Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Thiết kế nhà mấy sản xuất malt diastilin năng suất 20000 tấn năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.32 KB, 95 trang )

Đồ án tốt nghiệp trang 1 GVHD: Phan Bích Ngọc
LỜI MỞ ĐẦU

Malt là một loại bán thành phẩm nhưng rất giàu chất dinh dưỡng: chứa
16÷18% các chất có phân tử lượng thấp, dễ hoà tan, chủ yếu là đường đơn, dextrin
bậc thấp, các axit amin, các chất khoáng, các nhóm vitamin, đặc biệt có hệ enzim
phong phú chủ yếu là proteaza và amylaza.
Malt được dùng để chế biến các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như
bột dinh dưỡng cho trẻ em, các loại đồ uống tổng hợp cho người già và phụ nữ có
thai Nhưng công dụng lớn nhất của malt là dùng để sản xuất các loại nước uống có
độ cồn thấp, đặc biệt là sản xuất bia.
Ngành bia Việt Nam đã có lịch sử trên 100 năm, hiện nay đang có trên 300 cơ
sở sản xuất với thị trường tiêu thụ ngày càng tăng.
Năm 2003 lượng bia tiêu thụ bình quân là 16 lít/người/năm với sản lượng đạt
1290 triệu lít/năm.
Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất bia như malt, hoa houblon… Phần lớn
đều được nhập từ nước ngoài và cứ thế lần lượt kéo theo những đồng ngoại tệ ra
nước ngoài, đó quả là một điều đáng tiếc.
Trong công nghiệp sản xuất bia hiện nay có nhiều loại malt dùng để sản xuất
bia, ngoài malt vàng và malt đen ra người ta còn sử dụng một số loại malt đặc biệt
như: malt càphê, malt caramen, malt melanoid, malt diastilin và malt proteolin.
Trong đó diastilin là một loại malt có chứa hoạt lực cao nhóm enzim diastaza.
Được sử dụng bổ sung trong trường hợp malt nguyên liệu không được “đồ hoá” tốt,
độ nhuyễn không cao hoặc trường hợp dùng nguyên liệu thay thế chưa qua giai đoạn
ươm mầm như: gạo, ngô mảnh, đại mạch…
Vì vậy việc xây dựng nhà máy sản xuất malt điastilin là một quyết định đúng
đắn. Phù hợp với công nghệ sản xuất bia ở nước ta (sử dụng nhiều nguyên liệu thay
thế). Chủ động được nguồn nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm, giữ được ngoại tệ
cho quốc gia.
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm


Đồ án tốt nghiệp trang 2 GVHD: Phan Bích Ngọc

CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT
Hiện nay nước ta đã có một nhà máy sản xuất malt duy nhất với sản lượng
50000 tấn/năm. Tuy nhiên thực tế vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu lớn mạnh và
đầy tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp bia Việt Nam.
Việc xây dựng các nhà máy sản xuất malt trong nước là một hướng đi hoàn
toàn đúng và cần thiết. Không chỉ đem lại nguồn lợi béo bở cho các nhà sản xuất mà
còn đem lại rất nhiều lợi ích khác như:
- Thay thế malt nhập khẩu
- Tăng ngân sách của nhà nước
- Giải quyết thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm
nghèo.
- Có tiềm năng xuất khẩu sang các nước trong khu vực
Trước những điều kiện thuận lợi đó, kết hợp với việc nghiên cứu và khảo sát
đầy đủ các điều kiện khác. Ta quyết định chọn khu công nghiệp Hoà Khánh- Đà
Nẵng là nơi xây dựng và phát triển nhà máy.
1.1 Các đặc điểm tự nhiên
Đà Nẵng là một thành phố lớn thuộc khu vực miền Trung với diện tích
1256,245 km
2
là đầu mối giao thông quan trọng nối liền khu vực châu Á- Thái Bình
Dương và thế giới.
Với điều kiện giao thông thuận lợi cả về đường bộ (quốc lộ 1A), đường sông
(sông Hàn và các sông khác), đường biển (cảng Tiên Sa, cảng sông Hàn) và đường
hàng không ( sân bay quốc tế Đà Nẵng).
Cách thủ đô Hà Nội 765 km về phía bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964 km về
phía nam.
Đà Nẵng còn là một thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm kinh tế văn
hoá của cả miền Trung nên được nhà nước không ngừng đầu tư và phát triển.

Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Đồ án tốt nghiệp trang 3 GVHD: Phan Bích Ngọc
Là một thành phố du lịch nổi tiếng với bãi biển đẹp, các điểm du lịch Ngũ
Hành Sơn, Bà Nà, Bãi Bụt… và còn là trung tâm của 3 di sản văn hoá thế giới là: cố
đô Huế, phố cổ Hội An, và thánh địa Mỹ Sơn.
Đây sẽ là địa điểm giao lưu, hợp tác lí tưởng và thoả mái của các nhà doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
Khu công nghiệp Hoà Khánh có diện tích 423,5 km
2
thuộc phường Hoà Khánh,
Hoà Hiệp- quận Liên Chiểu và xã Hoà Liên- huyện Hoà Vang- thành phố Đà Nẵng.
Nằm ngay trên quốc lộ 1A, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 10 km, cách cảng Tiên Sa
20 km, cảng Sông Hàn 13 km. Là nơi có điều kiện giao thông thuận lợi.
1.2 Nguồn cung cấp nguyên liệu.
Trước mắt nguồn nguyên liệu sẽ được nhập khẩu từ australia và các nước Tây
Âu, malt do công ty sản xuất sẽ được tiêu thụ cho các công ty bia tại miền Trung và
trong cả nước.
1.3 Nguồn cung cấp điện.
Nguồn điện sử dụng cho nhà máy sẽ được lấy từ nguồn điện khu công nghiệp
Hoà Khánh.
Ngoài ra để đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục, nhà máy lắp thêm hệ
thống máy phát dự phòng.
1.4 Nguồn cung cấp hơi.
Hơi được sử dụng chủ yếu trong quá trình sấy malt sẽ được cung cấp từ lò hơi
riêng của nhà máy.
1.5 Nguồn cung cấp nhiên liệu.
Nguồn nhiên liệu nhà máy sử dụng chủ yếu dùng để đốt lò hơi, chạy máy phát
điện là dầu DO, FO, diezel… sẽ được lấy từ các trạm xăng dầu của thành phố.
1.6 Nguồn cung cấp nước.

