Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 44 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Tăng huyết áp đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tăng tần suất các
yếu tố nguy cơ. Tăng huyết áp ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh
nặng bệnh tật trên toàn cầu (64 triệu người sống trong tàn phế). Trên thế giới tỷ lệ tăng huyết áp chiếm từ 8 đến
18% dân số (theo Tổ chức Y tế Thế giới) thay đổi từ các nước châu Á như Indonesia 6 - 15%, Malaysia 10 - 11%,
Đài loan 28%, tới các nước Âu - Mỹ như Hà Lan 37%, Pháp 6 - 15%, Hoa kỳ 24% Ở Việt Nam, tần suất tăng
huyết áp đang ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển, đến năm 2008 tần suất tăng huyết áp ở người lớn Việt
Nam là 25,1%.
Bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị còn chưa được hiểu biết đầy đủ, chưa thấy được đề cập và nghiên cứu
một cách có hệ thống, nó gần như chỉ được các bác sỹ làm chuyên ngành tim mạch quan tâm. Mặt khác việc theo
dõi huyết áp lưu động 24 giờ bằng máy mang theo người cho thấy giá trị trong đánh giá và kiểm soát bệnh nhân
tăng huyết áp kháng trị và hơn hẳn đo huyết áp theo phương pháp Korotkoff trong dự đoán tổn thương cơ quan
đích. Để tìm hiểu tăng huyết áp kháng trị có đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, cũng như đặc điểm huyết áp 24 giờ
như thế nào để giúp các bác sỹ thực hành lâm sàng có những đánh giá, chẩn đoán chính xác bệnh lý và đưa ra
phương pháp điều trị thích hợp nhằm mục đích giảm tỷ lệ biến chứng của tăng huyết áp kháng trị, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng
huyết áp kháng trị”
2. Mục tiêu nghiên cứu
1
1. Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tăng huyết áp kháng trị.
2. Nghiên cứu đặc điểm huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị.
3. Những đóng góp mới về khoa học, thực tiễn của đề tài
- Về lâm sàng và cận lâm sàng:
+ Các nguyên nhân thường gặp là: suy thận (37,7%), dùng cùng với corticoid (21,1%), với NSAIDs (13,1%)
và hẹp động mạch thận (4,4%). Một số yếu tố tác động tới nguyên nhân gây THAKT: ăn mặn, hút thuốc, uống
rượu…
+ Biến chứng ở cơ quan đích: Biến chứng tim (76,3%), biến chứng thận (24,4%), biến chứng não (21,1%)
và biến chứng mắt (44,7%) ở nhóm tăng huyết áp kháng trị cao hơn nhóm tăng huyết áp không kháng trị, với p <
0,05.
- Đặc điểm biến đổi huyết áp 24 giờ:


+ Các chỉ số HA của nhóm THAKT cao hơn nhóm THAKKT (p < 0,05). Có tình trạng quá tải áp lực ban
đêm nhóm THAKT cao hơn nhóm THAKKT (p < 0,05).
+ Tỷ lệ nondipper của nam giới nhóm THAKT là 59,7% cao hơn nhóm THAKKT (p < 0,05).
+ Bệnh nhân có chỉ số khối lượng cơ thất trái tăng có giá trị HATT ban ngày và đêm cao hơn những bệnh
nhân có chỉ số khối lượng cơ thất trái bình thường trong nhóm THAKT .
4. Bố cục của luận án
Luận án dài 139 trang (không kể phần tài liệu tham khảo và phụ lục), kết cấu thành 4 chương:
Đặt vấn đề: 02 trang
2
Chương 1. Tổng quan: 39 trang
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 21 trang
Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 35 trang
Chương 4. Bàn luận: 39 trang
Kết luận: 02 trang
Kiến nghị: 01 trang
Tài liệu tham khảo: 131 (28 tiếng Việt, 103 tiếng Anh).
3
CHƯƠNG 1
TỐNG QUAN
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ tăng huyết áp (THA) hay tăng áp lực động mạch mô tả sự tăng cao kéo dài huyết áp động mạch.
Tuy nhiên, xác định chỉ số huyết áp (HA) nào được coi là ngưỡng cho chẩn đoán THA đến nay vẫn chưa hoàn
toàn thống nhất, chưa có một ranh giới rõ ràng giữa HA bình thường và HA bệnh lý.
Năm 1978, WHO đã qui định mức HA < 140/90mmHg thì được coi là bình thường, từ >160/95mmHg là
THA chính thức và từ 140/90mmHg đến < 160/95mmHg là THA giới hạn. Tuy nhiên, trong thực tế các thầy
thuốc thấy mức qui định trên là khá cao, bởi vì ngay từ mức 140/90mmHg HA đã có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu
đến cơ thể. Nghiên cứu Framingham cho thấy ở nhóm người có trị số HA từ 140/90mmHg đến < 160/95mmHg
được theo dõi trong thời gian 20 năm có tỷ lệ tai biến tim mạch như tai biến mạch não, suy tim, suy mạch vành
hoặc tử vong do nguyên nhân tim mạch đều tăng gần gấp đôi so với những người có mức HA < 140/90mmHg.

