Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

nghiên cứu sự xuất hiện và thay đổi số lượng trong quần thể của hai loài sâu đục quả đậu maruca vitrata fabricius và etiella zinckenella treitschke; thành phần và vai trò của ký sinh sâu non của chúng ở khu vực hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 77 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT


ĐẶNG THỊ HOA


NGHIÊN CỨU SỰ XUẤT HIỆN VÀ THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG TRONG QUẦN
THỂ CỦA HAI LOÀI SÂU ĐỤC QUẢ MARUCA VITRATA FABRICIUS VÀ
ETIELLA ZINCKENELLA TREISCHKE HẠI ĐẬU ĐỖ; THÀNH PHẦN VÀ
VAI TRÒ CỦA KÝ SINH SÂU NON CỦA CHÚNG Ở KHU VỰC HÀ NỘI

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60.42.10


LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. KHUẤT ĐĂNG LONG



HÀ NỘI - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU
1
1. Đặt vấn đề
1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
3
2.1. Mục đích
3
2.2. Yêu cầu của đề tài
3
2.3. Ý nghĩa của đề tài
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1. Khái quát chung về hai loài sâu đục quả đậu đỗ Maruca vitrata và
Etiella zinckenella
4
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
7
1.2.1. Về hai loài sâu đục quả đậu đỗ Maruca vitrata và Etiella zinckenella
7
1.2.2. Về ký sinh của hai loài sâu đục quả đậu đỗ Maruca vitrata và
Etiella zinckenella
13
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
16
1.3.1. Về các loài sâu đục quả đậu đỗ Maruca vitrata
và Etiella zinckenella
16
1.3.2. Về ký sinh của hai loài sâu đục quả đậu đỗ Maruca vitrata và

Etiella zinckenella
20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
22
2.1. Đối tượng nghiên cứu
22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
22
2.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
22
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

2.4. Nội dung nghiên cứu
22
2.5. Phương pháp nghiên cứu
23
2.5.1. Phương pháp điều tra ngoài thực địa
23
2.5.2. Phương pháp nuôi sinh học trong phòng thí nghiệm
24
2.5.3. Phương pháp xử lý mẫu vật và số liệu
25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
27
3.1. Sự xuất hiện và phân bố theo cây chủ của hai loài sâu đục quả
Maruca vitrata và Etiella zinckenella
27
3.2. Thành phần và vai trò của các loài ký sinh sâu non Maruca vitrata
34

3.3. Thành phần và vai trò của ký sinh sâu non Etiella zinckenella
40
3.4. Một số đặc điểm hình thái của các loài ong ký sinh sâu non hai
loài sâu đục quả Maruca vitrata và Etiella zinckenella
42
3.4.1. Therophilus javanus (Bhat & Gupta)
42
3.4.2. Therophilus marucae van Achterberg & Long
43
3.4.3. Therophilus robustus van Achterberg & Long
45
3.4.4. Trathala flavo-orbitalis (Cameron)
46
3.4.5. Sinophorus sp.
47
3.4.6. Apanteles hanoii Tobias & Long
48
3.4.7. Apanteles taragamae Viereck
49
3.4.8. Bracon sp
50
3.4.9. Tropobracon luteus Cameron
50
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

3.5. Một số đặc điểm sinh học và sinh thái của các loài ong ký sinh
điển hình
51
3.5.1. Ong đen ngực nâu đỏ Therophilus javanus (Bhat & Gupta)
51

3.5.1.1. Tập tính vào nhộng của Therophilus javanus (Bhat & Gupta)
51
3.5.1.2. Thời gian sống của ong trưởng thành trong phòng thí nghiệm
53
3.5.2. Ong ngoại ký sinh Bracon sp.
55
3.5.2.1. Số ong trưởng thành vũ hóa từ một vật chủ
55
3.5.2.2. Thời gian sống của ong trưởng thành trong phòng thí nghiệm
57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
59
KẾT LUẬN
59
KIẾN NGHỊ
60
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
62

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1. Theo dõi hoạt động của 2 loài sâu đục quả đậu đỗ trên các
cây trồng nông nghiệp ở khu vực Hà Nội 2006 -2010.
28

Bảng 3.2. Mức độ xuất hiện của 2 loài sâu đục quả trên các cây chủ ở
vùng Hà Nội
30
Bảng 3.3. Diễn biến mật độ loài E. zinckenella trên cây muồng ở Đông
Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, năm 2007
33
Bảng 3.4. Thành phần ký sinh sâu non Maruca vitrata trên các cây họ
đậu ở vùng Hà Nội.
34
Bảng 3.5. Mật độ sâu hại và tỷ lệ của ký sinh trong điều kiện không
phun và có phun thuốc trừ sâu trên đậu đũa ở Từ Liêm, Hà Nội, 2007
37
Bảng 3.6. Thành phần ký sinh E. zinckenella trên các cây họ đậu ở khu
vực Hà Nội
40
Bảng 3.7. Thời gian sống của ký sinh trưởng thành Therophilus
javanus trong phòng thí nghiệm
53
Bảng 3.8. Số lượng ấu trùng ngoại ký sinh Bracon sp. hoàn thành sự
phát triển trên một sâu non E. zinckenella
56
Bảng 3.9. Thời gian sống của ký sinh trưởng thành Bracon sp. trong
phòng thí nghiệm
57

