Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của các thời điểm thu hoạch đến năng suất, chất lượng của các dòng, giống sắn tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 134 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


PHẠM THỊ LINH

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC THỜI ĐIỂM THU HOẠCH
ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CỦA CÁC DÒNG,
GIỐNG SẮN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Trồng Trọt



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VIẾT HƢNG
GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN










Thái nguyên, năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


PHẠM THỊ LINH

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC THỜI ĐIỂM THU HOẠCH
ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CỦA CÁC DÒNG,
GIỐNG SẮN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
MÃ NGÀNH: 60.62.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VIẾT HƢNG
GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN









Thái nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ đề tài nào khác. Mọi trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự nhất trí của ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và sự quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa Sau Đại Học, Tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và ảnh
hưởng của các thời điểm thu hoạch đến năng suất, chất lượng của các
dòng, giống sắn tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”: Tại Trung
tâm Thực hành Thực nghiệm trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài của mình, để có đƣợc kết quả nhƣ vậy,
trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo hƣớng dẫn,
nhà trƣờng và khoa, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài của mình. Tôi xin chân thành cám ơn:
GS.TS Trần Ngọc Ngoạn - Phó hiệu trƣởng trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
TS. Nguyễn Viết Hƣng, giảng viên khoa Nông học trƣờng Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên

Ban giám hiệu Nhà trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Ban Chủ nhiệm khoa Sau Đại Học trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
Trung Tâm thực hành thực nghiệm trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
Do còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên không
tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong đƣợc sự giúp đỡ, góp ý kiến bổ sung của các
thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2010
Học viên


Phạm Thị Linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
I. Đặt vấn đề 1
II. Mục đích 3
III. Ý nghĩa 3
1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu sắn trên thế giới 4
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới 4
2.2.2. Tình hình nghiên cứu sắn trên thế giới 8
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu giống sắn trên thế giới 8
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu thời vụ thu hoạch sắn trên thế giới 10
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu sắn trong nước 11
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trong nước 11
2.3.2. Tình hình nghiên cứu sắn trong nước 16
2.3.2.1 Tình hình nghiên cứu về giống sắn ở trong nước 16
2.3.2.2. Tình hình nghiên cứu thời vụ thu hoạch sắn trong nước 18
PHẦN III 19
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.1. Đối tượng nghiên cứu 19
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
3.3. Nội dung nghiên cứu 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu 19
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 19
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 20
PHẦN IV 23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2008-2010 tỉnh Thái Nguyên 23
4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống sắn 23
4.2.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các dòng, giống sắn 26
4.2.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống sắn 28
4.2.3. Tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn 31

4.2.4. Tuổi thọ lá của các dòng, giống sắn 33
4.2.5. Một số đặc điểm nông học của các dòng, giống sắn thí nghiệm 35
4.2.5.1. Chiều cao cây 36
4.2.5.2. Chiều cao thân chính 36
4.2.5.3. Sự phân cành của các dòng, giống sắn 37
4.2.5.4. Tổng số lá trên thân 37
4.2.5.5. Đường kính gốc 38
4.3. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến các yếu tố cấu thành năng
suất, năng suất, chất lượng của các dòng, giống sắn 39
4.3.1. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến chiều dài củ, đường kính
củ, khối lượng củ/gốc 39
4.3.1.1. Chiều dài củ 39
4.3.1.2. Đường kính củ 42
4.3.1.3. Khối lượng củ/ gốc 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4.3.2. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất củ tươi của các
dòng giống sắn 51
4.3.3. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến tỷ lệ chất khô và năng
suất củ khô của các dòng giống sắn 55
4.3.3.1. Tỷ lệ chất khô 55
4.3.3.2. Năng suất củ khô 60
4.3.4. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến tỷ lệ tinh bột và năng suất
tinh bột của các dòng giống sắn 65
4.3.4.1. Tỷ lệ tinh bột 65
4.3.4.2. Năng suất tinh bột 69
4.4. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến hiệu quả kinh tế của các
dòng, giống sắn thí nghiệm 74
PHẦN V 89
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 89

5.1. Kết luận 89
5.2. Đề nghị 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
I. Tiếng Việt 100
II. Tiếng Anh 93
PHỤ LỤC 1: Bảng sử lý số liệu IRRISTAT 94
PHỤ LỤC 2 : Chi phí – hạch toán kinh tế 2 vụ trồng sắn 2008-2010 108
PHỤ LỤC 3: Một số hình ảnh của đề tài 112







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ, cụm từ viết tắt
Chú giải
CSTH
Chỉ số thu hoạch
CIAT
Trung tâm quốc tế nông nghiệp nhiệt đới
NSSVH
Năng suất sinh vật học
NSCT
Năng suất củ tƣơi
NSTB

