MỤC LỤC
Trang
Nói đến cạnh tranh doanh nghiệp ở đây là nói đến hành vi của một chủ thể. Trong quá trình
các chủ thể cạnh tranh nhau để giành lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng tổng
hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện
pháp này thể hiện một sức mạnh, một khả năng, một năng lực nào đó của chủ thể được gọi
là sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của chủ thể 13
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
AFTA : Hiệp định thương mại tự do các khối ASEAN
CP : Cổ phần
DN : Doanh nghiệp
DNLD : Doanh nghiệp liên doanh
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
ESCAP : Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF : Quỹ tiền tệ thế giới
SX : Sản xuất
KHCN : Khoa học công nghệ
NGO : Tổ chức phi chinh phủ
UNIDO : Tổ chức phát triển của liên hiệp quốc
ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official
Development Assistance)
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
VN : Việt Nam
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
R&D : Nghiên cứu và phát triển
* Armephaco: Dược và trang thiết bị y tế
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Nói đến cạnh tranh doanh nghiệp ở đây là nói đến hành vi của một chủ thể. Trong quá trình
các chủ thể cạnh tranh nhau để giành lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng tổng
hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện
pháp này thể hiện một sức mạnh, một khả năng, một năng lực nào đó của chủ thể được gọi
là sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của chủ thể 13
Nói đến cạnh tranh doanh nghiệp ở đây là nói đến hành vi của một chủ thể. Trong quá trình
các chủ thể cạnh tranh nhau để giành lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng tổng
hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện
pháp này thể hiện một sức mạnh, một khả năng, một năng lực nào đó của chủ thể được gọi
là sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của chủ thể 13
TÓM TẮT LUẬN VĂN
* Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cạnh tranh là hiện tượng vốn có của kinh tế thị trường, là sự ganh đua giữa các
thành viên tham gia kinh tế thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Hội nhập đã và
đang tạo dựng một môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng được cải thiện với
những cơ hội và thách thức cho mọi quốc gia. Cùng với nó là các rào cản thương
mại mang tính bảo hộ của từng quốc gia sẽ bị dỡ bỏ. Điều đó tạo điều kiện cho các
hoạt động thương mại được tự do, cạnh tranh tất yếu trở nên quyết liệt hơn. Cùng
với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường trong nước không chỉ mở cửa về
thương mại mà còn mở cửa cả về đầu tư và dịch vụ nên sự cạnh tranh ngày càng trở
nên mạnh mẽ, gay gắt hơn không chỉ ở thị trường nội địa mà còn phải vươn ra
chiếm lĩnh trên thị trường thế giới.
Để tồn tại, các doanh nghiệp Việt nam không còn con đường nào khác ngoài việc
phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong thị trường toàn cầu.
Các doanh nghiệp thuộc ngành Hậu cần Quân đội là các doanh nghiệp sản xuất
chủ yếu thuộc ngành công nghiệp nhẹ, trực thuộc Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc
phòng, được thành lập nên để sản xuất và trang bị hậu cần cho bộ đội. Trong bối cảnh
chuyển đổi cơ chế kinh tế, quy mô sản xuất của ngành HCQĐ ngày càng tăng lên,
chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện hơn, sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu tiêu dùng cho bộ đội cũng như phải mở rộng thị trường trong nước cũng
như xuất khẩu để duy trì sản xuất, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Theo xu hướng chung, cơ chế sản xuất sản phẩm Hậu cần Quân đội phải
chuyển đổi từ việc giao kế hoạch sang đấu thầu thì việc phải đối mặt nhiều hơn với
cạnh tranh là xu thế tất yếu. Mặc dù đã có một số nghiên cứu về sản xuất trong
ngành HCQĐ, nhưng việc đánh giá chưa thực sự toàn diện và đầy đủ về năng lực
cạnh tranh làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp và đề xuất cơ chế chính sách
khuyến khích phát triển sản xuất ngành HCQĐ ở Việt Nam.
i
Trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, học viên chọn đề tài “Nâng cao
năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp Hậu cần Quân đội trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
* Mục đích của đề tài: Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống hoá và góp
phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh kinh tế nói chung,
của các doanh nghiệp HCQĐ nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất HCQĐ,
chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân hạn chế năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp HCQĐ nước ta hiện nay. Đề xuất phương hướng và các
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp HCQĐ ở nước ta
những năm tới.
* Phạm vi nghiên cứu: Ngành Hậu cần Quân đội có phạm vi rất rộng từ xây
dựng, xăng dầu, y tế tuy nhiên đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu phân tích và đánh giá
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp sản xuất HCQĐ thuộc ngành quân trang, tập
trung phân tích các tiêu chí cấu thành năng lực cạnh tranh thuộc doanh nghiệp
HCQĐ.
* Những đóng góp chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cạnh tranh của các
doanh nghiệp; Xây dựng phương pháp luận đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh
nghiệp HCQĐ trong nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập.
Thứ hai, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp HCQĐ
ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế về
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp HCQĐ ở Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp HCQĐ Việt Nam những năm tới.
* Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và
các phụ lục, luận văn được bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của Doanh
nghiệp HCQĐ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
ii
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp HCQĐ ở
Việt Nam.
Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các
Doanh nghiệp HCQĐ ở nước ta.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP HCQĐ TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, luận văn đã phân tích, nêu lên được những
vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp trong điều kiện Hội nhập
kinh tế Quốc tế: Các lý luận, khái niệm về cạnh tranh, phân loại cạnh tranh, đi sâu
phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tính tất yếu nâng cao năng lực của
doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở lý luận cũng như thực tiễn, luận văn đã phân tích, làm rõ đặc điểm,
vai trò của Doanh nghiệp HCQĐ, Đánh giá các bộ phận cấu thành năng lực cạnh
tranh của Doanh nghiệp HCQĐ trong đó đi sâu vào chiến lược và kế hoạch của
Doanh nghiệp HCQĐ, Năng lực về tài chính và trình độ khoa học công nghệ;
Nguồn nhân lực và tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Thị trường và
phát triển thị trường của Doanh nghiệp HCQĐ
Ngoài ra luận văn cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết nâng
cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Hậu cần Quân đội trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế. trong đó đi sâu vào vào các chính sách của Nhà nước, quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế và năng lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh của
các Doanh nghiệp HCQĐ.
