Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh bí xanh (benincasa cerifera savi) vụ thu đông năm 2012 tại gia lộc hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.07 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN THỊ HẢI YẾN




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
THÂM CANH BÍ XANH (BENINCASA CERIFERA SAVI)
VỤ THU ðÔNG NĂM 2012 TẠI GIA LỘC – HẢI DƯƠNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ HẢI YẾN



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
THÂM CANH BÍ XANH (BENINCASA CERIFERA SAVI)
VỤ THU ðÔNG NĂM 2012 TẠI GIA LỘC – HẢI DƯƠNG



CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60. 62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. ðOÀN VĂN LƯ
TS. ðÀO XUÂN THẢNG




HÀ NỘI, 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hải Yến















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. ðoàn Văn Lư, người hướng dẫn khoa học ñã tận tình giúp ñỡ với

tinh thần trách nhiệm cao và ñóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
TS. ðào Xuân Thảng, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm ñã giúp
ñỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm ñề tài tại Viện.
Tập thể Thầy, Cô giáo khoa Nông học, ñặc biệt các Thầy, Cô giáo
trong Bộ môn Rau – Hoa – Quả của trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã
trực tiếp giảng dạy và ñóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè, gia ñình và ñồng nghiệp ñã
nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài.
Ngày tháng năm2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hải Yến





Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii


Mục lục iii

Danh mục từ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

PHẦN I: MỞ ðẦU 1

1.1 ðặt vấn ñề 1

1.2 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài 4

2.1.1 Nguồn gốc phân bố của cây bí xanh 4

2.1.2 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây bí xanh 6

2.1.3 ðặc ñiểm thực vật học của cây bí xanh 10

2.1.4 ðặc ñiểm sinh thái của cây bí xanh 11

2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu bí xanh trên thế giới 13

2.2.1 Tình hình sản xuất bí xanh trên thế giới 13


2.2.2 Tình hình nghiên cứu bí xanh trên thế giới 15

2.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu bí xanh ở Việt Nam 28

2.3.1 Tình hình sản xuất bí xanh ở Việt Nam 28

2.3.2 Tình hình nghiên cứu bí xanh ở Việt Nam 29

2.3.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí xanh tại Hải Dương 33

PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

3.1 Vật liệu, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 35

3.1.1 Vật liệu nghiên cứu 35

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

3.1.2 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 35

3.2 Nội dung nghiên cứu 35

3.3 Phương pháp nghiên cứu 36

3.3.1 Bố trí thí nghiệm 36

3.3.2 Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc 39


3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 41

3.4 Phương pháp xử lý số liệu 43

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44

4.1 So sánh ñánh giá một số giống bí xanh triển vọng trong vụ Thu
ðông năm 2012 tại Gia Lộc – Hải Dương. 44

4.1.1 Thời gian sinh trưởng qua các giai ñoạn của các giống bí xanh 44

4.1.2 ðộng thái tăng trưởng chiều dài thân chính của một số giống bí
xanh 47

4.1.3 ðộng thái tăng trưởng số lá của một số giống bí xanh 49

4.1.4 Một số ñặc ñiểm sinh trưởng của các giống bí xanh trong vụ thu
ñông năm 2012 51

4.1.5 Một số ñặc ñiểm hình thái của các giống bí xanh trong vụ thu
ñông năm 2012 52

4.1.6 Tình hình nhiễm sâu bệnh của các giống bí xanh trong vụ thu
ñông năm 2012 53

4.1.7 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống bí
xanh trong vụ thu ñông năm 2012 55

4.1.8 Chất lượng của giống bí xanh trong vụ thu ñông năm 2012 57


4.1.9 Hiệu quả kinh tế của các giống bí xanh trồng trong ñiều kiện vụ
thu ñông năm 2012 58

4.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống bí xanh
tại Gia Lộc – Hải Dương 59

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

4.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng ñạm bón ñến năng suất
chất lượng của giống bí xanh số 2 tại Gia Lộc, Hải Dương 59

4.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp làm giàn ñến năng suất chất
lượng giốngbí xanh Số 2 64

4.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng thụ phấn bổ sung ñến năng suất chất lượng
giống bí xanh số 2 69

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 73

5.1 Kết luận 73

5.2 ðề nghị 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC 80








Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CT Công thức
ñ/c ðối chứng
NS Năng suất
KLTB Khối lượng trung bình
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
CTP Cây thực phẩm
TB Trung bình
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang

2.1 Hàm lượng dinh dưỡng có trong bí xanh 6

4.1 Các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của một số giống bí xanh 45
4.2 Tăng trưởng chiều dài thân chính (cm) sau trồng của một số
giống bí xanh vụ thu ñông năm 2012 48
4.3 Tăng trưởng số lá trên thân chính (lá) sau trồng của một số giống
bí xanh 50
4.4 Một số ñặc ñiểm sinh trưởng của các giống bí xanh 51
4.5 Một số ñặc ñiểm hình thái lá, quả của các giống bí xanh 53
4.6 Tình hình nhiễm sâu bệnh trên các giống bí 54
4.7 Năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống bí
xanh trong vụ thu ñông năm 2012 55
4.8 Chất lượng quả của một số giống bí xanh 57
4.9 Hiệu quả kinh tế khi trồng các giống bí xanh (tính trên 1ha) 59
4.10 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến thời gian ra hoa ñậu quả
giống bí xanh Số 2 60
4.11 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến tình hình bệnh hại và hàm
lượng nitrat (NO
3
-
) trong quả giống bí xanh Số 2 61
4.12 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống bí xanh số 2 62
4.13 Ảnh hưởng của phân ñạm ñến chất lượng quả giống bí xanh Số 2 63
4.14 Hiệu quả phân bón và hiệu quả kinh tế của giống bí xanh Số 2
khi bón các mức bón ñạm khác nhau (tính trên 1ha) 64
4.15 Ảnh hưởng của biện pháp làm giàn ñến chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ
lệ ñậu quả của giống bí xanh số 2 65
4.16 Ảnh hưởng của biện pháp làm giàn ñến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của giống bí xanh Số 2 66
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii


4.17 : Ảnh hưởng của biện pháp làm giàn ñến chất lượng quả giống bí
xanh số 2 67
4.18 Hiệu quả kinh tế của giống bí xanh số 2 khi trồng theo các biện
pháp làm giàn khác nhau (tính trên 1ha) 68
4.19 Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn bổ sung ñến tăng trưởng
ñường kính quả của giống bí xanh số 2 69
4.20 Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn bổ sung ñến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống bí xanh số 2 70
4.21 Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung ñến chất lượng quả giống bí
xanh số 2 71
4.22 Hiệu quả kinh tế của giống bí xanh số 2 khi thụ phấn bổ sung
(tính trên 1ha) 72



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

PHẦN I: MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Cây bí xanh có tên khoa học là Benincasa cerifera Savi, thuộc họ bầu
bí – Cucurbitaceae là cây rau ăn quả ñược trồng phổ biến ở các nước nhiệt ñới
và á nhiệt ñới như Ấn ðộ, Trung Quốc, ðài Loan, Việt Nam …
Ở Việt Nam, cây bí xanh là một cây rau bản ñịa ñã trở thành cây quen
thuộc và ñặc trưng cho tập quán sử dụng và văn hóa dân tộc (ẩm thực Việt
Nam), các giống bí có khả năng thích ứng rộng, có thể trồng ở nhiều vùng
sinh thái khác nhau, cho thu nhập trung bình và ñặc trưng cho các vùng kinh
tế xã hội còn nhiều khó khăn.

Bí xanh cũng như một số loại rau quả khác là một nguồn cung cấp các
vitamin và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác ñóng vai trò quan trọng trong
chế ñộ ăn uống cân bằng và duy trì một sức khỏe tốt cho con người. Bí xanh
còn có giá trị trong y học như ñiều trị các bệnh ñường hô hấp, nhiễm trùng, các
bệnh tiết niệu, cầm máu, chống giun trong ruột. Vỏ quả có tác dụng lợi tiểu,
chống viêm, ho, hạt giống có tác dụng hạ sốt. Quả rất tốt cho những người thừa
cân, ăn chay…
Bí xanh cho năng suất và thu nhập cao hơn một số cây trồng khác (lúa,
ñậu tương, dưa hấu…) trên ñơn vị diện tích, ngoài ra bí xanh có thời gian thu
hoạch kéo dài, quả già có vỏ dày cứng nên có khả năng bảo quản và vận
chuyển tốt ñể dự trữ cho giáp vụ rau và và các vùng thiếu rau, bí xanh có tiềm
năng suất khẩu, nguyên liệu tốt cho công nghiệp chế biến và dược liệu….
Ở khu vực ñồng bằng Sông Hồng, mấy năm gần ñây diện tích trồng bí
xanh tăng nhanh và tập trung ở một số tỉnh như Hải Dương, Thái Bình, Hưng
Yên, Hà Nội …. Hải Dương là một trong những ñịa phương ñi ñầu trong việc
mở rộng và thâm canh cây vụ ñông. Với 70 nghìn ha ñất canh tác, những năm
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

gần ñây, diện tích cây vụ ñông ở Hải Dương luôn ở mức hơn 20 nghìn ha.
Trong ñó, diện tích ñất trồng cây bí xanh của tỉnh Hải Dương là rất lớn hàng
năm ñạt 900 -1200ha/năm và ñã trở thành cây chủ lực của nhiều ñịa phương
trong tỉnh Hải Dương như Gia Lộc, Nam Sách, Bình Giang … mang lại
nguồn thu nhập khá cho bà con nông dân. Tuy vậy sự phát triển bí xanh vẫn
mang tính tự phát do công tác giống và kỹ thuật thâm canh chưa ñược quan
tâm. Vấn ñề trong sản xuất hiện nay ñối với cây bí xanh tại các tỉnh ðồng
bằng Sông Hồng (ðBSH) nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng là rất cần
một giống bí xanh có dạng quả thon dài 60 – 75 cm, chất lượng tốt ít hạt, vỏ
xanh ñậm lâu hóa phấn, thịt quả dày phớt xanh, có khả năng chịu lạnh gieo
trồng tháng 1 – ñầu tháng 2 ñể giải quyết rau giáp vụ tháng 3 – tháng 5 cũng

như vụ Thu ñông sớm gieo trồng từ 20/8 – 20/9 cho thu hoạch vào những
tháng cuối năm âm lịch. Bên cạnh ñó biện pháp kỹ thuật thâm canh các giống
bí xanh triển vọng cũng là một yêu cầu trong sản xuất hiện nay.
Trên cơ sở ñó chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu một
số biện pháp kỹ thuật thâm canh bí xanh (Benincasa cerifera Savi) vụ thu
ñông năm 2012 tại Gia Lộc, Hải Dương”, góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả trồng bí xanh.
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
- So sánh, ñánh giá ñược một số giống bí xanh tại Gia Lộc – Hải Dương.
- Xác ñịnh ñược một số biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp ñến
khả năng sinh trưởng và phát triển của giống bí xanh tại huyện Gia Lộc, Hải
Dương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho giống bí
xanh tại Gia Lộc, Hải Dương.
1.2.2. Yêu cầu
- So sánh, ñánh giá sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

