Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

so sánh kỹ thuật dàn mảnh cắt bằng bàn hơ nhiệt với bể nước nóng trong kỹ thuật làm tiêu bản mô bệnh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.8 MB, 29 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Một xét nghiệm mô bệnh học được tiến hành theo một chuỗi liên hoàn
từ việc lấy bệnh phẩm, cố định, pha, chuyển đúc, cắt mảnh, dán mảnh, nhuộm
và đọc kết quả. Việc lấy bệnh phẩm bằng phẫu thuật, sinh thiết hay bấm qua
nội soi…được thực hiện bởi các bác sĩ lâm sàng. Việc pha bệnh phẩm thành
các mảnh nhỏ và đọc kết quả mô bệnh học do các bác sĩ chuyên khoa giải
phẫu bệnh đảm nhiệm. Các khâu còn lại, từ mảnh bệnh phẩm sau khi pha,
được xử lý qua các khâu kỹ thuật vi thể, làm ra các tiêu bản mô bệnh học
được thực hiện trong labo mô bệnh học và do các kỹ thuật viên mô bệnh học
thực hiện.
Giải phẫu bệnh là khoa học các tổn thương, phân tích bệnh tật về hình
thái học cũng như cơ chế [1]. Vì vậy, để có một tiêu bản đẹp, đạt yêu cầu cho
chẩn đoán luôn là mục tiêu phấn đấu cho mỗi labo mô bệnh học.
Trong vài thập niên gần đây, cùng với sự phát triển mạnh về khoa học
và công nghệ, từng khâu trong chuỗi liên hoàn xét nghiệm mô bệnh học đã có
những cải tiến mới, thay vì phải thao tác bằng tay thì giờ đây, phần lớn các
khâu đã được thực hiện bằng máy. Công xuất làm ra các tiêu bản mô bệnh
học ngày một tăng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các nhà lâm sàng. Tuy
nhiên, giải phẫu bệnh học nói chung và kỹ thuật mô bệnh học nói riêng, có
tính đặc thù. Với chuyên ngành này, máy móc dù có tối tân đến đâu cũng
không thể thay được yếu tố con người. Để có một tiêu bản đẹp, người kỹ thuật
viên mô bệnh học, bên cạnh đôi bàn tay điêu luyện luôn phải có những hiểu
biết tường tận về hóa chất, hóa-lý tính và đặc điểm mô học cơ bản của các
loại mô cũng như phải hiểu rõ và tuân thủ đúng các yêu cầu cơ bản của các
khâu kỹ thuật…
1
Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp cử nhân kỹ thuật y học làm về
kỹ thuật mô bệnh học. Chúng tôi lựa chọn đề tài “So sánh kỹ thuật dàn
mảnh cắt bằng bàn hơ nhiệt với bể nước nóng trong kỹ thuật làm tiêu bản
mô bệnh học” với hai mục tiêu là:
1. Thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật làm tiêu bản nhuộm thường quy


Hematoxylin Eosin (H&E)
2. So sánh kỹ thuật dàn/tãi mảnh cắt bằng bàn hơ nhiệt với bể nước
nóng trong quá trình làm tiêu bản mô bệnh học.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Quá trình làm ra một tiêu bản mô bệnh học [2].
1.1.1 Lấy bệnh phẩm :
Bệnh phẩm làm mô bệnh học được lấy bởi các bác sĩ lâm sàng và chủ
yếu gồm các loại: bệnh phẩm phẫu thuật( sau khi cắt bỏ một phần hay toàn bộ
một phần cơ quan trong cơ thể); Bệnh phẩm được lấy bằng sinh thiết mổ; Kim
sinh thiết, sinh thiết bấm qua nội soi… Hai yêu cầu cơ bản trước tiên của việc
lấy bệnh phẩm là: phải lấy trúng và lấy đủ.
♦ Lấy trúng
Lấy được bệnh phẩm trúng vùng tổn thương cấn xét nghiệm là vấn đề
không đơn giản và không phải bao giờ cũng thực hiện được. Ngay cả trong
trường hợp tổn thương có thể quan sát bằng mắt thường (vết loét , ung thư ở
cổ dạ con, ở vùng tai, mũi, họng…) hoặc sờ nắn được dễ dàng (những u hạch
nông, những u dưới da, ung thư vú nên để xác định vị chí chính xác vùng
sinh thiết là một việc khó khăn, phải cân nhắc, và đòi hỏi kinh nghiệm. Ngay
cả những trường hợp nhìn thấy được tổn thương thì vẫn nên lấy bệnh phẩm ở
nhiều vị trí khác nhau và lặp lại sinh thiết khi kết quả âm tính. Tốt nhất là lấy
bệnh phẩm qua cắt lọc vùng tổn thương cho hoàn chỉnh ngay một lần, khi
bệnh phẩm còn tươi, nếu như tổn thương ấy nhỏ hoặc khó phân biệt với
những vùng tổn thương lành mạnh kề bên rồi sẽ cố định.
♦ Lấy đủ
Lấy đủ là lấy đủ thành phần, đủ lượng tối thiểu cần cho việc chuẩn
đoán. Một yêu cầu khác tuy không quyết định nhưng hỗ trợ nhiều cho việc
chuẩn đoán là vừa lấy được tổ chức bình thường lẫn tổ chức bệnh trên cùng
một sinh thiết, mục đích của việc lấy cả phần lành lẫn phần bệnh là để đối

