MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 6
Chương I 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1
CÙNG ĐỀ TÀI 1
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: 1
1.1.1. Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu liên quan đề tài: 1
1.1.2. Các chuyên đề tốt nghiệp đại học nghiên cứu liên quan đề tài 6
1.1.3. Nhận xét tổng quan về các đề tài đã được nghiên cứu: 8
1.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu 9
1.2.1. Tính cấp thiết của đề tài 9
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 10
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu 10
1.2.5. Đóng góp của đề tài 10
1.2.6. Bố cục của luận văn: 11
Chương II 12
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI 12
2.1. Năng lực cạnh tranh của NHTM 12
2.1.1 Khái niệm 12
2.1.2. Đặc trưng cạnh tranh của NHTM: 13
2.1.2.1. Các NHTM luôn hoạt động trên nguyên tắc cạnh tranh gay gắt nhưng đồng thời
cũng có sự hợp tác với nhau 13
2.1.2.2. Cạnh tranh ngân hàng luôn phải hướng tới một thị trường lành mạnh, tránh khả
năng xảy ra rủi ro hệ thống 14
2.1.2.3. Hệ thống NHTM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong nước và quốc tế, như: Môi
trường pháp luật, tập quán kinh doanh, các thông lệ quốc tế 15
2.1.3. Các công cụ cạnh tranh của NHTM 17
2.1.3.1. Cạnh tranh bằng chất lượng 17
2.1.3.2. Cạnh tranh bằng giá cả 18
2.1.3.3. Cạnh tranh bằng hệ thống mạng lưới phân phối 19
2.1.4. Biểu hiện năng lực cạnh tranh của NHTM: 20
2.1.5. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong hệ thống NHTM 20
2.2. Đầu tư năng cao năng lực cạnh tranh trong NHTM 22
2.2.1 Khái niệm đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 22
2.2.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh: 22
2.2.2.1. Đầu tư phát triển mạng lưới: 23
2.2.2.2. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 26
2.2.2.3. Đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ: 26
2.2.2.4. Đầu tư cho hoạt động Marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu 27
2.2.2.5. Đầu tư nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ: 28
2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh 29
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 29
2.3.1.1. Mức gia tăng về vốn chủ sở hữu ( vốn tự có): 29
2.3.1.2. Mức gia tăng về tổng tài sản: 30
2.3.1.3.Mức độ phát triển mạng lưới 31
2.3.1.4. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, quản trị điều hành và cơ cấu tổ chức
ngân hàng 31
2.3.1.5. Tiêu chí đánh giá về năng lực công nghệ 33
2.3.1.6. Hiệu quả hoạt động Marketing tạo lập nên uy tín, thương hiệu ngân hàng: 34
2.3.1.7. Mức độ đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ cung cấp 35
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 35
2.3.2.1. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR – Captital Adequacy Ratio) 36
2.3.2.2. Khả năng sinh lời: 36
2.3.2.4. Tỷ lệ nợ xấu: 37
2.3.2.5. Thị phần: 38
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại NHTM 39
2.4.1. Các nhân tố chủ quan 39
2.4.1.1. Năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng: 39
2.4.1.2. Quy mô vốn và tình hình tài chính của NHTM: 40
2.4.1.3. Công nghệ cung ứng dịch vụ ngân hàng: 40
2.4.1.4. Chất lượng nhân viên ngân hàng: 40
2.4.1.5. Cấu trúc tổ chức: 41
2.4.2. Các nhân tố khách quan 42
2.4.2.1. Sự đe dọa từ các NHTM mới tham gia thị trường: 42
2.4.2.2. Sự cạnh tranh từ các đối thủ là các NHTM hiện tại: 43
2.4.2.3. Sức ép từ phía khách hàng: 44
2.4.2.4. Sự xuất hiện của các dịch vụ mới: 44
2.5. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh một số ngân
hàng trên thế giới 45
2.5.1. Kinh nghiệm đầu tư năng lực cạnh tranh của Citigroup: 45
2.5.1.1. Mở rộng mạng lưới chi nhánh trong nước và trụ sở ở các nước trên thế giới: 45
2.5.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: 46
2.5.1.3. Luôn luôn đổi mới công nghệ: 46
2.5.2. Bài học kinh nghiệm từ HSBC 46
2.5.2.1. Xây dựng chiến lược phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng 46
2.5.2.2. Cạnh tranh bằng giá cả và khuyến mãi: 47
2.5.2.3. Mạng lưới phân phối: 48
2.5.2.4. Công nghệ: 48
2.5.2.5. Nhân sự 48
Chương III 49
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU –
CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 49
3.1. Đặc điểm của ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội ảnh hưởng đến hoạt động đầu
tư nâng cao năng lực cạnh tranh 50
3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển: 50
3.1.2. Cơ cấu tổ chức: 50
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của ACB: 50
3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh Hà Nội: 53
3.1.3. Đặc điểm của chi nhánh Hà Nội ảnh hưởng đến hoạt đồng đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh: 54
3.1.3.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức: 54
3.1.3.2. Đặc điểm về hệ thống mạng lưới, cơ sở vật chất: 55
3.1.3.4. Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ: 56
3.1.3.5. Đặc điểm về chất lượng nguồn nhân lực: 57
3.1.3.6. Đặc điểm về uy tín, thương hiệu: 57
3.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Á châu – Chi
nhánh Hà Nội giai đoạn 2007 - 2011 59
3.2.1.Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh Hà Nội: 59
3.2.1.1. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Hà
Nội giai đoạn 2007 - 2011: 59
3.2.2. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Hà Nội theo
nội dung 60
3.2.2.1. Đầu tư phát triển mạng lưới: 60
3.2.2.2. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 63
3.2.2.3. Đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng công nghệ: 67
3.2.2.4. Đầu tư cho hoạt động Marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu 69
3.2.2.5. Đầu tư nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ: 73
3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh tại chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2007 – 2011: 74
3.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 75
3.3.1.1. Mức gia tăng về vốn chủ sở hữu ( vốn tự có): 75
3.3.1.2. Mức gia tăng về tổng tài sản: 75
3.3.1.3. Mức độ phát triển mạng lưới: 77
3.3.1.4. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, quản trị điều hành và cơ cấu tổ chức
ngân hàng 78
3.3.1.5. Tiêu chí đánh giá về năng lực công nghệ 80
