Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chuyển gen kháng virus xoăn vàng lá cho giống cà chua DM166

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.07 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN HỒNG ÁNH



NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
CHUYỂN GEN KHÁNG VIRUS XOĂN VÀNG LÁ
CHO GIỐNG CÀ CHUA DM166






LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN HỒNG ÁNH



NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
CHUYỂN GEN KHÁNG VIRUS XOĂN VÀNG LÁ
CHO GIỐNG CÀ CHUA DM166




CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC

MÃ SỐ: 60.42.02.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. NGUYỄN QUANG THẠCH
2. TS. ðẶNG THỊ VÂN




HÀ NỘI – 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ii


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng ñược sử dụng và công bố trong các luận
văn, luận án và các công trình khoa học nào trước ñây.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn ñược sử dụng trong luận văn ñều
ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc, ñảm bảo trích dẫn theo ñúng quy ñịnh.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam ñoan này !

Tác giả



Nguyễn Hồng Ánh

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp iii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Quang Thạch
Bộ môn CNSH- Trường ðH Nông nghiệp Hà Nội và TS. ðặng Thị Vân- Bộ môn
CNSH, Viện Nghiên cứu Rau Quả Việt Nam ñã tận tình hướng dẫn em trong quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Em xin ñược gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ giảng viên Khoa Công nghệ Sinh
học –Trường ðH Nông Lâm Bắc Giang ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho em hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia ñình cùng bạn bè, những người ñã
luôn quan tâm ủng hộ và là chỗ dựa tinh thần cho em trong suốt thời gian em làm luận
văn này.
Xin trân trọng cám ơn!


Bắc Giang, ngày 22 tháng 8 năm 2013
Học viên



Nguyễn Hồng Ánh

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp iv

MỤC LỤC

Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình ix
MỞ ðẦU 1
1 ðặt vấn ñề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Yêu cầu 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Vài nét về cà chua 3
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại cây cà chua 3
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng. 3
1.1.3 Giá trị kinh tế 4
1.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới 5
1.2.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 5
1.2.2 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới 7

1.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua tại Việt Nam 11
1.3.1 Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam 11
1.3.2 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam 12
1.4 Thực trạng nhiễm bệnh xoăn vàng lá ở cà chua 15
1.5 Một số nghiên cứu ứng dụng RNAi trong tạo giống cây chuyển gen 17
1.5.1 Trên thế giới 17
1.5.2 Ở Việt Nam 18
1.6 Cơ chế ñề kháng vi rút của cây cà chua chuyển gen 19
1.7 Vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và cơ chế chuyển gen vào thực vật 21
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp v

1.7.1 Giới thiệu chung về Agrobacterium tumefaciens 21
1.7.2 Cấu trúc và chức năng của Ti-plasmid 21
1.7.3 Cấu trúc và chức năng của các ñoạn T-DNA 22
1.7.4 Cơ chế phân tử của việc chuyển gen thông qua Agrobacterium
tumefaciens 23
1.7.5 Tương tác giữa T-DNA và genome tế bào thực vật 24
1.7.6 Các phương pháp biến nạp gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium
tumefaciens 26
1.8 Hệ thống vector biến nạp gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium
tumefaciens 28
1.8.1 Vector nhị thể 28
1.8.2 Hệ vector liên hợp 29
1.9 Các phương pháp kiểm tra sự hiện diện của gen ngoại lai trong cây
chuyển gen 30
1.9.1 Kiểm tra sự hiện diện của gen ngoại lai 30
1.9.2 Kiểm tra ở mức ñộ phiên mã 33
1.9.3 Kiểm tra ở mức ñộ dịch mã 34
Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1 Vật liệu, hóa chất và thiết bị thí nghiệm 36

2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 37
2.3.1 Phát hiện cây chuyển gen bằng PCR 40
2.3.2 Chọn lọc cây chuyển gen ñộc lập bằng kỹ thuật Southern 42
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THAỎ LUẬN 46
3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ Zeatin: IAA tới sự tạo thành Callus từ
các loại vật liệu khác nhau 46
3.1.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ Zeatin: IAA tới sự tạo thành Callus từ lá mầm 46
3.1.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ Zeatin: IAA tới sự tạo thành Callus từ thân mầm 47
3.1.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ Zeatin: IAA tới sự tạo thành Callus từ lá trưởng
thành 48
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp vi

3.1.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của sự phối hợp Zeatin và IAA ñến khả
năng tái sinh chồi từ callus 50
3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Zeatin và IAA ñến sự ra rễ của chồi
cây cà chua nuôi cấy mô. 52
3.3 Kết quả ñánh giá sự ổn ñịnh ñộ bội của thể tái sinh 53
3.4 Tối ưu hóa quy trình chuyển gen vào giống cà chua DM166 thông qua vi
khuẩn Agrobacterium tumefaciens 55
3.4.1 Ảnh hưởng của mật ñộ vi khuẩn (OD
600nm
) ñến tỉ lệ biểu hiện tạm thời
của gen Gus 55
3.4.2 Ảnh hưởng của hàm lượng Acetosyringone (AS) ñến tỷ lệ biểu hiện tạm
thời của gen Gus 57
3.4.3 Ảnh hưởng của thời gian lây nhiễm tới hiệu quả chuyển gen 58
3.4.4 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ trong quá trình ñồng nuôi cấy tới hiệu quả
chuyển gen 59
3.4.5 Ảnh hưởng của nồng ñộ chất ñiều tiết sinh trưởng trong môi trường lây
nhiễm và trong môi trường ñồng nuôi cấy tới hiệu quả chuyển gen 60

3.4.6 Hoàn thiện quy trình chuyển gen cho giống cà chua DM166 60
3.5 Phân tích và ñánh giá cây chuyển gen 61
3.5.1 Tách DNA từ lá cây cà chua chuyển gen 62
3.5.2 Kết quả chọn lọc cây chuyển gen bằng PCR 62
3.5.3 Kết quả chọn lọc cây cà chua chuyển gen bằng lai Southern 66
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 70
1 Kết luận 70
2 Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 75

