Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người sống ở hà nội năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 94 trang )

MỤC LỤC
DANH MôC BIÓU §å 2
DANH MôC H×NH 2
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I1 3
TỔNG QUAN 3
1. Tổng quan nghiên cứu các chỉ tiêu về hình thái 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu hình thái học trên thế giới 3
1.2. Tình hình nghiên cứu nhân trắc ở Việt Nam 5
1.2.1.Tình hình nghiên cứu trước năm 1954 5
1.2.2.Tình hình nghiên cứu từ năm 1954 – 1975 6
1.2.3.Tình hình nghiên cứu từ năm 1975 – 2000 6
1.2.3.1.Trong thập kỷ 80 7
1.2.3.2. Trong thập kỷ 90 7
1.3. Tình hình nghiên cứu nhân trắc ở Hà Nội 8
2. Tổng quan nghiên cứu về huyết học 9
3. Một số khái niệm và thuật ngữ huyết học 9
4. Các phương pháp xác định chỉ số huyết học 9
5. Các nghiên cứu chỉ số huyết học (tế bào máu) 10
1.3.1.Các nghiên cứu chỉ số huyết học trên thế giới 10
1.3.2.Các nghiên cứu chỉ số huyết học ở Việt Nam và Hà Nội 12
6. Tổng quan nghiên cứu về hóa sinh 13
7. Một số vấn đề về người bình thường và phân chia nhóm tuổi trong nghiên cứu 16
CHƯƠNG 2II 19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
1. Địa điểm nghiên cứu 19
2. Xác định đối tượng là người bình thường 19
3. Thiết kế nghiên cứu 19
4. Xử lý, phân tích số liệu 19
5. Cỡ mẫu 20
5.1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu về hình thái 20


5.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu về huyết học, hoá sinh 21
6. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 22
6.1. Dụng cụ và kỹ thuật đo một số chỉ tiêu hình thái 22
6.2. Vật liệu và kỹ thuật đo chỉ tiêu huyết học 25
6.3. Phương pháp xác định một số chỉ số hóa sinh 26
CHƯƠNG 3III 28
KẾT QUẢ 28
1. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu hình thái 28
Bảng 1: Phân bố đối tượng theo giới và theo Quận/huyện 28
Bảng 2: Trung bình chiều cao đứng theo giới và tuổi 29
Bảng 3: Trung bình chiều cao ngồi theo giới và nhóm tuổi 30
Bảng 4: Trung bình cân nặng theo giới và nhóm tuổi 31
Bảng 5: Trung bình BMI theo giới và nhóm tuổi 32
Biểu đồ 1: Trung bình chiều cao đứng của nam theo nhóm tuổi 2
Biểu đồ 1: Trung bình chiều cao đứng của nam theo nhóm tuổi 3
Biểu đồ 2: Chiều cao đứng của nữ theo nhóm tuổi 3
Biểu đồ 3: Cân nặng của nam theo nhóm tuổi 4
Biểu đồ 4: Cân nặng của nữ theo nhóm tuổi 5
Bảng 7: So sánh trung bình chiều cao đứng nam giới giữa 4 quận/huyện
35
Bảng 8: So sánh trung bình cân nặng giữa 4 quận huyện 36
Bảng 9: So sánh trung bình chiều cao đứng nữ giới nhóm tuổi 22 giữa 4
quận huyện 37
Bảng 10: So sánh trung bình cân nặng nữ giới giữa 4 quận huyện 38
2.38
8. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học 39
2.1. Số lượng hồng cầu 39
Bảng 11: Đặc điểm số lượng hồng cầu 39
Bảng 12: So sánh số lượng hồng cầu ở các quận/huyện 39
2.2. Lượng huyết sắc tố 40

Bảng 13: Đặc điểm lượng huyết sắc tố 40
Bảng 14: So sánh lượng huyết sắc tố ở các quận huyện 40
2.3. Số lượng bạch cầu 41
Bảng 15: Đặc điểm số lượng bạch cầu 41
Bảng 16: So sánh số lượng bạch cầu ở các quận/huyện 41
2.4. Đặc điểm về số lượng tiểu cầu 42
Bảng 17: Đặc điểm về số lượng tiểu cầu 42
Bảng 18: So sánh số lượng tiểu cầu ở các quận/huyện 42
3. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa sinh 43
3.1. Kết quả nghiên cứu chung của cả 4 quận Hà Nội 43
Bảng 19: Nồng độ Glucose huyết thanh 43
Bảng 20: Nồng độ Cholesterol huyết thanh 43
Bảng 21: Nồng độ Triglycerid huyết thanh 45
Bảng 22: Nồng độ HDL-C huyết thanh 45
Bảngng 23: Nồng độ LDL-C huyết thanh 46
Bảng 24: Nồng độ Protein toàn phần huyết thanh 46
Bảng 25: Nồng độ Albumin huyết thanh 48
3.2. Kết quả nghiên cứu cụ thể của 4 quận Hà Nội 48
Bảng 26: Các kết quả về Glucose máu 48
Bảng 27: Các kết quả về lipid máu 49
Bảng 28: Các kết quả về protein máu 49
CHƯƠNG 4IV 50
1. Đặc điểm của một số chỉ tiêu hình thái 50
Bảng 29: Chiều cao đứng người Hà Nội so với các số liệu trong nước 51
Bảng 30: Chiều cao đứng người Hà Nội so với các số liệu nước ngoài 53
Bảng 31: So sánh tình trạng dinh dưỡng của nam giới giữa nội và ngoại
thành 55
Bảng 32: So sánh tình trạng dinh dưỡng của nữ giữa nội và ngoại thành
55
Bảng 33: Tình trạng dinh dưỡng theo phân loại của WHO 56

Bảng 34: Tình trạng dinh dưỡng theo phân loại của châu Á 56
Hình 1: Tình trạng dinh dưỡng của nam (theo phân loại của WHO) 57
Hình 2: Tình trạng dinh dưỡng của nam (theo phân loại của Châu Á) 57
Hình 3: Tình trạng dinh dưỡng của nữ (theo phân loại của WHO) 58
Hình 4: Tình trạng dinh dưỡng của nữ (theo phân loại của Châu Á) 58
Bàn về sử dụng BMI trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người Việt Nam: 59
2. Đặc điểm của một số chỉ tiêu huyết học 60
2.1. Đặc điểm số lượng hồng cầu 60
Bảng 35: So sánh số lượng hồng cầu với nghiên cứu năm 1995- 2000 60
2.2. Đặc điểm lượng huyết sắc tố [44] 61
Bảng 36: So sánh lượng huyết sắc tố với nghiên cứu năm 1995- 2000 62
2.3. Đặc điểm hematocrite 62
Bảng 37: So sánh hematocrite với nghiên cứu năm 1995- 2000 62
2.4. Đặc điểm thể tích trung bình hồng cầu (MCV) 63
Bảng 38: So sánh thể tích trung bình hồng cầu (MCV) 63
với nghiên cứu năm 1995 - 2000 63
2.5. Đặc điểm nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC) 64
Bảng 39: So sánh nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu với nghiên
cứu năm 1995- 2000 64
2.6. Đặc điểm bạch cầu 65
2.6.1.Số lượng bạch cầu 65
Bảng 40: So sánh số lượng bạch cầu với nghiên cứu năm 1995- 2000 66
2.6.2.Đặc điểm về thành phần bạch cầu 66
2.6.2.1. Tỷ lệ bạch cầu đoạn trung tính 66
Bảng 41: So sánh tỷ lệ bạch cầu đoạn trung tính với nghiên cứu năm
1995- 2000 66
2.6.2.2.Tỷ lệ % bạch cầu mono 67
Bảng 42: So sánh tỷ lệ bạch cầu monocyte với nghiên cứu năm 1995- 2000
67
2.6.2.3.Tỷ lệ bạch cầu lympho 67

