PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN HINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY KIỂU BÀI ĐỌC THÊM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9 CẤP THCS
Người thực hiện: Vũ Thị Phương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Phạm Văn Hinh
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THẠCH THÀNH, NĂM 2016
1
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhà trường THCS hiện nay, môn Ngữ văn chiếm một vị trí vô cùng
quan trọng, không chỉ hướng tới rèn luyện các kĩ năng nghe, nói đọc, viết; giáo
dục nhận thức, tư tưởng tình cảm, đạo đức nhân cách mà còn hình thành và phát
triển các năng lực tư duy hình tượng, khả năng liên tưởng, đánh giá, nhận xét...
để hướng tới các giá trị Chân- Thiện – Mĩ ở người học. Phân môn Văn chính là
một trong những thành tố tạo nên năng lực đó. Mỗi tác phẩm văn học ra đời là
kết quả của sự khổ công lao động, sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm mang đến
những khoái cảm thẩm mĩ, sự nhận thức để hướng tới sự tự nhận thức ở người
đọc về cuộc sống và chính bản thân mình.
Ngoài các văn bản được chọn dạy chính thức, còn có các văn bản đọc thêm
theo phân phối chương trình. Đó là những văn bản có giá trị văn học cao, phục
vụ đắc lực cho giờ Đọc - hiểu Văn. Đặc biệt, ở lớp 9, tư duy của học sinh đã có
sự phát triển tương đối cao. Không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận, các em còn có
nhu cầu được trải nghiệm, khám phá cuộc sống và về chính mình thông qua tác
phẩm văn học. Đây cũng là lợi thế để các bài đọc thêm phát huy tác dụng. Tuy
nhiên, việc tổ chức dạy bài Đọc thêm như thế nào để đảm bảo mục tiêu dạy học
và giáo dục thì không phải là vấn đề đơn giản. Bởi chưa có nhiều tài liệu hướng
dẫn cách soạn giảng một cách thống nhất. Mặt khác, là các tiết đọc thêm nên
thường không được quan tâm để ý đúng mức từ cả phía người dạy lẫn người
học, dẫn tới hiệu quả giờ đọc - hiểu kiểu bài này không cao, không phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường, tôi
luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi lối đi phù hợp, làm thế nào để phát huy tác dụng
thực sự của việc dạy kiểu bài Đọc thêm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn
Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng. Đây cũng là lí do tôi chọn đề
tài: “Một số biện pháp tổ chức dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ
văn lớp 9 cấp THCS” để trao đổi một số hiểu biết và kinh nghiệm ít ỏi của mình
về việc dạy kiểu bài này tới các thầy cô giáo, với mong muốn được góp phần
nâng cao chất lượng, hiêu quả của việc dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường
THCS.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài này sẽ góp phần làm rõ đặc trưng kiểu bài Đọc thêm; cách thức tổ
chức dạy kiểu bài đọc thêm bằng những biện pháp cụ thể. Mặt khác, với sáng
kiến kinh nghiệm này, tôi muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cùng các đồng
nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Từ đó giúp học sinh tìm hiểu các khía
cạnh xã hội, tình cảm, suy ngẫm về cuộc đời. Bên cạnh đó, khai thác các bài
Đọc thêm này nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy, bồi dưỡng cảm xúc
và thị hiếu thẩm mĩ để tạo lập các đoạn văn, bài văn có gí trị, tạo cho các em sự
hứng thú, say mê với việc học tập môn Ngữ văn hơn.
2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Với sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp tổ chức dạy kiểu bài đọc
thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cấpTHCS ” này, tôi chú trọng nghiên
cứu, tổng kết các vấn đề sau:
- Đặc trưng của văn bản Đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 9
- Biện pháp tổ chức ghi bảng theo từng phần của bài Đọc thêm
- Biện pháp tổ chức dạy phần Hướng dẫn tìm hiểu chung
- Biện pháp tổ chức dạy phần hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
- Biện pháp tổ chức dạy phần Tổng kết
- Biện pháp tổ chức dạy phần Luyện tập.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
3. Phương pháp phân tích, chứng minh.
4. Phương pháp so sánh đối chiếu.
5. Phương pháp trực quan.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trước hết, cần làm rõ khái niệm về phương pháp và biện pháp dạy học:
Phương pháp dạy học là “những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh,
nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được
thế giới quan và năng lực”. Biện pháp dạy học là “cách làm, cách giải quyết
một vấn đề cụ thể trong quá trình dạy học”. Nói cách khác, biện pháp là sự cụ
thể hoá của phương pháp trong quá trình giảng dạy. Trọng tâm của phương pháp
giáo dục phổ thông hiện nay là hướng tới đối tượng người học. Nghĩa là người
thầy giữ vai trò định hướng. Người học giữ vai trò chủ đạo trong việc tiếp thu,
lĩnh hội kiến thức, nhằm “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” (Điều 28, khoản 2,
Luật Giáo dục 2005).
Việc đổi mới phương pháp dạy học Văn đã tác động và quy định đến việc
thay đổi nội dung, phân phối chương trình giảng dạy, cách thức kiểm tra, đánh
giá học sinh, cách dạy từng kiểu bài theo phương pháp, đặc trưng phân môn.
Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS, ngoài các bài học chính
khoá, với cách thức tiến hành của thầy và trò được áp dụng đồng bộ và có tính
thống nhất, còn một kiểu bài nữa là “Đọc thêm”.
Thực chất, đọc thêm cũng là hoạt động Đọc – hiểu văn bản. Tức là tìm
hiểu phân tích, cắt nghĩa văn bằng nhiều biện pháp và hình thức đặc thù của dạy
3
học văn nhằm đạt được mục tiêu dạy và học. Trong đó, việc xây dựng hệ thống
câu hỏi cảm thụ văn bản thực hiện dưới hình thức đối thoại là hình thức dạy học
chủ đạo trong một giờ “Đọc thêm ”.
Nhìn chung, các bài Đọc thêm trong chương trình đều có vai trò lớn ở
việc phản ánh chân dung cuộc sống, con người trên nhiều góc độ, đồng thời thể
hiện được những tư tưởng, quan điểm nghệ thuật và tình cảm, cảm xúc chân
thành, sâu sắc của người nghệ sĩ. Các tác phẩm ấy được truyền đến người học
qua giờ dạy Đọc thêm bằng chiếc cầu nối trái tim đến trái tim. Từ đó, học sinh
có được nhận thức đầy đủ về cuộc sống, con người; rèn luyện khả năng cảm thụ,
phân tích, đánh giá một bài thơ, câu chuyện; khiến các em có thể tự tin, say mê,
yêu thích được khám phá nhiều hơn nữa thế giới quanh mình và muốn được trải
nghiệm cảm xúc ở các tác phẩm khác trong cũng như ngoài chương trình.
