Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

“ Đánh giá khả năng sinh trưởng và một số thành phần hóa sinh của cây nưa ở Quảng Điền – Thừa Thiên Huế”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.92 MB, 62 trang )

Đề tài NCKH sinh viên
MỞ ĐẦU
Nói đến những món ăn nhân gian truyền thống ở Huế, ngoài những món ăn
nổi tiếng như bánh bèo, bánh nậm, bánh cuốn, thịt chấm mắm tôm hay bún hến,
bún bò giò chả thì còn một món ăn không thể không nhắc đến, đó là món chột
nưa kho cá. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn có rất nhiều người (kể cả người Huế)
không biết chột nưa là loại cây gì, trồng ở đâu, hình dáng như thế nào.
Thật ra, chột nưa, hay nói chính xác hơn là chột của cây nưa là một loại
thực vật trồng ở những nơi đất ẩm, gần gũi với cây môn và cây bạc hà nhưng lá
của nó lại rất giống lá đu đủ.
Với người dân nông thôn miền Trung, từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên -
Huế, chột nưa là món đặc sản mang đậm phong vị quê hương. Không những thế,
đã từ lâu, phần củ của cây nưa còn được dùng để chữa bệnh.
Trong thành phần củ nưa, ngoài protein, lipid, chất khoáng, vitamine thì có
một thành phần rất quan trọng mà hiện nay được nhiều người quan tâm và chú ý
đến, đó là Glucomannan (chiếm khoảng 40% trọng lượng khô).
Theo nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài thì thành phần
Glucomanan của củ nưa có những đặc tính rất quý và được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong y học, các sản phẩm sản xuất từ củ nưa được
dùng để chữa các bệnh đái tháo đường, giảm cholesteron, giảm béo…
Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền nước ta, củ nưa có vị cay ngứa, tính ấm,
có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức,
ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch, tiêu sưng tấy Do vậy, phần củ nưa thường
được đưa vào các đơn thuốc trị bệnh.
Hiện nay, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, cây nưa đang được trồng ở một số nơi
như xã Quảng Thọ, Quảng Phú (thuộc huyện Quảng Điền), thành phố Huế ;
trong đó, nhiều nhất là ở xã Quảng Thọ. Cây mang lại nguồn thu nhập cao cho
người dân vùng này và đang được xem như là một loại cây kinh tế.
1
Đề tài NCKH sinh viên
Tuy nhiên, người dân chỉ tập trung sử dụng chủ yếu phần thân nưa, còn phần


củ thì để lại một ít làm giống, còn lại dùng để chăn nuôi (làm thức ăn cho lợn).
Nếu phần củ được nghiên cứu và đưa vào khai thác đúng hướng thì cây nưa
không những là đặc sản của địa phương mà còn là một nguồn nguyên liệu quí,
nâng cao thu nhập cho bà con trồng nưa.
Cho đến nay ở Việt Nam, có rất ít tài liệu đề cập đến các đặc điểm sinh lý
cũng như thành phần hóa sinh của cây nưa. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng
sinh trưởng và một số thành phần hóa sinh của nó ở một số địa phương tại tỉnh
Thừa thiên Huế là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn, từ đó làm cơ sở cho
việc đề xuất các phương án phát triển và sử dụng hợp lý loại cây này.
Đây cũng chính là lí do mà chúng tôi chọn thực hiện đề tài NCKH “ Đánh
giá khả năng sinh trưởng và một số thành phần hóa sinh của cây nưa ở
Quảng Điền – Thừa Thiên Huế”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do những khó khăn về điều kiện thời gian,
điều kiện thí nghiệm, lại bước đầu làm quen với NCKH nên chúng tôi không
tránh khỏi sơ suất và sai sót, kính mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô để
chúng tôi hoàn thiện đề tài của mình.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn!
2
Đề tài NCKH sinh viên
Phần 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY NƯA
1. Một số đặc điểm sinh học
Cây nưa ( có tên khoa học là Amorphophallus konijac K.Koch) là một loại
cây thân thảo, có thân củ to, tròn hoặc dẹt, bề mặt sần sùi, màu nâu nhạt, đường
kính khoảng 15-20 cm, có chồi mầm dạng thân rễ dài tới 10 cm [34].Còn phần
thân giả trên mặt đất (ta hay gọi là chột nưa) thì có dạng thẳng đứng, không phân
nhánh, chiều cao trung bình từ 50-100 cm. Vỏ trơn lán hoặc sần sùi, màu xanh
lục, đôi khi có vài chấm trắng [36],[morphology].
Trên một cây nưa thường có 3 lá ( đôi khi 2 hoặc 4). Lá có cuống dài 40-

80cm, mỗi lá lại chia nhánh liên tiếp, phiến lá có dạng hình lông chim [36].
Sau khi thu hoạch, củ nưa trải qua thời gian ngủ nghỉ, khoảng 4-5 tháng.
Đây là đặc điểm sinh lý của nó và không có một yếu tố nào có thể phá vỡ trạng
thái này để nảy mầm được. Liu và cộng sự đã chia thời gian ngủ của củ nưa
thành 4 kì, trong mỗi kì có sự thay đổi sâu sắc về đặc điểm sinh lý cũng như sinh
hóa [liu1998].
Kì đầu: là giai đoạn chín của củ sau khi thu hoạch (thường kéo dài từ tháng
10 đến tháng 11). Lúc này, hô hấp của củ tăng, hoạt động của các enzyme như
polyphenol oxydase, catalase, amylase tăng mạnh mẽ.
Kì 2: là thời kì ngủ nghỉ của củ, kéo dài từ cuối tháng 11 cho đến đầu tháng
1. Vào thời kì này, hô hấp của củ giảm mạnh, hoạt động của các enzyme khác là
rất yếu và củ bắt đầu ngủ sâu.
Kì 3: là giai đoạn bắt đầu nảy mầm, kéo dài từ tháng 1 cho đến cuối tháng
2. Lúc này, cường độ hô hấp và hoạt động của enzyme amylase của củ vẫn còn
3
Đề tài NCKH sinh viên
yếu, nhưng hoạt động của enzyme catalase, polyphenol oxydase đã tăng mạnh trở
lại.
Kì 4: là giai đoạn kéo dài quá trình nảy mầm. Ở giai đoạn cuối này, hoạt
động của enzyme polyphenol oxydase, amylase tăng lên. Nếu điều kiện cho
phép, mầm bắt đầu mọc ra và rễ cũng phát triển.
Khi thời gian ngủ nghỉ của củ nưa kết thúc thì cũng là lúc chồi bắt đầu được
hình thành. Trong thời gian đầu, chồi được bọc bên trong một bao có dạng mũi
tên, màu nâu tím. Sau vài ngày, bao này rách ra, chồi non bắt đầu bung lá và phát
triển. Khoảng 1 tháng từ khi cây mọc thì tán lá có thể rộng đến 20-45cm, dài 20-
30cm.
Trong quá trình sinh trưởng của cây, có 3 chột lần lượt được hình thành ở
các thời điểm khác nhau. Chột thứ nhất có chiều cao trung bình tương đối thấp
(30-60cm), trong khi đó, chiều cao của chột 2 và chột thứ 3 lại cao hơn nhiều, có
thể lên đến 150cm.

