Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tổ chức tế vi thép Vật liệu học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 33 trang )

Câu 1: Gang: so sánh tổ chức tế vi, cơ tính và ứng dụng của các
loại gang (hình ảnh)
Theo tổ chức tế vi, người ta phân gang làm 2 loại chính đó là gang trắng và
gang graphit, tuỳ theo hình dạng của graphit, lại chia thành 3 loại: gang xám, gang
dẻo và gang cầu.
Giống: gang xám, gang cầu, gang dẻo
+ Tổ chức tế vi: phần phi kim loại : graphit.
phần nền kim loại: ferit, ferit-peclit, peclit-xêmentit.
+ Cơ tính: Tổ chức graphit là nơi tập trung ứng suất lớn làm gang kém bền
(nhiệt độ chảy thấp, dễ nấu luyện).
Có khả năng chống mài mòn do ma sát.
Tắt rung động và dao động cộng hưởng.
+ Công dụng: có tính đúc và gia công cắt gọt tốt.
Khác :
Gang trắng: Tổ chức tế vi tương ứng với giản đồ pha Fe-C, toàn bộ cac bon
của nó nằm dưới dạng liên kết với sắt trong tổ chưc xêmentit, luôn chứa hỗn hợp
cùng tinh lêđêburit. Có 3 loại:
 Gang trắng trước cùng tinh có %C < 4,3%. Có tổ chức là: Le + Xe
II
.(H.1)
 Gang trắng cùng
tinh có %C = 4,3% có tổ chức Le.(H.2)
 Gang trắng sau cùng tinh có %C > 4,3% và có tổ
chức là Le + Xe
I
.(H.3)
H.1 H.2 H.3
Gang xám Gang cầu Gang dẻo
Tổ
chức
tế vi


Phần
phi kim
loại
Dạng tấm Dạng quả cầu Dạng cụm
Nền
kim
loại
Dạng tấm phân bố
đều trên nền: ferit,
ferit-peclit, peclit-
xêmentit
Dạng cầu thu nhỏ
phân bố đều trên
nền: ferit, ferit-
peclit, peclit-
xêmentit
Phân bố thành
từng đám trên nền:
ferit, ferit-peclit,
peclit-xêmentit
Cơ tính
- Độ bền thấp, giới
hạn bền kéo < 350 –
400MPa (thường
trong khoảng 150 –
350MPa)
- Độ dẻo và độ dai
thấp (δ ≈ 0,5%, a
k
<

100KJ/m
2
)
- Độ cứng thấp( 150
– 250 HB).
- Giới hạn bền kéo
và giới hạn chảy
khá cao (σ
b
= 400-
800MPa, σ
0,2
= 250
– 600MPa)
- Độ dẻo và độ dai
nhất định (δ = 2 ÷
15%, a
k
= 300
÷600KJ/m
2
)
- Độ cứng (225-
369HB).
- Độ bền gần như
bằng gang cầu
song hơn hẳn gang
xám (σ
b
= 300 –

600MPa, σ
0,2
=
200 – 450MPa)
- Độ dẻo cao như
gang cầu (δ = 3 -
15%).
Ứng dụng
làm chi tiết vỏ (vỏ
hộp giảm tốc), mặt
bích, bánh răng,
bánh đà…
Làm trục khuỷu,
trục cán, các chi
tiết máy quan
trọng…
Làm các chi tiết
máy oto, các máy
kéo, máy dệt…
Cơ tính: gang trắng cứng và giòn nên không được dùng trong chế tạo cơ khí,
có độ bền kéo thấp và độ cứng rất cao (400-500HB).
Ứng dụng: Gang trắng chủ yếu dùng để luyện thép, để ủ thành gang dẻo,
làm bi nghiền và làm mép lưỡi cày.
Gang xám: bánh răng, bánh đà, mặt bích…


Gang cầu:trục khuỷu, trục cán, các chi tiết máy quan trọng (dàn gầm)

gg ggcc dđd
Gang dẻo: van cầu hơi, van bi tay gạt nối bích, các chi tiết máy dệt…