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AS : Acetosyringone (3,5-dimethoxy-4-hydrroxy Acetophenone)
DNA : Deoxiribonucleic Acid
FAO : Food and Agriculture Organization
Gus : β-1,4-Glucuronidase
IAA : β – Indol acid acetic
NAA : Napthalene acetic acid
PCR : Polymerase Chain Reaction
Ti-plasmid : Tumor-Plasmid
T-DNA : Transfer-DNA
Vir : virulence


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp viii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

1.1 Thành phần quả cà chua (trong 100g ăn ñược) 4
1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục trên thế giới
năm 2011 6
1.3 Những nước có sản lượng cà chua cao nhất năm 2010 6
1.4 Những nước có giá trị nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới năm 2008 7
1.5 Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của Việt Nam 11
2.1 Trình tự các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu 36
3.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ Zeatin: IAA tới sự tạo thành Callus từ lá mầm 46
3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ Zeatin: IAA tới sự tạo thành
Callus từ thân mầm (sau 4 tuần nuôi cấy). 47
3.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ Zeatin: IAA tới sự tạo thành Callus từ lá trưởng
thành (sau 4 tuần nuôi cấy) 49
3.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của sự phối hợp Zeatin và IAA ñến khả
năng tái sinh chồi từ callus (theo dõi sau 6 tuần). 51
3.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng ñộ Zeatin và IAA ñến hiệu quả ra rễ 53
3.6 ðánh giá ñặc ñiểm hình thái và mức bội thể của cây tái sinh trước khi ra
vườn ươm 54
3.7 Ảnh hưởng của mật ñộ vi khuẩn tới tần số biểu hiện tạm thời của gen
Gus ở giống cà chua DM166. 56
3.8 Ảnh hưởng của hàm lượng AS (Acetosyringone) ñến sự biểu hiện tạm
thời của gen Gus. 57
3.9 Ảnh hưởng của thời gian lây nhiễm tới hiệu quả chuyển gen 58
3.10 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ trong quá trình ñồng nuôi cấy tới hiệu quả
chuyển gen 59
3.11 Ảnh hưởng của nồng ñộ chất ñiều tiết sinh trưởng trong môi trường lây
nhiễm và trong môi trường ñồng nuôi cấy tới hiệu quả chuyển gen 60
3.12 Kết quả chọn lọc cây chuyển gen bằng PCR 64

3.13 Kết quả lai Southern với mẫu dò 35S 68
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ix


DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Bản ñồ Ti-plasmid dạng octopin 22
1.2 Sự tương tác giữa Agrobacterium với tế bào thực vật và cơ chế chuyển T
- DNA 25
1.3 Sơ ñồ cấu trúc vector liên hợp 30
3.1 ðồ thị ñánh giá ảnh hưởng của sự phối hợp nồng ñộ IAA và Zeatin tới
khả năng tạo callus ñối với lá mầm, thân mầm và lá trưởng thành 50
3.2 Kết quả ñiện di kiểm tra sản phẩm ADN tổng số 62
3.3 Kết quả ñiện di kiểm tra sự hiện diện promoter 35S của một số mẫu cà
chua chuyển gen 63
3.4 Kết quả ñiện di kiểm tra sản phẩm khuyếch ñại trình tự mục tiêu của một
số mẫu cà chua chuyển gen 63
3.5 Hình ảnh ñiện di kiểm tra sản phẩm enzyme cắt giới hạn 66
3.6 Hình ảnh hiển thị kết quả lai Southern mẫu dò cho promoter 35S của một
số dòng cà chua chuyển gen 67
3.7 Hình ảnh hiển thị kết quả lai Southern mẫu dò cho promoter 35S của một
số dòng cà chua chuyển gen 67




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 1


MỞ ðẦU

1. ðặt vấn ñề
Cà chua là thực phẩm quan trọng trong ñời sống thường ngày của con người.
ðây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, vốn chi phí ban ñầu thấp, có thể
mở rộng sản xuất ở hầu hết các vùng sinh thái khác nhau.
Nhu cầu tiêu thụ cà chua ở nước ta rất lớn và nhu cầu ngày càng tăng vì cà chua
là loại rau quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả cà chua có chứa nhiều loại vitamin
như: A, B, C, PP, K… và các chất khoáng như: Ca, Fe, P,S, Na, K, Mg và ñường. Mặt
khác, cà chua là loại thực phẩm dễ chế biến và sử dụng, có thể dùng ăn tươi, nấu, chế
biến thành cà chua khô, cà chua bột, tương cà chua, …Bên cạnh ñó, cà chua còn là mặt
hàng xuất khẩu có triển vọng vì sản phẩm cà chua ở nước ta ñược thu hoạch vào thời
ñiểm nhiều nước không trồng ñược trong mùa ñông lạnh (Trần Khắc Thi, 2005) [20 ].
Tuy nhiên, năng suất và chất lượng cà chua phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
trong ñó bệnh hại là yếu tố rất quan trọng, ñặc biệt là những bệnh gây ra do nấm, vi
khuẩn, virus. Chúng gây hại từ giai ñoạn cây con trong vườn ươm, giai ñoạn trồng
ngoài sản xuất cho ñến khi thu hoạch (Chu Thị Thơm và cs, 2006) [ 1].
Bệnh hại cà chua làm giảm năng suất khiến người nông dân phải dùng nhiều
loại thuốc phòng trừ sâu bệnh với liều lượng cao,làm ô nhiễm môi trường và sản
phẩm, gây ngộ ñộc cho người tiêu dùng do tồn dư thuốc hóa học bảo vệ thực vật trong
sản phẩm.
Bên cạnh ñó, với năng suất trung bình 14 tấn/ha, sản lượng cà chua hàng năm
trên cả nước còn rất khiêm tốn ( 100 ngàn tấn) mới chỉ ñảm bảo cho bình quân ñầu
người hơn 1kg/năm (Trần Khắc Thi, 2005) [ 20].
Vì vậy, việc tạo ra những giống cà chua có khả năng kháng sâu bệnh, năng suất cao và
chất lượng tốt là rất cần thiết.
Trước ñây, muốn tạo ra một giống cây trồng mới, người ta ñã phải lai tạo, chọn
lọc qua nhiều thế hệ nhưng không phải tất cả ñều tạo ñược giống cây mang ñược các
ñặc tính như mong muốn.
Ngày nay, công nghệ gen ñã giúp cho việc chuyển gen ưu việt vào cây trồng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 2

