Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của rầy nâu nilaparvata lugens stal và sử dụng chế phẩm nấm xanh metarhizium anisopliae trong phòng chống chúng tại xã bình hòa , châu thành , an giang năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.66 MB, 76 trang )



1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN VĂN HIỆP



NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT SINH GÂY HẠI CỦA RẦY NÂU
Nilaparvata lugens Stål VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NẤM XANH
Metarhizium anisopliae TRONG PHÒNG CHỐNG CHÚNG TẠI
XÃ BÌNH HÒA, CHÂU THÀNH, AN GIANG NĂM 2012




LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI, 2013




1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN VĂN HIỆP



NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT SINH GÂY HẠI CỦA RẦY NÂU
Nilaparvata lugens Stål VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NẤM XANH
Metarhizium anisopliae TRONG PHÒNG CHỐNG CHÚNG TẠI
XÃ BÌNH HÒA, CHÂU THÀNH, AN GIANG NĂM 2012


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.01.12


Người hướng dẫn KH: PGS.TS. ðẶNG THỊ DUNG




HÀ NỘI, 2013

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng,
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


NGUYỄN VĂN HIỆP








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



ii


LỜI CẢM ƠN
ðể bài báo cáo ñược hoàn thành tốt, trong suốt thời gian thực tập, nghiên cứu,
tôi ñã nhận ñược sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các Giáo viên hướng dẫn, của các
tập thể, cá nhân, sự ñộng viên của gia ñình và bạn bè.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. ðặng
Thị Dung, Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội ñã dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp
ñỡ tận tình trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu hoàn thành ñề tài.
Tôi xin cảm ơn sự giúp ñỡ của tập thể các thầy, cô giáo bộ môn Côn trùng –
Khoa Nông Học – Trường ðại Học Nông Nghiêp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi
trong quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp ñỡ của các thầy cô Trường ðại Học An
Giang.
Cám ơn Anh, em giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện các thí nghiệm.
Cám ơn nông dân Trần Phước Tấn giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện thí
nghiệm ngoài ñồng.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình ñến tất cả bạn bè, người thân và
gia ñình ñã luôn ñộng viên và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bài báo cáo
này.

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2013
Tác giả luận văn


NGUYỄN VĂN HIỆP


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



iii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan……………………………………………………………………… i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………… ii
Mục lục…………………………………………………………………………… iii
Danh mục bảng…………………………………………………………………… v
Danh mục ñồ thị……………………………………………………………………vi
Danh mục viết tắt……………………………………………………………….…vii
MỞ ðẦU 1
ðẶT VẤN ðỀ 1
MỤC ðÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 2
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 3
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RẦY NÂU Nilaparvata lugens Stål 3
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NẤM XANH Metarhizium anisopliae 6
1.2.1. Trên thế giới 6
1.2.2. Ở Việt Nam 13
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. ðỊA ðIỆM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 18
2.1.1. ðịa ñiểm nghiên cứu 18
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 18
2.2. ðỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 18
2.2.1. ðối tượng nghiên cứu 18
2.2.2. Vật liệu 18
2.2.3. Dụng cụ nghiên cứu 18
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 18
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.4.1. Phương pháp ñiều tra thành phần rầy hại lúa và thiên ñịch của chúng tại

Châu Thành, An giang 19
3.4.2. Phương pháp ñiều tra diễn biến mật ñộ rầy nâu N. lugens, một số thiên
ñịch bắt mồi và nấm ký sinh M. anisopliae rầy nâu tại Châu Thành, An
Giang 19
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv

2.4.3. Phương pháp sản xuất chế phẩm nấm xanh tươi M. anisopliae 20
2.4.4. Thí nghiệm trong phòng 21
2.4.5. Thí nghiệm trong nhà lưới 22
2.4.6. Thí nghiệm ngoài ñồng 23
2.5. PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN MẪU VẬT 24
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU 24
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
3.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRỪ RẦY NÂU TẠI BÌNH
HÒA, CHÂU THÀNH, AN GIANG 25
3.1.1. Hiểu biết của nông dân về việc sử dụng thuốc hóa học 25
3.1.2. Biện pháp phòng trừ rầy nâu tại Bình Hòa, Châu Thành, An Giang 27
3.2. SỰ PHÁT SINH GÂY HẠI CỦA RẦY NÂU TẠI BÌNH HÒA, CHÂU
THÀNH, AN GIANG 27
3.2.1. Thành phần rầy hại lúa và thiên ñịch của chúng tại Bình Hòa, Châu Thành,
An Giang năm 2012 27
3.2.2. Diễn biến mật ñộ rầy nâu và thiên ñịch trên một số giống lúa vụ hè thu
2012 tại Bình Hòa, Châu Thành, An Giang 30
3.3. PHÒNG TRỪ RẦY NÂU BẰNG CHẾ PHẨM NẤM XANH Metarhizium
anisopliae và một số loại thuốc hóa học 41
3.3.1. Thí nghiệm hiệu lực của chế phẩm M.a ñối với rầy nâu ở trong phòng thí nghiệm41
3.3.2. Hiệu lực của chế phẩm M.a. và một số loại thuốc hóa học phòng trừ rầy

nâu ở ngoài ñồng ruộng 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiểu biết của nông dân về việc sử dụng thuốc hóa học 25
Bảng 3.2. Tình hình sử dụng các loại thuốc phòng trừ rầy nâu 27
Bảng 3.3. Thành phần nhóm rầy hại lúa tại Bình Hòa, Châu Thành, An Giang
năm 2012 27
Bảng 3.4. Thành phần thiên ñịch của rầy nâu vụ hè thu và thu ñông 2012 tại Bình
Hòa, Châu Thành, An Giang 28
Bảng 3.5. Tỷ lệ họ, loài thiên ñịch thuộc các bộ côn trùng 29
Bảng 3.6. Diễn biến mật ñộ rầy nâu hại lúa trên 03 giống lúa vụ hè thu 2012
tại Bình Hòa, Châu Thành, An Giang…………………………………… 30
Bảng 3.7. Diễn biến mật ñộ rầy nâu và bọ xít mù xanh trên giống lúa OM 4218 vụ
hè thu 2012 tại Bình Hòa, Châu Thành, An Giang 32
Bảng 3.8. Diễn biến mật ñộ rầy nâu và nhện sói vân ñinh ba trên giống lúa OM 4218 vụ
hè thu 2012 tại Bình Hòa, Châu Thành, An Giang 33
Bảng 3.9. Diễn biến mật ñộ rầy nâu hại lúa trên 03 giống tại Bình Hòa, Châu
Thành, An Giang vụ thu ñông 2012 35
Bảng 3.10. Diễn biến mật ñộ rầy nâu và bọ xít mù xanh trên giống lúa OM 4218
vụ thu ñông 2012 37
Bảng 3.11. Diễn biến mật ñộ rầy nâu và nhện sói vân ñinh ba trên giống lúa OM
4218 vụ thu ñông 2012 tại Bình Hòa, Châu Thành, An Giang 38
Bảng 3.12. Hiệu lực của chế phẩm nấm xanh ñối với các tuổi của rầy nâu trong
phòng thí nghiệm 42

Bảng 3.13. Hiệu lực trừ rầy trưởng thành khi phun nấm xanh ở 4 mức nồng ñộ
khác nhau 43
Bảng 3.14. Hiệu lực của nấm xanh ñối với các tuổi của rầy nâu trong nhà lưới 44
Bảng 3.15. Hiệu lực phòng trừ rầy nâu của chế phẩm nấm xanh ở các liều lượng
khác nhau 46
Bảng 3.16. So sánh hiệu lực phòng trừ rầy nâu của nấm xanh và các thuốc hóa học 48
Bảng 3.17. Năng suất lúa khi phun nấm xanh và các thuốc hóa học khác trừ rầy
nâu tại Bình Hòa, Châu Thành, An Giang 49