Mỗi cây nưa thường chỉ cho ra một hoa. Hoa có dạng cụm hoa, được bao
bọc bởi 1 phiến rộng gọi là bông mo, phía trong màu nâu thẫm hoặc màu tím
[45]. Trục cụm hoa dài gấp đôi mo và chứa hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, không
có bao hoa. Nhị hoa cũng có màu tím và cao hơn cánh hoa, chỉ 1 ngày là hoa tàn.
Hoa nưa có mùi rất hắc và khó chịu nên được gọi là hoa nưa thối. Thời gian ra
hoa vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 và thông thường thì sau khoảng 2-3 năm cây
mới ra hoa [liu 1998].
Hoa nưa thường phát triển từ chồi tận cùng của củ. Do hiện tượng ưu thế
đỉnh diễn ra mạnh mẽ, một khi chồi này mọc lên thì các chồi lá (chồi nách) khác
sẽ không mọc được nữa, tức là, hoa và phần thân giả cây nưa sẽ không bao giờ
gặp cùng một lúc. Tuy nhiên, nếu ta cắt bỏ phần hoa đi thì một chồi lá khác sẽ
phát triển và mọc thành cây [liu1998].
4
Đề tài NCKH sinh viên
Sau khi hình thành hoa, quá trình thụ phấn và thụ tinh (thụ tinh kép) vẫn
diễn ra sau 2 ngày, giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử.
Sau 5-6 ngày, hợp tử bắt đầu phân chia và tạo thành phôi đa bào (đơn cực),
khoảng 1 tháng sau đó thì procorm được hình thành.
2. Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm sinh thái
Cây nưa là cây thuộc họ Araceae, được miêu tả đầu tiên bởi nhà khoa học
Karl Heinrich Emil Koch vào năm 1858. Nó được tìm thấy ở Trung Quốc và Việt
Nam, trong những vùng đất ẩm, nhiều bùn và có ánh sáng [31].
Sự tăng trưởng, phát triển của cây nưa phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố là
khí hậu và đất đai.
Về khí hậu: Cây nưa được tìm thấy ở các vùng có khí hậu nhiệt đới hay cận
nhiệt, nhất là vùng xích đạo và Đông Á, châu Mỹ và châu Âu dường như không
có . Cây cần lượng ánh sáng vừa đủ và lượng mưa không quá cao, nếu không rễ
cây sẽ bị úng, dẫn tới chết cây. Cây nưa được xem là chịu bóng, chịu hạn khá tốt
[20][37][38].
Mặt khác, cây nưa có thể sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ từ 5-43

o
C,
nhưng tối ưu nhất là từ 20-25
o
C. Nếu nhiệt độ xuống dưới 0
o
C hoặc trên 45
o
C thì
cây sẽ chết sau 5 ngày [31].
Về đất đai: Nhìn chung, cây nưa không kén đất cho lắm, nó có thể trồng
được trên các loại đất như cát pha, đất thịt, đất miền núi nhưng để cây sinh
trưởng tốt nhất thì nên trồng ở những vùng có đất thịt, đất phù sa ẩm, tháo nước,
có ánh sáng vừa phải [38].
Theo tài liệu ở Trung Quốc, nưa Konjac phát triển mạnh nhất ở đất có độ
ẩm 75%; còn ở Nhật Bản, nưa Konjac thường được trồng ở những vùng có lượng
mưa từ 1000-1200mm [34].
5
Đề tài NCKH sinh viên
Hiện nay, cây nưa được trồng phổ biến ở các nước như: Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Ấn độ, Việt Nam, Myanma, Indonesia, Philippine
Riêng ở Việt Nam, cây nưa phân bố chủ yếu ở: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc
Giang, Quảng trị, Thừa Thiên Huế và một số tỉnh ở phía Nam [34].
Thời vụ trồng: Cây nưa có thể trồng quanh năm nhưng thời vụ tốt nhất là
mùa xuân (tháng 2-3) và mùa thu (tháng 9-10). Riêng các tỉnh miền Trung cần
tránh trồng vào các tháng có gió Lào khô nóng (tháng 6-7) [40].
3. Một số thành phần hóa sinh của cây nưa
Kết quả phân tích thành phần hóa học của thân nưa cho thấy thân tươi có
chứa 78,0% nước. Nưa chứa khoảng 76,3% carbohydrate hòa tan, 4% các chất xơ
không tan, 7% khoáng (Na, P, K, Mg, Fe, …), 0,5% lipid, 12,2% dẫn xuất của