ñược nhanh chóng và hiệu quả hơn (Trương Thị Bích Phượng và cs, 2003) [19 ].
Việc nghiên cứu chuyển gen trên cây cà chua ñã ñược nghiên cứu rất sớm trong
lịch sử nghiên cứu cây chuyển gen, ñồng thời nhiều nghiên cứu ñã rất thành công, vật
liệu cây cà chua tạo ra bằng phương pháp chuyển gen ñã ñược phát triển thành giống
thương mại.
Tuy nhiên, kết quả các nghiên cứu ñã chỉ ra rằng hiệu quả chuyển gen vào cây cà
chua phụ thuộc rất nhiều vào giống (genotyp dependent).ðề tài: Nghiên cứu ứng dụng
kỹ thuật chuyển gen trong tạo giống kháng virus xoăn vàng cà chua cho Việt Nam ñược
tiến hành trên một số giống (FM372C, DM166, M88).Trong ñó ñã xây dựng ñược quy
trình chuyển gen cho giống FM372C và áp dụng có hiệu quả.Việc nghiên cứu qui trình
chuyển gen cho hai giống cà chua còn lại DM166 và M88 là cần thiết
Trên cơ sở quy trình chuyển gen của giống FM372C chúng tôi tiến hành thực
hiện ñề tài:“ Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chuyển gen cho giống cà chua DM166.’’
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm xác ñịnh ñược quy trình chuyển gen phù hợp cho giống DM166.
3. Yêu cầu
- Thiết lập ñược hệ thống tái sinh từ các loại mô nuôi cấy (thân mầm, lá mầm, lá
trưởng thành) khác nhau của giống DM166.
- ðánh giá ñược mức ổn ñịnh di truyền của cây in vitro tái sinh từ 3 loại vật liệu nuôi
cấy.
- Xác ñịnh ñược các thông số cơ bản ñể hoàn thiện quy trình chuyển gen cho giống
DM166.
4. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các giai ñoạn nghiên cứu khoa học tiếp
theo
trong việc tạo dòng cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá.
5. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu phục vụ việc chọn tạo giống cà chua có khả năng

kháng bệnh vi rút xoăn vàng lá góp phần tạo giống mang giá trị kinh tế cao.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Vài nét về cà chua
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây cà chua
Cà chua có nguồn gốc ở Peru, Bolivia, Ecuado. Trước khi tìm thấy ở Châu Mỹ
thì cà chua ñược trồng ở Peru và Mehico. Những loài cà chua hoang dại gần với loài
cà chua trồng ngày nay vẫn tìm thấy ở dọc theo dãy núi Andes (Peru), ñảo Galapagos
(Ecuado) và Bolivia. Các nhà vường ñã trồng, thuần dưỡng những giống cà chua quả
nhỏ và dạng hoang dại. Những giống và loài hoang dại này ñược mang từ nơi xuất xứ
ñến Trung Mỹ, rồi ñến Mehico (Tạ Thu Cúc, 2002) [16].
ðến ñầu thế kỷ XVIII, các giống cà chua ñã trở nên phong phú và ña dạng hơn,
nhiều vùng ñã trồng cà chua làm thực phẩm. Vào thế kỷ XIX (1830) quả cà chua ñã
trở thành thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Cuối thế kỷ XIX, trên
200 dòng, giống cà chua ñược giới thiệu một cách rộng rãi trên thế giới (Tạ Thu Cúc,
2002) [16].
Cà chua thuộc họ cà (Solanaceae), bộ cà (Solanales), phần lớp bạc hà
(Lanmiidae), lớp ngọc lan (Magnoliopsida), có tên khoa học là Solanum Lycopersicum
(tên gọi cũ là Lycopersicum esculentum L.). Ngoài ra cà chua có nhiều tên gọi khác
nhau như Lycopersicum esculentum Mill, L. Lyccopersion, S.lycopersicon, L.kort (
Trần Khắc Thi, 2005) [20]. Từ lâu ñã có nhiều tác giả nghiên cứu về phân loại cà chua
và lập thành hệ thống phân loại theo quan ñiểm của mình. Theo Muller (1940) thì loài
cà chua trồng hiện nay thuộc chi phụ Eulycopersion C.H.Muller. Tác giả phân loại chi
phụ này thành 7 loài, loài cà chua trồng hiện nay (Lycoprsion esculentum L.) thuộc chi
phụ thứ nhất ( Tạ Thị Cúc, 2002) [16].
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng.

Trong cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như
Carotene, lycopene, vitamin và kali. Tất cả những chất này ñều rất có lợi cho sức khoẻ
con người. ðặc biệt các loại vitamin B, vitamin C và β-carotene giúp chống lại quá
trình oxy hoá của cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư.
Hàm lượng vitamin A thiên nhiên trong cà chua cao, trung bình chỉ cần 100g cà chua
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 4

chín còn tươi sẽ ñáp ứng ñược 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, cũng như các
vitamin B6, vitamin C. Ngoài ra còn có các vitamin B1, B2, PP
Các chất khoáng vi lượng có trong cà chua như: canxi, sắt, kali, photpho,
magnesium, lưu huỳnh, nickel, cobalt, iốt, các axít hữu cơ dưới dạng muối citrat và tuỳ
theo môi trường trồng, trong cà chua có thể có cả ñồng, molibden. Chính nhờ các yếu
tố này, cà chua ñược coi là một thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, tăng cường
sức ñề kháng của cơ thể.
Bảng 1.1. Thành phần quả cà chua (trong 100g ăn ñược).
Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng
ðộ ẩm 93,1g Vitamin A 320 I.U
Protein 1,9g Thiamin 0,07mg
Chất béo 0,1g Riboflavin 0,01mg
Chất khoáng 0,6g Axít nicotinic 0,4mg
Cabohydrat 3,6g Vitamin C 31mg
Na 45,8mg Ca 20mg
K 114mg Mn 15mg
Cu 0,19mg Axít oxalic 2mg
S 24mg P 36mg
Clo 38mg Fe 1,8mg
Nguồn: http:// www. dinhduong.com.vn/story/dinh-duong-tu-trai-ca-chua[58]

