Luận văn tốt nghiệp đại học
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thế giới tự nhiên thì chim là những động vật có xương sống có khả
năng đặc biệt để chiếm lĩnh bầu trời đó là khả năng bay lượn.
Về vai trò sinh thái thì chim góp phần đảm bảo sự cân bằng sinh thái qua
việc tiêu diệt những loài có hại nhưng lại sinh sản nhanh như sâu bọ, chuột
Những đặc điểm hình dạng bên ngoài (lông, mỏ, chân, cánh, ) là một
trong những yếu tố để phân biệt các loài chim. Đề tài “Sưu tập và mô tả đặc
điểm hình dạng ngoài của một số loài chim” cùng với việc thực hiện bộ sưu tập
các mẫu dồn gòn và tiêm formol sẽ góp phần đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cho
việc giảng dạy môn động vật có xương ở Bộ môn Sinh, Đại học Cần Thơ.
Trên đây là những cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài này.
Trang
1
Luận văn tốt nghiệp đại học
PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. GIỚI THIỆU VỀ LỚP CHIM:
Chim sống khắp nơi trên hành tinh chúng ta: từ vùng núi cao đến các địa cực
giá lạnh, từ vùng đồng bằng đến các rừng sâu, từ vùng đô thị đến các đại dương
bao la …
Chim có những đặc điểm giống bò sát: chim thiếu tuyến da, chỉ có một lồi cầu
chẩm, có khớp gian cổ tay và gian cổ chân, hệ niệu sinh dục tương tự và phôi
phát triển với màng phôi. [Tiến, 1977]
Tuy nhiên, chim có những đặc điểm tiến bộ hơn bò sát: cơ quan thị giác, thính
giác phát triển cùng với não bộ; thân nhiệt cao không đổi; tim có bốn ngăn làm
máu không pha trộn; đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con. Đặc biệt chim có bộ lông vũ
và có đôi cánh đã giúp chim chiếm lĩnh bầu trời. Và để thích nghi với sự bay
lượn thì cấu tạo cơ thể chim có những đặc điểm thích nghi đặc biệt: bộ xương
chắc, xốp, nhẹ, răng tiêu giảm; không có bóng đái…
Một cách ngắn gọn có thể nói: “chim là những động vật có xương sống đi
bằng hai chân, có bộ lông vũ và hai chi trước biến thành cánh”.
Về mặt sinh học chim có hai đặc điểm chủ yếu là: sự trao đổi chất mãnh liệt
trong cơ thể và sự di chuyển của chim trong không khí bằng cách bay. Để bay
được thì cơ thể chim phải tiêu tốn nhiều năng lượng tức phải có sự trao đổi chất
mạnh mẽ và chim phải cần nhiều oxi. Để đáp ứng nhu cầu oxi thì ngoài phổi,
trong cơ thể chim còn có một hệ thống túi khí với cách hô hấp kép. [Quý, 1975]
Hiện nay lớp chim có khoảng 8600 loài được xếp vào ba tổng bộ:
*Tổng bộ chim chạy (Gradientes): gồm 2 bộ đại diện
-Bộ Đà điểu (Struthioformes): Đà điểu Phi Châu (Struthia camelus)
-Bộ Không cánh (Apterygiformes): Chim Kivi (Apteryx) sống ở Tân Tây
Lan.
*Tổng bộ chim bơi (Natantes): chỉ có một bộ Chim cụt (Sphenisci) gồm
khoảng 10 loài đại diện là giống chim cánh cụt Aptenodytes sống ở bờ biển Nam
Cực, giống Spheniscus sống ở bờ biển Nam Cực, bờ biển Nam Mỹ, bờ biển Nam
Phi, đảo Galapagos.
Trang
2
Luận văn tốt nghiệp đại học
*Tổng bộ chim bay (Carinates): với khoảng 40 bộ. Một số bộ đại diện:
-Bộ Hải âu (Procellariformes)
-Bộ Cò (Ciconiiformes)
-Bộ Sếu (Gruiformes)…
Trong đó bộ Sẻ (Passeriformes) là bộ có số lượng loài đông nhất với khoảng
5093 loài phân bố rộng rãi (trừ vùng cực).
Riêng ở Việt Nam số lượng chim có khoảng 767 loài, nếu kể luôn phân loài thì
có trên 1000, được xếp vào khoảng 20 bộ trong đó bộ Sẻ có khoảng 369 loài
thuộc 24 họ. [Quý, 1981]
Trong các tổng bộ trên thì chim chạy là nhóm chim nguyên thủy nhất mất khả
năng bay và chỉ chạy được trên mặt đất. Chim bơi cũng mất khả năng bay và chỉ
bơi được trong nước, di chuyển trên mặt đất thì nặng nề. Chim bay gồm đại bộ
phận các loài chim hiện nay và có đôi cánh rất phát triển. [Tiến, 1977]
2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH DẠNG BÊN NGOÀI:
So với bò sát chim có thân ngắn, đầu nhỏ, cổ dài và đuôi ngắn (không kể lông
đuôi). Hai chi trước biến đổi thành cánh để bay, hai chi sau cũng biến đổi để
nâng đỡ cơ thể trong khi đậu cũng như di chuyển trên mặt đất.