1.1.2. Chẩn đoán và phân loại tăng huyết áp
* Chẩn đoán
THA biểu hiện chủ yếu trên lâm sàng là những thay đổi về trị số HA, bệnh tiến triển nói chung trong một
thời gian dài không có triệu chứng. Các triệu chứng lâm sàng thấy được là do tác động của HA lên các cơ quan
đích, thường là các biến chứng. Việc chẩn đoán THA chủ yếu dựa vào chỉ số HA được đo theo phương pháp lâm
sàng qui chuẩn. Đến nay đo HA tại phòng khám bằng HA kế thuỷ ngân vẫn là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán
4
THA. Dựa vào phương pháp đo này nếu có HATT ≥ 140mmHg và/ hoặc HATTr ≥ 90mmHg kéo dài thì được
chẩn đoán là THA.
* Phân loại tăng huyết áp
Có nhiều cách phân loại THA. Trên thực tế lâm sàng người ta sử dụng cách phân loại đơn giản, chia THA
ra làm 2 loại chính:
- THA nguyên phát (chưa rõ nguyên nhân) hay còn gọi là bệnh THA, chiếm khoảng 90 - 95% các trường
hợp THA.
- THA thứ phát là THA xác định được nguyên nhân gây ra như: do các bệnh lý của thận, hẹp eo động mạch
chủ, u tuỷ thượng thận, do thuốc chiếm từ 5 - 10% các trường hợp THA.
1.2. TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ (THAKT).
1.2.1. Khái niệm
THAKT (Resistant Hypertension - RH) được định nghĩa là THA mà khi đã sử dụng một phác đồ điều trị
với ít nhất 3 loại thuốc chống THA phối hợp với liều thích hợp bao gồm một loại thuốc lợi tiểu vẫn không đạt đ -
ược HA mục tiêu. HA mục tiêu ở những người THA là < 140/90mmHg và < 130/80mmHg ở bệnh nhân THA có
nguy cơ cao (bao gồm những người đái tháo đường, bệnh thận mãn tính ). Bệnh nhân không dùng được thuốc lợi
tiểu và phải sử dụng 3 thuốc khác nhau trong phác đồ điều trị mà vẫn không đạt được HA mục tiêu thì cũng coi là
THAKT, hoặc bệnh nhân dùng từ 4 thuốc trở lên để đạt được HA mục tiêu thì cũng xếp vào diện THAKT. Khái
niệm này không áp dụng với những bệnh nhân mới bị THA hoặc chưa được điều trị.
1.2.2. Nguyên nhân tăng huyết áp kháng trị
5
- Đo huyết áp không đúng cách
- Tăng thể tích quá mức
- Do thuốc hoặc các nguyên nhân khác