3
chiếu, so sánh vùng bình thường với bệnh lý, xác định tính chất xâm lấn tổn
thương và trong một số trường hợp xác định cơ quan có tổn thương hoặc loại
bệnh. Đối với một số tổn thương có tính chất chuyển tiếp hoặc có những giai
đoạn phát triển khác nhau, phải lấy bệnh phẩm vừa ở vị trí khác nhau vừa ở
những thời điểm khác nhau. 2.1.2 Cố định
♦ Khái niệm
Cố định là làm bất động những cấu chúc của mô cũng như của tế bào,
nhưng vẫn tôn trọng tới mức tối đa hình thái của chúng hay nói cách khác, cố
định một mô là giết chết những thành phần của mô nhưng vẫn bảo quản được
chúng trong tình trạng gần như lúc sống nhất.
♦ Vài nét cơ bản về cố định
Một loại thuốc cố định tốt phải đạt những yêu cầu cơ bản sau:
- Chống được sự nhiễm trùng.
- Ngấm nhanh vào mô, giết nhanh tế bào.
- Bảo toàn hay chỉ làm thay đổi rất ít những cấu trúc cơ bản của mô và tế bào,
chống lại sự tiêu hủy do men nội bào, nhất là làm cho protein thành axit amin.
- Những thành phần của tế bào cần tìm không được hòa tan, không những
chịu được tác động của các khâu kỹ thuật về sau mà còn chuẩn bị tốt cho các
khâu kỹ thuật ấy.
- Không làm cho mô, tế bào và những thành phần của chúng bị méo mó, biến
dạng, nhất là không sinh ra những hình giả tạo.
- Bảo toàn những chức năng hóa học sẵn có hoặc làm bộc lộ những chức phận
hóa học đã bị ngụy trang.
- Tôn trọng một số đặc điểm vật lý.
♦ Một số nguyên tắc chung về cố định
- Mọi bệnh phẩm phải được cố định ngay sau khi lấy để tránh các men nội
bào hoạt động làm cho tế bào thoái hóa, tan ra gây ra sự tự tiêu hủy.
4
- Không được làm dập nát bệnh phẩm.

Tuyệt đối tránh dùng kẹp có răng để kẹp chặt bệnh phẩm, nhất là khi
bệnh phẩm còn tươi. Nên cố định bệnh phẩm trước khi pha sau khi đã cố định
sơ bộ.
- Bệnh phẩm không được cắt quá dày.
Thường từ 3-5 mm là vừa, không nên cắt dày quá vì phần giữa của
bệnh phẩm không được cố định sẽ bị tự tiêu hủy hoặc thối rữa trước khi dung
dịch cố định ngấm tới.
- Không để một mặt bệnh phẩm dính vào lọ đựng.
Phải đổ dung dịch cố định vào lọ đựng rồi mới cho bệnh phẩm vào, nếu
một mặt bệnh phẩm dính vào thành lọ mà không được cố định sẽ dẫn đến bị
thoái hóa, hoại tử.
- Đủ dung dịch cố định cần thiết.
Có 2 yêu cầu :
Phải đúng nồng độ. Dung dịch cố định phải đúng nồng độ không được
đặc hoặc loãng quá sẽ làm cho bệnh phẩm giòn hoặc chưa được cố định tốt.
Thể tích dung dịch cố định phải gấp ít nhất 10 lần thể tích bệnh phẩm.
- Thời gian cố định thích hợp :
Tùy thuộc vào tính chất và độ dày của bệnh phẩm, vận tốc xuyên thấm,
nồng độ dung dịch cố định.
- Chú ý với những trường hợp cố định đặc biệt.
Glycogen thì cố định bằng dung dịch Gendre.
Mỡ cố định bằng dung dịch formol 10% cắt lạnh và nhuộm Soudan.
Không có loại dung dịch cố định đa năng . Vì vậy khi tiến hành nghiên cứu
cần tìm hiểu cố định bằng dung dịch nào.
5
1.1.3 Gửi Xét nghiệm
Là công việc của các khoa lâm sàng bao gồm gửi bệnh phẩm đã được
cố định và phiếu xét nghiệm với những yêu cầu cơ bản sau :
♦ Bệnh phẩm phải được bảo quản nguyên vẹn trong tình trạng cố định
tốt.