bệnh và năng suất của một số giống bí xanh. Xác ñịnh những giống bí xanh
có những ñặc ñiểm, tính trạng tốt phục vụ sản xuất hiện nay.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh như
bón phân, làm giàn và thụ phấn bổ sung ñến năng suất, chất lượng của giống
bí xanh triển vọng.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- ðánh giá ñược khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất của các
giống bí xanh trong ñiều kiện tự nhiên của tỉnh Hải Dương. Kết quả của ñề tài
là cơ sở ñể ñánh giá, tuyển chọn giống bí xanh có năng suất cao, phẩm chất
tốt phù hợp với ñiều kiện khí hậu của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương và là cơ

sở cho tuyển chọn giống cho những năm tiếp theo.
- Kết quả nghiên cứu về phân bón, làm giàn và thụ phấn bổ sung sẽ góp
phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống bí xanh Số 2.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tuyển chọn ñược giống bí xanh có năng suất cao, phẩm chất tốt phục
vụ cho nhu cầu sản xuất bí xanh của tỉnh Hải Dương. Từng bước ñưa các
giống ñược tuyển chọn vào sản xuất, thay thế hoặc bổ sung làm phong phú bộ
giống bí xanh ở tỉnh Hải Dương.
- ðề xuất về phân bón, mật ñộ và thụ phấn bổ sung thích hợp nhất cho
giống bí xanh Số 2 từ ñó hoàn thiện quy trình sản xuất nhằm ñạt năng suất,
chất lượng cao nhất.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
2.1.1. Nguồn gốc phân bố của cây bí xanh
Bí xanh thuộc họ bầu bí: Cucurbitaceae.
Tên khoa học: Cucurbita hispida Thunb. ex Murray (1784), Benincasa
cerifera Savi (1818)
Tên phổ thông: Bí xanh, bí phấn, bí ñá, bí ñao, bí trắng,…
Tên tiếng Anh: Winter melon
Bí xanh có thể có nguồn gốc trồng trọt ở Indo- China. Không tìm thấy
loài hoang dại và họ hàng gần của bí xanh. Nó ñược trồng từ thời cổ ñại ở phía
nam Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Á và ðông Nam Á. Hiện nay, bí xanh ñược
trồng rộng khắp vùng nhiệt ñới châu Á, và ñã phổ biến hơn ở Caribe và Mỹ. Ở
Châu Phi, bí xanh là loại rau có tầm quan trọng, ñược trồng chủ yếu ở ðông và

Nam châu Phi. Ở Madagascar và Mauritius, nó ñã từng ñược trồng trước ñây
nhưng hiện nay dường như ñã biến mất (G.J.H. Grubben, 2004, [14]).
Bí xanh không có loài hoang dại. Dạng trồng trọt có thể có nguồn gốc ở
ðông Á (Randhawa và cộng sự 1983). Bí xanh ñược ñề cập ñến trong các bài
viết của người trung quốc từ thế kỷ thứ 5-6 sau công nguyên. Hiện nay, cây ñược
trồng ở vùng nhiệt ñới của Thế giới cũ, gần ñây nó ñược ñưa ñến vùng ấm ở Thế
giới mới (Derek B. Munro and Ernest Small, [11]).
Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng không tìm thấy loài hoang dại của bí
xanh nhưng gần ñây các nhà khoa học ñã phát hiện ñược loài hoang dại của bí
xanh.
Nơi thuần hóa Benincasa hispida không ñược làm rõ bởi vì cho ñến
gần ñây loài hoang dại vẫn coi là tuyệt chủng. Decandole ñã báo cáo ñiều xảy
ra với các cây dại ở Nhật bản, Inñô, Úc và “ Dạng trồng trọt của Benincasa ở
Trung Quốc có từ thời cổ ñại xa xưa”. Theo Burkhill (1935), B. hispida có thể
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

bản ñịa ở Malayxia. Nó ñược trồng trọt ở Trung quốc 400-500 năm sau công
nguyên, và có thể vào năm 206 trước công nguyên. Gần ñây loài dại của
B.hispida ñã tìm thấy. Whistler (1990) ñã tìm thấy 1 cây ở Tonga, quả có sáp,
màu xám tròn, dài 5-12 cm, hạt dài 7-10 mm (có gờ). Bởi vì quả nhỏ, loài cây
này ñược ñặt tên là Bennincasa hispida var pruriens. Năm 1996, ñã quan sát
thấy 1 loài dại ở Sulawesi (Indonexia), tại 3 vị trí dưới 50 m trên mực nước
biển (Matthew 2003). Những quả này không ñắng, ñường kính 6 cm, bao phủ
sáp (Kendrick L. Marr, Yong-Mei Xia and Nirmal K. Bhattarai, 2007, [15]).
Bí xanh ñược trồng trên khắp châu Á và các hải ñảo và ở Pháp như một
loại rau. Bí xanh ñã ñược ñưa vào khu vườn châu Âu trong thời gian gần ñây.
Theo Bretschneider, nó có thể ñược xác ñịnh trong một cuốn sách Trung
Quốc của thế kỷ thứ năm và ñược nhắc ñến như trồng trong các tác phẩm
Trung Quốc của thế kỷ mười bảy và mười tám. Trong 1503-1508, Ludovico

di Varthema mô tả bầu này ở Ấn ðộ dưới tên como-Langa. Năm 1859,
Naudin nói rằng ñó là loại quả có nhiều ñặc ñiểm quý ở miền nam Châu Á,
ñặc biệt là ở Trung Quốc, về kích thước của trái cây, phẩm chất giữ tuyệt vời,
thịt quả rất ngon mát và sự dễ dàng của nền văn hóa nên từ lâu ñã mang nó
ñến văn hóa vườn. Ông ñã nhìn thấy hai loại: một, hình trụ, dài 10-16 inch và
một mẫu dài 24 inch, ñường kính 8-10 inch, từ Algiers, còn loại kia, một quả
hình trứng, ngắn hơn, nhưng lớn, từ Trung Quốc. Nhiều loại ñã ñược trồng tại
Trạm thí nghiệm nông nghiệp New York vào năm 1884 từ giống từ Pháp. Quả
là hình chữ nhật, hình trụ, giống như một quả dưa hấu rất chặt chẽ khi chưa
chín nhưng khi chín ñược phủ một lớp phấn dày [23].
Giống bí xanh ñược thu thập và bảo quản vào năm 1919 tại
Washington. Hạt bí ñược thu thập tại gần tỉnh Phúc Châu của Trung Quốc bởi
Ông J. B. Norton, nông nghiệp Ex-plorer của Cục Công nghiệp thực vật, ngày
29 tháng 11 năm 1919 [21].
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

