Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm các biện pháp phòng , trị bệnh viêm vú ở bò sữa nuội trong nông hộ tại vân hòa ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN TUẤN NAM



NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ THỬ NGHIỆM CÁC
BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH VIÊM VÚ Ở BÒ SỮA NUÔI
TRONG NÔNG HỘ TẠI VÂN HÒA - BA VÌ - HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN TUẤN NAM




NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ THỬ NGHIỆM CÁC
BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH VIÊM VÚ Ở BÒ SỮA NUÔI
TRONG NÔNG HỘ TẠI VÂN HÒA - BA VÌ - HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GVCC. PGS.TS. TRẦN TIẾN DŨNG




HÀ NỘI, 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i

LỜI CAM ðOAN



Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng ñược sử dụng trong một luận văn nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc bảo vệ luận văn này ñã ñược cảm
ơn và thông tin trích dẫn này ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn



NGUYỄN TUẤN NAM

















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn các giảng viên trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
và các giảng viên khoa Thú y nói chung, Bộ môn Ngoại sản- Khoa Thú y nói riêng.
ðặc biệt xin chân thành cảm ơn GVCC. PGS. TS. Trần Tiến Dũng, người
thầy ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình triển khai ñề tài và hoàn
thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh ñạo và cán bộ Trung tâm nghiên cứu Bò và
ðồng cỏ Ba Vì, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, Trạm thú y huyện Ba Vì,
lãnh ñạo UBND xã và cán bộ thú y xã Vân Hòa cùng các gia ñình chăn nuôi bò sữa
xã Vân Hòa ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh ñạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ và lãnh
ñạo Huyện ủy, UBND huyện Thanh Thủy ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu.
Và tôi xin chân thành cảm ơn lãnh ñạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện
Thanh Thủy ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng là lời cảm ơn tới gia ñình và những người thân ñã ñộng viên,
chia sẻ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận
văn này./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn


Nguyễn Tuấn Nam

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu ñồ vii
Danh mục hình viii

MỞ ðẦU 1
1. ðặt vấn ñề 1
2. Tính cấp thiết của ñề tài 2
3. Mục tiêu của ñề tài 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. ðặc ñiểm cấu tạo và chức năng sinh lý tuyến vú bò sữa 4
1.1.1. ðặc ñiểm cấu tạo của tuyến vú (hay tuyến sữa) 4
1.1.2. Chức năng sinh lý của tuyến vú 10
1.2. Quá trình tạo sữa ở bầu vú và thành phần của sữa 10
1.2.1. Quá trình tạo sữa ở bầu vú 10
1.2.2. Chu kì tiết sữa 10
1.2.3. Phản xạ tiết sữa 11
1.2.4. Thành phần của sữa 12
1.3. Bệnh viêm vú bò sữa (Bovine Mastitis) 13
1.3.1. Các khái niệm về viêm vú bò 13
1.3.2. Phân loại viêm vú bò sữa 14
1.4. Các phương pháp phát hiện bệnh viêm vú bò sữa trên thế giới 18
1.4.1. ðếm tế bào Soma sữa Somatic Cell Counter (SCC) 18
1.4.2. Enzym 20
1.4.3. ðộ dẫn ñiện của sữa 21
1.4.4. Protein pha cấp tính 22

1.5. Phương pháp chẩn ñoán bệnh viêm vú bò sữa ở Việt Nam 23
1.5.1. Phương pháp chẩn ñoán lâm sàng 23
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv

1.5.2. Xác ñịnh tính chất lý hóa học của sữa 24
1.5.3. Xác ñịnh ñộ tăng của men calataza và peroxydaza. 25
1.5.4. Xác ñịnh sự thay ñổi pH của sữa bằng giấy chỉ thị màu 25
1.5.5. Phương pháp thử cồn 26
1.5.6. Xác ñịnh số lượng bạch cầu, tế bào nhu mô trong sữa 27
1.5.7. Phương pháp thử nghiệm Blue Methylen (Blue Methylen Test) 27
1.5.8. Phát hiện sữa viêm bằng thuốc thử CMT (California Mastitis Test) 27
1.5.9. Nuôi cấy mẫu sữa 28
1.5.10. Chẩn ñoán dựa trên các thiết bị ñặc hiệu. 28
1.6. Những nguyên nhân chính gây bệnh viêm vú bò sữa 29
1.6.1. Vật chủ 29
1.6.2. Nguyên nhân vi sinh vật 31
1.6.3. Nguyên nhân do ngoại cảnh 35
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. ðối tượng 40
2.2. Nguyên liệu 40
2.2.1 Mẫu sữa 40
2.2.2. Các loại môi trường nuôi cấy, phân lập, giám ñịnh vi khuẩn. 40
2.2.3. Các loại hoá chất dùng trong nghiên cứu 40
2.3. Nội dung 40
2.3.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa và bệnh viêm vú lâm sàng trên ñàn bò sữa xã
Vân Hòa- Ba Vì- Hà Nội trong 3 năm 2010-2012. 40
2.3.2. Phân lập các loaị vi khuẩn phân lập ñược từ sữa bò bị viêm vú. 41
2.3.3. Thử kháng sinh ñồ với các loại vi khuẩn phân lập. 41
2.3.4. Phòng và ñiều trị thử nghiệm bệnh viêm vú bò sữa. 41

