Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu tại ubnd huyện hoài đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.15 KB, 126 trang )

Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


Nguyễn đình linh

hoàn thiện công tác quản lý nhà nớc
về hoạt động đấu thầu tại ubnd huyện hoài đức
thành phố hà nội
Chuyên ngành: kinh tế đầu t

Ngời hớng dẫn khoa học:
ts. đinh đào ánh thuû


Hà nội, năm 2011


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................................................5

Trong từng nội dung cụ thể, tác giả đưa ra lập luận chung khái quát, đồng
thời chỉ ra cơ quan, tổ chức thực hiện, đối tượng áp dụng, công cụ thực
hiện, và chỉ số đánh giá công tác quản lý nhà nước đấu thầu tại UBND
huyện Hoài Đức...........................................................................................v
- Tăng cường sự phối hợp giữa phòng, ban, ngành và UBND các xã, thị
trấn................................................................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ..............................................................................4
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI UBND CẤP HUYỆN.......................4
1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤU THẦU................................................................................4


1.1.1 Khái niệm............................................................................................4
1.1.2 Vai trò của đấu thầu............................................................................5
1.1.3 Đặc điểm của đấu thầu........................................................................8
1.2 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU....................................10

1.2.1 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu...................10
* Nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu.................................................16
* Nội dung chính quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại
UBND huyện Hoài Đức.............................................................................18
1.3 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU..............................21

1.3.1 Phương pháp quản lý........................................................................21
1.3.2 Công cụ quản lý................................................................................22
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU......26

1.4.1 Nhân tố chủ quan..............................................................................26
1.4.2 Nhân tố khách quan..........................................................................29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU
THẦU TẠI UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC GIAI ĐOẠN 2008 - 2010.............................................................33
2.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................................................33

2.1.1 Vài nét khái qt huyện Hồi Đức...................................................33
HỒI ĐỨC LÀ MỘT HUYỆN ĐỒNG BẰNG CÁCH TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 20KM VỀ PHÍA TÂY, CĨ VỊ
TRÍ ĐỊA LÝ: PHÍA BẮC GIÁP HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, PHÚC THỌ; PHÍA NAM GIÁP QUẬN HÀ ĐÔNG, HUYỆN


CHƯƠNG MỸ; PHÍA TÂY GIÁP HUYỆN QUỐC OAI, HUYỆN PHÚC THỌ; PHÍA ĐƠNG GIÁP HUYỆN TỪ LIÊM.
.....................................................................................................................................................................33
* ĐỊA HÌNH...................................................................................................................................................33
HỒI ĐỨC NẰM TRONG KHU VỰC CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG ĐÁY; ĐỊA HÌNH NGHIÊNG DẦN TỪ BẮC

XUỐNG NAM VÀ TỪ TÂY SANG ĐÔNG ĐƯỢC PHÂN LÀM 2 VÙNG TỰ NHIÊN RÕ RỆT LÀ VÙNG BÃI VEN SÔNG
ĐÁY VÀ VÙNG NỘI ĐỒNG BỞI ĐÊ TẢ SÔNG ĐÁY. VÙNG BÃI DO ẢNH HƯỞNG BỒI LẮNG CỦA PHÙ SA SƠNG
ĐÁY NÊN ĐỊA HÌNH CÓ NHỮNG VÙNG TRŨNG XEN LẪN VÙNG CAO DO ĐÓ THƯỜNG GÂY ÚNG, HẠN CỤC BỘ;
VÙNG NỘI ĐỒNG CÓ ĐỊA TƯƠNG ĐỐI BẰNG PHẲNG. ...................................................................................33
2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI UBND
HUYỆN HOÀI ĐỨC TỪ NĂM 2008 - 2010......................................................................................................43

2.2.1 Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu....43
* Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu53
* Kiểm tra trong đấu thầu các dự án do UBND huyện làm chủ đầu tư
hoặc giao cho UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư...............................64
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI UBND
HUYỆN HỒI ĐỨC........................................................................................................................................75

2.3.1 Tình hình thực hiện đấu thầu tại UBND huyện...............................75
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.....................................85
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC GIAI ĐOẠN 2011 – 2015........................90
3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN HOÀI ĐỨC ĐẾN NĂM 2015..................................90

