Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu emina đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cà chua tại vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
*********o0o*********






NGUYỄN THỊ HỒNG THƠM




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH
VẬT HỮU HIỆU EMINA ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÀ CHUA TẠI VĨNH PHÚC





CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS HOÀNG MINH TẤN









HÀ NỘI - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Hồng Thơm












Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi ñã nhận
ñược sự quan tâm, giúp ñỡ nhiệt tình của các thầy, các cô là giảng viên trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội, nhiều tập thể, cá nhân, bạn bè, ñồng nghiệp và
người thân trong gia ñình. Qua ñây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- GS.TS. Hoàng Minh Tấn, người ñã tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn và chỉ
bảo tôi trong suất quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này;
- Các thầy cô là giảng viên trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, trong
thời gian qua ñã giảng dạy, chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suất quá trình
nghiên cứu, học tập.
- Các cán bộ của Trung tâm kỹ thuật Rau hoa quả tỉnh Vĩnh Phúc, các
ñồng nghiệp của tôi là những người ñã quan tâm, tạo ñiều kiện thuận lợi ñể
tôi hoàn thành luận văn này;
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia ñình, bạn bè của tôi ñã luôn ủng hộ, giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu.


Người thực hiện





Nguyễn Thị Hồng Thơm

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình x
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
1.4 Giới hạn của ñề tài 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
2.1 Nguồn gốc, phân loại, giá trị của cây cà chua 3
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố của cây cà chua 3
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học 5
2.1.3 Giá trị kinh tế 7
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ và nghiên cứu cà chua trên thế giới
và Việt Nam 8
2.2.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới 8

2.2.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cà chua ở Việt Nam 10
2.3 Tình hình sản xuất cà chua trên ñịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 13
2.4 Các kết quả nghiên cứu về chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM
(EMINA) cho cây trồng 14
2.4.1 Tìm hiểu về chế phẩm EM 14
2.4.2 Nguồn gốc và các dạng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu 17
2.4.3 Một số loại vi sinh vật phổ biến trong chế phẩm EM 19
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iv

2.4.4 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM trên thế giới 21
2.4.5 Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm EM ở Việt Nam 26
3 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 31
3.1 ðối tượng nghiên cứu 31
3.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 31
3.3 Nội dung nghiên cứu 32
3.4 Bố trí thí nghiệm 32
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác ñịnh 34
3.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng, thời gian qua các giai ñoạn: 34
2.5.2 Các chỉ tiêu về sinh lý 34
2.5.3 Các yếu tố cấu thành năng suất 35
2.5.4 Tình hình nhiễm sâu bệnh hại chính 35
3.6 Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm 36
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
4.1 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến sinh trưởng, phát
triển và năng suất cà chua ðông Xuân 2012-2013 tại Vĩnh Phúc 37
4.1.1 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến các giai ñoạn sinh
trưởng chính của cà chua 37

4.1.2 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao cây giống cà chua Savior 40
4.1.3 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến ñến ñộng thái tăng
trưởng ñường kính cây giống cà chua Savior 43
4.1.4 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến chỉ số diện tích lá
giống cà chua Savior 45
4.1.5 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến khả năng tích lũy chất
khô giống cà chua Savior 47
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

v

4.1.6 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống cà chua Savior 49
4.1.7 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến năng suất lý thuyết,
năng suất thực thu giống cà chua Savior 50
4.1.8 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến mức ñộ nhiễm sâu
bệnh của giống cà chua Savior 52
4.1.9 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến hiệu quả kinh tế của
giống cà chua Savior 53
4.2 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến sinh trưởng, phát
triển và năng suất cà chua vụ ðông Xuân 2012-2013 tại Vĩnh
Phúc 54
4.2.1 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến thời gian qua các
giai ñoạn sinh sinh trưởng suất của giống cà chua Savior 54
4.2.2 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống cà chua Savior 56
4.2.3 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến ñộng thái tăng
trưởng ñường kính thân cây của giống cà chua Savior 57
4.2.4 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến chỉ số diện tích

lá của giống cà chua Savior 58
4.2.5 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến khả năng tích lũy
chất khô của giống cà chua Savior 59
4.2.6 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống cà chua Savior 60
4.2.7 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến nang suất lý
thuyết, năng suất thực thu của giống cà chua Savior 62
4.2.8 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến mức ñộ nhiễm
sâu bệnh của giống cà chua Savior 64
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi

4.2.9 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến hiệu quả kinh tế
của giống cà chua Savior 65
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 ðề nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 71

