Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

Giáo án địa lí 9 full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.7 KB, 151 trang )

Giáo án địa li 9
ĐỊA LÝ VIỆT NAM (tiếp theo)
ĐỊA LÝ DÂN CƯ
Ngày soạn: / /2013
Ngày dạy: 9A 9B 9C
TIẾT:1 - BÀI 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt nam có 54 dân tộc, dân tộc kinh chiếm
số đông.
- Biết các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc để thấy các
dân tộc có số dân rất khác nhau, dân tộc kinh chiếm 4/5 dân số cả nước.
- Thu thập thông tin về một dân tộc (số dân, đặc điểm về phong tục, tập quán, trang
phục, nhà ở, kinh nghiệm sản xuất, địa bàn phân bố chủ yếu, )
3. Thái độ – Kĩ năng sống:
+ Thái độ:
- Có tinh thần đoàn kết, học hỏi những tiến bộ của các dân tộc khác.
- Tôn trọng những nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc bạn.
+ Kĩ năng sống:
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/bản đồ, các bảng số liệu và bài viết
để tìm hiểu về đặc điểm dân số Việt Nam; Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân
số và cơ cấu dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và
hợp tác khi làm việc nhóm.
- Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần giảm tỉ lệ gia
tăng dân số.
II. Phương tiện dạy học:


1. Giáo viên:
- Bản đồ phân bố dân tộc VN (Atlát ĐLVN)
- Tranh ảnh địa lý: Các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
- Máy chiếu.
2. Học sinh:
- Sưu tầm các tranh ảnh về các dân tộc ít người ở địa phương em.
- Tìm hiểu về dân tộc mình(số dân, đặc điểm về phong tục, tập quán, trang phục, nhà
ở, kinh nghiệm sản xuất, địa bàn phân bố chủ yếu, )
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Trực quan qua tranh ảnh, bảng biểu, lược và bản đồ;
- Nêu vấn đề; động não; tranh luận.
- Thảo luận nhóm; trình bày 1 phút.
1 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
- Giảng giải tích cực.
IV. Tiến trình dạy học và giáo dục:
1. Ổn định lớp:
KTSS: 9A 9B 9C
2. Kiểm tra: HS chuẩn bị giấy vở, sách bút.
3. Bài mới:
* Mở bài: GV giới thiệu sơ lược chương trình Địa lí 9. Bài học đầu tiên của
môn ĐL9 hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nước ta có bao nhiêu dân tộc, dân tộc nào
giữ vai trò chủ đạoViệt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu
nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động của GV- HS Ghi bảng
* HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu Các dân tộc ở
Việt Nam:
GV cho HS nghiên cứu SGK và tranh ảnh địa lý về
các dân tộc VN, H1.1 SGK.

GV: Giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các
miền đất nước
? Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
- Nước ta có bao nhiêu đân tộc? Kể tên các dân tộc
mà em biết?
- Em hãy trình bày một số nét khái quát về dân tộc
Kinh và một số dân tộc khác? (ngôn ngữ, trang
phục, tập quán, sản xuất )
HS: Quan sát H1.1SGK
? Cơ cấu dân tộc nước ta gồm mấy nhóm người?
? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ là
bao nhiêu?
? Dựa vào hiểu biết thực tế và thông tin SGK, cho
biết đặc điểm của dân tộc Việt? (kinh nghiệm sản
xuất, các nghề truyền thống…)
GV: mở rộng
- Người Việt cổ còn có tên gọi: Âu Lạc, Lạc Việt
- Người VIệt đã biết đến kim loại -> chinh phục
châu thổ sông Hồng- nền văn minh NN lúa nước
với hàng loạt nghề thủ công truyền thống rất tinh
xảo
- Người Việt cổ->hiện đại trong mọi hoàn cảnh họ
luôn là sư dân giữ vai trò chủ đạo trong quá trình
phát triển đất nước
? Nhóm dân tộc ít người chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Đặc
điểm của các dân tộc ít người?
? Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của
các dân tộc ít người mà em biết?
(Dệt thổ cẩm, thêu, gốm, trồng bông dệt vải, làm
khảm bạc, bàn ghế bằng trúc, cồng chiêng…)

I. Các dân tộc ở Việt Nam
- Nước ta có 54 dân tộc, mỗi
dân tộc có những nét văn
hoá riêng: ngôn ngữ, trang
phục, quần cư, trang phục…
- Cơ cấu dân tộc gồm 2
nhóm người:
+ Dân tộc Việt: chiếm 86%
• Có kinh nghiệm trồng lúa
nước
• Nghề thủ công có kĩ thuật
tinh xảo
• Là lực lượng lao động
đông đảo trong các ngành
kinh tế
+ Nhóm dân tộc ít người
chiếm 13,8% dân số
• Mỗi dân tộc có kinh
nghiệm riêng trong một số
lĩnh vực: trồng cây công
nghiệp, ăn quả, chăn nuôi…
2 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
? Hãy kể tên các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và
Nhà nước ta, tên các vị anh hùng, các nhà khoa học
có tiếng là người dân tộc ít người mà em biết?
? Tại sao nói: Các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết
cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
? Cho biết vai trò của người Việt định cư ở nước
ngoài đối với đất nước?

GV: Chuyển ý. Nước ta có 54 dân tộc. Các dân tộc
phân bố ntn? Hiện nay sự phân bố các dân tộc có gì
thay đổi? => Phần II
* HĐ 2 (20p): Hướng dẫn HS tìm hiểu phân bố
các dân tộc
HS: Quan sát bản đồ phân bố dân tộc VN&Atlát
VN
? Dựa vào bản đồ và hiểu biết của mình, hãy cho
biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu?
? Dựa vào vốn hiểu biết, cho biết các dân tộc ít
người phân bố chủ yếu ở đâu?
? Những khu vực đó có đặc điểm như thế nào về
TN, KT-XH? (địa hình, tài nguyên, biên giới, giao
thông và kinh tế…)
GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận câu hỏi:
Nhóm 1: Trung du và MNBB là địa bàn cư trú của
khoảng bao nhiêu dân tộc? Tên các dân tộc tiêu
biểu?
Nhóm 2: Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên là địa
bàn cư trú của khoảng bao nhiêu dân tộc? Kể tên
các dân tộc tiêu biểu?
Nhóm 3: Khu vực NTB&NB là địa bàn cư trú chủ
yếu của các dân tộc nào?
- Đại diện nhóm HS trình bày 1 phút, chỉ bản đồ,
nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
HS: Quan sát H1.2
? Cho biết cùng với sự phát triển của nền kinh tế,
sự phân bố và đời sống của các đồng bào dân tộc ít
người có những thay đổi lớn ntn?