Bảng 43: So sánh tỷ lệ bạch cầu lymphocyte với nghiên cứu năm 1995-
2000 67
2.7. Đặc điểm về số lượng tiểu cầu 68
Bảng 32: So sánh số lượng tiểu cầu với nghiên cứu năm 1995- 2000 68
3. Đặc điểm một số chỉ tiêu hóa sinh 68
4. Đề xuất giải pháp nâng cao thể chất người Hà Nội: 70
KẾT LUẬN 73
4.Một số giải pháp cụ thể nâng cao thể chất người Hà Nội 74
- Giải pháp về truyền thông 74
- Giải pháp về dinh dưỡng 74
- Tập luyện nâng cao sức khoẻ 74
Cần đưa các giải pháp phù hợp với từng địa bàn (nội thành và ngoại
thành) 74
KHUYẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
DANH MôC BIÓU §å 2
DANH MôC H×NH 2
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I1 3
TỔNG QUAN 3
CHƯƠNG 2II 19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
CHƯƠNG 3III 28
KẾT QUẢ 28
Bảng 1: Phân bố đối tượng theo giới và theo Quận/huyện 28
Bảng 2: Trung bình chiều cao đứng theo giới và tuổi 29
Bảng 3: Trung bình chiều cao ngồi theo giới và nhóm tuổi 30
Bảng 4: Trung bình cân nặng theo giới và nhóm tuổi 31
Bảng 5: Trung bình BMI theo giới và nhóm tuổi 32

Biểu đồ 1: Trung bình chiều cao đứng của nam theo nhóm tuổi 2
Biểu đồ 1: Trung bình chiều cao đứng của nam theo nhóm tuổi 3
Biểu đồ 2: Chiều cao đứng của nữ theo nhóm tuổi 3
Biểu đồ 3: Cân nặng của nam theo nhóm tuổi 4
Biểu đồ 4: Cân nặng của nữ theo nhóm tuổi 5
Bảng 7: So sánh trung bình chiều cao đứng nam giới giữa 4 quận/huyện
35
Bảng 8: So sánh trung bình cân nặng giữa 4 quận huyện 36
Bảng 9: So sánh trung bình chiều cao đứng nữ giới nhóm tuổi 22 giữa 4
quận huyện 37
Bảng 10: So sánh trung bình cân nặng nữ giới giữa 4 quận huyện 38
Bảng 11: Đặc điểm số lượng hồng cầu 39
Bảng 12: So sánh số lượng hồng cầu ở các quận/huyện 39
Bảng 13: Đặc điểm lượng huyết sắc tố 40
Bảng 14: So sánh lượng huyết sắc tố ở các quận huyện 40
Bảng 15: Đặc điểm số lượng bạch cầu 41
Bảng 16: So sánh số lượng bạch cầu ở các quận/huyện 41
Bảng 17: Đặc điểm về số lượng tiểu cầu 42
Bảng 18: So sánh số lượng tiểu cầu ở các quận/huyện 42
Bảng 19: Nồng độ Glucose huyết thanh 43
Bảng 20: Nồng độ Cholesterol huyết thanh 43
Bảng 21: Nồng độ Triglycerid huyết thanh 45
Bảng 22: Nồng độ HDL-C huyết thanh 45
Bảngng 23: Nồng độ LDL-C huyết thanh 46
Bảng 24: Nồng độ Protein toàn phần huyết thanh 46
Bảng 25: Nồng độ Albumin huyết thanh 48
Bảng 26: Các kết quả về Glucose máu 48
Bảng 27: Các kết quả về lipid máu 49
Bảng 28: Các kết quả về protein máu 49
CHƯƠNG 4IV 50

Bảng 29: Chiều cao đứng người Hà Nội so với các số liệu trong nước 51
Bảng 30: Chiều cao đứng người Hà Nội so với các số liệu nước ngoài 53
Bảng 31: So sánh tình trạng dinh dưỡng của nam giới giữa nội và ngoại
thành 55
Bảng 32: So sánh tình trạng dinh dưỡng của nữ giữa nội và ngoại thành
55
Bảng 33: Tình trạng dinh dưỡng theo phân loại của WHO 56
Bảng 34: Tình trạng dinh dưỡng theo phân loại của châu Á 56
Hình 1: Tình trạng dinh dưỡng của nam (theo phân loại của WHO) 57
Hình 2: Tình trạng dinh dưỡng của nam (theo phân loại của Châu Á) 57
Hình 3: Tình trạng dinh dưỡng của nữ (theo phân loại của WHO) 58
Hình 4: Tình trạng dinh dưỡng của nữ (theo phân loại của Châu Á) 58
Bảng 35: So sánh số lượng hồng cầu với nghiên cứu năm 1995- 2000 60
Bảng 36: So sánh lượng huyết sắc tố với nghiên cứu năm 1995- 2000 62
Bảng 37: So sánh hematocrite với nghiên cứu năm 1995- 2000 62
Bảng 38: So sánh thể tích trung bình hồng cầu (MCV) 63
với nghiên cứu năm 1995 - 2000 63
Bảng 39: So sánh nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu với nghiên
cứu năm 1995- 2000 64
Bảng 40: So sánh số lượng bạch cầu với nghiên cứu năm 1995- 2000 66
Bảng 41: So sánh tỷ lệ bạch cầu đoạn trung tính với nghiên cứu năm
1995- 2000 66
Bảng 42: So sánh tỷ lệ bạch cầu monocyte với nghiên cứu năm 1995- 2000
67
Bảng 43: So sánh tỷ lệ bạch cầu lymphocyte với nghiên cứu năm 1995-
2000 67
Bảng 32: So sánh số lượng tiểu cầu với nghiên cứu năm 1995- 2000 68
4. Đề xuất giải pháp nâng cao thể chất người Hà Nội: 70
KẾT LUẬN 73
4.Một số giải pháp cụ thể nâng cao thể chất người Hà Nội 74