- Bệnh cảnh kèm theo.
- Nguyên nhân của tăng huyết áp thứ phát.
6
1.3. ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC 24 GIỜ BẰNG MÁY MANG THEO NGƯỜI VÀ ỨNG DỤNG Ở
BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ
1.3.1. Đo huyết áp tự động liên tục 24 giờ bằng máy mang theo người (Ambulatory Blood Pressure
Monitoring – APBM)
ABPM đưa ra những thông tin vượt trội hơn biện pháp đo HA phòng khám thông thường (clinical blood
pressure measurement – CBPM). Có một số lợi thế rõ ràng được đưa ra là: ABPM đưa ra nhiều trị số HA hơn và
số đo HA này phản ánh chính xác, khách quan hơn CBPM, nhờ việc đưa ra một biểu đồ (profile) HA với một loạt
các số đo cách nhau một khoảng thời gian định sẵn, tách khỏi môi trường y tế, vì vậy cho phép chẩn đoán xác
định THA áo choàng trắng. ABPM đưa ra một hình thái (pattern) động HA trong 24 giờ hơn là hình ảnh chụp
nhanh tại một thời điểm nhất định. ABPM có thể phản ánh được hiệu quả của thuốc hạ áp trong 24 giờ, hơn là đưa
ra quyết định điều trị chỉ dựa trên một vài số đo HA tại một vài thời điểm nhất định trong ngày.
1.3.2. Ứng dụng đo huyết áp tự động liên tục 24 giờ bằng máy mang theo người trong tăng huyết áp kháng
trị
ABPM là phương pháp đo HA tự động với khoảng thời gian kết hợp trong 24 giờ khi bắt đầu dùng thuốc. Ở đây,
đường dẫn truyền huyết động chung và biến thiên HA được xác định chính xác hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, so với
đo HA theo phương pháp Korotkoff thì ABPM đo được nhiều và hơn hẳn trong dự đoán tổn thương cơ quan đích và tỷ
lệ bệnh tim mạch . Với mọi lợi ích của đo HA máy so với đo HA theo phương pháp Korotkoff, cùng với sự nhận biết
hiện tượng áo choàng trắng dẫn đến việc chuyển ABPM từ là phương tiện nghiên cứu sang phương pháp lâm sàng.
Mặc dù tiên lượng THAKT ít được đề cập trong y văn do thiếu nghiên cứu hiệu quả và có nhiều bằng chứng liên quan
7
đến tổn thương cơ quan đích và kết quả tim mạch đối với mức HA. HA không kiểm soát cùng với những yếu tố nguy
cơ khác là rào cản lớn làm kết quả THAKT xấu hơn
8
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
114 bệnh nhân THA có đủ tiêu chuẩn THA kháng trị (43 bệnh nhân suy thận) và đưa vào nhóm 1 (nhóm

bệnh), lấy ngẫu nhiên 75 bệnh nhân THA không kháng trị (THAKKT) có cùng phân bố về tuổi, giới đưa vào
nhóm 2 (nhóm chứng).
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu
- Bệnh nhân điều trị nội trú được chẩn đoán tăng huyết áp bằng phương pháp đo huyết áp Korotkoff, khi
HA tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg.
- Điều trị THA bằng các biện pháp như: tiết chế ăn uống, dùng các thuốc chống THA dựa vào trị số HA
đo hàng ngày bằng phương pháp đo huyết áp Korotkoff. Bệnh nhân được kiểm tra huyết áp, theo dõi và đánh giá
kết quả điều trị ít nhất từ sau 1 tháng trở lên.
- Các thuốc chống THA được sử dụng với liều theo phác đồ khuyến cáo của Hội tim mạch Việt nam về
chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn giai đoạn 2006 -2010 [19].
- 114 bệnh nhân THAKT được chia ra thành 2 phân nhóm:
+ Phân nhóm 1 (71 bệnh nhân): Được lựa chọn trong số bệnh nhân đã được chẩn đoán THA mà không
kiểm soát được huyết áp về mức mục tiêu (HA ≥ 140/90mmHg), được sử dụng đủ liều của một phác đồ với ít nhất
3 loại thuốc điều trị chống THA thích hợp trong đó có một loại thuốc lợi tiểu.
9
+ Phân nhóm 2 (43 bệnh nhân): Là những bệnh nhân THAKT, được lựa chọn trong số các bệnh nhân
suy thận mạn với HA > 140/90mmHg mà được sử dụng ≥ 3 loại thuốc chống THA khác nhau (trong đó thuốc lợi
tiểu không có tác dụng và thay bằng lọc máu chu kỳ).
+ Tiến hành đo huyết áp liên tục 24 giờ bằng máy mang theo người (ABPM) cho cả 114 bệnh nhân.
- 75 bệnh nhân THAKKT là:
+ Những bệnh nhân có tăng huyết áp được kiểm soát huyết áp ở mức mục tiêu (HA < 140/90mmHg)
(lấy ngẫu nhiên).
+ Tiến hành đo HA liên tục 24 giờ bằng máy mang theo người (ABPM) cho cả 75 bệnh nhân, để so
sánh với nhóm nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
+ Các bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Các bệnh nhân mới phát hiện THA hoặc chưa dùng thuốc chống THA bao giờ và những bênh nhân có
thời gian theo dõi chưa đủ để phân nhóm THAKT.
+ Các bệnh nhân đang có bệnh lý cấp tính, rối loạn nước và điện giải nặng, rối loạn ý thức
+ Các trường hợp theo dõi HA bằng ABPM bị dị ứng bao hơi, không chịu nổi khi mang máy hoặc có kết

