Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghiên cứu liều lượng phân bón cho cây mạch môn (ophiopogon japonicus wall) trồng xen trong vườn chè giai đoạn kiến thiết cơ bản tại huyện hà hòa, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI













NGUYỄN NGỌC SƠN


NGHIÊN CỨU LIỀU LƯ
ỢNG PHÂN BÓN CHO CÂY
MẠCH MÔN (Ophiopogon Japonicus Wall) TRỒNG XEN
TRONG VƯỜN CHÈ GIAI ðOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN
TẠI HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ




LUẬN VĂN THẠC SĨ















HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI












NGUYỄN NGỌC SƠN


NGHIÊN CỨU LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN CHO CÂY


MẠCH MÔN (Ophiopogon Japonicus Wall) TRỒNG XEN
TRONG VƯỜN CHÈ GIAI ðOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN
TẠI HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ






CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ðÌNH VINH







HÀ NỘI - 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
trung thực và chưa ñược công bố ở bất cứ công trình nào.
Mọi sự giúp ñõ cho việc thực hiện Luận văn ñã ñược cảm ơn và các
thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả Luận văn




Nguyễn Ngọc Sơn



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Nguyễn ðình
Vinh - Giảng viên Bộ môn Cây công nghiệp và cây thuốc - Khoa Nông học -
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội ñã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp ñỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, giúp ñỡ tận tình của các Thầy,
Cô giáo Khoa Nông học, ñặc biệt là các Thầy, Cô trong Bộ môn Cây công
nghiệp và cây thuốc - Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình Ông bà Nguyễn ðình Chiếu - Khu

3 - xã Bằng Giã - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ ñã quan tâm, tạo ñiều kiện
giúp ñỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu ñề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Ngọc Sơn









Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix

1 MỞ ðẦU 1

1.1 ðặt vấn ñề 1

1.2 Mục ñích và yêu cầu 2

1.2.1 Mục ñích 2

1.2.2.

Yêu cầu 3

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học của ñề tài 3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

1.4 Giới hạn của ñề tài 3

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1 Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây mạch môn 5

2.2 ðặc ñiểm thực vật học của cây mạch môn 5


2.2.1 Rễ, củ 5

2.2.2 Thân, lá 6

2.2.3 Hoa, quả, hạt 7

2.2.4 Sinh trưởng của cây mạch môn 8

2.3 Yêu cầu sinh thái của cây mạch môn 8

2.4 Giá trị sử dụng của cây mạch môn 9

2.4.1 Giá trị dược liệu của cây mạch môn 9

2.4.2 Giá trị kinh tế của cây mạch môn 11


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

2.4.3 Giá trị bảo vệ ñất và môi trường 12

2.5 Các kết quả nghiên cứu cây mạch môn trên thế giới và ở Việt
Nam 13

2.5.1

Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mạch môn
trên thế giới 13


2.5.2 Tình hình nghiên cứu về cây mạch môn ở Việt Nam 18

2.6 Nghiên cứu về hệ thống trồng xen ở trong nước 24

2.7 Các kết quả nghiên cứu về sử dụng phân bón cho cây chè 26

2.7.1 Các kết quả nghiên cứu về bón phân cho cây chè ở nước ngoài 26

2.7.2 Các kết quả nghiên cứu bón phân cho cây chè ở Việt Nam 31

2.8 Các kết quả nghiên cứu về trồng xen, che phủ ñất cho cây chè ở
trong nước 35

3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

3.1 Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 38

3.1.1 Vật liệu nghiên cứu 38

3.1.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 38

3.1.3 Thời gian nghiên cứu 38

3.2 Nội dung nghiên cứu 38

3.3 Phương pháp nghiên cứu 39

3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy mẫu quan trắc 40

3.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây mạch môn 40


3.4.2 Các chỉ tiêu về năng suất củ và rễ của cây mạch môn 41

3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi trên cây chè 42

3.4.5 Các chỉ tiêu về năng suất búp chè 42

3.4.6 Các chỉ tiêu theo dõi về cỏ dại 43

3.4.7 Tính hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm 43

3.4.8 Phân tích thành phần lý hóa tính của ñất trước và sau thí nghiệm 43

3.5 Xử lý số liệu 43


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44

4.1 Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến sinh trưởng, phát
triển của cây mạch môn trồng xen trong vườn chè kiến thiết
cơ bản 44

4.1.1 Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến chiều cao và chiều
rộng tán của cây mạch môn 44

4.1.2 Ảnh hưởng của phân bón ñến chiều dài và chiều rộng lá cây
mạch môn 48


4.1.3 Ảnh hưởng của phân bón ñến số nhánh của cây mạch môn 50

4.2 Ảnh hưởng của phân bón ñến sinh khối và các chỉ tiêu cấu thành
năng suất và năng suất rễ, củ mạch môn 53

4.2.1 Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới sinh khối của
cây mạch môn 54

4.2.2 Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới năng suất rễ, củ của
cây mạch môn 59

4.3 Ảnh hưởng của các công thức bón phân cho cây mạch môn ñến
sinh trưởng, phát triển của cây chè. 61

4.3.1 Ảnh hưởng của phân bón ñến chiều cao cây, số cành cấp 1
của cây chè 62

4.3.2 Ảnh hưởng của phân bón và trồng xen mạch môn ñến số lá trên
cây chè năm 2010 66

4.3.3 Ảnh hưởng của phân bón tới ñộng thái tăng trưởng chỉ tiêu diện
tích lá của cây chè KTCB 67

