Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

luận văn thạc sĩ đặc điểm ngôn ngữ thơ tình lưu quang vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 121 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn









LÊ LAN HƯƠNG



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
o0o




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC


ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ TÌNH
LƯU QUANG VŨ








THÁI NGUYÊN 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

1
Më ®Çu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nghệ thuật của văn chương là nghệ thuật của ngôn từ, nói cách khác
“ngôn ngữ chính là chất liệu cho một loại hình nghệ thuật có tên gọi là văn
học” [1,tr.1]. Ngôn ngữ thơ bao giờ cũng là sự hóa công của người nghệ sĩ,
mỗi chữ trong thơ đều là sự vang vọng từ tâm hồn thi nhân. Bằng chất liệu
ngôn ngữ, các nhà thơ đã học hỏi, chắt lọc, sáng tạo để làm nên sự lung linh
huyền diệu cho đứa con tinh thần của mình.
Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng là
một trong những mảng đề tài nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành
chức, một lĩnh vực hoạt động đặc thù: hoạt động nghệ thuật. Việc nghiên cứu
thơ ở phương diện ngôn ngữ, trong đó tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của một
tác giả là một công việc đầy lí thú nhưng cũng rất phức tạp, là một hướng đi
cần thiết của việc nghiên cứu ngôn ngữ vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang
tính liên ngành hiện nay.
1.2. Trong sự nghiệp ngắn ngủi nhưng nhiều thành tựu của mình, điều tha
thiết đầu tiên, điều gửi gắm cuối cùng mà Lưu Quang Vũ dành cho cuộc đời
này vẫn cứ là thơ, nhất là thơ tình. Thật vậy, thơ tình Lưu Quang Vũ là nơi
khởi hành cuộc đi tìm lớn nhất, cũng là nơi hành hương lớn nhất, nơi ẩn náu
cuối chót của chàng thi sĩ buồn này trở về với bản thể của chính mình. Thơ,

với Lưu Quang Vũ là tất cả sự hàm ơn, ân cần riêng của tâm hồn chàng với
đời sống, bởi tấm tình riêng đã hòa với tình chung, với dân tộc, với đất
nước,…Vì lẽ đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu thơ tình Lưu Quang Vũ luôn là
một đề tài có sức hấp dẫn cho những ai quan tâm đến việc nghiên cứu ngôn
ngữ và văn học. Mặc dù các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã có những
đánh giá, phân tích về nhiều mặt như: nội dung, tư tưởng, hình thức, đề tài,
chủ đề… trong thơ tình Lưu Quang Vũ, nhưng cho đến nay chưa có công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

2
trình chuyên biệt nào nghiên cứu về ngôn ngữ trong thơ tình của ông, để góp
phần hiểu rõ hơn về giá trị nghệ thuật trong thơ của tác giả này.
1.3. Thực tiễn giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay cho thấy, các
giáo viên thường thiên hướng khai thác bình giảng các khía cạnh của cảm
xúc, hình ảnh trong thơ, mà chưa chú ý đúng mức đến việc chỉ ra được sự
sáng tạo của tác giả trên cả hai phương diện hình thức và ngữ nghĩa của thơ.
Điều này khiến cho việc tiếp thu cũng như bình giá tác phẩm nhiều khi thiếu
cơ sở và không làm rõ được đặc điểm phong cách tác giả.
Lưu Quang Vũ là một trong những tác giả có sáng tác được đưa vào giảng
dạy trong trường phổ thông. Vì vậy, việc nghiên cứu thơ tình Lưu Quang Vũ
dưới góc độ ngôn ngữ sẽ giúp cho việc giảng dạy các tác phẩm của ông nói
riêng, và thơ nói chung có hiệu quả hơn, giúp các thầy cô có cơ sở để truyền
đạt và giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn những đặc trưng của loại hình
nghệ thuật rất tinh tế và phức tạp này, thể hiện qua các tác phẩm thơ cụ thể.
Từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài:
Đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ.
2. Lịch sử vấn đề
Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ mất ở tuổi bốn mươi, khi
sức sáng tạo đang dồi dào, tài năng đang độ chín. Cuộc đời, sự nghiệp và sự

ra đi đột ngột của Lưu Quang Vũ cùng người bạn đời - nhà thơ Xuân Quỳnh
đã trở thành một sự kiện trong giới văn nghệ. Niềm tiếc thương vô hạn của
gia đình, người thân, bạn bè và của hàng triệu độc giả, khán giả đã thôi thúc
họ đọc lại, nhìn nhận và đánh giá những gì ông, bà đã gửi lại cho thơ ca, cho
cuộc đời. Những bài viết về Lưu Quang Vũ được đăng tải trên báo, và được
tập hợp thành tuyển tập Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm. Điều đáng chú
ý là bên cạnh việc khẳng định thành tựu của Lưu Quang Vũ - nhà viết kịch,
chân dung Lưu Quang Vũ - nhà thơ được tái dựng ngày một sắc nét hơn.
Với hành trình sáng tác hơn hai mươi năm, một khoảng thời gian sáng tác


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

3
chưa dài, ông đã kịp đặt tên cho 12 tập thơ, trong đó có nhiều tập đã hoàn
chỉnh Hương cây, Mây trắng của đời tôi, Cuốn sách xếp lầm trang…Lưu
Quang Vũ thực sự đã là một thi sĩ tài năng, một cá tính thơ độc đáo trong
dòng thơ Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỉ XX.
Theo thời gian, mỗi tác phẩm của Lưu Quang Vũ ra đời đều thu hút được
sự chú ý, không chỉ của bạn đọc mà của giới phê bình nói chung. Cùng với sự
ra đời của các tập thơ, là sự xuất hiện nhiều bài viết, bài giới thiệu, bài bình về
thơ Lưu Quang Vũ nói chung và thơ tình Lưu Quang Vũ nói riêng. Nhiều bài
viết của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học nổi tiếng như Hoài Thanh, Lê
Đình Kỵ, Vũ Quần Phương, Phong Lê, Vương Trí Nhàn…và cả các nhà thơ
cùng thời khác như Anh Ngọc, Phạm Tiến Duật…đã đánh giá cao tài năng
tâm huyết và những đóng góp của Lưu Quang Vũ với thơ ca hiện đại.
Lưu Quang Vũ mở đầu cho sự nghiệp cầm bút của mình bằng thơ. Đó là
phần Hương cây trong tập Hương cây- Bếp lửa in chung với Bằng Việt năm
1968. Ngay từ khi mới ra đời, tập thơ đã chiếm được rất nhiều cảm tình của
bạn đọc. Cái tên Lưu Quang Vũ lập tức thu hút sự chú ý của các nhà phê bình

danh tiếng. Bài Một cây bút trẻ nhiều triển vọng của Hoài Thanh là bài viết
đầu tiên về thơ Lưu Quang Vũ. Ở đây chỉ qua những bài thơ đầu tay của Lưu
Quang Vũ, nhà phê bình văn học nổi tiếng này đã nhận ra tâm hồn thi sĩ tài
hoa nơi ông và chỉ ra hướng phát triển của thơ ông. Hoài Thanh còn tìm ra nét
bản chất trong thơ ông, buồn và đắm đuối.
Trong bài viết Những bài thơ sống với thời gian, Bích Thu đã thể hiện sự
đồng cảm sâu sắc với những bài thơ buồn mà Lưu Quang Vũ viết trong những
năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất. Chính những nỗi đau tâm hồn và sự
đắng cay nghiệt ngã của số phận đã giúp ông sáng tác nên những bài thơ sống
mãi trong lòng bạn đọc. Bài viết của Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ đều nêu
lên suy nghĩ, dấu ấn cảm xúc của mình về thơ tình Lưu Quang Vũ.
Vũ Quần Phương với bài Đọc thơ Lưu Quang Vũ không ghi lại một vài


