Tải bản đầy đủ (.doc) (241 trang)

hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở việt nam trong điều kiện gia nhập wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 241 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận án này
hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm
của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS
Nguyễn Thành Độ và PGS.TS Quách Đức Pháp.
Các số liệu và kết quả có được trong Luận án là hoàn
toàn trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Cao Anh Tuấn
i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH VẼ viii
ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP VÀ ĐIỀU
CHỈNH THUẾ THU NHẬP TRONG ĐIỀU KIỆN LÀ THÀNH VIÊN
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 8
1.1. Tổng quan lý luận về thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập 8
1.1.1. Tổng quan về thuế thu nhập 8
1.1.2. Khái niệm và nội dung điều chỉnh thuế thu nhập 16
1.1.3. Nguyên tắc, phương pháp và quy trinh điều chỉnh thuế thu nhập
trong điều kiên là thành viên WTO 19
1.1.4. Phân tích tác động của điều chỉnh thuế thu nhập 24
1.2. Điều chỉnh thuế Thu nhập phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức
Thương mại thế giới 33
1.2.1. Khái quát về Tổ chức Thương mại thế giới 33
1.2.2. Các nguyên tắc của WTO 36


1.2.3. Điều chỉnh thuế thu nhập phù hợp các nguyên tắc của WTO 40
1.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về điều chỉnh thuế
thu nhập trong điều kiện là thành viên WTO 41
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện là
thành viên WTO 41
ii
1.3.2. Những bài học rút ra cho Việt Nam về điều chỉnh thuế thu nhập
trong điều kiện là thành viên WTO 68
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP TRONG
ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI
THẾ GIỚI 72
2.1. Thực trạng thuế Thu nhập ở Việt Nam 72
2.1.1. Thuế Thu nhập doanh nghiệp 72
2.1.2. Thuế thu nhập cá nhân 78
2.2. Thực trạng điều chỉnh thuế Thu nhập ở Việt Nam trong điều kiện
là thành viên WTO 88
2.2.1. Các Thành viên gia nhập của WTO và quá trình Việt Nam đàm phán
gia nhập WTO 89
2.2.2. Thực trạng nội dung điều chỉnh thuế Thu nhập củaViệt Nam kể từ
khi gia nhập WTO 94
2.2.3. Thực trạng phương pháp và công cụ điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt
Nam 105
2.2.4. Thực trạng quy trình điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam 106
2.3. Đánh giá tác động và những kết luận rút ra trong điều chỉnh thuế
thu nhập ở Việt Nam trong điều kiện là thành viên WTO 109
2.3.1. Đánh giá tác động của điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam 109
2.3.2. Những kết luận rút ra từ thực trạng điều chỉnh thuế thu nhập trong
điều kiện Việt Nam là thành viên WTO 127
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP TRONG 155
ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI

THẾ GIỚI 155
3.1. Bối cảnh Quốc tế và những cơ hội, thách thức đặt ra cho Việt Nam
trong điều chỉnh thuế thu nhập đến năm 2020 155
iii
3.1.1. Bối cảnh Quốc tế và tình hình của Việt Nam 155
3.1.2. Xu thế tiếp tục điều chỉnh thuế thu nhập của các nước thành viên
WTO đến năm 2020 157
3.1.3. Cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt Nam khi tiếp tục điều chỉnh
thuế thu nhập đến năm 2020 159
3.2. Mục tiêu và quan điểm điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện
Việt Nam là thành viên của WTO 162
3.2.1.Mục tiêu điều chỉnh thuế thu nhập đến năm 2020 162
3.2.2. Quan điểm điều chỉnh thuế thu nhập 165
3.3. Giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là
thành viên WTO 172
3.3.1. Nhóm giải pháp về nội dung điều chỉnh thuế thu nhập 172
3.3.2. Nhóm giải pháp về phương pháp điều chỉnh 197
3.3.3. Nhóm giải pháp về quy trình điều chỉnh 202
3.3.4. Nhóm giải pháp bổ trợ 205
KẾT LUẬN 220
TÀI LIỆU THAM KHẢO 222
PHỤ LỤC 226
iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1. APA Advance price Agreement
Thỏa thuận giá trước
2. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
3. BCTC Báo cáo tài chính