4.3.4 Ảnh hưởng của các công thức bón phân cho cây mạch môn ñến
chiều rộng tán của cây chè 68

4.3.5 Ảnh hưởng của phân bón cho cây mạch môn ñến số búp trên
cây chè 71



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

4.3.6 Ảnh hưởng của các công thức bón phân cho cây mạch môn ñến
năng suất búp chè. 73

4.4 Ảnh hưởng của các công thức bón phân cho cây mạch môn ñến
sự phát triển của cỏ dại, sâu bệnh trong vườn chè 74

4.4.1 Ảnh hưởng của các công thức bón phân và trồng xen mạch môn
ñến khối lượng cỏ dại trong vườn chè 74

4.4.2 Ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn ñến thành phần sâu,
bệnh hại trên cây chè 76

4.5 Ảnh hưởng các công thức bón phân cho cây mạch môn ñến tính
chất lý hoá tính của ñất 80

4.6 Hạch toán hiệu quả kinh tế các công thức bón phân cho cây mạch
môn trồng xen trong vườn chè non 83

5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 89

5.1 Kết luận 89

5.2 ðề nghị 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91


MỘT SỐ ẢNH THÍ NGHIỆM 95











Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

4.1 Ảnh hưởng của phân bón ñến chiều cao tán của cây mạch môn (cm) 45
4.2 Ảnh hưởng của phân bón ñến chiều rộng tán của cây mạch
môn (cm) 46
4.3 Ảnh hưởng của phân bón ñến chiều dài lá mạch môn (cm) 48
4.4 Ảnh hưởng của phân bón ñến chiều rộng lá mạch môn (cm) 50
4.5 Ảnh hưởng của phân bón ñến số nhánh của cây mạch môn
(nhánh/bụi) 51
4.6 Ảnh hưởng của phân bón ñến sinh khối và các chỉ tiêu cấu thành
năng suất rễ củ mạch môn 54
4.7 Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến năng suất rễ, củ của
cây mạch môn trồng xen trong vườn chè KTCB 59

4.8 Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến chiều cao cây của
cây chè (cm) 63
4.9 Ảnh hưởng của các công thức bón phân cho cây mạch môn ñến
số cành cấp 1 của cây chè (cành/cây) 64
4.10 Ảnh hưởng của các công thức bón phân cho cây mạch môn ñến
số lá cây chè (lá/cây) năm 2010 66
4.11 Ảnh hưởng của các công thức bón phân cho cây mạch môn ñến
diện tích lá của cây chè KTCB (cm
2
/lá) 67
4.12 Ảnh hưởng của các công thức bón phân cho cây mạch môn ñến
chiều rộng tán cây chè (cm) 69
4.13 Ảnh hưởng của các công thức bón phân cho cây mạch môn ñến
số búp và khối lượng búp trên cây chè 71
4.14 Ảnh hưởng của các công thức bón phân cho cây mạch môn ñến
năng suất lý thuyết (tạ/ha) 73

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

4.15 Khối lượng cỏ dại của các công thức thí nghiệm kg/10m
2
74
4.16 Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm ñến thành phần sâu,
bệnh hại trên cây chè 77
4.17 Thành phần lý hoá tính ñất của các công thức thí nghiệm 80
4.18 Hạch toán kinh tế các công thức bón phân cho cây mạch môn
trồng xen trong vườn chè kiến thiết cơ bản 84







Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix

DANH MỤC HÌNH



STT Tên hình Trang

4.1 Ảnh hưởng của bón phân ñến chiều cao tán của mạch môn 45
4.2 Ảnh hưởng của bón phân ñến chiều rộng tán của mạch môn 47
4.3 Ảnh hưởng của phân bón ñến số nhánh của cây mạch môn
(nhánh/bụi) 53
4.4 Ảnh hưởng của các cô Bng thức bón phân tới sinh khối cây
mạch môn sau 36 tháng trồng ( g/bụi). 58
4.5 Năng suất lý thuyết củ và rễ cây mạch môn sau trồng 36 tháng
(tạ/ha) 60
4.6 Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến khối lượng cỏ dại
trong vườn chè 75



















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

1. MỞ ðẦU

1.1 ðặt vấn ñề
Cây mạch môn (Mạch môn ñông) tên khoa học là Ophiopogon
Japonicus Wall, thuộc họ Ruscaceae, có nguồn gốc từ Nhật Bản và Triều
Tiên. Mạch môn là loại cỏ thảo sống lâu năm, rễ chùm, lá mọc từ gốc, hẹp,
gốc lá hơi có bẹ, quả mọng.
Mạch môn là cây ưa ẩm, ưa ánh sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng,
có thể phát triển trên mọi loại ñất, trừ nơi úng ngập. Cây mạch môn ñược
trồng làm thuốc là chủ yếu, ngoài ra còn ñược trồng làm cảnh quan trong ñô
thị, trồng ñể bảo vệ ñất, chống xói mòn. Cây mạch môn ñược sử dụng ñể
trồng xen dưới tán các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm vừa có tác
dộng tốt ñến môi trường sống của cây trồng chính vừa tăng thu nhập hệ thống,
tăng hệ số sử dụng ñất.
Do quá trình công nghiệp hóa, ñô thị hóa và biến ñổi khí hậu ñang diễn
ra nhanh chóng, ñã làm cho diện tích ñất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp,

