BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN QUỐC OÁNH
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TÍN DỤNG
NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 62.31.10.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2012
Công trình hoàn thành tại:
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Người hướng dẫn: GS.TS. PHAM THI MY DUNG
Phản biện 1: GS.TSKH Lê Du Phong
Hội khoa học Kinh tế Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS Lê Hữu Ảnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
Phản biện 3: TS Bùi ðình Hòa
Trường ðại học Nông Lâm Thái Nguyên
Luận án ñược bảo vệ tại hội ñồng chấm luận án cấp trường họp tại:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
Vào hồi giờ, ngày tháng 11 năm 2012
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
1
MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
ðiều kiện căn bản cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững là phải có thị
trường tín dụng nông thôn phát triển. Việc cung cấp các khoản vay có lãi suất phù hợp có
thể thúc ñẩy ứng dụng công nghệ mới, mở rộng sản xuất lương thực và tăng thu nhập
trong nông nghiệp (Zeller và các cộng sự, 1997). Mặt khác, tiếp cận dễ dàng các dịch vụ
tín dụng phù hợp và ổn ñịnh có vai trò lớn trong việc giảm nghèo ở nông thôn
(Buchenrieder và các cộng sự, 2003; Sharma, 2001; Zeller, 1999). Các tổ chức tín dụng
nông thôn chuyên biệt và hệ thống ngân hàng ñể cung cấp các nguồn tín dụng ñã ñược
thiết lập. Tuy nhiên, cho ñến nay hoạt ñộng tín dụng chưa ñủ mạnh ñể ñảm bảo phát triển
hệ thống tín dụng lành mạnh và bền vững.
So với yêu cầu phát triển của khu vực nông thôn, hệ thống tín dụng nông thôn
ngoại thành Hà nội vẫn chưa phát huy tối ña tiềm năng của mình. ðiều này xuất phát từ
sự hạn chế về hiệu quả hoạt ñộng, sự hợp tác, liên kết trong mạng lưới và phân bổ nguồn
vốn tín dụng. Tuy nhiên, trong sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tổ chức tín dụng thì hệ
thống tín dụng khu vực này rất có tiềm năng nếu có sự ñịnh hướng phát triển ñúng ñắn.
Chính vì thế, sự phát triển của hệ thống tín dụng nông thôn cần thiết phải phát triển song
song và có tác ñộng thúc ñẩy với sự phát triển của kinh tế nông thôn. ðiểm trọng tâm
cho sự phát triển mạnh mẽ kinh tế trong giai ñoạn hiện nay ở khu vực nông thôn ngoại
thành là có sự ñóng góp của hệ thống tín dụng nông thôn.
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành nhằm
hướng ñến giải pháp phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội là rất
cần thiết. ðặc biệt, hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội có những nét ñặc
trưng riêng so với tín dụng nông thôn nói chung. ðiều này xuất phát từ ñặc trưng về
kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của người dân ngoại thành Hà Nội. Xuất phát từ
yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu những vấn ñề lý luận và thực tiễn về hệ thống tín dụng nông thôn
ngoại thành, ñánh giá thực trạng nhằm ñề xuất giải pháp phát triển hệ thống tín dụng
nông thôn ngoại thành Hà Nội.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội;
Phản ánh, ñánh giá thực trạng và xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển
hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội;
2
ðề xuất các giải pháp phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội.
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là hệ thống các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp
vừa và nhỏ, hộ nông dân, hộ trang trại trên ñịa bàn ngoại thành Hà Nội.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Các huyện ngoại thành cũ và có một số tham khảo tại các
huyện của Hà tây cũ, ñược sáp nhập về Hà Nội (năm 2008), tập trung nghiên cứu sâu ở
các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì.
Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp từ năm 2006 ñến năm 2010, số liệu sơ cấp
năm 2008 ñến năm 2010.
1.4 Những ñóng góp mới của Luận án
Luận án có một số ñiểm mới sau:
- Luận án ñã làm sáng tỏ một số nội dung về hệ thống tín dụng nông thôn nói
chung và hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành nói riêng.
- Luận án ñã tiến hành phân tích thực trạng, ñánh giá hệ thống tín dụng nông
thôn ngoại thành Hà Nội, chỉ ra sự khác biệt giữa các ñiểm nghiên cứu và từ ñó chỉ ra
sự khác biệt với các vùng nông thôn khác.
- Nghiên cứu hệ thống các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của
người dân ngoại thành Hà Nội và các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống tín dụng nông
thôn ngoại thành Hà Nội.
- Luận án ñã ñề ra một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống tín dụng nông
thôn ngoại thành Hà Nội.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN
1. Cơ sở lý luận về Hệ thống tín dụng nông thôn
*Khái niệm Hệ thống tín dụng nông thôn: Hệ thống tín dụng nông thôn
(HTTDNT) là mối quan hệ giữa các tổ chức cung cấp các dịch vụ tín dụng với khách
hàng (dân chúng, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác) trong khu vực nông thôn, hiện
hữu trên ñịa bàn nông thôn, với mục tiêu trực tiếp phục vụ cho nhu cầu ñịa bàn nông thôn.
Theo Fries (2003), các khách hàng của HTTDNT thường ít tiếp cận ñược dịch vụ tín dụng
của các ngân hàng thương mại. HTTDNT ngoại thành có sự tham gia của ña dạng các
loại hình tín dụng và cung cấp các dịch vụ như huy ñộng tiết kiệm, cho vay
* Nội dung nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn: ðề tài tiến hành nghiên
cứu: ðặc ñiểm, vai trò và hoạt ñộng của các tổ chức tín dụng nông thôn; tiến hành phân
3
loại hệ thống tín dụng nông thôn theo 3 khu vực (khu vực chính thức, khu vực bán chính
thức và khu vực phi chính thức); nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển hệ
thống tín dụng nông thôn ngoại thành hiện nay; xu hướng phát triển của hệ thống tín
dụng nông thôn ngoại thành trong thời gian tới.
2. Cơ sở thực tiễn về Hệ thống tín dụng nông thôn
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về phát triển hệ thống tín dụng nông
thôn ở một số nước, bài học kinh nghiệm về phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt
Nam ñó là: tín dụng ñược trợ cấp không phải là chìa khóa cho thành công của tín dụng ở
cơ sở. Nhu cầu chính của người nghèo là dễ dàng và nhanh chóng vay ñược vốn và chi
phí giao dịch thấp chứ không phải tín dụng giá rẻ. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
mức lãi suất thị trường sẽ bảo ñảm cả tính công bằng lẫn tính hiệu quả trong cung cấp
dịch vụ tín dụng ở các vùng nông thôn.