3.1.1 Mục tiêu tổng quát............................................................................90
3.1.2 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015......................90
3.1.3 Định hướng chung cho công tác quản lý nhà nước về đấu thầu tại
UBND huyện Hoài Đức đến năm 2015.....................................................91
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU
THẦU TẠI UBND HUYỆN HỒI ĐỨC............................................................................................................92

3.2.1 Tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ
cán bộ công chức về công tác quản lý, tổ chức hoạt động đấu thầu.........92
3.2.2 Tăng cường sự phối hợp giữa phòng, ban, ngành và UBND các xã,

thị trấn.........................................................................................................94
3.2.3 Chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về đấu
thầu của nhà nước......................................................................................95
3.2.4 Đẩy mạnh cải cách hành chính.......................................................102
3.3. KIẾN NGHỊ VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN............................................................104

3.3.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.................104


3.3.2 Đối với UBND Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư......................105
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................................................108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................109

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND: Ủy ban nhân dân.
HĐND: Hội đồng nhân dân.
HSMT: Hồ sơ mời thầu.
HSDT: Hồ sơ dự thầu.
KHĐT: Kế hoạch đấu thầu
KQĐT: Kết quả đấu thầu.
ĐTXD: Đầu tư xây dựng
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước


Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


Nguyễn đình linh


hoàn thiện công tác quản lý nhà nớc
về hoạt động đấu thầu tại ubnd huyện hoài đức
thành phố hà nội

Chuyên ngành: kinh tế đầu t


Hà nội, năm 2011


i

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên học viên: Ngyễn Đình Linh
Tên đề tài: Hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu
tại UBND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam ở đầu thế kỷ 21
như hiện nay, nhất là trong lĩnh vực đầu tư thì việc quản lý các hoạt động đấu
thầu là một điều đáng quan tâm khi mà các cơ quan nhà nước giữ vai trò chủ
đạo. Đặc biệt khi nước ta đã gia nhập WTO thì việc quản lý tốt các hoạt động
đấu thầu lại càng có vai trị quan trọng hơn, nó đảm bảo cho các dự án được thực
hiện đúng tiến độ, chất lượng tốt và điều quan trọng là tiết kiệm được ngân sách
của Nhà nước. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc phát triển kinh tế huyện
sẽ có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế của Thành phố Hà Nội trong
tương lai. UBND huyện Hoài Đức hàng năm cũng đầu tư một khoản tiền ngân
sách tương đối lớn cho hoạt động đầu tư. Hoạt động đấu thầu tuy mới chỉ xuất
hiện ở nước ta nhưng UBND huyện Hồi Đức đã ln ý thức được đấu thầu
có một vai trị quan trọng trong giai đoạn thực hiện đầu tư, quyết định đến sự
thành cơng của cơng cuộc đầu tư. Vì vậy trong những năm qua, UBND huyện
đã triển khai đầu tư rất nhiều dự án, tiến hành đẩy đủ các thủ tục về đấu thầu

và chọn được nhà thầu phù hợp, tiết kiệm được nguồn ngân sách đang còn
hạn chế của huyện.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả xin chọn đề tài: “Hồn thiện
cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu tại UBND huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn của mình..
Kết cấu luận văn ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,luận


ii

văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước đối với
hoạt động đấu thầu tại UBND cấp huyện.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu
thầu tại UBND huyện Hoài Đức.
Chương 3: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động đấu thầu tại UBND huyện Hoài Đức
Trong chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản nhất
về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại UBND cấp huyện. Luận
văn nêu ra khái niệm cũng như thực chất của quá trình đấu thầu ở Việt Nam
đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước là một quá trình mua sắm- quá trình
chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước. Vai trị của cơng tác đấu thầu là nhằm
quản lý việc chi tiêu, sử dụng các nguồn tiền một cách có hiệu quả. Cụ thể hơn là
vai trị của đấu thầu với nền kinh tế, với Chính phủ, với chủ đầu tư và đối với
nhà thầu. Đối với nền kinh tế thì đấu thầu là một cơng cụ quan trọng của kinh
tế thị trường, giúp người mua (BMT) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông
qua cạnh tranh; thúc đẩy cũng như kích thích các hoạt động kinh tế, các ngành
kinh tế theo hướng chun mơn hố sâu và đa phương hoá rộng đồng thời
phát triển thị trường đấu thầu, trong đó phải kể đến các ngành như các ngành
sản xuất trực tiếp, các ngành công nghiệp phụ trợ, chế biến... Vai trị của đấu