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang


Hình 3.1. Sự xuất hiện của hai loài sâu đục quả theo thời gian trên
cánh đồng trồng màu ở vùng ngoại thành Hà Nội
29
Hình 3.2. Sâu non M. vitrata trên lạc
31
Hình 3.3. Sâu non M. vitrata và quả đậu bị loài này gây hại
31
Hình 3.4. Các hình ảnh về sự gây hại của E. zinckenella
32
Hình 3.5. Diễn biến mật độ sâu non M. vitrata trên hoa và quả đậu đũa
và tỷ lệ sâu non bị nhiễm ký sinh (Phú Diễn, Từ Liêm, 2007)
36
Hình 3.6. Mật độ sâu non M. vitrata và tỷ lệ ký sinh chung của chúng
trên sâu trên hoa trong điều kiện có và không phun thuốc trừ sâu
38
Hình 3.7. Mật độ sâu non M. vitrata và tỷ lệ ký sinh chung của chúng
trên trên quả trong điều kiện phun và không phun thuốc trừ sâu
39
Hình 3.8. Ong đen ngực nâu đỏ Therophilus javanus (Bhat & Gupta)
42
Hình 3.9. Therophilus javanus (Bhat & Gupta)
42
Hình 3.10. Ong đen Therophilus maruca van Achterberg & Long
44
Hình 3.11. Therophilus marucae van Achterberg & Long
44
Hình 3.12. Therophilus robustus van Achterberg & Long
45
Hình 3.13. Ong cự nâu vàng Trathala flavo-orbitalis (Cameron)

46
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

Hình 3.14. Ong đen Sinophorus sp.
47
Hình 3.15. Ong đen kén đơn trắng Apanteles hanoii Tobias & Long
48
Hình 3.16. Ong đen kén chùm trắng Apanteles taragamae Viereck
49
Hình 3.17. Ong vàng nhỏ ngoại ký sinh Bracon sp
50
Hình 3.18. Tropobracon luteus Cameron
50
Hình 3.19. Một số pha phát triển của ong đen ngực nâu đỏ T. javanus
52
Hình 3.20. Ấu trùng ký sinh đang hút dinh dưỡng từ sâu non vật chủ
53
Hình 3.21. So sánh thời gian sống của T. javanus ở 2 chế độ thức ăn
54
Hình 3.22. Ấu trùng và kén ong ký sinh loài Bracon sp.
56
Hình 3.23 So sánh thời gian sống của Bracon sp. ở 2 chế độ thức ăn
58



1
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Các cây thuộc họ đậu là một trong số các loài thực vật quan trọng, chúng
cung cấp thực phẩm có giá trị cho con người, như các loại đậu rau, đỗ xanh,
đỗ đen, lạc, đậu tương và đậu lăng Ngoài ra, đây là những cây trồng ngắn
ngày, thích hợp trong việc trồng xen, trồng luân canh, chúng có tác dụng cải
tạo và nâng cao độ phì cho đất. Vì vậy, chúng được trồng phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Các cây họ đậu bị khá nhiều loài côn trùng gây hại, đặc biệt là các loài sâu
hại thuộc bộ cánh Vẩy (Lepidoptera), chúng là yếu tố chính gây ảnh hưởng
tới sinh trưởng và làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng từ khi gieo
hạt cho đến khi thu hoạch. Tất cả các bộ phận của cây đậu, từ lá, thân, hoa
đến quả đều bị các loài sâu này gây hại.
Trong số các loài sâu hại đậu đỗ, hai loài sâu đục quả Maruca vitrata
Fabricius và Etiella zinckenella Treischke (Lepidoptera: Pyralidae) là hai đối
tượng chính làm giảm năng suất và chất lượng của hạt. So với loài E.
zinckenella, loài M. vitrata thường chiếm ưu thế hơn, chúng xuất hiện và gây
hại sớm từ khi đậu chưa có hoa đến giai đoạn quả chắc. Khi cây đậu chưa có
hoa, sâu non dùng tơ quấn các lá non và ăn nõn lá. Khi cây đậu có hoa, sâu
non chủ yếu sống trên hoa và nụ hoa, chúng đục vào trong và ăn noãn hoa.
Khi cây đậu có quả, sâu non đục vào trong ăn hạt và mô làm rỗng quả. Khác
với sâu non loài M. vitrata, sâu non loài E. zinckenella thường đục khoét vào
bên trong ăn hại hạt, gặm khuyết hoặc rỗng hạt, chúng còn có khả năng đục
thân cây làm cho cây sinh trưởng chậm lại hoặc chết héo. Ở khu vực Hà Nội,
hầu hết các giống đậu đỗ đều bị hai loài sâu đục quả này gây hại, trong đó loài
đục quả M. vitrata thường chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên, trong tự nhiên,


