Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty TNHH Xây Dựng Trung Cường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.31 KB, 47 trang )

GVHD: o Th Bớch Hng Chi phớ sn xut v tớnh giỏ thnh sn phm xõy lp
Lụứi noựi ủau
1- S cn thit ca ti:
Trong nn kinh t th trng hin nay, nhm ỏp ng nhu cu kinh t ngy cng phỏt
trin theo chiu hng cụng nghip húa hin hin i húa t nc, thỡ cụng tỏc hch toỏn k
toỏn núi chung, cụng tỏc tp hp chi phớ sn xut v tớnh giỏ thnh sn phm núi riờng l mt
trong nhng cụng vic ht sc quan trng trong cụng tỏc qun lý kinh t ti chớnh ca cỏc
doanh nghip. Chi phớ sn xut v giỏ thnh sn xut sn phm l hai ch tiờu phn ỏnh tng
quỏt cỏc mt kinh t, k thut, trỡnh t chc sn xut kinh doanh cng nh vic s dng v
qun lý ti nguyờn ca doanh nghip. Xột theo tớnh h thng ca ton b quỏ trỡnh sn xut
kinh doanh thỡ chi phớ sn xut v tớnh giỏ thnh sn phm cũn l yu t nh hng n kt qu
kinh doanh ca doanh nghip, quyt nh n quỏ trỡnh tn ti v phỏt trin doanh nghip. Do vy
trong hot ng sn xut kinh doanh yờu cu khỏch quan t ra cho cỏc Cụng ty l phi tỡm ra bin
phỏp gim chi phớ sn xut, h giỏ thnh sn phm, vỡ nú l nhõn t bo m s tn ti v phỏt trin
ca Cụng ty.
2- Mc ớch v i tng nghiờn cu:
2.1- Mc ớch:
Nhm xỏc nh ỳng i tng, phng phỏp tp hp chi phớ v tớnh giỏ thnh sn
phm, s giỳp cho Cụng ty xỏc nh c giỏ thnh mt cỏch chớnh xỏc, t ú giỳp cho Cụng
ty cú th gim bt c chi phớ cú mt giỏ thnh hp lý, phự hp.
2.2- i tng nghiờn cu:
Tin hnh nghiờn cu cụng tỏc t chc hch toỏn chi phớ sn xut v tớnh giỏ thnh ca
Cụng ty TNHH Xõy Dng Trung Cng trong IV/2007
3-Ni dung ca ti:
Ngoi li m u, mc lc v kt lun, chuyờn bỏo cỏo thc tp tt nghip c chia
lm 3 chng :
Chng 1: C s lý lun ca vn nghiờn cu cụng tỏc t chc hch toỏn chi phớ sn
xut v tớnh giỏ thnh sn phm ca Cụng Ty TNHH Xõy Dng Trung Cng.
Chng 2: Thc trng cụng tỏc t chc hch toỏn chi phớ sn xut v tớnh giỏ thnh sn
phm xõy lp ca Cụng Ty TNHH Xõy Dng Trung Cng.
SVTH: Lờ Th Mng Th Trang :1


GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành tại Công Ty TNHH Xây Dựng Trung Cường.
4.Những đóng góp của đề tài:
Thực hiện việc nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành tại Công Ty TNHH Xây Dựng Trung Cường để thấy những ưu, nhược
điểm của Công Ty, từ đó làm cơ sở cho các nhà quản lý doanh nghiệp nói chung và Công Ty
TNHH Xây Dựng Trung Cường nói riêng có biện pháp quản lý và thực hiện tốt công tác tổ
chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công Ty .
Chuyên đề đã đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công Ty.
Được sự nhất trí của khoa kinh tế Trường Cao Đẳng Xây Dựng Số 3, mà trực tiếp là
cô: Đào Thị Bích Hồng cho phép em thực hiện chuyên đề: “ Kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm” tại Công Ty TNHH Xây Dựng Trung Cường
Qua chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, với mong muốn góp phần cùng Công ty hoàn
thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhưng
do khả năng, điều kiện và thời gian hạn chế. Nên việc vận dụng các kiến thức lý luận vào
thực tiễn chưa được sâu sắc, nội dung trong báo cáo thực tập sẽ không tránh khỏi những sai
sót.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Đào Thị Bích Hồng
và các cô, chú ở công ty TNHH Xây Dựng Trung Cường đã giúp em hoàn thành chuyên đề
này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP Tuy Hòa, ngày 06. tháng06. năm 2008
Sinh Viên Thực Hiện
Lê Thị Mộng Thơ
Lời Cảm Ơn
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :2
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
………..