Tổ chức tế vi của: gang xám (a), gang cầu (b), gang trắng (c), gang dẻo (d)
Câu 2: Nhôm: so sánh cơ tính,thành phần hóa học,tính công nghệ
của hợp kim nhôm đúc và biến dạng
A.Hợp kim nhôm đúc:
 Hợp kim nhôm - silic
Hợp kim nhôm - silic đúc đơn giản chỉ gồm hai cấu tử với 10 - 13%Si (AA 423.0
hay AΛ2).
- Với thành phần như vậy hợp kim có nhiệt độ chảy thấp nhất.
- Tổ chức hầu như là cùng tinh với tính đúc tốt nhất.
Tuy vậy khi đúc thông thường dễ bị tổ chức cùng tinh thô và tinh thể silic thứ nhất
(trước cùng tinh) như biểu thị ở hình 6.7a, trong đó Si thứ nhất thô to và Si cùng tinh ở
dạng kim như là vết nứt bên trong trong lòng dung dịch rắn α (thực chất là nhôm
nguyên chất với cơ tính rất thấp, σb = 130MPa, δ = 3%).
Nếu qua biến tính bằng muối Na (2/3NaF + 1/3NaCl) với tỷ lệ 0,05 - 0,08%, điểm
cùng tinh sẽ hạ thấp xuống khoảng 10 - 20oC và dịch sang phải, như vậy hợp kim luôn
luôn là trước cùng tinh với tổ chức α và cùng tinh (α + Si), trong đó nhờ kết tinh với độ
quá nguội lớn hơn nên Si trong cùng tinh rất nhỏ mịn (hạt tròn, nhỏ) như biểu thị ở hình
6.7b, làm cải thiện mạnh cơ tính, σb = 180MPa, δ = 8%.
Hình 6.6. Góc Al của giản đồ Al - Si (đường chấm chấm ứng với khi biến tính)
Hình 6.7. Tổ chức tế vi của hợp kim Al - (10 - 13)%Si: a. không biến tính, b. có qua
biến tính
 Các hợp kim Al - Si - Mg(Cu)
Là các hợp kim với khoảng Si rộng hơn (5 đến 20%) và có thêm Mg (0,3 - 0,5%)
để tạo ra pha hóa bền Mg2Si nên hệ Al - Si - Mg (ví dụ mác AA 356.0) phải qua nhiệt
luyện hóa bền.
- Cho thêm Cu (3 - 5%) vào hệ Al - Si - Mg kể trên cải thiện thêm cơ tính và có tính
đúc tốt (do có thành phần gần với cùng tinh Al - Si - Cu
Chất biến tính thường sử dụng: 2/3 NaF + 1/3 NaCl
B. Hợp kim nhôm biến dạng:

1.Hợp kim nhôm biến dạng không hóa bề n đư ợc bằng nhiệt luyện:
 Hợp kim Al - Mg :
Để tránh tạo nên lưới Mg2Al3 người ta thường chỉ dùng < 4%Mg (trong một
số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 6 - 7% tuy đạt độ bền cao hơn nhưng dễ bị ăn
mòn hơn)
Nhẹ nhất trong số các hợp kim nhôm và có độ bền khá, có thể cải thiện bằng biến
dạng nguội.
- Khả năng biến dạng nóng, nguội và hàn đều tốt.
- Tính chống ăn mòn tốt và có thể cải thiện bằng anod hóa.
Hình 6.3. Góc Al của giản đồ pha Al - Mg
2.Nhôm sạch :
Nhôm sạch hay chính xác hơn là nhôm thương phẩm có ít nhất 99,0%Al với hai mác điển hình AA1060 và AA1100.
Ở trạng thái ủ có độ bền thấp, mềm nhưng rất dẻo, dễ biến dạng nguội, nhờ đó giới hạn chảy tăng lên rất mạnh (2 đến 4 lần) và cứng lên nhiều. Nhờ có tính chống ăn mòn nhất định (do độ sạch cao).
3.Hợp kim nhôm biến dạng hóa bền được bằng nhiệt luyện:
 Hệ Al - Cu và Al - Cu – Mg:
Bảng 6.1. Thành phần hóa học (%) và cơ tính của các hợp kim nhôm theo AA
- Hóa bền được bằng nhiệt luyện (tôi + hóa già) → tăng cơ tính cho vật liệu
- Cơ chế hóa bền Al-Cu (do có sự tiết ra Cu tập trung dưới dạng CuAl
2
):
+ giai đoạn I: sự bão hòa các nguyên tố hợp kim (Cu) tạo nên các vùng hình đĩa (d ~ 5nm) → xô lệch mạng→ hóa bền
+ giai đoạn II: hàm lượng Cu tăng đạt Cu:Al=1:2, các vùng hình đĩa lớn dần lên hình thành pha
+ giai đoạn III: nếu nhiệt độ cao hơn, pha θ chuyển dần về cấu trúc của CuAl
2
và làm độ bền giảm nhanh chóng →Để xuất hiện CuAl
- Đặc điểm: Độ bên cao, khối lượng riêng nhỏ→ độ bền riêng cao
Hình 6.4. Góc Al của giản đồ pha Al - Cu (CuAl2 được ký hiệu là θ)
Hình6.5Sự thay đổi giới hạn bền theo thời gian (hóa già) sau khi tôi của hợp kim AlCu4
Câu3: So sánh cơ tính và thành phần hóa học, tính công nghệ của
hợp kim đồng brong & latong:

Do lịch sử phát triển lâu đời các hợp kim khác nhau của đồng (Cu) mang những
tên riêng: latong (đồng thau), bronze (đồng thiếc)
 Bronze (đồng thiếc):

- Cơ tính: bronze đạt được độ bền chống ăn mòn cao và các tính chất chịu mài mòn
tốt. Các tính chất này giúp cho đồng thiếc có ứng dụng trong công nghiệp hóa
chất để chế tạo các dụng cụ đúc, cũng như trong vai trò của vật liệu chịu mài mòn
trong các lĩnh vực khác.
- Thành phần hóa học: chứa từ 75 -90 % là đồng và 25-10 % là thiếc ,ngoài ra
ngày nay bronze còn co thể chứa them kẽm ,thành phần kẽm có thể lên đến 10%
với mức độ như thế nó gần như không thay đổi các tính chất của đồng thiếc mà
chỉ làm cho bronze rẻ tiền hơn. Một số nguyên tố khác như chì và phốt pho làm
tăng khả năng chịu mài mòn của bronze và khả năng gia công bằng cắt gọt.
- Tính công nghệ: bronze được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực khác nhau vì
có độ bền cao, chịu được uốn ,cắt dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, độ chảy loãng tương
đối không cao, bronze vẫn được ứng dụng thành công để nhận được các vật đúc
có hình thể phức tạp, kể cả các đồ đúc nghệ thuật.
 Latong (đồng thau )
- Thành phần hóa học: latong là hợp kim của Cu-Zn
- Cơ tính:
• Ở pha apha :Điều đặc biệt của pha này là khi hoa tan Zn vào Cu không những nâng
cao độ bền và đọ dẻo của dung dịch (thông thường độ bền tang lên thì độ dẻo và độ
dai phải giảm xuống).Độ dẻo cao nhất ứng với 30% Zn,khi pha them Zn ,màu đỏ
của đồng nhạt dần và chuyển thành màu vàng.
• Ở pha beta :có thành phần giao đông khoảng từ 46-50% Zn ,latong cứng và giòn
cao hơn đặc biệt là ở nhiệt độ thấp
- Tính công nghệ :
• Latong một pha apha thường chứa ít hơn 35% Zn .Do có tính dẻo cao nó là loại
biến dạng được cán nguội thành các bán sản phẩm ,làm các chi tiết qua dập
• Latong chứa 5-12% Zn có tính chất khá giống đồng được làm các đồ dùng và các

