Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tóm tât luận án tiếng việt nghiên cứu điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa bằng phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và các mức liều hủy mô giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.84 KB, 24 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến giáp (UTTG) là bệnh ác tính thường gặp, chiếm 90%
bệnh nhân ung thư tuyến nội tiết và khoảng 1% các loại ung thư. Theo
mô bệnh học, UTTG được chia thành 2 thể: thể biệt hoá và không biệt
hoá. UTTG thể biệt hoá chiếm khoảng 80%, bao gồm thể nhú, thể nang
và thể hỗn hợp nhú – nang, bệnh thường tiến triển chậm, chủ yếu phát
triển tại chỗ và di căn hạch vùng cổ. Nếu phát hiện sớm, chẩn đoán đúng,
lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp thì hiệu quả điều trị sẽ cao.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị UTTG như: phẫu thuật, dùng
iốt phóng xạ (
131
I), xạ trị ngoài, hoá trị liệu và hormon liệu pháp Lựa
chọn phương pháp nào là tuỳ thuộc vào thể mô bệnh học, giai đoạn bệnh
và thể trạng của bệnh nhân. Đối với UTTG thể biệt hóa, phương pháp
điều trị đa mô thức là phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp
131
I và
hormon liệu pháp đang được áp dụng ở nhiều cơ sở điều trị, đem lại kết
quả tốt. Sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp 4 - 6 tuần,
131
I được sử
dụng để hủy mô tuyến giáp còn sót lại, diệt các ổ ung thư nhỏ và các tế
bào ung thư di căn, giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Tuy
nhiên, liều sử dụng
131
I bao nhiêu là vừa đủ với từng bệnh nhân để huỷ
hết mô giáp còn lại sau phẫu thuật, giảm tác dụng không mong muốn của
131
I, tiết kiệm được chi phí không cần thiết cho bệnh nhân?.
Nhiều cơ sở Y học Hạt nhân ở nước ta sử dụng
131


I để điều trị UTTG
thể biệt hoá với các mức liều khác nhau từ 30, 50 đến 100 mCi. Tuy
nhiên, đối với từng bệnh nhân liều
131
I bao nhiêu là thích hợp để điều trị
hủy hoàn toàn mô giáp còn lại? Một số bệnh viện dùng liều 100 mCi,
không phân biệt mô giáp còn lại nhiều hay ít. Liệu với những trường hợp
đã phẫu thuật tốt, mô giáp còn lại ít có thể dùng liều thấp hơn mà vẫn đạt
hiệu quả hủy mô giáp tương đương hay không ? về vấn đề này còn chưa
1
có ý kiến thống nhất và chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Việt
Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu điều trị ung thư
tuyến giáp thể biệt hóa bằng phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và các
mức liều
131
I hủy mô giáp” với các mục tiêu:
1. Xác định một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ung
thư tuyến giáp thể biệt hóa.
2. Đánh giá hiệu quả hủy mô giáp còn lại sau phẫu thuật cắt toàn bộ
tuyến giáp bằng
131
I với các mức liều 30, 50, 75 và 100 mCi ở bệnh nhân
ung thư tuyến giáp thể biệt hóa.
Đóng góp mới của luận án: Luận án đã khẳng định vai trò quan
trọng của phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp trong điều trị ung thư tuyến
giáp thể biệt hóa. Khối lượng mô giáp còn lại sau phẫu thuật ảnh hưởng
rõ rệt đến kết quả điều trị, phẫu thuật càng triệt để, lượng mô giáp còn lại
sau mổ càng ít thì hiệu quả hủy mô giáp bằng
131
I càng cao. Với những

bệnh nhân khối lượng mô giáp còn lại sau phẫu thuật ≤ 1,5g, hiệu quả
huỷ mô giáp tốt hơn rõ rệt so với nhóm bệnh nhân có mô giáp còn lại >
1,5g (p< 0,05). Độ tập trung
131
I vùng cổ sau phẫu thuật càng thấp thì
hiệu quả hủy mô giáp bằng
131
I càng cao. Ở bệnh nhân trước điều trị có
độ tập trung
131
I ≤ 4%, tỷ lệ huỷ mô giáp cao hơn rõ rệt so bệnh nhân có
độ tập trung
131
I > 4% (p< 0,01). Với những bệnh nhân mô giáp còn lại ≤
1,5g và chưa di căn hạch cổ có thể chỉ định liều điều trị hủy mô giáp
75mCi
131
I vẫn đạt hiệu quả tương đương 100 mCi. Khi bệnh nhân đã có
di căn hạch cổ, liều điều trị hủy mô giáp tối thiểu phải 100 mCi
131
I.
Bố cục của luận án: gồm 129 trang, bố cục như sau: Đặt vấn đề 2
trang; Tổng quan 37 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 15
trang; Kết quả nghiên cứu 32 trang; Bàn luận 42 trang; Kết luận 2 trang;
Có 37 bảng; 16 biểu đồ; 13 ảnh; 160 tài liệu tham khảo (52 tiếng Việt,
108 tiếng Anh) và phần phụ lục.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ TUYẾN GIÁP

Ung thư tuyến giáp (UTTG) là bệnh ung thư phổ biến nhất của hệ nội
tiết (chiếm 90%) và khoảng 1% các loại ung thư. Tuổi mắc bệnh nhiều
nhất từ 30 - 45. Tỷ lệ mắc UTTG có xu hướng ngày càng tăng.
Theo cấu trúc mô bệnh học, ung thư biểu mô tuyến giáp gồm thể biệt
hoá và không biệt hoá. Thể biệt hoá bao gồm thể nhú, thể nang, thể hỗn
hợp nhú-nang, phát triển chậm, thường phát triển tại chỗ, xâm lấn ra vỏ
tuyến giáp, tổ chức xung quanh (thực quản, khí quản, thanh quản, thâm
nhiễm da ). Di căn hạch cổ, di căn xa phụ thuộc thể mô bệnh học và thời
gian phát hiện bệnh. UTTG theo đường máu di căn phổi, xương, đặc biệt
là xương chậu, xương cột sống
1.3. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP BIỆT HÓA
Có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp phẫu thuật UTTG dựa
vào các yếu tố: mô bệnh học, vị trí, kích thước, số lượng, mức độ xâm
lấn của u, tình trạng di căn hạch cổ, di căn xa mà cắt 1 thùy hay cắt
toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch cổ. Cắt tuyến giáp toàn bộ; nạo vét hạch
cổ (nếu có) đang được áp dụng phổ biến.
Điều trị UTTG thể biệt hóa bằng phẫu thuật cắt tuyến giáp đơn thuần
không giải quyết được trường hợp đã có di căn xa vào xương, phổi,
não , không loại bỏ được hết tổ chức tuyến giáp bình thường. Trong khi
đó, nếu còn sót lại một phần nhu mô giáp sẽ tiết không đủ hormon theo
nhu cầu của cơ thể, kích thích tuyến yên tiết TSH - một yếu tố kích thích
tổ chức UTTG phát triển. Do vậy, phải điều trị UTTG thể biệt hóa sau
phẫu thuật bằng
131
I.
Mục đích sử dụng
131
I trong UTTG thể biệt hóa để hủy tổ chức tuyến
giáp còn sót sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, điều trị di căn hạch cổ
3

