Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

hoàn thiện các công cụ chính sách ds -khhgđ của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.36 KB, 97 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là sản phẩm độc lập của của bản thân, số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tin
trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, tháng12 /2012
Tác giả
Nguyễn Thị Thắng
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quý trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự
động viên khuyến khích, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội, gia đình, các đồng chí, đồng nghiệp.
Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa sau Đại học, Khoa
Khoa học Quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội; Các thầy, cô giáo
trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Quản lý Kinh tế K19 Vinh (2010-2012); Tổng cục
DS-KHHGĐ, SỞ Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ, Cục Thống kê, Trung tâm Giáo dục -
Truyền thông, Trung tâm CSSKSS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An; Trung tâm DS-KHHGĐ
20 huyện, thành phố, thị xã, Trung tâm Tư vấn – dịch vụ DS-KHHGĐ tỉnh đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ Nghệ
An đã quan tâm, tạo điều kiện để tôi theo học lớp Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý
kinh tế và chính sách của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng12 /2012
Tác giả


Nguyễn Thị Thắng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
BPTT Biện pháp tránh thai
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
DS-SKSS Dân số - Sức khỏe sinh sản
THỨ 3
+
Thứ 3 trở lên
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
PLDS Pháp lệnh dân số
SKSS/ KHHGĐ Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Gia tăng dân số ngày càng nhanh đã đưa nước ta trở thành nước đông dân
thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonexia và Philipin) và đứng thứ 13 thế giới. Theo các
nhà khoa học của Liên Hiệp Quốc, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1km
2
chỉ
nên có từ 35 đến 40 người. Ở Việt Nam mật độ dân số gần 260 người/km
2
, gấp 6-7
lần so với mật độ chuẩn và gấp 5 lần so với mật độ thế giới, so với các nước đã phát
triển thì gấp trên 10 lần. Hiện nay, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm xấp xỉ 1 triệu
người, nghĩa là bằng dân số một tỉnh loại trung bình (nước ta có 39 tỉnh có dân số từ
1,1 triệu người trở xuống). Đến nay, diện tích đất canh tác bình quân đầu người ở
nước ta chỉ còn dưới 0,1 ha/người, xếp vào những quốc gia có diện tích đất canh tác

bình quân đầu người rất thấp, dưới mức đảm bảo an ninh lương thực rất nhiều. Đây
là thách thức lớn khi nước ta có dân số nông thôn chiếm tỷ lệ lớn và chưa có việc
làm còn nhiều. Quy mô dân số lớn cùng với việc gia tăng dân số quá nhanh kèm
theo hàng loạt vấn đề cần giải quyết như nạn phá rừng ngày càng tăng, ô nhiễm môi
trường trầm trọng, giao thông ách tắc, dịch bệnh tăng nhanh
Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và hết sức quan tâm đến công
tác DS-KHHGĐ. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa VII) ngày 14 tháng 01 năm 1993 về chính sách DS-
KHHGĐ đã chỉ rõ: “ Công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của Chiến
lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế- xã hội hàng đầu của
nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người,
từng gia đình và toàn xã hội”. Pháp lệnh Dân số cũng đã xác định: “Dân số là một
trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước”.
Trải qua hơn 50 năm phấn đấu, công tác DS-KHHGĐ cả nước nói chung,
tỉnh Nghệ An nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt trong việc
giảm mức sinh và nâng cao tuổi thọ, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước, của địa phương. Bên cạnh những thành tựu đó, công tác DS-
i
KHHGĐ cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng đang đối mặt với nhiều thách
thức cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư, tác động trực tiếp
đến sự phát triển bền vững của đất nước, địa phương. Nghệ an là tỉnh có quy mô
dân số rất lớn, dân số Nghệ An hiện nay hơn 3,1 triệu người, đứng thứ 4 so với cả
nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa) và nằm ở tốp 10 tỉnh có
mức sinh cao nhất cả nước (Kon tum, Hà Giang, Lai Châu, Gia Lai, Quảng Trị, Lào
Cai, Đắc Nông, Sơn La, Điện Biên), ngày càng có xu hướng gia tăng trong khi cả
nước đã đạt mức sinh thay thế, trong 10 tỉnh trên thì Nghệ an là tỉnh có quy mô dân
số đông nhất và cũng là một tỉnh nghèo;
Ở Nghệ An tỷ lệ sinh con thứ 3
+
đang cao và có xu hướng tăng nhanh, trong