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

4
nhận xét, đánh giá về từng tập thơ, mà viết rất công phu, cung cấp cho người
đọc cái nhìn tương đối rõ ràng về đời thơ Lưu Quang Vũ từ tập Hương cây
đến Cuốn sách xếp lầm trang và Mây trắng của đời tôi. Mỗi chặng đường thơ
ông, Vũ Quần Phương đều thể hiện một sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc với
những nhận xét xác đáng. Qua đó tác giả khẳng định:“Đắm đuối là bản sắc
cảm xúc Lưu Quang Vũ. Nó tạo nên sức lôi cuốn ma quái ở thơ anh”[46,
tr.36]. Ngoài ra còn có những bài viết, bài bình của Nguyễn Thị Minh Thái,
Anh Ngọc, Nguyễn Hoàng Sơn…
Có thể nói, cuốn Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật do Lưu
Khánh Thơ chủ biên, ra đời nhân dịp Lưu Quang Vũ được nhà nước tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cũng là một công trình đáng chú
ý. Riêng về thơ, cho thấy đánh giá của giới phê bình về Lưu Quang Vũ từ
nhiều góc độ, nhưng tựu trung, đều có một cái nhìn đầy thiện cảm, kì vọng ở

một cây bút thơ đang hồi sung sức, một giọng điệu riêng, một phong cách cần
ghi nhận.
Cuốn Đối thoại tình yêu Xuân Quỳnh- Lưu Quang Vũ, lại nhìn ở một góc
độ khác. Từ việc tuyển lựa những bài thơ đặc sắc nhất của cả Xuân Quỳnh và
Lưu Quang Vũ, những bài viết của giới phê bình về thơ của Lưu Quang Vũ-
Xuân Quỳnh, và cả những bức thư ân tình của hai người đã tạo nên một thế
đối thoại thú vị, dường như Xuân Quỳnh- Lưu Quang Vũ đã đối thoại với
nhau qua những trang thơ, những vần thơ tình yêu nồng nàn nóng bỏng.
Nhưng hơn thế nữa, đó là cuộc đối thoại xuyên suốt của Xuân Quỳnh, Lưu
Quang Vũ với bạn đọc trung thành, qua hai mươi năm vẫn rất mực yêu mến
tác phẩm của hai vợ chồng tài hoa này. Tuy trong mục phê bình, đánh giá, vẫn
là tuyển chọn những bài viết cũ, nhưng tổng quan cuốn sách đã cho thấy một
Lưu Quang Vũ, đời hơn, gần gũi hơn với bạn đọc.
Bên cạnh đó, trong quyển Một số gương mặt văn chương học thuật Việt
Nam hiện đại, Phong Lê có hai bài viết về Lưu Quang Vũ. Cả hai bài viết đều


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

5
đánh giá cao tài năng và sức sáng tạo nơi anh. Anh Ngọc và Phạm Tiến Duật
trong cuốn Xuân Quỳnh- Lưu Quang Vũ, tình yêu và sự nghiệp cũng đều thể
hiện những tình cảm sâu sắc cùng sự trân trọng đối với những gì mà Lưu
Quang Vũ và Xuân Quỳnh để lại cho chúng ta.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã có những nhận định, đánh giá khái
quát vẻ đẹp thơ Lưu Quang Vũ trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, cũng có
thể thấy rằng, việc nghiên cứu thơ tình Lưu Quang Vũ nói riêng mới chỉ dừng
lại ở những bài viết riêng lẻ, những nhận xét ban đầu nhiều hơn là những công
trình nghiên cứu, mang tính thống kê, phân tích tổng hợp thực sự. Mặt khác,
hầu hết các bài nghiên cứu về giá trị thơ tình Lưu Quang Vũ đều tiếp cận từ

góc độ văn học. Còn từ góc độ ngôn ngữ học thì chưa thấy có một chuyên
luận nào đi sâu, khảo sát, đánh giá các sáng tác của Lưu Quang Vũ một cách
đầy đủ và toàn diện.
Do đó, luận văn này trên cơ sở đi sâu, khảo sát, tìm hiểu, phân tích những
đặc điểm ngôn ngữ nổi bật trên hai phương diện hình thức và ngữ nghĩa trong
thơ tình Lưu Quang Vũ, chỉ ra nét đặc trưng tiêu biểu của Lưu Quang Vũ
trong các tiếng thơ cùng thế hệ, và khẳng định Lưu Quang Vũ như một gương
mặt tiêu biểu của thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ cũng như thơ ca của
thế kỉ XX. Những ý kiến của người đi trước là những gợi dẫn quý báu để
chúng tôi tiếp cận và nghiên cứu đề tài Đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu
Quang Vũ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ trên cả hai
phương diện:
- Phương diện hình thức: xét ở các cấp độ bài thơ, khổ thơ, câu thơ, tìm
hiểu các thể thơ, thanh điệu, vần thơ, nhịp thơ.
- Phương diện ngữ nghĩa: nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa các lớp từ, khả


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

6
năng biểu đạt, xây dựng các hình ảnh, biểu tượng của ngôn ngữ thơ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài, nhằm xác lập khung lý
thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài: khái niệm thơ, đặc điểm
ngôn ngữ thơ, khái niệm bài thơ, khổ thơ, câu thơ, vần , nhịp…
- Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ trên phương diện hình

thức và ngữ nghĩa: thể hiện ở cấp độ bài thơ, khổ thơ, câu thơ, với các thể thơ,
thanh điệu, vần, nhịp, về đặc điểm sử dụng từ ngữ và các biểu tượng ngôn từ.
- Từ sự phân tính nói trên, khái quát lên những đặc điểm chung nhất về ngôn
ngữ thơ Lưu Quang Vũ, hướng tới nhận xét về đặc điểm phong cách thơ Lưu
Quang Vũ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong sự nghiệp của Lưu Quang Vũ, thơ là niềm đam mê lớn nhất. Hội
Nhà văn Hà Nội đã trao giải “Thành tựu trọn đời về thơ” cho thơ Lưu Quang
Vũ. Ông viết về nhiều đề tài khác nhau, song dấu ấn đậm nét nhất vẫn là
những bài thơ tình.
Vì thế, trong luận văn này chúng tôi chỉ tập trung khảo sát những bài thơ
tình của Lưu Quang Vũ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thơ tình Lưu Quang Vũ có thể được xem xét dưới nhiều góc độ. Ngoài sự
phân tích từ góc độ văn học, có thể xem xét thơ tình Lưu Quang Vũ từ nhiều
phương diện, với nhiều khía cạnh thuộc góc độ ngôn ngữ học: thể thơ, nhịp
thơ, vần thơ, các phương tiện tu từ, các quan hệ tổ hợp, cú pháp, câu… Tuy
nhiên, trong khuôn khổ luận văn chúng tôi chỉ nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ
thơ tình Lưu Quang Vũ thể hiện ở từng cấp độ bài thơ, khổ thơ, câu thơ với
việc xem xét thể thơ, thanh điệu, vần, nhịp, và thể hiện ở các lớp từ ngữ đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