Trong nhà trường THCS, việc tổ chức dạy kiểu bài “Đọc thêm” chính là sắp
xếp, bố trí cho bài dạy thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và
những chức năng nhất định. Tuy nhiên, thực tế từ việc dự giờ và trao đổi ý
kiến với đồng nghiệp, tôi thấy vấn đề tổ chức dạy bài Đọc thêm chưa được
thống nhất. Có người thực hiện kiểu bài này bằng các thao tác, tiến trình hoạt
động như một bài Đọc- hiểu chính khoá. Có người lại cho rằng giờ đọc thêm chỉ
đơn thuần là dành thời gian cho học sinh đọc văn bản là đủ. Ý kiến khác lại
khẳng định“đây chỉ là bài đọc thêm nên không có gì quan trọng, chủ yếu rút ra
nội dung, nghệ thuật một cách ngắn gọn là đủ”. Có thể thấy, những quan điểm
đó đều mang tính chủ quan, phiến diện một chiều. Bởi các tiết “ Đọc thêm” là
thời điểm thích hợp để rèn luyện khả năng tư duy độc lập, chủ động, tích cực
chiếm lĩnh tri thức ở học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
văn. Để làm được điều đó, vai trò của người giáo viên và phương pháp dạy học
phù hợp là điều cần thiết. Đây cũng là hướng để tôi phần nào làm rõ ở sáng kiến
kinh nghiệm này.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Văn bản đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS được bắt đầu từ lớp 6
đến lớp 9. Các tác phẩm này ứng với các kiểu văn bản ở từng khối lớp – tự sự,
miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Ở lớp 9, có sự tiếp nối ở các kiểu văn bản biểu cảm
trữ tình và văn xuôi tự sự nhưng có sự phát triển cao hơn về mặt thể hiện cảm
xúc, tình cảm (trữ tình) và nhân vật, sự kiện, cốt truyện, chủ đề, tư tưởng... (tự
sự) của các tác giả, gắn với tinh thần thời đại. Vì vậy, việc dạy và học các văn
bản này còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Cụ thể:
1. Về phía người dạy
Nhiều giáo viên đã có sự tìm tòi, đầu tư cả về kiến thức lẫn phương pháp
vào việc dạy bài Đọc thêm. Vì vậy, chất lượng một số giờ Đọc thêm được cải
thiện theo chiều hướng tích cực.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại không nhỏ trong quá trình giảng dạy kiểu bài
này ở giáo viên:
4
- Không ít giáo viên chưa nắm được cách thức, phương pháp giảng dạy một bài
Đọc thêm. Vì vậy, tiến hành lên lớp với kiểu bài này còn mang tính hình thức,
hời hợt, qua loa cho xong tiết dạy.
- Nhiều tiết dạy chỉ chú ý đến khâu tóm tắt văn bản, khái quát chủ đề bài thơ,
đoạn thơ và cho học sinh thay nhau đọc cho đến khi hết giờ.
- Nhiều giáo viên soạn bài và lên lớp với trò đúng cách thức một bài dạy Đọc
- hiểu chính thống.
- Chưa chú trọng khai thác những câu hỏi ngoài văn bản, có liên quan trực tiếp
đến việc tiếp nhận kiến thức của bài Đọc thêm đang giảng; việc hướng đến rèn
luyện kĩ năng đọc, phân tích, cắt nghĩa văn bản và các năng lực khác cho học
sinh cũng chưa được nhiều người dạy để ý.
- Người dạy chưa có sự đầu tư về tư liệu, tranh ảnh, đồ dùng trực quan... dẫn
tới chất lượng nhiều giờ dạy Đọc thêm rất thấp.
2. Về phía người học
Một số học sinh đã có sự nỗ lực, cố gắng hết mình trong giờ Đọc thêm bằng
sự tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều học sinh học
kiểu bài này mang tính chất hình thức, đối phó. Cụ thể:
- Học sinh phần lớn còn thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức ở các giờ Đọc
thêm. Vì vậy, ngoài định hướng của giáo viên, nhiều em không biết cách chủ
động tiếp cận, lĩnh hội tri thức bằng nhiều cách khác nhau để làm giàu có vốn
hiểu biết của mình.
- Nhiều học sinh còn xem nhẹ các bài Đọc thêm nên không có sự soạn bài,
chuẩn bị bài chu đáo như các bài học chính khoá khác.
- Việc thi cử phần lớn được khuôn khổ ở các bài chính thống nên học sinh
thường bỏ qua các bài đọc thêm.
- Phần lớn, học sinh không hứng thú, sôi nổi học tập các giờ Đọc thêm, dẫn tới
kết quả học tập các tiết này là thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất
lượng học tập môn Ngữ văn của các em.
3. Kết quả của thực trạng
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành khảo sát chất
lượng học sinh ở 3 lớp 9 tại trường THCS Phạm Văn Hinh, năm học 2013 –
2014 qua các bài kiểm tra đột xuất sau giờ dạy, bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm
tra giao về nhà cho học sinh. Kết quả thu được như sau:
Bài KT
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TS
HS SL
% SL
% SL
% SL
% SL
%
Bài KT
đột xuất
95
01
1,1
06
6,3
40
42,1
40
42,1
08
8,4
Bài KT 15
phút
95
0
0,0
09
9,5
38
40
43
45,3
05
5,2
Bài KT
ở nhà
95
02
2,1
10
10,5
45
47,4
35
36,8
03
3,2
5
Theo số liệu thống kê trên, tôi thấy kết quả học tập thể hiện qua bài kiểm tra
của học sinh là thấp, tỉ lệ nghịch với mức độ đề ra của giáo viên. Vì thế chưa đáp
ứng được mục tiêu đề ra của việc dạy học Văn nói chung và dạy kiểu bài Đọc
thêm nói riêng.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc trưng kiểu bài Đọc thêm
Trong chương trình SGK Ngữ văn 9, có 5 bài Đọc thêm được bố trí theo
phân phối chương trình như sau:
T
T
1
2
Tên bài
Tác giả
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Trần Đình Hổ
Khúc hát ru những em bé lớn
Nguyễn Khoa
trên lưng mẹ
Điềm
Tiết
theo
PPCT
22
57
3
Những đứa trẻ
M. Go-rơ-ki
89
4
Con cò
Chế Lan Viên
112
5
Bến quê
Nguyễn Minh
Châu
136
Thể loại
Tuỳ bút
Thơ trữ
tình
Truyện
ngắn ( nước
ngoài)
Thơ trữ
tình
Truyện
ngắn
Nhìn vào bảng trên, ta thấy số bài đọc thêm tuy không nhiều nhưng đã phản
ánh khá nhiều khía cạnh cuộc sống trong từng giai đoạn lịch sử dân tộc: Hiện
thực lịch sử và thái độ của kẻ “thức giả” trước những vấn đề của đời sống xã hội
(Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh); Tình cảm thiết tha của người mẹ Tà – ôi
dành cho con, cho đất nước trong kháng chiến chống Mĩ ( Khúc hát ru những
em bé lớn trên lưng mẹ); Tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao
khát tình cảm của những đứa trẻ (Những đứa trẻ); Ca ngợi tình mẫu tử thiêng
liêng và khẳng định ý nghĩa lời hát ru đối với cuộc đời con người (Con cò);
Những nghịch lí cuộc đời thường vượt ra khỏi dự định, toan tính, cái vòng vèo,
chùng chình cuốn con người vào khiến họ không nhận ra vẻ đẹp bình dị, gần gũi
của cuộc sống, thức tỉnh sự trân trọng giá trị cuộc sống gia đình, vẻ đẹp bình dị
của quê hương (Bến quê). Bên cạnh đó, các văn bản trên đều được thể hiện ở hai
kiểu loại văn bản trữ tình và văn xuôi. Đây là những văn bản mẫu mực có giá trị
văn học cao trong việc tiếp nhận và tạo lập văn bản của học sinh.