GV: Mở rộng về đời sống của người Mường.
• Tham gia vào các hoạt
động kinh tế khác
- Các dân tộc cùng nhau
đoàn kết, xây dựng và bảo
vệ Tổ Quốc
II. Phân bố các dân tộc:
1. Dân tộc Việt (Kinh)
- Phân bố rộng khắp cả
nước song tập trung chủ yếu
ở đồng bằng, trung du,
duyên hải.
2. Các dân tộc ít người:
- Phân bố chủ yếu ở miền
núi và trung du
+ Trung du miền núi phía
Bắc: 30 dân tộc: Tày, Nùng,
Thái, Mường, Dao
+ Trường Sơn, Tây Nguyên:
20 dân tộc: Ê đê, Gia rai Cơ
ho
+ Nam Trung Bộ, Nam Bộ:
Chăm, Khơ me, Hoa (TP
Hồ Chí Minh).
- Do chính sách phát triển
KT-XH của Dảng và Nhà
nước nên hiện nay sự phân
bố và đời sống các dân tộc
đã có nhiều thay đổi
4. Củng cố:

- HS: Đọc ghi nhớ SGK
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở
những mặt nào?
- Em hãy trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta?
- Em hãy điền vào chỗ trống trong các câu sau:
3 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
“ Em thuộc dân tộc…………, dân tộc em đứng thứ……về số dân trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam. Địa bàn cư trú của dân tộc em
là……………………………………Một số nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc em
là………………………………………………………… ”
5. Hướng dẫn HS học bài:
- HS làm bài tập 3 vào vở ghi và các BTTH
- Sưu tầm tranh ảnh về các dân tộc ít người của Việt Nam
- Tìm hiểu trước Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
V. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
Ngày soạn: / /2013
Ngày dạy: 9A 9B 9C
TIẾT: 2 - BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:

- Trình bày được một số đặc điểm dân số ở nước ta, nguyên nhân và hậu quả.
- Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số ở Việt Nam và
nguyên nhân của sự thay đổi đó.
2. Kĩ năng:
- Vẽ và phân tích biểu đồ về dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số ở Việt Nam.
- Phân tích và so sánh dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc điểm cơ
cấu, sự thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn 1989 –
1999.
3. Thái độ - Kĩ năng sống:
+ Thái độ:
- Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý.
- Có thái độ học tập nghiêm túc và nhận thức vấn đề dân số là vấn đề toàn cầu.
+ Kĩ năng sống:
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/bản đồ, các bảng số liệu và bài viết
để tìm hiểu về đặc điểm dân số Việt Nam; Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân
số và cơ cấu dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và
hợp tác khi làm việc nhóm.
- Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần giảm tỉ lệ gia
tăng dân số.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:
- Biểu đồ biến đổi dân số ở nước ta( phóng to theo SGK).
- Tranh ảnh về hậu quả của dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống.
2. Học sinh:
- Thu thập số liệu về dân số Việt Nam một số năm gần đây.
- Tìm hiểu trước bài 2 : Dân số và gia tăng dân số.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Trực quan qua tranh ảnh, bảng biểu, lược và bản đồ;
- Nêu vấn đề; động não

- Thảo luận nhóm - cặp đôi- chia sẻ; trình bày 1 phút.
- Giảng giải tích cực; tranh luận….
IV. Tiến trình dạy học – giáo dục:
1. Ổn định lớp:
KTSS: 9A 9B 9C
2. Kiểm tra bài cũ:
5 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
? Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở
những mặt nào?
? Em hãy trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta?
H:
G:
3. Bài mới:
* Mở bài: Việt Nam là một nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực
hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên củâ dân số có xu
hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi.
Hoạt động của GV-HS Ghi bảng
* HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu số dân
GV cho HS nghiên cứu mục 1 SGK.
? Số dân nước ta tính đến 2002 là bao nhiêu?
? Nước ta đứng hàng thứ bao nhiêu về S và dân số
trên TG? Em có suy nghĩ gì về thứ hạng diện tích và
dân số của Việt Nam so với các nước trên thế giới?
- Dân số: xếp thứ 14 , hiện nay đứng thứ 13 trên thế
giới; năm 2007 dân số VN đạt 85,2 triệu người.
- Diện tích xếp thứ 58 trên thế giới. => nước đông dân
GV: Lưu ý HS
- Năm 2004, dân số nước ta là 82 triệu người
- Trong khu vực ĐNA, dân số VN đứng thứ 3 sau

Inđô, Philipin
? Với dân số đông như trên có thuận lợi gì cho phát
triển kinh tế, xã hội?
- GV chuyển ý:
- HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu gia tăng dân số
GV cho HS nghiên cứu mục 2 và H 2.1 SGK trang 7.
? Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước ta
(qua chiều cao của các cột)?
- Bùng nổ dân số từ thập kỷ 50 của thế kỷ 20.
- Tăng nhanh liên tục.
? Quan sát và nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng
dân số tự nhiên có sự thay đổi ntn? Nguyên nhân của
sự thay đổi đó?
- TLGTTN cao nhất gần 4% (54-60): kết thúc cuộc
kháng chiến chống Pháp
- Từ76-03: xu hướng giảm dần và thấp nhất 1,3%
(2003)
- Năm 2012, dân số VN đạt 88,7 triệu người.
? Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng
tổng số dân vẫn tăng?
- Vì số dân lớn nên dù dân số có gia tăng ít (thậm chí
gia tăng có giảm) thì tổng số dân vẫn tăng.
? Mỗi năm nước ta có thêm khoảng bao nhiêu người?
1. Số dân:
- Việt Nam là nước đông
dân. Dân số nước ta
+ Năm 2002 là: 79,7 triệu
người,
+ Năm 2007 dân số VN đạt
85,2 triệu người xếp thứ 13