thầu đối với Chính phủ là một cơng cụ quan trọng giúp Chính phủ quản lý chi
tiêu, sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất
thốt, lãng phí.Đối với Chủ đầu tư, đấu thầu giúp các CĐT đã lựa chọn được
những nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các dự án, gói thầu làm
thay đổi diện mạo kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của đất nước. Thông qua việc


iii

đấu thầu sử dụng tiền của nhà nước sẽ giúp các chủ đẩu tư có điều kiện xem
xét, quản lý và đánh giá một cách minh bạch các khoản chi tiêu do quá trình
đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ với sự tham gia của nhiều bên...
Ngồi ra, các CĐT, BMT đã được tăng cường rất nhiều về năng lực. Bên cạnh
đó, thơng qua đấu thầu, các nhà thầu trong nước từ khi chỉ làm thầu phụ cho
các nhà thầu nước ngoài đến nay đã lớn mạnh có thể tham gia đấu thầu cạnh
tranh bình đẳng với nhà thầu nước ngoài để dành được các hợp đồng lớn. Đấu
thầu ở phạm vi quốc tế giúp nhà thầu thầu trong nước học hỏi được kiến thức,
kinh nghiệm, công nghệ để áp dụng cho mình.
Đấu thầu mua sắm sử dụng tiền của Nhà nước nên hoạt động này có
những đặc điểm sau: thứ nhất là mục tiêu, nội dung đấu thầu mua sắm rõ
ràng, mục tiêu của đấu thầu gắn chặt và là một hoạt động không tách rời với
mục tiêu của dự án được duyệt; trong từng gói thầu cụ thể, mục tiêu thể hiện
qua việc lựa chọn nhà thầu đáp ứng đủ năng lực, kinh nghiệm...Việc mua sắm
hàng hóa, xây dựng cơng trình đảm bảo cơng năng, tính năng và hiệu năng sử
dụng đều được thể hiện rõ trong quyết định đầu tư, kế hoạch đầu tư của dự án.
Thứ hai là có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đấu thầu mua sắm gồm
bên mua và bên bán và bên liên quan.
Bên mua: Chính là Nhà nước mà đại diện là các cơ quan của Nhà
nước theo từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế.
Bên bán: Nhà thầu (nhà cung cấp, nhà xây dựng và nhà tư vấn) tham

gia đấu thầu các gói thầu phù hợp với điều kiện năng lực và kinh nghiệm của
mình để dành được các hợp đồng trên cơ sở cạnh tranh hoặc thơng qua các
hình thức lựa chọn khác theo quy định.
Các đối tượng tham gia gián tiếp vào hoạt động đấu thầu: cơ quan


iv

thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt; tổ chức, cơng ty kiểm tốn, độc lập, cơng luận,
báo chí...
Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu bao gồm
các mục tiêu:
- Tăng cường cạnh tranh trong đấu thầu: Một trong những yếu tố đạt
được hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấu thầu là phải bảo đảm
được quy luật cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Có cạnh tranh thì mới có
động lực để sáng tạo, cải tiến, kích thích người mua (BMT) đưa ra các yêu
cầu phù hợp (thể hiện trong HSMT) và người bán (nhà thầu) cạnh tranh với
nhau để giành được hợp đồng (bán được hàng) với giá bán cạnh tranh song
vẫn bảo đảm chất lượng của hàng hố, cơng trình, dịch vụ. Để thực hiện mục
tiêu này, BMT phải tạo mọi điều kiện để các nhà thầu có cơ hội tham dự đấu
thầu.
- Thống nhất quản lý việc chi tiêu sử dụng tiền của Nhà nước.Việc
mua sắm bằng nguồn vốn nhà nước (mua sắm công) cần phải được quản lý
thống nhất. Để bảo đảm thống nhất quản lý việc chi tiêu, sử dụng vốn nhà
nước thì hoạt động đấu thầu cần bảo đảm có một hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật thống nhất, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn và khi thực hiện
các gói thầu của các ngành khác nhau bao giờ cũng phải quan tâm tới các yếu
tố kỹ thuật chun biệt và điều đó địi hỏi nhà thầu phải có năng lực, kinh
nghiệm phù hợp.
- Cơng khai, minh bạch trong đấu thầu; Đảm bảo công bằng trong đấu