7
trưng (trường từ vựng), các biểu tượng ngôn từ tiêu biểu, trên cơ sở khảo sát
115 bài thơ tình được in trong cuốn Lưu Quang Vũ- Thơ tình - Nhà xuất bản
Văn học, 2002.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nhiên cứu trên, luận văn sử dụng

những phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này sử dụng khi khảo sát, để thống kê tần số xuất hiện, phân
loại các yếu tố hình thức và ngữ nghĩa trong thơ tình Lưu Quang Vũ, từ đó là
cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá về những đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ
thơ tình Lưu Quang Vũ.
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích các tín hiệu ngôn ngữ trong thơ tình
Lưu Quang Vũ như việc sử dụng từ ngữ, các biểu tượng ngôn từ, các hình
thức: thể thơ, vần, nhịp…chúng tôi sẽ khái quát những đặc điểm cơ bản về
ngôn ngữ thơ và phong cách thơ Lưu Quang Vũ.
5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp so sánh được sử dụng để thấy rõ nét sự tương đồng và khác
biệt của Lưu Quang Vũ so với các nhà thơ cùng thời, sự vận động và phát
triển của chính bản thân hồn thơ Lưu Quang Vũ, (giữa hiện đại với truyền
thống), để từ đó thấy được sự sáng tạo, cách tân, và bản sắc riêng của thơ tình
Lưu Quang Vũ.
6. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lí luận :
Đây là lần đầu tiên có một luận văn nghiên cứu tương đối đầy đủ và toàn
diện đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ trên hai phương diện hình
thức và ngữ nghĩa, theo cách tiếp cận ngôn ngữ học. Kết quả của luận văn có



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

8
thể sẽ góp thêm tư liệu, bổ sung cách nhìn tiếp cận văn chương từ góc độ
ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ thơ nói riêng.

- Về mặt thực tiễn :
Đề tài góp những cứ liệu vào việc nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ ngôn
ngữ thơ.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp ích ít nhiều cho việc nghiên
cứu, học tập, giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông theo hướng
tiếp cận tác phẩm văn học từ bình diện nghệ thuật sử dụng ngôn từ, phân tích
ngữ nghĩa các đơn vị từ vựng, các đặc điểm hình thức thơ, nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy của giáo viên và năng lực cảm thụ văn chương của học
sinh cũng như của độc giả yêu thích văn chương, đặc biệt đối với các tác
phẩm thơ, trong đó có thơ tình của Lưu Quang Vũ.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ trên phương diện hình thức.
Chương 3 : Ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ trên phương diện ngữ nghĩa.
Cuối luận văn là Phụ lục gồm một số ảnh, bút tích của nhà thơ.






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

9
Ch-¬ng 1
c¬ së lý thuyÕt
1.1.Thơ và ngôn ngữ thơ
1.1.1. Khái niệm thơ

Thơ là một thể loại văn học nảy sinh và phát triển rất sớm, được xem là
hình thái văn học đầu tiên của nhân loại. Ở nhiều dân tộc trên thế giới, trong
một thời gian tương đối dài, thuật ngữ thơ được dùng để chỉ chung cho văn
học. Kể từ khi ra đời cho đến nay, thơ ca đã không ngừng vận động và biến
đổi cùng tiến trình văn học, ở mỗi giai đoạn lịch sử văn hóa, quan niệm về nội
dung thơ, hình thức thơ khác nhau. Vì thế, rất khó để tìm một định nghĩa thơ tiêu
biểu, ổn định cho thơ. Cho đến nay người ta vẫn không thể thống kê có được bao
nhiêu định nghĩa về thơ. Khi bàn về vấn đề này, mỗi học giả lại có một cách nhìn
nhận riêng, đặc biệt khi họ tiếp cận thơ từ nhiều góc độ khác nhau.
Platôn xem nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng như một hiện tượng
thần bí, cao siêu. Đối lập với quan niệm này, Arisstotle coi thơ ca là hiện
tượng do con người tạo ra theo những quy luật khác nhau, những quy tắc tổ
chức chặt chẽ.
Ở Trung Hoa, nói đến thơ ca, các học giả thường nhấn mạnh tới chức năng xã
hội của nó. Tuân Tử, Trang Tử cho rằng:“Thi dĩ ngôn chí”, “Thi dĩ đạo chí”,
tức là thơ ca là để giáo hóa đạo hóa, di dưỡng tính tình, để khí ngôn cảm hoài.
Ở Việt Nam, quan niệm về thơ trước kia gần như xuất phát từ nội dung.
Xem nội dung nói về điều gì, đó là điều quan trọng hàng đầu của thơ. Phan
Chu Tiên, thế kỷ XV, khi biên soạn Việt Nam thi tập tân san - là quyển hợp
tuyển thơ ca các đời - từ đời Trần đến đời Lê, đã viết: “trong lòng có điều gì,
tất hình thành ở lời; cho nên thơ để nói chí vậy” (dẫn theo 66, tr.10]. Lê Quý
Đôn khẳng định: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”. Theo Phan Huy Ích
“Thơ là để nói chí hướng. Bậc quân sĩ lúc nhà rỗi miêu tả tâm tình, ghi lại
hình trạng, thường thường biểu hiện ra thiên chương truyền lại cho người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

10
sau, dùng làm niên phải để lại lâu dài. Đó thực là kho báu trong nhà, đâu chỉ
phô bày ý tứ văn vẻ, phẩm bình phong vật mà thô…” [26, tr.7]. Đây được coi

là một nguyên tắc mĩ học của thơ ca Trung Quốc và Việt Nam thời trung đại.
Quan niệm này đã chi phối, định hướng sáng tác của các thi sĩ nho gia nhiều
thế kỉ.
Bước sang thế kỉ XX, đời sống xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu
sắc, lớp người mới với cách sống mới, suy nghĩ mới, tình cảm mới xuất hiện.
Mở đầu là Tản Đà, rồi các nhà thơ mới với những cách tân táo bạo đã làm đổi
thay bộ mặt thơ ca nước nhà, hoàn tất quá trình hiện đại hóa thơ ca cả nội
dung lẫn hình thức. Từ đấy đến nay, các ý kiến về thơ cũng mở ra một cái
nhìn mới xác hợp với đặc trưng của thơ ca hơn. Có định nghĩa thiên về xu
hướng thần bí hoặc dựa trên nội dung phản ánh hoặc dựa trên cấu trúc ngôn
ngữ hoặc dựa vào tính nội dung của hình thức…
“Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp
nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức
ngôn ngữ này”[37, tr.132]
“Thơ là hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu
để thể hiện nội dung một cách hàm súc” [43, tr.1478]
Định nghĩa về thơ của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi có thể xem là chung nhất, khái quát nhất cho tất cả các quan niệm
nêu trên:
“Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, những tâm trạng,
những xúc cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có
nhịp điệu” [16, tr.309].
Các định nghĩa trên tuy khác nhau về góc nhìn, nhưng đều có sự thống nhất
tương đối về đặc điểm của thơ, đó là:
- Thơ có hệ thống, có tổ chức riêng
- Có nhịp, vần điệu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


