Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 212 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN




LÊ VIẾT BẢO


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN


CỦA MỘT SỐ GIỐNG KHOAI MÔN VÀ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CHO GIỐNG CÓ TRIỂN VỌNG
TẠI TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 62.62.01.10


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC NÔNG






THÁI NGUYÊN - 2014




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả



Lê Viết Bảo

























ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận án này, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành
tới thầy giáo - Nhà giáo ưu tú PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông - Phó hiệu trưởng
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn
tới Ban Giám hiệu - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tập thể khoa
Nông học, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Ban Đào tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Tôi xin được cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều
kiện của Ban Giám hiệu, toàn thể cán bộ và giáo viên trường Trung cấp Kinh tế
- Kỹ thuật Yên Bái, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực

hiện quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Để hoàn thành luận án tôi xin được cảm ơn các cơ quan: Sở Giáo dục và
Đào tạo Yên Bái, sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Yên Bái, Cục thống kê các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Sơn
La, Hòa Bình; Thư viện Quốc gia, thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, thư viện Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trung tâm Học liệu - Đại
học Thái Nguyên, Cục Trồng trọt, Báo Nhân dân, Báo Yên Bái, Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tạp chí Đại học Thái Nguyên, cùng đồng nghiệp,
người thân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Lê Viết Bảo









iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đí ch của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
5. Những đóng góp mới của luận án 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5

1.1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 6
1.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố của cây khoai môn - sọ (colocasia
esculenta (L.) Schott) 7
1.2.1. Nguồn gốc và phân bố 7
1.2.2. Phân loại thực vật khoai môn - sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott) 8
1.3. Một số đặc tính sinh vật học của cây khoai môn - sọ 11
1.3.1. Đặc tính thực vật học 11
1.3.2. Sinh trưởng, phát triển của khoai môn - sọ 15
1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của khoai môn - sọ 16
1.4.1. Nhiệt độ 16
1.4.2. Nước 17

1.4.3. Ánh sáng 17
1.4.4. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng 18
1.5. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ trên thế giới và Việt Nam 18
1.5.1. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ trên thế giới 18
1.5.2. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ ở Việt Nam 19



iv
1.6. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ trên thế giới và Việt Nam 22
1.6.1. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ trên thế giới 22
1.6.2. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ ở Việt Nam 25

Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Vật liệu nghiên cứu 40
2.1.1. Các giống khoai môn trong thí nghiệm 40
2.1.2. Các loại phân bón dùng trong thí nghiệm nghiên cứu 40
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 41
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 41
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 41
2.3. Nội dung nghiên cứu 41
2.4. Phương pháp nghiên cứu 42
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu (nộ i dung 1) 42
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu khoa học 42
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích một số chỉ tiêu về đất, phân tích

mẫu phân hữu cơ (phân chuồng) 54
2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 54
2.4.5. Phương pháp tính lượng phân bón tối đa về kỹ thuật và tối thích về kinh
tế; hiệu suất phân bón và hệ số VCR của các loại phân bón trong nghiên cứu 55
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
3.1. Điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất
cây khoai môn - sọ tại Yên Bái 56
3.1.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết 56
3.1.2. Điều kiện đất đai 57
3.1.3. Tình hình phát triển sản xuất cây khoai môn - sọ tại Yên Bái 60
3.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống khoai môn trên đất ruộng
1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 62

3.2.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống khoai môn trên 2 loại
đất tại tỉnh Yên Bái 62
3.2.2. Khả năng mọc mầm của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ
tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 63



v
3.2.3. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống khoai môn trên đất
ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 64
3.2.4. Chiều cao, số lá và độ đồng đều của các giống khoai môn trên đất
ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 65

3.2.5. Thành phần, tỷ lệ sâu bệnh hại các giống khoai môn trên đất ruộng
một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 67
3.2.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai
môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn
Yên, năm 2011 71
3.2.7. Kích thước củ cái của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại
huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 74
3.2.8. Chất lượng củ các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện
Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 76
3.2.9. Hiệu quả kinh tế của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại
huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 79
3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến các yếu tố cấu

thành năng suất và năng suất của giống có triển vọng (KMYB 1) tại Yên Bái,
năm 2012 80
3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến năng suất giống KMYB 1
trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái 80
3.3.2. Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất của giống KMYB 1 trên đất
ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 87
3.3.3. Ảnh hưởng của phân kali đến năng suất của giống KMYB 1 trên đất
ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 93
3.3.4. Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất của giống KMYB 1 trên
đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên
Bái, năm 2012 100

3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và
đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, năm 2012 106



vi
3.4. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo quản củ giống giống
KMYB 1 tại huyện Trấn Yên và huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái 112
3.5. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống KMYB 1 trên đất ruộng một
vụ tại huyện Lục Yên và trên đất bãi tại huyện Trấn Yên 115
3.6. Đề xuất, hoàn thiện quy trình trồng giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ

tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 117
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 119
1. Kết luận 119
1.1. Điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất
khoai môn tại tỉnh Yên Bái 119
1.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống khoai môn trên đất ruộng
1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 119
1.3. Kết quả về các biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng (KMYB 1)
trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái. 119
1.4. Kết quả về các phương pháp bảo quản củ giống 120
1.5. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống KMYB 1 tại Yên Bái trên 2

loại đất 120
2. Đề nghị 121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
PHỤ LỤC





vii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu
Diễn giải
CT
: Công thức
Đ/C
: Đối chứng
đđ
: Địa điểm
ĐR
: Đất ruộng 1 vụ

ĐB
: Đất bãi
KMYB1
: Khoai môn Yên Bái 1
KMYB2
: Khoai môn Yên Bái 2
KMYB3
: Khoai môn Yên Bái 3
KMHG
: Khoai môn Hà Giang
KMBK
: Khoai môn Bắc Kạn