Chương 2
ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Khái quát ñiều kiện kinh tế - xã hội của Hà Nội
Mạng lưới tín dụng của Hà Nội ñược phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, mật ñộ
bao phủ của các tổ chức tín dụng khá cao, mức ñộ phát triển cao hay thấp tùy thuộc vào
ñiều kiện thuận tiện của cơ sở hạ tầng, mật ñộ dân số và thu nhập của cư dân. ðối với các
huyện ngoại thành, mạng lưới của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT ñã phát triển rộng
khắp tại các huyện, mạng lưới giao dịch của Ngân hàng chính sách xã hội ñã có trên 520
ñiểm giao dịch tại các xã, thị trấn.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống và khung phân tích
a) Phương pháp tiếp cận hệ thống
Trong tiếp cận hệ thống, tín dụng ñược chia ra hai cách là: Tiếp cận hệ thống
theo chiều dọc và tiếp cận theo chiều ngang. Phương pháp tiếp cận có hệ thống nguồn
tài chính nông thôn bao gồm rất nhiều nội dung, trong ñó có 4 nội dung chính:1) huy
ñộng các khoản tiết kiệm hoặc tiền gửi; 2) cho vay, môi giới tài chính hiệu quả ñược
xác ñịnh bằng chi phí giao dịch, chi phí môi giới tài chính (Izumida, 1995); 3) chúng ta
cần phải thay ñổi tư duy có tính chiến lược ñối với tín dụng nông thôn; 4) ñề cập ñến
vấn ñề thị trường.
b) Khung phân tích
Từ cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn rút ra khung phân tích phát triển hệ thống
tín dụng cho nông thôn Ngoại thành Hà Nội ñược thể hiện qua sơ ñồ 2.1.
4
.
Sơ ñồ 2.1: Khung phân tích nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn
Nguồn: mô phỏng của tác giả
5
2.2.2 Chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào những phân tích về ñặc ñiểm của vùng ngoại thành Hà Nội, ñể ñáp
ứng ñược mục tiêu nghiên cứu của ñề tài, chúng tôi lựa chọn vùng cận ngoại thành ñể
nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu các tổ chức tín dụng trên ñịa bàn các huyện: Gia Lâm,
Sóc Sơn, Thanh Trì làm ñịa ñiểm nghiên cứu chính, ngoài ra chúng tôi tiến hành ñiều tra
hộ nông dân, hộ trang trại tại 5 huyện ngoại thành Hà Nội cũ (Gia Lâm; Thanh Trì; Từ
Liêm; ðông Anh và Sóc sơn), Các huyện ñược chọn có những ñiều kiện phát triển khác
nhau và ñại diện cho toàn khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội.
2.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Việc thu thập số liệu bao gồm việc sưu tầm và thu thập các số liệu thông tin liên
quan ñã ñược công bố và thu thập những số liệu mới trên phạm vi huyện, xã ñược
chọn ñiểm và các hộ ñiều tra.
* Số liệu thứ cấp:Bao gồm các thông tin về sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông
thôn, kinh tế hộ nông dân, các tài liệu liên quan ñến chính sách nông nghiệp, tài chính,
tín dụng, thực trạng phát triển hệ thống vốn tín dụng cho hộ nông dân vùng ngoại
thành Hà Nội.
* Số liệu sơ cấp:Số liệu ñiều tra tại các xã và chọn một số tổ chức tín dụng ñại
diện, những số liệu mới thu thập ñược qua chọn mẫu ñiều tra.
Phía các tác nhân tạo và cung ứng vốn: chọn 3 chi nhánh Agribank, 3 chi nhánh
NHCSXH, 2 QTDND, 2 TCTDNT ở các xã, thôn thuộc tín dụng chính thức và bán
chính thức.
ðiều tra hộ: tiaans hành ñiều tra trực tiếp các hộ nông dân ñược lựa chọn tại các
ñiểm nghiên cứu. Theo phương pháp ñiển hình phân loại các hộ ñược ñiều tra là những
hộ ñại diện cho từng vùng. Mẫu ñiều tra bao gồm 116 hộ nông dân ñược chọn ngẫu
nhiên theo các huyện ngoại thành ven ñô gồm Gia Lâm, Thanh Trì, ðông Anh, Sóc
Sơn, Từ Liêm. Mẫu ñiều tra cũng ñược lựa chọn theo ngành nghề sản xuất kinh doanh
của các hộ nông dân. Số lượng mẫu ñiều tra ñược thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Số lượng mẫu ñiều tra theo ñịa phương
ðVT: mẫu ñiều tra (hộ)
Huyện Sản xuất, chế biến Kinh doanh dịch vụ Cộng
ðông Anh 15 5 20
Gia Lâm 19 4 23
Sóc Sơn 23 7 30
Thanh Trì 15 5 20
Từ Liêm 17 6 23
Cộng 89 27 116
Nội dung và phương pháp ñiều tra:
Kết hợp phương pháp ñiều tra truyền thống với phương pháp PRA. Những
thông tin cơ bản về hộ ñiều tra như: Họ tên, tuổi chủ hộ, giới tính, trình ñộ văn hoá, số
lao ñộng, loại hộ, những tài sản chủ yếu dùng ñể thế chấp vay vốn, những ngành nghề
sản xuất chủ yếu của hộ
- Tình hình vay vốn của hộ gia ñình như: Số lượng, thời gian, lãi suất vay, mục
6
ñích vay vốn, nơi vay, kết quả sản xuất kinh doanh của hộ trước và sau khi vay vốn
- Những thông tin về nhận thức của các hộ ñiều tra ñối với tín dụng như: ý kiến
của hộ về thủ tục vay, lãi suất vay, cán bộ tín dụng, hiểu biết của hộ về tín dụng và tiếp
cận vốn tín dụng chính thống, phi chính thống…
2.3.3 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu
- Kiểm tra phiếu ñiều tra;
- Tổng hợp và xử lý thông tin;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và nhập số liệu.
2.3.4 Phương pháp phân tích
* Phương pháp thống kê mô tả
Thông qua tính toán các số liệu ñể tiến hành mô tả hệ thống tín dụng, mối quan
hệ giữa các bộ phận trong hệ thống; Mô tả sự phát triển trong từng thời kỳ, sự phát
triển của các thành phần trong hệ thống.
* Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp này ñược sử dụng ñể phân tích tình hình biến ñộng của dãy số
theo thứ tự thời gian và không gian. Phương pháp này dùng cả so sánh số tuyệt ñối và
so sánh số tương ñối giữa các năm, giữa các vùng, các nhóm hộ nông dân, giữa người
ñược vay và người chưa ñược vay, từ ñó ñánh giá phân tích thực trạng cho vay vốn tín
dụng của các tổ chức tín dụng cũng như năng lực tiếp cận vốn của các hộ nông dân.
* Mô hình hàm hồi quy hai bước của Heckman ñể kiểm tra các giả thuyết dựa trên mối
quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến ñộc lập
Kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm về tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính
thức của hộ nông dân, sử dụng phương pháp phân tích ñịnh tính và ñịnh lượng chỉ ra
các nhân tố có thể tác ñộng ñến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của
hộ nông dân:1) Nhóm nhân tố ñặc ñiểm của hộ nông dân;2) Nhóm nhân tố thuộc các
tổ chức tín dụng;3) Nhóm nhân tố chính sách Nhà nước.