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Diễn biến mật ñộ rầy nâu hại lúa trên 03 giống vụ hè thu 2012 tại Bình
Hòa, Châu Thành, An Giang 30
Hình 3.2. Diễn biến mật ñộ 02 loài bọ xít mù xanh và nhện sói vân ñinh ba trên giống
lúa OM 4218 vụ hè thu 2012 tại Bình Hòa, Châu Thành, An Giang 34
Hình 3.3. Diễn biến mật ñộ rầy nâu hại lúa trên 03 giống tại Bình Hòa, Châu
Thành, An Giang vụ thu ñông 2012 35
Hình 3.4. Diễn biết mật ñộ của rầy nâu và 02 loài thiên ñịch (bọ xít mù xanh và
nhện sói vân ñinh ba) trên giống lúa OM 4218 trong 2 vụ hè thu và thu
ñông 2012 tại Bình Hòa, Châu Thành, An Giang 39
Hình 3.5. Mối tương quan giữa mật ñộ rầy nâu với mật ñộ 2 loài nhện sói vân ñinh
ba và bọ xít mù xanh vụ hè thu 2012 tại Bình Hòa, Châu Thành, An Giang40
Hình 3.6. Mối tương quan giữa mật ñộ rầy nâu với mật ñộ 2 loài nhện sói vân ñinh ba và
bọ xít mù xanh vụ thu ñông 2012 tại Bình Hòa, Châu Thành, An Giang 41
Hình 3.7. Hiệu lực của nấm xanh Metarhizium anisopliae với các tuổi rầy nâu trong
phòng thí nghiệm 42

Hình 3.8. Hiệu lực của nấm xanh ñối với các tuổi của rầy nâu trong nhà lưới 45
Hình 3.9. Hiệu lực phòng trừ rầy nâu của chế phẩm nấm xanh ở các liều lượng
khác nhau 46




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1

MỞ ðẦU
ðẶT VẤN ðỀ
Cây lúa là một trong 3 cây lương thực chủ yếu của nhân loại (lúa mỳ, lúa, ngô).
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt ñới, dễ trồng và cho năng suất cao. Hiện nay, trên thế giới
có khoảng 100 nước trồng lúa và tập trung chủ yếu ở Châu Á và 85% sản lượng lúa
của thế giới thuộc 8 nước: Trung Quốc, Ấn ðộ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam,
Thái Lan, Myanmar và Nhật Bản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005).
Ở Việt Nam, cây lúa là cây lương thực chủ yếu và có ý nghĩa lớn trong nền kinh
tế quốc dân và xã hội. Năng suất và sản lượng trong những năm qua tăng nhưng không
ổn ñinh. Hàng năm, ngoài tác hại do thiên tai, cây lúa còn bị rất nhiều ñối tượng gây
hại làm giảm năng suất và sản lượng như sâu, bệnh hại, chuột, cỏ dại ñặc biệt ngày
càng có nhiều dịch bệnh xảy ra thường xuyên hơn ñã ảnh hưởng nghiêm trọng ñến
năng suất, chất lượng lúa.
Một trong những loài dịch hại quan trọng là rầy nâu. Theo Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn vụ lúa ñông xuân 2006 - 2007 tại các tỉnh phía Nam ñã xuống
giống gần 1.600.000 ha, diện tích nhiễm rầy nâu là 282.713 ha, nhiễm nặng 37.810 ha,
nhiễm vàng lùn và lùn xoắn lá 61.692 ha, nhiễm nặng 18.076 ha. Riêng ở An Giang,
trong vụ ðông Xuân 2007 – 2008 thì tổng diện tích nhiễm bệnh vàng lùn là 3.262 ha

với nhiễm trung bình là 58 ha và nhiễm nặng là 147 ha (Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật An
Giang, 2008). Mặc dù ñã áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, nhưng
tác hại của rầy nâu trong những năm gần ñây không giảm mà có xu hướng tăng.
Nguyên nhân chủ yếu là do rầy nâu có tính kháng cao trên nhiều giống lúa phổ biến và
nhiều loại thuốc trừ rầy thông thường (Nguyễn Văn ðĩnh, 2005). Chính vì thế ñã có
nhiều nghiên cứu về việc sử dụng các loài nấm ñối kháng trong việc phòng trừ rầy
nâu, vừa có hiệu quả trừ rầy, bảo về ñược thiên ñịch. Trong ñó có chế phẩm nấm xanh.
Sự cấp thiết của yêu cầu trên chúng tôi thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu sự phát sinh gây
hại của rầy nâu Nilaparvata lugens Stål và sử dụng chế phẩm nấm xanh
Metarhizium anisopliae trong phòng chống chúng tại xã Bình Hòa, Châu Thành,
An Giang năm 2012”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2

MỤC ðÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
Mục ñích
Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của rầy nâu, ñánh giá hiệu quả của chế phẩm
nấm xanh M. anisopliae ñối với rầy nâu, pha phát dục mẫn cảm của rầy nâu ñối với
chế phẩm M. anisopliae trong phòng chống rầy nâu sẽ là cơ sở cho việc khuyến cáo sử
dụng chế phẩm nấm xanh trong phòng chống rầy nâu, nhằm ñem lại hiệu quả phòng
chống, bảo vệ môi sinh và sức khỏe con người.
Yêu cầu
- Nắm ñược tình hình sử dụng thuốc rầy tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành,
tỉnh An Giang
- Nắm ñược thành phần nhóm rầy hại lúa và thiên ñịch của chúng (nhóm bắt
mồi và nấm ký sinh) năm 2012 tại Bình Hòa, Châu Thành, An Giang
- Nắm ñược diễn biến mật ñộ của rầy nâu và thiên ñịch bắt mồi của chúng tại
Bình Hòa, Châu Thành, An Giang

- Nắm ñược tính mẫn cảm từng pha phát dục của rầy nâu ñối với chế phẩm M.
anisopliae
- So sánh hiệu quả của chế phẩm nấm xanh M. anisopliae với thuốc hóa học trừ
rầy nâu tại ñịa bàn nghiên cứu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RẦY NÂU Nilaparvata lugens Stål
* Vị trí phân loại
Rầy nâu ñược coi là một trong những ñối tượng nguy hiểm gây hại trên lúa.
Rầy nâu còn gọi là muội nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stål, họ rầy
Delphacidae, bộ phụ vòi ở ñầu Auchenorrhyncha, bộ cánh ñều Homoptera.
Nilaparvata lugens ñược Stål ñặt tên ñầu tiên vào năm 1854 là Dephax lugens
Stål. Tại Sri Lanka, N. lugens ñược biết ñầu tiên dưới tên N. greeni Distant
(Fukuda,1934), Sau ñó là N. oryzae Matsumra (Anon, 1944; Wang, 1957) và trở thành
N. lugens Stål. (Lin,1958; Tao,1966; Chiu,1970).
* Ký chủ và phạm vi phân bố
Phân bố phạm vi của rầy nâu rộng khắp phía Nam và ðông Nam Á, Australia
và một số ñảo ở Thái Bình Dương. Trên thế giới phạm vi phân bố của rầy nâu rất rộng.
Theo Mochida, (1979), rầy nâu phân bố ở hầu hết các nước trồng lúa nước vùng ðông
Nam Á như Ấn ðộ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Bangladesh, Indonexia, Srilanca,
Philippin, Malaysia, Trung Quốc, ðài Loan, Nhật Bản, Việt Nam,… Ký chủ rầy nâu
chủ yếu là cây trồng và cây dại thuộc họ hòa thảo. Lúa nước là ký chủ chính của rầy
nâu do ñó thời gian không trồng lúa và ñể ruộng nghỉ không có lúa chét có thể làm