và di căn xa, giảm tỷ lệ tái phát bệnh, giảm tỷ lệ tử vong và làm xạ hình
tuyến giáp, xạ hình toàn thân để phát hiện tái phát và di căn.
Liều
131
I bao nhiêu thì thích hợp với mục đích huỷ mô giáp? Hiện
nay, nhiều tác giả vẫn đang tranh luận nên chọn liều
131
I hủy mô giáp cao
hay thấp. Một số tác giả dùng
131
I liều cao để huỷ mô giáp còn sót lại sau
phẫu thuật nhằm mục đích hủy hết mô giáp lành và tổ chức ung thư còn
lại càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ tổ chức ung thư chuyển sang dạng ít
biệt hoá, điều trị sớm các di căn hạch và di căn xa. Một số nghiên cứu
thấy sử dụng
131
I liều thấp cho phép hủy mô giáp với tỷ lệ thấp hơn so
với liều cao (100 mCi). Có ý kiến đề nghị nên cho liều 30 mCi
131
I, có
quan điểm lại cho là phải dùng liều lớn 75, 100, 150 mCi. Liều nào tốt
hơn còn là vấn đề cần bàn, nhiều tác giả nghiêng về dùng liều lớn để có
thể đồng thời diệt được những ổ di căn xa, hạn chế tái phát.
Xác định liều điều trị bao nhiêu là vừa đủ, đem lại hiệu quả và an toàn
là vấn đề không đơn giản vì kết quả không chỉ phụ thuộc vào lượng mô
giáp còn lại sau mổ mà còn phụ thuộc vào độ nhạy cảm phóng xạ và
nhiều tác nhân khác. Hiện nay, các cơ sở y học hạt nhân ở nước ta
thường dùng liều huỷ mô giáp là 100 mCi. Tuy nhiên với những trường
hợp phẫu thuật triệt để, chưa có di căn hạch cổ liều thấp hơn 100 mCi
đem lại hiệu quả tương đương. Việc lựa chọn liều điều trị nên cân nhắc

để đảm bảo hiệu quả huỷ mô giáp, giảm tác dụng phụ của
131
I và giảm
chi phí cho người bệnh.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân có kết quả mô bệnh học là UTTG thể biệt hóa, chưa có di
căn xa; không có bệnh mạn tính nặng kèm theo được điều trị phẫu thuật
4
cắt toàn bộ tuyến giáp tại Bệnh viện K và Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
kết hợp với hủy mô giáp còn sót lại sau phẫu thuật bằng
131
I với các mức
liều 30, 50, 75, 100 mCi. Sau điều trị hủy mô giáp, bệnh nhân được uống
hormon tuyến giáp thay thế, theo dõi tại Trung tâm Y học Hạt nhân và
Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai từ 10/2004 đến 3/2010.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu.
Các nghiên cứu lâm sàng:
- Tuổi, giới, tiền sử tia xạ đầu cổ lúc nhỏ.
- Thời gian từ khi phát hiện bệnh đến khi phẫu thuật.
- Triệu chứng lâm sàng đầu tiên.
- U tuyến giáp: vị trí, số lượng, tính chất u.
- Hạch cổ: vị trí, mật độ, ranh giới, mức độ di động, kích thước, hạch
cùng bên, 2 bên, đối bên với u tuyến giáp
Các nghiên cứu cận lâm sàng:
- Hormon tuyến giáp FT
3,
FT

4,
TSH, Tg, Anti-Tg, Độ tập trung
131
I.
- Chẩn đoán mô bệnh học, xạ hình
Chỉ định phẫu thuật:
- Cắt toàn bộ tuyến giáp đơn thuần cho bệnh nhân UTTG biệt hóa
không có yếu tố nguy cơ cao.
- Cắt toàn bộ tuyến giáp, vét hạch cổ (nếu có) ở bệnh nhân UTTG biệt
hóa có một trong các yếu tố nguy cơ cao.
- Các yếu tố nguy cơ cao gồm: tuổi (< 15 hoặc > 45 tuổi), tiền sử điều
trị tia xạ đầu cổ, khối u 2 thùy tuyến giáp, kích thước u > 4 cm, khối u
phá vỡ vỏ bao tuyến giáp, di căn hạch cổ.
Dược chất phóng xạ, thiết bị:
- Dược chất phóng xạ
131
I (NaI) do Trung tâm sản xuất đồng vị phóng
5
xạ - Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt hoặc hãng CIS bio - International
cộng hòa Pháp sản xuất. Kít T
3
, FT
3
, T
4
, FT
4
, TSH, Tg, Anti - Tg của
Cis- Bio cộng hòa Pháp.
- Xạ hình toàn thân: Máy xạ hình SPECT - Siemens - Đức.