2.4. Phương pháp nghiên cứu 41
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu sữa 41
2.4.2. Phương pháp kiểm tra vi khuẩn trong sữa. 42
2.4.3. Phương pháp kiểm tra viêm vú phi lâm sàng bằng thuốc thử CMT (California
Mastitis Test) 45
2.4.4. Phương pháp làm kháng sinh ñồ theo Kirby - Bauer 47
2.4.5. Xử lý số liệu 47
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48
3.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa và bệnh viêm vú lâm sàng trên ñàn bò sữa xã
Vân Hòa- Ba Vì- Thành phố Hà Nội trong 3 năm 2010-2012. 48
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên, khí hậu xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội. 48
3.1.2. Cơ cấu ñàn bò sữa của xã Vân Hòa qua các năm (2010-2012) 49
3.1.3. Tình hình bệnh viêm vú lâm sàng trên ñàn bò sữa xã Vân Hòa 51
3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn gây bệnh viêm vú 61
3.2.1. Kết quả xác ñịnh số giống vi khuẩn trong các mẫu sữa kiểm tra. 61
3.2.2. Kết quả xác ñịnh những giống vi khuẩn 63
3.2.3. Kết quả kiểm tra hình thái và ñặc tính nuôi cấy 64
3.3. Kết quả thử kháng sinh ñồ ñối với Streptococcus, Staphylococcus và E.coli 68
3.3.1. Kết quả kiểm tra với chủng Streptococcus sp 69
3.3.2. Kết quả kiểm tra với chủng Staphylococcus sp 71
3.3.3. Kết quả kiểm tra với chủng E.coli 72
3.3.4. Tổng hợp kết quả kiểm tra với các chủng Streptococcus sp, Staphylococcus sp và
E.coli 74
3.4. Kết quả phòng và thử nghiệm ñiều trị bệnh viêm vú bò sữa 76
3.4.1. Kết quả phòng bệnh viêm vú bò sữa 76
3.4.2. Kết quả thử nghiệm ñiều trị viêm vú bò sữa 79
3.5. Xây dựng quy trình vắt sữa, phòng và trị bệnh viêm vú bò sữa 82

3.5.1. Quy trình vắt sữa bò 82
3.5.2. Quy trình phòng bệnh viêm vú bò 83
3.5.3. Quy trình ñiều trị 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
1. Kết luận 88
2. Kiến nghị 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 92



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang


3.1: ðặc ñiểm khí hậu, thời tiết của xã Vân Hòa huyện Ba Vì 49
3.2: Cơ cấu và năng suất sữa của ñàn bò sữa xã Vân Hòa 50
3.3: Cơ cấu giống của ñàn bò sữa tại xã Vân Hòa 51
3.4: Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm vú lâm sàng 52
3.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú bò sữa theo các mùa 53
3.6: Tỷ lệ bò sữa mắc viêm vú theo lứa ñẻ 55
3.7: Kết quả ñiều tra bệnh viêm vú bò sữa theo các giống bò 57
3.8: Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú trên các lá vú 59
3.9. Kết quả xác ñịnh số lượng lá vú bị viêm / bò cái 60
3.10: Kết quả xác ñịnh giống vi khuẩn trong các mẫu sữa kiểm tra 62
3.11: Kết quả xác ñịnh giống vi khuẩn 63

3.12: Kết quả kiểm tra hình thái, ñặc tính của vi khuẩn 65
3.13: Kết quả kiểm tra mẫn cảm ñối với một số kháng sinh với chủng
Streptococcus.sp 70
3.14: Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh với chủng
staphylococcus sp. 72
3.15: Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm kháng sinh với chủng E.coli 74
3.16: Tổng hợp kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Strepptococcus sp,
Staphylococus sp và E.coli với một số kháng sinh. 75
3.17: Kết quả kiểm tra viêm vú bò sữa bằng phương pháp CMT 77
3.18: Kết quả kiểm tra viêm vú bò sữa bằng phương pháp CMT 78
3.19. Kết quả ñiều trị bệnh viêm vú bò sữa. 81



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii

DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT Tên biểu Trang


3.1: Kết quả ñánh giá bò sữa mắc bệnh viêm vú lâm sàng 52
3.2: Kết quả ñánh giá bò mắc bệnh viêm vú theo mùa 54
3.3. Biểu ñồ viêm vú theo vị trí lá vú của bò sữa tại xã Vân Hòa 59
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii
DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang



1.1: Cấu tạo tuyến vú và nang tuyến 4
1.2: Cấu tạo chi tiết bể sữa và ống dẫn sữa 9
1.3: Chu kỳ tiết sữa ở bò sữa 11
1.4: Mô phỏng quá trình kích thích sữa 12
1.5: Mô phỏng tuyến sữa 13
1.6: Viêm vú tiềm ẩn giống như tảng băng chìm không nhìn thấy 17
1.7: Quan hệ giữa các nguyên nhân gây bệnh viêm vú 29
1.8: Các tác nhân gây lây truyền bệnh viêm vú 31
2.1: Cách lấy mẫu sữa 41
2.2: Thuốc thử CMT 45
2.3: Vắt sữa vào thuốc thử CMT 45
2.4: Chờ phản ứng 45
3.1: Hình ảnh nuôi cấy Staphylococcus sp 66
3.2: Hình ảnh nuôi cấy Staphylococcus sp không dung huyết 66
3.3: Hình ảnh nuôi cấy Staphylococcus sp dung huyết 67
3.4: Hình ảnh nuôi cấy Streptococcus sp 67
3.5: Hình ảnh nuôi cấy E.coli 68
3.6: Hình ảnh thử kháng sinh ñồ của Streptococcus sp 69
3.7: Hình ảnh thử kháng sinh ñồ của Staphylococcus sp 71
3.8: Hình ảnh kháng sinh ñồ ñối với E. Coli 73