- Giải pháp về truyền thông 74
- Giải pháp về dinh dưỡng 74
- Tập luyện nâng cao sức khoẻ 74
Cần đưa các giải pháp phù hợp với từng địa bàn (nội thành và ngoại
thành) 74
KHUYẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Bảng 1: Phân bố đối tượng theo giới và theo Quận/huyện 28
Bảng 2: Trung bình chiều cao đứng theo giới và tuổi 29
Bảng 3: Trung bình chiều cao ngồi theo giới và nhóm tuổi 30
Bảng 4: Trung bình cân nặng theo giới và nhóm tuổi 31
Bảng 5: Trung bình BMI theo giới và nhóm tuổi 32
Bảng 7: So sánh trung bình chiều cao đứng nam giới giữa 4 quận/huyện
35
Bảng 8: So sánh trung bình cân nặng giữa 4 quận huyện 36
Bảng 9: So sánh trung bình chiều cao đứng nữ giới nhóm tuổi 22 giữa 4
quận huyện 37
Bảng 10: So sánh trung bình cân nặng nữ giới giữa 4 quận huyện 38
Bảng 11: Đặc điểm số lượng hồng cầu 39
Bảng 12: So sánh số lượng hồng cầu ở các quận/huyện 39
Bảng 13: Đặc điểm lượng huyết sắc tố 40
Bảng 14: So sánh lượng huyết sắc tố ở các quận huyện 40
Bảng 15: Đặc điểm số lượng bạch cầu 41
Bảng 16: So sánh số lượng bạch cầu ở các quận/huyện 41
Bảng 17: Đặc điểm về số lượng tiểu cầu 42
Bảng 18: So sánh số lượng tiểu cầu ở các quận/huyện 42
Bảng 19: Nồng độ Glucose huyết thanh 43
Bảng 20: Nồng độ Cholesterol huyết thanh 43
Bảng 21: Nồng độ Triglycerid huyết thanh 45
Bảng 22: Nồng độ HDL-C huyết thanh 45

Bảngng 23: Nồng độ LDL-C huyết thanh 46
Bảng 24: Nồng độ Protein toàn phần huyết thanh 46
Bảng 25: Nồng độ Albumin huyết thanh 48
Bảng 26: Các kết quả về Glucose máu 48
Bảng 27: Các kết quả về lipid máu 49
Bảng 28: Các kết quả về protein máu 49
DANH MôC BIÓU §å
Biểu đồ 1: Trung bình chiều cao đứng của nam theo nhóm tuổi 2
Biểu đồ 2: Chiều cao đứng của nữ theo nhóm tuổi 3
Biểu đồ 3: Cân nặng của nam theo nhóm tuổi 4
Biểu đồ 4: Cân nặng của nữ theo nhóm tuổi 5
DANH MôC H×NH
Hình 1: Tình trạng dinh dưỡng của nam (theo phân loại của WHO) 57
Hình 2: Tình trạng dinh dưỡng của nam (theo phân loại của Châu Á) 57
Hình 3: Tình trạng dinh dưỡng của nữ (theo phân loại của WHO) 58
Hình 4: Tình trạng dinh dưỡng của nữ (theo phân loại của Châu Á) 58
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đều biết có rất nhiều công trình nghiên cứu xác định các chỉ tiêu
sinh học người bình thường qua các giai đoạn phát triển khác nhau của đất nước.
Tại Hà Nội, nhiều công trình nghiên cứu ở trẻ em, học sinh, người trưởng thành,
người già v.v… về các chỉ tiêu sinh học đã được tiến hành. Tuy nhiên chưa có một
tài liệu nào xuất bản riêng về các chỉ tiêu sinh học người Hà Nội.
Ở các nước phát triển, có điều kiện thì sau 10 năm các chỉ tiêu sinh học
người bình thường được xem xét đánh giá lại nhằm so sánh với các số liệu đã công
bố ở các thời kỳ trước và nhìn nhận sự phát triển của thời điểm nghiên cứu, xem xét
mối liên quan giữa sự phát triển kinh tế xã hội, dinh dưỡng với sự phát triển của
con người thông qua các chỉ tiêu sinh học người bình thường.
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhiều trang thiết bị
hiện đại phục vụ cho chẩn đoán, điều trị đã được đưa vào ứng dụng ở Việt Nam. Hà
Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh là hai thành phố được đầu tư cập nhật các trang

thiết bị công nghệ cao giúp xác định trạng thái bình thường hoặc bệnh lý của một cơ
quan nào đó. Nhiều chỉ tiêu sinh học mới đã được xác định tại thời điểm hiện nay
như một số chỉ tiêu về gen, về chẩn đoán hình ảnh, một số chỉ tiêu miễn dịch, hóa
sinh, huyết học v.v… Những chỉ tiêu này ở những nghiên cứu trong thời kỳ trước
chưa được xác định vì vậy nhu cầu bổ xung cũng là rất cần thiết.
Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học kỹ
thuật, kinh tế lớn nhất cả nước, những yếu tố này có tác động hay không tác động
đối với các chỉ tiêu sinh học của người bình thường Hà Nội.
Nghiên cứu sẽ tập trung vào các chỉ tiêu sinh học có liên quan đến điều kiện
dinh dưỡng, điều kiện phát triển kinh tế xã hội qua các giai đoạn lịch sử và có sự
thay đổi theo thời gian như các chỉ tiêu về chiều cao, cân nặng, BMI
Một số chỉ tiêu về sinh hóa, huyết học, miễn dịch đã được chứng minh là
không phụ thuộc vào tuổi, giới, dân tộc và tương đối hằng định qua các nghiên cứu
trước đây cũng sẽ không đưa vào nghiên cứu ở Hà Nội.
1
Hà Nội nay đã mở rộng với 29 quận/huyện đã trở thành thủ đô có diện tích
nằm trong nhóm 20 nước đứng đầu về diện tích của thế giới. Cùng với việc sát nhập
là những sự thay đổi rất lớn về dân số, kinh tế, xã hội, Thông thường những nghiên
cứu có liên quan đến các yếu tố kinh tế, môi trường xã hội của đối tượng thì người
đó phải sống trên địa bàn nghiên cứu tối thiểu là 5 năm.
Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu là:
+ Các chỉ tiêu sinh học về hình thái thể lực người Hà Nội hiện nay như thế nào?
Có gì khác so với các nghiên cứu trước đây?
+ Các chỉ tiêu sinh hóa, huyết học người Hà Nội có gì thay đổi so với các
nghiên cứu trước đây?
+ Có hay không có mối liên quan giữa một số chỉ tiêu sinh học người Hà Nội
với điều kiện kinh tế, xã hội?
Đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người sống ở Hà Nội năm 2010” nhằm
mục tiêu:
- Xác định một số chỉ tiêu về hình thái người sống tại Hà Nội năm 2010.