- Lọ đựng phải sạch, thậm chí cần vô trùng để tránh những tác động ngoại lai
làm ảnh hưởng tới bệnh phẩm (nấm mọc, vi khuẩn từ dụng cụ làm hỏng bệnh
phẩm ).
- Chất liệu lọ đựng bệnh phẩm như thủy tinh chất dẻo
- Nút đậy thật kín.
- Có dãn nhãn ở ngoài ghi bằng các vật liệu không tan trong thuốc cố định và
ghi rõ tên, tuổi, giới số mảng.
- Khi gửi bệnh phẩm đi xa cần đặt bệnh phẩm ở giữa 2 lớp bông có tẩm dung
dịch cố định và đậy nút thật kín.
♦ Tránh thất lạc nhầm lẫn
Mỗi lọ chỉ đựng một bệnh phẩm sinh thiết của một bệnh nhân.
♦ Cung cấp những thông tin cơ bản
- Ngoài những thông tin như ký hiệu, tên, tuổi, giới của bệnh nhân phiếu
gửi xét nghiệm phải ghi rõ nơi lấy bệnh phẩm, loại thuốc cố định được sử
dụng.
- Nhất thiết phải có sổ lưu để tiện tra cứu, đối chiếu khi cần thiết.
1.1.4 Vùi bệnh phẩm
♦ Mục đích của vùi bệnh phẩm
Sự cố định chỉ mới giết chết tế bào và giữ cho những thành phần của nó
được bất động ở tình trạng tĩnh. Để biết được thực chất của mối liên quan
giữa tế bào và mô cũng như cơ cấu của tế bào ít bị biến dạng người ta phải có
một chất làm nền cho bệnh phẩm giống như một cái khuôn giữ vững cho bệnh
6
phẩm bằng cách thâm nhập được vào trong tế bào và giữ cho các thành phần
của tế bào hoặc của mô không bị thay đổi khi cắt mảng. Đó là sự vùi.
♦ Nguyên lý
Chất dùng để vùi hay dùng nhất là paraffin vì có những tính chất như.
Có mật đó thích hợp và dễ ngấm nhất là cho phép cắt mảng mà ít làm thay đổi
hình thái và tính chất của mô hoặc tế bào. Loại paraffin thích hợp nhất cho vùi
bệnh phẩm là loại có nhiệt độ nóng chảy 56-58°C.

♦ Vùi paraffin
- Khử nước
Vì paraffin không tan trong nước nên không ngấm vào mô hoặc tế bào
được do đó bệnh phẩm phải được khử nước bằng cồn etylic có nồng độ từ
thấp đến cao : 80°C, 95°C, 100°C.
- Tẩm dung môi trung gian của paraffin ( khử cồn)
Do paraffin cũng không tan trong cồn nên phải khử cồn bằng một dung
môi trung gian có đồng thời có 2 tính năng: Vừa hòa tan cồn hòa tan paraffin.
Dung dịch trung gian sẽ loại cồn có trong bệnh phẩm, làm tan mỡ và làm
trong bệnh phẩm. Dung môi trung gian hay dùng nhất là toluen hoặc xylen
- Tẩm paraffin ( khử dung môi trung gian )
Tẩm paraffin chỉ thực hiện được tốt khi dung môi trung gian đã được
loại bỏ hoàn toàn bằng cách chuyển bệnh phẩm vào những cốc có paraffin
nóng chảy với độ tinh khiết tăng dần .
- Đúc bloc hay vùi thực sự
Muốn đúc bloc phải làm cho paraffin ở xung quanh cũng như ở bên
trong bệnh phẩm đặc lại một cách thuần nhất, dùng những khuôn bằng kim
loại, những khuôn này được láng qua một chút glycerin. Đổ vào khuôn chất
paraffin đã lọc từ trước, nhúng ngay bệnh phẩm vào chất paraffin còn đang
lỏng này. Dùng kẹp đã hơ nóng để định hướng bệnh phẩm theo ý muốn.
7
Chừng 10 giây, chất paraffin lỏng tiếp xúc với khuôn đã tạo nên một màng
mỏng và khi ấy bệnh phẩm đã được định hướng. Khi lớp vỏ ngoài paraffin đã
đủ chắc (nhưng bloc vẫn còn ấm) nhúng cả khuôn vào bát đựng đầy nước
lạnh và chú ý không làm dạn, vỡ màng mỏng ở paraffin bên trên. Khoảng 20
đến 30 phút sau, paraffin sẽ chắc và thuần nhất toàn bộ. Khuôn sẽ tách ra gần
như tự nhiên sau khi nguội hoàn toàn nếu như nó được rửa sạch và bôi
glycerin trước.
♦ Quy trình chuyển tay
• Áp dụng cho bệnh phẩm có chiều dày < 2mm.