1.1.3. Giá trị kinh tế
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và có nhiều cách sử dụng. Có

thể dùng ăn tươi thay hoa quả, trộn Salat, nấu canh, xào, nấu sốt vang và cũng có thế
chế biến thành các sản phẩm như cà chua cô ñặc, tương cà chua, nước sốt nấm, cà
chua ñóng hộp, mứt hay nước ép.
Ngoài ra, có thể chiết tách hạt cà chua ñể lấy dầu. Quả cà chua vừa có thể dùng
ñể ăn tươi, nấu nướng vừa là nguyên liệu cho chế biến công nghiệp với các loại sản
phẩm khác nhau. Do ñó, với nhiều nước trên thế giới thì cây cà chua là một cây trồng
mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 5

Theo FAO (1999) ðài Loan hằng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổng trị giá là
952.000 USD và 48.000 USD cà chua chế biến. Lượng cà chua trao ñổi trên thị trường
thế giới năm 1999 là 36,7 tấn trong ñó cà chua ñược dùng ở dạng ăn tươi chỉ 5-7%. Ở
Mỹ (1997) tổng giá trị sản xuất 1ha cà chua cao hơn gấp 4 lần so với lúa nước, 20 lần
so với lúa mì [16]. Cà chua là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao kể cả
dạng tươi và dạng chế biến. Lượng cà chua trao ñổi trên thị trường quốc tế là 32,7 triệu
tấn, trong ñó 10% ở dạng quả tươi.
Ở Việt Nam cà chua ñược trồng trên 100 năm nay, diện tích gieo trồng cà chua
hàng năm biến ñộng từ 15 – 17 ngàn ha, sản lượng 280 ngàn tấn. Mức tiêu thụ bình
quân ñầu người của nước ta là: 3 kg/người/năm [16]. Tại khu vực ðồng bằng sông
Hồng sản xuất cà chua cho thu nhập bình quân 42 - 68,4 triệu ñồng/ha/vụ, lãi thuần ñạt
15-26 triệu ñồng, cao hơn nhiều so với trồng lúa. Trồng lúa chỉ giải quyết 230-250
công lao ñộng, trong ñó trồng cà chua giải quyết ñược 1100 - 1200 công lao ñộng.
Theo ðề án phát triển rau – quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010 của Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cà chua là mặt hàng chủ yếu ñược quan tâm phát
triển. Năm 2005 diện tích trồng cà chua sẽ là 2000ha. Với sản lượng 80.000 tấn, cho
giá trị xuất khẩu là 10 triệu USD; năm 2010 diện tích tăng lên 6000ha, tổng sản lượng
ñạt 240.000 tấn, cho giá trị xuất khẩu là 100 triệu.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Cà chua là loại cây trồng tuy ñược chấp nhận như một loại thực phẩm và có lịch

sử phát triển tương ñối muộn nhưng do nó có khả năng thích ứng rộng và hiệu quả
kinh tế và giá trị sử dụng cao. Trên thế giới ñã có nhiều giống mới ñược ra ñời nhằm
ñáp ứng ñược nhu cầu ngày càng cao của con người cả về số lượng và chất lượng.
Theo FAO (1999), trên thế giới có 158 nước trồng cà chua. Diện tích, sản
lượng, năng suất cà chua trên thế giới như sau:
Theo FAO, 2009: Diện tích: 4.980,42 (1000 ha)
Năng suất: 2030,63 (tạ/ha)
Sản lượng: 141400,63 (1000 tấn)

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 6

Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục
trên thế giới năm 2011
Tên châu lục
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
( tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
Châu Phi 860,74 20,02 17236,03
Châu Mỹ 479,07 50,86 24365,66
Châu Á 2436,49 33,58 81812,01
Châu Âu 553,4 39,32 21760,15
Châu Úc 9,13 63,28 577,6621
Nguồn: FAO Database Static 2011[32]
Trong 10 năm từ năm 2001 ñến năm 2010 diện tích cà chua thế giới tăng 1,09 lần từ
3990,3 nhìn ha lên 4338,83 nghìn ha, sản lượng tăng 1,35 lần từ 107977,76 nghìn tấn
lên 145751,83 nghìn tấn, trong khi năng xuất không có sự thay ñổi ñáng kể.
Theo bảng trên thì năm 2010, châu Á có diện tích trồng cà chua và sản lượng cà

chua lớn nhất thế giới. Tuy nhiên châu Úc và châu Mỹ có năng suất lớn nhất.
Khoảng 150 triệu tấn cà chua ñã ñược sản xuất ra trên Thế giới trong năm 2009.
Trung Quốc là nước sản xuất cà chua lớn nhất, chiếm khoảng một phần tư sản lượng
toàn cầu, tiếp theo là Hoa Kỳ và Ấn ðộ. Các khu vực chế biến tại California chiếm
90% lượng sản xuất ở Mỹ và 35% lượng sản xuất thế giới. ðến các năm sau ñó tới nay
Trung Quốc vẫn ñứng ñầu trong sản xuất cà chua.
Bảng 1.3: Những nước có sản lượng cà chua cao nhất năm 2010
STT Tên nước Sản lượng
1 Trung Quốc 41879,68
2 Mỹ 12902,00
3 Ấn ðộ 11979,7
4 Thổ Nhĩ Kì 10052,00
5 Ai Cập 8544,99
6 Italia 6024,8
7 Iran 5256,11
8 Tây Ban Nha 4312,70
9 Brazil 3691,32
10 Nga 2000,00
Nguồn: FAO Database Static 2011[32]
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 7

Cà chua là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan
trọng của nhiều nước ở cả dạng ăn tươi và chế biến.
ðứng ñầu về tiêu thụ cà chua là nước Mỹ, sau ñó là các nước châu Âu.
Lượng cà chua trao ñổi trên thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 triệu tấn, trong
ñó cà chua dùng ở dạng ăn tươi chỉ chiếm 5-7%. ðiều ñó cho thấy, cà chua ñược sử
dụng chủ yếu ở dạng ñã qua chế biến.
Bảng 1.4: Những nước có giá trị nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới năm 2008
STT