trên thế giới, thứ 7 châu Á,
thứ 3 Đông Nam Á.
2. Gia tăng dân số:
- Bùng nổ dân số từ thập
kỷ 50 thế kỷ 20.
- Dân số tăng nhanh liên
tục:
+ Năm 2002 là: 79,7 triệu
người,
+ Năm 2007 dân số VN đạt
85,2 triệu người
- Gia tăng dân số tự nhiên
có xu hướng giảm nhưng
tổng số dân vẫn tăng. Mỗi
6 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
GV: Chia nhóm HS Thảo luận:
Nhóm 1: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra hậu
quả gì? (Kinh tế, xã hội, môi trường…)
Nhóm 2: Nêu những giải pháp khắc phục tình trạng
này?
Nhóm 3: Nêu những lợi ích của giảm tỉ lệ gia tăng tự
nhiên của dân số nước ta?
- Đại diện nhóm HS trình bày, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- Lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
của dân số nước ta: Ổn định dân số → thuận lợi cho
quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
- GV cho HS phân tích bảng số liệu 2.1 theo hẹ thống
câu hỏi ở SGK để thấy sự khác nhau giữa các vùng về

tỉ lệ gia tăng tự nhiên và nguyên nhân của nó, từ đó
thấy rõ hơn ý nghĩa của việc nâng cao dân trí
- GV chuyển ý.
* HĐ 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu cơ cấu dân số
GV cho HS quan sát bảng số liệu 2.2
GV: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tính tổng số %
ở từng độ tuổi trong một năm.
GV: Ghi kết quả tính của các nhóm lên bảng
GV: Đưa tiêu chí đánh giá cơ cấu dân số trẻ
? So với tiêu chí, nước ta có cơ cấu dân số thuộc loại
nào? Vì sao?
? Cơ cấu dân số trẻ có thuận lợi và khó khăn gì?
? Hãy cho biết xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo
nhóm tuổi ở VN từ 79-99?
GV: Dân số nước ta đang già đi
? Dựa vào bảng 2.2 hãy nhận xét tỉ lệ 2 nhóm dân số
nam và nữ thời kỳ 1979-1999?
(Sự chênh lệch giữa tỉ lệ tổng số nam và nữ giảm dần
từ 3% -> 2,6% -> 1,4%)
? Vì sao ở nước ta nữ nhiều hơn nam và có xu hướng
cân bằng?
? Tại sao cần phải biết cơ cấu dân số theo giới tính
của mỗi quốc gia? (Để tổ chức lao động, bổ sung hàng
hoá cho phù hợp…)
HS: Đọc đoạn “ở nước ta…cao rõ rệt” để hiểu rõ hơn
về tỉ số giới tính
- Số nam so với 100 nữ; hiện nay tỉ lệ này là 112 –
118 trên 100 nữ.
GV: Giải thích thêm về tỉ số giới tính và sự khác nhau
về tỉ số giới tính ở các vùng miền nước ta là do

chuyển cư, chiến tranh…
năm tăng thêm khoảng 1
triệu người
* Hậu quả:
- Dân số đông, tăng
nhanh→hậu quả cho phát
triển kinh tế- xã hội( làm
chậm quá trình phát triển
kinh tế, thiếu việc làm, y
tế, giáo dục )
- Tác động xấu đến môi
trường.
* Biện pháp: giảm tỉ lệ
sinh và phát triển KT-XH
3. Cơ cấu dân số:
a. Cơ cấu dân số theo độ
tuổi:
- Việt Nam là nước có cơ
cấu dân số trẻ và đang có
sự thay đổi
- Tỉ lệ trẻ em giảm xuống,
tỉ lệ người trong và trên
tuổi lao động tăng lên
b. Cơ cấu dân số theo giới
tính:
- Tỉ lệ nữ nhiều hơn nam
song có xu hướng tiến tới
cân bằng
4. Củng cố:
7 Năm học 2013 - 2014

Giáo án địa li 9
- HS: Đọc ghi nhớ SGK
? Em hiểu thế nào là cơ cấu dân số?
- Cơ cấu dân số là sự biểu hiện của mức độ chênh lệch giữa nam và nữ, giữa nhóm
tuổi này và nhóm tuổi khác
? Tại sao Trung du miền núi phía Bắc và Tây nguyên là 2 vùng có tỉ lệ gia tăng tự
nhiên của dân số lớn (năm 1999).
-Do nhiều yếu tố: + Nhận thức, tập quán.
+ Mức độ phát triển kinh tế.
5. Hướng dẫn HS học bài:
BT 3 SGK trang 10.
- Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên. Lấy tỉ suất sinh trừ đi tỉ suất của từng năm rồi
đem chia cho 10. Đơn vị (%)
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số năm 1979 là: 25,3 %
1999 là 14,3 %.
Vẽ biểu đồ: 2 đường biểu diễn trên một trục toạ độ, khoảng cách giữa 2 đường chính
là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
- HS làm BT3 vào vở ghi và các bài còn lại ở BTTH
- Tìm hiểu trước Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.
V. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………
8 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9

Ngày soạn: / / 2013
Ngày dạy: 9A 9B 9C
TIẾT: 3 - BÀI 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN
CƯ.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phân bố dân cư ở nước ta.
- Phân biệt được các loại hình quần cư nông thôn và thành thị theo chức năng và hình
thái quần cư.
- Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị hoặc átlát địa lí Việt Nam để
nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta.
- Phân tích các bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị, và tỉ lệ
dân thành thị ở nước ta.
3. Thái độ – Kĩ năng sống:
+ Thái độ :
- Ý thức về sự cần thiết phải phát triển đô thị hợp lý.
- Có thái độ học tập nghiêm túc để sau này lập nghiệp.
+ Kĩ năng sống:
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/bản đồ, các bảng số liệu và bài viết
để rút ra một số đặc điểm về mật độ dân số, sự phân bố dân cư, các loại hình quần cư
và quá trình đô thị hóa ở nước ta.
- Làm chủ bản thân : Trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành chính sách của
Đảng và Nhà nước về phân bố dân cư.
- Giải quyết vấn đề: Giải quyết mâu thuẫn giữa việc phát triển đô thị với việc phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và
hợp tác khi làm việc nhóm, cặp.
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi trình bày thông tin.