Trong công nghệ sản xuất malt cần nguồn nước sạch, nên nguồn nước sẽ được
lấy từ nước đã xử lý của thành phố và sẽ được xử lý lại qua hệ thống xử lý của nhà
máy đến khi đạt yêu cầu trước khi sản xuất.
1.7 Xử lý nước thải.
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Đồ án tốt nghiệp trang 4 GVHD: Phan Bích Ngọc
Nước thải của nhà máy sẽ được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải riêng của
nhà máy cho đến khi đạt yêu cầu trước khi dẫn qua hệ thống xử lý nước thải chung
của khu công nghiệp.
1.8 Giao thông vận tải.
Như đã trình bày ở trên, hệ thống giao thông vận tải của khu vực đầy đủ và
thuận lợi.
1.9 Nguồn nhân lực.
Nhà máy sẽ tận dụng nguồn nhân lực dồi dào tại khu vực cùng với đội ngũ
công nhân viên có trình độ được đào tạo tại đại học Đà Nẵng và trên cả nước.
1.10 Kết luận.
Với những điều kiện thuận lợi và phù hợp như đã trình bày ở trên, tôi quyết
định chọn khu công nghiệp Hoà Khánh làm nơi xây dựng nhà máy.
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Đồ án tốt nghiệp trang 5 GVHD: Phan Bích Ngọc
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT MALT
2.1 Hạt đại mạch.
Đại mạch là một loại ngũ cốc mà các bông của nó được đặc trưng bởi các hạt
dài.
Đại mạch rất đa dạng với nhiều giống khác nhau (trên 500 giống) và được phân
thành 2 loại: loại hai hàng và loại đa hàng.
Trong công nghệ sản xuất malt bia thì đại mạch 2 hàng thường được sử dụng
nhiều nhất.

Đối với nhà máy sản xuất malt điastilin chúng ta cũng sử dụng loại đại mạch 2
hàng.
Đại mạch hầu hết được trồng ở các nước châu âu, ngoài ra còn được trồng ở
Mỹ và châu úc
2.1.1 Cấu tạo hạt đại mạch. (3, tr 20,21)
Hạt đại mạch gồm có 3 phần chính: Mầm, nội nhủ và vỏ.
Mầm có chứa phôi, chồi mầm lá mà từ đó rễ con mọc lên.
Phần nội nhủ có các tế bào chứa tinh bột. Trong quá trình nảy mầm các tế bào
nội nhủ cung cấp năng lượng cho phôi phát triển.
Vỏ đại mạch có thể chia làm 3 phần chính: Ngoài cùng là lớp vỏ trấu, kế đến là
lớp vỏ quả (pericarp) và trong cùng là lớp alơron bao bọc toàn bộ khối hạt, lớp này
có tính bán thấm, chỉ cho nước vào và không cho các muối hoà tan ra ngoài.
2.1.2 Thành phần và tính chất của đại mạch. (3, tr 21)
Hàm ẩm trung bình của đại mạch thường là 14-14,5%.
Thành phần đại mạch tính theo khối lượng chất khô như sau:
- Cacbonhiđrat tổng số : 7,0- 85,0%
- Protein : 10,5- 11,5%
- Các chất vô cơ : 2,0- 4,0%
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Đồ án tốt nghiệp trang 6 GVHD: Phan Bích Ngọc
- Các chất khác : 1,0- 2,0%
2.1.2.1 Các hợp chất cacbonhiđrat.
Chiếm tỉ lệ lớn nhất bao gồm: tinh bột, các loại đường, xenluloza,
hemixenluloza và các chất keo.
1) Tinh bột.
Là cấu tử quan trọng nhất: Chiếm 50- 63% thành phần đại mạch.
Thành phần của tinh bột gồm 2 chất:
- Amylaza: chiếm 20- 25%, tan trong nước nóng, không bị hồ hoá.
- Amylopectin: chiếm 75- 80%, không tan trong nước, hồ hoá ở nhiệt độ cao.

2) Xenluloza:
Có 5-6% xenluloza tập trung ở vỏ trấu và là hợp chất tạo cấu trúc. Xenluloza
không ảnh hưởng đến chất lượng bia.
3) Hemixenluloza:
Là thành phần chủ yếu của thành tế bào nội nhủ bao gồm:
-
β
-glucan: chiếm 80- 90%, có khả năng tạo gel làm cản trở quá trình lọc.
- Pentozan: chiếm 10- 20%, ít ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
4) Đường.
Chiếm khoảng 1,8- 2% trong đó chủ yếu là đường saccaroza và một ít là
glucoza và fructoza. Là sản phẩm trao đổi chất được sử dụng khi hạt nảy mầm.
2.1.2.2 Các hợp chất chứa Nitơ.
Hàm lượng Nitơ của đại mạch tính theo protein.
1) Protein
Trong các hợp chất chứa nitơ, protein chiếm 92% và được phân ra nhiều loại
dựa vào độ hoà tan trong nước.
- Glutelin: chiếm 30%, tan trong dung dịch kiềm loãng.
- Prolamin: chiếm 37%, tan trong cồn 80
0
.
- Globulin: tan trong muối loãng.
- Albumin: chiếm 11%, tan trong nước.
2) Sản phẩm thủy phân protein.
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Đồ án tốt nghiệp trang 7 GVHD: Phan Bích Ngọc
Chiếm khoảng 8% trong các hợp chất chứa nitơ.
2.1.2.3 Chất béo.
Chiếm khoảng 2% trong đại mạch, chủ yếu ở lớp alơron và mầm. Hầu hết là

