Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

bước đầu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số mẫu giống giảo cổ lam (gynostemma pentaphyllum) thu thập tại sapa – lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP H NI
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC
CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNG GIẢO CỔ LAM (Gynostemma
pentaphyllum) THU THẬP TẠI SAPA - LÀO CAI

Người thực hiện : PHÙNG VĂN CHUNG
Lớp : KHCTB
Khóa : 53
Ngành : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn : TS. NGUYỄN HẠNH HOA
Bộ môn : Thực vật
HÀ NỘI - 2012
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản khóa luận này, trong quá trình học tập, nghiên cứu,
bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, Em đã nhận được sự giúp đỡ quý
báu của các thầy giáo, cô giáo.
Nhân dịp này, cho phép Em bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới cô giáo TS. Nguyễn Hạnh Hoa – Bộ môn thực vật – khoa nông học –
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
quá trình thực hiện cũng như hoàn chỉnh khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo cùng toàn thể cán
bộ nhân viên trong Bộ môn Thực vật - khoa Nông học đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ em trong học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy giáo, Cô
giáo trong khoa Nông hoc – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều
kiện cho em hoàn thành đợt thực tập.
Cuối cùng, Em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân, các


anh chị học viên cao học, và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá
trình hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2012
Sinh viên
Phùng Văn Chung
i
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. 1 Đặt vấn đề
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
PHẦN II. TỔNG QUAN TI LIỆU
2.1. Vị trí phân loại, nguồn gốc, phân bố, đặc điểm thực vật học của
1 số loài cây thuốc có tên "Giảo cổ lam"
2.1.1 Giới thiệu chi Gynostemma Blume
2.1.2 Giới thiệu loài Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
2.1.3 Giới thiệu loài Gynostemma laxum (Wall.) Cogn
2.2 Thành phần hóa học, tác dụng và giá trị làm thuốc của cây Giảo
cổ lam
2.2.1 Thành phần hóa học của cây Giảo cổ lam
2.2.2. Tác dụng và giá trị làm thuốc của cây giảo cổ lam
2.2.3. Bộ phận giảo cổ lam sử dụng làm thuốc
2.3. Những nghiên cứu về dược liệu ở trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây thuốc ở nước ta
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NI DUNG V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
ii
3.2. Phương pháp và nội dung nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm hình thái, giải phẫu và kích thước của các cơ quan
sinh dưỡng (rễ, thân, lá)
4.1.1. Đặc điểm giải phẫu của Rễ
4.1.2. Đặc điểm hình thái, giải phẫu thân các mẫu giống Giảo cổ lam

4.1.3. Đặc điểm hình thái, giải phẫu lá các giống Giảo cổ lam
4.2. Đặc điểm hình thái, giải phẫu và kích thước của các cơ quan
sinh sản (hoa, quả, hạt)
4.2.1. Đặc điểm hình thái kích thước hoa của các mẫu giống Giảo cổ
lam
4.2.2. Đặc điểm kích thước của quả và hạt
PHẦN V
KẾT LUẬN V ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
5.2. ĐỀ NGHỊ
TI LIỆU THAM KHẢO
5. Đỗ Huy Bích và cộng sự, Cây thuốc và động vật làm thuốc, NXB
Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, năm 2004
12. Phạm Hoàng Hộ, Cây c~ Việt Nam, NXB Tr• - Thành Phố Hồ Chí
Minh, năm 1999

20. Võ Văn Chi, Từ diển thực vật thông dụng, NXB Khoa học và kĩ
thuật Hà Nội, năm 2004
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp 3 mẫu giống giảo cổ lam
Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái, giải phẫu thân của 3 mẫu giống giảo cổ
lam
Bảng 4.3: Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu thân của 3
mẫu giống Giảo cổ lam nghiên cứu
Bảng 4.4: Kích thước lá của 3 mẫu giống giảo cổ lam
Bảng 4.5: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu phiến lá của 3 mẫu giống giảo
cổ lam
Bảng 4.6: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu bó dẫn gân chính của lá ở 3 mẫu
giống Giảo cổ lam
Bảng 4.7: Kích thước các thành phần của hoa đực
Bảng 4.8: Kích thước các thành phần của hoa cái
Bảng 4.9: Đường kính quả và kích thước hạt của 3 mẫu giống
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình1: Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp mẫu giống 5 lá chét
Hình 2: Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp mẫu giống 7 lá chét
Hình 3: Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp mẫu giống 9 lá chét
Hình 4: Cấu tạo giải phẫu thân (mẫu chưa tiến hành nhuộm kép)
Hình 5: Cấu tạo giải phẫu thân và bó mạch mẫu giống 5 lá chét
Hình 6: Cấu tạo giải phẫu thân và bó mạch mẫu giống 7 lá chét
Hình 7: Cấu tạo giải phẫu thân và bó mạch mẫu giống 9 lá chét
Hình 8: Hình thái lá của các mẫu giống Giảo cổ lam
Hình 9 : Cấu tạo giải phẫu lá mẫu giống 5 lá chét