Mô hình này có dạng như sau:
)(
1
1
)(
X
e
XFP
βα
βα
+−
+
=+=
(1)
ðể ước lượng mô hình này ta phải chuyển về dạng tuyến tính. Gọi TD
CT
là khả
năng nhận ñược nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân, khi ñó mô hình trên
ñược viết lại như sau:
iiiCTi
XTD
ε
β
α
+
+
=
(2)
Ưu ñiểm nổi bật của việc sử dụng mô hình hồi quy hai bước của Heckman là
cho phép chúng ta sử dụng thông tin từ những hộ không ñi vay ñể cải thiện giá trị ước
lượng của các thông số trong mô hình hồi quy (Gujarati, 1995).
2.3.5 Phương pháp đánh giá nông dân có sự tham gia (PRA)
ðây là phương pháp mà gần ñây ñược các tác giả nghiên cứu về nông nghiệp,
các vấn ñề kinh tế xã hội nông thôn sử dụng rộng rãi và thu ñược kết quả tốt.
2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
*Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình hộ vay vốn tín dụng
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức ñộ tiếp cận vốn tín dụng
* Tiếp cận với khách hàng mục tiêu
7
Chất lượng của sự tiếp cận ñược ño lường thông qua ba nhóm chỉ tiêu: ñộ sâu
của tiếp cận, chất lượng dịch vụ và quy mô dịch vụ.
- ðộ sâu của tiếp cận trong việc cung cấp dịch vụ tới các khách hàng
- ðộ ña dạng của giá trị các khoản cho vay
- Tỷ lệ các nhóm khách hàng ñặc biệt trên tổng khách hàng
- Chất lượng dịch vụ hay chất lượng ñộ tiếp cận
- Quy mô của dịch vụ hay ñộ rộng của tiếp cận
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
3.1 ðặc ñiểm và cấu trúc của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội
3.1.1 Đặc điểm hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội
Thứ nhất, công nghệ ngân hàng, cũng như mạng lưới viễn thông ngoại thành
còn chưa phát triển so với khu vực nội thành. Hà Nội có 38 TCTD và các chi nhánh của
các tổ chức tín dụng với 1.703 ñiểm giao dịch, tăng 20 TCTD và chi nhánh TCTD so
với cuối năm 2008. Trong ñó, Agribank Hà Nội có 667 ñiểm giao dịch của 01 Sở giao
dịch và 33 chi nhánh, 559 phòng giao dịch cùng với 74 Quỹ tiết kiệm.
Thứ hai, quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình ñộ
của người dân, ñặc biệt là các thủ tục liên quan ñến tài sản thế chấp là ñất ñai.
Thứ ba, nông dân tham gia vào cả cung và cầu vốn tín dụng.
Thứ tư, tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội ñáp ứng nhu cầu vốn tín dụng
cho cả khu vực sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp và tiêu dùng gia ñình.
Giai ñoạn 2006 – 2009, các TCTD trên ñịa bàn Hà Nội ñầu tư vào lĩnh vực phát
triển ngành nghề nông thôn là nhiều nhất, tiếp theo là lĩnh vực cho vay trồng trọt, chăn
nuôi, cho vay chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
Biểu ñồ 3.1: Dư nợ tín dụng của các TCTD nông thôn trên ñịa bàn Hà Nội
giai ñoạn năm 2006 – 2009
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhanh thành phố Hà Nội
8
Thứ năm, tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội chủ yếu có quy mô nhỏ. Thực tế,
do ñặc thù của nông thôn Hà Nội, một số lĩnh vực nông nghiệp ñã phát triển hơn so với
những vùng lân cận, ñẩy mạnh phát triển tín dụng cho những ngành này, như: Trồng trọt,
chăn nuôi, chế biến bảo quản nông lâm thủy hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng như gốm
sứ thủy tinh, thủ công mỹ nghệ, xây dựng vận tải nông thôn và một số ngành nghề khác.
Biểu ñồ 3.2: Cho vay trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến bảo quản nông lâm
thủy sản, cho vay phát triển ngành nghề nông thôn (tỷ ñồng)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội
Thứ sáu, có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào cung tín dụng nông thôn
ngoại thành Hà Nội.
Thứ bảy, nhu cầu nâng cao kiến thức và chuyên môn kỹ thuật trong quản lý và
sử dụng vốn tín dụng ở khu vực ngoại thành ngày càng cao.
3.1.2 Tình hình phát triển và cấu trúc của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại
thành Hà Nội
3.1.2.1 Tình hình phát triển của hệ thống tín dụng chính thức nông thôn ngoại thành
Hà Nội
a. Sự phát triển mạng lưới cơ sở vật chất
Trong các TCTDNT chính thức, NHCSXH là tổ chức có mạng lưới chi nhánh và
ñiểm giao dịch lớn nhất tại cả ba huyện Gia Lâm, Thanh Trì và Sóc Sơn.
Bảng 3.1. Số ñiểm giao dịch, phòng giao dịch ngoại thành Hà Nội
Huyện
Số chi nhánh
Agribank
Số máy ATM
ðiểm giao dịch
ngân hàng CSXH
QTDND
SL
SS
SL
SS
SL
SS
SL
SS
2007 2010 % 2007 2010 % 2007 2010 % 2007 2010 %
Gia lâm 7 8 12,5 3 3 0 22 22 0 2 2 0
Thanh Trì 6 7 17 3 3 0 16 16 0 1 1 0
Sóc Sơn 5 7 40 5 5 0 26 26 0 1 2 100
(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu ñiều tra)
9
Biểu ñồ 3.3. Phân bố theo ñịa lý và dân cư của các phòng giao dịch Agribank
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu ñiều tra
Biểu ñồ cho thấy tại Sóc Sơn cứ 4,1 vạn dân có một phòng giao dịch trong khi ñó
ở các huyện Gia Lâm và Thanh Trì thì xấp xỉ 3 vạn dân trên một phòng giao dịch. Như
vậy, mạng lưới của Agribank tại những vùng có ñiều kiện kinh tế tốt hơn thì mật ñộ cao
hơn tạo ñiều kiện thuận lợi cho các hoạt ñộng tín dụng.
Biểu ñồ 3.4. Phân bố phòng giao dịch, quỹ tín dụng nhân nhân, ATM (km
2
/phòng giao dịch)
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả ñiều tra
Thanh Trì là huyện có mật ñộ các phòng giao dịch là cao nhất. Trong ñó, cứ 4
km
2
thì có một ñiểm giao dịch của NHCSXH và 63 km
2
thì có một QTDND. Trong
khi ñó, Sóc Sơn tới 12 km
2
có một phòng giao dịch, ñiều ñó cho thấy mật ñộ của các
phòng giao dịch ở huyện Thanh Trì lớn gấp 3 lần so với huyện Sóc Sơn.
b. Nguồn nhân lực
Bình quân mỗi chi nhánh cấp 1 có khoảng trên dưới 100 cán bộ nhân viên,
trong ñó, số người có trình ñộ ñại học và trên ñại học xấp xỉ 70%, trình ñộ cao ñẳng và
trung cấp chiếm dưới 10%, lao ñộng hợp ñồng khác chiếm tỉ lệ 20%.