Trong chương I, luận văn đã nghiên cứu thực tiễn nâng cao năng lực cạnh
tranh của Doanh nghiệp của Trung Quốc; Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm
cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước nói
chung và đối với doanh nghiệp Hậu cần Quan đội nói riêng.
iii
Từ những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, luận văn đã đưa ra được những
yêu cầu khách quan, cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh
nghiệp HCQĐ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và hướng phát triển Doanh
nghiệp HCQĐ cần đặt trong mối quan hệ tổng thể, liên kết chặt chẽ với chính sách
hội nhập và chính sách phát triển các Doanh nghiệp công nghiệp khác để có thể
đảm bảo được cả 2 mục tiêu phát triển quốc gia là tăng trưởng nhanh và bền vững,
đảm bảo được an ninh, quốc phòng và kinh tế.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HCQĐ Ở VIỆT NAM
Trong phần này, luận văn đã điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng
năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp HCQĐ ở Việt nam. Những điều kiện,
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng lực cạnh tranh của các Doanh
nghiệp HCQĐ ở Việt nam.
Luận văn đã nêu lên quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp
HCQĐ Việt Nam; Thông qua các bản báo cáo được công bố, phân tích về hiện
trạng năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp HCQĐ Việt Nam: Về chiến lược, kế
hoạch của Doanh nghiệp HCQĐ Việt Nam; Thực trạng về năng lực tài chính và
khoa học công nghệ của doanh nghiệp HCQĐ; về nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức
của Doanh nghiệp HCQĐ; Về phát triển thị trường Doanh nghiệp HCQĐ Việt Nam
chỉ rõ những mặt đã đạt được và chưa đạt được để làm rõ hơn về thực trạng năng
lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp HCQĐ.
Những thành công và kết quả đạt được:
Trên cơ sở năng lực hiện có, các doanh nghiệp, tuỳ theo từng ngành nghề đã
tận dụng hết công suất hiện có để thực hiện tốt nhiệm vụ trên giao, đồng thời tham
gia làm kinh tế, sản xuất các sản phẩm dân sinh và xuất khẩu đảm bảo công ăn việc
làm thường xuyên cho người lao động, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước
iv
Mặc dù những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng hầu hết các doanh nghiệp HCQĐ trong nước đã
vượt qua được thời kỳ khó khăn, tiếp tục duy trì sản xuất. Không có công ty HCQĐ
nào phải ngừng sản xuất và sa thải công nhân, nhờ đó thu nhập của người lao động
vẫn được duy trì, đảm bảo an sinh xã hội. Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của các
công ty ở từng thời điểm có biến động và mức độ ảnh hưởng của mỗi công ty có
khác nhau nhưng hầu hết các Công ty trong ngành HCQĐ duy trì được mức tăng
trưởng cao.
Đặc biệt là từ năm 2007, thực hiện chủ trương của Nhà nước trong việc gia nhập
WTO, hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp HCQĐ từng bước triển khai sắp
xếp lại mô hình tổ chức, mở rộng ngành nghề kinh doanh, kiện toàn lại bộ máy, thực
hiện cổ phẩn hoá đối với doanh nghiệp loại vừa và nhỏ, xây dựng mô hình Công ty
mẹ - Công ty con đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn các doanh nghiệp vẫn duy
trì được kết quả sản xuất kinh doanh của mình nhất là trong điều kiện kinh tế thế giới
gặp khó khăn, môi trường đầu tư, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế…
Có thể thấy sau hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Doanh nghiệp HCQĐ Việt
Nam đã trở thành một nhóm Doanh nghiệp công nghiệp quan trọng, góp phần
không nhỏ trong sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước
Thứ nhất, về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: Doanh nghiệp HCQĐ chỉ thực
sự bắt đầu khởi sắc từ những năm 90 trở đi khi công cuộc đổi mới đất nước được
triển khai mạnh mẽ. Việc đầu tư vào Doanh nghiệp HCQĐ được đặc biệt sôi động
trong giai đoạn 1995 đến nay. Năm 2001, Chính phủ đã phê duyệt đề án quy hoạch
đầu tư phát triển Doanh nghiệp HCQĐ giai đoạn 2001- 2010 với mục tiêu đẩy mạnh
tăng trưởng Doanh nghiệp HCQĐ, chuyển đổi cơ cấu và tạo sự cân đối các loại sản
phẩm… Do đó, hàng loạt dự án đầu tư chiều sâu và đầu tư mới của các Doanh
nghiệp HCQĐ lần lượt ra đời và hoạt động dưới hình thức đa sở hữu của nhiều
thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, quá trình đầu
tư phát triển cả về quy mô chiều rộng và tăng cường về chiều sâu của các Doanh
nghiệp HCQĐ giai đoạn vừa qua khẳng định bước phát triển mạnh mẽ của toàn
v
Doanh nghiệp, đánh dấu một bước ngoặt phát triển với quy mô và tiềm lực cạnh
tranh ngày càng lớn mạnh.
Nhiều Doanh nghiệp HCQĐ đã xây dựng được chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp mình trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả
nước, quy hoạch kinh tế xã hội của địa phương và chiến lược của Doanh nghiệp
HCQĐ trong lộ trình hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Thứ hai, về trình độ khoa học công nghệ: Doanh nghiệp HCQĐ bước đầu đã
có những bước tiến mới trong áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất – kinh doanh.
Nhất là những năm gần đây các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài như Nga,
Czech, Nhật Bản, Hàn quốc… với những máy móc, thiết bị hiện đại được đưa vào dây
chuyền sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng, dần chiếm lĩnh được thị trường
trong nước. Doanh nghiệp HCQĐ đã chủ động, tích cực đầu tư chiều sâu và đầu tư mới
vào ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm, mở
rộng thị trường… Nhờ đó, Doanh nghiệp HCQĐ đã có những bước tăng trưởng đáng
khích lệ và khẳng định vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế.
Một thành công mới trong sản xuất trong ngành HCQĐ ở Việt Nam là việc
khắc phục được khó khăn do thiếu nguyên liệu và sử dụng nguyên liệu thay thế.
Đây là thành tựu, bước nhảy quan trọng trong quy trình cải tiến công nghệ sản xuất.