a. Khả năng trang bị công nghệ mới: 80
3.3.1.6. Hiệu quả hoạt động Marketing tạo lập nên uy tín, thương hiệu ngân hàng: 83
3.3.1.7. Mức độ đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ cung cấp: 84
3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 88
3.3.2.1. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR – Captital Adequacy Ratio): 88
3.3.2.2. Khả năng sinh lời: 88
3.3.2.3. Tỷ lệ nợ xấu: 89
3.3.2.5. Thị phần: 92
3.4. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh tại chi nhánh Hà Nội: 96
3.4.1. Hạn chế: 96
3.4.1.1. Hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển mạng lưới: 96
3.4.1.2. Hạn chế về năng lực công nghệ 97
3.4.1.3. Hạn chế về công tác phát triển nguồn nhân lực 98
3.4.1.4. Hạn chế trong đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ: 99
3.4.1.5. Hạn chế trong phát triển thương hiệu và marketing 100
3.4.2. Nguyên nhân: 101
3.4.2.1. Nguyễn nhân chủ quan: 101
3.4.2.2. Nguyên nhân khách quan: 102
Chương IV 104
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CHI NHÁNH HÀ NỘI 104
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của chi nhánh Hà Nội đến năm 2015 105
4.1.1 Định hướng phát triển chung của ACB 105
4.1.2 Định hướng phát triển của Chi nhánh Hà Nội 106
4.1.3. Định hướng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Hà Nội 107
4.1.3.2. Chi nhánh cần nhận ra được những khó khăn, thách thức và khắc phục điểm yếu
108
4.1.3.3. Tận dụng cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh 109
4.2. Giải pháp hoàn thiện kết quả, hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại chi nhánh Hà
Nội: 110
4.2.1. Nhóm giải pháp mở rộng hệ thống mạng lưới: 110
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quản trị và điều hành 110
4.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công nghệ thông tin: 112
4.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao danh tiếng, uy tín chi nhánh 114
4.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ: 116
4.3. Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NHTM Ngân hàng thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
SPDV Sản phẩm dịch vụ
CN/PGD Chi nhánh/Phòng giao dịch
PFC Personal Finance Consultant – Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân
RA Relationship Assistant – Nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghệp
CSR Nhân viên dịch vụ khách hàng
Loan CSR Nhân viên hỗ trợ tín dụng
CBCNV Cán bộ công nhân viên
NLCT Năng lực cạnh tranh
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
HĐQT Hội đồng quản trị
CNTT Công nghệ thông tin
KHCN Khách hàng cá nhân
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
TCBS The complex banking solution – giải pháp ngân hàng phức hợp
CLMS Hệ thống quản lý thông tin khách hàng
VĐT Vốn đầu tư
CSH Chủ sở hữu
TTTDCN Trung tâm tín dụng cá nhân
TTTDDN Trung tâm tín dụng doanh nghiệp
PLCT Pháp lý chứng từ
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1: Danh sách một số chi nhánh của các Ngân hàng lớn nằm trong khu vực
cùng cạnh tranh về địa bàn 58
Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư nâng cao NLCT tại chi nhánh Hà Nội năm 2007 – 2011
60
Bảng 4: Vốn đầu tư tài sản cố định hữu hình tại chi nhánh Hà Nội 62
Bảng 5: Vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo tại chi nhánh Hà Nội 65
Bảng 6: Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing của ACB năm 2011 69
Bảng 7: Chỉ tiêu tài chính của chi nhánh qua các năm 2007 - 2011 75
Bảng 8: Thống kê số lượng PGD mở mới tại chi nhánh 77
Bảng 9: Thống kê tài sản cố định huy động/ năng lực phục vụ tăng thêm của một
phòng giao dịch điển hình tại chi nhánh Hà Nội 78
Bảng 10: Cơ cấu nhân Sự của ACB tại chi nhánh Hà Nội 79
Bảng 12: So sánh sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp 86
Bảng 13: Thống kê số lượng sản phẩm, dịch vụ qua các năm 88
Bảng 14: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội so với VĐT nâng cao NLCT tại chi
nhánh Hà Nội 90
Bảng 16: Thị phần xét theo doanh thu so với toàn ngành ngân hàng 92
Bảng 17: Thị phần kinh doanh của một số ngân hàng trên địa bàn Hà Nội năm
2011 92
Bảng 18: Tổng hợp các sản phẩm chủ lực các NHTM tiêu biểu năm 2011 95
Bảng 19: Xếp hạng các doanh nghiệp trong khối ngành tài chính- ngân hàng năm
2011 95
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Vốn đầu tư phát triển mạng lưới chi nhánh Hà Nội 61
Biều đồ 2: Vốn đầu tư phát triển công nghệ tại chi nhánh Hà Nội 68
Biểu đồ 3: Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing quảng bá thương hiệu tại 71
chi nhánh Hà Nội 71
Biểu đồ 4: Vốn đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh Hà Nội
74
Biểu đồ 5: Vốn chủ sở hữu chi nhánh Hà Nội qua các năm 75
Biều đồ 6: Cơ cấu tài sản chi nhánh Hà Nội tại thời điểm 31/12/2011 76
Biểu đồ 7: Chỉ số hiệu quả hoat động của một số ngân hàng trên địa bàn Hà Nội
năm 2011 83
Biểu đồ 8: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng trên địa bàn Hà Nội 89
Biểu đồ 9 :Thị phần giao dịch của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội năm 2011 93
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Các biểu hiện năng lực cạnh tranh của NHTM 20
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của ACB 51
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Nội 54
1
Chương I
TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÙNG ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Đề tài đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là một đề tài không mới. Trong
những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt buộc các
ngân hàng ngày càng chú trọng đến hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh, nâng cao vị thế của mình so với các đối thủ trên thị trường hệ thống các ngân
hàng. Do đó đề tài: Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngân hàng thương
mại càng được quan tâm, phân tích và lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho các luận
văn, chuyên đề tốt nghiệp
Trong những năm gần đây có khá nhiều bài viết nghiên cứu về nâng cao
năng lực cạnh tranh và hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng
trong đó chủ yếu là các chuyên đề tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ của các tác giả
thuộc chuyên ngành Kinh tế đầu tư và tài chính ngân hàng.