giảm số lượng rầy. Lúa chét có thể góp phần làm tăng số lượng rầy khi lúa gần chín,
có thể là chỗ thích hợp ñể rầy nâu sinh sản. Thí nghiệm Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế
cho thấy, cỏ dại ở ruộng lúa có thể góp phần làm tăng số lượng rầy nâu khi lúa gần
chín, có thể là do ñã tạo ñược môi trường có thảm cây rậm rạp. Tuy nhiên có một số
tác giả khác cho rằng, các ký chủ không phải là lúa chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của rầy
nâu (Hinekly, 1963).
* Triệu chứng gây hại
Theo Dale (1994), rầy nâu có thể hại ở tất cả những giai ñoạn sinh trưởng của
cây lúa, ñặc biệt giai ñoạn mạ, làm ñòng, trỗ và chín. Ở giai ñoạn lúa làm ñòng, rầy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4

trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào cây lúa ñể hút dịch cây. Bị hại nhẹ các
lá phía dưới có thể bị héo, hạt lúa bị lửng lép. Bị hại nặng gây nên hiện tượng “cháy
rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Nếu gặp mưa lúa bị hại có thể
bị thối nhũn. Năng suất có thể bị giảm tới 50% hoặc mất trắng.
* Tác hại
Ở Việt Nam, rầy nâu ñã ñược ghi nhận như một loài sâu hại lúa quan trọng từ
những năm 1931-1932 (Chiu, 1979). Nhưng cũng chỉ trong khoảng 30 năm trở lại ñây
chúng mới trở thành ñối tượng dịch hại chủ yếu và thường xuyên ở nhiều vùng. Theo
tài liệu ñã ghi nhận ñược, năm 1958 rầy nâu phát sinh thành dịch phá hại lúa chiêm từ
thời kỳ trỗ - chín ở các tỉnh phía Bắc. Vụ mùa 1962 và 1971, rầy nâu ñã gây thiệt hại
lớn cho lúa ở Nghệ An.
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật từ năm 1985 – 2000, rầy nâu gây hại
mỗi năm khoảng 650.000 ha.
1971 - 1974, rầy nâu ñã gây hại cây lúa tại nhiều vùng thuộc các tỉnh duyên hải
miền Trung và ñồng bằng sông Cửu Long, diện tích lúa bị hại năm 1974 lên ñến
94.800 ha.

1977 - 1979, rầy nâu ñã gây thành dịch tại một số tỉnh ở ñồng bằng sông Cửu
Long với diện tích lúa bị hại khoảng một triệu hecta; nhiều nơi bị mất trắng, thiệt hại
ñến hàng triệu tấn lúa.
Từ vụ hè thu năm 1988 ñến ñông xuân năm 1989-1990, rầy nâu ñã phát sinh và
thành dịch gây hại nặng ở một số nơi như thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Tiền
Giang, Minh Hải.
Riêng năm 1990, ở ñồng bằng sông Cửu Long, tính cả 3 vụ sản xuất có khoảng
237.820 hecta lúa bị nhiễm rầy nâu, chiếm 8,3% diện tích lúa cả năm.
ðặc biệt trong năm 1991, rầy nâu phá hại 1.394.910 ha và gây cháy ở hầu hết
các vụ trồng lúa trong cả nước.
Ngoài ra, rầy nâu còn truyền bệnh cho cây lúa như bệnh lùn xoắn lá, bệnh lúa
cỏ. Diện tích lúa ñông xuân năm 1992-1993 bị nhiễm bệnh lùn xoắn lá ñược ghi nhận
tại các tỉnh Cửu Long, Sóc Trăng, Cần Thơ và Vĩnh Long lên ñến khoảng 40%.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5

Trong những năm gần ñây, rầy nâu là ñối tượng dịch hại nguy hiểm. Theo số
liệu tổng kết báo cáo công tác bảo vệ thực vật năm 2006 của Cục Bảo vệ thực vật cho
thấy rầy nâu có xu hướng phát triển tăng lên về mật ñộ và diện tích phân bố, riêng năm
2006 cả nước có diện tích rầy nâu 605.593 ha (gấp 3,2 lần so với năm 2005), trong ñó
diện tích bị nhiễm nặng là 48.876 ha (tăng 4,6 lần so với năm 2005), có 51.8 ha bị
“cháy rầy” phân bố chư yếu ở các tỉnh vùng ðồng bằng Bắc bộ.
Ở các tỉnh miền Bắc có 141.190 ha bị nhiễm rầy nâu tăng 28.6% so với năm
2005, trong ñó diện tích nhiễm nặng khoảng 20.000 ha, tăng 1,8 lần so với năm 2005.
Từ năm 2006 ñến nay (2010) rầy nâu ñã trở thành dịch hại quan trọng nhất ở
các vùng trồng lúa trong cả nước, nhất là các tỉnh ñồng bằng Sông Hồng và ñồng bằng
sông Cửu Long, bởi chúng xuất hiện ở mật ñộ cao có mức gây hại lớn và là véc tơ của
2 loại bệnh vi rút hại lúa nguy hiểm và bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Vụ mùa năm

2009, rầy và bệnh “lùn lụi lúa” ñã gây hại trên 42.000 ha lúa của 18 tỉnh ở phía Bắc
Việt Nam (Ngô Vĩnh Viễn, 2007), rầy ñã làm cho nhiều hộ gia ñình thiếu ñói, Nhà
nước ñã phải hỗ trợ ñói cho dân chỉ vì rầy và các bệnh do rầy là véc tơ truyền bệnh.
*Một số biện pháp phòng trừ rầy nâu hiện hành trên tỉnh An Giang
Dự tính dự báo: Thực hiện dự tính dự báo là cơ sở quan trọng trong công tác
phòng chống sâu bệnh hại cây trồng. Dự tính dự báo bằng bẫy ñèn, ñiều tra trực tiếp
ngoài ñồng ruộng, dự báo sớm sự phát sinh và tỷ lệ rầy nhiễm bệnh là những nội dung
quan trọng của qui trình phòng trừ tổng hợp rầy nâu và bệnh virus hại lúa (Viện
BVTV, 2006).
Phòng chống rầy nâu bằng biện pháp sử dụng giống chống chịu: ñây là một nội
dung cơ bản trong phòng trừ tổng hợp. Sử dụng giống lúa kháng rầy là biện pháp rẻ
tiền, hiệu quả dễ thực hiện trên diện rộng ñể hạn chế tác hại của rầy nâu. Các giống lúa
kháng rầy nâu như Mudgo (gen Bph1), ADS7,IR36 (gen bph2), CR203, C70, C180…
làm cho rầy sinh trưởng kém, thời gian phát dục kéo dài, tỷ lệ tử vong cao. Từ ñó dẫn
ñến sự phát triển quần thể của rầy nâu kém hơn rất nhiều lần so với khi chúng phát
triển trên các giống nhiễm như giống lúa TN1, IR8, IR22. (Viện BVTV, 2006)
Phòng chống rầy nâu bằng biện pháp sinh học: Có thể nói cho ñến nay biện
pháp sinh học ñược nhắc ñến như một biện pháp không thể thiếu trong biện pháp bảo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6

vệ cây trồng, tuy nhiên trên cây lúa, biện pháp này vẫn chủ yếu là bảo vệ các thiên
ñịch trong tự nhiên thông qua việc thực hiện các biện pháp phòng trừ và canh tác làm
giảm việc ảnh hưởng ñến suy giảm quần thể của KSTð tự nhiên (Viện BVTV, 2006).
Phòng chống rầy nâu bằng biện pháp hóa học: Biện pháp hóa học vẫn cần thiết
trong một tương lai dài. PTTH, theo quan niệm của một số nhà khoa học, không nhằm
mục tiêu loại bỏ mà là sử dụng hợp lý và có chọn lọc hóa chất bảo vệ thực vật. Tại
Việt Nam hầu hết các công trình nghiên cứu về phòng trừ sâu hại lúa ñều quan tâm

