Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

đặc điểm của ngôn ngữ chatroom trường hợp học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.31 KB, 126 trang )



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


LÊ THỊ HẢI VÂN


ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ CHATROOM
TRƢỜNG HỢP HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


CHUYÊN NGÀNH : NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ : 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG


Thái Nguyên, năm 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan tất cả những nội dung trong luận văn của tôi là có
thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã viết trong
cuốn luận văn này.
Thái Nguyên, năm 2011
Ngƣời viết




Lê Thị Hải Vân




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Trang bìa phụ i
Mục lục ii
Danh mục các bảng v
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 10
CHƢƠNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1. GIỚI THIỆU SỰ RA ĐỜI CỦA INTERNET, CHATROOM 10
1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Internet 10
1.1.1.1. Khái niệm Internet 10

1.1.1.2. Lịch sử phát triển của Internet. 11
1.1.1.3. Các giai đoạn bùng nổ của Inretnet 12
1.1.2. Sự ra đời của Chatroom 14
1.1.2.1. Khái niệm Chatroom 14
1.1.2.2. Lịch sử ra đời và phát triển của Chatroom 15
1.2. NGÔN NGỮ TRONG CHATROOOM LÀ MỘT LOẠI PHƢƠNG
NGỮ XÃ HỘI 17
1.2.1. Khái niệm về phƣơng ngữ xã hội 17
1.2.1.1. Khái niệm phƣơng ngữ 17
1.2.1.2. Khái niệm phƣơng ngữ xã hội 17
1.2.1.3. Cách tiếp cận phƣơng ngữ xã hội 18
1.2.2. Biến thể ngôn ngữ 18
1.2.2.2.Phƣơng ngữ với tƣ cách là biến thể ngôn ngữ 19
1.3.TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG VIỆT TRONG CHATROOM 19
1.3.1. Đặc điểm của Tiếng Việt 19
1.3.1.1. Đặc điểm âm tiết tiếng Việt 19


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.3.1.2 Hệ thống âm vị tiếng Việt 20
1.3.1.3. Hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt 25
1.3.1.4. Đặc điểm của từ tiếng Việt ( đặc điểm ngữ nghĩa) 26
1.3.1.5. Đặc điểm quan hệ ngữ pháp Tiếng Việt 27
1.3.2. Vài nét về tiếng Việt trong chatroom 29
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT TIẾNG VIỆT SỬ DỤNG TRONG NGÔN
NGỮ CHATROOM – TRƢỜNG HỢP HỌC SINH THPT 32
2.1.TỪ NGỮ SỬ DỤNG TRONG CHATROOM 32
2.1.1. Khái niệm “từ” 32

2.1.2. Khảo sát từ tiếng việt đƣợc sử dụng trong chatroom 33
2.1.2.1. Biến thể có sự thay đổi phụ âm đầu 33
2.1.2.2. Biến thể thay đổi âm chính 37
2.1.2.3. Viết hoa trong chatroom 45
2.2.NGỮ PHÁP SỬ DỤNG TRONG CHATROOM 46
2.2.1. Khái niệm ngữ pháp 46
2.2.2. Khảo sát câu theo mục đích nói 46
2.2.2.1.Sử dụng nhiều câu mệnh lệnh- cầu khiến, câu cảm thán 46
2.2.2.2 Dấu câu 48
2.2.2.3. Câu trộn mã (MIX) 49
2.3. CÁC KÍ HIỆU SỬ DỤNG TRONG CHATROOM 56
2.3.1. Khái niệm “kí hiệu” 56
CHƢƠNG 3.SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA NGÔN NGỮ CHATROOM
TỚI XÃ HỘI: TRƢỜNG HỢP TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ
TRƢỜNG PHỔ THÔNG 68
3.1. KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA TIẾNG VIỆT CHATROOM ĐỐI
VỚI TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH 68


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.1.1. Khảo sát thực tế 68
3.1.2. Nhận xét 72
3.2. THÁI ĐỘ NGÔN NGỮ CỦA THẦY CÔ GIÁO VÀ HỌC SINH VỀ
TIẾNG VIỆT TRONG CHATROOM 75
3.2.1. Thái độ của thầy cô giáo 75
3.2.2. Thái độ của học sinh 77
3.3. NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN CỦA NGÔN NGỮ CHATROOM 83
3.3.1. Các dạng biến thế tiếng Việt thƣờng gặp trong chatroom 83

3.3.2.Nguyên nhân xuất hiện của tiếng Việt trong chatroom 85
3.4. TƢƠNG LAI CỦA NGÔN NGỮ CHATROOM VÀ VẤN ĐỀ GIỮ
GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT ĐỐI VỚI TIẾNG VIỆT
ĐƢỢC SỬ DỤNG TRÊN CHATROOM 87
3.4.1. Dự đoán tƣơng lai của ngôn ngữ chatroom 87
3.4.2. Ngôn ngữ chatroom và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 89
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 107


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
*/ Bảng hệ thống các âm chính và sự thể hiện các âm vị làm âm chính trên
chữ viết 22
*/
Bảng hệ thống âm cuối và sự thể hiện các âm vị làm âm cuối trên chữ viết
. 24
* Bảng 1: Sự biến đổi của một số phụ âm đầu đƣợc thể hiện nhiều trong
chatroom 41
Bảng 2: Một số âm chính/phần vần có xu hƣớng biến đổi vần/ âm chính đƣợc
sử dụng nhiều trong chatroom 42
Bảng 3: Sự biến đổi từ từ toàn dân sang từ địa phƣơng trong chatroom 44
* Bảng 4: Bảng thống kê một số từ ngữ tiếng Anh dùng theo lối phiên chuyển
ra tiếng Việt 53
* Bảng 5: Bảng thống kê tần số của việc khảo sát 30 cuộc thoại trên
chatroom về xu hƣớng sử dụng từ ngữ nƣớc ngoài 54
Bảng 6: Những biến thể chữ cái đƣợc sử dụng nhiều nhất trong chatroom 65