2.1. Đầu chim:
Đầu chim có hình dạng kích thước khác nhau tùy loài nhưng có điểm chung
là tương đối tròn, có mang mỏ sừng, hai bên đầu có mắt với hai mí và màng
nháy.
Đầu chim có nhiều trang trí thay đổi tùy nhóm và tùy loài chim, thấy rõ nhất
ở chim trống.
-Có thể có mào thịt với màu sắc sặc sỡ trên đỉnh đầu (gà) hay sau mắt
(yểng).
-Có thể có mào sừng trên đầu (đà điểu Úc).
-Phổ biến là mào lông ở trên đầu (chào mào, đầu rìu…) hoặc trên trán
(các loài chèo bẻo).
-Trên đầu có thể có nhiều vạch lông với màu sắc khác nhau.
Trang
3
Luận văn tốt nghiệp đại học
Phần dưới gốc mỏ có thể có hai mảnh thịt gọi là tích hay thài lài (dái tai).
2.2. Mỏ chim:
-Mỏ chim có hình dạng rất thay đổi tùy theo chế độ thức ăn nhưng tất cả
đều có hai mảnh sừng. Mỏ bị mòn sẽ được đổi mới dần và liên tục nhờ tầng
Malpighi. Hai bên sống mỏ có hai lỗ mũi.
Trang
4
Hình 2: Các vạch lông ở đầu chim
Hình 1: Các bộ phận trên đầu chim
1. Con ngươi (đồng tử)
2. Mống mắt
3. Vòng quanh mắt
4. Vùng trước mắt
5. Mỏ trên
6. Mép mỏ
7. Mỏ dưới
8. Gốc mép mỏ
1. Dải giữa đỉnh đầu
2. Dải bên đỉnh đầu
3. Lông mày
4. Vành mắt
5. Vạch ngang mắt
6. Vạch gốc mỏ
7. Vạch dưới gốc mỏ
8. Vạch gò má
Hình 3: Các dạng mỏ chim
1. Mỏ chim mỏ nhát
2. Mỏ diệc
3. Mỏ chim kivi
4. Mỏ cò quăm
5. Mỏ vẹt
6. Mỏ gà
7. Mỏ chim gõ kiến
8. Mỏ cò thìa
9. Mỏ chim mỏ cứng
10. Mỏ chim đại bàng
Luận văn tốt nghiệp đại học
-Mỏ điển hình thuộc các loài chim ăn tạp (gà, quạ) có thể dùng để rỉa thịt,
vặt quả, bắt sâu bọ, mổ hạt…
-Các dạng mỏ khác phân tính theo hướng thu hẹp chức năng thuộc các loài
chim có thức ăn chuyên hóa
+Mỏ chim di (Lonchura) hình nón khỏe chỉ mổ hạt.
+Mỏ chim bã trầu (Aethopyga) dài, cong có thể hút mật hoa.
+Mỏ chim cắt, chim ưng có mỏ quắp để rỉa mồi và có thêm răng sắc ở mỏ
để xé thịt.
+Mỏ các loài chim ở nước ăn động vật thủy sinh biến đổi hơn cả. Mỏ vịt có
bờ răng cưa để lọc thức ăn, mỏ bồ nông có túi da dưới mỏ để chứa cá…
2.3. Cổ chim:
Cổ có chiều dài thay đổi tùy loài, thường chiều dài cổ tỉ lệ với chiều cao
thân. Cổ có tác dụng giúp chim bắt mồi, giữ thăng bằng cho chim khi vận chuyển
(bay, chạy).
-Các loài chim kiếm ăn ở nước hay ở bờ nước (diệc,cò…) hoặc các loài
chim ở cạn nhưng chạy nhanh (đà điểu) đều có chân cao, cổ dài.
-Các loài chim bay nhiều, ít đậu lại có chân và cổ ngắn (cú muỗi, én…).
Trang
5
Luận văn tốt nghiệp đại học
2.4. Cánh chim:
Cánh chim (kể cả lông cánh) có hình dạng thay đổi tùy theo cách bay nhưng
chung nhất là có các thành phần ăn khớp thành hình chữ Z, có màng da nối với
nhau và nối với bờ vai.
-Các loài chim bay lướt trên cạn có cánh rộng và dài (diều hâu, kềnh
kềnh…)
-Chim bay lướt trên nước có cánh hẹp và dài (hải âu)
-Chim bay nhanh có cánh dài và nhọn (én)
-Chim bay chậm có cánh ngắn và tròn (cun cút)
Riêng các loài chim thuộc tổng bộ chim chạy thì cánh không phát triển và
chim mất khả năng bay. Ở bộ không cánh với giống Apteryx cánh không nhìn
thấy ở ngoài.
Các loài thuộc tổng bộ chim bơi thì cánh phát triển theo hướng bơi lội nên
có dạng như mái chèo giúp chim vận chuyển trong nước dễ dàng (chimcánh cụt).