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT Ký hiệu viết tắt

Tên ñầy ñủ

1 AVRDC Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á
2 FAO Tổ chức nông lương thế giới
3 KLTB Khối lượng trung bình
4 TGTT Thời gian từ trồng
5 EMINA
Effective Microogarnism Institute of
Agrobiology
6 NSCT Năng suất cá thể
7 NSLT Năng suất lý thuyết
8 NSTT Năng suất thực thu
9 TBNN Trung bình nhiều năm
10 ns
Không sai khác với ñối chứng ở mức ý nghĩa
5% (P < 0,05)
11 *
Sai khác lớn hơn so với ñối chứng ở mức ý
nghĩa 5% (P < 0,05)
12 CTV Cộng tác viên
13 ðHNN ðại học Nông nghiệp
13 GAP Thực hành nông nghiệp tốt
14 VNð Việt nam ñồng
15 CTP Cây thực phẩm
16 ðBSH ðồng bằng Sông Hồng
17 LAi Chỉ số diện tích lá
18 NST Ngày sau trồng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

viii


DANH MỤC BẢNG

TT Tên bảng Trang
2.1 Thành phần hóa học của 100g cà chua 5
2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của các châu lục năm
2012 9
2.3 Những nước có diện tích canh tác cà chua lớn nhất thế giới năm
2012 10
2.4 Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua giai ñoạn 2005-2012 11
2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua trên ñịa bàn Vĩnh Phúc
giai ñoạn 2001-2012 14
2.6 Kết quả nghiên cứu tác ñộng EM ñến nốt sần cây ñậu tương 29
2.7 Kết quả xác ñịnh khối lượng hạt thu hoạch ñược 30
4.1 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến thời gian qua các giai
ñoạn sinh sinh trưởng suất giống cà chua Savior 38
4.2 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến ñộng thái tăng trưởng
chiều cao cây giống cà chua Savior 41
4.3 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến ñộng thái tăng trưởng
ñường kính thân cây của giống cà chua Savior 43
4.4 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến chỉ số diện tích lá
của giống cà chua Savior 45
4.5 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến khả năng tích lũy chất
khô của giống cà chua Savior 48
4.6 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống cà chua Savior 50
4.7 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến năng suất lý thuyết,
năng suất thực thu giống cà chua Savior 51
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ix


4.8 ðánh giá mức ñộ nhiễm sâu bệnh của giống cà chua Savior 53
4.9 ðánh giá hiệu quả kinh tế của giống cà chua Savior 53
4.10 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến thời gian qua các
giai ñoạn sinh sinh trưởng suất của giống cà chua Savior 54
4.11 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống cà chua Savior 56
4.12 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến ñộng thái tăng
trưởng ñường kính thân cây của giống cà chua Savior 57
4.13 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến chỉ số diện tích
lá giống cà chua Savior 58
4.14 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến khả năng tích lũy
chất khô của giống cà chua Savior 59
4.15 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống cà chua Savior 61
4.16 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến năng suất lý
thuyết, năng suất thực thu của giống cà chua Savior 63
4.17 Mức ñộ nhiễm sâu bệnh của giống cà chua Savior 64
4.18 ðánh giá hiệu quả kinh tế của giống cà chua Savior 65
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

x

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

4.1 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến thời gian qua các giai
ñoạn sinh sinh trưởng suất giống cà chua Savior 38
4.2 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến ñộng thái tăng trưởng

chiều cao cây của giống cà chua Savior 41
4.3 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến ñộng thái tăng trưởng
ñường kính thân cây giống cà chua Savior 44
4.4 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến chỉ số diện tích lá
giống cà chua Savior 46
4.5 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến khả năng tích lũy
chất khô của giống cà chua Savior 48
4.6 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý EMINA ñến năng suất lý thuyết,
năng suất thực thu của giống cà chua Savior 51
4.7 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến khả năng tích lũy
chất khô của giống cà chua Savior 60
4.8 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến năng suất lý
thuyết, năng suất thực thu của giống cà chua Savior 63

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

1

1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill), thuộc họ cà (Solanaceae), là
loại rau ăn quả có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có giá trị dinh dưỡng cao, quả cà
chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Cà chua cung cấp năng lượng và
khoáng chất làm tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, chống hoại huyết, chống
ñộc. Về giá trị sử dụng, cà chua ñược dùng dưới nhiều hình thức khác nhau
như ăn tươi, làm salat, nước uống hoặc chế biến làm dạng dự trữ. Ngoài ra cà
chua còn dùng làm mỹ phẩm, chữa mụn trứng cá. Với giá trị kinh tế, giá trị sử
dụng ña dạng và cho năng suất cao, cà chua ñã và ñang trở thành một trong
những loại rau ñược ưa chuộng nhất. Chính vì vậy, chúng ta luôn quan tâm