Bảng kết quả khảo sát thái độ xã hội đối với tiếng Việt sử dụng trên chatrom 69










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong dòng chuyển động không ngừng của cuộc sống hiện đại, xã
hội phát triển nhanh chóng về mọi mặt, cùng với đó là tốc độ bùng nổ của
công nghệ thông tin, sự lan truyền mạnh mẽ và nhanh chóng của thông tin qua
mạng Internet đã, đang và sẽ đem đến nhiều thay đổi trên mọi lĩnh vực. Các
trang web, blog, email, chatromm ra đời, đƣợc sử dụng một cách phổ biến
và dành đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các "cƣ dân mạng". Một thế giới mới
xuất hiện, hấp dẫn giới trẻ với một mãnh lực hoàn toàn không khó lý giải
khiến những ngƣời trẻ tuổi cần thêm một ngôn ngữ khác thứ ngôn ngữ mà họ
vẫn sử dụng trong đời sống thực để giao tiếp với nhau trong thế giới ảo. Xuất
phát từ nhu cầu đó, ngôn ngữ trong thế giới mạng ra đời và có nhiều đổi mới
so với ngôn ngữ giao tiếp bình thƣờng mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày
thông qua những sáng tạo rất riêng, rất lạ, rất “không giống ai” của giới trẻ.
1.2. Việc sử dụng các biến thế ngôn ngữ ở thế hệ 9X ban đầu xuất phát

từ hai lý do rất thuyết phục: Thứ nhất, đa phần ngƣời sử dụng thuộc giới trẻ cho
rằng thứ ngôn ngữ chatroom này rất tiện dụng, nó vừa nhanh lại vừa hiệu quả.
Họ có thể tiết kiệm thời gian nhờ giảm thiểu thao tác gõ các phím kí tự (viết
tắt, lƣợc bớt kí tự, dùng con số thay thế một từ tiếng Anh có nghĩa tƣơng
đƣơng trong tiếng Việt, ví dụ nhƣ số 4 = for = cho, ) mà vẫn hiểu đƣợc
nhau. Thứ hai, đối với giới trẻ việc sử dụng ngôn ngữ "teen" là thể hiện đƣợc
cá tính và phong cách của mình, chát bằng kiểu ngôn ngữ không giống ai sẽ
thú vị hơn, trẻ trung hơn và khiến mình trở nên đặc biệt. Chính từ hai lý do
này mà kiểu ngôn ngữ ấy có cơ sở tồn tại và biến đổi từng ngày đến chóng
mặt dƣới nhiều dạng hình thù khác nhau mà chúng ta khó lòng theo kịp.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
1.3.Chƣa bao giờ ngôn ngữ của giới trẻ lại có nhiều biến thể nhƣ hiện
nay. Chỉ cần lƣớt qua vài trang blog (nhật kí điện tử) hay những “chatroom”
(nơi tán gẫu) của giới trẻ là có thể nhận ra đƣợc sự phát triển “tự do” của ngôn
ngữ đến thế nào. Nếu nhƣ khoảng năm 2007 trở về trƣớc, chúng ta giật mình
khi bắt gặp trong kho ngôn ngữ của “teener” các kí tự từ vựng “giản dị”, phổ
biến nhƣ: iu (yêu), bjt (biết), dzui ze (vui vẻ), iếu (yếu), bao h (bao giờ), ljnk
(tên Linh), ac ac (thể hiện sự ngạc nhiên), ank (ảnh), kaj (cái) … thì hôm nay,
khi mà các bậc phụ huynh và những ngƣời trƣởng thành còn chƣa kịp làm
quen và chấp nhận đƣợc những từ ấy, thì trong từ điển của “teener” chúng đã
trở nên “lỗi thời”, “lạc hậu” bởi đó dƣờng nhƣ là ngôn ngữ của thế hệ 8X đã
già nua và không còn chỗ đứng trong xã hội 9X. Họ khẳng định sự khác biệt
của thế hệ mình bằng cách “sáng chế” ra những mã ngôn ngữ cấp cao hơn mà
ngƣời trong nghề thƣờng gọi là “mật mã 9X” hay ngôn ngữ @ Version 2.
Kiểu nhƣ…nA^u Na(/m rO^\i Ho^Ng Ga(p. a^/Y.,…>_<… NhO*/ qUa/
Tro*\I lUo^N…>_<… h0^m nA\o rAnh? Mi\Nh dI cHo*I na/…” hay đỉnh

cao hơn nhƣ (º' ]_F_~ PvF_ ]º†|Cl]~ † PvCl]\[†|' /v\Cl† F_/v\ (Cl]\[(¬` ><Cl
(Cl]\[(¬` †º†'])Cl~ ])F_]\[' ]_µ(‟ ]<† |F_]º‟ ]_º]\[(¬` ]_Cl] (†|Cl]\[(¬?
1.4. Với những từ ngữ kiểu này các “teener” thực sự đã tạo ra một sự
khác biệt trong cộng đồng ngôn ngữ. Tuy nhiên, sự khác lạ này liệu có nhận
đƣợc sự đồng tình của xã hội và đƣợc mọi tầng lớp trong xã hội thừa nhận
hay không? Câu hỏi đó vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Ngôn ngữ chatroom xuất hiện và đƣợc một bộ phận đông đảo ngƣời Việt
sử dụng nên tiếng Việt chung cũng bị ảnh hƣởng. Trƣớc sự tác động này,
chúng tôi thấy xuất hiện hai luồng ý kiến khác nhau: Một bên cho rằng ngôn
ngữ chatroom làm giàu thêm vốn từ vựng của dân tộc; Một bên lại cho rằng
ngôn ngữ chatroom khi đã vƣợt qua ranh giới của thế giới mạng, lan sang cuộc