2.5. Đuôi chim:
Đuôi có chức năng cản không khí và nâng bổng thân chim, đuôi chim còn
phối hợp với cánh lái chim trong khi bay. Ngoài ra đuôi còn có tác dụng làm bệ tì
giúp chim giữ thẳng thân khi đậu (cốc) hoặc giúp chim lấy đà để mổ mạnh vào
thân cây (gõ kiến). Tùy theo chiều dài của từng lông đuôi mà có nhiều dạng đuôi
khác nhau:
- Đuôi vuông.
- Đuôi nhiều cấp.
- Đuôi tròn.
- Đuôi có dãy nhọn ở giữa.
- Đuôi chẻ đôi rất sâu.
- Đuôi chẻ đôi sâu.
- Đuôi nhọn.
- Đuôi chẻ đôi nông.
Đuôi có chức năng khoe mã trong kết đôi thì có hình dạng đặc biệt với
nhiều màu sắc rực rỡ (công, thiên đường…).
Trang
6
1. Đuôi vuông
2. Đuôi nhiều cấp
3. Đuôi tròn
4. Đuôi có dãy nhọn ở giữa
5. Đuôi chẻ đôi rất sâu
6. Đuôi chẻ đôi sâu
7. Đuôi nhọn
8. Đuôi chẻ đôi nông
Luận văn tốt nghiệp đại học
2.6. Chân chim:
Chân chim có hình dạng cũng như kích thước thay đổi tùy theo cách vận
chuyển. Nhìn chung đa số các loài chim chân đều có 4 ngón. Riêng giống Đà
điểu Mỹ (Rhea), giống Đà điểu Úc (Casuarius) chân có 3 ngón; giống Đà điểu
Phi (Struthia) chân có 2 ngón.
Trang
7
Hình 4: Các loại đuôi chim
Luận văn tốt nghiệp đại học
* Giò (cẳng chân) không có lông bao phủ mà được bao bởi lớp vảy sừng,
trên giò có thể có một gai sừng nhọn gọi là cựa (gà).
Chân chim giúp chim lấy đà trước khi bay hay nâng cơ thể trong khi đậu
hoặc đi trên mặt đất.
-Các loài chim kiếm ăn ở nước hay ở bờ nước (diệc,cò…) hoặc các loài
chim ở cạn nhưng chạy nhanh (đà điểu) đều có chân cao.
-Các loài chim bay nhiều, ít đậu lại có chân ngắn (én,nhạn …).
* Vuốt chim (móng) cũng thay đổi tùy đời sống của chim:
-Các loài chim bới đất có vuốt dài và khỏe (họ gà).
-Các loài chim ưa đậu trên cành có vuốt mảnh và nhọn (đa số họ chim ăn
sâu bọ).
-Các loài chim ưa nhảy trên mặt đất (chìa vôi) hoặc chim sống ở gần bờ
nước (cuốc, gà đồng…) hay chạy trên lá thủy sinh (gà lôi nước) thì có vuốt dài.
-Các loài sống bám vào vách đá thẳng (én, yến) và các loài chim ăn thịt hay
quắp mồi (diều, cú) thì có vuốt sắc và cong.
-Vuốt đặc biệt tiêu giảm đối với các loài chim ở nước (vịt, ngỗng, bồ
nông…).
* Ngón chân chim:
Ngón cũng được bao bởi một lớp vảy sừng giống như giò và có kích thước
thay đổi tùy theo loài.
Trang
8
Hình 5: Chân chim
1. Ngón 1 (ngón sau hay ngón cái)
2. Ngón 2 (ngón trong)
3. Ngón 3 (ngón giữa)
4. Ngón 4 (ngón ngoài)
5. Vuốt
6. Giò (cẳng chân)
Hình 6: Các dạng ngón chân ở một số loài chim
1. Ngón chân diệc
2. Ngón chân gà
3. Ngón chân cú
4. Ngón chân đà điểu
5. Ngón chân vịt trời
Luận văn tốt nghiệp đại học
-Ngón rất dài đối với các loài sống ở gần bờ nước (cuốc) hay chạy trên lá
thủy sinh (gà lôi nước).
-Ngón rất ngắn khỏe đối với các loài chim chạy nhanh (đà điểu).
-Với các loài chim ở nước:
+Có màng da nối giữa các ngón chân (ngỗng, bồ nông, vịt …)
+Có viền da riêng cho từng ngón (chim le, sâm cầm).
*Đối với các loài chim có 4 ngón chân thì có thể:
-2 ngón hướng trước, 2 ngón hướng sau (vẹt, bìm bịp…)
-3 ngón hướng trước, 1 ngón hướng sau (đa số các loài)
-Cả 4 ngón đều hướng trước (yến cọ)
Trang
9
1. Ngón 1 hướng sau; ngón 2,3,4 hướng trước; 4 ngón rời (đa số loài)
2. Ngón 1,2 hướng sau; ngón 3,4 hướng trước; 4 ngón rời (bìm bịp, gõ kiến, vẹt)
3. Ngón 1,4 hướng sau; ngón 2,3 hướng trước; 4 ngón rời (chim nuốc)
4. Ngón 1 hướng sau; ngón 2,3,4 hướng trước; ngón 2,3 dính ở gốc (sả)
5. Cả 4 ngón hướng trước (yến cọ)
Luận văn tốt nghiệp đại học
2.7. Lông chim:
2.7.1. Bộ lông chim:
Bộ lông chim có tầm quan trọng đối với đời sống của chim: đảm bảo thân
nhiệt (không thấm nước tạo một lớp cách nhiệt), lông đuôi và lông cánh giúp
chim có thể bay, lông ở thân giúp giảm sức cản của không khí khi bay….