……….
Lời đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể
giáo viên của trường Cao đẳng Xây dựng Số 3 đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho em
những kiến thức bổ ích trong suốt 3 năm học vừa qua (từ năm 2005 đến năm 2008). Đặc biệt là
các thầy cô giáo khoa kinh tế của Trường đã trang bị cho em những kiến thức chuyên môn quý
báu về ngành kế toán doanh nghiệp làm hành trang cho em bước vào đời. Và em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới cô Đào Thị Bích Hồng, cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong thời gian
thực tập vừa qua và đã giúp cho em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc cùng các cô chú, anh chị của Công
Ty TNHH Xây dựng Trung Cường đã quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiệt tình trong
suốt bảy tuần rưỡi thực tập. Đặc biệt là chị Võ thị Tuyết Sương- kế toán trưởng của Công Ty đã
hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi để cho em hoàn thành bài báo cáo này đúng thời gian quy
định.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô của Trường sức khỏe, các phòng ban bộ
môn đoàn kết vững mạnh, chúc các anh chị của Công Ty TNHH Xây dựng Trung Cường công
tác tốt, hoàn thành tốt các công việc được giao. Chúc Quý Công Ty ngày càng phát triển, ký
được nhiều bản hợp đồng và được nhiều chủ đầu tư biết đến.
Tuy hòa, ngày 06 tháng 6 năm 2008.
Sinh viên
Lê Thị Mộng Thơ
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :3
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
1.Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp và tính giá thành
sản phẩm xây lắp:
1.1. Khái niệm:
1.1.1. Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí mà Doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá

trình sản xuất kinh doanh ở một kỳ nhất định (tháng, quý, năm)
1.1.2. Giá thành sản phẩm xây lắp: Là tiêu hao thực tế gắn liền với việc sản xuất ra một đơn
vị sản phẩm hoàn thành nhất định
1.2. Phân loại:
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp:
1.2.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm
- Vật liệu xây dựng: Cát, đá, sỏi…
- Vật liệu khác.
- Vật liệu kết cấu: Bê tông đúc sẵn…
- Nhiên liệu: Than củi nấu nhựa, xăng…
1.2.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp:
- Tiền lương chính, lương phụ của công nhân trực tiếp xây lắp như: Mộc, nề, lắp giáo,
nhúng gạch…
- Khoản trả cho công nhân thuê ngoài theo từng công việc .
- Tiền ăn ca công nhân trực tiếp xây lắp.
- Không bao gồm tiền lương của công nhân vận chuyển vật tư ngoài công trình, lương
của công nhân tác nước vét bùn khi công trình gặp mưa. Các khoản trích theo lương của công
nhân trực tiếp xây lắp…
1.2.1.3. Chi phí sử dụng máy thi công: Gồm
- Tiền lương của công nhân bộ máy thi công.
- Khấu hao máy móc thiết bị.
-Công cụ dụng cụ dùng cho máy thi công
- Chi phí sửa chữa bảo trì máy
1.2.1.4. Chi phí sản xuất chung: Gồm
- Chi phí nhân viên phân xưởng quản lý
- Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân bộ phận máy
thi công và công nhân ở phân xưởng sản xuất
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :4
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
- Lương công nhân vận chuyển ngoài công trình

- Lương công nhân tác nước vét bùn khi công trình gặp mưa ẩm
1.2.2. Phân loại giá thành:
1.2.2.1. Giá thành dự toán: Là toàn bộ chi phí để hoàn thành khối lượng công trình theo
dự toán
Z
d
= Khối lượng * Định mức * Đơn giá + % phụ phí = G – P
đm
Trong đó: Z
d
: Giá thành dự toán
G: Giá trị dự toán
P
đm
: Lãi định mức( P
đm
= % + H * Z
d
)
Theo thông tư 141 ngày 16 tháng 11 năm 1999 được quyết định như sau:
- Xây dựng công trình dân dụng: H = 5,5 %
- Xây dựng công trình công nghiệp nhỏ: H = 5,5 %
- Xây dựng công trình thủy điện: H= 6 %
- Xây dựng đương hầm: H = 6,5 %
1.2.2.2. Giá thành kế hoạch: Là giá thành được lập trên cơ sở những điều kiện cụ thể ở
mỗi đơn vị xây lắp dựa trên cơ sử biện pháp thi công định mức, kinh tế kỹ thuật
Z
KH
= Z
d