II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.
- Tranh ảnh địa lý.
- Bảng thống kê về mật độ dân số ở một số quốc gia và dân đô thị ở Việt Nam.
2. Học sinh:
- Thu thập số liệu về mật độ dân số Việt Nam một số tỉnh.
- Tìm hiểu trước bài 3 : Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Trực quan qua tranh ảnh, bảng biểu, lược và bản đồ;
- Nêu vấn đề; động não
- Thảo luận cặp đôi; chúng em biết 3.
- Giảng giải tích cực.
IV. Tiến trình dạy học – giáo dục:
1. Ổn định lớp:

9 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
KTSS: 9A 9B 9C
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hiểu thế nào là cơ cấu dân số?
? Tại sao Trung du miền núi phía Bắc và Tây nguyên là 2 vùng có tỉ lệ gia tăng tự
nhiên của dân số lớn (năm 1999).
H:
G: Nhận xét, ghi điểm cho HS; chấm bài tập 3 SGK trang 10.
3. Bài mới:
* Mở bài: Dân cư nước ta phân bố không đều, đông ở đồng bằng, đô thị , thưa
ở miền núi và cao nguyên. Ở mỗi nơi ấy, dân cư lại chọn loại hình quần cư phù hợp
với điều kiện và sản xuất để tạo nên sự đa dạng về hình thức quần cư ở Việt Nam.
Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

* HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mật độ dân số
và phân bố dân cư:
? Em hãy nhắc lại thứ hạng S và dân số nước ta so
với các nước trên TG?
? Năm 2003, MĐ DS của nước ta là bao nhiêu?
GV : Đưa bảng số liệu
Quốc gia MĐ DS (người/km
2
)
Toàn thế giới
Châu á
Trung Quốc
Thái Lan
Inđônêxia
47
85
134
123
115
? So sánh MĐ DS nước ta với TG, châu Á, các
nước trong khu vực Đông Nam Á?
- Năm 2012 MĐDS đạt 267 người/km
2
Cao gấp
hơn 5 lần mức tung bình của thế giới.
? Qua so sánh trên hãy rút ra đặc điểm của MĐ
DS nước ta?
GV: Điều đó chứng tỏ VN là nước đất chật người
đông
GV: Đưa bảng số liệu sau

Năm 1989 1999 2002 2003
MĐ DS 195 231 241 246
? Qua các số liệu trên, em rút ra nhận xét về MĐ
DS nước ta qua các năm?
HS: Quan sát H3.1 và Bảng 3.2
? Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta?
? Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những khu
vực nào? Đông nhất ở đâu?
? Dân cư thưa thớt ở vùng nào? Thưa thớt nhất ở
đâu?
GV: Miền núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích-
I. Mật độ dân số và phân bố
dân cư:
1. Mật độ dân số:
- Năm 2003: 246 người/km
2
thuộc loại nước có MĐ DS cao
trên TG.
- Mật độ dân số nước ta ngày
càng tăng lên. (Năm 2012
MĐDS đạt 267 người/km
2
).
2. Phân bố dân cư:
- Dân cư phân bố không đều:
+ Tập trung đông ở đồng bằng,
thành thị
10 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
1/4 số dân.

? Hãy cho biết nguyên nhân của đặc điểm phân bố
dân cư nêu trên?
HS: Vì: Điều kiện tự nhiên- xã hội thuận lợi và
lịch sử khai thác lâu đời.
? Dân cư phân bố không đều giữa đồng bằng và
đồi núi ảnh hưởng ntn đến phát triển KT-XH của
đất nước?
? Dựa vào hiểu biết thực tế và SGK, cho biết sự
phân bố dân cư giữa nông thôn và thành thị nước
ta có đặc điểm gì? Nguyên nhân?
HS: Do quá trình CNH diễn ra chậm, các ngành
CN DV chưa phát triển kéo theo quá trình đô thị
hoá diễn ra chậm nên tỉ lệ thị dân thấp, …
G: Tỉ lệ dân cư giữa nông thôn và thành thị cũng
có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực:
74% -> 67,7 % (2012) dân cư sống ở nông thôn,
26% -> 32,3 % dân cư sống ở thành thị.
? Quan sát H1.3, nhận xét về mói quan hệ giữa
các vùng có MĐDS cao với sự phân bố các thành
phố, thị xã?
? Nhà nước ta có chính sách gì để phân bố lại dân
cư?
- Xây dựng các vùng kinh tế mới
- Chuyển lao động NN->CN: xây dựng ở nông
thôn các nhà máy, pt tiểu thủ công nghiệp: dệt,
thêu…
- GV chuyển ý.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại hình
quần cư:
HS nghiên cứu SGK kết hợp với tranh ảnh địa lý.

? Việt Nam có mấy loại hình quần cư?
- GV cho HS thảo luận theo nội dung bảng phụ.
- Đại diện nhóm HS trình bày.
- Nhóm HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức
+ Thưa thớt ở miền núi, hải
đảo
+ 74% dân cư sống ở nông thôn,
26% dân cư sống ở thành thị.
- Những vùng có MĐDS cao thì
có nhiều đô thị
II. Các loại hình quần cư:
Các yếu tố Quần cư nông thôn Quần cư thành thị
Cách tổ chức
sinh sống
Nhà cửa xen đồng ruộng tập hợp
thành làng xóm
Nhà cửa xây thành phố
phường
MĐDS Dân cư thưa Dân tập trung đông
Nhà cửa Nhà ngói, nhỏ và thấp Cao tầng san sát
Đường xá
Đường làng lát gạch, bê tông, ít
phương tiện giao thông và biển báo
Trải nhựa, rộng to và đẹp,
nhiều phương tiện giao
thông và biển báo
Lối sống Dựa vào truyền thống gia đình, dòng
họ, làng xóm
Cộng đồng có tổ chức,

mọi người tuân theo pháp
11 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
luật
Nghề nghiệp Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và dịch vụ
? Vì sao các làng bản ở nông thôn thường cách xa
nhau (Sự thích nghi với thiên nhiên và hoạt động
kinh tế của người dân)
? Hãy nêu những thay đổi hiện nay của quần cư
nông thôn mà em biết?
? Quan sát H3.1, nhận xét sự phân bố các đô thị
nước ta và giải thích?
* HĐ 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu đô thị hoá:
GV cho HS nghiên cứu bảng 3.1.
? Em có nhận xét gì về số dân thành thị và tỉ lệ dân
thành thị ở nước ta?
H:
G:
? Em hãy cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã
phản ánh quá trình đô thị hoá như thế nào?
H:
G:
? Nhận xét tỉ lệ dân thành thị so với tổng số dân?
Từ đó, nhận xét về trình độ đô thị hoá của nước ta?
H:
G:
? Quy mô của đô thị ở nước ta ra sao?
GV: Kinh tế nông nghiệp còn chiếm vị trí khá cao.
Phần lớn là đô thị loại vừa và nhỏ.
? Em hãy kể tên 10 đô thị lớn của nước ta?

- Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,
Huế, Quảng Ninh, Cần Thơ
? Vấn đề bức xúc cần giải quyết cho dân cư tập
trung quá đông ở thành phố lớn?
H:
G:
? Em hãy lấy ví dụ minh hoạ về việc mở rộng quy
mô các thành phố ở Việt Nam?
VD: TP Hải Dương mở rộng quy mô về phía Đông
và phía Tây.
III. Đô thị hoá:
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân
thành thị ngày càng tăng.
- Quá trình đô thị hoá ở nước ta
diễn ra với tốc độ ngày càng cao
nhưng trình độ đô thị hoá còn
thấp.
- Đô thị chủ yếu là loại vừa và
nhỏ.
4. Củng cố:
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Điền vào chỗ trống (…) trong những câu sau cho phù hợp:
“ Mật độ dân số nước ta thuộc loại……….trên thế giới, gấp mật độ dân số TG cùng
năm 2003 là……….lần. Vượt xa các nước láng giềng trong khu vực
là……………………… ”
- Em hãy phân tích ý nghĩa của sự gia tăng tỉ lệ dân thành thị từ năm 1985- 2003?
+ Sau khi tiến hành cải cách nền kinh tế, đất nước ta có sự thay đổi kinh tế- chính trị-
văn hoá.
12 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9

+ Sự thay đổi về kinh tế → hàng loạt sự thay đổi khác trong đó có vấn đề đô thị
hoá.
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
* Bài tập3 SGK trang 14:
- Mật độ dân số tăng lên.
- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số tăng mạnh.
Vì: Dân số đông. Đồng bằng sông Hồng có sức hút dân số vì đây là trung tâm kinh
tế- chính trị- văn hoá- xã hội, có lịch sử định cư lâu đời
* Sưu tầm tranh ảnh về vấn đề đô thị hoá ở Việt Nam.
- HS chuẩn bị bài 4: Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống.
V. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………
Ngày soạn: / /2013
Ngày dạy: 9A 9B 9C
13 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
TIẾT: 4 - BÀI 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.
- Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm.
- Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta.

2. Kĩ năng:
Phân tích các biểu đồ,bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông
thôn, theo đào tạo, theo ngành, theo thành phần kinh tế.
3. Thái độ:
- Ý thức về sự cần thiết phải phát triển kinh tế giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao
chất lượng cuộc sống.
- Có thái độ học tập nghiêm túc để sau này lập nghiệp.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:
- Bảng thống kê về vấn đề sử dụng lao động.
- Tranh ảnh địa lý: Thể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Học sinh:
- Thu thập thông tin về chất lượng cuộc sống và lao động việc làm của nước ta.
- Tìm hiểu trước bài 4 : Lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Trực quan qua tranh ảnh, bảng biểu, lược và bản đồ;
- Nêu vấn đề; động não
- Thảo luận nhóm; trình bày 1 phút.
- Giảng giải tích cực.
IV. Tiến trình dạy học – giáo dục :
1. Ổn định lớp:
KTSS: 9A 9B 9C
2. Kiểm tra bài cũ:
? Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế-
xã hội của cả nước?
? Làm BT3 SGK tr 14
H:
G:
3. Bài mới:
* Mở bài: Nước ta có lực lượng lao động đông đảo. Trong thời gian qua, nước

ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân. Bài học hôm nay, chúng ta tìm hiểu vấn đề lao động, việc làm và lượng
cuộc sống.
Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
* HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nguồn lao động
và sử dụng lao động:
GV cho HS nghiên cứu SGK & Bảng 2.2
I. Nguồn lao động và sử
dụng lao động:
14 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
? Nguồn lao động bao gồm những người trong độ
tuổi nào?
? Năm 1999, nguồn lao động nước ta chiếm bao
nhiêu % tổng số dân?
? Mỗi năm ở nước ta được bổ sung lực lượng lao
động khoảng bao nhiêu? Từ đó hãy nhận xét về số
lượng nguồn lao động nước ta?
? Dựa vào H4.1a, Em có nhận xét gì về cơ cấu lực
lượng lao động giữa thành thị và nông thôn?
Nguyên nhân?
- Lao động thành thị (24%), lao động nông
thôn(76%).
- Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp → cần nhiều
lao động.
GV: Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận
Nhóm 1: Quan sát H4.1b và vốn hiểu biết bản thân,
SGK hãy cho biết nguồn lao động của nước ta có
những mặt mạnh và hạn chế nào?
Nhóm 2: Để nâng cao chất lượng nguồn lao động,

chúng ta cần có những giải pháp gì?
HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác góp ý
GV: Chuẩn kiến thức
- Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động:
nâng cao mức sống->nâng cao thể lực, phát triển
VH GD, đào tạo nghề…
- Tinh thần kỉ luật chưa cao vì xuất thân từ nông
thôn, thiếu tác phong công nghiệp…
GV: Chuyển ý. Lực lượng lao động ở nước ta được
sử dụng ntn? => Mục 2
HS: Quan sát H4.2
? Nêu nhận xét gì về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu
lao động theo ngành ở nước ta? Giải thích nguyên
nhân?
- Xu hướng thay đổi cơ cấu lao động ngày càng hợp
lý, tuy nhiên còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu
sự nghiệp CNH, HĐH
- Định hướng đúng đắn của nhà nước trong việc
phát triển kinh tế- xã hội.
GV: chuyển ý. Nguồn lao động dồi dào trong điều
kiện kinh tế chưa phát triển tạo nên sức ép rất lớn đv
XH. Thực trạng vấn đề việc làm của người lao động
VN hiện nay ra sao? => Phần II
* HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu vấn đề việc làm:
GV cho HS nghiên cứu SGK kết hợp với vốn hiểu
biết của bản thân HS Thảo luận câu hỏi sau:
Nhóm 1: Tại sao nói vấn đề việc làm đang là vấn đề
1. Nguồn lao động:
a. Số lượng:
- Năm 1999, nguồn lao