Lông phân bố không đều trên cơ thể mà tập trung thành vùng xen kẻ với các
vùng trụi:
-Vùng trụi đảm bảo cho sự co cơ ngực dễ dàng trong khi bay. Ở các loài
chim mất khả năng bay thì không có vùng trụi.
-Vùng lông có 8 vùng: vùng sống lưng, vùng cánh tay, hai vùng bụng, vùng
đầu, vùng đùi, vùng hậu môn và vùng đuôi.
+Vùng đuôi thì có lông đuôi, lông trên đuôi (lông bao đuôi trên), lông dưới
đuôi (lông bao đuôi dưới). Ở nhiều loài chim có đuôi dài là do sự phát triển của
Trang
10
Hình 7: Các dạng hướng ngón chân
Luận văn tốt nghiệp đại học
lông đuôi (gà lôi) hoặc lông trên đuôi (công) hoặc lông dưới đuôi (một số chim
ruồi).
+Vùng cánh thì có lông cánh, lông trên cánh, lông dưới cánh.
2.7.2. Cấu tạo lông chim:
Lông chim được cấu tạo bởi một ống dài gọi là thân lông. Thân lông được
chia làm 2 phần:
-Phần rỗng cắm vào da (gọi là gốc lông.)
-Phần trên đặc (gọi là thân lông) mang phiến lông gồm có phiến lông ngoài và
phiến lông trong.
Cấu tạo phiến lông: phiến lông được cấu tạo từ những sợi mãnh gọi là sợi
lông sơ cấp. Mỗi sợi lông sơ cấp lại có hai hàng sợi nhỏ gọi là sợi lông thứ cấp.
Trên mỗi sợi lông thứ cấp có nhiều móc nhỏ ngoặc với móc của sợi lông thứ cấp
bên cạnh nên phiến lông rất vững chắc khi chim bay.
Trang
11
Hình 8: Cấu tạo lông chim
1.Gốc lông
2.Thân lông
3.Phiến lông trong
4.Phiến lông ngoài
5.Sợi lông sơ cấp
6.Sợi lông thứ cấp
7.Móc
Luận văn tốt nghiệp đại học
2.7.3. Các loại lông chim:
Có nhiều loại lông chim khác nhau nhưng có thể phân thành hai nhóm lông
chính là lông bao và lông tơ. [Huấn và Kiên, 1979]
* Lông bao: lông bao là bộ lông phủ bên ngoài gồm có lông mình, lông
cánh, lông đuôi và lông mã.
- Lông cánh: là những lông chuyên hóa nhất và có vai trò quan trọng trong
sự bay lượn, lông cánh càng dài chim bay càng giỏi. Lông cánh thường có thân
to, cứng và không bao giờ có lông phụ. Lông cánh lại có những tên gọi khác
nhau tùy vào vị trí mọc trên cánh:
+Những lông đính trên ngón tay cái (3,4 lông) gọi là lông cánh cái
hợp thành cánh con (alula).
+Những lông đính trên bàn tay và các ngón tay khác (9,12 lông)
gọi là lông cánh sơ cấp với chiếc ngoài cùng thường nhỏ nhất và có khi tiêu giảm
gần hết.
+Những lông đính vào ống tay (9,40 lông) gọi là lông cánh thứ cấp.
+Những lông đính vào cánh tay gọi là lông cánh tam cấp. Những
lông này thường nhỏ và lẫn vào lông mình.
Trang
12
Hình 9: Lông bao
Hình 10: Các loại lông cánh
Luận văn tốt nghiệp đại học
- Lông đuôi: thường cũng dài nhưng không cứng bằng lông cánh trừ lông
đuôi của các loài chim gõ kiến. Lông đuôi cũng không có lông phụ.
- Lông mình: có thể có hoặc không có lông phụ.
- Lông mã: nhiều loài chim có bộ lông mã với màu sắc đẹp và có dạng đặc
biệt (có khi rất dài, có khi chỉ có phần thân lông không có sợi lông…). Lông mã
thường mọc ở đầu, cánh, đuôi …. Lông mã có tác dụng hấp dẫn nhau trong quá
trình sinh sản của các loài chim.
* Lông tơ: lông tơ chỉ có một ống ngắn đầu có nhiều sợi lông dài mảnh
không móc vào nhau. Chim mới nở chưa có lông hoặc có lông tơ non, chim lớn
có lông tơ nhưng bị lông bao che lấp.
Các loài chim ở nước có lông tơ rất phát triển nhất là các loài trong Bộ
Ngỗng (Anseriformes), ở Đà điểu không có lông tơ.