- % hạ Z
KH
Trong đó: Z
KH
: Giá thành kế hoạch
1.2.2.3. Giá thành thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát
sinh để hoàn thành khối lượng xây lắp. Giá thành thực tế được xác định theo số liệu của kế
toán, khi công trình hoàn thành thực tế là cơ sở đẻ xác định gái thành kế hoạch
Z
d
> Z
KH
> Z
tt
Trong đó: Z
tt :
Giá thành thực tế
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết vì chúng đều biểu
hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vậ hóa mà doanh nghiệp đã bỏ
ra cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên chúng là hai mặt khác nhau của một quá trình sản xuất,
một bên là các yếu tố chi phí đầu vào, một bên là kết quả sản xuất đầu ra. Do đó chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng lại có nội dung, giới
hạn và phạm vi khác nhau.
- Chi phí sản xuất thì gắn liền với hoạt động sản xuất, còn giá thành sản phẩm thì gắn liền
với cả hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :5
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
- Chi phí sản xuất tính trong một thời kỳ, còn giá thành sản xuất lại liên quan đến cả chi phí
kỳ trước chuyển sang.

- Giá thành sản phẩm thì chỉ tính cho sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ bao gồm: Chi phí kỳ
trước chuyển sang và một phần chi phí trong kỳ này ( nghĩa là sau khi đã trừ giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ ).
- Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm cả chi phí sản xuất công nghiệp và ngoài
công nghiệp, còn giá thành sản phẩm chỉ gồm những chi phí sản xuất công nghiệp.
- Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm.
Quản lý giá thành gắn liền với chi phí sản xuất.
1.4. Nhiệm vụ kế toán
- Ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi chi phí sản xuất thực tế phát
sinh trong quá trình thi công theo từng nơi phát sinh chi phí, từng đối tượng chịu chi phí,
từng loại sản xuất.
- Tính toán kịp thời, chính xác khối lượng xây lắp hoàn thành, từ đó có thể đối chiếu với số
liệu dự toán hay kế hoạch kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và dự
toán.
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm chi phí, đặc điểm tổ chức sản xuất và
sản phẩm của doanh nghiệp mà xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất,
đối tượng và phương pháp tính giá thành phù hợp:
+Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
+Tập hợp chi phí sản xuất
+Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm.
+ Xác định kỳ tính giá thành và đánh giá sản phẩm dở dang.
+ Vận dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo.
- Tổ chức tập hợp chi phí và phân bổ từng loại chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối
tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng phương pháp thích hợp đối với từng loại chi phí, tập
hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo từng loại mục chi phí và theo các yếu tố quy định.
- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và phân tích định kỳ tình hình thực hiện các dịnh mức
chi phí đối với chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, đề
xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ yêu
cầu hoạch toán kinh tế.
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :6

GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
- Tham gia vào việc xây dựng các chỉ tiêu hạch toán nội bộ và việc giao chỉ tiêu đó cho
phân xưởng và các bộ phận liên quan.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hạch giá thành phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để phấn
đấu hạ giá thành sản phẩm.
- Tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm.
2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
* Đối tượng hạch toán chi phí
Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định một phạm vi giới hạn nhất định để tập hợp
chi phí nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và giá thành sản phẩm. Giới hạn
tập hợp chi phí có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, giai đoạn công nghệ….) hoặc là
từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm hay chi tiết sản phẩm… việc xác định nơi gây ra chi phí
và đối tượng phải chịu chi phí.
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là phương pháp các hệ thống hay phương
pháp được sử dụng để tập hợp hay phân loại các chi phí sản xuất trong giới hạn của các đối
tượng hạch toán chi phí sản xuất. Về cơ bản phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất bao
gồm:
- Hạch toán theo sản phẩm hay đơn đặt hàng: sản phẩm trong xây dựng cơ bản cũng như
trong ngành xây lắp công trình, hạng mục công trình, hoàn thành. Theo phương pháp này thì
hàng tháng chi phí phát sinh liên quan đến công trình hạng mục công trình nào thì tập hợp
vào đối tượng đó một cách thích hợp
Khi hoàn thành thì tổng kinh phí theo đối tượng hoạch toán cũng chính là giá thành
sản phẩm xây lắp
- Hạch toán theo bộ phận sản phẩm: Đối với ngành xây dựng cơ bản và ngành xây lắp là
các giai đoạn xây lắp củα công trình, hạng mục công trình có dự toán riêng.
Hàng tháng,chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp cho từng giai đoạn có liên quan
Khi hoàn thành thì tổng cộng chi phí theo các giai đoạn và đó cũng chính là giá thành
sản phẩm xây lắp của giai đoạn đó.