hợp chất chứa N và một số thành phần khác [66]. Trong thân còn chứa các loại
vitamine như A, E, D, B
1
, B
2
, B
6
, B
12
, và vitamine C. Một số hợp chất như acid
folic, niacine, patothenate cũng được tìm thấy trong cây [73].
Theo Chua, Baldwin, Hocking, Chan: củ nưa khô có chứa các thành phần
khác nhau bao gồm: 49% đến 60% (w / w) glucomannan; 10% đến 30% (w / w)
tinh bột; 5% đến 14% (w / w) protein thô; 3% đến 5 % (w / w) đường hòa tan;
3,4% đến 5,3% (w / w) tro, còn lại là các yếu tố vô cơ [12].
Ngoài ra, trong củ tươi có chứa các hợp chất hữu cơ, bao gồm: choline,
beta-carotene, niacin, riboflavin, và thiamine. Serotonin và các dẫn xuất của nó
cũng được tìm thấy [12] .
Trong thành phần củ nưa (củ Konjac), ngoài protein, lipid, chất khoáng,
vitamine thì có một thành phần rất quan trọng mà hiện nay được nhiều người
quan tâm và chú ý đến, đó là Glucomannan (chiếm khoảng 40% trọng lượng
khô), hay còn gọi là KGM (konjac glucomannan).
* Cấu tạo của Glucomannan
6
Đề tài NCKH sinh viên
Glucomannan là một chất xơ hòa tan, có cấu trúc chuỗi polysaccharide
mạch thẳng và một lượng nhỏ phân nhánh (khoảng 8% ) bao gồm: các phân tử D
- Manose liên kết với D – Glucose qua liên kết β-(1 → 4) theo tỉ lệ 1,6:1 hoặc 8:5
, các chuỗi poly lặp lại có dạng GGMMGMMMMMGGM; còn các mạch nhánh
thì ngắn, chứa các phân tử galactose liên kết với nhau qua liên kết β-(1 → 6)

glucosyl ; các nhóm acetyl gắn vào các phân tử đường dọc theo bộ khung của
phân tử glucomannan (trung bình khoảng 9-19 phân tử đường) góp phần vào đặc
tính hòa tan của KGM [23], [24], [55].
Trọng lượng phân tử thường dao động từ 200000 – 2000000 Dalton hoặc có
thể hơn [27].
Hình 1.1. Cấu trúc phân tử của KGM (Okimasu và Kishida, 1982)
Trong củ nưa, KGM có thể được tìm thấy trong các dị bào, với đường kính
khoảng 0,5-2 mm, to hơn các hạt tinh bột 10 đến 20 lần [20].
Người ta có thể sản xuất bột KGM bằng cách loại bỏ tạp chất bằng nước
hoặc ethanol.
II. GIÁ TRỊ CÂY NƯA
Cây nưa không chỉ được dùng để chế biến các món ăn truyền thống mà còn
được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là y học.
1. Về giá trị thực phẩm
7
Đề tài NCKH sinh viên
Từ lâu, con người đã sử dụng cây nưa như là một loại rau xanh. Nó thường
có mặt trong các bữa ăn của người Việt Nam, nhất là các tỉnh miền Trung. Đây
là một loại thực phẩm đầy dinh dưỡng và không độc.
Thân cây nưa sau khi thu hoạch xong, cạo sạch hoặc cắt vỏ ngoài rồi thái lát
nhỏ, đem nấu canh với cá trê, cá lóc hoặc tôm ăn rất ngon, nếu có thêm vài ngọn
lá lốt nữa thì càng tuyệt vời.
Ngoài ra, sau khi cắt lát mỏng, ta có thể ngâm muối để ăn từ từ hoặc cắt sợi
dài để làm dưa chua, giống như dưa môn.
Về phần củ nưa, theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ tinh bột chiếm đến hơn 50%,
cao hơn cả khoai sọ [37]. Do đó, cây nưa cũng được xem là cây lương thực.
Trước đây, nhân dân ta thường trồng nưa lấy củ để ăn thay cơm.
Tinh bột củ nưa có giá trị dinh dưỡng cao, nhờ vậy mà chúng được sử dụng
làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất như kẹo bánh, miến, mì,
thạch rau câu

Ở Nhật Bản, củ nưa được phơi khô, cắt thành sợi như sợi mì và được chế
biến thành nhiều món ăn gọi là Konnyaku hay Shirataki [12],[45], [48]. Bình
thường, sợi Konjac có màu trắng, nhưng để tăng thêm hương vị và màu sắc thì
trong quá trình chế biến có thể bổ sung chất màu và dùng chung với nước chấm.
Nhìn chung, các bộ phận của cây nưa đều được sử dụng hết, phần thân và
củ được con người sử dụng như thực phẩm, còn vỏ cây, lá cây, thậm chí là củ thì
cung cấp cho gia súc, gia cầm
2. Về giá trị y học
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng KGM đóng vai trò
nhất định trong việc điều trị các bệnh như: táo bón, giảm Cholesterol, béo phì, lợi
tiểu [7], [8], [11],
Bệnh tiểu đường: KGM được biết đến là có tác dụng hạ đường huyết bằng
cách ức chế hấp thụ glucose của cơ thể. Người ta tin rằng nó thực hiện được điều
này bằng cách ngăn chặn sự tiếp xúc giữa glucose và thành ruột, nhờ đó mà sự
8
Đề tài NCKH sinh viên
hấp thu bị hạn chế. Do đó, KGM có thể giúp các bệnh nhân tiểu đường thuộc typ
2 [29].
Béo phì: Ngoài khả năng giảm hàm lượng đường trong máu, KGM còn
giúp cho việc giảm sự hấp thu chất béo, cholesterol, nhờ đó mà lượng kalo tạo ra
ít hơn [8].
Táo bón: Do KGM là một chất xơ hòa tan nên nó cũng góp phần trong việc
chữa trị bệnh táo bón [22]. Khi vào trong cơ thể, KGM hấp thụ nước nên làm
phân mềm ra và thúc đẩy nhu động ruột.
Sử dụng KGM tương đối là an toàn, tuy nhiên, nếu ta sử dụng ở dạng chưa
qua tinh chế thì có thể gặp phải một vài phản ứng phụ [16].
Theo y học nước ta, củ nưa có vị cay ngứa, tính ấm, có tác dụng hoá đờm,
táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn
mửa, tán hạch, tiêu sưng tấy [36]. Do vậy, củ được dùng làm thuốc chữa đờm,
trúng phong bất tỉnh, cấm khẩu, chứng đau nhức, bụng đầy, ngực tức, ăn uống