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
sống hàng ngày gây không ít phiền hà, khó chịu cho ngƣời khác, và
phá vỡ sự trong sáng của tiếng Việt, nhất là sự ảnh hƣởng của nó đối với việc
giáo dục tiếng Việt trong nhà trƣờng phổ thông
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Đặc điểm
tiếng Việt trong chatroom – trường hợp học sinh Trung học phổ thông ”
làm vấn đề nghiên cứu của luận văn để có một cái nhìn sâu sắc hơn về ngôn
ngữ của thế hệ 9X trong chatroom. Từ đó có thể thấy đƣợc những ƣu điểm
cũng nhƣ nhƣợc điểm của nó và đề xuất một số giải pháp giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt.
2. Lịch sử nghiên cứu
Cho đến nay, ngôn ngữ của thế hệ 9X nói chung và ngôn ngữ chat nói
riêng không còn là vấn đề mới nếu không muốn nói là đã quá quen thuộc.
Xung quanh việc sử dụng ngôn ngữ chat có nhiều ý kiến trái chiều nhau.
Điểm lại lịch sử vấn đề, chúng tôi chỉ mong viện dẫn ra đây những quan điểm

giúp ngƣời đọc có đƣợc một sự hình dung dễ dàng và sáng tỏ nhất về diễn
đàn ngôn ngữ chatroom xuất phát từ các góc nhìn khác nhau trong thái độ của
các nhà nghiên cứu đối với bộ phận ngôn ngữ này.
2.1. Các ý kiến đồng tình
2.1.1. Thời gian gần đây, trên báo chí xuất hiện nhiều bài viết của các
tác giả bàn luận về ngôn ngữ thế hệ @, đặc biệt là ngôn ngữ chat. Một số
ngƣời tỏ ra “thức thời” khi có ý kiến đồng tình với sự tồn tại của ngôn nữ này,
thậm chí cho đó là một cuộc cách mạng trong ngôn ngữ. Trong bài “Bắt mạch
xu hƣớng cƣ dân mạng ” tác giả dẫn lời thạc sỹ Phạm Ngọc Diệu (ĐH
Sungkonghoe, Hàn Quốc) cho biết “Đây là xu hướng tất yếu, nhưng chỉ trong


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
môi trường của thế giới mạng. Sự biến đổi của ngôn ngữ có tính tất nhiên này
mang lại sự tiện lợi và không khí cho giới trẻ [41]
2.1.2. Tiến sĩ Mai Xuân Huy cho hay “về mặt lý tính, chúng ta cũng
nên nhìn nhận hiện tượng này (ngôn ngữ thế hệ 9X) một cách khách quan vì
nó là một quy luật của xã hội và của cả ngôn ngữ nữa”. Và lý giải “Xã hội
thay đổi thì ngôn ngữ cũng biến đổi, và đến lượt mình, ngôn ngữ cũng tác
động trở lại cuộc sống [40]
2.1.3. G.S - TS Nguyễn Đức Dân – đƣợc xem là ngƣời đầu tiên nêu ý
kiến nên đƣa ngôn ngữ chát vào từ điển cho hay“không phải tất cả “ngôn ngữ
chat” đều được đưa vào từ điển, mà chỉ một bộ phận “ngôn ngữ chat”
nghiêm chỉnh sẽ được đưa vào từ điển …Có những từ ngữ chat nghiêm chỉnh
không chỉ tồn tại trong thế giới online mà đang thâm nhập cả vào đời sống
hàng ngày, được nhiều người chấp nhận. Xã hội cũng đã dần “thích nghi”
với chúng. GS.TS Nguyễn Đức Dân dƣờng nhƣ đã nhìn thấy chỗ đứng khá rõ
ràng của ngôn ngữ chat trong cuộc sống ngày nay. [42]

2.1.4. Theo ý kiến của PGS.TS Hoàng Anh Thi, giám đốc Trung tâm
Ứng dụng ngôn ngữ học và Việt ngữ học, đại học Khoa học xã hội và nhân
văn Hà Nộit thì “ngôn ngữ luôn biến động, việc tạo ra từ ngữ hay cách nói
mới là rất bình thường, không chỉ ở tiếng Việt. PGS.TS Hoàng Anh Thi cho
rằng không nên phổ biến ngôn ngữ chat, nhưng cũng không cần hạn chế nó.
Hãy để nó diễn ra tự nhiên. Hiện nay gần như các nước đều có mạng và đều
có biến thể ngôn ngữ chat, như tiếng Anh và tiếng Nhật.”[43]
2.1.5. Cũng đồng quan điểm với PGS.TS Hoàng Anh Thi, trƣớc hiện
tƣợng những từ “lạ” của teen xuất hiện ngày một nhiều, PGS Hà Quang Năng
cho rằng đó là sự “sáng tạo” làm giàu thêm vốn ngôn ngữ, là một hiện tƣợng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
bình thƣờng, “dễ thƣơng” và không nên “từ chối”. Theo GS Hà Quang Năng
thì “Sự biến đổi và phát triển nghĩa của các đơn vị từ vựng đã có để tăng
cƣờng khả năng biểu thị của chúng; là một xu hƣớng làm giàu vốn từ vựng
của ngôn ngữ. Từ vựng là một bộ phận cần phát triển nhanh nhất để có chức
năng là tấm gƣơng phản chiếu một cách trực tiếp đời sống xã hội, sự biến đổi
và phát triển của xã hộ. [44]
2.1.6. Tiến sỹ Mai Xuân Huy thì cho rằng ngôn ngữ chat đang xâm
nhập vào tiếng Việt và làm ảnh hƣởng đến tiếng Việt. Tuy nhiên, tác giả cũng
khẳng định chúng ta không thể loại bỏ nó hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế
phần nào ảnh hƣởng của nó. Theo Tiến sĩ thì “Biện pháp để ngăn chặn loại
ngôn ngữ này xâm nhập vào Tiếng Việt là chúng ta cần khoanh vùng và quy
định khu vực sử dụng của nó. Chẳng hạn, có thể cấm dùng ngôn ngữ “chat”
trong phạm vi công cộng, trong các bài viết ở trường, trên các phương tiện
thông tin đại chúng như tivi, đài, báo. Nó chỉ có thể được sử dụng trong giao
tiếp giữa những người “chat” trong các chatroom trên internet”[40]