4. BHXH, BHYT Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
5. EU Các quốc gia Châu Âu
6. FDI Foreign direct investment- Đầu tư trực tiếp nước ngoài
7. GATT Hiệp định thương mại GATT
8. GDP Gross domestic product-Tổng sản phẩm quốc nội
9. HT Home tax: Thu thuế tới từng hộ
10. IAS Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế
11. IFAC International Federation of Accountant - Ủy ban các
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế
12. IFRS Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế
13. MNF Most favoured nation treatment: Đối xử tối huệ quốc
14. MUTRAP Ủy ban hợp tác và hội nhập quốc tế
15. NNT Người nộp thuế
16. NSNN Ngân sách Nhà nước
17. NT (National treatment) Đối xử quốc gia
18. NTS National tax service - Cơ quan dịch vụ thuế quốc gia
19. RIA Regulatory Impact Assessment
Đánh giá tác động chính sách
20. SCM Hiệp định về trợ cấp hàng hóa
21. Số TK Số thống kê
22. SPSS Mô hình phân tích SPSS
23. STT Số thứ tự
v
24. TB Trung bình
25. TNCN Thu nhập cá nhân
26. TNDN Thu nhập doanh nghiệp
27. TS Tiến sĩ
28. TSCĐ Tài sản cố định
29. VNĐ Đồng Việt Nam
30. WTO Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Mức giảm trừ cho người nộp thuế (một năm) và tần suất điều
chỉnh của một số quốc gia 53
Bảng 1.2: Diễn biễn điều chỉnh mức miễn trừ cơ bản của Trung Quốc 54
Bảng 1.1. Thuế suất thuế TNDN ở một số nước phát triển 55
Bảng 1.2. Thuế suất thuế TNDN một số nước châu Á 56
Bảng 1.5: Mức thuế suất cao nhất trong Biểu thuế TNCN và thuế TNDN
phổ thông một số nước 56
Đơn vị tính: % 57
Bảng 1.6. Cơ cấu Biểu thuế suất thuế TNCN một số nước 58
vi
Bảng 1.7. Mức thuế TNCN áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng
vốn, bất động sản 58
Bảng 2.1. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính
thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công 85
Bảng 2.2. Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn,
chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền
bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng [41] 86
Bảng 2.3: Tổng hợp các công cụ điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam
thời gian qua 106
Bảng 2.4: Tổng hợp thu thuế Thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 113
Bảng 3.1: Bảng tổng kết kết quả khai thí điểm khai thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp 204
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Tác động của thuế đối với giá và lượng 25
Hình 1.2: Độ co dãn của cung và cầu: người tiêu dùng phải chịu thuế 26
Hình 1.3 : Độ co dãn của Cung và Cầu: người sản xuất phải chịu thuế 28
Hình 1.4: Đánh thuế trong môi trường độc quyền 29
Hình 1.5: Tác động của điều chỉnh thuế thu nhập tới chủ thể (đánh giá

tác động của chính sách RIA) 32
Hình 2.1: Quy trình điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam 107
Hình 2.2: Tình hình thu NSNN qua các năm 111
Hình 2.3: So sánh GDP thực tế và số thu thuế TNDN qua các năm 111
Hình 2.4 : Tổng thu NSNN và số thu thuế TNCN qua các năm 115
Hình 2.5: Tốc độ tăng thu thuế thu nhập cá nhân 116
Hình 2.6: Tác động của thuế TNDN đối với giá và “Cung” hàng hóa năm
1998: Sau khi ban hành thuế TNDN - Lượng Cung sụt giảm nhẹ tương
ứng với chỉ số giá tăng nhẹ 100,7% 117
Hình 2.7: Tác động của thuế TNCN đối với giá và Cung hàng hóa ở Việt
Nam 119
Hình 2.8: Tác động của thuế TNDN đối với giá và độ co dãn của“Cung”:
120
Hình 2.9: Tác động của thuế TNCN đối với giá và “Cung” hàng hóa ở
Việt Nam 122
Hình 2.10: Hệ quả sau khi điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp và
thuế thu nhập cá nhân 124
Hình 2.11: Tần suất các câu trả lời yêu cầu giảm thuế suất thuế thu nhập
125
Hình 2.12 : Kết quả điều tra mức độ yêu cầu giảm thuế suất thuế TNDN
125
viii
Hình 2.13: Kết quả điều tra mức độ yêu cầu giảm thuế suất thuế TNCN
126
Hình 3.1: Vận dụng mô hình phân tích nhóm lợi ích-chi phí tổng thể
đánh giá tác động của điều chỉnh chính sách thuế thu nhập ở Việt Nam
200