- Siêu âm: Trước khi dùng liều
131
I huỷ mô giáp, bệnh nhân được làm
siêu âm vùng tuyến giáp (máy ALOKA SSA -1400, đầu dò 7,5 MHz) để
xác định lượng mô giáp (g) còn lại sau phẫu thuật.
- Định lượng hormon giáp T
3
, FT
3
, T
4
, FT
4
, TSH, Tg, Anti -Tg: bằng
kỹ thuật định lượng miễn dịch phóng xạ (IRMA - immuno radiometric
assay), đo độ tập trung
131
I (ĐTT
131
I) tại Trung tâm Y học Hạt nhân và
Ung bướu - bệnh viện Bạch Mai.
Bình thường

TSH: 0,3 - 5,5 mU/l. T
3
: 0,92 - 2,79 nmol/l.
T
4
: 58,1 - 140,9 nmol/l. FT
3

: 3,5 - 6,5 pmol/l. FT
4
:11,5 - 23,2 pmol/l.
Xét nghiệm Tg được đánh giá dương tính khi ≥ 10 ng/ml.
Quy trình điều trị huỷ mô giáp còn lại sau phẫu thuật bằng
131
I:
- Chuẩn bị bệnh nhân: Sau phẫu thuật cắt tuyến giáp 4 - 6 tuần
+ Khám lâm sàng toàn thân, tuyến giáp và hạch vùng cổ để đánh giá
tình trạng chung.
+ Làm test HCG, khám và siêu âm sản phụ khoa với bệnh nhân nữ để
bảo đảm chắc chắn không mang thai.
+ Chuẩn bị về tâm lý, được hướng dẫn thực hiện các quy định về vệ
sinh an toàn bức xạ khi điều trị bằng
131
I.
+ Không dùng hormon giáp ít nhất 2 tuần trước khi điều trị
131
I.
+ Không dùng các thuốc, các chế phẩm có iốt để bảo đảm bệnh nhân
ở tình trạng nhược giáp (TSH > 30 mU/l), làm cho
131
I tập trung cao vào
tổ chức tuyến còn lại và tổn thương di căn nếu có.
6
- Bệnh nhân được uống liều
131
I hủy mô giáp còn sót lại sau phẫu thuật
theo nhóm: 30, 50, 75 và 100 mCi.
- Theo dõi bệnh nhân sau điều trị:

+ Sau 3 - 5 ngày, bệnh nhân được chỉ định dùng hormon thay thế T
4
liều duy trì 2 - 4 µg/kg/ngày.
+ Sau 1 tháng tái khám lâm sàng và xét nghiệm T
3
, T
4
, TSH, điều
chỉnh liều T
4
để duy trì mức bình giáp, TSH < 0,01 mU/l.
+ Bệnh nhân được kiểm tra sau 6 tháng điều trị và yêu cầu ngừng
dùng T
4
trước khi đến khám lại 1 tháng.
Tiêu chuẩn đánh giá huỷ mô giáp còn lại:
- Huỷ hoàn toàn mô giáp (hết bệnh):
Trên hình ảnh xạ hình toàn thân và tại vùng tuyến giáp không còn tổ
chức bắt
131
I (xạ hình âm tính) và Tg âm tính (Tg < 10 ng/ml) theo tiêu
chuẩn của RIA - Lab, Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu - bệnh
viện Bạch Mai. Giá trị Tg ≥10 ng/ml là giá trị chẩn đoán dương tính.
- Không huỷ hoàn toàn mô giáp (chưa hết bệnh):
Xạ hình dương tính (ổ tập trung
131
I tại tuyến giáp) và Tg ≥10 ng/ml
hoặc xạ hình dương tính nhưng Tg < 10 ng/ml hoặc xạ hình âm tính
nhưng Tg ≥ 10 ng/ml.
Những bệnh nhân này phải được điều trị

131
I tiếp tục. Quy trình điều
trị lặp lại như trên, liều
131
I tuỳ thuộc vào việc đã có di căn hay chưa theo
khuyến cáo của cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế.
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê đầy đủ, tính trung bình, độ
lệch chuẩn, trung vị, so sánh các giá trị trung bình bằng test t-student và
χ
2
. Xử lý theo chương trình phần mềm EPI-INFO và EXCEL.
7
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 137 bệnh nhân UTTG biệt hóa được điều trị phẫu
thuật cắt toàn bộ tuyến giáp (tại bệnh viện K và Ung bướu Hà Nội) kết
hợp hủy mô giáp còn lại sau phẫu thuật bằng
131
I với các mức liều khác
nhau: 30, 50, 75, 100 mCi và theo dõi tại Trung tâm Y học Hạt nhân và
điều trị Ung bướu bệnh viện Bạch Mai, kết quả đạt được như sau:
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
113 bệnh nhân nữ (82,5%) và 24 bệnh nhân nam (17,5%). Tỷ lệ nữ/nam
là 4,7/1 (113/24). Tuổi trung bình của nam là 42,2 ± 14,4 và nữ là 39,2 ±
12,5, tính chung cho cả 2 giới là 39,7 ± 12,8. Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu từ
21- 60 (90,5%). 86 (62,8%) bệnh nhân < 45 tuổi, 51 (37,2%) bệnh nhân ≥ 45
tuổi. Bệnh nhân không có tiền sử tia xạ vùng đầu cổ. Phần lớn bệnh nhân
ngẫu nhiên tự phát hiện ra bệnh (89,8%). 9,8% bệnh nhân UTTG được
điều trị phẫu thuật trước 12 tháng kể từ khi phát hiện bệnh. Bệnh nhân

phẫu thuật sau phát hiện bệnh 3 năm là 24,1%. Thời gian trung bình tính
từ khi phát hiện bệnh đến khi phẫu thuật là 36,3 ± 6,7 tháng.
100% bệnh nhân có u tuyến giáp. 88,3% bệnh nhân u mật độ
chắc. Đa số u có ranh giới rõ (chiếm 92%). 92,7% bề mặt u gồ ghề, 73%
u di động.
67/137 (48,9%) bệnh nhân UTTG có di căn hạch cổ, trong đó 92,8%
hạch cùng bên với u tuyến giáp; 7,5% hạch cổ 2 bên; 64,2% hạch mềm;
94,1% hạch di động. UTTG thể nhú chiếm 81%, gặp nhiều hơn ở lứa
tuổi trẻ (dưới 40); thể nang chỉ có 19%, ở tuổi trên 40 UTTG thể nang
tăng lên. Di căn hạch cổ gặp với tỷ lệ cao hơn ở nhóm UTTG giáp thể
nang (69,3%) so với nhóm UTTG thể nhú (44,2%).
8
3.2. ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA
51,1% bệnh nhân UTTG được phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ;
48,9% cắt tuyến giáp toàn bộ kết hợp vét hạch cổ.
Bảng 3.17. Số lượng, vị trí, kích thước u tuyến giáp
Đặc điểm khối u
Bệnh nhân (n = 137)
Số BN Tỷ lệ %
Số lượng
1 u
100 73,0
2 u 35 25,5
≥ 3 u 2 1,5
Vị trí
Thùy phải 70 51,1
Thùy trái 38 27,7
2 thùy 23 16,8
Eo tuyến giáp 6 4,4
Kích thước