11
- Thể hiện cảm xúc riêng bằng hình ảnh.
Từ đó, có thể đi đến sự thống nhất giữa nội dung - hình thức của thơ như
sau: Thơ là hình thức sáng tác của văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện
những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình
ảnh và nhất là có nhịp điệu.
1.1.2. Ngôn ngữ thơ
Nếu như giai điệu âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường nét
là ngôn ngữ của hội họa; mảng khối là ngôn ngữ của kiến trúc thì ngôn ngữ là
chất liệu của văn chương. Macxim Gorki đã nói “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất
của của văn học”. Tuy nhiên tùy vào đặc trưng thể loại, ngôn ngữ trong mỗi
thể loại văn học có đặc điểm riêng. Trong thơ, ngôn ngữ giữ một vị trí đặc
biệt quan trọng, đó là thứ ngôn được chưng cất công phu. Ngôn ngữ thơ là
một phương tiện hình thức luôn được coi trọng, là một giá trị không thể phủ
nhận trong tính yếu thơ, vì “ thơ tức là phần tinh lọc nhất của ngôn ngữ”.
Ngôn ngữ thơ là đỉnh cao của sự chắt lọc, là sự biểu hiện tập trung nhất tính
hàm súc phong phú của ngôn ngữ, vừa giàu hình ảnh, sắc màu (tính họa), vừa
giàu nhạc điệu (tính nhạc). Các đặc điểm trên tạo nên hình tượng thơ lung
linh, đa nghĩa. Hay nói một cách giản dị, nếu là ngôn ngữ thơ thì phải mang
đầy đủ những thuộc tính: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo
hình, tính biểu cảm.
Tuy nhiên, không phải lúc nào những đặc điểm này cũng biểu hiện giống
nhau, mà tùy thuộc vào mỗi loại tác phẩm chúng được biểu hiện bằng những
sắc thái và những mức độ khác nhau. Đồng thời mỗi loại tác phẩm theo thể
loại lại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng. So với ngôn ngữ văn xuôi, ngôn
ngữ thơ có những đặc trưng riêng. Điểm nổi bật của thơ ca là ở chỗ chỉ dùng
một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu đạt cái vô hạn của cuộc sống
bao gồm các sự kiện tự nhiên và xã hội cũng như tâm tư tình cảm của con
người, đúng như Phan Ngọc đã nhận xét:“Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

12
hết sức quái đản” [37, tr.132]. Như vậy ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ đời
thường và khác với ngôn ngữ văn xuôi ở cấu trúc của nó. Lời thơ ít nhưng
cảm xúc và ý nghĩa hết sức phong phú, giàu sức gợi cảm. Vì thế ngôn ngữ thơ
mang tính hình tượng rất rõ nét.
Xét ở phạm vi thể loại, ngôn ngữ thơ được hiểu là một chùm đặc trưng
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hóa, khái quát hóa hiện thực
khách quan theo một cách tổ chức riêng của thơ ca.
Từ trước đến nay, trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ, các
tác giả đã dựa vào nguyên lí của F.de Saussure về sự hoạt động của ngôn ngữ
theo quan hệ hình và quan hệ cú đoạn để đưa ra hai cơ chế của hoạt động
ngôn ngữ thơ là cơ chế lựa chọn và cơ chế kết hợp. Nguyễn Phan Cảnh cho
rằng cơ chế lựa chọn dựa trên một khả năng của ngôn ngữ là “Các đơn vị
ngôn ngữ có thể luân phiên cho nhau nhờ vào tính tương đồng của chúng”
[5, tr.16]. Thao tác kết hợp lại dựa trên khả năng khác của hành động ngôn
ngữ đó là “Các yếu tố ngôn ngữ có thể đặt bên cạnh nhau nhờ vào mối quan
hệ tương cận giữa chúng” [5, tr.24 ]. Cũng theo tác giả này, nếu như văn xuôi
làm việc trước hết bằng thao tác kết hợp và trong văn xuôi lặp lại là một điều
tối kị thì ngược lại chính cái điều mà văn xuôi rất tối kị ấy lại là một thủ pháp
làm việc của thơ. Trong thơ, tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ lại
được dùng để xây dựng các thông báo.
Thao tác lựa chọn giúp cho nhà thơ có thể lựa chọn một đơn vị trong một
loạt các đơn vị có giá trị tương đương, có thể thay thế cho nhau trên trục dọc,
sau khi đã lựa chọn thì thao tác kết hợp lại cho phép người làm thơ có thể tạo
ra những kết hợp bất ngờ, sáng tạo dựa trên tiền đề vật chất mà ngôn ngữ dân
tộc cho phép. Mỗi từ ngữ trong câu thơ phải diễn tả được đúng điều mà nhà
thơ nhìn thấy, cảm thấy và những điều sẽ thấy, ít lời mà nói được nhiều ý, “ý

ở ngoài lời”. Đây chính là cách dùng từ sao cho “đắt” nhất, có giá trị biểu
hiện cao nhất. Nguyễn Du - bậc thầy về dùng từ chính xác và hàm súc đã khắc


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

13
họa thật hình ảnh về các nhân vật của mình chỉ bằng vài từ ngữ. Ông đã “giết
chết” các nhân vật phản diện như: Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến,
mỗi tên chỉ bằng một từ. Sự vô học của Mã Giám Sinh: Ghế trên ngồi tót sỗ
sàng, cái gian manh của Sở Khanh: Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào, cái
tầm thường, ti tiện của Hồ Tôn Hiến: Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình. Lựa
chọn được một từ ngữ “đắt” để diễn đạt một ý là điều khá phức tạp. Trong
một trường liên tưởng của từ ngữ có nhiều từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái
nghĩa, người viết cần liệt kê vài từ để chọn. Tản Đà đã suy nghĩ rất nhiều khi
chọn từ “khô” để đưa vào câu thơ: Non cao những ngóng cùng trông/ Suối
khô dòng lệ chờ mong tháng ngày (Thề non nước). Nếu thay từ “khô” bằng
từ tuôn, hay từ trôi thì hiệu quả sẽ như thế nào?
Hàm súc và giàu sức biểu hiện, ngôn ngữ thơ ca cô đúc, chặt chẽ với số
lượng từ rất hạn định nhưng năng lực biểu hiện lại rất lớn. Vấn đề đặt ra với
mỗi nhà thơ là phải chọn một cách nói tốt nhất đến mức độ người ta cảm thấy
không thể khác được. Như vậy nhờ cách tổ chức ngôn ngữ độc đáo này mà
ngoài ngữ nghĩa thông báo của bài thơ ta còn thấy ngữ nghĩa khác. Điều đó
làm nên tính đa tầng ý nghĩa câu thơ, giúp nhà thơ chuyển tải tối đa sự phức
tạp tinh tế của tâm trạng, tình cảm con người trong sự hữu hạn của số lượng
câu chữ. Và cũng vì sự mới lạ, bất ngờ của cách tổ chức ngôn ngữ mà thơ bắt
người đọc phải suy nghĩ, giải mã với khát khao chiếm lĩnh trọn vẹn nội dung
lẫn hình thức. Thơ hấp dẫn người đọc, lôi cuốn người đọc cũng là bởi lẽ đó.
1.1.3. Đặc trưng ngôn ngữ thơ
1.1.3.1. Đặc trưng hình thức

a) Cấu trúc của thơ
a.1) Bài thơ
Theo Từ điển tiếng Việt thì bài được hiểu là “công trình sáng tác, biên
tập, có nội dung tương đối hoàn chỉnh, nhưng không dài. Ví dụ : bài bình
luận, bài hát, bài đăng báo” [43, tr.40]. Có thể đặt khái niệm bài thơ vào hệ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