Hình 10: Cấu tạo giải phẫu lá mẫu giống 7 lá chét
Hình 11: Cấu tạo giải phẫu lá mẫu giống 9 lá chét
Hình 12: Cấu tạo hoa đực mẫu giống 5 lá chét
Hình 13: Cấu tạo hoa đực mẫu giống 7 lá chét
Hình 14: Cấu tạo hoa đực mẫu giống 9 lá chét
Hình 15: Cấu tạo hoa cái mẫu giống 7 lá chét
Hình 16: Cấu tạo hoa cái mẫu giống 9 lá chét
Hình 17: Quả Giảo cổ lam và lát cắt ngang quả
Hình 18: Hạt giảo cổ lam
v
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. 1 Đặt vấn đề
Từ năm 1997, GS.TS Phạm Thanh Kỳ phát hiện ra sự có mặt của giảo
cổ lam ở vùng núi cao của nước ta. Loài có tên gọi giảo cổ lam được xác định
tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino. Đây là loài
được ghi nhận với lá kép chân vịt có 5 lá chét. Tuy nhiên trong thiên nhiên
tồn tại nhiều cây có đặc điểm hình thái tương tự nhưng với số lá chét là 7
hoặc 9 đang được nhân dân thu hái và bán cùng với tên gọi là giảo cổ lam. Nó
được coi là dược liệu đầu vị quý được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư
hạch chú” quyển hạ năm 1639. Từ xa xưa được sử dụng cho vua chúa để tăng
sức kho•, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp.
Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước cho
biết cây giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại Saponin, nhiều Flavonoid là chất có
tác dụng sinh học cao và chống lão hoá mạnh, chứa nhiều acid amin tan trong
nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như: Zn, Fe, Se…
Cây giảo cổ lam có những tác dụng chính như sau: Tăng cường sức
kho•, giúp bình ổn huyết áp, làm tan huyết khối, ngăn ngừa xơ vữa mạch,
phòng chống các tai biến về tim, mạch, não, chống lão hóa, ngăn ngừa stress,
giúp ăn ngon miệng, ngăn ngừa ung thư não, tử cung, da, tuyến tiền liệt, hỗ

trợ cho bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất, giúp ăn ngủ
tốt, mau hồi phục sức lực, làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường,
giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, làm tăng miễn dịch của
cơ thể, bảo vệ gan kh~i tác hại của hóa chất, rượu.
Với những nghiên cứu về giá trị trong y học đã được công bố, giảo cổ
lam ngày càng được sử dụng phổ biến với giá tiêu dùng khá cao. Điều đó thúc
đẩy việc thu hái giảo cổ lam với số lượng lớn làm trữ lượng trong tự nhiên
suy giảm nhanh chóng. Thực tiễn đó đòi h~i phát triển vùng trồng giảo cổ lam
1
nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Hiện tại đã có nghiên cứu về kỹ
thuật trồng trọt giảo cổ lam bên cạnh các nghiên cứu về thành phần hóa học
và tác dụng dược lý. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng là việc phân định đặc
điểm thực vật học và đánh giá năng suất, chất lượng của các giống giảo cổ
lam chưa được quan tâm, do đó chưa đưa ra được khuyến cáo sử dụng giống
nào phục vụ sản xuất cho năng suất cao và đảm bảo chất lượng.
Để góp phần giải quyết vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Bước đầu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số mẫu giống Giảo
Cổ Lam (Gynostemma pentaphyllum) thu thập tại SaPa – Lào Cai”
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
- So sánh đặc điểm thực vật học các mẫu giống Giảo cổ lam nghiên cứu.
- Dựa vào kiến thức về thực vật học để sơ bộ đánh giá ưu nhược điểm
của từng mẫu giống.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
Mô tả chi tiết đặc điểm hình thái, giải phẫu của các cơ quan sinh dưỡng
và cơ quan sinh sản của từng mẫu giống.
2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vị trí phân loại, nguồn gốc, phân bố, đặc điểm thực vật học của 1 số
loài cây thuốc có tên "Giảo cổ lam"

Một số loài cây thuốc có tên "Giảo cổ Lam" thuộc chi
Gynostemma Blume thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae, bộ Bầu bí -
Cucurbitales, phân lớp Sổ - Dilleniidae, lớp hai lá mầm - Magnoliopsida,
ngành hạt kín - Magnoliophyta.
2.1.1 Giới thiệu chi Gynostemma Blume
Gynostemma Blume bao gồm những cây thân thảo, hoa đơn tính khác
gốc, thân leo mảnh, nhẵn hoặc hơi có lông mịn. có từ 3-5 lá chét, tua cuốn ch•
2. Cụm hoa đực thành chùy mảnh rất dài, nhiều hoa. Hoa nh~, hình sao, ống
bao hoa ngắn, cánh hoa rời nhau.Hoa thức của hoa đực: *♂K
5
C
5
A
(5)
Cụm hoa cái tương tự cụm hoa đực nhưng dài hơn. Chứa 2 noãn. Vòi
nhụy 3, đầu nhụy 2-3. Hoa thức của hoa cái: *♀K
5
C
5
G
2-3
. Quả mọng chứa 2-3
hạt, hình tròn, không mở, đường kính: 5-9mm. Hạt hình tim, hơi dẹt và sần
sùi. Gồm 4-5 loài phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á và vùng Indonesia. ở nước
ta có 2 loài.[20]
2.1.2 Giới thiệu loài Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)Makino: Giảo cổ lam 5 lá, Cổ yếm,
Thư tràng hay còn gọi là “Ngũ diệp sâm”
Thuộc loài cây thân thảo mọc leo yếu. Không có lông, vòi đơn, lá kép
có cuống chung dài 3-4cm. 5-7 lá chét, mép có răng cưa, dài 3-9 cm, rộng

