Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn THCS chiến sĩ thi đua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 33 trang )

Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Văn học là một môn vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Nó
có khả năng đi vào tâm hồn con người - nhất là lớp trẻ, những tâm tư tình cảm,
những hoài bão mơ ước. Đồng thời đây là môn kích thích sự sáng tạo, trí bay bổng
của người học.
Học văn là học làm người. Học văn giỏi không chỉ giúp học sinh khám phá
thế giới nghệ thuật, hiểu biết sâu sắc cuộc sống, ứng xử tốt hơn trong mọi mối
quan hệ hàng ngày mà còn giúp các em học tốt các môn học khác.
Nếu như trong môn Ngữ văn người dạy không biết cách khai thác các phương
pháp, các hình thức cho từng kiểu văn bản, từng kiểu tiết dạy thì khó đạt được kết
quả cao, giờ học trở nên khô khan, cứng nhắc, sống sượng. Học sinh sẽ không hiểu
sâu, hiểu hết được những điều mà tác giả muốn truyền đạt, đôi khi còn dẫn tới cách
hiểu sai, lệch lạc giá trị của tác phẩm. Từ đó gây nhàm chán cho học sinh. Khi đó
óc sáng tạo của học sinh kém phát triển, trí tưởng tượng của các em thiếu sự bay
bổng.
Để hiểu và nhận thức sâu sắc về một nhân vật, một khía cạnh của đời sống
hay nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm, thì đòi hỏi người dạy và
người học phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức của mình.
Những văn bản hướng dẫn đọc thêm là một mảng không thể thiếu trong văn học
nói chung và trong văn học cấp THCS nói riêng. Vì vậy việc cần thiết là phải
hướng cho học sinh nắm được toàn diện tác phẩm, có cái nhìn bao quát về cả nội
dung và nghệ thuật, từ đó hiểu và nắm được dụng ý mà tác phẩm muốn truyền đạt
đến người đọc. Mặt khác còn giáo dục tình cảm thẩm mĩ, biết tưởng tượng, biết
phân biệt đẹp - xấu, thiện - ác và hình thành nhân cách.
Văn bản hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS chiếm một
số lượng khá nhiều. Do đó việc dạy bài hướng dẫn đọc thêm là vô cùng cần thiết.
Thế nhưng qua thực tế giảng dạy, cũng như qua dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy
giáo viên khi dạy các tiết học này vẫn không khỏi lúng túng trong việc thiết kế
giáo án và phương pháp lên lớp. Bên cạnh đó tôi cũng tham khảo đồng nghiệp thì


có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Có người cho là không cần thiết lắm để thời
gian dạy kỹ hơn các tác phẩm chính. Lại có ý kiến cho rằng dạy các bài đọc thêm
chủ yếu cho học sinh đọc, tóm tắt nội dung là đủ. Cũng có những ý kiến hoặc một
số giáo án tham khảo tôi thấy soạn giống như một tiết học văn bình thường vẫn
soạn. Còn các em học sinh, khi giáo viên yêu cầu chuẩn bị bài đọc thêm việc các
em thường làm là đọc tác phẩm, không tìm hiểu sâu tác phẩm. Do đó hiệu quả đạt
được trong các tiết dạy bài hướng dẫn đọc thêm chưa cao.
Vậy phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm như thế nào để rèn được kĩ năng
đọc-hiểu cho các em học sinh, vừa đảm bảo các em nắm được toàn bộ kiến thức về
cả mặt nội dung và nghệ thuật một cách cơ bản nhất, vừa tạo được tinh thần của
giờ học với không khí nhẹ nhàng, hứng thú đó chính là lí do mà tôi đã chọn nghiên


1
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
cứu đề tài: “Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ
văn THCS”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Với bản thân ( hoặc với những đồng nghiệp trong nhóm văn ) thực hiện
nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình
Ngữ văn THCS” chính là để giúp giáo viên định hướng dạy tiết “đọc thêm” phù
hợp với chương trình giảm tải từ đó giảng dạy tốt hơn đối với các văn bản Hướng
dẫn đọc thêm. Đồng thời thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục và
đào tạo là giảm khối lượng kiến thức cho học sinh.
Bên cạnh đó giúp học sinh mở mang hiểu biết nhờ hệ thống tri thức mà tác
phẩm cung cấp. Nhờ đó vốn sống và vốn tri thức về văn học trở nên phong phú,
đa dạng, giúp học sinh có thể đọc hiểu tốt hơn các văn bản văn học được giảng dạy
chính thức.
3. THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM:
- Thời gian tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 5

năm 2014.
- Địa điểm: Trường THCS Đông Ngũ huyện Tiên Yên Tỉnh Quảng Ninh.
4. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
Mấy năm trước những bài đọc thêm hiện nay là tiết học chính nhưng mới đây
lại thay đổi cách dạy cho vào phần hướng dẫn đọc thêm, trong khi đó tài liệu chuẩn
thì không hề chỉnh sửa. Do đó việc dạy để truyền đạt những kiến thức theo tài liệu
chuẩn gồm ba mục: Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản theo chuẩn là cả một
vấn đề hết sức nặng nề và phức tạp. Nên trong quá trình dạy các văn bản tôi nghĩ
rằng đối với một giáo viên dạy Ngữ văn đặc biệt khi dạy kiểu bài hướng dẫn đọc
thêm cần chú ý những yêu cầu sau:
- Giáo viên cần linh hoạt lựa chọn kiến thức sao cho phù hợp mà không làm
mất đi kiến thức trọng tâm và cũng gây áp lực nặng nề cho học sinh bằng việc
tránh tích hợp những kiến thức ngoài không cần thiết vào bài dạy.
- Những bài dạy có kèm trong các tiết học văn bản chính thức, thì nên đưa
bài đọc thêm vào phần sau tiết học và với thời lượng vừa phải đủ để lưu ý các em
một số nội dung như câu hỏi định hướng sách giáo khoa.
- Để dạy tốt khâu chuẩn bị vô cùng quan trọng, có lẽ sự chuẩn bị còn công
phu hơn tiết dạy đọc - hiểu thông thường, nhất là các em học sinh phải rất tự giác
trong việc chuẩn bị.
- Coi trọng yếu tố hướng dẫn - tự học của loại bài hướng dẫn đọc thêm và ý
nghĩa của nó trong việc rèn luyện kỹ năng, tiến đến hình thành, xây dựng một
phương pháp tự học làm cơ sở cho quá trình học văn trong nhà trường.
- Nhận rõ vai trò của yếu tố hướng dẫn, để thầy làm tốt nhiệm vụ của mình
trong vai trò này đối với học sinh, giúp các em "tự học" tốt hơn, có hiệu quả hơn.


2
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
- Thấy được các mối quan hệ biện chứng của hai yếu tố "tự học" và "hướng
dẫn". Nếu người giáo viên hướng dẫn tốt tất yếu học sinh sẽ tự học tốt, ngược lại

nếu hướng dẫn có hạn chế, kết quả tự học sẽ không cao.
Tuy nhiên ở từng văn bản, từng tiết dạy, từng thể loại văn học có thể linh
hoạt vận dụng sao cho mục đích cần đạt có hiệu quả rèn đượckỹ năng đọc - hiểu
cho các em trong giờ dạy hướng dẫn đọc thêm.