thầu; Bảo đảm hiệu quả của công tác đấu thầu; Phòng, chống tham nhũng
trong đấu thầu.
Phần nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại cấp


v

huyện sẽ bao gồm các nội dung chính: Phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu; Phối hợp,
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu; Tổng kết, đánh
giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu; Kiểm tra, thanh tra, giải
quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật
về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên
quan
Trong từng nội dung cụ thể, tác giả đưa ra lập luận chung khái
quát, đồng thời chỉ ra cơ quan, tổ chức thực hiện, đối tượng áp dụng,
công cụ thực hiện, và chỉ số đánh giá công tác quản lý nhà nước đấu thầu
tại UBND huyện Hoài Đức.
Bên cạnh đó luận văn đề cập đến các phương pháp, công cụ chủ yếu
của nhà nước để quản lý hoạt động đấu thầu. Luận văn tìm hiểu 3 phương
pháp chính : Phương pháp hành chính; Phương pháp kinh tế; Phương pháp
giáo dục với những đặc điểm vai trò riêng của chúng. Cùng với đó là một số
cơng cụ chính như: Pháp luật mà cốt lõi là hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật; Kế hoạch; Báo đấu thầu. Hiểu rõ nội dung quản lý nhà nước đối
với hoạt động đấu thầu tại UBND cấp huyện, tác giả khai thác tìm hiểu các
nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động đấu thầu. Nhân tố chủ quan được đề cập đến như: Chất lượng
giảng viên thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng; Trình độ cán bộ, cơng chức
trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu; Sự phối hợp
giữa các phịng, ban, ngành trong cơng tác quản lý nhà nước về mặt đấu thầu.

Nhân tố khách quan phải kể đến như: Năng lực của các đơn vị tư vấn đấu
thầu; Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản; Nhân tố khoa học kỹ thuật và công


vi

nghệ; Nhân tố thông tin.
Chương 2, luận văn đi sâu phân tích thực trạng cơng tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động đấu thầu tại UBND huyện Hoài Đức mà trước hết là
vài nét khái quát về huyện Hoài Đức. Vị trí địa lí thuận lợi, địa hình chia 2
vùng bãi và nội đồng tương đối băng phẳng, đất đai với diện tích đất tự nhiên
của huyện Hồi Đức khoảng 8.246,7 ha. Trong đó diện tích nơng nghiệp là
4217,09 ha chiếm 51,14% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nơng nghiệp là
3972,38 ha chiếm 48,17% tổng diện tích đất tư nhiên, cịn lại diện tích nhỏ
khoảng 57,3 ha diện tích đất chưa sử dụng.
Điều kiện kinh tế xã hội: Năm 2010 dân số huyện Hồi Đức là 193
nghìn người, mật độ dân số khoảng 23,3 người/ha, cơ cấu dân số chủ yếu vẫn
là nông thôn 93% dân số. Về chất lượng nguồn lao động: nhìn chung nguồn
lao động của Hồi Đức có chất lượng khá. Huyện có điểm thuận lợi trong giải
quyết việc làm đó là có nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống. Điều kiện
thị trường, theo quy hoạch chung của thủ đơ Hà Nội, Hồi Đức được xác định
nằm trong vành đai đô thị không gian xanh, sẽ là nơi cung cấp các loại thực
phẩm, rau màu và dịch vụ của Hà Nội. Vì vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn huyện chắc chắn sẽ được mở rộng.
Sơ lược về Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu
thầu tại UBND huyện Hoài Đức cho ta cái nhìn tổng quan nhất về cơ cấu
cũng như cơ chế hoạt động của nó thơng qua sơ đồ tổ chức và chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, ban, đơn vị. Đứng đầu bộ máy quản lý là
chủ tịch UBND huyện, các phó chủ tịch phụ trách theo lĩnh vực được phân
cơng. Phịng Tài chính – kế hoạch là cơ quan đầu mối giúp UBND huyện

thẩm định từ khâu lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và lựa chọn kết quả