- Xác định một số chỉ tiêu về hoá sinh người sống tại Hà Nội năm 2010.
- Xác định một số chỉ tiêu về huyết học người sống tại Hà Nội năm 2010.
- Đề xuất giải pháp phát triển thể chất của người Hà Nội.
2
CHƯƠNG I1
TỔNG QUAN
1. Tổng quan nghiên cứu các chỉ tiêu về hình thái
1.1. Lịch sử nghiên cứu hình thái học trên thế giới
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cơ thể con người bình thường là những
nghiên cứu cơ bản được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới từ rất lâu.
Những cuộc điều tra nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu theo dõi dọc đã được
công bố trong nhiều tài liệu của các nhà khoa học từ đầu thế kỷ XVIII.
Nhân trắc học là khoa học nghiên cứu các kích thước cơ thể con người. Nhân
trắc học ra đời từ rất lâu, có thể nói từ khi con người biết đo chiều cao và cân nặng
của mình [42].
Công trình nghiên cứu theo dõi dọc đầu tiên được nhắc đến nhiều trong
ngành nhân trắc học là công trình của Philibert gue'neau de Montbeilard tiến hành
trên con trai của mình từ 1759 - 1777 trong vòng 18 năm liên tục, mỗi năm được đo
2 lần cách nhau 6 tháng. Đây là một công trình nghiên cứu theo dõi dọc tốt nhất
cho đến nay và được trích dẫn trong nhiều nghiên cứu về tăng trưởng và các nghiên
cứu về hình thái và thể lực [16].
Năm 1754, Christian Friedrich Jumpert (Đức) đã trình bày trong luận án
tiến sỹ của mình các số liệu về cân nặng, chiều cao và một số đại lượng khác là kết
quả nghiên cứu cắt ngang trên một loạt nhóm đối tượng từ 1-25 tuổi tại các trại mồ
côi hoàng gia ở Berlin và một số nơi khác của Đức. Kết quả nghiên cứu về các chỉ
tiêu sinh học người bình thường của các nhà khoa học đã được một số tác giả tập
hợp, phân tích và xuất bản thành các cuốn về hằng số sinh học qua nhiều giai đoạn.
Ở những nước phát triển thường sau 10 năm, các chỉ tiêu sinh học người bình
thường lại được nghiên cứu lặp lại và bổ sung.
Năm 1942, D’Aray Thompson đã thể hiện các số liệu theo dõi dọc của

Montbeillard trên đồ thị trong tác phẩm “On growth and form”.
3
Khái niệm về tốc độ tăng trưởng (growth velocity) đã được đưa vào trong
các nghiên cứu về nhân trắc học và các nghiên cứu về tăng trưởng (Auxology).
Thuật ngữ tăng trưởng học (Auxology) đã được Paul Godin đưa ra trong bài báo
công bố năm 1919 có nhan đề “Lame'thode Auxologique”.
Một số nghiên cứu đã sử dụng chiều cao và cân nặng của trẻ em và người
trưởng thành như là một chỉ số để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và điều kiện của xã
hội.
Louis-Re'ne' Villerone' (1829) đã công bố trong một sách chuyên khảo cho
thấy chiều cao của lính nghĩa vụ ở các quận nghèo ở Paris thấp hơn ở các quận
giàu. Edwin Chadwick (1883) đã cho thấy trẻ em đang làm việc trong các nhà máy
dệt ở miền Bắc nước Anh có tầm vóc nhỏ bé và ông đã kiến nghị cần phải cải cách
xã hội, cải thiện điều kiện và thời gian làm việc cho họ.
Các chỉ tiêu sinh học bao gồm rất nhiều nhóm chỉ tiêu như:
• Nhóm các chỉ tiêu nhân trắc gồm có các chỉ tiêu về hình thái (chiều cao
đứng, chiều cao ngồi, chiều dài các chi, các phần cơ thể, chiều rộng vai,
hông, chu vi các vòng), về khối lượng (cân nặng, khối nạc, khối mỡ, bề dày
lớp mỡ dưới da), về tỷ lệ giữa các phần cơ thể (các chỉ số Skelie, Pignet,
QVC, BMI, tỷ lệ chiều cao đầu/chiều cao đứng, chiều dài chi/ chiều cao
đứng v.v.).
• Nhóm các chỉ tiêu về hóa sinh.
• Nhóm các chỉ tiêu về huyết học.
• Nhóm các chỉ tiêu về miễn dịch v.v.
Mặc dù có rất nhiều nhóm các chỉ tiêu nhưng nhóm các chỉ tiêu về nhân trắc học,
trong đó chỉ tiêu về chiều cao, cân nặng là hai chỉ tiêu được nghiên cứu sớm nhất
và cũng là những chỉ tiêu được ứng dụng vào lâm sàng sớm nhất.
Chiều cao, cân nặng và tốc độ tăng trưởng từ lâu đã được xem như là những
chỉ tiêu về sức khỏe, phản ánh tình trạng dinh dưỡng và điều kiện xã hội của mỗi
thời kỳ.

4
Từ những năm 1800, chiều cao và cân nặng đã được đưa vào lâm sàng để
ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị, đã được làm thường qui tại các bệnh viện ở
Paris từ thời kỳ này.
Chiều cao và cân nặng là hai chỉ tiêu cơ bản mà trong bất kỳ một nghiên cứu
nào về hình thái, về nhân trắc học, về tăng trưởng, về dinh dưỡng liên quan đến sự
phát triển hoặc các nghiên cứu về sức khỏe khác đều tiến hành khảo sát.
1.2. Tình hình nghiên cứu nhân trắc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những đặc điểm về nhân trắc học người Việt Nam đã được
Mondure (1875) và sau này là của Huard và Bigot (1938), Đỗ Xuân Hợp (1943)
nghiên cứu về chiều cao, cân nặng người Việt Nam đương thời [19]. Từ sau 1954,
khi miền Bắc được giải phóng, nhiều công trình nghiên cứu về nhân trắc, về chỉ tiêu
hóa sinh, huyết học v.v đã được tiến hành.
Hai hội nghị Hằng số sinh học người Việt Nam đã được tổ chức vào năm
1967 và năm 1972. Sau hai hội nghị hằng số này GS. Nguyễn Tấn Gi Trọng đã
cùng với tập thể các nhà khoa học khác biên soạn cuốn Hằng số sinh học người Việt
Nam xuất bản năm 1975 do GS. Nguyễn Tấn Gi Trọng là chủ biên [35].
Có thể nói nghiên cứu về nhân trắc học, về hình thái, tầm vóc và thể lực
người Việt Nam cho đến nay có rất nhiều và giống như các nhà khoa học trên thế
giới cũng đã, đang và sẽ tiến hành nghiên cứu về vấn đề này theo thời gian, theo sự
phát triển kinh tế xã hội, điều kiện dinh dưỡng và sự tăng trưởng của con người ở
mỗi nước phụ thuộc không những vào các yếu tố di truyền, chủng tộc mà còn phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện sống và môi trường sống.
Để tiện theo dõi, chúng tôi xin chia tình hình nghiên cứu nhân trắc ở người Việt
Nam làm 3 giai đoạn, theo các thời kỳ bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước: Trước
năm 1954 (giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp); từ năm 1954- 1975 (giai đoạn
chiến tranh chống đế quốc Mỹ); và sau 1975 (giai đoạn hòa bình trên phạm vi cả
nước).
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trước năm 1954
Việc nghiên cứu nhân trắc được quan tâm từ khá sớm, từ những năm 30 của