chi tiết giả như tiền xu ,huy chương khuy áo .
• Latong chứa 20 % Zn có màu vàng giống Au được làm các chi tiết trang sức,giả
vàng
• latong chứa khoảng 30%Zn có tính dẻo rất cao và độ bền cao nên được sử dụng
làm các chi tiết dập sâu với công dụng chủ yếu là làm vỏ đạn.
Câu 4: Polyme : so sánh cơ tính và tìm 8 ứng dụng của 8 loại polyme
thông dụng, tìm quá trình chế tạo : ống nước nóng, ống nước thường,
bánh răng, chai nước ngọt, vỏ nhựa bút bi.
I. SO SÁNH CƠ TÍNH VÀ ỨNG DỤNG
1.1 Nhựa PE:
STT TÊN TỈ TRỌNG ChỈ số chảy(g/10 phút)
1 HDPE( High density
polyethylene)
0.95 – 0.97( Độ kết tinh lớn) 0.1 - 20
2 LDPE( Low density
polyethylene)
0.91 – 0.93 ( Độ kết tinh thấp) 0.1 - 60
3 LLDPE( Linear low
density polyethylene
Khối lượng riêng thấp, có t
o

nóng chảy thấp
1.1 50
Thông thường ta chỉ đề cập tới 2 loại là: HDPE và LDPE:
Thông số HDPE LDPE
Tỉ trọng 0.95 – 0.96 0.92 – 0.93
Độ hút trong nước 24 giờ < 0.01% <0.02%
Độ kết tinh(%) 85 - 95 60 - 70
Điểm hóa mềm(

0
C) 120 90
Nhiệt độ chảy(
0
C) 133 112
Chỉ số chảy( g/10 phút) 0.1 - 20 0.1 - 60
Độ cứng shore 60 – 65 30 - 35
Độ dãn dài (%) 200 - 400 400 - 600
Lực kéo đứt( kg/cm
2
) 220 - 300 115 - 150
→Kết luận:
• Mờ và trắng, tỉ trọng nhỏ hơn 1.
• Độ hòa tan:
+ Ở t
0
thường PE không tan trong bất cứ dung môi nào, nhưng để tiếp xúc lâu
với khí hydrocacbon thơm đã clo hóa thì bị trương.
+ Ở t
0
trên 70
o
, PE tan yếu trong toluence, xilen, parafin…
+ Ở t
0
cao, PE cũng không tan trong nước, acid axetic, acetone…
• Cách điện tốt, độ kháng nước cao, không hút ẩm.
• Bị lão hóa dưới tác dụng của õi không khí, tia cực tím.
• Độ bám dính kém.
Ứng dụng:

+ Giấy cách điện, dây cáp và chi tiết điện, màng và tấm…
+ SP kháng dung môi va dầu nhớt: thùng chứa dung môi, chai lọ, bao bì…
+SP công nghiệp: két nước ngọt, két bia(chống UV), nắp chai nước tương, đồ
chơi,ống nước nóng…
1.2 Nhựa PP:
- Các thông số cơ bản:
+ Tỉ trọng: 0.9 – 0.92
+ Độ hấp thụ nước trong 24h: <0.01%
+ Độ kết tinh: 70%
+ Nhiệt độ nóng chảy: 160
0
C – 170
0
C
+ Chỉ số chảy: 2 – 60g/10 phút
+ Độ cứng: 90 - 95
+ Lực kéo đứt: 250 – 400 kg/cm
2
+ Độ dãn dài: 300 – 800%
→Kết luận:
+ Không màu, bán trong suốt.
+ Nhựa PP có độ bền kéo, độ cứng, độ dai cao hơn nhựa PE.
+ Kháng nhiệt tốt hơn PE, đặc biệt tính chất cơ học tốt ở t
o
cao.
Ứng dụng:
+ SP cần độ cứng: nắp chai nước ngọt, thân và nắp bút mực, hộp nữ trang…
+ SP kháng hóa chất: chai lọ thuốc y tế, ống tiêm, nắp thùng chứa dung môi,
màng mỏng bao bì
+ Dùng cách điện tần số cao: Tấm, vật kẹp cách điện…