khi đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ lớn (cứ một phụ nữ bước ra khỏi
độ tuổi sinh đẻ thì có 2,5 người bước vào độ tuổi sinh đẻ). Số trẻ sinh hàng năm vẫn
nhiều (trên 40.000 cháu/năm), trong đó tỷ lệ sinh con thứ 3
+
cao. Chính vì vậy, mục
tiêu của Nghệ an trong thời gian tới là giảm quy mô dân số, giảm mức sinh và sinh
con thứ 3
+
.
Công tác Dân số của Nghệ an trong thời gian qua đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ, xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ đã có tiến bộ như mức sinh
con thứ 3
+
đã giảm nhưng vẫn còn cao. Bên cạnh đó, ngày 24 tháng 03 năm 2011,
vừa ban hành Quyết định 09-QĐ/TW của Bộ Chính trị về sửa đổi, bổ sung điều 7,
Quy định số 94 -QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xử lý kỷ
luật đảng viên vi phạm chính sách Dân số kế hoạch hóa gia đình tức nới lỏng xử lý
vi phạm sinh con thứ 3
+
. Trong thực tế lâu nay sinh con thứ 3
+
trong cả nước chủ
yếu xuất phát từ việc mong muốn sinh con trai với mục đích nối dõi tông đường, là
lao động chính, là trụ cột gia đình thì giờ đây, sau khi Quyết định 09 - QĐ/TW ban
hành, hàng loạt phụ nữ đang mang thai và đang có ý định mang thai là con thứ 3
+
.
Nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời thì khó tránh khỏi nguy cơ từ vấn đề bùng
nổ dân số. Việc gia tăng dân số nhanh có thể tạo ra thị trường lớn với nguồn lao
động dồi dào, giá rẻ, có sức hấp dẫn đầu tư, song cũng góp phần không nhỏ làm

trầm trọng thêm những khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải
ii
thiện tình trạng y tế, giáo dục, nhà ở, xóa bỏ tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, đất
rừng, đất ở ngày càng cạn kiệt, môi trường sống ngày càng ô nhiễm đang là những
thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Một
số vấn đề mới xuất hiện như mất cân bằng giới tính khi sinh đã ở mức báo động,
nếu không có giải pháp tích cực, sự mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ đem lại
những hệ lụy nặng nề, tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội. Cơ cấu dân số đang
có những biến đổi quan trọng, chuyển từ “ cơ cấu dân số trẻ” sang “cơ cấu dân số
vàng” và xuất hiện “già hóa dân số”. Chất lượng dân số mặc dù đã được cải thiện
nhưng vẫn còn hạn chế, đang là những vấn đề hết sức được quan tâm…
Do vậy, hoàn thiện các công cụ chính sách DS-KHHGĐ của Nghệ An nhằm
giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
là rất cần thiết. Giải quyết tốt đề tài trên có ý
nghĩa thiết thực nhằm giảm quy mô dân số, giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
,
từ đó giúp cho chất lượng dân số Nghệ An ngày càng được nâng cao về mọi mặt.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “hoàn thiện các công cụ chính sách DS
-KHHGĐ của Nghệ An nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+”
làm luận văn
tốt nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu :
Những nội dung liên quan đến chính sách đối với DS-KHHGĐ nói chung đã
được một số nhà nghiên cứu dưới những góc độ, đối tượng, phạm vi và thời điểm
khác nhau. Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố dưới dạng đề
tài, chuyên đề, khảo sát và các bài đăng tải trên các tạp chí, sách, báo Nhìn chung,
trên những bình diện khác nhau, các tác giả đã nghiên cứu một cách cơ bản, đi sâu,

làm rõ và đưa ra những luận cứ khoa học cùng với những kinh nghiệm thực tiễn
nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
. Đây là nguồn tư liệu quí giá giúp tác
giả kế thừa trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện các công cụ chính sách DS-
KHHGĐ của Nghệ An nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+

vẫn chưa có tác
giả nào thực hiện. Vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với mong muốn
góp phần vào luận giải những vấn đề mà lý luận và thực tiễn đã và đang đặt ra.
iii
3. Mục tiêu :
- Làm rõ cơ sở lý luận của các công cụ chính sách DS-KHHGĐ.
- Phân tích thực trạng các công cụ Chính sách DS-KHHGĐ của tỉnh Nghệ
An nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các công cụ chính sách DS-KHHGĐ
của Nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các công cụ Chính sách DS-KHHGĐ của địa
phương
-
Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Công cụ của chính sách DS-KHHGĐ của tỉnh Nghệ An
nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3

+
của Nghệ An
+ Thời gian: Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2006 - 2011
+ Không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
- Chính sách DS-KHHGĐ gồm các công cụ gì?
- Nghệ An đã sử dụng các công cụ chính sách DS- KHHGĐ như thế nào
nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
?
- Nghệ An cần hoàn thiện các công cụ chính sách DS-KHHGĐ như thế nào
để giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
?
iv
6. Phương pháp nghiên cứu
- Khung lý thuyết:
v
Kết qủa:
Mức sinh
Và tỷ
lệ sinh
con thứ 3
+
:
- Mức sinh
giảm TB hàng
năm là: 0,4‰-
0,6‰.
Đến năm 2015

tỷ suất sinh thô
13,5‰
- Giảm tỷ lệ
sinh con thứ 3
+

hàng năm từ
1,5%-2%.
Đến năm 2015
tỷ lệ sinh con
thứ 3
+
giảm
xuống dưới
15%.
Các yếu tố ảnh
hưởng tới chính
sách dân số -
KHHGĐ của
Nghệ An:
1. Chủ quan
Các công cụ
của chính sách
dân số -
KHHGĐ tỉnh
Nghệ An:
Tâm lý
Giáo dục
Kinh tế
Hành chính -

