Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ VĂN PHÚC
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI
HAI XÃ CAO SƠN VÀ VŨ MUỘN THUỘC KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN KIM HỶ TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành : LÂM HỌC
Mã số : 60 62 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐỒNG TẤN
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong một công trình nghiên
cứu nào khác.
Tác giả
Lê Văn Phúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu tại hai xã Cao Sơn và Vũ
Muộn thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn, số liệu được xử lý
tại Khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật, đến nay bản luận văn Thạc sỹ của tôi đã hoàn thành.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận tình
của TS. Lê Đồng Tấn đã dìu dắt tôi từng bước đi trong nghiên cứu khoa học, sự
giúp đỡ chỉ bảo của các thầy, cô giáo khoa Lâm nghiệp, khoa Sau đại học trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, UBND và người dân hai xã Cao Sơn và Vũ
Muộn và Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đã giúp đỡ trân thành và
tạo mọi điệu kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Vì điều kiện thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn của bản thân
còn có những hạn chế nhất định, nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các nhà khoa học
cũng như các bạn đồng nghiệp để bản luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 8 năm 2011
Tác giả
Lê Văn Phúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ i
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3
1.1. Khái niệm và định nghĩa về đa dạng sinh học 3
1.2. Tính cấp thiết của vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học 5
1.3. Nghiên cứu về đa dạng thực vật 6
1.3.1. Trên thế giới 6
1.3.1.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật 6
1.3.1.2. Nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật 8
1.3.1.3. Những nghiên cứu về đa dạng thành phần loài 9
1.3.1.4. Những nghiên cứu tính đa dạng về dạng sống 10
1.3.1.5. Những nghiên cứu về tính đa dạng thảm thực vật 11
1.3.2. Ở Việt Nam 12
1.3.2.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật 12
1.3.2.2. Nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật 14
1.3.2.3. Những nghiên cứu về dạng sống 17
1.3.2.4. Những nghiên cứu về thảm thực vật rừng 19
1.3.2.5. Những nghiên cứu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. 20
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 22
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 22
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 22
2.3. Nội dung nghiên cứu 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu 22
2.4.1. Phương pháp tiếp cận 22
2.4.2. Phương pháp điều tra 23
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu 23
2.4.4. Phương pháp phân tích số liệu 24
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU 25
3.1. Điều kiện tự nhiên hai xã Cao Sơn và Vũ Muộn 25
3.1.1. Vị trí địa lý 25
3.1.2. Địa hình 26
3.1.3. Đất đai 26
3.1.4. Khí hậu 27
3.1.5. Thủy văn 27
3.1.6. Tài nguyên sinh vật 27
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động 28
3.2.2. Các hoạt động kinh tế trong khu vực 29
3.3. Nhận xét và đánh giá chung 30
3.3.1. Thuận lợi 30
3.3.2. Khó khăn 31
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
4.1. Đa dạng hệ thực vật 32
4.1.1. Đa dạng ở mức độ ngành 32
4.1.2. Đa dạng ở mức độ họ 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
4.1.3. Đa dạng mức độ chi 35
4.2. Đa dạng về các yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật 38
4.2.1. Đa dạng yếu tố địa lý ở mức độ loài 38
4.2.2. Đa dạng yếu tố địa lý ở mức độ chi 39
4.2.3. Đa dạng yếu tố địa lý ở mức độ họ 40
4.3. Đa dạng về dạng sống 41
4.4. Đa dạng về giá trị tài nguyên và nguồn gen 43
4.4.1. Đa dạng về giá trị sử dụng 43
4.4.2. Các loài quí hiếm 48
4.5. Đa dạng về thảm thực vật 51
4.5.1. Các kiểu thảm thực vật ở độ cao dưới 700m 51
4.5.1.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi 51
4.5.1.2. Các kiểu thảm thực vật thứ sinh do tác động của con người 54
4.5.2. Các kiểu thảm thực vật ở độ cao trên 700m 58
4.5.2.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi 58
4.5.2.2. Rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim trên núi đá vôi 59
4.5.2.3. Thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi 61
4.7. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu 68
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
5.1. Kết luận 71
5.2. Kiến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D
1.3
Đường kính ngang ngực
ĐDSH
Đa dạng sinh học
H
Chiều cao
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
IPGRI
Viện Tài nguyên gen và thực vật quốc tế
IUCN
Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
OTC
Ô tiêu chuẩn
ODB
Ô dạng bản
PRCF
Tổ chức Con người, tài nguyên và bảo tồn
TĐT
Tuyến điều tra
UNEP
Chương trình Môi Trường Liên hợp quốc
WWF
Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số loài thực vật được mô tả trên toàn thế giới 8
Bảng 3.1: Dân số và thành phần dân tộc tại khu vực nghiên cứu 30
Bảng 4.1: Phân bố của các taxon trong các ngành của hệ thực vật tại 2 xã
Cao Sơn và Vũ Muộn 33
Bảng 4.2: Sự phân bố của các taxon trong ngành Ngọc lan 34
Bảng 4.3: Danh sách các họ giàu loài (họ có từ 10 loài trở lên) tại khu vực
nghiên cứu 36
Bảng 4.4: Danh sách các họ nhiều chi (họ có từ 10 chi trở lên) tại khu vực
nghiên cứu 37
Bảng 4.5: Danh sách các chi giàu loài (có từ 5 loài trở lên) tại khu vực nghiên cứu . 38
Bảng 4.6: Các yếu tố địa lý của các loài 39
Bảng 4.7: Các yếu tố địa lý của các chi 40
Bảng 4.8: Các yếu tố địa lý của các họ 41
Bảng 4.9: Dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu 43
Bảng 4.10: Dạng sống của các loài thuộc nhóm cây chồi trên 44
Bảng 4.11: Đa dạng về giá trị của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu 44
Bảng 4.12: Danh sách các họ có nhiều loài cây làm thuốc (họ có từ 5 loài trở lên) 46
Bảng 4.13: Danh sách các họ có nhiều loài cây cho gỗ (có từ 5 loài trở lên) 47
Bảng 4.14: Các loài thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu 51
Bảng 4.15: Thống kê sự tác động của con người trên các tuyến điều tra 64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ phân bố các lớp trong ngành Ngọc lan 35