Về đặc trưng của kiểu bài này: Đây là những tác phẩm có cùng đề tài với
các văn bản chính khoá và thường là những tác phẩm khó. Vì vậy được chuyển
sang các tiết Đọc thêm. Thời lượng cho tiết đọc thêm cũng tương đương với các
tiết học chính nên về cơ bản tiến trình và nội dung từng phần cũng gần giống với
các tiết học khác. Tuy nhiên, tiến trình tổ chức dạy học ở từng mục không nhất
6
thiết phải đảm bảo đầy đủ như ở tiết học chính. Tuỳ vào yêu cầu mục tiêu, nội
dung, nghệ thuật của từng bài mà có thể tăng hay giảm phạm vi, mức độ kiến
thức. Nghĩa là có thể chọn vùng kiến thức để dạy sao cho làm nổi bật trọng tâm,
nội dung, kĩ năng của bài học. Mặt khác, giờ Đọc thêm là hoạt động đồng tiếp
nhận, cảm thụ và sáng tạo của cả thầy lẫn trò nhưng cần đề cao vai trò của người
học, tức học sinh phải tự học là chính dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên. Như
vậy, để giờ dạy bài Đọc thêm đạt chất lượng tốt, khâu hướng dẫn học sinh chuẩn
bị bài, soạn bài ở nhà là rất quan trọng. Học sinh có thể tìm hiểu kĩ về tác giả,
tác phẩm, những vấn đề liên quan đến tác phẩm… để có thể khai thác sâu giá trị
nội dung, nghệ thuật của bài ở trên lớp. Việc hướng dẫn của giáo viên có thể
được tổ chức xây dựng bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề v.v… để giao
nhiệm vụ cụ thể cho nhóm hoặc từng học sinh.
Với giờ Đọc thêm, hoạt động Đọc – hiểu là rất quan trọng. Vấn đề là đọc
thế nào để cảm nhận được tác phẩm, để có những phân tích, kiến giải phù hợp
nhằm làm rõ giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuât, tính cách, số phận nhân vật,
phong cách nhà văn…Một trong số đó là phương pháp đọc sáng tạo - đọc diễn
cảm ở phần Hướng dẫn tìm hiểu chung hoặc trong quá trình Đọc – hiểu văn
bản. Đọc sáng tạo được thể hiện qua việc đọc mẫu của giáo viên, việc phân vai
đọc của học sinh. Có nhiều cách để thể hiện hoạt động đọc sáng tạo: đọc hướng
dẫn, đọc có phân tích, kể chuyện hoặc đọc thuộc lòng, phát biểu cảm nghĩ v.v…
hay hoạt động liên môn với hội họa, âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật… Nhằm tạo
ra sự hứng thú, sôi nổi và trải nghiệm cảm xúc trọn vẹn của học sinh vào không
gian nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời bước đầu cảm thụ, cắt nghĩa được văn
bản. Để làm được điều đó, cần có sự hướng dẫn của giáo viên để đạt được hiệu
quả cao nhất. Vấn đề này, giáo viên phải làm rõ để học sinh thấy được vị trí, vai
trò, đặc trưng của kiểu bài Đọc thêm và nhiệm vụ của mình trong giờ học đó.
Trên đây là những đặc trưng cơ bản của kiểu bài Đọc thêm. Người giáo
viên phải chỉ rõ cho học sinh nắm vững đặc trưng này nhằm thấy được vị trí, vai
trò, những nét riêng biệt của dạng bài Đọc thêm, từ đó có thể phân biệt được với
bài Đọc – hiểu chính khoá và có được hướng tiếp cận, khai thác đúng phương
pháp.
2. Biện pháp tổ chức ghi bảng theo từng phần của bài Đọc thêm
Có thể đây là thao tác đơn giản nhưng nếu không để ý, giờ đọc thêm sẽ đi
chệch mục tiêu, phương pháp. Ở mỗi đề mục của từng phần bài học, cần ghi hai
chữ “hướng dẫn” để đảm bảo đúng vai trò định hướng, gợi dẫn phương pháp của
giáo viên cho sự chủ động, tích cực, sáng tạo của trò. Cụ thể cho việc ghi bảng ở
mỗi phần của một bài dạy Đọc thêm hoàn chỉnh như sau:
I. Hướng dẫn Tìm hiểu chung
II. Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
III. Hướng dẫn Tổng kết
IV. Hướng dẫn Luyện tập
7
Đây là các tiêu mục lớn cho bài dạy. Các tiêu mục nhỏ hơn thì có thể linh
động, tuỳ vào kiểu bài và nội dung kiến thức cần hướng dẫn mà thể hiện trong
bài dạy.
3. Biện pháp tổ chức dạy từng phần của kiểu bài Đọc thêm
3.1 Biện pháp tổ chức dạy phần Hướng dẫn tìm hiểu chung
Thông thường ở những bài dạy Đọc – hiểu chính thống, phần Tìm hiểu
chung thường được tiến hành tuần tự các nội dung như: Tác giả, tác phẩm, thể
loại, bố cục, tóm tắt (đối với văn bản truyện), mạch cảm xúc (đối với văn bản
thơ)... Tuy nhiên, ở kiểu bài Đọc thêm này, ta nên chọn vùng kiến thức để định
hướng phương pháp tiếp cận, học tập văn bản cho học sinh. Cụ thể:
3.1.1. Tác giả
Phần chú thích * ( SGK) đã cung cấp khá đầy đủ thông tin về tác giả. Giáo
viên không cần thiết đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời. Giáo viên có thể đặt
thêm câu hỏi về con người, hoàn cảnh quê hương, gia đình, quan điểm nghệ
thuật... để mở rộng sự hiểu biết về tác giả cho học sinh
Ví dụ: Khi dạy tiết 57 - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của
Nguyễn Khoa Điềm ( Ngữ văn 9 kì I), giáo viên có thể đặt những câu hỏi định
hướng để học trò phát hiện và trả lời như sau:
TT
1
2
Câu hỏi
Thông tin trả lời cần đạt của học sinh
Em hiểu gì về quê
Cố đô Huế - dải đất miền Trung là quê
hương nhà thơ Nguyễn hương của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Nơi
Khoa Điềm?
đây đã chứng kiến bao thăng trầm lịch sử.