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1

MỞ ðẦU


1. ðặt vấn ñề
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số làm trong ngành
nông nghiệp. Chăn nuôi là một phần quan trọng không thể thiếu của nông nghiệp
mà trong ñó ngành chăn nuôi bò sữa ñã và ñang ñóng vai trò cũng như chiếm tỷ
trọng lớn của ngành chăn nuôi. Hiện nay, các tỉnh có số lượng bò sữa tăng mạnh là
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Bình ðịnh, Lâm
ðồng, Bình Dương, Long An và Sóc Trăng.
Tổng ñàn bò sữa năm 2012 (tính ñến thời ñiểm 01.10.2012) của cả nước là
trên 167 ngàn con tăng 17% so với năm 2011 (Theo trang web của Tổng cục Thống
kê (2013). Tổng ñàn bò
sữa Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 là 83.369 con, trong ñó ñàn bò ñang cho
khai thác sữa là 45.369 con với năng suất sữa hiện nay ñạt khoảng 5.800
kg/con/năm, tiếp ñó là Thành phố Hà Nội với tổng ñàn hơn 9.600 con tập trung tại 7
vùng phát triển bò sữa chủ yếu, trong ñó nổi bật nhất là huyện Ba Vì. Huyện Ba Vì
có lợi thế là vùng có ñịa hình bán sơn ñịa, diện tích rộng, có nguồn ñất trồng cỏ,
nguồn nước rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi bò sữa, có nhiều hộ nông dân có
kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa nhiều năm nay, trong ñó xã Vân Hòa là một xã có số
lượng hộ nuôi và số lượng bò sữa lớn nhất huyện với tổng ñàn hơn 1.800 con.
Trong những năm gần ñây, Thành phố Hà Nội ñã có nhiều chính sách hỗ trợ
chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì như tập trung phát triển chăn nuôi theo vùng, hỗ trợ
người chăn nuôi trong công tác ñào tạo nghề cho nông dân, cam kết hỗ trợ vốn,
giống, mạng lưới thú y, chuyển giao các quy trình kỹ thuật chăn nuôi ñến hộ, cải tạo
nâng cấp sửa chữa chuồng trại ñể nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Các Công ty sữa
Vinamilk, Công ty cổ phần Sữa Quốc tế (IDP), Công ty cổ phần sữa Ba Vì ñã xây
dựng nhà máy chế biến sữa tại Ba Vì và cam kết với bà con thu mua sữa với giá
thành ổn ñịnh.
Xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội hiện có hơn 1.893 con bò sữa
chiếm 31,1% tổng ñàn của huyện Ba Vì tăng hơn 1,4% so với năm 2012. Số bò
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2


ñang khai thác sữa là 894 con, sản lượng sữa khai thác hàng ngày là hơn 14.100 kg
chiếm hơn 30,1 % tổng sản lượng sữa toàn huyện (số liệu tháng 3 năm 2013 của
Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội). Với số lượng bò sữa và sản lượng sữa cao
như vậy nên công tác an toàn dịch bệnh là vô cùng quan trọng và là yếu tố quyết
ñịnh thành bại của chăn nuôi nông hộ nhất là chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt.
Tuy nhiên quy trình vệ sinh phòng bệnh cho bò sữa với người chăn nuôi còn nhiều
hạn chế. Các bệnh thường gặp ở bò sữa như bệnh sản khoa, bệnh ký sinh trùng,
bệnh truyền nhiễm… còn xảy ra khá phổ biến làm ảnh hưởng không nhỏ ñến hiệu
quả chăn nuôi. Một trong những bệnh gây thiệt hại lớn ñến ngành chăn nuôi bò sữa
Việt Nam nói chung, ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì nói riêng là bệnh viêm vú. Bệnh
xảy ra gây thiệt hại lớn về kinh tế, làm giảm sản lượng, chất lượng sữa, ñiều trị tốn
kém và khả năng phải loại thải bò là rất cao.
Với mục ñích nghiên cứu, ñiều tra ñể nắm tỷ lệ mắc bệnh viêm vú ở bò sữa
cũng như thử nghiệm các biện pháp phòng, trị bệnh hiệu quả tại xã Vân Hòa, huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội. ðược sự quan tâm giúp ñỡ và trực tiếp hướng dẫn của
GVCC. PGS. TS. Trần Tiến Dũng - Bộ môn Ngoại - Sản, Khoa Thú y, Trường ñại
học Nông nghiệp Hà Nội, Chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm các biện pháp phòng trị bệnh viêm
vú ở bò sữa nuôi trong nông hộ tại Vân Hòa - Ba Vì - Hà Nội”.
2. Tính cấp thiết của ñề tài
Bệnh viêm vú bò sữa ñã và ñang tồn tại khắp các trang trại chăn nuôi bò sữa
tập trung, cũng như hộ gia ñình. Nó là mối hiểm họa cho các cơ sở chăn nuôi mà
nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh viêm vú ở bò sữa là do vệ sinh chuồng trại, dụng
cụ vắt sữa không ñảm bảo vệ sinh, tay người vắt sữa và phần quanh bầu vú không
ñược rửa sạch và lau khô trước khi vắt sữa là nguồn lây nhiễm vi sinh vật.
Mặt khác người chăn nuôi chưa ý thức ñược tầm quan trọng của việc sát
trùng núm vú trước và sau khi vắt sữa và cũng chưa thấy rõ ñược sự thiệt hại về
kinh tế do viêm vú gây ra.
Bệnh viêm vú gây hậu quả không nhỏ cho các gia ñình chăn nuôi cũng như ở các

trang trại vì sữa bị viêm nhiễm các ñộc tố, vi khuẩn, tế bào chết, dịch rỉ viêm và một
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3

số chất khác,…gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng. ðồng thời chúng
tôi tiến hành một số biện pháp chẩn ñoán phi lâm sàng qua sữa nhằm phát hiện bệnh
sớm ñể có biện pháp ñiều trị kịp thời.
3. Mục tiêu của ñề tài
- Xác ñịnh tình hình bệnh viêm vú ở ñàn bò sữa theo hình thức nuôi nhốt
cũng như phân lập ñược một số vi khuẩn chủ yếu gây bệnh viêm vú ở ñàn bò sữa tại
xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, từ ñó ñưa ra các biện pháp phòng, trị
bệnh viêm vú bò sữa cho hiệu quả cao nhất.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở cho việc ñề ra những chính sách,
biện pháp cụ thể nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển ñàn bò sữa của ñịa phương cả
về số lượng và chất lượng, ñồng thời ñề tài giúp người chăn nuôi bò sữa có những
kỹ thuật cơ bản trong công tác phòng và trị bệnh viêm vú, giảm thiểu thiệt hại do
bệnh gây ra góp phần sản xuất sữa sạch, an toàn cho người tiêu dùng, nâng cao năng
suất của ñàn bò sữa và thu nhập của người chăn nuôi.