ñặc biệt là vùng Trung du miền núi, nơi có diện tích ñất ñể trồng cây ăn quả,
cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp rất lớn, song chưa ñược khai thác
có hiệu quả, thậm chí nhiều diện tích ñang bị thoái hóa rất mạnh do chưa
ñược chú trọng thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững trên ñất
dốc. Vấn ñề này, tuy ñã ñược nghiên cứu, giải quyết bằng việc trồng xen các
loại cây trồng ưa ánh sáng tán xạ trong vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu
năm ñể vừa mang lại nguồn lợi kinh tế cho người sản xuất, vừa tận dụng
nguồn tài nguyên ñất quý báu, song còn nhiều hạn chế, bất cập.
Trong ñịnh hướng phát triển ngành chè Việt Nam, quan ñiểm chỉ ñạo
của Bộ NN và PTNT và các tỉnh trồng chè trong cả nước là không trồng mới
mở rộng diện tích, song tập trung trồng lại diện tích chè cằn xấu, giống cũ,
năng suất, chất lượng thấp bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

cao, phù hợp với công nghệ, mục ñích sản phẩm chế biến ñể nâng cao chất
lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế của ngành chè. Do vậy, rất cần thiết phải
nghiên cứu, lựa chọn ñối tượng cây trồng xen và hoàn thiện qui trình kỹ thuật
trồng, chăm sóc ñối với diện tích chè trồng lại trong giai ñoạn kiến thiết cơ
bản (KTCB), ñể ñảm bảo cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, tăng thu
nhập phụ cho người dân trong giai ñoạn cây chè chưa cho khai thác.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng xen trong vườn chè
nói chung, nhất là sử dụng cây mạch môn trồng xen trong vườn chè giai ñoạn
kiến thiết cơ bản ở Việt Nam còn ít ñược nghiên cứu. Do vậy, việc nghiên cứu
về các kỹ thuật trồng xen cây mạch môn trong vườn chè, trong ñó có kỹ thuật
bón phân cho cây mạch môn trồng xen chè giai ñoạn kiến thiết cơ bản là rất cần
thiết ñể xây dựng một quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh, vừa ñảm bảo môi trường
cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, ñồng thời cũng giúp cho cây mạch môn
sinh trưởng, phát triển thuận lợi cho năng suất, chất lượng cao nhất. ðạt ñược

các mục tiêu trên sẽ góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng ñất, tạo thu nhập cho
người trồng chè trong giai ñoạn chưa có sản phẩm thu hoạch và hạn chế xói
mòn, rửa trôi ñất, ñảm bảo canh tác bền vững trên ñất dốc.
Xuất phát từ những lý do trên và ñược sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
ðình Vinh chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:

Nghiên cứu liều lượng phân
bón cho cây mạch môn (Ophiopogon Japonicus Wall) trồng xen trong
vườn chè giai ñoạn kiến thiết cơ bản tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
ðánh giá ñược ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến sinh trưởng
và năng suất củ cây mạch môn; ñến sinh trưởng và năng suất búp chè. Xác
ñịnh ñược công thức bón phân phù hợp cho cây mạch môn trồng xen trong
vườn chè KTCB. Các kết quả thu ñược sẽ góp phần ñể xây dựng quy trình kỹ
thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn trồng xen trong vườn chè KTCB.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của liều lượng bón phân khoáng ñến sinh
trưởng và năng suất củ của cây mạch môn trồng xen trong vườn chè KTCB,
từ 1- 3 tuổi.
- ðánh giá ảnh hưởng liều lượng bón phân khoáng ñến sinh trưởng và
năng suất búp của cây chè trong giai ñoạn KTCB.
- ðánh giá hiệu qủa của kỹ thuật trồng xen và liều lượng bón phân
khoáng cho cây mach môn trồng xen trong vườn chè giai ñoạn KTCB.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của ñề tài

- Các kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng của liều lượng bón các loại phân khoáng, kỹ thuật trồng xen ñến sinh
trưởng, phát triển, năng suất của cây mạch môn và sinh trưởng, năng suất búp
của cây chè giai ñoạn kiến thiết cơ bản.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài là tài liệu tham khảo góp phần bổ sung
các thông tin cho công tác nghiên cứu về kỹ thuật trồng xen nói chung và kỹ
thuật trồng xen cây mạch môn trong vườn chè kiến thiết cơ bản nói riêng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc xác ñịnh ñược công thức bón phân khoáng thích hợp nhất cho
sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây mạch môn, sinh trưởng và
năng suất búp chè sẽ góp phần xây dựng ñược quy trình kỹ thuật trồng xen
cây mạch môn trong vườn chè KTCB ñạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.4. Giới hạn của ñề tài
ðề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng bón phân
khoáng ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây mạch môn trồng xen
trong vườn chè KTCB từ 1 - 3 tuổi, trên ñất ñất xám Feralit bạc màu tại xã
Bằng Giã, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Với cây trồng chính là cây chè giống
Kim Tuyên 1- 3 tuổi, cây mạch môn là cây trồng xen với loại giống ñang

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

ñược trồng phổ biến tại huyện Hạ Hòa, Phú Thọ.
ðề tài của chúng tôi có sự kế thừa các kết quả nghiên cứu ñược thực
hiện từ năm 2009 ñến năm 2012, do TS Nguyễn ðình Vinh và các cộng sự
của Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã thực hiện và cho phép.






























Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


2.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây mạch môn
Mạch môn là một loài thực vật có nguồn gốc từ Nhật Bản và Triều
Tiên. Cây sống lâu năm, sinh trưởng phát triển tốt ở những nơi râm mát dưới
tán các loài cây khác. Hiện nay, mạch môn ñược trồng ở nhiều nước trên thế
giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, ðức, Hàn Quốc và Việt Nam với mục
ñích chính là thu hoạch củ làm dược liệu và làm cây cảnh quan.[1]
Tại Việt Nam, cây mạch môn mọc hoang và ñược trồng ở nhiều nơi ñể
lấy củ làm thuốc, diện tích trồng tập trung nhiều nhất là ở hai tỉnh Phú Thọ và
Yên Bái.
Mạch môn là một loài trong chi Ophiopogon (chi Mạch môn hay chi
Duyên giai thảo). Chi này có khoảng 65 loài cây thân thảo sống lâu năm,
trong ñó khoảng 38 loài ñặc hữu của Trung Quốc, thuộc họ Tóc Tiên
(Ruscaceae), trước ñây ñược phân loại trong họ Loa kèn (Liliaceae).
Theo hệ thống phân loại thực vật, cây mạch môn ñược xếp vào hệ thống:
Giới (regnum): Plantae
Ngành (division): Magnoliophyta
Lớp ( class ): Liliopsida
Bộ ( ordo ): Asparagales
Họ (familia): Ruscaceae
Chi (genus): Ophiopogon
Loài: Japonicus
Tên Khoa học: Ophiopogon japonicus Wall. ( L.f.) Ker Gawl.[26]
2.2. ðặc ñiểm thực vật học của cây mạch môn
2.2.1. Rễ, củ
Rễ cây mạch môn thuộc loại rễ chùm, phân bố sâu và rộng 40 - 50cm.
Củ hình thành từ rễ, có hình thoi, dài khoảng 1,5 - 3,3cm, ñường kính phần

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6


giữa khoảng 0,3 - 0,6cm, bề mặt lát cắt màu trắng, hơi trong, có lõi hẹp, mùi
ñặc biệt, có vân dọc mịn, củ già màu hồng, củ non màu trắng ngà.
Giải phẫu rễ củ của cây mạch môn ta thấy: Tầng lông hút có lông hút
ñơn bào. Tầng suberoid gồm 2 - 3 lớp tế bào hình ña giác xếp sát nhau, vách
tẩm suberin. Mô mềm vỏ rất rộng, tế bào ở phía ngoài hình tròn hay ña giác,
tế bào ở phía trong hình bầu dục theo hướng xuyên tâm, rải rác có bó tinh thể
calci oxalat hình kim nhỏ hoặc lớn (hiếm gặp hơn). Nội bì hình chữ U, trụ bì
gồm 1 - 2 lớp tế bào, hóa mô cứng rải rác. Các bó gỗ cấp 1 phân hóa hướng
tâm, xếp xen kẽ với bó libe cấp 1. Vùng mô mềm ruột hẹp gồm các tế bào có
vách mỏng, kích thước nhỏ hơn tế bào mô mềm vỏ. Mạch hậu mộc nhỏ trong
vùng mô mềm tủy bị hóa mô cứng [19].
2.2.2. Thân, lá
Thân của cây mạch môn thuộc loại thân cỏ nhiều năm, mọc thành bụi
cao từ 10 - 40cm và ñược cấu tạo bởi nhiều bẹ lá già bao lấy bẹ lá non.
ðặc ñiểm giải phẫu: Thân cấu tạo từ nhiều bẹ lá già bao lấy các bẹ lá
non hơn. Mỗi bẹ lá già có một phần rộng ở giữa mang các bó mạch, hai ñầu
hẹp dần cuối cùng chỉ còn 2 lớp biểu bì nằm sát và xen kẽ nhau tạo thành
màng mỏng. Tại phần mang bó mạch, dưới biểu bì là các tế bào vách rất dày
có xu hướng phát triển thành mô cứng hoặc sợi, mô mềm vỏ khuyết gồm các
tế bào tròn, vách mỏng. Các bó dẫn không ñều nhau, libe hình nón chồng lên
gỗ, các bó lớn có mô cứng bao xung quanh. Các bẹ lá non hơn chưa có màng,
cấu tạo giống bẹ già nhưng các tế bào xung quanh bó mạch vẫn chưa tẩm chất
gỗ, các tế bào mô mềm vỏ tạo các khuyết rộng hơn. Tinh thể calci oxalat hình
kim tập trung thành bó trong tế bào mô mềm vỏ.
Lá mọc từ gốc, có dạng hình dải hẹp, xếp thành 2 dãy, dài 15 - 60cm,
rộng 0,5 - 1,5cm, nhẵn, gốc có bẹ to hình màng màu trắng ôm các bẹ lá bên
trong, ñầu lá nhọn, gân lá song song nổi rất rõ. Từ gốc lên ñến ngọn lá rộng
và dẹt dần, màu cũng ñậm hơn. Lá xanh quanh năm.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