vii

đấu thầu; Ban quản lý dự án ĐTXD huyện là đơn vị được giao nhiệm vụ giúp
UBND huyện thực hiện dự án do UBND huyện quản lý; UBND các xã, thị
trấn thực hiện đầu tư các dự án do UBND xã quản lý và các dự án do UBND
huyện ủy quyền.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý để phân tích thực
trạng tình hình quản lý nhà nước về đấu thầu những năm gần đây thông qua
các nội dung quản lý: phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu; Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu; Kiểm tra hoạt động đấu thầu; Đánh
giá tình hình áp dụng các phương pháp và công cụ trong hoạt đồng quản lý.
Qua đó, đưa ra nhận xét đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động đấu thầu tại UBND huyện Hoài Đức. Bên cạnh những kết quả đạt
được như: Đã tạo ra được một khuôn khổ pháp lý, những tiền đề cơ sở quan
trọng để thực thi việc đấu thầu ở hầu hết các công trình từ năm 2008 đến nay,
đảm bảo được tính cơng bằng và công khai, bảo vệ quyền lợi của các bên
tham gia.
Nhìn chung việc phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật của Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, UBND
Thành phố Hà Nội và chính sách về đấu thầu được kịp thời đã góp phần đẩy
nhanh được các thủ tục hành chính, triển khai đúng các quy định và trình tự
đấu thầu, đảm bảo được tính cơng bằng và cơng khai trong quá trình thực hiện
hoạt động đấu thầu, nâng cao tinh thần trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn
vị liên quan góp phần đảm hoạt động đấu thầu được hiệu quả.
Thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng do UBND huyện phối hợp tổ
chức đã góp phần nâng cao năng lực của các cán bộ từ huyện đến xã trong

công tác đấu thầu. Các cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác đấu thầu


viii

thuộc phịng Tài chính Kế hoạch và Ban quản lý dự án ĐTXD huyện được
đào tạo cơ bản do các chun gia có trình độ chun mơn cao và giàu kinh
nghiệm thực tiễn của Lãnh đạo Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu
tư. Tính đến thời điểm 31/12/2010 đã có 23/27 cán bộ cơng chức trực tiếp
làm công tác về đấu thầu đã được đào tạo và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp
vụ về đấu thầu.
Việc kiểm tra hoạt động đấu thầu trên địa bàn huyện cũng được tiến
hành thường xuyên rên cơ sở thực hiện các kế hoạch kiểm tra, thanh tra đột
xuất hay định kỳ của các đồn như: Kiểm tốn nhà nước, Thanh tra Thành
phố, Thanh tra Sở Kế hoạch Đầu tư, Hội đồng nhân dân huyện ... trong công
tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, quản lý thu chi ngân sách nhà nước
( trong đó có bao hàm nội dung về công tác quản lý nhà nước về đấu thầu).
Thông qua các hoạt động kiểm tra UBND huyện cũng rút ra được những bài
học kinh nghiệm trong công tác quản lý để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được
giao.
Việc áp dụng các phương pháp, công cụ trong công tác quản lý nhà
nước về đấu thầu đã giúp cho UBND huyện thực hiện tốt công tác quản lý
nhá nước về đấu thầu từ khâu lập kế hoạch đấu thầu, tổ chức đấu thầu, lựa
chọn được nhà thầu và ký kết hợp đồng triển khai thực hiện dự án. Ban quản
lý dự án ĐTXD huyện, UBND các xã, thị trấn đã thực hiện tốt nhiệm vụ chủ
đầu tư từ khâu lập kế hoạch đấu thầu theo đúng quy định ( lựa chọn hình thức
đấu thầu phù hợp, phân chia gói thấu đảm bảo việc lựa chọn thuận lợi, thời
gian triển khai hợp lý), đăng tải thông tin công khai minh bạch ... từ đó thu
hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, góp phần tăng khả năng cạnh tranh,
thể hiện sự cơng khai minh bạch trong đấu thầu.