2
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên



chúng lại bị hạn chế số lượng bởi các loài thiên địch, đặc biệt là các loài ong
ký sinh thuộc bộ cánh Màng (Hymenoptera).
Hiện nay, trong công tác phòng trừ dịch hại cây trồng, những biện pháp có
khả năng làm giảm ô nhiễm cho môi trường mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế
cao khá được chú trọng. Trong những năm gần đây, quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) được coi là biện pháp hiệu quả nhất, bởi đây là một hệ thống quản lý
dịch hại có sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp nhằm duy trì
mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Một
trong những nguyên lý của IPM là cần có sự hiểu biết nhất định về mối quan
hệ giữa cây trồng và sâu hại, đặc biệt là sự hiểu biết về mối quan hệ giữa sâu
hại và kẻ thù tự nhiên của chúng. Tìm hiểu thành phần, sự xuất hiện, biến
động số lượng và vai trò của các loài ong ký sinh không chỉ có ý nghĩa khoa
học mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao. Trên cơ sở đó có thể đề xuất các biện
pháp thích hợp trong việc hạn chế số lượng sâu hại trên cây trồng, bảo vệ, duy
trì và phát triển các loài côn trùng có ích, góp phần xây dựng cơ sở sinh thái
của quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
Cho đến nay, một số công trình nghiên cứu về loài sâu đục quả Maruca
vitrata Fabricius hại đậu đỗ đã được công bố (Nguyễn Thị Nhung, 1996;
Nguyễn Thị Nhung 2001; Nguyễn Quý Dương, 1997; Nguyễn Quang Cường,
2004). Tuy nhiên, những nghiên cứu về ký sinh của sâu đục quả đậu và vai trò
của chúng còn rất khiêm tốn (Đặng Thị Dung, 2004; Khuất Đăng Long, 2004;
Khuất Đăng Long & Đặng Thị Hoa, 2005). Đặc biệt, loài Etiella zinckenella
thì hầu như chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế nói trên, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự xuất hiện và thay đổi số lượng trong quần
thể của hai loài sâu đục quả đậu Maruca vitrata Fabricius và Etiella
zinckenella Treitschke; thành phần và vai trò của ký sinh sâu non của
chúng ở khu vực Hà Nội”



3
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Xác định sự xuất hiện và thay đổi số lượng trong quần thể của hai loài
sâu đục quả đậu Maruca vitrata và Etiella zinckenella
- Xác định tập hợp ký sinh pha sâu non của hai loài sâu đục quả, cung cấp
số liệu cơ sở góp phần bảo vệ và lợi dụng chúng trong phòng trừ sâu hại
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Xác định sự xuất hiện và thay đổi số lượng của quần thể hai loài sâu đục
quả đậu.
- Xác định thành phần và tỷ lệ các loài ký sinh hai loài sâu đục quả đậu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các loài ký sinh chính.
2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Tìm hiểu sự phát sinh, phát triển của hai loài sâu đục quả trên các cây
họ đậu.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa sâu đục quả đậu và ong ký sinh của chúng
nhằm cung cấp số liệu cơ sở cho việc bảo tồn các loài ong ký sinh và sử dụng
chúng trong biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu đục quả đậu.


4
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Khái quát chung về hai loài sâu đục quả đậu đỗ
Maruca vitrata và Etiella zinckenella
Sâu đục quả Maruca vitrata Fabricius (Lepidoptera: Pyralidae) trong thời
gian dài được biết đến với tên Maruca testulalis Geyer và Crochiphora
testulalis Geyer [25]. Nó được Hubner mô tả đầu tiên và sau khi ông mất Geyer
(1832) đã công bố kết quả này với tên Maruca testulalis. Tuy nhiên, những nhà
phân loại học ngày nay cho rằng Geyer mới là người đầu tiên đã mô tả nó [37]
Trưởng thành đặc trưng thuộc họ ngài sáng (Pyralidae), cơ thể có màu nâu
đậm. Theo Nguyễn Quang Cường (2004) [3], trưởng thành cái có chiều dài
11,34 ± 0.23 mm, sải cánh rộng 23,86 ± 0,29 mm. Trưởng thành đực có chiều
dài 11,47 ± 0,15 mm, sải cánh rộng 23,47 ± 0,15 mm. Đầu có dạng hơi tròn,
phần phụ đầu có 2 đôi mắt kép màu nâu sẫm. Râu đầu hình sợi chỉ bao gồm
khoảng 68 - 80 đốt, phần gốc râu phình to, đầu hơi nhọn, râu đầu của con đực
thường to và dài hơn con cái. Miệng kiểu vòi hút do hàm dưới phát triển thành.
Phần ngực phủ vẩy màu nâu đậm, hai bên ngực có hai chùm lông. Phần
lưng ngực giữa mang 2 đôi cánh. Cánh trước có hình tam giác, phủ vẩy màu
xám nâu, trên cánh có 3 vân màu trắng, 2 vân ngoài đôi khi dính liền nhau và
tạo thành một đốm trắng lớn. Cánh sau rộng và ngắn, có màu trắng với viền
ngoài cánh có màu nâu xám. Mỗi đốt ngực mang 1 đôi chân, mỗi chân có 6
đốt, ở đốt bàn cuối cùng có 2 vuốt nhỏ, chân có phủ vẩy màu nâu xám.
Phần bụng của ngài có 9 đốt, bụng con đực có màu sẫm và dài hơn bụng
con cái. Ở cuối bụng con đực có 3 chùm lông màu đen xếp lại thành hình
nhọn. Cuối bụng con cái có nhiều lông ngắn màu vàng bao xung quanh lỗ hậu
môn và phần phụ sinh dục.