7

Khi giải phẫu lá ta thấy lá có tiết diện tam giác ở gần gốc, phía trên hẹp
dần. ðoạn từ gốc lá ñến 1/2 chiều dài lá phẳng ở mặt trên và lồi ở mặt dưới.
Biểu bì có cutin lồi, phía dưới biểu bì có 3 - 6 lớp tế bào màng rất dày, vách
còn có cellulose có xu hướng phát triển thành sợi. Mô mềm có vỏ khuyết, tế
bào hình tròn, nhỏ, càng vào bên trong càng lớn, dẹp, hình ña giác. Trong
vùng mô mềm có khoảng 5 - 8 bó gỗ không ñều, hình dạng và cấu tạo như ở
thân. Tinh thể canxi oxalate hình kim tập trung thành bó trong vùng mô mềm.
Biểu bì lá: biểu bì trên là những tế bào hình chữ nhật xếp song song với nhau,
không thấy lỗ khí, biểu bì dưới có nhiều lỗ khí kiểu lớp 1 lá mầm và bao bọc
bởi cutin lồi.[19]
2.2.3. Hoa, quả, hạt
Hoa của cây mạch môn ñược phát triển từ các cành hoa mọc ở nách lá.
Ở Việt Nam các mầm hoa ñược phân hóa từ tháng 5 - 6 hoa nở rộ vào tháng 7
- 8. Hoa nhỏ, màu trắng, trắng ngà hoặc tím nhạt, hơi rủ xuống, tập trung
thành một chùm trên cành chung dài. Cành hoa mọc từ giữa bụi cây, ngắn hơn
so với lá, cuống hoa có cạnh, màu tím nhạt hoặc xanh sáng, lá bắc không
màu hoặc trắng nhạt. ða phần là dạng hoa hình bông, mọc ở ñỉnh, chùm hoa
dài 10 - 20cm, nụ hoa dạng màng mỏng, mỗi nụ có 1 - 3 bông hoa, cuống hoa
dài 3 - 4mm. Hoa có 6 cánh, không mở rộng ra, dài khoảng 5mm, 6 nhị ñực,
chỉ nhị rất ngắn, bao phấn hình mác, bầu nhị nằm ở phía dưới, 3 ngăn, ống nhị
cái của hoa dài khoảng 4mm, phần gốc rộng, thường có hình dùi tròn.
Quả của cây mạch môn phát triển từ tháng 8 năm trước ñến tháng 3
năm sau. Quả mọng, hình cầu, ñường kính 5 - 7mm, lúc ñầu có màu xanh lục,
khi chín sẽ chuyển sang màu lam sẫm chứa 1 - 2 hạt. Màu sắc của cuống hoa,
màu sắc hoa, màu sắc quả là các chỉ tiêu ñể phân loại giống.
Hạt có ñặc tính “ngủ ñông” trong một khoảng thời gian, ở nhiệt ñộ thấp
(trên dưới 5
0

C) thì qua khoảng 2 - 3 tháng hạt sẽ thức tỉnh và nảy mầm. Khả
năng giữ sức nảy mầm của hạt khoảng một năm [19].

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

2.2.4. Sinh trưởng của cây mạch môn
Cây mạch môn là dạng cỏ thân bụi, sống lâu năm. Các mầm mới của
cây mạch môn ñược phát sinh từ các mắt trên ñoạn thân ngầm. Trong ñiều
kiện khí hậu của Việt Nam các mầm mới ñược phát sinh trong vụ Xuân hè
hàng năm. Sau khi hình thành các mầm mới sẽ phát sinh ra các lá và rễ mới.
Số lượng mầm (nhánh) của bụi mạch môn tăng lên theo tuổi cây.
Các lá của cây mạch môn ñược phát sinh từ các ñỉnh sinh trưởng của
mầm theo chu kì sinh trưởng hàng năm. Các lá mới ñược phát sinh vào vụ
Xuân hè và ổn ñịnh sinh trưởng vào vụ Thu ñông. Cuối vụ ðông năm trước
và ñầu vụ Xuân năm sau các lá ñược hình thành từ năm trước sẽ chết và ñược
thay thế dần bằng các lá mới. Chiều rộng và chiều dài lá thay ñổi theo tuổi lá,
sau khi phát sinh lá thường mọc thẳng có chiều rộng lá lớn, chiều dài lá ngắn.
Khi ổn ñịnh sinh trưởng lá ngả dần theo chiều ngang, chiều dài lá lớn song
chiều rộng lá bị thu hẹp lại. Lá non có màu xanh vàng, lá già có màu xanh
ñậm, xanh vàng. Bề mặt trên của phiến lá ñược bao phủ bằng lớp màng cu tin.
Phiến lá có các sợi xơ mảnh và dai, xếp dọc theo chiều dài của lá.
Rễ và củ của cây mạch môn. Rễ cây mạch môn hàng năm ñược phát
sinh từ gốc của cả các nhánh cũ và nhánh mới, một số rễ mới ñược phát sinh từ
ñầu của các rễ cũ hay các rễ bị ñứt do tác ñộng cơ giới, sinh vật gây hại. Một số
rễ có ñoạn giữa phình to ñể hình thành củ mạch môn. ða số các củ của cây mạch
môn ñược hình thành vào vụ Thu và vụ ðông của năm trước, ổn ñịnh vào vụ Hè
của năm sau. Củ mạch môn có hình thoi, khi non có màu trắng sau chuyển sang
ngà vàng, củ già có mầu nâu nhạt, nẫu thẫm, lõi trong. Số lượng, kích thước, tỷ
lệ củ già của cây mạch môn tăng lên theo tuổi cây và chịu tác ñộng của kỹ thuật

trồng, chăm sóc cây mạch môn. (Nguyễn ðình Vinh, 2011) [22].
2.3. Yêu cầu sinh thái của cây mạch môn
Mạch môn là cây có khả năng thích nghi rộng với nhiều vùng sinh thái
khác nhau. Cây ưa ẩm, ưa sáng nhưng cũng chịu hạn và chịu bóng rất tốt, có