Nơi mang vẻ đẹp thâm nghiêm, huyền bí mà
dịu dàng, kín đáo. Những nét đặc trưng đó
đã tạo nên hồn thơ ông trữ tình, sâu lắng, hài
hoà về trí tuệ và cảm xúc. Vì thế bài thơ “
Khúc hát… trên lưng mẹ” của ông đã mang
đậm sắc thái điệu hồn lời ru cùng vẻ đẹp
phẩm chất của người mẹ - người phụ nữ của
quê hương nhà thơ đối với con, với bộ đội
kháng chiến và buôn làng.
Trình bày hiểu biết của
Phong cách trữ tình giàu chất chính luận,
em về phong cách thơ hiện thực, giàu tính liên tưởng. Có sự kết
của tác giả? Phong cách hợp giữa truyền thống và hiện đại, vừa dân
ấy đã chi phối như thế dã, vừa mang tính văn hoá thời đại. Phong
nào đến đặc trưng riêng cách đó đã chi phối đến sự ra đời của bài thơ
của bài thơ?
“ Khúc hát ru… lưng mẹ” với sự kết hợp,
tiếp nối giữa lời ru truyền thống với lời ru
hiện đại, giữa hiện thực cuộc kháng chiến
gian khổ với nét đằm thắm, trữ tình và
những khát vọng đẹp của người mẹ Tà –ôi
8
đối với con, với bộ đội, kháng chiến, quê
nhà…
3.1.2. Tác phẩm
Đây cũng là phần cần lựa chọn những nội dung để định hướng tiếp nhận bài
học ở học trò. Các nội dung có thể là: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, Giải thích
từ khó, Đọc và xác định bố cục…
a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Ở mục này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm rõ hoàn cảnh thời đại, xã
hội dẫn tới sự ra đời của văn bản. Nhằm có cái nhìn khách quan, chính xác về tư
tưởng, nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Vũ trung
tuỳ bút – tiết 22, giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu gì về hoàn cảnh xã hội của
nước ta thời bấy giờ qua văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”?
Học sinh có thể trả lời như sau: Xã hội nước ta thế kỉ XVII đen tối, loạn
lạc. Nạn đói vì mất mùa khiến bao người dân vô tội phải chết. Triều đình thối
nát. Ở phủ chúa, Thịnh Vương Trịnh Sâm bỏ bê triều chính, ăn chơi sa đoạ, say
mê hưởng lạc cùng Đặng Thị Huệ… Chế độ phong kiến đang trên đường khủng
hoảng trầm trọng.
Như vậy, tìm hiểu kĩ hoàn cảnh thời đại, xã hội có ý nghĩa to lớn trong
việc tiếp cận, khai thác tác phẩm theo đúng hướng.
b.Tìm hiểu từ khó
Ngoài hệ thống từ khó đã được chú thích ở SGK, có thể tích hợp với phần
Tiếng Việt ở bài: Nghĩa của từ, Thành ngữ, Thuật ngữ, Từ nhiều nghĩa và hiện
tượng chuyển nghĩa của từ, Nói quá… để gợi dẫn cho học sinh hiểu được từ
khó.
Ví dụ: Khi dạy bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”( Ngữ văn
9 kì I) có thể nêu câu hỏi: Từ “lưng” ( trong lưng núi) ở bài thơ được dùng theo
nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (nghĩa chuyển)
c. Đọc
Với bài Đọc thêm, giáo viên cần dành thời gian hướng đẫn để học sinh
nắm được cách đọc và đọc cả tác phẩm (với văn bản có dung lượng vừa phải).
Có thể chọn đoạn văn để đọc nhằm cảm nhận bước đầu về nội dung, nghệ thuật
tác phẩm. Đọc sáng tạo phải được phát huy cao độ ở kiểu bài này. Đọc để hiểu
phải tóm tắt được sự việc, nhân vật hướng tới chủ đề.( với tác phẩm truyện); nếu
là truyện dân gian, thơ trữ tình thì có thể sử dụng băng đĩa để minh hoạ nội
dung, hình ảnh, giọng đọc cho học sinh học tập. Tuy nhiên, các hoạt động đó
đều phải diễn ra xung quanh tác phẩm văn học đang được học của giờ đọc thêm.
Phần đọc sáng tạo có thể được thực hiện lồng ghép ở phần dưới – hướng
dẫn Đọc- hiểu văn bản để học sinh vừa cảm thụ, vừa cắt nghĩa, phân tích,
nhận xét, đánh giá được nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
Ví dụ:
Dạy bài “Con cò” của Chế Lan Viên – tiết 112 (SGK Ngữ văn 9, kì II). Phần
đọc sáng tạo, giáo viên có thể gợi dẫn để học sinh hát các làn điệu dân ca “ Con
9
cò mà đi ăn đêm…”; “ Con cò bay lả bay la…” trong lời ru của mẹ để cảm
nhận được tình mẹ và ý nghĩa lời ru của mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
d. Bố cục
Sau phần đọc, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm bố cục của văn bản bằng
cách trả lời được các câu hỏi tự đặt ra hoặc do giáo viên định hướng.
Ví dụ: Dạy bài “Con cò” của Chế Lan Viên – tiết 112 ( SGK Ngữ văn 9, kì II).
Để tìm được bố cục, học sinh phải trả lời được các câu hỏi sau:
Nhân vật trong thơ trữ tình chính là trung tâm cảm nghĩ của nhà thơ, vậy
trung tâm cảm nghĩ của tác giả là hình ảnh nào? (người mẹ)
Ở bài thơ này, tác giả tự chia nội dung thành ba phần, gắn với hình tượng
trung tâm xuyên suốt bài thơ – con cò trong mối quan hệ với con người. Hãy đặt
tên cho từng phần?
+ Phần I: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với thế giới tuổi
thơ
+ Phần II: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi, theo
con suốt hành trình cuộc đời.
+ Phần III: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm triết lí về lòng mẹ và ý nghĩa lời
ru của mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
Tuỳ vào đặc trưng thể loại, nội dung, tư tưởng nghệ thuật của văn bản, giáo
viên có thể hướng các em vào việc tìm bố cục theo hướng cắt ngang hay bổ dọc
vấn đề, theo sự kiện hay tuyến nhân vật…
* Lưu ý: Tuỳ vào từng văn bản, ở phần Hướng dẫn tìm hiểu chung này,
giáo viên có thể chọn các nội dung cụ thể: Tác giả, tác phẩm ( hoàn cảnh, thể
loại, bố cục…) để hướng dẫn học sinh khai thác. Với những văn bản có phần
chú thích đã nói rõ thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm… thì
không cần dừng lại lâu ở những phần ấy, vì học sinh tự tìm hiểu được ở
SGK. Như vậy, giáo viên lại định hướng cho học sinh Đọc – hiểu sâu hơn ở
những nội dung khác của bài.
