Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Môi trường hoạt động của tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.56 KB, 6 trang )

CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
I/ Đặt vấn đề
Theo quan điểm vạn năng: “Một nhà quản trị giỏi sẽ biến rơm thành vàng và một
nhà quản trị tồi sẽ làm điều ngược lại” quan điểm này có đúng không?
Câu trả lời là không, vì một nhà quản trị không thể điều khiển được tất cả các tác
nhân tác động đến doanh nghiệp, nếu có thì chỉ kiểm soát được những yếu tố chủ quan
của doanh nghiệp còn những yếu tố khách quan thì không. Đúng như vậy và theo
Robbins: “Nhà quản trị chỉ có ảnh hưởng giới hạn đến kết quả hoạt động của một tổ
chức, bên cạnh đó tổ chức còn chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài”.
II/ Định nghĩa và phân loại
Thuật ngữ môi trường bên ngoài dùng để chỉ những thể chế hoặc những lực lượng
bên ngoài tổ chức nhưng chúng lại có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động
của tổ chức.
Các yếu tố môi trường gồm có môi trường vĩ mô và vi mô. Vì nhóm 8 thực hiện
chủ đề trong môi trường vĩ mô nên sẽ đi sâu vào vấn đề này.
III/ Môi trường vĩ mô – Yếu tố kinh tế
1. Chu kì kinh tế:
Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế
theo trình tự ba pha lần lượt là: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ).
• Đầu tiên doanh nghiệp hoạt động hết công suất, tỷ lệ thất nghiệp của người làm
thuê thấp và thu nhập cao.
• Khi đạt đỉnh tỷ lệ tăng trưởng chậm lại, bắt đầu pha suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp
tăng, doanh số bán hàng giảm, cầu lao động giảm dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp và
giá chứng khoán giảm.
Do cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nên nước ta lại nhanh chóng đi
vào thời kỳ suy thoái 1998-1999. Tốc độ tăng trưởng chỉ còn 5,8% năm 1998 và xuống
đáy 4,8% năm 1999. Cũng trong năm 1999, thất nghiệp tăng lên 6,7% và tỷ lệ thiếu việc
làm ở nông thôn ở mức rất cao 28,9% (Thời báo kinh tế Sài Gòn online:

Trong giai đoạn chu kì kinh tế trong giai đoạn suy thoái, các công ty buộc phải cắt
giảm người nhằm duy trì làm việc với chi phí thấp mà hiệu quả không đổi, từ đó thu nhập


của người dân giảm, do vậy người dân phải giảm chi tiêu đến mức thấp nhất có thể,
doanh nghiệp lâm vào khó khăn.
Không những các tổ chức kinh doanh bị ảnh hưởng, các tổ chức phi kinh doanh
cũng bị ảnh hưởng không kém.
Các trường cao đẳng, đại học có thể đối mặt với việc giảm nguồn tài chính vì
nguồn thu học phí thấp hơn do ít sinh viên theo học vì người dân “nghèo” hơn trong tình
trạng suy thoái kinh tế và việc cắt giảm ngân sách của nhà nước cho trường.
• Sau khi chạm đáy điều kiện kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp vào pha
phục hồi.
• Doanh nghiệp tiếp tục phát triển nhanh và chạm đỉnh, đó là pha bùng nổ. Từ đây
một chu kì mới lại bắt đầu.
Sau chính sách đổi mới 1986, từ năm 1990, nền kinh tế đã nhanh chóng vượt qua
giai đoạn khó khăn và bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDP bình quân
8,2%/năm trong giai đoạn 1991-1995, đạt mức cao nhất trong chu kỳ là 9,5% năm 1994,
thất nghiệp chỉ còn 5,8% (trước đó là năm 1989-1990 khi tăng trưởng GDP trung bình
chỉ đạt 4,9% trong khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 13% năm 1989 và 9% năm 1990). (Thời
báo kinh tế Sài Gòn online: />Tại sao lại có thế như vậy? Ta có thể giải thích rằng: Trong giai đoạn chu kì kinh
tế được phục hồi và tăng trưởng. Với các chính sách hỗ trợ của nhà nước về giá cả, thị
trường đã tác động mạnh đến tiêu dùng, mở ra cơ hội lớn trong kinh doanh. Không
những phát triển được những sản phẩm, dịch vụ cũ mà còn gia tăng cung cấp sản phẩm,
dịch vụ mới cho thị trường đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
2. Lạm phát và giảm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung (được
đo bằng CPI) của nền kinh tế.
Lạm phát Việt Nam dù giảm mạnh nhưng vẫn xếp thứ 3 trong ASEAN
Dù tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đã được kiểm soát nhưng vẫn còn cao so với các
nước khác.
{Video}
Mức độ lạm phát cao có thể gây ra những khó khăn cho các tổ chức vì giá đầu vào
gia tăng sẽ dẫn đến chi phí tăng gây áp lực cho cạnh tranh. Khi lạm phát cao người tiêu