Hình 4.2. Biểu đồ dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu 43
Hình 4.3. Biểu đồ các nhóm công dụng chính của thực vật tại khu vực
nghiên cứu 45
Ảnh 1: Cây gỗ lớn (tầng A1) trong kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt
đới trên núi đá vôi ở độ cao dưới 700m 52
Ảnh 2: Tầng cây bụi dưới rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi
đá vôi ở độ cao dưới 700m 53
Ảnh 3: Thảm tươi dưới tán rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới
trên núi đá vôi ở độ cao dưới 700m 54
Ảnh 4: Dây leo trong rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi
đá vôi 55
Ảnh 5: Ưu hợp Găng + Phèn đen phục hồi trên đất sau nương rẫy 57
Ảnh 6: Ưu hợp chuối rừng phục hồi trên đất sau nương rẫy và khai thác
vàng bỏ hoá 58
Ảnh 7: Ưu hợp Lau phục hồi trên đất sau nương rẫy 58
Ảnh 8: Ưu hợp dương xỉ phục hồi trên đất sau nương rẫy 58
Ảnh 9: Quần thể cây Giả thiết sam lá ngắn 61
Ảnh 10: Quần thể cây Giả thiết sam lá ngắn 61
Ảnh 11: Du sam Cây núi đá - Keteleeria davidiana (Bertrand) Beissn. tái
sinh 61
Ảnh 12: Thảm cây Trúc lùn trên đỉnh núi 62
Ảnh 13: Thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi 62
Ảnh 14: Một số loài Lan trên đỉnh núi 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa dạng sinh học (ĐDSH) là thuật ngữ dùng để chỉ sự phồn thịnh của
cuộc sống trên trái đất bao gồm các loài động, thực vật, vi sinh vật, những gen
chứa đựng trong các loài và tính đa dạng của các hệ sinh thái trên trái đất. ĐDSH
có vai trò vô cùng to lớn quyết định sự tồn tài và phát triển của con người vì nó là
nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp, là tấm lá chắn che chở và bảo vệ con người, Tuy nhiên cho
đến nay nguồn tài nguyên này đã bị suy giảm đến mức báo động. Đó là một thách
thức mà con người đang phải đối mặt vì sự suy giảm ĐDSH sẽ làm mất cân bằng
sinh thái dẫn đến những thảm họa thiên nhiên như: lũ lụt, hạn hán, gió bão, Hậu
quả của nó là đói nghèo và bệnh tật.
Việt Nam có tổng diện tích phần đất liền 330.541km
2
kéo dài 15 độ vĩ (từ
8
0
30’ - 23
0
22’ độ vĩ Bắc) và trải rộng trên 7 kinh tuyến (từ 102
0
10’ - 109
0
21’ độ
kinh Đông), đồng thời do lịch sử phát triển địa chất đã tạo nên những kiểu địa hình,
đai độ cao và vùng khí hậu khác nhau. Đó là những yếu tố làm cho Việt nam có hệ
thực vật và thảm thực vật rừng hết sức đa dạng và phong phú.
Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 11.373 loài thực vật bậc cao có
mạch, 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo và 826 loài nấm. Trong đó có khoảng 5.000
loài được nhân dân sử dụng: làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức
ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác. Hệ thực vật Việt
Nam chứa đựng 3 luồng di cư chính: từ Nam Trung Quốc xuống, từ Himalaya
– Mianma sang và từ Indonesia – Malaysia lên. Hệ thực vật Việt Nam còn có
mức độ đặc hữu cao với khoảng 33% số loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam
(Pocs Tamas, 1965) và hơn 40% tổng số loài thực vật toàn quốc (Thái Văn
Trừng, 1970).
Tuy nhiên cho đến nay, đa số các hệ sinh thái rừng ở nước ta đã bị phá hủy,
suy thoái hoặc chuyển đổi thành các mục đích sử dụng khác. Đó chính là nguyên
nhân làm suy giảm tính ĐDSH – một trong những chủ đề đang được nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu. Để bảo vệ tính đa dạng sinh học, cho đến nay nhà nước đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
thiết lập một hệ thống gồm hơn 100 khu bảo tồn và vườn quốc gia với trên 2 triệu ha.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thuộc tỉnh Bắc Kạn được thiết lập để
bảo tồn quần thể các giá trị ĐDSH cấp quốc gia và quốc tế, bảo vệ hệ sinh thái
rừng trên núi đá vôi. Khu Bảo tồn có tổng diện tích tự nhiên 14.772 ha nằm trên
địa phận 7 xã, 2 huyện, trong đó huyện Na Rì có 5 xã gồm: Kim Hỷ, Lương
Thượng, Lạng San, Ân Tình và Côn Minh; huyện Bạch Thông có 2 xã: Cao Sơn
và Vũ Muộn. Tọa độ địa lý từ 22
0
07’30” đến 22
0
16’ Vĩ độ Bắc và từ 105
0
50’50”
đến 106
0
03’50” kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên 14.772 ha, trong đó có
13.796 ha, chiếm 93.39% là rừng tự nhiên với kiểu rừng kín thường xanh mưa
mùa nhiệt đới trên núi đá vôi chiếm ưu thế. Theo số liệu thống kê, hệ thực vật
của khu bảo tồn có 789 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 541 chi 169 họ,
trong đó có nhiều loài quí hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam cần được
bảo vệ như Du sam núi đá (Keteleeria calearea), Giả thiết sam (Pseudotsuga
sinensis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Nghiến (Excentrodendron tonkinensis),
Đại hái (Hodgsonia macrocarapa)
Các số liệu nêu trên cho thấy, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đang chứa
đựng những tiềm năng to lớn về ĐDSH, trong đó đáng chú ý là hệ thực vật và
các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Nhưng cho đến nay những nghiên cứu về
đối tượng này còn rất hạn chế. Các nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu mang tính
chất thống kê phục vụ cho công tác qui hoạch phát triển Khu bảo tồn, chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, đặc biệt là tại hai xã Cao Sơn và Vũ
Muộn thuộc huyện Bạch Thông nằm ở phía Tây của Khu Bảo tồn. Vì vậy, chúng
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:“Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại hai xã
Cao Sơn và Vũ Muộn thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ tỉnh Bắc Kạn”
nhằm mục đích cung cấp dẫn liệu làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải
pháp bảo tồn các nguồn gen thực vật, nhất là nguồn gen các loài thực vật quý
hiếm trên núi đá vôi, bảo vệ tính đa dạng sinh học trong khu vực góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư trong khu vực cũng như cho các
vùng lân cận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm và định nghĩa về đa dạng sinh học
Trên thế giới đa dạng sinh học đã được nghiên cứu từ lâu, tuy nhiên phải
đến những năm 1990 của thế kỷ 20 vấn đề này mới thực sự trở nên cấp thiết và
thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và nhiều quốc gia. Cho
đến nay có nhiều khái niệm (định nghĩa) về ĐDSH đã được đưa ra.
Theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF, 1990) [30] ĐDSH là sự
phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi
sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng
phức tạp cùng tồn tại trong một môi trường. Như vậy, ĐDSH được xem xét ở cả
3 mức độ: ĐDSH ở mức độ loài là gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ
vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. ĐDSH ở mức độ gen là sự
khác nhau giữa các loài, giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như
giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. ĐDSH ở mức độ hệ sinh
thái là sự khác nhau của các loài giữa các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như
các quần xã sinh vật tồn tại.
Trong bản Công ước về bảo tồn ĐDSH được thông qua tại hội nghị
thượng đỉnh tại Rio de Janeiro (Braxin, 1992) [13] định nghĩa “ĐDSH là
tính khác biệt, muôn hình muôn vẻ về cấu trúc, chức năng và các đặc tính
khác giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn bao gồm hệ sinh thái trên đất liền và
các hệ sinh thái dưới nước”.
Ở trong nước theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [47] "ĐDSH là toàn bộ các
dạng sống khác nhau của cơ thể sống trên trái đất gồm các sinh vật phân cắt đến
động, thực vật ở trên cạn cũng như dưới nước, từ mức độ phân tử AND đến các
quần thể sinh vật kể cả xã hội loài người. Ông cho rằng khoa học nghiên cứu về
tính đa dạng đó gọi là ĐDSH”.
Trong cuốn "Kế hoạch hành động đa dạng Việt Nam", (1995) [13] đưa ra định
nghĩa: "ĐDSH là tập hợp tất cả các nguồn sống trên hành tinh chúng ta, bao gồm
tổng số các loài động, thực vật, tính đa dạng phong phú trong từng loài, tính đa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
dạng của các hệ sinh thái trong các cộng đồng sinh thái khác nhau hay là tập hợp
của các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác
nhau". Trong định nghĩa này tác giả đã đề cập đến mức độ đa dạng ở mức độ loài
và hệ sinh thái, nhưng chưa đề cập đến mức đa dạng gen (đa dạng di truyền).
Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững của Trương Quang Học
(2001) [23] đã định nghĩa "ĐDSH là thuật ngữ dùng để mô tả sự phong phú và
đa dạng của giới tự nhiên. Đa dạng là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi
nguồn, trong các hệ sinh thái trên đất liền, dưới biển và các hệ sinh thái dưới
nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên".
Trong cuốn "Đa dạng sinh học cho sự phát triển" của Viện Tài nguyên gen
và thực vật quốc tế IPGRI [67], thì đa dạng sinh học được định nghĩa như sau:
"Đa dạng sinh học là sự biến dạng trong cơ thể sống và các phức hệ sinh thái mà
chúng sống. Đa dạng sinh học có 3 mức độ là đa dạng di truyền, đa dạng loài và
đa dạng hệ sinh thái". Trong định nghĩa này đã đề cập đến 3 mức độ về đa dạng
đó là đa dạng loài, đa dạng gen và đa dạng hệ sinh thái. Song vẫn còn chung
chung vì vẫn chưa đề cập tới không gian và môi trường sống của sinh vật.
Như vậy, trên thế giới cũng như ở trong nước có nhiều định về ĐDSH đã
được đưa ra. Tuy có khác nhau nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống
nhất cho rằng ĐDSH là sự khác biệt hay tính muôn hình muôn vẻ của thế giới
sinh vật trên toàn trái đất. Sự khác biệt đó bao gồm 3 mức độ sau:
- Đa dạng ở mức độ di truyền: Mỗi loài sinh vật và thậm chí trong một cá thể
của loài đều có phân tử AND đặc trưng cho loài. Tính đặc trưng này được thể hiện
qua số lượng và trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử AND, qua hàm lượng
trong nhân tế bào và tỷ lệ giữa các cặp bazơ A+T/G+X. Trật tự các nucleotit trong
các gen có liên quan đến qui định các tính trạng và các đặc tính cơ thể. Trong quá
trình tiến hóa của sinh vật từ thấp đến cao, hàm lượng AND trong các tế bào cũng
được tăng lên. Đó là sự biểu hiện của đa dạng gen [44]
- Đa dạng mức độ loài: Là phạm trù chỉ mức độ phong phú về số lượng
các loài hoặc số lượng phân loài (loài phụ) trên trái đất, ở một vùng địa lý,
trong một quốc gia hay một sinh cảnh nhất định. Loài là một nhóm cá thể khác
biệt với các nhóm cá thể khác về mặt sinh học và sinh thái. Các cá thể trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
loài có vật chất di truyền (giao phối, giao phấn) với nhau và các thế hệ con cái
hữu thụ (có khả năng sinh sản tiếp). Như vậy, các cá thể trong loài chứa toàn bộ
thông tin di truyền của loài. Vì vậy, tính đa dạng loài hoàn toàn bao trùm tính
đa dạng di truyền và thường được coi trọng nhất khi đề cập đến tính ĐDSH.