ix
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Điều chỉnh thuế thu nhập là một trong những nội dung quan trọng của
điều chỉnh hệ thống chính sách thuế. Trong thời đại nền kinh tế tri thức bùng
nổ như ngày nay thì những kiến thức mới luôn được bổ sung và cập nhật.
Kiến thức về thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập cũng tương tự như
vậy. Từ thời phong kiến khi thuế được coi như những khoản địa tô, bổng lộc
gắn liền với các vùng lãnh thổ đến ngày nay thuế được coi là khoản huy động
thu nhập vào ngân sách để chi tiêu chung cho các mục tiêu quốc gia đã có khá
nhiều luận điểm khác nhau. Tuy nhiên, hai trường phái ngày nay còn đang
tranh luận mạnh mẽ về trọng tâm nghiêng về thuế trực thu hay thuế gián thu.
Nếu coi trọng thuế gián thu thì hệ thống thuế đánh nhẹ vào người chịu thuế
nhưng đánh nặng vào người nộp thuế. Ngược lại, nếu coi trọng thuế trực thu
thì hệ thống thuế nghiêng về trọng tâm đánh vào người chịu thuế. Khi người
chịu thuế chính là người nộp thuế tất yếu có những phản ứng mạnh mẽ đối
với thuế nhưng tỏ ra khá công bằng. Khi lựa chọn việc đánh thuế thu nhập và
coi hệ thống thuế thu nhập là nguồn thu chính của ngân sách quốc gia đòi hỏi
có nhiều cải cách về điều chỉnh thuế thu nhập. Việc điều chỉnh thuế thu nhập
phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn mới đảm bảo phát huy ưu thế
của thuế thu nhập. Vì vậy, ngoài các khái niệm cơ bản về thuế thu nhập và
điều chỉnh thuế thu nhập, khi nghiên cứu cơ sở lý luận về điều chỉnh thuế thu
nhập cần nghiên cứu sâu về các lý thuyết kinh tế học liên quan đến các khái
niệm về “độ trễ của thuế”, “gánh nặng thuế”, “thuế Ramsey”… để từ đó phân
tích tác động của thuế thu nhập đối với từng nhóm lợi ích trong xã hội. Thông
qua hàng hóa và môi trường kinh doanh cũng gây ra các hiện trạng “méo mó”
của thuế.
1
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) một thời gian chưa lâu. Quá trình điều chỉnh thuế thu nhập theo
cam kết gia nhập WTO của Việt Nam tuy đã đạt những thành công bước đầu
nhưng cùng với xu hướng điều chỉnh thuế thu nhập của các nước thành viên

WTO và các nước trên thế giới cho thấy thuế thu nhập của Việt Nam cần tiếp
tục điều chỉnh. Hơn nữa, cơ cấu nguồn thu của Ngân sách nước ta trước đây
chủ yếu dựa vào dầu thô và thuế gián thu nên có những điểm yếu nhất định.
Khi có những đòi hỏi quốc tế về tránh đánh thuế hai lần thì thuế thu nhập của
Việt Nam tỏ ra khá bất lợi vì số thuế xác nhận thu không đáng kể so với số
thuế miễn thu.
Vì vậy, việc điều chỉnh hệ thống thuế của Việt Nam trong điều kiện
Việt Nam là thành viên WTO là hoàn toàn cấp thiết.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian có cuộc cải cách thuế bước 1 đã có rất nhiều bài tham
luận về chính sách thuế của Việt Nam. Điển hình là luận án TS của tác giả
Quách Đức Pháp bàn luận về thuế như là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Tác giả đưa ra những khái niệm, các vận dụng và vai trò điều tiết của Nhà
nước về thuế. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng ở mức luận giải rõ thuế là
công cụ cần phải sử dụng hơn là các biện pháp ngắn hạn nhằm thu ngân sách.
Các quan niệm về điều tiết vĩ mô lúc đó càn đang tranh luận khá nhiều nên
cuốn sách “thuế- công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà Nước” của tác giả Quách
Đức Pháp do nhà xuất bản Xây dựng phát hành năm 1999 đã khẳng định
thành công của công cụ thế. Truy nhiên, các nghiên cứu chưa luận bàn sâu về
chính sách thuế thu nhập của nước ta lúc bấy giờ.
Tiếp sau đó có tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân làm đề tài nghiên cứu
về thuế giá trị giá tăng áp dụng cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nên
cũng chưa đi sâu phân tích về chính sách thuế thu nhập của Việt Nam.
2
Tác giả Tạ Văn Lợi cũng đề cập đến hoàn thiện công cụ thuế trong
quản lý Nhà nước về kinh tế đối với các doanh nghiệp công nghiệp ngoài
quốc doanh đã luận giải sâu về các lý thuyết thuế mới như thuế Ramsey, gánh
nặng thuế vv… những trọng tâm luận giải phương pháp mới về đánh thuế chi
phí thay cho đánh thuế doanh thu gia tăng.
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Vương Thị Thu Hiền về “Hoàn

thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”
đã phân tích và đánh giá những hạn chế của hệ thống chính sách thuế hiện
hành khi gia nhập WTO và đưa ra các giải pháp khá phù hợp để hoàn thiện hệ
thống chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện giá nhập WTO. Luận án
chủ yếu tập trung phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách thuế
nói chung, chưa đi sâu phân tích và đề xuất nhiều về giải pháp điều chỉnh thuế
thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO.
Đề án đổi mới chính sách thuế của Tổng cục thuế, Bộ Tài chính tập
trung vào các cuộc cải cách chính sách thuế nhưng mang tính hệ thống tổng
quát và triển khai theo các đề án cụ thể của từng đợt cải cách. Không riêng gì
thuế thu nhập mà còn thuế giá trị gia tăng, thuế chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, thuế xuất nhập khẩu vv… được cải cách toàn diện. Tuy nhiên, luật
thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành từ năm 1991 và qua ba lần điều
chỉnh thuế suất từ 32%, 28% và 25% thì thuế thu nhập cá nhân mới được ban
hành năm 2009. Vì vậy, những điều bất cập cho của thuế thu nhập và điều
chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam chưa được xem xét cặn kẽ.
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình
điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam trong điều kiện là thành viên WTO, trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
3
- Cơ sở lý luận về thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập trong điều
kiện là thành viên của WTO. Kinh nghiệm điều chỉnh và xu thế điều chỉnh
thuế thu nhập của các nước trên thế giới, các bài học rút ra cho Việt Nam.
- Phân tích thực trạng điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt
Nam là thành viên WTO. Áp dụng các phương pháp đánh giá tác động của
quá trình điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam. Rút ra các kết luận về bài
học thành công và những vấn đề gì cần đặt ra để tiếp tục nghiên cứu điều
chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam trong điều kiện là thành viên WTO.