Tổ chức
Nghiệp vụ
(Kỹ thuật)
Chính quyền
Trung ương
Chính quyền
địa phương
Tổ chức khác
Người dân
2. Khách quan
- Nghiên cứu định tính: Phương pháp quan sát thực tiễn, phương pháp thu
thập, đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp và thống kê.
- Nghiên cứu định lượng:
+ Nguồn số liệu:
. Thứ cấp:
. Sơ cấp:
+ Phỏng vấn bằng bảng hỏi để thu thập thông tin từ người dân, các tổ chức
chính quyền, tổ chức y tế địa phương, tổ chức chính trị xã hội, tổng hợp báo cáo
thống kê chuyên ngành về mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
tại Nghệ An? Nguyên
nhân? Ảnh hưởng của việc tăng mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
tại Nghệ An?
+ Phỏng vấn bằng bảng hỏi để thu thập thông tin từ người dân, các tổ chức
chính quyền, tổ chức y tế địa phương, tổ chức chính trị xã hội về chính sách DS-
KHHGĐ và tác động của chính sách đó đối với mức sinh và tỉ lệ sinh con thứ 3 tại
Nghệ An.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết

tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được
kết cấu thành 3 chương và có những đóng góp sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về các công cụ chính sách DS-KHHGĐ nhằm
giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
.
- Công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát
triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta; là
một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng cá nhân, gia đình và
toàn xã hội. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những văn bản pháp lý
nhằm đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ dân số theo một kỷ cương, trật tự nhất định và đảm bảo
mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt.
- Để thực hiện thành công mục tiêu trên, giải pháp cơ bản là phải giảm mức
sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
, muốn vậy, cần phải hoàn thiện các công cụ của Chính
vi
sách DS-KHHGĐ. Tuy nhiên, trong thời gian qua các công cụ của Chính sách DS-
KHHGĐ của cả nước nói chung và của Nghệ An nói riêng còn nhiều hạn chế, vì thế
mà mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
đang cao và đang có xu hướng gia tăng.
Nghiên cứu hoàn thiện các công cụ chính sách DS -KHHGĐ hiện nay là rất cần
thiết nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
.
- Trên cơ sở đi sâu tìm hiểu một số vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu,
những vấn đề về các công cụ chính sách DS –KHHGĐ nhằm giảm mức sinh và tỷ
lệ sinh con thứ 3

+
, nghiên cứu đã cho thấy sự cần thiết phải hoàn thiện các công cụ
này. Đồng thời nghiên cứu cũng nêu rõ hậu quả của việc tăng mức sinh và tỷ lệ sinh
con thứ 3
+
, tìm ra nguyên nhân làm tăng mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
, những
yếu tố ảnh hưởng đến các công cụ của chính sách DS-KHHGĐ nhằm giảm mức
sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
.
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn các huyện điển
hình đại diện cho các khu vực thành thị, nông thôn- đồng bằng, miền núi của tỉnh
Nghệ An.
Chương 2: Với những phân tích cụ thể về thực trạng và nhận xét về mức
sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011, thực trạng các
công cụ chính sách DS-KHHGĐ nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
của
Nghệ An, có thể thấy được trong thời gian qua, các công cụ chính sách DS-
KHHGĐ của Nghệ An đã tác động không nhỏ tới công tác DS-KHHGĐ, đã làm
giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
. Đã xử lý vi phạm cho một bộ phận không
nhỏ cán bộ, Đảng viên nhằm răn đe, làm gương cho những người dân vi phạm và
đang có ý định vi phạm chính sách DS-KHHGĐ.
- Nghiên cứu đã đánh giá các công cụ chính sách DS-KHHGĐ của Nghệ

An nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
ở Nghệ An
* Điểm mạnh: Trong thời gian qua, các công cụ chính sách DS-KHHGĐ của
Nghệ An đã tác động không nhỏ tới công tác DS-KHHGĐ, đã làm giảm mức sinh
và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
, cụ thể như, Công cụ kinh tế: Mặc dù Nghệ An đang là một
tỉnh nghèo, nhưng đã đầu tư kinh phí cho hoạt động chuyên môn, đồng thời hỗ trợ
kinh phí khen thưởng cho những tập thể và cá nhân thực hiện tốt chính sách DS-
vii
KHHGĐ; Công cụ giáo dục – tuyên truyền: Đã phần nào làm cho người dân hiểu
được tác động của tăng mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
; Công cụ hành chính – tổ
chức: Đã xử lý vi phạm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên nhằm răn
đe, làm gương cho những người dân vi phạm và đang có ý định vi phạm chính sách
DS-KHHGĐ; Công cụ kỹ thuật: Các thủ thuật , các PTTT, dịch vụ
CSSKSS/KHHGĐ đã được chú trọng và đầu tư tương đối hiệu quả.
Công tác DS-KHHGĐ ở Nghệ An đã được Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
hết sức quan tâm. Đồng thời có sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể nên tạo sự
đồng thuận, thống nhất trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.
* Điểm yếu:
Trong thời gian qua, các công cụ chính sách DS-KHHGĐ của Nghệ An đã
tác động không nhỏ tới công tác DS-KHHGĐ, đã làm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh
con thứ 3
+
, cụ thể như, Công cụ kinh tế: Mặc dù Nghệ An đang là một tỉnh nghèo,
nhưng đã đầu tư kinh phí cho hoạt động chuyên môn, đồng thời hỗ trợ kinh phí
khen thưởng cho những tập thể và cá nhân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ;

Công cụ giáo dục – tuyên truyền: Đã phần nào làm cho người dân hiểu được tác
động của tăng mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
; Công cụ hành chính – tổ chức: Đã
xử lý vi phạm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên nhằm răn đe, làm
gương cho những người dân vi phạm và đang có ý định vi phạm chính sách DS-
KHHGĐ; Công cụ kỹ thuật: Các thủ thuật , các PTTT, dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ
đã được chú trọng và đầu tư tương đối hiệu quả.
Công tác DS-KHHGĐ ở Nghệ An đã được Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
hết sức quan tâm. Đồng thời có sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể nên tạo sự
đồng thuận, thống nhất trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Về phía chính quyền Trung ương:
Việc nới lỏng nhanh chóng các biện pháp hành chính, việc ban hành Pháp
lệnh Dân số và một số chính sách xã hội khác thiếu chặt chẽ, đã làm cho người dân
hiểu sai về các quy định đối tượng được sinh con thứ 3
+
;
viii
Bộ máy làm công tác Dân số/KHHGĐ và đội ngũ cán bộ làm công tác Dân
số/KHHGĐ ở cơ sở thiếu ổn định. Từ năm 1989 đến nay, 3 lần thay đổi tổ chức bộ
máy làm công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là việc giải thể Uỷ ban DS-GĐ-TE từ
tháng 8/2007 ở TW, nhưng 10 tháng sau mới kiện toàn ở địa phương có ảnh hưởng
trực tiếp không nhỏ tới kết quả thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ.
Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, nhất là ở cơ sở, những người trực tiếp
làm công tác tuyên truyền vận động, chưa được ổn định, các điều kiện đảm bảo,
nhất là chính sách cho cán bộ cơ sở quá thấp; cán bộ chuyên trách cấp xã còn làm
việc theo chế độ hợp đồng thời vụ (chưa có các chế độ bảo hiểm), Cộng tác viên
dân số chế độ phụ cấp quá thấp nên chưa thật sự gắn bó, tâm huyết, nhiệt tình với

công việc được giao.
Nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở còn
thấp, chưa tương xứng với các yêu cầu và mục tiêu đặt ra trong công tác DS-
KHHGĐ.
+ Về phía chính quyền địa phương
Do chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược, tính chất
khó khăn, phức tạp của công tác Dân số nên một số cấp uỷ Đảng, chính quyền đã
quan tâm chưa đúng mức, đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác Dân
số; Một số địa phương có biểu hiện chủ quan thoả mãn với những thành công của
công tác Dân số; Đầu tư nguồn lực cho công tác Dân số chưa đáp ứng với nhu cầu
thực tế.
Chưa triển khai ký cam kết không vi phạm chính sách DS-KHHGĐ trên toàn
địa bàn của địa phương, chỉ có quy định về xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ
nên chưa thật sự có phương pháp răn đe người dân có ý định sinh con thứ 3
+
.
Chế độ khen thưởng về thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ còn thấp làm
giảm động lực phấn đấu ở các địa phương đồng thời hình thức xử lý vi phạm chính
sách DS-KHHGĐ quá nhẹ.
Hỗ trợ kinh phí địa phương cho hoạt động DS - KHHGĐ còn quá hạn hẹp,
chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác DS-KHHGĐ.
ix
+ Về phía các Ban, ngành, đoàn thể và tổ chứcchính trị - xã hội khác
Đến nay, một số tổ chức chưa ban hành nội quy, quy chế hoặc bằng các hình
thức khác để thực hiện mục tiêu chính sách dân số trong cơ quan, trong hệ thống tổ
chức của mình, một số địa phương chưa cụ thể hoá một số chính sách, chế độ phù
hợp với đặc điểm của địa phương để thực hiện mục tiêu chính sách dân số, các cơ
quan, tổ chức nói chung chưa tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật về dân số, như
xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác, tổ chức
thực hiện các biện pháp phù hợp, đưa chỉ tiêu thực hiện công tác dân số vào kế