Hệ thống lông tơ có tác dụng tăng bề dày của bộ lông chống thoát nhiệt rất
có hiệu quả.
Ngoài hai nhóm lông chính thì ở chim còn một nhóm lông đặc biệt như lông
sợi, lông râu cứng ở gốc mỏ (cú, cú muỗi,…), lông mi (hồng hoàng),
Trang
13
Luận văn tốt nghiệp đại học
2.7.4. Màu lông:
Màu lông tùy thuộc vào sắc tố và cấu trúc vi mô của lông [Tiến, 1977]
- Sắc tố lông gồm hai loại:
+Loại sắc tố đen (melanin) tạo thành màu đen, nâu và xám.
+Loại sắc tố hòa tan trong mỡ (lipocrom) gần giống sắc tố caroten tạo
thành màu đỏ, vàng, lục.
Hai loại sắc tố trên trộn với nhau theo liều lượng thay đổi làm lông chim có
nhiều màu đặc trưng.
- Sắc tố còn kết hợp với cấu trúc vi mô phức tạp của lông với hệ thống tế
bào lăng trụ làm màu lông tăng thêm nhiều vẻ.
Ngoài ra do tia sáng phản chiếu trên bề mặt nhẵn của lông hoặc qua lớp rất
mỏng của bề mặt trên lông mà nhiều loài chim còn có màu thay đổi tùy theo vị trí
của chim hay góc nhìn của người quan sát.
2.7.5. Sự thay lông:
Chim thường thay lông một hoặc hai lần trong một năm, sự thay lông được
quyết định bởi tác dụng của hoocmon sinh dục và thường xảy ra sau mùa sinh
sản. Sự thay lông có thể diễn ra theo kiểu chiếc lông cũ rụng rồi chiếc lông mới
mới mọc dần ra hoặc chiếc lông mới đẩy dần chiếc lông cũ ra khỏi bao lông.
Trang
14
1 2 3
Hình 11: Một số dạng lông ở chim
1. Lông tơ
2. Lông sợi
3. Lông râu
Luận văn tốt nghiệp đại học
Tất cả bộ lông chim không thay ngay một lúc mà thay lần lượt theo thứ tự
nhất định, nhờ vậy mà không lúc nào chim mất khả năng bay và thân mình luôn
được bảo vệ.
3. SINH THÁI HỌC CHIM:
3.1. Điều kiện sống và sự phân bố của chim:
Phần lớn các loài chim có đời sống trong không trung. Môi trường này rất
thuận lợi cho chim tìm kiếm thức ăn và tránh kẻ thù.
Chim phân bố rộng rãi trên trái đất hơn bất cứ lớp động vật có xương sống
nào khác. Chim phân bố từ Bắc cực đến Nam cực, từ vùng núi cao đến vùng
đồng bằng, từ sa mạc đến biển cả … nơi nào cũng có thể thấy được chim.
3.2. Chuyển vận:
* Hình thức chuyển vận cơ bản của chim là bay, một vài loài bị mất khả
năng này (đà điểu, chim cánh cụt)
Bộ cánh là cơ quan chủ yếu để bay, vị trí và cấu tạo các lông cánh làm bề
mặt trên cánh phồng và mặt dưới lõm. Khi cánh nâng lên không khí có thể trượt
dễ dàng trên cánh nhưng khi cánh đập thì sức cản không khí khá lớn làm thân
chim được nâng lên. Mặt khác bờ trước cánh dày và chắc còn bờ sau cánh mỏng
và đàn hồi nên hơi uốn lên khi cánh đập do đó thân chim được đẩy về phía trước.
Chim có hai hình thức bay:
- Bay chèo: là hình thức bay mà năng lượng để vỗ cánh là năng lượng của
chim.
- Bay lướt: chim vẫn phải tốn một ít năng lượng để giương cánh nhưng
không đáng kể mà chủ yếu là dựa vào năng lượng trong sự vận chuyển của
không khí. Có hai hình thức bay lướt:
+Lướt tĩnh: thường thấy ở các loài chim ăn thịt có cánh rộng và tròn (diều
hâu, chim ưng …) lợi dụng dòng khí nóng từ dưới di chuyển lên trên và dòng khí
lạnh từ trên di chuyển xuống dưới.
+Lướt động: thường thấy ở các loài chim hải dương có cánh dài và nhọn
(hải âu, chim báo bão) lợi dụng sự thay đổi tốc độ gió để bay.
Trang
15
Luận văn tốt nghiệp đại học
* Chim còn có những cách vận chuyển khác tùy theo loài và môi trường
sống của chúng: trèo (vẹt), chim ở đất có thể chạy nhảy, chim ở nước có thể bơi
và lặn… và tương ứng với từng cách di chuyển thì hình dạng và cấu tạo chân sẽ
phù hợp.
3.3. Hoạt động ngày và đêm:
* Chim ăn ngày: là những loài kiếm mồi từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt
trời lặn bao gồm đa số các loài chim ăn sâu bọ (chích chòe, sáo…), chim ăn quả
hạt (vẹt, sẽ, gà…), chim ăn thịt (diều hâu, cắt…). Chúng là những loài chim có
thị giác phát triển.