- Hạch toán theo nhóm sản phẩm: chỉ mục được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp
xây lắp một lúc nhiều công trình theo cùng một thiết kế (hoặc thiết kế gần giống nhau) theo
một phương thức thi công nhất định và trên cùng một địa điểm. Theo phương pháp này thì
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :7
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
hàng tháng khi chi phí phát sinh được tập hợp theo nhóm sản phẩm, khi công trình hoàn
thành thì chi phí kế toán phải xác định giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành
- Hạch toán theo giai đoạn công nghệ: Được áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa sản
xuất cấu kiện lắp sẵn, vừa thi công. Đối với các doanh nghiệp này thì toàn bộ các quy trình
liên tục từ khâu đầu đến khâu cuối, nên khi tập hợp chi phí cũng được tập hợp cuối theo một
trình tự nhất định
2.2. Phương pháp kế toán chi phí và tính gái thành sản phẩm xây lắp:
2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất: Gồm phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp
2.2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Tài khoản sử dụng: TK 621 : “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “
* Sơ đồ kế toán:
TK 152,153 TK 621 TK 154 TK 152, 153
(1) (5) (6)
(4)
TK 141
(2)
TK 111,112
(3)
TK 133

(1) Xuất vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho xây lắp công trình
(2) Thanh toán tạm ứng khi mua vật liệu, công cụ dụng cụ
(3) Mua vật liệu, công cụ dụng cụ xuất thẳng cho công trình
(4) Vật liệu dùng không hết để lại chân công trình
(5) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

(6) Vật liệu xây lắp không hết khi công trình hoàn thành
2.2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
* Tài khoản sử dụng: TK 622 : “ Chi phí nhân công trực tiếp “
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :8
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
* Sơ đồ kế toán:
TK 334 TK 622 TK 154
(1) (3)
TK 141
(2)
(1) Tiền lương, tiền công phải trả công nhân xây lắp
(2) Thanh toán tạm ứng chi phí nhân công trực tiếp
(3) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
2.2.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Phương pháp phân bổ:
- Trường hợp loại máy theo dõi được quá trình hoạt động và tập hợp chi phí riêng cho
từng loại máy, nhóm máy :
Chi phí sử dụng
máy phân bổ cho
đối tượng xây lắp
=
=
Đơn giá bình quân 1 ca
máy (hay 1 khối lượng
công việc hoàn thành )
8
x
Số ca máy phục vụ cho
đối tượng (hay khối lượng
công việc hoàn thành)

Đối với các loại máy mà chi phí phát sinh được tập hợp chung, thì việc phân bổ chi phí
sử dụng máy cho các đối tượng xây lắp được áp dụng phương pháp hệ số thay đổi :
Hệ số đổi cho
từng loại máy
=
Đơn giá kế hoạch 1 ca máy của loại máy tính đổi
Đơn giá kế hoạch 1 ca máy thấp nhất trong các loại máy
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :9
Đơn giá bình quân một ca máy
hay 1 đơn vị khối lượng công việc
máy hoàn thành
=
Tổng chi phí sử dụng máy thực tế
Tổng số ca máy hay tổng khối lượng
công việc hoàn thành
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Chi phí sử dụng máy
phân bổ cho từng đối tượng xây lắp =
Đơn giá 1 ca máy
tiêu chuẩn
x
Số ca máy tiêu
chuẩn phục vụ
xây lắp
* Tài khoản sử dụng : TK623 (Chi phí sử dụng máy thi công)
* Sơ đồ kế toán :
TK111, 112, 331, 335 TK 623 TK 152
(1) (4)
TK 133
TK 142, 242 TK 154