hoạch hoạt động thường xuyên, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện
mục tiêu, chưa đưa việc ký cam kết thực hiện tốt chính sách dân số -KHHGĐ vào
đầu năm nên không có căn cứ để xử lý vi phạm.
Tác dụng tiêu cực do việc chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên
truyền Pháp lệnh Dân số của các tổ chức khác đã tác động đến nhận thức của nhân dân
và cộng đồng trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3
+
.
Việc bình luận thiên lệch về quyền không gắn liền với nghĩa vụ công dân đã
tạo dư luận xã hội, làm cho nhân dân chỉ chú ý đến quyền do mình tự nguyện quyết
định. Việc suy diễn quyền đồng nghĩa với thoải mái, tự do, không hạn chế và không
bị phạt đã tạo dư luận xã hội, làm cho các cơ quan, tổ chức dao động, chần chừ
trong việc ban hành chính sách khuyến khích, không khuyến khích và thực hiện các
biện pháp hành chính, chưa xử lý nghiêm, triệt để cán bộ, đảng viên vi phạm chính
sách Dân số - KHHGĐ đang là yếu tố thúc đấy gia tăng mức sinh, điều này đã tác
động xấu đến phong trào vận động quần chúng nhân dân thực hiện chính sách Dân
số - KHHGĐ
Mặc dù việc suy diễn là không đúng với bản chất về quyền của công dân
được quyết định tự nguyện và có trách nhiệm, với tính thống nhất của hệ thống
pháp luật nước ta. Mặc dù các hành vi là cố tình hay vô ý trong phạm vi hẹp, song
cũng tạo nên dư luận xã hội không thuận cho việc thực hiện mục tiêu chính sách
DS-KHHGĐ trong thời gian qua. Song việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật vẫn
chưa được thực hiện tốt.
x
+ Về phía người dân
Tư tưởng trọng nam khinh nữ, tâm lý tập quán muốn có đông con, nhiều
cháu, phải có con trai để nối dõi tông đường (tư tưởng nhất nam viết hữu thập nữ
viết vô, có con trai để đi vào nơi thờ tự), làm nương rẫy, chăm sóc bố mẹ khi về già.
Bên cạnh đó, hiện nay ở nước ta chế độ an sinh người già chưa đảm bảo.
Đồng thời, những yếu tố kinh tế - xã hội và lối sống vẫn tạo ra nhu cầu đông

con, có con trai (thực tế thời gian qua, những cặp vợ chồng có con một bề, có hai
con gái đã sinh con thứ ba trở lên chiếm tỷ lệ chủ yếu).
Chẩn đoán thai nhi bất hợp pháp, đặc biệt là siêu âm loại bỏ thai nhi vì lý do
giới tính, và điều kiện kinh tế thấp là nguyên nhân khó khăn phức tạp và lâu dài
trong việc thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con, bảo đảm cân bằng
giới tính và nâng cao chất lượng dân số.
Số phụ nữ bước vào chu kỳ sinh đẻ tăng đột biến ở nhóm tuổi có tỷ lệ mắn
đẻ "20-29 tuổi" cao nhất, trung bình cứ một phụ nữ bước ra khỏi độ tuổi sinh đẻ thì
có 2,5 phụ nữ bước vào.
Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho mức sinh và sinh con thứ 3
+

cao và
còn có xu hướng tăng nhanh.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do tâm lý muốn có đông con nhiều cháu, tập quán, điều kiện kinh tế
thấp, dịch vụ xã hội chưa phát triển, Đời sống của người dân thấp, số phụ nữ
bước vào độ tuổi sinh đẻ hàng năm lớn (cứ 1 phụ nữ bước ra khỏi độ tuổi sinh đẻ
thì có 2,5 phụ nữ bước vào). Tất cả những vấn đề này đã làm cho mức sinh và tỷ
lệ sinh con thứ 3
+
.
Chương 3: Từ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân trên và căn cứ
vào phương hướng hoàn thiện các công cụ Chính sách DS-KHHGĐ của Nghệ An
nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
, tác giả đã đưa ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện các công cụ như sau:
- Hoàn thiện các công cụ tâm lý - giáo dục và truyền thông:
+ Tăng cường, đổi mới truyền thông vận động, giáo dục chuyển đổi

xi
hành vi
+ Tăng cường đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác
Dân số ở cơ sở.