2.1.2. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây bí xanh
Bí xanh là loại rau quan trọng ở vùng nhiệt ñới và á nhiệt ñới, quả non
và quả già ñều ăn ñược, thịt quả màu trắng hoặc xanh nhạt, có vị nhạt.
Phần ăn ñược của bí xanh chiếm khoảng 70%. Trong ñó: nước 96,1 g,
năng lượng 54 kJ (13 kcal), protein 0,4 g, chất béo 0,2 g, 3,0 g carbohydrate,
chất xơ 2,9 g, Ca 19 mg, Mg 10 mg, 19 mg P, Fe 0,4 mg, Zn 0,6 mg, thiamin
0,04 mg, riboflavin 0,11 mg, niacin 0,40 mg, folate 5 mg, acid ascorbic 13 mg
(USDA, 2002). Thành phần vi lượng trong quả non có thể cao hơn, ñặc biệt là
acid ascobic (G.J.H. Grubben, 2004, [14]).
Bảng 2.1. Hàm lượng dinh dưỡng có trong bí xanh
Giá trị dinh dưỡng trên 100 g (3,5 oz)
Năng lượng 54 kJ (13 kcal)
Carbohydrate 3 g

Chất xơ thực phẩm 2,9 g
Chất béo 0,2 g
Protein 0,4 g
Thiamine (vit. B
1
) 0,04 mg (3%)
Riboflavin (vit. B
2
) 0,11 mg (9%)
Niacin (vit. B
3
) 0,4 mg (3%)
Pantothenic acid (B
5
) 0,133 mg (3%)
Vitamin B
6
0.035 mg (3%)
Vitamin C 13 mg (16%)
Canxi 19 mg (2%)
Iron 0,4 mg (3%)
Magiê 10 mg (3%)
Mangan 0,058 mg (3%)
Phốt pho 19 mg (3%)
Natri 111 mg (7%)
Kẽm 0,61 mg (6%)
Nguồn: USDA Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng (2002)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7


Bí xanh góp phần làm ña dạng nguồn rau xanh, có thể chế biến thành
nhiều món ăn ngon bổ dưỡng và rất hấp dẫn.
Bí xanh ñược sử dụng làm rau khi còn non và già. Ở Ấn ðộ chúng
ñược sử dụng rộng rãi trong các món cà ri. Bí xanh ñược cắt thành miếng, bóc
vỏ và ñun sôi trong xi-rô ñường ñể thực hiện Petha, một món ăn ngọt mà rất
nổi tiếng như Agra petha. Những quả bí non có thịt ngon ngọt màu xanh trắng
với một hương vị mát dịu ñược sử dụng làm rau ăn như cắt lát ăn sống, luộc
hoặc xào. Chúng ñặc biệt ñược yêu thích ñối với những người gốc Châu Á,
nhưng cũng ñược yêu thích bởi nhiều người Châu Phi. Phần thịt quả ñược nấu
với súp. Ở Trung Quốc, bí xanh thường ñược nhồi với thịt, tôm, rau và sau ñó
hấp trong nồi. Bí già là nguyên liệu phổ biến ñể sản xuất kẹo và có thể ñược
sấy khô ñể sử dụng sau. Chồi non, lá và hoa ñôi khi cũng ñược sử dụng ñể ăn.
Những hạt giống ñược chuẩn bị như một loại thực phẩm ăn nhẹ. Tại Ấn ðộ,
sáp của quả ñược lấy ra ñể làm nến (G.J.H. Grubben, 2004, [14]). Ở Việt Nam
nói riêng bí xanh là loại rau xanh thường dùng trong các bữa ăn hàng ngày.
Có thể dùng bí ñao ăn luộc hoặc nấu canh tôm, canh cua, làm nộm, xào thịt gà,
thịt lợn.
Bí xanh còn có nhiều giá trị trong y học. Tại các nước bí xanh ñược
xem như một vị thuốc dân gian:
Tại Philippines trái cây tươi ñược sản xuất một loại xi-rô, sử dụng cho
các rối loạn về ñường hô hấp. Trái cây tươi cũng ñược sử dụng cho ho ra máu
và xuất huyết khác của các cơ quan nội tạng. Nước trái cây tươi ñược sử dụng
như phương tiện ñể ñiều trị ho lao giai ñoạn ñầu tiên. Cũng ñược sử dụng, có
hoặc không có cam thảo, cho bệnh ñiên, ñộng kinh và rối loạn thần kinh khác.
Sử dụng như thuốc giải ñộc cho các chất ñộc thực vật khác nhau, ñồng bóng
và ngộ ñộc rượu. Nước ép từ một phần vỏ ñược sử dụng với bột nghệ tây và
cám gạo ñỏ cho bệnh tiểu ñường, rối loạn tiêu hóa. Hạt giống áp dụng cho
những bệnh viêm da ñơn giản. Hạt và lớp bao phủ bên ngoài hạt, ñược sử
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8