quả > 15% không đạt yêu cầu
+ Những bệnh nhân có biến chứng nặng, cần được điều trị cấp cứu.
10
Tất cả các đối tượng đều đã được giải thích mọi khía cạnh cụ thể trước khi tham gia nghiên cứu, hoàn toàn
tự nguyện, đảm bảo các tiêu chí về đạo đức y học.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả có đối chứng.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân lựa chọn nghiên cứu được khai thác bệnh sử, tiền sử, các yếu tố nguy cơ, khám lâm sàng, xét
nghiệm đầy đủ theo một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất và được tiến hành như nhau giữa hai nhóm đối tượng.
11
2.2.3.2. Các giá trị tính toán được của máy đo huyết áp tự động 24 giờ
Một bản ghi được coi là đủ tiêu chuẩn khi có ≥ 85% số lần đo hợp lệ, loại bỏ các số đo bất thường không
hợp lệ hoặc bị nhiễu.
* Các chỉ số thu được khi phân tích.
- HA tâm thu trung bình 24h (HATT 24h), HA tâm trương trung bình 24h (HATTr 24h), trung bình tần
số tim 24 giờ.
- HA tâm thu trung bình ban ngày (HATT ngày), HA tâm trương trung bình ban ngày (HATTr ngày),
trung bình tần số tim ban ngày.
- HA tâm thu trung bình ban đêm (HATT đêm), HA tâm trương trung bình ban đêm (HATTr đêm), trung
bình tần số tim ban đêm.
- HA trung bình 24 giờ (HATB 24h), HA trung bình ban ngày (HATB ngày), HA trung bình ban đêm
(HATB đêm).
- Đỉnh cao HA trong 24 giờ: Khi HATB > 10% so với HATB 24 giờ
- Quá tải áp lực (pressure overload: LOAD) trong đó LOAD là tổng giá trị HATT và HATTr thừa ra so
với qui định.
+ Mức qui định đối với HATT: Ở mức 140mmHg vào ban ngày và 125mmHg vào ban đêm.
+ Mức qui định đối với HATTr: Ở mức 90mmHg vào ban ngày và 75mmHg vào ban đêm.
2.2.5. Xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê y học trên máy vi tính theo chương trình
12
phần mềm SPSS for Window Version 15,0.
13
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Bảng 3.1: Tuổi và giới đối tượng nghiên cứu.
Nhóm
Tuổi
THAKT THAKKT
p
n % n %
20 - 29 8 7,0 1 1,3 > 0,05
30 - 39 7 6,2 4 5,3 > 0,05
40 - 49 22 19,3 8 10,7 > 0,05
50 - 59 29 25,4 16 21,4 > 0,05
60 - 69 35 30,7 26 34,7 > 0,05
70 - 79 13 11,4 20 26,6 > 0,05
X+SD
58,54 ± 13,75 60,28 ± 11,49 > 0,05
Giới
Nam 85 74,6 38 50,7 > 0,05
Nữ 29 25,4 37 49,3 > 0,05
p < 0,05 > 0,05
Tổng cộng 114 100 75 100
Nhận xét:
- Sự phân bố về tuổi và giới của nhóm THAKT và nhóm THA tương đương nhau (p>0,05); Tuổi trung
bình nhóm THAKT là 58,54 ± 13,75 và tuổi trung bình nhóm THA là 60,28 ± 11,49 (p >0,05)
14