không tiêu. Ngoài ra, củ nưa còn được dùng để trị sốt rét, trục thai chết, mụn
nhọt, sưng tấy [36],[nuachuong].
3. Về giá trị kinh tế
Do tất cả bộ phận của cây nưa đều được tận dụng làm thức ăn cho con
người và gia súc, gia cầm nên nó được xem là một loại cây có giá trị kinh tế cao.
Trồng nưa rất dễ, cũng không tốn phân bón, công chăm sóc lắm, chỉ cần bón
phân chuồng lúc đầu và nhổ cỏ thường xuyên. Cây nưa cũng ít bị sâu bệnh phá
hoại nên không cần phun thuốc trừ sâu.
Theo người dân xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền: trừ chi phí giống và
công làm đất ban đầu, thì sau mỗi vụ thu hoạch, họ thu được từ 5-7 triệu đồng/ 1
sào (1 sào ở Trung Bộ là 500m
2
), cao hơn cả trồng lúa.
9
Đề tài NCKH sinh viên
Tận dụng được nguồn đất đai màu mỡ và nhu cầu của người tiêu dùng, nhờ
trồng nưa mà nhiều nông dân ở xã Quảng Thọ đã thoát được cảnh nghèo khó và
vươn lên làm giàu. Hi vọng rằng trong một thời gian không xa, cây nưa sớm trở
thành một trong những cây trồng kinh tế chủ đạo của địa phương và phân bố
rộng khắp trên cả nước.
III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY NƯA Ở TRONG NƯỚC VÀ TRÊN
THẾ GIỚI
1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nhìn chung, các nghiên cứu về cây nưa đều tập trung chủ yếu ở phần thân
củ, mà quan trọng nhất là thành phần Glucomannan.
Ở Nhật Bản, từ lâu, người ta đã tìm hiểu công dụng của Glucomannan chiết
xuất từ củ nưa, và đề nghị phụ nữ châu Á nên dùng glucomannan như là một loại
thực phẩm bổ sung để có thân hình thon gọn, và đã có rất nhiều nghiên cứu được
tiến hành để chứng minh hiệu quả của nó [50].
Khi liên quan đến tác dụng chống béo phì, người ta thấy nó hỗ trợ trong

việc giảm cân bằng cách làm đầy dạ dày và ức chế cảm giác ngon miệng, khuyến
khích kiểm soát chế độ ăn uống.
Glucomannan thường được chế biến thuốc ở dạng viên. Các nghiên cứu đã
chỉ ra rằng những người tham gia bổ sung Glucomannan 60 phút trước khi ăn thì
mất khoảng 5,5 kg sau tám tuần.
Tuy nhiên, khi dùng Glucomannan thì ta nên uống nhiều nước để tránh tắc
nghẽn trong cổ họng. Nó cũng có thể gây ra đầy hơi tạm thời do các chức năng
làm đầy của nó [57].
Với nhiều vai trò quan trọng như vậy, rất nhiều cuộc nghiên cứu, thử
nghiệm cũng được thực hiện để chứng minh cho tác dụng y dược của KGM.
Trong một nghiên cứu của Arvill và Bodin (1995), khi cho các nam giới
khỏe mạnh dùng 3,9 gam KGM trong 4 tuần thì kết quả thu được là: lượng
cholesterol toàn phần (total cholesterol), LDL-C (low density lipoprotein
10
Đề tài NCKH sinh viên
cholesterol), huyết áp tâm thu đều giảm, đặc biệt là lượng trygliceryde giảm tới
23% [7].
Tương tự như vậy, theo báo cáo của Doi , Matsuura , Kawara , Baba: trong
90 ngày thử nghiệm, 13 bệnh nhân tiểu đường được bổ sung 3,6 (hoặc 7,2) gam
KGM hàng ngày thì lượng glucose giảm đến 29% và lượng insulin cũng giảm ở
hầu hết bệnh nhân [13].
Cũng theo Huang, Zhang, Peng: năm người đàn ông khỏe mạnh đã tham gia
vào một cuộc nghiên cứu với việc bổ sung 2,6 gam KGM. Kết quả là trong 30
phút, lượng Glucose trong máu giảm khoảng 7,3%, cùng với đó là sự suy giảm
nồng độ insulin huyết thanh. Trong một nghiên cứu khác với 72 bệnh nhân tiều
đường typ 2, việc bổ sung KGM ngay sau bữa ăn trong vòng 30-65 ngày cũng
cho kết quả là lượng đường huyết giảm [15].
Trong một nghiên cứu khác, Chen và cộng sự (2003) đã đánh giá tác động
của KGM lên lipid máu và nồng độ đường ở 22 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
typ 2, trong vòng 28 ngày, với hàm lượng là 3,6g/ngày. Kết quả thu được cũng

tương tự: cholesterol trong huyết tương (plasma cholesterol), LDL-C, tỉ lệ
TC/HDL-C đã được giảm đáng kể; đồng thời, nồng độ sterol trung tính và acid
mật lại tăng lên [11].
Bên cạnh những tác dụng của KGM như đã kể ở trên, một vài nghiên cứu
gân đây cũng tập trung vào việc tìm ra tác dụng của nó đối với các bệnh về dị
ứng, chẳng hạn như: viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn tuy nhiên,
những tác dụng này vẫn còn đang được đánh giá, điều tra để làm rõ hơn [12].
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu sâu về cây nưa (Konjac), tuy nhiên,
đã từ lâu, trong y học cổ truyền đã đưa củ nưa vào trong các đơn thuốc trị bệnh.
Theo Tạp chí về Dược liệu và sức khỏe cộng đồng, cây nưa có nguồn gốc từ
Nhật Bản. Nó chứa chất glucomannan, một gel thực vật không thể đồng hoá, có
11
Đề tài NCKH sinh viên
tác dụng gây chán ăn. Chất này có thể hút nước nhiều gấp một trăm lần lượng
nước của chúng. Độ nhớt của cây làm giảm khả năng hấp thụ mỡ và đường ở
ruột. Hơn nữa nó làm tăng nhu động ruột, chống táo bón, hiện tượng mà người ta
hay gặp phải khi ăn kiêng. Đây là một cây hoàn toàn vô hại.[32].
Do đó, trong các đơn thuốc, thành phần củ nưa thường xuyên có mặt với
nhiều tên gọi khác nhau, như xà lục cốc, củ chột nưa,
Bên cạnh đó, với những tác dụng hữu ích như đã kể trên, nhiều nhà sản xuất
cũng đã đưa Glucomannan (củ Konjac) vào các sản phẩm của mình, như các loại
thuốc, thực phẩm chức năng, ví dụ như: Konjac Glucomanan, cốm bột Berlisol,
Cofee weight loss, Hunger Suppressant, Cofee weight loss, Konjac Root,
Gần đây nhất, TS. Nguyễn Văn Dư và cộng sự ở Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật đã có nghiên cứu về các cây thuộc chi Amorphophallus với kết
quả bước đầu là đưa ra qui trình nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch củ
cây Nưa, từ đó đặt cơ sở cho những nghiên cứu về sau.
12
Đề tài NCKH sinh viên