ñến biện pháp sử dụng thuốc hóa học hợp lý, cụ thể rầy nâu thuốc Basa 50EC, Trebon
10 EC, Applaud 15WP, Regent 800 WG, Admire 50EC phun khi rầy tuổi 1- 2 rộ.
Xử lý hạt giống : Cruiser Plus 312.5FS (50ml/100 kg hạt giống) và Gaucho
600FS (40ml/100 kg hạt giống) không ảnh hưởng ñến tỷ lệ nảy mầm và tốc ñộ nảy
mầm của hạt, không ảnh hưởng xấu ñến sinh trưởng và phát triển của cây lúa sau khi
gieo cấy. Thuốc Cruiser có hiệu quả trừ rầy trưởng thành xâm nhập vào ruộng từ 72 –
82% sau mọc 3 – 5 ngày, từ 40 – 60% cây lúa 7- 10 ngày tuổi (Ngô Vĩnh Viễn 2007).
Cũng theo tác giả Ngô Vĩnh Viễn (2007) thì thuốc nhóm Neonicotinoid có hoạt chất
Dinotefuran (trong ñó có Oshin 20WP), Clothianidin (trong ñó có Dantosu 16WSG),
Thiamethoxan (trong ñó có Actara 25WG) có hiệu quả trừ rầy non và rầy trưởng thành
và có thể bảo vệ lúa non trong 5 ngày sau phun. Những loại thuốc này có thể khuyến
cáo sử dụng trừ rầy nâu véc tơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho lúa từ khi mọc
cho ñến 30 ngày tuổi.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NẤM XANH Metarhizium anisopliae
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Những nghiên cứu chung về bệnh nấm côn trùng
Theo Phạm Thị Thùy, năm 1709 Balisneri là người ñầu tiên phát hiện ra nấm ký
sinh côn trùng, từ ñó ngành khoa học nghiên cứu về bệnh lý côn trùng ñã ra ñời, ông
khẳng ñịnh nấm côn trùng là vi sinh vật gây bệnh lên côn trùng và chúng có khả năng
lây nhiễm từ ký chủ này sang ký chủ khác.
Năm 1815, Agostino Bassi ñã mô tả khá tỉ mỉ về nấm trắng Muscardin gây
bệnh trên tằm và từ ñó ñưa ra biện pháp ngăn ngừa bệnh Bassi ñã phân biệt ñược mô
ký chủ và nấm ký sinh bằng cách ñưa ra phương pháp lan truyền. Ông ñã nêu ra ñiều
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


7

kiện lây bệnh và phương pháp phòng trừ. Với thành công ñó Agostino Bassi ñược coi
là nhà bệnh lý học côn trùng ñầu tiên.

Sau Agostino Bassi, ngày càng xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu nấm
ñể phòng trừ sâu hại. Năm 1837, Oduen ñã tìm ra nấm Muscardin không những có ở
trên tằm mà còn xuất hiện nhiều ở nhiều loại côn trùng khác.
Phạm Thị Thùy cho biết mùa thu năm 1878, Metschnikov sau một thời gian
nghiên cứu bệnh của bọ hung hại lúa mì(Anisopliae austriaca) ñã tìm ñược biện pháp
phòng trừ bằng cách lây lan bọ hung mắc bệnh nấm xanh (Entomopthora anisopliae
nay ñổi là (Metarhizium anisopliae). Sau ñó, ông ñã tiến hành phân lập và sản xuất
bào tử nấm M. anisopliae thuần khiết ñể thử nghiệm ngoài ñồng ruộng diệt sâu non và
bọ voi trưởng thành hại củ cải ñường. Kết quả cho thấy nấm ñó ñạt ñược hiệu quả gây
chết 55 – 80% sau 10 – 14 ngày phun.
ðến nay, nấm ký sinh côn trùng ñã ñược nhiều nước trên thế giới ñi sâu nghiên
cứu và ứng dụng. Nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm về khả năng lây nhiễm
bệnh, khả năng ứng dung vi nấm M. anisopliae nói riêng và các vi sinh vật nói chung
ñều ñược phân lập từ côn trùng bị bệnh ñể phòng trừ sâu hại có hiệu quả. Khi phân lập
phát hiện ñược nấm gây bệnh lên côn trùng chỉ có thể chắc chắn nhất là sau khi ñã gây
bệnh nhân tạo lại thành công trên những loại côn trùng hại bằng chính loài vi nấm ñó.
1.2.1.2. Những nghiên cứu về nấm xanh Metarhizium anisopliae
Quá trình nghiên cứu nấm mốc ký sinh trên côn trùng của nhiều nhà khoa học
trên thế giới ñã cho thấy vai trò trấn át những dịch sinh sản lớn do côn trùng gây hại ở
các nấm diệt côn trùng. Theo Paspelov (1932-1940), Dusky (1959), Hall (1964),
Tanda (1959-1964), Steinhaus (1949) các nấm diệt sâu ở trong thiên nhiên khi chưa
cần ñến những tác ñộng của con người thì nó ñã làm ñược nhiệm vụ ñiều hòa và tiêu
diệt một lượng lớn côn trùng gây hại. Chúng không những có tác dụng hiệu quả ñối
với việc diệt sâu hại mà còn thực sự là nhân tố kiểm soát ñiều hòa tự nhiên rất ñộc ñáo.
Theo thông báo của Riekfora và Reigrt (1964), vào năm 1963, bệnh dịch nấm tự nhiên
do E. glylli ñã làm giảm tới 99% số lượng quần thể châu chấu ở phía Tây Canada.
Smirnoff (1956) cũng ñã thông báo một tin lý thú về sự nhiễm nấm Fusarium sp với
côn trùng thuộc họ Diaspididea ở Maroc làm chết 90-95% cá thể trong quần thể.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



8

* Vị trí phân loại
Nấm xanh Metarhizium anisopliae thuộc ngành Ascomycota, lớp Sordariomycetes,
Bộ Hypocreales, Họ Clavicipitaceae, Chi Metarhizium, Loài M. anisopliae, kí sinh
trên mối, châu chấu, cào cào, bọ hại dừa, bọ xít, rầy nâu và nhiều sâu non thuộc họ
ngài ñêm, bộ cánh vẩy. Nấm M. anisopliae (Ma) có màu xanh lục nên ở nước ta còn
gọi là nấm lục cương.
* Khả năng ký sinh côn trùng của nấm xanh
Chế phẩm trừ sâu sinh học M. anisopliae của Viện Lúa ðồng bằng sông Cửu
Long ñược sản xuất từ nấm xanh, M. anisopliae (Metsch.) Sorok.
Nấm xanh, M. anisopliae (còn gọi là nấm lục cương) ñược tìm thấy trên hơn 200
loài côn trùng khác nhau (Ferron, 1978).
Nấm xanh thường xâm nhiễm trên rầy lá, rầy thân, bọ xít ñen và nhiều loài sâu
hại khác. Nấm hình thành trên bề mặt côn trùng một lớp phấn màu xanh vàng ñến
xanh ñậm trên mạng sợi nấm chằng chịt màu trắng. Cuống sinh bào tử có hình trụ 6-
13×2-4µm mọc trên các cành bào tử. Bào tử trần hình trụ hoặc hình elip có kích thước
4,5-8,5×2,5-4µm và xếp thành chuỗi dài (Rombach et al., 1994).
Nhà khoa học Nga Ilia Mesnhicov là người ñầu tiên phát hiện ra bệnh nấm xanh
(gọi là Entomopthora anisopliae), nay ñổi là M. anisopliae. ðến năm 1908, Mesnhicov
và học trò của ông là Crasintxik ñã sử dụng nấm này ñể chống bọ ñầu dài hại củ cải
ñường. ðến những năm 80, 90 của thế kỷ này nấm Metarhizium và những chế phẩm
sản xuất từ loài nấm này lại ñược nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới ñể
phòng trừ sâu ñục thân ở Tasmania, chống loài mối, Nasutitermes exitiousus (Hill) ở
ðức, các loài mối thuộc Coptotermes ở Úc (Tạ Kim Chỉnh et al., 1995). Từ những
năm 80 của thế kỷ 20, trên thế giới, nhiều nhà khoa học ñã nghiên cứu và ứng dụng
các chế phẩm sinh học từ vi nấm M. anisopliae mang tên thương mại Metaquino ñể
phòng trừ muỗi sốt rét Lubilosa, phòng trừ châu chấu, Schistocerra gregaria.
Ấu trùng bọ cánh cứng hại dừa, Oryctes rhinoceros bị nhiễm tự nhiên bởi nấm

xanh và nấm này ñược xem là một nhân tố gây chết tự nhiên quan trọng của bọ dừa
(Carruthers and Soper, 1987). Nhiều nghiên cứu ñã áp dụng bào tử nấm xanh phòng
trừ bọ cánh cứng và sử dụng nấm này trong chương trình IPM cùng với baculovirus
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9