≤ 1 cm
11 8,0
1 < u ≤ 4 cm 116 84,7
> 4 cm 10 7,3
73% bệnh nhân UTTG có 1 u; 78,8% u chỉ ở 1 thùy tuyến giáp (trong
đó 70 bệnh nhân u thùy phải (51,1%) và 38 (27,7%) bệnh nhân có u thùy
trái. 84,7% bệnh nhân có kích thước u từ 1- 4 cm.
Bảng 3.18. Đặc điểm hạch cổ di căn
Đặc điểm hạch cổ Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Số lượng
Không có hạch
70 51,1
1 hạch 12 8,8
2 hạch 9 6,6
≥ 3 hạch 46 33,6
Kích thước
< 1 cm
1
1,5
1 - 2 cm 64 95,5
> 2 cm 2 3,0
51,1% bệnh nhân UTTG không có hạch cổ. 15,4% có 1-2 hạch; 33,6%
có trên 3 hạch; 97% có kích thước hạch cổ ≤ 2 cm.
9
Biến chứng phẫu thuật: suy tuyến cận giáp tạm thời sau cắt toàn bộ
tuyến giáp là 2,9%; sau cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp vét hạch cổ là
4,5%. Tổn thương liệt thần kinh (TK) quặt ngược tạm thời sau cắt toàn
bộ tuyến giáp là 4,3% và cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp vét hạch cổ là
6,0%. Tính chung: suy cận giáp là 3,6%; tổn thương TK là 5,1%.
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỦY MÔ GIÁP BẰNG

131
I
- Mô giáp còn lại và độ tập trung
131
I sau phẫu thuật:
Bảng 3.21. Lượng mô tuyến giáp còn lại và độ tập trung
131
I
Lượng mô giáp
còn lại (g)
Số BN
Lượng mô giáp
còn lại trung bình
(g)
Độ tập trung
131
I (%)
p
≤ 1,5
49
1,03 ± 0,31 3,31 ± 1,45
< 0,05
> 1,5 88
3,65 ± 1,40 5,37 ± 2,02
Tổng cộng 137
2,78 ± 1,62 4,64 ± 2,01
Sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, mô giáp còn lại trung bình là
2,78 ± 1,62g. Độ tập trung
131
I ở các bệnh nhân còn từ 1% đến 12%,

trung bình là 4,64 ± 2,01%. Độ tập trung
131
I ở nhóm có mô giáp ≤ 1,5g
thấp hơn rõ rệt so với nhóm có mô giáp còn lại > 1,5g (p < 0,05). Lượng
mô giáp còn lại sau phẫu thuật và độ tập trung
131
I tương đương nhau ở
các nhóm bệnh nhân trước điều trị huỷ mô giáp bằng
131
I (p > 0,05).
- Nồng độ TSH, fT
3
, fT
4
, Tg trước điều trị huỷ mô giáp:
Trước khi điều trị hủy mô giáp còn lại sau mổ bằng
131
I, bệnh nhân
đều đã đạt được trạng thái nhược giáp (TSH >30 mU/l) theo yêu cầu điều
trị bằng
131
I.
10
20 bệnh nhân (14,6%) với nồng độ Tg thấp <10 ng/ml, 76 bệnh nhân
(55,5%) với nồng độ Tg cao từ 10 đến 100 ng/ml. Có 29,9% bệnh nhân với
nồng độ Tg cao trên 100 ng/ml. Giá trị nồng độ Tg trung bình của 137 bệnh
nhân là 113,1 ± 52,3 ng/ml. Tg của nhóm bệnh nhân có hạch cổ là 173,6 ±
90,0 ng/ml, cao hơn rõ rệt so với nhóm không có hạch cổ (p < 0,05).
Nồng độ TSH và Tg ở các nhóm bệnh nhân ứng với liều uống 30, 50,
75 và 100 mCi tương đương nhau.

- Kết quả hủy mô giáp sau 6 tháng điều trị
131
I:
Bảng 3.28. Kết quả huỷ mô giáp sau 6 tháng điều trị
131
I
Mức
liều
131
I
(mCi)
Số BN
Huỷ mô giáp
hoàn toàn,
Tg<10 ng/ml
Còn mô giáp
hoặc
Tg ≥10 ng/ml
p
30 (1) 33
15/33
(45,5%)
18/33
(54,5%)
p
1,3
< 0,05
p
1,4
< 0,05

50 (2) 40
24/40
(60,0%)
16/40
(40,0%)
75 (3) 31
20/31
(64,5%)
11/31
(35,5%)
100 (4) 33
25/33
(75,7%)
8/33
(24,3%)
Chung 137
84/137
(61,3%)
53/137
(38,7%)
Sau điều trị 6 tháng, trong 137 bệnh nhân có 53 trường hợp vẫn còn
hình ảnh mô giáp bắt iốt phóng xạ (trên xạ hình dương tính - còn ổ tập
trung phóng xạ tăng cao).
Tỷ lệ hủy hết mô giáp tính chung đạt 61,3%. Liều 100 mCi đạt tỷ lệ
hủy mô giáp cao nhất là 75,7%. Liều điều trị
131
I 30 mCi đạt tỷ lệ hủy mô
giáp thấp nhất là 45,5% (p < 0,05).
11


Mô giáp còn lại sau phẫu thuật. Mô giáp đã hủy hết sau điều trị
131
I
(BN Quản Thị T. Hồ sơ 4356 - 07).
Bảng 3.29. Độ tập trung
131
I, lượng mô giáp còn lại trước điều trị
131
I
của nhóm huỷ mô giáp hoàn toàn và nhóm chưa huỷ hết mô giáp
Chỉ số xét nghiệm
Huỷ mô giáp
hoàn toàn
(n = 84)
Chưa huỷ hết
mô giáp
(n = 53)
p
Mô giáp còn
sau phẫu thuật (g)
2,23 ± 1,46 3,56 ± 1,71 < 0,05
ĐTT
131
I
vùng cổ (%)
4,38 ± 2,04 4,92 ± 2,16 > 0,05
Phân tích riêng khối lượng mô giáp còn lại sau phẫu thuật và độ tập
trung
131
I vùng cổ của nhóm còn mô giáp chưa huỷ hết so sánh với nhóm