Nhìn chung chất lượng, tiến độ thực hiện các cơng trình được bảo đảm


ix

giúp sử dụng nguồn vốn nhà nước hiệu quả, loại bỏ được phần lớn các tiêu
cực lãng phí có thể xảy ra. Bên cạnh những kết quả khả quan còn tồn tại nhiều
những hạn chế như: Cơ chế chính sách liên quan đến thực hiện dự án vẫn còn
chồng chéo và bất cập; Tính chun mơn, chun nghiệp về đấu thầu chưa
đồng đều và còn hạn chế ở một số chủ đầu tư; Chất lượng của một số công
việc chuẩn bị cho đấu thầu còn thấp như: việc lập và duyệt dự tốn khơng
theo kịp thời giá; Việc chuẩn bị hồ sơ mời thầu vẫn còn nhiều bất cập, chất
lượng hồ sơ mời thầu thấp đã dẫn đến việc huỷ đấu thầu; tổ chức đấu thầu và
đánh giá hồ sơ dự thầu; Vấn đề quản lý sau đấu thầu còn chưa được thực hiện
thường xuyên, Chế độ báo cáo đã thực hiện tốt hơn so với năm trước song vẫn
còn tiếp tục cần phải cải thiện...Nguyên nhân của những hạn chế nói trên phải
kể đến trước hết là do chế độ đấu thầu còn là vấn đề mới mẻ với nước ta; cách
thức tổ chức các hoạt động đấu thầu ở nước ta nói chung và ở UBND huyện
Hồi Đức nói riêng chưa kết hợp được những tinh hoa của đấu thầu quốc tế
với điều kiện Việt Nam; Do nhận thức, trình độ năng lực cán bộ quản lý cịn
yếu, cơ chế quản lý lỏng lẻo; Hệ thống chỉ tiêu xét thầu chưa hợp lý, cách
thức xét thầu chưa khoa học; Khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xã
hội; Chưa chú trọng đến vấn đề thông tin kể cả thông tin quốc tế và thông tin
trong nước...
Chương 3, Dựa trên cơ sở lý luận, kết quả thu được từ nghiên cứu,
phân tích thực trạng vấn đề quản lý nhà nước về đấu thầu từ đó để đưa ra các
giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về đấu thầu tại UBND
huyện Hoài Đức trong tương lai.
Trước hết phải dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện
đến năm 2015 là đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, huy

động mọi nguồn lực phát triển mọi tiềm năng thế mạnh, phát triển ngành nghề
truyền thống nhằm tăng tốc độ phát triển và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu


x

kinh tế trên cơ sở tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp là chủ đạo, thúc đẩy
giao lưu kinh tế đưa dịch vụ thương mại thành ngành kinh tế mũi nhọn và
hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội về tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế,
thu nhập, giáo dục, y tế ... để định hướng chung cho công tác quản lý nhà
nước về đấu thầu.
Luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nhằm hoàn thiện
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại UBND huyện Hoài
Đức. Một số giải pháp chủ yếu như:
- Tăng cường Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
cơng chức về cơng tác quản lý, tổ chức hoạt động đấu thầu.
- Tăng cường sự phối hợp giữa phòng, ban, ngành và UBND các
xã, thị trấn.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu
của nhà nước.
- Nâng cao chất lượng trong công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính
Bên cạnh đó là các kiến nghị về phía nhà nước và các cơ quan liên quan:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm
trong đấu thầu.
- Hoạt động đấu thầu cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc công bằng,
cạnh tranh, minh bạch và công khai.
- Triển khai thực hiện đấu thầu qua mạng.



xi

Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


Nguyễn đình linh

hoàn thiện công tác quản lý nhà nớc
về hoạt động đấu thầu tại ubnd huyện hoài đức
thành phố hà nội
Chuyên ngành: kinh tế đầu t


xii

Ngời hớng dẫn khoa học:
ts. đinh đào ánh thuỷ

Hà nội, năm 2011


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam ở đầu thế kỷ 21
như hiện nay, nhất là trong lĩnh vực đầu tư thì việc quản lý các hoạt động đấu
thầu là một điều đáng quan tâm khi mà các cơ quan nhà nước giữ vai trò chủ
đạo. Đặc biệt khi nước ta đã gia nhập WTO thì việc quản lý tốt các hoạt động