(Young, 1986). Nấm xanh có tên thương mại là Bio – Path ñược sử dụng ñể phòng
trừ mối tại Mỹ (Kaakeh et al., 1996). Ở Brazil, tỉ lệ mối chết cao (gần 100%) khi quan
sát 19 của 20 tổ mối ñược xử lý với nấm xanh và tổ còn lại có tỉ lệ chết là 70% (Alves
et al., 1995). Ở Úc, bào tử nấm xanh ñược phun trên các gò và tổ mối ñã cho tỉ lệ chết
ñáng kể nhưng khi xử lý gián tiếp bằng cách ñặt bã mồi thì không thành công (Milner
and Staples, 1996; Milner et al., 1998). Sản phẩm thương mại của nấm xanh là
BioGreen gần ñây ñược khuyến cáo sử dụng trừ bọ hung ñầu ñỏ, Adoryphorus
couloni ở Úc (Shah and Goettel, 1999).
Nấm là một trong những tác nhân gây bệnh côn trùng bằng cách nhiễm vào ký chủ
chủ yếu xuyên qua biểu bì bên ngoài. Bào tử của nấm dính chặt vào da côn trùng và
tấn công vào da theo cơ chế bám dính không chuyên biệt thông qua tính kỵ nước của
vách tế bào của bào tử (Boucias et al., 1988; 1991). Khi tiếp xúc với da côn trùng và
với ñiều kiện thích hợp bào tử sẽ mọc mầm có thể tạo ra các cấu trúc xâm nhiễm (như
tạo ra ống mầm, túi ngoại bào hoặc túi áp suất) từ ñó xâm nhiễm vào bên trong cơ thể
côn trùng qua lớp chitin.
Sự xâm nhập của nấm vào trong biểu bì thường là do sự phối hợp của enzyme và
cơ chế cơ học. Nấm xanh và nấm trắng tiết ra các loại men làm mềm lớp vỏ chitin và
tạo thành một lỗ thủng tại nơi bào tử mọc mầm, qua lỗ thủng ñó mầm của bào tử nấm
xâm nhập vào bên trong cơ thể côn trùng. Các enzyme ñó là exoproteases,
endoproteases, esterases, lipases, chitinases và chitobiases (St Leger, 1993; Boucias
and Pendland, 1998; Butt et al., 1998).
Giai ñoạn phát triển của nấm từ khi xâm nhiễm vào trong cơ thể côn trùng cho

ñến khi côn trùng chết là giai ñoạn sống ký sinh của nấm. Trong giai ñoạn này nấm
thường tạo ra rất nhiều sợi nấm ngắn, chúng ñược phân tán khắp cơ thể theo dịch máu.
Trước khi nấm có thể sinh sôi nảy nở trong máu nó thường phải vượt qua phản ứng
phòng vệ của côn trùng, và sự tạo ñộc tố của nấm có thể làm suy yếu phản ứng tự vệ
của côn trùng. Côn trùng có thể phản ứng với sự xâm nhiễm của nấm bằng cách sử
dụng thể dịch (như phenoloxidase, lectins, peptid và protein hoặc sử dụng cơ chế của
vách tế bào như sự thực bào hoặc kết nang (Bidochka et al., 1997; Boucias and
Pendland, 1998). Côn trùng chết có thể là kết quả của sự phối hợp các hoạt ñộng như
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


10

sự làm giảm dinh dưỡng, làm tắt nghẽn cơ thể hoặc sự xâm lấn của các cơ quan và tác
ñộng của ñộc tố ñối với côn trùng. Ví dụ nấm trắng tạo ra phức hợp các ñộc tố bao
gồm beauvericin, bassianolide và oosporein, nấm xanh tạo ra ñộc tố Destruxin làm tê
liệt côn trùng (Dumas et al., 1996), hoặc gây ức chế miễn dịch (Cerenius et al., 1990).
Sau khi con côn trùng chết, nấm thường phát triển hoại sinh trong ký chủ. Dưới
ñiều kiện thích hợp nấm tạo ra các bào tử hoặc nấm mọc thành sợi ra bên ngoài bề mặt
cơ thể vật chủ. Sau ñó các bào tử ñược tạo thành trên lớp sợi nấm ở bề mặt cơ thể vật
chủ và bị phóng thích ñi. Bào tử phát tán thụ ñộng nhờ gió và những yếu tố khác như
mưa ñóng vai trò quan trọng trong phát tán bào tử.
Ánh sáng là nhân tố quan trọng trong sinh vật học của hầu hết các nấm ký sinh,
ñặc biệt có liên quan ñến sợi nấm, sự phóng thích và sự sống sót của bào tử
(Callaghan, 1969; Sakamoto et al., 1988). Ánh sáng tự nhiên có phổ 290-400 nm sẽ
ảnh hưởng lên sự bền của nấm trên tán cây và ít ảnh hưởng hơn trên những cơ chất
khác (Fuxa, 1987). Fargues et al. (1996) thấy rằng nấm trắng và nấm xanh bị mẫn cảm
cao ñối với ánh sáng ñặc biệt là thành phần tia cực tím của quang phổ (285-315nm).
Walstad et al. (1970) ñã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của ñiều kiện môi
trường lên hai loài nấm trắng, Beauveria bassiana và nấm xanh, Metarhizium

anisopliae. Các loài nấm này ñòi hỏi 92,5% ẩm ñộ tương ñối và 15-35
o
C nhiệt ñộ cho
sự nảy mầm của bào tử, sự phát triển của sợi nấm và sự hình thành bào tử. ðiều kiện
tối hảo cho sự nảy mầm của bào tử, sự phát triển sợi nấm và hình thành bào tử ở 100%
ẩm ñộ và 25-30
o
C. Theo Vestergaard et al. (1995), nhiệt ñộ tối hảo cho nấm bất toàn là
20-25
o
C, nhưng sự xâm nhiễm và gây bệnh từ 15-30
o
C, lớn hơn 30
0
C sự phát triển của
nấm bị giới hạn và ngừng phát triển ở 37
o
C. Sợi nấm trắng và nấm xanh có thời gian
chết ít hơn 15 phút ở 40
o
C, bào tử nghỉ của nấm có thể chịu ñược 80
o
C trong một giờ
hoặc lâu hơn, dưới 4
o
C ña số các tế bào nấm còn sống nhưng không phát triển.
Bào tử nấm xanh phát triển tốt ở nhiệt ñộ ôn hòa và ẩm ñộ cao. Bào tử nấm xanh
và nấm trắng nảy mầm ở 94% ẩm ñộ, tỉ lệ nảy mầm và phát triển sợi nấm tối ña ở ẩm
ñộ 97% - 99% và bị giảm ở 94 – 96%. Nấm xanh phát triển hình thái không bình
thường ở 96% ẩm ñộ. Nước không chỉ cần thiết cho sự nảy mầm mà còn ñiều chỉnh sự

hình thành bào tử trên xác côn trùng (Gillespie and Crawsford, 1986).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11