3
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận:
Luận giáo dục nêu rõ: " Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học";
"phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý trí vươn lên ".
Điều này rất đúng trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay nhất là Ngữ văn
THCS. Môn Ngữ Văn nói chung và Ngữ văn THCS nói riêng có tầm quan trọng
trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh, nó còn thể hiện rõ
mối quan hệ với các môn học. Cũng như các bộ môn khoa học khác Ngữ văn có
vai trò rất quan trọng trong đời sống và phát triển tư duy của con người.
Trong chương trình Ngữ văn THCS bên cạnh hệ thống các văn bản học chính
thức thì loại văn bản hướng dẫn đọc thêm cũng góp phần làm giàu kiến thức cho
học sinh. Nó còn có một vị trí quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng, phương
pháp tự học, tự nghiên cứu một văn bản văn chương cho học sinh góp phần hình
thành cho các em một "văn hóa đọc" đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học
văn.
Theo lí luận văn học đọc - hiểu là hoạt động trung tâm của hoạt động dạy- học
Ngữ văn đổi mới. Bản chất của đọc - hiểu là tìm hiểu phân tích để chiếm lĩnh văn
bản bằng nhiều biện pháp và hình thức dạy học, trong đó biện pháp dạy học được
thực hiện bằng hình thức đối thoại, thảo luận thông qua hệ thống câu hỏi tích hợp

chọn lọc là hình thức dạy học chủ đạo trong một giờ “ hướng dẫn đọc thêm văn
bản”.
Văn bản đọc thêm nói chung có một tác dụng lớn trong giờ học Ngữ văn,
giúp cho việc phân tích thơ văn trở lên sống động có tính truyền cảm, giúp cho
giáo viên cũng như các em học sinh có được niềm vui trong lao động sáng tạo. Giờ
đọc thêm còn có tác dụng giáo dục thẩm mĩ, làm cho các em thêm yêu thích văn
học, nảy sinh ý muốn tìm đọc thêm các tác phẩm văn học nghệ thuật để khám phá
cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa của cuộc sống mà các tác phẩm mang lại.
Xuất phát từ cơ sở đó, việc hướng dẫn đọc tác phẩm không chỉ diễn ra ở các
tiết học đọc - hiểu văn bản chính thức mà còn được chú trọng trong các tiết học
hướng dẫn đọc thêm của chương trình Ngữ văn THCS. Vậy cần dạy kiểu bài đọc
thêm như thế nào để đạt hiệu quả, để rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu cho các em học
sinh đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm ra phương pháp riêng cho mình.
Chính vì vậy để học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, tình cảm
mà tác giả muốn truyền đạt đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp, phải
hướng học sinh tiếp cận đúng vấn đề một cách cụ thể, gần gũi với tư duy, nhận
thức của các em. Nghĩa là gắn với những hiểu biết từ thực tế bài học cũng như thực
tế cuộc sống.
Nắm chắc được các văn bản hướng dẫn đọc thêm sẽ giúp cho học sinh hiểu


4
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
được giá trị đặc sắc của các tác phẩm văn học và biết thưởng thức những cái hay,
cái đẹp ý nghĩa cuộc đời qua những áng văn thơ.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Trong chương trình Ngữ văn THCS hiện nay có đến 31 văn bản được đưa vào
đọc thêm. Điều này cho thấy việc rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu trong các tiết học
đọc thêm cũng rất cần thiết, giúp các em học sinh chủ động nắm tác phẩm, tự làm
sống dậy tác phẩm theo cách riêng.

* Cụ thể các bài đọc thêm:
Lớp Tiết Văn bản hướng dẫn đọc thêm.
Lớp 6
1
Con Rồng cháu Tiên
2
Bánh chưng bánh giầy
13
Sự tích Hồ Gươm
30
Cây bút thần
33
Ông lão đánh cá và con cá vàng
42
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
49
Lợn cưới, áo mới
58
Con hổ có nghĩa
62
Mẹ hiền dạy con
99
Mưa
113
Lòng yêu nước
114
Lao xao
120
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
135

Động Phong Nha
Lớp 7
22
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
23
Côn Sơn ca
26
Sau phút chia ly
35
Xa ngắm thác núi Lư, Phong kiều dạ bạc
42
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
63
Sài gòn tôi yêu
85
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
111
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
120
Quan Âm Thị Kính
Lớp 8
57
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
61
Muốn làm thằng Cuội
69
Hai chữ nước nhà
Lớp 9
21
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

56
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
87
Những đứa trẻ
110
Con cò
139
Bến quê


5
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
Với 31 văn bản đọc thêm thuộc các thể loại điều này cho thấy việc dạy bài
hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên qua dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy xung quanh
vấn đề dạy các bài hướng dẫn đọc thêm còn có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.
Có người cho là không cần thiết lắm bởi nó không nằm trong chương trình kiểm
tra hay thi cử chính vì vậy để thời gian dạy kỹ hơn các tác phẩm chính. Lại có ý
kiến dạy các bài đọc thêm chủ yếu cho học sinh đọc, tóm tắt nội dung. Còn các em
học sinh, khi giáo viên yêu cầu chuẩn bị bài đọc thêm việc các em thường làm là
đọc tác phẩm.
Như vậy, thì việc dạy tiết hướng dẫn đọc thêm quả là nan giải và chưa thực
sự có hiệu quả. Từ lí luận và thực tiễn trên tôi mạnh dạn nghiên cứu “Một số
phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS” nhằm
khắc phục những hạn chế đã nêu trên, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Văn
trong nhà trường.


6
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.

2. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2.1. Thực trạng dạy học kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn
THCS.
Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu khảo sát tôi nhận thấy giáo viên còn lúng
túng trong dạy văn bản đọc thêm, học sinh chưa có ý thức tìm hiểu các kiến thức
có liên quan đến văn bản đọc thêm, chưa nắm được đặc điểm của kiểu bài đọc
thêm. Đặc biệt nhiều em còn chưa xác định được vai trò của những tác phẩm này
trong phần văn học. Chưa thấy được giá trị, ý nghĩa cần thiết của các văn bản trong
việc góp phần định hướng tốt hơn khi học các văn bản chính cùng thể loại. Chính
vì vậy mà các em bị hổng kiến thức, kiến thức còn hạn chế. Một số em khó tiếp thu
một văn bản chứa đựng nhiều ý nghĩa, nhiều triết lí như : Con hổ có nghĩa (lớp 6),
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (lớp 7), Hai chữ nước nhà (lớp 8), Bến quê (lớp 9).
Năm 2013 – 2014 khi dự giờ đồng nghiệp dạy kiểu bài đọc thêm ở lớp 6 tiết
13 bài Sự tích Hồ Gươm đây là một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết, thể loại
này không còn xa lạ với các em vì các em đã được tìm hiểu ở bài Thánh Gióng và
Sơn Tinh, Thủy Tinh. Tuy nhiên giáo viên cũng chưa định hình rõ sự khác biệt giữa
dạy một tiết đọc thêm với một tiết văn bản chính thức nên tiết dạy giống như tiết
tìm hiểu một tác phẩm mới, còn nặng kiến thức, chưa thể hiện được sự giảm tải
làm cho học sinh mệt mỏi mà hiệu quả giờ học lại không cao. Còn học sinh chuẩn
bị bài cũng chưa kĩ nên khi giáo viên hỏi những chi tiết đơn giản trong văn bản
như:
- Vì sao địa điểm trả gươm lại không phải ở Thanh Hoá?
- Hình ảnh rùa vàng hiện lên trong truyện có ý nghĩa gì?
thì một số em chưa trả lời được.
Tôi có khảo sát kết quả nhận thức của các em qua câu hỏi:
- Truyện mang tên Sự tích Hồ gươm có ý nghĩa gì? thì được kết quả như sau:
Tỉ lệ trả lời
Tốt Khá Trung bình Yếu Kém
8% 15,5% 34% 39,1% 3,1%
Cũng với tiết đọc thêm tôi dạy ở lớp 9A tiết 21 bài Chuyện cũ trong phủ chúa