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ðặc ñiểm cấu tạo và chức năng sinh lý tuyến vú bò sữa
1.1.1. ðặc ñiểm cấu tạo của tuyến vú (hay tuyến sữa)
Tuyến vú có quan hệ mật thiết ñến khả năng tiết sữa và khả năng chống ñỡ
bệnh tật. Tuyến vú có nguồn gốc từ da, hình chùm nho phức tạp.
Cấu tạo tuyến vú khá ñơn giản gồm: thân và núm vú. Thân vú chính là nơi sản sinh
ra sữa và núm vú ñể bài tiết sữa ra ngoài. Vậy tuyến vú là một tuyến ngoại tiết có
một hay nhiều hệ hốc ñể tích lũy sữa trong ñó trước khi ñẩy sữa ra ngoài gọi ñó là
những bể chứa sữa. Nhưng sữa cũng có thể tích lũy trong bể chứa của núm vú và
trong các mạch sữa. ðầu của núm vú ñược hình thành bởi kênh của núm vú mà
trong lòng ñược phủ một lớp tế bào tiết ra chất keratin. Keratin là một chất ngăn
không cho vi khuẩn ñi qua, thậm trí có thể giết chết vi khuẩn. Phần ngoài của kênh
núm vú ñược ñóng bởi một cơ trơn nhỏ và ñan hồi gọi là sphincter. Kênh của núm
vú, chất keratin và sphincter là các tuyến phòng vệ tự nhiên ñầu tiên của con bò
chống lại sự xâm nhập của các vi trùng, nên ta phải giữ cho chúng ở trong tình trạng
tốt nhất theo Cù Xuân Dần và Lê Khắc Thận (1980).

Hình 1.1: Cấu tạo tuyến vú và nang tuyến
(Theo: www.ag.ndsu.ed)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5

* Tuyến vú bao gồm mô tuyến, mô liên kết, mô cơ, các mạch máu, thần kinh:
Cù Xuân Dần, Lê Khắc Thận (1980) cho rằng mô tuyến là cơ quan tạo ra sữa
ở bò, gồm 2 phần chính là hệ thống các tuyến bào và ống dẫn.
+ Tuyến bào (nang tuyến) là ñơn vị tiết sữa chủ yếu của tuyến sữa. Có
khoảng trên 80.000 tuyến bào/cm3. Tuyến bào có dạng khối cầu, mặt trong là các tế
bào biểu mô tuyến là tế bào có nhiệm vụ phân tiết sữa. Chính giữa mỗi tuyến bào có
một xoang (xoang tiết). Xoang tiết ăn thông với ống dẫn sữa. Các tuyến bào hợp với

nhau thành chùm gọi là chùm tuyến bào hoặc tiểu thuỳ. Bầu vú chia làm 4 phần,
mỗi phần là tập hợp của nhiều tiểu thuỳ.
+ Hệ thống ống dẫn sữa là hệ thống phân nhánh hình cành cây, bắt ñầu từ
xoang tiết (ống dẫn tuyến bào) rồi tập hợp vào ống dẫn trung bình và ống dẫn lớn.
Các ống dẫn lớn này ñổ về bể sữa.
+ Bể sữa phân làm 2 phần: phần trên là bể tuyến, phần dưới là bể bầu vú.
Giữa hai bể có nếp nhăn niêm mạc vòng. Cuối cùng là lỗ ñầu vú. Cuối núm vú có
hệ thống cơ thắt ñầu núm vú ngăn không không cho sữa tự chảy ra ngoài.
- Mô liên kết có chức năng ñịnh hình, bảo vệ cơ học và sinh học, gồm các tổ
chức sau: Da, mô liên kết mỏng, mô liên kết dày, màng treo bầu vú, các tổ chức liên
kết ñệm.
+ Da: bao bọc bên ngoài và hỗ trợ sự ñịnh hình của tuyến.
+ Mô liên kết mỏng : nằm ngay bên dưới lớp da.
+ Mô liên kết dày: nằm ngay bên dưới lớp mô liên kết mỏng gắn phần da và
tuyến thể bằng một lớp liên kết ñàn hồi.
+ Màng treo bầu vú gồm có màng treo bên và màng treo giữa.
+ Các tổ chức liên kết ñệm (mô mỡ).
- Mô cơ nằm xung quanh các nang tuyến, giúp co bóp ñẩy sữa từ nang tuyến
vào ống dẫn sữa. Nằm xung quanh các ống dẫn sữa và bể sữa có hệ thống các cơ
trơn. Phía ñầu núm vú có hệ cơ vòng gọi là cơ thắt bầu vú.
- Trong các bao tuyến có hệ thống mạch quản dày ñặc, hệ thống mạch quản
này làm nhiệm vụ mang chất dinh dưỡng, oxy và các nguyên liệu cần thiết cung cấp
cho bao tuyến hình thành sữa gồm hệ thống ñộng mạch. ðộng mạch của tuyến vú
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6

bắt nguồn từ nhánh ñộng mạch ngoài âm hộ thông qua rãnh bẹn, chui qua ống bẹn
ñi vào bầu vú và hệ thống tĩnh mạch tuyến sữa.
Hệ tĩnh mạch của tuyến vú phát triển mạnh hơn hệ ñộng mạch nhiều lần.
Tuyến vú có 3 ñôi tĩnh mạch nằm dưới da nổi rõ trên bề mặt dưới bụng thành bụng