+ Nâng cao động lực cho cán bộ Dân số-KHHGĐ cơ sở.
- Hoàn thiện c ác công cụ kinh tế:
+ Khuyến khích, khen thưởng đối với cá nhân
+ Khuyến khích, khen thưởng đối với các xã, phường, thị trấn:
+ Đầu tư kinh phí và sử dụng kinh phí
- Hoàn thiện các công cụ hành chính - Tổ chức:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức & quản lý
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách Dân số-KHHGĐ
+ Xử lý vi phạm
- Hoàn thiện các công cụ nghiệp vụ (kỹ thuật):
- Dịch vụ Dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Xã hội hóa trong thực hiện công tác DS-KHHGĐ
Để có thể thực hiện thành công các giải pháp trên cần đảm bảo những điều
kiện sau:
- Đối với chính quyền Trung ương
+ Chính Phủ:
+ Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ
- Đối với chính quyền địa phương
- Đối với các Ban, ngành, đoàn thể và tổ chứcchính trị - xã hội khác
- Đối với người dân
xii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Gia tăng dân số ngày càng nhanh đã đưa nước ta trở thành nước đông dân
thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonexia và Philipin) và đứng thứ 13 thế giới. Theo các

nhà khoa học của Liên Hiệp Quốc, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1km
2
chỉ
nên có từ 35 đến 40 người. Ở Việt Nam mật độ dân số gần 260 người/km
2
, gấp 6-7
lần so với mật độ chuẩn và gấp 5 lần so với mật độ thế giới, so với các nước đã phát
triển thì gấp trên 10 lần. Hiện nay, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm xấp xỉ 1 triệu
người, nghĩa là bằng dân số một tỉnh loại trung bình (nước ta có 39 tỉnh có dân số từ
1,1 triệu người trở xuống). Đến nay, diện tích đất canh tác bình quân đầu người ở
nước ta chỉ còn dưới 0,1 ha/người, xếp vào những quốc gia có diện tích đất canh tác
bình quân đầu người rất thấp, dưới mức đảm bảo an ninh lương thực rất nhiều. Đây
là thách thức lớn khi nước ta có dân số nông thôn chiếm tỷ lệ lớn và chưa có việc
làm còn nhiều. Quy mô dân số lớn cùng với việc gia tăng dân số quá nhanh kèm
theo hàng loạt vấn đề cần giải quyết như nạn phá rừng ngày càng tăng, ô nhiễm môi
trường trầm trọng, giao thông ách tắc, dịch bệnh tăng nhanh
Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và hết sức quan tâm đến công
tác DS-KHHGĐ. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa VII) ngày 14 tháng 01 năm 1993 về chính sách DS-
KHHGĐ đã chỉ rõ: “ Công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của Chiến
lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế- xã hội hàng đầu của
nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người,
từng gia đình và toàn xã hội”. Pháp lệnh Dân số cũng đã xác định: “Dân số là một
trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước”.
Trải qua hơn 50 năm phấn đấu, công tác DS-KHHGĐ cả nước nói chung,
tỉnh Nghệ An nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt trong việc
giảm mức sinh và nâng cao tuổi thọ, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước, của địa phương. Bên cạnh những thành tựu đó, công tác DS-
1
KHHGĐ cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng đang đối mặt với nhiều thách

thức cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư, tác động trực tiếp
đến sự phát triển bền vững của đất nước, địa phương. Nghệ An là tỉnh có quy mô
dân số rất lớn, dân số Nghệ An hiện nay hơn 3,1 triệu người, đứng thứ 4 so với cả
nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa) và nằm ở tốp 10 tỉnh có
mức sinh cao nhất cả nước (Kon tum, Hà Giang, Lai Châu, Gia Lai, Quảng Trị, Lào
Cai, Đắc Nông, Sơn La, Điện Biên), ngày càng có xu hướng gia tăng trong khi cả
nước đã đạt mức sinh thay thế, trong 10 tỉnh trên thì Nghệ An là tỉnh có quy mô dân
số đông nhất và cũng là một tỉnh nghèo;
Ở Nghệ An tỷ lệ sinh con thứ 3
+
đang cao và có xu hướng tăng nhanh, trong
khi đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ lớn (cứ một phụ nữ bước ra khỏi
độ tuổi sinh đẻ thì có 2,5 người bước vào độ tuổi sinh đẻ). Số trẻ sinh hàng năm vẫn
nhiều (trên 40.000 cháu/năm), trong đó tỷ lệ sinh con thứ 3
+
cao. Chính vì vậy, mục
tiêu của Nghệ an trong thời gian tới là giảm quy mô dân số, giảm mức sinh và sinh
con thứ 3
+
.
Công tác Dân số của Nghệ an trong thời gian qua đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ, xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ đã có tiến bộ như mức sinh
con thứ 3
+
đã giảm nhưng vẫn còn cao. Bên cạnh đó, ngày 24 tháng 03 năm 2011,
vừa ban hành Quyết định 09-QĐ/TW của Bộ Chính trị về sửa đổi, bổ sung điều 7,
Quy định số 94 -QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xử lý kỷ
luật đảng viên vi phạm chính sách Dân số kế hoạch hóa gia đình tức nới lỏng xử lý
vi phạm sinh con thứ 3
+