14
thống khái niệm về bài như trên khi hiểu bài thơ theo nghĩa rộng.
Biêlinxki cho rằng:“Do cảm xúc là những phiến đoạn tình cảm, là một
vận động, một hứng khởi của tâm hồn, mỗi bài thơ là một sự bộc bạch diễn
đạt niềm vui, một nỗi buồn, một mối suy tư, nên bài thơ không thể dài mà phải
cô đọng ngắn gọn. Gặp một bài thơ là ta gặp một tâm hồn con người trong
một khoảng khắc, một giây phút bởi bài thơ không ôm trọn cuộc đời vì chủ
thể không thể bộc lộ trong chốc lát. ” [dẫn theo 41, tr.48].
Một bài thơ là “những ngôn từ sáng giá đứng trong những trật tự
hoàn hảo” (Côlêrítgiơ). “Ngôn từ và trật tự là một cặp nhảy hoàn mỹ chẳng
chịu rời nhau nửa bước ” (Eliô) [dẫn theo 25, tr.18] .
Từ các quan niệm trên, có thể đi đến khái niệm: bài thơ được hiểu là công
trình sáng tác có nội dung tương đối hoàn chỉnh nhưng không dài mà cô đọng,
ngắn gọn, là “những ngôn từ sáng giá đứng trong những trật tự hoàn hảo”.
a.2) Khổ thơ
Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi:“Khổ thơ là sự kết
hợp của các câu thơ thành từng nhóm, thống nhất với nhau về vần, nhịp, cú
pháp, ngữ điệu. Mỗi khổ thơ được kết thúc bằng một khoảng nghỉ dài ( …)
Các khổ thơ có số lượng câu thơ khác nhau. Khổ ít nhất cũng có hai câu. Khó
có thể tìm được giới hạn tối đa về số lượng câu thơ trong một khổ thơ. Khổ
thơ thường biểu thị một ý chưa hoàn chỉnh, nó nằm trong hệ thống cấu tứ của

toàn bài. Khi khổ thơ biểu thị một ý hoàn chỉnh thì nó trùng với đoạn
thơ.”[16, tr.108 - 109].
Theo Từ điển tiếng Việt thì khổ thơ được hiểu theo nghĩa là:“Đoạn ngắn
được ngắt ra trong một bài văn vần (thường để hát hoặc phổ nhạc), ví dụ: bài
ca trù thường có ba khổ; ví dụ: một khổ thơ.”[ 43, tr.506].
Trên cơ sở những cách hiểu trên, chúng tôi quan niệm: khổ thơ là một số
câu thơ, dòng thơ được sắp xếp thành một đơn vị có quy cách nhất định về
vần luật, âm thanh, nhịp điệu, cú pháp, biểu thị ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

15
Mỗi khổ thơ được kết thúc bằng một khoảng nghỉ dài.
a.3) Câu thơ
Nếu bài thơ là một văn bản thì khổ thơ tương ứng với các đoạn văn và
câu thơ là đơn vị nhỏ hơn khổ thơ.
Theo Lê Lưu Oanh thì:“Câu thơ là dòng thơ, là một đơn vị nhịp điệu, đơn
vị ý nghĩa, đơn vị liên kết trong bài thơ. Trong quan hệ với cái tôi trữ tình,
câu thơ như một hình thức ngôn ngữ cụ thể trực tiếp của những quan niệm
nghệ thuật của cái tôi trữ tình (…) Câu thơ còn là đơn vị của lời văn, lời nói
nghệ thuật. G.N. Pôxpêlôp coi lời văn nghệ thuật là những lời phát biểu có ý
nghĩa biểu hiện, biểu thị thuộc tính của chủ thể lời nói (…) Câu thơ (với cấu
trúc và các kiểu tổ chức của nó) bộc lộ một cảm quan về từ ngữ, cách tổ chức
điểm nhìn, thể hiện một giọng điệu…”[41,tr.152-153] .
Ngoài ra, theo Từ điển tiếng Việt chúng ta có thể hiểu câu thơ như sau:
câu là “1. Đơn vị cơ bản của lời nói, do từ tạo thành, có một ngữ điệu nhất
định, diễn đạt một ý trọn vẹn. Ví dụ : đặt câu. Nói chưa hết câu. Nghe câu
được câu chăng. 2. Câu thơ ( nói tắt ). Bài thơ tám câu” [43, tr.137] .
Tuy có thể có nhiều cách quan niệm khác nhau về câu thơ, nhưng chúng tôi

thấy quan niệm của Lê Lưu Oanh về câu thơ là tương đối hợp lý, tương đối
thuận tiện cho việc khảo sát về nhịp điệu, thanh điệu, các cách kết hợp từ (trật
tự từ)… Như vậy, có thể thống nhất là mỗi câu thơ được biểu hiện bằng một
dòng thơ (ngoại trừ thể lục bát). Vì thế, đề tài này sẽ lấy quan niệm mỗi câu thơ
là một dòng thơ làm cơ sở để khảo sát và xử lý tư liệu về vấn đề câu thơ.
b) Về ngữ âm
Hình thức ngữ âm trong thơ là yếu tố hết sức quan trọng. Các nhân tố
như: âm vận, điệp âm, điệp vần,… thực sự là những nhân tố cơ bản làm nên
tính nhạc của thơ. Đó cũng là phương tiện nổi bật trên bình diện ngữ âm để
phân biệt thơ với văn xuôi. Sự phong phú về thanh điệu, số lượng các nguyên
âm, phụ âm trong tiếng Việt đã góp phần không nhỏ tạo nên tính nhạc cho thơ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

16

khi trầm bổng, du dương, khi ngân nga bay bổng, khi dồn dập, thiết tha.
b.1) Thanh điệu
Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói khi phát âm các âm
tiết. Thanh điệu là đặc trưng của âm tiết tiếng Việt, nghĩa là mỗi âm tiết đều
có thanh điệu. Khái niệm thanh điệu chỉ được xác lập trong thế tương quan
với vần điệu, nhịp điệu. Hiểu một cách đơn giản, thanh điệu là sự hòa âm
được tạo ra từ sự luân phiên xuất hiện của các đơn vị âm thanh (tiếng) có
những phẩm chất ngữ âm tương đồng và dị biệt trong trục tuyến tính.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập cho nên tính đối lập của âm
tiết tiếng Việt đã quy định âm tiết tiếng Việt chứ không phải một đơn vị nào
khác đã tạo ra âm điệu trong thơ cách luật tiếng Việt. Sự tổng hòa của các mặt
như cường độ, trường độ, cao độ, âm sắc đã tạo nên phẩm chất ngữ âm của
tiếng Việt. Chính vì thế sự khác nhau giữa âm tiết này và âm tiết khác về

trường độ suy cho cùng là do sự chi phối của hoàn cảnh phát ngôn hoặc do
âm lượng của nguyên âm mà có. Theo đó ta có những âm tiết kết thúc bằng
nguyên âm hay bán nguyên âm thì có độ vang và khả năng kéo dài trường độ
lớn hơn âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh.
Trong tiếng Việt, thanh điệu là yếu tố cơ bản chi phối phần vần của âm
tiết. Vì rằng thanh điệu là yếu tố thứ hai thể hiện tập trung nhất phẩm chất của
thi phẩm. Chính vì thế, nói đến cách hòa âm trong thơ Việt Nam thực chất là
nói đến sự hòa phối các thanh điệu, là cách kết hợp âm thanh trong bài thơ
một kiểu nhất định nào đó. Thanh điệu là đặc trưng của âm tiết, trong khi ngữ
điệu là đặc trưng của câu, trọng âm là đặc trưng của từ. Thanh điệu là yếu tố
siêu đoạn bao trùm toàn bộ âm tiết và là yếu tố cơ bản để tạo ra sự khác biệt
về phẩm chất ngữ âm giữa âm tiết này với âm tiết khác, cho nên nó là đối
tượng chính của âm điệu và được tìm hiểu trên hai bình diện là âm vực và
đường nét vận động.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