động chiếm 58,4% số dân
- Nguồn lao động dồi dào,
mỗi năm tăng thêm khoảng
1 triệu lao động
- Lao động nước ta chủ yếu
ở nông thôn
b. Chất lượng lao động:
* Mặt mạnh:
- Có nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất N-L-Ngư
nghiệp và thủ CN
- Có khả năng tiếp thu KH-
KT nhanh
- Chăm chỉ và có sức dẻo
dai
* Mặt hạn chế:
- Trình độ chuyên môn còn
thấp
- Thể lực còn yếu
- Tinh thần kỉ luật chưa
cao.
2. Sử dụng nguồn lao
động:
- Số lao động có việc làm
ngày càng tăng. ( Năm
2012 có 48,8 triệu lao
động có việc làm)
- Phầm lớn lao động còn
tập trung trong ngành N-L-
N

- Cơ cấu sử dụng nguồn lao
động đang chuyển biến
theo hướng CNH,HĐH đất
nước
II. Vấn đề việc làm:
15 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
gay gắt ở nước ta?
Nhóm 2: Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm
rất cao nhưng vẫn thiếu lao động ở các cơ sở kinh
doanh, khu dự án công nghệ cao?
Nhóm 3: Để giải quyết việc làm, theo em phải có
những giải pháp nào? Liên hệ địa phương em?
- Đại diện nhóm HS trình bày, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức và phân tích
biện pháp khắc phục.
GV: chuyển ý.
* HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chất lượng cuộc
sống:
GV cho HS nghiên cứu SGK kết hợp H 4.3
? Em hiểu thế nào là chất lượng cuộc sống?
- Chất lượng cuộc sống là mức độ đáp ứng nhu cầu
về vật chất và tinh thần của con người.
? Theo Liên Hợp Quốc, tiêu chí để đánh giá chất
lượng cuộc sống là gì?
H:Có 3 tiêu chí: tuổi thọ, học vấn, bình quân thu
nhập.
G:
? Hãy nên những dẫn chứng nói lên chất lượng cuộc
sốngcủa người dân Việt Nam đang được cải thiện?

HS: Quan sát H4.3
? Nhận xét về chất lượng cuộc sống giữa các vùng,
miền, tầng lớp dân cư?
H:
G:? Nhà Nước có chính sách gì để giảm sự chênh
lệch về chất lượng cuộc sống giữa các vùng, miền,
tầng lớp dân cư?
H:
G:
- Việc làm đang là vấn đề
gay gắt ở nước ta:
+ Thiếu việc làm ở nông
thôn rất phổ biến (thời gian
làm việc là 77,7%)
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành
thị cao: 6%.
* Hướng giải quyết việc
làm:
- Phân bố lại dân cư, lao
động giữa các vùng.
- Đa dạng hoá các hoạt
động kinh tế ở nông thôn.
- Phát triển công nghiệp,
dịch vụ ở đô thị.
- Đa dạng hoá các loại hình
đào tạo đẩy mạnh hướng
nghiệp dạy nghề
III. Chất lượng cuộc
sống:
- Chất lượng cuộc sống của

người dân ngày càng được
cải thiện( thu nhập, giáo
dục, y tế, phúc lợi xã hội )
- Chất lượng cuộc sống còn
có sự phân hoá giữa các
vùng, miền, tầng lớp dân

4. Củng cố :
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Em có nhận xét gì về sử dụng nguồn lao động ở Việt Nam hiện nay?
- Biện pháp cho vấn đề định hướng việc làm trong giới trẻ hiện nay?
+ Tuyên truyền, giáo dục.
+ Đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề.
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
16 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
* Bài tập 3 SGK trang 17: Nhận xét bảng số liệu thống kê. Nhận xét sự thay đổi
trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay
đổi đó?
- Theo cột: Phần lớn lao động nước ta làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh
- Theo dòng: tỉ trọng lao động ở khu vực nhà nước ( quốc doanh) có xu hướng giảm,
khu vực kinh tế khác: có xu hướng tăng.
⇒ Hợp với quy luật kinh tế thị trường và có sự điều tiết của nhà nước.
* HS: Làm BT3 vào vở ghi và các BTTH
* Ôn tập lại kiến thức: cấu tạo của tháp tuổi, cách phân tích tháp tuổi để giờ sau thực
hành.
V. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………


17 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
Ngày soạn: / / 2013
Ngày dạy: 9A 9B 9C
TIẾT: 5 - BÀI 5: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM
1989 VÀ NĂM 1999.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức + 2. Kĩ năng:
- Biết cách phân tích, so sánh dân số theo tuổi ở nước ta.
- Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta.
- Xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân
số và phát triển kinh tế- xã hội đất nước.
3. Thái độ – Kĩ năng sống:
+ Thái độ: Ý thức về sự cần thiết phải ổn định dân số để hướng tới tháp dân số ổn
định.
+ Kĩ năng sống:
- Tư duy: Phân tích, so sánh tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999 để rút ra kết
luận về xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta; Phân tích được mối
quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển
kinh tế xã hội.
- Giải quyết vấn đề: Quyết định các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ sinh và nâng cao chất
lượng cuộc sống.
- Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng về quy mô gia đình
hợp lí.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và

hợp tác khi làm việc theo nhóm, cặp.
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi trình bày thông tin.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:
- Hình 5.1 SGK phóng to.
- Một số tháp dân số ổn định trên thế giới.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu trước bài 5 : phân tích và so sánh tháp dân số…
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Trực quan qua tranh ảnh, bảng biểu, lược và bản đồ;
18 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
- Nêu và giải quyết vấn đề;
- Thảo luận cặp đôi; chia sẻ.
- Giảng giải tích cực.
IV. Tiến trình dạy học – giáo dục :
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số: 9A 9B ; 9C
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
? Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân?
H:
G:
3. Bài mới:
* Vào bài: Để hiểu rõ hơn đặc điểm cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có
chuyển biến gì trong những năm qua? ảnh hưởng của nó tới sự phát triển KT-XH
ntn? Ta cùng phân tích, so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999.
Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt
GV: Nêu mục tiêu của bài thực hành