dụng như loại thuốc giun, sán dây và thuốc lợi tiểu. Hạt ñốt, lấy ñiều trị cho
bệnh lậu. Trái cây vỏ là lợi tiểu, sử dụng cho những vết thương ñau ñớn. Ở
Trung Quốc, phổ biến cho da liễu và thẩm mỹ ứng dụng của nó - cho nhược
ñiểm trên khuôn mặt, dưỡng ẩm và sử dụng làm mềm da, chống nhăn và các
ñặc tính chống lão hóa da, ngăn ngừa ảnh hưởng ánh sáng mặt trời. Tại Nhật
Bản, kondol là một thành phần của công thức ngoài da truyền thống nhất vì
tái tạo da của nó. Ở Hàn Quốc, ñược sử dụng cho các vấn ñề bệnh tiểu ñường
và bệnh thận. Trong Ayurveda, ñược sử dụng cho ho, ñộng kinh, hen suyễn,
viêm loét dạ dày tá tràng. Nó cũng là thành phần chính trong "Kusumanda
Lehyam", ñược sử dụng như thuốc bổ và ñiều trị các bệnh khác nhau như
ñộng kinh, táo bón, trĩ, rối loạn tiêu hóa, bệnh giang mai và bệnh tiểu ñường.
Tại Ấn ðộ, ñược sử dụng trong ñiều trị loét dạ dày: Nước ép và lượng nước
tương ñương ñược thêm vào, uống hàng ngày lúc ñói. Nước ép trái cây ñược
sử dụng cho bệnh ñiên, bệnh ñộng kinh [12].
Trong nghiên cứu và ñiều trị: Trái cây tốt trong ñiều trị bệnh hen suyễn,
ho, tiểu ñường, máu, xuất huyết từ cơ quan nội tạng, ñộng kinh, sốt và ñiều
kiện làm mất hiệu lực của Pitta. Những hạt giống rất hữu ích trong ho khan, sốt,
viêm niệu ñạo, giang mai, sinh lý và ñiều kiện làm mất hiệu lực của Pitta
(Warrier và cộng sự, 1993). Nó là một loại thuốc rejuvenative khả năng cải thiện
trí tuệ và sức mạnh thể chất. Trong Ayurveda, nước trái cây tươi của trái cây
ñược quản lý như một cụ thể trong ho ra máu và xuất huyết khác từ cơ quan nội
tạng. Quả tốt trong bệnh ñiên, ñộng kinh và các bệnh thần kinh khác, cảm giác
nóng rát, tiểu ñường, cọc và khó tiêu. Nó là thuốc tốt ñể giải ñộc cho nhiều thực
vật khác, ñồng bóng và ngộ ñộc rượu. Nó cũng là quản lý trong ho, hen suyễn
hoặc các bệnh về ñường hô hấp, bệnh tim mạch và viêm nhiễm. Hạt tốt trong
việc trục xuất sán dây và chữa ñi tiểu khó khăn và sỏi bàng quang. Các công
thức quan trọng sử dụng thuốc là Kusmandarasayana, Himasagarataila,
Dhatryadighrita, Vastyamantakaghrita, Mahaukusmandakaghrita, vv (Sivarajan
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9

và cộng sự,1994) . Trái cây chứa chất lupeol, b-sitosterol, n-Chứa
triancontanol, vitamin B, mannitol và amin axit. Quả là khác thay thế, thuốc
nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, thuốc bổ, kích thích sinh lý và dự phòng sốt rét.
Hạt giống và dầu từ hạt giống trị giun (P.P.Joy; J.Thomas; Samuel Mathew;
Baby P.Skaria 1998, [17]).
Trong y học Trung Quốc, vỏ của quả ñược sử dụng ñể ñiều trị rối loạn
tiết niệu và hạt ñược sử dụng ñể ngăn ngừa dịch tiết sinh lý. Vỏ cũng ñược sử
dụng ñể ñiều trị bệnh tiểu ñường. Nước trái cây chiết xuất từ quả bí già có
hiệu quả trong trường hợp ngộ ñộc thủy ngân và rắn cắn. Nước rất ít calo,
cũng ñược sử dụng trong ñiều trị béo phì (Geeta Kapaleshwar 2010, [13]).
Về mặt kinh tế của bí xanh: Bí xanh là một loại rau thị trường khá
quan trọng trong khu vực nhiệt ñới và cận nhiệt ñới châu Á, và các loại trái
cây chưa trưởng thành ñang ngày càng phổ biến tại các thị trường thành phố.
Ở châu Phi bi xanh ñược trồng cho thị trường ñịa phương và thành phố, khu
vực ven ñô thường sử dụng trái non nhiều hơn, trong khu vực nông thôn
thường sử dụng trái già nhiều hơn (G.J.H. Grubben, 2004, [14]).
Ở Việt Nam cây bí xanh thích nghi với ñiều kiện khí hậu sinh thái cùa
nhiều vùng có thể trồng ñược quanh năm do vậy ñược coi là cây trồng chủ lực
trong việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng và xóa ñói giảm nghèo cho nông dân,
góp phần làm ña dạng hóa sản phẩm cây rau màu và mang lại hiệu quả kinh tế
cho nông dân. Hiện nay với nhiều tiến bộ kỹ thuật như làm bầu giai ñoạn cây
con, làm ñất tối thiểu bí xanh có thể ñược trồng gối với các cây trồng khác
như lúa và trồng xen với ngô, cây ăn quả táo, ñu ñủ … nâng cao hiệu quả sử
dụng ñất.
Tác giả ðào Xuân Thảng cho biết, hiệu quả trồng trồng bí xanh số 1
trong năm 2007 và năm 2008 cao gấp 4-5 lần lúa xuân (ðào Xuân Thảng &
ctv, 2009, [5]. Trồng giống bí xanh Số 2: vụ ñông xuân năm 2011 hiệu quả
cao lãi thuần cao gấp 4,7-4,8 lần so với lúa xuân và vụ thu ñông năm 2012