Năng suất tinh bột
NSCK
Năng suất củ khô
NSTL
Năng suất thân lá
TLCK
Tỷ lệ chất khô
TLTB
Tỷ lệ tinh bột
TB
Trung bình
TLTH
Tỷ lệ thu hoạch
IITA
Viện Quốc tế nông nghiệp nhiệt đới
FAO
Tổ chức nông nghiệp và lƣơng thực thế giới
KHKT
Khoa học kỹ thuật
KHKTNN
Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
XVP(đ/c)
Xanh Vĩnh Phú (đối chứng)
ĐHNLTN
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn trên thế giới giai đoạn 1998-
2008 5
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn ở một số nƣớc trên thế giới
năm 2008 6
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn của Việt Nam giai đoạn
1998-2008 12
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn ở một số vùng của Việt Nam
năm 2008 13
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2008-2010 tỉnh Thái
Nguyên 27
Bảng 4.2: Tỷ lệ nảy mầm và thời gian từ trồng đến mọc của các dòng,
giống sắn thí nghiệm. Số liệu trung bình 02 vụ (2008-2010) 27
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trƣởng chiều cao của các dòng, giống sắn thí
nghiệm. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 29
Bảng 4.4: Tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn thí nghiệm. Số liệu
trung bình 02 vụ (2008 -2010) 32
Bảng 4.5: Tuổi thọ lá của các dòng, giống sắn thí nghiệm. Số liệu trung
bình 02 vụ (2008 - 2010) 34
Bảng 4.6. Một số đặc điểm nông học của các dòng, giống sắn tham gia
thí nghiệm. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 35
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch chiều dài củ. Số liệu
trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 39
Bảng 4.8: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đƣờng kính củ. Số liệu
trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 43
Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch khối lƣợng củ/gốc. Số
liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010). 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của thời vụ thu hoạch đến năng suất củ tƣơi của

các dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 -2010) 51
Bảng 4.11: Bảng anova ảnh hƣởng của thời vụ thu hoạch đến năng
suấtcủ tƣơi của các dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008-
2010) 57
Bảng 4.12: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến tỷ lệ chất khô của các
dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 -2010) 58
Bảng 4.13: Bảng anova ảnh hƣởng của thời vụ thu hoạch đến tỷ lệ chất
khô của các dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 -2010) 60
Bảng 4.14: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất củ khô của
các dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 61
Bảng 4.15: Bảng anova ảnh hƣởng của thời vụ thu hoạch đến năng
suấtcủ khô của các dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 -
2010) 69
Bảng 4.16: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến tỷ lệ tinh bột của
các dòng, giống. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010). 70
Bảng 4.17: Bảng anova ảnh hƣởng của thời vụ thu hoạch đến tỷ lệ tinh
bột của các dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 -2010) 69
Bảng 4.18. Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất tinh bột của
các dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 70
Bảng 4.19: Bảng anova ảnh hƣởng của thời vụ thu hoạch đến năng
suấttinh bột của các dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 -
2010) 80
Bảng 4.20: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến tổng thu của 9
dòng, giống sắn ở 6 thời điểm thu hoạch. Số liệu trung bình 02 vụ
(2008 - 2010) 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bảng 4.21: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến lãi thuần (triệu
đồng/ha) của 9 dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 80
Bảng 4.22:So sánh ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến lãi thuần

của 9 dòng, giống sắn chênh lệch so với giống đối chứng XVP. Số liệu
trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 84



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 4.1: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch chiều dài củ. Số liệu
trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 40
Biểu đồ 4.2: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đƣờng kính củ. Số
liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 46
Biểu đồ 4.3: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch khối lƣợng củ/gốc. Số
liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2009) 49
Biểu đồ 4.4: Ảnh hƣởng của thời vụ thu hoạch đến năng suất củ tƣơi của
các dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 52
Biểu đồ 4.5: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến tỷ lệ chất khô của
các dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 60
Biểu đồ 4.6: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất củ khô của
các dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 62
Biểu đồ 4.7: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến tỷ lệ tinh bột của
các dòng, giống. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 67
Biểu đồ 4.8: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất tinh bột của
các dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 71
Biểu đồ 4.9: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến tổng thu của 9
dòng, giống sắn thí nghiệm. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 76
Biểu đồ 4.10: Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến lãi thuần (triệu

đồng/ha) của 9 dòng, giống sắn. Số liệu trung bình 02 vụ (2008 - 2010) 81
Biểu đồ 4.11: So sánh ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến lãi
thuầncủa 9 dòng, giống sắn so với giống đối chứng XVP. Số liệu trung
bình 02 vụ (2008 - 2010) 85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Cây sắn có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz. Cây sắn có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của Châu Mĩ La Tinh (Crantz, 1976) và đƣợc
trồng cách đây khoảng 5000 năm (CIAT, 1993) [8]. Trung tâm phát sinh cây
sắn đƣợc giả thiết tại vùng Đông Bắc của Brazin thuộc lƣu vực sông Amazon,
nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (Đe Candolle 1886; Rogers,
1965). Trung tâm phân hoá phụ có thể ở Mexico thuộc Trung Mĩ và vùng ven
biển phía Bắc của Nam Mĩ. Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là đƣợc thể
hiện ở những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trƣớc Công
nguyên, di vật củ sắn ở vùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trƣớc Công
nguyên, những lò nƣớng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc
Colombia niên đại 1.200 năm trƣớc Công nguyên, những hạt tinh bột trong
phân hoá thạch đƣợc phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200
trƣớc Công nguyên (Rogers, 1963, 1965). Cây sắn đƣợc du nhập vào Việt
Nam khoảng giữa thế kỷ 18 (Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, 1991) [2].
Hiện tại sắn đƣợc trồng trên 100 nƣớc của vùng nhiệt đới, cận nhiệt
đới, tập trung nhiều ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm
chính của hơn 500 triệu ngƣời trên thế giới (CIAT, 1993) [20], đồng thời cây
sắn cũng là cây thức ăn gia súc, cây hàng hoá xuất khẩu có giá trị để làm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến bột ngọt, rƣợu, cồn, bánh kẹo, mì ăn