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

thể sinh trưởng dưới bóng râm mà nhiều cây trồng khác không sinh trưởng
ñược. Rất thích hợp trồng dưới các tán cây ăn quả, vườn nhà, dưới tán cây
lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm, dưới tán cây chè Cây có khả năng
phát triển trên mọi loại ñất trừ nơi ngập úng lâu ngày, ưa ñất thịt nhẹ nhiều
màu, ñất cát pha, tơi xốp, cao ráo, thoát nước tốt.
Cây mạch môn có thể chịu ñược nhiệt ñộ lạnh tới khoảng -20
0
C khi ở
trạng thái ngủ về mùa ñông trong vườn ở ñiều kiện trồng trên ñất thông
thường. Nhưng khi nuôi ngầm dưới mặt nước nó lại cần nhiệt ñộ từ 18 - 25
0
C.
Cây mạch môn mọc hoang dại ở miền núi, ở nhiều nơi trong vườn ñồi
của người dân hay ñược trồng xen dưới các tán cây ăn quả, cây công nghiệp
lâu năm, bờ ñường ñi… ñể lấy củ làm thuốc, bảo vệ ñất, làm cảnh quan.
Cây mạch môn là cây trồng có khả năng thích nghi cao với các ñiều
kiện khí hậu ñất ñai khác nhau, là cây trồng có khả năng thích ứng tốt với
ñiều kiện biến ñổi khí hậu. Vì vây nhiều nước trên thế giới ( Mỹ, Úc ) ñánh
giá cây mạch môn là cây trồng có khả năng ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại và
thích ứng với biến ñổi khí hậu[22, 26].
2.4. Giá trị sử dụng của cây mạch môn
2.4.1. Giá trị dược liệu của cây mạch môn

Sản phẩm thu hoạch ñể làm thuốc là củ và rễ cây mạch môn. Trong củ
mạch môn có các thành phần dược liệu như: Ophiopogonin; Ruscogenin; b-
Sitosterol, Stmasterol, trong rễ cây mạch môn còn có nhiều hợp chất saponin,
axitamin, vitaminA (sách Trung Dược Học – Trung Quốc). Vị thuốc mạch
môn còn gọi Thốn ñông (Nhĩ Nhã), Mạch ñông (Dược Phẩm Hóa Nghĩa),
Dương cửu, Ô cửu, Dương tề, Ái cửu, Vũ cửu, Tuyệt cửu, Bộc ñiệp (Ngô Phổ
Bản Thảo), Dương thử, Vũ phích (Biệt Lục), Giai tiền thảo (Bản Thảo Cương
Mục), ðại mạch ñông, Thốn mạch ñông, Nhẫn lăng, Bất tử thảo, Mạch văn,
Thờ mạch ñông, Hương ñôn thảo, Bất tử diệp, Trĩ ô lão thảo, Sa thảo tú căn,
ðông nhi sa lý, An thần ñội chi, Qua hoàng, Tô ñông (Hòa Hán Dược Khảo),

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

Củ Tóc Tiên, Lan Tiên (Dược Liệu Việt Nam, 1998 [1].
Trong các tài liệu dược học của Trung Quốc và Việt Nam, vị thuốc
mạch môn ñược sử dụng làm chủ vị hay kết hợp với các vị thuốc khác ñể tạo
thành các bài thuốc chữa và dưỡng các loại bệnh về ñường hô hấp, tim mạch,
giải ñộc, giải khát và chữa bệnh tiểu ñường, yếu sinh lý .v.v [22]
Từ rễ củ mạch môn, 5 glucosid ñã ñược phân lập. Ba chất ñầu khi thủy
phân thu ñược diosgenin; ở chất thứ tư, genin là ruscogenin; còn chất thứ năm
cho choophiogenin. Ngoài ra, còn có 11 chất thuộc các nhóm chất sau: các
stigmasterol, β-sitosterol, β-D-glucosid, các hợp chất polysaccarid, tinh dầu
và các thành phần như β-patchoulen, longifolen, cyperen, α-humulen, guajol,
jasmolelon cũng ñược phát hiện trong củ mạch môn. Gần ñây còn phân lập
ñược các saponin A, B, C, D. Ophiopogonin A, B, C, và D khi thủy phân cho
genin là ruscogenin. Carbohydrat gồm có một số glucofructan và một số
monosaccharid: glucose, fructose và saccharose [1].
Mạch môn có vị ngọt hơi ñắng, tính mát, qui kinh: vào kinh Tâm, Phế
và Vị; có tác dụng: dưỡng âm, nhuận phế, bổ tâm phế làm mát phổi, thanh

tâm ích vị, sinh tân dịch, giảm ho, trừ ñờm, cầm máu, làm mát tim, thanh
nhiệt, khỏi khô khát, làm mát ruột khỏi táo bón và mát da bớt lở ngứa.
Trong y học cổ truyền Trung Hoa, củ Mạch môn là một loại thảo dược
có tác dụng bổ khí, trị viêm, có thể dùng ñể trị bệnh. Toàn bộ phần thân và rễ
củ không chỉ dùng làm thức ăn mà còn có thể làm thành loại nước uống có tác
dụng thanh nhiệt, tăng cường sức khỏe, ñược sử dụng rất rộng rãi.
Theo dược học hiện ñại, mạch môn chứa nhiều tinh dầu, glucoside và
nhiều chất khác, trong ñó ñặc biệt có tới 28 nguyên tố vi lượng rất cần cho cơ
thể. Kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy, mạch ñông có tác dụng kháng
khuẩn, trấn tĩnh và chống co giật, tăng cường khả năng chịu ñựng của cơ thể
trong ñiều kiện thiếu ôxy, cải thiện sức co bóp cơ tim, bảo hộ tế bào cơ tim,
nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, ñiều hòa ñường huyết và làm tăng sự