LY
: Lục Yên
LT
: Lý thuyết
NSLT
: Năng suất lý thuyết
NSTT
: Năng suất thực thu
ns
: Không có ý nghĩa
P
: Khối lượng

PC
: Phân chuồng
STPT
: Sinh trưởng, phát triển
TY
: Trấn Yên
TT
: Thực thu
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
VCR (Value Cost Ratio)
: Hệ số lãi khi bón phân







viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần các chất trong củ khoai môn - sọ (khối lượng tươi) 13
Bảng 1.2. Thành phần hóa học trung bình của củ khoai môn - sọ tính theo
khối lượng vật chất khô 13

Bảng 1.3. Hàm lượng một số chất trong củ khoai môn nghiên cứu trên đất
ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên - Yên Bái, năm 2006 (% chấ t tươi) 14
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai môn tại một số châu lục trên
thế giới giai đoạn 2008- 2012 19
Bảng 1.5. Diện tích các loại cây có củ của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 20
Bảng 1.6. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai sọ, cây chất bột khác từ
năm 2010 đến năm 2012 tại Việt Nam 21
Bảng 1.7. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai môn tại một số tỉnh miền núi
phía Bắc giai đoạn 2010 đến năm 2012 21
Bảng 1.8. Lượng phân bón, kỹ thuật bón cho cây khoai môn tại một số tỉnh
miền núi phía Bắc, năm 2012 34
Bảng 2.1. Thang đánh giá chất lượng củ khoai môn qua cảm quan 45

Bảng 2.2. Lượng phân bón, kỹ thuật bón tính cho 1 ha khoai môn 46
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái, năm 2013 59
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai môn - sọ tỉnh Yên Bái từ
2011-2013 61
Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái và nông học của các giống khoai môn
trong thí nghiệm tại tỉnh Yên Bái, năm 2011 62
Bảng 3.4. Khả năng mọc mầm của các giống khoai môn trên đất ruộng một
vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 63
Bảng 3.5. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống khoai môn trên
đất ruộng 1 vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 64
Bảng 3.6. Chiều cao, số lá và độ đồng đều của các giống khoai môn trên đất
ruộng 1 vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 65




ix
Bảng 3.7. Tỷ lệ sâu hại các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện
Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 68
Bảng 3.8. Tỷ lệ và cấp bệnh sương mai của các giống khoai môn trên đất ruộng
một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 70
Bảng 3.9a. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai
môn trên đất ruộng một vụ tại Lục Yên, năm 2011 72
Bảng 3.9b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai
môn trên đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 73

Bảng 3.10. Kích thước củ cái của các giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ
tại LụcYên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 75
Bảng 3.11. Chất lượng củ của các các giống khoai môn trên 2 loại đất tại huyện
Lục Yên và huyện Trấn Yên, năm 2011 qua đánh giá cảm quan 76
Bảng 3.12. Chất lượng củ của các giống khoai môn trên 2 loại đất tại huyện
Lục Yên và huyện Trấn Yên, năm 2011 (% hàm lượng chất tươi) 78
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ
tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 80
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại
Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2012 82
Bảng 3.15. Hiệu suất phân đạm và hệ số lợi nhuận khi bón các mức đạm

khác nhau cho giống KMYB 1 trên đất ruộng tại Lục Yên và đất
bãi tại Trấn Yên, năm 2012 86
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại huyện
Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012 89
Bảng 3.17. Hiệu suất phân lân và hệ số lợi nhuận khi bón các mức phân lân
cho giống KMYB 1 trên 2 loại đất 93
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại
huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012 94




x
Bảng 3.19. Hiệu suất phân kali và hệ số lợi nhuận khi bón các mức kali khác
nhau cho giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại Lục Yên và
đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012 99
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của liều lượng phân chuồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại
huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012 101
Bảng 3.21. Hiệu suất phân chuồng và hệ số lợi nhuận khi bón các mức phân
chuồng khác nhau cho giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại
Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012 105
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại
Lục Yên, năm 2012 108
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống KMYB 1 trên đất bãi tại Trấn Yên, năm 2012 110
Bảng 3.24. Số củ giống bị thối hỏng sau thời gian bảo quản từ 1 đến 4 tháng tại
huyện Trấn Yên, huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái, năm 2012 112
Bảng 3.25. Số kg khoai bị hao hụt trong quá trình bảo quản và tỷ lệ hao hụt
sau thời gian bảo quản 4 tháng tại Lục Yên và Trấn Yên, năm 2012 115
Bảng 3.26. Một số chỉ tiêu về năng suất giống KMYB 1 trên đất ruộng một
vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2013 116
Bảng 3.27. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế mô hình thâm canh giống
KMYB 1 trên đất ruộng tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, tỉnh

Yên Bái, năm 2013 116




xi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh năng suất thực thu các giống khoai môn trong thí
nghiệm trên đất ruộng tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 74
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các công thức bón đạm khác nhau
đến năng suất thực thu của giống KMYB 1 trên 2 loại đất 84

Hình 3.3. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c mức bó n đạ m khá c nhau đế n năng suấ t
giố ng KMYB 1 trên đất ruộng một vụ 85
Hình 3.4. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n đạ m khá c nhau đế n năng suất
giống KMYB 1 trên đất bãi 85
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các mức bón lân khác nhau đến
năng suất giống KMYB 1 trên 2 loại đất 90
Hình 3.6. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n lân khá c nhau đế n năng suất
giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ 91
Hình 3.7. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n lân khá c nhau đế n năng suất
giống KMYB 1 trên đất bãi 92
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các mức bón kali khác nhau đến
năng suất giống KMYB 1 trên 2 loại đất 97