- Đa dạng ở mức độ sinh thái: Thể hiện bằng sự khác nhau của các kiểu
quần xã sinh vật tạo nên. Quần xã sinh vật được xác định bởi các loài sinh vật
trong một sinh cảnh nhất định cùng các mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong
loài và giữa các loài với nhau. Quần xã sinh vật cũng quan hệ với môi trường vật
lý tạo thành một hệ sinh thái. Hệ sinh thái là một cấu trúc và chức năng sinh
quyển bao gồm các quần xã động, thực vật, các quần xã vi sinh vật, thổ nhưỡng
(đất) và các yếu tố khí hậu. Các thành phần này liên hệ với nhau thông qua các
chu trình vật chất và năng lượng (chu trình sinh địa hoá). Cao hơn nữa, định
nghĩa này đã đề cập đến xã hội loài người đó là đa dạng các loại hình văn hoá
dân tộc. Đây là một quan điểm mới được đề cập đến mang tính nhân đạo và sự
công bằng xuất phát từ đạo đức, đó chính là câu trả lời cho một phần của câu hỏi
vì sao phải bảo tồn ĐDSH.
1.2. Tính cấp thiết của vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học
Tháng 6 năm 1992, hội nghị thượng đỉnh bàn về môi trường và đa dạng
sinh vật được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) có 150 nước ký vào Công ước
về đa dạng sinh vật và bảo vệ chúng. Sau hội nghị này, có nhiều cuộc hội thảo đã
được tổ chức nhằm thảo luận chiến lược và kế hoạch hành động để bảo vệ đa
dạng sinh học; nhiều tổ chức quốc tế hay khu vực được thành lập thành mạng
lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Đặc
biệt, nhiều nước đã xây dựng các bộ luật bảo vệ đa dạng sinh học. Có thể
nêu một số luật của các nước như:
- Luật bảo về đời sống hoang dã 1991 của Trung Quốc.
- Luật bảo tồn hệ động vật và thực vật bị đe dọa 1994 của Nhật Bản.
- Luật bảo vệ động vật 1997 của Ba Lan.
- Luật bảo về giống thực vật 1997 của brazil.
- Luật đa dạng sinh học rừng 1997 của Mỹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
- Luật bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH 1999 của Ôxtraylia.
- Luật bảo tồn thiên nhiên năm 2002 của Đức.
- Luật đa dạng sinh học, luật bảo vệ đời sống hoang dã 2003 của Ấn Độ.
Cùng với các văn bản pháp luật nêu trên, nhiều công trình nghiên cứu nhằm
mục đích tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ
năng trong bảo vệ, khai thác và sử dụng bền vũng đa dạng sinh học đã được xuất
bản. Có thể nêu số tài liệu đáng chú ý sau:
- Tầm quan trọng của đa dạng sinh vật - The importance of biological
diversity của WWF năm 1990.
- Chiến lược bảo tồn thế giới - Wold conservation strategy IUCN, IUNEP
của WWF năm 1990.
- Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới - Conserving the World’s biological
diversity của Wri, Wcu, WB, WWF năm 1991.
- Hãy quan tâm tới trái đất - Caring for the earth của Wri, Wcu, WB và
WWF năm 1991.
- Đánh giá đa dạng sinh học toàn cầu - Global biodiversity assessment của
WCMC năm 1995
Tất cả các tài liệu đã được xuất bản đều nhằm mục đích hướng dẫn và đề ra
các phương pháp để bảo tồn đa dạng sinh học, làm nền tảng cho công tác bảo tồn
và phát triển trong tương lai [30].
Đã có nhiều tổ chức quốc tế được ra đời nhằm bảo vệ và phát triển đa dạng
sinh vật như: Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN), Chương trình Môi
Trường Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện
Tài nguyên Di truyền Quốc tế (IPGRI)
1.3. Nghiên cứu về đa dạng thực vật
1.3.1. Trên thế giới
1.3.1.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật
Việc nghiên cứu các hệ thực vật và thảm thực vật trên thế giới đã có từ lâu
với nhiều bộ thực vật chí của các nước đã hoàn thành. Ở đây tôi xin điểm qua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
những công trình nghiên cứu có giá trị được xuất hiện vào thế kỷ XIX - XX như:
Thực vật chí Hồng Kông, 1861; Thực vật chí Australia, 1866; Thực vật chí vùng
tây Bắc và trung tâm Ấn Độ, 1874; Thực vật chí Ấn Độ (1872-1897); Thực vật
chí Miến Điện, 1877; Thực vật chí Malaixia, 1892 - 1925; Thực vật chí Hải Nam,
1972-1977; Thực vật chí Vân Nam, 1977; Ở Nga từ năm 1928 đến 1932 được
xem là thời kỳ mở đầu cho việc nghiên cứu hệ thực vật cụ thể (dẫn theo Từ Minh
Tiệp, 2000)[46].
Tolmachev.I [73] cho rằng chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để có
thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống, nhưng không có sự phân hóa về
mặt địa lý, ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể, ông đã đưa ra nhận định là số loài
của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường là 1500-2000 loài.
Cho đến nay, trên thế giới chưa có con số thống kê chính xác tổng số loài
thực vật. Một số nhà thực vật học dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên
thế giới vào khoảng 500.000 – 600.000 loài. Al. A. Phêđôrốp (1965) dự đoán thế
giới có khoảng: 300.000 loài thực vật hạt kín; 5.000 – 7.000 loài thực vật hạt trần;
6.000 – 10.000 loài quyết thực vật; 14.000 – 18.000 loài rêu; 19.000 – 40.000 loài
tảo; 15.000 – 20.000 loài địa y; 85.000 – 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc
thấp khác. Đối với từng châu lục, G. N. Slucop (1962) đưa ra số lượng các loài thực
vật hạt kín phân bố ở các châu lục như sau (dẫn theo Đào Ngọc Tú, 2010) [59].
- Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài trong đó: Hoa Kỳ + Canada: 25.000 loài;
Mehico + Trung Mỹ: 17.000 loài; Nam Mỹ: 56.000 loài; Đất lửa + Nam
cực: 1.000 loài.
- Châu Âu có khoảng 15.000 loài trong đó: Trung và Bắc Âu: 5.000 loài;
Nam Âu, vùng Ban căng và Capcasơ: 10.000 loài.
- Châu Phi có khoảng 40.500 loài trong đó: các vùng nhiệt đới ẩm: 15.500
loài; Madagasca: 7.000 loài; Nam Phi: 6.500 loài; Bắc Phi, Angieri, Ma Rốc
và các vùng phụ cận khác: 4.500 loài; Abitxini: 4.000 loài; Tuynidi và Ai
cập: 2.000 loài; Xomali và Eritrea: 1.000 loài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Châu Á có khoảng 125.000 loài trong đó: Đông Nam Á: 80.000 loài; các
khu vực nhiệt đới Ấn Độ: 26.000 loài; Tiểu Á: 8.000 loài; Viễn đông thuộc
Liên bang Nga, Triều Tiên, Đông bắc Trung Quốc: 6.000 loài; Xibêria
thuộc Liên bang Nga, Mông Cổ và Trung Á: 5.000 loài.
- Châu Úc có khoảng 21.000 loài trong đó: Đông Bắc Úc: 6.000 loài; Tây
Nam Úc: 5.500 loài; Lục địa Úc: 5.000 loài; Taxman và Tây tây lan: 4.500
loài [19].
Lecointre và Guyader (2001) [20] đưa con số thống kê số loài thực vật bậc
cao đã được mô tả trên toàn thế giới gồm có Nấm (Fungi) có 100.800 loài,
nghành Rêu (Bryophyta) 15.000 loài, ngành Thông đất (Lycopodiphyta) 1275
loài, ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 9.500 loài, ngành Thông (Pinophyta) 601
loài và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 233.885 loài (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Số loài thực vật được mô tả trên toàn thế giới
Bậc phân loại
Tên thƣờng gọi
Số loài mô tả
% số loài đã đƣợc
mô tả
Fungi
Nấm
100.800
5,80
Bryophyta
Ngành Rêu
15.000
0,90
Lycopodiophyta
Ngành Thông đất
1.275
0,07
Polypodiophyta
Ngành Dương xỉ
9.500
0,50
Pinophyta
Ngành Thông
601
0,03
Magnoliophyta
Ngành Ngọc lan
233.885
13,40
(Nguồn: Giáo trình đa dạng sinh học, Đại học Huế, 2007)
1.3.1.2. Nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật
Các yếu tố cấu thành nên một hệ thực vật nào đó không chỉ khác nhau về
thành phần phân loại mà còn khác nhau về sự phân bố địa lý, nguồn gốc địa lý và
cả thời kỳ địa chất [47].
Phân tích các yếu tố địa lý thực vật là một trong những yếu tố quan trọng
khi nghiên cứu một hệ thực vật hay bất kỳ một khu hệ sinh vật nào để hiểu bản
chất cấu thành của nó làm cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và dẫn giống vật
nuôi, cây trồng,… Phân tích các loài thành các nhóm căn cứ vào sự giống nhau ít
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
hay nhiều về khu phân bố của chúng. Tập hợp các loài của một hệ thực vật có khu
phân bố ít nhiều giống nhau tập hợp lại thành một yếu tố địa lý. Tập hợp tất cả các
yếu tố địa lý của hệ thực vật (tính %) là phổ các yếu tố địa lý của hệ thực vật đó.
Mặc dù vậy, việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành của hệ thực vật cũng rất phức
tạp và phải phụ thuộc vào khả năng, ý định của từng tác giả cũng như nguồn tài
liệu cho phép. Việc chia nhóm phân bố phải đảm bảo nguyên tắc mỗi yếu tố địa lý
của hệ thực vật bao gồm tất cả các loài của hệ thực vật đó có khu phân bố ít nhiều
giống nhau. Các yếu tố địa lý này được chia thành 2 nhóm: nhóm các yếu tố đặc
hữu và nhóm các yếu tố di cư. Các loài thuộc nhóm các yếu tố đặc hữu thể hiện ở
sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc nhóm các yếu tố di
cư chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó.
1.3.1.3. Những nghiên cứu về đa dạng thành phần loài
Trên thế giới những nghiên cứu về thành phần loài đã được tiến hành từ khá
lâu. Ở Liên Xô (cũ) có các nghiên cứu của Vưsotxki (1915), Alokhin (1904),
Craxit (1927), Sennhicốp (1933), Creepva (1978),… Theo các tác giả thì mỗi
vùng sinh thái khác nhau sẽ hình thành những kiểu thảm thực vật khác nhau. Sự
khác biệt này được thể hiện bởi thành phần loài, nhóm dạng sống, cấu trúc và
động thái của thảm thực vật. Vì vậy, nghiên cứu thành phần, dạng sống của hệ
thực vật là chỉ tiêu quan trọng trong phân loại thảm thực vật [42].
Ramakrishman (1981 – 1992) nghiên cứu thảm thực vật sau nương
rẫy ở vùng Tây bắc Ấn Độ đã nhận định rằng chỉ số đa dạng loài rất
thấp, chỉ số loài ưu thế đạt cao nhất ở pha đầu của quá trình diễn thế và giảm
dần theo thời gian bỏ hoá.
Longchun và cộng sự (1993), nghiên cứu về đa dạng thực vật ở hệ sinh thái
nương rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã nhận xét: khi nương
rẫy bỏ hoá được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài; bỏ hoá 19 năm thì có 60 họ,
134 chi và 167 loài [53].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
1.3.1.4. Những nghiên cứu tính đa dạng về dạng sống
Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều
kiện môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ
chặt chẽ của các dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự
tác động của điều kiện sinh thái đối với loài thực vật.