1.3 Nhựa PA
- Các thông số cơ bản:
+ Tỉ trọng: 1.02 – 1.16
+ Độ bền, đứt: 350 – 900 kg/cm
2
+ Độ dãn dài: 10 – 40 %
+ Nhiệt độ nóng chảy: 135 – 238
0
C
→ Kết luận:
+ Không màu, bán trong suốt.
+ Nhựa PA có độ bền kéo, độ cứng, độ dai cao hơn nhựa PE, PP.
+ Độ hấp thụ nước cao.
+ Tính chống ma sát và tính bôi trơn tốt, cash điện tốt.
Ứng dụng:
- Gia công ép đùn để sản xuất:
+ Màng mỏng bao bì cho các sản phẩm.
+ Kéo sợi dệt lưới đánh cá, sợi bàn chải đánh răng, sợi cho các loại dụng cụ thể
thao…
+ Sản xuất ống các loại, bọc dây cáp điện
- Gia công ép phun: Bánh răng hộp số, bánh xe nhựa, dụng cụ thể thao, vỏ otoo,
chi tiết quạt điện…
1.4: Nhựa PVC
Cơ tính của nhựa PVC ở 200
0
C
Mật độ 1430 - 1500 kg / m
3
Độ bền kéo tối thiểu 45 MPa
Cường độ nén 66 MPa

Sức chống cắt 39 MPa
Độ bền kéo (Youngs) mô đun 2750 MPa (ở tải cao)
Độ cứng (Shore) 85 (ASTM D2240)
Độ cứng (Brinnell) ở 23 ° C 12-15
Kéo dãn 50 - 80%
TÍNH NHIỆT
Chịu nhiệt độ tối đa liên tục 60 ° C
Nhiệt dung riêng 1047 J / kg / ° C
Hệ số giãn nở tuyến tính 7 x 10
-5
/ ° C
Dẫn nhiệt 0,13-0,15 W / m / ° C
Chống nhiệt PVC tự dập lửa không hỗ trợ quá trình đốt cháy.
→ Kết luận:
+ Nhựa PVC có độ bền kéo, uốn, cường độ nén cao hơn nhựa PP, PE nhưng thấp
hơn nhựa PA
+Có tính dòn, không mềm dẻo như PE hoặc PP
+ Chống thấm hơi, nước kém hơn các loại PE, PP
Ứng dụng:
+Dùng làm ống nước, vỏ dây điện, chế da nhân tạo, vật liệu màng, vật liệu cách
điện, sơn tổng hợp…
+ Sử dụng làm nhãn màng co các loại chai, bình bằng nhựa hoặc màng co bao
bọc các loại thực phẩm bảo quản , lưu hành trong thời gian ngắn như thịt sống, rau
quả tươi…
+Ngoài ra, PVC được sử dụng để làm nhiều vật gia dụng cũng như các lọai sản
phẩm thuộc các ngành khác.
1.5 Nhựa PC
- Các thông số cơ bản:
+ t0 nóng chảy: 235 – 275
0

C, t0 làm mềm: 132 – 138
0
C, t0 chảy: 215 222 0c, t0 tự
bốc cháy: 500
0
C.
→ Kết luận:
+ Tính chống thấm khí, hơi cao hon các loại PE, PVC nhưng thấp hơn PP, PET
+ Trong suốt, khả năng chịu được va đập, độ giãn nở cao, khả năng cách âm, chịu
ma sát-mài mòntốt hơn PE, PP.
+ Khả năng chịu được trong môi trường ăn mòn như: muối, kiềm, axit…
Ứng dụng:
+ Sản xuất nón bảo hiểm, đĩa hát….
1.6 Nhựa ABS
- Các thông số cơ bản:
+ Tỉ trọng: 1.04 – 1016.
+ Nhiệt độ biến dạng nhiệt: 60 – 120
0
C.
+ Độ bền, đứt: 350 – 600 kg/cm
2
.
+ Độ dãn dài: 10 – 50 %.
→ Kết luận:
+ Độ bền nhiệt, độ bền va đập tốt hơn PS.
+ Độ trùng hợp, kết tinh thấp.
Ứng dụng:
+ Làm suốt chỉ, nút tivi, vỏ máy giặt, vỏ điện thoại, cánh quạt điện, vỏ máy
ảnh…
+ Ép đùn ra các loại tấm sử dụng cho nhiều phương pháp gia công khác nhau