10
Bảng 3.2. Số nhân viên của một số chi nhánh khu vực ngoại thành Hà Nội
Tổng số
lao ñộng
2007 2008 2009 2010
SL SL
Tăng
(%)
SL
Tăng
(%)
SL
Tăng
(%)
Sóc Sơn 93 94 1.06 97 3.09 104 6.73
Gia Lâm 141 149 5.37 149 0.00 159 6.29
Thanh Trì 82 84 2.38 86 2.33 97 11.34
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu ñiều tra
c. Nguồn vốn huy ñộng
Cùng với sự phát triển của kinh tế ngoại thành và tốc ñộ ñô thị hóa cao, hệ
thống các tổ chức tín dụng ñược phát triển nhiều về số lượng và tăng trưởng về quy
mô của các phòng giao dịch và chi nhánh trên ñịa bàn ngoại thành Hà Nội
Biểu ñồ 3.5. Cơ cấu huy ñộng vốn phân loại theo tiền tệ (%)
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả ñiều tra
ða dạng hóa các hình thức huy ñộng ñã góp phần tăng nguồn vốn huy ñộng góp
phần ñáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế ngoại thành. Biểu ñồ 3.5 cho thấy cơ
cấu huy ñộng vốn phân loại theo tiền tệ gồm hai bộ phận là ngoại tệ và nội tệ. Hoạt
ñông huy ñộng vốn bằng nội tệ vẫn là chủ yếu chiếm gần 92% qua các năm từ 2007
ñến năm 2010. Cơ cấu khá ổn ñịnh qua các năm, tỷ lệ tiền gửi từ các tổ chức kinh tế
khá cao, tuy nhiên năm 2010 tỉ lệ này lại thấp hơn so với các năm trước do suy thoái
kinh tế (28,98% năm 2010, 51,22% năm 2009, 48,13% năm 2007).
d. Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Oánh và Nguyễn ðức Hùng,
Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành về cơ bản có sự tham gia của các tổ chức tín
dụng chính thống như các vùng nông thôn khác: ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; ngân
hàng Chính sách xã hội; Các Quĩ tín dụng nhân dân và sự có mặt của các tổ chức phi
chính thống như các NGOs và khu vực tư nhân.
11
Sơ ñồ 3.1. Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội
12
3.2.2.2 Các tổ chức tín dụng phi chính thức tại hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành
Hà Nội
a. ðối tượng cho vay
Thông thường chủ cho vay căn cứ vào khả năng kinh tế và nhu cầu của người
vay ñể quyết ñịnh về mức cho vay, với thời gian cho vay thì căn cứ vào thời gian mà
người chủ cho vay cần vốn với nhu cầu của người vay.
b. ðối tượng vay
Như vậy, mỗi hình thức tín dụng phi chính thức lại có các ñối tượng chủ yếu
khác nhau. Sự kết hợp nhiều hình thức tín dụng như vậy có khả năng ñáp ứng các nhu
cầu khác nhau cho người vay vốn.
c. Cơ cấu cho vay của các tổ chức tín dụng phi chính thức
Tỉ lệ các hộ vay không chính thức khá cao (62%). ðiều này cho thấy nguồn vay
không chính thức là nguồn vay khá phổ biến với các ñối tượng vay vốn tại các huyện
ngoại thành Hà Nội. Trong ñó, tỉ lệ tham gia vay qua tư thương là cao nhất 87,09%.
Hình thức chơi họ ñược nhiều hộ tham gia với tỉ lệ là 51,61%. Không phổ biến nhất là
hình thức vay lãi nóng (nặng lãi) 29,03% và hình thức vay qua cầm ñồ 3,23%.
3.1.2.3 Cơ cấu vốn vay theo các tổ chức tín dụng chính thức và phi chính thức tại nông
thôn ngoại thành Hà Nội
Tham gia vào hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành, có rất nhiều tổ chức và
ñược chia làm 2 nhóm: Tổ chức tín dụng chính thức, phi chính thức. Trong mỗi nhóm
ñược chia ra nhiều nguồn cung ứng tín dụng khác nhau.
Biểu ñồ 3.6. Cơ cấu các tổ chức tín dụng ñã tham gia vào việc cung cấp
các dịch vụ tín dụng ở khu vực nông thôn (%)
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả ñiều tra
13
3.2 Thực trạng hoạt ñộng của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội
3.2.1 Tình hình phát triển sản phẩm của các tổ chức tín dụng
Không chỉ có các ngân hàng mà các tổ chức khác như: QTDND, tổ nhóm hoạt
ñộng của các tổ chức tài chính vi mô cũng phát triển các sản phẩm của mình ñể phục
vụ cho tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội. Ngân hàng thương mại cung cấp các
sản phẩm phục vụ các hoạt ñộng tín dụng có thể chấp. Ngân hàng CSXH, QTDND, tổ
nhóm hoạt ñộng tài chính vi mô cung cấp cấp sản phẩm phục vụ các loại hình tín dụng
không cần thế chấp nhưng lại sử dụng hình thức tín chấp. ðối với các NHTM nhà
nước, sản phẩm tín dụng tập trung chủ yếu và các gói sản phẩm truyền thống là ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn.
3.2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng Nông thôn Hà Nội
Tình hình huy ñộng vốn giai ñoạn 2007-2010 của ngoại thành Hà Nội phát triển
mạnh, ñiều này thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng vốn huy ñộng tại cả ba Chi nhánh ngân
hàng qua các năm ñều tăng mạnh.
Bảng 3.3: Tình hình huy ñộng vốn của Chi nhánh ngân hàng Agribank
tại Gia Lâm, Sóc Sơn và Thanh Trì
ðơn vị: tỷ ñồng
Chỉ tiêu Năm
2007
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Thực
hiện
tăng
trưởng
(%)
Thực
hiện
tăng
trưởng
(%)
Thực
hiện
tăng
trưởng
(%)
Gia
Lâm
Tổng vốn huy
ñộng (quy VNð)
1.487,0
1.803,0
21,3
2.008,0
11,4
2.680,0
33,5
Nguồn vốn huy
ñộng bình
quân/người
10,9
12,1
10,7
13,5
11,4
16,9
25,1
Sóc
sơn
Tổng vốn huy
ñộng (quy VNð)
996,0
1.147,0
15,2
1.480,0
29,0
1.890,0
27,7
Nguồn vốn huy
ñộng bình
quân/người
10,7
12,2
13,9
15,3
25,0
18,2
19,1
Thanh
Trì
Tổng vốn huy
ñộng (quy VNð)
869,0
1.098,
0
20,9
1.365,0
19,6
1.930,0
29,3
Ngu
ồn vốn huy
ñộng bình
quân/người
10,3
13,1
20,9
15,9
17,6
19,9
20,2
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu ñiều tra
ðặc biệt, tăng mạnh nhất là Chi nhánh ngân hàng Agribank Gia Lâm (năm
2010, tốc ñộ tăng trưởng ñạt 33,5%). Trong ba Chi nhánh, Gia Lâm là chi nhánh ñứng
ñầu về lượng vốn huy ñộng (năm 2010 là 2.680 tỷ ñồng). Tuy nhiên, xét trên khía cạnh
14
hiệu quả huy ñộng ñối với mỗi nhân viên thì Thanh Trì là Chi nhánh huy ñộng hiệu
quả nhất (năm 2010 là 19,9 tỷ ñồng/người).