* Chim ăn đêm: là những loài chuyên kiếm ăn vào ban đêm, chúng có hình
dạng và cấu tạo cơ thể thích hợp đặc biệt là mắt: có mắt rất lớn, nhỡn cầu sâu, có
màng võng mạc đặc biệt để nhìn rõ trong bóng tối; có tai rộng, có nếp da làm
thành vành tai; lông chim mềm nên khi bay không tạo ra tiếng động, màu lông
nâu xám lẫn với bóng tối. Các loài đại diện: cú, vạc, diệc xám…
* Chim ăn hoàng hôn: là những loài đi ăn khi hoàng hôn xuống, phần lớn là
những loài chim ăn côn trùng (cú muỗi) và một số loài chim sống ở nước thì ăn
tôm, cá (cò lửa).
3.4. Sự di cư của chim:
- Một số loài chim sống ở những điều kiện thuận lợi suốt năm thì gần như
không di chuyển nơi ở, đây là những loài chim định cư.
- Một số loài chim di chuyển từ nơi này sang nơi khác trên một đoạn đường
rất dài đó là những loài chim di cư.
Chim di cư theo hướng thuận lợi cho việc kiếm ăn, nghỉ ngơi sinh sản và trú
đông nhưng nguyên nhân chính vẫn là tìm thức ăn nơi chúng trú đông.
3.5. Thức ăn:
Thức ăn quyết định phần lớn các đặc điểm sinh thái học của chim. Thức ăn
là nguyên nhân khởi đầu của sự di cư, ảnh hưởng đến sức sinh sản của chim, tác
động đến sự phân bố địa lý của chim và sự phân tán của mỗi loài ở địa phương.
Trang
16
Luận văn tốt nghiệp đại học
- Tùy tỉ lệ thành phần thức ăn mà chim được chia theo hai nhóm chính:
chim ăn tạp và chim ăn chuyên.
- Tùy loại thức ăn chủ yếu chia được chia thành các nhóm chính: chim ăn
thịt, chim ăn xác chết, chim ăn côn trùng, chim ăn hạt và ăn quả…
Một số loài còn có loại thức ăn đặc biệt như chim bã trầu, chim hút mật ăn
mật hoa.
- Thức ăn của chim thay đổi theo độ tuổi. Chẳng hạn chim chào mào trong
những ngày đầu mới nở ăn cào cào, châu chấu … nhưng sang ngày thứ tư, thứ
năm lại ăn quả mềm, ngày sắp rời tổ tỉ lệ thức ăn quả mềm tăng hơn 50%, còn
chào mào lớn chủ yếu ăn các loại quả thịt như cà chua, đa… [Tiến, 1977]
- Thức ăn của chim cũng có thể thay đổi theo mùa. Chẳng hạn sáo mỏ ngà
mùa hè ăn động vật (côn trùng) nhưng sang mùa thu lại ăn thực vật (quả mềm)
các mùa khác tỉ lệ hai loại thức ăn trên tương đương.
Nhìn chung: Với mỗi loài chim thì sẽ có hình dạng mỏ đặc trưng phù hợp
với loại thức ăn chủ yếu của nó.
3.6. Sự sai khác trống mái về hình dạng ngoài:
- Có loài không thể hiện sự sai khác trống mái về hình dạng ngoài (bồ câu,
quạ, cú…).
- Có loài thì chim trống có bộ lông sặc sỡ, kích thước lớn hơn con mái…
những sai khác này là vĩnh viễn (gà lôi, công, trĩ…).
- Có loài sự sai khác trống mái ngoài chỉ thể hiện trong mùa sinh dục (vịt,
mồng két…).
- Nhiều loài chim ở chim trống có các bộ phận không nhìn thấy ở chim mái
(công trống có đuôi rất dài và đẹp) hoặc chim mái không biết hót như chim trống
mà chỉ kêu (chích chòe, vành khuyên…).
- Một vài loài chim ăn thịt chim mái lớn hơn chim trống ví dụ như chim ưng
(Accipiter gentilis) con mái không những lớn hơn con trống mà màu sắc còn sặc
sỡ hơn chim trống.
Trang
17
Luận văn tốt nghiệp đại học
- Một qui tắc chung: nếu trống sai khác mái về hình thái thì chim non sẽ
giống chim mái. Từ đó có thể kết luận màu lông không sặc sỡ của chim mái có
tính chất nguyên thủy hơn màu sắc sặc sỡ của chim trống. [Tiến, 1977]
3.7. Thích nghi tự vệ và tấn công:
*Một số loài chim có bộ phận chuyên hóa để tự vệ và tấn công:
- Các loài gà có cựa ở chân để đá kẻ thù.
- Te te cựa có cựa ở gốc cánh để tự vệ.
* Đa số các loài chim có nhiều chi tiết cấu tạo đóng góp vào khả năng tự vệ
và tấn công:
- Chim ăn thịt (cú, diều…) có mỏ với răng sắc, chân khỏe và vuốt nhọn để
tấn công kẻ thù.