HS: Đọc nội dung bài thực hành
*HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập
1:
GV: Nêu yêu cầu của BT1
GV: “Tỉ lệ dân phụ thuộc” là tỉ số giữa
người dưới và quá tuổi lao động với
những người trong độ tuổi lao động
GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận,
mỗi nhóm tìm hiểu một yêu cầu của bài
tập
HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác
góp ý
GV: Chuẩn kiến thức theo bảng sau:
I. Bài tập 1:
Năm
Các yếu tố
Năm 1989 Năm 1999
Hình dạng của tháp Đỉnh nhọn, đáy rộng
Đỉnh nhọn, đáy rộng,
chân đáy thu hẹp hơn
năm 1989
Cơ cấu dân
số theo tuổi
Nhóm tuổi Nam Nữ Nam Nữ
0 - 14 20,1 18,9 17,4 16,1
15 - 59 25,6 28,2 28,4 30,0
60 trở lên 3,0 4,2 3,4 4,7
Tỉ lệ dân số phụ thuộc 86 72,1
GV: Tỉ số phụ thuộc của nước ta năm 1989 là 86 nghĩa là cứ 100 người trong độ
tuổi lao động phải nuôi 86 người ở 2 nhóm kia.

19 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
*HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập
2:
GV: Nêu yêu cầu của bài tập
HS: Tìm hiểu cá nhân, trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Mở rộng:
- Tỉ số phụ thuộc của Pháp: 53,8%;
NB:44,9 Singapo: 42,9%; Thái Lan: 47%.
Hiện tại tỉ số phụ thuộc của VN còn khá
cao
*HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập 3
GV: Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một
nội dung sau:
Nhóm 1: Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước
ta có thuận lợi ntn cho phát triển KT-XH?
Nhóm 2: Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước
ta có khó khăn ntn cho phát triển KT-XH?
Nhóm 3: Biện pháp từng bước khắc phục
khó khăn của cơ cấu dân số trẻ ở nước ta?
GV: Tổ chức cho các nhóm trình bày kết
quả, bổ sung và chuẩn hoá kiến thức
II. Bài tập 2:
* Nhận xét về cơ cấu nhóm tuổi: từ
1989 đến năm 1999:
- Tỉ lệ nhóm 01-14 giảm (39
->33,5%)
- Tỉ lệ nhóm 15-59 tăng (53,8 ->
58,4%)

- Tỉ lệ nhóm trên 59 tăng (7,2
->8,1%)
* Nguyên nhân:
- Do nhận thức của người dân được
nâng cao
- Chất lượng cuộc sống được cải
thiện
- Điều kiện y tế ngày càng tiến bộ
III. Bài tập 3 :
Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta:
* Thuận lợi cho phát triển KT-XH:
- Cung cấp nguồn lao động lớn
- Lao động trẻ: năng động, sáng tạp,
tiếp thu nhanhKH-KT
- Thị trường tiêu thụ mạnh
* Khó khăn
- Gây sức ép lớn đói với vấn đề giải
quyết việc làm
- Ngoài ra : VH, GD, y tế cũng
căng thẳng
* Giải pháp khắc phục:
- Giảm tỉ lệ sinh, nâng cao chất lượng
c/s
- Đảm bảo về y tế, GD…cho trẻ em
- Tạo mọi cơ hội về việc làm cho
người trong độ tuổi lao động.
4. Củng cố:
? Em có nhận xét gì về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta? Giải
thích ngyuên nhân?
- Trình bày sự thay đổi cơ cấu đân số theo độ tuổi:

+ Nhóm từ 0- 14 tuổi giảm.
+ Nhóm từ 15- 55( với nữ), từ 15 đến 60( với nam).
- Giải thích nguyên nhân:
+ Sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự tổng hợp của các kết quả mà Nhà nước
và nhân dân cùng cố gắng.
+ Đó là biểu hiện của đường lối đúng đắn mà Đảng mà Nhà nước đã vạch ra.
+ Sự thay đổi trong nhận thức của người dân.
20 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
+ Trình độ kinh tế- xã hội đã phát triển hơn một bước
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- GV yêu cầu HS làm bài thực hành chi tiết.
- Chuẩn bị bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về thành tựu nước ta trong quá trình đổi mới đất nước
V. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………


Ngày soạn: / / 2013
Ngày dạy: 9A 9B 9C
TIẾT: 6 - BÀI 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày được sơ lược quá trình phát triển kinh tế đất nước ta.
- Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới,

- Thấy được những thành tựu và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế.
2. Kĩ năng:
- Phân tích các biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông
thôn, theo đào tạo, theo ngành, theo thành phần kinh tế.
- Đọc bản đồ, lược đồ các vùng kinh tế trọng điểm để nhận biết vị trí các vùng kinh
tế và các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
3. Thái độ – Kĩ năng sống:
+ Thái độ:
- Ý thức về sự cần thiết phải đổi mới nền kinh tế giải quyết vấn đề việc làm, nâng
cao chất lượng cuộc sống.
- Có thái độ học tập nghiêm túc để sau này lập nghiệp.
+ Kĩ năng sống:
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/bản đồ, biểu đồ và bài viết để rút ra
đặc điểm phát triển nền kinh tế của nước ta; Phân tích những khó khăn trong quá
trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và
hợp tác khi làm việc theo cặp.
- Tự nhận thức: Tự nhận thức ,thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày
thông tin.
II. Phương tiện dạy học:
21 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
1. Giáo viên:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1991 đến năm 2002. H 6.1 SGK phóng
to.
- Tranh ảnh địa lý: phản ánh thành tựu về phát triển kinh tế của nước ta trong quá
trình đổi mới.
2. Học sinh:
- Thu thập thông tin phản ánh thành tựu về phát triển kinh tế của nước ta trong quá