Trịnh thì tình trạng học sinh chuẩn bị bài không tốt còn sơ sài nên cuối giờ tôi có
phát phiếu kiểm tra mức độ nắm bắt bài học của học sinh bằng câu hỏi:
- Tác giả sử dụng hình thức nghệ thuật nào trong văn bản, qua nghệ thuật đó
nội dung mà văn bản phản ánh tới người đọc là gì?
Kết quả khảo sát thực trạng:
Tỉ lệ trả lời


7
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
Tốt Khá Trung bình Yếu Kém
6,1% 15,2% 30,3% 54,5% 9,1%
Chính vì học sinh chưa nắm vững kiến thức bộ môn từ lớp dưới và kiến thức
ngay ở những bài đọc thêm và nên phần nào cũng ảnh hưởng tới việc tìm hiểu và
học các văn bản chính, điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập môn Ngữ
văn. Nên kết quả khảo sát đầu năm không cao cụ thể:
Môn Lớp
Giỏi Khá TB Yếu Kém
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
Kỳ I
9A
(33 HS)
2 = 6,1% 4 = 12,1% 9 = 27,3% 12=36,3 % 6=18,2%
Kỳ I
9B
(33 HS)
1 = 3% 8 = 24,2 % 14=42,5 % 8 = 24,2% 2 = 6,1%
* Đánh giá thực trạng.
Rõ ràng để học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật cơ bản nhất của văn
bản hướng dẫn đọc thêm qua đó thấy được vai trò của nó trong phần văn học góp

phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dạy học các tác phẩm chính là
một vấn đề cần được quan tâm.
Có thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:
Về phía giáo viên:
- Khảo sát thực tế ở các trường THCS trong toàn huyện Tiên Yên, giáo viên
vẫn khó khăn trong việc lựa chọn kiến thức trọng tâm để khai thác.
- Theo thói quen vẫn giáo án soạn và dạy giống như một tiết dạy bình
thường (tuân thủ đầy đủ các bước, các mục ). Chưa có những cách thức giảng dạy
cụ thể đối với bài đọc thêm.
- Giáo viên chưa định hướng dạy như thế nào để đảm bảo đúng một tiết đọc
thêm. ( Cách đây mấy năm là tiết học bình thường, nhưng gần đây lại thay đổi cách
dạy cho vào hướng dẫn đọc thêm nhưng tài liệu chuẩn thì không hề chỉnh sửa.)
- Một số giáo viên phương pháp giảng dạy còn nhiều hạn chế. Hình thức và
phương pháp tổ chức dạy học còn nghèo nàn, nhàm chán, chưa cuốn hút được học
sinh tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo để làm phong phú và hấp dẫn
hơn các giờ giảng của mình như sử dụng công nghệ thông tin, thảo luận nhóm hay
thi đọc diễn cảm
- Giáo viên chưa xác định đúng đặc trưng kiểu bài, chưa định hình được thế
nào là hướng dẫn đọc thêm. Hơn nữa, hầu hết giáo viên còn mâu thuẫn về việc
cung cấp kiến thức giữa “đầy đủ” với “trọng tâm”. Do đó, khi tiến hành dạy học hệ
thống câu hỏi, bài tập còn vụn vặt, vẫn còn ôm đồm, dàn trải, thiếu điểm nhấn.


8
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
- Có giáo viên còn nói nhiều, làm việc thay học sinh nhiều và thậm chí vẫn
còn tình trạng “đọc - chép”. Tính tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh -
học sinh chưa được chú trọng, học sinh ít được tham gia đánh giá, trao đổi, thảo
luận hoặc chất vấn
- Mặt khác từ khi phân phối chương trình có kiểu bài hướng dẫn đọc thêm

chưa có một trường nào tổ chức chuyên đề về vấn đề này nên giáo viên chưa có
điều kiện học hỏi, tham gia góp ý và cùng nhau xây dựng cách dạy hợp lý cho kiểu
bài này.
Về phía học sinh:
- Qua khảo sát điều tra tôi nhận thấy học sinh có tâm lí coi nhẹ các bài đọc
thêm, không cần học nhiều, tìm hiểu nhiều. Cho nên rất nhiều em khi học xong
chưa nắm được những kiến thức trọng tâm nhất của bài học.
- Trong quá trình ôn tập các em chỉ để ý đến những tác phẩm chính vì nó
liên quan đến kiểm tra, thi cử ( hầu hết các em quan niệm bài đọc thêm là bài học
không bắt buộc, giáo viên không kiểm tra, đánh giá và thi cử đến những tác phẩm
này).
- Khả năng nói trước tập thể còn hạn chế, chưa quen với cách học có hướng
dẫn.
- Mặt khác, học sinh cho rằng các tác phẩm học chính đã quá nhiều, nên
không còn thời gian giành cho các tác phẩm đọc thêm.
Giờ học bài đọc thêm cũng chưa thực sự lôi cuốn được các em vì phần lớn
thường diễn ra đơn điệu, nhàm chán và tẻ nhạt. Do đó bài đọc thêm chưa phát huy
được hết tác dụng của nó trong việc cung cấp mở rộng kiến thức văn học, rèn kỹ
năng sống thông qua các văn bản văn học hiện đại và đặc biệt là nâng cao khả năng
đọc và tự học của học sinh.
2.2. Các biện pháp thực hiện.
* Một số yêu cầu trong dạy và học kiểu bài hướng dẫn đọc thêm.
Thực hiện dạy kiểu bài Đọc thêm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ
GD&ĐT tại Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc
hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Ngữ văn; công văn số: 1456/PGD&ĐT-
THCS ngày 18/12/2012 của Phòng GD&ĐT về việc Hướng dẫn tổ chức dạy học
môn Ngữ văn năm học 2012-2013 giáo viên cần:
- Thực hiện theo đúng hướng dẫn giảm tải.
- Giảm bớt thời lượng của các bài Đọc thêm cho các nội dung khác.
- Sở GD&ĐT không có khung mẫu giáo án cụ thể cho bài đọc thêm.

- Không dựa vào Chuẩn kiến thức- kĩ năng làm căn cứ xây dựng mục tiêu bài
học (vì giảm tải ra sau chuẩn kiến thức- kĩ năng).


9
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
- Tổ chức các hoạt động cho học sinh khai thác kiến thức một cách hết sức
nhẹ nhàng.
- Giáo viên có thể linh hoạt trong tiến trình bài dạy - giáo dục nhưng cần lựa
chọn câu hỏi định hướng học sinh vận dụng lí thuyết đọc - hiểu theo đặc trưng thể loại
để nhận diện được những nét khái quát nhất về đặc sắc nghệ thuật và giá trị nội dung của
văn bản.
- Không ra bài tập, không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh vào
những bài đọc thêm. Tuy nhiên, giáo viên và học sinh vẫn có thể tham khảo các bài
đọc thêm đó để tăng sự hiểu biết cho bản thân.
Xuất phát từ yêu cầu trên tôi đã nghiên cứu đưa ra những biện pháp sau để dạy tốt
hơn văn bản hướng dẫn đọc thêm.
2.2.1. Định hướng cần tìm hiểu những nội dung trong kiểu bài hướng dẫn đọc
thêm theo đặc trưng thể loại.
a. Hướng dẫn đọc thêm văn bản thơ.
Để học tốt văn bản đọc thêm về thể loại thơ giáo viên cần chú ý cho học sinh
tìm hiểu các vấn đề sau:
- Đọc diễn cảm và giải nghĩa các từ ngữ cần thiết: giáo viên có thể cho học
sinh đọc văn bản ngay từ đầu tiết học không nhất thiết phải đi theo trình tự như ở
giáo án chính. Mục đích là biến văn bản thành tác phẩm trong từng học sinh, làm
sống dậy tâm tư tình cảm của nhà thơ gửi gắm trong đó.
- Tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ (sơ lược ).
- Nhìn tổng quát bài thơ: nhan đề, bố cục và hình tượng thơ.
- Phân tích nội dung bài thơ chú ý khai nội dung trọng tâm nhất về:
+ Bức tranh thiên nhiên hoặc cuộc sống được tái tạo lại bằng cảm xúc của