ñến việc tác ñộng vào các khâu kỹ thuật nhằm không ngừng tăng năng suất,
chất lượng cà chua.
Phân bón là ñiều kiện cơ bản tạo nên năng suất và sản lượng cây trồng,
tuy nhiên, lạm dụng sử dụng phân bón hóa học liên tục sẽ nhanh chóng làm
mất cân bằng các chất dinh dưỡng trong ñất. ðể tiến ñến nền nông nghiệp bền
vững, các nhà khoa học ñã nghiên cứu, khuyến cáo người trồng cà chua
hướng ñến sử dụng các loại phân bón hữu cơ, áp dụng Công nghệ vi sinh hữu
hiệu – EM là một công nghệ sinh học hiện ñại, ña tác dụng và an toàn ñược
phát minh bởi các nhà khoa học Nhật bản trong những năm 80, ñứng ñầu là
GS.TS. Teruo Higa. Công nghệ EM sử dụng các vi sinh vật ñể phân giải
nhanh, triệt ñể các chất hữu cơ phế thải trong tự nhiên, qua ñó giải phóng, tái
tạo năng lượng và dinh dưỡng cho ñất, cây trồng và môi trường trong một chu
kỳ sinh học khép kín. Vì vậy, một yếu tố quan trọng ñể tăng sản xuất cây
trồng và sinh khối là khả năng sử dụng các chất hữu cơ thông qua hoạt ñộng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

2

của các vi sinh vật có ích với sự giúp sức của năng lượng mặt trời, ñiều mà
cây xanh không làm ñược.
Xuất phát từ những vấn ñề trên tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA ñến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cà chua tại tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2.Mục ñích
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
EMINA ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cà chua giống Savior ñể
ñề xuất biện pháp sử dụng chế phẩm này nhằm tăng năng suất và hiệu quả của
sản xuất cà chua tại Vĩnh Phúc.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn

liệu khoa học mới về ảnh hưởng của chế phẩm EMINA ñến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của cà chua giống Savior tại Vĩnh Phúc.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của ñề tài sẽ làm cơ sở khoa học cho việc
ñề xuất công thức xử lý tối ưu nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế
của cây cà chua.
1.4. Giới hạn của ñề tài
- Thời gian: Vụ ðông Xuân 2012-2013
- ðịa ñiểm: Trại thực nghiệm Trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Vĩnh
Phúc
- Sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA do Viện sinh học
nông nghiệp trường ðHNN Hà Nội cung cấp.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Nguồn gốc, phân loại, giá trị của cây cà chua
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố của cây cà chua
Nhiều nghiên cứu cho rằng, cà chua có nguồn gốc ở Nam Mỹ và là một
trong những cây trồng quan trọng của người Anh ðiêng. Theo tài liệu từ Châu
Âu thì người Aztec và người Toltec là những người phát tán cây cà chua ñến
các châu lục. Ở châu Âu, sự tồn tại của cà chua ñược khẳng ñịnh thông qua
tác phẩm giới thiệu về những giống cà chua có màu vàng và ñỏ nhạt ñược
mang về từ Mêhicô của nhà nghiên cứu về thực vật Pier Andrea Matthiolus
vào năm 1544 (Nguyễn Văn Hiển, 2000), là thời ñiểm chứng minh sự tồn tại
của cà chua trên thế giới. Theo Nguyễn Văn Hiển, 2000, Cà chua có nguồn
gốc từ Nam Mỹ, dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, từ quần ñảo Galapagos

tới Chi Lê. Nhà thực vật học người Pháp ñã ñặt tên Latin cho cây cà chua là
Lycopersicon esculentum có nghĩa là “trái ñào ñộc dược”, “trái ñào” vì cà
chua cũng tròn trĩnh và hấp dẫn, “ñộc dược” vì lúc ñó người ta nghĩ nhầm về
cà chua và cho là ñộc hại. Bên cạnh ấy, việc tìm thấy họ hàng của nhiều loại
cà chua hoang dại ở khu vực từ Chilê tới Ecuador và vùng nội ñịa Thái Bình
Dương bao gồm cả quần ñảo Galapagos cũng khẳng ñịnh cà chua có xuất xứ
từ khu vực này.
Các nghiên cứu của Jenkins (1948), cho rằng cà chua có thể ñược
chuyển từ Pêru và Equado tới nam Mehico, ở ñó nó ñược dân bản xứ thuần
hóa và cải tiến. Một số tác giả cho rằng, phía tây dãy núi Andes là tổ tiên thứ
hai của loài cà chua trồng "Lycopesicon esculentum" ñược Miller ñặt tên.
Nhiều bằng chứng khảo cổ học, thực vật học ñã thừa nhận Mehico là trung
tâm thuần hoá cây cà chua (Jenkin, 1948).
Theo Luckwill (1943), cây cà chua xuất hiện ở châu Âu vào thế kỷ 16-17
và trồng ñầu tiên ở Tây Ban Nha, Bồ ðào Nha, Italia do những nhà buôn Tây
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