Bảng phân loại dạng sống cây thuộc thảo đã được lập ra lần đầu tiên bởi
Canon (1911). Với cây thảo, đặc điểm phần dưới đất đóng vai trò rất quan trọng
trong phân chia dạng sống, nó biểu thị mức độ khắc nghiệt khác nhau của môi
trường sống, là phần sống lâu năm của cây. Vì thế việc sử dụng phần dưới đất để
làm tiêu chuẩn phân chia dạng sống sẽ giúp cho ta đánh giá đúng hơn kiểu thảm,
những đặc điểm đặc trưng của môi trường [16].
I. K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thường
xanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên
mặt đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có thời
kỳ sinh trưởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển
lâu năm. G. N. Vưxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp cây
nhiều năm và lớp cây hàng năm [43].
Raunkiaer (1934) [72] chọn vị trí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất trong
suốt thời gian bất lợi trong năm để phân chia dạng sống thực vật. Theo đó có 5
nhóm dạng sống cơ bản như sau:
(1) Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất
a) Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg)
b) Cây lớn có chồi trên đất cao 8 – 30m (Me)
c) Cây nhỏ có chồi trên đất 2 - 8m (Mi)
d) Cây nhỏ có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na)
e) Cây có chồi trên đất leo quốn (Lp)
f) Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)
g) Cây có chồi trên đất thân thảo (Hp)
h) Cây mọng nước (Succ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
(2) Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất
(3) Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn
(4) Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn
(5) Therophytes (Th): nhóm cây sống 1 năm
Tác giả đã tính toán cho hơn 1.000 loài cây ở các vùng khác nhau trên trái
đất và tìm được tỷ lệ % trung bình cho từng loài, gộp lại thành phổ dạng sống
tiêu chuẩn (ký hiệu SN)
Ph
Ch
Hm
Cr
Th
46
9
26
6
13
Hay SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 Hm + 6 Cr + 13 Th
Xêrêbriacốp (1964) [59] đưa ra bảng phân loại dạng sống khác có tính chất
sinh thái học hơn so với bảng phân loại của Raunkiaer. Trong bảng phân loại
này, ngoài những dấu hiệu hình thái sinh thái ông đã sử dụng cả những dấu hiệu
về vận hậu như ra quả nhiều lần hay một lần trong cả đời của cá thể và phân chia
thành các bậc: ngành, kiểu, lớp và lớp phụ; các đơn vị nhỏ hơn là nhóm, nhóm
phụ, tổ và các dạng đặc thù. Bảng phân loại này không gồm cây thuỷ sinh.
Như vậy, khi nghiên cứu hệ thực vật ở một khu vực cụ thể, các tác giả đều
phân chia và sắp xếp các loài thực vật thành các nhóm dạng sống tùy theo tiêu
chí của từng tác giả. Trong số đó thì hệ thống phân của Raunkiaer vừa đảm bảo
tính khoa học vừa dễ áp dụng vì nó dựa trên những đặc điểm cơ bản của thực vật,
nghĩa là dựa trên đặc điểm cấu tạo, phương thức sống của thực vật, đó là kết quả
tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường tạo nên.
1.3.1.5. Những nghiên cứu về tính đa dạng thảm thực vật
Thảm thực vật là khái niệm rất quen thuộc, có nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước đưa ra các định nghĩa khác nhau. Thái Văn Trừng (1978) [57] cho
rằng thảm thực vật là các quần hệ thực vật phủ trên mặt đất như một tấm thảm
xanh. Trần Đình Lý (1998) [39] cho rằng thảm thực vật là toàn bộ lớp phủ thực
vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thảm thực vật trên toàn bộ bề mặt trái
đất. Thảm thực vật là một khái niệm chung chưa chỉ rõ đối tượng cụ thể nào. Nó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có định nghĩa kèm theo như: thảm thực vật
cây bụi, thảm thực vật rừng ngập mặn…
H.G. Champion (1936) [67] khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến
Điện đã phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: nhiệt đới, á nhiệt
đới, ôn đới và núi cao.
Maurand (1943) L. [72] nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã chia
thảm thực vật Đông Dương thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và
vùng trung gian. Đồng thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó.
* Những nghiên cứu thảm thực vật trên núi đá vôi
Để góp phần xây dựng những nguyên lý và đề cập đến nhiều biện pháp kỹ
thuật về kinh doanh rừng mưa nhiệt đới đã có nhiều tác giả nước ngoài như:
Richard P. W. (1952), Catinot (1965), G. Baur (1970), Lampard (1989) chỉ ra
rằng rừng nhiệt đới rất đa dạng phong phú về thành phần loài. Sự đa dạng trong
thành phần loài của thảm thực vật rừng phụ thuộc vào quá trình tái sinh tự nhiên.
Viện Lâm nghiệp Quảng Tây và Quảng Đông (Trung Quốc) đã tiến hành
nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây trên núi đá vôi như: Tông
dù, Mắc rạc (Dầu choòng), Xoan nhừ, Lát hoa, Nghiến, trong thời kỳ 1985-
1998. Những nghiên cứu đó đã được tổng kết sơ bộ sau nhiều hội thảo khoa học
ở Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với sự tham gia của nhiều nhà khoa học lâm
nghiệp đầu ngành của nước này và những hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật phục
hồi rừng trên núi đá vôi đã được xây dựng. Tuy nhiên, những nguyên lý về phục
hồi và phát triển rừng trên núi đá vôi chưa được tổng kết một cách có hệ thống
nên việc áp dụng những hướng dẫn này cho nhiều quốc gia khác, trong đó có
Việt Nam còn khiêm tốn và đang trong giai đoạn thử nghiệm. (dẫn theo Bùi Thế
Đồi, 2001) [21].
1.3.2. Ở Việt Nam
1.3.2.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật
Ngay từ thế kỷ XVIII, Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về
thực vật của các tác giả người nước ngoài như: Loureiro (1790), Pierre (1879 –
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
1907), Lecomte (1907 - 1937) [69]. trong cuốn thực vật chí Đại cương Đông
Dương và các tập bổ sung tiếp theo đã mô tả và ghi nhận có khoảng 240 họ với
khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao có mạch. Theo Phạm Hoàng Hộ (1991 -
1993) [24] hệ thực vật ở Việt Nam có 10.500 loài.