và bầu vú. Tĩnh mạch tuyến vú phát triển là một trong các tiêu chuẩn ñánh giá gia
súc cho sữa cao sản.
- Hệ thống lâm ba trong tuyến sữa có chức năng vận chuyển dịch thể hoặc
dịch lâm ba từ bề mặt tế bào ñến hạch lâm ba và trả lại dịch thể vào tuần hoàn
tĩnh mạch.
- Hệ bạch huyết của tuyến vú có nguồn gốc từ kễ hở bạch huyết. Các hạch
bạch huyết tập trung lại ñổ vào ống bạch huyết giữa thùy, ñi qua hệ bạch huyết ñể
vào bể bạch huyết.
- Hệ thần kinh của tuyến vú bắt nguồn từ tủy sống và thần kinh giao cảm.
Thần kinh tủy sống có 2 nhánh, nhánh lưng và nhánh bụng. Nhánh lưng, sợi truyền
vào, chi phối da và bầu vú, nhánh bụng (sợi truyền ra) chi phối bao tuyến. Tuyến vú
còn có các thụ quan trong và thụ quan ngoài. Da và ñầu vú chứa các thụ quan ngoài,
hệ mạch quản, bách huyết, bao tuyến chứa các thụ quan trong. Tất cả thụ quan
ngoài và trong ñều giữ chức năng ñiều hòa phản xạ tiết sữa.
Tuyến vú là dạng khối nhỏ của phân nhánh. Nó chứa những chùm túi nhỏ
(gọi là acini) mỗi túi nhỏ là một tuyến sản sinh sữa tí hon, nó ñược lát bằng những
tế bào biểu mô, chịu trách nhiệm sản sinh ra sữa. Nó ñược bao quanh bởi những tế
bào gọi là biểu mô cơ, các tế bào này chịu trách nhiệm co bóp túi nhỏ khi cho bú
hoặc vắt sữa ñể ñẩy sữa ra dưới sự ñiều khiển của các hormone. Người ta thấy có
hàng tỷ túi nhỏ như vậy trong vú của một con bò. Mỗi túi nhỏ ñược tiếp tế bởi một
vài tỷ huyết quản và ñược thoát sữa bởi một kênh sữa, rồi một kênh liên búp nhỏ ñể
ñi ñến bể chứa của vú.
* Sự phát triển của tuyến vú
Trong thời gian tăng trưởng sau khi sinh, mô vú phát triển ít: nó tăng trưởng
cùng với cơ thể. Sự tăng trưởng của hệ các kênh sữa, của mô liên kết và của mô mỡ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7

Vú chỉ tăng thể tích vào tuổi dậy thì. Sự tăng khối lượng này, dưới ảnh hưởng của
Oestrogen chủ yếu gắn với việc phát triển các kênh làm chúng phân hóa, và phân

nhánh. Lúc này chất lượng suất ăn có tầm quan trọng lớn: nếu có quá nhiều năng
lượng, thì mô mỡ trong vú sẽ phát triển làm giảm sự phát triển các kênh, ñiều này
có thể ảnh hưởng ñến việc sản xuất sữa về lâu dài. Vú chỉ ñạt tới sự phát triển hoàn
toàn vào lúc mang thai lần ñầu tiên, dưới ảnh hưởng kéo dài của các hormon giới
tính ñược sản sinh ra rất nhiều. Các oestrogen gây ra sự phân hóa của hệ kênh, các
kênh này chia ra nhiều nhánh. Dưới ảnh hưởng của progensterone các mầm cuối
của các kênh sữa mọng lên và trở thành những tuyến. Các acini hình thành và phân
hóa thành hai loại tế bào: phía trong là tế bào biểu mô (tiết sữa) và phía ngoài là tế
bào biểu mô cơ (co bóp).
Vào lúc sinh con, tuyến vú bắt ñầu hoạt ñộng và quá trình tiết sữa bắt ñầu.
Lúc ñó các prolactin phát ñộng và duy trì sự tiết sữa. túi nhỏ ñược bao bọc ở phía
ngoài bởi những cơ trơn nhỏ. Các cơ trơn này không lệ thuộc vào ý trí, nghĩa là
chúng chỉ tuân theo một sự chỉ huy, oxytocin là một chất hormon ñược tiết ra bởi
tuyến yên, nằm ở ñáy óc. Oxytocin rời tuyến yên và lưu thông theo máu ñến các cơ
trơn nhờ bao quanh các túi nhỏ. Sự giải phóng oxytocin ñược phát ñộng bởi ảnh
hưởng của nhiều nhân tố: sự bú sữa, các thao tác ở vú, ở cơ quan sinh dục, tiếng
ñộng và tác ñộng của hệ thống vắt sữa, ánh sáng, sự phân phối các dịch ñặc, sự
bước chân vào phòng vắt sữa, sự trông thấy các thiết bị vắt sữa. Oxytocin ñược giải
phóng theo từng ñợt nối tiếp nhau với tốc ñộ cực ñại khoảng 1 phút sau khi bắt ñầu
kích thích vú: nó bắt ñầu giảm dần ñi 2 phút 30s sau khi cái ñỉnh cực ñại ấy bắt ñầu.
Dưới sự chỉ huy của Oxytocin, các cơ bao quanh túi nhỏ co lại, ñẩy sữa chứa trong
túi nhỏ thoát ra qua kênh.
Không nhỏ chất oxytocin, ta không thể thu hoặc sữa của túi nhỏ, chiếm tới
70% tổng lượng sữa. Cũng không thể thu hoạch hết sữa của túi nhỏ, cái còn lại là
sữa dư, chiếm khoảng 30% tổng lượng sữa.
* Sự tiết sữa
Vào cuối thời kỳ mang thai, các tế bào biểu mô của túi nhỏ chịu những biến
ñổi ñặc trưng: Chúng cao lên, những hạt mỡ nhỏ xuất hiện trong chất của các tế bào,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8