1.1.1. Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu liên quan đề tài:
Đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Hà Nội sau khi chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên đô thị”. Tác
giả: Nguyễn Thị Hồng Ngọc. Nơi bảo vệ: Trường đại học Kinh tế Hồ Chí Minh –
Năm 2008
a. Nội dung chính đề tài:
- Luận văn đề cập và phân tích đến những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh
tranh trong NHTM:
+ Tính đặc thù trong cạnh tranh của NHTM
+ Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các NHTM
+ Ứng dụng mô hình SWOT vào phân tích năng lực cạnh tranh NHTM
- Trong luận văn cũng đưa ra bài học kinh nghiệm của các ngân hàng trong
nước, ngoài nước và bản thân SHB
2
- Luận văn đề cập và phân tích được một số nội dung đầu tư khi SHB đầu tư
chuyển đổi từ hình thái ngân hàng nông thôn sang hình thái NHTM cổ phần đô thị.
- Luận văn cũng chỉ ra được những mặt hạn chế và nguyên nhân của hoạt
động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại SHB sau khi tiến hành chuyển đổi
hình thái hoạt động và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
đầu tư trên
b. Nhận xét, đánh giá:
Luận văn đã đưa ra được một số nội dung cơ bản về nâng cao năng lực cạnh
tranh và phân tích được những chuyển biến tại SHB khi đầu tư thay đổi hình thái
hoạt động. Tuy nhiên, luận văn còn tồn tại khá nhiều thiếu sót trong quá trình
nghiên cứu:
- Chưa đưa ra và phân tích cụ thể những nội dung đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh tại SHB sau khi chuyển đổi hình thái. Chưa xây dựng và liệt kê hệ thống
các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của hoat động đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh sau khi tiến hành chuyển đổi hình thái hoạt động.
- Luận văn có đưa ra một số bài học kinh nghiệm của các ngân hàng trong
nước, ngoài nước và bản thân SHB tuy nhiên những bài học này lại đề cập đến vấn
đề ki nh nghiệm quản lý kinh doanh – vấn đề đưa ra chưa sát thực với nội dung
nghiên cứu của luận văn.
- Do cơ sở lý thuyết chưa được xây dựng đầy đủ, cụ thể nên phần thực trạng
của luận văn được phân tích còn sơ sài, chưa đi vào trọng tâm những nội dung
chính của đề tài. Các giải pháp đưa ra giải quyết vấn đề của luận văn cũng chưa có
tính ứng dụng cao.
Đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP Quân
Đội giai đoạn 2005 – 2012”. Tác giả: .Nơi bảo vệ: trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân. Năm 2011.
a. Nội dung chính bài viết:
- Luận văn xây dựng hệ thống lý luận chung về năng lực cạnh tranh, đầu tư
năng lực cạnh tranh: khái niệm, vai trò, nội dung đầu tư, các nhân tố ảnh hưởng và các
chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
3
- Phân tích tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
TMCP Quân đội theo giai đoạn 2005 – 2012 theo 5 nội dung: đầu tư năng lực công
nghệ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư phát triển mạng lưới, đầu tư nâng cao
hiệu quả hoạt động Marketing, đầu tư nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản
phẩm. Các chỉ tiêu đánh giá được đưa ra trong bài biết đầy đủ theo nội dung đã
phân tích tại chương lý luận
- Đưa ra giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao
năng lực cạnh tranh có tính ứng dụng với ngân hàng Quân đội.
b. Nhận xét, đánh giá:
Bài viết đã xây dựng một hệ thống khung lý thuyết khá đầy đủ về đề tài đầu tư
nâng cao năng lực cạnh tranh. Các nội dung trong bài viết được sắp xếp một cách hợp
lý. Phần phân tích thực trạng tại ngân hàng Quân Đội được phân tích theo trình tự đã
trình bày các nội dung tại chương lý luận một cách logic giúp người đọc theo dõi bài
viết một cách dễ dàng. Các chỉ tiêu đánh giá và nội dung phân tích đều được gắn với
những số liệu thực tiễn liên quan đến hoạt động đầu tư tại ngân hàng Quân đội.
Tuy nhiên luận văn vẫn còn tồn tại một số thiếu sót: chưa đưa ra và phân tích
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động đầu tư nâng
cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Quân đội. Nội dung các chỉ tiêu đánh giá
chưa được phân tích sâu. Bài viết chưa chỉ ra được sự khác biệt nổi bật về việc cải
thiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng Quân Đội trước và sau khi được đầu tư.
Đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP Đông
Nam Á”. Tác giả: Phạm Quang Huy.Nơi bảo vệ: trường đại học Kinh Tế Quốc Dân
năm 2011.
a. Nội dung đề tài:
- Xây dựng hệ thống lý thuyết khá hoàn chỉnh về các nội dung và hệ thống
chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong NHTM.
- Ứng dụng khung lý thuyết vào phân tích nội dung đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á giai đoạn 2006 – 2011. Từ nội dung
phân tích luận văn đã đưa ra được các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả của hoạt động đầu
tư nâng cao NLCT tại Seabank.
4
b. Nhận xét đánh giá:
- Luận văn đã phân tích được khá kỹ các nội dung đầu từ nâng cao NLCT tại
Ngân hàng Seabank giai đoạn: 2006 – 2011. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả
được phân tích kỹ càng có sự so sánh với các ngân hàng đối thủ trong cùng hệ thống.
- Tuy nhiên luận văn chưa phân tích làm rõ được những chuyển biến của
Seabank trước và sau khi đầu tư qua từng năm. Chuyển biến đó được thể hiện ở các
chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả như thế nào.
Đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Đầu Tư và
phát triển Việt Nam – chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2015”. Tác giả: Lê
Thị Ngân Hà. Nơi bảo vệ: trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân năm 2011
a. Nội dung chính đề tài:
- Xây dựng hệ thống lý thuyết chung về năng lực cạnh tranh, đầu tư nâng cao
năng lực cạnh tranh, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động
đầu tư nâng cao NLCT.