- Cò, diệc có mỏ dài, thẳng có thể mổ mắt đối phương.
- Thiên nga, ngỗng có thể dùng cánh để đập kẻ thù….
* Màu sắc bảo vệ: đặc điểm này khá phổ biến ở nhiều loài chim. Các loài
chim ở trên cây thường có màu xanh (nhiều loài trong bộ Sẻ). Các loài kiếm ăn ở
mặt đất có màu vàng đốm đen (các loài dẽ).
* Chim diệc có hình thức tự vệ đặc biệt là con trống bít miệng tổ để bảo vệ
cả chim mẹ và chim non trong thời gian ấp trứng.
* Nhiều loài chim nhỏ có hình thức tự vệ bằng cách sống thành tập đoàn
trong việc làm tổ, đi kiếm ăn (chim sắc, chim di, vẹt, cốc, diệc…)
4. TIÊU CHUẨN ĐỊNH LOẠI CHIM:
Theo tài liệu Chim Việt Nam của Võ Quý, để định loại được tên của một loài
chim thì cần dựa vào những đặc điểm hình dạng ngoài dễ nhận biết như: hình
dạng mỏ, hình dạng chân, số ngón chân, hình dạng vảy phủ giò, số lông đuôi,
màu sắc bộ lông, kích thước đuôi, cánh, mỏ, giò….
Trước lúc định loại cần biết rõ một số đặc điểm:
- Tên gọi các phần của cơ thể chim.
Trang
18
Hình 12: Tên các phần của cơ thể chim và của bộ lông chim
1. Trán
2. Đỉnh đầu
3. Gáy
4. Trước mắt
5. Trên mắt hay lông mày
6. Má
7. Tai
8. Mỏ trên
9. Mỏ dưới
10.Sống mỏ
11.Chóp mỏ hay mút mỏ
12.Góc mép mỏ
13.Họng
14.Diều hay phía trước cổ
15.Ngực
16.Bụng
Luận văn tốt nghiệp đại học
Trang
19
Luận văn tốt nghiệp đại học
Trang
20
17.Phần trên lưng hay lưng trên
18.Phần dưới lưng hay lưng dưới
19.Vai
20.Lông cánh sơ cấp
21.Lông cánh thứ cấp
22.Lông cánh tam cấp
23.Lông bao cánh nhỏ
24.Lông bao cánh nhỡ
25.Lông bao cánh lớn
26.Cánh con (lông cắm vào ngón cái)
27.Mép cánh
28.Bao trên đuôi
29.Lông đuôi
30.Bao đuôi dưới
31.Giò
32.Ngón chân sau hay ngón chân cái hay ngón 1
33.Ngón chân trong hay ngón 2
34.Ngón chân giữa hay ngón 3
35.Ngón chân ngoài hay ngón 4
36.Phần sau bụng
37.Góc cánh
38.Đùi
39.Sườn
40.Hông
41.Cằm
42.Phần sau cổ
43.Phần bên cổ
Luận văn tốt nghiệp đại học
- Bộ lông chim:
+Các lông cánh được đánh số theo thứ tự từ ngoài vào trong. Ví dụ lông
cánh sơ cấp thứ nhất là lông cánh sơ cấp ngoài cùng.
+Lông đuôi chỉ là những lông ống mở mép sau của phao câu, còn các lông
mềm hơn mọc ở phía trên hay dưới đuôi thậm chí có thể dài hơn lông đuôi nhiều
lần (công) là lông bao đuôi trên và lông bao đuôi dưới.
Số lông đuôi bao giờ cũng là một số chẵn vì vậy khi đếm số lượng lông
đuôi mà gặp số lẽ thì hoặc là đếm nhầm hoặc là có ít nhất một lông đuôi bị rụng.
Ngoài số lông đuôi thì hình dạng đuôi cũng là một đặc điểm quan trọng để
định loại chim.
Trang
21
Luận văn tốt nghiệp đại học
PHẦN III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. PHƯƠNG TIỆN:
1.1. Dụng cụ:
- Bộ đồ mổ: khay mổ, kéo, kẹp, kim phá tủy…
- Dụng cụ tạo dáng: cành cây, đế, dây kẽm, hột nhựa, bông gòn…
- Dụng cụ đo đạc: thước, compa
- Tủ sấy.
- Máy ảnh.
1.2. Hóa chất:
- Formol 40% (HCHO), muối ăn (NaCl), phèn chua, cồn 96
0
, long não
(naphtalen).
- Thuốc diệt côn trùng.
2. THỜI GIAN THU MẪU:
Do chim là đối tượng khó bắt nên mẫu chim được mua chủ yếu ở các chợ và
từ những người bán …. Thời gian thu mẫu từ tháng 10-11 năm 2005 và tháng
2,3, 4 năm 2006.
Địa điểm thu mẫu:
- Tân Quới- Bình Minh- Vĩnh Long
- Cái Tắc- Hậu Giang
- Phụng Hiệp- Hậu Giang.
- Chợ Xuân Khánh, Đường Trần Hưng Đạo, …- TP Cần Thơ.
- Một số nơi khác.