số lượng các mitochondri tăng lên cũng như kích thước của bộ máy golgi. Tất cả
các bộ phận của mỗi tế bào biểu mô góp phần vào việc sản xuất ra các thành phần
của sữa. Các tế bào này tiết các sản phẩm của chúng ở ñỉnh của chúng, vào bên
trong túi nhỏ.
Trong quá trình một kỳ cho sữa, các ñặc trưng của sữa có những thay ñổi.
ðến ñầu thời kỳ vú sản xuất ra sữa non (colostrum) mà vẻ ngoài và thành phần rất
khác của sữa. Rồi sau vài ngày, sữa có tất cả các ñặc trưng của sữa bình thường.
Lượng sữa tăng lên trong các tuần lễ ñầu, ñạt tới cực ñại rồi giảm dần cho tới khi
cạn sữa. Hoạt ñộng tiết sữa tích cực của vú ñòi hỏi vú phải ñược tưới máu rất nhiều.
Ở một con bò sản xuất 20 lít máu cho mỗi lít sữa. Các huyết quản tưới các tế bào túi
nhỏ hay acini cung cấp các thành phần dinh dưỡng cốt yếu cần thiết ñể sản sinh ra
sữa. Các tế bào túi nhỡ dùng các chất này ñể sản xuất ra chất béo của sữa lactoza và
các protein của sữa: còn các thành phần khác như nước, các kháng thể, các vitamin
và muối khoáng ñi trực tiếp từ máu vào hốc giữa của túi nhỏ, ở ñó chứa hỗn hợp
ñược hình thành gọi là sữa. Lưu lượng máu hàng ngày phải tưới cho vú của một con
bò sản xuất 20 lít mỗi ngày là vào khoảng 9.000 kg. Sữa tiết ra tích lũy trong hốc túi
nhỏ và tạo ra trong ñó một sự tăng áp suất: do ñó mà một phần sữa chảy vào mạng
của các kênh nhỏ và có khi ñến ñược bể chứa của núm vú. Trong khoảng thời gian
giữa 2 lần vắt sữa, phần lớn sữa tiết ra nằm lại trong túi nhỏ ñã sản sinh ra nó, sự
tăng áp suất ức chế sự tiết sữa, ít ra cho ñến khi tháo sữa ra khỏi túi nhỏ. Cần lưu ý
rằng ñể sản xuất ra một giọt sữa nhỏ phải cần ñến hàng nghìn túi nhỏ.
* Cấu tạo về bầu vú
Bầu vú bò gồm có 4 vú phân biệt, 2 vú trước và 2 vú sau. Hai vú sau thường
lớn hơn 2 vú trước và chứa ñến 60% tổng lượng sữa. Giữa các vú có các vách ngăn
bằng mô liên kết chạy theo chiều ngang và dọc do ñó chia bầu vú thành 4 phần ñộc
lập với nhau.
Núm vú có các hình dạng khác nhau như dạng hình trụ tròn hoặc hình nón
cụt, ngắn dài tuỳ giống, tùy cá thể.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9








(Theo www.edis.ifas.ufl.edu) (Theo www.biology.arizona.edu)

Hình 1.2: Cấu tạo chi tiết bể sữa và ống dẫn sữa
(Nguồn: www.biology.arizona.edu)
Bể sữa là một xoang rỗng, có thể tích tương ñối lớn ñể chứa sữa từ những
ống dẫn sữa ñổ về. Bể sữa ñược thông ra ngoài qua các ống dẫn ở ñầu núm vú, ở bò
ñầu núm vú có một dẫn thông với bể sữa. Bao tuyến và các ống dẫn sữa nhỏ có các
tế bào biểu mô bao bọc bên ngoài. Những tế bào biểu mô co bóp ñể cho sữa ở trong
xoang bao tuyến thải ra. Ống dẫn sữa và các bể sữa có các sợi cơ trơn bao bọc, xếp
thành vòng tròn tạo cho núm vú có một cơ vòng rõ rệt, giữ vai trò thắt chặt bầu vú
khi không có quá trình thải sữa.
Một bầu vú của bò sữa cao sản thường có những ñặc ñiểm như:
- Bầu vú phát triển rộng và sâu, các vú tương ñối ñồng ñều.
- Các núm vú to vừa phải, có chiều dài vừa phải (7 -10cm), thẳng ñứng và
khoảng cách tương ñối rộng và tương ñồng.
- Các dây chằng bầu vú chắc chắn, vú không quá xệ (núm vú không quá
khuỷu chân sau của bò.
- Hệ thống tĩnh mạch phát triển, ngoằn ngoèo và nổi rõ.
- Bầu vú lớn vừa phải. Bởi bầu vú quá lớn thường làm yếu sự gắn kết với cơ
thể. Vú là vú da bởi vú da thì nhiều tế bào mô tuyến nên cho nhiều sữa. Vú da sau
khi vắt thì teo lại, nhiều nếp nhăn và kích thước bầu vú trước và sau khi vắt sữa thay

ñổi rõ rệt. Vú thịt thì ít tế bào mô tuyến nên cho ít sữa hơn. Khối lượng và thể tích
bầu vú tăng dần qua các lứa ñẻ cho ñến khi trưởng thành.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10

1.1.2. Chức năng sinh lý của tuyến vú
Khi còn non tuyến vú của con ñực và con cái giống nhau. Gia súc cái thành
thục về tính thì các ống dẫn sữa sinh trưởng và phát triển, ñến khi con cái có thai
tuyến vú phát triển nhanh chóng về số lượng các ống dẫn sữa và tận cùng của các
ống dẫn sữa hình thành và phát triển các bao tuyến. Thể tích các bao tuyến không
ngừng tăng lên, hệ thống thần kinh mạch quản chi phối tuyến vú cũng phát triển.
Cuối thời kỳ mang thai mô tiết sữa của bao tuyến bắt ñầu phân tiết, tuyến vú
hình thành quá trình sản sinh và thải sữa. Sau khi ñẻ, tuyến vú hoạt ñộng mạnh làm
xuất hiện trạng thái tiết sữa ñầu.
1.2. Quá trình tạo sữa ở bầu vú và thành phần của sữa
1.2.1. Quá trình tạo sữa ở bầu vú
Sữa ñược tạo ra từ các nang tuyến. Sữa chảy từ nang tuyến vào các ống dẫn
sữa nhỏ rồi tập hợp vào các ống dẫn sữa lớn, các ống sữa lớn chảy vào bể sữa. Bể
sữa là nơi chứa sữa. Bầu vú có 4 bể sữa tách biệt, không thông nhau. Cơ vòng ở ñầu
núm vú trong ñiều kiện bình thường giữ cho sữa không tự chảy ra ngoài ñược. Giúp
ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển.
Sữa ñược tổng hợp từ các nguyên liệu trong máu. Trung bình cứ khoảng 540
lít máu chảy qua hệ thống mạch máu bầu vú thì 1 lít sữa ñược tạo ra. Tuyến vú ở bò
sữa chỉ chiếm 2 -3% thể trọng bò nhưng nó tạo ra lượng sữa với một lượng vật chất
khô hằng năm lớn hơn trọng lượng bò.Vì vậy, cần phải cung ứng ñầy ñủ dinh dưỡng
cho nhu cầu sản xuất sữa của bò, bên cạnh ñó còn có nhu cầu duy trì và nhu cầu
nuôi thai.
1.2.2. Chu kì tiết sữa
Sau khi ñẻ, tuyến sữa bắt ñầu tiết sữa liên tục cho ñến khi cạn sữa chuẩn bị

cho kỳ ñẻ kế tiếp. Thời gian ñó gọi là chu kỳ tiết sữa. Một chu kỳ tiết sữa ở bò sữa
thường kéo dài 10 tháng (305 ngày). Sau chu kì này các tuyến sữa ngừng hoạt ñộng
một thời gian ngắn ñể chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo. Thời kỳ này gọi là giai ñoạn
cạn sữa, thường kéo dài từ 45 -60 ngày.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11