- Phân tích thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại ngân hàng BIDV
- chi nhánh Nghệ An giai đoạn: 2006 – 2015. So sánh số liệu và kết quả, hiệu quả
đầu tư giữa các năm.
- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nâng
cao NLCT tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Nghệ An
b. Nhận xét, đánh giá:
Luận văn đã xây dựng được hệ thống lý thuyết khá đầy đủ về nội dung và
các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh. Tuy nhiên luận văn còn tồn tại nhiều hạn chế:
+Luận văn chưa khai thác, phân tích hết các nội dung đầu tư nâng cao năng
lực cạnh tranh:
+ Chưa phân tích ảnh hưởng của việc đầu tư, thiết lập xây dựng cơ cấu tổ
chức ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
+ Chưa trình bày và phân tích được cơ cấu vốn đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh theo từng nội dung đầu tư.
5
+ Nội dung phân tích của luận văn mới chỉ đề cập đến tình hình huy động
vốn của chi nhánh Nghệ An mà chưa phân tích được trong tổng nguồn vốn từ huy
động đó dành ra bao nhiêu phần trăm cho vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Luận văn hơi sa đà vào việc phân tích tình hình huy động vốn tại chi nhánh
mà chưa đi sâu vào phân tích về nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư nâng cao
năng lực cạnh tranh.
+ Nội dung phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động đầu tư nâng
cao năng lực cạnh tranh được phân tích còn sơ sài, một số chỉ tiêu đưa ra trong phần cơ sở
lý luận chưa được tác giả đề cấp đến trong phân tích thực trạng tại chi nhánh.
Đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại NHTM cổ phần phát
triển nhà TP. Hồ Chí Minh – chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn: 2007 – 2011”. Tác
giả: Phạm Thị Ngọc Hà. Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – 2011
a. Nội dung chính:
- Đề tài xây dựng hệ thống lý thuyết về: năng lực cạnh tranh và đầu tư nâng
cao năng lực cạnh tranh trong hệ thống NHTM
- Phân tích thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi
nhánh Hoàn Kiếm theo 04 nội dung lớn: đầu tư vào cơ sở vật chất và đổi mới công
nghệ, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đầu tư phát triển nguồn nhân
lực, đầu tư cho hoạt động Marketing
b. Nhận xét, đánh giá:
- Bài viết có sự lẫn lộn giữa nội dung đầu tư với việc đánh giá kết quả, hiệu
quả của hoạt động đầu tư theo 04 nội dung lớn. Các chỉ tiêu đánh giá chưa làm nổi
bật nên kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại chi nhánh.
Đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần bao bì
Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015”. Tác giả: Nguyễn Thanh Tùng. Trường đại học
Kinh tế quốc dân - năm 2010
a. Nội dung chính:
- Luận văn đưa ra khung lý thuyết về: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, chiến
lược và các công cụ, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh…
6
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động
đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh:
+ Doanh thu, lợi nhuận tăng thêm trên một đơn vị vốn đầu tư
+ Thị phần tăng thêm nhờ quá trình đầu tư.
Nội dung thực trạng của luận văn trình bày các nội dung chính:
+ Thị phần, doanh thu, tốc độ tăng thị phần, doanh thu…
+ Chất lượng và mức độ đa dạng hóa của sản phẩm
+ Số lượng đơn hàng và các khách hàng mới
- Đưa ra sự so sánh và rút ra bài học đối với trường hợp của một số công ty
cùng lĩnh vực hoạt động trên thế giới.
b. Đánh giá nhận xét:
Luận văn đã đề cập được một số nội dung cơ bản của hoạt động đầu tư nâng
cao năng lực cạnh tranh, từ đó phân tích nội dung thực trạng tại công ty cổ phần bao
bì Việt Nam theo những nội dung đó. Tuy nhiên luận văn còn tồn tại một số hạn
chế, thiếu sót:
- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư
nâng cao năng lực cạnh tranh tác giả đưa ra còn sơ sài, thiếu các chỉ tiêu đánh giá
quan trọng liên quan đến nội dung đầu tư: các chỉ tiêu liên quan tới đánh giá nguồn
nhân lực, hiệu quả hoạt động Marketing…
- Các nội dung đưa ra phân tích còn sơ sài, việc phân tích mới chỉ dừng lại
ở việc phân tích khải quát và mức độ liệt kê bảng biểu. Bài viết chưa có sự phân
tích sâu vào nội dung bài viết để làm nổi bật lên hoạt động đầu tư nâng cao NLCT
tại công ty.
1.1.2. Các chuyên đề tốt nghiệp đại học nghiên cứu liên quan đề tài
Đặc điểm chung của các chuyên đề tốt nghiệp: Không có chương lý thuyết
nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đầu tư năng cao năng lực cạnh tranh. Kết
cấu của các chuyên đề tốt nghiệp chỉ bao gồm hai chương: Thực trạng và giải pháp.
Nội dung phân tích chưa có sư đầu tư nghiên cứu, so sánh với các ngân hàng đối thủ
mà mới chỉ tập trung phân tích tình hình tại ngân hàng mình thực tập.
7
Phương pháp tiếp cận đề tài của các chuyên đề tốt nghiệp bậc đại học cũng
có sự khác biệt so với luận văn thạc sĩ. Ở chuyên đề tốt nghiệp các tác giả chỉ dừng
lại ở việc tiếp cận vấn đề theo phương pháp: thu thập, tổng hợp thông tin và phân
tích số liệu mà chưa có sự đầu tư: so sánh những số liệu phân tích đề tài của mình
với các nghiên cứu khác hoặc so sánh đối tượng nghiên cứu của mình với các đối
tượng tương đồng để từ đó đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
Đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ - Thực trạng và giải pháp”. Tác giả:
Hoàng Thu Hương – chuyên đề tốt nghiệp . Trường Đại học kinh tế quốc dân –
Năm 2010
Chuyên đề đề cập đến và phân tích các nội dung đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh tại ngân hàng nông nghiệp: đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư phát triển
công nghệ.