4

Ban Nha, Bồ ðào Nha chuyển từ Nam Mỹ tới, từ ñó cây cà chua ñược lan truyền
ñi các nơi khác. Trong thời kỳ này cà chua chỉ ñược xem như cây cảnh và cây
thuốc. ðến thế kỷ 18, cây cà chua mới ñựơc chấp nhận là cây thực phẩm có giá
trị và từ ñó ñược phát triển mạnh (dẫn theo tài liệu Kuo và cs, 1998) .
Cà chua tồn tại ở Pêru hàng nghìn năm nhưng nó chỉ thực sự ñược biết
ñến khi người Tây Ba Nha thám hiểm ra khu vực này vào những thập niên
ñầu của thế kỷ 16 (Gould WA, 1983). Nhiều bằng chứng về sự trồng trọt,
ngôn ngữ và các phân tích về di truyền ñã chứng minh rằng cà chua ñã ñược
thuần hoá ở Trung Mỹ (Cutler KD, 1998; Higa T, GN wididana, 1989).
Theo tài liệu từ Châu Âu thì người Aztec và người Toltec là những
người phát tán cây cà chua ñến các châu lục. Ở châu Âu, sự tồn tại của cà

chua ñược khẳng ñịnh thông qua tác phẩm giới thiệu về những giống cà chua
có màu vàng và ñỏ nhạt ñược mang về từ Mêhicô của nhà nghiên cứu về thực
vật Pier Andrea Matthiolus vào năm 1544 (Tạ Thu Cúc, 2006). ðây cũng là
thời ñiểm chứng minh sự tồn tại của cà chua trên thế giới.
Theo Luck Will (1946) cà chua từ Nam Mỹ ñược ñưa ñến châu Âu vào
thế kỷ 16 và ñược trồng ñầu tiên ở Tây Ba Nha. Vào thời gian này, nó chỉ ñược
coi như một loại cây cảnh, cây làm thuốc. ðến năm 1750 cà chua ñược trồng
làm thực phẩm tại Anh và ñược gọi với nhiều tên gọi khác nhau: pomid’oro hay
Golden apple (ở Italia) hay pomme d’ amour (ở Pháp). ðến thế kỷ 18 ñã có
nhiều nghiên giúp cho bộ giống cà chua trở nên ña dạng, phong phú hơn và nó
ñã trở thành thực phẩm ở nhiều vùng. Vào cuối thế kỷ 18, cà chua ñược dùng
làm thực phẩm ở Nga và ñến ñầu thế kỷ 19, sau chứng minh của George
Washing Carver về sự an toàn và tác dụng của cây cà chua thì nó mới chính thức
ñược sử dụng làm thực phẩm và ñã trở thành thực phẩm không thể thiếu ở nhiều
vùng trên thế giới.
ðến thế kỷ 17 các lái buôn người châu Âu ñã mang cà chua sang châu
Á. Vào thế kỷ 18, cà chua ñược ñưa vào Châu Á nhờ các lái buôn người Châu
Âu và thực dân Hà Lan, Bồ ðào Nha, Tây Ban Nha. ðầu tiên là Philippin,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5

ñảo Java và Malaysia, sau ñó ñến các nước khác và trở nên phổ biến (Lin Jin
Sheng, wang longzhi. Han, 1994).
Cà chua du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp chiếm ñóng, tức
là khoảng 100 năm trước ñây, và ñược người dân thuần hóa trở thành cây bản
ñịa. Từ ñó cùng với sự phát triển của xã hội, cây cà chua ñã và ñang trở thành
một cây trồng có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao ở Việt Nam.
Có thể nói trong rất nhiều năm cà chua ñã ñược coi như là cây thuốc và
cây cảnh, mãi ñến cuối thế kỷ 18 ñầu thế kỷ 19 cà chua mới ñược liệt vào cây

rau thực phẩm có giá trị và từ ñó nó ñược phát triển mạnh.
Tuy có lịch sử từ rất lâu nhưng ñến nửa ñầu thế kỷ 20, cà chua mới thực
sự trở thành cây trồng phổ biến, dành ñược sự quan tâm của nhiều người trên
toàn thế giới( Morris, 1998).

2.1.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Trong quả cà
chua chín chứa nhiều loại chất dinh dưỡng có giá trị cao như: các dạng ñường
dễ tiêu, chủ yếu là glucoza và fructoza; các loại vitamin cơ bản cần thiết cho
con người như vitamin A, B
1
, B
2,
B
6,
Mặt khác trong quả cà chua còn chứa
một hàm lượng axit như oxalic, malic, nicotinic, citric, và nhiều chất
khoáng như K, P, Na, Ca, Mg, S, Fe, là những chất có trong thành phần của
máu và xương. Quả tươi còn góp phần làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa thức ăn
và lông nhung trong ruột, qua ñó giúp cho quá trình tiêu hoá, hấp thụ thức ăn
ñược dễ dàng.
Theo Tạ Thu Cúc (1985), kết quả phân tích trên 100 mẫu quả cà chua
trồng ở vùng ñồng bằng sông Hồng có thành phần hóa học chủ yếu sau: Hàm
lượng chất khô chiếm 4,3-6,4%, hàm lượng ñường tổng số khoảng 2,6-3,5%,
ñộ Brix khoảng 2,6-3,5%, axit tổng số 0,22-0,72% và vitaminC 17,1-
38,8mg%.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