Tên nước
Sản lượng
(tấn)
Giá trị
(1000$)
$/tấn
1 Mỹ 1116340 1431590 12823,96
2 Nga 673894 628923 9332,67
3 ðức 654966 1293840 19754,31
4 Pháp 482546 559936 11603,78
5 Anh 419045 745788 17797,32
6 Canada 193279 276433 14300,95
7 Tây Ban Nha 189391 79044 4175,175
8 Hà Lan 156280 285068 18240,850
9 Irắc 112129 61441 5479,492
10 A-rập 103498 58049 5608,707
Nguồn: FAO Database Static 2009
Cà chua chế biến ñược sản xuất ở nhiều nước trên thế giới nhưng nhiều nhất là
ở Mỹ và Italia. Ở Mỹ, năm 2002 sản lượng nhiều nhất ước ñạt 10,1 triệu tấn. Trong ñó
các sản phẩm cà chua chế biến chủ yếu là cà chua cô ñặc. Ở Italia, sản lượng cà chua
chế biến ước tính ñạt ñược là 4,7 triệu tấn. Ở Châu Á, ðài Loan là một trong những
nước có nền công nghiệp chế biến cà chua sớm nhất. Ngay từ 1918, ðài Loan ñã phát
triển cà chua ñóng hộp. Năm 1967, họ mới chỉ có một công ty chế biến cà chua. ðến
năm 1976, họ ñã có tới 50 nhà máy sản xuất cà chua ñóng hộp.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới
Trong khoảng 200 năm trở lại ñây tình hình chọn tạo cà chua trên thế giới ñã có
nhiều tiến bộ. Lịch sử nghiên cứu chọn tạo cà chua trên thế giới bắt ñầu ở châu Âu.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 8

Người Italia là những người ñầu tiên phát triển các giống cà chua mới, họ chọn các

giống có sự khác nhau về tính trạng quả, chủ yếu là màu sắc quả. Thế kỷ 20 ñã ñánh
dấu những bước tiến to lớn trong công tác chọn tạo giống cà chua. Việc cải tiến năng
suất, chất lượng luôn là hai mục tiêu hàng ñầu và chung cho tất cả các chương trình
chọn tạo giống. Trước năm 1925, việc cải tiến giống cà chua ñược thực hiện bằng cách
chọn các kiểu gen ngay từ bản thân các giống - từ các ñột biến tự nhiên, lai tự do hoặc
tái tổ hợp của các biến thể di truyền ñang tồn tại trong tự nhiên (theo Tigchelaar E.C,
1986) [50].
Lịch sử công tác chọn tạo giống cà chua trên thế giới bắt ñầu ở Châu Âu với
những tiến bộ ban ñầu về dòng, giống. Năm 1860 những giống cà chua mới ñã ñược
giới thiệu ở Mỹ. Năm 1863, 23 giống cà chua ñược giới thiệu trong ñó giống Trophy
ñược coi là giống có chất lượng tốt nhất. Chương trình thử nghiệm của Liberti Hyde
Bailey tại trường nông nghiệp Michigan (Mỹ) bắt ñầu từ năm 1886, tác giả ñã tiến
hành chọn lọc, phân loại giống cà chua trồng trọt. Từ năm 1870 ñến 1893,
A.W.Livingston ñã giới thiệu 13 giống cà chua trồng trọt ñược giới thiệu theo phương
pháp chọn lọc cá thể. Cuối thế kỷ XIX có trên 200 dòng, giống cà chua ñã ñược giới
thiệu rộng rãi (Tạ Thị Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000) [19].
Nhiều công trình nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu
Á (AVRDC) cho thấy những giống cà chua chọn tạo trong ñiều kiện ôn ñới không
thích hợp với ñiều kiện nóng ẩm vì sẽ tạo những quả kém chất lượng như có màu ñỏ
nhạt, nứt quả, vị nhạt hoặc chua…(Kuo và cs, 1998) [40]
Theo ý kiến của Anpachev (1978), Iorganov (1971), Phiên Kì Mạnh (1961)
(Kiều Thị Thư, 2006), [18] thì xu hướng chọn tạo giống cà chua mới là:
+ Tạo giống chín sớm phục vụ cho sản xuất vụ sớm.
+ Tạo giống cho sản lượng cao, giá trị sinh học cao, dùng làm rau tươi và
nguyên liệu cho chế biến ñồ hộp.
+ Tạo giống chín ñồng loạt thích hợp cho cơ giới hóa.
+ Tạo giống chống chịu sâu bệnh
Các nhà chọn tạo giống trên thế giới ñã sử dụng nguồn gen của các loài hoang
dại làm nguồn gen chống chịu với các ñiều kiện bất thuận bằng nhiều con ñường khác
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 9


nhau như lai tạo, chọn lọc giao tử, hợp tử, ñột biến nhân tạo…bước ñầu ñã thu ñược
những thành công nhất ñịnh.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á từ những ngày ñầu thành lập
(1972) ñã bắt ñầu chương trình chọn tạo nhằm tăng cường khả năng thích ứng của cà
chua với vùng ñiều kiện nóng ẩm. Và hầu hết các giống AVRDC lai tạo và các giống
ñã ñược cải thiện trong tập ñoàn từ năm 1974 ñến nay ñều có khả năng chịu nhiệt cũng
như chống chịu sâu bệnh tốt.
Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI) ñã phối hợp với
AVRDC và trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt ñới (TARC) ở Nhật Bản ñể xúc
tiến chương trình cải tiến giống cà chua triển vọng. ðã chọn ñược 6 dòng có khả năng
chịu nhiệt và chống chịu vi khuẩn: MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6, MT10
Nhiều thử nghiệm về các giống cà chua ñược tiến hành ở AVRDC- TOP,
trường ñại học Kasestart, phân viện Kamphaeng Thái Lan chọn tạo nhiều giống ñược
ñánh giá là chất lượng tốt kết hợp với tính chịu nóng, năng suất cao và chống bệnh cụ
thể là các giống cà chua anh ñào CHT104, CHT92, CHT105 có năng suất cao, chống
chịu bệnh tốt, màu sắc quả ñẹp, hương vị ngon, quả chắc.Các giống PT225, PT3027,
PT4165, PT446, PT4121 cho năng suất cao, chất lượng tốt, chống bệnh và chống nứt
quả. Nhiều nghiên cứu thử nghiệm giống cà chua quả nhỏ ñã ñược tiến hành ở
AVRDC-TOP, Trường ðại học Kaset sart, phân viện Kamphaeng, Thái Lan. Trong ñó
có nhiều mẫu giống ñược ñánh giá có chất lượng tốt kết hợp với ñặc tính chịu nóng,
năng suất cao và chống chịu bệnh như: các giống lai cà chua Anh ñào CHT104,
CHT92, CHT105… [40].
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á còn phát triển chương trình về
các dòng tự phối hữu hạn và vô hạn có khả năng ñậu quả cho phép ở giới hạn nhiệt ñộ
cực ñại 32-34
0
C và cực tiểu 22-24
0
C ñã ñưa ñược nhiều giống lai có triển vọng, ñược

phát triển ở một số nước nhiệt ñới như CLN 161L, CLN 2001C, CL5915-204DH,
CL143…(Morris, 1998) [42].
Chương trình chọn giống cà chua trường ðại học Florida ñược bắtñầu từ năm
1925. Một loạt các giống mới năng suất, chất lượng ñược ñưa ra như Tropic, Walter,
Florida MH-1, Florañae, Floramerica…(Nature, 1982). Từ năm 1979 ñến 1984 Ai Cập
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 10