Mặc dù vẫn có những ý kiến thừa nhận sự tiện lợi, thú vị của ngôn ngữ
chat và xem sự tồn tại của nó nhƣ là quy luật tự nhiên trong diễn trình phát
triển của ngôn ngữ. Tuy nhiên, tỉ lệ nhóm quan điểm tán đồng này là rất nhỏ
so với rất nhiều ý kiến phủ định, thậm chí phủ định gay gắt ngôn ngữ chat mà
những ý kiến đƣợc chúng tôi dẫn ra dƣới đây cũng chỉ phác thảo đƣợc phần
nào xu hƣớng thắng thế trong cuộc tranh luận này.
2.2. Các ý kiến phủ định
2.2.1. Nhà ngôn ngữ học Trần Chút - nguyên Chủ tịch Hội Ngôn ngữ
học TP.Hồ Chí Minh nêu ra 3 lý do khiến tiếng mẹ đẻ của chúng ta bị biến
dạng “Thường xuyên xen tiếng nước ngoài vào bài viết, lời nói; quá lạm dụng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
từ viết tắt; dùng quá nhiều tiếng lóng” .Và tỏ ra lo ngại cho tƣơng lai của
tiếng Việt khi “chính lớp trẻ - đối tượng giữ vai trò quan trọng nhất trong
việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt - lại đang từng ngày bị đe dọa bởi
thứ ngôn ngữ méo mó, quái dị đó.”[45]
2.2.2. Nhà báo Nguyễn Phan Chiêu Anh thì tỏ ra bất bình khi tâm sự
“lần nào tôi cũng phải khổ sở để “dịch lại” những tin nhắn và thật sự rất mệt
khi đọc những tin nhắn mà 100% đều không phải là tiếng Việt, như thế này: 2
lm j mu goj hoaj hem dc zi? (Hai (chị Hai) làm gì mà gọi hoài không được
vậy?) hay Thau thau bik rau, noj nhju ghia (Thôi thôi biết rồi, nói nhiều ghê).
Lúc ấy, tôi thấy ngôn ngữ chat không còn dễ thương nữa, mà thật kinh
khủng![46]
2.2.3. TS Hoàng Anh – một chuyên gia về ngôn ngữ, đƣa ra những ví
dụ về tác động tiêu cực của ngôn ngữ chat trong học đƣờng “Tôi từng đọc
một số bài thi mà HS đánh dấu (.) thay cho chữ trong, dùng chữ "of" thay cho
chữ "của” . TS Hoàng Anh cho rằng “việc lạm dụng thứ ngôn ngữ này quả là

một điều nguy hiểm, khi mà thứ tiếng "lai căng" này được đưa vào các ngôn
ngữ chính thức như một thói quen vô thức của các bạn trẻ.”[46]
2.2.4. Một nhà ngôn ngữ học ở Viện ngôn ngữ bày tỏ quan điểm một
cách thẳng thắn “ Nếu mà nói một cách sòng phẳng thì đó là sự ô nhiễm ngôn
ngữ trong tiếng Việt. Ngôn ngữ @ đã đi quá giới hạn của tiếng Việt văn hóa,
thậm chí tiếng Việt bình dân”.[40]
2.2.5. Nhà báo An Chi thậm chí muốn tẩy chay thứ ngôn ngữ đang bị
làm cho méo mó này một cách gay gắt “Dĩ nhiên là đối với những kẻ đã viết
những câu này thì đây là của thơm, của quý để hít hít, hửi hửi chứ đối với
tiếng Việt, văn Việt và người Việt thì đây chỉ là cỏ úa, hoa rữa mà thôi. Vì vậy
cho nên, theo chúng tôi, dù cho những cuộc chat sản sinh những câu đó có


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
riêng tư đến đâu thì xã hội, học đường và gia đình cũng phải phối hợp với
nhau giúp cho những sự riêng tư như thế được sạch sẽ và lành mạnh.[47]
2.1.6. Tác giả Trịnh Thanh Thủy trong bài viết Ngôn ngữ mạng : Gió
lành hay gió độc cho hay: Có những bạn chỉ trích gay gắt và tỏ ra khó chịu
với lối viết tắt, quái gở, méo mó, dị dạng, lƣời biếng, lủng củng, khó hiểu này.
Họ bảo rằng: “lối viết này bị lạm dụng thái quá, đã làm mất đi vẻ trong sáng
của tiếng Việt. Chúng còn bị sai ngữ phạm, gây phản cảm, bị gọi là thùng to
rỗng ruột, tha hoá, một căn bệnh của ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ chợ búa hay
hội chứng "ac ac, hic hic, he he" Thậm chí một ngƣời còn gọi đây là thứ
ngôn ngữ "ngoài hành tinh” thứ "tiếng Việt ngoại lai" mà hành động sử
chúng khác nào chúng ta “đang hùa nhau đẩy dân tộc chúng ta từng chút một
xuống hố sâu thoái trào về đạo đức và sự tiến bộ”.[50]
Tóm lại, dù trung lập, hoặc đồng tình hay bác bỏ, các nhà nghiên cứu
cũng đều không thể phủ nhận sự góp mặt của ngôn ngữ chatroom trong đời

sống xã hội hiện nay. Và cũng thừa nhận sự tác động – phần nhiều là tác động
tiêu cực của nó đối với thói quen sử dụng ngôn ngữ của thế hệ 9X mà điều
đáng lo ngại đầu tiên chính là việc sử dụng tràn lan, vô tội vạ thứ ngôn ngữ
này có thể gây những ảnh hƣởng xấu đến việc giáo dục và sử dụng ngôn ngữ
trong nhà trƣờng.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu đặc điểm của ngôn ngữ chatroom – trƣờng hợp
học sinh trung học phổ thông góp phần vào nghiên cứu những biến thể của
tiếng Việt nói riêng, chuẩn hóa tiếng Việt trong sử dụng nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài cần thực hiện lần lƣợt các nhiệm vụ sau:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
- Xác lập bộ tiêu chí và tiến hành khảo sát việc sử dụng ngôn ngữ của
giới trẻ ngày nay trên chatroom từ:
+ Bình diện ngữ âm để thấy đƣợc sự biến đối các thành phần trong cấu
tạo âm tiết (phần âm đầu, vần thanh điệu) và biến đổi về mặt chữ viết và các
kí tự thể hiện cảm xúc.
+ Bình diện từ vựng – ngữ nghĩa thấy đƣợc xu hƣớng sử dụng từ ngữ
(sử dụng các từ tình thái; sử dụng các từ địa phƣơng và các đơn vị ngôn ngữ
có nguồn gốc từ các biến thể xã hội; sử dụng từ nƣớc ngoài) và xu hƣớng biến
đổi ý nghĩa của từ ngữ (chuyển nghĩa dựa trên hiện tƣợng đồng âm, gần âm;
cách diễn đạt ý nghĩa, mức độ của tính chất)
+ Bình diện ngữ pháp thấy đƣợc các kiểu câu thƣờng đƣợc sử dụng và
xu hƣớng biến đổi các thành phần câu thƣờng gặp.
- Rút ra những nhận xét về việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ Việt trên

chatrom.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là tiếng Việt và các biến thế
của nó đƣợc sử dụng trong các chatroom.
- Ngoài ra, đề tài cũng khai thác tiếng Việt đƣợc thế hệ 9X sử dụng
trong một số trang blog để làm cơ sở so sánh, đối chiếu làm nổi bật đối tƣợng
nghiên cứu chính.
5. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong các chatroom của các bạn
trẻ Việt Nam chủ yếu thuộc lứa tuổi học sinh THPT (sinh năm 1993 – 1997)
trên một số forum (diễn đàn, mạng xã hội) và các chatroom nhƣ chatroom