- Nhóm THAKT có tỷ lệ nam giới bị bệnh cao hơn nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa với p <0,05.
Bảng 3.3: Mức độ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu
Nhóm THAKT THAKKT
p
n % n %
Độ 1 12 10,5 39 52,0 < 0,01
Độ 2 50 43,9 26 34,7 > 0,05
Độ 3 52 45,6 10 13,3 < 0,01
Tổng cộng 114 100 75 100
Nhận xét:
- THA độ 3 hay gặp ở nhóm THAKT với tỷ lệ 45,6% cao hơn nhóm THAKKT 13,3% với sự khác biệt p <
0,01
15
Bảng 3.4: Giai đoạn tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu
Nhóm
Giai đoạn
THAKT THAKKT
n % n %
Giai đoạn 1 0 0 22 29,3
Giai đoạn 2 26 35,2 36 48,0 > 0,05
Giai đoạn 3 45 64,8 17 22,7 < 0,001
Tổng cộng 71 100 75 100
Nhận xét:
- THA giai đoạn 3 của nhóm THAKT có tỷ lệ 64,8% cao hơn nhóm chứng là 22,7%, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,01
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bảng 3.5: Triệu chứng chủ quan của đối tượng nghiên cứu.
Nhóm
Triệu chứng
THAKT (n=114) THAKKT (n=75) p

n % n %
Đau đầu 92 80,7 58 77,3 > 0,05
Chóng mặt 67 58,8 49 65,3 > 0,05
Giảm trí nhớ 29 25,4 19 25,3 > 0,05
Nhìn mờ 9 7,9 3 4,0 > 0,05
Buồn nôn 11 9,7 12 16,0 > 0,05
Đau ngực 28 24,6 24 32,0 > 0,05
Đột quỵ cũ 5 4,4 3 4,0 > 0,05
Khó thở 22 19,3 12 16,0 > 0,05
Nhận xét:
Về lâm sàng: hay gặp đau đầu (80,7%), chóng mặt (58,8%). Ngoài ra còn gặp một số các triệu chứng khác
16
nhưng đều không có sự khác biệt so với nhóm chứng với p > 0,05.
Bảng 3.7: Giá trị huyết áp đo phương pháp Korotkoff sau điều trị
Giá trị THAKT (n = 71) THAKKT (n = 75) p
HATT (mmHg) 156,21 ± 18,53 129,74 ± 10,25 < 0,001
HATTr (mmHg) 91,46 ±10,75 82,57 ±9,38 < 0,001
Trung bình (X±SD) 116,85 ±16,42 98,29 ±9,67 < 0,001
Nhận xét:
Trị số HA đo thông thường sau khi điều trị của nhóm THAKT vẫn cao hơn nhóm THAKKT, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001.
HATT đo thông thường sau khi điều trị của nhóm THAKT là 156,21 ± 18,53 cao hơn nhóm THAKKT, sự
khác biệt với p < 0,001.
HATTr đo thông thường sau khi điều trị của nhóm THAKT là 91,46 ±10,75 cao hơn nhóm THAKKT với p
< 0,001.
Bảng 3.8: Các yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu.
Nhóm
Triệu chứng
THAKT (n=114) THAKKT (n=75)
p

n % n %
Tiền sử gia đình 28 24,7 19 25,3
> 0,05
Hút thuốc 53 46,5 17 22,7
< 0,05
Uống rượu 68 59,7 18 24,0
< 0,001
Ăn mặn 91 79,8 21 28,0
< 0,001
Đái tháo đường 12 10,5 4 5,3
> 0,05
17
Tăng acid uric 5 4,4 12 16,0
> 0,05
Stress tâm lý 5 4,4 1 1,3
> 0,05
Béo phì (BMI ≥ 25) 35 30,7 11 14,7
< 0,05
Rối loạn lipit máu 68 59,7 38 50,7
> 0,05
Nhận xét:
- Yếu tố nguy cơ nhóm THAKT có tỷ lệ cao nhất là ăn mặn 79,8%, tiếp đến là uống rượu 59,7%, cao hơn
so với nhóm chứng có ý nghĩa (p < 0,001).
- Hút thuốc và béo phì là 2 yếu tố nguy cơ gặp ở nhóm THAKT có sự khác biệt với p < 0,05 so với nhóm
chứng.
Bảng 3.12: Kết quả xét nghiệm máu của nhóm tăng huyết áp kháng trị và nhóm tăng huyết áp không kháng
trị.
Nhóm
Chỉ tiêu
THAKT (n = 71) THAKKT (n = 75)