Phan Kế Lộc (1970) đưa ra con số hệ thực vật miền bắc Việt Nam có 5.609
loài thuộc 1660 chi và 240 họ [35]. Cũng tác giả (1998) đưa ra dẫn liệu cho thấy
số loài thực vật bậc cao có mạch đã biết là 9.653 loài, thuộc 2.011 chi, 291 họ.
Nếu kể cả 733 loài cây trồng đã được nhập nội thì tổng số loài thực vật bậc cao
có mạch biết được ở Việt Nam đã lên tới 10.386 loài, thuộc 2.257 chi và 305 họ,
chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới.
Đồng thời cho biết hệ thực vật nước ta gồm các yếu tố của hệ thực vật Indonesia
– Malaisia, Nam Trung Hoa, Ấn Độ - Trung và Nam Tiểu Á.
Nguyễn Tiến Bân (1997) [4] trong cuốn “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các
họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” đã mô tả khóa phân loại của 265 họ và khoảng
2.300 chi.
Trong cuốn "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" [6] các nhà nghiên cứu
đã đưa ra số liệu thống kê hệ thực vật Việt Nam gồm 368 loài vi khuẩn lam (Tiền nhân -
Procaryota ), 2.200 loài nấm (Fungi), 2.176 loài tảo (Algae), 841 loài rêu (Bryophyta), 1
loài khuyết lá thông (Psilotophyta), 53 loài thông đất (Lycopodiophyta), 2 loài cỏ Tháp
bút (Equisetophyta), 691 loài dương xỉ (Polipodiophyta), 69 loài hạt trần
(Gymnospermae), và khoảng 10.000 loài (trên 850 taxon dưới loài-phân loài, thứ,
dạng, ) hạt kín (Angiospermae), đưa tổng số loài thực vật Việt Nam lên gần
20.000 loài. Cho đến nay, đây là danh lục thực vật đầy đủ nhất ở Việt Nam đã
được cập nhật tên khoa học, tên đồng nghĩa cũng như phân bố của chúng ở Việt
Nam và trên Thế giới.
Ngoài những công trình trên, còn có nhiều công trình nghiên cứu về hệ
thực vật ở các vùng, khu vực hay các trong cả nước: Phan Kế Lộc (1978)
[35]; Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1983) [3]; Lê Mộng Chân (1994) [11];
Đỗ Tất Lợi (1995) [37]; Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 1998) [47, 48]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Để phục vụ công tác khai thác tài nguyên Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã
công bố 7 tập Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988) [61]. Trần Đình Lý và cộng
sự (1993) công bố 1.900 cây có ích ở Việt Nam; Võ Văn Chi (1997) công bố từ
điển cây thuốc Việt Nam; Viện Dược liệu (2004) cho ra cuốn cây thuốc và động
vật làm thuốc,
Trong vài thập kỷ vừa qua, các nhà khoa học đã bổ sung thêm nhiều loài
mới vào danh sách các loài của Việt Nam, trong đó có một số loài mới cho khoa
học. Trong giai đoạn 1993-2002, có 13 chi, 222 loài và 30 taxon dưới loài đã
được ghi nhận. Có 2 họ, 19 chi và hơn 70 loài được ghi nhận mới cho hệ thực vật
Việt Nam. Trong đó có 3 loài mới cho khoa học thuộc ngành Hạt trần. Tỷ lệ phát
hiện loài mới nhiều nhất là họ Lan (Orchidaceae) với 3 chi mới và 62 loài [62].
1.3.2.2. Nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật
Thành phần của một hệ thực vật nào đó không chỉ khác nhau về số lượng
mà còn khác nhau về yếu tố địa lý [24].
Phân tích và đánh giá các yếu tố địa lý trước tiên phải kể đến các công trình
của Gagnepain trong tác phẩm “Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương”.
Theo ông hệ thực vật Đông Dương có các yếu tố sau:
Yếu tố Trung Quốc 33,8%
Yếu tố Xích kim – Himalaya 18,5%
Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác 15,0%
Yếu tố đặc hữu bán đảo Đông Dương 11,9%
Yếu tố nhập nội và phân bố rộng 20,8%
Theo Pócs Tamás (1965) hệ thực vật Bắc Việt Nam gồm các yếu tố như
sau:
+ Nhân tố đặc hữu
39,90%
Đặc hữu Việt Nam
32,55%
Đặc hữu Đông Dương
7,35%
+ Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới
55,27%
Từ Trung Quốc
12,89%
Từ Ấn Độ và Himalaya
9,33%
Từ Malaysia – Indonesia
25,69%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Từ các vùng nhiệt đới khác
7,36%
+ Nhân tố khác
4,83%
Ôn đới
3,27%
Thế giới
1,56%
+ Nhân tố nhập nội, trồng trọt
3,08%
Tổng:
100%
Thái Văn Trừng (1978) cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số loài
đặc hữu. Nhưng khi thảo luận tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ Nam Trung Hoa
và nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam làm một và căn cứ vào khu phân bố hiện
tại, nguồn gốc phát sinh của loài đó đã nâng tỷ lệ các loài đặc hữu bản địa lên
50% (Tương tự 45,7% theo Gagnepain và 52,79% theo Pócs Tamás), còn yếu tố
di cư chỉ chiếm tỷ lệ 39,0% (trong đó từ Malaysia – Indonesia là 15%, từ
Hymalaya – Vân Nam – Qúi Châu là 10% và từ Ấn Độ - Miến Điện là 14%), các
nhân tố khác theo tác giả chỉ chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3% ôn đới và 1% thế
giới), nhân tố nhập nội vấn là 3,08%.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) căn cứ vào các khung phân loại của Pócs Tamás
(1965) [73] Ngô Chính Dật (1993) [50] đã xây dựng thang phân loại các yếu tố
địa lý thực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng vào cho việc sắp xếp các chi
thực vật Việt Nam vào các yếu tố địa lý như sau:
1. Yếu tố toàn cầu
2. Yếu tố Liên nhiệt đới
2 - 1.Yếu tố Á – Mỹ
2 - 2. Yếu tố Á – Phi – Mỹ
3. Yếu tố cổ nhiệt đới
3 - 1. Yếu tố Á – Úc
3 - 2. Yếu tố Á – Phi
4. Yếu tố nhiệt đới châu Á
4 - 1. Yếu tố Đông Dương – Malêzi
4 - 2. Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ
4 - 3. Yếu tố Đông Dương - Himalaya
4 - 4. Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Hoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
4 - 5. Yếu tố Đông Dương
5. Yếu tố ôn đới
5 - 1. Yếu tố Đông Á – Nam Mỹ
5 - 2. Yếu tố ôn đới Cổ thế giới
5 - 3. Yếu tố ôn đới Địa Trung Hải
5 - 4. Yếu tố Đông Nam Á
6. Yếu tố đặc hữu Việt Nam
6 - 1. Cận đặc hữu
6 - 2. Yếu tố đặc hữu miền Bắc - Trung
7. Yếu tố cây trồng
Từ khung phân loại các yếu tố địa lý đó tác giả và cộng sự đã lần lượt xác
định các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật một số Vườn Quốc gia và Khu
Bảo tồn thiên nhiên của nước ta: Vườn Quốc gia Bạch Mã (2003), Vườn Quốc
gia Pù Mát (2004), Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang (2006).