5
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên



Trứng của loài M. vitrata có màu trắng xanh, hình bầu dục, dài 0,72 ± 0,03
mm, rộng 0,47 ± 0,04 mm, lúc sắp nở trứng chuyển sang màu vàng đậm.
Trứng được đẻ riêng rẽ hoặc thành từng đám riêng rẽ trên giá thể. Có thể quan
sát thấy sâu non ở bên trong khi trứng sắp nở do vỏ trứng rất mỏng.
Sâu non M. vitrata có dạng hình ống, ở giữa phình to, hai đầu thon. Sâu non
có thể có màu trắng đục, trắng xanh, xanh vàng hoặc hơi nâu. Trên mỗi đốt
bụng có 6 u lông màu nâu đen, ở mặt lưng có 4 u lông dạng hình vuông, 2 u
lông ở 2 bên sườn có dạng hình tròn nhỏ. Sâu càng lớn u lông càng to. Cơ thể
sâu non có 13 đốt, ở 3 đốt đầu mang 3 đôi chân ngực, bụng có 10 đốt và 5 đôi
chân bụng. Lỗ thở của sâu non có hình bầu dục. Sâu non có 5 tuổi, chúng phát
triển rất nhanh về kích thước nên khả năng gây hại sẽ tăng rất nhanh trong thời
gian ngắn, đặc biệt là khi thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của sâu non.
Nhộng của M. vitrata có màng mỏng do sâu non tuổi cuối tạo ra bao bọc
lấy giai đoạn tiền nhộng trước khi vào nhộng, nhộng dài 11,71 ± 0,18 mm,
rộng 2,26 ± 0,08 mm. Lúc mới vào nhộng, phần bụng của nhộng có màu trắng
xanh, giữa các đốt có màu xanh nhạt, mầm cánh có màu trắng sữa, mắt kép có
màu đen, phần còn lại của cơ thể có màu nâu vàng nhạt, gai cuối bụng có màu
nâu đen, về sau nhộng có màu nâu. Mầm chân và mầm râu đầu kéo dài đến
hết đốt bụng cuối cùng. Đầu có hình thoi, có 8 đôi lỗ thở ở 2 bên bụng.
Cho đến nay, giống Etiella (Lepidoptera: Pyralidae) được biết đến 7 loài
(Whalley, 1973), châu Úc được xem là vùng phân bố ban đầu của các loài
này. Chỉ có loài Etiella zinckenella Treitschke là phổ biến hơn cả, chúng phân
bố rộng khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [51].
Trưởng thành E. zinckenella có cơ thể dài 10 - 12 mm, sải cánh rộng 20 - 24
mm, toàn thân màu nâu tro, mắt kép tròn màu đen, râu môi dưới dài, nhô ra
trước. Râu đầu hình sợi chỉ, ở phần gốc roi râu của con đực có một chùm lông