nhà thơ.
+ Hình tượng chủ thể trữ tình là mạch cảm xúc và suy tư của nhà thơ được
bộc lộ trực tiếp qua ngôn từ, hình ảnh, kết cấu và các chặng đường phát triển của
nó.
Cần đọc - hiểu để thấy rõ hai hình tượng đó nương tựa vào nhau, đan xen
nhau trong bài thơ.
- Khám phá chủ đề tư tưởng tác phẩm.
+ Bài thơ thể hiện tình cảm gì, của ai?
+ Điều sâu kín mà nhà thơ muốn bày tỏ?
+ Ý nghĩa khái quát toát ra từ hình tượng thơ?
* Ví dụ khi hướng dẫn đọc thêm tiết 69 văn bản: Hai chữ nước nhà (lớp 8) giáo
viên hướng dẫn học sinh nắm được ba ý trọng tâm sau:


10
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ éo le đau đớn, xót xa trước cảnh nước
mất nhà tan, cha con li biệt. Lời khuyên của người cha như một lời trăng trối.
Bằng nghệ thuật nhân hóa, so sánh tác giả đã cho người đọc thấy được nỗi
lòng người cha trước cảnh nước mất nhà tan. Đây là nỗi đau thiêng liêng cao cả,
vượt lên trên số phận cá nhân mà trở thành nỗi đau non nước, kinh động cả trời
đất.
Với giọng điệu thống thiết chân thành người cha đã nói lên thế bất lực của
mình và lời trao gửi cho con. Từ đó khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm
được. Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông. Đặt niềm tin vào con và đất
nước.
Tuy nhiên mỗi bài thơ, mỗi thể thơ có những đặc điểm khác nhau nên không
thể áp đặt máy móc cách cách học cho tất cả các bài mà giáo viên cần linh hoạt lựa
chọn nội dung kiến thức cho phù hợp.
Tuỳ từng bài đọc - hiểu mà vận dụng cho hợp lí. Chỉ cần làm thế nào cho

học sinh "lắng nghe cho được nhịp điệu của cuộc sống nằm im trong chữ nghĩa, để
tim mình rung cảm trở lại cái rung cảm của tác giả, cũng vui buồn, yêu ghét,
thương nhớ, đồng cảm…, nâng mình lên xúc cảm với cái đẹp trong hình tuợng thơ
văn; nghe nhạc mà thấy mùi hương, nghe tiếng động mà thấy tĩnh mịch, thấy bóng
đèn mà bóng tối hoá thâm u."( Lê Trí Viễn )
b. Hướng dẫn đọc thêm văn bản truyện.
Giáo viên cần định hướng những vấn đề sau:
- Phần giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm có thể cho học sinh tự tìm hiểu.
Giáo viên chỉ cần hỏi một đến hai nét đáng chú ý nhất trong cuộc đời, sự nghiệp
hay phong cách của nhà văn; vị trí của tác phẩm trong nền văn học (nếu chiếm vị
trí mở đường cho một trào lưu hay một vị trí cao trong dòng văn học đó).
- Với phần đọc văn bản: đối với những văn bản ngắn có thể cho đọc hết hoặc
một phần văn bản trên lớp còn lại học sinh tự đọc ở nhà. Đối với văn bản dài giáo
viên cho học sinh tóm tắt lại truyện không nhất thiết phải đọc.
- Tìm hiểu về kết cấu văn bản, tình huống truyện (nếu có).
- Tìm hiểu sự kiện - nhân vật ( nhân vật chính, nhân vật phụ ).
+ Phân tích các chi tiết về hành vi, lời nói của nhân vật dựa trên các câu hỏi
mang tính khái quát hoặc cốt lõi( tránh cách hỏi tràn lan, vụn vặt, câu hỏi phân tích
quá chi tiết như một tiết chính) làm bộc lộ nét bản chất của con người mà tác phẩm
hướng tới.
* Ví dụ khi dạy tiết 111, bài: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
(lớp 7) giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích về hành vi, lời nói của hai nhân
vật đó là Va-ren và Phan Bội Châu qua đó làm bộc lộ nét bản chất tính cách của
hai nhân vật trong tác phẩm.


11
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
Va-ren: Lời hứa dối trá, hứa để ve vuốt, trấn an nhân dân Việt Nam thực
chất đó là một trò lố. Qua đó học sinh thấy được hắn là kẻ thực dụng sẵn sàng làm

mọi thứ vì quyền lợi cá nhân.
Phan Bội Châu là một bậc anh hùng, một vị thiên sứ, một đấng xả thân đã
phớt lờ trước cách ứng xử của Va-ren. Qua hành động im lặng phớt lờ, coi như
không có Va-ren trước mặt đã bộc lộ thái độ khinh bỉ, bản lĩnh kiên cường của
Phan Bội Châu trước kẻ thù.
- Mặt khác khám phá bài học hay thông điệp, nội dung chính của văn bản
mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản.
* Ví dụ ở tiết 63, văn bản Sài Gòn tôi yêu (lớp 7) học sinh sẽ khám phá được thông
điệp, nội dung chính của văn bản đó là:
Những ấn tượng về vẻ đẹp của Sài Gòn: là thành phố trẻ, cư dân hoà hợp,
khí hậu có nhiều ưu đãi đối với mọi người. Từ đó thấy được cảm nhận tinh tế và
tình yêu tha thiết, nồng nhiệt, sâu sắc của tác giả với nơi đây.
Vẻ đẹp của con người Sài Gòn: sống cởi mở, trung thực, ngay thẳng, tốt
bụng. Đặc biệt là những cô gái thì giản dị, khoẻ mạnh, lễ độ, tự tin. Chứng tỏ tác
giả coi trọng các giá trị truyền thống mang bản sắc riêng.
Các trình tự khi hướng dẫn đọc thêm văn bản truyện như một định hướng chung
còn cụ thể từng loại truyện; truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại ngắn
hay dài… cần có cách phân tích cụ thể.
2.2.2. Một số phương pháp dạy kiểu bài hướng dẫn đọc thêm.
a. Phương pháp định hướng chung.
a.1. Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu để phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (phương pháp chung).
Điều quan trọng là phải giúp người học biết cách khai thác, lựa chọn tìm
kiếm thông tin bằng cách hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu. Khi người
học có phương pháp, thói quen, ý chí tự học thì sẽ ham học, thích học, đó là điều
kiện tốt để khơi dậy nội lực, khả năng vốn có của mỗi cá nhân, kết quả học tập sẽ
nâng cao. Thói quen tự học được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, học trên lớp, học ở
nhà, học trong thư viện và học ngoài thực tiễn cuộc sống, thông qua các phương
tiện: tài liệu, sách báo, truyền hình, phim ảnh, internet, thực tiễn, thầy cô giáo và
những người xung quanh.

Hướng dẫn học sinh tự làm việc với sách giáo khoa. Sách giáo khoa là một
công cụ không thể thiếu trong quá trình tự học của học sinh. Việc sử dụng sách
giáo khoa có hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc nắm vững kiến thức nói
chung và phát huy tính tích cực tự giác của học sinh.
Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa trong phần đọc thêm để chuẩn
bị bài trước khi đến lớp (soạn bài). Để sử dụng sách giáo khoa học tập đạt kết quả
tốt, người giáo viên cần đề ra những nhiệm vụ học tập cụ thể cho học sinh đối với
việc đọc hiểu văn bản đọc thêm.