huỷ hoàn toàn mô giáp thấy ở nhóm chưa hủy hết mô giáp sau điều trị có
khối lượng mô giáp còn sau phẫu thuật (trước điều trị
131
I) là 3,56 ±
1,71g, cao hơn rõ rệt so với nhóm đã hủy hết mô giáp có mô giáp còn
sau phẫu thuật là 2,23 ± 1,46g (p< 0,05). Còn độ tập trung
131
I vùng cổ
chưa thấy có sự khác biệt (p > 0,05).
Bảng 3.30. Độ tập trung
131
I, mô giáp còn lại và nồng độ thyroglobulin
trước và sau điều trị 6 tháng của 53 bệnh nhân chưa huỷ hết mô giáp
Chỉ tiêu Trước điều trị
131
I Sau điều trị 6 tháng
Mô giáp còn lại (g) 3,56 ± 1,71 0,83 ± 0,48
12
Độ tập trung
131
I (%) 4,92 ± 2,16 2,51 ± 1,13
Nồng độ Tg (ng/ml) 140 ± 98 74 ± 53
Mặc dù mô giáp chưa hủy hết, nhưng tất cả 53 bệnh nhân đều có đáp
ứng với điều trị
131
I. Trung bình khối lượng mô giáp sau điều trị chỉ còn
0,83 ± 0,48g; độ tập trung
131
I giảm còn 2,51 ± 1,13%. Tg huyết thanh
cũng giảm còn 74 ± 53 ng/ml.

- Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị hủy mô giáp:
Kết quả điều trị huỷ mô giáp hoàn toàn được phân tích theo một số
yếu tố như khối lượng mô giáp còn lại sau phẫu thuật ở từng nhóm liều
131
I; hạch cổ, độ tập trung
131
I tại vùng cổ để tìm hiểu yếu tố nào có thể
ảnh hưởng đến kết quả huỷ mô giáp ứng với các liều điều trị khác nhau.
+ Khối lượng mô giáp còn lại sau phẫu thuật:
Kết quả so sánh kết quả huỷ mô giáp sau điều trị bằng
131
I ở nhóm
bệnh nhân có mô giáp còn lại sau phẫu thuật lớn hơn 1,5g và nhóm bệnh
nhân có mô giáp còn lại nhỏ hơn 1,5g (giá trị ngưỡng 1,5g được chọn để
đạt sự khác biệt khi so sánh) như sau:
Bảng 3.31. Kết quả huỷ mô giáp theo khối lượng mô giáp còn lại
Mô giáp còn lại
(g)
Số BN
Số BN hủy hết
mô giáp
Tỷ lệ % p
≤ 1,5
49 38/49 77,6
< 0,05
> 1,5 88 46/88 52,3
Chung 137 84/137 61,3
Trong nhóm nghiên cứu có 49 bệnh nhân khối lượng mô giáp còn lại
sau phẫu thuật ≤ 1,5g và 88 bệnh nhân có khối lượng mô giáp còn lại >
1,5g. So sánh giữa nhóm có mô giáp còn lại ≤ 1,5g và nhóm > 1,5g cho

thấy: với những bệnh nhân được phẫu thuật lấy gần hết mô giáp, khối
lượng mô giáp còn lại ít ≤ 1,5g, hiệu quả huỷ mô giáp đạt 77,6% cao hơn
13
rõ rệt so với nhóm có mô giáp còn lại sau phẫu thuật > 1,5g (chỉ 52,3%
hủy hết mô giáp) (p < 0,05).
Bảng 3.32. Kết quả huỷ mô giáp theo lượng mô giáp còn lại ứng với
các mức liều
131
I khác nhau
Mức liều
(mCi)
Mô giáp
còn lại (g)
Số BN
Huỷ hết mô giáp
sau điều trị
p
Số BN Tỷ lệ %
30
≤1,5
12 6/12 50,0
> 0,05
>1,5 21 9/21 42,8
50
≤1,5
14 9/14 64,3
> 0,05
>1,5 26 15/26 57,7
75
≤1,5

8 6/8 75,0
< 0,05
>1,5 23 14/23 60,8
100
≤1,5
15 12/15 80,0
> 0,05
>1,5 18 13/18 72,2
Chung
≤1,5
49 38/49 77,6
< 0,05
>1,5 88 46/88 52,3
Liều
131
I càng cao thì tỷ lệ hủy mô giáp thành công càng tăng lên.
Trong từng nhóm cùng liều uống
131
I, với những bệnh nhân có mô giáp
còn lại ≤ 1,5g có tỷ lệ hủy mô giáp thành công cao hơn. Ở những bệnh
nhân mô giáp còn lại nhiều sau phẫu thuật (>1,5g), tỷ lệ hủy mô giáp
tăng dần theo liều điều trị
131
I, tốt nhất ở liều 100 mCi.
Ở những bệnh nhân mô giáp còn lại ít sau phẫu thuật (≤ 1,5g), tỷ lệ
hủy mô giáp cũng tăng dần từ nhóm uống
131
I liều 30 mCi, 50mCi, đến
75mCi. Với liều 75mCi, tỷ lệ hủy mô giáp đạt 75% ở những bệnh nhân
mô giáp còn lại ≤ 1,5g. Liều 100 mCi có tỷ lệ hủy mô giáp so với liều

75mCi cao hơn không đáng kể (p > 0,05).
14
Biểu đồ 3.15: Tỷ lệ hủy mô giáp ở những bệnh nhân mô giáp
còn sau phẫu thuật ≤ 1,5g ứng với các liều
131
I khác nhau
+ Độ tập trung
131
I vùng tuyến giáp sau phẫu thuật:
Phân tích kết quả huỷ mô giáp theo độ tập trung
131
I vùng cổ trước
điều trị thu được bảng sau:
Bảng 3.33. Kết quả huỷ mô giáp theo độ tập trung
131
I sau phẫu thuật
Độ tập trung
131
I
(%)
Số BN
Hủy hết
mô giáp
Tỷ lệ % p
≤ 4
58 43/58 75,8
< 0,01
> 4 79 41/79 50,6
Chung 137 84/137 61,3
58 bệnh nhân trước điều trị có độ tập trung

131
I ≤ 4%, tỷ lệ huỷ mô
giáp đạt được là 75,8%; cao hơn rõ rệt so với nhóm 79 bệnh nhân có độ
tập trung
131
I > 4%, tỷ lệ huỷ mô giáp sau điều trị
131
I chỉ đạt 50,6%
(p<0,01).
Bảng 3.34. Kết quả huỷ mô giáp theo thể bệnh
Hiệu quả
Bệnh nhân
Huỷ mô giáp hoàn toàn Chung
15
Thể nhú Thể nang
Số lượng
72/111 12/26 84/137
Tỷ lệ %
64,9% 46,1% 61,3%
p < 0,05
Bệnh nhân UTTG thể nhú đạt tỷ lệ hủy hoàn toàn mô giáp là
64,9%, cao hơn rõ rệt so với thể nang chỉ đạt tỷ lệ hủy mô giáp là
46,1% (p < 0,05).
+ Kết quả hủy mô giáp ở nhóm có hạch cổ và không có hạch cổ
Bảng 3.35. Tỷ lệ hủy mô giáp ở nhóm có và không có hạch cổ
Mức liều
(mCi)
Tình trạng
hạch cổ
Số BN