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

vận chuyển thức ăn trong ñường tiêu hóa.
Ngoài ra, Mạch môn còn có tác dụng rất tốt trong ñiều kiện trị tăng tiết
sữa sản phụ sau khi sinh, hỗ trợ ñiều trị bệnh lao phổi. Khi kết hợp với các vị
thuốc khác, nó còn có tác dụng chữa những bệnh như: chữa mai hạch khí
(Loạn cảm họng, luôn phải khạc như có hạt mơ), chữa các chứng ho khan, hỗ
trợ ñiều trị lao phổi, chữa ho cho trẻ em v.v. Mạch môn ñược sử dung làm chủ
vị hay phối hợp với các vị thuốc khác trong ðông y ñể phòng và chữa ñược
rất nhiều loại bệnh về ñường hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, yếu sinh lý v.v Củ
mạch môn cũng ñược sử dụng làm nước uống hàng ngày vừa có tác dụng
phòng chữa bệnh, thanh nhiệt.
Rễ củ dùng chữa ho khan, viêm họng, lao phổi, nóng âm ỉ về chiều, sốt
cao, khát nước, tâm phiền khát nước, thổ huyết, khái huyết, chảy máu cam,
hen phế quản, khó ngủ. Còn dùng ñể lợi tiểu và lợi sữa, ñiều hòa nhịp tim
khỏi hồi hộp, táo bón, lở ngứa. Ngày dùng 6 - 20g, dạng thuốc sắc. Mạch môn

bỏ lõi, sao tán nhỏ mỗi lần uống 10 - 12g (khi bị rối loạn tiêu hoá thể lỏng, ăn
ñầy bụng chậm tiêu không ñược dùng mạch môn).
Trong y học Trung Quốc, rễ mạch môn thường dùng trị các bệnh tim
mạch, cao huyết áp, xơ vữa ñộng mạch, loạn thần kinh mạch máu, loạn thần kinh
thực vật, khí hư và mất ngủ. Phối hợp với các dược liệu khác trị viêm dây thần
kinh. Dạng dùng là nước sắc hoặc tán bột thành viên hoàn với liều mỗi lẫn 3 -
10g. Ở Ấn ðộ, những rễ củ có chất nhầy của mạch môn có thể ăn ñược và ñược
dùng thay thế nhân sâm. Ở các nước Campuchia, Lào rễ ñược dùng làm thuốc
chữa sốt và lợi sữa, trị viêm phổi và một số bệnh về gan, thận, ruột.
2.4.2. Giá trị kinh tế của cây mạch môn
Mạch môn là cây thuốc quý ñược sử dụng trong các bài thuốc ñông y.
Nó có thể ñược trồng thuần hoặc trồng ñể bảo vệ ñất, hoặc trồng xen trong
vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, cây lâm nghiệp, vừa hạn chế ñược
cỏ dại lại cho thêm thu nhập, dễ trồng, dễ sống và ít bị sâu bệnh phá hoại,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên ñem lại hiệu quả kinh tế cao cho
người trồng.
Sau trồng 2 - 3 năm trở lên, cây có thể cho thu hoạch. Hiện nay trên thị
trường sản phẩm ñầu ra của cây mạch môn ñược người dân ưa chuộng, ñánh
giá cao và dễ tiêu thụ. Theo kết quả ñiều tra của trường ðại học Nông nghiệp
Hà Nội, giá bán củ tươi năm 2009- 2010 tại Phú Thọ và Yên Bái từ 12.000 -
15.000ñ/kg, năm 2011 giá tăng lên 25.000 - 30.000ñ/kg và năm 2012 giá bán
là 20.000 - 25.000ñ/kg củ tươi. Sản phẩm củ mạch môn khô ñã chế biến rút
bỏ lõi tại Phú Thọ có giá thành từ 120.000 - 150.000ñ/kg, tại thị trường Hà
Nội và Hưng Yên giá bán còn cao hơn. Bình quân 1ha trồng cây mạch môn
theo kỹ thuật truyền thống của nông dân trước ñây có thể ñạt từ 10 - 15 tấn
củ, tương ñương 120 - 200 triệu ñồng sau 3 năm trồng. Trên 1ha ñất trồng cây

ăn quả nếu ta trồng xen mạch môn vào thì có thể trồng ñược 70% diện tích
(tương ñương 7.000m²). Một ha sau 3 năm có thể thu ñược 8 - 10 tấn củ. Như
vậy, sau 3 năm sẽ thu ñược khoảng 100 - 150 triệu ñồng/ha.
Trong các kết quả nghiên cứu gần ñây của trường ðại học Nông nghiệp
Hà Nội, nếu ñược áp dụng các kĩ thuật trồng thâm canh năng suất củ mạch
môn có thể ñạt ñến 42,5 tấn củ tươi/ha như vậy còn cho thu nhập cao hơn
nhiều lần so với kỹ thuật trồng cũ của người nông dân (Nguyễn ðình Vinh,
Nguyễn Thị Thanh Hải, 2012) [24]. Ngoài ra sau khi thu hoạch củ, còn thu
ñược một khối lượng lớn thân, lá. Thân cây dùng ñể làm giống trồng lại, nếu
không hết có thể bán với giá cũng khá cao, giá bán giống tại Phú Thọ hiện tại
là 5.000ñ/kg. Lá cây mạch môn dùng làm thức ăn thêm cho gia súc, làm phân
xanh… Hiện nay lá mạch môn cũng ñược sử dụng rất nhiều trong nghệ thuật
cắm hoa, ñan thành các sản phẩm trang trí như nón, giỏ hoa, quạt…
2.4.3. Giá trị bảo vệ ñất và môi trường
Mạch môn cũng là cây dễ trồng, dễ sống hầu như không có sâu bệnh,
trong khi trồng chúng ta chỉ tốn công chăm sóc vun, xới, làm cỏ trong 1 - 2