- Cồn 90° 15 phút
- Cồn 95° 15 phút
- Cồn 100°I 15 phút
- Cồn 100°II 15 phút
- Cồn 100°III 15 phút
- Xylen I 15 phút
- Xylen II 30 phút
- Xylen III 30 phút
- Paraffin I 30 phút
- Paraffin II 1h
- Paraffin III 1h
Bệnh phẩm phải lắc liên tục và hóa chất phải mới
• Áp dụng cho bệnh phẩm dày 5-8 mm.
- Cồn 80° 2h
- Cồn 90° 6h
- Cồn 95° 8h
- Cồn 100° I 4h
- Côn 100° II 6h
8
- Cồn 100° III 8h
- Xylen I 4h
- Xylen II 8h
- Xylen III 10h
- Paraffin I 4h
- Paraffin II 6h
- Paraffin III 10h
♦ Quy trình chuyển máy
• Áp dụng cho mô thông thường
- Cồn 80° 1h
- Cồn 95° 3 lần×1h/ lần

- Cồn 100° 3 lần×1h/ lần
- Xylen 3 lần×1h/lần
- Paraffin 3 lần×1h/lần
- Paraffin trong hút chân không 1h
- Đúc bloc
1.1.5 Cắt và dán mảnh
♦ Dao cắt: Yêu cầu:
- Sắc.
- Không sước hoặc mẻ.
♦ Một số điều kiện để cắt tốt
- Nhiệt độ phòng cắt 25°C.
- Độ nghiêng lưỡi dao 45°.
♦ Cắt mảnh ở máy cắt mỏng(Microtom).
- Cắt khối thành hình tháp, đáy hình chữ nhật, để lại khoảng 2-3mm paraffin
quanh vật phẩm.
- Cố định khối trên bàn gắn của máy cắt mỏng.
9
- Đặt lưỡi dao vào và định hướng khối và dao trên máy cắt mỏng cho thích
hợp. Bắt đầu cắt với độ dày 3 đến 5 µm đối với tế bào học.
♦Tãi mảnh cắt và dán
- Nhỏ vài giọt nước hoặc dung dịch dán lên phiến kính (dung dịch phải làm
ướt đều kính).
- Đặt lên trên dung dịch một mảnh cắt hay một dải cắt.
- Đặt phiến kính lên bàn nóng khoảng 50°C và theo dõi mảnh cắt tãi ra, mảnh
cắt phải nổi trên dung dịch.
- Nghiêng phiến kính để thoát nước đi một cách thận trọng.
- Để khô tiêu bản theo tư thế nghiêng (mảnh cắt ở mặt dưới) ít nhất là 12 giờ
ở nhiệt độ bình thường hoặc 20 đến 30 phút trong tủ ấm ở nhiệt độ khoảng
45°C, khi đã khô kiệt các mảng cắt dính rất tốt vào phiến kính.
♦ Tiêu chuẩn của một mảnh cắt đạt yêu cầu

- Mảnh cắt phải mỏng đều.
- Không sước hoặc rách.
- Mảnh cắt có kích thước to gần bằng bệnh phẩm thật.
- Không được hơ dãn quá, còn nguyên khuôn paraffin.
- Mảnh cắt phải đặt giữa lam kính.
1.1.6 Nhuộm Hematoxylin- Eosin (H&E)[3]
- Tiêu bản tẩy paraffin 3 lần xylen, mỗi lần 2 phút.
- Loại xylen bằng cồn 100°, cồn 95°, 80°, mỗi lần 2 phút.
- Rửa nước chảy 5 phút.
- Nhuộm nhân trong dung dịch hematoxylin nhanh từ 2 đến 5 phút.
- Biệt hóa trong cồn acid 1% (1ml HCl nguyên chất trong 100ml cồn 70°)
trong
vài giây.
10
- Rửa nước chảy ít nhất 5 phút (kiểm tra dưới kính hiển vi xem nhân đã được
chưa, nếu nhạt nhuộm thêm, nếu sẫm quá thì biệt hóa trong cồn acid và rửa
nước chảy ít nhất 5 phút).
- Làm xanh bằng các dung dịch lithicacbonnat trong 1 phút.
- Rửa nước chảy 5 phút.
- Nhuộm bào tương bằng Eosin từ 1 đến 3 phút.
- Rửa qua nước.
- Tẩy bằng cồn tuyệt đối.
- Làm trong bằng xylen.
- Gắn lamelle.
1.2 Thiết bị để dàn (tãi) tiêu bản[4]
1.2.1. Nguyên tắc chung
Để dàn hay tãi mảnh cắt paraffin, người ta dùng nhiệt độ tương đương
với nhiệt độ làm nóng chảy paraffin (50-60 độ C) để cho mảnh cắt tự dãn ra.
1.2.2. Bàn hơ nhiệt:
Tùy theo hãng sản xuất, bàn hơ thường có hai loại kích thước: l × w × h = 150