3.2. Biện pháp tổ chức dạy phần Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản (phân
tích)
Với loại bài “Đọc thêm”, để làm rõ nội dung và nghệ thuật tác phẩm,
ngoài hệ thống câu hỏi ở SGk, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở
để định hướng phương pháp Đọc – hiểu cho học sinh theo hai dạng văn bản:
+ Nếu là văn bản thơ: chú ý đến chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình, mạch
cảm xúc ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu…
+ Nếu là văn bản truyện: Chú ý đến sự việc, chuỗi sự việc, cốt truyện, nhân
vật, tư tưởng chủ đề…
Trong giờ Đọc thêm, câu hỏi chủ yếu là các câu hỏi khái quát, câu hỏi nêu
vấn đề, câu hỏi mở rộng, nâng cao, so sánh, nhận định, đánh giá chung về nội
dung tư tưởng, giá trị thẩm mĩ… có liên quan đến tác giả, thời đại, xã hội và
những kĩ năng sống cơ bản cũng như bài học đạo lí làm người cho học sinh.
Ví dụ: Dạy Văn bản “ Bến quê”, tiết 136 ( SGK Ngữ văn 9, tập II). Giáo
viên có thể hướng dẫn học sinh phần Đọc – hiểu bằng các nội dung sau:
10
Hoạt động của thầy và trò
YÊU CẦU cần đạt
1. Đặc điểm nhân vật
GV?: Nhân vật Nhĩ được xây dựng
tập trung ở những khía cạnh nào của
tác phẩm?
HS: Diễn biến nội tâm nhân vật dưới
tác động của những tình huống,
nghịch lí cuộc đời; điều Nhĩ nhậ ra
sau năm tháng bôn tẩu, cống hiến và
hoàn cảnh trớ trêu anh gặp phải phút
cuối đời; thông điệp tác giả gửi tới
bạn đọc.
GV?: Vậy Nhĩ thuộc kiểu nhân vật
- Nhĩ thuộc kiểu nhân vật tư tưởng
gì?
(loại nhân vật mà nhà văn muốn xây
dựng để tập trung thể hiện một tư
tưởng, một ý thức tồn tại trong đời
sống tinh thần của xã hội).
2.Tình huống truyện
GV?: Nhân vật Nhĩ rơi vào hoàn
cảnh đặc biệt nào?
HS: Nhĩ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt:
bệnh nặng, đang sống những ngày
cuối cùng của cuộc đời.
GV?: Từ hoàn cảnh đặc biệt của - Nhĩ đã đi khắp nơi trên trái đất nhưng
Nhĩ, em hãy chỉ ra tình huống truyện? cuối đời phải cột chặt mình trên giường
bệnh.
- Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của
bãi bồi bên kia sông, anh khao khát
được đặt chân lên mảnh đất đó nhưng
không thể làm được.
- Nhĩ nhờ con trai anh thực hiện điều
khao khát đó. Nhưng cuối cùng, con
anh đã sa vào đám chơi cờ trên hè phố,
để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong
ngày.
3. Những chi tiết nghệ thuật đặc
GV: Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm sắc trong truyện
hoặc phân vai các đoạn văn trong văn
bản theo sự chỉ định của GV.
GV?: Hãy tìm và chỉ ra các chi tiết
đắt ( nghệ thuật đặc sắc) trong truyện?
11
HS: Các chi tiết đắt: Vẻ đẹp bãi bồi
bên kia sông, hình ảnh người vợ Nhĩ,
những suy ngẫm của Nhĩ về gia đình
về chính mình và về cuộc đời…
GV?: Các chi tiết nghệ thuật trên
được khắc hoạ cụ thể bằng những từ
ngữ, hình ảnh nào? Nhận xét về nghệ
thuật miêu tả của tác giả từ các chi tiết
đó? Thông điệp tác giả gửi tới bạn
đọc từ các chi tiết nghệ thuật ấy là gì?
Ví dụ: Chi tiết Nhĩ suy ngẫm về
chính mình được thể hiện qua các
hình ảnh “ tiếng đất lở, tiếng cơn lũ
đầu nguồn dồn về, những tảng đất đổ
oà vào giấc ngủ”, câu Nhĩ hỏi vợ về
thời gian…
( Phần này, giáo viên có thể tách ý a. Vẻ đẹp bãi bồi bên kia sông
để tổ chức cho học sinh thảo luận
- Bức tranh thiên nhiên trong sáng,
nhóm để trao đổi, thống nhất ý kiến tươi đẹp, bình dị, mang vẻ đẹp của quê
và trình bày quan điểm của nhóm hương, đất nước.
mình trước tập thể lớp).
-> Vẻ đẹp ấy không ở đâu xa xôi mà
gần gũi ngay chính xung quanh mình.
b. Suy ngẫm của Nhĩ về chính mình
- Dự cảm : Bước đi của thời gian, sự
sống của Nhĩ sắp kết thúc.
c. Suy ngẫm của Nhĩ về gia đình
- Cảm nhận về vợ: nhận ra tình yêu,
sự tần tảo, hi sinh của vợ -> ân hận
muộn màng-> nhận ra gia đình chính là
“bến đỗ” bình yên của đời mình.
d. Niềm khao khát của Nhĩ
- được đặt chân lên bãi bồi bên kia
sông -> Sự thức tỉnh về những giá trị
bền vững, sâu xa của cuộc sống vốn bị
lãng quên.
e. Tâm trạng, chiêm nghiệm của Nhĩ về
cuộc đời khi nhìn thấy hành động của
con trai mình
- Tâm trạng buồn, nhận ra cuộc đời
con người khó tránh khỏi cái vòng vèo,
chùng chình.
-> Thức tỉnh mọi người về cái vòng
vèo chùng chình trên đường đời, dứt ra
12
khỏi nó để hướng tới những giá trị đích
thực, vốn giản dị và bền vững.
GV?: Từ nội dung vừa tìm hiểu, em
hiểu gì về nhan đề “ Bến quê’?
- Bến quê là bến đỗ bình yên nhất của
mọi người
- Biểu tượng cho những gì thân thiết,
gần gũi, neo đậu tâm hồn con người.
Nhìn vào ví dụ trên, ta thấy sau phần định hướng cho học sinh giải quyết
các vấn đề thuộc về nội dung, nghệ thuật của văn bản, giáo viên có thể ghi bảng
ngắn gọn, khái quát nội dung, nghệ thuật. Mặt khác, giáo viên có thể bình mở
rộng một số ý, một số chi tiết nhằm tạo thêm hứng thú cho học sinh.
Ví dụ: Cũng ở văn bản “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, từ sự thức tỉnh
của Nhĩ về thiên nhiên, gia đình, cuộc đời, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
bình, liên hệ và rút ra triết lí về cuộic sống và bài học cho chính mình, nhằm rèn
luyện kĩ năng sống cho các em:
“Vẻ đẹp, giá trị cuộc sống không ở nơi đâu xa mà gần gũi ngay chính xung
quanh ta. Đó chính là thiên nhiên quê hương, là người thân gia đình. Mỗi người
học sinh chúng ta cần biết yêu quý, trân trọng, gìn giữ và bảo vệ, bởi tình cảm,
thái độ ấy cũng chính là sự biểu biện của tình yêu gia đình, quê hương, đất
nước. Mặt khác, cuộc sống thường có những nghịch lí vượt ra khỏi dự định của
chúng ta, cái vòng vèo, chùng chình rất dễ cuốn chân ta vào như trò chơi điện
tử hấp dẫn, hay cái vui thú bất kì nào đó khiến ta say mê, quá đà làm sao nhãng
việc học tập. Hãy bản lĩnh, cố gắng thoát ra khỏi nó để đạt được mục tiêu, lí
tưởng sống cao đẹp của đời mình, các bạn nhé!”