Hình 3.9. Đồ thị ả nh hưởng củ a cá c mức bó n kali khá c nhau đế n năng suất giống
KMYB 1 trên đất ruộng một vụ 97
Hình 3.10. Đồ thị ả nh hưởng củ a cá c mức bó n kali khá c nhau đế n năng suất
giống khoai môn Yên Bái 1 trên đất bãi 98
Hình 3.11. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các mức phân chuồng khác nhau
đến năng suất giống KMYB 1 trên 2 loại đất 103
Hình 3.12. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n phân chuồ ng kh ác nhau đến
năng suất giống khoai môn Yên Bái 1 trên đất ruộng một vụ 104
Hình 3.13. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n phân chuồ ng khá c nhau đến
năng suất giống khoai môn Yên Bái 1 trên đất bãi 104
1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây khoai môn - sọ có tên khoa học là Colocasia esculeuta L. Schott, là cây
một lá mầm thuộc chi Colocasia, họ ráy Araceae là loài cây đã được trồng từ lâu đời
trên thế giới (Nguyễ n Thị Ngọ c Huệ và cs, 2005 [39]). Dựa vào hình thái của củ cái
và củ con khoai môn - sọ có thể được chia ra làm 2 nhóm: Nhóm Colocasia esculenta
var. esculenta bao gồm các giống khoai môn và khoai nước; nhóm Colocasia
esculenta var. antiquorum gồm hầu hết các giống khoai sọ (Nguyễ n Thị Ngọ c Huệ và
cs, 2004 [38]). Theo nhiều tài liệu loài cây này được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt
đới, cận nhiệt đới và vùng ôn đới ấm áp.
Ở Việt Nam, cây khoai môn có mặt ở nhiều tiểu vùng sinh thái trong cả nước

như Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Đà Lạt, Trà Vinh, ; nó
được trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất ruộng vườn ở đồng bằng đến đất
đồi núi dốc (đất nương rẫy) ở miền núi. Sản phẩm của cây khoai môn vừa làm
lương thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người ưa dùng.
Phương thức sử dụng củ khoai môn cũng rất phong phú về chế biến và sử dụng
như: Nấu canh xương, làm bánh, làm rau, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến…
Đề án phát triển rau, quả và hoa cây cảnh giai đoạn 1994 - 2010 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa cây khoai môn vào một trong mười
loại cây trồng chính trong chương trình phát triển sản xuất và xuất khẩu. Tuy
nhiên, những nghiên cứu của các nhà khoa học về cây khoai môn chưa nhiều, diện
tích còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa tạo được sự bứt phá về giống, năng suất và sản
lượng. Kỹ thuật canh tác khoai môn tại các địa phương do chưa có nhiều tài liệu

về loài cây này nên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cổ truyền. Vì vậy, nghiên cứu,
áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, thâm canh; nghiên cứu những đặc
điểm riêng biệt của các giống theo từng địa phương và chọn tạo những giống tốt
phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái ở những nơi đã sản xuất khoai môn truyền
thống để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, tiếp tục duy trì diện tích hiện có, đồng thời
mở rộng diện tích tại những vùng phù hợp tạo ra những vùng chuyên canh đem lại
hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con nông dân ở những vùng
xa xôi, hẻo lánh, thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước
ta hiện nay là việc làm cần thiết.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích đất tự nhiên gần
700.000 ha (Cục thống kê Yên Bái, 2013 [11]), nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản
xuất nông lâm nghiệp. Ngoài thế mạnh một số loại cây trồng chủ lực như chè, quế,

2

một số loại cây ăn quả như hồng Lục Yên, bưởi Đại Minh…còn có một số loại cây
trồng bản địa có thương hiệu được nhiều người biết đến đó là cây khoai tím (khoai
môn) được trồng từ lâu tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái và sản phẩm củ khoai
môn Lục Yên đã trở thành đặc sản của vùng này.
Chủ trương của tỉnh Yên Bái và huyện Lục Yên muốn phát triển cây khoai
môn theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả, chính vì vậy việc nghiên cứu về
cây khoai môn là rất cần thiết. Để có bộ giống thích hợp, phù hợp với điều kiện tự
nhiên tại địa phương, năm 2006 trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất một số giống khoai môn tại huyện
Lục Yên, tỉnh Yên Bái”. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn đề nghị bổ sung thêm 2

giống khoai môn: Khoai môn Bắc Kạn, khoai môn Hà Giang vào cơ cấu giống của
địa phương và đã chứng minh được việc trồng cây khoai trên đất ruộng một vụ là
có hiệu quả, chất lượng không thua kém khoai được trồng trên đất nương rẫy. Mặ t
khác đất bãi và đất ruộng một vụ tại tỉnh Yên Bái có số lượng lớn , nế u chuyể n đổ i
diệ n tí ch 2 loại đất này sang trồng cây khoai môn s tăng được hiệu quả kinh tế
trong sả n xuấ t cho ngườ i dân.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống
khoai môn địa phương trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại
huyện Trấn Yên, nơi có khí hậu đất đai tương đồng với một số huyện thị trong tỉnh
như: Yên Bình, thành phố Yên Bái, Văn Yên, Văn Chấn và cũng chính là vùng
nằm trong quy hoạch phát triển khoai môn của tỉnh Yên Bái trong những năm tiếp
theo là cần thiết. Kết quả nghiên cứu ban đầu s lựa chọn được giống có triển

vọng tại địa phương trên 2 loại đất để tiếp tục nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật về phân bón, mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản củ giống trở nên rất cấp
thiết để mở rộng diện tích, phát triển khoai môn theo hướng sản xuất hàng hóa, tập
trung để tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh, là cơ sở cho việc mở rộng
diện tích ra một số huyện trên địa bàn tỉnh nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
tăng thu nhập cho người dân.
Từ những cơ sở trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả
năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện pháp kỹ thuật
cho giống có triển vọng tại tỉnh Yên Bái”.
2. Mục đí ch của đề tài
- Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của một
số giống khoai môn trên đất ruộng một vụ và trên đất bãi tại tỉnh Yên Bái, xác định