Phần 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Cây nưa (Amorphophallus konjac )
Chi: Amorphophallus
Họ: Araceae
Bộ: Alismatales
Lớp: Monocotyledoneae (Lilippsida).
Ngành: Angiospermatophyta (Magnoliophyta) [2].
Hình 2.1. Cây nưa (Amorphophallus konjac)
2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây nưa.
- Nghiên cứu một số thành phần hóa sinh của củ nưa.
13
Đề tài NCKH sinh viên
II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Thời gian: Từ tháng 01/2011 – 12/ 2011
- Địa điểm
Trồng và theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây nưa tại 2 địa điểm là
xã Quảng Phú, xã Quảng Thọ (thuộc huyện Quảng Điền) – Thừa Thiên Huế.
Các nghiên cứu sinh lý và hóa sinh được tiến hành tại phòng thí nghiệm bộ
môn Sinh lí-Sinh hóa-Vi sinh, khoa Sinh học, trường Đại học khoa học Huế.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Một số chỉ tiêu sinh lý của cây nưa
1.1 Bố trí và theo dõi thí nghiệm
- Củ nưa giống (khối lượng và kích cỡ đồng đều) được mua tại xã Quảng
Thọ, huyện Quảng Điền, TTH.
- Cây được trồng tại 2 địa điểm:
+ Quảng Phú – Quảng Điền – TTH

+ Quảng Thọ - Quảng Điền – TTH
- Diện tích trồng là 30m
2
, được chia thành 3 lô, mỗi lô tương ứng với 10 m
2
;
mật độ trồng là 50x50 cm.
- Quy trình trồng và chăm sóc theo chế độ canh tác của người dân địa
phương.
- Tại mỗi địa điểm, chọn ra 30 cây để theo dõi.
- Các chỉ tiêu theo dõi: tỉ lệ nảy mầm của củ, tỉ lệ sống của cây; thời gian ra
chồi, thời gian sinh trưởng; chiều cao thân, đường kính thân, chiều dài lá (2
tuần/lần); xác định khối lượng tươi, khối lượng khô của các chột và củ nưa tại
thời điểm thu hoạch, xác định năng suất lý thuyết (NSLT), năng suất thực tế
(NSTT) của chột 1, chột 2, chột 3; xác định năng suất lý thuyết, năng suất thực tế
của củ nưa.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Tỉ lệ nảy mầm
14
Đề tài NCKH sinh viên
- Củ nưa sau khi thu hoạch về, lựa ra những củ chính và củ nhánh còn
nguyên vẹn, không bị dập nát hay sâu bênh; đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Theo dõi và đếm số lượng củ nảy mầm rồi tính tỉ lệ nảy mầm trên toàn bộ
củ quan sát.
1.2.2. Tỉ lệ sống của cây
Sau khi giâm củ, đếm số lượng chồi mọc trong tổng số củ đã giâm.
1.2.3. Thời gian sinh trưởng của cây
Thời gian sinh trưởng của cây nưa được tính từ lúc các chột (1, 2, 3) bắt đầu
mọc cho đến thời điểm thu hoạch (đơn vị: ngày).
1.2.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng

- Chiều cao thân: đo từ gốc đến điểm phân nhánh của thân (đơn vị: cm).
- Đường kính thân: đo chu vi của thân, cách gốc 15 cm sau đó tính đường
kính theo công thức C=2πR (đơn vị: cm).
- Chiều dài lá: chọn lá dài nhất, đo từ điểm phân nhánh đến mút của lá (đơn
vị: cm).
(Các kích thước được đo bằng thước có chia chính xác đến mức mm)
- Xác định khối lượng tươi và khối lượng khô của cây:
+ Cây nưa sau khi thu về, cắt bỏ phần củ, rửa sạch, cân chính xác phần thân
trên và phần củ rồi tính trọng lượng trung bình của cây và củ.
+ Sau khi cân xong, ta chọn thân và lá của cây đem sấy khô ở nhiệt độ 100-
120
o
C đến khối lượng không đổi. Nếu cây to quá thì có thể cắt nhỏ trước khi sấy.
- Xác định năng suất lý thuyết (NSLT) của các chột theo các công thức:
NSLT (tạ/ha) = số chột/m
2
× khối lượng tươi trung bình của chột x 100.000
- Xác định năng suất thực tế (NSTT) của các chột bằng cách cân khối lượng
tươi tất cả các chột thu được trên diện tích 10 m
2
, sau đó năng suất chột được quy
về diện tích 1 ha.
15
Đề tài NCKH sinh viên
- Xác định năng suất lý thuyết (NSLT) của củ theo cách tính dưới đây:
NSLT (củ) = số củ/m
2
× khối lượng tươi trung bình của củ x 100.000
- Xác định năng suất thực tế của củ bằng cách cân khối lượng tổng số củ thu
được trên diện tích 10 m