× 250 × 65(mm) và 180 × 250 × 65 mm. Đây là một thiết bị kinh điển và được
sử dụng rộng khắp trong các labo mô học và mô bệnh học. Hiện đang lưu
hành với nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau.
Bề mặt bàn hơ là một tấm kim loại phẳng, dày khoảng 50-100mm, thường
làm bằng hợp kim nhôm hoặc gang trắng. Bề mặt được miết bóng với độ
phẳng từ 5-8/14. Bên dưới là một dây trở sinh nhiệt có công xuất từ 150-
300Walt, được cách điện và áp sát mặt dưới của bàn hơ. Ở ngay sát mặt dưới
và ở điểm xa của bàn hơ được lắp một cảm biến nhiệt(sensor) có biên độ điều
chỉnh từ 30-100°C với sai số 1%.
Mảnh cắt paraffin được đặt lên vị trí quy định của lam kính sau đó được đặt
lên mặt bàn hơ và trước đó luôn sử dụng một dung dịch Albumin phủ lên lam
11
kính chứa mảnh cắt paraffin. Cùng lúc đó, kỹ thuật viên dùng hai que tãi để
kết hợp với sự tự dãn do nhiệt của mảnh cắt paraffin, tãi phẳng mảnh cắt trên
lam kính.
1.2.3. Bể nước nóng
Thiết bị này có sau bàn hơ nhiệt và các nhà sản xuất kỳ vọng nhiều vào
những tính năng ưu việt của nó.
Bể nước thường có cấu trúc hình trụ được làm bằng thép không rỉ hoặc
hợp kim nhôm có độ dày 2-3mm và với các dung tích khác nhau. Trong lòng
của bể nước, người ta có thể chia ra các ô khác nhau (từ 1-4 ô). Nước trong bể
được sử dụng là nước cất một lần (nước mềm để chống bám cạn can xi). Khối
nước được làm nóng bằng dây trở đã được cách điện và áp sát vào bên dưới
đáy và xung quanh bên ngoài thành bể. Công xuất dây trở thường là 350-
400Walt. Mặt trong thành bể được gắn các cảm biến nhiệt (Sensor loại dùng
gas) có biên độ từ 30-100°C và tùy theo sự chia ô mà ở mỗi ô sẽ có một cảm
biến nhiệt riêng để có sự khác biệt nhiệt độ ở mỗi ô và có thể thay đổi tùy
mục đích người sử dụng.
Nhiệt độ bể nước tương ứng với nhiệt độ nóng chảy của paraffin, kết
hợp với sức căng bề mặt của nước nóng đã có độ phẳng gần như tuyệt đối sẽ

giúp cho mảnh cắt paraffin tự dãn phẳng mà không cần que tãi, không cần
dung dịch Albumin và cùng một lúc có thể dàn nhiều mảnh cắt. Thiết bị này
xem ra rất thích hợp với việc cắt mảnh bằng máy (tự động) và cắt tiêu bản để
nhuộm hóa mô miễn dịch.
Sự ra đời của bể nước nóng là một cải tiến đáng kể trong việc dàn mảnh
cắt làm tiêu bản mô bệnh học. Tuy nhiên, nó sẽ hoàn hảo hơn và có được các
kỳ vọng của nhà sản xuất khi bệnh phẩm phải được vùi trong paraplast không
phải là paraffin pha sáp ong như hiện nay. Loại đầu có nhiều ưu việt hơn loại
12
sau về tính đồng nhất, dễ cắt mỏng, khả năng hòa tan trong dung môi, điểm
nóng chảy tới hạn không như paraffin thường , nhưng giá đắt hơn nhiều.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ thuật làm tiêu bản mô bệnh học
- Điều chỉnh và cho dầu vào máy cắt mỏng chưa tốt.
- Một trong các bộ phận của máy cắt mỏng bị rung.
- Đặt độ nghiêng của lưỡi dao chưa đúng.
- Lưỡi dao chưa đủ sắc.
- Tốc độ quay quá nhanh hoặc quá chậm.
- Khối cắt định hướng sai, hai bề mặt trên và dưới không song song .
-Nhiệt độ xung quanh cao quá hoặc paraffin mềm quá.
- Vùi tồi trong một paraffin quá nguội.
- Chất lượng paraffin xấu.
- Thời gian tãi mảnh cắt không đủ nhanh.
- Nhiệt độ bàn tãi hoặc bể tãi quá cao.
- Hóa chất phẩm nhuộm kém chất lượng.
- Bệnh phẩm có những phần tổ chức quá rắn (cặn máu, xương vv ).
- Khử nước tồi hoặc bệnh phẩm khử nước quá nhanh.
- Chất lượng các dung dịch hóa chất trong quá trình nhuộm không đảm bảo.
- Lam kính chưa sạch.
- Thời gian chuyển và nhuộm không đúng quy trình.
- Kỹ thuật người làm chưa đúng.