1.5-3 cm. Cây khác gốc, chùy hoa thòng, hoa nh~ hình sao. ống bao hoa rất
ngắn C5 (cao 2.5mm) A(5) bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Quả
khô, tròn đường kính 5-7mm. màu đen, có từ 2-3 hạt, treo, to 4mm có vân lăn
tăn. Ra hoa tháng 7 – tháng 8, cho quả vào tháng 9 – tháng 10.[12]
3
Phân bố ở Ấn Độ, Xiri lanca, Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật
Bản, Thái Lan, Lào, Việt Nam và bán đảo Mã Lai.
Ở Việt Nam cây mọc từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình,
Huế, Kon tum đến Đồng Nai. Cây mọc trên đất đá vôi, đá hoa cương và đất
núi lửa, trong rừng thưa, lùm bụi từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao 2000m.
[20]
2.1.3 Giới thiệu loài Gynostemma laxum (Wall.) Cogn
Gynostemma laxum (Wall.) Cogn: Giảo cổ lam 3 lá, Cổ yếm lá bóng.
Dây leo mảnh, gióng dài 10-20 cm, có lông mịn. Vòi đơn, 3 lá chét. Lá
giữa dài 10-12 cm, m~ng, mép lá có răng cưa nhọn, gân bên 5-7 đôi. Cây có
hoa khác gốc. Chùy hoa đực dài 30cm, cánh hoa rời nhau, cao 3mm. A(5) bao
phấn dính nhau. Quả tròn to 6-8 mm, màu lục vàng. Hạt 2-3, hơi dẹt, kích
thước hạt 4x4 mm.[12]
Phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,
Malaixia
Ở Việt Nam phân bố từ Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Bình đến Quảng Trị.
Cây mọc leo trong các rừng thưa, savan c~, trên đất sét hoặc trong các rú bụi
trên núi đá vôi. Cây ra hoa vào tháng 5.[20]
2.2 Thành phần hóa học, tác dụng và giá trị làm thuốc của cây Giảo cổ lam
2.2.1 Thành phần hóa học của cây Giảo cổ lam
Chi Gynostemma nổi tiếng với thành phần saponin trong đó nhiều loại
saponin rất giống với thành phần saponin có trong nhân sâm, có tác
dụng rất tốt cho sức kh~e về phòng ngừa và chữa bệnh. Khi so sánh hàm
lượng saponin giữa một số loài cùng chi, loài G. pentaphyllum được biết đến
với hàm lượng saponin cao nhất trong chi này, kế đến là G. pubescens và thấp

nhất là G. longipes [20]. Thành phần hóa học chủ yếu của giảo cổ lam là
saponin và flavonoid. Các saponin trong cây giảo cổ lam (còn gọi là
gypenosid hay gynosaponin) có cấu trúc triterpen khung dammaran, trong đó
4
có nhiều hợp chất đã được xác định có trong thành phần saponin trong nhân
sâm và tam thất. Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa các carotenoid,
polysaccharid, sterol, các acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các
nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se. [6].
2.2.2. Tác dụng và giá trị làm thuốc của cây giảo cổ lam
* Tác dụng của cây giảo cổ lam
+ Tác dụng giảm mỡ máu (triglycerid và cholesterol): giảo cổ lam ức
chế tăng cholesterol 71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo
phương pháp nội sinh.
+ Tác dụng tăng lực (nghiệm pháp chuột bơi): giảo cổ lam làm tăng lực
214,2%.
+ Tác dụng bảo vệ tế bào gan: đã chứng minh giảo cổ lam bảo vệ tế bào
gan mạnh trước tác động của các chất gây độc (CCL4) và làm tăng tiết mật.
+ Tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch: giảo cổ lam làm tăng đáp ứng miễn
dịch tế bào khi chiếu xạ hoặc gây độc tế bào bằng hóa chất Cyclophosphamid.
+ Tác dụng hạ đuờng máu: giảo cổ lam có tác dụng hạ đường huyết
trên chuột nhắt trắng. Trên chuột đái tháo đường di truyền, liều uống 500
mg/kg làm hạ đường huyết 22%, liều 1.000mg/kg làm hạ tối đa tới 36%.
Trong nghiệm pháp dung nạp glucose ở chuột nhắt trắng, liều uống 1.000
mg/ kg đã ức chế sự tăng đường huyết tới 55% (sau 30 phút) và 63% (sau
60 phút) so với nhóm đối chứng. Giảo cổ lam gây hạ đường huyết yếu trên
chuột bình thường nhưng lại có tác dụng khá mạnh trên chuột có đường
huyết cao.
Như vậy, ngoài cơ chế làm tăng tiết insulin, giảo cổ lam có thể còn làm
tăng nhậy cảm của mô với insulin.
+ Phòng ung thư: Tỷ lệ ức chế khối u từ 20 - 80%, phòng ngừa u hóa tế