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Yahoo, chatroom Tran Phan, chatroom VTN, chatroom Vongola, chatroom
THCS Lê Qúy Đôn, …
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các
phƣơng pháp:
+ Phƣơng pháp khảo sát, thống kê, phân tích: lập bảng khảo sát, thống
kê các từ ngữ đƣợc sử dụng để hệ thống các từ ngữ thƣờng đƣợc sử dụng
trong chatroom. Chú ý những từ ngữ, kí hiệu khác lạ không có trong từ điển
tiếng Việt.
+ Phƣơng pháp miêu tả: miêu tả các đặc điểm biến đổi từ ngữ và xây
dựng hệ thống nguyên tắc sử dụng từ ngữ trong chatroom.
+ Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: đối chiếu ngôn ngữ đƣợc sử dụng
trong các chatroom với ngôn ngữ đƣợc sử dụng trên các blog, forum để thấy
đƣợc sự giống nhau và khác nhau của các cách sử dụng này. Từ đó, khái quát

lên quy tắc sử dụng ngôn ngữ chatroom của thế hệ 9X.
+ Phƣơng pháp xã hội học: Điều tra thái độ của mọi ngƣời trong cộng
đồng (các học sinh THPT, phụ huynh và các thầy cô giáo) xung quanh vấn đề
sử dụng ngôn ngữ chatroom của thế hệ 9X.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
nguồn ngữ liệu, nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Khảo sát tiếng Việt sử dụng trong ngôn ngữ chatroom
Chƣơng 3: Sự ảnh hƣởng của ngôn ngữ chatroom tới xã hội: Trƣờng hợp
tiếng Việt trong nhà trƣờng phổ thông


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong chƣơng này chúng tôi đã cố gắng phác thảo, trình bày ngắn gọn
một số vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho các chƣơng sau. Nhƣ đã trình bày ở
phần phƣơng pháp nghiên cứu, luận văn nghiên cứu phƣơng ngữ xã hội với
đơn vị là biến thể trong sử dụng. Cũng vì thế mà việc phân loại đối tƣợng là
khá phức tạp và hết sức quan trọng. Đối tƣợng nghiên cứu này đòi hỏi phải
dùng hệ phƣơng pháp cũng nhƣ chỗ dựa lý thuyết trong ngôn ngữ xã hội học.
1.1. GIỚI THIỆU SỰ RA ĐỜI CỦA INTERNET, CHATROOM
1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Internet
1.1.1.1. Khái niệm Internet
Theo từ điển điện tử Wikipedia, Internet là một hệ thống thông tin toàn
cầu có thể đƣợc truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính đƣợc liên kết

với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu
(packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã đƣợc chuẩn hóa (giao
thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các
doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trƣờng đại học, của ngƣời dùng
cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho ngƣời sử dụng,
một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thƣ điện
tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine),
các dịch vụ thƣơng mại và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục nhƣ
là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối
lƣợng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tƣơng ứng chính là hệ
thống các trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác
trong WWW (World Wide Web). Trái với một số cách sử dụng thƣờng ngày,
Internet và WWW không đồng nghĩa. Internet là một tập hợp các mạng máy
tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang, v.v.; còn WWW, hay Web, là
một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết (hyperlink) và
các địa chỉ URL, và nó có thể đƣợc truy nhập bằng cách sử dụng Internet. Các
cách thức thông thƣờng để truy cập Internet là quay số, băng rộng, không
dây, vệ tinh và qua điện thoại cầm tay.[39]
1.1.1.2. Lịch sử phát triển của Internet.
Thời kỳ phôi thai của Internet bắt nguồn từ việc năm 1969 Bộ Quốc
phòng Mĩ xây dựng dự án ARPANET (Advanced Research Projects Agency-
ARPA). Đây là Cơ quan Dự án nghiên cứu Tiên tiến, tiền thân của cơ quan
sau này đƣợc thành lập với nhiệm vụ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa

quốc gia đặt trên vũ trụ. Cơ quan này nghiên cứu lĩnh vực mạng, với ý đồ là
chia sẻ thông tin giữa các trung tâm nghiên cứu đƣợc chính phủ bảo trợ.
Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó
mạng vẫn đƣợc gọi là ARPANET. Cũng trong năm 1974, BBN đã xây
dựng giao thức ứng dụng Telnet cho phép sử dụng máy tính từ xa. Năm
1976, phòng thí nghiệm của hãng AT&T phát minh ra dịch vụ truyền tệp
cho mạng FTP (file transfer protocol – giao thức chuyển giao tệp tin). Năm
1978, Tom Truscott và Steve Bellovin thiết lập mạng USENET dành cho
những ngƣời sử dụng UNIX.Mạng USENET là 1 trong những mạng phát
triển sớm nhất và thu hút nhiều ngƣời nhất. Năm 1979 ARPA thành lập ban
kiểm soát cấu hình internet.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Năm 1981 ra đời mạng CSNET(Computer Science NETwork) cung
cấp các dịch vụ mạng cho các nhà khoa học ở trƣờng đại học mà không cần
truy cập vào mạng ARPANET. Năm 1982 các giao thức TCP và IP đƣợc
DAC và ARPA dùng đối với mạng ARPANET. Năm 1983 giao thức
TCP/IP chính thức đƣợc coi nhƣ một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và
tất cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Đây
cũng là năm đánh dấu là một mốc quan trọng bởi ARPANET đƣợc tách ra
thành ARPANET và MILNET.
 MILNET tích hợp với mạng dữ liệu quốc phòng
 ARPANET trở thành 1 mạng dân sự với quy mô nhỏ hơn.
Nhƣ vậy, ở thời kỳ phôi thai này, ARPANET, mạng toàn khu vực đầu
tiên và tiền thân của Internet đƣợc thiết lập tại “bốn điểm nút”là Viện nghiên
cứu Stanford, UCLA, Đại học California ở Santa Barbara và Đại học Utah .
Tuy nhiên, Internet còn phải trải qua 3 giai đoạn phát triển nữa mới có đƣợc