Quá trình nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực tiễn sản xuất nhờ vậy từng bước
đổi mới, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất.
Thứ ba, về nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp HCQĐ: Để
đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Doanh nghiệp HCQĐ đã đổi mới phương
thức, chất lượng, hiệu quả trong quản lý theo cơ chế thị trường, từng bước đổi mới,
sắp xếp lại tổ chức, hiện đại hóa sản xuất và kinh doanh. Thực hiện cơ chế đa thành
phần kinh tế, đa sở hữu, thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, kêu gọi
các doanh nghiệp trong nước góp vốn liên doanh cùng tham gia đầu tư trong lĩnh
vực sản xuất – kinh doanh.
Thứ tư, về thị trường kinh doanh: Trong thời gian qua các doanh nghiệp
HCQĐ nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, cơ bản đáp ứng được
vi
các yêu cầu về đảm bảo Hậu cần cho bộ đội, đồng thời tham gia sản xuất các sản
phẩm phục vụ dân sinh. Sản lượng sản xuất do các doanh nghiệp trong nước sản
xuất trong thời gian qua tăng mạnh. Tính đến năm 2009, giá trị sản lượng bông
sợi đạt 6,2 triệu tấn so với tổng công suất thiết kế tối đa là 5,5 triệu tấn/năm,
Như vậy lượng bông sợi cung cấp cho sản xuất trong nước năm 2009 đã đáp ứng
được gần 50% nhu cầu nội địa và từng bước phấn đấu chủ động về nguồn nguyên
liệu trong nước.
Doanh nghiệp HCQĐ đã tạo ra được một số mặt hàng chủ lực đáp ứng nhu cầu
với chất lượng đảm bảo và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và
trong khu vực.
Qua những thành tựu đạt được của Doanh nghiệp HCQĐ trong việc thực hiện
chiến lược, quy hoạch, về trình độ khoa học công nghệ, về nguồn nhân lực và thị
trường kinh doanh của Doanh nghiệp HCQĐ ta thấy Doanh nghiệp HCQĐ nước ta
đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, thể hiện qua chỉ tiêu doanh thu của các
khối doanh nghiệp trong Doanh nghiệp HCQĐ từ năm 2006 trở lại đây.
Bảng 2.6 Doanh thu của các Doanh nghiệp HCQĐ
Đơn vị tính: triệu đồng
Đơn vị Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Công ty CP 20 445.753 479.304 557.330 955.648 715.289
Công ty CP 22 85.923 92.390 100.424 129.556 88.291
Công ty CP 26 160.248 172.310 200.360 309.603 289.958
Công ty CP 32 186.088 200.095 232.669 273.770 292.952
C.ty CP Armephaco* 157.400 169.247 180.050 219.085 390.027
Tổng Công ty 28 746.746 802.953 872.775 1.408.571 1.548.521
Tổng Công ty XDQD 8.491.295 9.130.425 9.510.859 9.131.506 11.593.764
Tổng cộng
10.273.45
3
11.046.72
4
11.654.46
7
12.427.73
9 14.918.802
Nguồn: Phòng Kinh tế TCHC
vii
Bảng 2.7 Các khoản thu nộp ngân sách của các Doanh nghiệp HCQĐ
Đơn vị tính: triệu đồng
Đơn vị Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Công ty CP 20 24.220 26.043 30.283 54.000 70.204
Công ty CP 22 7.838 8.428 9.161 14.760 9.607
Công ty CP 26 9.704 10.434 12.133 11.065 19.830
Công ty CP 32 14.076 15.135 17.599 15.472 31.330
C.ty CP Armephaco* 10.608 11.406 12.134 14.084 10.670
Tổng Công ty 28 47.087 50.631 55.034 90.038 98.717
Tổng Công ty XDQD 3.190.814 3.430.983 3.573.941 2.931.069 1.095.315
Tổng cộng 3.304.347 3.553.060 3.710.285 3.130.488 1.335.673
Nguồn: Phòng Kinh tế TCHC
Bảng tổng hợp về doanh thu và các khoản nộp Ngân sách nêu trên cho thấy
bức tranh tổng thể về kết quả kinh doanh phân theo khối các Doanh nghiệp HCQĐ
từ năm 2006 đến năm 2010. Tổng giá trị doanh thu và nộp ngân sách của khối các
doanh nghiệp cho thấy năng lực cạnh tranh của khối doanh nghiệp này tương đối
lớn, đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế của cả nước nói chung.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
2.3.2.1 Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu cơ bản mà toàn Doanh nghiệp HCQĐ đã đạt được
trong thời gian qua, Doanh nghiệp HCQĐ còn bộc lộ một số hạn chế cần được khắc
phục trong thời gian tới:
Thứ nhất, về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: Chậm có chiến lược trong
chuyển đổi hoàn thiện việc phát triển sản xuất kinh doanh cá sản phẩm HCQĐ theo
kinh tế thị trường.
Doanh nghiệp HCQĐ những năm thập kỷ 90 là duy trì quan điểm độc quyền
sản xuất kinh doanh của kinh tế nhà nước. Đầu những năm 2000 mới có quy hoạch
đổi mới mạnh mẽ vì vậy kéo dài yếu tố không cạnh tranh, thiếu động lực phát triển,
viii
mất cân đối về chủng loại sản phẩm. Trong quy hoạch phát triển Doanh nghiệp
HCQĐ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2001 đã nhấn mạnh mặt hạn chế
này và đề ra các giải pháp khắc phục.
Dư thừa công suất: Hiện tổng công suất trong các ngành hiện nay mới chỉ đạt
được hơn 70% công suất thiết kế, do trình độ lao động, công nghệ, sự đồng bộ trong
đầu tư… Sự dư thừa này khiến các nhà máy không thể phát huy công suất, làm
giảm hiệu quả đầu tư.