6
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên



màu trắng tro. Cánh trước dài hẹp, màu nâu tro pha trộn màu nâu đậm, màu
vàng và trắng. Gần mép cánh trước từ vai cánh đến đỉnh cánh có một đai trắng
chạy dọc. Cách gốc cánh 1/4 có một đai rộng ngang màu vàng kim, phía trong
của vành đai này có lông vảy dày sát nhau và đậm màu. Cánh sau màu trắng
vàng, dọc theo mép ngoài cánh có một đường vân màu nâu. Cuối bụng con đực
có một chùm lông dài. Cuối bụng con cái hình chóp, lông tương đối ít.
Trứng hình bầu dục dài 0,49 mm, rộng 0,37 mm. Trứng mới đẻ màu trắng
sữa, sau chuyển thành màu đỏ, trước khi nở một ngày có màu hoa cúc vàng
nhạt. Bề mặt quả trứng có vân khía nổi dạng mạng lưới.
Sâu non đẫy sức mình dài 14 mm. Đầu và mảnh lưng ngực trước có màu
nâu nhạt, màu sắc có thể thay đổi rất nhiều. Khi mới nở có màu vàng hoa
cúc, sau chuyển thành màu trắng xanh. Khi đẫy sức lưng có màu đỏ tím,
bụng màu xanh, vào giai đoạn sắp vào nhộng, sâu non tự dệt một lớp kén
mỏng bọc lấy mình và hóa nhộng trong đó, nhộng có màu vàng xanh. Chính
giữa mảnh lưng ngực trước có một vân đen hình chữ „Λ‟, hai bên vân này có
một đốm đen. Gần mép sau, ở khoảng giữa còn có hai đốm đen. Các đường
vạch trên cơ thể rõ rệt.
Nhộng dài 10 mm, rộng 3 mm, màu vàng nâu. Trước khi vũ hóa hai ngày
nhộng có màu đậm hơn. Mầm cánh và râu đầu kéo dài tới mép sau đốt bụng
thứ tư. Cuối bụng có 6 móc. Kén dài 13,8 mm, hình bầu dục dài có màu trắng.
Ngài hoạt động vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong các tán lá cây. Tính
hướng ánh sáng không mạnh, sau khi vũ hóa thì có thể ghép đôi ngay để giao
phối và đẻ trứng vào đêm hôm sau. Ngài thường đẻ trứng rải rác, có thể đẻ
trứng trên mầm non, cuống lá non, mặt sau lá non hoặc trên cuống hoa, trên
quả. Chúng thích đẻ trên những quả đậu có nhiều lông. Mỗi con cái có thể đẻ
trung bình trên 80 quả. Thời gian đẻ có thể kéo dài tới 5 - 8 ngày [8].



7
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Về hai loài sâu đục quả đậu đỗ Maruca vitrata và Etiella zinckenella
Sâu đục quả đậu đỗ M. vitrata phân bố rộng trên cây họ đậu ở các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ấn độ - Mã Lai được coi là vùng phân bố ban đầu
của giống Maruca trong đó có loài M. vitrata. Hiện tại, vùng phân bố của loài
này đã được mở rộng ra từ Bắc Úc và Đông Á kéo dài qua châu Phi đến
Caribê, Trung Mỹ và Hawaii [25], [49]. Vùng phân bố chính được xác định từ
đảo Verde ở Tây Phi, kéo dài về phía đông tới Kiji, Samoa và cả phần Tây
Ấn, Nam Mỹ [42].
Những nghiên cứu về phổ ký chủ của sâu đục quả đậu cho thấy chúng có
mặt trên rất nhiều loại cây thuộc họ đậu và các họ cây trồng khác. Theo ghi
nhận của Liao & Lin (2000), M. vitrata xuất hiện trên 40 cây chủ họ đậu [34].
Shama (1998) [42] đã thống kê danh sách 39 loài cây chủ của M. vitrata ở
châu Á, châu Phi, Úc, Nam và Bắc Mỹ; chúng thường xuyên có mặt trên các
cây Cajanus cajan, Vigna unguiculata, Phaseolus lunatus và Peuraria
phaseoloids. Arodokoun et al. (2003) cho rằng M. vitrata có mặt trên 23 loài
đậu khác nhau ở Tây Phi. Rathore & Lal (1998) thấy có 39 cây chủ của M.
vitrata trong đó 37 loài là các cây họ đậu. Các cây chủ chính bao gồm các loài
thuộc họ đậu Fabacea, M. vitrata gây hại trên Vigna unguiculata subsp.
unguiculata (đậu đũa), Vigna unguiculata subsp. sesquipedalis (yardlong
bean), V. radiata (đậu xanh), Glycine max (đậu tương), Pueraria phaseoloids
(puero), Phaseolus lunatus (đậu lima), và Cajanus cajan (đậu triều) và thường
gây mất mùa đáng kể ở cận sa mạc Sahara (Châu Phi), Đông Nam Á, Nam Á,
Trung và Nam Mỹ (dẫn theo Venu et al., 2010). Theo Akinfewa (1975), M.
vitrata gây hại trên 35 loài cây khác nhau thuộc 20 giống và 6 họ thực vật
khác nhau, trong đó chủ yếu tập trung vào họ cánh Bướm (Papilionacaea).