13
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi lấy ba loại mẫu bệnh phẩm đại diện cho ba loại mô: Hạch,
ruột và thận. Mỗi loại mô lấy 10 mảnh kích thước 3×100×100mm. Các mảnh
đều được cố định Formol 10%, chuyển bằng máy LTD 100 cùng với các bệnh
phẩm khác của bộ môn, đúc paraffin và làm thành 30 Bloc của ba loại mô
(mỗi loại mô 10 bloc tương tự nhau).
Tiêu chuẩn loại trừ: Các mảnh cắt đều được cố định và chuyển, đúc thành
các bloc, cùng một lần với các mảnh cắt khác, được labo bộ môn giải phẫu
bệnh làm hằng ngày và do các kỹ thuật viên lành nghề cắt, nhuộm, làm tiêu
bản mô bệnh học. Các tiêu bản này đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán. Đây chính là
tiêu chuẩn loại trừ, khẳng định các bloc trên đã đạt tiêu chuẩn về cố định,
chuyển và đúc paraffin.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang
2.2.1. Tiến hành kỹ thuật
Học viên tiến hành kỹ thuật cắt, tãi, dán mảnh và nhuộm 30 bloc.
Việc cắt mảnh được thực hiện bằng Microtom quay tay, bằng dao cắt sử dụng
một lần, cùng một seri.
Mỗi bloc cắt và lấy 6 tiêu bản. Việc tãi mảnh cắt được tiến hành song
song, cứ 1 mảnh được tãi bằng bàn hơ nhiệt, mảnh cắt kế tiếp được tãi bằng
bể nước nóng. Như vậy, mỗi một bloc có 3 mảnh cắt được tãi bằng bàn hơ
nhiệt và 3 mảnh khác bằng bể nước nóng, xen kẽ nhau.
Các bloc được đánh số thứ tự, mảnh cắt tãi bằng bàn hơ nhiệt được ký
hiệu bằng chữ K sau số thứ tự bloc. Mảnh cắt được tãi bằng bể nước nóng
14
được ký hiệu tương tự nhưng bằng chữ N. Các khâu kỹ thuật khác để làm ra
tiêu bản nhuộm H&E đều giống nhau và được làm cùng một lần.
2.2.1. Nhận định kết quả

Kết quả được nhận định trên kính hiển vi quang học bởi thầy hướng
dẫn và dựa vào hai mục đích chính:
♦ Đánh giá chất lượng tiêu bản nhuộm H-E dựa vào các tiêu chí:
- Tiêu bản mỏng đều.
- Tiêu bản không nhăn, gấp, rách, xước.
- Bệnh phẩm phải phẳng, được gắn chặt vào lam kính, không bị bong.
- Bệnh phẩm còn nguyên khuôn, không bị mất mô.
- Cấu trúc tế bào và mô phải được giữ nguyên, không bị méo mó biến dạng.
- Bệnh phẩm được đặt dọc tiêu bản và nằm ở vùng giữa của tiêu bản.
- Màu sắc rõ ràng tương phản: Nhân bắt màu xanh – xanh đen.
Bào tương màu hồng – đỏ
- Tiêu bản sạch, trong, không có bụi bẩn, không cặn albumin hay cặn thuốc
nhuộm.
- Tiêu bản không thừa hay thiếu Baume, không bọt nước, bọt khí.
Trên cơ sở đó, đánh giá chất lượng tiêu bản ở các mức độ: không đạt, đạt, khá
và tốt.
♦ Đánh giá kỹ thuật dàn/tãi mảnh cắt được dựa vào ba tiêu chí sau:
- Bệnh phẩm phẳng hay không phẳng.
- Bệnh phẩm có bị bong khỏi lam kính hay không.
- Có hay không có cặn albumin.
Từ các kết quả này có thể so sánh kỹ thuật dàn/tãi mảnh cắt bằng bàn
hơ nhiệt với bằng bể nước nóng.
15
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dựa theo các tiêu chí để đánh giá kỹ thuật nhuộm H&E và hai cách
dàn/tãi mảnh cắt paraffin bằng bàn hơ nhiệt và bể nước nóng, chúng tôi đã
phân tích 180 tiêu bản được cắt từ 30 bloc đại diện cho ba loại mô:
Các mô dễ cắt: thận có 10 bloc, 60 tiêu bản
Các mô khó cắt: hạch lympho, có 10 bloc, 60 tiêu bản