Ở đây, vai trò của người thầy vừa là người hướng dẫn, tổ chức cho trò hoạt
động tìm hiểu, vừa là thư kí chắt lọc, ghi lại kết quả tự tìm hiểu của từng cá
nhân, tập thể nhằm giúp đỡ với tinh thần và góp thêm một cách hiểu để định
hướng, làm phong phú thêm khả năng cảm thụ của các em.
3.3. Biện pháp tổ chức dạy phần Hướng dẫn phần Tổng kết
Đây là phần cơ bản về nội dung và nghệ thuật mà văn bản cần đạt, học sinh
cần rút ra nhằm rèn luyện thêm khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Ở phần này,
giáo viên có thể xây dựng hệ thống câu hỏi khái quát, để cho học sinh tự rút ra
nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Giáo viên cần định hướng để học sinh tự chắt
lọc, tự ghi lại nội dung cơ bản. Đây chính và thao tác quan trọng nhằm rèn luyện
kĩ năng tổng hợp, khái quát, kĩ năng nói cho học sinh. Giáo viên có thể mở rộng
thêm một số thông tin ngoài nội dung ghi nhớ SGK.
Ví dụ: Từ nội dung ý nghĩa bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên, giáo viên
có thể mở rộng cung cấp cho học sinh những câu chuyện cảm động về sự hi sinh
của những người mẹ đối với con cái. Qua đó, học sinh sẽ thêm hiểu biết, yêu
13
quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ mình (Chuyện người mẹ bị ung thư quyết tâm hi
sinh tính mạng để cứu con trong bụng; Mẹ hi sinh đôi mắt để mang lại sự sống
cho con; bà mẹ hi sinh mạng sống để cứu con trai trong vụ động đất…) để
khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt, qua đó nhắc nhở học sinh về tình
yêu, ý thức trách nhiệm với cha mẹ mình.
3.4. Biện pháp tổ chức dạy phần Hướng dẫn phần Luyện tập
Đây là phần quan trọng nhằm rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo đến năng lực cảm
thụ, nhận xét, đánh giá vấn đề cũng như vốn sống của học sinh. Ở phần này, giáo
viên có thể đặt các câu hỏi so sánh, đối chiếu, liên hệ với thực tế cuộc sống dưới
dạng đoạn văn nghị luận hay câu trả lời giao lưu, vấn đáp giữa thầy và trò.
Ví dụ 1: Văn bản “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” dạy
cùng với văn bản “Bếp lửa” ( tiết 56, 57 SGK Ngữ văn 9 tập I). Vì vậy, có
thể sử dụng câu hỏi so sánh như sau:
Sự tương đồng và khác biệt về cảm xúc giữa Nguyễn Khoa Điềm và Bằng
Việt qua hai văn bản trên.
Học sinh có thể thảo luận nhóm để tìm câu trả lời cho bài tập
Ví dụ 2: Sau khi học sinh học xong văn bản “Những đứa trẻ” của M. Go –rơ
ki, giáo viên có thể giao bài tập Sau:
Từ tình bạn của cậu bé A –li-ô-sa cùng những đứa trẻ con nhà viên đại tá
trong văn bản, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình bạn trong cuộc
sống.
Với bài tập này, học sinh có thể viết đoạn văn ngắn hoặc trao đổi trực tiếp
suy nghĩ của mình với giáo viên và các bạn trong lớp nhằm liên hệ thực tế về sự
hiểu biết, tình cảm, thái độ, ý thức của học sinh đối với tình bạn của mình. Qua
đó, các em sẽ thêm quý trọng, giữ gìn, bảo vệ tình bạn trong sáng, bền chặt,
đồng thời rèn luyện kĩ năng, vốn sống cho bản thân một cách thiết thực, hữu ích.
Ví dụ 3: Với bài đọc thêm “ Con cò” của Chế Lan Viên, giáo viên có thể
đặt câu hỏi:
Nếu em là người con, được lắng nghe những lời ru ngọt ngào, sâu nặng tình
yêu thương, chở che ấm áp của mẹ, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu, lòng biết
ơn mẹ của mình?
Câu hỏi này nhằm đặt các em vào vị trí người con được mẹ quan tâm, chở
che bằng tình yêu thương vô bờ bến, bằng lời ru ngọt ngào, từ đó biết suy nghĩ
làm thế nào để sống có đạo đức, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của
cha mẹ. Mặt khác, câu hỏi này cũng hướng tới việc rèn luyện kĩ năng nói của
các em trước tập thể một cách tự tin, diễn cảm và sâu sắc những điều mình nghĩ.
Ngoài các hình thức đặt câu hỏi như trên, giáo viên có thể giao việc luyện
tập cho học sinh bằng phiếu học tập, đóng tiểu phẩm, đọc phân vai hay tham gia
trò chơi đoán chữ v.v… Đây là những hình thức khá thú vị và bổ ích nhằm tạo
điều kiện để các em động não tư duy; trải nghiệm cảm xúc trong không gian
nghệ thuật;
đặt mình vào vị trí nhân vật để suy ngẫm, lựa chọn cách giải quyết phù hợp, để
từ đó tự rút ra những kinh nghiệm quý giá cho bản thân và cuộc sống.
14
3.5. Biện pháp tổ chức Củng cố bài học cho học sinh
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ, đoạn
thơ hoặc đóng vai để kể lại câu chuyện, diễn biến tâm trạng nhân vật. Cũng có
thể đặt câu hỏi dẫn dắt để học sinh tự trình bày những kiến thức cần nhớ về nghệ
thuật, nội dung văn bản hay những điều mình đã nắm từ bài học đó….Nhằm
củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
3.6 Biện pháp tổ chức Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
Phần này có ý nghĩa quan trọng, giúp các em nắm chắc hơn những điều đã
hướng dẫn trên lớp. Cùng với việc giao bài tập về nhà nội dung bài học ở lớp,
giáo viên dặn dò học sinh chuẩn bị bài học tiếp theo vào giờ sau một cách chu
đáo.
Việc giao bài tập về nhà cho học sinh cần căn cứ vào đặc điểm đối tượng về
năng lực tiếp nhận kiến thức. Đối với học sinh từ kém, yếu, có thể giao bài tập ở
mức độ nhận biết, thông hiểu; đối với học sinh từ trung bình đến khá, giáo viên
có thể giao bài tập đảm bảo thêm mức độ vận dụng thấp. Đối với học sinh giỏi,
cần chú ý đến bài tập thể hiện rõ năng lực cảm thụ, đánh giá, tạo lập một cách
sáng tạo, bộc lộ rõ quan điểm, dấu ấn riêng của mình.