Khi Zebitz et al. (1999) nghiên cứu về loài sâu đục quả M. vitrata ở châu Phi,


8
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


tác giả thấy, chúng có mặt trên 55 loài ký chủ là thực vật hoang dại được tìm
thấy ở xung quanh khu vực trồng đậu đỗ ở 3 điểm Lema, Tokpa/Ayou và
IITA. Trong số đó có 39 loài thuộc họ Fabaceae, 7 loài thuộc họ
Caesalpinaceae, 3 loài thuộc họ Convolvullaceae, các họ Solanaceae,
Anacardiaceae, sapotaceae, Meliaceae, Bignoniaceae và Malvaceae mỗi họ có
1 loài (dẫn theo Tamò, 2000).
Trong số các loài sâu hại trên đậu đỗ thì sâu đục quả M. vitrata được ghi
nhận là một trong những loài sâu gây hại chính. Kết quả nghiên cứu thực địa
của Sing (1978) [43] và Taylor (1978) [47] cho thấy sâu đục quả có thể xuất
hiện và gây hại sớm từ trước khi cây đậu đũa ra hoa và sống trên búp, ngọn
thân cây, ở các chồi. Khi cây đậu ra hoa thì sâu non chủ yếu sống trên hoa và
nụ hoa, khi có quả sâu non tấn công đục vào quả. Chúng sử dụng hoa, nụ hoa
và quả làm thức ăn và là nơi sống kín đáo để bảo vệ mình tránh kẻ thù tự
nhiên và những bất lợi khác bao gồm cả thuốc trừ sâu hóa học. Cũng theo
Taylor (1978) loài sâu này là nguyên nhân chính gây mất mùa đậu ở Nigeria
do chúng gây hại cho khoảng 50% số lượng hoa và hơn 60% số lượng quả
xanh. Theo các thông số về sự giảm năng suất ở tất cả các vùng và các mùa
trồng đậu đỗ thì loài sâu đục quả luôn có sự gây hại nghiêm trọng cả trên hoa
và quả. Theo kết quả nghiên cứu của Karel (1985) thì sâu đục quả M. vitrata
và sâu xanh Heliothis armigera là hai loài nguy hiểm nhất trên đậu cove.
Thiệt hại do hai loài này gây ra trên hoa trung bình là 31%, trên quả sâu xanh
gây hại khoảng 13%, sâu đục quả là 31%. Năng suất hạt cũng bị giảm từ 33 -
53% do hai loài này, trong đó chủ yếu là do sâu đục quả gây ra [31].

Theo Liao & Lin (2000) [34], thiệt hại năng suất do M. vitrata gây ra trên
đậu đỗ là 17 - 53%. Theo Sing & Allen (1980), sâu đục quả M. vitrata có thể
giảm năng suất hạt của các loài đậu từ 20 - 60% nếu không phòng trừ. Ở
Băngladesh, Ohno & Alam (1989) cho biết, sâu đục quả đậu có thể gây hại tới


9
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


54,4% quả đậu đũa khi thu hoạch và làm giảm năng suất khoảng 20%. Dreyer
et al. (1994) quan sát thấy sự gây hại cho hạt giống thấp hơn so với gây hại
cho hoa. Tùy từng thời vụ, thiệt hại do sâu đục quả gây ra cũng khác nhau
như ở Nigeria thiệt hại do M. vitrata trên cây đậu đũa năm 1985 là 72%,
năm 1986 là 48%. Ogunwolu (1990) cho rằng, ngưỡng gây hại của sâu non
cho hoa là 40% (dẫn theo Shamrma, 1998). Taylor (1964) (dẫn theo Taylor,
1978) năng suất cây đậu đỗ bị giảm tới 60% do sự gây hại của loài M.
vitrata và nó còn kết hợp với bọ trĩ Megalurothrip sjosteti làm mất khả năng
sinh sản của hoa.
Sâu đục quả có thể gây hại trên cây đậu đỗ ngay khi hạt nẩy mầm, giai
đoạn cây con cho đến khi ra hoa kết quả. Sâu non của sâu đục quả nhả tơ kết
các lá non lại rồi đục vào ăn lá (đối với sâu non tuổi nhỏ) hoặc đục qua lại từ
bên nọ sang bên kia (đối với sâu non tuổi lớn). Sâu non có thể tấn công lên
các bộ phận còn non như làm mất đỉnh sinh trưởng ngọn dẫn đến cây không
phát triển được. Tuy nhiên sự gây hại nguy hiểm nhất cho cây đậu đỗ là ở giai
đoạn ra hoa và hình thành quả, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây
trồng. Điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc ra hoa và hình thành quả cũng
thường là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sâu non và sự đẻ trứng của
trưởng thành sâu đục quả.
Trưởng thành thường đẻ trứng lên đài hoa và cánh hoa. Ấu trùng nở, gây

hại không chỉ trên 1 hoa mà chúng di chuyển từ hoa này sang hoa khác, sau
khi đã phá hoại các bộ phận sinh sản của hoa. Trung bình một sâu non có thể
phá hại từ 4 - 6 hoa. Tuổi 3 - 5 sâu non mới có khả năng đục vào trong quả và
gây hại cho quả, chúng cũng có thể đục vào thân cây và cuống hoa, quả để
gây hại (Taylor, 1967). Sâu non xuất hiện và gây hại ở đỉnh sinh trưởng (sau
khi đậu trồng được 21 ngày) sau đó chúng lây ra bộ phận sinh sản của cây (nụ
hoa và hoa) (Jackai, 1981) (dẫn theo Sharma, 1998).