12
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
Hướng dẫn học sinh tự đọc văn bản và trả lời các câu hỏi trong sách giáo
khoa.
Hướng dẫn học sinh thu thập, chọn lọc, sắp xếp tư liệu có liên quan tới các
văn bản đọc thêm.
Tính tích cực học tập biểu hiện những dấu hiệu như: hăng hái, chủ động, tự
giác tham gia các hoạt động học tập, thích tìm tòi khám phá những điều chưa biết
dựa trên những cái đã biết. Sáng tạo vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc
sống…
a.2. Phương pháp đặt câu hỏi.
Đọc - hiểu văn bản là hoạt động trung tâm của hoạt động dạy học Ngữ văn
đổi mới. Bản chất của đọc - hiểu văn bản là tìm hiểu phân tích để chiếm lĩnh văn
bản bằng nhiều biện pháp và hình thức. Trong đó biện pháp dạy học bằng hệ thống
câu hỏi cảm thụ văn bản được thực hiện dưới hình thức đối thoại là chủ đạo trong
một giờ “Hướng dẫn đọc thêm văn bản”. Vì vậy mà những văn bản đọc thêm có
tác dụng lớn cho các giờ học văn chính thức khác, nó là những kiến thức bổ trợ cho
giáo viên và học sinh, đồng thời giáo dục thẫm mỹ giúp các em yêu thích văn học
nảy nở ý muốn tìm đọc thêm các tác phẩm văn học nghệ thuật đã làm cho mình
rung động một cách chủ động, làm sống dậy tác phẩm văn học theo cách riêng của

mình.
Trong thiết kế văn bản đọc thêm hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra không
cần nhiều và cũng không nên dàn trải, vụn vặt…Khi xây dựng hệ thống các câu hỏi
giáo viên cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Cần xây dựng hệ thống câu hỏi trọng tâm, phải bám sát vào văn bản, tập
trung vào những giá trị nổi bật hay độc đáo của tác phẩm và có cách diễn đạt trong
sáng.
- Hệ thống câu hỏi phải tập trung kích thích được tư duy sáng tạo, trí thông
minh của học sinh, tức là phải tập trung chú ý vào loại câu hỏi khái quát, tổng hợp
vấn đề, câu hỏi tìm tòi.
- Hệ thống câu hỏi vừa phải vạch ra được quá trình phân tích, cắt nghĩa, bình
giá tác phẩm, vừa phải nêu ra được những nhận thức về tri thức cũng như tác dụng
của tác phẩm đối với học sinh.
- Hệ thống câu hỏi phải giúp học sinh hình thành được những phương pháp
và kĩ năng tự đọc, tự khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm văn chương. Câu hỏi phải
đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính nghệ thuật, tính sư phạm và phải phù
hợp với quy luật tiếp nhận tác phẩm văn chương.
* Ví dụ: Tiết 21, văn bản: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Lớp 9).
Để tìm hiểu thú ăn chơi của chúa giáo viên đưa câu hỏi:
Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa
được tác giả miêu tả như thế nào? Những thú đó chúa thu, tìm ở đâu mà ra?


13
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
Việc sử dụng nghệ thuật miêu tả ở đây có tác dụng gì?
Để tìm hiểu thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận giáo viên xây dựng câu hỏi như sau:
Chỉ ra những thủ đoạn của bọn hầu cận? Đó là những thủ đoạn như thế
nào?
Vì sao quan lại có những thủ đoạn nhũng nhiễu dân như vậy?

Chú ý đoạn cuối: “ nhà ta ở…” Đoạn này cho biết điều gì? Tại sao những
cây quý hiếm đó phải chặt đi? Đoạn văn này có ý nghĩa gì?
Với hệ thống câu hỏi sẽ hình thành cho học sinh khả năng tìm ra bố cục của văn
bản cũng như nội dung, nghệ thuật mà văn bản đề cập đến.
- Ngoài ra khi tổng kết một nội dung hay cả văn bản để tránh khô khan giáo
viên có thể cho thêm câu hỏi cảm xúc, hình dung tưởng tượng hoặc câu hỏi mang
tính so sánh tổng hợp để khuyến khích các em học sinh khá giỏi cảm thu sâu hơn
về văn bản.
b. Vận dụng các hình thức và phương pháp vào dạy học một văn bản hướng
dẫn đọc thêm.
b.1. Phần kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài.
Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp bằng hình thức thiết kế câu hỏi trắc
nghiệm ngắn để học sinh trả lời cá nhân hoặc tổ chức trò chơi đoán tranh để tạo
không khí hứng thú sôi nổi (nhất là đối với các văn bản truyện dân gian ở lớp 6).
Ví dụ:
- Khi dạy bài “Cây bút thần” (Lớp 6) thuộc thể loại truyện cổ tích, giáo
viên có thể chuẩn bị các tranh về truyện cổ tích “Sọ Dừa”, “Thạch Sanh”, “Em bé
thông minh” để học sinh đoán nội dung, tên truyện. Giáo viên cũng có thể chuẩn bị
trước hình ảnh liên quan đến nội dung câu chuyện “Cây bút thần” để học sinh dự
đoán trước tên truyện hoặc nội dung truyện.
Một số tranh minh họa cho các văn bản
Thạch Sanh Em bé thông minh Sọ Dừa


14
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
- Khi dạy bài “Mưa” giáo viên có thể kiểm tra bài cũ của học sinh dưới hình
thức trả lời một vài câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến văn bản Đêm nay Bác không
ngủ” hoặc văn bản “Lượm”.
Giáo viên linh hoạt không kiểm tra bài cũ, mà sử dụng phương pháp thuyết

trình kết hợp với nêu vấn đề (hoặc kết hợp cả sử dụng tranh ảnh) để dẫn dắt vào
tiết đọc thêm một cách thật ấn tượng, ngắn gọn.
Ví dụ giới thiệu bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng (Lớp 6) thông qua
quan sát tranh.

Hoặc sử dụng những đoạn video ngắn để giới thiệu bài.
Giáo viên nên linh hoạt thay đổi cách kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài sẽ lôi cuốn
được học sinh vào bài học, tạo tâm thế tốt cho các em tìm hiểu khám phá nội dung,
ý nghĩa của tác phẩm.
b.2. Phần giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
Giáo viên tổ chức học sinh hoạt động cá nhân bằng phương pháp như: vấn
đáp (với câu hỏi ngắn, yêu cầu trả lời nhanh), nêu và giải quyết vấn đề, nối cột,
điền thông tin phù hợp vào chỗ trống
* Ví dụ: Khi dạy bài Con cò lớp 9 giáo viên đưa câu hỏi tìm hiểu về tác
phẩm.
Thời gian sáng tác của văn bản này là:
a. 1958 b. 1961 c. 1962 d. 1965
Khi dạy bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Lớp 7) giáo viên cho học sinh
chơi một trò chơi tạo không khí cho lớp học. Giáo viên sử dụng máy chiếu có hình
ảnh bốn loài hoa sau mỗi bức ảnh đó chứa đựng câu hỏi về tác giả, tác phẩm. Học
sinh lựa chọn loài hoa mình yêu thích và trả lời câu hỏi thông qua sự chuẩn bị ở
nhà.
1. Những năm nào sau đây là năm sinh năm mất của Đỗ Phủ?
A. 701 - 762 B. 712 - 770 C. 659 – 744
2. Tên tự và tên hiệu của Đỗ phủ là gì?
A. Tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ.


15
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.