triglixerit.
Không tan trong nước, hầu như không biến đổi trong hạt, bị thải ra ngoài theo
bã malt, ảnh hưởng xấu đến quá trình tạo bọt.
2.1.2.4 Các hợp chất vô cơ.
Trong đại mạch có khoảng 2- 3% là chất khoáng, chủ yếu là các chất vô cơ
quan trọng là:
- Phốt phát (P
2
O
5
) : 35%
- Silicat (SiO
2
) : 25%
- Muối kali (K
2
O) : 20%
Ngoài ra còn một số muối quan trọng khác.
2.1.2.5 Các hợp chất khác.
Tuy với số lượng nhỏ nhưng lại có tác động không nhỏ đến chất lượng của bia,
gồm tanin và các vitamin (B
1
,B
2
,C,E).
2.1.2.6 Các enzim.
1) Các enzim thuỷ phân tinh bột.
-
α
-amylaza: Tác dụng lên các liên kết

α
-1,4 glucozit ở vị trí bất kỳ trong
phân tử tinh bột. Tạo ra đường khử chậm.
α
-amylaza chỉ được sinh ra trong quá trình nẩy mầm của hạt.
-
β
-amylaza: Tác dụng lên các liên kết
α
-1,4 glucozit gần đầu không khử của
chuỗi mạch tinh bột, tạo ra đường khử nhanh.
2) Enzim dextrinaza
Tác dụng lên liên kết
α
-1,4 glucozit của phân tử amylopectin và không tác
dụng lên liên kết
α
-1,6 glucozit.
Enzim này được tổng hợp trong quá trình nẩy mầm.
3) Các enzim thuỷ phân thành tế bào “sitaza”
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Đồ án tốt nghiệp trang 8 GVHD: Phan Bích Ngọc
- Enzim
β
-glucanaza hoà tan: Thuỷ phân liên kết peptit, giải phóng các
β
-
glucan hòa tan.
-

β
-glucanaza: tác dụng lên liên kết
β
-1,4 glucozit của
β
-glucan.
-
β
-1,3 glucanaza: tác dụng lên liên kết
β
-1,3 glucozit
-
β
-1,4 glucanaza: tác dụng lên liên kêt
β
-1,4 glucozit
- Pentosanaza: Thuỷ phân pentosan của thành tế bào.
4) Các enzim phân huỷ protein.
- Proteaza: Phân cắt chuỗi pectit dài, làm cho protein dễ tan.
- Cacboxypectidaza: xúc tác tách các amin từ các đầu chuỗi chứa nhóm
cacboxyl của nhóm peptit.
- Aminopectidaza: Tách axit amin từ đầu chuỗi chứa nitơ của peptit.
- Đipectidaza: Tạo ra các axít amin từ các chất là dipeptit.
5) Các enzim khác
- Lipoxygenaza: Phân huỷ axits linoleic. Đóng vai trò quan trọng trong tạo tính
ổn định cho vị bia.
- Phytaza: Tách liên kết este giữa axit photphoric, làm tăng độ chua, tăng lực
đệm cho đường.
- Lipaza: Cắt các lipit.
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt

Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Đồ án tốt nghiệp trang 9 GVHD: Phan Bích Ngọc
Bảng 2.1 Các enzim (3, tr 29)
2.2 Các chất hổ trợ kỹ thuật.
2.2.1 Nước.
Trong công nghệ sản xuất malt, nước được sử dụng với nhiều mục đích
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Enzim pH tối ưu Nhiệt độ tối ưu (
o
C) Nhiệt độ phân huỷ (
o
C)
Các ezim oxihóa
Peroxidaza 40-50 65
Lipoxigenaza 6,5 40 70
Poliphenoloxydaza 60-65 80
Các enzim thuỷ phân
α
-amylaza 5,7 70-75 80
β
-amylaza 4,7-4,8 60-65 70
Aminopectidaza 7,2 40-45 55
Arabinoxidaza 4,6-4,7 40 60
Cacboxylpectidaza 5,2 50-60 70
Xenluloza 4,5-5,0 20
Dectrinaza giới hạn 5,1 55-60 65
Endo
β
-1,3

glucanaza
4,7-5,0 40-50 55
Enđopectidaza
(proetidaza)
5,0-5,2 50-60 70
Exo
β
-glucanaza 4,5 40
Exo Endoxylanaza 5,0 45
β
-glucanaza hoà tan 6,6-7,0 62 73
Invertaza 5,5 50 55
Maltaza 6,0 35-40
β
-Manoxidaza
3,0-6,0 55 70
Lipaza 6,8 35-40 60
Phosphataza 4,5-5,0 50-53 70
Đồ án tốt nghiệp trang 10 GVHD: Phan Bích Ngọc
khác nhau: Dùng để rửa, ngâm hạt, vệ sinh phân xưởng Nên lượng nước cần dùng
nhiều.
Những yêu cầu cơ bản của nước cần dùng trong sản xuất malt.
- Nước phải trong suốt, không mùi, không có vị là và không chứa các vi sinh
vật gây bệnh.
- Độ cứng của nước tốt nhất là 7mg đương lượng/ lít.
- Độ pH = 6,7- 7,3.
- Độ oxy không khí lớn hơn 1- 2 mg/lít.
- Chuẩn độ coli

300 ml.