Thứ hai, về trình độ công nghệ chung của toàn Doanh nghiệp một số vẫn còn
khá lạc hậu, chi phí sản xuất còn cao, dẫn tới năng lực cạnh tranh thấp. Do việc đầu
tư thiết bị chuyên dùng để chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định. Việc đầu tư
nhiều khi manh mún, chắp vá nhằm tiết kiệm. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các
doanh nghiệp quy mô nhỏ, không có chiến lược phát triển lâu dài, chưa chuẩn bị tốt
cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngay trong khâu sản xuất vải cũng có sự mất cân đối: ở miền bắc nguyên liệu
dệt phụ thuộc vào nhập khẩu hoặc mua của các doanh nghiệp trong nước. ở Miền
nam dây chuyền kéo sợi và dệt mới chỉ đạt được khoảng 50% công suất. toàn bộ
nguyên liệu hoá chất dệt các loại đều phải nhập khẩu. Sự mất cân đối này làm cho
Doanh nghiệp HCQĐ bị phụ thuộc nặng nề vào thị trường thế giới và phải chịu
nhiều thiệt hại khi giá cả thị trường thế giới biến động.
Chủng loại, cơ cấu sản phẩm còn đơn điệu, nghèo nàn, thiếu các loại sản phẩm
có chất lượng cao các loại này chiếm gần ½ tổng nhu cầu hàng năm của ngành kinh
tế. Hiện nay, tình hình đang có chiều hướng được cải thiện dần với một số dự án
nâng cấp việc xe sợi và nhuộm vải… đang được đầu tư xây dựng.
Thứ ba, về nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp HCQĐ: Đội
ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật vừa thiếu, vừa yếu; thiếu các cán bộ, kỹ sư,
công nhân kỹ thuật có trình độ, tay nghề cao.
Các doanh nghiệp trong ngành Hậu cần Quân đội sau khi được sắp xếp lại cho
thấy số lao động dư thừa quá cao do thiếu được đào tạo, thiếu những tay nghề kỹ
thuật bậc cao. Trong sản xuất, năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất
ix
lượng lao động. Nhiều khảo sát cho thấy chỉ tiêu này của Doanh nghiệp HCQĐ thấp
hơn từ 2 đến 5 lần so với các Doanh nghiệp trong nước cũng như trong khu vực.
Khả năng thu hút các nguồn lực lao động thể hiện năng lực cạnh tranh khó
khăn vì bản thân Doanh nghiệp HCQĐ yếu về đào tạo bồi dưỡng, nguồn đào tạo
của xã hội ít được quan tâm, chưa tạo sức hút cho thanh niên đến tuổi lao động học
nghề này.
Thứ tư, về thị trường: Thị phần và năng lực chiếm lĩnh thị trường của các
doanh nghiệp HCQĐ Việt Nam tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế. Sản
phẩm HCQĐ của doanh nghiệp có giá thành cao, mẫu mã nghèo nàn, dịch vụ hậu
mãi kém… Nhiều DN chưa chú trọng hoạt động nghiên cứu thị trường.
Kênh phân phối sản phẩm trên thị trường quốc tế của các Doanh nghiệp
HCQĐ chủ yếu thông qua các Công ty Thương mại và Văn phòng đại diện không
trực tiếp đến nhà nhập khẩu ở thị trường cuối cùng, chưa xây dựng được mạng lưới
phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng do đó chưa kiểm soát được quá trình phân
phối và tiêu thụ sản phẩm, không nắm bắt trực tiếp những thông tin phản ánh tình
hình thị trường để đổi mới sản xuất – kinh doanh.
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, việc lựa chọn mô hình phát triển hướng đi của Doanh nghiệp HCQĐ
đã từng được tranh luận khá gay gắt giữa quản lý khép kín hay theo cơ chế thị
trường, lúng túng trong nhiều năm giữa việc phải đảm bảo tính độc lập tự chủ với
việc hội nhập quốc tế, giữa vai trò chỉ đạo của các cơ quan cấp trên. Tuy đến nay đã
tạo ra sự đồng thuận đó là không thể duy ý chí, điều hành theo mệnh lệnh hành
chính mà phát triển Doanh nghiệp HCQĐ phải theo hướng tích cực mang tính thị
trường có định hướng. Cũng có nghĩa là phải thích ứng linh hoạt với những thay đổi
của thị trường phù hợp với các yếu tố kinh tế- chính trị- xã hội.
Hai là, năng lực nội sinh của doanh nghiệp chưa cao, trình độ quản lý còn
nhiều hạn chế; Tổ chức bộ máy cồng kềnh, thủ tục hành chính rườm rà, nặng nề.
Trình độ quản lý doanh nghiệp còn thấp, kém năng động. Đội ngũ lao động
x
còn thiếu những tay nghề lao động kỹ thuật cao, lao động phổ thông nhiều. Cơ chế
quản lý doanh nghiệp ít đổi mới, không động viên được tính sáng tạo, năng suất
trong quản lý và lao động; Đổi mới công nghệ chậm và thiếu đồng bộ.
Ba là, sự tiếp cận, thích ứng với sự biến đổi của môi trường quốc tế của các
doanh nghiệp HCQĐ còn chậm; Trình độ công nghệ chung của toàn Doanh nghiệp
vẫn còn khá lạc hậu, chi phí sản xuất còn cao, dẫn tới năng lực cạnh tranh thấp.
Phần lớn các doanh nghiệp đều yếu về trình độ quản lý do đó đầu tư bị manh
mún, chắp vá. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, không có
chiến lược phát triển lâu dài, chưa chuẩn bị tốt cho hội nhập.
Đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật vừa thiếu, vừa yếu. Kỹ sư chuyên
ngành dệt nhuộm, da giầy được đào tạo chính quy sau khi tốt nghiệp đi làm tại các
cơ sở sản xuất trong ngành HCQĐ còn ít.
Quản lý chất lượng, đăng ký nhãn, mác còn nhiều tồn tại, còn trà trộn nhiều
hàng nhái, hàng kém chất lượng; Thiếu thông tin, kém nhạy cảm, chậm thay đổi và
phát huy lợi thế của hàng hóa sản xuất ra cho phù hợp với cơ chế thị trường quốc tế
và khu vực.