(2) (5)

TK 141
(3)

(1) Chi phí pháp sinh sử dụng máy
(2) Phân bổ chi phí trích trước
(3) Thanh toán tạm ứng
(4) Vật liệu sử dụng không hêt nhập lại kho
(5) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sử dụng máy
2.2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung.
* Tài khoản sử dụng : Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung ”
* Sơ đồ kế toán:
TK 334,338 TK 627 TK 154
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :10
Số máy tiêu chuẩn
của từng loại máy
=
Số ca máy hoạt động
thực tế của loại máy đó
x
Hệ số tính đổi của
loại máy đó
=
Tổng chi phí sử dụng máy thực tế
Tổng ca máy tiêu chuẩn của các loại máy
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
(1) (6)
TK 152,153,142,242
(2)

TK 214
(3)
TK 214, 335
(4)
TK 111,112,331
(5)
TK 133
(1) Tiền lương phải trả cho công nhân quản lý đội, các khoản trích theo lương của công nhân
trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công, công nhân quản lý đội
(2) Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng ở phân xưởng
(3) Chi phí khấu hao TSCĐ
(4) Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
(5) Chi phí dịch vụ mua ngoài
(6) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
2.2.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang:(SPDD)
Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tùy thuộc vào phương thức thanh toán của
từng Doanh nghiệp
* Nếu thanh toán theo phương thức tiến hành theo giai đoạn công việc thì kế toán cần
tính được giá thành các giai đoạn xây lắp nên phải đánh gía sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Trường hợp thanh toán theo công trình hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản phẩm dở
dang là chi phí thực tế phát sinh từ lúc khởi động đến khi báo cáo hoàn thành
- Trường hợp thanh toán theo giai đoạn quy ước thì sản phẩm dở dang là chi phí của
giai đoạn chưa hoàn thành.
Chi phí
xây lắp
= Chi phí thực tế dở dang
cuối kỳ
+ Chi phí thực tế phát
sinh trong kỳ

Giá thành dự
toán của giai
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :11
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Giá trị dự thầu
giai đoạn xây
lắp hoàn thành
+
Giá trị dự toán
giai đoạn xây
lăp dở dang
*
Mức độ
hoàn thành
* Thanh toán theo phương thức tiến đọ kế hoạch thì không xác định chi phí dở dang
và toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan đến phần công việc đã hoàn thành được
coi là quá thực tế
2.2.2.2. Trình tự và phương pháp tập hợp chi phí và tính gía thành sản phẩm xây lắp
TK 621 TK 154 TK 632
(1) (5)
TK 622 TK 152
(2) (6)
TK 623 TK 111,112,331
(3) (8)
TK 3331
TK 627
(4)
TK 111,112,331
(7)
TK 133

(1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
(3) Phân bổ và kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
(4) Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung trong kỳ
(5) Đầu kỳ căn cứ vào hóa đơn lập theo tiến độ kế hoạch để kết chuyển vốn tương ứng
(6) Khi kết thức hợp đồng xây lắp, vật liệu thừa, phế liệu thu hồi nhập kho
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :12
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
(7) Chi phí thanh lý máy móc thiết bị khi kết thúc hợp đồng xây lắp
(8) Gía trị thu hồi, khả năng thanh lý máy móc thiết bị thi công khi kết thúc hợp đồng, vật
liệu phế liệu bán thu tiền ghi giảm chi phí
* Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp: Chủ yếu các doanh nghiệp áp dụng
phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn
Z = Chi phí dở dan cuối kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHI SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH XD TRUNG CƯỜNG
2.1. Khái quát chung về công ty TNHH xây dựng Trung Cường
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Xây Dựng Trung Cường được thành lập vào năm 2004 và được sở kế
hoạch & đầu tư tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận số 3602000240 do 2 thành viên góp vốn,
với số vốn ban đầu là: 2.500.000.000 đồng, với số vốn này công ty mua sắm máy móc thiết bị
thi công và một số tài sản cố định khác để làm hồ sơ năng lực sản xuất tham gia đấu thầu.
Trong những năm đầu tiên, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng do sự quản lý tốt của ban lãnh đạo
công ty, luôn coi chỉ tiêu đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công, đạt yêu
cầu về kỹ , mỹ thuật là những chỉ tiêu hàng đầu nên cho đến nay công ty đã đứng vững và
ngày càng phát triển.
Địa chỉ hiện nay: Lô H22-KP Nguyễn Thái Học -Phường 5- TP Tuy Hòa- tỉnh Phú
Yên.
Tình hình về lực lượng lao động: Theo thống kê của phòng lao động hành chính thì