Các mô có độ khó/dễ ở mức trung bình: ruột/ruột thừa, có 10 bloc, 60
tiêu bản.
Tổng số tiêu bản là 180, trong đó 90 tiêu bản được dàn/tãi mảnh cắt
paraffin bằng bàn hơ nhiệt, 90 tiêu bản còn lại sử dụng bể nước nóng.
Kết quả đánh giá chất lượng tiêu bản nhuộm H&E được trình bày trong bảng
dưới đây:
Bảng 1: Đánh giá kỹ thuật tiêu bản nhuộm H&E
Đánh giá
Loại mô
Không đạt Đạt Khá Tốt
Thận 15 30 15 0
Ruột/ruột
thừa
24 25 11 0
Hạch lympho 43 12 5 0
Tổng số 180
%
82
45,55%
67
37,22%
31
17,23%
0
0%
Nhận xét: không có tiêu bản đẹp, trong đó
 Tiêu bản không đạt yêu cầu : 82/180, chiếm 45,55%
16
 Tiêu bản đạt yêu cầu: 67/180, chiếm 37,22%
 Tiêu bản đạt loại khá: 31/180, chiếm 17,23%

So sánh trong cùng loại mô và chỉ xét những tiêu bản ở mức đạt yêu cầu và
loại khá thì có sự khác biệt rõ rệt:
 Mô thận có 45 trong số 60 tiêu bản, chiếm 75%;
 Mô ruột có 36/60, chiếm 60% ;
 Mô hạch lympho là 17/60, chiếm 28,33%.
Kết quả đánh giá kỹ thuật dàn/tãi mảnh cắt paraffin được trình bày trong bảng
dưới đây:
Bảng 2: đánh giá kỹ thuật tãi/dàn mảnh cắt paraffin bằng bàn hơ nhiệt và
bể nước nóng.
Tiêu chí đánh giá Bàn hơ nhiệt Bể nước nóng
Độ phẳng của mảnh cắt 74 106
Bong/mất một phần 54 28
Cặn Albumin 149 31
Tổng số % 277 165
Nhận xét:
 Độ phẳng của mảnh cắt khi dùng bàn hơ nhiệt có 74 trường hợp, thấp hơn
nhiều so với dùng bể nước nóng , có 106 trường hợp.
 Việc bong/mất một phần, răn và gấp nếp mảnh cắt, khi dùng bàn hơ nhiệt,
có 54 trường hợp, cũng cao hơn dùng bể nước nóng, gồm 28 trường hợp.
 Thường thấy cặn Abumin khi dùng bàn hơ nhiệt, có 277 trường hợp trong
khi đó dùng bể nước nóng, thấp hơn nhiều và chỉ có 31 trường hợp.
Tổng số các tiêu chí đánh giá cao hơn nhiều so với số lượng tiêu bản cắt
nhuộm (180) vì một tiêu bản có thể có hơn 1 tiêu chí đánh giá.
17
Hình 1: 12N, mô thận
Hình 2: 12K, mô thận
18
Hình 3: 8K, Ruột thừa
×
50

Hình 4: 8N,Ruột thừa
×
50
19
Hình 5: K18, Hạch lympho
×
50
Hình 6: 18N, hạch lympho
×
50
20
Hình 7: 13K, ruột
×
50
Hình 8: 13N, Ruột
×
50
21
Hình 9: 11K,Mô quanh ruột thừa
×
100
Hình 10: 11N, Mô quanh ruột thừa,
×
100
22
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Kỹ thuật cắt mảnh và nhuộm thường quy H&E:
Chúng tôi tiến hành cắt mảnh và nhuộm H&E làm ra 180 tiêu bản từ 30
bloc gồm ba loại mô khác nhau. Kết quả là không có tiêu bản đẹp, số tiêu bản

đạt yêu câu chẩn đoán chỉ có 98/180; chiếm 54,44%. Đây là một con số thật
khiêm tốn. Với số thời gian thực hiện đề tài này, không quá một tháng thì kết
quả này không thấp hơn so với quy trình ba tháng đào tạo kỹ thuật viên mô
bệnh học.
Ba loại mô được lựa chọn, theo kinh nghiệm, gồm loại khó cắt (mô
hạch lympho), dễ cắt (mô thận) và loại trung gian (mô ruột/ruột thừa). Nếu
không tính các mô cắt khó (mô hạch lympho) thì số tiêu bản đạt yêu cầu là
81/120, chiếm 67,50%, thì đây lại là con số đáng khích lệ.
Chúng ta biết rằng, một tiêu bản đẹp, đạt yêu cầu kỹ thuật có ý nghĩa
rất quan trọng trong chẩn đoán mô bệnh học. Trong một chuỗi liên hoàn, từ
bệnh phẩm đến khi làm ra tiêu bản, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất
lượng tiêu bản.Trong vô vàn những yếu tố đó thì khâu cắt mảnh, nhuộm đóng
vai trò không nhỏ. Giải phẫu bệnh là một nghành có tính đặc thù trong đó kỹ
thuật viên mô bệnh học làm việc trong labo cũng không ngoại lệ. Trong nhiều
thập niên qua, các máy móc, thiết bị hiện đại, mang tính tự động hóa dần dần
thay thế các thao tác bằng tay đã làm cho công suất làm ra các tiêu bản mô
bệnh học ngày một tăng và thời gian được rút ngắn lại đáng kể, đáp ứng được
những đòi hỏi khắt khe của các nhà lâm sàng. Tuy nhiên, yếu tố con người
trong việc tạo ra các mảnh cắt mỏng, đẹp vẫn chưa và khó có thể thay thế
được. Để có một tiêu bản đẹp, mỗi kỹ thuật viên phải là một nghệ nhân thực
23
sự. Sự kiên trì, cẩn trọng và cầu thị cùng với sự cập nhật thường xuyên những
tri thức khoa học mới là những yếu tố cơ bản để đạt được yêu cầu đó.
4.2 Dàn/tãi mảnh cắt paraffin:
Chúng tôi tiến hành đồng thời việc sử dụng hai thiết bị để dàn/tãi mảnh
cắt paraffin: bàn hơ nhiệt và bể nước nóng. Như vậy trong 180 tiêu bản thì 90
tiêu bản dùng bàn hơ nhiệt, 90 tiêu bản dùng bể nước nóng. Kết quả cho thấy,
việc dàn/tãi mảnh cắt paraffin bằng bể nước nóng có nhiều ưu việt hơn hẳn
việc dùng bàn hơ nhiệt.
Sau khi cắt mảnh, mảnh cắt luôn bị răn và không phẳng. Việc dàn/tãi