Trang
22
Luận văn tốt nghiệp đại học
3. PHƯƠNG PHÁP GIỮ MẪU:
Mẫu được lưu giữ là những mẫu dồn gòn và những mẫu tiêm formol 40%.
3.1. Phương pháp dồn gòn:
3.1.1. Chuẩn bị mẫu, vật tư, hóa chất:
- Mẫu chim: chọn những con có đủ lông, lông đẹp…
- Hóa chất: cồn 96
0
, formol 40%, dung dịch bão hòa phèn muối tỉ lệ 1:1, long
não tán nhuyễn.
- Dây kẽm làm khung xương, hột nhựa làm mắt giả, đế hoặc nhánh cây để tạo
cảnh.
- Trước khi tiến hành cần quan sát tư thế tự nhiên của chim để khi tạo dáng
được giống hơn.
3.1.2. Cố định mẫu và đo mẫu:
- Cố định mẫu: có nhiều cách để giết chim
+Giết chim bằng hóa chất: dùng ống chích tiêm formol vào vùng tim của
chim, cách này có ưu điểm là chim chết nhanh nhưng nhược điểm là khi giải
phẫu chim mùi formol bay lên sẽ rất khó chịu.
+Giết chim tự nhiên: dùng một tay để một tay giữ chim, tay còn lại giết
chim bằng cách dùng ngón tay cái giữ đầu chim, ngón trỏ ép mạnh vào hầu và
giữ tư thế này đến khi chim chết. Nhược điểm của phương pháp này là chim lâu
chết nhưng ưu điểm là khi tiến hành giải phẫu thì không có mùi formol.
Khi giết chim chú ý không để chim giảy giụa làm rụng lông và tránh để lại
dấu vết trên cơ thể chim.
- Đo mẫu: sau khi giết chim tiến hành đo chiều dài thân, cánh, chân, vòng
ngực, vòng cổ.
3.1.3. Làm khung xương:
Từ những số liệu đo đạc ở trên ta tiến hành làm khung xương.
- Chọn dây kẽm: tùy vào kích thước của chim mà dùng loại kẽm lớn nhỏ
thích hợp. Thường kẽm dùng làm cột sống, chân, cánh to hơn kẽm dùng làm
xương sườn.
Trang
23
Luận văn tốt nghiệp đại học
- Kẽm cột sống: tùy vào chiều dài thân mà kẽm dùng làm cột sống có chiều
dài khác nhau thường thì sợi kẽm dài hơn chiều dài thân khoảng 5 cm. Sợi kẽm
này được uốn cong một đầu sao cho sợi kẽm được giữ chặt vào hộp sọ không bị
vuột ra ngoài qua lỗ chẩm.
- Kẽm dùng làm xương sườn: chỉ thực hiện đối với các loài chim có kích
thước lớn và tùy vào kích thước có thể có từ 3-5 khung xương sườn. Chiều dài
sợi kẽm bằng chu vi tại điểm gắn khung xương sườn cộng thêm 2cm. Sợi kẽm
được uốn cong thành một vòng tròn ở giữa để gắn vào sợi kẽm cột sống, hai đầu
sợi kẽm xương sườn uốn thành hình móc câu.
- Kẽm dùng làm xương cánh: bằng chiều dài hai cánh cộng thêm 7cm.
- Kẽm dùng làm xương chân: bằng chiều dài hai chân cộng thêm một đoạn
dài ngắn sao cho thuận tiện khi tạo dáng (cho đậu trên nhánh cây hay trên đế), có
thể cộng thêm 3-5cm.
Cách làm kẽm cánh và kẽm chân giống kẽm xương sườn nhưng không uốn
cong hai đầu mà hai đầu phải nhọn để dễ đâm xuyên qua phần cánh hay chân còn
xương.
Trang
24
Hình 13: Bộ khung kẽm làm xương ở chim
Hình 14: Cách giải phẫu lột da ở chim
Luận văn tốt nghiệp đại học
3.1.4. Giải phẫu lột da:
Các bước giải phẫu:
- Cắt da từ lỗ huyệt theo một đường thẳng lên gần ức, khi cắt da chú ý nâng
mũi kéo lên để không làm rách cơ bụng.
- Vạch da sang hai bên để lộ cơ chân, tiếp đến từ từ rút chân ra khỏi da lần
đến khớp gối, tháo khớp xương đùi, cắt ngang xương chân.
- Lột da về phía đuôi, cắt ngang xương đuôi.
- Lột da về phía cánh, tháo khớp xương cánh và cắt ngang xương cánh.
- Lột da về phía đầu bằng cách lộn cổ ra, cắt ngang lỗ chẩm. Bỏ cả khối cơ
thể, chừa lại hộp sọ.
- Tách sạch lớp mỡ còn sót lại ở da.
3.1.5. Làm sạch hộp sọ và hốc mắt:
- Làm sạch hộp sọ:
+Dùng kim nhọn (kim phá tủy) đưa vào lỗ chẩm để hủy não cho nát ra.
+Dùng gòn quấn vào đầu kẽm cứng đưa vào đẩy não ra.
Trang
25