. Trong thực tế lâu nay sinh con thứ 3
+
trong cả nước chủ
yếu xuất phát từ việc mong muốn sinh con trai với mục đích nối dõi tông đường, là
lao động chính, là trụ cột gia đình thì giờ đây, sau khi Quyết định 09 - QĐ/TW ban
hành, hàng loạt phụ nữ đang mang thai và đang có ý định mang thai là con thứ 3
+
.
Nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời thì khó tránh khỏi nguy cơ từ vấn đề bùng
nổ dân số. Việc gia tăng dân số nhanh có thể tạo ra thị trường lớn với nguồn lao
động dồi dào, giá rẻ, có sức hấp dẫn đầu tư, song cũng góp phần không nhỏ làm
trầm trọng thêm những khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải
2
thiện tình trạng y tế, giáo dục, nhà ở, xóa bỏ tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, đất
rừng, đất ở ngày càng cạn kiệt, môi trường sống ngày càng ô nhiễm đang là những
thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Một
số vấn đề mới xuất hiện như mất cân bằng giới tính khi sinh đã ở mức báo động,
nếu không có giải pháp tích cực, sự mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ đem lại
những hệ lụy nặng nề, tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội. Cơ cấu dân số đang
có những biến đổi quan trọng, chuyển từ “ cơ cấu dân số trẻ” sang “cơ cấu dân số
vàng” và xuất hiện “già hóa dân số”. Chất lượng dân số mặc dù đã được cải thiện
nhưng vẫn còn hạn chế, đang là những vấn đề hết sức được quan tâm…
Do vậy, hoàn thiện các công cụ chính sách DS-KHHGĐ của Nghệ An nhằm
giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
là rất cần thiết. Giải quyết tốt đề tài trên có ý
nghĩa thiết thực nhằm giảm quy mô dân số, giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
,
từ đó giúp cho chất lượng dân số Nghệ An ngày càng được nâng cao về mọi mặt.

Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “hoàn thiện các công cụ chính sách DS
-KHHGĐ của Nghệ An nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+”
làm luận văn
tốt nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những nội dung liên quan đến chính sách đối với DS-KHHGĐ nói chung đã
được một số nhà nghiên cứu dưới những góc độ, đối tượng, phạm vi và thời điểm
khác nhau. Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố dưới dạng đề
tài, chuyên đề, khảo sát và các bài đăng tải trên các tạp chí, sách, báo Nhìn chung,
trên những bình diện khác nhau, các tác giả đã nghiên cứu một cách cơ bản, đi sâu,
làm rõ và đưa ra những luận cứ khoa học cùng với những kinh nghiệm thực tiễn
nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
. Đây là nguồn tư liệu quí giá giúp tác
giả kế thừa trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện các công cụ chính sách DS-
KHHGĐ của Nghệ An nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+

vẫn chưa có tác
giả nào thực hiện. Vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với mong muốn
3
góp phần vào luận giải những vấn đề mà lý luận và thực tiễn đã và đang đặt ra.
3. Mục tiêu
- Làm rõ cơ sở lý luận của các công cụ chính sách DS-KHHGĐ.
- Phân tích thực trạng các công cụ Chính sách DS-KHHGĐ của tỉnh Nghệ
An nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các công cụ chính sách DS-KHHGĐ
của Nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các công cụ Chính sách DS-KHHGĐ của địa
phương
-
Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Công cụ của chính sách DS-KHHGĐ của tỉnh Nghệ An
nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
của Nghệ An
+ Thời gian: Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2008 – 2011, vì
năm 2008 có thay đổi tổ chức bộ máy.
+ Không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Chính sách DS-KHHGĐ gồm các công cụ gì?
- Nghệ An đã sử dụng các công cụ chính sách DS- KHHGĐ như thế nào
nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
?
- Nghệ An cần hoàn thiện các công cụ chính sách DS-KHHGĐ như thế nào
để giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
?
4
6. Phương pháp nghiên cứu
- Khung lý thuyết:
Kết qủa:

Mức sinh
Và tỷ
lệ sinh
con thứ 3
+
:
- Mức sinh
giảm TB hàng
năm là: 0,4‰-
0,6‰.
Đến năm 2015
tỷ suất sinh thô
13,5‰
- Giảm tỷ lệ
sinh con thứ 3
+

hàng năm từ
1,5%-2%.
Đến năm 2015
tỷ lệ sinh con
thứ 3
+
giảm
xuống dưới
15%.
Các yếu tố ảnh
hưởng tới chính
sách dân số -
KHHGĐ của