Xét trong một chu kỳ tiết sữa, lượng sữa thường ñạt cao nhất vào tháng thứ 2
-3 rồi giảm dần. Trong ñiều kiện bình thường ước chừng lương sữa giảm khoảng
10%. Khi bò có thai, lượng sữa giảm nhanh, ñặc biệt là từ tháng có thai thứ 5 trở ñi.
Xét trong một ngày, lượng sữa cũng khác nhau giữa buổi sang và buổi chiều
tuỳ theo giống và cá thể. Thông thường sữa buổi sáng thường chiếm 60% lượng sữa
trong ngày. Trong một ñời bò sữa, bò thường ñạt năng suất cao nhất vào chu kỳ thứ
3. Ở chu kỳ 1, năng suất của bò chỉ chiếm 75% so với thời ñiểm ñạt cao nhất. Ở chu
kỳ 2 là khoảng 85%.

Hình 1.3: Chu kỳ tiết sữa ở bò sữa
(Nguồn: www.delava.com)
1.2.3. Phản xạ tiết sữa
Sữa ñược tiết theo cơ chế phản xạ. Phản xạ tiết sữa ñược ñiều khiển bởi thần
kinh và thể dịch. Khi bò nhận ñược các tác nhân kích thích như xoa bóp bầu vú,…
thông qua hệ thần kinh các kích thích sẽ ñược dẫn truyền tới vỏ ñại não. Từ ñây sẽ
phát các xung thần kinh ñến các cơ quan và hệ thống thể dịch ñể thực hiện việc tiết
sữa: như kích thích hệ thống cơ trơn của ống dẫn, bể sữa và tiết oxytocin.
Sức ép và co thắt ñẩy sữa tác ñộng bởi oxytocin, nếu vắt không kịp và lượng
oxytocin giảm hoặc hết thì những hệ thống ống chứa sữa nhỏ và những kênh nhỏ
này sẽ ñóng lại.và sữa sẽ tồn lại trong các hệ thống ống dẫn nhỏ. Oxytocin sẽ ngừng
tiết sau khoảng 6 ñến 8 phút. Do ñó thời gian vắt sữa một con bò chỉ nên kéo dài
khoảng 7 phút
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12

Tuy nhiên, trong ñiều kiện những hộ chăn nuôi nhỏ, không có nơi vắt sữa
chuyên biệt, khi tiến hành vắt sữa một con thì những con khác cũng ñã bắt ñầu bị
kích thích và khi con này ñược vắt xong thi mới ñến lượt con khác thì cũng gây ảnh
hưởng ñến phản xạ tiết sữa. Vì vậy cần phải bố trí một nơi vắt sữa chuyên biệt ñể
việc kích thích một con bò này không ảnh hưởng ñến phản xạ tiết sữa của con khác.
Các tác nhân kích thích bao gồm:
- Thị giác: nhìn thấy bê, người vắt sữa, máy vắt sữa, chỗ vắt sữa
- Thính giác: nghe tiếng bê kêu, tiếng máy vắt sữa hoạt ñộng, tiếng xô vắt
sữa, tiếng người vắt sữa…
- Khứu giác: mùi người vắt sữa, mùi thuốc sát trùng bầu vú.
- Xúc giác: xoa bóp, massage bầu vú.










Hình 1.4: Mô phỏng quá trình kích thích sữa
(nguồn: www.babcock.cals.wisc.edu)
1.2.4. Thành phần của sữa
Sữa ñầu: Sữa ñược tiết ra ngay sau khi ñẻ (còn ñược gọi là sữa non, sữa
máu). Sữa ñầu chỉ ñược tiết ra trong vài ngày ñầu tiên của chu kì tiết sữa. Sữa ñầu
có hàm lượng vật chất khô rất cao, trong ñó quan trọng nhất là các globulin miễn
dịch (immunoglobulin). Chúng có tác dụng bảo vệ bê sơ sinh chống lại các tác nhân

gây bệnh trong thời gian ñầu. Cần phải cho bê sơ sinh uống sữa ñầu càng sớm càng
tốt vì hàm lượng globulin miễn dịch trong sữa và khả năng hấp thu chúng của ruột
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13

non giảm dần. Ngoài ra sữa ñầu còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác ở nồng ñộ
cao như ñạm sữa, năng lượng, vitamin A, E.
Sữa thường: là sữa tiết về sau trong 1 chu kì tiết sữa (khoảng từ ngày thứ 3
trở ñi). Sữa thường không có chứa globulin miễn dịch, hàm lượng vật chất khô
trong sữa nhỏ hơn sữa ñầu.
Thành phần sữa có thể thay ñổi theo giống, chế ñộ dinh dưỡng, môi trường,
tình trạng bệnh tật của bò …







Hình 2.2: Cấu tạo tuyến sữa



Hình 1.5: Mô phỏng tuyến sữa
(nguồn: www.babcock.cals.wisc.edu)
1.3. Bệnh viêm vú bò sữa (Bovine Mastitis)
1.3.1. Các khái niệm về viêm vú bò
* Viêm vú (Mastitis) theo tiếng Hylạp, Mastis là vú còn itis là viêm, là một
phản ứng viêm của tuyến vú. Viêm là sự ñáp ứng của các mô tiết sữa trong từng
núm vú ñối với sự tổn thương hoặc là sự có mặt của vi khuẩn gây ra bệnh.