ñã tiến hành công trình nghiên cứu nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng cà
chua (ñây là một phần của ñề án cấp quốc gia). Các giống ñã ñược ñánh giá trồng ở
các ñịa phương hầu hết nhập từ Mỹ như Housney, Pritchard, VFN8, ñều có những ưu
ñiểm về năng suất và chất lượng.
ðể cải tiến chất lượng cho giống cà chua, các nhà chọn giống ñã sử dụng các
loài hoang dại và bán hoang dại làm nguồn vật liệu quý cho lai tạo. Ví dụ như loài
L.peruvianum có hàm lượng vitamin C rất cao hay loài L. pimpinellifolium có hàm
lượng ñường, vitamin C, f-caroten cao. Các giống cà chua lai của công ty giống lai Ấn
ðộ-Mỹ ở Bangalore (Ấn ðộ) như Naveen, Karnatak, Jajani, Vaishali có năng suất cao,
chất lượng quả tốt, quả tròn to trung bình, màu sắc ñẹp, rất thích hợp cho cả ăn tươi và
chế biến (Met wally R.,1986) [41].
Viện nghiên cứu nông nghiệp Ấn ðộ (IARI) ở Newdeli ñã tiến hành nhiều nghiên
cứu về chọn tạo các giống cà chua chịu nhiệt. Từ năm 1975, Viện ñã thành công với các
giống như Puas Rugy, Sel.120 (Singh J.H. and Checma D.S., 1989) [47].
Trong chọn tạo giống cà chua, người ta chú ý nhiều ñến ưu thế lai. Ở Nhật Bản
ưu thế lai ñược sử dụng rộng rãi trên cà chua từ năm 1930. Khi lai thử giữa giống
Rutgres với 5 giống khác nhau cho thấy ưu thế lai về tổng trọng lượng quả cao hơn bố
mẹ nhưng về số quả trên cây và trọng lượng quả phần lớn là trung gian giữa bố và mẹ
(Kiều Thị Thư, 1998) [18].
Gần ñây, nhiều nước trên thế giới ñặc biệt là Mỹ, các nhà khoa học ñã tạo ra
những giống cây trồng biến ñổi gen trong ñó có cà chua. Những giống cây trồng này
ngoài khả năng chống chịu ñược sâu bệnh, tuyến trùng, khô hạn, sương muối mà còn
có khả năng cất giữ bảo quản lâu, chất lượng cao, mang nhiều dược tính, năng suất

cao. Các nhà nghiên cứu tại ñại học bang Oregon (Mỹ) ñang hoàn thiện một giống cà
chua tím, ñây là một sự kết hợp giữa màu sắc và chất dinh dưỡng.Loại cà chua này có
nguồn gốc từ dạng dại ở Nam Mỹ. Hàng trăm năm trước các nhà khoa học ñã phát
hiện cà chua màu tím trong thiên nhiên nhưng loài cây này nhỏ và có ñộc. Vào thập
niên 1960-1970, các nhà khoa học ñã thu nhặt hạt giống từ cà chua tím và lai với loài
hiện ñại ñể cho ra loại quả an toàn với mọi người hơn dạng ban ñầu của nó.
Hiện nay với nền khoa học kỹ thuật hiện ñại các nhà khoa học trên thế giới vẫn
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 11

ñang tiếp tục những công trình nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua ñể ñáp ứng nhu
cầu của con người ñặc biệt là cà chua quả nhỏ phục vụ ăn tươi và chế biến.
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua tại Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam
Cà chua là cây ñược du nhập vào Việt Nam mới ñược hơn 100 năm nhưng ñã trở
thành một loại rau phổ biến và ñược sử dụng ngày càng rộng rãi. Cà chua ở nước ta ñược
trồng chủ yếu vào vụ ñông với diện tích khoảng 6.800-7.300 ha và thường tập trung ở các
tỉnh thuộc ñồng bằng và trung du Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc…), còn ở Miền
Nam tập trung ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Lâm ðồng… [8].
Trong ñiều tra của TS Phạm ðồng Quảng và cs (2006) hiện nay cả nước có
khoảng 115 giống cà chua ñược gieo trồng, trong ñó có 10 giống ñược gieo trồng với
diện tích lớn 6259 ha, chiếm 55% diện tích cả nước. Giống M386 ñược trồng nhiều
nhất (khoảng 1432 ha), tiếp theo là các giống cà chua Pháp, VL200, TN002, Red
Crown [15].
Ở Việt Nam, giai ñoạn từ 1996-2001, diện tích trồng cà chua tăng trên 10.000
ha (từ 7.509 ha năm 1996 tăng lên 17.834 ha năm 2001). ðến năm 2008 diện tích ñã
tăng lên 24.850 ha. Năng suất cà chua nước ta trong những năm gần ñây tăng lên ñáng
kể. Năm 2008, năng suất cà chua cả nước là 216 tạ/ha bằng 87,10% năng suất thế giới
(247,996 tạ/ha). Vì vậy, sản lượng cả nước ñã tăng rõ rệt (từ 118.523 tấn năm 1996
ñến 535.438 tấn năm 2008).
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của Việt Nam