- Chỉ số coli

3.
2.2.2. Các chất sát trùng.
Trong quá trình rửa và ngâm hạt có sử dụng chất sát trùng để hạt sạch hơn.
Chất sát trùng sử dụng trong nhà máy là formalin, cứ 1 tấn đại mạch thì cần 1-
1,5 kg formalin. Ngoài ra ta có thể thay thế các chất khác như: NaOH với liều lượng
0,35 kg/m
3
, hoặc Na
2
CO
3
0,9kg/m
3
,… (6-Tr12)
2.2.3 Chất kích thích sinh trưởng.
Axít giberelic hay giberelacnatri: 10 mg/ 1kg đại mạch.
CHƯƠNG 3: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Đồ án tốt nghiệp trang 11 GVHD: Phan Bích Ngọc
3.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ:
W=14,5%


W=45%
t
o
=15-20

o
C
t
ươm
= 10 ngày
W = 44%
t
o
=50
o
C
W = 6%

3.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ
3.2.1 Nguyên liệu đại mạch:
Để sản xuất malt diastilin ta sử dụng loại đại mạch loại II. Đại mạch nhập về
phải sạch, ít tạp chất, kích cở đồng đều. Độ ẩm trung bình của hạt là 14, 5 %.
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Nước + Chất sát trùng (formalin)
Đại mạch
Làm sạch
Rửa và sát trùng Khí nén
Ngâm
Không khí
Nước
Ươm mầm
Sấy malt
Tách mầm và rễ
Malt thành phẩm

Axit gibberilic
Đồ án tốt nghiệp trang 12 GVHD: Phan Bích Ngọc
3.2.2 Làm sạch :
+
Mục đích:
Đại mạch nhập về sẽ luôn có các hạt bụi, các bào tử vi khuẩn, nấm mốc…
Ngoài ra còn có thể có thêm dư lượng thuốc trừ sâu… Do đó quá trình làm sạch sẽ
giúp loại bỏ tạp chất lẫn trong hạt.
+ Nguyên tắc hoạt động của thiết bị làm sạch:
Hạt đại mạch theo băng tải được đưa vào phía trên thiết bị và được phân bổ đều
lên trên hình nón cụt. Tại đây đại mạch
được làm sạch sơ bộ bằng hệ thống không
khí tác động kép thổi từ dưới lên nhằm
chủ yếu loại bỏ những hạt bụi có kích
thước nhỏ, các tạp chất nhẹ như cỏ, rác,
rơm rạ… trước khi được chuyển xuống hệ
thống xoắn ốc. Hệ thống này được bao
quanh bởi các tấm lưới có kích thước lỗ
tăng dần và các thanh nam châm vĩnh cửu.
Hoạt động của hệ thống này là có thể tự
quay trục của nó nhờ động cơ được đặt
dưới đáy thiết bị.
Những mẫu đất, cát có kích thước
nhỏ và lớn theo các tấm chắn được tháo ra
ngoài qua cửa 1và 2 đặt bên hông thiết bị còn những mạt sắt sẽ được tháo ra định kỳ.
Lượng đại mạch còn lại sau khi được làm sạch sẽ được tháo ra ngoài qua cửa 3
đưa tới vít tải.
3.2.3 Rửa và ngâm hạt:
3.2.3.1 Rửa và sát trùng hạt
+ Mục đích:

Đại mạch tuy đã qua giai đoạn làm sạch nhưng vẫn còn nhiễm bẩn, côn trùng
và các vi sinh vật. Vì vậy cần được rửa sạch trước khi đưa vào ngâm.
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Hình 3.1 Thiết bị làm sạch đại mạch hiệu
Verticleaner VCC 600
Không khí
ra
Không khí
vào
1
2
3
Đồ án tốt nghiệp trang 13 GVHD: Phan Bích Ngọc
Quá trình rửa sẽ làm sạch các chất bụi bẩn nhờ chúng tan vào nước hoặc nổi
lên trên. Ngoài ra nếu trong hạt còn dư lượng thuốc trừ sâu cũng sẽ tan vào nước và
ra ngoài.
Các loại côn trùng và vi sinh vật lẫn trong khối hạt sẽ bị tiêu diệt nhờ quá trình
sát trùng hạt. Hạt được sát trùng bằng formalin, cứ một tấn đại mạch cần 1-1,5 kg
formalin.
+ Tiến hành:
Quá trình rửa và sát trùng hạt được thực hiện kết hợp với quá trình ngâm.
3.2.3.2 Ngâm hạt
+ Mục đích:
Tạo điều kiện để tăng độ ẩm của hạt lên 45%.
Quá trình ngâm hạt còn giúp loại bỏ những hạt lép, những hạt không chắt, các
tạp chất, bụi, vi sinh vật còn sót lại từ các công đoạn trước.
Tuy nhiên quá trình ngâm không chỉ bao gồm cung cấp nước cho hạt mà phải
đảm bảo giữ cho hạt không bị thiếu oxi, không bị nhạy cảm với nước và giảm tối đa
các chất kìm hãm nẩy mầm.

Trong quá trình ngâm hạt còn thêm chất điều hoà sinh trưởng gibberelin có tác
dụng kích thích hệ enzim hoạt động. Trong giai đoạn này các quá trình sinh hoá
trong hạt cũng bắt đầu xảy ra.
+ Các quá trình xảy ra khi ngâm hạt.
- Sự thẩm thấu và khuyếch tán của nước vào hạt.
- Sự hoà tan các chất poliphenol, các chất chát, chất màu ở vỏ hạt vào môi
trường.
- Sự thẩm thấu một số ion và muối hoà tan trong nước vào hạt.
- Sự hút nước và trương nở của tế bào.
- Sự hoà tan các hợp chất thấp phân tử trong nội nhủ vào nước.
- Sự vận chuyển các chất hoà tan về phôi.
- Sự hoà tan tất cả các enzim có trong hạt vào nước hay là sự giải phóng enzim
khỏi trạng thái liên kết thành trạng thái tự do.
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Đồ án tốt nghiệp trang 14 GVHD: Phan Bích Ngọc
- Sự hạt hoá hệ enzim oxihoá khử và hệ enzim thuỷ phân.
- Sự hô hấp của hạt.
- Sự thủy phân của các chất hữu cơ cao phân tử.
- Xuất hiên dấu hiệu ở sự phát triển cây non ở phôi.
+ Phương pháp:
Có nhiều phương pháp ngâm hạt:
- Ngâm lì trong nước.
- Ngâm hoán vị nước-không khí.
- Ngâm trong dòng liên tục nước-không khí.
- Ngâm bằng phương pháp phun nước.
- Ngâm bằng phương pháp phun nước- hút khí.
Nhà máy sử dụng phương pháp ngâm trong dòng liên tục nước - không khí
Vì phương pháp này có ưu điểm:
- Thời gian mà hạt hút nước đến hàm ẩm cần thiết là ngắn nhất.