được giống có triển vọng phù hợp với địa phương.
3

- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp về liều lượng phân bón
(đạm, lân, kali và phân chuồng), mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản củ giống cho
giống có triển vọng tại Yên Bái trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại
huyện Trấn Yên làm cơ sở cho việc mở rộng diện tích, phát triển cây khoai môn
theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định việc trồng cây khoai môn trên
đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

là có cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Là cơ sở cho việc áp dụng hiệu quả các biện pháp kỹ thuật về phân bón,
mật độ, thời vụ và cách bảo quản củ giống trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên
và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung được 1 giống khoai môn Bắc Kạn
vào cơ cấu giống khoai môn trên địa bàn tỉnh Yên Bái ngoài các giống đã có tại
địa phương và giống có triển vọng; định hướng được việc xây dựng vùng chuyên
canh trồng cây khoai môn của tỉnh trên đất ruộng một vụ và đất bãi nhằm đáp ứng
vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến khoai môn trong tương lai.
- Giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân tại một số
huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

- Qua kết quả xây dựng mô hình trình diễn và kết quả nghiên cứu về cây
khoai môn đã chứng minh được việc trồng khoai môn trên đất ruộng 1 vụ và đất
bãi là hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tiễn, có thể ứng dụng vào thực tiễn sản
xuất tại địa phương.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- 5 giống khoai môn địa phương được thu thập tại tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang,
Yên Bái (3 giống) có đặc điểm nông sinh học khác nhau.
- Các loại phân bón vô cơ (đạm, lân, kali), hữu cơ (phân chuồng tại địa
phương), phương pháp bảo quản củ giống theo người dân và phương pháp khác đã
được một số tác giả Nguyễn Ngọc Nông (2006), Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2004)
nghiên cứu và đề cập.

4

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các thí nghiệm được nghiên cứu trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên, và
đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái từ năm 2011đến năm 2013.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Đề tài đã đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 5 giống
khoai môn thu thập tại một số tỉnh miền núi phía Bắc (Bắc Kạn, Hà Giang, Yên
Bái) được trồng trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái. Từ 5 giống khoai môn đã lựa chọn được giống khoai môn Yên
Bái 1 là giống có triển vọng cho địa phương.
- Đã nghiên cứu và xác định được các biện pháp kỹ thuật về lượng phân

bón (đạm, lân, kali, phân chuồng), mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản củ giống
cho giống có triển vọng (khoai môn Yên Bái 1) trên đất ruộng một vụ tại huyện
Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Trong đời sống hàng ngày, nguồn lương thực chính mà con người sử dụng để

cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của mình là từ lúa, ngô, mỳ Trong
những năm vừa qua, sự tăng dân số một cách nhanh chóng đòi hỏi một số lượng
lương thực ngày càng nhiều trên toàn thế giới. Vấn đề lương thực đã càng trở nên
cấp bách, chính điều đó đã thu hút sự quan tâm của các nhà chọn tạo giống cây
trồng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Mục đích của các nhà khoa
học là nâng cao năng suất cây trồng, tìm ra nhiều giống cây trồng mới cho các loại
cây trồng chủ lực như lúa, ngô, lúa mì. Tuy nhiên, những loại cây trồng này khi áp
dụng trên phạm vi rộng thường chưa thu được những kết quả cao như mong đợi,
đặc biệt là những nơi thiếu lương thực do ở đó trình độ khoa học kỹ thuật còn
nhiều hạn chế, đất đai xấu, khó khăn trong việc canh tác Do đó việc đưa những
loại cây có củ như sắn, khoai lang, khoai môn - sọ vào trồng ở những nơi không
cần đầu tư thâm canh lớn, trình độ kỹ thuật chưa cao là việc làm cần thiết để tăng

sản lượng lương thực, giải quyết trước mắt vấn đề thiếu lương thực tại chỗ.
Ở Việt Nam, tổng diện tích cây có củ hàng năm khoảng hơn 600.000 ha với
sản lượng trên 4,7 triệu tấn củ tươi. Tuy nhiên, những vấn đề nghiên cứu về cây có
củ mới chỉ tập trung vào 3 cây chính, đó là: sắn, khoai tây và khoai lang, còn
những loại cây có củ khác như: khoai môn, sọ; dong riềng mới chỉ được quan
tâm trong mấy năm gần đây. Bên cạnh đó, năng suất của các loại cây có củ, đặc
biệt năng suất cây khoai môn đang được trồng tại nước ta còn thấp, nên việc chọn
lọc, lai tạo tìm ra những giống tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau trên
cả nước, từ đó tập trung đầu tư thâm canh để tăng năng suất cây trồng là việc làm
cần thiết và quan trọng.
Yêu cầu sinh thái của cây khoai môn ở các thời kỳ sinh trưởng cũng khác
nhau: Ở thời kỳ mọc mầm, nhiệt độ thích hợp 13 - 18

0
C, thời kỳ cây con yêu cầu
nhiệt độ 20 - 25
0
C, thời kỳ cây trưởng thành yêu cầu nhiệt độ 25 - 30
0
C, đặc biệt
vào giai đoạn tạo củ nó cần biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm cao. Là cây cần
nhiều nước nhưng không chịu được nóng, nên trồng ở đất dốc, đất ruộng 1 vụ
6

không chủ động nước là khá phù hợp, yêu cầu lượng mưa hàng năm 1.500-2.000

mm/năm, độ ẩm không khí 80 - 82%, về đất đai phù hợp trên những loại đất có pH
5,0 - 6,5; đất tơi xốp, nhiều mùn.
Tỉnh Yên Bái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và
đêm cao, có nhiệt độ trung bình năm là 20 - 23
0
C, lượng mưa trung bình năm là
1.500 - 1.600 mm/năm. Độ ẩm tương đối là 84 - 86%, đất đai chủ yếu là đất nâu
đỏ phát triển trên đá vôi và đất feralit đỏ vàng, đỏ nâu phát triển trên đá mácma
axit có độ pH 5,0 - 6,0; đất tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao.
Điều kiện tự nhiên của một số huyện tại tỉnh Yên Bái (trừ 2 huyện vùng cao
là Trạm Tấu và Mù Cang Chải) theo yêu cầu sinh thái của cây khoai môn là tương
đối phù hợp, mặt khác là loại cây đã được trồng từ lâu đời tại địa phương và việc