6


Bảng 2.1. Thành phần hóa học của 100g cà chua
Thành phần Quả chín tự nhiên Nước ép tự nhiên
Nước
93,76g 93,9g
Năng lượng
21Kcal 17Kcal
Chất béo
O,33g 0,06g
Protein
0,85g 0,76g
Carbohydrates
4,46g 4,23g
Chất xơ
1,10g 0,40g
Kali
223mg 220mg
Phot pho
24mg 19mg
Magie
11mg 11mg
Can xi
5mg 9mg
Vitamin C
19mg 18,30mg
Vitamin A
623IU 556IU
Vitamin E
0,38mg 0,91mg
Niacin
0,628mg 0,67mg

Nguồn: USDA Nutrient Data Base.
Bên cạnh ñó, cà chua còn rất có giá trị trong y học. Theo Võ Văn Chi
(1997), cà chua có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tăng sức
sống, làm cân bằng tế bào, giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống
ñộc, kiếm hóa máu có dư axit, hòa tan ure, thải ure, ñiều hòa bào tiết, giúp
tiêu hóa dễ dàng các loại bột và tinh bột. Dùng ngoài ñể chữa bệnh trứng cá,
mụn nhọt, viêm tấy và dùng lá ñể trị vết ñốt của sâu bọ. Chất tomarin chiết
xuất từ lá cà chua khô có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, diệt một số bệnh
hại cây trồng (Nguyễn Thanh Minh, 2003). Cà chua có thể giúp bảo vệ những
người nghiện thuốc lá khỏi nguy cơ bị bệnh phổi (các nhà khoa học thuộc ðại
học Y khoa Jutendo Nhật Bản). ðặc biệt lycopen trong quả cà chua có tác
ñộng mạnh ñến việc giảm sự phát triển nhiều loại ung thư như ung thư tiền
liệt tuyến, ung thư ruột kết, ung thư trực tràng và nhồi máu cơ tim, (Tạ Thu
Cúc, 2002). Là một thành phần tạo nên màu ñỏ của quả cà chua, lycopen còn
có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hàm lượng chất này
nhiều hay ít phụ thuộc vào ñộ chín của quả và chủng loại cà chua. ðây là một
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

7

số chất oxi hóa tự nhiên mạnh gấp 2 lần so với beta-caroten và gấp 100 lần so
với vitamin E. Ngoài ra nếu sử dụng nhiều cà chua thì tỉ lệ oxi hóa làm hư các
cấu trúc sinh hóa của AND giảm xuống thấp nhất (Bùi Thế Cường-Báo cáo
khoa học).
Các tài liệu khác ñã xác ñịnh rằng cứ 100g phần ăn ñược của quả cà
chua có chứa 94g nước; 1g protein; 0,2g chất béo; 3,6g cacbonhydrat; 10mg
Ca; 0,6mg Fe; 10mg Mg; 0,6mg P; 1700 mg vitaminA; 0,02 mg vitaminB;
0,6mg niacin và 21 mg vitaminC, năng lượng ñạt 30kJ/100g. (Tạ Thu Cúc,
Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, 2000).
Becker - Billing ñã so sánh thành phần dinh dưỡng của cà chua với một

số loại quả khác như: Táo, anh ñào, dâu tây cho thấy nhóm vitamin C có trong
quả cà chua cao gấp 10 lần so với dâu tây và gấp 2 lần so với anh ñào.
Quả cà chua ñược sử dụng rất phong phú: Dùng ăn tươi, nấu chín và
còn là nguyên liệu cho các sản phẩm chế biến công nghiệp: nước cà chua, bột,
muối chua có giá trị xuất khẩu rất cao (Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan,
1995).

2.1.3. Giá trị kinh tế
Cà chua có thể dùng ñể ăn tươi, nấu nướng, vừa là nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến với các loại sản phẩm khác nhau. Do ñó, ñối với các
nước trên thế giới nói chung, ñặc biệt là các nước nhiệt ñới nói riêng, trong ñó
có Việt Nam, thì cây cà chua là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả
kinh tế rất cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Theo FAO (1999) ðài Loan hằng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổng
trị giá là 952000 USD và 48000 USD cà chua chế biến. Lượng cà chua trao
ñổi trên thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 tấn trong ñó cà chua ñược dùng
ở dạng ăn tươi chỉ 5 – 7%. Ở Mỹ (1997), tổng giá trị sản xuất 1 ha cà chua
cao hơn gấp 4 lần với lúa nước, 20 lần so với lúa mỳ (Tạ Thu Cúc, 2002).
Theo ðào Xuân Thảng (2005), trong báo cáo tổng kết khoa học kỹ
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

8

thuật dự án KC06.DA10NN "sản xuất thử nghiệm giống cà chua lai số1, C95,
dưa chuột lai sao xanh1, PC1 phục vụ chế biến xuất khẩu", cho biết: Giống cà
chua Lai số1, C95 ñược sản xuất thử tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam ðịnh cho
thu nhập 35-40 triệu ñồng/ha, lãi thuần 15-20 triệu ñồng (ðào Xuân Thảng,
Lê Quý Tường, Nguyễn Quốc Lý, 2005).