Chuyên đề cũng xây dựng và phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu
quả của công tác đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh Láng Hạ một
cách khá đầy đủ tuy nhiên chưa có sự phân tích chuyển biến năng lực cạnh tranh
của chi nhánh trước và sau khi đầu tư.
Đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình”. Tác giả: Nguyễn Việt Dũng - chuyên đề
tốt nghiệp. Trường Đại học kinh tế quốc dân - Năm 2011
Chuyên đề đề cập đến những nội dung cơ bản của đầu tư nâng cao năng lực
canh tranh, phân tích được thực trạng đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Thái Bình. Tuy nhiên các nội dung phân tích chưa đầy đủ, chỉ tiêu đánh
giá còn sa đà vào việc phân tích các hoạt động thương mại của ngân hàng: tình hình
huy động vốn, tình hình tín dụng, tình hình phát triển sản phẩm thẻ mà chưa đi sâu
vào đánh giá các nội dung chính của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng VP Bank –
chi nhánh Đông Đô. Thực trạng và giải pháp” Tác giả: Nguyễn Thị Hồng -
chuyên đề tốt nghiệp năm 2010. Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
8
Tuy chỉ là một chuyên đề tốt nghiệp nhưng tác giả đã đầu tư thời gian và
công sức nghiên cứu khá kỹ cho đề tài. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng
lực cạnh tranh tại VP Bank – chi nhánh Đông Đô được phân tích khá kỹ cả về nội
dung và các chỉ tiêu đánh giá
- Nội dung hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh
Đông Đô được phân tích chi tiết theo từng mảng nội dung: công nghệ, nhân lực,
mạng lưới, sản phẩm dịch vụ và hoạt động Marketing. Mỗi nội dung đều được phân
tích cụ thể qua số liệu các năm từ 2007 – 2009. Tác giả đã có sự so sánh về hoạt
động đầu tư theo từng nội dung qua các năm. Từ đó chỉ ra định hướng và chiến lược
đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh.
- Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
chi nhánh Đông Đô đều được phân tích khá kỹ và có sự so sánh thực tế với hoạt
động đầu tư của các chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn.
1.1.3. Nhận xét tổng quan về các đề tài đã được nghiên cứu:
Hướng nghiên cứu chính của các tác giả về đề tài: đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh tại các NHTM chủ yếu dựa trên phân tích tình hình kinh tế Việt Nam,
những đặc thù riêng có của hệ thống NHTM trong nền kinh tế, những tác động qua
lại giữa ngân hàng và các chủ thể khác có liên quan để từ đó trên cơ sở thực trạng
tình hình hoạt động của ngân hàng, những ảnh hưởng bên trong và bên ngoài của
các tác nhân nền kinh tế đến hoạt động của nó, đánh giá những kết quả, tồn tại và
nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại để từ đó đưa ra giải pháp giải quyết từng
tồn tại nâng cao kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngân hàng.
Thành tựu chính của các bài viết nghiên cứu về đề tài này là các tác giả đã
đưa ra được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của hoạt động đầu
tư nâng cao NLCT trong NHTM cổ phần trong một giai đoạn nhất định, phân tích
được những nhân tố tác động và ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và từ đó đưa ra một
số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại này. Những giải pháp này ở góc độ nào
đó đã phù hợp , được ghi nhận và áp dụng thực tế nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh tại từng ngân hàng TMCP.
9
Nghiên cứu của các tác giả là xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả
thuyết , suy luận, kiểm định điều chỉnh hay phủ nhận giả thuyết qua các phương
pháp thu thập, phân tích và xử lý thông tin bằng các phương pháp duy vật biện
chứng, thống kê toán học, mô hình toán
Hạn chế của các đề tài trên là hầu hết mới dừng lại ở các giải pháp chung
chung, giống nhau, chưa đưa ra biện pháp nổi bật phù hợp với ngân hàng được đưa
ra nghiên cứu trong đề tài. Các giải pháp được đưa ra chỉ đúng với hoạt động của
NHTM trong một giai đoạn nhất định, chưa có tính chất dự báo, và cách xử lý tình
huống phòng trừ rủi ro trong trường hợp có một yếu tố thay đổi từ chính sách kinh
tế của chính phủ, của NHNN, tình hình biến động kinh tế của thế giới
1.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
1.2.1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa và khu vực hóa là một xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển
kinh tế thế giới. Đối với ngành tài chính ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế tạo
động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam; mở
rộng cơ hội trao đổi hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng thương mại trong hoạt động
kinh doanh tiền tệ; đồng thời các ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ vốn,
công nghệ, kinh nghiệm quản lý và phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp
yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Tuy nhiên, các
ngân hàng Việt Nam cũng gặp phải thách thức to lớn trong cạnh tranh với các ngân
hàng trong nước và với ngân hàng nước ngoài.
Hà Nội là một trong hai địa bàn có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng khốc
liệt nhất trên cả nước do sự tập trung và ra đời của hàng loạt các ngân hàng. Đặc
biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, với vị trí là trung tâm đầu não kinh tế
chính trị quốc gia ngoài sự ra đời mạnh mẽ của các NHTM cổ phần trong nước, Hà
Nội còn chứng kiến sự thâm nhập của hàng loạt các ngân hàng nước ngoài vào thị
trường ngân hàng Việt Nam kiến cho áp lực cạnh tranh tại khu vực này càng trở lên
gay gắt. Qua 19 năm hình thành và phát triển cùng ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu, chi nhánh Hà Nội đã xây dựng cho mình một vị trí quan trọng và một
thương hiệu nổi tiếng trong hệ thống tài chính ngân hàng trên địa bàn Hà Nội.
10
Nhưng trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt với các ngân hàng trong nước và
ngân hàng nước ngoài, chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế về năng lực cạnh
tranh, hiệu quả hoạt động vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một chi
nhánh lớn thuộc NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của
ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội là một đòi hỏi cấp thiết. Vì vậy đề tài
“Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
– chi nhánh Hà Nội” được chọn để nghiên cứu nhằm đưa ra những phương hướng,
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân
hành TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội, góp phần phát triển và khẳng định vị thế
của chi nhánh trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên địa bàn Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
- Phân tích, đánh giá nhằm làm rõ thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh tại ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội, chỉ ra những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế
- Hình thành giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội phát triển bền vững.