mở rộng diện tích là có cơ sở do quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, đất ruộng lúa 1
vụ bỏ hoá không chủ động nước và đất soi bãi còn diện tích khá lớn.
Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (2011) [75],
về đánh giá hiện trạng và định hướng quy hoạch cây khoai môn trên địa bàn tỉnh
Yên Bái đến năm 2015 đã xác định hướng quy hoạch các vùng trồng khoai môn
tại các huyện Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên và các xã thuộc huyện Trấn Yên,
thành phố Yên Bái nơi có điều kiện khí hậu đất đai phù hợp để trồng khoai môn.
Đặc biệt cần tận dụng đất đai ở vườn nhà để trồng khoai môn nhằm tăng thu nhập
cho người dân.
Từ những cơ sở trên cho thấy, việc triển khai đề tài là hoàn toàn có cơ sở
nhằm bổ sung giống tốt vào cơ cấu giống của địa phương, nghiên cứu các biện
pháp kỹ thuật về phân bón, mật độ - thời vụ và bảo quản củ giống s mở ra triển

vọng mới trong việc mở rộng diện tích, xây dựng vùng chuyên canh trồng cây
khoai môn của tỉnh.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở giao điểm giữa Đông Bắc và Tây Bắc,
có nhiều tuyến giao thông chạy qua, thuận lợi cho cả đường thuỷ, đường bộ,
đường không, đặc biệt tuyến đường xuyên Á chạy qua rất thuận lợi cho việc buôn
bán, giao lưu hàng hoá khu vực miền núi phía Bắc. Nơi đây có rất nhiều loại cây
trồng đã được bà con nông dân trồng trọt từ lâu đời và đã trở thành những sản
phẩm có tên tuổi như hồng không hạt, cam sành Lục Yên, chè Suối Giàng và
nhiều loại cây trồng khác. Một trong những cây trồng truyền thống, được trồng
7


trọt từ lâu đời và có giá trị kinh tế cao trong cơ cấu sản xuất của tỉnh còn phải kể
đến cây khoai môn (cây khoai tím, khoai mán ). Nghiên cứu cho thấy điều kiện
khí hậu, đất đai ở một số huyện tại tỉnh Yên Bái khá phù hợp với sinh trưởng và
phát triển của cây khoai môn. Cây khoai môn trồng ở Lục Yên có năng suất và
chất lượng tốt, thơm, ngon… do sự chăm chỉ, cần cù, chịu khó của bà con các dân
tộc huyện Lục Yên nói riêng, tỉnh Yên Bái nói chung, mặc dù trình độ thâm canh
cây khoai môn của người dân chưa cao. Định hướng của tỉnh Yên Bái cũng như
của huyện và các sở, ban, ngành trong tỉnh muốn nâng cao thu nhập của người dân
bằng nhiều ngành nghề thủ công, công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên, lực lượng lao
động tham gia trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng như của huyện còn chiếm
tỷ lệ tương đối cao trên 70%.
Để xây dựng tỉnh Yên Bái trở thành một tỉnh phát triển toàn diện, tận dụng

mọi thế mạnh sẵn có để tăng thu nhập cho người dân, trong lĩnh vực sản xuất nông
lâm nghiệp cần tập trung vào một số cây trồng chủ lực có thương hiệu như chè,
cây ăn quả, khoai môn.
Từ những cơ sở mang tính thực tiễn đã nêu trên, chúng tôi thấy rằng việc
triển khai thực hiện đề tài là hoàn toàn có cơ sở thực tiễn, sau khi đề tài được thực
hiện ngoài việc s bổ sung giống khoai môn có năng suất, phẩm chất tốt vào cơ
cấu cây trồng của tỉnh, còn nghiên cứu được các biện pháp kỹ thuật về phân bón,
mật độ - thời vụ và biện pháp bảo quản củ giống cho giống có triển vọng tại địa
phương trên đất ruộng một vụ và đất bãi từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
1.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố của cây khoai môn - sọ (colocasia
esculenta (L.) Schott)
1.2.1. Nguồn gốc và phân bố

Cây khoai môn - sọ là loài cây đã được trồng từ lâu đời trên thế giới, phổ biến ở
các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Ở một số nước trên thế giới khoai môn (Colocasia
esculenta var. esculenta) được sử dụng làm lương thực và thực phẩm phổ biến trên
thế giới, đặc biệt ở các nước châu Á và châu Đại Dương (Nguyen Thi Ngoc Hue et
al., 2005 [95]). Ngoài mục đích sử dụng làm lương thực, thức ăn cho con người và
cho gia súc, khoai môn - sọ còn được sử dụng trong các lễ hội tôn giáo và làm các vị
thuốc dân gian (Vũ Văn Chuyên, 1976 [8]).
Có rất nhiều minh chứng thực vật học cho thấy: Khoai môn - sọ có nguồn
gốc phát sinh tại Trung Nam Á như: Ấn Độ hoặc bán đảo Malayxia. Tuy nhiên,
theo tác giả Nguyễn Đăng Khôi và cs (1985) [43], Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs
8