thế kỷ XX, tại viện Giải phẫu Hà Nội và ban Nhân học thuộc viện Viễn Đông Bác
5
Cổ, với những công trình nghiên cứu của Đỗ Xuân Hợp, Bigot, Huard P, được công
bố chủ yếu trong nội san “Các công trình nghiên cứu của Viện Giải phẫu học, Đại
học Y khoa Đông Dương” từ năm 1936 đến 1944. Tuy nhiên, các công trình trong
thời kỳ này vẫn còn ít nhiều hạn chế, vì chưa vận dụng toán thống kê vào việc trình
bày và nhận định kết quả. Đồng thời các phương tiện nghiên cứu cũng không được
nói tới.
Việc nghiên cứu bị gián đoạn qua chín năm kháng chiến chống Pháp và bắt
đầu phục hồi trở lại từ khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, năm 1954.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu từ năm 1954 – 1975
Trong giai đoạn này do nhu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, các
công tác điều tra cơ bản về y tế đã được đẩy mạnh, trong đó điều tra nhân trắc đã có
những bước tiến đáng kể. Toán thống kê đã được vận dụng để nhận định kết quả
được chính xác hơn.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hình thái thể lực trên nhiều đối tượng
khác nhau, đáng chú ý trong giai đoạn này có thể kể tới: Hằng số, hình thái nhân
trắc học của Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn Quang Quyền [16]; Nhận xét về chiều cao,
vòng ngực, cân nặng của công nhân Hà Nội của Lê Gia Khải, Bùi Thụ và Phạm Quí
Soạn… Những công trình này đã được tổng kết ở hai hội nghị hằng số sinh học người
Việt Nam (thực chất chỉ là số liệu người miền Bắc) vào các năm 1967 và 1972. Sau hai
hội nghị này, các kết quả nghiên cứu được bổ sung vào cuốn “Hằng số sinh học người
Việt Nam”. Theo Nguyễn Tấn Gi Trọng: đây là cuốn sách đầu tiên về hằng số sinh học
người Việt Nam mà trước kia các thầy thuốc phải sử dụng các chỉ số sinh học được
nghiên cứu từ người châu Âu [35].
Tuy nhiên, do việc thu thập số liệu phải thực hiện trong hoàn cảnh đất nước
đang có chiến tranh, các phương tiện nghiên cứu, xử lý số liệu thiếu thốn và không
đồng bộ, ngoài ra do các nghiên cứu giai đoạn này còn nhỏ lẻ, tự phát và chỉ nghiên
cứu trên người miền Bắc, nên tính đại diện của các hằng số sinh học chưa cao.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu từ năm 1975 – 2000

Sau ngày đất nước thống nhất, các nghiên cứu điều tra hình thái, thể lực càng
được đẩy mạnh và hoàn thiện ở miền Bắc, bắt đầu mở rộng và phát triển ở miền
6
Nam và miền Trung. Có nhiều công trình nghiên cứu trên một nhóm đối tượng nhỏ,
quần thể nghiên cứu hẹp, nên trong phạm vi phần này, xin được tập trung vào 2
cuộc tổng điều tra trên phạm vi toàn quốc đại diện cho 2 thập kỷ 80 và 90.
1.2.3.1. Trong thập kỷ 80
Đây là công trình nghiên cứu trên người trưởng thành của viện Khoa Học Kỹ
Thuật Bảo Hộ Lao Động, đã cho ra đời cuốn “Atlat nhân trắc học người Việt Nam
trong lứa tuổi lao động” [40]. Công trình này được tiến hành 4 năm từ 1981 đến
1984, trên 13.223 người (6.493 nam và 6730 nữ), ở 15 tỉnh rải khắp 3 miền: Bắc,
Trung, Nam; 5 nhóm tuổi được nghiên cứu là: 17- 19; 20-29; 30-39;40-49; 50-55. Kết
quả của công trình này được xem như là chuẩn mẫu tham khảo thứ hai sau hằng số sinh
học.
Song đây là công trình ứng dụng vào ergonomie (thiết kế dụng cụ và nơi làm
việc), nên đối tượng nghiên cứu đa số là công nhân, tuổi tập trung chủ yếu 30- 39.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu ít nhiều cũng mang tính chọn lọc, chưa thể đại diện
cho người Việt Nam trưởng thành và cũng do mục tiêu nghiên cứu thiên về tầm vóc
cơ thể, công trình đã ít đề cập tới các chỉ tiêu sinh học khác liên quan tới sức khỏe,
bệnh tật.
1.2.3.2. Trong thập kỷ 90
Kể từ sau công trình nghiên cứu các chỉ tiêu nhân trắc của viện Khoa Học Kỹ
Thuật Bảo Hộ Lao Động, sang thập kỷ 90 chưa có cuộc điều tra toàn diện nào được
thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Chính vì vậy, năm 1994 dự án cấp nhà nước về
“Điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường ở thập kỷ
90” đã được tiến hành. Đây là công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ hơn cả
(không chỉ đại diện đầy đủ các vùng miền trên cả nước mà còn cả những nhóm chỉ
tiêu nghiên cứu). Dự án đã thực hiện ở 19 tỉnh, thành phố, 11 nhóm chỉ tiêu sinh
học. Riêng nhóm chỉ tiêu hình thái có 43.991 người (21.443 nam; 22.548 nữ) được
nghiên cứu, mỗi đối tượng được đo 10 kích thước nhân trắc cơ bản và 4 chỉ số hình

thái - thể lực và dinh dưỡng được tính toán.
7
Kết quả dự án không chỉ là một chuẩn tham khảo có giá trị và cập nhật nhất, mà
làm cơ sở cho những nghiên cứu chuyên sâu của nhiều chuyên ngành [7], [11], [33], [34].
1.3. Tình hình nghiên cứu nhân trắc ở Hà Nội
Cho tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhân trắc được thực hiện trên
địa bàn Hà Nội. Ở đây xin tổng quan một số nghiên cứu trong khoảng 10 năm trở lại
đây.
Cuộc tổng điều tra béo phì năm 2005 với 17.213 người trưởng thành trên
phạm vi toàn quốc trong đó có Hà Nộ được đo đạc một số chỉ tiêu nhân trắc.
Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Đức Minh… [19] đã đưa ra kết luận “có sự liên quan
chặt chẽ giữa hoạt động thể lực, phương tiện đi lại với tình trạng thừa cân (BMI ≥
23) và béo phì (BMI ≥25)”.
Tiếp theo, 2.925 phụ nữ mạn kinh và 1.136 phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ ( tuổi
20 – 35) được nghiên cứu ở 7 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội. Các đối tượng
được nghiên cứu chiều cao, cân nặng, BMI. Phạm Thị Minh Đức và CS đã có kết
luận “Phụ nữ mạn kinh có chiều cao, cân nặng giảm so với phụ nữ sinh sản và
giảm dần theo thời gian mạn kinh. BMI của phụ nữ mạn kinh ở nội thành Hà Nội,
Huế và Cần Thơ tăng” [13].
Tháng 9 năm 2007, 2100 học sinh tại 4 trường tiểu học và trung học cơ sở
huyện Sóc Sơn, Hà Nội, tuổi 6 đến 14 tuổi được nghiên cứu một số chỉ số hình thái
nhằm đánh gía tình trạng dinh dưỡng, tỷ lệ thấp còi…Hồ Thu Mai và CS đã đưa ra
khuyến nghị về tỷ lệ đáng báo động học sinh thấp còi và thiếu năng lượng ở một số
trường học thuộc huyện Sóc Sơn [23].
Để đánh giá tình trạng rối loạn dinh dưỡng Lipid và một số yếu tố liên quan
ở người từ 25-74 tuổi tại nội thành Hà Nội, năm 2008, Nguyễn Thị Lương Hạnh,
Nguyễn Công Khẩn và CS đã thu thập các chỉ tiêu nhân trắc và xét nghiệm máu
trên 599 đối tượng gồm 195 nam và 304 nữ tại 4 quận nội thành của Hà Nội. Kết
quả cho 41,6% đối tượng ở mức thừa cân và béo phì (BMI) ≥23 [15], có mối liên
quan giữa tình trạng rối loạn lipid máu với vòng eo/vòng mông (VE/VM) cao, thừa