Huỷ hết mô giáp
sau điều trị
p
Số BN %
30
Có hạch cổ 16 7/16 43,7
> 0,05
Không có hạch 17 8/17 47,0
50
Có hạch cổ 19 11/19 57,9
> 0,05
Không có hạch 21 13/21 61,9
75
Có hạch cổ 13 8/13 61,5
> 0,05
Không có hạch 18 12/18 66,7
100
Có hạch cổ 19 12/19 63,1
< 0,05
Không có hạch 14 13/14 92,8
Chung
Có hạch cổ 67 38/67 56,7
< 0,05
Không có hạch 70 46/70 65,7
Tỷ lệ hủy mô giáp ở bệnh nhân không có hạch cổ là 65,7%, cao hơn
nhóm có hạch cổ chỉ huỷ hết mô giáp là 56,7% (p<0,05).
Nhóm được điều trị với liều 100 mCi mới có sự khác biệt giữa những
bệnh nhân có và không có hạch cổ. Nghĩa là, với những bệnh nhân có di
căn hạch cổ, cần phải điều trị liều
131

I từ 100 mCi.
- Tác dụng không mong muốn điều trị hủy mô giáp bằng
131
I:
Bảng 3.36. Các chỉ số huyết học, chức năng gan thận
16
trước và sau điều trị 6 tháng
Chỉ số xét nghiệm Bình thường
Trước
điều trị
Sau điều trị
6 tháng
Hồng cầu (T/l) 3,8 - 4,4
4,6 ± 0,4 4,7 ± 0,6
Bạch cầu (G/l) 4 - 9
7,1 ± 1,5 6,9 ± 1,7
Tiểu cầu (G/l) 150 - 300
236 ± 63 231 ± 53
Ure (mmol/l) 2,5 - 7,5
4,6 ± 0,9 3,7 ± 1,1
Creatinin (µmol/l) 62 - 120
80,4 ± 20,6 75,5 ± 12,1
GOT (U/l) < 37
33 ± 11 37 ± 11
GPT (U/l) < 40
34 ± 12 34 ± 11
Các chỉ số về huyết học, chức năng gan thận trước điều trị
131
I cũng
như sau điều trị 6 tháng đều nằm trong giới hạn cho phép của người

bình thường. Khi bệnh nhân uống
131
I hủy mô giáp, nếu tính chung gặp
11/137 (8,0%) bệnh nhân đau đầu. 21/137 (15,3%) bệnh nhân có triệu
chứng viêm tuyến nước bọt và 25/137 (18,2%) bệnh nhân buồn nôn.
Với bệnh nhân dùng liều
131
I 100 mCi có biến chứng cao nhất. Các
triệu chứng sẽ hết sau 1-2 ngày điều trị.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
Trong nhóm nghiên cứu có 113 bệnh nhân nữ chiếm 82,5% và 24
bệnh nhân nam chiếm 17,5%. Bệnh hay gặp nhất ở lứa tuổi 21- 60
(90,5%). 86 (62,8%) bệnh nhân < 45 tuổi, 51 (37,2%) bệnh nhân ≥ 45 tuổi.
89,8% tự phát hiện ra bệnh, điều đó chứng tỏ trong thời kỳ đầu UTTG
17
tiến triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn, không có triệu chứng rõ rệt.
Đây là một trong những yếu tố làm cho việc phát hiện bệnh thường đã ở
giai đoạn muộn. Khi đã phát hiện bệnh, do diễn biến của UTTG không
rầm rộ nên bệnh nhân được phẫu thuật muộn, chỉ có 59,8% bệnh nhân
được điều trị phẫu thuật trước 12 tháng kể từ khi phát hiện bệnh. 24,1%
được phẫu thuật sau phát hiện bệnh 3 năm.
U tuyến giáp và/ hoặc hạch cổ là 2 triệu chứng thường gặp và xuất
hiện đầu tiên của UTTG ở hầu hết các bệnh nhân (95,6%). Triệu chứng u
giáp đơn thuần (70,8%) và u tuyến giáp kết hợp hạch cổ (24,8%) là lý do
để bệnh nhân đến khám trong nhiều trường hợp.
UTTG có u ở cả 2 thùy với tỷ lệ đáng kể và khác nhau theo từng
nghiên cứu. Vì vậy, trong chẩn đoán phải khám bệnh thật tỷ mỉ, kỹ
lưỡng, phối hợp với các phương pháp khác như siêu âm, chụp cắt lớp vi

tính, xạ hình tuyến giáp để xác định chính xác những u nhỏ, nằm sâu
trong nhu mô tuyến giáp, tránh bỏ sót tổn thương.
84,7% có kích thước 1< u ≤ 4 cm. 88,3% u có mật độ chắc và
11,7% u có mật độ mềm. 92% u có ranh giới rõ. 92,7% bề mặt u gồ
ghề. 73% u di động.
Khi khám thấy u tuyến giáp chắc, phát triển nhanh, di động hạn chế
do dính vào tổ chức xung quanh, có hạch vùng cổ và khàn tiếng thì khả
năng UTTG rất cao, đây là các dấu hiệu lâm sàng quan trọng nghĩ tới
UTTG.
Hạch di căn vùng cổ là triệu chứng hay gặp của UTTG. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, 67/137 (48,9%) có hạch cổ. 15,4% có 1 - 2 hạch;
33,6% có ≥ 3 hạch, đa số (92,5%) hạch cùng bên với khối u. Di căn hạch
cổ là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ tái phát và tử vong cho bệnh nhân, di
căn hạch cổ liên quan với di căn xa, đặc biệt di căn hạch cổ 2 bên hoặc di
căn hạch trung thất.
18
4.2. VỀ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ TUYẾN GIÁP BIỆT HÓA
4.2.1. Chỉ định và lựa chọn phương pháp phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật UTTG biệt hóa được lựa chọn và ưu tiên hàng đầu.
Phương pháp phẫu thuật được sử dụng phải hạn chế thấp nhất nguy cơ
tái phát bệnh, lượng mô giáp còn lại sau phẫu thuật phải ở mức thấp nhất
để thuận lợi cho việc huỷ mô giáp còn sót lại và điều trị di căn bằng
131
I,
đồng thời thuận lợi cho quá trình theo dõi bệnh nhân sau điều trị bằng xạ
hình toàn thân và xét nghiệm nồng độ Tg. Điều trị UTTG thể biệt hóa
liên quan đến các yếu tố nguy cơ cao như: tuổi < 15 và > 45, có tiền sử
điều trị tia xạ vùng đầu cổ, kích thước khối u > 4 cm, khối u 2 thùy tuyến
giáp, tổ chức ung thư phá vỡ vỏ bao tuyến giáp, có di căn hạch cổ và di
căn xa. Bệnh nhân UTTG biệt hóa chỉ cần có một trong các yếu tố nguy