bào bình thường.
5
+ Chống suy thoái tế bào: cho dịch chiết giảo cổ lam vào môi trường
nuôi cấy tế bào da người, số lần tái sinh tăng từ 20 lên 27 lần, kéo dài tuổi thọ
tế bào 22,7%.
- Tác dụng giảm cân: sau hai tháng dùng giảo cổ lam chỉ số BMI giảm từ
25,04 xuống còn 23,12 với P < 0,01. Như vậy, tác dụng giảm cân của giảo cổ
lam là tương đối mạnh, tuy nhiên giảo cổ lam chỉ làm giảm lượng mỡ dư thừa
tích tụ ở vùng bụng, đùi và nội tạng do tăng cường chuyển hoá mỡ nhưng lại
làm tăng trọng lượng cơ bắp nên chỉ giảm cân tốt ở những người béo.
- Tác dụng tăng lực: giảo cổ lam làm tăng lực co cơ tới 11,11kg; cao
hơn hẳn Quercetin (1,8) và Phylamin (1,7). Tác dụng này phù hợp với mục
đích dùng giảo cổ lam cho các vận động viên thi đấu để nâng cao thành tích ở
Nhật Bản và Trung Quốc (còn được gọi là doping thiên nhiên).
- Tác dụng trên huyết áp: sau hai tháng điều trị bằng giảo cổ lam, huyết
áp trung bình của các bệnh nhân giảm từ 113, 765 xuống còn 97, 868.
- Tác dụng giảm mỡ máu: giảo cổ lam làm hạ mỡ trong máu tới 20%,
đặc biệt làm giảm LDL (Cholesterol xấu) 22%.
- Tác dụng bảo vệ gan: 100 bệnh nhân bị viêm gan B dùng giảo cổ lam
trong hai tháng đã cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh.
- Các triệu chứng cơ năng khác: đau đầu, thiếu máu não, đau tức ngực,
choáng ngất, mệt m~i đều được cải thiện rất tốt. Về ăn, ngủ, đại tiểu tiện đều
có cải thiện tốt hơn (bệnh nhân dễ ngủ hơn, ngủ sâu giấc, ăn ngon miệng, hạn
chế số lần đi tiểu trong đêm, hết táo bón) [2].
* Công dụng(giá trị làm thuốc) của cây giảo cổ lam
Theo kinh nghiệm dân gian và kết quả thực tế sử dụng tại Trung Quốc
cho thấy, trà giảo cổ lam có tác dụng chính như sau:
- 3 giúp: giúp ngủ ngon, giúp kho• mạnh, giúp tiêu hoá
- 3 giảm: giảm mệt, giảm béo, giảm căng thẳng
- 3 chống: chống viêm, chống u, chống lão hóa

6
- 6 tốt: ăn ngon cơm, nhuận tràng, ngủ được, tăng khả năng làm việc,
kéo dài tuổi thanh xuân, mau lại sức.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và các nhà dược học
Việt Nam thực hiện tại các phòng thí nghiệm, tại các giường bệnh của bệnh
viện y học cổ truyền Trung ương, dịch chiết cây giảo cổ lam thu hái ở Việt
Nam có các tác dụng sau:
- Hạ cholesterol máu, làm giảm cholesterol xấu trong máu và làm tăng
cholesterol tốt trong máu, giúp duy trì huyết áp ổn định.
- Phòng chống ung thư: Tỷ lệ ức chế khối u lên đến 20-80% phòng
ngừa sự u hoá tế bào bình thường.
- Chống lão hóa: Cho chế phẩm vào môi trường nuôi cấy, số lần tái
sinh của tế bào da người tăng từ 22 đến 27 lần, kéo dài tuổi thọ 27.7%. Chế
phẩm có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, chống lại các gốc tự do trong
cơ thể.
- Làm tăng lưu lượng động mạch vành, giảm trương lực thành cơ tim,
giảm các cơn đau tim, có khả năng điều tiết hai chiều hưng phấn và chấn tĩnh
làm tăng cường trí lực. Chế phẩm còn làm tăng trương lực cơ bắp.
Giảo cổ lam làm hạ đường huyết và duy trì sự ổn định của đường huyết trong
máu. Làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại các tác nhân tấn
công. giảo cổ lam rất tốt trong những trường hợp bệnh mãn tính như gan
nhiễm mỡ, hen, suy tim Các nghiên cứu về độc tính cấp, bán trường diễn
đều không thấy ở loài cây này chứng t~ giảo cổ lam là loài thực vật an toàn
tuyệt đối với con người [18].
2.2.3. Bộ phận giảo cổ lam sử dụng làm thuốc
Bộ phân dùng của giảo cổ lam là thân và lá. Vào mỗi năm khi mùa
xuân đến khi có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và độ ẩm, cây giảo cổ lam
phát triển thân và lá mạnh, khi cây đạt tiêu chuẩn thu hái, người ta tiến hành
7
thu hái dược liệu. Sau khi thu hái đem băm dược liệu với chiều dài 2 – 3cm,