vị trí nhƣ ngày hôm nay.[39]
1.1.1.3. Các giai đoạn bùng nổ của Inretnet
Giai đoạn bùng nổ thứ nhất vào năm 1986 mạng NSFnet chính thức
đƣợc thiết lập. Khi công nghệ mạng đã phát triển, nhiều mạng mới đã hình
thành và đều đƣợc kết nối với ARPANET, CSNET và NSFNET, tất cả các
mạng này nối với nhau và trở thành Internet. Cuối cùng thì ARPANET và
CSNET suy thoái, chỉ còn NSFNET là 1 mạng khá tốt trở thành mạng chính
liên kết các mạng khác trên Internet. Lúc này đối tƣợng sử dụng internet chủ
yếu là những nhà nghiên cứu và dịch vụ phổ biến nhất là E-mail và FTP.
Internet đã là 1 phƣơng tiện đại chúng.
Cuộc bùng nổ thứ hai với sự phát triển của wwwww, bắt đầu từ việc
tìm ra cách để lƣu giữ và tìm kiếm các cơ sở dữ liệu. Các cơ sở dữ liệu này


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
phải đƣợc kết nối với các tài liệu của thƣ viện. Đến năm 1991, Tim Berners
Lee ở trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu(CERN) phát minh ra World
Wide Web(WWW) dựa theo ý tƣởng về siêu văn bản đƣợc Ted Nelson đƣa ra
từ năm 1985.Có thể nói đây là 1 cuộc cách mạng trên internet vì ngƣời ta có
thể truy cập, trao đổi thông tin 1 cách dể dàng, nhanh chóng.
Trƣớc sự phát triển “chóng mặt” của mạng Internet, ngôn ngữ đánh dấu
siêu văn bản HTML (HyperText Mark- up Language) cùng với giao thức
truyền siêu văn bản HTTP (HyperText Transfer Protocol), báo chí lúc bấy giờ
không thể đứng ngoài cuộc. Kết quả là những từ báo mạng điện tử ra đời theo
xu thế phát triển của mọi thời đại.
Đến cuối thời kỳ này, Internet bắt đầu cung cấp dịch vụ Web Mail bởi
công ty Hotmail vào tháng 7 năm 1996. Cũng trong năm đó triễn lãm Internet
1996 World Exposition là triển lãm thế giới đầu tiên trên mạng Internet.

Internet bùng nổ với mạng không dây. Năm 1985,Cơ quan quản lí
viễn thông của Mĩ quyết định mở cửa một số băng tần của giải phóng không
dây, cho phép ngƣời sử dụng chúng mà không cần giấy phép của Chính phủ.
Đây là bƣớc mở đầu cho các mạng không dây ra đời và phát triển rất nhanh.
Ban đầu các nhà cung cấp các thiết bị không dây dùng cho mạng LAN nhƣ
Proxim và Symbol ở Mĩ đều phát triển các sản phẩm độc quyền, không tƣơng
thích với các sản phẩm của các công ty khác. Điều này dẫn đến sự cần thiết
phải xác lập 1 chuẩn không dây chung
Tại Việt Nam dịch vụ Internet bắt đầu đƣợc cung cấp chính thức từ
năm 1997. Đây là dấu mốc quan trọng đối với việc toàn cầu hóa thông tin của
Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên phải nói rằng, việc tham gia vào lĩnh vực này
tuy muộn nhƣng đã tạo ra một “cuộc cách mạng” về công nghệ thông tin tạo


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
đà cho sự “thay da đổi thịt” của nền truyền thông đại chúng “đi hơi chậm” so
với thế giới.[39]
Ngày nay Internet đã “thâm nhập” vào cuộc sống với nhiều tiện ích
thiết thực .Với khả năng kết nối mở nhƣ vậy, Internet đã trở thành một mạng
lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh
vực thƣơng mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu,giáo dục, văn hoá, xã hội
Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân
loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thƣơng mại điện tử trên Internet
1.1.2. Sự ra đời của Chatroom
1.1.2.1. Khái niệm Chatroom
Chatroom là từ ghép của hai từ tiếng Anh. “Chat” có nghĩa là trò
chuyện, tán gẫu, “room” có nghĩa là phòng . Room đƣợc sử dụng ở đây với
nghĩa bóng chỉ phạm vi, khu vực mà ngƣời chat có thể tham gia. Để giới