(2004) [38], cây khoai môn - sọ có nguồn gốc ở Đông Nam Ấn Độ. Nhiều công
trình khoa học cũng cho thấy Việt Nam nói riêng và các nước vùng Đông Nam Á
như Indonesia, Malaysia, Thái Lan được coi là một trong những trung tâm đa dạng
di truyền của khoai môn - sọ. Việt Nam và Trung Quốc được coi là những nơi đã
phát triển các giống khoai môn từ nhiều thế kỷ trước.
Nhiều dạng khoai môn - sọ hoang dại cũng được phát hiện tại nhiều nơi của
vùng cận Đông Nam Á. Từ trung tâm khởi nguyên, cây khoai môn - sọ được truyền
bá tới Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản và các quần đảo thuộc Thái Bình Dương.
Từ châu Á, cây khoai môn - sọ được đưa tới các nước Ả Rập và Địa Trung Hải. Vào
khoảng 100 năm trước công nguyên cây khoai môn - sọ đã được trồng ở Trung Quốc
và Ai Cập (Puseglove, 1972 [106]). Ngày nay, khoai môn - sọ được trồng phổ biến ở
khắp các vùng nhiệt đới cũng như ôn đới ấp áp. Cây khoai môn - sọ được thâm canh

tốt nhất ở các nước thuộc quần đảo Thái Bình Dương. Tuy nhiên, diện tích lớn nhất
lại ở các nước Tây Phi, Caribê và hầu hết các vùng ở châu Á.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi được coi là trung tâm đa
dạng di truyền cây trồng, nơi phát sinh của nhiều loài cây họ ráy, trong đó có
khoai môn - sọ. Chính vì vậy, nguồn gen khoai môn - sọ rất đa dạng. Việt Nam và
Trung Quốc được coi là những nơi phát triển giống khoai sọ (eddoe) nhiều thế kỷ
trước và sau đó được nhập vào Tây Ấn và các nước khác trên thế giới (Nguyễn
Thị Ngọc Huệ và cs, 2004 [38]).
Ở nước ta khoai môn - sọ, đặc biệt là khoai môn nước được thuần hoá sớm
trước cả cây lúa nước, cách đây khoảng 10.000 - 15.000 năm (Nguyễn Thị Ngọc
Huệ và cs, 2004 [38]). Nguồn gen môn - sọ phân bố trong điều kiện tự nhiên rất đa
dạng: Từ độ cao 1 m đến 1.800 m so với mực nước biển, có giống sống trong điều

kiện ngập nước, trong điều kiện ẩm hoặc có giống phát triển trên đất khô hạn. Có
giống sinh trưởng trong điều kiện dãi nắng, có giống sống trong điều kiện cớm
nắng. Cây khoai môn - sọ được trồng trong vườn nhà, từ miền núi đến đồng bằng
nhờ đặc tính dễ sống, dễ thích nghi của nó. Trong đó khoai môn được trồng chủ
yếu ở trung du và miền núi (Nguyễn Phùng Hà và cs, 2012; Trung Tâm Tài
nguyên Thực vật, 2009) [27], [71].
1.2.2. Phân loại thực vật khoai môn - sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott)
Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, (2004) [38], Lương Ngọc Toản và
cs, (1979) [63] thì: Nhóm cây lấy củ họ thuộc họ ráy (Araceae) có tên tiếng Anh là
"Taro", gồm một số loại như ráy rừng (Alocasia macrorrhira), ráy đầm lầy
(Cyrtosperma chamisonis), khoai sáp (Xanthosoma agittifolium), dọc mùng
9


(Colocasia gigantea), khoai môn (Colocasia esculenta var. escullenta) và khoai sọ
(Colocasia esculenta var. antiquorum). Họ ráy (Araceae) là một họ rất lớn, với
hơn 115 chi và trên 2000 loài phân bố khắp thế giới, trong đó có tới 92% số loài
xuất xứ từ những vùng nhiệt đới châu Á và châu Mỹ (đặc trưng cho rừng ẩm ). Ở
Việt Nam hiện biết 21 chi và hơn 77 loài, phần lớn là cây ưa bóng làm thành tầng
cây phụ chủ yếu ở rừng hỗn giao.
Cây khoai môn, khoai sọ thuộc chi Calocasia là một trong những chi quan
trọng nhất của họ Ráy (Araceae). Các loài trong chi này được dùng làm lương
thực, thực phẩm cho người và gia súc. Khoai môn - sọ trồng được phân loại như
loài Colocasia esculenta, một loài đa hình với 2 loài phụ : Khoai môn và khoai sọ.
Chi Colocasia được xác định bởi Schott năm 1832 trên cơ sở hai loài đã

đươc Linnacus mô tả lần đầu tiên vào năm 1753 là Arum colocasia và Arum
esculentum. Schott cũng đã đặt tên của 2 loài này là Colocasia esculenta và
Colocasia antiquorum. Hiện nay, trong nghiên cứu phân loại chi Colocasia vẫn
còn nhiều tranh cãi chưa ngã ngũ. Một số nhà phân loại thực vật học cho rằng có
một loài đa hình là C. esculenta và ở mức độ dưới loài biết đến có C. esculenta
var. esculenta và C. eculenta var. antiquorum (Ghani., 1984 [94]).
Ở Việt Nam, trong nhiều tài liệu nghiên cứu về cây khoai môn - sọ, các
tác giả đều sử dụng danh từ chung "Cây khoai môn" vừa để chỉ giống cây
thích nghi với môi trường đất bị ngập nước hoặc ẩm ướt, với tên thường gọi là
"Cây khoai nước" và cũng để chỉ nhóm cây chịu hạn mà không chịu được
ngập úng nên thường gọi là "Cây khoai sọ" (Nguyễn Đăng Khôi và cs, 1985;
Bùi Công Trừng và cs, 1963) [43], [66].