Ảnh hưởng của loại ñất, nhiệt ñộ và ẩm ñộ: nhiệt ñộ ñất tối hảo cho sự lưu tồn
của nấm phụ thuộc vào dòng nấm, loại ñất, ẩm ñộ ñất và sự ñối kháng tự nhiên. Bào tử
nấm trắng có tỉ lệ chết 50% là 276 ngày ở 10
o
C (Lingg and Doualdson, 1981).
Studdert and Kaya (1990) cho thấy sự tồn tại của sợi nấm trắng khi giảm nhiệt ñộ và
giảm ẩm ñộ trong ñất gần ñến bão hòa. Bào tử nấm xanh có thể tồn tại ít nhất 21 tháng
ở 19
o
C. Cammon and Rath (1994) cho thấy dòng nấm xanh, Metarhizium anisopliae
ñược lây nhiễm ở 5
o
C và tồn tại hai năm. Sự lưu tồn của nấm trong ñất bị suy thoái
nhanh chóng khi nhiệt ñộ trên 30
o
C và chết ở 50
o
C.
Ảnh hưởng của sinh vật ñối kháng trong ñất lên sự lưu tồn của nấm trắng: ước
tính có khoảng 464 loài nấm và sợi men ñược tìm thấy trong ñất (Kendrick and
Parkinson, 1990). Shields et al. (1981) ñã xác ñịnh dung dịch có chứa Penicillium
uriticae ức chế sự nảy mầm của bào tử và sự phát triển của sợi nấm trắng.
Aguda et al (1984) ñã dùng nấm B .bassiana ñể phòng trừ rầy lưng trắng và rầy xanh.
Nấm xanh, M. anisopliae và nấm trắng, B. bassiana ñã ñược sử dụng ñể phòng trừ rầy

nâu, bọ xít ñen hại lúa ở Triều Tiên và Phi Luật Tân (Rombach et al, 1986; Aguda et
al, 1987, 1988). Trong những năm qua M. anisopliae và B. bassiana ñã ñược chú trọng
nghiên cứu và sử dụng trong việc phòng trừ nhiều loại sâu hại, bao gồm các loại sâu
hại bông, khoai tây, lúa mì, ñậu và ngô ở Mỹ (Campell et al, 1985; Hajek et al, 1987;
Anderson et al, 1988; Quintela et al, 1990; Bing và Lewis, 1991). Ở châu Á, các công
trình nghiên cứu và sử dụng nấm diệt côn trùng nhiều ở Nhật Bản, Triều Tiên, Phi
Luật Tân, Ấn ðộ, ðài Loan (Kawahami, 1987; Rombach et al, 1986; Aguda et al
1987, 1988; Ali et al 1992; Tsai et al, 1993). Khai thác tiềm năng phòng trừ sinh học
từ nấm trắng, B. bassiana ñối với các loại rầy hại lúa ñã ñược nghiên cứu tại Ấn ðộ
(Nguyễn Thị Lộc, 1995). Trong những năm gần ñây, nhiều nước thế giới như Úc,
Brazil, Mỹ, Pháp, Colombia, Venezuela ñã sản xuất thành công các sản phẩm sinh
học từ nấm xanh, M. anisopliae như Biogreen, Metaquino, Bio-Path, Bio-Blast,
Cobican và nấm cứng trắng, B. bassiana như Conidia, Ostrinil, CornGuard, Mycotrol
GH, Mycotrol WP, BotaniGard, Naturalis-L, Proecol, Boverin, Boverol, Boverosil ñể
trừ dịch hại cây trồng (Burges, 1998; Butt và Copping 2000).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12

* Một số chế phẩm sinh học sản xuất từ nấm xanh M. anisopliae
Nấm côn trùng ñược sử dụng như là thuốc trừ sâu sinh học ñể kiểm soát hơn 200
loài côn trùng gây hại như mối, bọ trĩ, sâu bọ và còn ñược sử dụng ñể diệt muỗi
gây bệnh sốt rét (Cloyd, Raymond ,1999, McNeil, Donald, 2005). Nó ñược xem là
thuốc diệt côn trùng an toàn vì không lây nhiễm sang người và ñộng vật. Bào tử của nó
thường ñược phun vào các khu vực bị ảnh hưởng như màn hoặc áo quần và các bức
tường ñể diệt muỗi. Các bệnh do nấm gây ra trên côn trùng ñược gọi là bệnh
muscardine, có nghĩa là màu xanh lục (màu xanh của bào tử). Nó là một loại nấm sinh
sản vô tính bằng bào tử, bào tử của nấm tiếp xúc với cơ thể côn trùng, nảy mầm và sợi
nấm xuất hiện, thâm nhập vào lớp biểu bì. Sau ñó nấm sẽ phát triển bên trong cơ thể,

cuối cùng giết chết côn trùng sau một vài ngày nhờ khả năng sản xuất ra ñộc tố là một
peptide có cấu trúc vòng (peptide vòng) - destruxins - (H.3). Các ñộc tố này khác nhau
bởi nhóm R. ðây là các ngoại ñộc tố, trong ñó destruxin A, B, C, D là tác nhân gây
bệnh chính.
Một số chế phẩm sinh học của nấm Metarhizium ñang ñược sử dụng rộng rãi như:
M.a (OM2–B) ñã ñược ñưa vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật với tên thương mại là
Ometar, ñược phép sử dụng ở Việt Nam theo Quyết ñịnh số 63/2003/Qð-BNN ngày
27/05/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chế phẩm M.a (OM2-B) có
hiệu lực rất cao ñối với các loài bọ cánh cứng, rầy, bọ xít hại cây trồng và có hiệu lực
tương ñối khá ñối với cào cào, mối và một số sâu ăn lá khác. Sau khi phun 7 ngày, hiệu
lực diệt trừ bọ cánh cứng hại dừa của M.a (OM2-B) ñạt 68-89%, hiệu lực diệt trừ các
loài rầy ñạt 73,5-91,5% và hiệu lực trừ bọ xít hại cây trồng là 73-88% (tùy theo ñiều
kiện nhiệt ñộ, ẩm ñộ của từng vụ, từng vùng và trên từng cây trồng). Chế phẩm nấm
xanh có hiệu lực bền lâu và kéo dài tới hàng tháng sau khi phun. Chế phẩm M.a (OM2-
B) còn có hiệu lực ổn ñịnh ñối với sâu hại sau 8 tháng bảo quản ở nhiệt ñộ, ẩm ñộ bình
thường.
Chế phẩm nấm xanh M.a (OM2-B) không gây ảnh hưởng xấu tới thiên ñịch của sâu
hại, con người, gia súc và môi trường, ñã ñược ứng dụng trên 650ha cây trồng (lúa,
ngô, lạc, cây ăn trái, nho, trà) và 7.000 cây dừa. ðặc biệt, chế phẩm nấm xanh còn có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13

hiệu quả cao khi ứng dụng ñể trừ sâu khoang, bọ cánh cứng, cào cào, châu chấu,
những loài côn trùng nguy hại nhất ñối với cây lạc hiện nay.
1.2.2. Ở Việt Nam
Hướng nghiên cứu ñể sử dụng nấm ký sinh côn trùng trong việc phòng trừ sâu hại
tại Việt Nam ñược ñề cập tới từ những năm 70 của thế kỷ trước, nhưng trong vòng hơn
10 năm trở lại ñây mới có nhiều công trình ñược công bố về lĩnh vực này. Bào tử nấm