liền, v.v…[2], [7], [13], [14].
Củ sắn đƣợc dùng để chế biến tinh bột, sắn lát khô, bột sắn nghiền hoặc
dùng để ăn tƣơi. Từ sắn củ tƣơi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ chế tạo thành
hàng loạt các sản phẩm công nghiệp nhƣ bột ngọt, rƣợu cồn, mì ăn liền,
gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ), bún,
miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia
thực phẩm, phụ gia dƣợc phẩm sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm. Đặc
biệt trong tƣơng lai sắn sẽ là nguyên liệu chính cung cấp cho công nghiệp chế
biến nhiên liệu sinh học (ethanol) [12].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Thân sắn dùng để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô, làm
nấm, làm củi đun. Lá sắn non dùng làm rau xanh giàu đạm và để nuôi tằm,
nuôi cá. Bột lá sắn hoặc lá sắn ủ chua dung trong chăn nuôi nhƣ nuôi lợn, gà,
trâu bò, dê…[12].
Hiện tại, sản phẩm sắn ngày càng thông dụng trong buôn bán, trao đổi
thƣơng mại quốc tế (P.Silvestre, M.Arraudeau, 1991). Sắn dễ trồng, hợp
nhiều loại đất, vốn đầu tƣ thấp, hợp khả năng kinh tế với nhiều hộ gia đình
nông dân nghèo, thiếu lao động, tận dụng đất để lấy ngắn nuôi dài. Cây sắn
cũng có khả năng cạnh tranh cao vì sử dụng hiệu quả tiền vốn, đất đai, tận
dụng tốt các loại đất nghèo dinh dƣỡng. Sắn đạt năng suất cao và lợi nhuận
khá nếu biết sử dụng giống tốt và trồng đúng quy trình canh tác sắn bền vững
[2].
Ở Việt Nam cây sắn là cây lƣơng thực quan trọng đƣợc xếp vào hàng thứ
4 sau lúa, ngô, khoai. Trong những năm gần đây cây sắn ở nƣớc ta đang chuyển
đổi nhanh chóng từ cây lƣơng thực sang cây công nghiệp có lợi thế cao, có thể
cạnh tranh ở thị trƣờng trong nƣớc và trên thế giới [5].
Cây sắn là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến

tinh bột và thức ăn gia súc với sản phẩm khá đa dạng và phong phú. Trƣớc sự
phát triển đó để đáp ứng đƣợc nhu cầu sắn nguyên liệu hiện nay, đòi hỏi các nhà
nghiên cứu phải có các chiến lƣợc phát triển toàn diện, trong đó giống là khâu
tiên phong và đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lƣợng sắn
công nghiệp [5].
Với xu hƣớng phát triển kinh tế thì mục đích tăng lợi nhuận về giá trị
của sản phẩm thu hoạch là rất cần thiết và quan trọng đối với ngƣời sản xuất
mà lợi nhuận lại phụ thuộc vào giá cả của thị trƣờng. Vậy để thu đƣợc lợi
nhuận cao khi bán sản phẩm thì việc xác định thời điểm thu hoạch có năng
suất cao, chất lƣợng tốt phù hợp từng vùng sinh thái là rất quan trọng.
Thời điểm thu hoạch sắn rất có ý nghĩa với ngƣời nông dân về mặt kinh
tế song vấn đề này ở nƣớc ta các công trình nghiên cứu chƣa nhiều nên
nghiên cứu xác định thời điểm thu hoạch sắn có năng suất cao, phẩm chất tốt
vừa có ý nghĩa thực tiễn và lý luận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Với những lí do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
tình hình sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của các thời điểm thu
hoạch đến năng suất, chất lượng của các dòng, giống sắn tại trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên”
II. Mục đích
1. Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của các dòng, giống sắn
nhằm xác định các dòng, giống sắn mới có triển vọng đạt năng suất cao, phẩm
chất tốt để phổ biến ngoài sản xuất ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của các thời điểm thu hoạch đến năng suất,
chất lƣợng của các dòng, giống sắn. Từ đó xác định ra thời điểm thu hoạch
thích hợp nhất đối với từng dòng, giống sắn đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao.
III. Ý nghĩa

1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp học viên củng cố và hệ thống toàn bộ kiến thức đã học áp dụng
vào thực tiễn, tạo điều kiện cho học viên học hỏi thêm những kinh nghiệm
trong sản xuất, trên cơ sở học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn
đã giúp học viên nâng cao đƣợc chuyên môn, nắm đƣợc phƣơng pháp tổ chức
và tiến hành nghiên cứu cũng nhƣ ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất.
2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Góp phần tìm ra các dòng, giống mới có triển vọng để đƣa vào sản xuất
đại trà nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay của ngƣời trồng sắn ở các
tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Đồng thời bắt đầu xác định đƣợc thời
điểm thu hoạch thích hợp với từng dòng, giống sắn để năng suất cao, chất
lƣợng tốt.