hạn chủ đề và số lƣợng thành viên tham gia, thông thƣờng chatroom đƣợc
chia thành nhiều phạm vi nhỏ dựa trên nhiều tiêu chí nhƣ cùng độ tuổi,
cùng chủ đề, cùng sở thích hoặc cùng khu vực, cùng một đất nƣớc … để
các chatter tha hồ lựa chọn “phòng” mà mình muốn tham gia. Chatroom là
hình thức thảo luận trực tiếp trên Internet, bạn có thể thảo luận, trao đổi và
nhận đƣợc câu trả lời hầu nhƣ ngay lập tức, cũng tƣơng tự nhƣ khi bạn nói
chuyện qua điện thoại.
Các chatroom phổ biến tại Việt Nam nhƣ : Vietchat, Yahoo Messenger,
Skype, Windows Live Messenger, chatroom Tran Phan, chatroom VTN,
chatroom Vongola ….hay các trình tin nhắn khác đã quá quen thuộc trong đời
sống của cƣ dân mạng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
1.1.2.2. Lịch sử ra đời và phát triển của Chatroom
Thƣ điện tử hay email – là một trong những sản phẩm của Internet đã
góp phần quan trọng nhất trong việc cách mạng các phƣơng thức giao tiếp và
truyền thông của con ngƣời.Với tất cả những tính đăng độc đáo và tiện dụng
mà email sở hữu, nhiều ngƣời cho rằng có lẽ con ngƣời đã đạt đến đích cuối
cùng trong cuộc đua vƣợt qua những trở ngại của không gian và thời gian
trong giao tiếp, mà xuất phát điểm là điện tín hay điện thoại vào nhiều thế kỷ
trƣớc. Nhƣng mọi tiện ích mà email đem lại vẫn chƣa làm thỏa mãn đƣợc nhu
cầu không giới hạn của con ngƣời, vì tốc độ truyền thông tin của nó vẫn chƣa
đủ nhanh: ngƣời gửi vẫn sẽ phải chờ một thời gian đến khi nhận đƣợc reply
(trả lời) của ngƣời nhận, nếu ngƣời này không online (trực tuyến) lúc email
đƣợc gửi đi; hay nếu đó là một cuộc trao đổi dài, với nhiều email đƣợc gửi đi
thì ngƣời dùng phải thực hiện quá nhiều thao tác (soạn thƣ, gửi, nhận) đƣợc
lặp đi lặp lại cho mỗi thông điệp đƣợc gửi đi. Và đó chính là lý do để một

phƣơng tiện thông tin liên lạc trên nền Internet mới, nhanh hơn, tiện lợi hơn
email, xuất hiện, với tên gọi Trình nhắn tin tức thời – Instant messaging (IM).
Từ khi ra đời lần đầu tiên vào năm 1996, những chƣơng trình IM,
mà ngƣời dùng Việt Nam quen gọi là chƣơng trình chat, đã chứng minh
đƣợc tính hữu ích của mình, và từ đó không ngừng phát triển trong chặng
đƣờng dài 15 năm
Với nguyên lý cơ bản: IM chính là một chatroom chỉ dành cho 2 ngƣời,
các chƣơng trình IM đã bắt đầu xuất hiện trên Internet vào tháng 11-1996,
bằng sự kiện hãng Mirabilis cho ra mắt ICQ – một chƣơng trình nhắn tin tức
thời miễn phí. ICQ là từ viết tắt của “I seek you – tôi tìm bạn”, sử dụng một
ứng dụng gọi là client (máy con) đƣợc cài đặt trên máy tính của ngƣời dùng.
Client sẽ kết nối với server (máy chủ) của ICQ khi ngƣời dùng chạy client và
kết nối với Internet.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Năm 1997, công ty đƣợc xem nhƣ tiên phong trong lĩnh vực truyền
thông trực tuyến – AOL cũng cho ra mắt chatroom và phần mềm IM của
mình – AOL Instant messaging, hay AIM. Hãng này sau đó đã mua lại
Mirabilis và ICQ vào tháng 6-1998, và tiếp tục hoàn thiện AIM, nhanh chóng
dẫn đầu thị trƣờng IM và khiến AIM trở thành chuẩn cơ bản cho các trình IM
của các đối thủ khác sau này.
Các đối thủ của AIM xuất hiện không lâu sau đó. Đầu tiên là MSN
Messenger (hiện nay là Windows Live Messgenger), rồi đến Yahoo!
Messenger và gần đây là Google Talk. Thị trƣờng tin nhắn tức thời bắt đầu
chật chội và mỗi chƣơng trình đều không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu
sử dụng IM ngày càng tăng cao của cộng đồng ngƣời dùng Internet. Một
nghiên cứu của comScore vào năm 2006 cho thấy tỉ lệ cƣ dân mạng toàn cầu

có sử dụng IM lên đến 50%.
Trình tin nhắn tức thời (chatroom) đã thay đổi cách thức mà con ngƣời
ta liên lạc trong thế giới hiện đại. Ngày nay, chatroom đã trở nên phổ biến và
trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng của nhiều ngƣời. Chatroom không
không chỉ là một phƣơng tiện tán gẫu đơn thuần của những ngƣời trẻ tuổi mà
ngay cả những ngƣời trƣởng thành, những ngƣời thuộc các tầng lớp khác
nhau cũng khai thác hiệu quả phƣơng tiện này. Các chatroom đã góp phần
giúp con ngƣời thực hiện nhanh chóng và hiệu quả các giao dịch kinh tế, trao
đổi thông tin, tri thức.[34]
Các tính năng của IM vẫn luôn đƣợc cải tiến hằng ngày, và lợi ích của
chúng thì không cần phải bàn. Ngƣời dùng ngày nay có thể sử dụng các tính
năng hữu ích, hiện đại nhƣ chia sẻ file, nhạc, video hay đảm nhận luôn cả tính
năng chat voice hoặc video call với cái chƣơng trình IM phiên bản mới nhất.
Với IM, những cuộc trò chuyện nhanh chóng hay gọi điện xuyên quốc gia
không còn là chuyện khó khăn. IM giúp mọi ngƣời luôn luôn đƣợc kết nối,
bất kể khoảng cách địa lý xa xôi.[39]


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
1.2. NGÔN NGỮ TRONG CHATROOOM LÀ MỘT LOẠI PHƢƠNG
NGỮ XÃ HỘI
1.2.1. Khái niệm về phƣơng ngữ xã hội
1.2.1.1. Khái niệm phương ngữ
Phƣơng ngữ (dialect) là hệ thống ngôn ngữ đƣợc dùng cho một tập
hợp ngƣời nhất định trong xã hội, thƣờng là phân chia theo lãnh thổ. Phƣơng
ngữ đƣợc chia thành phƣơng ngữ lãnh thổ và phƣơng ngữ xã hội [18]
Phƣơng ngữ lãnh thổ là biến thể địa phƣơng của ngôn ngữ toàn dân ở
một địa phƣơng cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn

dân hay với một phƣơng ngữ khác. Sự khác biệt giữa các phƣơng ngữ trong
một ngôn ngữ thể hiện chủ yếu ở ngữ âm, sau đó đến từ vựng, còn sự khác
nhau về ngữ pháp thì ít hơn. Tiếng Việt có thể gồm 3 phƣơng ngữ chính là
phƣơng ngữ Bắc (Bắc Bộ), phƣơng ngữ Trung (Bắc Trung Bộ), phƣơng ngữ
Nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Các phƣơng ngữ tiếng Việt khác nhau chủ
yếu ở mặt ngữ âm và từ vựng. Phƣơng ngữ xã hội là vấn đề lý thuyết có liên
quan trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu của luận văn nên, do đó chúng tôi sẽ
trình bày rõ hơn ở phần sau.
1.2.1.2. Khái niệm phương ngữ xã hội
Phƣơng ngữ xã hội (Sociolect) là ngôn ngữ của một nhóm ngƣời nhất
định trong xã hội. “Phƣơng ngữ xã hội là hệ thống ký hiệu và quy tắc cú pháp
đƣợc sử dụng trong phạm vi tập thể xã hội nhất định [9.]Theo Nguyễn Văn
Khang thì sự hình thành phƣơng ngữ xã hội có liên quan đến thuộc tính xã hội
của ngƣời giao tiếp. Với giá trị xã hội khác nhau phƣơng ngữ trong các điều
kiện xã hội khác nhau sẽ có tác động khác nhau. Còn có thể gọi là phƣơng
ngữ xã hội trong các trƣờng hợp nhƣ: tiếng lóng, biệt ngữ, tiếng nghề
nghiệp… Phƣơng ngữ xã hội khác biệt chủ yếu ở mặt từ vựng. Với cách nhìn
của ngôn ngữ học xã hội, trong xã hội tồn tại bao nhiêu nhóm xã hội thì ngôn
ngữ cũng có bấy nhiêu phƣơng ngữ xã hội [18].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
1.2.1.3. Cách tiếp cận phương ngữ xã hội
Một ngôn ngữ chỉ xuất hiện trong lời nói dƣới dạng biến thể, vấn đề đặt
ra là có bao nhiêu biến thể và ngƣời ta sử dụng các biến thể nhƣ thế nào trong
giao tiếp.
Có nhiều hƣớng tiếp cận phƣơng ngữ xã hội học, tuỳ theo tiêu chí phân
loại mà ngƣời ta đƣa ra hƣớng tiếp cận cho phù hợp. Ví dụ: Theo tiêu chí giới

thì hƣớng tiếp cận tâm lý giới tính và cách sử dụng biến thể của giới tính.
Tƣơng tự nhƣ với tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần xuất thân, địa bàn cƣ trú,
trình độ văn hoá…thậm chí là cùng sở thích.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tiếp cận phƣơng ngữ xã hội
học với tiêu chí phân loại là sử dụng phƣơng tiện internet để làm công cụ gián
tiếp cho việc giao tiếp. Nghĩa là hƣớng tiếp cận theo hƣớng cùng sử dụng một
công cụ, cùng sở thích…
1.2.2. Biến thể ngôn ngữ
Xung quanh các khái niệm biến thể, có quan niệm cho rằng biến thể là
một loại biến dạng của một hằng thể và chỉ tồn tại trong mối tƣơng quan với
hằng thể đó. Cách quan niệm này liên quan đến vấn đề chuẩn. Cũng có cách
quan niệm khác “biến thể ngôn ngữ có thể hiểu là hình thức biểu hiện của
ngôn ngữ đƣợc biểu hiện phổ biến trong hoàn cảnh xã hội giống nhau với các
đặc trƣng xã hội giống nhau. Trong trạng thái hình thức của mình với tƣ cách
là công cụ giao tiếp, cái gọi là ngôn ngữ nhƣ chúng ta thƣờng gọi và biết đến
chẳng hạn tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hán…chỉ tồn tại dƣới dạng các biến
thể. Có thể là các biến thể địa lý (các phƣơng ngữ địa lý), có thể là các biến
thể xã hội (các phƣơng ngữ xã hội) và cũng có thể là các biến thể ngôn ngữ (
biến thể ngữ âm, biến thể từ vựng hay biến thể phong cách).
Nhƣ vậy gọi là biến thể ngôn ngữ cũng có thể là phƣơng ngữ thậm chí
là phong cách, hay một đơn vị nào đó của hệ thống ngôn ngữ nhƣ một thành
tố ngữ pháp, một yếu tố từ vựng hay một âm vị nào đó. Đây là một quan niệm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
thoả đáng và tồn tại phổ biến trong giới nghiên cứu ngôn ngữ xã hội học
nhiều thập kỷ qua.
Ở nội dung nay, chúng ta cần phân biệt giữa hai khái niệm là “biến” và

“biến thể”. “Biến” đƣợc định nghĩa là “đại lƣợng biến đổi trong quá trình
đƣợc nhận xét” [18] còn “biến thể: sự thể hiện cụ thể các vị trí khác nhau
trong chuỗi lời nói nhƣng về bản chất cùng thuộc về một đơn vị ngôn ngữ.
1.2.2.2.Phương ngữ với tư cách là biến thể ngôn ngữ
Phƣơng ngữ (dialect) còn đƣợc gọi là phƣơng ngôn hay tiếng địa
phƣơng. Trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ thế giới và Việt Nam thuật ngữ
“phƣơng ngữ” đã đề cập đến từ rất lâu.
“Phƣơng ngữ là một thuật ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ
toàn dân ở một địa phƣơng cụ thể với những nét khác biệt của nó so với một
ngôn ngữ khác [9].
Cũng có ý cho rằng “biến dạng của một ngôn ngữ đƣợc sử dụng với tƣ
cách là phƣơng diện giao tiếp của những ngƣời gắn bó chặt chẽ với nhau
trong một cộng đồng thống nhất về lãnh thổ, về hoàn cảnh xã hội hay về nghề
nghiệp” [25,23]
1.3.TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG VIỆT TRONG CHATROOM
1.3.1. Đặc điểm của Tiếng Việt
1.3.1.1. Đặc điểm âm tiết tiếng Việt
Âm tiết Tiếng Việt có 3 đặc điểm sau:
Thứ nhất, có tính độc lập cao : trong dòng lời nói, âm tiết tiếng Việt
bao giờ cũng đƣợc thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, đƣợc tách và ngắt thành từng
khúc đoạn riêng biệt. Khác với âm tiết của một số ngôn ngữ, âm tiết tiếng
Việt thƣờng không bị nhƣợc hoá (reduction) hay mất đi.

×