phơi khô.[9]
2.3. Những nghiên cứu về dược liệu ở trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cây thuốc được sử dụng ở các nước trên thế giới từ rất lâu đời, cây
thuốc là nguồn dược liệu để chế ra các loại thuốc mà các loại thuốc này chiếm
30% tổng giá trị thuốc trên toàn thế giới. Nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc và
dược liệu là rất lớn. Trong những năm gần đây thị trường thế giới về dược
liệu diễn ra rất sôi động. Theo Tewari nghiên cứu về cây thuốc từ thảo mộc,
sản phẩm y tế, dược phẩm, chất phụ gia dược phẩm và mỹ phẩm ngày càng
tăng. Thị trường chiếm 60 tỷ USD/năm và tăng với tỷ lệ 7% riêng với thị
trường thuốc thảo mộc đạt 20,3 tỷ USD, trên thực tế năm 2003 tăng gần 10%
so với năm 2000 [1], [3].
Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO năm 1998 tổng
diện tích quế đơn ở độ tuổi khai thác tại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây
của Trung Quốc khoảng 35.000 ha với tổng sản lượng là 28.000 tấn.
Theo Chandrica Mago (The time of Indica News service 9/5/2000), Ấn
Độ có thể trở thành quốc gia đóng vai trò chính trên thị trường thế giới về
xuất khầu nguyên liệu và thuốc từ thảo mộc.
Năm 2003, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tập hợp ý kiến đóng góp
của 105 nước trên thế giới và thành lập ban biên soạn sách “Hướng dẫn thực
hành nông nghiệp và thu hái tốt đối với cây thuốc” (WHO Guidelines on
good Agricultural and Collection Practices (GAP) for Medicinal Plants) Ban
này bao gồm 31 nhà khoa học của nhiều nước có truyền thống sản xuất và sử
dụng cây thuốc hàng đầu trên thế giới như Trung Quốc, Ân Độ, Nhật Bản,
Cannada, Indonesia, Pakistan, Đức cùng với sự hợp tác của nhiều tổ chức
quốc tế như Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO) Liên Đoàn thuốc
Quốc tế (FIP), Hiệp hội Bảo tồn Tài nguyên Thế giới (IUCN), Liên Hiệp bảo
8
vệ Giống cây trồng mới (UPOV), Quỹ Tài nguyên Quốc tế (WWF) vv mục
tiêu của sách hướng dẫn để nhằm nâng cao chất lượng và quản lý chặt chẽ các

sản phẩm thuốc được sản xuất từ cây con làm thuốc. Sách bao hàm từ lĩnh
vực trồng trọt, thu hái, sơ chế biến, bao bì, đóng gói và bảo quản cho đến sản
xuất các sản phẩm thuốc phục vụ điều trị bệnh cho con người [27],[29]
Ngoài ra sách còn hướng dẫn các quốc gia hoặc các vùng sản xuất cây
thuốc kỹ thuật sản xuất dược liệu theo các tiêu chuẩn được quy định rất chặt
chẽ cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
Sách khuyến khích và tư vấn các phương án trồng và thu hái bền vững
cây thuốc cho chất lượng an toàn, sạch và tốt nhất trên cơ sở tôn trọng và ủng
hộ công cuộc bảo tồn tài nguyên cây thuốc và môi trường trên phương diện
tổng thể. Các hướng dẫn trên đã đề cập toàn diện, chi tiết các biện pháp kỹ
thuật then chốt trong trồng, thu hái và sơ chế biến dược liệu như:
Xác định cây trồng: Cây thuốc được các nước sử dụng trên cơ sở đúc
rút kinh nghiệm từ lâu đời của dân tộc của đất nước mình. Vì thế đa số các
loại cây thuốc được nhân loại biết đến dùng để chữa một số bệnh là thống
nhất. Nhưng cũng có một số cây thuốc ở nước này, dân tộc này dùng để chữa
một bệnh, thì nước khác, dân tộc khác lại dùng để chữa bệnh khác (Tuy nhiên
có một số thay đổi trong thu hái và chế biến) do đó việc cần thiết đầu tiên là
phải chọn đúng cây thuốc để chữa bệnh là hết sức quan trọng. Chọn đúng cây
thuốc theo kiến thức Y học Cổ Truyền vẫn chưa đủ mà còn phải xác định rõ
ràng tên khoa học, loài, thứ, bộ, họ thực vật vv cũng cần được xác định
đánh giá rõ ràng. Và sau cùng là xác định đúng giống cây thuốc cần trồng mà
con người đã thuần hóa hay chọn tạo ra [7], [8].
Hạt giống hoặc các vật liệu nhân giống: Hạt giống cây thuốc hoặc các
vật liệu nhân giống như cành, thân, hom, rễ, hạt phấn vv cũng cần được xác
định và cung cấp đầy đủ thông tin trước lúc đưa vật liệu nhân giống ra sử
dụng gieo trồng [11].
9
Chọn điểm trồng: Trên thực tế cùng một loại cây thuốc, cùng một
giống cây thuốc nếu trồng ở các địa điểm khác nhau sẽ cho chất lượng sản
phẩm khác nhau. Địa điểm trồng phải là nơi khí hậu điển hình thích nghi tối

ưu với từng loại cây thuốc. Địa điểm trồng phải xa các khu công nghiệp lớn,
đặc biệt khu công nghiệp hóa chất, các trung tâm dân cư đông đúc, các bệnh
viện, đường giao thông, các khu chăn nuôi gia cầm và gia súc. Địa điểm và
đất trồng không phải là bãi chăn thả gia cầm, gia súc và không được gần khu
nghĩa trang, bãi tha ma [19].
Nước tưới: Nước tưới cần kiểm soát chặt chẽ cả về mặt khối lượng
cũng như chất lượng. Khối lượng được đo bằng mức độ cần thiết của cây
trồng và chất lượng là không làm ô nhiễm môi trường xung quanh và chất
lượng dược liệu. Nước tưới không chứa các yếu tố gây ô nhiễm ảnh hưởng
đến chất lượng dược liệu như nước tưới không là nước thải của các khu công
nghiệp lớn, nước thải bệnh viện, khu dân cư. Nước không chứa các hóa chất,
khoáng chất và vi sinh gây ô nhiễm, không chứa các kim loại nặng, các loại
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ c~, các chất kích thích điều hòa sinh trưởng
quá giới hạn cho phép. Nước tưới cũng không có các kim loại nặng, các
chủng vi sinh vật gây hại đến sức kh~e con người cũng như hàm lượng Nitrat
trong nước quá cao.
Bảo vệ thực vật đối với cây thuốc: Muốn có năng suất cao, giá trị
thương phẩm của dược liệu tốt, mỗi khi cây thuốc bị sâu bệnh phá hoại cũng
rất cần sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu, bệnh, nấm và cả tuyến trùng để
phòng và điều trị, nhưng dùng như thế nào? các loại thuốc gì có thể sử dụng
được, cách phun thuốc phòng trừ sâu bệnh và đặc biệt thời gian cách ly giữa
thời điểm phun và thời điểm thu hoạch dược liệu. Lượng tồn dư của các loại
thuốc bảo vệ thực vật cho phép trong dược liệu là bao nhiêu? Tất cả vấn đề đó
nhất thiết phải có những nghiên cứu để xác định. Sử dụng các loại thuốc bảo
vệ thực vật tốt nhất nên dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo mộc,
10
nếu hóa chất cần thận trọng sử dụng các loại thuốc ít độc hại, thời gian phân
hủy ngắn đặc biệt không còn lượng tồn dư trong dược liệu khi dược liệu được
thu hoạch.
Thu hoạch và chế biến: Các phương pháp thu hái, sơ chế biến và bảo