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Thứ nhất: Căn cứ vào đặc điểm của cây sắn. Cây sắn có đặc điểm khác
với những cây trồng khác là nó có sự phát triển đồng thời giữa phát triển thân
lá và tích luỹ tinh bột vào củ. Có nghĩa rằng sản phẩm của quá trình quang

hợp đƣợc phân phối cho duy trì phát triển thân lá và phình to của củ. Năng
suất của sắn phụ thuộc vào khả năng quang hợp và chỉ số diện tích lá. Tốc độ
tăng trƣởng tích luỹ vật chất khô của cây tăng khi chỉ số diện tích lá tăng.
Tinh bột đƣợc tích luỹ về củ tăng dần theo thời gian sinh trƣởng. Năng suất
của sắn tăng nhanh nhất từ tháng thứ 6 cho đến tháng 9 sau trồng, sau đó tăng
chậm.
Do đặc điểm khí hậu của miền Bắc nƣớc ta có một mua đông lạnh, khô
hạn kéo dài nên sắn hầu nhƣ bị rụng lá hết vào tháng 2 hàng năm khi nhiệt độ,
ẩm độ, lƣợng mƣa xuống thấp nên cây sắn ngừng sinh trƣởng và năng suất
sắn lúc này dƣờng nhƣ đạt cao nhất. Và ngƣời dân trồng sắn ở miền Bắc
thƣờng thu hoạch sắn từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau vì lúc này thời tiết khô
hanh và sắn dƣờng nhƣ đạt năng suất cao nhất dẫn đến lợi nhuận thu đƣợc
cũng cao nhất, do vậy rất thuận lợi cho thu hoạch và chế biến, bảo quản sắn
lát khô.
Trên đây là cơ sở khoa học để em nghiên cứu làm đề tài này, em tiến
hành nghiên cứu 6 thời điểm thu hoạch sắn khác nhau, để đƣa ra những thời
điểm thu hoạch thích hợp nhất đối với từng dòng, giống sắn về năng suất, chất
lƣợng, hiệu quả kinh tế để ngƣời dân nghiên cứu và áp dụng.
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu sắn trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Trên thế giới sắn đƣợc trồng trên 100 nƣớc có khí hậu nhiệt đới và cận
nhiệt đới từ 30 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam chủ yếu thuộc ba châu lục: Châu
Á, châu Phi và châu Mĩ La Tinh [2], [8], [13], [14]. Diện tích, năng suất và
sản lƣợng sắn trên thế giới đƣợc thể hiện ở bảng 2.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn trên thế giới giai
đoạn 1998 - 2008

Năm
Diện tích
(Triệu ha)
Năng suất
(Tấn/ ha)
Sản lƣợng
(Triệu tấn)
1998
16.56
9.90
164.10
1999
16.56
10.31
170.92
2000
16.86
10.70
177.89
2001
17.17
10.73
184.36
2002
17.31
10.61
183.82
2003
17.59
10.79

189.99
2004
18.51
10.94
202.64
2005
18.69
10.87
203.34
2006
20.50
10.90
224.00
2007
18.39
12.16
223.75
2008
21.94
12.87
238.45
Nguồn: FAO STAT, 2009) [22]
Qua số liệu ở bảng 2.1 ta thấy năm 2008 diện tích trồng sắn trên toàn
thế giới đạt 21.94 triệu ha với năng suất 12.87tấn/ha, tổng sản lƣợng đạt là
238.45 triệu tấn. Diện tích trồng sắn trên toàn thế giới năm 2008 tăng 32.00%
(tƣơng ứng 5.3 triệu ha so với năm 1998), năng suất tăng 30.00% (tƣơng ứng
2.97 tấn/ha so với năm 1998) và sản lƣợng tăng 45.31% (tƣơng ứng 74.35
triệu tấn so với năm 1998) (FAO STAT, 2009) [22].
Có đƣợc kết quả đó là do chiến lƣợc phát triển lƣơng thực toàn cầu đã
thực sự tôn vinh giá trị của cây sắn, vì sắn là cây lƣơng thực dễ trồng, thích