cho ra nhiều sản phẩm khác nhau.
1.7 Nhựa PTFE (Teflon)
- Các thông số cơ bản:
Thông số Gía trị
Tỷ trọng (g/cm
2
) 2.14 – 2.25
Độ dai va đập >20
Độ bền (N/mm
2
)
Khi kéo:
Khi uốn:
Khi nén:
14 – 25
16-31
11-14
Biến dạng dài tương đối (%) 250 - 500
Độ cứng Brinel (kg/mm
2
) 3 - 4
Hệ số dẫn nhiệt >400
Nhiệt độ nóng chảy (
0
C) 3270
0
C
→ Kết luận:
+ Nhựa Teflon không tan trong bất kì một loại dung môi nào.
+ Có hệ số ma sát cực kỳ thấp đứng thứ 2 sau kim cương, không bám dính bề

mặt.
+ Khả năng chịu nhiệt cao , nhiệt độ làm việc và nhiệt độ nóng chảy cao.
+ Chịu hóa chất tốt, PTFE không phản ứng với bất kỳ hóa chất nào.
Ứng dụng:
+ Dùng để tráng lên bề mặt các dụng cụ nhà bếp( nồi cơm điện, chảo chống
dính…)
1.8. Cao su tự nhiên
- Các thông số cơ bản:
+ Khối lượng riêng: 913 kg/m
3
+ Hệ số dãn nở thể tích: 656.10
-4
+ Nhiệt dẫn riêng: 0.14 w/m
0
k
+ Nhiệt dung riêng: 1,88 KJ/Kg
0
k
→ Kết luận:
+ Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su, đàn hồi tốt (nhờ cấu trúc cis điều
hòa), không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước, không tan trong nước,
etanol…nhưng tan trong xăng và benzen
+ Cao su thiên nhiên lưu hóa có tính chất cơ học tốt, đặc biệt bền kéo xé tốt,
chịu nhiệt, lâu mòn
+ Cao su thiên nhiên có tính kháng rất tốt với hầu hết các dung dịch muối vô cơ,
kiềm, và các acid không oxy hóa (ngoại trừ hydrochloric acid.
Ứng dụng:Cao su thiên nhiên được ứng dụng sản xuất các lốp và ruột xe khí nén,
dây đai truyền năng lượng, dây đai băng tải, gaskets, phớt, ống, lớp lót bể chứa hóa
chất (dung dịch muối vô cơ, kiềm và các acid không oxy hóa), đệm giảm xóc hấp
thu âm thanh và rung động và đệm làm kín chống không khí, ẩm, âm thanh và chất