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

hiệu quả cao 2,1-2,4 lần so với cây dưa hấu; vụ ðông xuân năm 2012 hiệu
quả cao 9,4-9,7 lần so với lúa xuân (ðào Xuân Thảng & ctv, 2013, [8]).
Kết quả ñiều tra của TS. ðào Xuân Thảng và CTV (2009), giá trị ngày
công của người dân trồng bí xanh tại Hải Dương trong vụ thu ñông ñạt từ 55-
133 nghìn ñồng /công; vụ xuân hè ñạt 75-160 nghìn ñồng/công (ðào Xuân
Thảng 2011, [6])
Ngoài ra bí xanh ñôi khi ñược sử dụng như là một gốc ghép cho dưa
(Cucumis melo L.) (G.J.H. Grubben, 2004, [14]). Làm nguyên liệu cho chế biến
như: mứt, nước ép và trà bí .
2.1.3. ðặc ñiểm thực vật học của cây bí xanh
Bí xanh thuộc loại thân thảo mộc hàng năm leo 2-3 m, tua dài ñến 35
cm; phát triển lên ñến 5 m dài, dày, tròn, theo chiều dọc nhăn, màu trắng-xanh
với lông thô rải rác. Lá mọc ñối xứng, ñơn giản; không có lá kèm, cuống lá
dài 5-20 cm, lá rộng hình trứng, 10-25 cm x 10-20 cm, giống hình trái tim sâu
ở ñáy lá, ñỉnh lá nhọn, mép xẻ thùy nhiều hay ít sâu và thường 5-11 thùy và
thỉnh thoảng uốn lượn sóng hoặc răng cưa, lông thô trên cả hai mặt lá, 5-7 gân.
Thường cây có hoa ñực và hoa cái cùng ở chung một thân. Hoa ñơn ñộc ở
nách lá, ñơn tính, 5 cánh, 6-12 cm ñường kính, ñài hoa hình chuông, mật ñộ
dày, cánh hoa to, 3-5 cm dài, vàng, hoa ñực với 3 nhị hoa cuống dài 5-15 cm;
hoa cái với cuống dài 2-4 cm, cánh hoa và ñài hoa ở trên bầu nhụy, bầu nhụy
hình trứng hay hình trụ, ngoài có lông nhung mịn, với 3 vòi nhụy ngắn và
cong. Quả có hình trứng, hình chữ nhật, hình elip hoặc hình cầu mọng 20-
60cm x 10-25cm, màu xanh ñậm ñến nhạt lốm ñốm màu xanh lá cây hoặc lục
lam, bao phủ lông thô khi chưa trưởng thành, lông bao phủ mỏng hoặc không
có lông khi chín, ñược phủ một phấn trắng, thịt màu trắng xanh, ngon ngọt,
thơm nhẹ, xốp ở giữa, chứa nhiều hạt. Hạt hình trứng-hình elip, dẹt, dài 1-1,5
cm, màu vàng-nâu, ñôi khi nổi bật gợn (G.J.H. Grubben, 2004, [14]).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

Nhìn chung, bí xanh là cây có hoa ñơn tính cùng gốc, tuy nhiên một vài
giống có hoa lưỡng tính. (Roy và Sara, 1990). Hoa màu vàng, phát triển 6-9
tuần sau khi hạt nảy mầm, và quả chín sau ñó 2-3 tháng. Lớp lông bao phủ
quả non sẽ mất ñi khi già. Quả của giống hiện ñại có thể dài tới 2m và 45 kg
(Rifai và Reyes 1993) (Kendrick L. Marr, Yong-Mei Xia and Nirmal K.
Bhattarai, 2007, [15]).
Nhiều loại bí xanh ñược phân biệt, khác biệt chủ yếu với nhau trong
kích cỡ quả và hình dạng, màu sắc, ñộ xù lông và số lượng hiện sáp. Một
phân loại thành 16 nhóm cây trồng ñã ñược ñề xuất, nhưng sự khác biệt chính
trong cải thiện giống cây trồng là giữa các loại thích hợp cho thu hoạch như
loại trái cây nhỏ và giống cây trồng phát triển cho vỏ quả bầu trưởng thành.
Từ một số các giống bản ñịa ở Ấn ðộ cả trái non và trưởng thành ñược sử
dụng (G.J.H. Grubben, 2004, [14]).
2.1.4. ðặc ñiểm sinh thái của cây bí xanh
Bí xanh có nguồn gốc ở khu vực ðông Á và ñược trồng nhiều ở Ấn ðộ
là khu vực nắng nhiều, nhiệt ñộ và ñộ ẩm cao. Nhiệt ñộ thích hợp cho sinh
trưởng phát triển của bí xanh là 24-28
0
C. Mặc dù vậy, hạt có thể nảy mầm ở
nhiệt ñộ 13-15
0
C, nhưng tốt nhất là 25
0
C. Ở giai ñoạn cây con (vườn ươm),
yêu cầu nhiệt ñộ thấp hơn khoảng 20-22
0
C. Song ở giai ñoạn ra hoa, kết quả

cần nhiệt ñộ cao hơn: 25-30
0
C (ðào Xuân Thảng, 2011, [6]).
Bí xanh yêu cầu ánh sáng ngày ngắn. Cây có thể sinh trưởng phát triển
tốt ở ñiều kiện ánh sáng cường ñộ mạnh. Song ñể cho quả phát triển bình
thường thì lại cần cường ñộ ánh sáng giảm (vừa phải), ánh sáng trực xạ cường
ñộ mạnh ảnh hưởng xấu ñến sinh trưởng, phát triển của quả, dễ gây rụng hoa,
rụng quả non, quả dễ bị thối rám. Vì vậy, phải chăm sóc cho tốt ñể hệ rễ, thân,
lá sinh trưởng phát triển tốt và làm giàn cho bí xanh ñể hạn chế hiện tượng
trên, nhằm tăng năng suất và khả năng cất giữ, bảo quản (ðào Xuân Thảng,
2011, [6]).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