hợp với đất nghèo dinh dƣỡng và là cây công nghiệp có khả năng cạnh tranh
cao với nhiều cây công nghiệp khác (FAO STAT, 2009) [22].
Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lƣợng sắn toàn cầu với dự báo sản
lƣợng năm 2020 sẽ đạt 168.6 triệu tấn. Trong đó, khối lƣợng sản phẩm sử
dụng làm lƣơng thực thực phẩm là 77.2%, làm thức ăn gia súc là 4.4%[2].
Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1993-2020, ƣớc tốc độ tiêu thụ sản phẩm
sắn tăng hàng năm là 1.3%, so với châu Phi là 2.44% và châu Á là 0.84 -
0.96%.[2].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Châu Á cùng với Châu Phi và Châu Mỹ la Tinh là một trong ba vùng
trồng sắn quan trọng nhất trên thế giới [22].
Nƣớc có sản lƣợng sắn cao nhất Châu Á là Thái Lan (27.56 triệu tấn),
kế tiếp là Indonexia (21.59 triệu tấn), Việt Nam (9.39 triệu tấn), Ấn Độ (9.05
triệu tấn), và Trung Quốc (4.36 triệu tấn) [22].
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn ở một số nƣớc trên thế giới
năm 2008
Các chỉ tiêu
Nƣớc
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(1000 tấn)
Nigeria
3.778
11,8

45.721
Congo,demrepublic of
1.851
8,1
15.019
Brazin
1.839
14,0
25.877
Indonesia
1.193
18,0
21.593
Thailan
1.183
23,2
27.565
Mozambique
850
5,9
5.038
Ghana
800
12,0
9.654
Angola
760
11,6
8.840
Tanzania

675
9,7
6.600
Viet Nam
555
16,9
9.395
India
269
33,5
9.053
Uganda
398
12,7
5.072
Côte
390
7,6
2.951
Cameroon
350
6,0
2.100
Madagascar
320
7,6
2.450
Paraguay
300
16,0

4.800
Benin
183
14,3
2.629
China
268
16,2
4.361
Philippin
211
9,1
1.941
Malawi
183
19,0
3.491
Cambodia
179
20,4
3.676
Colombia
165
10,9
1.803
Guinea
139
8,0
1.122
Congo

110
9,0
1.000
(Nguồn: FAO STAT, 2009) [22]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Trên thế giới Nigeria là nƣớc có diện tích trồng sắn lớn nhất trên thế
giới với diện tích 3.778 triệu ha, Côngô 1.851 triệu ha, tiếp đến là Brazin với
diện tích là 1.839 triệu ha, Ấn Độ có năng suất đạt 33,54 tấn/ha là nƣớc có
năng suất đứng đầu thế giới, đứng thứ 2 trên thế giới là nƣớc Thái lan với
năng suất đạt 23,29 tấn/ha, đứng thứ 3 về năng suất là nƣớc Colombia đạt
20,4 tấn/ha, tiếp theo là Braxin đạt 14,0 tấn/ha Do có diện tích lớn nhất thế
giới nên Nigeria là quốc gia có sản lƣợng cao nhất thế giới đạt 45.721 triệu
tấn, tiếp theo Thái lan 27.565 triệu tấn, Braxin đạt 25.877 triệu tấn, Inđonêxia
21.593 triệu tấn
Tổ chức Nông lƣơng thế giới (FAO) xếp sắn là cây lƣơng thực quan trọng
ở các nƣớc đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Sản lƣợng sắn của thế giới
đƣợc tiêu dùng trong nƣớc khoảng 85% (lƣơng thực 58%, thức ăn gia súc 28%,
chế biến công nghiệp 3%, hao hụt 11%), còn lại xuất khẩu dƣới dạng sắn lát khô,
sắn viên và tinh bột (CIAT.19993) [20]. Tinh bột sắn là thành phần quan trọng của
hơn một tỷ ngƣời trên thế giới (www. TTTA.Food market, 2009) [26]. Sắn không
những là cây lƣơng thực mà là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nƣớc trên
thế giới đồng thời cũng là cây hàng hoá xuất khẩu có giá trị nhằm chế biến bột
ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dƣợc
phẩm…[7], [13].
Hiện nay các nƣớc trên thế giới ngoài phần sắn sử dụng ăn tƣơi ra thì
còn dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tinh bột [2], [14].
Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp

chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol). Năm 2008 Trung Quốc đã sản xuất
một triệu tấn ethanol, họ đã thoả thuận với một số quốc gia lân cận để cung
cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ethanol…[2]
Tại Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn đã đƣợc xây
dựng năm 2008. Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất ethanol để
pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5% bắt đầu từ năm 2010 [2].
Các nƣớc nhƣ Lào, Nigeria, Clombia và Uganda cũng đang nghiên cứu
thử nghiệm để sản xuất ethanol (TTTA.Outlook for 2009) [26].
Về xuất khẩu Thái Lan là nƣớc xuất khẩu sắn nhiều nhất trên thế giới,
số lƣợng sắn xuất khẩu chiếm trên 85% lƣợng xuất khẩu sắn toàn cầu, kế đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
là Indonesia và Việt Nam. Thị trƣờng xuất khẩu sắn chủ yếu của Thái Lan là
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và cộng đồng châu Âu với tỷ trọng xuất
khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột sắn, 25% là sắn lát và sắn viên [2].
Giá sắn trên thị trƣờng thế giới biến động nhiều. Đầu năm 2008 tăng
mạnh, có thời điểm giá sắn lát nhập khẩu vào trung Quốc đạt 200 USD/tấn và
giá xuất khẩu tinh bột sắn của Thái Lan đạt khoảng 440 USD/tấn. Nhƣng từ
cuối năm 2008 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá sắn đã giảm
rất mạnh. Giá tinh bột sắn vào tháng 2/2009 chỉ còn 240 USD/tấn, giảm 40%
so với cùng kỳ 2008. Tuy vậy trong những tháng gần đây, sự phục hồi của giá
dầu thô và nhu cầu tiêu thụ sắn của Trung Quốc tăng mạnh đã giúp giá sắn
tăng trở lại. Hiện giá tinh bột sắn tại Thái Lan đã tăng lên 285 USD/tấn, tăng
19% so với tháng 2/2009 nhƣng giảm 27% so với cùng kỳ năm 2008 [2].
Viện Nghiên cứu Chính sách lƣơng thực thế giới (IFPRI), đã tính toán
nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn
đến năm 2020. Năm 2020 sản lƣợng sắn toàn cầu ƣớc đạt 275.10 triệu tấn,
trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nƣớc đang phát triển là 274.7 triệu tấn,