lực lượng trong toàn Công ty như sau:
Từ năm 2004-2008 tổng số cán bộ công nhân viên của toàn công ty là: 182 người
trong đó :
+Cán bộ quản lý 25 người chiếm 1,7%
+Công nhân trực tiếp sản xuất 157 người chiếm 86,2%
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :13
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Là một công ty chuyên về ngành xây dựng nên chức năng, nhiệm vụ chính của công ty
là kinh doanh xây dựng cơ bản.
Thực hiện các công việc xây dựng: Đào lắp đất, đá, mộc, nề, công tác bê tông cốt
thép, công tác lắp đặt điện nước trong nhà.
Thực hiện công trình xây dựng gồm:
+Nhận thầu thi công các công trình xây dựng từ nhóm B trở xuống.
+Trang trí nội thất.
2.1.3. Hình thức tổ chức vốn trong công ty :
-Hình thức sở hữu vốn góp: Vốn góp
-Vốn điều lệ: 2.500.000.000 đồng.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất :
2.1.4.1.Đặc điểm kinh doanh của Công Ty :
Để tổ chức sản xuất và điều hành mọi hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải
tiến hành tổ chức quản lý, tùy thuộc vào qui mô, loại hình doanh nghiệp cũng như đặc điểm
và điều kiện sản xuất cụ thể mà doanh nghiệp thành lập ra các bộ máy quản lý thích hợp
được gọi là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức thành
các phòng thực hiện các chức năng nhất định bao gồm:
- Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, phụ trách chung toàn Công ty, chịu trách
nhiệm chỉ đạo toàn bộ bộ máy quản lý, theo dõi các công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch
sản xuất, theo dõi công tác tài chính, chịu trách nhiệm về bảo toàn và phát triển vốn của
Công ty, quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong toàn Công ty đảm bảo tính hiệu lực và

hoạt động có hiệu quả cũng như việc tìm kiếm công ăn việc làm đảm bảo cuộc sống cho cán
bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
- Phó Giám đốc: Là người trực tiếp đôn đốc, chỉ huy các công trình và thay mặt Giám đốc
lãnh đạo Công ty khi Giám đốc đi vắng, theo sự ủy quyền của Giám đốc và chịu trách
nhiệm hoàn toàn về các hoạt động trong lĩnh vực được giao trước Giám đốc Công ty. Các
vấn đề vượt quá giới hạn được giao thì phải có sự đồng ý của Giám đốc Công ty mới thực
hiện.
- Phòng tổ chức lao động hành chính: Có chức năng và nhiệm vụ quản lý lao động, tiền
lương. Xây dựng các định mức tiền lương, theo dõi ngày công làm việc, bố trí, điều động
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :14
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
sao cho phù hợp với kế hoạch sản xuất của Công ty, phụ trách công tác hành chính quản trị,
văn thư tạp vụ, bảo vệ, cấp dưỡng và y tế.
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ công tác hạch toán kế toán trong
Công ty, phản ánh toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự vận động của nó, tính giá thành sản
phẩm, xác định kết quả tài chính, theo dõi công nợ, lập báo cáo thống kê tài chính tháng, quí,
năm. Mặt khác phòng kế toán có trách nhiệm phân tích hoạt động kinh tế tài chính của Công
ty, tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất
- Phòng kinh tế kế hoạch: Phòng kinh tế kế hoạch tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực
điều hành sản xuất một cách cụ thể. Công tác lập kế hoạch, lập dự toán, làm hồ sơ đấu thầu
các công trình làm hợp đồng với các chủ đầu tư và bên ngoài, xây dựng các định mức, tiên
lượng vật tư và thanh toán khối lượng cho các đơn vị thi công.
- Phòng kỹ thuật an toàn: Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực điều hành sản xuất cụ
thể ở các mặt như: Công tác kỹ thuật trong thi công, giám sát kỹ thuật trên công trường, làm
thủ tục nghiệm thu từng hạng mục công trình, làm nhật ký từng công trình, phụ trách an toàn
trong thi công, chịu trách nhiệm về tiến độ thi công.
- Phòng vật tư xe máy: Giúp cho Giám đốc trong công tác mua sắm máy móc thiết bị, vật
tư công trình và thanh toán nhiên liệu cho lái xe, cung cấp vật tư đến tại công trình phục vụ
cho quá trình thi công được thuận lợi, chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư hàng hóa, làm
thủ tục xuất nhập vật tư thiết bị, tham mưu cho Giám đốc ký kết các hợp đồng về mua bán