quản dược liệu cũng cần được đảm bảo vệ sinh. Từ các loại dụng cụ, máy
móc, bao bì, kho tàng phải được quy định cụ thể và tiêu chuẩn hóa. Cây thuốc
cần được thu hái trong điều kiện thời tiết tốt nhất như trời nắng, quang mây,
không sương mù, độ ẩm không khí thấp, nhân lực dồi dào [5].
Yếu tố con người: Con người là yếu tố hết sức quan trọng, ngoài các
điều kiện tự nhiên xã hội, kỹ thuật vv thì yếu tố con người vẫn được tổ chức
y tế thế giới nhìn nhận là hết sức quan trọng. Muốn nguyên tắc GAP được
thực hiện đầy đủ trước hết nhận thức của các nhà lãnh đạo và của cả những
chuyên gia, những cán bộ công nhân viên tham gia trong quá trình sản xuất
dược liệu theo nguyên tắc GAP phải được thấm nhuần. Công nghệ là kỹ thuật
then chốt nhưng thiếu nó chúng ta có thể đào tạo, học h~i còn nhận thức của
con người thì không dễ gì thay đổi. Tất cả các cá nhân, chuyên gia tham gia
vào quá trình trồng, chế biến và bảo quản dược liệu sạch trước hết phải tôn
trọng và hiểu biết vấn đề vệ sinh. Điều kiện vệ sinh phải được đảm bảo, từ
những thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, mặt nạ, những dụng cụ lao
động cho đến các hóa chất và các thao tác thuần thục trong công việc. Nói
tóm lại nhận thức và tư tưởng con người về vấn đề GAP đối với cây thuốc
không bao giờ được xem nhẹ [30],[32].
Chế biến dược liệu: Bao gồm các chế biến sau thu hái, sơ chế biến,
phơi sấy, chế biến đặc biệt, đối với các loại dược liệu đặc thù và mang tính cổ
truyền sâu sắc. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác chế biến dược liệu
theo nguyên tắc của GAP cũng đã được sách hướng dẫn đề cập như: vị trí xây
dựng nhà xưởng, tiêu chuẩn nhà xưởng để đáp ứng yêu cầu của chế biến các
loại dược liệu, nguồn năng lượng sử dụng, nguồn nước tiêu dùng vv Cho đến
11
các tiêu chuẩn cụ thể cho đến các khâu kỹ thuật chế biến dược liệu theo GAP,
như khu rửa làm sạch dược liệu bằng tay, tiêu chuẩn ánh sáng các loại đèn
điện, công suất quạt điện v.v [31].
Sách hướng dẫn trồng, chế biến và thu hái dược liệu theo nguyên tắc GAP
của TCYTTG là văn bản vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kỹ thuật công

nghệ hết sức quan trọng. Mặc dù cuối năm 2003 sách hướng dẫn mới được ấn
hành và phổ biến nhưng phần lớn các khâu kỹ thuật quan trọng, các điều kiện
nghiên cứu cần thiết để xây dựng quy trình trồng và chế biến dược liệu sạch của
đề tài mã số KC10-02 đã được nêu ra để giải quyết từ những năm 2001.
Văn bản thứ 2, mặc dù có phạm vi trên lãnh thổ một nước, Nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa, là một nước có truyền thống nghiên cứu, sản xuất
và sử dụng thuốc Y học Cổ Truyền lâu đời nhất và rộng rãi nhất trên thế giới
đó là Pháp lệnh quản lý thuốc Y học Cổ Truyền Nhà nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa. Bao gồm 10 chương, 57 điều, Chương I nói về yêu cầu chất
lượng thuốc Y học Cổ Truyền Trung Hoa để th~a mãn điều kiện của nguyên
tắc GAP cũng như các tiêu chuẩn GMP, GLP của Trung Quốc và thế giới.
Chương II quy định điều kiện sinh thái, môi trường và địa điểm, vị trí có thể
trồng cây thuốc để sản xuất dược liệu. Chương III, quy định về chủng loại
chất lượng các loại vật liệu giống cây thuốc vv Lần lượt 10 chương và 57
điều của pháp lệnh đều đề cập các quy định, tiêu chuẩn chặt chẽ của quá trình
sản xuất chế biến và bào chế thuốc Y học Cổ Truyền Trung Quốc theo các
nguyên tắc GAP, GMP, GLP Điều 42 quy định trước khi chuyển sang công
đoạn bao bì đóng gói dược liệu cần kiểm tra để đạt các tiêu chuẩn, không lẫn
tạp chất, độ ẩm ở mức cho phép, tỷ lệ tro toàn phần, tỷ lệ tro không tan trong
acide, hàm lượng hoạt chất. Đặc biệt pháp lệnh đã quy định chặt chẽ với dư
lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các kim loại nặng, tỷ lệ các vi sinh vật
ảnh hưởng đến sức kh~e của người sử dụng.vv phải ở mức cho phép hoặc
không có trong sản phẩm dược liệu [28], [29].
12
Văn bản thứ 3 quy định về chất lượng dược liệu được trồng và chế biến
theo nguyên tắc GAP của Châu Âu (The European Agency for Evaluation of
Medicinal Products (EMEA) Working Party on Herbal Medicinal Products
(HMPWP). Văn bản quy định này được bắt đầu soạn thảo bởi Văn phòng
Châu Âu về đánh giá chất lượng thuốc, nhóm làm việc về thuốc thảo mộc từ
tháng 1/1999 và được hoàn thành vào tháng 5/2002. Cũng như các quy định