Bí xanh có khả năng chịu hạn khá nhờ hệ rễ phát triển. Tuy nhiên trong
mỗi thời kỳ sinh trưởng nên tưới tiêu hợp lý, ñảm bảo ñủ ẩm cho cây thì sẽ cho
năng suất cao, chất lượng tốt. Thời kỳ cây con ñến ra hoa cần yêu cầu ñộ ẩm
ñất 65-70%, thời kỳ ra hoa ñến ñậu quả cần ñộ ẩm ñất 70-80%.
Bí xanh chịu úng kém, thời kỳ phát dục ra hoa kết quả gặp ñộ ẩm lớn
(do mưa hoặc tưới không hợp lý) sẽ gây vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh
hưởng nghiêm trọng ñến năng suất.
Bí xanh có thể trồng ở ñất thịt vừa, hơi nặng, song tốt nhất ở trên ñất
thịt nhẹ và phù sa, pH thích hợp 6,5- 8,0 (ðào Xuân Thảng, 2011, [6]).
Theo một số tài liệu cho thấy bí xanh thích hợp với nhiều vùng sinh
thái khác nhau:
Bi xanh thích hợp nhất cho các khu vực khô vừa ở vùng nhiệt ñới. Bí
xanh tương ñối chịu hạn. Nó phát triển tốt ở nhiệt ñộ trên 25º C, nhiệt ñộ tối ưu
cho sự phát triển khác nhau, 23-28 º C (24 giờ trung bình). Nó phù hợp với
ñiều kiện ñất thấp nhiệt ñới và ñộ cao lên ñến ñộ cao 1000 m. Nó thích hợp ñất
nhiều ánh sáng thoát nước tốt với pH 6,0-7,0. Bí xanh là loại cây dễ trồng, thời

gian sinh trưởng 4-5 tháng. Cây bắt ñầu ra hoa khoảng 45 – 100 ngày sau trồng
tùy loại. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Tỷ lệ hoa cái/ hoa ñực tăng khi nhiệt ñộ
giảm và ngày ngắn. Quả non có thể ñược thu hoạch 8 ngày sau ñậu hoặc muộn
hơn tùy thuộc vào yêu cầu của thị trường. Quả cần 1- 2 tháng từ lúc ñậu ñến
chín hoàn toàn, ñối với các giống cải tiến hiện ñại cần 50-72 ngày. Mỗi quả có
15-45 g hạt (G.J.H. Grubben, 2004, [14]).
Bí xanh ở vùng nhiệt ñới ñược tìm thấy ở ñộ cao dưới 1.500 m. Mưa
quá mức có thể làm giảm sản lượng nhưng các yêu cầu nước vẫn còn khá cao,
ñặc biệt trong giai ñoạn ñầu của sự phát triển. Sự phát triển của hoa cái ñược
kích thích bởi ánh sáng ngày ngắn và ñiều kiện thời tiết mát mẻ tương ñối,
trong khi hoa ñực ñược thích hợp nhiệt ñộ cao và ánh sáng ngày dài. Sản
lượng lên ñến 20 tấn/ha thu ñược ở miền bắc Ấn ðộ và quả có thể cân nặng 5-
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

45 kg lúc già. Năng suất trung bình tại ðài Loan là 40 tấn/ha và tối ưu 50
tấn/ha [24].
Bí xanh ở Canada thính hợp ở ñất ấm, giàu chất hữu cơ, pH ñất 5,0-5,4;
yêu cầu nhiệt ñộ ấm ñể phát triển, khoảng 24-27
o
C. Nó nhạy cảm với nhiệt ñộ
lạnh nhưng chịu ñược hạn. Ở canada, cây chỉ chuyển ra ngoài trời khi sương giá
gây hại ñã qua. Bí xanh yêu cầu nhiều nước, và cần bổ sung tưới trong suốt mùa
khô (Derek B. Munro and Ernest Small, [11]).
Theo các nhà khoa học tại ñại học Kerala- Ấn ðộ, bí xanh yêu cầu
nhiệt ñộ 24 – 27
0
C. Thích hợp với khoảng lượng mưa rộng. Có thể trồng trên
nhiều loại ñất nhưng phù hợp nhất với ñất cát pha thịt thoát nước tốt, giàu
chất hữu cơ. pH thích hợp 6,0 – 6,8, nhưng cũng có thể chịu ñược ñất kiềm

pH 8,0 [27].
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu bí xanh trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất bí xanh trên thế giới
Bí xanh là nguồn tốt về cacbon, chất béo, protein và muối khoáng.
Benincasa hispida ñược biết ñến phổ biến như là bí, bí dại, bí trung quốc, bí
trắng hoặc bí sáp, thuộc họ Bầu bí, ñược trồng phổ biến lấy quả vì có tác dụng
làm thuốc (Thomas and Sreejesh, 2004). Nó có bản ñịa là vùng á nhiệt ñới
Châu á. Nó ñược trồng rộng rãi ở Ấn ñộ, trung quốc, Malayxia, Indonexia,
ðài loan và Banglades. Banglades ñã kiếm ñược 1 lượng ngoại tệ nhờ xuất
khẩu bí sang Anh, Pakistan, trung ñông (Alamgir, 1981). Trong số các loại
rau bầu bí và dây leo khác, bí xanh có lợi nhuận cao hơn cho nông dân
(Chowdhury, 1993). Có 2 dạng sinh thái của bí, một là dạng cam, ñược trồng
vào mùa ñông, dạng khác hình bầu dục trồng vào mùa hè. Bí là loại rau giá trị
vào mùa mưa, khi các loại rau khác hiếm ở Banglades (BARI, 2006) (M.A.
Latif, M.M. Alam, M.K. Alam and M.M. Rahman, 2007, [16]).
Ở Bangladesh, chỉ loại ñơn tính cùng gốc ñược trồng trọt. Kiểu bí bản
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