các nƣớc đã phát triển khoảng 0.40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nƣớc
đang phát triển dự báo đạt 254.60 triệu tấn so với các nƣớc đã phát triển là
20.5 triệu tấn. Khối lƣợng sản phẩm sắn toàn cầu sử dụng làm lƣơng thực
thực phẩm dự báo nhu cầu là 176.3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53.4 triệu tấn.
Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lƣơng thực,
thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tƣơng ứng là 1.98% và 0.95%.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu sắn trên thế giới
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu giống sắn trên thế giới
Ngoài việc tập trung cho sản xuất và tiêu thụ sắn thì việc nghiên cứu
giống sắn trên thế giới cũng đƣợc quan tâm phát triển mạnh.
Từ lâu, cây sắn đƣợc mệnh danh là cây cứu đói vì vậy thƣờng đƣợc
phát triển trên diện rộng. Sắn là cây trồng của ngƣời nghèo và đƣợc sản xuất
bởi những ngƣời nông dân nghèo nên đã có một thời gian cây sắn bị lãng
quên ở cộng đồng các nƣớc phát triển. Cho đến năm 1970 với sự thành lập
chƣơng trình nghiên cứu sắn của CIAT (Centrer Internationar Agriculture) ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Nigiênia. Đến năm 1970 các chƣơng trình sắn quốc gia đã đƣợc hình thành
hoặc đƣợc tăng cƣờng ở nhiều nƣớc trồng sắn.
Đến năm 1992, trung tâm CIAT đã thu thập và đánh giá đƣợc 5.728
mẫu giống sắn theo các mục tiêu khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khả năng
cho năng suất cao và thích ứng với sự thay đổi của môi trƣờng. Từ đó lựa
chọn các cặp bố mẹ phục vụ cho công tác nghiên cứu giống sắn và trao đổi
quỹ gen giữa các quốc gia [3], [8]. Trong đó bao gồm 5.138 mẫu giống sắn
thu thập tại vùng Nam Mỹ và Trung Mỹ, 24 mẫu giống sắn ở Bắc Mỹ, 384
mẫu giống sắn lai của CIAT, 163 mẫu giống sắn vùng Châu Á, 19 mẫu giống
sắn vùng Châu Phi Sau đó, CIAT đã giới thiệu cho châu Á và châu Mĩ 251
dòng sắn, cũng theo hƣớng đó hàng năm tại CIAT đã cung cấp tới 41021 hạt

lai từ 131 cặp lai cho các khu vực để quốc gia tiến hành chọn lọc, cải tiến
giống. Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc tế IITA ở Nigiênia đã thu thập,
đánh giá, bảo quản 1268 mẫu giống, vật liệu này của viện đã chọn lọc đƣa
vào sản xuất một số giống sắn chống chịu virus có năng suất cao hơn giống
địa phƣơng 2 đến 3 lần [21], [23].
Ở Braxin quê hƣơng của cây sắn sau 12 năm hoạt động cho mục đích
của ngân hàng gen sắn của Braxin đã thu thập đƣợc 1100 mẫu giống. Từ năm
1976 đến 1990 họ đã chọn lọc đƣợc một số giống sắn phổ biến trong sản xuất
là giống 77, BGM 141, GMP 135, BGM 118 và PGM 187.
Việc nghiên cứu cây có củ của Ấn Độ đã thu thập và bảo quản đánh giá
đƣợc 1354 mẫu giống sắn và lai tạo đƣợc hang chục nghìn hạt sắn lai phục vụ
cho trƣơng trình chọn tạo các giống sắn mới. Năm 1984 đã lai 158 cặp lai để
tạo ra hàng nghìn hạt lai phục vụ cho công tác tuyển chọn giống. Đặc biệt là
giống sắn Sree Prekash đƣợc chọn lọc trực tiếp dòng nhập nội, giống này
không những có khả năng cho năng suất cao từ 35 - 40 tấn/ha mà còn có ƣu
điểm là khả năng thu hoạch sớm (7 tháng sau trồng) lại chống đƣợc bệnh sản
do virus gây ra [24].
Chƣơng trình cải tiến giống sắn của Trung Quốc đã đƣợc thực hiện tại
các viện nghiên cứu cây trồng của Trung Quốc. Từ những năm 1980, học viện
cây trồng Nam Trung Quốc đã giới thiệu giống sắn có hàm lƣợng tinh bột cao
và giống sắn chịu lạnh, chịu đất xấu (SC124). Hiện nay giống sắn SC124 đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
đƣợc trồng trên 10.000 ha. Những giống sắn mới gần đây của Trung Quốc có
SC201, SC205, SC124, Nanzi 188, GR911, GR891 [25].
Ở Malayxia, trong 5526 hạt lại nhập nội từ CIAT (giai đoạn 1990 -
1993) đã chọn đƣợc một dòng chín sớm, năng suất củ tƣơi cao là MM92 song
hàm lƣợng tinh bột thấp chỉ đạt 20% (S.L Tan và S.K Chon 1995) [6].