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngân hàng TMCP
- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh trong ngân hàng TMCP Á châu – chi nhánh Hà Nội giai đoạn: 2007 - 2011
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp với
các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, thu thập và xử lý số liệu, so sánh,
biện luận…nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
1.2.5. Đóng góp của đề tài
Sự cạnh tranh giữa các NHTM rất gay gắt, đặc biệt trong điều kiện nền kinh
tế thị trường suy thoái nghiêm trọng như hiện nay, cuộc chiến tranh giành thị
11
phần càng trở nên khốc liệt. Đòi hỏi một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển
bền vững cần phải có năng lực thực sự. Muốn vậy các ngân hàng phải làm tốt
công tác đầu tư nâng cao NLCT. Một ngân hàng vững mạnh sẽ thể hiện ở năng
lực cạnh tranh vững mạnh. Tôi mong muốn với nghiên cứu này của mình sẽ góp
phần giúp ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội nói riêng và các ngân
hàng khác nói chung có những nhận thức nhất định về tính tất yếu phải đầu tư
nâng cao năng lực cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả, hiệu
quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Giúp ngân hàng ngày
càng hoạt động hiệu quả và bền vững.
Luận văn tổng hợp và hệ thống các nội dung lý thuyết về năng lực cạnh tranh
và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Bài viết xác định các nội dung phân tích đầu tư
nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở phân tích các công cụ cạnh tranh của NHTM.
Bài viết cũng xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động đầu
tư tương ứng với các nội dụng phân tích đầu tư nâng cao NLCT. Những nội dung phân
tích lý thuyết được đan xen với một số ví dụ thực tiễn tại các ngân hàng TMCP Việt
Nam để người đọc dễ hình dung và có cái nhìn sâu hơn về lý thuyết đầu tư nâng cao
NLCT trong NHTM.
Những số liệu phân tích thực trạng đầu tư nâng cao NLCT tại chi nhánh Hà Nội
có sự so sánh,
1.2.6. Bố cục của luận văn:
Luận văn có bố cục được chia làm 04 chương:
Chương I: Tổng quan về các nghiên cứu cùng đề tài
Chương II: Lý luận chung về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong
ngân hàng thương mại
Chương III: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng
TMCP Á - Châu – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2007 – 2012
Chương IV: Giải pháp hoàn thiện kết quả, hiệu quả hoạt động đầu tư nâng
cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội
12
Chương II
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Năng lực cạnh tranh của NHTM
2.1.1 Khái niệm
Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, chỉ xuất hiện
trong điều kiện của kinh tế thị trường. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan
trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế,
quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Vì vậy, các tổ chức
đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược phù hợp để chiến thắng trong cạnh
tranh.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của
khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực
và lợi thế bên trong , bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người
tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí
so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường .
Năng lực canh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh
nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không
chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị
doanh nghiệp,… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của
sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường, với thị phần mà nó nắm giữ, với hiệu
quả sản xuất kinh doanh…
Năng lực canh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra,
duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức
13
lợi nhuận cao hơn trung bình của ngành và liên tục tăng, đồng thời đảm bảo sự
hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến
động của môi trường kinh doanh.
2.1.2. Đặc trưng cạnh tranh của NHTM:
2.1.2.1. Các NHTM luôn hoạt động trên nguyên tắc cạnh tranh gay gắt nhưng đồng
thời cũng có sự hợp tác với nhau
Ngân hàng cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
nào luôn phải cạnh tranh gay gắt với nhau để mở rộng thị trường và thu hút
khách hàng nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong cạnh tranh các ngân
hàng không chỉ sử dụng các công cụ cạnh tranh mang tính truyền thống như: lãi
suất, phí, dịch vụ…mà còn sử dụng đến công nghệ hiện đại để đa dạng và nâng
cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ, tinh thần, thái độ phục vụ khách hàng…
nhằm thu hút khách hàng.
Bên cạnh việc cạnh tranh với nhau trong việc cung ứng các sản phẩm dịch
vụ, cácNHTM còn tăng cường hợp tác, liên kết với nhau. Một trong những ngân
hàng đi tiên phong thực hiện công việc này là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV). Việc hợp tác, liên kết có nhiều hình thức và mức độ khác nhau như
cùng tham gia các chường trình đồng tài trợ cho các dự án lớn, liên kết trong kinh
doanh thẻ,… Hiện nay trong hệ thống ngân hàng xu hướng liên kết, hợp tác mang
tính chiến lược và toàn diện đã xuất hiện và có chiều hướng gia tăng, ví dụ: Hợp
tác giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với NHTM cổ phần An
Bình; giữa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn với NHTM cổ phần
Sài Gòn; giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) với Ngân hàng
Phát triển Việt Nam; giữa NHTM cổ phần ACB và NHTM cổ phần Kiên Long (Ký
kết ngày 5/6/2007). Đồng thời, xu hướng tìm kiếm đối tác để hợp tác chiến lược
giữa các NHTM Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài cũng đã hình thành và có
xu hướng phát triển: Sự liên kết giữa BIDV với nước ngoài để hình thành Ngân
hàng liên doanh PUBLICBANK, với Ngân hàng Ngoại thương Lào để thành lập
Ngân hàng liên doanh Lào - Việt, với Ngân hàng Ngoại thương Nga để thành lập
14
và đưa vào hoạt động Ngân hàng liên doanh Việt - Nga; đặc biệt, một số NHTM cổ
phần Việt Nam đã bán cổ phần cho các đối tác chiến lược là các ngân hàng nước
ngoài, như trường hợp: Sacombank bán cổ phần cho Ngân hàng ANZ, ACB bán cổ
phần cho Standard Charatered Bank, Techcombank bán cổ phần cho Ngân hàng
HSBC,… Trong kế hoạch cổ phần hóa các NHTM Nhà nước như VCB, BIDV,
Incombank cũng đều có dự kiến liên kết dưới hình thức bán cổ phần cho các đối
tác chiến lược là các ngân hàng mạnh và có uy tín của nước ngoài.