trình đổi mới.
- Tìm hiểu trước bài 6 : Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Trực quan qua tranh ảnh, bảng biểu, lược và bản đồ;
- Nêu và giải quyết vấn đề; động não
- Thảo luận nhóm; đọc tích cực.
- Giảng giải tích cực.
IV. Tiến trình dạy học – giáo dục:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số: 9A 9B ; 9C
2. Kiểm tra bài cũ:
Chấm bài thực hành của 5 HS.
H:
G:
3. Bài mới:
* Mở bài: Nền kinh tế nước ta đã trải qua quá trình phát triển lâu dài và khó
khăn. Từ năm 1986 nước ta bắt đầu công cuộc Đổi mới. Cơ cấu kinh tế đang chuyển
dịch ngày càng rõ nét theo hướng CNH- HĐH. Nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu
nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức.
Hoạt động của GV- HS
? Em có nhận xét gì về nền kinh tế của đất
nước trước thời kỳ đổi mới?
- GV chuyển ý.
* HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nền
kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới:
GV cho HS nghiên cứu mục 1 SGK
? Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta
bắt đầu từ năm nào? Nét đặc trưng của
công cuộc Đổi mới nền kinh tế là gì?
HS: Đọc thuật ngữ “Chuyển dịch cơ cấu

kinh tế ”
? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể
hiện trên những mặt nào?
HS: Quan sát H6.1SGK
? Hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế? Xu hướn này thể hiện
rõ ở những khu vực nào?
Ghi bảng
I. Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ
đổi mới.
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
a. Chuyển dịch cơ cấu ngành.
- Tỉ trọng khu vực 1 giảm xuống do
nước ta đang từng bước từ nước NN
->nước CN, mở rộng nền kinh tế NN
hàng hoá.
- Tỉ trọng khu vực 2 tăng nhanh nhất
do quá trình CNH, HĐH
- Tỉ trọng khu vực 3 có nhiều biến
động do gắn liền các ngành kinh tế
22 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận,
mỗi nhóm tìm hiểu phân tích một khu vực
về:
- Xu hướng thay đổi tỉ trọng từng khu vực
- Nguyên nhân của sự chuyển dịch
HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm
khácBS
GV: Chuẩn kiến thức

GV: Mở rộng về ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính khu vực ĐNA vào
cuối 1997 đến khu vực dịch vụ.
? Dựa vào SGK, cho biết nội dung của sự
chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ?
HS: Đọc thuật ngữ “vùng kinh tế trọng
điểm”
? Dựa vào H6.2, em hãy:
- Cho biết nước ta có mấy vùng kinh tế.
Xác định, đọc tên các vùng kinh tế trên
bản đồ.
- Xác định phạm vi lãnh thổ của các vùng
kinh tế trọng điểm. Nêu ảnh hưởng của
các vùng kinh tế trọng điểm đến dự phát
triển KT-XH?
GV: Chốt lại
? Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng
kinh tế không giáp biển?
? Nét đặc trưng trong phát triển kinh tế
của hầu hết các vùng kinh tế là gì?
? Dựa vào SGK và Bảng 6.1, cho biết nội
dung của việc chuyển dịch cơ cấu thành
phần kinh tế?
- GV chuyển ý.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu những
thành tựu và thách thức.
* Thành tựu HS: nghiên cứu mục 2 SGK
trang 20 và vốn hiểu biết của bản thân
thảo luận theo gợi ý sau:
- Nêu những thành tựu trong công cuộc

đổi mới nền kinh tế. Tác động tích cực
của công cuộc đổi mới tới đời sống người
dân?
- Theo em, trong quá trình phát triển đất
nước, chúng ta còn gặp những khó khăn
nào? Lấy ví dụ qua thực tế địa phương?
HS: Trình bày kết quả
GV: Chuẩn kiến thức
b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.
- Nước ta có 7 vùng kinh tế, 3 vùng
kinh tế trọng điểm
- Các vùng kinh tế trọng điểm có tác
động mạnh đến sự phát triển KT-XH
của các vùng lân cận
- Đặc trưng của hầu hết các vùng kinh
tế là kết hợp kinh tế trên đất liền với
kinh tế biển, đảo.
c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần
kinh tế.
- Hình thành nền kinh tế nhiều thành
phần.
2. Những thành tựu và thách thức.
* Thành tựu:
- Xoá bỏ lạm phát.
- Kinh tế tăng trưởng ổn định.
- Cơ cấu kinh tế có xu hướng phát triển
theo hướng CNH.
- Sản xuất hướng ra xuất khẩu.
- Hội nhập với nền kinh tế khu vực và
thế giới.

* Thách thức:
- Phát triển kinh tế không đều giữa các
vùng miền, sự phân hóa giàu nghèo
phổ biến…
- Khai thác tài nguyên quá mức.
23 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
- Vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, y
tế, giáo dục v.v còn nhiều khó khăn.
- Gặp nhiều khó khăn trong vấn đề hội
nhập kinh tế thế giới.
4. Củng cố:
Thảo luận: Em hãy cho biết vai trò của các thành phần kinh tế trong các ngành kinh
tế của nước ta?
- Mỗi thành phần kinh tế góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và đổi mới
đất nước.
- Trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp thì vai trò chủ đạo thuộc về kinh tế cá thể và
kinh tế tập thể.
- Trong ngành công nghiệp, xây dựng thì vai trò chủ chốt thuộc về kinh tế quốc
doanh- nhà nước đóng vai trò quan trọng.
5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
- Bài tập 2 SGK trang 23. Chú giải
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân
Kinh tế cá thể
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002(%)
V. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………


24 Năm học 2013 - 2014
Giáo án địa li 9
Ngày soạn: / / 2013
Ngày dạy: 9A 9B 9C
TIẾT: 7 - BÀI 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày và phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến
sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
+ Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế- xã hội đối với phát triển và
phân bố nông nghiệp ở nước ta.
+ Các nhân tố tác động làm hình thành nền nông nghiệp nhiệt đới, đang phát triển
theo hướng thâm canh và chuyên môn hoá.
2. Kĩ năng:
- Có kỹ năng đánh giá đúng giá trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên.
- Viết sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Liên hệ thực tế địa phương.
3. Thái độ:
- Ý thức về sự cần thiết phải đánh giá đúng giá trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên
và các nhân tố kinh tế - xã hội trong việc phát triển nông nghiệp.
- Có thái độ học tập nghiêm túc để sau này lập nghiệp.
II. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên:
25 Năm học 2013 - 2014

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×