cân, béo phì (TC-BP)…
Như vậy, trong khoảng 10 năm trở lại đây, có thể nói, các công trình nghiên cứu
trên chưa đại diện đầy đủ cho người Hà Nội về tuổi, giới, nghề nghiệp, địa bàn dân cư…
8
2. Tổng quan nghiên cứu về huyết học
3. Một số khái niệm và thuật ngữ huyết học
- Hằng số sinh học: đại lượng có giá trị không đổi, thu được bằng biện pháp
thống kê những chỉ số sinh lí học, cho phép đánh giá tình trạng chức năng của một cơ
quan, một cơ thể bình thường, phản ánh tình trạng sức khoẻ; được dùng làm cơ sở
trong chẩn đoán, dự phòng, chữa bệnh. Hằng số sinh học (HSSH) thu được qua xét
nghiệm, phân chất các thành phần của cơ thể (máu, các dịch) hay các chất đào thải
(nước tiểu) được biểu hiện bằng các con số tuỳ theo quy định của mỗi phòng xét
nghiệm, quốc gia.
- Người bình thường: được hiểu là bình thường về mặt sức khoẻ nghĩa là
không có biểu hiện bệnh lý cấp tính hoặc mạn tính khi tiến hành nghiên cứu.
- Số lượng hồng cầu: là số lượng tế bào hồng cầu được tính trong một lít máu
toàn phần (đơn vị: têra/ lít).
- Lượng huyết sắc tố: là số gram huyết sắc tố trong một lít máu toàn phần
(đơn vị: gram/lít).
- Thể tích khối hồng cầu (Hematocrite): Là tỷ lệ giữa khối hồng cầu và máu
toàn phần.
Từ các giá trị đo đếm được của hồng cầu, ta tính được các chỉ số hồng cầu như sau:
+ Thể tích trung bình hồng cầu (MCV: Mean corpuscular volume): là thể
tích trung bình của các hồng cầu.
+ Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH: Mean corpuscular
hemoglobin): Là lượng huyết sắc tố trung bình được chứa trong một hồng cầu.
+ Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC: Mean corpuscular
hemoglobin concentration): là lượng huyết sắc tố trung bình chứa trong một lít hồng cầu.
- Công thức bạch cầu: là tỷ lệ phần trăm các loại tế bào bạch cầu trong máu
ngoại vi.

- Tế bào bất thường: là các tế bào không có mặt trong máu ngoại vi ở điều
kiện bình thường, có thể là các tế bào chưa trưởng thành hoặc tế bào non ác tính.
4. Các phương pháp xác định chỉ số huyết học
- Nghiên cứu quần thể: Bằng cách nghiên cứu các chỉ số huyết học của các cá thể
bình thường trong các quần thể khác nhau, ở các phân lớp tuổi khác nhau người ta có thể
xác định được các hằng số xét nghiệm huyết học cho từng đối tượng.
9
- Sử dụng các kỹ thuật xác định:
+ Kỹ thuật truyền thống:
Bằng cách sử dụng kính hiển vi quang học, tiến hành đếm số lượng các tế
bào máu trong máu toàn phần với một tỷ lệ pha loãng nhất định rồi tính được số
lượng tế bào máu trong 1 lít máu.
Xác định thể tích khối hồng cầu bằng phương pháp ly tâm vi thể tích, định
lượng lượng huyết sắc tố theo phương pháp quang phổ kế.
Từ các chỉ số trên, ta có thể xác định được các chỉ số hồng cầu.
Xác định công thức bạch cầu bằng kéo tiêu bản máu dàn, nhuộm Giêmsa và
đọc trên kính hiển vi quang học tỷ lệ các loại tế bào bạch cầu, từ đó tính tỷ lệ phần
trăm từng loại bạch cầu.
+ Kỹ thuật bằng máy tự động:
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc đếm số lượng các tế
bào máu, đo lượng huyết sắc tố và xác định các chỉ số hồng cầu, công thức bạch cầu đã
được tiến hành trên máy đếm tế bào tự động ở hầu hết các phòng xét nghiệm huyết học.
Các máy đếm tế bào tự động hoạt động dựa trên 2 nguyên lý cơ bản.
Nguyên lý tổng trở: là nguyên lý biến đổi điện trở của dòng hạt đi qua cửa sổ
có tế bào quang điện và một dòng điện trường. Nguyên lý này giúp phân tích sự
khác biệt về kích thước các loại tế bào khác nhau, từ đó máy đếm tế bào xác định
được số lượng các loại tế bào máu, các chỉ số hồng cầu, công thức bạch cầu. Tuy
nhiên nhược điểm của loại máy này là phân loại cũng như phân tích các tế bào máu
dựa trên kích thước tế bào, không có khả năng nhận diện chính xác tế bào bạch cầu
do đó trong một số trường hợp công thức bạch cầu có thể không chính xác.

Nguyên lý tổng trở kết hợp xung điện đa chiều, laser, scatter: Các tế bào máu
được đặt trong một không gian phân tích đa chiều giúp bộc lộ các khác biệt về hình
thái và cấu trúc nhân do đó khả năng nhận diện tế bào được nhân lên đến 95%, kể
cả các tế bào non ác tính trong lơxêmi cấp. Một số máy đếm tế bào tự động còn áp
dụng thêm cơ chế nhuộm men peroxydase để tăng cường khả năng nhận diện bạch
cầu hạt.
5. Các nghiên cứu chỉ số huyết học (tế bào máu)
1.3.1. Các nghiên cứu chỉ số huyết học trên thế giới
Trên thế giới ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX đã có những công trình
nghiên cứu về các chỉ số sinh học của người bình thường ở nhiều lứa tuổi và đối
10
tượng khác nhau. Các hằng số sinh học không những của sinh lý, sinh hoá, huyết
học… được công bố đã trở thành những tiêu chuẩn để nghiên cứu các tình trạng
bệnh lý ở tất cả các chuyên khoa. Hằng số sinh học biến đổi tuỳ theo điều kiện
chủng tộc học, giới tính, lứa tuổi, điều kiện môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội
của từng giai đoạn lịch sử. Năm 1975 tác giả Bain đã công bố hằng số sinh học của
người trưởng thành khoẻ mạnh. Ví dụ ở nam giới số lượng hồng cầu là 3.7- 4.2T/l,
lượng huyết sắc tố là 123- 135g/l, ở nữ giới là 3.6- 4.0 T/l và 120 – 135 g/l [44].
Tuy nhiên đến năm 2006 tác giả Hoffbrand và cộng sự đã công bố 2 chỉ số này ở
nam và nữ tương ứng là :nam : Số lượng hồng cầu: 4.5 -6.5 T/l, lượng huyết sắc tố:
135 -175 g/l; ở nữ tương ứng là : 3.9 -5.6 T/l và 115 -155g/l [49]. Và đến năm 2010
tác giả Rowan nghiên cứu trên đối tượng người cao tuổi đã công bố chỉ số này là:
nam: 4.3- 6.2 T/l và 132- 162 g/l; nữ: 3.8 – 5.6 T/l và 120 – 152 g/l.
Donald và các nhà Huyết học Mỹ đã tập hợp các nghiên cứu để đưa ra giá trị
bình thường theo lứa tuổi (bảng 1, bảng 2) [55].
Bảng 1: Giá trị bình thường số lượng bạch cầu ở các lứa tuổi
Tuổi SL bạch cầu
(G/l)
BC Trung
tính (G/l)