- Chế độ thông khí đầy đủ, hạt nguyên vẹn.
- Trạng thái cơ học và trạng thái sinh lý của hạt tốt, bảo đảm cường lực nẩy
mầm của hạt cao.
+ Cách tiến hành ngâm hạt: (2, tr 93,94)
Cho nước vào đầy 1/2 thể tích thùng ngâm. Đổ đại mạch vào và sục không khí
thật mạnh để hạt được đảo trộn. Sau đó ngừng thổi không khí và khối hạt được để
yên trong 1h. Tách gom hạt lép và tạp chất nhẹ, sau đó xả nước bẩn. Mở van nước
và van khí nén, cho nước vào vừa phải và không khí cũng sục ở mức vừa phải. Khi
thùng đầy nước ta lại điều chỉnh một lần nữa van nước và van khí sao cho trên bề
mặt nổi bong bóng và nước tràn thùng chảy ra ống thoát với tốc độ bé vừa phải.
Nhiệt độ của nước chỉ dao động trong khoảng 12- 17
0
C.
Thời gian ngâm một mẻ ở hệ thống thiết bị này là từ 40- 60h.
+ Cấu tạo thiết bị ngâm:
Thiết bị ngâm có cấu tạo là thân trụ đáy côn, được chế tạo bằng thép thông
thường, bằng inox hay thép trắng. Phía
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Hình 3.2 Thiết bị ngâm
Hình 3.2 thiết bị ngâm
Đồ án tốt nghiệp trang 15 GVHD: Phan Bích Ngọc
dưới gần sát đáy thiết bị có gắn tấm
thép đục lỗ mắt sàng hình nón cụt để
thuận tiện cho quá trình cung cấp nước
ngâm và tháo nước bẩn.
Nguyên tắc hoạt động:
Đại mạch từ bunke được đưa
xuống thùng ngâm bằng cách tự chảy.
Ở phần đáy nón của thùng ngâm có các

ống ruột gà đồng tâm xếp cách đều. Đường ống ruột gà này có đục lỗ và tất cả chúng
đều nối trực tiếp với đường ống dẫn khí nén. Từ các lỗ đục mắt sàng không khí sẽ
sục đều vào khối hạt. Nếu thổi mạnh, hạt ở trong thùng sẽ rung với tần số cao và hạt
sẽ được rửa sạch. Ở giữa tâm thùng có một đường ống đứng bằng kim loại, đường
kính từ 1/12 ÷1/15 đường kính của thùng. Đường ống đứng này được nối liền với
ống dẫn khí nén. Khi không khí với áp lực cao thổi qua, nước sẽ bị đẩy lên theo
đường ống đứng và kéo theo cả hạt đại mạch. Ở phía trên của ống đứng có gắn hệ
thống bánh xe. Nhờ có hệ thống bánh xe này mà hạt đẩy lên được hất văng ra trên
mặt nước. Với cơ cấu và phương pháp hoạt động như vậy, khối hạt sẽ được đảo đều,
bảo đảm khả năng cung cấp O
2
đều trong khối hạt và giải phóng CO
2
trong khối hạt
ra ngoài.
Nước ngâm trong thùng được thay đổi theo chu kì (gián đoạn hoặc liên tục). Để
đảm bảo độ đồng đều khí O
2
cấp cho hạt, ở mỗi thùng ngâm đều trang bị một thiết bị
phối trộn, ở đó nước và không khí nén được tia vào và không khí sẽ bảo hoà vào
nước. Từ đây nước được đẩy vào khối hạt.
Khi hạt đã ngâm và hàm ẩm của nó đạt đến mức cần thiết thì chúng sẽ được
chuyển đến sàn ươm mầm. Từ thùng ngâm xuống sàn ươm mầm, hạt sẽ được di
chuyển bằng phương pháp tự chảy.
Quá trình ngâm và sát trùng được thực hiện trong khoảng 40 ÷ 60h [2, tr 94 ], ở
đây ta chọn 48 h và nhiệt độ của nước ngâm dao động trong khoảng 15 ÷ 20
0
C
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm

Đồ án tốt nghiệp trang 16 GVHD: Phan Bích Ngọc
Kết thúc quá trình ngâm nước được tháo ra ở đáy nhờ van khí nén. Nguyên liệu
được vít tải chuyển qua thiết bị ươm.
3.2.4 Ươm mầm
3.2.4.1 Mục đích:
- Tạo hay hoạt hoá hệ enzim trong hạt đại mạch từ trạng thái nghĩ sang trạng
thái hoạt động.
- Làm thay đổi khả năng thẩm thấu của màng tế bào nội nhủ nhờ enzim sitaza.
- Làm biến tính hay hoà tan protêin của tế bào nội nhũ nhờ hệ enzim proteaza.
- Làm nội nhũ mềm ra do tác dụng của enzim.
- Chuyển các chất ở dạng phức tạp sang dạng đơn giản.
3.2.4.2 Các quá trình xảy ra khi ươm mầm.
Sự biến đổi hình thái
Bên ngoài: Mầm và rễ bắt đầu xuất hiện từ từ.
Bên trong: Dưới tác dụng của các enzim tiến sâu vào các tế bào của hạt để thủy
phân các chất có trong hạt.
Sự hoạt hóa của các enzim.
Sau khi nẩy mầm, số lượng và hoạt lực của enzim tăng lên rất nhiều.
Amylaza.
-
α
-amylaza: Tăng lên đáng kể ở ngày thứ ba và thứ tư.
-
β
-amylaza: Tồn tại ở hai dạng liên kết và tự do. Trong thời gian ươm mầm,
hoạt lực đều tăng lên.
- Amylophotphataza: Cũng tăng lên nhưng không nhiều.
Proteaza: Khi nẩy mầm, hoạt tính tăng lên 4 lần. Nhóm này bao gồm các enzim
proteinaza, pectidaza và amydaza.
Xitaza: Hoạt lực tăng lên rất nhiều trong quá trình ươm mầm.