đấu thầu lại càng có vai trị quan trọng hơn, nó đảm bảo cho các dự án được thực
hiện đúng tiến độ, chất lượng tốt và điều quan trọng là tiết kiệm được ngân sách
của Nhà nước.
Hoài Đức là một huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội ( Hà Tây
cũ) có tiềm năng về đất đai để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các cơ sở hạ
tầng, có nguồn nhân lực dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi. Trong bối cảnh hiện
tại, việc phát triển kinh tế huyện sẽ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế của Thành phố Hà Nội trong tương lai. UBND huyện Hoài Đức hàng năm
cũng đầu tư một khoản tiền ngân sách tương đối lớn cho hoạt động đầu tư.
Hoạt động đấu thầu tuy mới chỉ xuất hiện ở nước ta nhưng UBND huyện
Hồi Đức đã ln ý thức được đấu thầu có một vai trò quan trọng trong giai
đoạn thực hiện đầu tư, quyết định đến sự thành công của công cuộc đầu tư. Vì
vậy trong những năm qua, UBND huyện đã triển khai đầu tư rất nhiều dự án,
tiến hành đẩy đủ các thủ tục về đấu thầu và chọn được nhà thầu phù hợp, tiết
kiệm được nguồn ngân sách đang còn hạn chế của huyện.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả xin chọn đề tài: ““Hồn thiện
cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu tại UBND huyện Hoài


2

Đức, thành phố Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn của mình
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở những vấn đề cơ bản về đấu thầu và quản lý nhà nước về
đấu thầu, tác giả phân tích thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động
đấu thầu tại UBND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội nhằm rút ra nhận xét,
đánh giá chung về kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại hạn chế cùng với
nguyên nhân chủ yếu của nó. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp, kiến nghị
nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu tại UBND
huyện Hoài Đức, Hà Nội.

3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý
nhà nước về hoạt dộng đấu thầu tại UBND huyện Hoài Đức, thành phố Hà
Nội trong thời gian qua.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước về đấu
thầu huyện Hồi Đức năm 2008- 2010 ( tính từ năm tỉnh Hà Tây sát nhập vào
Thành phố Hà Nội).
4. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lý
thuyết hệ thống, điều tra, phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích thống
kê, so sánh, …
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
- Vận dụng những vấn đề cơ bản về công tác đấu thầu, quản lý nhà
nước về hoạt động đấu thầu để làm rõ được công tác quản lý nhà nước về hoạt
động đấu thầu tại UBND huyện Hồi Đức, thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động
đấu thầu tổ chức đấu thầu tại UBND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đã


3

thực hiện trong những năm qua nhằm phát hiện ra những vấn đề cần nghiên
cứu, giải quyết;
- Đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước
về hoạt động đấu thầu tại UBND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
6. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước đối với
hoạt động đấu thầu tại UBND cấp huyện

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu
thầu tại UBND huyện Hoài Đức.
Chương 3: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động đấu thầu tại UBND huyện Hoài Đức


4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
TẠI UBND CẤP HUYỆN
1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đấu thầu
1.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ đấu thầu đã xuất hiện trong thực tế xã hội từ xa xưa. Theo
Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1998) thì đấu thầu được
giải thích là việc đọ cơng khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất
thì được giao cho làm hoặc được bán hàng (một phương thức giao làm cơng
trình hoặc mua hàng). Như vậy bản chất của việc đấu thầu đã được xã hội
thừa nhận như là một sự ganh đua (cạnh tranh) để được thực hiện một việc
nào đó, một yêu cầu nào đó.
Trên thực tế đã tồn tại một số định nghĩa về thuật ngữ đấu thầu trong
các văn bản khác nhau. Tuy nhiên, bản chất của thuật ngữ về đấu thầu dù dưới
dạng Quy chế hay Luật cũng đều sử dụng một thuật ngữ có xuất xứ từ tiếng
Anh là Procurement (nghĩa là mua sắm). Như vậy Quy chế đấu thầu, Luật
Đấu thầu đồng nghĩa với Quy chế Mua sắm (Procurement Regulation) hoặc
Luật Mua sắm (Law on Procurement).
Mua sắm cơng hay cịn gọi là mua sắm chính phủ, là những khoản chi
tiêu của các cơ quan chính phủ để mua hàng hố, dịch vụ cho việc sử dụng
của chính mình.
Ví dụ một cơ quan chính phủ mua ơ-tơ, lắp đặt hệ thống điều hoà nhiệt

độ, xây dựng trụ sở mới, thuê dịch vụ tổ chức hội nghị ... đó chính là những
hoạt động cụ thể của mua sắm chính phủ.
Từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế đã mở cửa