Thái Lan là nƣớc xuất khẩu sắn nhiều nhất thế giới nên cũng là nƣớc có
chƣơng trình chọn tạo giống sắn mạnh nhất khu vực châu Á. Tại trung tâm
nghiên cứu cây trồng Rayong mỗi năm có 15000 - 20000 hạt lai F1 đƣợc khảo
sát và đánh giá. Thái Lan đã nghiên cứu đƣợc nhiều giống sắn mới cho năng
suất tinh bột cao [8].
Chƣơng trình chọn tạo giống sắn của Inđônêxia đƣợc tập trung tại
trƣờng đại học BrawiJaya và Viện nghiên cứu cây lƣơng thực Malang. Trong
giai đoạn 1985 - 1990 có 5 dòng lai triển vọng đó là UB1-2, UB15-10,
UB477-2, UB881-5 và UB 566-8. Những dòng lai mới này hiện đang đƣợc
khảo nghiệm diện rộng. Thông qua chƣơng trình chọn tạo giống sắn của
CIAT/Colombia và CIAT/Thái Lan, các quần thể sắn lai đƣợc giới thiệu cho
các chƣơng trình chọn giống sắn quốc gia của toàn Thế giới [8].
Trong 20 năm qua (1975-1995) đã có hơn 350000 hạt lai từ
CIAT/Colombia đƣợc phóng thích đến 9 nƣớc châu Á. Bắt đầu từ 1985 khoảng
75000 hạt lai từ CIAT/Thái Lan cũng đƣợc gửi đến đây và CIAT/Colombia.
Năm 1993, tổng cộng có 20 giống sắn mới đã đƣợc công nhận tại các nƣớc châu
Á trong chƣơng trình trên với diện tích trồng khoảng 150000 ha [8].
Công tác chọn lọc, lai tạo tìm ra những giống sắn mới năng suất cao
ứng dụng rộng trong sản xuất là hƣớng đi mũi nhọn trong sản xuất, đƣợc các
nƣớc trong khu vực và trên thế giới quan tâm.
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu thời vụ thu hoạch sắn trên thế giới
Tình hình nghiên cứu thời vụ thu hoạch sắn trên thế giới thì thấy căn cứ
vào đặc điểm của từng vùng sinh thái của mỗi nƣớc mà xác định thời vụ trồng
cho thích hợp, nhƣng các giống sắn trồng để lấy tinh bột là chính thì sau trồng
8 – 12 tháng là thu hoạch, còn các giống sắn trồng để ăn tƣơi thì có thể thu
hoạch rải rác sau trồng từ 6 – 9 tháng [8].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

Ở Thái Lan theo tác giả Tonglum và cộng sự thì trồng sắn vào hai thời
vụ là tháng 5 và tháng 11, thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 8 – 18 tháng
sau trồng thì năng suất củ tăng tỉ lệ thuận với thời gian thu hoạch [8].
Viện Nông Nghiệp Nhiệt Đới Nam Trung Quốc thấy thời gian trồng
sắn thích hợp ở Hoa Nam là từ tháng 2 – 4 và sau trồng 10 – 12 tháng thu
hoạch cho năng suất cao [8].
Tại Ấn Độ kết quả nghiên cứu của MohanKumar và cộng sự trồng sắn
vụ 1: Trồng từ tháng 4 đến tháng 9 và vụ 2: Trồng từ tháng 8 đến tháng 9 thấy
thu hoạch sắn sau trồng 9 – 11 tháng cho năng suất củ tƣơi và tỷ lệ tinh bột
cao hơn so với thu hoạch sớm 6,5 tháng sau trồng [8]
Ở Philippin cho rằng tại vùng có mƣa quanh năm có thể trồng sắn vào
bất kỳ thời kỳ nào trong năm cũng đƣợc nhƣng sau trồng 9 – 12 tháng đều
cho năng suất cao, phẩm chất tốt hơn các thời điểm thu hoạch khác [8].
Qua phân tích trên cho thấy về thời vụ trồng sắn. Tuỳ từng tình hình
khí hậu từng nƣớc mà có khác nhau nhƣng thƣờng sau trồng 9 – 12 tháng thì
thu hoạch sẽ cho năng suất cao, phẩm chất tốt hơn.
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu sắn trong nƣớc
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trong nước
Ở Việt Nam cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lƣơng thực thành cây
công nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lƣợng sắn đã tăng nhanh ở thập
kỉ đầu của thế kỉ XXI. Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông
dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tƣ, phù hợp sinh thái và kinh
tế nông hộ (Hoàng kim và Phạm Văn Biên, 1997) [5].
Nghiên cứu và phát triển cây sắn theo hƣớng sử dụng đất nghèo dinh
dƣỡng, đất khó khăn là việc làm có hiệu quả cao (Hoàng Kim và Trần Công
Khanh, 2005) [9]. Đẩy mạnh sản xuất sắn cũng là hƣớng hỗ trợ chính cho
việc thực hiện đề án “ Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn
đến năm 2025” đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt tại quyết định số
177/2007/QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007.
Ở Việt Nam sắn là một trong bốn cây trồng, có vai trò quan trọng trong