3.2.3 Phân tích hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng nông thôn ngoại thành
Hà Nội
3.2.3.1 Phân tích kết quả hoạt ñộng cho vay của các tổ chức tín dụng nông thôn ngoại
thành Hà Nội
a. Thực trạng kết quả cho vay
Tình hình ngồn vốn huy ñộng tăng ñều qua các năm, năm 2007 là 1.003 tỉ ñồng
ñến năm 2010 là 1.803 tỉ ñồng, tăng 800 tỉ ñồng tương ñương với tăng 79%.
Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng Agribank Gia Lâm cho thấy tổng số vốn
ñã sử dụng tăng ñều qua các năm. Năm 2008, doanh số cho vay ñạt 922,5 tỷ ñồng, tăng
so với năm 2007 là 10,23%. Năm 2009, Doanh số cho vay ñạt mức tăng trưởng
118,38% với lượng vốn sử dụng là 1.092 tỷ ñồng và ñến năm 2010 tổng số vốn cho vay
là 1.126,2 tỷ ñồng, tốc ñộ tăng bình quân qua các năm ñạt 110,41%. Cơ cấu nguồn vốn
cho vay chủ yếu là nội tệ.
b. ðánh giá kết quả cho vay
Bảng 3.4. Tình hình dư nợ cho vay của ngân hàng Agribank
tại các ñiểm nghiên cứu năm 2009
Chỉ tiêu
Huyện Sóc Sơn Huyện Gia Lâm Huyện Thanh Trì Bình quân
Giá trị
(tr.ñ)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(tr.ñ)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(tr.ñ)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(tr.ñ)
Tỷ
trọng
(%)
Dư nợ cho vay 806.754 1.205.819 790.173 934.249
1. Phân theo loại tiền 806.754 100 1.205.819 100 790.173 100 934.249
100
- Nội tệ 753
.
236 93,4 1
.
185
.
275 98,3 697
.
142 88,2 878
.
551
94,0
-
Ngo
ại tệ
53
.
518
6,6
20
.
544
1,7
93
.
032
11,8
55
.
698
6,0
2. Phân theo thành
phần kinh tế
806.754 100 1.205.819 100 790.173 100 934.249 100
-
H
ộ gia ñ
ình cá nhân
224
.
409
27,8
152
.
741
12,7
190
.
796
24,1
189
.
315
20,3
- Tổ chức kinh tế 582
.
345 72,2 1
.
053
.
078 87,3 599
.
377 75,9 744
.
933
79,7
3. Phân theo kỳ hạn 806.754 100 1.205.819 100 790.173 100 934.249
100
- Ngắn hạn 672
.
135 83,3 984
.
295 81,6 664
.
365 84,1 773
.
598
82,8
- Trung hạn 134
.
619 16,7 151
.
500 12,6 125
.
808 15,9 137
.
309
14,7
- Dài hạn 0 0 70
.
024 5,8 0 0 23
.
341
2,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng NN & PTNT)
Xét về khía cạnh dư nợ cho vay theo kỳ hạn ở ba huyện có thể thấy dư nợ cho
vay ñối với các khoản ngắn hạn ñang chiếm ưu thế rõ rệt. Bình quân dư nợ cho vay
ngắn hạn chiếm 82,8% tổng dư nợ cho vay, trong khi ñó dư nợ cho vay trung hạn chỉ
chiếm 14,7% và còn lại 2,5% là dư nợ cho vay dài hạn.
15
3.2.3.2 Phân tích về thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng nông thôn ngoại thành
Hà Nội
a. Thực trạng thủ tục cho vay
Quy trình cho vay của các tổ chức tín dụng trên ñịa bàn không giống nhau, thực
tế diễn biến quy trình, hình thức cho vay với hộ sản xuất, hộ gia ñình, kinh tế trang trại
có ñặc trưng riêng.
b. ðánh giá thủ tục cho vay
Số liệu ñiều tra cho thấy, thủ tục vay phức tạp nhất ñược ñánh giá tập trung chủ
yếu ở NHCSXH, có tới 24,1% hộ ñánh giá là thủ tục vay phức tạp. ðể có thể phát triển
hơn nữa hệ thống tín dụng nông thôn, ñặc biệt trên khía cạnh thủ tục vay vốn thì cần
có giải pháp giảm thời gian xét duyệt và nhận vốn vay, ñồng thời giảm bớt thủ tục
hành chính và các giấy tờ không cần thiết khi cho vay.
3.2.3.3 Phân tích lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội
a. Thực trạng lãi suất cho vay
Hoạt ñộng cho vay của ngân hàng Agribank phụ thuộc rất lớn vào chi phí tiếp cận.
Chi phí tiếp cận ñược tính bằng lãi suất ñầu vào/ñầu ra và chi phí giao dịch của khách hàng.
b. ðánh giá lãi suất cho vay
Phần lớn các hộ cho rằng QTDND là tổ chức có lãi suất cho vay cao nhất, trong
khi ñó, NHCSXH ñược cho là tổ chức có lãi suất cho vay thấp nhất.
ðối với Agribank, 72,6% số hộ cho rằng lãi suất của ngân hàng cao và 25,1%
cho rằng ngân hàng ñang có mức lãi suất trung bình, còn lại 2,3% cho rằng lãi suất
như vậy là ở mức thấp.
3.2.3.4 Phân tích tình hình thu nhập và lợi nhuận của các tổ chức tín dụng nông thôn
ngoại thành Hà Nội
a. Thực trạng thu nhập và lợi nhuận
Tình hình chung của các Chi nhánh ngân hàng ñược ñiều tra cho thấy, hoạt
ñộng tín dụng mang lại lợi nhuận khá cao.