vật tư, hàng hóa và làm báo cáo thống kê vật tư hàng tháng để báo cáo với Giám đốc Công
ty.
- Đội xe máy thi công 1,2: Thực hiện việc điều hành xe, máy làm mặt bằng đường tạm để
tiến hành đào đúc móng, phục vụ vận chuyển các vật tư thiết bị, hàng hóa phục vụ cho các
công trình, theo dõi định mức tiêu hao xăm, lốp, nhiên liệu, ắc qui, làm thủ tục nhận nhiên
liệu với phòng vật tư khi cần thiết.
- Đội xây lắp điện 1, 2, 3: Thực hiện việc thi công đường dây và trạm biến áp do Công ty
giao như: Đào đúc móng, lắp dựng cột, rãi căng dây, chịu trách nhiệm về yêu cầu kỹ thuật,
chất lượng cũng như tiến độ của công trình mà Công ty đã giao. Mỗi đội có 3 tổ sản xuất,
mỗi tổ có 17 công nhân.
Sơ đồ tổ chức kinh doanh của Công Ty

SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :15
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp





2.1.4.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công Ty TNHH
Xây Dựng Trung Cường:
* Thuận lợi:
- Công ty là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn định từ mấy
năm nay, qui trình công nghệ đạt tới chuyên môn hóa cao, các giai đoạn sản xuất được phân
định rõ ràng và chi tiết tới từng bước công việc vì vậy rất thuận lợi cho công tác tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ nhân viên kế toán nói riêng được trang
bị đầy đủ mạnh về số lượng cũng như chất lượng. Hơn nữa Ban lãnh đạo Công ty và toàn thể

cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đều nhận thức rõ được vai trò của công tác kế toán
trong Công ty. Do đó công tác tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện khá tốt, đảm bảo cung
cấp số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất kinh
doanh và tính giá thành sản phẩm.
Hiện nay Công ty đã đưa phần mềm chương trình kế toán vào sử dụng, có nối mạng
với các đơn vị trong toàn Công ty. Do đó công tác kế toán thực hiện rất nhanh, kịp thời, đầy
đủ và tương đối chính xác.
Bên cạnh những thuận lợi nói trên công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm ở đây cũng có không ít khó khăn.
* Khó khăn :
- Do công việc chính của Công ty là chuyên xây lắp các công trình xây dựng,đường
dây tải điện và trạm biến áp đến 500KV mà các công trình này nằm rải rác khắp các tỉnh
Miền Trung cho nên việc tập hợp chứng từ và thanh toán gặp không ít khó khăn, đòi hỏi bộ
phận kế toán phải bám sát công trình, mặt khác một số công trình thời gian thi công kéo dài 4
đến 5 năm, thậm chí có những công trình thời gian thi công từ 5 đến 7 năm, nên việc tập hợp
chi phí và tính giá thành là một công việc hết sức khó khăn. Nó đòi hỏi người kế toán phải
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :16
PHÒNG KẾ TOÁN
ĐỘI
CÔNG TRÌNH 4

PHÒNG KỸ THUẬT
ĐỘI
CÔNG TRÌNH 1
ĐỘI
CÔNG TRÌNH 2
ĐỘI
CÔNG TRÌNH 3
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
theo dõi thường xuyên liên tục thu thập chứng từ liên quan của từng công trình riêng biệt từ