Lymphoxit
(G/l)
Mônôxit
(%)
BC ưa axit
(%)
Mới sinh 9,0- 30,0 6,0-26,0 2,0-11,0 6 2
12 giờ 13,0 - 33,0 6,0-28,0 2,0-11,0 5 2
24 giờ 9,4-34,0 5,0-21,0 2,0-11,5 6 2
1 tuần 5,0-21,0 1,5-10,0 2,0-17,0 9 4
2 tuần 5,0-20,0 1,0-9,5 2,0-17,0 9 3
1 tháng 5,0-19,5 1,0-9,0 2,5-16,5 7 3
6 tháng 6,0-17,5 1,0-8,5 4,0-13,5 5 3
1 tuổi 6,0-17,5 1,5-8,5 4,0-10,5 5 3
2 tuổi 6,0 - 17,0 1,5-8,5 3,0-9,5 5 3
4 tuổi 5,5-15,5 1,5-8,5 2,0-8,0 5 3
6 tuổi 5,0-14,5 1,5-8,0 1,5-7,0 5 3
8 tuổi 4,5-13,5 1,5-8,0 1,5-6,8 4 2
10 tuổi 4,5-13,5 1,8-8,0 1,5-6,5 4 2
16 tuổi 4,5-13,0 1,8-8,0 1,2-5,2 5 3
21 tuổi 4,5-11,0 1,8-7,7 1,0-4,8 4 3
11
Bảng 2: Giá trị bình thường các chỉ số hồng cầu ở các lứa tuổi
Tuổi Hb
(g/dl)
Hct
(%)
HC
(T/l)
MCV

(fl)
MCH
(pg)
MCHC
(g/dl)
Mới sinh 13,5-19,5 42-63 3,9-5,5 98-118 31-37 30-36
1-3 ngày 14,5-22,5 45-67 4,0-6,6 95-121 31-37 29-37
1 tuần 13,5-21,5 42-66 3,9-6,3 88-126 28-40 28-38
2 tuần 12,5-20,5 39-63 3,6-6,2 86-124 28-40 28-38
1 tháng 10,5-18,0 31-54 3,0-5,4 85-123 28-40 29-37
2 tháng 9,0-13,5 28-42 2,7-4,9 77-115 26-34 30-36
3-6 tháng 9,5-13,5 29-41 3,1-4,5 74-108 25-35 30-36
6 th- 2tuổi 10,5-13,5 33-39 3,7-5,3 70-86 23-31 31-37
2-6 tuổi 11,5-13,5 34-40 3,9-5,3 75-87 24-30 31-37
6 -12 tuổi 11,5-15,5 35-45 4,0-5,2 77-93 25-33 31-37
12-18 tuổi:
Nữ
Nam
12,0-16,0
13,0-16,0
36-46
37-49
4,1-5,1
4,5-5,3
78-102
78-98
25-35
25-35
31-37
31-37

18-49 tuổi:
Nữ
Nam
12,0-16,0
13,5-17,5
36-45
41-53
4,0-5,2
4,5-5,9
80-100
80-100
26-34
26-34
31-37
311-37
Như vậy với các hằng số huyết học những công bố trên các tạp chí huyết học
uy tín, được cập nhật thường xuyên đã giúp cho các nhà nghiên cúu cũng như các
nhà lâm sàng có được một công cụ hữu hiệu làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu,
chẩn đoán, theo dõi sức khoẻ và cập nhật điều trị các bệnh thuộc nhiều chuyên khoa
khác nhau.
1.3.2. Các nghiên cứu chỉ số huyết học ở Việt Nam và Hà Nội
Năm 1975 tác giả Nguyễn Tấn Gi Trọng cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên
cứu các chỉ số sinh học của người bình thường Việt Nam và đã xuất bản cuốn: “Hằng
số sinh học người Việt Nam” [35]. Đây là nghiên cứu có hệ thống đầu tiên của nền Y
học nước nhà. Các hằng số sinh học đó đã góp phần quan trọng trong việc hoạch định
“Chiến lược con người” và là tài liệu tham khảo cho nhiều nghiên cứu trong và ngoài
nước.
Năm 1994 tác giả Trần Văn Bé và cộng sự đã khảo sát các chỉ số huyết học của
7160 người từ 17- 45 tuổi đang sống và làm việc bình thường tại thành phố Hồ Chí Minh
12

nhận thấy số lượng hồng cầu, bạch cầu, tỷ lệ lymphocyte cao hơn của tác giả Nguyễn
Tấn Gi Trọng tuy nhiên tỷ lệ bạch cầu đoạn ưa acid, thể tích trung bình hồng cầu, và
lượng huyết sắc tố của nữ giới lại thấp hơn [2], [3], [4].
Trong một nghiên cứu trên 26 người Hà Nội từ 20 -34 tuổi, khoẻ mạnh được
công bố năm 1997 nhóm tác giả Trương Công Duẩn và công sự thấy rằng số lượng
hồng cầu trung bình là 4.95 ± 0.47 (× 10
12
/l), lượng huyết sắc tố là 148 ± 16 (g/l), số
lượng bạch cầu là 8.00 ± 1.4 (× 10
9
/l), số lượng tiểu cầu là 241 ± 40 (× 10
9
/l) [9].
Kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu khác được tiến hành trên người
trưởng thành khoẻ mạnh và người cao tuổi bình thường trong những năm sau đó
cũng cho kết quả tương tự [10], [22], [26], [27], [28], [29], [30].
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xã hội, đòi hỏi phải có
những nghiên cứu cập nhật về đặc điểm sinh học của người Việt Nam bình thường,
năm 2003 Bộ Y tế Việt Nam đã xuất bản cuốn “Các giá trị sinh học người Việt
Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX” [7]. Và các giá trị sinh học của người Việt
Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Ví dụ: số lượng hồng cầu của nam giới khoẻ mạnh
trung bình năm 2003 là 5,05 ± 0,38 T/l, nữ giới là 4,66 ± 0,36T/l nhưng năm 1975
trong “Hằng số sinh học người Việt Nam” chỉ là 4,1 và 4,0 T/l [35]. Ngoài ra cũng
có một số công trình nghiên cứu khoa học về các đặc điểm sinh học của người Việt
Nam ở các vùng miền, như đề tài cấp Bộ Y tế “Nghiên cứu một số hằng số sinh học
người Việt Nam tại khu vực Huế” của nhóm tác giả do PGS.TS. Nguyễn Ngọc
Minh và cộng sự tiến hành. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu có tính chất hệ
thống và mang tính đại diện về đặc điểm huyết học của người Hà Nội.
6. Tổng quan nghiên cứu về hóa sinh
Qua nghiên cứu, các tác giả thấy rằng ở mức vi mô, mức tế bào, không có sự