5

với thế giới thì bắt đầu xuất hiện khái niệm “đấu thầu”. Theo định nghĩa về
thuật ngữ đấu thầu trong Luật Đấu thầu của Việt Nam thì đó là q trình lựa
chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu
thuộc các dự án sử dụng vốn nhà nước. Kết quả của sự lựa chọn là có hợp
đồng được ký kết với các điều khoản quy định chi tiết trách nhiệm của hai
bên. Một bên là nhà thầu phải thực hiện các nhiệm vụ như nêu trong hồ sơ
mời thầu (có thể là dịch vụ tư vấn, cung cấp hàng hoá hoặc chịu trách nhiệm
xây dựng một cơng trình...), một bên là chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát,
kiểm tra, nghiệm thu và thanh toán tiền.
Theo quan điểm của tác giả, thực chất của quá trình đấu thầu ở Việt
Nam đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước là một quá trình mua sắm- quá
trình chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước.
1.1.2 Vai trò của đấu thầu
Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo các
quy luật khách quan của thị trường như quy luật cung- cầu, quy luật giá cả- giá
trị. Thông qua hoạt động đấu thầu, những người mua (BMT) có nhiều cơ hội để
lựa chọn những người bán phù hợp với mình, mang lại hiệu quả cao nhất- xứng
với giá trị của đồng tiền mà người mua sẵn sàng bỏ ra. Đồng thời những người
bán (nhà thầu) có nhiều cơ hội để cạnh tranh nhằm đạt được các hợp đồng, có
thể cung cấp các hàng hóa sản xuất ra, cung cấp các kiến thức mà mình có hoặc
các dịch vụ mà mình có khả năng đáp ứng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Với vai trị của cơng tác đấu thầu là nhằm quản lý việc chi tiêu, sử dụng
các nguồn tiền một cách có hiệu quả nên trên thế giới hiện nay các định chế tài

chính đều áp dụng các quy định về đấu thầu để giải ngân đối với các khoản tài
trợ cho các quốc gia vay vốn. Có thể kể đến các quy định trên thế giới về đấu
thầu mua sắm như Luật mẫu về Đấu thầu của UNCITRAL (Liên hợp quốc),


6

Hiệp định Mua sắm chính phủ của WTO ( Tổ chức thương mại thế giới), Hướng
dẫn đấu thầu mua sắm của WB, ADB, JICA... Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia
cũng đều có các quy định riêng về đấu thầu theo các hình thức khác nhau có thể
là luật, nghị định, sắc lệnh...
* Vai trò của đấu thầu đối với nền kinh tế
Cơng tác đấu thầu đóng góp những thành tựu to lớn cho sự phát triển
kinh tế, thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thị trường,
cụ thể vai trò của hoạt động đấu thầu thể hiện cơ bản qua các mặt sau:
Thông qua đấu thầu, các hoạt động kinh tế đều được kích thích phát
triển như các ngành sản xuất trực tiếp, các ngành công nghiệp phụ trợ, chế
biến. Với việc nhiều nhà thầu đứng vai trò tổng thầu để kết hợp được các nhà
chế tạo, nhà sản xuất, các chuyên gia tư vấn nhằm thực hiện các gói thầu quy
mơ lớn, tổng hợp nhiều lĩnh vực đã làm cho hoạt động kinh tế được diễn ra
theo hướng chun mơn hóa sâu và đa phương hóa rộng.
Đấu thầu là một cơng cụ quan trọng của kinh tế thị trường, giúp người
mua (BMT) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh;
Phát triển các ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hoá sâu và hợp
tác hoá rộng đồng thời phát triển thị trường đấu thầu. Thông qua đấu thầu đã
phát triển được thị trường người bán, nhiều doanh nghiệp nhà thầu lớn mạnh,
nhiều doanh nghiệp được thành lập mới hoặc đặt chân vào thị trường đấu
thầu, kích thích thị trường trong nước phát triển chống được sự độc quyền tự
nhiên. Các CĐT, BMT cũng được tăng cường về năng lực, họ có thêm kiến
thức, thơng tin và trở thành những người mua ngày một thơng thái hơn. Bên

cạnh đó, hoạt động đấu thầu góp phần tạo động lực cho sự phát triển nhờ tăng
cường sự công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh
các hoạt động mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước cho các công trình


×