2
, sau đó năng suất củ được quy về diện tích 1 ha.
2. Một số chỉ tiêu hóa sinh của cây nưa
2.1. Một số chỉ tiêu hóa sinh của phần thân (thân giả)
2.1.1 Xác định hàm lượng chất khô [3].
2.1.2. Định lượng vitamin C theo phương pháp chuẩn độ bằng Iod [3].
2.1.3. Định lượng cellulose theo phương pháp thủy phân bằng acid [1], [3].
2.1.4. Định lượng N tổng số theo phương pháp Kjeldahl [9].
2.1.5. Định lượng K tổng số bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
AAS [4].
2.1.6. Định lượng phospho tổng số theo phương pháp so màu [9].
2.2. Một số chỉ tiêu hóa sinh của củ nưa (củ chính và củ nhánh)
2.2.1. Xác định hàm lượng chất khô [3].
2.2.2. Định lượng đường tổng số [1].
2.2.3. Định lượng cellulose theo phương pháp thủy phân bằng acid [1], [3].
2.2.4. Định lượng lipid theo phương pháp Soxhlet [1].
2.2.5. Định lượng protein theo phương pháp Bradford [1].
Mẫu tươi (1gam) sau khi nghiền thì cho vào 2 ống effendolf, thêm 500µl
đệm chiết Arakawa(có trừ lượng cho vào mẫu trong quá trình nghiền), sau đó
đem Vortex trong 10 phút rồi ủ trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4
o
C , để khoảng 1 giờ.
Tiếp đó, ta đem ly tâm mẫu ở 4
o
C, trong 15 phút (15.000 vòng/ phút).
Hàm lượng protein được xác định bằng cách đo hấp thụ quang của dịch
chiết protein ở bước sóng λ= 595nm và tính toán theo đường chuẩn Albumin
huyết thanh bò.
16
Đề tài NCKH sinh viên

Phương trình đường chuẩn có dạng:
y = 1,1344x + 0,0218 (R
2
= 0,992)
Trong đó: y là mật độ quang
x: là hàm lượng protein trong mẫu (mg/ml)
2.2.6. Định lượng tinh bột thật từ củ [4]
Cân 2 gam bột hay nguyên liệu khô đã xay hay nghiền kỹ cho vào phễu sứ
có lót giấy lọc. Dùng ether – cồn 70
0
– nước cất để rửa kết tủa theo tuần tự trên,
mỗi thứ rửa 2 lần, rửa xong bằng loại này mới chuyển sang rửa bằng loại tiếp
theo. Mỗi lần rửa cần dùng 20 ml mỗi loại.
Chuyển cặn và giấy lọc sang cốc thủy tinh, cho vào cốc tiếp 11 ml nước cất
+14 ml HCl đậm đặc. Khuấy kỹ để cho tinh bột tan hết rồi chuyển toàn bộ sang
bình định mức 100 ml. Rửa sạch cốc rồi dồn nước rửa sang bình định mức, thêm
nước cất cho 100 ml.
Lấy 50 ml dịch lọc trên cho vào cốc thủy tinh khác, thêm vào đó 110 ml
cồn 96
0
để trong tủ lạnh qua đêm (11-12 giờ).
Lọc kết tủa qua giấy lọc, đem cân kết tủa để xác định khối lượng của kết tủa
tức là khối lượng của tinh bột. Để cân kết tủa, giấy lọc trước khi dùng để lọc cần
sấy khô, cân giấy lọc được P
1
(g). Sau khi sấy cả giấy lọc và kết tủa là P
2
(g).
Lượng tinh bột được kết tủa sẽ là P
2

- P
1
= P
TB
(g). Đó là lượng tinh bột có trong
50 ml dịch lọc tức là của một gam nguyên liệu (vì 2 g nguyên liệu rút ra 100 ml
dịch lọc). Vậy hàm lượng tinh bột/100 g nguyên liệu sẽ là:
100
100
)(
%
12
×

=
PP
P
2.2.7. Xác định hàm lượng Glucomannan thô từ củ theo phương pháp phenol–
acid sulfuric [9], [18].
Nguyên tắc
Dựa vào phản ứng tạo màu của các đường với phenol và H
2
SO
4
, dung dịch
tạo thành có độ hấp thụ cực đại tại bước sóng λ = 490 nm.
17
Đề tài NCKH sinh viên
Tiến hành
+ Xây dựng đường chuẩn

- Cân chính xác 0,1000 gam D-Glucose cho vào bình định mức 100 ml rồi định
mức bằng nước cất. Như vậy, nồng độ dung dịch D-Glucose là 1 mg/ml (1000
µg/ml).
- Lấy 50 ml dung dịch D-Glucose ở trên pha thành 500 ml thu được dung dịch D-
Glucose có nồng độ 100 µg/l.
- Lần lượt lấy 0; 25; 50; 75; 100 ml dung dịch D-Glucose trên pha thành 100 ml
thu được dãy dung dịch D-Glucose có nồng độ là 0; 25; 50; 75; 100 µg/ml.
- Mỗi mẫu lấy 1 ml cho vào ống nghiệm có nút, thêm vào mỗi ống nghiệm 1 ml
dung dịch phenol 5%, 5 ml dung dịch H
2
SO
4
đậm đặc, lắc đều các ống nghiệm.
- Đặt các ống nghiệm vào cốc nước sôi trong 2 phút, sau đó làm lạnh các ống
nghiệm ở nhiệt độ phòng trong 30 phút.
- Đo độ hấp thụ quang (A) của các dung dịch này ở bước sóng 490 nm, thu được
các giá trị A
1
, A
2
, A
3
, A
4
, A
5
.
- Từ kết quả thu được, xây dựng đường chuẩn.
+ Đo mẫu thực
- Hòa tan 0,2500 gam nguyên liệu khô bằng 25 ml nước cất. Như vậy, nồng độ

dung dịch mẫu là 10 mg/ml (10000 µg/ml).
- Lấy 0,75 ml dung dịch trên pha thành 100 ml thu được dung dịch mẫu có nồng
độ 75 µg/ml.
- Lấy 1 ml dung dịch trên cho vào ống nghiệm có nút đậy kín. Thêm vào 1 ml
dung dịch phenol 5%, 5 ml dung dịch H
2
SO
4
đậm đặc, lắc đều ống nghiệm.
- Đặt ống nghiệm vào cốc nước sôi trong 2 phút, sau đó làm lạnh các ống nghiệm
ở nhiệt độ phòng trong 30 phút.
- Đo độ hấp thụ (A) của các dung dịch này. Kết hợp với phương trình đường
chuẩn, suy ra tổng carbohydrate có trong mỗi mẫu thí nghiệm.
IV. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS và MS.Excel.
18
Đề tài NCKH sinh viên
Phần 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
I. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ CỦA CÂY NƯA
1. Tỉ lệ nảy mầm
Nảy mầm là trạng thái sinh lý bình thường của củ, có thể xem đây là thời
điểm bắt đầu quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Khoảng thời gian tính
từ lúc thu hoạch cho đến khi nảy mầm gọi là thời gian ngủ nghỉ của củ. Ở những
đối tượng khác nhau thì thời gian ngủ nghỉ cũng khác nhau.
Đối với củ nưa, sau khoảng 3 đến 4 tháng thì sẽ nảy mầm, tùy vào thời gian
mà chiều dài mầm có thể chênh lệch từ 3-7 cm.
Trong số 100 củ (30 củ chính và 70 củ nhánh) mà chúng tôi quan sát, có
đến 68 củ nhánh nảy mầm, chiếm tỉ lệ 97,1%; còn củ chính là 100%.
Như vậy, so với các loại hạt, loại củ khác thì tỉ lệ nảy mầm ở đây cũng khá