xanh có LT50 và LD50 ñối với một số loài sâu bộ cánh vảy như ấu trùng tằm, sâu
xanh da láng, Spodoptera exigua, sâu xanh, Heliothis armigera là 48 giờ và 105 bào
tử/ ml (Tạ Kim Chỉnh và Lý Kim Bảng, 1995). Viện Bảo Vệ Thực vật ñã nghiên cứu
và sử dụng nấm M. anisopliae ñể phòng trừ một số loài sâu hại nông nghiệp (Phạm Thị
Thùy, 1992; 1996, 2001). Nấm xanh, M. anisopliae ñã ñược nghiên cứu và ứng dụng
ñể phòng trừ các loài mối hại cây công nghiệp, cây ăn trái và cây cảnh (Tạ Kim Chỉnh
và ctv., 1996). Nấm xanh, M. anisopliae ñược ứng dụng trong việc quản lý các loài
sâu, rầy hại lúa (Nguyễn Thị Lộc, 1997, 1999, 2001). Việt Nam cũng ñã có các sản
phẩm như Boverit của Viện Bảo Vệ Thực Vật (Hà nội), Boverit chế từ nấm trắng,
Beauveria bassiana trừ rầy nâu hại lúa, sâu ño xanh hại ñay, sâu róm hại thông (Phạm
Thị Thùy và ctv, 1999, 2000), Mat chế từ nấm xanh, Metarhizium anisopliae trừ bọ
cánh cứng hại dừa (Phạm Thị Thùy và ctv., 2001).
Trước năm 1995, các nghiên cứu về nấm ký sinh côn trùng còn rất hạn chế và
chưa ñược ñưa ra ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, ñặc biệt ở các tỉnh
phía Nam. Từ 1995 tới nay, ñã có khá nhiều nghiên cứu ñi sâu về vấn ñề này:
Bộ môn Phòng trừ sinh học, Viện Lúa ðBSCL ñã thu thập, phân lập, tạo thuần và
nghiên cứu ñặc tính sinh học của các loài, chủng nấm ký sinh côn trùng thu thập ñược
từ các tỉnh ở ðBSCL nhằm tuyển chọn những chủng nấm có tiềm năng trừ sâu hại cây
trồng, ñồng thời nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm vi nấm nhằm
giảm thiểu lượng hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Thị Lộc, 2006).
Tiểu khí hậu trong hệ sinh thái ruộng lúa tại ðBSCL rất thuận lợi cho bệnh nấm
phát triển, cho nên tiềm năng phòng trừ sinh học của các loài nấm ký sinh côn trùng
trong việc quản lý sâu hại lúa cần ñược quan tâm. Từ năm 1995 tới 2002, chúng tôi ñã
thu thập, phân lập và tuyển chọn ñược nhiều chủng nấm khác nhau của 2 loài nấm ký
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


14

sinh M. anisopliae và B. bassiana trên côn trùng hại lúa. Qua gần 7 năm nghiên cứu và

chọn lọc, chúng tôi ñã chọn ra 5 chủng nấm xanh và 6 chủng nấm trắng có hiệu lực rất
cao ñối với rầy nâu và bọ xít hại lúa. Trong số này thì chủng nấm xanh M.a (OM2 –
B)và chủng nấm trắng B.b (OM1 – R) là 2 chủng có hoạt lực cao ñối với sâu hại lúa,
ñã ñược tuyển chọn ñể sản xuất ra chế phẩm nấm xanh chế phẩm nấm trắng (Nguyễn
Thị Lộc, 2006). Các kết quả thí nghiệm trong nhiều vụ ở nhà lưới, ngoài ñồng và thực
nghiệm trên diện rộng cho thấy rằng chủng nấm xanh, M.a (OM2 – B) có hiệu lực rất
cao ñối với các loài rầy, bọ xít hại lúa và có hiệu lực tương ñối khá cao ñối với sâu
cuốn lá nhỏ hại lúa. Sau khi phun bảy ngày, hiệu lực diệt trừ các loài rầy hại lúa ñạt từ
73,5 tới 91,5% và hiệu lực trừ bọ xít hại lúa là 73-88% (tùy theo ñiều kiện nhiệt, ẩm ñộ
của từng vụ, từng vùng và trên từng cây trồng khác nhau). Kết quả thí nghiệm trong
nhiều vụ cũng cho thấy rằng chủng nấm trắng, B.b (OM1 – R) có hiệu lực rất cao ñối
với các loài rầy, bọ xít hại lúa và có hiệu lực tương ñối khá ñối với sâu cuốn lá lúa.
Sau khi phun từ 5 tới 7 ngày, hiệu lực diệt trừ các loài rầy của Biovip ñạt từ 65 tới
87% và hiệu lực trừ bọ xít hại lúa ñạt từ 69 tới 85% (tùy theo ñiều kiện nhiệt, ẩm ñộ
của từng vụ, từng vùng và trên từng cây trồng khác nhau). Nấm xanh, M.a (OM2 – B)
và nấm trắng, B.b (OM1 – R) có hiệu lực bền lâu và kéo dài hàng tháng sau khi phun,
nên trong một vụ lúa, nếu bị rầy nâu, bọ xít phá hại thì chỉ cần phun một trong hai chế
phẩm này 1-2 lần là ñủ. Cả hai loài nấm này không gây ảnh hưởng xấu tới thiên ñịch
của sâu hại, con người, gia súc và môi trường (Nguyễn Thị Lộc, 2002).
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi ñã lựa chọn ñược hai công thức môi trường
lý tưởng nhất ñể nhân nhanh nấm xanh và nấm trắng.
Viện Lúa ðồng Bằng Sông Cửu Long ñã báo cáo ñề tài “Nghiên cứu, sản xuất và
ứng dụng hai chế phẩm sinh học ñể quản lý các loài sâu hại lúa” tại hội nghị của Ban
Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật, Bộ Nông Nghiệp & PTNT tổ chức tại TP Hồ Chí
Minh vào ngày 20-21/08/2002, ñã ñược ñánh giá là xuất sắc về mặt khoa học và ñược
Bộ Nông Nghiệp & PTNT công nhận “Quy trình sản xuất hai chế phẩm sinh học M.a
và B.b ñể quản lý các loài sâu hại lúa của Viện Luá ðồng Bằng Sông Cửu Long” là
tiến bộ kỹ thuật và cho phép ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp (theo quyết
ñịnh số 5310 Qð/BNN-KHCN ngày 29 tháng 11 năm 2002 của Bộ NN & PTNT).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



15

Sau gần 8 năm nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, hai chế
phẩm sinh học nấm xanh và nấm trắng ñã ñược ñưa vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật,
với tên thương mại là M. anisopliae (sản xuất từ chủng nấm xanh M.a (OM2 -B)) và
Biovip (sản xuất từ chủng nấm trắng B.b (OM1 -R)), ñược phép sử dụng ở Việt Nam ñể
phòng trừ bọ xít, rầy hại lúa và bọ cánh cứng hại dừa theo quyết ñịnh số 63/2003/Qð-
BNN ngày 27 tháng 05 năm 2003 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Hai chế phẩm sinh học M. anisopliae và Biovip ñã ñược ứng dụng rộng rãi ñể trừ
sâu, rầy hại lúa tại các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh và Tiền Giang.
Kết quả của các mô hình thực hiện tại Sóc Trăng, Trà Vinh cho thấy: nếu sử dụng
cùng một giống lúa thì ruộng mô hình (ứng dụng chế phẩm sinh học cùng với các tiến
bộ kỹ thuật khác) có hiệu quả kinh tế cao hơn ruộng ñối chứng (áp dụng thuốc trừ sâu
theo tập quán của bà con nông dân) từ 1.350.000ñ tới 2.963.000ñ/ha. Bởi vì M.a & B.b
có hiệu lực bền lâu, nên phun một lần/vụ có thể duy trì hiệu quả trừ rầy cho suốt vụ.
Phun M. anisopliae trừ bọ xít nếu lúa bị bọ xít tấn công. Như vậy nếu sử dụng chế
phẩm vi nấm thì cả vụ lúa cao sản tối ña cần phun hai lần. Nhưng ở những ruộng sử
dụng thuốc hóa học, bà con nông dân ñã phun ít nhất 4-5 lần ñể trừ rầy nâu và bọ xít.
Cá biệt có những hộ ñã phun tới 7-8 lần (Nguyễn Thị Lộc 2005).
Sau khi phun thuốc sinh học xong người ñi phun thuốc vẫn khỏe mạnh bình
thuờng. Trong khi những nông dân phun thuốc trừ sâu thì cảm thấy rất mệt mỏi sau
mỗi lần ñi phun thuốc về.
Có thể nói hai chế phẩm vi nấm M. anisopliae và Biovip có hiệu quả cao ñối với
rầy nâu, bọ xít hại lúa. ðặc biệt, hai chế phẩm sinh học này không gây ảnh hưởng tới
thiên ñịch của sâu hại, hệ sinh thái, con người và môi trường. Vì vậy, hai chế phẩm vi
nấm này rất phù hợp với các mô hình lúa hữu cơ, mô hình lúa cá và mô hình lúa tôm.
Bà con nông dân ở những ñịa phương ñã ñược tập huấn và thực hiện mô hình về ứng
dụng chế phẩm sinh học Ometar/Biovip trừ sâu rầy hại lúa, bọ cánh cứng hại dừa ñã

và ñang hưởng ứng rất tích cực trong việc ứng dụng hai chế phẩm sinh học này vào
việc quản lý sâu hại lúa và bọ cánh cứng hại dừa (Nguyễn Thị Lộc, 2006).
Cũng theo Trần Văn Hai và ctv., (2006), Ở Hưng Yên, năm 1993 ñã sử dụng nấm
xanh ñể phòng trừ sâu ño chỉ sau 7 – 10 ngày hiệu quả khoảng 70 – 89%, phòng trừ rầy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