- Để tiếp tục điều chỉnh thuế thu nhập đến năm 2020, cần có những giải
pháp gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là điều chỉnh thuế thu nhập
Phạm vi nghiên cứu: Điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam trong điều
kiện là thành viên WTO. Luận án cũng tập trung nghiên cứu điều chỉnh chính
sách thuế thu nhập, không đi sâu nghiên cứu về quản lý thuế của Việt Nam.
Luận án tập trung nghiên cứu vào:
- Nội dung điều chỉnh thuế thu nhập;
- Phương pháp điều chỉnh thuế thu nhập;
- Quy trình điều chỉnh thuế thu nhập;
- Tác động của điều chỉnh thuế thu nhập;
Thời gian nghiên cứu: từ năm 1991 đến nay và tập trung vào giai đoạn
từ năm 2007 đến nay sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO. Đề xuất
các giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nhiệm vụ trên, luận án áp dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thu thập số liệu: Trên cơ sở các tư liệu chuyên ngành và
4
các tài liệu thuế của Tổng cục thuế sẽ lựa chọn và thu thập các tư liệu có liên
quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu văn bản: Phương pháp nghiên cứu truyền
thống, quen thuộc được tác giả sử dụng nhiều hơn cả vẫn là nghiên cứu, phân
tích tài liệu văn bản thu thập được nhằm phân loại, sắp xếp, đánh giá và lựa
chọn các thông tin trong tài liệu cho phù hợp với mục tiêu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Qua việc thu thập số liệu cần phải
tổng hợp theo đề cương và nội dung cần nghiên cứu. Phân tích và xử lý các tư
liệu đã có đồng thời cập nhật những nội dung mới có liên quan đến đề tài.

- Phương pháp logic, duy vật biện chứng: Những nội dung phân tích sẽ
dựa vào phương pháp logic, suy luận duy vật biện chứng nhằm khai thác các
khía cạnh khác nhau của cùng nội dung phân tích. Từ đó, rút ra các ý kiến
đóng góp mới của luận án.
- Ngoài ra, luận án còn áp dụng các phương pháp thống kế, toán kinh tế,
mô hình hóa và đồ thị hóa các nội dung nghiên cứu nhằm tăng tính đa dạng
trong cách trình bày và phân tích đề tài.
6. Các nguồn số liệu
Các nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm:
- Các số liệu thống kê, các văn bản do các cơ quan Chính phủ hoặc các
tổ chức khác công bố, như là Tổng cục Thuế, Tổng cục Thống kê, Bộ Tài
chính, OECD, các công ty kiểm toán quốc tế .v.v.
- Các công trình nghiên cứu, luận án, các ấn phẩm xuất bản, các bài
báo … có liên quan đến đề tài ở trong nước.
- Thu thập và hệ thống hóa các tài liệu của các tác giả ngoài nước.
Các số liệu và tư liệu khác, tác giả đã thực hiện lập phiếu điều tra đối
với đối tượng là người nộp thuế.
5
7. Những đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu về đề tài điều chỉnh thuế thu nhập trong điều
kiện Việt Nam là thành viên WTO tác giả đã có những ý tưởng mới về việc
áp dụng các cơ chế tín dụng thuế, tránh thuế chồng lên thuế và quan điểm rõ
ràng ủng hộ trường phái nghiêng về đánh thuế trực thu nên tác giả có những
đóng góp sau đây:
- Thứ nhất là: Qua việc hệ thống hóa các cơ sở lý luận về điều chỉnh
thuế thu nhập, các nội dung điều chỉnh, phương pháp và quy trình điều chỉnh
thuế thu nhập, luận án đề cập đến các mô hình tác động thuế, đồ thị hóa các
tác động và luận giải chính sách thuế thu nhập là ít bị méo mó nhất khi đánh
thuế. Tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về điều chỉnh thuế thu nhập dưới
dạng so sánh tổng thể gánh nặng thuế trên cá nhân, doanh nghiệp và sản