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

năm ñầu, khi các lá mạch môn ñã khép kín hàng thì cỏ dại rất khó phát triển.
Nhưng trong những năm ñầu có cây che bóng thì mạch môn sẽ phát triển tốt
nhất. Hiện nay, cây mạch môn bước ñầu cũng ñã ñược trồng xen trong vườn
cây ăn quả và vườn cây công nghiệp lâu năm ở các tỉnh miền núi phía Bắc với
mục ñích bảo vệ ñất, che phủ ñất, tăng ñộ ẩm, diệt cỏ dại, chống xói mòn, rửa
trôi ñất, giúp cho sản xuất bền vững, và tăng thêm thu nhập cho người dân.
Mạch môn cũng là cây ưa bóng, thích nghi rộng trên nhiều loại ñất và ñịa
hình khác nhau nên khi trồng xen sẽ giúp giảm bớt chi phí làm cỏ và công
chăm sóc, ñồng thời cho cả sản phẩm thu hoạch có hiệu quả kinh tế cao.
Vùng Trung du miền núi, tình trạng hạn hán kéo dài do thiếu nước vào

mùa khô và xói mòn, sạt lở ñất vào mùa mưa nên việc trồng xen mạch môn
vào các cây trồng chính sẽ che phủ phần ñất trống, giảm khả năng bốc hơi
nước của mặt ñất, tăng ñộ ẩm cho ñất. Hệ thống rễ của mạch môn thuộc loại
rễ củ, dai và phát triển mạnh, vì vậy có tác dụng làm tăng ñộ tơi xốp cho ñất,
làm ñất không bị chai cứng, bảo vệ ñất không gây nên hiện tượng xói mòn và
sạt lở ñất trong mùa mưa.
2.5. Các kết quả nghiên cứu cây mạch môn trên thế giới và ở Việt Nam
2.5.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mạch môn
trên thế giới
Hiện nay, cây mạch môn phân bố khá rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở
các vùng nhiệt ñới và á nhiệt ñới. Tại một số nước trên thế giới như Trung
Quốc, Mỹ, ðức, Thái Lan, Nhật Bản, Úc v.v. cây mạch môn ñược sử dụng
làm cây cảnh quan trong các công viên hay công sở.
Trên thế giới hiện có rất ít các công trình nghiên cứu về kỹ thuật trồng,
chăm sóc và thu hoạch cây mạch môn, ñặc biệt là việc nghiên cứu sử dụng
cây mạch môn làm cây trồng xen trong các vườn cây công nghiệp và cây ăn
quả lâu năm.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

- Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây mạch môn.
Balgle (1997), Joel M.L. (2003),

L.A. Jackson (2006), Robert Trawick
(2007), Tom Maccubbin (2007), Walter Reeves (2007) có nhận xét: cây mạch
môn là cây che phủ ñất có chiều cao thấp song có thể trải rộng với mật ñộ lá
dày và duy trì bộ tán lá thường xuyên, cây có thể sinh trưởng tốt dưới bóng
râm, nơi mà nhiều cây trồng khác không sinh trưởng ñược, cây có khả năng
chịu hạn tốt. Do là cây trồng có nguồn gốc từ Nhật Bản và Triều Tiên nên cây

mạch môn có khả năng chịu rét rất tốt, khi trồng tại Mỹ nó có thể chịu rét tới -
20
o
C. Ngoài ra, cây có thể chịu sự dẫm ñạp do con người, gia súc, máy móc
ñi lại. Do vậy, ngoài mục ñích che phủ bảo vệ ñất cây mạch môn còn ñược
xem là cây trồng nhằm kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh (Owings và Griffin, 2006)
(trích Broussard, 2007) [26].
Seiroku O. (1976) khi nghiên cứu ảnh hưởng của cường ñộ chiếu sáng
ñến sinh trưởng của cây mạch môn ñã có kết luận. Cây mạch môn sinh trưởng
phát triển tốt, cho năng suất củ cao khi trồng trong ñiều kiện có cường ñộ
chiếu sáng là 48%, cường ñộ chiếu sáng giảm xuống dưới 10% có ảnh hưởng
xấu ñến sinh trưởng của cây mạch môn và giới hạn tối thiểu về cường ñộ
chiếu sáng ñối với sinh trưởng của cây mạch môn là 1- 2%.
Chalongchai Babpraserh (1977) nghiên cứu các kỹ thuật trồng cây
mạch môn ở Trại nghiên cứu Pakhong Nakhonsachasima cho thấy, trong ñiều
kiện ñược che bóng 50% cây mạch môn sinh trưởng phát triển tốt hơn so với
không ñược che bóng. Các kết quả trên cho thấy khả năng thích nghi của cây
mạch môn trồng trong ñiều kiện có cường ñộ chiếu sáng thấp là khá tốt (trích
Broussard, 2007) [26].
Daehler (2009), dựa vào 50 tiêu chí ñể ñánh giá khả năng xâm nhập và
gây hại của tập ñoàn các giống cỏ nhập nội từ Úc và Newzeland tại Hawaii,
cho thấy: cây mạch môn là loại cỏ có khả năng xâm thực rất thấp, không gây
hại cho quần thể cỏ trồng và các loại cây trồng tại Hawaii, với tổng số ñiểm

×