17
Theo âm vực ta có các thanh có âm vực cao bao gồm các thanh không dấu,
thanh sắc, thanh hỏi, và các thanh có âm vực thấp bao gồm thanh huyền,
thanh ngã và thanh nặng.
Theo đường nét vận động ta có những thanh có đường nét bằng phẳng
(truyền thống gọi là thanh bằng) bao gồm thanh không dấu, thanh huyền, và
những thanh có đường nét không bằng phẳng (truyền thống gọi là thanh trắc)
gồm có thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
Như vậy sự khác nhau về âm vực và đường nét các thanh điệu sẽ tạo nên
sự khác nhau ở các cao độ của nốt nhạc hay nói cách khác sẽ tạo nên tính
nhạc trong thơ.
b.2) Vần điệu

Trong sáng tác cũng như trong nghiên cứu, vần thơ có một vị trí hết sức
quan trọng, mặc dù nó là một khái niệm chưa có tính ổn định cao. Theo
Hêghen vần trong thơ là:“do nhu cầu thực sự của tâm hồn muốn nhìn thấy
mình được biểu lộ rõ hơn, có sự vang dội đều đặn”[18, tr.18].“Thực chất là
sự hòa âm, sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa
hai từ hoặc là giữa hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh
sự ngừng nhịp” [13, tr.12]. Có thể nói vần là chất keo chắp nối, gắn kết các
dòng thơ lại thành từng đoạn, từng khổ và từng bài hoàn chỉnh.“Ở các câu
thơ, khổ thơ có vần với chức năng tổ chức vần thơ như sợi dây rằng buộc các
dòng thơ lại với nhau, do đó giúp việc đọc thuận miệng, nghe thuận tai, và
làm cho người đọc người nghe dễ thuộc, dễ nhớ.” [13, tr.12]
Đơn vị hiệp vần trong tiếng Việt là âm tiết, theo đó sự hiệp vần chỉ diễn ra
giữa tiếng (âm tiết) này với tiếng (âm tiết) khác mà thôi. Trong các vần thơ
bao giờ cũng có sự cộng hưởng, sự hòa phối âm thanh với nhau của hai âm
tiết có vần. Đồng thời còn có sự hòa xướng đối lập nhau giữa các yếu tố
tương ứng trong hai âm tiết hiệp vần nhằm tạo ra sự hòa âm cho các cặp vần.
Đó là sự hòa âm giữa thanh điệu của hai âm tiết hiệp vần, giữa âm đầu, âm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

18
đệm, âm chính, âm cuối của âm tiết này với âm tiết kia. Chính nhờ vào điều
đó mà ta nhận ra vai trò to lớn của âm tiết tiếng Việt trong việc tạo lập các
vần thơ Việt Nam.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong tiếng Việt tất cả các yếu tố tạo ra âm tiết
đều tham gia vào việc tạo nên sự khác biệt của vần thơ Việt Nam nhằm tránh
lặp vần. Trong quá trình đó thanh điệu, âm chính và âm cuối là những yếu tố
cơ bản tham gia vào việc tạo nên sự hòa âm cho các vần thơ. Tính nhạc trong
thơ cũng như khả năng mĩ cảm đặc biệt của thơ bắt đầu từ chính vị trí, mức độ

hòa âm và đặc điểm biến thiên cao độ các âm tiết.
Theo ý kiến của Triều Nguyên có hai cách phân loại vần:
- Dựa theo mức độ hòa âm, vần được chia làm ba loại: vần chính, vần
thông và vần ép.
Vần chính đòi hỏi các tiếng hiệp vần phải có phần thanh điệu và phần vần
đồng nhất. Phần thanh điệu đồng nhất là hoặc cùng dấu hoặc cùng bằng hay
cùng trắc, phần vần đồng nhất khi giữa các tiếng hiệp vần cùng có phần vần
giống nhau. Riêng âm đệm có thể có hoặc không có.
Vần thông đòi hỏi các tiếng hiệp vần phải có thanh điệu đồng nhất, phần
vần có âm chính hoặc đồng nhất đặc trưng âm sắc, hoặc đồng nhất đặc trưng
âm lượng, âm cuối hoặc đồng nhất hoàn toàn, hoặc đồng nhất đặc trưng vang,
hoặc đồng nhất đặc trưng ồn.
Vần ép có thanh điệu và âm cuối như vần thông, có âm cuối vượt ra ngoài
các ràng buộc về mặt ngữ âm: không đồng nhất hoặc không cùng nhóm trong
lúc âm chính lại đồng nhất đặc trưng âm sắc hay âm lượng.
- Dựa theo vị trí của tiếng mang vần ở trong dòng thơ, khổ thơ, vần được
chia làm hai loại: vần chân và vần lưng.
Vần chân là những vần gieo vào tiếng ở cuối dòng thơ. Vần lưng là vần
gieo vào các tiếng còn lại, có thể là gieo tiếng đầu, tiếng giữa hay tiếng áp
cuối của dòng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

19
b.3) Nhịp điệu
Nhịp điệu thực chất là điệu tính được tạo ra từ sự xuất hiện luân phiên
các ngữ đoạn trong ngữ lưu. F.de.Saussure cho rằng:“dòng âm thanh chỉ là
đường dài, một dải liên tục, do đó thính giả không thấy sự phân chia nào đầy
đủ và chính xác, muốn có sự phân chia như vậy phải viện đến ý nghĩa nhưng