Bốn là, chính sách vĩ mô (cơ chế, chính sách, phát luật của nhà nước) còn
nhiều bất cập, không đồng bộ trong xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình
đổi mới sắp xếp các Doanh nghiệp HCQĐ như tiền bán cổ phần, giải quyết chế độ
cho người lao động và xử lý tồn đọng…
Sự quản lý của các cơ quan chức năng và điều hành ở trên chưa có sự nhất
quán với nhau dẫn tới những bất cập trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Cơ chế xin
cho trong việc giao kế hoạch vẫn tồn tại, thẩm định phê duyệt, quyết định đầu tư
trong Doanh nghiệp HCQĐ còn hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện
nhiệm vụ cũng như quy hoạch chung của Doanh nghiệp HCQĐ.
xi
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HCQĐ Ở NƯỚC TA
Trên cơ sở nghiên cứu văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng, Đại hội lần thứ IX của Đảng bộ Tổng cục Hậu cần, Luận văn đã trình bày
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của Các Doanh nghiệp
HCQĐ giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn 2020 có quan hệ, định hướng đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội, các đòi hỏi và yêu cầu các Doanh nghiệp HCQĐ có nhiệm vụ
phải đáp ứng.
Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp HCQĐ
và tình hình, bối cảnh nền kinh tế, đòi hỏi cần tính toán chính sách phát triển Doanh
nghiệp HCQĐ cần đặt trong mối quan hệ tổng thể, liên kết chặt chẽ với chính sách
hội nhập và chính sách phát triển các Doanh nghiệp công nghiệp khác, phù hợp với
nguyên tắc phát huy lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực quốc
gia, đảm bảo để Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững, đồng thời đảm bảo
được an ninh quốc phòng - kinh tế.
Đinh hướng phát triển của Doanh nghiệp HCQĐ: Trên cơ sở tình hình thực tế
ta vẫn phải xác định: Sản phẩm trong ngành HCQĐ vẫn là sản phẩm đặc biệt trong
sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Phát triển Doanh nghiệp HCQĐ bền vững và
hiệu quả là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế.
Phát triển Doanh nghiệp công nghiệp HCQĐ trở thành một trong những
Doanh nghiệp công nghiệp cơ bản, có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu về các loại
trong bị cho HCQĐ và các sản phẩm khác cho nền kinh tế dựa trên nguyên tắc đảm
bảo lợi thế cạnh tranh quốc gia, góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển nhanh và
bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước.
Phát triển Doanh nghiệp HCQĐ bền vững, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa phát
huy nội lực trên cơ sở khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có trong nước (tài
nguyên khoáng sản, vốn, lao động…) và huy động các nguồn lực từ bên ngoài (vốn,
công nghệ, nguyên vật liệu…).
xii
Phát triển Doanh nghiệp HCQĐ phải đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa khâu
thượng nguồn và hạ nguồn; đảm bảo khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập
kinh tế thế giới và phân công lao động quốc tế; nhanh chóng tiếp thu các công nghệ
mới, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Phát triển Doanh nghiệp HCQĐ phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội và Doanh nghiệp công nghiệp của cả nước, quy hoạch kinh tê- xã hội
các địa phương và lộ trình hội nhập của Việt Nam.
Xây dựng và phát triển Doanh nghiệp HCQĐ thành một Doanh nghiệp công
nghiệp quan trọng, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững, với công nghệ tiên tiến
hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên của đất nước, đảm bảo hài hòa với
bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn phát triển Doanh nghiệp HCQĐ. Đảm
bảo được mục tiêu phát triển kinh tế gắn với Quốc phòng an ninh.
Coi trọng và khuyến khích các thành phần kinh tế, các Doanh nghiệp kinh tế
trong nước liên kết, hợp tác với nước ngoài đầu tư xây dựng một số sản phẩm thích
hợp và có quy mô. Hạn chế nhập khẩu các sản phẩm HCQĐ mà trong nước đã đáp
ứng đủ nhu cầu.
Mục tiêu phát triển của Doanh nghiệp HCQĐ: Mục tiêu phát triển tổng thể
Doanh nghiệp HCQĐ là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm HCQĐ trang bị
cho bộ đội trên cơ sở đó phát triển các sản phẩm kinh tế dân sinh cung cấp cho thị
trường trong nước và xuất khẩu. Từng bước hoàn thiện bộ máy và cơ cấu sản phẩm
để tạo tiền đề cho việc phát triển ngành HCQĐ bền vững và đảm bảo thân thiện với
môi trường. Cụ thể:
- Khai thác và mở rộng thị trường: tiếp tục duy trì phát triển thị trường cũ, xây
dựng thị trường mới trong và ngoài nước.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật một cách hợp lý vào sản xuất nhằm nâng cao
chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm tối đa chi phí sản xuất tới mức có thể.
- Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ công nhân lao động các nhà thiết kế để tạo ra
các sản phẩm có mẫu mã và kiểu dáng đẹp nhằm khai thác thị trường trong nước lâu
nay đã bị bỏ quên.
xiii
- Tạo ra sự liên kết chặt chẽ, chia sẻ lợi nhuận và cộng đồng trách nhiệm giữa
nhà sản xuất với nhà kinh doanh; tiếp tục nghiên cứu sâu và hoàn thiện mạng lưới
phân phối sản phẩm. Ngoài việc thực hiện các hợp đồng gia công cho các đối tác
nước ngoài, xúc tiến hướng đến kinh doanh trực tiếp bằng thương hiệu của các
doanh nghiệp nhằm làm tăng giá trị cho sản phẩm.
- Từng bước hoàn thiện cơ chế tài chính kế toán và đưa cổ phiếu của các
doanh nghiệp tham gia giao dịch trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Nhà nước có biện pháp thúc đẩy, tạo cơ chế tốt cho hoạt động đầu tư xây
dựng cơ bản, bằng biện pháp này nhà nước đã mở rộng thị trường nội địa, tăng kích
cầu sản phẩm xuất khẩu.
- Các cơ quan chức năng tạo điều kiện nguồn nhân lực và có chính sách ưu đãi
đầu tư đối với một số sản phẩm HCQĐ đặc biệt, đầu tư các dự án có công suất lớn
nhằm sản xuất các loại sản phẩm trong nước chưa sản xuất được, hạn chế sự mất
cân đối trong cơ cấu sản phẩm sản xuất trong nước với sản phẩm nhập khẩu. Nhập
khẩu một số trang thiết bị HCQĐ mà trong nước chưa sản xuất dược như các thiết
bị dùng để định tính, định lượng và thiết bị công nghiệp chế tạo các sản phẩm chống
thấm, chống xuyên… phục vụ cho ngành HCQĐ.
* Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp HCQĐ
Việt Nam trong điều kiên hội nhập kinh tế quốc tế
Đối với doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải chủ động đổi mới vươn lên.