2.1.2.2. Cạnh tranh ngân hàng luôn phải hướng tới một thị trường lành mạnh,
tránh khả năng xảy ra rủi ro hệ thống
Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu
tác động bởi rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền thống văn
hoá… sự thay đổi mỗi một nhân tố này dù là nhỏ nhất cũng đều tác động rất nhanh
chóng và mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh chung. Chỉ cần một tin đồn thổi dù
là thất thiệt cũng có thể gây nên cơn chấn động rất lớn, thậm chí đe dọa sự tồn
vong của cả hệ thống các tổ chức tín dụng.
Một NHTM hoạt động yếu kém, khả năng thanh khoản thấp cũng có thể trở
thành gánh nặng cho nhiều tổ chức kinh tế và dân chúng trên địa bàn… Chính vì
vậy, trong kinh doanh, các NHTM vừa phải cạnh tranh để từng bước mở rộng đối
tượng khách hàng, mở rộng thị phần, nhưng cũng không thể cạnh tranh bằng mọi
giá, sử dụng mọi thủ đoạn, bất chấp pháp luật để thôn tính đối thủ của mình, bởi
vì, nếu đối thủ là các NHTM khác bị suy yếu dẫn đến sụp đổ, thì những hậu quả
đem lại thường là rất to lớn, thậm chí dẫn đến đổ vỡ luôn chính NHTM này do tác
động dây chuyền.
Minh chứng rõ nhất cho đặc điểm trên là trường hợp của ngân hàng TMCP
Á Châu vào tháng 08/2012 trong “ ngày thứ 3 đen tối”: Thông tin về việc ông
Nguyễn Đức Kiên – nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sang lập và ông Lý Xuân Hải –
Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Á Châu bị bắt để điểu tra về hành vi “ sai phạm
kinh tế” đã gây nên một tâm lý hoang mang, hốt hoảng ở khách hàng có quan hệ
giao dịch với ACB. Trong 4 ngày từ ngày 21/08 đến 25/08 rất đông khách hàng đã
15
tập trung tại hội sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch của ACB đồng loạt đòi rút
tiền. Dòng người rồng rắn xếp hàng tại hội sở ACB tiếp tục tạo ra áp lực căng
thẳng về việc rút tiền.
Sự việc không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tại ngân hàng ACB mà tại một
số ngân hàng khác cũng xảy ra hiện tượng người dân đến rút tiền do lo sợ khủng
hoảng lây lan giữa các ngân hàng. Không những hệ thống ngân hàng bị tác động
mà thị trường chứng khoản cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự việc trên. Theo các
chuyên gia phân tích chứng khoán, ngay sau khi thông tin ông Nguyễn Đức Kiên
bị bắt được công khai trên mặt báo, ở cả hai sàn giao dịch, chỉ số giảm điểm mạnh
với mức giảm trung bình 5% cùng với thanh khoản tăng đột biến. Đây được đánh
giá là phiên có tỷ lệ giảm điểm mạnh nhất kể từ khi thị trường chứng khoán Việt
Nam đi vào hoạt động.
Trước việc bắt ông Nguyễn Đức Kiên, chiều 21-8, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã có ý kiến chính thức. Theo NHNN, hiện nay ông Nguyễn Đức Kiên
không tham gia quản lý điều hành Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Việc khởi tố
bắt giam ông Kiên về tội kinh doanh trái phép là hoạt động bình thường của Cơ
quan Cảnh sát điều tra. Do đó người gửi tiền tại Ngân hàng ACB hoàn toàn yên
tâm. NHNN cũng đang theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ, trường hợp cần
thiết NHNN sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản để ổn định và bảo đảm an toàn hệ thống.
2.1.2.3. Hệ thống NHTM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong nước và quốc tế,
như: Môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh, các thông lệ quốc tế
Hoạt động của các NHTM liên quan đến lưu chuyển tiền tệ, không chỉ trong
phạm vi một nước, mà có liên quan đến nhiều nước để hỗ trợ cho các hoạt động
kinh tế đối ngoại; do vậy,kinh doanh trong hệ thống NHTM chịu sự chi phối của
nhiều yếu tố trong nước và quốc tế, như: Môi trường pháp luật, tập quán kinh
doanh của các nước, các thông lệ quốc tế… đặc biệt là, nó chịu sự chi phối mạnh
mẽ của điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò
cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định đối với hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng này. Điều đó cũng có nghĩa là, sự cạnh tranh trong hệ thống các NHTM
16
trước hết phải chịu sự điều chỉnh bởi rất nhiều thông lệ, tập quán kinh doanh tiền
tệ của các nước, sự cạnh tranh trước hết phải dựa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ
đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh tối thiểu; bởi vì, một NHTM mở
ra một loại hình dịch vụ cung ứng cho khách hàng là đã phải chấp nhận cạnh tranh
với các NHTM khác đang hoạt động trong cùng lĩnh vực, tuy nhiên, muốn lĩnh vực
dịch vụ này được thực hiện thì đòi hỏi phải đáp ứng tối thiểu về điều kiện hạ tầng
cơ sở tài chính mà thiếu nó thì không thể hoạt động được. Rõ ràng là, sự cạnh
tranh của các NHTM loại hình cạnh tranh bậc cao, đòi hỏi những chuẩn mực khắt
khe hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác.
Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào, ngân hàng hoạt động và cạnh tranh với
nhau trong những môi trường và điều kiện kinh tế nhất định. Hoạt động kinh
doanh ngân hàng chịu sự chi phối của luật pháp, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu của những đối tượng khách hàng cụ thể. Khách hàng
của ngân hàng là các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần của nền kinh tế. Do
vậy hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
luôn chịu sự tác động của môi trường bên ngoài ngân hàng. Với mỗi môi trường
kinh doanh nhất định, điều kiện kinh tế nhất định, khu vực địa lý nhất định, ngân
hàng cần có những chính sách phù hợp để đưa ra các sản phẩm dịch vụ đáp ứng
nhu cầu khách hàng, thu hút khách hàng, giành ưu thế trong cạnh tranh.