Từ năm 1998, khi nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen khoai môn - sọ ở
Việt Nam, các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Trương Văn Hộ, Nguyễn Văn Viết,
Nguyễn Phùng Hà cho rằng giả thiết có 2 loài phụ dưới loài Colocasia esculenta
là C. esculenta var. esculenta và C. esculenta var. antiquorum với tên gọi khoai
môn và khoai sọ là có lý hơn cả.
Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs (2004) [38] nguồn gen khoai
môn - sọ gồm 3 biến dạng thực vật là khoai môn (Dasheen type) với 2x = 28,
khoai sọ (Eddoe type) với 3x = 42 và nhóm trung gian. Ba biến dạng này có mối
quan hệ khá gần gũi trong quá trình tiến hoá từ cây khoai nước đến cây khoai môn
và sau cùng là cây khoai sọ. Nhóm khoai sọ có thể do tự đa bội mà thành hoặc do
sự tái tổ hợp giữa dạng nhị bội (2x) với dạng tứ bội (4x). Ranh giới giữa 3 nhóm
không rõ ràng nếu chỉ dựa vào đặc điểm hình thái nông học. Về mặt di truyền 2

10

dạng này có mối quan hệ mật thiết. Các biến dị tam bội được tiến hoá từ dạng nhị
bội do tự đa bội hoá mà thành (Hirai et al., 1994 [97]). Kết quả nghiên cứu của
nhiều tác giả trong và ngoài nước cho thấy hầu hết các giống khoai môn, khoai
nước đều thuộc nhóm thể nhị bội còn hầu hết các giống khoai sọ thì thuộc nhóm
thể tam bội (Hirai et al., 1994 [97]).
Vì vậy, nên gọi nhóm khoai môn - sọ là chính xác nhất, kể cả khi cho rằng có
một loài đa hình là C. antiquorum và mức độ dưới loài là C. antiquorum var.
typeca, C. antiquorum var. euchlora và C. antiquorum var. esculenta.
Để nhận biết các giống của 2 nhóm này, cần dựa vào kết quả phân tích của 3
nhóm đặc điểm:

- Hình thái củ cái và củ con.
- Số lượng nhiễm sắc thể.
- Đặc điểm hình thái hoa.
Nếu dựa vào hình thái củ cái và củ con thấy rằng:
- Nhóm C. esculenta var. esculenta (Dasheen) bao gồm các giống khoai môn
và khoai nước, đặc điểm của chúng là có một củ cái lớn quyết định năng suất
giống khoai với một vài củ con nhỏ và dải khoai (Stolon) ít dùng để ăn. Bông hoa
của nhóm này có phần phụ vô tính ngắn hơn phần hoa đực. Khả năng thích nghi
của các giống khoai của nhóm này từ điều kiện đất bị ngập nước (khoai nước ở
một số vùng chiêm trũng Nam Định ) tới những vùng đất cao thuộc các tỉnh trung
du, miền núi như Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Lào Cai, Sơn La Với nhiều
giống khoai nổi tiếng.

- Nhóm C. esculenta var. antiquorum (Eddoe) gồm hầu hết các giống khoai
sọ, đặc điểm của nhóm khoai này là có một củ cái kích thước nhỏ hoặc trung bình,
ăn sượng và hơi ngái. Xung quanh củ cái có nhiều củ con hình cầu hoặc hình trứng
kích thước khác nhau tuỳ thuộc giống. Ở các giống khoai sọ, củ con quyết định đến
năng suất thương phẩm. Các giống thuộc nhóm này thường có củ con cấp 1, 2, 3 và
thường có thời gian ngủ nghỉ nên thường bảo quản được lâu. Đặc tính hoa của
nhóm này là phần phụ vô tính dài hơn phần phụ của hoa đực. Điển hình là các giống
khoai sọ trứng, khoai lủi (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, 2004 [38]).
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam thì ngoài 2 nhóm có sự phân biệt rõ kể trên, trong tập đoàn còn nhiều giống
khác nhưng ở dạng trung gian. Các dạng trung gian có thể do sự lai tạo tự nhiên
11


nên ít được quan tâm nghiên cứu. Các giống ở nhóm này có củ cái và củ con gần
bằng nhau về hình dạng và kích thước.
Một cách phân loại được sử dụng để phân biệt C. esculenta var. esculenta và
C. esculenta var. antiquorum là dựa vào đặc điểm hình thái hoa - chiều dài phần
phụ vô tính của đỉnh bông mo. Các giống khoai môn khi thuộc nhóm C. esculenta
var. esculenta có phần phụ vô tính của đỉnh ngắn hơn phần phụ vô tính của các
giống thuộc nhóm C. esculenta var. Antiquorum khoảng 3 lần (Lebot và Adrahy.,
1992 [100]).
Khi quan sát tập đoàn khoai môn - sọ ở Việt Nam cho thấy các giống của
nhóm C. esculenta var. antiquorum hầu như không ra hoa, chỉ có nhóm khoai
nước (C. esculenta var. esculenta) ra hoa thường xuyên. Vì vậy, việc phân loại các

giống môn - sọ dựa vào đặc điểm hình thái hoa là rất hạn chế.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Tài nguyên Di truyền thực vật, ở
Việt Nam có thể phân biệt 3 nhóm cây thuộc loài Colocasia esculenta. Nhóm
khoai nước bao gồm những giống thích nghi với môi trường bóng râm, ưa đất
trũng. Nhóm khoai môn bao gồm những giống trồng trên đất khô (đất phẳng, đất
dốc sử dụng nước trời, đất dốc có độ cao trên 500 m) được con người sử dụng củ
cái để ăn, củ con làm giống. Hầu hết các giống khoai dạng nhị bội (2x = 28) có
khả năng ra hoa ở vùng núi phía Bắc thuộc nhóm này. Nhóm khoai sọ bao gồm
những giống có thể trồng trên đất ruộng chân mạ, ruộng mầu luân canh hay xen
canh với khoai lang, đậu, ngô, chịu hạn khá, không chịu được ngập úng.
Như vậy, căn cứ vào các tài liệu hiện có và kết quả điều tra thực tế thì các
giống thuộc loài phụ Colocasia esculenta var. esculenta có tên gọi là khoai môn.