dùng có xu hướng gửi tiết kiệm thay thế cho vay đối với một số tiền nắm giữ như một
phương tiện để tài trợ cho chi tiêu trong tương lai. Thay thế đó làm cho lãi suất thực tế
thanh toán giảm, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Tuy vậy không phải lạm phát luôn gây tác hại cho nền kinh tế mà mặt khác lạm
phát cũng chính là tác nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Giảm
phát, trái ngược với lạm phát. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá
trị âm.
"Nền kinh tế tăng trưởng thì lạm phát có thể được giải quyết, nhưng không có tăng
trưởng thì vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Vì từ đây sẽ xuất hiện sản xuất đình đốn,
thất nghiệp tràn lan, việc làm thiếu thốn và gây ra các hậu quả khó lường về mặt xã hội",
TS Lê Đăng Doanh Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương. Đó chính là tác hại
của giảm phát.
3. Lãi suất ngân hàng:
Lãi suất huy động vốn: là mức lãi người gởi tiền nhận được khi gửi tiền vào ngân
hàng.
Lãi suất cho vay: là mức lãi người vay phải trả cho ngân hàng khi vay vốn.
Lãi suất ngân hàng không những ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư.
Trong năm 2008, dưới sức ép của tình trạng lạm phát tăng cao và tác động từ các
giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng
thương mại đã có những biến động bất thường và gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh
tế. “Dòng người” xếp hàng để rút tiền từ nơi lãi suất thấp sang nơi lãi suất cao vì lãi suất
tiền gửi được đẩy lên liên tục, cao nhất là 19-20%/năm. Theo đó lãi suất cho vay được
đẩy lên đúng bằng lãi suất tối đa, 21%/năm. (Nguồn: )
Khi lãi suất tăng cao, người dân có xu hướng gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn để lấy lãi,
làm lãi suất cho vay cũng tăng lên. Doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề:
Lãi suất huy động vốn
Lãi suất ngân hàng
Lãi suất cho vay

- Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị
giảm sút, thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm.
- Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình trạng hầu
hết các doanh nghiệp buộc phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, cắt giảm việc
đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động.
- Nhiều doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi suất cao đã phải ngừng
hoạt động, giải thể và phá sản.
Về việc hạ lãi suất huy động vốn thì theo thông tin gần đây nhất cuối tháng 8/2014
các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động, tiêu biểu là lãi suất huy động của
Vietcombank đã giảm thêm 0,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn, kỳ hạn 1 tháng còn
4,8%/năm; các kỳ hạn ngắn 2-9 tháng chỉ còn từ 5%-5,7%/năm. (Nguồn:
).
Đó là một tín hiệu tích cực đối với các doanh nghiệp vì chi phí vốn thấp giúp
doanh nghiệp không bị áp lực tài lực, dễ dàng vay vốn, mở rộng kinh doanh.
4. Cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh
tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định, là lưu
lượng tiền tệ giao dịch của một quốc gia với các nước khác trên thế giới.
Cán cân thanh toán không chỉ có ảnh hưởng quan trọng đến doanh nghiệp mà là
một nhân tố quan trọng của nền kinh tế. Nó chính là một bản thống kê được thành lập có
hệ thống các giao dịch kinh tế của một nước với các nước trên thế giới để chúng ta có thể
đánh giá chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia có thành công không, quốc gia đó
đang là con nợ hay là chủ nợ từ đó rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch đạt hiệu quả
hơn.
Cán cân thanh toán và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Lạm phát tăng
thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng dùng hàng nhập khẩu với giá rẻ hơn trong khi hàng
xuất khẩu sang nước khác giảm, từ đó tác động gián tiếp đến tỷ giá hối đoái (mức giá mà
tại đó 2 quốc gia có thể chuyển đổi cho nhau) và tác động trực tiếp đến cán cân thanh
toán.
Vì cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ chặt chẽ, nếu muốn hiểu

rõ hơn thì các bạn hãy nghe nhóm 9 trình bày.
Người soạn: Nguyễn Thị Minh Thùy
Nhóm 8:
Nguyễn Thị Minh Thùy B1309334 Nhóm trưởng
Dương Thanh Nhi B1309301 Thành viên
La Thị Anh Thư B1309336 Thành viên
Trần Ngọc Ngân B1309293 Thành viên
Huỳnh Đăng Khôi B1302308 Thành viên
Mã Hồng Hạnh B1301867 Thành viên

×