khi đã biết cần phải gắn cho mỗi bộ phận của chuỗi âm thanh một ý nghĩa gì
và một vai trò gì ta sẽ thấy những bộ phận đó tách ra, và cái dải vô hình kia
sẽ phân ra thành từng đoạn.” [47, tr.95]
Theo đó trong thơ nhịp điệu là yếu tố rất quan trọng, nó là kết quả của
việc hòa phối âm thanh được tạo ra từ ngắt nhịp. Nhịp điệu liên kết các yếu tố
ngữ âm lại với nhau để tạo nên nhạc tính. Bởi vì yếu tố quan trọng nhất để tạo
nên nhịp điệu là những chỗ ngừng, chỗ ngắt, trong sự phân bố mau, thưa hay
đa dạng của chúng là độ dài ngắn khác nhau của các quãng nghỉ hơi sau các
khổ thơ, dòng thơ. Cho đến nay, ngắt nhịp trong thơ có thể phân thành hai
loại: ngắt nhịp cú pháp và ngắt nhịp tâm lý. Hai loại nhịp này có khi tách
bạch, có khi hòa quyện vào nhau tùy thuộc vào cấu trúc ngôn ngữ của dòng
thơ, khổ thơ và cảm hứng. Hơn nữa, nhịp thơ gắn liền với tình cảm, cảm xúc,
các trạng thái dung cảm, xúc động. Vì vậy nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn
nhịp cho câu thơ, bài thơ.
Nhịp trong câu thơ khác nhịp trong văn xuôi. Nếu nhịp trong văn xuôi
luôn luôn trùng với nhịp cú pháp, thì nhịp trong thơ không phải bao giờ cũng
trùng với nhịp cú pháp. Sở dĩ như vậy là vì việc ngắt nhịp trong thơ chịu sự
chi phối của yếu tố tâm lý và cấu trúc âm điệu. Do đó, cách ngắt nhịp, tạo
nhịp trong thơ hết sức đa dạng và mang bản sắc của từng nhà thơ. Ở thể thơ tự
do có những câu thơ rất giống với câu văn xuôi song lại có sức ngân vang rất
lớn. Có được điều đó bởi vì trong thể thơ này tác giả đã cố ý tạo ra nhịp thơ
dài- ngắn, nhanh- chậm, mạnh- yếu khác nhau theo cảm xúc của mình. Như
vậy nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

20
chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ
ngắt và của những đơn vị văn bản như câu thơ, khổ thơ thậm chí là đoạn thơ.
Có thể nói vần và nhịp là hai yếu tố quan trọng về mặt hình thức trong thơ

ca, là những đơn vị ngữ âm không thể thiếu trong ngôn ngữ thơ. Giữa vần và
nhịp luôn có mối quan hệ hữu cơ và tương hỗ lẫn nhau. Nhịp là yếu tố cơ bản,
là xương sống của bài thơ, là cơ sở, tiền đề cho việc gieo vần trong thơ.
1.1.3.2. Đặc trưng nội dung
Tính nhạc là dấu hiệu đầu tiên, quan trọng nhất của thơ, nhưng chỉ tính
nhạc thôi chưa đủ, chưa thể làm thơ. Dấu hiệu thứ hai tạo nên sức âm vang
của thơ thuộc về bình diện ngôn từ. Cùng với ngữ âm thì ngữ nghĩa cũng là
một yếu tố cấu thành tác phẩm thơ ca. Ngữ nghĩa trong thơ khác ngữ nghĩa
giao tiếp thường nhật và khác với ngữ nghĩa trong văn xuôi. Sở dĩ có điều đó
vì thơ là một loại hình ngôn ngữ cô đọng, hàm súc nhất về mặt từ ngữ - ngữ
nghĩa. Mỗi từ ngữ trong thơ, nếu được sử dụng khéo léo, trải qua sự lựa chọn
của tác giả, sẽ có một sức mạnh tiềm tàng, chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, tinh tế.
Từ ngữ trong thơ thường mang tính đa nghĩa, “ý tại ngôn ngoại”. Ngữ nghĩa
trong thơ không chỉ có giá trị biểu hiện mà còn những giá trị khác. Khi đi vào
thơ, do áp lực của cấu trúc mà ngữ nghĩa của ngôn từ không dừng lại ở nghĩa
đen, nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của nó mà thường phản ánh những tầng nghĩa
mới, nghĩa phái sinh tinh tế, đa dạng hơn tạo nên hiện tượng nhòe về nghĩa
(chữ dùng của Nguyễn Phan Cảnh) đem lại cho bài thơ sức biểu hiện phong
phú. Đặc tính này đã làm cho mỗi từ ngữ trong câu thơ “có thần”, mang âm
hưởng riêng, độc đáo, thường được coi là “điểm ngời sáng”, tạo nên sức nặng
của bài thơ. Trong thơ có những từ ngữ được sử dụng bởi phép chuyển nghĩa
thông qua hình thức như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh làm cho nội dung ngữ nghĩa
của thơ trở nên mơ hồ, nhiều khi không xác định, phải lựa chọn, liên tưởng,
tưởng tượng mới có thể giải mã và cảm thụ hết vẻ đẹp tối đa của câu thơ.
Tính nhòe về nghĩa trong thơ đã góp phần tạo ra nhiều kiểu cấu trúc đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

21
biệt, nhiều khi là bất thường cho thơ. Thơ cho phép sự tỉnh lược, thiếu vắng

những thành phần ngữ pháp, kể cả những thành phần chính của câu như chủ
ngữ, vị ngữ. Trong thơ có thể sử dụng biện pháp đảo ngữ, đảo từ, đảo cú
pháp, sự kết hợp không bình thường, kể cả cách ngắt câu lạ mà trong cấu trúc
văn xuôi không được phép. Mục tiêu muôn đời của thơ ca là hiệu quả diễn đạt
“ý tại ngôn ngoại”. Chính đặc trưng ngữ nghĩa này tạo cho ngôn ngữ thơ một
sức cuốn hút kỳ lạ đối với độc giả. Bởi thế đến với thơ ca chúng ta không chỉ
tiếp nhận bằng mắt, bằng tai mà còn tiếp nhận bằng tình cảm, cảm xúc, bằng
trí tưởng tượng và liên tưởng. Ngôn ngữ thơ vì thế không chỉ là phương tiện
giao tiếp mà còn là một thứ gì đó chưa từng được nói, chưa từng được nghe.
1.1.3.3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức vốn là một phạm trù triết học có
liên quan tới mọi hiện tượng trong đời sống, và luôn là vấn đề được đặt lên
hàng đầu trong quá trình sáng tác của các nghệ sĩ nói chung. Văn học nghệ
thuật là lĩnh vực sáng tác đặc biệt, tất yếu nó cũng nằm trong quy luật chung
của các ngành nghệ thuật. Nói như vậy là trong quá trình sáng tác, các tác giả
văn học cũng hết sức coi trọng mối quan hệ giữa nội dung ngữ nghĩa và hình
thức trong một tác phẩm. Bởi suy cho cùng, phạm vi thể hiện giá trị tư tưởng
và nghệ thuật của mọi tác phẩm chính là hình thức và ngữ nghĩa của tác phẩm
đó. Mặt khác, tác phẩm văn học là một hiện tượng xã hội, cho nên trong
những tác phẩm văn học có giá trị, nội dung và hình thức cũng luôn thống
nhất chặt chẽ với nhau, chúng sẽ không tồn tại và không thể có ý nghĩa thực
sự khi có cái này mà không có cái kia. Sự thống nhất này không chỉ diễn ra
trên quy mô toàn tác phẩm mà còn diễn ra trong từng bộ phận, từng yếu tố,
từng chi tiết nhỏ nhất của tác phẩm. Thực chất đó chính là sự biểu hiện của
nội dung qua hình thức, và ngược lại.
Trên thực tế không thể có một tác phẩm văn học nào chỉ tồn tại với nội
dung của nó mà không có sự tham gia của các hình thức. Giá trị của một tác