Những giống khoai này được trồng ở mọi chân đất, từ ruộng ngập nước đến nương
rẫy cao. Các giống thuộc loài phụ Colocasia esculenta var. antiquorum có tên gọi
là khoai sọ.
1.3. Một số đặc tính sinh vật học của cây khoai môn - sọ
1.3.1. Đặc tính thực vật học
Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs (2004) [38], Mai Thạch Hoành (2006)
[33] thì cây môn - sọ là loại cây thân thảo, thường cao 0,5 - 2,0 m. Cây môn - sọ
thường có một củ cái nằm ở giữa, thường nằm ở dưới đất, từ đó lá phát triển lên trên,
rễ phát triển xuống dưới, trong khi các củ con, củ nách, dải bò phát triển sang các
bên. Loài cây này có một số đặc điểm về thực vật học chủ yếu:
12


1.3.1.1. Rễ khoai môn - sọ
Hệ thống rễ của loài môn - sọ là rễ chùm, mọc ở đốt mầm, ngắn, phân bố chủ
yếu ở tầng đất có độ sâu tối đa 1 m. Rễ phát triển thành nhiều tầng. Số lượng rễ và
chiều dài rễ phụ thuộc vào từng giống và đất trồng. Rễ thường có màu trắng, một
số kiểu gen có cùng lúc 2 loại rễ: Rễ có sắc tố và rễ không có sắc tố.
1.3.1.2. Thân khoai môn - sọ
Khoai môn - sọ chỉ có thân giả trên mặt đất. Cả 2 dạng khoai môn và khoai
sọ, củ cái chính được coi là cấu trúc thân chính của cây (Được gọi là thân củ).
Trên thân củ có nhiều đốt, mỗi đốt có mầm phát triển thành nhánh. Sau mỗi dọc lá
lụi đi thì trên thân củ thêm một đốt và thân củ dài thêm ra. Bề mặt củ được đánh
dấu bởi vòng tròn gọi là chân dọc củ. Đó lá điểm nối của những lá vẩy hoặc lá già.
Nhiều mầm bên phân bố trên những đốt củ. Đỉnh của củ cái chính là điểm sinh

trưởng của cây. Sự mọc lên của cây bắt đầu từ đỉnh củ cái.
1.3.1.3. Lá khoai môn - sọ
Lá chính là phần duy nhất nhìn thấy trên mặt đất, quyết định chiều cao của
cây. Mỗi lá được cấu tạo bởi một dọc lá thẳng và một phiến lá. Phiến lá của hầu
hết các kiểu gien có dạng hình khiên, gốc hình tim, có rốn ở gần giữa. Phiến lá
nhẵn, chiều dài có thể biến động 20 - 70 cm và bề rộng 15 - 50 cm. Kích thước của
lá chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh.
1.3.1.4. Dọc lá khoai môn sọ
Dọc lá mập có bẹ ôm chặt ở phía gốc tạo nên thân giả. Chiều dài dọc lá biến
động phụ thuộc vào kiểu gen 35 - 160 cm. Màu dọc lá biến động từ xanh nhạt tới
tím đậm, đôi khi có sọc màu tím hoặc xanh đậm.
1.3.1.5. Củ khoai môn - sọ

Cây môn - sọ có phần gốc phình thành củ hoặc thân củ chứa tinh bột, đây
cũng chính là thân chính của loài cây này. Củ khoai môn - sọ rất khác nhau về
kích thước và hình dạng, tuỳ thuộc vào kiểu gen, loại củ giống và các yếu tố sinh
thái, đặc biệt là các yếu tố có ảnh hưởng đến thân củ như cấu trúc và kết cấu của
đất, sự có mặt của sỏi đá. Củ cái của những giống đại diện trồng trên đất cao
thường tròn hoặc hơi dài, còn những giống có củ cực dài thường là của những
giống trồng ở ruộng và đầm lầy. Tất cả củ cái, củ con và củ nách có cấu tạo bên
ngoài gần như nhau, đều có một mầm ở đỉnh và nhiều mầm ở nách của vô số các
lá vảy trên thân củ.
Mỗi loại cây trồng khác nhau đều có những đặc điểm riêng biệt về hàm lượng
các chất có trong các bộ phận, đối với các loại cây trồng lấy củ thì tinh bột, protein
là những chất hết sức quan trọng. Phần có giá trị kinh tế chính của khoai môn - sọ

13

chính là củ cái, các củ con, dọc lá. Thành phần một số chất trong củ khoai môn được
được trình bày tại bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thành phần các chất trong củ khoai môn - sọ (khối lƣợng tƣơi)
Thành phần
Tỷ lệ (%)
Nước
63 - 85
Hydratcacbon (tinh bột)
13 - 29
Protein

1,4 - 3,0
Chất béo
0,16 - 0,36
Xơ thô
0,60 - 1,18
Tro
0,60 - 1,3
Vitamin C
7 - 9 mg/100g
Thiamin
0,18 mg/100g
Riboflavin

0,04 mg/100g
Niaxin
0,9 mg/100g
(Nguồn: Inno Onwueme, 1999 [98])
Qua đó thấy rằng hàm lượng tinh bột của củ khoai môn trung bình 13 - 29%,
hàm lượng nước cao 63 - 85%, protein 1,4 - 3,0%, chất béo 0,16 - 0,36 %, xơ thô
0,60 - 1,18 % còn lại là các chất khác.
Bảng 1.2. Thành phần hóa học trung bình của củ khoai môn - sọ tính theo
khối lƣợng vật chất khô
ĐVT: %
Thành
phần


Giống khoai môn - sọ
Khoai
sọ sớm
Hà Bắc
Khoai
sọ trắng
Khoai
sọ trắng
dọc tím
Khoai
sọ KS4

Môn
ruột
trắng
Môn
tàu
Khoai
tía
riềng
Hàm lượng
nước
23,47
23,25

23,97
22,36
27,34
28,19
26,48
Protein
6,23
6,14
6,52
7,39
4,45
4,57

4,28
Tinh bột
74,16
73,67
73,54
72,61
75,85
76,41
75,10
Lipit
0,32
0,31

0,38
0,32
0,57
0,64
0,68
Xenluloza
3,81
3,78
3,57
3,35
4,56
4,72

5,27
Đường
3,93
3,90
3,87
4,02
2,15
2,03
2,69
Tro
2,91
2,42

2,27
2,79
3,81
3,95
4,25
Keo thô
2,77
2,82
2,95
3,01
1,94
1,87

3,06
(Nguồn: Nguyễn Phương và cs, 2008 [54])

×