Theo số liệu ñiều tra của phòng nghiên cứu kinh tế thị trường (Viện nghiên

cứu rau quả), sản xuất cà chua ở ðBSH cho thu nhập bình quân 42,0 - 68,4
triệu/ha/vụ với mức lãi thuần 15 - 26 triệu ñồng/ha cao gấp nhiều lần so với trồng
lúa.
Sản xuất cà chua cần lượng lao ñộng khá lớn, trung bình sản xuất một ha
cà chua cần 600-800 công, trong khi ñó sản xuất lúa chỉ cần 200 - 250 công. Như
vậy, lượng lao ñộng cần thiết ñể sản xuất cà chua gần gấp 3 lần sản xuất lúa, góp
phần tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện ñời sống, giữ vững an ninh và ñảm
bảo môi trường xã hội tốt (ðào Xuân Thảng, Lê Quý Tường, Nguyễn Quốc Lý,
2005).

Ở Việt Nam, tùy ñiều kiện sản xuất có thể thu ñược từ 1÷3 triệu ñồng/ 1
sào bắc bộ. Với ñiều kiện của vùng Gia Lâm - Hà Nội thì một ha cà chua có
thể thu ñược 27.409.000 VNð (Bùi Thị Gia 2000). Theo Ngô Quang Vinh-
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam: 1 ha cà chua ghép có thể ñạt
năng suất tới 100 tấn và cho thu nhập khoảng 150-200 triệu ñồng (Nguyễn
Quang Thạch và ctv, 2001) .
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ và nghiên cứu cà chua trên thế giới và
Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới

Trên thế giới cà chua là cây rau quan trọng, xếp thứ 2 sau khoai tây.
Những năm gần ñây, tình hình sản xuất cà chua trên thế giới vẫn tiếp tục gia
tăng, tuy nhiên xuất hiện xu hướng không ổn ñịnh và chững lại. Cà chua có
khả năng thích ứng rộng, có tác dụng lớn về mặt dinh dưỡng, y học cũng như
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9

kinh tế. Ngày nay nó rất ñược ưa chuộng, ñã trở thành một trong những cây
trồng chính và chiếm vị trí số một trong ngành sản xuất rau của nhiều nước

trên thế giới và ñược trồng rộng rãi ở các châu lục. Theo FAO (1999), trên thế
giới có 158 nước trồng cà chua (Tạ Thu Cúc, 2002). Diện tích, sản lượng,
năng suất cà chua trên thế giới như sau:
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của
các châu lục năm 2012
Quốc gia
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng (nghìn
tấn)
Thế giới
4.338,83 335,93 145.751,507
Châu Phi
860,74 200,25 17.236,03
Châu Mỹ
479,07 508,60 24.365,66
Châu Á
2.436,49 335,78 81.812,01
Châu Âu
553,41 393,21 21.760,15
Châu Úc
9,13 637,78 577,66

Trong 12 năm (từ năm 1999 ñến năm 2012) diện tích cà chua thế giới
tăng 1,09 lần (từ 3.984 nghìn ha lên 4.338,83 nghìn ha), sản lượng tăng 1,36
lần (từ 109124,123 nghìn tấn lên 145751,507 nghìn tấn), trong khi ñó năng suất
tăng 1,23 lần (từ 273 tạ/ha lên 335 tạ/ha).
Theo Bảng 2.1 thì năm 2012, Châu Á có diện tích trồng cà chua

(2.436,49 nghìn ha) và sản lượng (81.812,01 nghìn tấn) lớn nhất thế giới. Tuy
nhiên Châu Úc và Châu Mỹ có năng suất lớn nhất: Châu Úc là 632,778 tạ/ha;
Châu Mỹ là 508,601 tạ/ha. Số liệu hàng năm ñược tổng kết bở FAO cũng cho
thấy 12 năm gần ñây, thứ tự xếp hạng trên luôn ñược duy trì. ðiều này có thể
giải thích là do Châu Mỹ và Châu Úc có ñiều kiện tự nhiên thích hợp, mặt khác
là do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ñó có tiến bộ về giống.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

10

Bảng 2.3: Những nước có diện tích canh tác
cà chua lớn nhất thế giới năm 2012
STT Tên nước
Diện tích
(nghìn ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1
Trung Quốc 871,235 41879.684
2
Ấn ðộ 619,8 11979.7
3
Thổ Nhĩ Kỳ 304 10052
4
Ai Cập 216,385 8544.99
5
Hoa Kỳ 159,2 12902
6
Iran 146,985 5256.11
7