của TCYTTG và của Trung Quốc về nguyên tắc GAP đối với cây thuốc. Quy
định của Châu Âu cũng quy định và khuyến cáo 14 vấn đề về trồng trọt, thu
hái, chế biến và bảo quản cây thuốc và dược liệu. Bắt đầu văn bản bằng lời
giới thiệu các vấn đề bức xúc về chất lượng dược liệu trước tình hình ngày
càng trầm trọng do môi trường, đất, nước, không khí vv bị ô nhiễm. Các vấn
đề con người và giáo dục đào tạo được Châu Âu quan tâm trước tiên cho đến
các vấn đề, đánh giá kiểm tra chất lượng dược liệu, nhà xưởng và trang thiết
bị, tư liệu hóa, hạt giống và các vật liệu nhân giống, kỹ thuật trồng trọt, thu
hái và sơ chế biến, chế biến bao bì đóng gói và kho tàng, phân phối và tiếp
thị. [24], [25], [26]
Tháng 9 – 2003, Nhật Bản cũng chính thức ràng buộc hệ thống trồng
cây thuốc và chế biến dược liệu của mình bởi nguyên tắc GAP và theo đó 11
mục quy định cụ thể đã được phổ biến. Là nước công nghiệp phát triển hàng
đầu thế giới nên Nhật Bản rất coi trọng vấn đề vệ sinh trong mọi hoạt động,
đời sống xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Vì
vậy trong quy định của Nhật Bản về nguyên tắc GAP cho cây thuốc, các biện
pháp kỹ thuật và điều kiện để các biện pháp kỹ thuật đáp ứng nguyên tắc GAP
được quy định rất cụ thể và chi tiết. Trong điều khoản nói về kỹ thuật trồng
trọt việc chọn địa điểm để trồng cây thuốc được đưa lên hàng đầu và được hệ
thống hóa các điều kiện rất rõ ràng. Đất trồng không bị ô nhiễm, có điều kiện
tưới tiêu nước thuận lợi. Nước tưới không bị ô nhiễm bởi nước thải công
nghiệp, thành phố đông dân cư, con người, bệnh viện, khu hoạt động của
13
quân đội, các nông trang, nông trại nuôi gia súc gia cầm. Hay quy định diện
tích trồng cây thuốc tuyệt đối cấm chăn thả hoặc vô tình xâm phạm bởi các
loại gia súc, gia cầm. Quy định của Nhật Bản còn chi tiết đến mức độ cây
thuốc được trồng ở những diện tích mà ở đó c~ có thể mọc được. C~ là cây
chỉ thị cho điều kiện thích hợp để trồng cây thuốc. [31]
Nói tóm lại cũng như Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản đã đưa GAP
vào nguyên tắc quy định để trồng và chế biến dược liệu một cách bắt buộc và

có cơ sở pháp lý nhằm nâng cao chất lượng dược liệu an toàn.
2.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây thuốc ở nước ta
ơ
Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam có gần 11.000
loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2.000 loài
tảo, nhiều loài được sử dụng làm thuốc, trong đó cây c~ có vị trí quan trọng
nhất về phần chủng loại cũng như giá trị sử dụng (Theo thống kê của GS Phan
Kế Lộc). Qua quá trình nghiên cứu tính cho đến nay đã có hơn 3.800 loài thực
vật được dùng làm thuốc, một số cây thuốc quý đã được nhân dân trồng trọt
và trở lên quen thuộc. Ngoài sự phong phú về chủng loại, nguồn dược liệu
Việt Nam còn có giá trị to lớn khi được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để
chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, dưới dạng độc vị hoặc phối hợp với nhau
để tạo nêu các bài thuốc bổ đã tồn tại và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều
loại thuốc được chiết xuất từ dược liệu Việt Nam như Rutin, D.strophantin,
berberin, palmatin, astermisin…bên cạnh đó sản phẩm từ tinh dầu được sử
dụng rộng rãi trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Xu hướng
đi sâu nghiên cứu xác minh các kinh nghiệm từ y học cổ truyến và tìm kiếm
các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc từ dược liệu
ngày càng được quan tâm [10], [14], [15].
Trong những năm gần đây tình hình sản xuất nông nghiệp của nước ta
có nhiều thay đổi về cả diện tích và chủng loại cây trồng nói chung và cây
thuốc nói riêng. Mặc dù diện tích trồng trọt có giảm ở một số vùng như Hưng
14
Yên, Hà Nội… nhưng do áp dụng thâm canh, luân canh cây trồng và sự gia
tăng diện tích ở các vùng khác nên nguồn dược liệu cung cấp từ trồng trọt vẫn
tương đối cao và đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng trong nước và xuất
khẩu được cho một số nước trên thế giới. Hàng năm từ nguồn thu nhập từ
dược liệu cho nước ta từ 500 - 800 tỷ đồng trong đó dược liệu xuất khẩu đạt
20 - 50 triệu USD với số lượng 5.000 - 10.000 tấn. Hiện nay ngành Dược Việt
Nam đang quy hoạch xây dựng phát triển công nghiệp dược theo yêu cầu