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2004 24644 172 424126
2005 23566 198 446124
2006 22692 196 450426
2007 23283 197 458214
2008 24850 216 535438
Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê 2008
Cà chua là một loại rau ăn trái ñã và ñang nắm giữ vị trí quan trọng và là tâm
ñiểm nghiên cứu của các nhà chọn tạo giống cây trồng trong tương lai. Nhờ vậy mà
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 12

hàng loạt các giống cà chua mới năng suất cao phẩm chất tốt ñược ra ñời ñể ñáp ứng
nhu cầu cho thị trường. ðể phục vụ công tác ñó cần sử dụng rất nhiều phương pháp
như lai tạo, chọn lọc và sử lý ñột biến, nuôi cấy invitro…
Tuy nhiên so với sự phát triển chung của thế giới thì cả diện tích và năng suất ở
nước ta còn rất thấp.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam
Một số nhà nghiên cứu cho rằng cà chua bắt ñầu xuất hiện ở nước ta từ thời kì
thực dân Pháp xâm lược và chiếm ñóng. ðến nay ñã hơn 100 năm, cây cà chua ngày
càng ñược ưu chuộng và sử dụng rộng rãi khắp cả nước. Nhu cầu tiêu dùng và ñòi hỏi
ngày càng cao của thị trường ñã ñặt ra vấn ñề cấp thiết cần chọn tạo bộ giống thích
hợp nhằm phát huy hết tiềm năng của giống trong ñiều kiện sinh thái nước ta.
Công tác chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam bắt ñầu từ nửa sau thế kỷ 20 và
hiện nay ñã ñạt ñược những thành tựu rất ñáng khích lệ. Ở nước ta, công tác nghiên
cứu chọn tạo giống cà chua ñược thực hiện bởi các Viện, Trường, Trung tâm…Trong
ñó có một số ñơn vị chủ lực như Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội mà ñại diện là
Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống giống rau chất lượng cao, Viện nghiên cứu
rau quả, Viện cây lương thực và cây thực phẩm, Viện di truyền nông nghiệp… sau
nhiều năm phát triển sản xuất cà chua ở nước ta và sự phát triển ồ ạt của các giống
ngoại nhập, nguy cơ bùng phát dịch bệnh hại ngày càng cao ñặc biệt hiện nay là bệnh

virus (TYLC).
Do ñó, vấn ñề chọn tạo giống cà chua có khả năng kháng sâu bệnh nhất là bệnh
virus ñang ñược triển khai và ñẩy mạnh. Yêu cầu sản xuất luôn ñòi hỏi cần có giống cà
chua mới năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng rộng. Vì vậy, sử dụng ưu
thế lai như một phương pháp chọn giống có hiệu quả và là hướng ñi tốt nhất, cơ bản
nhất. Nghiên cứu tạo giống cà chua ưu thế lai ñược triển khai nghiên cứu một cách hệ
thống và nhiều hơn cả là Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. Chương trình nghiên
cứu của trường ñược chính thức bắt ñầu từ năm 1994 và liên tục tiến hành cho tới nay.
Các công việc nghiên cứu thường niên ñó là: chọn tạo, phân lập, ñánh giá các dòng;
chọn lọc duy trì, phân lập ñánh giá các bố mẹ ở các mùa vụ.
Bên cạnh ñó, hàng năm còn thực hiện số lượng lớn các tổ hợp thử ñánh giá khả
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 13

năng kết hợp; ñánh giá, sàng lọc các con lai ở các vụ (xuân hè, thu ñông, ñông); ñánh
giá, thẩm ñịnh các tổ hợp lai ưu tú ở các mùa vụ, tuyển chọn tổ hợp lai ñể thử nghiệm
sinh thái và thử nghiệm sản xuất ở các vùng, các mùa vụ trên các tỉnh miền Bắc nước
ta (Nguyễn Hồng Minh, 2006) [9].
Một số thành tựu chính mà Trung tâm Nghiên cứu Giống rau Chất lượng cao - Trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñạt ñược:
- Giai ñoạn 1994-2000: ở giai ñoạn này ñiểm nhấn là tạo giống cà chua lai chịu
nóng. Tới năm 1997, trong số các tổ hợp ưu tú ñã tuyển chọn ra tổ hợp nổi trội ñáp
ứng ñược mục tiêu ñặt ra, ñặt tên là HT7. Năm 2000, giống HT7 ñã phát triển sản xuất
ñại trà 150 ha chủ yếu ở trái vụ (sớm, muộn) trên ñịa bàn các tỉnh miền Bắc. Tháng
9/2000 tại Hội nghị khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT, HT7 ñược công nhận là
giống quốc gia (Nguyễn Hồng Minh, 2006) [9]. Giống HT7 phối hợp nhiều tính trạng
quý: khả năng chịu nóng cao, ngắn ngày, quả nhanh chín và chín ñỏ ñẹp, phối hợp
ñược nhiều ñặc ñiểm ñộc ñáo về cấu trúc thịt quả và vỏ ñảm bảo chất lượng tiêu dùng,
chất lượng bảo quản và vận chuyển (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 2006)
[10,11].
- Giai ñoạn 2001-2010: giai ñoạn này các giống cà chua lai tiếp tục nghiên cứu

với các mục tiêu khác nhau:
+ Giống HT21 ñược tạo ra theo hướng chất lượng cao. ðầu năm 2004, HT21
ñược công nhận khu vực hoá và phát triển sản xuất ñại trà. HT21 phục vụ trồng ở vụ
ñông sớm và ñông chính, năng suất 50-65 tấn/ha, có hàm lượng ñường cao, ñộ Brix
cao (5,18%), chất lượng thịt quả tốt, có hương thơm, khẩu vị ngọt dịu (Nguyễn Hồng
Minh, Kiều Thị Thư, 2006) [10,11].
+ Giống HT42 ñược thử nghiệm rộng năm 2004, năm 2005 bắt ñầu cho phát
triển sản xuất và mở rộng rất nhanh diện tích sản xuất ñại trà. HT42 ñáp ứng ñược mục
tiêu cà chua trồng trái vụ và cà chua chất lượng cao (Nguyễn Hồng Minh, 2006) [9].
+ Giống cà chua HT160 có chất lượng tiêu dùng cao, thịt quả dày, chắc mịn, có
hương, vận chuyển và cất giữ tốt; trồng ñược ở các vụ: thu ñông, ñông chính, xuân hè
sớm.
Năm 2004 - 2005 giống ñược thử nghiệm và phát triển sản xuất ñại trà với năng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 14