p
X
SD X SD
Urê (mmol/l) 6,10 1,91 5,69 2,1 > 0,05
Creatinin (µmol/l) 97,03 26,13 83,96 20,20 < 0,05
Glucose (mmol/l) 5,38 2,14 4,98 1,55 > 0,05
Cholesterol (mmol/l) 5,44 1,51 5,09 1,16 < 0,05
LDL-C (mmol/l) 3,72 1,99 3,19 1,02 < 0,05
HDL-C (mmol/l) 1,30 0,56 1,28 0,84 > 0,05
Triglycerid (mmol/l) 2,57 1,76 2,77 1,96 > 0,05
Acide uric (µmol/l) 428,22 144,18 361,46 118,55 < 0,01
Na
+
(mmol/l) 132,14 6,23 133,81 5,67 > 0,05
K
+
(mmol/l) 3,75 0,64 3,68 0,54 > 0,05
Ca
++
(mmol/l) 1,09 0,68 1,14 0,24 > 0,05
18
Nhận xét:
- Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu: creatinin, cholesterol, LDL-C và uric ở nhóm THAKT cao hơn nhóm THA với
sự khác biệt p < 0,05 và 0,001.
- Các xét nghiệm, triglycerit ở nhóm THAKT thấp hơn nhóm THA, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.
- Kết quả xét nghiệm điện giải máu ở cả hai nhóm là tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.18: Kết quả siêu âm tim đối tượng nghiên cứu
Nhóm

Chỉ tiêu
THAKT (n=114) THAKKT (n=75) p
Nhĩ trái LAD
s
(mm) 32,84 ± 4,24 31,65 ± 5,03 > 0,05
ĐM chủ Ao (mm) 30,88 ± 3,85 30,37 ± 4,36 > 0,05
Đường kính thất trái
- Dd (mm) 45,99 ± 6,02 44,90 ± 7,66 > 0,05
- Ds (mm) 29,96 ± 8,23 28,31 ± 7,41 > 0,05
Thể tích thất trái
- Vd (mm) 100,35 ± 32,06 99,20 ± 42,13 > 0,05
- Vs (mm) 37,88 ± 18,21 34,86 ± 19,44 > 0,05
%D 36,72 ± 7,95 37,58 ± 7,82 > 0,05
%EF 64,87 ± 8,33 65,94 ± 10,40 > 0,05
Thất phải RVDd (mm) 21,09 ± 5,45 21,07 ± 6,99 > 0,05
LVM (g) 246,62 ± 37,33 230,91 ± 34,52 < 0,01
19
LVMI (g/m
2
)
- Nam
- Nữ
143,84 ± 21,39
148,41 ± 15,96
129,35 ± 29,42
126,71 ± 25,65
142,69 ± 17,43
109.89 ± 21,56
< 0,001
< 0,05

< 0,001
Vách liên thất
- IVSd 12,72 ± 3,21 10,21 ± 2,58 < 0,01
- IVSs 16,38 ± 3,85 14,32 ± 2,94 < 0,001
Thành sau thất trái
- LPWd 10,55 ± 2,44 9,09 ± 2,673 < 0,001
- LPWs 14,58 ± 2,68 13,48 ± 2,71 < 0,01
Nhận xét:
- Những biến đổi chủ yếu của nhóm THAKT là dày thành thất (IVSd, LPWd), tăng khối lượng cơ thất trái
(LVM) và chỉ số khối lượng cơ thất trái (LVMI), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,01.
- Các giá trị khác trên siêu âm tim của nhóm THAKT đều cao hơn nhóm THAKKT nhưng sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.19: So sánh khối lượng cơ thất trái và chỉ số khối lượng cơ thất trái trên bệnh nhân tăng huyết áp
kháng trị và tăng huyết áp không kháng trị
Nhóm
Chỉ số
THAKT (n=94) THAKKT (n=75) p
n % n %
LVM (g)
Bình thường
7 7,4 22 29,3
< 0,01
Tăng
87 92,6 53 70,7
LVMI (g/m
2
)
Bình thường
10 10,6 23 30,7
< 0,01