Ví dụ 1: Bài tập dành cho học sinh đối tượng là học sinh giỏi:
Câu 1. Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam qua văn bản “Chuyện cũ
trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ.
Câu 2. Có ý kiến cho rằng: “ Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh
Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc
đời con người”.
Ý kiến của em về vấn đề trên.
Ví dụ 2: Bài tập dành cho học sinh đối tượng là học sinh trung bình, khá:
Câu 1. Viết đoạn văn ( khoảng 15 dòng), cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
( “Con cò”, Chế Lan Viên)
Câu 2. “…Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái
vòng vèo hoặc chùng chình…”
( “ Bến quê”, Nguyễn Minh Châu)
Từ những suy nghĩ trên của Nhĩ, viết bài văn nghị luận ( khoảng 30 dòng),
suy nghĩ của em về những “ cái vòng vèo, chùng chình” thường cuốn em vào
trong học tập và cuộc sống.
15
Ví dụ 3: Bài tập dành cho học sinh đối tượng là học sinh yếu, kém:
Câu 1. Từ bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên, hãy lựa chọn một khổ thơ
để chép theo trí nhớ và cho biết vì sao em thích khổ thơ ấy?
Câu 2. Viết đoạn văn ( khoảng 10 dòng) giới thiệu tác giả Nguyễn Minh
Châu và truyện ngắn Bến quê.
Như vậy, với đối tượng học sinh từ khá trở xuống, cách ra bài tập về nhà
của giáo viên có phần nhẹ nhàng, phù hợp với năng lực của trò. Nhưng đối với
học sinh giỏi, bài tập cần phải được nghiên cứu cụ thể, có tính đến các tình
huống khác nhau, thậm chí cần có sự đào sâu, mở rộng, đối chiếu, so sánh với
các tác phẩm khác cùng đề tài trong quá trình làm bài tập. Đây là cơ sở để đánh
giá đúng năng lực các em, cũng là điều kiện thuận lợi để các em bộc lộ rõ khả
năng, sự trải nghiệm và sáng tạo của mình.
3.7 Đổi mới kiểm tra đánh giá phần Đọc thêm
Quan điểm tiến bộ, tích cực của việc dạy học Văn trong giai đoạn hiện tại
và tương lai là không chỉ thiên về cung cấp tri thức mà còn hướng đến phát triển
năng lực người học. Quan điểm này đã chi phối cả khâu kiểm tra đánh giá theo
định hướng năng lực. Vì vậy, đổi mới kiểm tra đánh giá phần Đọc thêm là cần
thiết nhằm góp phần phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh.
Việc đổi mới kiểm tra phần Đọc thêm cần được tiến hành theo hướng sau:
- Căn cứ vào phân phối chương trình cho bài Đọc thêm để ra đề hợp lí, đúng
tiến độ. Có thể đưa bài Đọc thêm vào các tiết kiểm tra thường xuyên, định kì, thi
học sinh giỏi…
- Mức độ câu hỏi kiểm tra cần đa dạng từ dễ đến khó, từ câu hỏi có tính phát
hiện đến câu hỏi mở, câu hỏi nâng cao nâng cao ở mức vận dụng sáng tạo.
- Cần phân loại đối tượng học sinh ứng với từng loại câu hỏi của đề kiểm tra.
- Đối với học sinh giỏi, vùng kiến thức kiểm tra vào bài Đọc thêm là cơ hội
thuận lợi để trò thử sức và phát huy hết năng lực sáng tạo của mình.
- Thông qua câu hỏi kiểm tra ở bài Đọc thêm, học sinh có thể vận dụng tri thức
được học vào giải quyết tình huống do cuộc sống đặt ra. Hay nói cách khác, câu
hỏi kiểm tra phải gắn với đời sống.
Ví dụ: Tình bạn của những đứa trẻ trong truyện ngắn” Những đứa trẻ” của
nhà văn M. Go-rơ-ki thật đáng quý. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn không ít
những tình bạn giả dối, thực dụng, dễ phản bội nhau khi cuộc sống thay đổi. Suy
nghĩ của em về vấn đề này.
Khâu đánh giá phần Đọc thêm cần căn cứ vào năng lực học trò, tránh cảm
tính, phiến diện hoặc quá máy móc, hàn lâm kiến thức. Điều này phụ thuộc cả ở
trình độ lẫn cách ra câu hỏi kiểm tra ở người thầy.
Ví dụ: Xoay quanh câu hỏi về nhân vật Nhĩ Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến
quê” của Nguyến Minh Châu, có học sinh cho rằng nhân vật thật đáng trách vì
đã quay lưng lại với người thân, quê hương mình để rồi cuối đời anh phải trả
giá đắt. Lại có học sinh khác nhận định nhân vật Nhĩ thật đáng thương khi
tháng ngày của tuổi trẻ anh đã cống hiến hết mình cho đất nước, đến lúc dừng
chân, về lại “bến quê” thì phải sống những tháng ngày bi kịch.
16
Trước sự cảm nhận có phần trái ngược ấy của trò, người thầy cần biết trân
trọng quan điểm riêng và biết định hướng cho các em bằng đáp án mở phù hợp:
“ Nhĩ là nhân vật tư tưởng, được xây dựng từ những nghịch lí, những trải
nghiệm và sự tự vấn lương tâm của chính anh. Không nên phán xét nhân vật mà
cần rút ra được những suy ngẫm, bài học triết lí sâu sắc cho bản thân từ nhân
vật – cần biết cân bằng giữa công việc và gia đình, giữa đất nước với những gì
gần gũi nhất của quê hương; vẻ đẹp cuộc sống thật gần quanh chúng ta; cái
vòng vèo, chùng chình có thể khiến ta chậm bước tiến đến mục tiêu cuộc đời …”
Như vậy, đổi mới kiểm tra, đánh giá phần Đọc thêm chính là nhằm củng cố,
thúc đẩy giờ Đọc hiểu văn bản đạt hiệu quả tốt nhất, phát huy được năng lực
cảm thụ và tạo lập văn bản ở học sinh đối với môn học ở tất cả các kiểu bài,
trong đó đó dạng bài Đọc thêm.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Khi áp dụng sáng kiến trên vào thực tế dạy học, tôi thấy học sinh đã có sự
thay đổi về chất đối với việc học tập môn Ngữ văn nói chung và kiểu bài Đọc
thêm nói riêng. Cụ thể các em đã thực sự hứng thú, say mê, sôi nổi trong giờ
Đọc thêm. Nhiều em vốn lâu nay trầm, ít phát biểu ý kiến thì giờ đây lại rất hăng
hái xây dựng bài. Giờ học thêm không còn gây nhàm chán, mỏi mệt bởi sự khô
khan, khuôn mẫu máy móc của người dạy nữa. Năng lực cá nhân của các em
được bộc lộ rõ qua phần đọc sáng tạo, nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ
thuật văn bản trước tập thể lớp. Hoạt động học tập hợp tác giữa các cá nhân
cũng mang lại hiệu quả rõ rệt. Việc soạn bài ở nhà của các em cũng được chuẩn
bị chu đáo, công phu hơn trong niềm háo hức chờ đón được trải nghiệm, được
sống trong không gian nghệ thuật cùng văn bản.