khác nhau giữa người Việt Nam và người Âu Mỹ. Người Việt Nam dù sống trong
những hoàn cảnh khó khăn hơn, khẩu phần ăn còn thiếu, môi trường thiên nhiên
khắc nghiệt và các bệnh nhiễm trùng còn phổ biến, nhưng để đảm bảo cho điều kiện
sống tối thiểu của con người, để giữ cho sự hằng định của nội môi, nhiều chỉ tiêu
hóa sinh của người Việt Nam tương tự như của người Âu - Mỹ [6], [14], [59].
13
pH của máu người Việt Nam:
Theo Phạm Hoàng Phiệt và cộng sự: 7,385 ± 0,024
Theo Nguyễn Hồng Quế: 7,391 ± 0,019
Theo Siggaard và Andersen: 7,39 ± 0,025
Các tác giả cũng đã so sánh các chỉ tiêu về PCO
2
, kiềm dư, kiềm đệm của
người Việt Nam với người Âu – Mỹ và thấy không có sự khác nhau đáng kể.
Các công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Hồ, Trần Thị Ân, Đặng Hưng Phúc,
Lương Tấn Thành và của nhiều tác giả khác về các men như transaminaza (SGOT,
SGPT), men cholinestaraza, lactat dehydrogenaza (LDH), arginaza, v.v…, nghiên
cứu về các protein huyết tương như fibrinogen, protein huyết tương toàn phần của
huyết thanh, hemoglobin, v.v… Các tác giả cũng đưa ra một nhận xét là không có
sự khác nhau đáng kể giữa người Việt Nam và người Âu – Mỹ [33].
Nguyễn Ngọc Lanh tổng hợp một số công trình về hàm lượng hemoglobin
trong máu người Việt Nam, đã đưa ra trị số:
Nam: 147 ± 13 g/l
Nữ: 133 ± 13 g/l
Công trình của Lê Văn Hương và cộng sự là 151,1 ± 18 g/l (ở nam). Đặng
Hưng Phúc và cộng sự là 153,5 ± 34,7 g/l. Các tác giả Âu – Mỹ đưa ra các trị số dao
động từ 140-170 g/l. Qua đó ta thấy nồng độ hemoglobin trong máu của người Việt
Nam cũng nằm trong giới hạn của người Âu – Mỹ, vì số lượng hồng cầu của người
Việt Nam (nam: 4,21 ± 0,21 triệu; nữ: 3,8 ± 0,16 triệu) thấp hơn của người Âu – Mỹ
(từ 4,5 đến 5 triệu) nên tổng lượng hemoglobin tuần hoàn trong cơ thể người Việt

Nam (500g) cũng thấp hơn so với người Âu – Mỹ (700g) – nhưng tính theo kg
trọng lượng cơ thể thì trị số Hb của người Việt Nam (khoảng 10g/kg) cao hơn so
với người Âu – Mỹ (khoảng 9g/kg). Ví dụ trên đây cho thấy cơ thể người Việt Nam
vẫn tổng hợp một lượng hemoglobin đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, thể hiện sự
đảm bảo tính ổn định của nội môi. Duy trì sự hằng định của nội môi là rất quan
trọng cho sự hoạt động của cơ thể con người, là điều kiện cần thiết cho sự sống còn
của cơ thể đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể và
14
cũng chính vì vậy mà chúng ta thấy không có sự khác nhau của các chỉ tiêu sinh học
ở cấp vi mô giữa người Việt Nam so với người Âu – Mỹ.
Bên cạnh các chỉ tiêu sinh học thể hiện sự hằng định của nội môi, không có
sự khác nhau giữa người Việt Nam và người Âu – Mỹ các tác giả cũng đã cho thấy
một số chỉ tiêu có sự khác nhau giữa người Việt Nam so với người các nước khác.
Đỗ Đình Hồ và cộng sự đã đưa ra nhận xét là nồng độ axit clohydric của dịch vị khi
đói của người Việt Nam cao hơn so với người Âu. pH của dịch vị khi đói và dịch vị
do kích thích cơ học lần lượt là 1,86 ± 0,38 và 1,62 ± 0,25, axit cao hơn so với kết
quả của Dotevall là 1,92 ± 1,28 ở nam và 2,59 ± 1,08 ở nữ.
Các tác giả Việt Nam cũng đưa ra nhận xét là thành phần globulin của người
Việt Nam cao hơn người Âu – Mỹ. Đỗ Đình Hồ đã so sánh giữa người Việt Nam và
người Hungari. Theo Lowry (Hungari) - globulin là 1,24 mg/ml hỗn hợp huyết
thanh. Theo Đỗ Đình Hồ (Việt Nam) là 1,46 mg/ml hỗn hợp huyết thanh.
Nghiên cứu về vòng quay thoái hóa protit của người Việt Nam, Phan Văn
Duyệt và Vũ Đức Hùng đã thu được kết quả là 3% hàng ngày, số liệu này thấp hơn
của người Âu – Mỹ (5-8% hàng ngày).
Nitơ toàn phần của nước tiểu người Việt Nam trong 24 giờ tính cho 1 kg
trọng lượng cơ thể của người Việt Nam thấp hơn rõ rệt so với người Âu – Mỹ. Theo
Đỗ Đình Hồ và cộng sự là 107 ± 25 mg. Theo Mc – Cance và cộng sự là 207 ± 24,2
mg, chúng ta thấy rõ ràng là có một số chỉ tiêu sinh học về mặt hóa sinh của người
Việt Nam khác với người Âu – Mỹ. Sự khác nhau này theo các tác giả có thể liên
quan đến khẩu phần ăn của người Việt Nam thiếu protit và tình trạng nhiễm trùng

cấp và mạn tính. Vấn đề này có liên quan nhiều đến khả năng thích nghi [33].
Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học đánh giá hoạt động chức năng của các cơ
quan như máu, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, chuyển hóa và điều nhiệt, thần kinh, nội
tiết, v.v…, các tác giả Việt Nam cũng nhận thấy có các đặc điểm giống như các chỉ
tiêu sinh học của hóa sinh. Có một số chỉ tiêu sinh học không có sự khác nhau giữa
người Việt Nam với người các nước khác. Có một số chỉ tiêu sinh học của người
Việt có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với tài liệu nước ngoài. Sự khác nhau giữa
15

×