Tăng
84 89,4 52 69,3
Nhận xét:
20
- Tỷ lệ bệnh nhân có LVM tăng của nhóm THAKT là 92,6% cao hơn nhóm THAKKT (70,7%) có ý nghĩa
với p < 0,01
- Tỷ lệ bệnh nhân có LVMI tăng của nhóm THAKT cao hơn nhóm THAKKT (89,4% so với 69,3%) với p
< 0,01
Bảng 3.21. Nguyên nhân và yếu tố liên quan đến nguyên nhân tăng huyết áp kháng trị
TT Nguyên nhân Số lượng n=114 %
Nguyên nhân THAKT
1 Suy thận 43 37,7
2 Hẹp động mạch thận 5 4,4
3 Dùng corticoid, 24 21,1
4 Tuân thủ chế độ điều trị không tốt 38 33,3
5 Dùng thuốc chống THA với NSAIDs 15 13,1
Yếu tố liên quan đến THAKT
6 Đau mạn tính 15 13,2
7 Nghiện rượu 68 59,7
8 Béo phì 35 30,7
9 Nghiện thuốc 53 46,5
Nhận xét:
- Nguyên nhân hay gặp của THAKT là suy thận (37,7%), dùng thuốc chống THA, corticoid là 21,1%, với
NSAIDs 13,1% và hẹp động mạch thận là 4,4% và tuân thủ chế độ điều trị không tốt 33,3%.
- Ngoài ra còn gặp các yếu tố liên quan tới nguyên nhân THAKT như là: uống rượu (59,7%), hút thuốc
(46,5%),béo phì (30,7%).
21
Bảng 3.22. Một số biến chứng ở cơ quan đích của nhóm nghiên cứu
Nhóm
Cơ quan đích

THAKT THAKKT
p
n % n %
Tim 87/114 76,3 39/75 52,0 < 0,01
Thận 18/71 24,4 6/75 8 < 0,05
Não
Đột quị (n = 7)
15/71 21,1 4/75 5,4 < 0,05
Cơn TIA (n = 8)
Mắt 42/94 44,7 11/63 17,5 < 0,05
Nhận xét:
- Tỷ lệ biến chứng tim ở nhóm THAKT là 76,3% cao hơn nhóm THAKKT là 52%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,01.
- Tỷ lệ biến chứng mắt ở nhóm THAKT là 44,7% tăng hơn nhóm THAKKT là 17,5%, sự khác biệt có ý
nghĩa với p < 0,05.
- Biến chứng thận ở nhóm THAKT có tỷ lệ 21,1% cao hơn nhóm THAKKT, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p < 0, 05.
- Tỷ lệ biến chứng não ở nhóm THAKT là 21,2% cao hơn nhóm THAKKT là 4,0%, sự khác biệt có ý nghĩa
với p < 0,05.
3.3. ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỔI HUYẾT ÁP TRÊN HUYẾT ÁP 24 GIỜ
Bảng 3.29: So sánh giá trị trung bình các chỉ số huyết áp trên huyết áp 24 giờ
Nhóm
Chỉ số
THAKT (n=102)THAKKT (n=72)
p
22
X SD X SD
HATT
(mmHg)
Ban ngày 148,92 12,37 120,44 11,74 < 0,001