Italia 118,822 6024.8
8
Mexico 98,189 2997.64
(Nguồn Faostast, 2012)
2.2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cà chua ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cà chua là cây rau ñược trồng và tiêu thụ phổ biến trong
cả nước, hàng năm diện tích cà chua chiếm khoảng 7-10% tổng diện tích rau
cả nước và chiếm tới 3-4% tổng sản lượng, riêng năm 2000 diện tích và sản
lượng cà chua chiếm 29% tổng diện tích và sản lượng rau cả nước (số liệu của
tổng cục thống kê, 2006).
Do nhu cầu ngày càng cao của thị trường về số lượng và chất lượng cà
chua phục vụ trong nước và chế biến xuất khẩu. Vì vậy, trong thời gian qua
nhờ các tiến bộ về giống mới, quy trình kỹ thuật tiên tiến ñược ñầu tư và triển
khai có hiệu quả vào sản xuất nên năng suất và sản lượng cà chua ñược cải
thiện một cách ñáng kể.
Từ năm 2006 ñến năm 2009, tình hình sản xuất cà chua ở nước ta có xu
hướng ổn ñịnh hoặc giảm ñiện tích gieo trồng (giảm từ 22,962 nghìn ha năm
2006 xuống 20,540 nghìn ha năm 2009); Tuy nhiên, về năng suất thì không
ngừng ñược nâng lên: năm 2006 năng suất ñạt 196,0 tạ/ha tăng lên 240,7 tạ/ha
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

11

vào năm 2009 (tăng 21,57%), chứng tỏ giai ñoạn này ñã có những tiến bộ
trong công tác chọn tạo giống, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên
năng suất cà chua ñã ñược nâng lên ñáng kể.
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua giai ñoạn 2005-2012
Năm

Diện tích

(ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(tấn)

2005

23.566

198

466.124

2006

22.962

196

450.426

2007

23.283

197


458.214

2008

24.850

216

535.438

2009

20.540

241

494.332

2010

21.784,2

252,6

550.183,8

2011

23.083,6


255,5

589.830,3

2012

23.917,8

257,9

616.890,6

(Nguồn: Vụ Nông nghiệp- Tổng cục thống kê)
.

Theo TS. Phạm ðồng Quảng và cộng sự, hiện nay cả nước có khoảng
115 giống cà chua ñược gieo trồng. Trong ñó có 10 giống ñược gieo trồng với
diện tích lớn (6.259 ha, chiếm 55% diện tích cả nước). Giống M386 ñược
trồng nhiều nhất (khoảng trên 1.400 ha), tiếp ñến là các giống cà chua Pháp,
VL200, TN002, (Phạm ðồng Quảng, 2006).
Theo Trần Khắc Thi (2003), sản phẩm cà chua chủ yếu tập trung vào
vụ ñông xuân (70%) từ tháng 12 ñến tháng 4, còn lại hơn một nửa thời gian
trong năm ñang nằm trong tình trạng thiếu cà chua. ðầu tư cho sản xuất cà
chua còn thấp, nhất là phân hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Chưa có quy
trình canh tác thích hợp cho mỗi vùng, mỗi vụ trồng và cho các giống khác
nhau. Việc sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có vùng sản xuất tập trung
tạo sản phẩm hàng hoá lớn cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu. Quá trình
thu hái diễn ra hoàn toàn thủ công, các khâu như bảo quản, vận chuyển còn
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


12

nhiều hạn chế.
Tuy nhiên so với các nước trong khu vực, sản xuất cà chua ở Việt Nam
có nhiều lợi thế là:
- ðược sự quan tâm ñặc biệt của nhà nước về ñầu tư và ñịnh hướng mở
rộng và phát triển cây rau hiện nay. ðề án "Phát triển rau, quả, hoa và cây
cảnh thời kỳ 1999-2010" của Bộ Nông nghiệp và PTNT ñược Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 3/9/1999. Kế hoạch sản xuất rau ñược xác ñịnh:
Diện tích sản xuất rau ñạt 600.000 ha với sản lượng 10 triệu tấn năm 2005 và
800.000 ha với sản lượng 14 triệu tấn năm 2010 ñể ñạt bình quân ñầu người là
110 kg/người/năm .
- ðặc biệt là các tỉnh phía bắc có ñiều kiện thời tiết khí hậu, ñất ñai của
rất phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây cà chua, nếu ñược ñầu tư tốt sẽ
cho năng suất rất cao.
- Quỹ ñất có thể phát triển cà chua là rất lớn vì trồng trong vụ ñông xuân
không ảnh hưởng hai vụ lúa, sản phẩm tập trung từ tháng 12 ñến tháng 3, trái vụ
so với thời vụ trồng và thu hoạch cà chua của Trung Quốc, nước có có khối
lượng cà chua lớn nhất thế giới nên ít bị cạnh tranh và có thị trường xuất khẩu
quả tươi và chế biến là rất lớn (ðào Xuân Thảng, Lê Quý Tường, Nguyễn Quốc
Lý, 2005).