Bảng 3.5. Thu nhập từ hoạt ñộng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng nông nghiêp
và PTNT Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì
ðơn vị tính: Triệu ñồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
Giá Trị
(Triệu
ñồng)
Giá Trị
(Triệu
ñồng)
% so
với
2007
Giá Trị
(Triệu
ñồng)
% so
với
2008
Giá Trị
(Triệu
ñồng)
%so
với
2009
Gia
Lâm
1. Thu từ hoạt
ñộng tín dụng
113.076
122.595
7,76
155.879
21,35
174.150
10,49
2. Chi từ hoạt
ñộng tín dụng
70.107
76.009
7,76
101.321
24,98
125.388
19,19
3. L
ợi nhuận từ
hoạt ñộng tín dụng
42.969
46.586
7,76
54.558
14,61
48.762
-
11,89
16
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
Giá Tr
ị
(Triệu
ñồng)
Giá Tr
ị
(Triệu
ñồng)
% so
với
2007
Giá Tr
ị
(Triệu
ñồng)
% so
với
2008
Giá Tr
ị
(Triệu
ñồng)
%so
với
2009
Sóc
Sơn
1. Thu từ hoạt
ñộng tín dụng
101.000
137.000
26,28
126.000
-8,73
308.000
59,09
2. Chi t
ừ hoạt
ñộng tín dụng
62.000
86.700
28,49
91.000
4,73
142.000
35,92
3. L
ợi nhuận từ
hoạt ñộng tín dụng
39.000
50.300
22,47
35.000
-
43,71
166.000
78,9
2
Thanh
Trì
1. Thu t
ừ hoạt
ñộng tín dụng
103.000
98.000
-
5,10
105.000
6,67
134.000
21,64
2. Chi từ hoạt
ñộng tín dụng
63.860
63.700
-0,25
75.600
15,74
83.080
9,00
3. Lợi nhuận từ
hoạt ñộng tín dụng
39.140
34.300
-14,11
29.400
-16,67
50.920
42,26
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu ñiều tra
b. ðánh giá thu nhập và lợi nhuận
Nhìn chung các Chi nhánh ñều có tỉ lệ lợi nhuận/doanh thu hoạt ñộng tín dụng
là khá cao. Agribank Gia lâm có tỉ lệ lợi nhuận/doanh thu xấp xỉ 27,5% năm 2010,
Agribank Thanh Trì có tỉ lệ này năm 2010 là 37,3 và Agribank Sóc Sơn có tỉ lệ này
cao nhất ở mức 53,8% năm 2010.
Biểu ñồ 3.7: Tình hình thu thập của Chi nhánh Agribank tại ngoại thành Hà Nội
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả ñiều tra
3.2.3.5 Phân tích tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân
a. Thực trạng tình hình sử dụng vốn vay
Biểu ñồ dưới trình bày mục ñích sử dụng của món vay, phản ánh nhu cầu tín dụng
chi tiết của các hộ gia ñình nông thôn và những thay ñổi trong sử dụng vốn vay trong giai
ñoạn 2008 - 2010.
17
Biểu ñồ 3.8. Mục ñích sử dụng vốn vay của hộ ñiều tra theo tỷ lệ %
Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra VARHS các năm 2008, 2010
b. ðánh giá hiệu quả hoạt ñộng cho vay
Biểu ñồ 3.9. Giá trị khoản vay theo mục ñích vay và sử dụng ñúng mục ñích vay
(Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra)
3.2.3.6 Phân tích tình hình tiếp cận vốn vay của các hộ nông dân
- Thực trạng sử dụng vốn vay
- ðánh giá khả năng ñáp ứng nhu cầu vay của các hộ nông dân
3.2.4 Phân tích thực trạng các hoạt động khác
Hoạt ñộng phát hành thẻ tín dụng là một trong số những hoạt ñộng ñi kèm hoạt
ñộng huy ñộng và cho vay vốn của ngân hàng. ðây là nguồn huy ñộng vốn ñáng kể
với chi phí thấp của các ngân hàng từ những ñối tượng sử dụng thẻ.
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội
3.3.1 Các yếu tố bên trong hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội
3.3.1.1 Nguồn nhân lực
ðối chiếu ba Chi nhánh Agribank là Gia Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn ta có thể
thấy, nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất quan trọng tới khả năng huy ñộng vốn và cho
vay vốn của ngân hàng.
18
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả cho vay năm 2009 của ngân hàng Agribank Gia Lâm theo nghị ñịnh 41/2010/Nð-CP
Nguồn: Báo cáo cho vay theo nghị ñinh 41/2010/Nð-CP ngân hàng Agribank Chi nhánh Gia Lâm.
19
3.3.1.2 Lãi suất
ðối với ảnh hưởng của lãi suất cho vay với tổng dư nợ cho vay, ta thấy, khi lãi
suất cho vay tăng lên thì xu hướng chung là dư nợ cho vay tăng chậm hơn lãi suất cho
vay, ñiều này cũng dễ hiểu vì khi ñó, ñối tượng vay ngần ngại hơn khi tiếp nhận nguồn
vốn vay với chi phí lãi vay cao hơn.
3.3.1.3 Hoạt ñộng ưu ñãi
Tổng doanh số cho vay theo nghị ñịnh 41 tại chi nhành Ngân hàng NN và PTNT
Gia Lâm năm 2009 là 179.624 triệu ñồng tăng mức lũy kế cho vay theo nghị ñịnh lên tới
1.262.914 triệu ñồng, số lượng khách hàng lên tới 579 tăng tổng lũy kế số lượng khách
hàng vay theo nghị ñịnh 41 lên tới 1.036 khách hàng. Theo ñó, mục ñích, chương trình
cho vay cũng hết sức ña dạng, ñẩy mạnh ñược phát triển các ngành nghề kinh tế.
3.3.1.4 Thủ tục cho vay
Trong khi các hộ vay vốn có trình ñộ chưa cao thì quy trình cấp tín dụng lại ñòi
hỏi những thủ tục khá phức tạp. Nhiều nông dân có ñất trong tay, nhưng không có sổ ñỏ,
vì vậy không thể làm thủ tục vay vốn. Trình ñộ dân trí khu vực ngoại thành chưa cao,
khi thủ tục vay vốn còn phức tạp thì sẽ làm cho các hộ e ngại tiếp cận nguồn vốn vay.
3.3.2 Các yếu tố bên ngoài hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội
3.3.2.1 Khả năng tiếp cận vốn của người dân
Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân vùng cận
ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ñặc ñiểm của hộ và các nhân tố tổ
chức, chính sách… Kết quả phân tích cho thấy một số nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa
ñến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân bao gồm: ñộ
tuổi, ñịa vị xã hội của chủ hộ, hộ ñã vay tín dụng không chính thức và thủ tục vay
vốn tín dụng chính thức. Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng ñến lượng vốn tín dụng
chính thức mà hộ vay ñược cũng ñược xác ñịnh, gồm có: trình ñộ học vấn của chủ
hộ, diện tích ñất sử dụng, thu nhập bình quân hàng năm, tài sản thế chấp và mục
ñích vay vốn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thiếu tài sản thế chấp là rào cản tiếp cận vốn tín
dụng chính thức phổ biến nhất của các hộ nông dân ngoại thành. Một nhân tố khác làm
hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân là vướng
mắc về thủ tục hành chính.