Ban đêm 146,78 12,58 112,74 10,48 < 0,001
24h 141,59 12,33 120,44 11,74 < 0,001
HATTr
(mmHg)
Ban ngày 94,27 11,82 75,97 8,67 < 0,001
Ban đêm 91,18 11,63 72,58 10,51 < 0,001
24h 88,43 10,60 75,24 8,64 < 0,001
HATB
(mmHg)
Ban ngày 108,07 9,77 91,13 7,05 < 0,001
Ban đêm 103,02 10,06 86,24 8,69 < 0,001
24h 108,07 10,89 92,31 7,45 < 0,001
LOADTT
(%)
Ban ngày 12,04 5,18 10,5 2,12 > 0,05
Ban đêm 13,88 6,98 7,0 1,12 < 0,05
24h 13,00 6,07 7,52 4,18 > 0,05
LOADTTr
(%)
Ban ngày 15,98 8,05 10,5 3,94 > 0,05
Ban đêm 14,42 7,51 7,12 2,14 < 0,05
24h 13,14 6,34 1,27 0,96 < 0,05
Nhận xét:
- Giá trị trung bình các chỉ số HA 24 giờ ở bệnh nhân THAKT cao hơn nhóm bệnh nhân THA, sự khác biệt có ý
nghĩa với p < 0, 001. Quá tải áp lực tâm thu và tâm trương ban đêm của nhóm THAKT khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05
so với nhóm THAKKT.
Bảng 3.30: So sánh giá trị trung bình các chỉ số huyết áp 24 giờ ở nhóm tăng huyết áp kháng trị
Nhóm
Chỉ số
Ban ngày Ban đêm p

HATT
(mmHg)
X 148,92 146,78
> 0,05
SD 12,37 12,58
23
HATTr X 94,27 91,18 > 0,05
SD 11,82 11,63
HATB
(mmHg)
X 108,07 103,02
> 0,05
SD 9,77 10,06
LOAD TT
(%)
X 12,04 13,88
> 0,05
SD 5,18 6,98
LOAD TTr
(%)
X 14,42 15,98
> 0,05
SD 7,51 8,05
Nhận xét:
+ Chỉ số HATT, HATTr, HATB ban ngày cao hơn ban đêm không có sự khác biệt với p > 0,05.
+ Tỷ lệ quá tải áp lực tâm thu và tâm trương ban đêm cao hơn ban ngày không có ý nghĩa thống kê với p >
0,05.
Bảng 3.31: Hình thái huyết áp theo huyết áp 24 giờ của đối tượng nghiên cứu
Nhóm
Hình thái HA

THAKT (n =114) THAKKT (n =75)
n % n %
Dipper
Nam 18 15,8 7 9,3 > 0,05
Nữ 6 5,3 9 12,0 > 0,05
Non dipper
Nam 68 59,7 30 40,0 < 0,05
Nữ 22 19,3 29 38,7 < 0,05
Dipper 24 21,1 16 21,3 > 0,05
Non dipper 90 79,0 59 78,7 > 0,05
Cơn THA sáng sớm 7 6,7 2 2,8 > 0,05
Nhận xét:
- Chỉ số dipper và non dipper ở hai nhóm nghiên cứu tương đương nhau không có sự khác biệt với p >
24
0,05.
- HA non dipper ở bệnh nhân nam của nhóm THAKT (59,7%) cao hơn nhóm THAKKT (40,0%), sự khác
biệt có ý nghĩa với p < 0,05.
- Ở những bệnh nhân nữ thì nhóm THAKT (19,3%) thấp hơn nhóm THAKKT (38,7%) có ý nghĩa với p <
0,05
- Cơn THA sáng sớm ở nhóm THAKT là 6,7% cao hơn nhóm THAKKT là 2,8% với p > 0,05.
Bảng 3.34: Tương quan giữa các giá trị huyết áp huyết áp 24 giờ với chỉ số khối lượng cơ thất trái ở bệnh nhân
tăng huyết áp kháng trị (n = 71).
Chỉ số HA
(mmHg)
Giá trị LVMI
Phương trình tương quan
r p
HA
24h
HATT 0,67 < 0,001 HATT24h = 136,66 + 1,266LVMI

HATTr 0,36 < 0,01 HATTr24h = 85,75 + 0,852LVMI
HATB 0,42 < 0,001 HATB24h = 107,21 + 0,772LVMI
HA
ngày
HATT 0,63 < 0,001 HATT ngày = 137,76 + 1,147LVMI
HATTr 0,34 < 0,01 HATTr ngày = 86,45 + 0,776LVMI
HATB 0,44 < 0,001 HATB ngày = 107,28 + 0,962LVMI
HA
đêm
HATT 0,54 < 0,001 HATT đêm = 128,58 + 0,912LVMI
HATTr 0,36 < 0,001 HATTr đêm = 82,04 + 0,803LVMI
25

×