Nguyễn Đức Ngắn (2004), đưa ra nhận xét cho rằng hệ thực vật của Vườn
quốc gia Núi Chúa có quan hệ thân thuộc với khu hệ thực vật Malaixia -
Indonexia, khu hệ thực vật Ấn Độ - Miến Điện, khu hệ thực vật á nhiệt đới và ôn
đới vùng Himalaya - Vân Nam - Quý Châu (Trung Quốc), khu hệ thực vật Bắc
Việt Nam - Nam Trung Quốc [41].
Từ Minh Tiệp (2000), khi nghiên cứu về hệ thực vật Vườn quốc gia Ba Bể
cho thấy hệ thực vật Vườn quốc gia Ba Bể có yếu tố Nhiệt đới châu Á chiếm tỷ
lệ lớn nhất (61,62%), tiếp đến là yếu tố đặc hữu Việt Nam (chiếm 21,04%), yếu
tố nhiệt đới châu Á - châu Úc và yếu tố chưa xác định mỗi yếu tố đều chiếm
2,79%, yếu tố cây trồng chiếm 2,42%, tiếp theo là yếu tố liên nhiệt đới (1,60%),
còn lại các yếu tố khác không vượt quá 1% [46].
Nguyễn Gia Lâm (2003), cho rằng hệ thực vật Bình Định gồm những loài
có nguồn gốc phát sinh từ phía Bắc như Họ Dẻ, họ De, họ Chè, họ Ngọc lan;
những loài có nguồn gốc từ phía Nam lên gồm các loài thuộc họ Dầu, họ Tử vi,
họ Gạo, họ Bứa [32].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Ngô Tiến Dũng và cộng sự (2002), đã nghiên cứu yếu tố địa lý thực vật của
hệ thực vật ở Vườn quốc gia YokĐôn. Kết quả cho thấy Yếu tố toàn cầu (6 loài),
Yếu tố liên nhiệt đới (20 loài), Yếu tố nhiệt đới châu Á - Châu Mỹ (6 loài), Yếu
tố cổ nhiệt đới (5 loài), Yếu tố nhiệt đới châu Á - châu Úc (20 loài), Yếu tố nhiệt
đới châu Á - châu Phi (9 loài), Yếu tố nhiệt đới châu Á (79 loài); Yếu tố Đông
Nam Á (36 loài); Yếu tố nhiệt đới lục địa châu Á (52 loài); Lục địa Đông Nam Á
(63 loài); Yếu tố bán đảo Đông Dương và Nam Trung Quốc (71 loài); Yếu tố
Đông Dương (41 loài); Yếu tố ôn đới Bắc (không có loài nào); Yếu tố Đông Á -
Bắc Mỹ (2 loài); Yếu tố ôn đới cổ thế giới (không có loài nào); Yếu tố ôn đới Địa
Trung Hải - Châu Âu và châu Á (không có loài nào); Yếu tố Đông Á (12 loài);
Yếu tố đặc hữu Việt Nam (27 loài) chiếm 4,77% tổng số loài trong hệ; Yếu tố
gần đặc hữu Việt Nam (28 loài); Yếu tố đặc hữu YokĐôn (43 loài); Yếu tố chưa
xác định (46 loài). Tác giả kết luận, hệ thực vật VQG YokĐôn hoàn toàn mang
tính chất nhiệt đới chiếm trên 97%, trong khi các yếu tố ôn đới rất thấp (2,4%).
Nổi bật nhất là yếu tố nhiệt đới châu Á (chiếm 60,4%), tiếp sau là yếu tố đặc hữu
(chiếm 17,3%), còn các yếu tố khác không đáng kể [18].
1.3.2.3. Những nghiên cứu về dạng sống
Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều
kiện môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ
chặt chẽ của các dạng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác
động của điều kiện sinh thái đối với loài thực vật.
Phổ dạng sống được biểu thị bằng một biểu thức cộng các nhóm dạng sống
(tính theo %). Thông qua phổ dạng sống có thể biết được đặc tính sinh thái của
hệ thực vật. Đây là cơ sở để thể so sánh về điều kiện sinh thái học của hệ thực vật
ở vùng này với hệ thực vật ở vùng khác.
Một số công trình nghiên cứu về dạng sống ở Việt Nam như: Doãn Ngọc
Chất (1969) nghiên cứu dạng sống của một số loài thực vật thuộc họ Hoà thảo.
Hoàng Chung (1980) thống kê thành phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ Bắc