chiến lƣợc an toàn lƣơng thực quốc gia sau lúa và ngô. Việt Nam là nƣớc
nông nghiệp với dân số trên 80 triệu ngƣời. Trong đó hiện có 5% hộ đói và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
20% hộ nghèo, cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân
nghèo [4].
Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn của Việt Nam trong những năm gần
đây đã có những bƣớc tiến đáng kể. Tại Việt Nam sắn đƣợc canh tác phổ biến
ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh thái nông nghiệp. Diện tích, năng suất và
sản lƣợng sắn Việt Nam qua các năm và phân theo các vùng sinh thái đƣợc
thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn của Việt Nam giai
đoạn 1998 - 2008
Năm
Diện tích
(Nghìn ha)
Năng suất
(Tấn/ ha)
Sản lƣợng
(Triệu tấn)
1998
235.50
7.55
1.77
1999
226.80
7.96
1.80

2000
234.90
8.66
2.03
2001
250.00
8.30
2.07
2002
329.90
12.6
4.15
2003
371.70
14.06
5.23
2004
370.00
14.49
5.36
2005
425.50
15.78
6.72
2006
474.80
16.25
7.77
2007
496.80

16.07
7.98
2008
555.00
16.90
9.39
(Nguồn: FAO STAT, 2009) [22].
Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy: Năm 2008, cây sắn có diện tích 557.40
nghìn ha, năng suất 16.85 tấn/ha, sản lƣợng 9.30 triệu tấn (FAO, 2009) [22].
Diện tích trồng sắn năm 2008 đạt 557.400 ha, tăng mạnh so với năm 2005 và
vƣợt 135.000 ha so với quy hoạch phát triển sắn tới năm 2010.
Việt Nam với diện tích 555 nghìn ha nhƣng có năng suất đứng thứ tƣ
trên thế giới, Việt Nam là nƣớc có sản lƣợng sắn cao đứng thứ 7 trên thế giới
đạt 9.395 triệu tấn. Năng suất cũng tăng từ 15.4 tấn/ha năm 2005 lên 16.85
tấn/ha năm 2008, cao hơn so với mức năng suất trung bình của thế giới (12.2
tấn/ha) nhƣng vẫn thấp so với Ấn Độ (31.4 tấn/ha) và Thái Lan (21.1 tấn/ha).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Tổng sản lƣợng năm 2008 đạt 9.30 triệu tấn, tăng hơn năm 2005 là 2.5
triệu tấn. (FAO STAT, 2009) [22].
Sản xuất lƣơng thực là ngành trọng tâm và có thế mạnh của Việt Nam
tầm nhìn đến năm 2.020. Chính phủ Việt Nam chủ trƣơng đẩy mạnh sản xuất
lúa, ngô và coi trọng việc sản xuất sắn, khoai lang ở những vùng, những vụ có
điều kiện phát triển.
Diện tích sắn của Việt Nam dự kiến ổn định khoảng 450 nghìn ha
nhƣng sẽ tăng năng suất và sản lƣợng sắn bằng cách chọn tạo và phát triển
các giống sắn tốt có năng suất củ tƣơi và hàm lƣợng tinh bột cao, xây dựng
và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác sắn bền vững và thích hợp vùng

sinh thái [2].
Diện tích, năng suất, sản lƣợng của các vùng trồng sắn ở Việt Nam
đƣợc thể hiện ở bảng 2.4
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn ở một số vùng của
Việt Nam năm 2008
Các chỉ tiêu
Vùng
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(1000 tấn)
Đồng bằng sông Hồng
7.90
12.92
102.10
Trung du và miền núi phía Bắc
110.00
12.07
1.328.00
Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam
Trung Bộ
168.80
16.64
2.808.30
Tây nguyên
150.10
15.70
2.356.10

Đông nam bộ
113.50
23.74
2.694.50
Đồng bằng sông Cửu Long
7.40
14.43
106.80
Cả nƣớc
557.40
16.87
9.395.80
( Nguồn: FAOSTAT, 2009) [22]
Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy:
Cả nƣớc ta hiện có 6 vùng trồng sắn với diện tích, năng suất, sản lƣợng
của mỗi vùng có khác nhau.
Về diện tích thì vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ
(166.80 nghìn ha) và Tây Nguyên (150.10 nghìn ha) là hai vùng có diện tích

×