3.3.2.2 Nhu cầu tín dụng vốn nông thôn ngoại thành Hà Nội
Tăng trưởng tín dụng tại khu vực NNNT trong 10 năm qua (1999-2009) ñạt gần
22%/năm [Hanoimoi.com.vn, 2011]. Với mức tích lũy chỉ khoảng từ 800 nghìn ñồng ñến
1 triệu ñồng/người/năm, nông dân rất ít có khả năng tái ñầu tư bằng lợi nhuận. ðặc biệt,
trước mỗi vụ, ña phần các hộ nông dân thường phải vay 40% nhu cầu vốn từ các quỹ tín
dụng ñể phục vụ sản xuất[vov.vn, 2011].
20
3.3.2.4 Cạnh tranh của các tổ chức tín dụng
Tổ chức NH No & PTNT NH Chính sách XH Quỹ TDND
ðiểm mạnh
(Strengths)
- Nằm ở trung tâm thị trấn
- Một NHTM có uy tín
- Cơ sở vật chất ñược trang bị
khá ñầy ñủ
- ðội ngũ cán bộ có trình ñộ
và chuyên môn
- Nằm ở trung tâm thị trấn
- ðược Nhà nước bảo hộ
- Lãi suất cho vay thấp
- Tại xã
- Gần dân, có ñiều
kiện theo dõi kiểm
soát ñược việc sử
dụng vốn vay của hộ
ðiểm yếu
(Weakness)
- Hình thức và thủ tục cho
vay vẫn chưa thuận lợi
- Không có cho vay dài hạn
- Mới thành lập
- Cơ sở vật chất chưa ñầy
ñủ
- ðội ngũ cán bộ vẫn còn
khá mỏng
- Không có cho vay dài hạn
- Chỉ cho một nhóm ñối
tượng vay
- Hình thức và thủ
tục cho vay vẫn chưa
thuận lợi
- Không có cho vay
dài hạn
- Lãi suất cho vay
còn cao
- Chỉ nằm ở xã
Cơ hội
(Opportunitie
s)
- Nhu cầu vốn của người
dân ngày càng cao
- Nhà nước ñang quan tâm
ñến xóa ñói giảm nghèo
và phát triển cân bằng xã
hội
- Nhu cầu vốn của người
dân cao
- Nhu cầu vốn của
người dân cao
- Nhà nước ñang
quan tâm ñến phát
triển nông nghiệp
Thách thức
(Threats)
- Ngày càng có nhiều
NHTM cho vay với lãi suất
ưu ñãi và chất lượng dịch
vụ cao.
- ðồng tiền có nhiều biến
ñộng nên người dân vẫn
chưa yên tâm khi gửi tiền
- Thị trường thứ cấp chưa
nhiều nên việc quay vòng
vốn còn nhiều hạn chế
- Cho vay và quản lý ñồng
vốn còn hạn chế vì người
dân nghèo vẫn còn lúng
túng trong việc sử dụng
ñồng vốn của mình
- Ngày càng có nhiều
ngân hàng cho hộ
nông dân vay với lãi
suất ưu ñãi
Đánh giá thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội
Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội có sự hỗ trợ của thị trường tài
chính ñặc biệt sôi ñộng của trung tâm tài chính nội thành Hà Nội. Hệ thống phát triển
mạnh về số lượng, quy mô hoạt ñộng, sự mở rộng các phòng giao dịch, nhân sự và quy
mô của các tổ chức tín dụng.
Hoạt ñộng cho vay tập trung chủ yếu vào cho vay ñồng nội tệ và vay ngắn hạn,
chưa phát triển mạnh hoạt ñộng cho vay dài hạn. Hoạt ñộng huy ñộng vốn còn thấp ñối
với vốn bằng ngoại tệ. Nhu cầu vốn của nền kinh tế không ñược khu vực chính thức và
bán chính thức ñáp ứng ñầy ñủ do ñó tín dụng “ ñen” vẫn tồn tại phát triển, tập trung chủ
yếu vào nhóm hụi/họ và cho vay nặng lãi.
21
Chương 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
4.1 ðịnh hướng phát triển Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội
Cần phải “phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội, thiết lập
các cơ chế bảo hiểm”. Theo WB, một trong ba trụ cột cho phát triển nông thôn Việt
nam trong thời gian tới là phát triển thị trường, trong ñó có “tăng sức cạnh tranh của
tài chính nông thôn, ñánh giá môi trường ñầu tư nông thôn, phát triển các hình thức tổ
chức cho những người sản xuất”. Bảo ñảm sự phát triển của thị trường tài chính - tiền
tệ. Hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình ñẳng cho hoạt ñộng tín dụng
nông thôn. Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, phát triển mạnh hoạt ñộng của ngân hàng
chính sách xã hội. Bảo ñảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NHTM trong
kinh doanh. Chung tay xây dựng xây dựng nông thôn mới, tăng ñầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng nông thôn, thúc ñẩy cho vay vốn, trợ giúp ñào tạo nghề, cung cấp thông tin,
chuyển giao công nghệ, giúp ñỡ tiêu thụ sản phẩm ñối với những vùng nông thôn.
4.2 Cơ sở ñề xuất các giải pháp
Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng nông thôn
1) Môi trường pháp lý chung; 2) Khuôn khổ pháp lý ñối với các TCTDNT;
3) Bộ luật Dân sự; 4) Luật các TCTD; 5) Luật Hợp tác xã; 6) Các chính sách và quy
ñịnh ñối với hoạt ñộng cung cấp dịch vụ tài chính của các NGOs và các tổ chức quần
chúng xã hội.
4.2.2 Các chính sách tín dụng nông thôn
Chỉ thị số 202/CT ngày 28/6/1991 về việc cho vay vốn sản xuất nông nghiệp,
Lâm nghiệp, Ngư nghiệp ñến hộ sản xuất; Quyết ñịnh số 67/1999/Qð-TTg của Thủ
tướng Chính Phủ về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn; Nghị ñịnh 41/2010/Nð-CP của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ
nông nghiệp nông thôn.
4.3 Giải pháp phát triển Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội
4.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực cho các tổ chức tín dụng nông thôn và khả
năng tiếp cận nguồn vốn vay của khách hàng
1) Nâng cao năng lực cho các tổ chức tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội;
2) Phát triển sản phẩm; 3) Phát triển các phương thức cho vay ña dạng, phối kết hợp
với các tổ chức quần chúng nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn; 4) Tăng cường
quản lý rủi ro của các tổ chức tín dụng; 5) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
4.3.2 Giải pháp xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển cho từng tổ chức
trong hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành
22
1) Xây dựng chiến lược phát triển ñối với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT ở
khu vực ngoại thành Hà Nội; 2) Hoàn thiện chiến lược phát triển bền vững về hoạt
ñộng và tài chính của NHCS ñến 2028; 3) Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống
QTDND; 4) Xây dựng chiến lược phát triển NGOs tại nông thôn và các lựa chọn cho
việc thực thi Nghị ñịnh 28.