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


22
phẩm văn học cần được xem xét dựa trên sự thống nhất có tính nguyên tắc
của nội dung ngữ nghĩa và hình thức. Hình thức của tác phẩm văn học chính
là tổng thể hợp thành của nhiều yếu tố: nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, các quy
định của thể loại văn học, những biện pháp kết cấu, cách xây dựng hình
tượng…Tất cả nhằm mục đích biểu hiện trực tiếp và sinh động nội dung của
tác phẩm, tạo nên một dạng tồn tại nhất định của nội dung ấy, qua đó xây
dựng toàn bộ tác phẩm thành một chỉnh thể thống nhất. Từ quan niệm như
vậy, cần hiểu sự hoàn thiện của hình thức trong tác phẩm văn học được biểu
hiện ở hai mức độ. Thứ nhất, hình thức phải phù hợp với nội dung, phải mang
tính nội dung, nội dung nào hình thức ấy. Thứ hai, hình thức phù hợp nội
dung đó phải phát huy tới mức cao nhất khả năng biểu hiện nội dung của nó.
Như vậy, quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ thống nhất,
nội dung và hình thức không những gắn bó mật thiết với nhau mà còn có sự
chuyển hóa vào nhau. Nói như Hêghen:“Nội dung chẳng phải cái gì khác, mà
chính là sự chuyển hóa của hình thức và nội dung, và hình thức cũng chẳng
khác gì hơn là sự chuyển hóa của nội dung và hình thức” [18, tr.224]. Trong
khuôn khổ của luận văn, chúng tôi muốn nhìn thơ tình Lưu Quang Vũ trên
phương diện hình thức và ngữ nghĩa để từ đó thấy được chiều sâu vẻ đẹp thơ
ông, đồng thời thấy rõ hơn hơn mối quan hệ này.
1.2. Thơ tự do
1.2.1. Khái niệm thơ tự do
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thơ tự do là một hình thức cơ bản của
thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc
nhất định về số câu, số chữ, niêm, đối… Thơ tự do là thơ phân dòng thành
hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu có thể có vần. Mặc dù là thơ
phân dòng nhưng lại không có thể thức nhất định mà có thể là hợp thể, có
nghĩa hoặc là phối hợp đan xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau,
hoặc là hoàn toàn tự do.” [16, tr.318].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

23
Nguyễn Xuân Nam cho rằng:“Thơ tự do là một trong ba hình thức của
thơ xét về phương diện tổ chức ngôn ngữ, (thơ cách luật, thơ văn xuôi, thơ tự
do). Không bị ràng buộc vào những quy tắc nhất định nào, như thơ cách luật,
mạch thơ tự do có thể liên tục hoặc chia ra từng khổ. Số dòng trong khổ
không nhất định, số chữ trong từng dòng có thể nhiều ít khác nhau. Cách gieo
vần cũng rất linh hoạt. Không thể, phá thể, biến thể, hợp thể…cũng đều là
những hình thức khác nhau của thơ tự do. Chúng cùng phát triển và cùng có
sức sống như nhau.” [34, tr.186]
Theo Mã Giang Lân:“Nói đến thơ tự do chủ yếu là nói đến cấu trúc hình
dáng của nó: số chữ trong một câu thơ không hạn định, có thể từ một đến
mười chữ hoặc nhiều hơn; số câu trong một khổ cũng không hạn định, có thể
là một câu đến nhiều câu thơ. Và gieo vần cũng rất linh động, rất tự do, có
khi không có vần, chỉ có nhịp điệu.”[25, tr.118]
Như vậy, theo các quan niệm trên, thơ tự do là một thể mà trong đó hình
thức cơ bản của bài thơ không bị ràng buộc bởi các quy tắc nhất định về số
câu, số chữ, niêm, đối …trong sự cách biệt với thơ cách luật.
1.2.2. Đặc điểm thơ tự do
Thơ tự do xuất hiện ngay từ khi phong trào thơ mới ra đời. Là một thể loại
mới của văn học hiện đại, nhưng thơ tự do đã khẳng định vị trí của mình và
thể hiện thế mạnh khi vừa truyền tải tốt nội dung, vừa bộc lộ được cảm hứng
sáng tác, thể hiện được dễ dàng ý đồ nghệ thuật của tác giả.
Sự phát triển của thơ tự do là để đáp ứng đòi hỏi của thơ ca phải đi sâu
vào các đề tài rộng lớn của cuộc sống, bắt nhịp với hơi thở của thời đại. Thơ
tự do không phải là hình thức định trước của các nhà thơ khi sáng tác, mà là
hình thức được nhà thơ tìm đến với độ chín của tâm hồn.
Thơ tự do dễ dàng được nhận diện về mặt hình thức: khổ thơ, dòng thơ, vần

thơ, đặc biệt là niêm luật. Sự khác biệt lớn nhất để thơ tự do trở thành một thể
loại độc lập đứng ngang hàng với các thể thơ khác là sự thoát ly trong sáng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn

24
tác khỏi sự gò bó của các quy tắc, luật lệ. Đặc điểm nổi bật của thơ tự do là
những câu thơ không có hình dáng thống nhất và không có niêm luật chặt chẽ.
Chính nhờ sự thoải mái này mà các nhà thơ có thể tìm thấy một chân trời rộng
rãi cho sự sáng tạo hình thức của mỗi bài thơ.
Thơ tự do phóng túng trong cách biểu đạt, nhịp điệu khoáng đạt, được cấu
tạo bằng những câu thơ tự nhiên, đa dạng về tổ chức kết cấu, có số lượng từ
ngữ co giãn linh hoạt. Về mặt hình thức, thơ tự do có thể có vần nhưng nó
không trở thành một quy tắc chặt chẽ mà nhịp điệu nổi lên như một yếu tố chủ
đạo. Nhịp điệu ở đây không do các yếu tố cách luật xác định (như trong thơ
Đường luật, thơ lục bát…) mà do những quy tắc nội tại, cảm xúc của nhà thơ.
1.3. Lưu Quang Vũ - Cuộc đời và thơ ca
1.3.1. Vài nét về tiểu sử và con người Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17. 4. 1948 tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh
Phú Thọ. Cha là nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, quê ở Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng. Mẹ là Vũ Thị Khánh, nữ sinh trường trung học Đồng
Khánh, người Hà Nội gốc. Thủa nhỏ, Lưu Quang Vũ sống cùng gia đình tại
chiến khu Việt Bắc. Hòa bình lập lại ông về Hà Nội. Năm 1958 gia đình Lưu
Quang Vũ chuyển đến căn phòng ở 96 A phố Huế. Nơi đây có thể coi là thiên
đường hạnh phúc của gia đình nhà thơ. Bà Vũ Thị Khánh (mẹ của nhà thơ
Lưu Quang Vũ) đã kể về nó với tất cả niềm tự hào: “Căn phòng của chúng tôi
luôn ấm êm và đầy ắp tiếng cười. Các con tôi đã lớn lên trong tình yêu
thương tha thiết của cha mẹ. Tại đây Vũ đã sống thời thơ ấu, trải qua thời
thanh niên lận đận, đã trở thành nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, đã sống

những ngày cuối của đời mình…”.
Năm 1961, mới 13 tuổi Lưu Quang Vũ đã có truyện ngắn được in và
giành giải thưởng của thành phố cả về văn và họa. Thời gian phổ thông, Lưu
Quang Vũ học giỏi, ba lần đạt giải nhất văn thành phố.
Năm 1965 Lưu Quang Vũ xung phong vào bộ đội thuộc binh chủng phòng

×