phẩm. Tác giả cũng chắt lọc kinh nghiệm điều chỉnh thuế thu nhập của các
quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam để rút ra những bài học quý
giá khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết đối với WTO.
- Thứ hai là: Trên cơ sở các phân tích sâu về điều chỉnh thuế thu nhập khi
Việt Nam là thành viên WTO tác giả đóng góp về các phân tích ứng dụng đồ thị
hóa các tác động khi áp dụng thuế thu nhập. Từ đó, có những đánh giá về thực
trạng, rút ra kết luận về những bài học thành công cũng như những vấn đề đặt ra
cần tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Thứ ba là: Sau khi tổng hợp các mục tiêu tổng quát và cụ thể điều
chỉnh thuế thu nhập đến 2020 của Chính phủ, tác giả đề xuất 5 quan điểm
riêng về điều chỉnh thuế thu nhập để làm cơ sở đề xuất các giải pháp điều
chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện là thành viên WTO. Bên
cạnh các giải pháp về nội dung điều chỉnh, về phương pháp và quy trình điều
chỉnh, tác giả có đề xuất những giải pháp bổ trợ nhằm hỗ trợ thực hiện thành
công các nhóm giải pháp đã đề xuất.
6
8. Kết cấu của Luận án
Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các bảng số liệu, các từ viêt tắt
và các đồ thị, các phần mở đầu và kết luận , danh mục các công trình đã công
bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án
gồm ba chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu
nhập trong điều kiện là thành viên Tổ chức thương mại thế giới
Chương 2: Thực trạng điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện
Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới
Chương 3: Giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt
Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới
7
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP VÀ ĐIỀU CHỈNH

THUẾ THU NHẬP TRONG ĐIỀU KIỆN LÀ THÀNH VIÊN
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
1.1. Tổng quan lý luận về thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập
1.1.1. Tổng quan về thuế thu nhập
1.1.1.1. Khái niệm về thuế thu nhập
Để hiểu rõ thuế thu nhập trước hết cần tìm hiểu về thu nhập. Hiện nay
trên thế giới còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thu nhập tuỳ theo
mục đích của các nhà nghiên cứu.
Đại diện cho lý thuyết về sự bổ sung tài sản, tăng thêm tiềm lực kinh tế
mà không quan tâm đến tính thường xuyên của thu nhập là G.Schamt coi thu
nhập là khả năng kinh tế sẽ được bổ sung cho một người nào đó trong một
khoảng thời gian nhất định.
Hai nhà kinh tế Anh là R.M.Hais và H.C. Simons ( còn gọi là định nghĩa
Haig- Simons) cho rằng thu nhập là tổng đại số của các giá trị thị trường, các
quyền lợi được hưởng dưới dạng tiêu dùng và những thay đổi về giá trị trong
tổng các quyền sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo nhà kinh tế học người Mỹ Paul.A.Samuelson thì: “ Thu nhập là
tổng số tiền kiếm được hoặc thu góp được trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là 1 năm)”. Thuật ngữ “tiền” ở đây được hiểu là những khoản
thu dưới dạng tiền tệ hay hiện vật được tính thành tiền, nó bao gồm cả phần
sản xuất để tự tiêu dùng, nhận được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, từ lao động hoặc không từ lao động, từ quyền sở hữu về tài sản mà có
hoặc tiêu dùng các dịch vụ không phải thanh toán.
8
Qua các định nghĩa nêu trên có thể thấy chung nhất thì thu nhập là tổng
các giá trị mà một chủ thể nào đó nhận được trong nền kinh tế xã hội thông
qua quá trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất định,
không phân biệt nguồn gốc hình thành từ lao động, tài sản hay đầu tư…
Thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của cá
nhân hoặc pháp nhân.

Thuế thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu
Ngân sách cho Nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô
của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Thuế Thu nhập xuất hiện rất sớm trong lịch sử thuế khoá. Mức thuế
cao hay thấp đánh vào tổng thu nhập hay đánh vào từng khoản thu nhập khác
nhau của các chủ thể thường phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và
mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng nước trong những thời kỳ nhất
định. Vì vậy, có thể có những loại thu nhập không phải chịu thuế hoặc chỉ bị
đánh thuế trong những giai đoạn nhất định với các mức thuế suất khác nhau.
1.1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập
- Thuế thu nhập là thuế trực thu nên thường bị phản ứng mạnh nhưng
khá công bằng và hiệu quả. Tùy vào hệ thống thuế tận thu hay bình thu sẽ có
những phản ứng khác nhau. Đặc điểm này cũng gắn liền với ý thức của các
đối tượng nộp thuế và cơ cấu kinh tế của nên kinh tế. Nếu một nền kinh tế có
cơ cấu dịch vụ cao, công nghệ cao thường chịu thuế suất cao hơn và ngược
lại. Trong khi đó người chịu thuế dù phải nộp thuế cao nhưng vẫn còn thu
nhập sung túc nên gánh nặng thuế được xem nhẹ hơn. Như vậy, ý thức chấp
hành nộp thuế của nhóm này cũng cao hơn.
- Hệ thống thuế thu nhập thường có thuế suất cao và lũy tiến vì thuế thu
nhập đóng vai trò là loại thuế trực tiếp đảm bảo công bằng xã hội. Mặc dù
vậy, hệ thống thuế thu nhập có thuế suất cao thường áp dụng hệ thống thuế
9
chuẩn tắc nhằm đảm bảo thuế thu nhập không bị lạm thu hai lần. Ngược lại
những thu nhập dưới mức trung bình thường được miễn giảm nhiều hơn.
- Hệ thống thuế thu nhập thường gắn với các chương trình phân phối
và phân phối lại thu nhập nên có ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt là thuế thu nhập
đối với các cá nhân chịu thuế theo nguyên tắc thu nhập cao phải nộp nhiều và
ngược lại. Thuế thu nhập không mang tính phân phối lại trực tiếp bằng cách
san bằng thu nhập của tất cả thành viên trong xã hội nhưng nó có tác dụng
làm giảm khoảng cách giầu nghèo trong xã hội. Những mâu thuẫn và áp lực