suất, chất lượng cao (Nguyễn Hồng Minh, 2011) [13]. Giai ñoạn này cà chua quả nhỏ
ñã có ñược sự phát triển khởi sắc về diện tích.
Năm 2006, 2007 giống cà chua quả nhỏ HT144 do Trung tâm tạo ra ñã phát
triển trên diện tích sản xuất lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. HT144 có
tiềm năng năng suất từ 40-45 tấn/ha; chống chịu bệnh xoăn lá, chết héo cây; ñặc biệt
chịu nóng cao nên có khả năng trồng trái vụ (vụ xuân hè). HT144 là giống cà chua lai
quả nhỏ ñầu tiên của Việt Nam cạnh tranh thànhcông với các giống thế giới ñể phát
triển sản xuất lớn [12].
Ngoài ra, Trung tâm ñã tạo ra nhiều giống cà chua lai khác phát triển sản xuất
ñại trà và sản xuất thử nghiệm như: HT152, HT9, HT46 (nhóm quả lớn), HT135
(nhóm quả nhỏ)
Bên cạnh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, các Viện như Viện nghiên cứu
rau quả, Viện cây lương thực và cây thực phẩm cũng ñã nghiên cứu và ñưa ra nhiều
giống cà chua ưu thế lai ñáp ứng ñược yêu cầu cho sản xuất và tiêu dùng. Giống cà
chua lai số 1 ñược chọn từ tổ hợp lai P x HL1 do ðào Xuân Thảng và cộng sự,

VCLTCTP lai tạo. Giống ñược công nhận là giống quốc gia năm 2000 [3].
Giống cà chua PT18 có năng xuất cao, và thích hợp với ñiều kiện sinh thái ở
các vùng trồng cà chua nguyên liệu miền Bắc Việt Nam do PGS.TS. Trần khắc Thi,
ThS. Dương Kim Thoa và công sự tại Viện nghiên cứu Rau quả nghiên cứu. Từ dòng
cà chua CLN 2026 D có nguồn gốc từ Trung tâm rau màu Châu Á (AVRDC), bằng
phương pháp chọn lọc cá thể qua nhiều thế hệ ñã chọn ra ñược dòng PT 18 có nhiều
triển vọng, năng suất và chất lượng phù hợp cho chế biến. Giống ñược Hội ñồng Khoa
học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống quốc gia tháng 4 năm
2004 (
Dương Kim Thoa, Trần Khắc Thi, 2005)[
4].
Từ kết quả nghiên cứu ñạt ñược của các ñề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp
Bộ trong giai ñoạn 2001 - 2005 và giai ñoạn tiếp theo 2006 - 2010, VNCRQ ñã chọn
tạo thành công và giới thiệu cho sản xuất một số giống rau có năng suất cao và chất
lượng tốt. Trong ñó, một số giống cà chua lai ñang ñược mở rộng diện tích trồng ở một
số vùng trồng rau tập trung của các tỉnh phía Bắc: Giống cà chua Lai số 9: theo kết quả
chọn tạo giống cà chua ưu thế lai phục vụ chế biến của Dương Kim Thoa, Trần Khắc
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 15

Thi cho thấy giống cà chua lai số 9 có biểu hiện ưu thế lai cao, khả năng sinh trưởng
phát triển ổn ñịnh ở các thời vụ trồng, chống chịu sâu bệnh tốt, Giống ñược Hội ñồng
khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống tạm thời ñể mở
rộng sản xuất tháng 12/2005 [5].
Giống cà chua lai HPT10: giống có dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn, cây
sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao ở cả hai thời vụ thu ñông và vụ ñông xuân,
có khả năng chống chịu bệnh khá. Thời gian sinh trưởng 102-130 ngày, năng suất cao
40-50 tấn/ha vụ thu ñông, 60-65 tấn/ha vụ ñông xuân, quả có chất lượng cao, Brix 5%,
thích hợp cho cả ăn tươi và chế biến. Giống ñã ñược trồng thử nghiệm tại một số tỉnh
như Bắc Ninh, Hải Phòng và một số ñiểm trồng rau an toàn khu vực Hà Nội [4].
Như vậy, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giống rau Chất lượng cao –

ðHNNHN là cơ sở hàng ñầu của nước ta về nghiên cứu tạo ra các bộ giống cà chua lai
có khả năng cạnh tranh với các tập ñoàn tư bản về bộ giống cà chua và các công nghệ
phát triển giống. Các bộ giống của trung tâm tạo ra ngày càng nhiều và phù hợp với
ñiều kiện thực tế nước ta và có khả năng canh tranh với các giống nhập nội cả về thời
gian sinh trưởng, năng suất, sản lượng,chất lượng cũng như khả năng thâm canh, mở
rộng diện tích. Do nhu cầu về phát triển sản xuất và tiêu dùng cà chua ngày càng cao
và tính chất cạnh tranh với các giống ngoại nhập ngày càng khốc liệt, các nghiên cứu
về tạo giống cà chua lai trong nước cần ñược ñẩy mạnh ñể tiếp tục ñưa ra các giống
mới phục vụ sản xuất.
1.4. Thực trạng nhiễm bệnh xoăn vàng lá ở cà chua
Bệnh xoăn vàng lá do vi rút gây ra và gây hại trên nhiều cây trồng khác nhau
trong ñó có nhóm cây rau bị thiệt hại nghiêm trọng nhất là cà chua và ớt. Bệnh có thể
xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ trong vườn ươm cho ñến khi trồng ra ruộng và thu
hoạch, phổ biến nhất là cây bắt ñầu ra hoa. Bệnh xuất hiện càng sớm thì mức ñộ thiệt
hại càng nặng [14]. Cây bị bệnh còi cọc lá màu vàng nhạt trong khi gân lá màu xanh
tạo thành vết xanh vàng loang lổ, lá nhỏ lại và nhăn nheo, thô cứng, ngọn xoăn, cây
sinh trưởng kém, thấp nhỏ, phân nhiều nhánh, cành không phát triển ñược. ðốt thân
hoặc các ñốt ngắn lại và hơi uốn cong. Cây bị bệnh sớm và nặng có thể chết. Nếu bị
muộn và nhẹ thì những lá non ra sau mới bị xoăn, cây có thể ra hoa và trái nhưng rụng

×