mảnh cắt này trên lam kính với ba mục địch chính: 1) làm phẳng mảnh cắt. 2)
đặt mảnh cắt vào đúng vị trí quy định trên lam kính. 3) dán mảnh cắt vào lam
kính, không cho chúng bị bong ra trong các thao tác kỹ thuật sau này.
Cùng một nguyên tắc chung là dùng nhiệt tới hạn, có kiểm soát để làm
nóng chảy paraffin của mảnh cắt làm cho chúng phẳng ra và dính vào vị trí
quy định của lam kính. Tuy nhiên, các thao tác của hai loại thiết bị này hoàn
toàn khác nhau.
Bàn hơ nhiệt: Đây được coi là một thiết bị kinh điển, hiện nay vẫn
được sản xuất và sử dụng rộng rãi. Việc dàn/tãi mảnh cắt paraffin được thực
hiện nhờ sự tan chảy paraffin của mảnh cắt đã đặt sẵn trên lam kính và trước
đó luôn phủ một dung dịch Albumin. Kỹ thuật viên sử dụng hai que tãi để
điều khiển sự làm phẳng mảnh cắt theo ý mình. Như vậy, về mặt lý thuyết,
nhiệt lượng được truyền trực tiếp từ bàn hơ, qua lam kính, tới lớp dung dịch
Albumin rồi mới đến mảnh cắt paraffin. Thời gian thao tác kỹ thuật này
không thể nhanh được và việc sử dụng que tãi có thể sẽ là nguyên nhân làm
rách mảnh cắt.
Một câu hỏi được đặt ra là: Với một số nhược điểm như vậy, bàn hơ nhiệt vẫn
trở nên thông dụng?. Câu trả lời ở đây chính là kinh nghiệm và quen tay.
24
Bể nước nóng : Là một thiết bị ra đời sau nhưng tính khả dụng của nó
khá cao. Mảnh cắt paraffin được thả trực tiếp vào trong bể, có thể là một
mảnh đơn lẻ hoặc cả băng. Về lý thuyết, sức căng bề mặt của nước nóng cùng
với sự tan chảy của paraffin trên bề mặt phẳng gần như là tuyệt đối của nước
sẽ tạo được một mảnh cắt phẳng như ý. Việc tiếp theo là kỹ thuật viên dùng
lam kính “hớt” mảnh cắt từ dưới lên là xong. không cần dung dịch Albumin,
không cần que tãi.
Với những tính năng trên, thật dễ hiểu khi ngày nay, nhiều labo mô học
và mô bệnh học ưa dùng loại bể nước nóng để dàn/tãi mảnh cắt paraffin, nhất
là các
labo có công suất từ hơn 100 tiêu bản/ngày hoặc có làm xét nghiệm kỹ thuật

cao hơn như hóa mô miễn dịch, thiết bị này sẽ tỏ ra ưu việt hơn hẳn.
Một điều chúng tôi muốn nói tới ở đây là trong phạm vi tiểu luận này,
như mục tiêu ban đầu đề ra, chúng tôi không muốn so sánh một thiết bị kinh
điển với một thiết bị tuy không mới nhưng đã được dùng nhiều trên thế giới
cũng như ở nước ta. Không phải là so sánh” xe đạp” với “moto”… Chúng tôi
nghĩ rằng, cùng một mục đích, mỗi thiết bị đều có những mặt ưu, nhược
riêng. Vấn đề là người sử dụng hay nói chính xác hơn là quen dùng, miễn sao
tạo ra được một mảnh cắt đạt yêu cầu về kỹ thuật với thời gian ngắn nhất có
thể, đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn.
25

×