- Các vùng trồng cà chua ñều có nguồn lao ñộng lớn, nông dân có kinh
nghiệm canh tác, nếu có thị trường sẽ thu hút ñược nguồn lao ñộng dồi dào,
giá công lao ñộng rẻ, hạ giá thành sản phẩm, có khả năng cạnh tranh cao.
Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần,
nhiều Công ty giống tư nhân, Công ty giống nước ngoài ñược hình thành và
cùng tham gia tích cựu vào công tác nhập giống, tạo giống và chuyển giao
cho sản xuất. Công ty Trang Nông với một số giống: TN148, TN002, TN005,
TN52, TN54 cùng với các giống VL2000, VL2910 của công ty Hoa Sen

ñược trồng với diện tích khá lớn ở một số vùng trong nước.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

13

Viện Cây lương thực và cây thực phẩm và Viện Nghiên cứu rau quả ñã
nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất cà chua công nghệ cao, quy trình
sản xuất cà chua an toàn và hoàn thiện các quy trình sản xuất hạt giống cà
chua lai F1 phục vụ sản xuất. Các công nghệ mới như sử dụng màng phủ
nông nghiệp giúp cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, sử
dụng và tiết kiệm phân bón. Các công nghệ trồng cà chua trong nhà lưới của
Viện Nghiên cứu rau quả, nhà kính theo công nghệ Israel, công nghệ của Úc
ñang ñược nghiên cứu và ứng dụng tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, ðà Lạt và
Thành phố Hồ Chí Minh Quy trình sản xuất GAP cho cà chua ñang ñược Viện
Cây lương thực và CTP và Viện Nghiên cứu rau quả nghiên cứu và xây dựng.
2.3. Tình hình sản xuất cà chua trên ñịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng ñiểm Bắc Bộ. Những năm
qua, ñất sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Phúc có xu hướng bị thu hẹp dần do
tốc ñộ phát triển các cụm công nghiệp, khu ñô thị. Do vậy từ năm 2006,
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ñã có Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông
thôn; Trong ñó có cơ chế hỗ trợ sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng
hóa tập trung ñể tạo khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, ñáp ứng nhu cầu
tiêu dùng ngày càng cao của cư dân khu vực ñô thị và công nghiệp. Kết quả
bước ñầu ñã hình thành một số vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa tập trung,
quy mô các vùng ngày càng ñược mở rộng như: Lúa chất lượng cao, bí ñỏ,
dưa chuột, su su, Riêng cây cà chua cũng là ñối tượng cây trồng ñược hỗ
trợ ñể sản xuất hàng hóa tập trung; Nhưng diện tích, năng suất, sản lượng
chưa có có sự biến ñộng ñáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là: chưa có sự ña
dạng bộ giống, thời vụ gieo trồng ngắn (trồng tập trung chủ yếu trong vụ

ðông - ðông xuân, chiếm trên 75% diện tích), chưa có công nghệ chế biến,
khả năng bảo quản kém,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

14

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua trên ñịa bàn Vĩnh Phúc
giai ñoạn 2001-2012
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2001 196,7 223,5 4.396,2
2002 266,4 216,7 5.772,9
2003 281,5 241,1 6.787,0
2004 223,1 223,7 4.990,7
2005 183,4 212,2 3.891,7
2006 268,2 229,9 6.165,9
2007 124,5 203,6 2.534,8
2008 263,6 225,5 5.944,2
2009 58,1 181,5 1.054,5
2010 231,0 245,7 5.675,7
2011 203,3 226,1 4.596,8
2012 257,2 241,0 6.199,0
Nguồn: Trích số liệu

của Cụ
c
thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2001, 2012
.

Qua bảng 2.4 cho thấy, từ năm 2001 ñến năm 2012 tình hình sản xuất

cà chua trên ñịa bàn Vĩnh Phúc không có sự biến ñộng lớn. Diện tích tăng
60,5 ha (30,75%), năng suất tăng 17,5 tạ/ha (7,83%), sản lượng tăng 1.802,8
tấn (41,01%). Riêng năng 2007, 2009 theo thống kê, diện tích, năng suất, sản
lượng giảm mạnh so với các năm là do ảnh hưởng của rét ñậm, rét hại năm
2006, mưa lớn, ngập úng năm 2008; Các giống sử dụng chủ yếu như Savior,
Perfect, TN5F1, VL2004, Hồng Châu, DT18,
2.4. Các kết quả nghiên cứu về chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM
(EMINA) cho cây trồng
2.4.1 Tìm hiểu về chế phẩm EM
EM là cụm từ tiếng Anh “Effective microorganism” viết tắt có ý nghĩa
là “vi sinh vật hữu hiệu”. EMINA gốc ñược cung cấp từ Viện sinh học nông
nghiệp – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.

×