B. Tự Quý châu hiệu, Tứ Minh cuồng khách.
C. Tự Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng.
3. Quê của Đỗ Phủ ở đâu?
A. Huyện Củng, tỉnh Hà Nam.
B. Ở Vĩnh Hưng,Việt Châu (nay thuộc huyệnTiêu Sơn tỉnh Chiết Giang)
C. Ở Cam Túc; lúc năm tuổi gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương
Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên).
4. Đặc điểm nổi bật về cuộc đời Đỗ Phủ là gì?
A. Sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô.
B. Có một thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt đời sống trong cảnh
đau khổ, bệnh tật.
C. Dẫu muốn góp phần cứu đời, giúp dân song chưa bao giờ ông được toại nguyện.
Sau trò chơi khám phá tri thức thông qua các câu hỏi trắc nghiệm giáo viên chốt
bằng video về tác giả, tác phẩm.
Bên cạnh đó giáo viên sử dụng phương pháp giao nhiệm vụ để học sinh về
nhà thực hiện.
Sử dụng các phương pháp này với mục đích: kiểm tra năng lực tự học của học
sinh; kiểm tra khả năng độc lập giải quyết vấn đề của học sinh; kiểm tra khả năng
trình bày hiểu biết về vấn đề mà giáo viên đưa ra.
b.3. Phần đọc-hiểu văn bản.
b.3.1. Đọc, chú thích
* Phần đọc:
Giáo viên tổ chức học sinh đọc phân vai với những văn bản nhiều nhân vật.
Ví dụ: Văn bản “Chân, tay, tai, mắt, miệng”, “Ông lão đánh cá và con cá
vàng”.
Giáo viên cho nghe đọc mẫu (giáo viên đọc hoặc sử dụng clip đọc mẫu),
hướng dẫn học sinh đọc một đoạn đối với văn bản dài hoặc không đọc mà tóm tắt
nội dung, cốt truyện.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản (đối với phần truyện). Có ba
cách làm như sau: Trò chơi “nhanh tay, nhanh mắt” (các sự việc này do giáo viên

chuẩn bị trước), hoặc tiếp sức mỗi người tóm tắt sự việc chính của một đoạn, tóm
tắt theo tranh
Ví dụ: Khi dạy bài “Bánh chưng bánh giầy”, giáo viên có thể thiết kế sự
việc như sau:
1. Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho con nhưng không biết chọn ai cho
xứng đáng nên đã ra điều kiện ai làm vừa ý sẽ truyền ngôi cho.


16
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
2. Lang Liêu nằm mộng thấy thần mách làm bánh lễ Tiên vương.
3. Các lang ra sức tìm của ngon vật lạ về lễ Tiên vương.
4. Lang Liêu làm hai thứ bánh (một loại hình vuông, một loại nặn hình tròn) đem
lễ Tiên vương.
5. Vua Hùng chọn hai thứ bánh của Lang Liêu đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
Đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng, bánh hình tròn là bánh giầy và truyền ngôi
cho Lang Liêu.
6. Lang Liêu (con thứ mười tám) rất buồn vì nghèo, trong nhà chỉ có khoai và lúa.
Sau đó yêu cầu học sinh sắp xếp lại sự việc và đọc thành bản tóm tắt hoàn chỉnh.
* Phần chú thích:
Tìm hiểu chú thích có thể lồng vào phân tích hoặc tìm hiểu một cách chọn
lọc. Có thể tổ chức cho học sinh tìm nghĩa tương ứng của từ.
Ví dụ: Khi dạy bài “Chân, tay, tai, mắt, miệng”, giáo viên nên khai thác chú
thích “tị”: so tính, không bằng lòng trước những gì người khác được hưởng, “hăm
hở”: dáng bộ hăng hái muốn thực hiện nhanh ý định; “nói thẳng”: nói trực tiếp,
không dấu diếm những điều muốn nói; “tê liệt”: mất cảm giác và khả năng cử
động. Các chú thích khác nên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu.
b.3.2. Kết cấu, bố cục:
Khi tìm hiểu về thể loại, phương thức biểu đạt giáo viên dùng phương
pháp vấn đáp, trắc nghiệm hoặc sử dụng phương pháp trò chơi: giáo viên có thể

thiết kế cho học sinh trò chơi tiếp sức nhau trả lời thật nhanh hiểu biết cá nhân về
thể loại, tên tác phẩm, đặc trưng.
Ví dụ: Khi dạy bài “Lao xao” giáo viên hỏi:
- Văn bản thuộc thể loại gì? Kể tên những văn bản cùng thể loại? Đặc trưng của
thể kí là gì?
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhanh bố cục theo ba cách:
Cách 1: Học sinh tự xác định bố cục, nội dung từng phần.
Cách 2: Giáo viên xác định bố cục, học sinh tìm nội dung tương ứng.
Cách 3: Giáo viên xác định trước nhưng đảo trật tự bố cục, học sinh sắp xếp lại cho
chính xác.
Ví dụ hướng dẫn đọc thêm văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Lớp 7):
Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để được một nhận định đúng?
A B
1. Khổ thơ 1 a. Cảnh đêm trong nhà bị tốc mái.
2. Khổ thơ 2 b. Cảnh nhà tranh bị gió thu phá


17
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
3. Khổ thơ 3 c. Ước vọng của nhà thơ.
4. Khổ thơ 4 d. Cảnh trẻ con cướp mái tranh.
b.3.3. Phân tích
Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thảo luận nhóm: Tổ chức học sinh thảo luận nhóm (nên chia
nhóm nhỏ từ 2 đến 6 học sinh /nhóm) theo định hướng trong phiếu học tập do giáo
viên chuẩn bị.
Ví dụ khi dạy tiết 42, văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Lớp 7) giáo
viên chia lớp thành bốn nhóm với các câu hỏi:
Nhóm 1:
Tìm hiểu khổ 1

- Nỗi khổ đầu tiên là gì ?
- Nhà Đỗ Phủ bị phá trong hoàn cảnh thời tiết như thế nào?
- Cảnh ngôi nhà bị phá được miêu tả qua những chi tiết nào ? Gợi lên một
cảnh tượng như thế nào?
- Em hãy hình dung tâm trạng chủ nhân ngôi nhà bị phá ra sao?
Nhóm 2:
Tìm hiểu khổ 2
- Nỗi khổ nhà thơ phải chịu ở đây là gì?
- Lũ trẻ có những thái độ và hành động gì? Tìm câu thơ diễn tả?
- Tâm trạng của tác giả được bộc lộ như thế nào?
Nhóm 3:
Tìm hiểu khổ 3
- Nỗi khổ thứ ba của nhà thơ là gì?
- Không gian được miêu tả như thế nào? Cái khổ được tác giả diễn tả ra sao?
- Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Ta hiểu gì về cuộc sống của gia
đình nhà thơ?
Nhóm 4:
Tìm hiểu khổ 4
- Nội dung của khổ 4? Nhà thơ mong ước điều gì?
- Ngôi nhà đó như thế nào? Nghệ thuật được sử dụng?
- Từ ước mơ đẹp đẽ cao cả này cho em hiểu gì về nhà thơ Đố Phủ ?
Với cách chia nhóm này các em sẽ tập chung tìm hiểu và trả lời trên cơ sở bàn bạc
thống nhất ý kiến. Từ đó giáo viên sẽ chốt lại kiến thức trọng tâm cần nắm trong
bài.
Phương pháp trò chơi kết hợp với vấn đáp, giảng bình: Tổ chức một số
trò chơi như “giải ô chữ”, “rung chuông vàng”, “tiếp sức” để tìm hiểu nội dung
và nghệ thuật của văn bản. Để tổ chức tốt được trò chơi, giáo viên phải chú ý xây
dựng hệ thống câu hỏi gợi mở về nội dung và nghệ thuật của bài.