cơ cao thì có chỉ định cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, vét hạch cổ (nếu có) kết
hợp điều trị
131
I và hormon thay thế. Việc phát hiện hạch là rất quan trọng
không chỉ mang tính chất chẩn đoán mà còn dựa vào đó để vét hạch, tỷ lệ
hạch dương tính sau mổ chiếm tỷ lệ 93,2%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật cắt
tuyến giáp toàn bộ chiếm 51,1%; cắt tuyến giáp toàn bộ kết hợp vét
hạch cổ là 48,9%.
4.2.2. Các tai biến, biến chứng phẫu thuật ung thư tuyến giáp biệt hóa
Tỷ lệ tai biến, biến chứng phẫu thuật (chảy máu, nhiễm trùng vết mổ,
suy tuyến cận giáp, tổn thương thần kinh quặt ngược gây khàn tiếng,
biến chứng đường thở ) khi cắt tuyến giáp toàn bộ điều trị UTTG thể
biệt hóa tương đối thấp. Tỷ lệ tai biến phụ thuộc nhiều vào: tình trạng
khối u (kích thước, vị trí, mức độ xâm lấn của u ), mức độ di căn hạch
cổ, phương pháp phẫu thuật, kinh nghiệm và kỹ năng của phẫu thuật
viên. Tỷ lệ tổn thương tuyến cận giáp và thần kinh quặt ngược < 2% khi
cắt toàn bộ tuyến giáp với phẫu thuật viên có kinh nghiệm.
19
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ suy tuyến cận giáp tạm thời là
2,9% (cắt toàn bộ tuyến giáp) và 4,5% (cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp
vét hạch cổ). Tai biến liệt dây thần kinh quặt ngược tạm thời là 4,3% (cắt
toàn bộ tuyến giáp) và 6,0% (cắt tuyến giáp kết hợp vét hạch cổ). Nếu
tính chung: suy cận giáp là 3,6%; liệt thần kinh quặt ngược là 5,1%. Tai
biến suy tuyến cận giáp, tổn thương dây thần kinh quặt ngược sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
4.3. VỀ ĐIỀU TRỊ HUỶ MÔ GIÁP BẰNG
131
I
Phẫu thuật cắt toàn phần tuyến giáp đối với bệnh nhân UTTG nhằm

loại bỏ tế bào ung thư vì UTTG thường là nhiều ổ, đồng thời cho phép
làm xạ hình toàn thân bằng
131
I để phát hiện di căn, tạo điều kiện thuận
lợi cho điều trị huỷ mô giáp còn lại bằng
131
I thành công. Tuy nhiên, việc
phẫu thuật triệt để, lấy hết mô giáp là không dễ dàng.
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, với các liều
131
I hủy mô giáp
khác nhau, tỷ lệ hủy mô giáp thành công có khác nhau, tăng dần theo liều
uống từ 30 mCi đến 50, 75 và 100 mCi.
Mô giáp còn lại sau phẫu thuật đã được hủy hết, nồng độ Tg giảm
dưới 10 ng/ml ở 15/33 bệnh nhân (45,5%) nhóm uống liều 30 mCi;
24/40 bệnh nhân (60%) ở nhóm uống liều 50 mCi; 20/31 bệnh nhân
(64,5%) ở nhóm uống liều 75 mCi và 25/33 bệnh nhân (75,7%) ở nhóm
uống liều 100 mCi. Tính chung cho các nhóm liều uống, mô giáp còn lại
sau phẫu thuật đã được huỷ hết ở 84/137 bệnh nhân, đạt 61,3%. Còn
53/137 (38,7%) bệnh nhân chưa huỷ hết mô giáp, phải điều trị tiếp lần
thứ 2. Trong nhóm này, mô giáp còn lại sau phẫu thuật trung bình là 3,56
± 1,71g, độ tập trung
131
I là 4,92 ± 2,16%; đều cao hơn rõ rệt so với nhóm
huỷ hết mô giáp có giá trị 2 chỉ số này tương ứng là 2,23 ±1,46 g và 4,38
± 2,04%. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của phẫu thuật triệt căn.
Mặc dù ở 53 bệnh nhân còn mô giáp chưa hủy hết sau điều trị, nhưng các
20
chỉ số xét nghiệm đều cho thấy mô giáp đã được huỷ khá lớn: độ tập trung
131

I và nồng độ Tg đều giảm. Hình ảnh xạ hình thấy mô giáp còn lại cũng
giảm rõ so với trước điều trị bằng
131
I. Mô giáp còn lại trung bình của 53
bệnh nhân này là 0,83 ± 0,48 g.
Nhóm mô giáp còn lại ≤1,5g có tỷ lệ hủy mô giáp đạt được là 77,6%,
cao hơn rõ rệt so với nhóm có mô giáp còn lại >1,5g, tỷ lệ hủy mô giáp
chỉ đạt 52,3%.
Trong từng nhóm cùng liều uống, với những bệnh nhân mô giáp còn
lại ít (≤1,5g) có tỷ lệ hủy mô giáp thành công cao hơn. Đáng chú ý là ở
mức liều 75mCi, với nhóm mô giáp còn lại ≤1,5g và chưa có hạch cổ đạt
tỷ lệ hủy mô giáp là 75%, tương đương với mức liều 100 mCi đạt 80%
(p>0,05). Điều đó có nghĩa là, nếu bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ
hoàn toàn tuyến giáp, lượng mô giáp còn lại ít (≤1,5g), chưa di căn hạch
cổ có thể chỉ định liều 75mCi vẫn đạt hiệu quả tương đương 100 mCi.
Như vậy, hiệu quả hủy mô giáp phụ thuộc vào lượng tuyến giáp còn
lại, khi phẫu thuật càng triệt để, lượng mô giáp sau mổ càng ít thì hiệu
quả hủy mô giáp càng cao.
Ngoài việc xác định mô giáp còn lại sau phẫu thuật trên siêu âm, còn
đánh giá mô giáp còn lại dựa vào chỉ tiêu độ tập trung
131
I tại vùng tuyến
giáp sau phẫu thuật. Trong số 137 bệnh nhân nghiên cứu, có 58 bệnh nhân
trước điều trị độ tập trung
131
I ≤ 4%, tỷ lệ huỷ mô giáp đạt được là 43/58
(75,8%), cao hơn rõ rệt so với nhóm 79 bệnh nhân có độ tập trung
131
I >
4%, tỷ lệ huỷ mô giáp sau điều trị