năm này sang năm khác, từ lên phiếu giá, thanh quyết toán công trình hoàn thành.
- Các công trình của Công ty hầu hết là đi qua rất nhiều đồi núi hiểm trở do vậy việc
tập kết vật liệu đến chân công trình rất khó khăn, dẫn đến rơi vãi hao hụt vật liệu rất lớn,
mặt khác công việc của Công ty chủ yếu tiến hành ngoài trời .Do đó nó phụ thuộc rất nhiều
vào yếu tố thời gian, có khi mùa mưa kéo dài hàng tháng dẫn đến một số vật liệu như cát, đá
bị cuốn trôi, xi măng, bị ướt.... dẫn đến hao hụt vật tư rất lớn so với tiên lượng đã xây dựng.
Đây là một trong những khó khăn rất lớn cho công tác kế toán vật tư.
Xuất phát từ đặc điểm nói trên nên ở Công ty việc tổ chức công tác kế toán nói chung
và công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng đều mang tính đặc thù riêng
so với các ngành sản xuất khác.
2.1.5.Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.5.1. Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty
* Qua bảng phân tích trên ta thấy :
- Tổng tài sản năm 2007 so với năm 2006 giảm với một lượng là 228.937.700 đồng, tương
ứng tỷ lệ giảm là 1,84%.Nguyên nhân là do :
+ Tài sản ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006 giảm với một lượng là 440.057.700 đồng,
tương ứng tỷ lệ giảm là 3,7%
+ Tài sản dài hạn mà cụ thể là tài sản cố định năm 2007 so với năm 2006 tăng với lượng là
200.120.003 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 38,66%
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :17
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
Mức Tỷ
trọng
A-Tài sản 12.450.038.356 12.221.100.654 -228.937.702 -1,84
I- Tài sản ngắn hạn 11.903.898.419 11.463.840.714 -440.057.705 -3,7
II- Tài sản dài hạn
Trong đó :Tài sản cố định
546.139.937
546.139.937

757.259.940
757.259.940
211.120.003
211.120.003
38,6
38,6
B- Nguồn vốn 12.450.038.356 12.221.100.654 -228.937.792 -1,84
I- Nợ phải trả 9.663.982.270 9.324.512.694 -339.469.576 -3,5
II- Nguồn vốn chủ sở hữu
Trong đó :
Vốn quỹ, vốn kinh phí khác
2.786.056.086
2.786.056.086
2.896.587.960
2.896.587.960
110.531.874
110.531.874
3,97
3,97
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
- Tổng nguồn vốn năm 2007 so với năm 2006 giảm với lượng là 228.937.700 đồng. Tương
ứng với tỷ lệ giảm là 1,84%. Nguyên nhân là do :
+ Nợ phải trả năm 2007 so với năm 2006 giảm với lượng là 339.469.576 đồng, tương ứng
với tỷ lệ giảm là 3,51%
+ Nguồn vốn chủ sở hữu mà cụ thể là vốn quỹ, vốn kinh doanh khác năm 2007 so với năm
2006 tăng với lượng là 110.531.874 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,97%
- Phân tích khả năng thanh toán của công ty
- Năm 2006 : Tài sản ngắn hạn 11.903.898.419 1,23
Nợ phải trả 9.663.982.270
- Năm 2007 : Tài sản ngắn hạn 11.903.898.419 1,23

Nợ phải trả 9.663.982.270
Nhận xét : Vậy khả năng thanh toán nợ của năm 2007 cũng như khả năng thanh toán
nợ của năm 2006
2.1.5.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
*Qua bảng phân tích trên ta thấy:
+Doanh thu năm 2007 tăng 2.641.398.824 đồng tương đương tăng 20,4% so với 2006
+Lợi nhuận năm 2007 tăng 99.700.000 đồng tương đương tăng 11,19% so với 2006
SVTH: Lê Thị Mộng Thơ Trang :18
CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
2007/2006
Giá trị %
1-Doanh thu
Trong đó : Doanh thu xuất
khẩu
12.945.198.743 15.586.597.567 2.641.398.824 20,4
2- Lợi nhuận trước thuế 890.860.750 990.560.750 99.700.00 11,19
3- Lợi nhuận sau thuế 641.419.740 713.203.740 71.784.000 11,19
4- Tổng vốn kinh doanh 12.110.568.780 12.560.570.230 450.001.450 3,7
5- Vốn chủ sở hữu 2.786.056.086 2.896.587.960 110.531.874 3,97
6- Tổng số lao động 175 182 7 4
7- Thu nhập bình quân 1.500.000 1.700.000 200.000 13,3
8- Nộp vào ngân sách 263.892.634 265.638.952 1.746.318 0,66

×