GMP cung cấp được 50% nhu cầu thuốc nam cho nhân dân vào năm 2005 và
70% vào năm 2010 [11] [13].
15
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các mẫu giống giảo cổ lam có 5, 7 và 9 lá chét
thu thập trong tự nhiên tại Sa Pa Lào Cai.
Địa điểm nghiên cứu: Tại Phòng thí nghiệm của bộ môn Thực vật-
khoa Nông học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012.
3.2. Phương pháp và nội dung nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và xử lý mẫu theo phương pháp nghiên cứu đa dạng thực
vật về thành phần loài.
- Phân loại thực vật theo phương pháp hình thái so sánh và phương
pháp giải phẫu.
- Phương pháp làm tiêu bản giải phẫu được thực hiện theo các bước
như xử lý mẫu, cắt tiêu bản, nhuộm kép, quan sát, chụp ảnh trên kính hiển vi.
Phân tích giải phẫu cấu tạo các bộ phận sinh dưỡng: thân, lá, rễ và các bộ
phận sinh sản: hoa, quả, hạt.
3.2.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
* Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu các cơ quan dinh dưỡng(rễ,
thân, lá) và các cơ quan sinh sản(hoa, quả, hạt)của các mẫu giống.
* Các chỉ tiêu theo dõi
A. Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, giải phẫu Rễ
- Số lượng bó dẫn
- Số mạch gỗ trên một bó dẫn
- Kích thước libe: dày, rộng

- Kích thước gỗ: dày, rộng
16
B. Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, giải phẫu thân
- Chiều dài đốt thân : mỗi mẫu giống tiến hành đo trên 5 cây, mỗi cây
đo 3 đốt trưởng thành rồi lấy giá trị trung bình.
- Đường kính thân
- Kích thước hậu mô
- Kích thước cương mô
- Số lượng bó dẫn
- Kích thước libe: dày, rộng
- Kích thước gỗ: dày, rộng
- Số mạch gỗ trên một bó dẫn
C. Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, giải phẫu Lá
- Chiều dài lá
- Kích thước lá chét giữa: dài, rộng
- Chiều dài cuống
- Độ dày phiến lá
- Dày mô dậu
- Dày mô xốp
- Kích thước bó dẫn gân chính
- Kích thước libe: dày, rộng
- Kích thước gỗ: dày, rộng
D. Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, giải phẫu Hoa
- Đường kính hoa
- Kích thước đài hoa: dài, rộng
- Kích thước tràng hoa: dài, rộng
- Kích thước nhị: dài chỉ nhị, bao phấn
- Kích thước bầu hoa(đối với hoa cái): chiều cao, đường kính bầu
17
E. Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, giải phẫu Quả và hạt

- Màu sắc quả
- Đường kính quả
- Đặc điểm, màu sắc hạt
- Kích thước hạt
18
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm hình thái, giải phẫu và kích thước của các cơ quan sinh
dưỡng (rễ, thân, lá)
Giảo cổ lam là một loại dược liệu quý mà bộ phận được sử dụng để
làm thuốc là thân và lá, do vậy sự sinh trưởng phát triển của thân và lá chính
là yếu tố cấu thành nên năng suất cũng như chất lượng của dược liệu. Tuy
nhiên, giảo cổ lam cũng như các loại cây trồng khác, sự sinh trưởng phát triển
cũng như năng suất hay chất lượng sản phẩm thu hoạch còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: giống, dinh dưỡng, khí hậu để góp phần phân biệt, giúp
tìm ra mẫu giống giảo cổ lam có thể cho năng suất và chất lượng dược liệu
cao nhất chúng tôi tiến hành phân tích và so sánh đặc điểm giải phẫu của các
mẫu giống thu thập tại Sa pa - Lào cai.
4.1.1. Đặc điểm giải phẫu của Rễ
Bảng 4.1: Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp 3 mẫu giống giảo cổ lam
Chỉ tiêu
Mẫu
giống
KT Libe
(μm)
KT Gỗ
(μm)
Số lượng
mạch gỗ
Dày Rộng Dày Rộng

5 lá chét
76.22±3.14 347.22±25.46 314.76±49.37 341.32±21.46
27.08±1.62
7 lá chét
61.11±5.24 404.17±20.09 338.19±28.28 404.17± 20.09 29.22±1.17
9 lá chét
59.03±5.24 399.30±13.87 334.72±19.36 399.30±13.87 27.67±2.91
Cấu tạo giải phẫu thứ cấp rễ của các mẫu giốngGiảo cổ lam nghiên
cứu có từ 3-4 bó dẫn thứ cấp. Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy: độ dày libe của
19

×