Nghệ An:
1. Chủ quan
Các công cụ
của chính sách
dân số -
KHHGĐ tỉnh
Nghệ An:
Tâm lý
Giáo dục
Kinh tế
Hành chính -
Tổ chức
Nghiệp vụ
(Kỹ thuật)
Chính quyền
Trung ương
Chính quyền
địa phương
Tổ chức khác
Người dân
2. Khách quan
5
- Nghiên cứu định tính: Phương pháp quan sát thực tiễn, phương pháp thu
thập, đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp và thống kê.
- Nghiên cứu định lượng:
+ Nguồn số liệu:
. Thứ cấp:
. Sơ cấp:
Phỏng vấn bằng bảng hỏi để thu thập thông tin từ người dân, các tổ chức
chính quyền, tổ chức y tế địa phương, tổ chức chính trị xã hội, tổng hợp báo cáo

thống kê chuyên ngành về mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
tại Nghệ An? Nguyên
nhân? Ảnh hưởng của việc tăng mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
tại Nghệ An?
Phỏng vấn bằng bảng hỏi để thu thập thông tin từ người dân, các tổ chức
chính quyền, tổ chức y tế địa phương, tổ chức chính trị xã hội về chính sách DS-
KHHGĐ và tác động của chính sách đó đối với mức sinh và tỉ lệ sinh con thứ 3 tại
Nghệ An.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết
tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về các công cụ chính sách DS-KHHGĐ nhằm giảm
mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
.
Chương 2: Phân tích thực trạng các công cụ chính sách DS-KHHGĐ của
Nghệ An nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
.
Chương 3: Hoàn thiện các công cụ chính sách DS-KHHGĐ của Nghệ An
nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH DÂN
SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH NHẰM GIẢM MỨC SINH

VÀ TỶ LỆ SINH CON THỨ 3
+
1.1. Mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
+
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
- Dân số: là một cộng đồng dân cư (hay cộng đồng người) sống trong
một địa phương, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nhất định, được xác
định tại một thời điểm cụ thể.
Sự hình thành của dân số mang tính lịch sử trong quá trình sản xuất và
tái sản xuất ra con người.
Các đặc trưng cơ bản của dân số:
Dân số luôn được tái sinh nhờ quá trình thay thế liên tục các thế hệ cũ
bằng thế hệ mới do sinh đẻ và tử vong. Quá trình tái sinh liên tục gọi là tái sản
xuất dân số.
Dân số luôn biến động, có thể tăng hoặc giảm do tác động của yếu tố
sinh đẻ, chết, chuyển đi và chuyển đến.
Dân số vừa là lực lượng sản xuất nhưng lại vừa là lực lượng tiêu dùng
những sản phẩm do chính con người làm ra. Vì vậy, dân số là chủ thể của xã
hội và là động lực của sự phát triển.
- Quy mô dân số: là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng
địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.
- Cơ cấu dân số: là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân
tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.
- Kế hoạch hóa gia đình:
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới thì KHHGĐ bao gồm
7
những hành động giúp cho các cá nhân hay các cặp vợ chồng để đạt được
những mục tiêu sau đây: Tránh những trường hợp có thai và sinh con ngoài ý
muốn, dự định; Điều hòa khoảng cách giữa các lần sinh; Chủ động thời điểm
sinh con cho phù hợp với tuổi của bố, mẹ.

Như vậy, KHHGĐ là sự cố gắng có ý thức của các cặp vợ chồng nhằm
điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh. KHHGĐ không những
chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng các BPTT nhằm tránh thai ngoài ý muốn
mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai và sinh con.
Theo định nghĩa của Bộ Y tế: KHHGĐ là nỗ lực của Nhà nước, xã hội
để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời
gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi
dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của
gia đình.
Biện pháp KHHGĐ là những thực hành giúp cá nhân hay các cặp vợ
chồng đạt được các mục tiêu: Tránh những trường hợp sinh con không mong
muốn; Quyết định được thời gian và khoảng cách sinh con; Sinh một hoặc hai
con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
Phạm vi của KHHGĐ không đồng nghĩa với kiểm soát và hạn chế sinh
đẻ mà còn bao gồm nội dung điều chỉnh khả năng sinh sản, giải quyết vấn đề
vô sinh đối với các cặp vợ chồng do có những vấn đề thuộc bộ máy và chức
năng sinh sản.
- Công tác dân số: là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động
tác động đến quy mô, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao chất lượng
dân số.
- Mức sinh và các thước đo mức sinh
Để đo lường mức sinh, người ta không so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối về
số trẻ em được sinh ra mà thường dùng các chỉ tiêu tương đối, như: " Tỷ suất
8

×