Esteraza: Trong thời kì ươm mầm, hoạt tính của photphataza tăng 7-10 lần.
Lipaza tăng nhiều vào cuối thời kì ươm mầm.
Các enzim hô hấp: Tăng nhiều, nhưng vẫn ít hơn amylaza.
Sự hô hấp.
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Đồ án tốt nghiệp trang 17 GVHD: Phan Bích Ngọc
Quá trình hô hấp xảy ra trong điều kiện yếm khí hoặc hiếu khí tuỳ thuộc vào
các điều kiện của môi trường.
Quá trình hô hấp sẽ sinh ra nhiệt, CO
2
và làm hao tổn lượng chất khô trong hạt.
Sự thay đổi thành phần hoá học.
- Sự hoà tan thành tế bào dưới tác dụng của enzim xitaza.
- Sự thuỷ phân tinh bột dưới tác dụng của hệ enzim amylaza.
- Sự thuỷ phân protein nhờ proteaza.
- Sự thuỷ phân chất béo nhờ enzim lipaza.
3.4.2.3 Cách thực hiện.
Có nhiều phương pháp ươm mầm.
- Ươm mầm thông gió trong catset.
- Ươm mầm thông gió trong thùng quay.
- Ươm mầm trong ngăn có luống di đông
Trong công nghệ này ta chọn phương pháp ươm mầm trong ngăn có luống di
động.
Cấu tạo:
- Cấu tạo của luống ươm:
Luống ươm bao gồm một dãy ngăn hở hình chữ nhật. Các ngăn được cách với
nhau bằng các bức tường lửng bằng bê tông cốt thép hoặc gạch tráng xi măng. Đáy
chính của ngăn bằng xi măng và hơi nghiêng để cho nước dễ thoát.
Cách đáy chính một khoảng có đặt đáy lưới bằng kim loại. Tiết diện của các lỗ

không nhỏ hơn 10%.
Đáy lưới có cấu tạo có thể tháo được đặt cách đáy chính 0,7m. Ở mỗi ngăn
ươm được chia thành 2 vùng gọi là các vùng bán nhật. Tương ứng với 10 ngày ươm
ta có 20 vùng bán nhật, mỗi vùng bán nhật có một chế độ phục vụ khác nhau. Dọc
theo các tường ngăn có đặt đường ray cho máy đảo làm việc Số ngăn ươm bằng số
ngày ươm.
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Đồ án tốt nghiệp trang 18 GVHD: Phan Bích Ngọc
Chiều cao của lớp hạt trong các ngăn phụ thuộc vào thể tích của hạt nảy mầm
và nó thay đổi từng ngày. Cuối thời kỳ ươm mầm thể tích của hạt tăng lên khoảng 2
lần.
- Cấu tạo và nguyên tắc làm việc của buồng xử lí nước nhiệt:[2, tr 141]
Cấu tạo của buồng xử lí gồm một mặt bằng nhỏ, có xây nhiều tường lửng (để
tăng chiều dài đường đi của không khí), phía trên lắp đường ống dẫn nước nén và
vòi hoa sen phun. Để phun mù được đều khắp, các vòi phun nên bố trí lệch theo kiểu
bàn cờ. Nước nén để phun mù có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng ươm -về mùa hè,
và cao hơn về mùa đông.
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Hình 3.4 Buồng xử lý không khí
Hình 3.3 Thiết bị ươm mầm
Đồ án tốt nghiệp trang 19 GVHD: Phan Bích Ngọc
Buồng xử lí không khí dùng chung một buồng xử lí trung tâm, sau đó không
khí được thổi đến các nơi cần sử dụng theo đường ống riêng.
Nguyên tắc hoạt động.
Hạt đã ngâm từ thùng ngâm chuyển vào phòng ươm bằng cách tự chảy hoặc
nhờ bơm ly tâm.
Đầu tiên hạt được đưa vào luống thứ nhất. Sau một ngày lô hạt này được
chuyển sang luống thứ hai, còn luống thứ nhất lại đón lô hạt mới từ thiết bị ngâm

chuyển sang và cứ chuyển như vậy cho đến khi đầy các luống. Trong đó cứ 12h thì
đảo hạt một lần.
Hạt được phân bố đều trên bề mặt sàn ươm và lúc đầu không thổi khí. Khi
nhiệt độ của hạt đạt từ 15÷17
0
C ta bắt đầu cho không khí ẩm thổi qua lớp hạt từ dưới
lên trên. Thổi không khí có thể tiến hành gián đoạn hoặc liên tục. Cứ 12 giờ tiến
hành đảo hạt một lần, riêng ở thời kì hạt phát triển mạnh thì sau 8 giờ đảo một lần.
Sau khi ươm xong malt tươi được đưa đi xử lý tiếp.
Quá trình ươm mầm được thực hiện trong 10 ngày sau đó ta tiến hành đem đi
sấy. Nhiệt độ ươm mầm dao động trong khoảng 15 ÷ 20
0
C.
3.2.5 Sấy malt
3.2.5.1 Mục đích:
Malt sau khi sấy xong cần loại bỏ mầm, rễ vì trong thành phần của chúng có
nhiều hợp chất có thể gây ra vị đắng khó chịu cho bia.
Việc loại bỏ rễ cần được tiến hành ngay vì:
- Công đoạn này góp phần làm nguội malt.
- Rể có tính háo nước cao khi còn đang nóng.
- Đối với malt diastilin: malt phải được sấy ở nhiệt độ thấp hơn 50
0
C, với điều
kiện sấy như vậy malt sẽ có hoạt lực diastaza rất cao
3.2.5.2 Các quá trình xảy ra khi sấy.
 Khi nhiệt độ nhỏ hơn 45
o
C
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm

Đồ án tốt nghiệp trang 20 GVHD: Phan Bích Ngọc
Khi độ ẩm của hạt vẫn còn đủ, tức là lớn hơn 20%, sự sống của hạt và sự phát
triển của mầm vẫn còn tiếp diễn. Sự phát triển của phôi dừng lại ở 38
o
C và chết ở
55
o
C trong môi trường ẩm. Kéo theo
- Sự tăng nhẹ năng lực diastaza.
- Tăng hàm lượng đường khử và đường sáccaroza.
- Sự hoà tan một phần hợp chất nitơ.
- Sự tái tổng hợp trong mầm.
 Khi nhiệt độ vượt quá 45 đến 55- 60
o
C
Phôi vô hiệu hoá nhưng hoạt tính vẫn còn, kéo theo
- Tăng lượng đường dextrin, sản phẩm của quá trình phân huỷ tinh bột.
- Tăng hàm lượng chất nitơ hoà tan: pecton khi nhiệt độ

50
o
C; axitamin khi
nhiệt độ đạt 45- 50
o
C. Những hợp chất này sẽ được tích luỹ trong malt
- Hoạt lực enzim lớn khi w >20%, yếu khi w= 10-12% và bị vô hoạt ở w= 7-
8%.
3.2.5.3 Thiết bị sấy
Căn cứ vào tính chất tiên lục của dòng malt vào và ra thiết bị sấy được chia
thành:

- Thiết bị sấy gián đoạn.
- Thiết bị sấy bán liên tục.
- Thiết bị sấy liên tục.
Căn cứ vào hình dáng của thiết bị và tư thế “nằm” của malt lúc sấy, chúng
được chia thành:
- Thiết bị sấy đứng.
- Thiết bị sấy nằm ngang.
Để đáp ứng yêu cầu công nghệ ở đây ta chọn thiết bị sấy một tầng nằm ngang
3.2.5.4 Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
a. Cấu tạo:
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Đồ án tốt nghiệp trang 21 GVHD: Phan Bích Ngọc
+ Cấu tạo của thiết bị sấy một tầng nằm ngang: là một thân trụ đáy bằng được
chế tạo bằng thép thông thường, bằng inox hoặc bằng thép trắng. Phía dưới có đáy
giả được đục lỗ mắt sàng.
Bên cạnh có hệ thống gia nhiệt cho tác nhân sấy.
b. Nguyên tắc hoạt động
Malt tươi từ thiết bị ươm mầm nhờ vít tải đưa vào hệ thống sấy qua cửa nạp
liệu đặt phía trên nắp. Sau khi nguyên
liệu vào, khối malt được san đều nhờ hệ
thống cào, hệ thống này có thể dịch
chuyển lên xuống tùy theo khối nguyên
liệu cho vào.
Không khí trước khi thổi vào khối
malt phải được gia nhiệt. Nhờ hệ thống
van khí nén, không khí sau khi sấy được
gia nhiệt và tuần hoàn trở lại
Kết thúc quá trình sấy, khối nguyên
liệu được tháo xuống dưới theo vít tải

qua thiết bị tách mầm.
Tiến hành sấy malt ở nhiệt độ 50
o
C
Quá trính sấy malt kéo dài từ 18-20h.
Nhiệt độ malt vào là 20
o
C tương đương với nhiệt độ sau khi ươm.
Malt trước khi sấy sẽ có độ ẩm 44% và sau khi sấy xong sẽ đạt độ ẩm là 6%.
3.2.6 Tách mầm và rễ cho malt khô:
3.2.6.1 Mục đích
Malt sau khi sấy xong cần loại bỏ
mầm, rễ vì trong thành phần của
chúng có nhiều chất có thể gây ra
vị đắng khó chịu cho bia.
3.2.6.2 Cách thực hiện.
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Hình 3.5 Cấu tạo của hệ thống sấy
malt một tầng nằm ngang
Đồ án tốt nghiệp trang 22 GVHD: Phan Bích Ngọc
+ Cấu tạo
Muốn tách mầm và rễ, người ta
dùng máy cắt. Máy cắt là một lưới
hình trụ quay chậm và đặt hơi
nghiêng trong thùng gỗ kín. Lỗ
lưới dài 25mm và rộng 1,5mm bên trong thùng hình trụ có một trục quay nhanh, gắn
liền với trục có những cánh quạt.
+ Nguyên tắc hoạt động:
Khi thùng quay thì trục có cánh quạt cũng quay, nhưng hai tốc độ quay khác