Ngoài các định hướng nêu trên các Doanh nghiệp HCQĐ cần phải đáp ứng các nội
dung sau:
Một là, đa dạng hóa sở hữu Doanh nghiệp HCQĐ để thu hút nguồn lực xã hội
Hai là, áp dụng các công nghệ phù hợp, tranh thủ công nghệ hiện đại vào sản
xuất của các doanh nghiệp.
Ba là, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu
các sản phẩm HCQĐ.
xiv
* NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP HCQĐ VIỆT NAM
A - Nhóm giải pháp đối với nhà nước
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách, tạo môi trường cạnh tranh cho
các doanh nghiệp nói chung, Doanh nghiệp HCQĐ nói riêng
Thứ nhất, Nhà nước cần tạo lập khung khổ pháp luật, chính sách, tăng cường
năng lực thực hiện pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống liên kết lũng
đoạn thị trường, chống bán phá giá, chống vi phạm bản quyền, phát minh sáng
chế… thuận lợi, an toàn để các doanh nghiệp tiếp cận có tính cạnh tranh đối với các
nguồn lực đầu vào như nguyên liệu, năng lực, đất đai, công nghệ, vốn, chất xám…
Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước ban hành như Nghị định hướng
dẫn thi hành Luật, Thông tư… cần phải đồng bộ, nhất quán, sát với thực tế cuộc
sống, tránh chồng chéo giữa các văn bản hướng dẫn. Khi ban hành một văn bản, chế
độ cần lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, Ban, Doanh nghiệp, trên các phương tiện
thông tin đại chúng và tham khảo thêm kinh nghiệm của nước ngoài…
Chính sách tín dụng: Nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để cho các loại
hình doanh nghiệp được bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, bình đẳng về
lãi suất, rà soát các quy định còn mang tính phân biệt đối xử hay còn quá chặt chẽ
về thủ tục cho vay, điều kiện thế chấp…hỗ trợ vốn với lại suất ưu đãi đối với những
quy trình sản xuất mới, có tính đột phá đối với nền kinh tế.
Chính sách tài chính: Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện tiến trình cổ phẩn hóa
doanh nghiệp nhà nước để giúp doanh nghiệp khai thông ách tắc về vốn, tạo ra mô
hình quản lý có hiệu quả của nguồn vốn và tài sản của nhà nước trong doanh
nghiệp. Buộc các công ty cổ phần phải thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán và
công bố thông tin về tính hình tài chính doanh nghiệp theo quy định.
Hoàn thiện chính sách thuế theo hướng vừa đảm bảo cân bằng, hiệu quả vừa
đảm bảo nguồn thu cho ngân sách.
Tiếp tục đổi mới các chính sách khác như chính sách Thương mại, chính sách
Khoa học- Công nghệ, chính sách đầu tư…
xv
Các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ cần cung cấp kịp thời các dự báo về xu
hướng của thị trường, để doanh nghiệp có thể lập, điều chỉnh sản xuất, kinh doanh
linh hoạt theo các thay đổi của môi trường kinh doanh.
Để ổn định sản xuất và tiêu thụ cần sự hỗ trợ chính sách của nhà nước, tiếp tục
tạo cho thị trường hoạt động thuận lợi thông qua các biện pháp giải ngân cho các dự
án đầu tư với mức cao. Điều hành ổn định tỷ giá đồng đô la Mỹ và cung ứng kịp
thời nhu cầu ngoại tệ với mục đích nhập khẩu nguyên liệu vật tư để sản xuất.
Để thực hiện “Bình ổn giá” nhất là các sản phẩm phục vụ cho ngành HCQĐ,
nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn, lãi suất để các doanh nghiệp trong Doanh
nghiệp HCQĐ có thêm nguồn lực thực hiên các dự án đầu tư theo quy hoạch.
Nhà nước đẩy mạnh hoạt động công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của thế giới;
hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ sản xuất, chế tạo sản
phẩm một cách hiệu quả.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, quản ký chặt chẽ nguồn vốn đầu tư có
biện pháp và chỉ đạo kịp thời các doanh nghiệp hoạt động theo đúng định hướng và
kế hoạch được giao.
2. Quy hoạch phát triển của Doanh nghiệp HCQĐ
Một là, tiếp tục nghiên cứu xây dựng và nâng cao chất lượng quy hoạch phát
triển Doanh nghiệp HCQĐ, gắn quy hoạch Doanh nghiệp HCQĐ với quy hoạch
phát triển của các Doanh nghiệp sản xuất nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế
xã hội nói chung, nâng cao tính liên kết, đồng bộ trong quy hoạch phát triển Doanh
nghiệp HCQĐ. Định kỳ điều chỉnh chiến lược, quy hoạch cho phù hợp với tình hình
trong nước và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Việc điều chỉnh quy hoạch đúng
đắn sẽ là cơ sở quan trọng cho việc quản lý và điều hành vĩ mô. Trên cơ sở quy
hoạch Doanh nghiệp HCQĐ các doanh nghiệp HCQĐ sẽ xây dựng kế hoạch cho
doanh nghiệp mình, đảm bảo phù hợp với quy hoạch của Doanh nghiệp, tránh tình
trạng phá vỡ quy hoạch, đầu tư tràn lan trong Doanh nghiệp HCQĐ những năm qua.
Đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp HCQĐ theo hướng
cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, bán một phần vốn nhà nước hiện đang
xvi
nắm giữ ở doanh nghiệp để tạo nguồn vốn tái đầu tư và cơ cấu lại Doanh nghiệp
HCQĐ Việt Nam.
Tăng cường tự do hóa đầu tư để phát triển Doanh nghiệp HCQĐ, nhà nước
không nắm giữ quyền chủ đạo đối với Doanh nghiệp HCQĐ.
Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa Công ty mẹ- Tổng công ty để đa dạng hóa sở
hữu chiếm giữ cổ phần chi phối.
Xây dựng, tổ chức và hoàn thiện hoạt động của các Hiệp hội do các Doanh
nghiệp HCQĐ tham gia với vai trò là đại diện cho các doanh nghiệp trong Doanh
nghiệp với nhà nước.
Để nâng cao năng lực quản lý các doanh nghiệp cần áp dụng quy trình quản lý
chất lượng hiện đại, duy trì thường xuyên, liên tục.