cao. Điều đó chứng tỏ sức sống của cây nưa rất tốt.
Bảng 3.1. Tỉ lệ nảy mầm của củ nưa
Đối tượng Số củ theo dõi Số củ nảy mầm Tỉ lệ nảy mầm (%)
Củ chính 30 30 100
Củ nhánh 70 68 97,1
2. Tỉ lệ sống của cây
Tỉ lệ sống của cây là một đặc điểm sinh lí quan trọng, thể hiện khả năng
chống chịu của cây đó trong điều kiện môi trường tự nhiên.
Khi thu hoạch, số lượng củ chính ít hơn củ nhánh rất nhiều nên người dân
thường dùng củ nhánh để làm giống cho vụ sau. Do đó, chúng tôi chỉ dùng củ
nhánh để trồng và theo dõi.
19
Đề tài NCKH sinh viên
Khi theo dõi khả năng sống của cây nưa được trồng tại 2 điểm là Quảng
Thọ và Quảng Phú, chúng tôi thu được bảng sau:
Bảng 3.2. Tỉ lệ sống của cây nưa
Địa điểm Số cây theo dõi Số cây sống Tỉ lệ sống (%)
Quảng Thọ 50 50 100
Quảng Phú 50 48 96
Kết quả trên cho thấy tỉ lệ sống của cây nưa ở xã Quảng Thọ là 100%, cao
hơn so với xã Quảng Phú là 96%. Tuy nhiên, nhìn chung thì khả năng sống của
cây nưa cũng rất cao, và đây là một đối tượng dễ trồng.
3. Thời gian sinh trưởng
Nhìn chung, thời gian sinh trưởng của cây nưa tương đối là dài, khoảng 4,5-
5 tháng. Điều khác biệt là các chột của cây nưa không ra trong cùng một thời
điểm mà cách nhau khoảng 1-1,5 tháng. Đầu tiên là chột 1 mọc lên, sau gần 1
tháng thì một chồi thứ 2 xuất hiện, ngay bên cạnh chột 1.
Khi chột 1 bắt đầu ngừng sinh trưởng (sau khoảng 2 tháng kể từ ngày
trồng) thì cũng là lúc chột 3 bắt đầu mọc.
Thời gian sinh trưởng của cây nưa ở 2 xã Quảng Thọ và Quảng Phú được

thể hiện qua bảng 3.3 và 3.4:
Bảng 3.3. Thời gian sinh trưởng của cây nưa ở Quảng Thọ (đơn vị: ngày)
Loại chột Thời gian ra chột
Thời gian sinh trưởng
của chột (ngày)
Chột 1 15±4 66±4
Chột 2 53±4 88±4
Chột 3 85±6 69±6
Chột 4 125±2 30±2
- Thời gian bắt đầu trồng (06/06/2011)
20
Đề tài NCKH sinh viên
- Thời gian ra chột được tính từ ngày giâm củ đến ngày bắt đầu hình thành chột.
- Thời gian sinh trưởng của chột được tính từ ngày chột hình thành đến ngày thu
hoạch.
*: Thời gian sinh trưởng của chột 4 không chính xác vì người dân thu hoạch
chột 4 cùng lúc với chột 3 và tỉ lệ ra chột 4 là rất thấp (14%).
Bảng 3.4. Thời gian sinh trưởng của cây nưa ở Quảng Phú (đơn vị: ngày)
Loại chột Thời gian ra chột
Thời gian sinh trưởng
của chột (ngày)
Chột 1 20±10 77±10
Chột 2 50±3 59±3
Chột 3 84±8 54±8
- Thời gian bắt đầu trồng (06/06/2011)
- Thời gian ra chột được tính từ ngày giâm củ đến ngày bắt đầu hình thành chột.
- Thời gian sinh trưởng của chột được tính từ ngày chột hình thành đến ngày thu
hoạch.
Nhìn vào số liệu bảng 3.3 và 3.4, chúng tôi thấy rằng thời gian ra chột của
cây nưa ở Quảng Phú chênh lệch không nhiều so với ở Quảng Thọ (chột 1 cách

nhau 5 ngày, chột 2 cách nhau 3 ngày, chột 3 cách nhau chỉ 1 ngày)
Tuy nhiên, thời gian sinh trưởng của các chột ở QP lại khác hơn so với ở
QT. Cụ thể: thời gian sinh trưởng của chột 1 ở QT là 66 ngày, còn ở QP kéo dài
đến 77 ngày; thời gian sinh trưởng của chột 2 ở QT là 88 ngày (gần 3 tháng),
trong khi đó ở QP chỉ là 59 ngày (gần 2 tháng); thời gian sinh trưởng của chột 3
ở QT là 69 ngày, ở QP chỉ là 54 ngày.
Ở Quảng Thọ, thời gian sinh trưởng của chột 2 là dài nhất, còn chột 1 và
chột 3 chênh lệch nhau không nhiều (khoảng 3 ngày).
Ở Quảng Phú, thời gian sinh trưởng của chột 1 là dài nhất, còn chột 2 và
chột 3 chỉ chênh lệch nhau 5 ngày.
Nhìn chung, thời gian sinh trưởng của 3 loại chột là không giống nhau, biến
thiên từ 2 đến 3 tháng và cây nưa ở QP có xu hướng rút ngắn thời gian sinh
trưởng hơn so với ở QT.
21
Đề tài NCKH sinh viên
4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây nưa
Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch
của tế bào, mô, toàn cây và kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể
tích, sinh khối của chúng [].
Khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, chúng tôi tiến hành theo dõi các
chỉ tiêu như: chiều cao thân, đường kính thân, chiều dài lá của cây nưa.
4.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây nưa ở Quảng Thọ, huyện Quảng
Điền, tỉnh TTH
 Chột 1:
Trong quá trình theo dõi các chỉ tiêu về chiều cao thân, đường kính thân,
chiều dài lá của cây nưa, chúng tôi thu được bảng số liệu sau:
Bảng 3.5. Chiều cao thân, đường kính thân, chiều dài lá của chột 1 ở xã
Quảng Thọ
Chỉ tiêu
Thời gian*