Viêm vú bò là một bệnh phức tạp gây nên bởi sự tương tác qua lại giữa bò, vi
khuẩn và môi trường.
Viêm vú là phản ứng phòng vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây tổn
thương mô bầu vú, những tổn thương này có thể do tác ñộng cơ học hay do các loại
vi khuẩn (Tài liệu dự án JICA- Viện Thú y, 2002).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14

Liên hiệp sữa quốc tế ñã ñưa ra ñịnh nghĩa “viêm vú bò sữa là quá trình viêm
tuyến vú với sự hiện diện của một hay nhiều (2 hoặc tối ña 3) loài vi khuẩn trong mô
vú, dẫn ñến sự gia tăng số lượng tế bào bản thể (somatic cell counts: SCC) trong sữa,
ñặc biệt là tế bào bạch cầu, ñồng thời làm thay ñổi tính chất vật lý và hóa học của sữa”.
Viêm vú dẫn ñến hậu quả giảm sản lượng sữa, ñặc biệt có trường hợp gây chết bò.
1.3.2. Phân loại viêm vú bò sữa
Viêm vú bò sữa có 2 dạng là viêm vú lâm sàng và viêm vú tiềm ẩn.
1.3.2.1. Viêm vú lâm sàng
Viêm vú lâm sàng là sự nhiễm trùng của bầu vú thể hiện rõ triệu chứng lâm
sàng như sự thay ñổi tính chất của sữa (sữa bị vón, loãng, màu sắc và mùi khác
thường), hình dạng bầu vú (bầu vú sung huyết, sưng to…) và một số trường hợp có
triệu chứng toàn thân (sốt, kém hay bỏ ăn…)
Viêm vú lâm sàng ñược phân chia thành các loại sau:
a) Theo thời gian
- Viêm vú thể quá cấp tính
Viêm vú thể quá cấp tính có ñặc ñiểm là bệnh xảy ra ñột ngột, bầu vú viêm
sưng lớn, cứng, nóng, ñỏ, ñau. Sữa có các chất tiết bất thường. Viêm vú quá cấp
tính có thể dẫn ñến mất sữa. Sự viêm là kết quả tác ñộng của vi khuẩn và ñộc tố của
chúng hay những sản phẩm của bạch cầu. Những triệu chứng toàn thân do nhiễm
trùng huyết hoặc nhiễm ñộc huyết bao gồm: xáo trộn hô hấp, tuần hoàn, sốt, biếng
ăn, suy nhược, giảm nhu ñộng dạ cỏ, tiêu chảy, mất nước, trường hợp nặng có thể
làm chết bò. Triệu chứng toàn thân thường xảy ra trước những thay ñổi ở bầu vú và

sữa (Tài liệu dự án JICA- Viện Thú y, 2002).
- Viêm vú thể cấp tính
Viêm thể cấp tính cũng có ñặc ñiểm là xảy ra ñột ngột. Bầu vú viêm có biểu
hiện sưng, nóng, ñau ở mức trung bình tới nặng, giảm sản lượng sữa; sữa có chứa
sợi huyết, sữa vón cục và các chất tiết bất thường trong tuyến vú (Tài liệu dự án JICA-
Viện Thú y, 2002). Những dấu hiệu của xáo trộn toàn thân (trở ngại cơ năng) như sốt,
suy nhược, biếng ăn và suy yếu. Tuy nhiên, những triệu chứng này không nghiêm
trọng bằng thể quá cấp tính theo Nguyễn Hữu Vũ và cs (2000).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15

- Viêm vú thể bán cấp tính
ðặc ñiểm của viêm vú lâm sàng bán cấp tính là viêm nhẹ. Mặc dù có thể
không có thay ñổi nào ở bầu vú nhưng vẫn xuất hiện các chất tiết bất thường từ
tuyến vú và sữa có màu khác thường. Không có dấu hiệu rối loạn toàn thân theo
Nguyễn Hữu Vũ và cs (2000).
- Viêm vú thể mãn tính
Thường có những ổ mủ bên trong bầu vú, to nhỏ tùy mức ñộ. Bầu vú có thể mềm
bình thường nhưng có thể sưng kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng thậm chí
nhiều năm. Bệnh có thể làm cho thùy vú bị xơ cứng hay teo lại. Thể bệnh này là hậu
quả của việc không phát hiện kịp thời hay ñiều trị không triệt ñể khi bò bị viêm vú
(Tài liệu dự án JICA- Viện Thú y, 2002).
b) Theo tính chất viêm
Dựa vào tính chất vú viêm lâm sàng, phân làm các loại viêm vú như sau:
- Viêm vú thể thanh dịch
Bầu vú sung huyết, thường hay xảy ra sau khi bò sinh vài ngày, do vi trùng
tấn công vào nơi bầu vú bị xây xát hay do kế phát của quá trình viêm tử cung hay
nội mạc tử cung hóa mủ. Khi vi trùng theo máu vào sâu trong tuyến vú thì toàn bộ
tuyến vú sưng to. Sờ nhẹ không ñau nhưng ấn mạnh con vật ñau và phản ứng.
Lượng sữa của thùy vú viêm giảm rõ, chất lượng sữa lúc ñầu biến ñổi không rõ, sau

loãng, lợn cợn. Ngoài các triệu chứng cục bộ, có thể thú còn có triệu chứng toàn
thân như kém ăn, sốt cao, ủ rủ. Bệnh nhẹ thì sau 7 - 9 ngày hiện tượng viêm giảm
nhưng dễ trở thành mãn tính. Khi tổ chức tuyến vú bị tổn thương nghiêm trọng thì
bầu vú có thể bị xơ cứng.
- Viêm vú thể cata
Triệu chứng cục bộ không rõ, nhìn bên ngoài không thấy có thay ñổi nơi bầu
vú nhưng lượng sữa giảm. Lúc ñầu sữa loãng, khi bệnh tiến triển trong sữa thấy có
lợn cợn hay cục vón. ðôi khi cục sữa vón làm tắc ñầu vú. Con vật không có biểu
hiện triệu chứng toàn thân.
- Viêm vú có mủ: gồm 2 thể là viêm cata có mủ và viêm vú thể áp-xe.
+ Thể viêm cata có mủ

×