10
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Kết quả điều tra nghiên cứu về sự phân bố của sâu non M. vitrata trên các
tầng hoa và sự biến động về mật độ của chúng ở Shanghua, Đài Loan cho
thấy: sự phân bố của sâu non không có sự khác biệt giữa các tầng hoa và tầng
quả. Jackai (1981) cho rằng sự gây hại cao nhất là ở trên hoa và giảm dần ở
nụ hoa, chồi cây và quả (dẫn theo Liao, 2000). Karel (1985) cũng thấy M.
vitrata gây hại trên hoa (52,3%) cao hơn trên quả (37,8%) và trên lá (9,9%).
Trên đậu triều Cajanus cajan, sâu non tuổi 3 ưa thích quả hơn hoa và lá, ưa
thích hoa hơn lá, ấu trùng tuổi 5 thì lại thích hoa hơn quả và lá [31].
Theo Singh (1978) [43], sự tấn công gây hại vào thân cây cũng gây ra
những ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt đối với những giống đậu thân mềm.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê cho thấy mức độ thiệt hại lớn nhất xảy ra khi
sâu non xuất hiện nhiều ở giai đoạn cây ra hoa rộ và giai đoạn hình thành quả
non. Sâu non tuổi 5 chuẩn bị hóa nhộng, chúng thường nhả tơ, dệt một lớp
kén mỏng. Giai đoạn này được gọi là thời kỳ tiền nhộng, thường kéo dài 1 - 2
ngày. Sâu non thường hóa nhộng ở dưới đất ở độ sâu 2 - 3cm. Tuy nhiên,
trong điều kiện không thuận lợi cho việc hóa nhộng ở dưới đất chúng có thể
hóa nhộng ngay trên cây bằng cách nhả tơ kéo gập mép lá vào thành tổ, hoặc

kết kén giữa các lá sát nhau. Khi sâu non vừa hóa nhộng thì nhộng có màu
vàng, sau chuyển sang nâu sẫm. Thời gian phát dục của pha nhộng thường
kéo dài từ 6 - 8 ngày [47]; [38]. Các kết quả nghiên cứu của Ke, Fang, Li
(1985) tại Quảng Châu, Trung Quốc cho thấy nhộng của loài M. vitrata
thường qua đông trong các lớp đất bề mặt, đến tháng 5 mới vũ hóa trưởng
thành bay ra [32].
M. vitrata thuộc dạng chín sinh dục muộn, có nghĩa là sau khi vũ hóa,
trưởng thành cái không đẻ trứng ngay mà nó cần một thời gian ăn thêm để
hoàn thiện cơ quan sinh sản. Vào thời gian này, chất lượng thức ăn có ảnh
hưởng rất lớn đến thời điểm bắt đầu đẻ trứng và số lượng trứng đẻ. Khi


11
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, rất nhiều tác giả cho thấy nếu được ăn
thêm bằng dung dịch đường glucose 25% thì sau khi vũ hóa 3 - 4 ngày trưởng
thành cái bắt đầu đẻ trứng. Sự đẻ trứng đạt mức cao nhất là khoảng 6 - 8
ngày sau khi giao phối [32]. Trưởng thành cái sống trung bình từ 8,5 - 10
ngày, trưởng thành đực có thời gian sống ngắn hơn 5,9 - 6,1 ngày [47]. Khi
nhiệt độ là 20 - 25
0
C, độ ẩm 80%, trưởng thành cái sống 4 - 8 ngày, trứng nở
sau 3 - 6,5 ngày. Sâu non có 5 tuổi, thời gian để sâu non hoàn thành sự phát
triển của mình là 8 - 16,3 ngày, trước khi hóa nhộng sâu non chuyển sang
giai đoạn tiền nhộng 1 - 2 ngày. Chúng hóa nhộng ở dưới đất, nhộng được
bảo vệ bởi một màng kén mỏng, pha nhộng kéo dài khoảng 6,4 - 11 ngày.
Tổng thời gian hoàn thành chu trình sống của M. vitrrata là khoảng 18 - 35
ngày (dẫn theo Sharma, 1998).

Việc nghiên cứu khả năng đẻ trứng của loài M. vitrata trên một số loài cây
ký chủ khác nhau nhằm xác định ký chủ phù hợp cho việc nhân nuôi chúng
trong phòng thí nghiệm cho kết quả là số trứng được đẻ và tỷ lệ nở cao nhất ở
trên cây đậu ván (Ramaubramanian & Babu, 1989). Thời gian phát dục của
sâu non sống trên đậu ván cũng có thời gian sống lâu hơn. Từ đó 2 tác giả này
kết luận rằng đậu ván là thức ăn thích hợp cho việc nhân nuôi loài sâu này
trong phòng thí nghiệm [38]
Ngoài việc nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài sâu đục quả M. vitrata
nhiều nhà khoa học cũng tiến hành các nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học
của chúng. Tại Đài Loan, sâu đục quả xuất hiện quanh năm và số lượng quần
thể tăng dần từ tháng tháng 10 đến tháng 4 năm sau [26]. Vòng đời của chúng
thay đổi theo vùng sinh thái: ở miền Nam Nigeria là 18 - 25 ngày còn ở miền
Bắc là 30 - 35 ngày (Booker, 1965). Loài M. vitrata luôn có những giai đoạn
phát triển khác nhau trong suốt cả năm nhờ vào hai nguồn thức ăn chính là
những cây trồng chính được trồng ở vùng đất canh tác và những cây hoang