Hai là, ban hành cơ chế, chính sách phát triển Doanh nghiệp HCQĐ Việt Nam
theo hướng khuyến khích cao và bảo hộ hợp lý đầu tư sản xuất ở thượng nguồn.
Ba là, ổn định chính sách xuất nhập khẩu, đặc biệt là thuế nhập khẩu có liên
quan đến Doanh nghiệp HCQĐ, tránh tạo sự bất bình đẳng từ các chính sách của
nhà nước đối với các doanh nghiệp, các dự án đầu tư.
Cần tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh, hoàn thiện
mạng lưới phân phối sản phẩm HCQĐ.
Bốn là, nhà nước cần có chiến lược cũng như biện pháp tuyên truyền, giác ngộ
các doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan tròn cũng như lợi ích của việc đăng ký thương
hiệu để tránh hàng giả, hàng nhái kém chất lượng trà trộn với hàng thật trên thị
trường gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
3. Tạo quyền chủ động tối đa cho Doanh nghiệp HCQĐ
Thứ nhất, nhà nước nên tạo quyền chủ động tối đa cho doanh nghiệp, không
can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ định hướng,
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật hiện hành. Nhà nước nên ban hành các chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp
không thực hiện đúng quy định của nhà nước. Trong trường hợp cần ban hành các
biện pháp bình ổn giá, hoặc huy động doanh nghiệp tham gia bình ổn giá, nhà nước
cần đưa ra các biện pháp diều tiết, hỗ trợ phù hợp với pháp lệnh giá.
xvii
Thứ hai, đổi mới công tác quản lý tài chính, đầu tư, khắc phục tình trạng phân
biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, thực hiện quy hoạch phát triển Doanh nghiệp
trên cơ sở quy hoạch HCQĐ được phê duyệt, công bố công khai và kêu gọi các nhà
đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển theo định hướng quy hoạch.
Đổi mới cung cấp dịch vụ: Hiện nay nhu cầu của doanh nghiệp đối với dịch vụ la
rất lớn, bao gồm dịch vụ từ khâu thành lập doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh đến
các vấn đề của doanh nghiệp. Các dịch vụ cơ bản đối với doanh nghiệp rất đa dạng:
dịch vụ bảo hiểm, tài chính- ngân hàng, các giao dịch hàng hóa… để đáp ứng nhu cầu
về dịch vụ này cần thiết phải có các định chế cung cấp dịch vụ ổn định và lâu dài. Nhà
nước cần tạo điều kiện cho các định chế này ra đời và hỗ trợ trên các mặt như:
Tạo lập khung hỗ trợ cho các hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp: Thay vì trực
tiếp hình thành các tổ chức hỗ trợ, thì Nhà nước chỉ cần tạo khung pháp luật…
Thứ ba, nhà nước cần phải có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ công chức,
viên chức nói chung và cán bộ quản lý kinh tế nói riêng, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán
bộ quản lý, quan tâm đến việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý doanh
nghiệp, triển khai nhiều phương thức đào tạo thích hợp, vừa đào tạo chính quy theo
chương trình cơ bản, vừa tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng ở trong và ngoài nước.
Thường xuyên có sự đánh giá và sàng lọc. Quá trình đào tạo đòi hỏi phải gắn lý luận
với thực tiễn… Bộ máy quản lý doanh nghiệp phải được kiện toàn phù hợp với quy
trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế… Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho
Doanh nghiệp HCQĐ. đặc biệt là công nhân kỹ thuật có trình độ cao. Tăng cường mở
các lớp đào tạo, gắn kết cơ sở đào tạo (Trường đại học, trung học, Viện nghiên cứu
hay các trung tâm bồi dưỡng…) với thực hành và doanh nghiệp sản xuất.
B - Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp
1. Hoàn thiện chiến lược, kế hoạch phát triển của Doanh nghiệp HCQĐ
Đối với doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần chủ động đổi mới vươn lên.
Chiến lược quy hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh giai đoạn mới phải đảm bảo được 4 nội dung phương hướng sau đây:
xviii
Một là, nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp HCQĐ cần dựa
trên năng xuất và hiệu quả sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện
kinh tế thị trường, năng lực cạnh tranh có được nhờ phát huy được lợi thế so sánh
và lợi thể cạnh tranh. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, ứng dụng đổi mới khoa học- công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng lực
quản lý và trình độ tay nghệ… trên cơ sở đó để nâng cao năng xuất, nâng cao chất
lượng, hạ giá thành tương đối.
Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất cần dựa trên
cơ sở vững chắc, tức là dựa trên lợi thế so sánh động, lợi thế cạnh tranh, chứ không
phải chủ yếu dựa trên lợi thế so sánh các yếu tố truyền thống như lao động rẻ, tài
nguyên sẵn có… Điều đó cũng nghĩa là nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở
nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã và tiện ích về sản phẩm hay nói cách khác
là cung cấp các giá trị gia tăng cho khách hàng.
Ba là, nang cao năng lực cạnh tranh cần phù hợp với xu thế phát triển nền kinh
tế hiện đại, đó là phát triển nền kinh tế trí thức, nâng cao hàm lượng khoa học trong
sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm dựa trên cơ sở đổi mới song song với quá trình tăng cường đầu tư hiệu quả.
Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất phải phù hợp
với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, điều này có nghĩa đặt các doanh
nghiệp sản xuất HCQĐ trong thị trường toàn cầu hóa với xu thế tự do hóa thương
mại, đầu tư, tài chính. Do vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất HCQĐ phải điều
chỉnh rất lớn: từ chiến lược cạnh tranh đến các biện pháp cụ thể, từ thị trường trong
nước đến thị trường quốc tế… phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Năm là, để nâng cao năng lực quản lý, các doanh nghiệp cần tích cực và chủ
động áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO… và duy trì hoạt
động các quy trình này một cách thường xuyên, liên tục, không nên coi việc có
được giấy chứng nhận chất lượng là mục đích của doanh nghiệp, coi chất lượng và
thương hiệu là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
xix
Ngoài ra, cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học, trong đó đặc biệt là
phương pháp phân tích điểm mạnh- điểm yếu- cơ hội- thách thức (SWOT) hiện
đang được sử dụng khá phổ biến và co hiệu quả cao; sử dụng các công cụ trợ giúp
ra quyết định quản lý dựa trên mô hình được vi tính hóa.