ñịa rất ít số hoa cái và số quả/ cây. Năng suất của chúng thường thấp. Chúng
chủ yếu có thân dài, phải làm giàn ñể sinh trưởng. ðối với các giống ñịa
phương, 1 ha có thể trồng 1500 cây, cho năng suất 6,93-30 tấn/ ha. (Hamid et
al., 1989; Rashid, 1999; BARI, 2006). Mặt khác có nhiều kiểu gen ngoại nhập
chúng có dạng bán lùn và vòng ñời ngắn, nhưng tiềm năng năng suất cao. ðối
với những dạng bán lùn này, 1 ha có thể trồng 6000 cây. Một vài kiểu gen
ngoại nhập có dạng dài, xanh ñậm, rất hấp dẫn. Nụ hoa của những dạng này
xuất hiện sớm hơn 20-25 ngày so với giống ñịa phương. Những loại ngoại
nhập không cần giàn vì ñộ leo trung bình. Một gậy tre khoảng 2m là ñủ ñể nó
leo. Tuy nhiên các kiểu ngoại nhập nhạy cảm với bệnh virus hơn các kiểu ñịa
phương (Mukit, 1995)[16]. Sự khác nhau giữa giống bản ñịa và giống ngoại

nhập là các thuộc tính di truyền quan trọng, có thể ñược kết hợp thông qua lai
tạo ñể phát triển các dạng dây ngắn có năng suất cao, kháng virus và có khả
năng cho hoa cái cao trong ñiều kiện khí hậu Bangladesh (M.A. Latif, M.M.
Alam, M.K. Alam and M.M. Rahman, 2007, [16]).
Tại Ấn ðộ nó ñã ñược trồng 2.497 ha với sản lượng hàng năm 15.326
tấn. [13]. Ở phía bắc Ấn ñộ, năng suất ñạt ñến 20 tấn/ ha, với khối lượng quả
trung bình 12-40 kg/ quả (Tindall, 1983) (Derek B. Munro and Ernest Small,
[11]) Sản lượng trái cây hơn 30 tấn/ha, thu hoạch 60-100 ngày sau khi gieo
hạt. Bi xanh thu non ở Ấn ðộ sản lượng khoảng 20 tấn/ha (G.J.H. Grubben,
2004, [14]).
Bí là giống rau ñược trồng phổ biến ở Kerala. Quả ñược dùng chủ yếu
làm thức ăn. Quả ñược bao phủ bởi 1 lớp phấn sáp trắng, có thể ngăn cản vi
sinh vật xâm nhập, kéo dài thời gian bảo quản [27].
Tại ðài Loan trong năm 2009, cây trồng bầu bí ñược trồng trong
280.000 ha và tổng sản lượng khoảng 47 triệu tấn, trong ñó có cây bí xanh,
năng suất trung bình tại ðài Loan là 40 tấn / ha và tối ưu 50 tấn/ha [28]. Ở
phía bắc Ấn ðộ, năng suất ñạt ñến 20 tấn/ ha, với khối lượng quả trung bình
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

12-40 kg/ quả (Tindall, 1983) (Derek B. Munro and Ernest Small, [11]).
Ở canada, hiện nay bí xanh ñược trồng chủ yếu trong vườn nhà. Tuy
nhiên vẫn còn xa lạ với các nhà vườn vì nó ñòi hỏi mùa trồng kéo dài và ấm,
không ñặc trưng ở canada (Derek B. Munro and Ernest Small, [11]).
2.2.2. Tình hình nghiên cứu bí xanh trên thế giới
Trong sản xuất nông nghiệp, giống tốt có vai trò rất quan trọng là tiền
ñề tạo ra những ñột phá về năng suất và chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu
chọn tạo và sản xuất giống rau là một trong những lĩnh vực phát triển nhất của
nông nghiệp thế giới.
ðối với bí xanh vài công ty hạt giống Ấn ðộ, Thái Lan, ðài Loan,

Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ ñã thực hiện chọn lọc từ các giống ñịa phương.
Tiêu chí chọn lọc là chất lượng quả, ít hạt, năng suất cao, kháng bệnh. Bí
xanh ñã ñược cung cấp trong danh mục hạt giống. Các công ty giống ở Ấn ðộ,
Thái Lan, ðài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ cung cấp mới giống
cây trồng bí xanh. Một số công ty hạt giống bao gồm cả công ty hạt giống
ðông Tây ñã phát triển mạnh mẽ giống bí xanh F1 với năng suất cao và chất
lượng quả tốt. Ví dụ như ‘Pearl F
1’,
một giống thời gian sinh trưởng trung
bình màu xanh lá cây nhạt, thu hoạch 75 ngày sau khi gieo, và" Jade F
1',
một
giống sớm, thu hoạch 55 ngày kể từ ngày gieo hạt. Giống bí xanh ñược phát
triển tại Coimbatore ở Nam Ấn ðộ, ví dụ như "Co 2, một sự lựa chọn với các
loại trái cây nhỏ (3 kg) thu hoạch 120 ngày sau khi gieo. Một sản lượng hạt
giống từ 100-150 kg/ha ñược ghi lại từ Ấn ðộ; 200-300 kg/ha từ Thái Lan
(G.J.H. Grubben, 2004, [14]).
Ấn ðộ là nước sản xuất rau lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc.
Tại ñây hàng năm ñã sản xuất giống của 175 loại rau, bao gồm các loại rau ăn
lá, ăn hoa, ăn quả và ăn củ ñể cung cấp cho sản xuất nông nghiệp cả nước. Ấn
ðộ là một trong những nước là trung tâm khởi nguyên nhiều loại rau của thế
giới trong ñó ñặc biệt là rau họ bầu bí. Ấn ðộ ñã chọn tạo ñược nhiều loại

×