18
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về nhân vật mụ vợ trong bài “Ông lão đánh cá và con
cá vàng” (Lớp 6) giáo viên có thể tổ chức học sinh trong lớp chơi trò chơi ô chữ
để tìm ra từ chìa khóa có liên quan đến nhân vật trong văn bản. Giáo viên lưu ý
chọn từ chìa khóa phải làm nổi bật được tính cách của nhân vật, cũng như các câu
hỏi phải làm nổi bật trọng tâm bài.
Ví dụ hệ thống câu hỏi để tìm ra các ô hàng ngang và từ chìa khóa sau:
1 M Ắ N G
2 M Á N G L Ợ N
3 Q U Á T T O
4 M Ộ T C Á I N H À
5 T Á T N Ư Ớ C
6 N H Ấ T P H Ẩ M P H U N H Â N
7 G I Ậ N D Ữ
8 N Ữ H O À N G
9 T Á T
10 T H Ị N H N Ộ
11 B Ắ T R A B I Ể N
12 L O N G V Ư Ơ N G
CHÌA
KHÓA
M A T M C H I A A O B B L
T H A M L A M B Ộ I B Ạ C
Hàng ngang thứ 1 (gồm 4 chữ cái): Phản ứng của mụ vợ khi biết chồng đã
thả cá vàng mà không đòi hỏi gì? (mắng)
Hàng ngang thứ 2 (7 chữ cái): Đòi hỏi đầu tiên của mục vợ đối với cá vàng?
(máng lợn)
Hàng ngang thứ 3 (6 chữ cái): Phản ứng của mụ vợ sau khi được cái máng
mới? (quát to).

Hàng ngang thứ 4 (9 chữ cái): Đòi hỏi thứ hai của mụ vợ là gì? (một cái
nhà)
Hàng ngang thứ 5 (7 chữ cái): Phép so sánh để thể hiện ông lão bị vợ mắng
rất nhiều? (tát nước).


19
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
Hàng ngang thứ 6 (14 chữ cái): Đòi hỏi của mụ vợ sau khi có được tòa nhà?
(nhất phẩm phu nhân).
Hàng ngang thứ 7 (6 chữ cái): Thái độ của mụ vợ sau ít tuần lễ làm “Nhất
phẩm phu nhân”? (giận dữ).
Hàng ngang thứ 8 (6 chữ cái): Đòi hỏi thứ tư của mụ vợ là gì? (nữ hoàng)
Hàng ngang thứ 9 (3 chữ): Mụ vợ đã có hành động này khi thấy ông lão
hoàng sợ, kêu xin? (tát).
Hàng ngang thứ 10 (6 chữ cái): Thái độ của mụ vợ sau ít tuần làm “Nữ
hoàng”? (thịnh nộ)
Hàng ngang thứ 11 (12 chữa cái): Mụ vợ đã hành động thế nào với người
chồng đáng thương khi mụ nổi cơn thịnh nộ? (bắt ra biển).
Hàng ngang thứ 12 (8 chữ cái): Mụ vợ tiếp tục muốn gì sau khi đã là “Nữ
hoàng”? (Long vương)
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu bằng sơ đồ tư duy
Ví dụ bài: Côn Sơn ca (Lớp 7) để xây dựng được sơ đồ tư duy phù hợp với
nội dung bài, giáo viên cần yêu cầu học sinh chuẩn bị kĩ các nội dung ở nhà. Và có
thể hướng dẫn các em tự thể hiện nội dung bài học qua sơ đồ tư duy. Mặt khác khi
tiến hành giờ học trên lớp giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi thảo luận cho các
nhóm để chốt lại nội dung thể hiện trong sơ đồ. Cụ thể:
Nhóm 1,3 thảo luận nội dung 1 với các câu hỏi sau:
- Câu 1: Cảnh trí Côn Sơn được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Câu 2 : Những nét tiêu biểu nào của cảnh vật Côn Sơn được nhắc tới trong những

câu thơ đó?
- Câu 3 : Để làm nổi bật những nét tiêu biểu đó tác giả đã sử dụng những biện pháp
nghệ thuật nào?
- Câu 4 : Qua đó nêu cảm nhận chung của em về cảnh trí thiên nhiên nơi đây?
Nhóm 2,4 thảo luận nội dung 2 với các câu hỏi sau:
- Câu 1: Từ" ta" có mặt trong bài thơ ấy mấy lần ? Em hiểu "ta" là ai ? Nhân vật Ta
đã làm gì ở Côn Sơn?
- Câu 2: Qua những hành động đó của nhân vật ta hiện lên một Nguyễn trãi đang
sống như thế nào?
- Câu 3: Em hãy chỉ ra nghệ thuật được sử dụng ở đây? Qua đó em cảm nhận được
gì về người và cảnh vật?
Vì bài này có hai nội dung cơ bản đó là: cảnh trí Côn Sơn và cảnh sống, tâm hồn
Nguyễn Trãi ở Côn Sơn nên sẽ có hai nhóm cùng thảo luận những câu hỏi giống
nhau. Các nhóm trình bày bổ sung kiến thức cho nhau để cuối cùng giáo viên chốt
bằng sơ đồ sau:


20
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
b.3.4. Tổng kết, luyện tập, củng cố.
Giáo viên có thể sử dụng các hình thức sau:
Sử dụng phương pháp vấn đáp bằng câu hỏi trắc nghiệm.
Ví dụ khi tìm hiểu về nghệ thuật của văn bản “Ông lão đánh cá và con cá
vàng” (Lớp 6), giáo viên có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm nhanh như: Đánh dấu
(X) vào ô trống mà em cho là đúng với nghệ thuật của truyện “Ông lão đánh cá và
con cá vàng”?
- Sự lặp lại tăng tiến các tình huống cốt truyện.
- Sử dụng từ ngữ mang tính biểu trưng
- Sự đối lập giữa các nhân vật.
- Sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.

- Đan xem giữa hiện thực và ảo mộng.
Tổ chức trò chơi “Ngôi sao may mắn”, “Sắc màu em yêu”
Ví dụ: Để củng cố bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng” giáo viên thiết kế
trò chơi sắc màu em yêu như sau:


21
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
Mỗi màu sắc tương ứng với 01 câu hỏi:
Màu vàng: Qua nhân vật mụ vợ, em rút ra bài học gì trong cuộc sống?
Màu đỏ: Em thấy nhân vật mụ vợ có tính cách giống những nhân vật cổ tích
nào đã học?
Màu tím: Cuối cùng, mụ vợ đã bị trừng trị như thế nào?
Màu xanh: Cuối cùng, mụ vợ đã bị trừng trị như thế nào?
Màu hồng: Em có cảm nghĩ gì về tính cách của mụ vợ?
Cho nghe lại câu chuyện đã được chuyển thể thành phim hoạt hình hoặc
xem clip về nội dung chính của bài. Ví dụ: Xem clip về cầu Long Biên, động
Phong Nha, clip hoạt hình.
Tổ chức học sinh đọc diễn cảm, kể chuyện theo tranh.
Tổ chức học sinh chuyển thể kịch bản
Đó là một số các phương pháp và hình thức để giáo viên khai thác và học sinh
tìm hiểu tốt về văn bản hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
2.3. Kết quả.
Việc áp dụng các phương pháp trên vào những giờ dạy hướng dẫn đọc thêm
văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 kỳ I và đã thu được kết quả như sau:
a. Đối với học sinh:
Tỉ lệ học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa, tư tưởng mà văn bản
cung cấp:



22
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
Tốt Khá Trung bình Yếu
12,1% 27,3% 51,5% 9,1%
Từ việc tiếp thu có hiệu quả các giờ hướng dẫn đọc thêm văn bản cũng đã
góp phần nâng cao chất lượng học bộ môn.
Môn Lớp
Giỏi Khá TB Yếu Kém
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
Kỳ I
9A
(33 HS)
4 = 12,1% 7 = 21,2% 20 = 60,7% 2 = 6% 0
Kỳ I
9B
(33 HS)
3 = 9,1% 14 = 42,4% 14 = 42.5% 2 = 6% 0
Rõ ràng khi có sự đầu tư nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm kết quả giảng
dạy đã có sự chuyển biến tích cực. Tỉ lệ học sinh tiếp thu và hiểu các văn bản đọc
thêm đến cuối kỳ tăng lên rõ rệt từ thực trạng ban đầu là 51,6% trên trung bình đã
tăng lên trên 90% , tỉ lệ học sinh nhận biết ở mức độ yếu và kém cũng giảm đáng
kể không còn học sinh ở mức độ kém.
Học sinh nắm bắt được các văn bản hướng dẫn dọc thêm cũng góp phần
nâng cao hiệu quả giảng dạy ở các tiết học văn bản khác cũng như ở phân môn
Tiếng Việt và Tập làm văn. Bởi hai phân môn này vẫn có những bài sử dụng ngữ
liệu ở các tiết đọc thêm. Chính vì vậy kết quả tổng kết học tập của học sinh kỳ I là
rất khả quan.
Như vậy các phương pháp đưa ra mang lại hiệu quả giảng dạy giúp học sinh
học tốt và yêu thích học môn Văn hơn. Còn giáo viên làm căn cứ để dạy học tốt
hơn.

2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm.
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy muốn dạy tốt, học tốt thì cần có sự
đầu tư, hướng dẫn của giáo viên và sự chuẩn bị chu đáo của học sinh cụ thể:
* Đối với giáo viên:
Đối với giáo viên bài đọc thêm văn học yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn
học sinh tự học là chính. Giáo viên không làm thay trên lớp mà kiểm tra khả năng
tự đọc, tự học của học sinh và điều chỉnh cho hợp lí những nội dung kiến thức cần
đạt trong từng bài.
Giáo viên cần xác định nội dung chính cần truyền đạt, tập trung vào kiến
thức trọng tâm.


23
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
Giáo viên cần sử dụng sáng tạo thời gian, áp dụng hình thức và phương pháp
phù hợp với đối tượng học sinh và thực tế nhà trường:
- Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học căn cứ vào nội
dung của bài mà giáo viên xác định phương pháp dạy học một cách phù hợp với
đặc trưng kiểu bài.
- Cần linh hoạt, biến hóa về hình thức tổ chức dạy học để không gây nhàm
chán, kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: tăng cường sử
dụng dạy học nêu vấn đề, dạy học khám phá, hoạt động nhóm, đối thoại, chất vấn,
đóng vai, tình huống, sơ đồ tư duy vào dạy học ).
Giáo viên cần chú trọng rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh, cần hướng
dẫn về nhà cụ thể đối với từng bài đọc thêm để các em có định hướng chuẩn bị tốt
cho giờ học (giáo viên phải kiên trì hướng dẫn, luyện tập, làm mẫu để hình thành
cho các em kỹ năng khả năng thực hành nhất là đối với lớp 6).
Cần tăng cường cho học sinh có nhiều cơ hội để được tự đánh giá, đánh giá
lẫn nhau (hoặc đối thoại với giáo viên và với học sinh). Nói cách khác, trong quá
trình dạy học phải có sự tương tác giữa thầy - trò, trò - trò.

* Đối với học sinh:
Trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên các em cần phải đọc và tìm hiểu trước
tác phẩm ở nhà.
Tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật thông qua việc trả lời các câu
hỏi trong phần hướng dẫn đọc thêm ở cuối mỗi bài trong sách giáo khao (hoặc tìm
hiểu tác phẩm theo yêu cầu của giáo viên).
Học sinh cần xác định xem với tác phẩm ấy nên tìm hiểu những nội dung
nào; nét đặc sắc của tác phẩm là ở đâu? Bức thông điệp mà tác giả muốn gửi tới
người đọc là gì?
Qua đọc và tự tìm hiểu văn bản thì học tập được điều gì? Tự rèn cho mình
kỹ năng mạnh dạn trình bày vấn đề trước tập thể. Liên hệ những điều mà tác phẩm
đề cập với thực tế hiện nay.
Kinh nghiệm mà tôi đưa ra một mặt để giúp cho giáo viên tìm ra biện pháp
giảng dạy các văn bản hướng dẫn đọc thêm trong môn Ngữ văn hợp lí mặt khác để
giúp học sinh thêm yêu thích học tập phần văn học nói riêng và bộ môn nói chung.
Đồng thời cũng muốn đóng góp kinh nghiệm nhỏ bé của mình phục vụ cho mục
đích giáo dục chung của toàn xã hội. Nó có thể là tài liệu tham khảo cần thiết phục
vụ cho việc giảng dạy trong trường THCS.


24
Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
III. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Bài đọc thêm văn học giúp rèn luyện năng lực đọc và tự học cho học sinh.
Rèn luyện thói quen tự đọc, tự nghiên cứu, tự học giúp học sinh chủ động trong
việc tiếp thu kiến thức, nâng cao năng lực tư duy và sáng tạo của học sinh trong
học tập.
Bài đọc thêm văn học tạo cơ hội để học sinh được tự nói lên những cảm
nhận, những suy nghĩ của chính mình trước một tác phẩm văn chương. Học sinh tự

tìm thấy sự đồng cảm, hứng thú cá nhân, học sinh được bộc lộ chính mình và có
những rung cảm với những cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa mà tác phẩm mang lại
đồng thời học sinh cũng được hiểu thêm về những bài học qua việc tìm hiểu văn
bản để liên hệ học hỏi tốt hơn và có những kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng sống cho
bản thân. Còn giáo viên sẽ thấy được những năng lực thực sự của học sinh để có
những định hướng đúng đắn trong quá trình dạy học.
Đề tài được áp dụng và đã mang lại hiệu quả giảng dạy và mở rộng hướng
tới mọi mặt của đời sống con người, không gò bó vào mục đích giáo huấn thông
thường. Phương pháp dạy một văn bản đọc thêm có nhiều hình thức, đa rạng và rất
phong phú. Chính vì vậy mà đề tài được nghiên cứu với lý do là giúp dạy và học
hiệu quả hơn các văn bản đọc thêm nói riêng cũng như các văn văn bản khác nói
chung trong môn Ngữ văn. Đặc biệt là trong tình trạng hiện nay học sinh có biểu
hiện ngại học văn và yếu kém kiến thức môn Ngữ văn.
2. Kiến nghị:
* Đối với nhà trường:
Trong tổ nên đi dự nhiều tiết dạy học văn bản hướng dẫn đọc thêm để cùng
nhau thảo luận và tìm ra biện pháp chung nhất để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
* Đối với Phòng giáo dục:
Tổ chức nhiều những hội thảo, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm, đặc biệt
chuyên đề về cách giảng dạy các kiểu bài đọc thêm theo đặc trưng thể loại để bàn
luận tìm ra biện pháp tối ưu cho giờ giảng góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn Ngữ văn trong các trường THCS trong toàn huyện.
* Đối Sở GD&ĐT:
Tổ chức nhiều hơn các buổi tập huấn để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy kiểu
bài hướng dẫn đọc thêm giữa các huyện trong tỉnh. Từ đó giáo viên có thể học tập
nhiều các phương pháp, hình thức để dạy tốt hơn kiểu bài này.


25

×