Cùng với quá trình mở cửa hội nhập nền kinh tế, sự giao thoa về kinh tế giữa
các quốc gia ngày càng mạnh mẽ. Các ngân hàng cũng tăng cường hợp tác với các
ngân hàng trong và ngoài nước cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh cua mình
ra thị trường các nước trên thế giới. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu giao lưu
kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác và trao đổi hàng
hóa giữa các quốc gia. Tham gia hợp tác với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng
trong nước cũng phải tuân thủ các quy định và chịu sự tác động của phía đối tác.
Mỗi sự thay đổi tỷ giá, lãi suất của các lịa ngoại tệ liên quan, điều kiện kinh tế trên
thế giới đều có sự ảnh hưởng và tác động đến hoạt động kinh doanh của các NHTM
trong nước. Do đó, trong cạnh tranh các ngân hàng phải có chính sách thích hợp để
17
đói phó với những biến động của thị trường tài chính quốc tế.
2.1.3. Các công cụ cạnh tranh của NHTM
2.1.3.1. Cạnh tranh bằng chất lượng
Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển
như vũ bão, sản phẩm ra đời ngày càng phong phú đa dạng, tạo thuận lợi cho sự
lựa chọn của người tiêu dùng và đặt nhà sản xuất trước các áp lực cạnh tranh ngày
càng gay gắt và để chiến thắng trong cạnh tranh thì buộc các nhà sản xuất phải
nghiên cứu vận dụng nhiều phương thức và công cụ cạnh tranh khác nhau.
Cạnh tranh bằng chất lượng là một trong những công cụ hữu hiệu trong
chiến lược cạnh tranh của các NHTM. Cạnh tranh bằng chất lượng thể hiện thông
qua hai yếu tố: chất lượng sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng.
Chất lượng sản phẩm dịch vụ: Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ được
thể hiện thông qua việc đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, hoàn thiện, cải tiến các
sản phẩm cũ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đi kèm với việc
xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng là hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ mới ra
đời. Một ngân hàng nếu không liên tục đầu tư nâng cao, cải thiện chất lượng sản
phẩm, dịch vụ của mình sẽ không theo kịp các ngân hàng đối thủ từ đó sẽ làm mất
dần lượng khách hàng của mình.
Chất lượng phục vụ khách hàng: muốn nâng cao chất lượng chất lượng
phục vụ khách hàng ngân hàng cần đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và
hệ thống công nghệ thông tin. Đội ngũ CBCNV ngân hàng không những cần được
đầu tư trang bị về nghiệp vụ mà còn cần đầu tư về kỹ năng mềm phục vụ khách
hàng. Đối với một doanh nghiệp thiên về dịch vụ như ngân hàng thì chất lượng
phục vụ khách hàng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định
đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Để chất lượng phục vụ khách hàng ngày
càng được nâng cao ngoài yếu tố con người ngân hàng còn cần chú trọng đầu tư
nâng cao chất lượng hệ thống công nghệ thông tin, bởi một ngân hàng có một hệ
thống thông tin tốt sẽ giúp hệ thống vận hành hiệu quả, đáp ứng nhu cầu giao dịch
18
của khách hàng kịp thời và nhanh chóng.
2.1.3.2. Cạnh tranh bằng giá cả
Giá cả phản ánh giá trị của sản phẩm, giá cả có vai trò quan trọng đối với
quyết định của khách hàng. Đối với các NHTM, giá cả chính là lãi suất và mức phí
áp dụng cho các sản phẩm,dịch vụ cung ứng cho các khách hàng của mình. Trong
việc xác định mức lãi suất và phí, các NHTM luôn phải đối mặt với những mâu
thuẫn: Nếu như NHTM quan tâm tới khả năng cạnh tranh để mở rộng thị phần, thì
cần phải đưa ra các mức lãi suất và phí ưu đãi cho các khách hàng của mình, tuy
nhiên, điều này sẽ làm giảm thu nhập của NHTM, thậm chí có thể khiến ngân hàng
bị lỗ. Nhưng nếu NHTM chỉ chú trọng đến thu nhập thì phải đưa ra mức lãi suất và
phí sao cho đáp ứng được mục tiêu tăng thu nhập, tuy nhiên, điều này có thể dẫn
đến ngân hàng sẽ bị mất dẫn khách hàng, giảm thị phần trong kinh doanh, bởi suy
cho cùng thì khách hàng luôn quan tâm tới mục tiêu tối thượng trong kinh doanh
trên thương trường làm tối đa hoá lợi nhuận, mà để đạt được điều đó thì cần tiết
giảm các chi phí đầu vào. Điều này có nghĩa là cạnh tranh bằng giá cả đang trở
thành một biện pháp nghèo nàn nhất, vì nó làm giảm bớt lợi nhuận tiêu thu được
của các NHTM. Xuất phát từ mâu thuẫn trên, việc định giá theo đúng ngang giá trị
thị trường sẽ cho phép các NHTM giữ được khách hàng, duy trì và phát triển thị
trường. Trên thực tế, việc vận dụng nhân tố giá để cạnh tranh chỉ phù hợp khi xâm
nhập thị trường mới và để vận dụng tốt công cụ này, các NHTM thường đưa ra
mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất của các đối thủ nhằm lôi kéo khách hàng và
chiếm lĩnh thị trường. Lãi suất và phí là tín hiệu phản ánh tình hình biến động của
thị trường, là thông số qua đó các NHTM có thể nắm bắt được khả năng thanh
toán của khách hàng cũng như khả năng cạnh tranh của các đối thủ trên thương
trường. Do vậy, việc xác định lãi suất trên thị trường là quan trọng, song theo dõi
thông tin phản hồi từ khách hàng là rất cần thiết để NHTM đưa ra mức lãi suất và
phí có tính cạnh tranh. Đôi khi lãi suất và phí mà các NHTM xác định chỉ thu được
lợi nhuận nhỏ, hoà vốn thậm chí chịu thua lỗ tạm thời. Khi thực sự chiếm lĩnh thị
trường, cũng là lúc NHTM lấy lại những gì đã chi phí trong cạnh tranh.