Chiều cao thân
TB
Đường kính thân
TB
Chiều dài lá TB
Tuần 1 (BĐ) 7,0
e
-
Tuần 4 18,4
d
1,64
c
25,0
d
Tuần 6 30,1
c
2,20
b
31,5
c
Tuần 8 35,5
b
2,27
b
37,2
b
Tuần 10 37,8
a
2,47
a

40,6
a
*: thời gian được tính từ lúc bắt đầu trồng cây (06/06)
“-”: không xác định.
Các chữ cái trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Chiều cao thân: đây là chỉ tiêu thể hiện rõ nét nhất khi chúng tôi quan sát
các giai đoạn sinh trưởng của cây.
22
Đề tài NCKH sinh viên
Hình 3.1. Chiều cao thân của chột 1 (xã Quảng Thọ)
Từ số liệu bảng 3.5 và hình 3.1, chúng tôi thấy rằng chiều cao thân chột 1
tăng trưởng rất đều đặn trong suốt quá trình sinh trưởng.
Trong 7 ngày đầu tiên, chiều cao của chột rất thấp, chỉ đạt 7 cm, bên cạnh
đó vẫn còn một số chột chưa mọc. Sang tuần thứ 4, chiều cao chột đạt 18,4 cm,
tăng 11,4 cm so với tuần 1, tương đương với tốc độ TB khoảng 0,66 cm/ngày
đêm trong 4 tuần đầu tiên. Giai đoạn từ tuần 4 đến tuần 6, chiều cao chột 1 vẫn
tiếp tục tăng mạnh, từ 18,4 cm lên 30,1 cm ( tăng 11,7 cm). Tuy nhiên, qua tuần
6 đến tuần 8 thì chiều cao chột bắt đầu tăng chậm lại (tốc độ tăng trưởng là 0,51
cm/ngày đêm trong 4 tuần tiếp theo) và đến tuần 10 thì chiều cao chột đạt 37,8
cm (chỉ tăng 2,3 cm so với tuần 8). Như vậy, chiều cao chột sinh trưởng mạnh
trong thời gian đầu, nhưng qua tuần 6 đến tuần 10 thì chậm lại.
Đường kính thân: cùng với sự tăng trưởng của chiều cao thân thì đường
kính thân cũng tăng trưởng theo. Do trong tuần đầu, đường kính thân chưa đạt
đến 15 cm nên không thể xác định được. Đến tuần thứ 4, đường kính thân chúng
tôi đo được là 1,64 cm. Từ tuần thứ 4 đến tuần 6, đường kính thân tăng trưởng
một cách rõ nét, từ 1,64 cm lên 2,2 cm (tăng 0,56 cm), tương đương với tốc độ
23
Đề tài NCKH sinh viên
khoảng 0,04cm/ngày đêm. Tuy nhiên, đến tuần thứ 8 thì lại hầu như không phát
triển. Sang tuần 10, đường kính thân đạt 2,47 cm, chỉ tăng 0,27 cm so với tuần 6.

Hình 3.2. Đường kính thân của chột 1 (xã Quảng Thọ)
Chiều dài lá: trong suốt quá trình sinh trưởng, chiều dài lá chột 1 cũng tăng
trưởng rất đều đặn. Trong tuần đầu, do lá thật được bọc trong bao nên chúng tôi
không đo được. Sang tuần thứ 4, chiều dài lá đã đạt 25 cm, và đến tuần 6 tăng lên
31,5 cm. Như vậy, trong 14 ngày này, chiều dài lá đã tăng 6,5 cm. Trong giai
đoạn từ tuần 8 đến tuần 10, chiều dài lá cũng có tăng nhưng mức độ tăng trưởng
lại chậm dần. Đến tuần thứ 10, chiều dài lá đạt 40,6 cm, chỉ tăng 3,4 cm so với
tuần 8.
 Chột 2
Tính từ lúc bắt đầu mọc (khoảng 30 ngày sau khi giâm củ), chột 2 cũng trãi
qua quá trình sinh trưởng tương tự chột 1, tuy nhiên thời gian sinh trưởng lại dài
hơn đến 1 tháng. Điều này được thể hiện ở bảng 3.6
Bảng 3.6. Chiều cao thân, đường kính thân, chiều dài tán của chột 2 ở xã
Quảng Thọ
Chỉ tiêu Chiều cao thân
TB
Đường kính thân
TB
Chiều dài lá TB
24
Đề tài NCKH sinh viên
Thời gian*
Tuần 1 9,4
f
- 12,3
f
Tuần 4 29,8
e
1,81
d

41,5
e
Tuần 6 59,6
d
3,17
c
51,2
d
Tuần 8 69,5
c
3,40
b
59,8
c
Tuần 10 74,8
b
3,52
a,b
66,1
b
Tuần 12 76,7
a,b
3,58
a,b
69,9
a
Tuần 14 79,8
a
3,62
a

72,5
a
*: thời gian được tính từ lúc chột 2 bắt đầu mọc (khoảng 10/07)
“-”: không xác định
Các chữ cái trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Chiều cao thân:
Hình 3.3. Chiều cao thân của chột 2 (xã Quảng Thọ)
Theo số liệu bảng 3.6 và hình 3.3, chiều cao thân chột 2 tăng trưởng đều
đặn từ khi bắt đầu mọc cho đến tuần 10. Trong đó, khoảng thời gian từ tuần thứ
nhất đến tuần thứ 4 là tăng mạnh, chỉ trong 3 tuần, chiều cao đã tăng lên 20,4 cm
25

×