16

nâu, bọ xít, sâu cắn gié bọ cánh cứng hại dừa ñạt hiệu quả cao (tại Tiền Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu). Tại Cần Thơ, từ năm 2005-2007 ñã sử dụng nấm M. anisopliae ñể phòng trị
sâu ăn tạp, rầy mềm ñạt hiệu quả khá cao trên 70% sau 7-12 ngày.
Ở ðồng bằng sông Cửu Long (ðBSCL), gần 100.000 ha lúa ðông Xuân 2006-
2007 ñã bị nhiễm rầy nâu và hàng ngàn hecta lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, Bộ
môn Phòng trừ sinh học - Viện lúa ðBSCL phối hợp thực hiện với Chi cục Bảo vệ
Thực vật tỉnh Sóc Trăng thực hiện ñề tài "Xây dựng mô hình phòng trừ sâu hại lúa
bằng chế phẩm sinh học từ nấm M. anisopliae và B. bassian trong thâm canh lúa chất
lượng cao" (2003-2005) và trong hai năm 2006 - 2007 tỉnh ñã tổ chức phòng trừ rầy
nâu bằng thuốc trừ sâu sinh học Ometar và Bemetent trên diện rộng với hàng nghìn
hecta kết hợp với thuốc hóa học rất hạn chế trong diện hẹp khi có mật số rầy nâu cao
cho hiệu quả.
Theo kết quả của Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng báo cáo năm 2007 thì
khi ứng dụng thuốc vi nấm M. anisopliae ñể quản lý rầy nâu trong giai ñoạn mạ của
lúa mùa thì giai ñoạn sau của lúa mùa nấm ký sinh xuất hiện nhiều trên ñồng ruộng và
ñã khống chế ñược mật số rầy nâu và không phải phun thuốc hóa học trong suốt vụ
lúa. Trong khi ñó ở những ruộng lúa mùa mà giai ñoạn mạ dùng thuốc hóa học ñể trừ
rầy nâu thì rất ít rầy nâu bị nấm ký sinh, rầy nâu bộc phát mật số cao và phải phun
thuốc hóa học tới 5 lần. Kết quả ghi nhận của trạm bảo vệ thực vật Thạnh Trị và Kế
Sách cho thấy là mật số rầy nâu vào thời ñiểm cao nhất ở những ruộng lúa mùa ñã

phun thuốc vi nấm ở giai ñoạn mạ chỉ có 1200 con/m
2
tại Thạnh Trị và là 1500 con/m
2

tại Kế Sách và tỷ lệ lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn tại các ruộng này chỉ ở mức rất thấp là
1-3% (tại Thạnh Trị) và 1-5% (tại Kế Sách). Trong khi ñó những ruộng lúa ñã sử dụng
thuốc hóa học ñể trừ rầy nâu ở giai ñoạn mạ và phun 5 lần ở giai ñoạn sau mà mật số
rầy nâu có lúc vẫn lên tới 4.000 con/m
2
(tại Thạnh Trị) và 2000 con/m
2
(tại Kế Sách)
và tỷ lệ lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn tại các ruộng này là 5-10% (tại Thạnh Trị) và 1-
10% (tại Kế Sách). Chi phí về thuốc BVTV ở những ruộng sử dụng M. anisopliae trừ
rầy nâu thấp hơn nhiều so với các ruộng phun thuốc hóa học trừ rầy nâu, mặt khác
năng suất cuối cùng của các ruộng lúa sử dụng chế phẩm M. anisopliae lại cao hơn
những ruộng phun thuốc hóa học, tuy rằng không có sự khác biệt về mặt thống kê.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


17

Hiệu quả kinh tế của những ruộng sử dụng chế phẩm M. anisopliae cao hơn hẳn những
ruộng phun thuốc hóa học trừ rầy nâu của nông dân (Nguyễn Thị Lộc, 2007).
Trong vụ Hè Thu 2009, tại thành phố Cần Thơ ñã hướng dẫn nông dân phun chế
phẩm nấm xanh M. anisopliae tại các vùng trồng lúa trên ñịa bàn các quận huyện, kết
quả bước ñầu cho thấy: 2, 3 ngày sau phun: rầy nâu hoạt ñộng kém, chậm chạp và bắt
ñầu có hiện tượng chết rải rác, 07 ngày sau khi phun: phát hiện rầy nâu bị nấm xanh ký
sinh, với tỷ lệ rầy bị nấm ký sinh: 41,2%, tăng lên 53,2 % (14 ngày sau khi phun) và

ñạt cao ñiểm 65,3% (21 ngày sau khi phun). Chế phẩm nấm xanh M. anisopliae có khả
năng khống chế rầy nâu hại lúa khá tốt. ðặc biệt, trên những ruộng sử dụng chế phẩm
này không gặp tình trạng tái bộc phát rầy nâu trong giai ñoạn sau, góp phần tạo sự
chuyển biến của nông dân từ việc sử dụng thuốc hoá học sang hướng sinh học, phục
hồi, duy trì hệ sinh thái ruộng lúa một cách bền vững trong tương lai (Chi cục BVTV
Cần Thơ, 2009).
“Quy trình kỹ thuật sản xuất nấm ký sinh trong phòng trừ rầy nâu tại Sóc Trăng”
Quy trình này gồm các bước: gạo ngâm nước trước 1 giờ, sau ñó ñể ráo nước, cho vào
mỗi túi nylon 500 gram cột miệng túi bằng dây thun, mỗi túi môi trường lại ñược ñựng
trong 1 túi nylon khác, nút bông gòn và co ống nước ñược bỏ vào 1 bọc nylon riêng và
tất cả ñược hấp thanh trùng 1 giờ 30 phút (từ khi nước sôi); ñể nguội môi trường, bóp
môi trường cho xốp và cấy vào mỗi túi môi trường là 1/6 ñĩa nấm nguồn (nấm giống),
sau khi cấy thì miệng túi ñược ñặt 1 co ống nước và dùng dây thun cột lại cho giống
hình cổ chai, nhét nút bông và bịt nút bằng giấy báo cũ; mỗi ngày lắc môi trường ít
nhất 1 lần; sau khi cấy nấm khoảng 14 ngày thì mật số bào tử ñạt gần 0,5 - 1,2 x
10
9
BT/gram; tỷ lệ nhiễm tạp trung bình là 18,1%; Nếu nhiễm ít (10%) thì giá thành là
20.000ñ/1túi 500 gram phun cho 2000 m
2
, như vậy là 100.000 ñ/ha/1 lần phun (Trần
Văn Hai và ctv, 2009; Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng, 2009).
Sử dụng nấm Xanh M. anisopliae trong sản xuất nông nghiệp là một biện pháp
không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần xây dựng một nền nông
nghiệp sạch. Sử dụng nấm Xanh phù hợp với các tiêu chuẩn Global Gap, sản phẩm
sạch, sản phẩm an toàn. Vì vậy việc sử dụng nấm Xanh là một hướng sản xuất khẳng
ñịnh ñược phẩm chất và chất lượng của nông sản cũng như ngăn chặn ñược ô nhiễm
môi trường so với sử dụng thuốc hóa học.

×