Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

kể lại một kỉ niệm đáng nhớ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.45 KB, 4 trang )

CUỘC THI : “EM YÊU LỊCH SỬ”
Câu 1:
- Ngày 6-12-2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Đó là tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ.
- Những điều tâm đắc nhất về thời đại Hùng Vương là:
Ngày 6/12/2012, tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn
văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức công nhận Hồ sơ “Tín
ngưỡng thờ, cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại. Đây thực sự là một minh chứng khẳng định tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một
di sản văn hóa độc đáo, trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Đồng thời đây cũng là dịp quan
trọng để chúng ta chuyển tải ra thế giới về một di sản vô cùng giá trị, độc đáo đã tồn tại
hàng ngàn năm nay, thấm đẫm vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của
đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài. Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng đã trở
thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam ta, thể hiện lòng biết ơn
của các thế hệ cháu con với công đức của Tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Dù làm gì, ở đâu, mỗi người con đất Việt đều hướng về cội nguồn, hướng về Tổ tiên, với
tấm lòng thành kính, tri ân.
Câu 2: Cảm nhận của em về một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc là:
Cách đây gần 40 năm, ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc
chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải
phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó
khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Là một sự kiện
quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân
dân tiến bộ khắp năm châu bốn biển. Chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói
lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời
của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con
người Việt Nam. Suốt 30 năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cả
dân tộc kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh
cho Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”…
Ngày 30/4 là ngày hoà hợp dân tộc, từng gia đình và cả dân tộc sum họp dưới mái nhà Việt


Nam, người một nước cùng nhìn về một hướng, cùng chung một con đường… Hoà hợp
dân tộc đã hoá giải xung đột, xoá bỏ hận thù, giải phóng nội lực để cùng nhau bước vào kỷ
nguyên mới: Kỷ nguyên hoà bình, thống nhất, độc lập, tự do cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội,
xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn…
Tinh thần chiến thắng 30/4 đang cổ vũ chúng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước hôm nay. Ý chí quyết chiến quyết thắng thôi thúc chúng ta khôg cam chịu cảnh
nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển. Tính sáng tạo, táo bạo, bất ngờ, tranh thủ thời cơ giúp
chúng ta biến thách thức thành cơ hội, xoay chuyển tình thế, vượt lên khó khăn, ổn định
nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn hiện nay… Và nữa, bài học từ phát huy sức mạnh hoà
hợp và đoàn kết toàn dân tộc mách bảo chúng ta tiếp tục có những chính sách khuyến
khích hiền tài, khơi nguồn lực của toàn xã hội, chăm lo tốt hơn nữa những vấn đề an sinh
xã hội…
Câu 3

- Trong lịch sử dân tộc Việt Nam , em yêu thích nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Hiểu biết của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh là :
+ Bác Hồ tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19/5/1890 trong một gia
đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An. Thân phụ của Bác là cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị
Loan.
+ Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị,
Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu
nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước vào ngày 05
tháng 06 năm 1911.
+ Sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, đến tháng 7/1920, Bác đọc tác phẩm của V.I.
Lênin: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa,
đăng trên báo L'Humanité, số ra ngày 16 và 17-7-1920. Người đã nói: "Luận cương
của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui
mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói
trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết

cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. + Ngày 3/2/1930,
tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Ngày 2/9/1945, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả và nhân dân
toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
nước.
+ Ngày 2/9/1969, Bác từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Câu 4:
- Giới thiệu di sản văn hóa: Hồ Hoàn Kiếm của quê hương mà em ấn tượng nhất là :
- Ở tỉnh , thành phố quê hương em có những di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) tiêu
biểu như là : Hồ Hoàn Kiếm , chùa Một Cột , Văn Miếu Quốc Tử Giám , đền Ngọc Sơn ,
Hoàng thành Thăng Long ,…
+ Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai
Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh
năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ. Vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên
thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng
lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427)
dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn
(Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày.
Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên
ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ,
bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về
phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là
hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.
- Theo em , để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa cần phải làm :
+ Giữ gìn di sản văn hóa luôn sạch sẽ.
+ Nhắc nhở mọi người giữ gìn di sản văn hóa.
+ Tổ chức tham quan, tìm hiểu di sản văn hóa.
+ Không được đập phá di sản văn hóa.
Câu 5: Câu thơ :

Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
- Hai câu thơ trên là của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Ý nghĩa của hai câu thơ trên là: Bác Hồ dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết
cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu
gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt. Đặc biệt là thế hệ học sinh
phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ nếu
không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết” quá khứ để rút kinh
nghiệm mà vận dụng cho hiện tại và tương lai.
- Theo em, để người học yêu thích môn lịch sử cần phải làm:
+ Người dạy phải yêu thích môn lịch sử.
+ Người dạy phải hướng người học vào câu chuyện lịch sử, dẫn giải từng bước giống
như một đoạn phim ngắn trong một tập phim dài, luôn làm cho người học háo hức chờ
đợi đến hồi kế tiếp.

×