mất ổn định của đa số người nghèo sẽ được giảm dần khi áp dụng thuế thu
nhập có mức thuế suất lũy tiến.
1.1.1.3. Nguyên tắc đánh thuế thu nhập
Nguyên tắc thứ nhất: Đánh thuế trên cơ sở thu nhập chịu thuế
Những nhà kinh tế đưa ra quan điểm đánh thuế thu nhập dựa trên cơ sở
thu nhập hoàn chỉnh theo định nghĩa Haig-Simons cho rằng, thu nhập hoàn
chỉnh – thu nhập bằng tiền mặt và cả lãi vốn, dù lãi đó đã có thực hay mới chỉ
là hứa hẹn - phải là cơ sở đánh thuế thu nhập vì nó là thước đo đúng đắn nhất
khả năng nộp thuế. Trở ngại cho quan điểm này trên thực tế là khó có thể xác
định được số lãi từ vốn đầu tư khi lãi đó đang ở dạng tiềm năng (Đánh thuế
trên cơ sở chưa có thực). Mặt khác để có thu nhập hoàn chỉnh thì mỗi chủ thể
tạo ra thu nhập lại có các chi phí khách quan khác nhau (Chẳng hạn chi phí để
khắc phục rủi ro, chi phí chữa bệnh ). Nếu dựa vào thu nhập hoàn chỉnh để
làm cơ sở đánh thuế thì vi phạm nguyên tắc công bằng. Do đó, ở hầu hết các
nước, thu nhập chịu thuế được xác định trong các trường hợp cụ thể sau:
- Thu nhập phát sinh từ những giao dịch trên thị trường dưới hình thức tiền tệ.
- Thu nhập phát sinh từ những giao dịch trên thị trường dưới hình thức
tiền tệ trừ đi các khoản chi phí khách quan gắn liền với quá trình tạo ra thu
nhập (cả chi phí sản xuất và chi phí khách quan khác). Tuỳ theo điều kiện,
10
hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà các khoản chi phí miễn trừ này được quy
định khác nhau.
- Thu nhập của các tổ chức, cá nhân phát sinh từ những giao dịch trên
thị trường, nhưng được miễn trừ thêm một khoản thu nhập để khuyến khích
những hoạt động theo định hướng của Nhà nước.
Nguyên tắc thứ hai: Đánh thuế luỹ tiến
Ở hầu hết các quốc gia đều coi trọng nguyên tắc luỹ tiến trong thuế thu
nhập. Cơ sở của nó xuất phát từ nguyên tắc công bằng theo chiều dọc trong
việc đánh thuế. Theo nguyên tắc luỹ tiến, thì thu nhập chịu thuế càng lớn thì
thuế suất càng cao.

Tuy nhiên, xung quanh vấn đề áp dụng nguyên tắc luỹ tiến đối với
thuế thu nhập cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, khi
áp dụng nguyên tắc luỹ tiến nên có sự phân biệt nguồn gốc của các loại
thu nhập để phát huy vai trò điều chỉnh của thuế thu nhập. Nhưng cũng
có ý kiến cho rằng làm như vậy sẽ gây nên tính phức tạp trong việc thiết
kế thuế suất, vì không nên dùng các loại thuế suất khác nhau cho thu
nhập phát sinh từ các nguồn thu nhập khác nhau mà nên áp dụng các
khoản miễn, giảm thuế để đảm bảo chức năng của thuế thu nhập, hoặc áp
dụng thuế luỹ tiến từng phần.
Nguyên tắc thứ ba: Lựa chọn thời gian để xác định thu nhập chịu thuế
Cơ sở đánh thuế thu nhập là thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế
được xác định trong thời gian nhất định do pháp luật của từng nước quy định
nhưng thông thường phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Đảm bảo công bằng trong việc đánh thuế.
- Đảm bảo tính khả thi của việc đánh thuế.
11
- Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách để trang trải cho các nhu cầu chi
tiêu của Nhà nước.
Trong thực tiễn, nhiều nước trên thế giới qui định khác nhau về thời gian
xác định thu nhập chịu thuế. Có nước lấy thu nhập năm làm cơ sở tính thuế,
có nước coi thu nhập bình quân tháng làm cơ sở tính thuế.
1.1.1.4. Phân loại thuế thu nhập
Các hình thức thuế thu nhập cũng rất nhiều loại tuỳ theo từng giác độ
nghiên cứu và tiêu chí phân loại. Thông thường có các cách thức phân loại
thuế sau đây:
- Căn cứ vào đối tượng nộp thuế, có thuế thu nhập cá nhân và thuế thu
nhập doanh nghiệp.
- Căn cứ vào đối tượng chịu thuế có nhiều loại thuế như thuế thu nhập,
thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất vv
- Căn cứ vào chuẩn mực thuế thu nhập có:

+ Thuế thu nhập chuẩn tắc thường đánh thuế thu nhập trực tiếp và không
đánh thuế chồng lên thuế.
+ Thuế thu nhập phi chuẩn tắc thường gộp toàn bộ các loại thuế thu nhập
áp dụng vào cùng thời điểm.
- Căn cứ vào tính chất thuế thu nhập gồm có:
+ Thuế thu nhập tận thu thường có mức thuế suất rất cao trên 50%
(thậm chí 70%) .
+ Thuế thu nhập bình thu thường có mức thuế suất cao nhất không quá 50%.
Những cách chủ yếu để phân loại thuế nhưng thực tế tuỳ theo từng thời
kỳ lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định mà có thể có những hình
thức thuế đặc thù. Thực chất thuế thu nhập có bản chất là điều tiết thu nhập
12
qua nhiều giai đoạn và do nhiều đối tượng chi phối khác nhau nên cần có các
biện pháp áp dụng khác nhau nhằm thu đúng và đủ thuế. Thu nhập doanh
nghiệp thực chất sau khi để lại một phần nếu tiếp tục phân chia cho các cổ
đông lại là thu nhập cá nhân. Vì vậy, cần có một loạt các loại thuế khác nhau
bổ sung cho nhau trong quá trình vận dụng. Một loạt các loại thuế điều tiết
thu nhập nằm trong một hệ thống và thời điểm nhất định là thuế thu nhập.
Tuy nhiên, cách phân loại chung nhất trên thế giới hiện nay vẫn là thuế Thu
nhập doanh nghiệp và thuế Thu nhập cá nhân.
Thuế Thu nhập doanh nghiệp:
Bản chất của thuế TNDN được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn
có của nó. Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua các giai đoạn
phát triển. Nghiên cứu về thuế TNDN, người ta nhận thấy thuế thu nhập
doanh nghiệp có những đặc điểm riêng để phân biệt với các sắc thuế và các
công cụ tài chính khác như sau:
Thứ nhất, thuế TNDN có đặc điểm là đối tượng nộp thuế theo luật quy
định đồng nhất với đối tượng chịu thuế.
NNT theo luật cũng là người trả thuế cuối cùng trong một chu kỳ sản
xuất kinh doanh. Nói một cách khác, thuế TNDN làm cho khả năng và cơ hội

chuyển dịch gánh nặng thuế cho người khác trở nên khó khăn hơn.
Thứ hai, thuế TNDN là một khoản chuyển giao thu nhập của NNT cho
Nhà nước mang tính bắt buộc phi hình sự.
Tính bắt buộc phi hình sự là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế nói chung
và thuế TNDN nói riêng, nó phân biệt thuế TNDN với các hình thức huy
động tài chính khác của ngân sách Nhà nước.
Đặc điểm này xác định rõ nội dung kinh tế của thuế TNDN là những
quan hệ tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc
13
biệt - Việc động viên mang tính bắt buộc của Nhà nước. Phân phối mang tính
chất bắt buộc dưới hình thức thuế TNDN là một phương thức phân phối của
Nhà nước mà kết quả của quá trình đó là một bộ phận thu nhập của doanh
nghiệp được chuyển giao cho Nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát
hoặc những quyền lợi nào khác cho NNT.
Thứ ba, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế thu nhập doanh
nghiệp không mang tính chất hoàn trả trực tiếp.
Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế TNDN được biểu hiện trên
các khía cạnh.
Một là, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính đối
giá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho Nhà
nước không hoàn toàn dựa trên mức độ NNT thừa hưởng những dịch vụ và
hàng hoá công cộng do Nhà nước cung cấp. NNT cũng không có quyền đòi
hỏi Nhà nước phải cung cấp hàng hoá dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình
mới phát sinh khoản chuyển giao thu nhập cho Nhà nước, mặt khác mức độ
cung cấp dịch vụ công cộng của Nhà nước cũng không nhất thiết ngang bằng
mức độ chuyển giao.
Hai là, khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN không
được hoàn trả trực tiếp, có nghĩa là NNT suy cho cùng sẽ nhận được một phần
các dịch vụ công cộng mà Nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng giá trị
phần dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà họ nộp