bẩn
II.QUY TRÌNH CHẾ TẠO
1.Vỏ chai nước suối.
2. Ống nước nóng
-Thông thường sử dụng ống phức hợp nhôm nhựa làm ống dấn nước nóng.
-Kết cấu gồm 2 lớp nhựa HDPE , ở giữa là lớp nhôm được kết dính bằng 2 lớp
keo dán đặc biệt tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa nhựa và nhôm làm tăng khả
năng chịu áp lực , tăng độ bền của ống và hoàn toàn khắc phụ thẩm thấu .Ống
phức hợp nhôm nhựa có đường kính Ø10mm - Ø50mm , sản phẩm có chất lượng
cao , chuyên dùng cho dẫn nước nóng đến 95°C
, người ta hay cuốn chỉ hoặc vải vào quanh lõi than chì để tạo thành lớp vỏ bên
ngoài, thuận
3. Bánh răng
- Nguyên liệu: thép tròn, hay thép rèn. Sau đó gia công thô theo kích thước cần
thiết, và đưa vào công đoạn kế tiếp.Đến đây, về cơ bản phải chọn vật liệu theo bản
vẽ để tiến hành gia công nhưng cũng có trường hợp phải chọn vật liệu phù hợp
mục đích sử dụng. Ngoài ra, tùy theo vật liệu, để giảm thiểu biến dạng hay biến
tính trong quá trình xử lý nhiệt, có nhiều trường hợp phải cần thêm công đoạn gọi
là "Điều chất" để cân bằng các phân tử của vật liệu. Đây là một công việc yêu cầu
phải có “kinh nghiệm và cảm giác ".
- Trong công đoạn gia công thô, sử dụng máy tiện, máy phay để cắt thép tròn
hay thép rèn, tất nhiên gia công sao cho thuận lợi trong các bước tạo răng tiếp
theo. Ngoài ra, vì kích thước sẽ thay đổi sau khi xử lý nhiệt, nên cần phải xem xét
kỹ vấn đề nà. sử dụng dao cắt có thể đảm nhiệm việc “ phay lăn bo tròn đỉnh răng
– Semi-topping hobbing hoặc Semi-topping pinion cutter” để tạo răng
- Cà răng là công đoạn xử lý tinh sau khi đã tạo hình răng. Cà răng về cơ bản là
dùng để chỉnh kích thước đến đơn vị micro, và làm tăng độ chính xác. Công đoạn
này trở nên rất cần thiết vì nó tạo ra kích thước tế vi của bề mặt, giúp đưa ra kích
thước gần như kích thước tuyệt đối của bánh răng yêu cầu. Tất nhiên, cũng phải
suy nghĩ đến vấn đề kích thước bị biến đổi sau công đoạn xử lý nhiệt. Tuy nhiên,

có thể nói dựa vào công đoạn cà răng, quyết đinh được biên dạng răng, gân răng
có đồng đều giữa các răng hay không, và từ đó quyết định đến tuổi thọ của bánh
răng. Ngoài ra, để hai bánh răng ăn khớp một cách dễ dàng có trường hợp cần
phải vát cạnh bánh răng trước khi gia công cà răng.
- Hầu hết các bánh răng đều được xử lý nhiệt. Xử lý nhiệt thì giúp tăng độ cứng
nhưng, nếu xử lý quá nhiệt, bánh răng sẽ bị giòn và trở nên dễ bị vỡ, ngược lại nếu
xử lý thiếu nhiệt, thì sẽ không đủ độ cứng cần thiết. Sau khi xử lý nhiệt , kích
thước sản phẩm sẽ bị thay đổi, vì vậy mà cần tính toán trước để bù trừ lượng thay
đổi này trong quá trình gia công. Xử lý nhiệt có rất nhiều phương pháp như: thấm
carbon, ram, thấm Nitơ, tôi cao tần,…
- Kích thước của biên dạng và bề mặt răng hầu như được quyết định sau công
đoạn cạo răng. Tuy nhiên xét đến chuyển động quay của bánh răng thì, còn nhiều
yếu tố quan trọng khác, như là để phòng độ lệch trục khi quay thì cần phải gia
công tinh đường kính trong và ngoài . Để gia công tinh như thế, sử dụng đá mài
quay với tốc độ cao.
- Cuối cùng là công đoạn kiểm định trước khi xuất hàng.Sử dụng máy kiểm định
bánh răng tối tân để một lần nữa kiểm tra độ đồng đều của biên dạng răng và thân
răng.
4 Sản xuất bao nilong:
Hạt nhựa LDPE được pha màu, nung chảy rồi thổi thành túi, cắt dán, cắt quai xách
để trở thành túi nylon loại 1. Túi loại 2 có quy trình dài hơn: nhựa phế phẩm được
đập bụi, phân loại, băm trong nước rồi rửa sạch, sấy hoặc phơi khô. Nguyên liệu
này sau đó được xay nhỏ, tạo hạt, trộn với hạt HDPE rồi quy trình tiếp tục giống
như đối với túi nylon loại 1. Với loại màng nylon làm nguyên liệu SX áo đi mưa
tiện lợi, hạt nhựa LDPE được pha màu, nung chảy, thổi thành màng rồi cuốn
thành cuộn thành phẩm.
Câu 5: Hình ảnh và cấu tạo sơ bộ, quy trình hoạt động của các thiết bị đúc áp
lực, đùn, ép phun, cán thổi.
• MÁY ĐÚC ÁP LỰC:
Cấu tạo sơ bộ của máy đúc áp lực bao gồm : hệ thống thủy lực,xilanh đẩy ,giá