4.3.3 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân trong hệ
thống tín dụng nông thôn ngoại thành
KẾT LUẬN
1. Kết Luận
1) Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội là một hệ thống bao gồm
các tổ chức cung cấp các dịch vụ tín dụng cho các cá nhân, doanh nghiệp và hộ gia ñình
hiện ñang sinh sống, hoạt ñộng sản xuất kinh doanh dịch vụ trên ñịa bàn ngoại thành Hà
Nội. HTTDNT ngoại thành có sự tham gia của nhiều tổ chức tín dụng, mật ñộ cũng cao
hơn các vùng nông thôn khác, tuy nhiên các tổ chức cung cấp dịch vụ cho vay khá giống
các vùng nông thôn khác. Mục tiêu của hệ thống là trực tiếp ñáp ứng nhu cầu của khách
hàng trên ñịa bàn nông thôn ngoại thành. Ở khu vực nông thôn, khách hàng thường khó
tiếp cận các dịch vụ tín dụng của các NHTM, ở khu vực ngoại thành việc tiếp cận
thường tốt hơn do trình ñộ dân trí cao hơn, tiềm lực tài chính và nhu cầu khá ña dạng
các hoạt ñộng dịch vụ so với các vùng nông thôn khác. Yếu tố tạo ra sự khác biệt của tín
dụng nông thôn ngoại thành là khả năng cung vốn ñồi dào và nhu cầu vốn ña dạng, sự
khác nhau về thu nhập và trình ñộ dân trí cũng là yếu tố tạo ra sự khác biệt ñó.
2) Thực trạng HTTDNT ngoại thành có bước phát triển hơn các vùng nông
thôn, bởi vì sự phát triển của hệ thống là sự giao thoa giữa tài chính khu vực ñô thị và
tài chính của các vùng nông thôn thuần túy. HTTDNT ngoại thành có ñầy ñủ các yếu
tố của HTTDNT khác, như sự có mặt của các NHTM, NHCSXH, QTDND và NGOs
tham gia cung cấp dịch vụ tín dụng. Huy ñộng tiết kiệm của các TCTDNT thường
vượt nhu cầu cho vay của các tổ chức cá nhân. Sự khác biệt ở dây là sự có mặt của khá
nhiều các NHTM cổ phần, các tổ chức này thường không cung cấp tín dụng cho khu
vực nông thôn ngoại thành nhưng lại thực hiện việc thu hút tiết kiệm. Ở các vùng nông
thôn ngoại thành sự có mặt của NGOs là rất hạn chế (chỉ có ở các huyện nghèo), tuy
nhiên các tổ chức tín dụng phi chính thống khác thì lại phát triển khá mạnh với quy mô
lớn và luật chơi cũng tinh vi và chặt chẽ hơn như: Hụi/ họ, các hiệu cầm ñồ và công ty
tài chính.
Kết quả nghiên cứu ñã chỉ ra rằng: HTTDNT ngoại thành phát triển có sự khác
biệt giữa các huyện Gia Lâm, Thanh Trì (huyện có tốc ñộ phát triển kinh tế cao và tốc
23
ñộ ñô thị hóa nhanh) so với huyện Sóc Sơn (huyện nghèo), trên ñịa bàn Sóc Sơn còn
có sự tham gia của NGOs. Mật ñộ ñiểm giao dịch của các tổ chức tín dụng cũng rất
khác nhau, nguyên nhân gây ra sự khác nhau ñó là do thu nhập của các tầng lớp dân
cư, mật ñộ dân số và sự tiện lợi trong giao dịch.
Mô hình hàm hồi quy hai bước của Heckman ñược sử dụng ñể chỉ ra mối liên
hệ giữa khả năng nhận ñược nguồn vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân với các
biến ñộc lập ñược xây dựng trong mô hình. Kết quả của mô hình cho thấy vốn tín dụng
bình quân mỗi hộ vay từ khu vực chính thức là 30,34 triệu ñồng. Hệ số skewness
không âm cho biết phần lớn vốn vay của các hộ nông dân tương ñối nhỏ. Hệ số
kurtosis khá lớn thể hiện một bộ phận lớn các hộ không vay vốn (51 hộ).
Số liệu phân tích còn cho thấy 47,4% hộ nông dân vay vốn tín dụng từ khu vực chính
thức và 22,4% số hộ vay vốn tín dụng phi chính thức
Phân tích về các kết quả ñạt ñược cũng như hạn chế và nguyên nhân hạn chế
trong hoạt ñộng hiện tại của các TCTD nông thôn ngoại thành, các giải pháp cụ thể ñã
ñược ñưa ra nhằm phát triển hoạt ñộng của các tổ chức trong thời gian tới. Các giải pháp
tập trung vào vấn ñề nâng cao năng lực tài chính cũng như nhân lực cho các TCTDNT,
xây dựng và hoàn thiện các chiến lược trung và dài hạn cho các tổ chức này, tập trung
vào Agribank, NHCSXH và QTDND. Bên cạnh ñó, một số kiến nghị cụ thể ñã ñược
nêu ra ñối với NHNN như xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính nông thôn, tăng
cường vai trò quản lý và ñiều phối hoạt ñộng của các TCTDNT.
Yếu tố tạo ra sự khác biệt của HTTDNT ngoại thành thời gian qua là sự giảm
sút của hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, tỷ trọng nông nghiệp cũng giảm
dần trong GDP. Người dân có nhiều thu nhập hơn từ các nguồn thu khác ngoài nông
nghiệp như làm thuê, dịch vụ và ñặc biệt là khả năng tài chính khá lớn từ việc bán ñất
và ñền bù giải phóng mặt bằng.
3) ðịnh hướng và giải pháp phát triển HTTDNT ngoại thành thời gian tới
ðịnh hướng: Khả năng tiếp cận tín dụng của các tổ chức và hộ gia ñình giúp họ
ổn ñịnh thu nhập thông qua các hoạt ñộng ñầu tư, tiết kiệm và bảo hiểm ñược tăng
cường…Thời gian tới cần tăng sức cạnh tranh của tài chính nông thôn, bảo ñảm sự
phát triển an toàn lành mạnh và bình ñẳng cho hoạt ñộng tiền tệ - ngân hàng. Hệ thống
ngân hàng cần ñược cơ cấu lại, bảo ñảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong
kinh doanh. Thúc ñẩy và giúp ñỡ các tổ chức tín dụng trong nước nâng cao năng lực
quản lý, ñiều hành nâng cao sức cạnh tranh.
Giải pháp: Nhà nước cần tạo cơ chế ñể hướng các NHTM cung cấp tín dụng và
các dịch vụ tài chính cho khu vực nông thôn; Chuyển ñổi mô hình hoạt ñộng của các
TCTDNT. Nhà nước cần kiểm soát tốt hoạt ñộng tín dụng của các tổ chức phi chính
thống, bằng các văn bản dưới luật.