cho Nhà nước.
Ba là, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN được quy
định trước bằng pháp luật.
Đặc điểm này, một mặt thể hiện tính pháp lý cao của thuế TNDN, mặt
khác phản ánh sự chuyển giao thu nhập này không mang tính tuỳ tiện mà dựa
trên những cơ sở pháp luật nhất định và đã được xác định trước trong Luật
thuế TNDN. Những tiêu thức thường được xác định trong Luật thuế TNDN là
14
đối tượng chịu thuế, đối tuợng nộp thuế, thuế suất, thời hạn cụ thể và những
chế tài mang tính cưỡng chế khác
Các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN chịu những
ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội trong những thời kỳ nhất định.
Yếu tố kinh tế tác động đến thuế TNDN thường là mức độ tăng trưởng của
nền kinh tế quốc dân, giá cả, thị trường, sự biến động của Ngân sách Nhà nước…
Yếu tố chính trị, xã hội tác động đến thuế TNDN thường là thể chế
chính trị của Nhà nước, tâm lý tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền
thống văn hoá…
Thuế Thu nhập cá nhân:
Thu nhập của thuế sẽ căn cứ vào cụ thể nguồn gốc phát sinh của các
khoản thu nhập và căn cứ vào đặc điểm cư trú hay một số đặc điểm khác tuỳ
theo luật của từng nước.
Do đối tượng nộp thuế đồng thời cũng chính là đối tượng chịu thuế nên
thuế TNCN được xếp vào loại thuế trực thu.
Không giống các loại thuế gián thu (như thuế tiêu dùng…) khoản thuế
được tính sẵn trong giá thanh toán nên nó không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý
người mua về khoản thuế mình phải nộp. Thuế trực thu có thể hiểu nghĩa đen
là “Nhà nước trực tiếp thò tay vào túi chúng ta và lấy tiền của ta ra” điều đó
chắc chắn có ảnh hưởng mạnh về tâm lý của người nộp thuế. Chính vì vậy
mỗi khi chính phủ có những thay đổi trong chính sách thuế TNCN như việc
điều chỉnh thuế suất hay thay đổi phạm vi các đối tượng được miễn giảm thuế

thì đều gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong dân cư.
Thuế TNCN thông thường là loại thuế luỹ tiến.
Các nước thường xây dựng một biểu thuế luỹ tiến, tương ứng với
các bậc thu nhập càng cao thì mức thuế suất biên càng cao. Do đó, những
người có thu nhập càng cao thì phải chịu mức thuế đóng góp cao hơn so
15
với những người có mức thu nhập thấp hơn. Thuế TNCN góp phần đảm
bảo tính công bằng trong xã hội (công bằng ở đây là công bằng theo chiều
dọc). Khoảng cách tương đối giữa các bậc thuế suất sẽ quyết định tính
chất luỹ tiến mạnh hay yếu của biểu thuế.
Thuế TNCN là một loại thuế phức tạp và mang tính trung lập đối với
cơ cấu kinh tế:
Do đặc điểm là điều tiết đối với thu nhập của dân cư, phạm vi điều
chỉnh rất rộng nên việc quản lý đối loại thuế này là hết sức khó khăn. Thuế
TNCN dễ gây phản ứng cho người nộp thuế. Đồng thời do tính chất phân tán
và tính chất biến động của đối tượng chịu thuế và nguồn thu thuế nên công tác
quản lý thu thuế rất khó khăn.
1.1.2. Khái niệm và nội dung điều chỉnh thuế thu nhập
1.1.2.1. Khái niệm điều chỉnh thuế thu nhập
Bản chất thuế thu nhập là sự phân phối lại thu nhập trong xã hội cho
nên điều chỉnh thuế thu nhập chính là thực hiện chức năng cơ bản này của
thuế. Tùy vào bản chất giai cấp ở từng nước mà các điều chỉnh này có lợi cho
nhóm xã hội này hay nhóm xã hội khác nhưng thực chất là phân phối lại thu
nhập. Vì vậy, khi bản chất giai cấp của thuế có sự thay đổi đòi hỏi phải điều
chỉnh thuế thu nhập theo đúng bản chất đó.
Nhu cầu phân phối lại thu nhập đáp ứng yêu cầu là hoàn toàn cấp thiết.
Việc điều chỉnh thuế thu nhập trong các trường hợp này là không thể không
thực hiện nên nhiều Chính phủ coi đây là công cụ hữu hiệu nhất có ảnh hưởng
mạnh mẽ đối với toàn xã hội. Điều chỉnh thuế thu nhập có ảnh hưởng nhanh
và mạnh đối với các đối tượng trong xã hội nên các Chính phủ luôn thận trọng

về các chính sách thuế của mình.
Điều chỉnh thuế Thu nhập là sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thuế thu nhập
cả về chính sách thuế thu nhập và quản lý thuế thu nhập nhằm đạt được các
16

×