131
I chỉ đạt 41/79 (50,6%) (p< 0,05).
Hiệu quả hủy hoàn toàn mô giáp còn lại sau phẫu thuật của
131
I liều
thấp với UTTG thể nhú cao hơn với thể nang. Đối với thể nang nên dùng
liều cao
131
I để hủy mô giáp còn lại sau phẫu thuật sẽ tốt hơn liều thấp.
Nhóm 70 bệnh nhân UTTG chưa có di căn hạch cổ, kết quả huỷ mô
giáp là 65,7%, tốt hơn so với nhóm 67 bệnh nhân đã có di căn hạch cổ,
21
chỉ huỷ mô giáp được 56,7%. Phân tích theo nhóm liều uống
131
I thấy với
liều 30 mCi, 50 mCi và 75 mCi thì kết quả hủy mô giáp chưa có sự
khác biệt giữa nhóm có di căn hạch cổ và không có di căn hạch cổ (p
>0,05). Chỉ nhóm 100 mCi thì kết quả hủy mô giáp ở những bệnh nhân
chưa có di căn hạch cổ tốt hơn rõ rệt (92,8%) so với những bệnh nhân
đã có di căn hạch cổ (63,1%).
KẾT LUẬN
1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư
tuyến giáp biệt hóa:
Trong 137 bệnh nhân UTTG biệt hóa, bệnh nhân nữ chiếm 82,5%.
Tuổi trung bình của bệnh nhân nam là 42,4 ± 14,4 và bệnh nhân nữ là
39,2 ± 12,5; tính chung là 39,7 ± 12,8. Có 86 bệnh nhân dưới 45 tuổi
(chiếm 62,8%) và có 51 bệnh nhân ≥ 45 tuổi (chiếm 37,2%)
- 59,8% bệnh nhân được điều trị phẫu thuật trước 12 tháng kể từ khi
phát hiện bệnh. Thời gian trung bình từ khi phát hiện bệnh đến khi được
phẫu thuật là 36,3 ± 6,7 tháng.

- 100% bệnh nhân có u tuyến giáp. 73,0% có 1 u. 78,8% u chỉ ở 1
thùy tuyến giáp (trong đó 51,1% thùy phải; 27,7% thùy trái). Kích thước
u chủ yếu từ 1- 4 cm (84,7%). 88,3% u có mật độ cứng, chắc. 73,0% u di
động. 92,0% u có ranh giới rõ.
- 67/137 (48,9%) bệnh nhân có di căn hạch cổ. 92,5% có hạch cùng
bên với khối u. 7,5% có hạch cổ 2 bên. 94,1% hạch di động. 64,2% hạch
mềm; 35,8% hạch cứng, chắc.
- 111/137 bệnh nhân (81%) ung thư tuyến giáp thể nhú, 19% bệnh
nhân ung thư tuyến giáp thể nang. Di căn hạch cổ ở nhóm thể nang là
69,3%; cao hơn thể nhú (chỉ có 44,2%) (p < 0,05).
22
2. Hiệu quả hủy mô giáp còn sót lại sau phẫu thuật cắt tuyến giáp
của
131
I với các mức liều 30, 50, 75 và 100 mCi ở bệnh nhân ung thư
tuyến giáp biệt hóa:
- Sau điều trị 6 tháng, tỷ lệ hủy hoàn toàn mô giáp tính chung đạt
61,3%. Liều 30 mCi tỷ lệ hủy hoàn toàn mô giáp đạt 45,5%.
Liều 50 mCi huỷ hoàn toàn mô giáp đạt 60,0%.
Liều 75 mCi huỷ mô giáp đạt 64,5%.
Liều 100 mCi tỷ lệ hủy mô giáp cao nhất là 75,7%. (p< 0,05).
- Ở nhóm chưa hủy hoàn toàn mô giáp sau điều trị có khối lượng mô
giáp còn sau phẫu thuật (trước điều trị
131
I) là 3,56 ± 1,71g, cao hơn rõ rệt
so với nhóm đã hủy hết mô giáp có mô giáp còn sau phẫu thuật (chỉ có
2,23 ± 1,46g). (p< 0,05).
- Khối lượng mô giáp còn lại sau phẫu thuật ảnh hưởng rõ rệt đến
kết quả điều trị. Với những bệnh nhân khối lượng mô giáp còn lại ≤
1,5g, hiệu quả huỷ mô giáp đạt 77,6%, tốt hơn rõ rệt so với nhóm bệnh

nhân có mô giáp còn lại sau phẫu thuật > 1,5g (hiệu quả huỷ mô giáp
đạt 52,3%). (p< 0,05).
- Ở những bệnh nhân ung thư tuyến giáp có lượng mô giáp còn lại
dưới 1,5g, hiệu quả huỷ hoàn toàn mô giáp liều 75mCi đạt 75%, tương
đương với liều 100 mCi (p > 0,05).
- Độ tập trung
131
I vùng cổ sau phẫu thuật càng thấp thì hiệu quả hủy
mô giáp càng cao. Ở bệnh nhân trước điều trị có độ tập trung
131
I ≤ 4%,
tỷ lệ huỷ mô giáp đạt được là 75,8%, cao hơn rõ rệt so với nhóm bệnh
nhân có độ tập trung
131
I > 4%, tỷ lệ huỷ mô giáp sau điều trị
131
I chỉ đạt
50,6% (p< 0,01).
- Hiệu quả huỷ mô giáp ở bệnh nhân UTTG thể nhú đạt 64,9%, cao
hơn rõ rệt so với thể nang chỉ đạt hủy mô giáp 46,1% (p< 0,05).
23
24

×