIBANK BIÊN HÒA
3.1 Khái quát về Agribank Việt Nam và chi nhánh Biên Hòa:
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Agribank Việt Nam:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch
quốc tế là Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, viết tắt là Agribank)
là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt
động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn

được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn
đạt gần 267.000 tỷ đồng,
vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo
chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. Agribank hiện có hơn 2700
chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán
bộ nhân viên.
Agribank được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988, hoạt động theo Luật các
Tổ
chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Agribank hiện là Ngân hàng thương mại hàng
đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Trong 21
năm qua NHNo&

PTNT Việt Nam đã có những tên gọi sau:
+ Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (1988).
+ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1990).
+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (1996).
Ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng
phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ
ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 Dự án
Hiện đại hóa hệ thông thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế
giới tài trợ và đang tích c
ực triển khai giai đoạn II của dự án này. Hiện Agribank đã
vi tính hoá hoạt động kinh doanh từ. Trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong
toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử,
dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua

25
mạng SWIFT. Đến nay, Agribank hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và

ngoài nước.
Là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với
trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến tháng 2/2007. Là
thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương
(APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng
Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ
chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO
năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông
nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002.
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, Agribank đã nỗ lực
hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghi
ệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
Một số thành tựu mà Agribank đã đạt được trong thời gian qua:
+ Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới do Chủ tịch nước Việt
Nam trao tặng năm 2003.
+ Là doanh nghiệp giữ ngôi vị số 1 trong số 200 doanh nghiệp lớn nhất
Việt Nam do Cơ quan Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) xếp hạng năm 2007.
+ Top 10 thương hiệu mạnh c
ủa Sao Vàng đất Việt năm 2008.
3.1.2 Khái quát về Agribank Biên Hòa:
3.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
- Agribank Biên Hòa được thành lập theo quyết định số 1772/QĐ/HĐQT-
TCCB ngày 31/12/2008 của chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam.
Agribank Biên Hòa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 03/2009 trên cơ sở chi
nhánh NHNo&PTNT khu công nghiệp Biên Hòa và là đơn vị trực thuộc Agribank
Việt Nam.
- Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động từ tháng 09/2004 trên cơ sở nâng cấp
chi nhánh c
ấp 3 Tam Hòa (trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Đồng Nai cũ), chi nhánh

NHNo&PTNT Biên Hòa đã có những tên gọi như sau:

×