múc rót kim loại,bàn gá khuôn,khuôn đúc ,hệ thống rút sản phẩm.
Quy trình làm việc của máy đúc áp lực :
Hình 1.3 : Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy đúc áp lực buồng nguội
 Giai đoạn thứ nhất : Giai đoạn cấp liệu:
Sau khi khoá khuôn lên bàn máy, hệ thống xy lanh thuỷ lực làm nhiệm vụ
khoá khuôn sẽ hoạt động, khi đó hai nửa khuôn sẽ được ép chặt vào với nhau.
Trong giai đoạn này cốc rót kim loại lỏng sẽ rót kim loại lỏng vào trong xy lanh ép,
sau khi kim loại lỏng đã điền đầy cốc rót, pittông ép sẽ đi qua và bịt lỗ rót, vận tốc
pittông ép và áp lực trong buồng ép lúc này còn nhỏ. Vì khi đó áp lực chỉ cần đủ để
thắng lực ma sát.
 Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn điền đầy hốc khuôn.
Kim loại đã được điền đầy buồng ép, trong giai đoạn này tốc độ pittông tăng
lên,và đạt giá trị cực đại v
2
, đồng thời áp suất p
2
cũng tăng lên rất nhanh và đạt giá
trị cực đại, lúc này pittông ép sẽ ép kim loại lỏng vào trong lòng khuôn, với tốc độ
dòng chảy của kim loại là rất lớn, nên khoảng thời gian điền đầy là rất nhanh, kim
loại trong khuôn sẽ hình thành nên hình dạng của vật đúc,sau một khoảng thời
gian rất ngắn, khi hình vật đúc được hình thành, lúc này kim loại sẽ được làm
nguội nhờ hệ thống làm mát của khuôn.
 Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn mở khuôn
Nửa khuôn di động sẽ đựơc mở ra nhờ hệ thống hệ thống đóng mở khuôn,
và đồng thời lúc này các cơ cấu side code cũng được rút ra. Lúc này vật đúc vẫn
nằm ở phía khuôn động.
 Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn đẩy sản phẩm
Lúc này hệ thống đẩy sản phẩm sẽ làm nhiệm vụ đẩy sản phẩm rơi ra khỏi
khuôn đúc, đồng thời pittông ép lúc này cũng di chuyển về phía buồng ép. Sau khi
sản phẩm được rơi ra thì phần khuôn di động được hệ thống đóng mở khuôn ép

vào phần khuôn tĩnh. Một chu trình mới lại được bắt đầu.
• THIẾT BỊ ĐÙN
Cấu Tạo
Qui trình
+Máy có chức năng hóa dẻo nguyên liệu nhựa và phụ gia, là khâu quan trọng
trong quá trình gia công các sản phẩm nhựa .
+Motor cấp liệu được nối với vít tải cấp liệu sẽ đưa nhựa và chất phụ gia đã
được trộn sẵn xuống vít đùn
+Motor đùn thông qua bộ truyền sẽ xoay vít đùn để đẩy nhựa hóa dẻo ra khuôn
đùn

×