Trong điều kiện hiện nay, việc hoạch định chiến lược kinh doanh và chiến
lược cạnh tranh cần dựa vào năng lực của doanh nghiệp và bối cảnh, điều kiện của
môi trường kinh doanh. Có thể tham khảo mô hình lựa chọn chiến lược kinh doanh
của Mc.Kinsey dưới đây:
Bảng 3.1 Bảng mô hình lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp
Tình hình môi
trường kinh doanh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Mạnh Trung bình Yếu
Cơ hội thuận lợi là
chủ yếu
Đầu tư, mở rộng
thị trường
Hợp nhất theo
chiều ngang
Cơ cấu lại;
Chuyển hướng SX
Vừa có cơ hội thuận
lợi vừa có khó khăn,
thách thức
Chiến lược kinh
doanh
Chiến lược cạnh
tranh
Chiến lược kinh
doanh quốc tế
Bất lợi là chủ yếu Tận dụng cơ hội
“hớt váng”
- Chuyển hướng
kinh doanh
- Chiến lược thị
trường ngách
- Giải thể hoặc sát
nhập
Qua mô hình, có 9 khả năng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn tùy thuộc vào
điều kiện môi trường kinh doanh và năng lực tại mỗi thời điểm của doanh nghiệp:
nếu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đủ mạnh và môi trường kinh doanh có
nhiều cơ hội, thuận lợi thì doanh nghiệp có thể tăng cường đầu tư, mở rộng thị
trường; ngược lại, nếu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp quá yếu và môi trường
có nhiều bất lợi, kho khăn thì doanh nghiệp có thể sát nhập vào doanh nghiệp khác
thậm chí phá sản.
Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam có những thuận lợi
nhưng cũng tạo ra những thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh
xx
doanh ngành HCQĐ. Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra những yêu cầu gay
gắt nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng tổ chức sản xuất kinh doanh cho
phù hợp:
Một là, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm HCQĐ Việt Nam cần
chuyển đổi cơ cấu tổ chức doanh nghiệp (mô hình Công ty cổ phần, công ty mẹ-
công ty con…) nhằm lành mạnh tài chính; đầu tư sản xuất thượng nguồn; đổi mới
thiết bị; áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, khẩn trương, nhanh
chóng phát huy nội lực, nắm bắt cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh với lộ trình
mở cửa và thực hiện đầy đủ các cam kết WTO. Các doanh nghiệp cần nắm bắt
những thông tin về thị trường, nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh nhưng đảm
bảo không vi phạm các quy định của WTO.
Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh sản phẩm HCQĐ phải
bắt đầu từ nâng cao năng lực sản xuất, nghĩa là phải tổ chức lại sản xuất, hạ giá
thành, nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ, giảm chi phí gián tiếp, đổi
mới mẫu mã sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ba là, Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu vững
chắc dựa trên chiến lược cạnh tranh phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại có
tầm nhìn xa và ba quát những lĩnh vực liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh
sản phẩm HCQĐ của doanh nghiệp để có bước đi vững chắc trong khai thác tiềm
năng, lợi thế cạnh tranh, huy động tổng lực các nguồn lực, kết hợp nhiều phương
pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bốn là, Tích cực tận dụng cơ hội do hội nhập kinh tế mang lại, tích cực nghiên
cứu và mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài, tìm kiếm công nghệ phù hợp,
học hỏi kinh nghiệm quản lý, tăng cường kiên kết hợp tác trong hoạt động kinh
doanh cũng như trong nghiên cứu triển khai. Đồng thời nhanh chóng vượt qua các
khó khăn sức ép từ bên ngoài, trên “sân nhà”.
Năm là, tranh thủ sự giúp đỡ của địa phương, của Doanh nghiệp đảm bảo sự
ổn định về chính sách, về môi trường sản xuất kinh doanh… đặc biệt là tranh thủ sự
xxi
giúp đỡ về cơ sở hạ tầng, tiếp tục đổi mới chính sách, tăng cường biện pháp hỗ trợ
doanh nghiệp.
2. Đẩy mạnh phát triển Khoa học – Công nghệ
Hiện nay, các cơ quan nghiên cứu và đào tạo về ngành HCQĐ do thiếu cơ sở vật
chất kỹ thuật, quá trình nghiên cứu ít gắn liền với thực tế nên hoạt động của các cơ sở
này chưa phục vụ hiệu quả cho việc nâng cao trình độ nghiên cứu công nghệ, năng lực
sản xuất HCQĐ tại Việt Nam, trình độ chuyên môn của sinh viên mới ra trường.
Do thiết bị và công nghệ sản xuất ở nước ta chủ yếu là nhập khẩu, việc đầu tư
cho công tác nghiên cứu công nghệ chế tạo sản phẩm mới ở các doanh nghiệp sản
xuất với cơ quan nghiên cứu còn lỏng lẻo, không hệ thống và không liên tục, nhất là
ở đối với các sản phẩm đặc thù.
Để khoa học công nghệ sản xuất phát triển theo kịp với mức tăng về năng lực
sản xuất và nhu cầu của thị trường, đặc biệt là nhu cầu nâng cao chất lượng, cần
phải thực hiện các giải pháp sau:
Tăng cường hợp tác và củng cố mối quan hệ về khoa học- công nghệ giữa các
đơn vị sản xuất với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước
nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ- kỹ thuật mới vào Doanh nghiệp
HCQĐ ở nước ta.
Củng cố và thiết lập mạng lưới cơ sở hạ tầng khoa học phục vụ cho hoạt động
khoa học công nghệ và xây dựng các chương trình nguồn nhân lực cho các doanh
nghiệp cũng như cơ quan nghiên cứu.
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, đặc biệt là ngoại ngữ để
có đủ điều kiện tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, đồng thời thúc đẩy
chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giữa các cơ quan nghiên
cứu với các cơ sở sản xuất.
Mở rộng hợp tác khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất dệt nhuộm vải,
thuộc da cung cấp thông tin về thị trường, tiến bộ kỹ thuật trong khuôn khổ các
nước Đông Nam Á, cũng như các nước lớn trên thế giới.
Có kế hoạch loại bỏ, cấm đầu tư và sử dụng các công nghệ và máy móc lạc
hậu và các loại máy móc thiết bị phụ trợ lạc hậu khác.
xxii