Đối với bản thân người giáo viên trực tiếp giảng dạy như tôi và các đồng
nghịêp trong và ngoài nhà trường, giờ Đọc thêm không còn khiến chúng tôi lúng
túng hay soạn giảng theo cách đối phó, hình thức nữa. Sự trăn trở, miệt mài
chuẩn bị cho tiết dạy khiến chúng tôi cảm thấy yêu nghề, say nghề hơn bởi
chính chất lượng, hiệu quả bài dạy mang lại cho tôi và các học trò của mình.
Khảo sát tình hình học tập của học sinh tại trường THCS Phạm Văn Hinh,
năm học 2014 – 2015 qua các bài kiểm tra đột xuất sau giờ dạy, bài kiểm tra
thường xuyên và bài kiểm tra giao về nhà cho học sinh. Kết quả thu được như
sau:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TS
Bài KT
HS SL
% SL
% SL
% SL
% SL
%
Bài KT
đột xuất
95
Bài KT 15
phút
95
Bài KT
ở nhà
95
09
9,4
41
43,2
45 47,4
0
0,0
0
0,0
11
11,5
43
45,3
41 43,2
0
0,0
0
0,0
20
21,1
53
55,7
22 23,2
0,0
0
0,0
0
17
Bảng số liệu trên cho thấy, chất lượng học sinh đã có sự thay đổi lớn. Tỉ lệ
học sinh yếu kém không còn, tỉ lệ khá- giỏi tăng cao. Chứng tỏ sự tiến bộ vượt
bậc của học sinh khi được học tập theo phương pháp mà sáng kiến kinh nghiệm
đã áp dụng.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đọc thêm là kiểu bài tuy không chiếm tỉ lệ nhiều trong chương trình nhưng
lại rất quan trọng trong việc giáo dục và giảng dạy nhằm phát triển năng lực cho
học sinh. Đó là năng lực đọc – hiểu, cảm thụ thẩm mĩ và các kĩ năng, kĩ xảo của
việc đặt câu, dựng đoạn, tạo lập văn bản theo hướng tích hợp Văn học – Tiếng
Việt – Tập làm văn. Qua việc thực hiện làm sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nhận
thấy, để giờ dạy học Ngữ văn nói chung và giờ Đọc thêm đạt hiêu quả tốt, cần
rất nhiều yếu tố, một trong số đó là vai trò của giáo viên và học sinh:
Về phía giáo viên: Mỗi thầy cô phải nỗ lực hết mình để tìm được phương
pháp giảng dạy phù hợp cho từng kiểu bài. Không nên chỉ chú trọng vào những
tiết dạy thuộc năng khiếu, sở trường mà bỏ qua những tiết học khó, ít có tài liệu
hướng dẫn. Cũng không nên dạy trò theo kiểu học gì thi nấy mà quên mất một
trong những dạng bài có thể phát huy cao độ năng lực trí tuệ, cảm xúc của các
em như bài Đọc thêm trong chương trình. Sự định hướng, dẫn dắt, gợi mở đúng
đắn của giáo viên sẽ giúp học trò tự chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động,
sáng tạo. Chất lượng giảng dạy vì thế mà không ngừng được cải thiện tốt hơn.
Về phía học sinh: Bản thân các em phải có sự miệt mài, đam mê với môn
học, giờ học. Nhu cầu được khám phá, chiếm lĩnh kiến thức phải luôn thường
trực trong các em ở tất cả kiểu bài. Đặc biệt, với bài đọc thêm, các em cần nhận
thức được đây là loại bài có tác dụng làm giàu vốn văn chương, rèn luyện kĩ
năng tự học, tự cảm thụ và bước đầu xây dựng cho học sinh một văn hóa đọc. Vì
vậy, không có phương pháp nào tốt bằng phương pháp tự học để nắm vững kiến
thức. Sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, làm bài tập đầy đủ khi được
giao về nhà, sự hợp tác tập thể để giải quyết nhiệm vụ phức tạp và sự độc lập tư
duy dưới nhiều góc độ - phản biện, phê phán, so sánh, đối chiểu… ở các em sẽ
góp phần tạo nên thành công cho giờ Đọc thêm văn bản.
2. Kiến nghị
Đối với mỗi giáo viên: Không ngừng học tập, tự bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy cho bản thân; luôn trăn trở, tìm tòi để đúc rút
kinh nghiệm giảng dạy qua những cách làm hay, những sáng kiến kinh nghiệm
có chất lượng nhằm gửi tới đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
cho tỉnh và huyện nhà.
Đối với tổ chuyên môn và nhà trường:
Cần tổ chức hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn về phương pháp
giảng dạy những kiểu bài khó, để các giáo viên có thể trao đổi, chia sẻ kinh
nghiệm và thống nhất cách dạy đối với những dạng bài cụ thể. Việc dự giờ, góp
18
ý cho đồng nghiệp về từng kiểu bài cũng cần được thực hiện một cách thường
xuyên để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung và môn Ngữ
văn nói riêng.
Cần tham khảo các sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá từ Hội đồng
khoa học cấp huyện, cấp tỉnh để triển khai tới các tổ viên, tạo cơ hội cho tổ viên
học hỏi, rút kinh nghiệm cho chuyên môn của mình.
Đối với Phòng Giáo dục
- Tổ chức các chuyên đề về Đọc thêm, dạy thực nghiệm những bài đọc
thêm khó trong chương trình.
- Thường xuyên sử dụng các bài Đọc thêm để ra câu hỏi đề thi chọn học
sinh giỏi văn hoá các khối, lớp cấp Huyện để đánh giá năng lực và chọn được
đúng đối tượng HSG.
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các chuyên đề về lĩnh vực chuyên
môn đối với các nội dung giảng dạy còn khiến nhiều giáo viên băn khoăn, lúng
túng trong cách thực hiện.
- Một số dạng bài khó như kiểu bài Đọc thêm, nên tổ chức các giờ dạy mẫu
để triển khai rộng rãi tới các đơn vị trường học trên địa bàn toàn tỉnh để giáo
viên có được sự thống nhất trong cách giảng dạy mà điều chỉnh phương pháp
của mình.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ về phương pháp dạy kiểu bài Đọc
thêm mà bản thân tôi đã áp dụng vào thực tế dạy học ở trường THCS Phạm Văn
Hinh. Trong quá trình thực hiện, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong
được sự quan tâm, góp ý của các đồng nghiệp và Ban giám khảo trong Hội đồng
khoa học của ngành để sáng kiến kinh nghiệm này của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Kim Tân, ngày 20 tháng 03 năm 2016
Tôi xin cam đoan SKKN là do tôi tự làm,
không sao chép của người khác.
Người viết SKKN
Vũ Thị Phương
19