nhau, do đó sẽ gây ra một lực ma sát giữa malt và các cánh quạt. Nhờ lực ma sát này
mà rễ bị cắt đứt và đi qua các lỗ lưới ra ngoài. Công suất của máy tách mầm thường
là 1000 ÷ 2000 kg/giờ. Malt sau khi tách mầm và rễ đi qua các cân tự động và đưa
đến xilô chứa. [1, tr 178].
3.2.7 Bảo quản malt
Malt vừa sấy xong không nên đem xử lý để nấu bia ngay vì lúc đó malt rất giòn
nên đem nghiền sẽ nát nhiều và sau đó rất khó lọc, ngoài ra hoạt lực hệ enzim thuỷ
phân chưa ổn định, quá trình đường hoá diễn ra khó khăn, hiệu suất thu hồi sản
phẩm chưa đạt giá trị cao nhất.
Do đó malt sau khi sấy xong
sẽ được đưa vào các xi lô chứa để bao quản trước khi đem
tiêu thụ.
CHƯƠNG 4: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT
4.1 Chọn các thông số ban đầu
4.1.1 Năng suất của nhà máy
Malt thành phẩm 20000 tấn sản phẩm /năm.
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Hình 3.6: Máy đập rễ malt
1-malt còn rễ; 2-tang quay mắt sàng; 3- xa quay; 4-
quạt gió; 5- malt đã tách rễ; 7- vít tải; 8- rễ malt
Đồ án tốt nghiệp trang 23 GVHD: Phan Bích Ngọc
4.1.2 Chọn các số liệu ban đầu của nguyên liệu
- Độ ẩm ban đầu của đại mạch khi nhập : W=14,5%, [1, tr 115]
- Khối lượng riêng của đại mạch: ρ = 650 kg/m
3
- Khối lượng riêng của malt sau khi sấy: ρ = 560 kg/m
3
- Độ ẩm của đại mạch sau khi rửa, ngâm: W= 45%
- Hệ số trương nở thể tích của đại mạch sau khi rửa và ngâm so với đại mạch

trước khi ngâm: 1,25
- Độ ẩm của đại mạch sau khi ươm mầm: W= 44%
- Hệ số trương nở thể tích của đại mạch sau khi ươm mầm so với đại mạch
trước khi ngâm là: 2
- Độ ẩm của malt sau khi sấy: W= 6%
- Hệ số trương nở thể tích của malt sau khi sấy so với đại mạch trước khi ngâm
là: 1,25
4.1.3 Sự hao phí nguyên liệu qua từng công đoạn
Bảng 4.1: Mức hao phí qua từng công đoạn
Công đoạn Làm sạch
Rửa và
ngâm
Nẩy mầm Sấy
Tách rễ
và mầm
Hao phí 1 1,0 8 1,0 5,0
Mức tổn thất nguyên liệu trong quá trình sấy sơ bộ, làm sạch, rửa và ngâm, nẩy
mầm, sấy và tách mầm và rễ được tính theo phần trăm hàm lượng chất khô trước đó.
4.2 Cân bằng vật chất
4.2.1 Tính cân bằng vật chất cho 1000 kg nguyên liệu
4.2.1.1 Lượng chất khô trong nguyên liệu:
100
W100
GG
T

×=
kg [1, tr 175]
Trong đó:
G

T
: khối lượng nguyên liệu tươi, G
T
= 1000 kg

855
100
5,14100
1000G =

×=⇒
kg
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Đồ án tốt nghiệp trang 24 GVHD: Phan Bích Ngọc
Thể tích của nguyên liệu:

3
m 1,54
650
1000
V ==
4.2.1.2 Lượng nguyên liệu sau khi làm sạch :
Lượng chất khô sau khi làm sạch và phân loại:
45,846
100
1100
855G =

×=

kg
Lượng nguyên liệu sau khi làm sạch :
990100
5,14100
40,851
M =×

=
kg
Thể tích của nguyên liệu sau khi làm sạch :
V=
650
990
=1,52 m
3
4.2.1.3 Lượng nguyên liệu sau khi rửa và ngâm
Độ ẩm nguyên liệu sau rửa và ngâm là 45% [1, tr 117]
Lượng chất khô sau khi rửa và ngâm:
99,837
100
0,1100
45,846G =

×=
kg
Lượng nguyên liệu sau khi rửa và ngâm:
89,1509100
5,44100
99,837
M =×


=
kg
Thể tích nguyên liệu sau khi rửa và ngâm:
3
m 1,91,521,25V =×=

4.2.1.4 Lượng nguyên liệu sau khi ươm mầm
Độ ẩm nguyên liệu sau khi ươm mầm, chọn W = 44%
Lượng chất khô sau khi ươm mầm:
95,770
100
8100
99,837G =

×=
kg
Lượng nguyên liệu sau khi ươm mầm:
70,1373100
44100
95,770
M =×

=
kg
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm
Đồ án tốt nghiệp trang 25 GVHD: Phan Bích Ngọc
Thể tích nguyên liệu sau khi ươm mầm:
3

m04,352,12V =×=
4.2.1.5 Lượng malt sau khi sấy
Độ ẩm còn lại sau khi sấy: W= 6%,[1, tr 169]
Lượng chất khô sau khi sấy:
7,724
100
6100
95,770G =

×=
kg
Lượng malt sau khi sấy:
95,770100
0,6100
7,724
M =×

=
kg
Thể tích malt sau khi sấy:
V=1,2×1,52=1,9 m
3
4.2.1.6 Lượng malt sau khi tách rễ và mầm
Lượng chất khô sau khi tách rễ và mầm:
47,688
100
0,5100
7,724G =

×=

kg
Lượng malt thành phẩm:
42,732100
0,6100
47,688
M =×

=
kg
Thể tích của malt thành phẩm:
V =

32,1
560
42,732
=
m
3
4.2.1.7 Lượng rễ và mầm sau khi tách
Khối lượng rễ và mầm theo chất khô:
G = 770,95– 732,42 = 38,53 kg
Thể tích rễ và mầm :
V = 1,9 – 1,31 = 0,59 m
3
4.2.1.8 Lượng nước cần thiết cho quá trình rửa và ngâm đại mạch.
Giả sử cần ngâm 1000 kg đại mạch khô thì thể tích hữu dụng của thùng là:
3
m 1,92
650
10001,25

V =
×
=

Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin. SVTH: Nguyễn Đại Gớt
Năng suât: 20000 tấn sản phẩm/năm

×