12
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


dại. Sự tồn tại của loài sâu đục quả phụ thuộc vào sự tồn tại của các cây chủ
mà không phụ thuộc vào sự đình dục bắt buộc (diapause) hay sự đình dục do
điều kiện thời tiết bất thuận (Ananthakrishnan & Gopichandran, 1993) (dẫn
theo Nguyễn Quang Cường, 2004).
Ở Nigeria, thời gian hoạt động của trưởng thành loài M. vitrata trên đậu đũa
đã được Ntonifor et al. (1996) [36] xác định thông qua việc sử dụng bẫy ánh
sáng. Kết quả cho thấy loài sâu hại này tập trung gây hại chủ yếu vào hai vụ: từ
tháng 6 đến tháng 8 và từ tháng 10 đến tháng 11 ở Nam Nigeria; từ tháng 7 đến
tháng 10 ở Bắc Nigeria. Số liệu điều tra về các loài sâu hại đó được lưu giữ lại

để so sánh (so sánh về số lượng sâu hại có mặt trên cây chủ hoang dại và trên
cây đậu đỗ). Kết quả cho thấy loài M. vitrata rất hiếm khi gặp trên các cây chủ
hoang dại mà thường xuyên xuất hiện trên ruộng trồng đậu đỗ.
Sâu đục quả đậu Etiella zinckenella Treischke (Lepidoptera, Phycitidae) là
một loài sâu hại nguy hiểm trên các cây họ đậu (Fabaceae) ở phần lớn các
vùng nông nghiệp trên thế giới (Whalley, 1973) [51]; M. Tóth, 1989 [48]).
Theo Naito (1961), Qu and Kogan (1984) E. zinckenella là một loài sâu hại
phổ biến trên cây đậu tương ở Nhật Bản. Loài côn trùng này gây hại trên
nhiều cây họ đậu và được phân bố ở các vùng nhiệt, cận nhiệt đới và các vùng
nóng hơn của thế giới. Tuy nhiên, khi quan sát loài sâu hại này trên các cây
họ đậu ở Indonesia, Naito and Harnoto (1984) thấy mức độ gây hại của chúng
là không nhiều (dẫn theo Makoto Hattori, 1988)
Khi nghiên cứu sự gây hại cho đậu tương của sâu đục quả đậu E.
zinckenella và sâu xanh Helicoverpa armigeria ở Tây Java (Indonesia), Van
Den Berg (1998) thấy E. zinckenella và H. armigera gây hại 9% và 11% quả
đậu. Trung bình làm mất 12% hạt mà nguyên nhân chính là do E. zinckenella
[27]. Theo Whalley (1973), E. zinckenella gây hại 30 loài thực vật trong đó
21 loài thuộc cây họ đậu, chúng phân bố hầu hết các vùng nhiệt đới và nhiều


13
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


nước vùng ôn đới. Chúng chỉ không được ghi nhận ở Anh, Bắc Âu, Hawaii,
New Zealand và nhiều đảo ở Thái Bình Dương. Hình thái của loài E.
zinckenella thay đổi đáng kể về mặt kích thước và màu sắc ở các vùng phân
bố khác nhau. Trưởng thành cái đẻ trứng vào vỏ hạt đậu, sâu non nở ra đục
vào trong ăn hại hạt, sau khi đẫy sức chúng chui xuống đất tạo thành 1 cái kén
mỏng và hóa nhộng trong đó [51].

Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái học và tập tính gây hại
của các loài sâu đục quả đậu đỗ đã cung cấp những cơ sở dữ liệu quan trọng
cho việc đề xuất các biện pháp phòng chống.
1.2.2. Về ký sinh của hai loài sâu đục quả đậu đỗ Maruca vitrata
và Etiella zinckenella
Trong công tác phòng chống sâu đục quả đậu, thành phần các loài kẻ thù
tự nhiên của loài sâu hại này cũng được nghiên cứu từ lâu. Lateef và Reedy
(1984) đã thu thập được 16 loài ký sinh sâu đục quả đậu triều ở ICRISAT,
trong đó có 14 loài ong ký sinh thuộc bộ cánh Màng (Hymenoptera), 2 loài
còn lại thuộc bộ Hai cánh (Diptera). Kết quả nghiên cứu cho thấy loài ong
Phanerotoma hendecasisella (Braconidae) ký sinh với tỷ lệ cao nhất 13.8%
[33]. Ở Srilanca, Waterhouse et al. (1987) [50], đã phát hiện được 9 loài ký
sinh sâu đục quả đậu trong đó loài ký sinh nhộng Antrocephlus subelongatus
có vai trò quan trọng hơn cả, nó có khả năng gây chết cho 12 - 20% nhộng
loài M. vitrata.
Ở miền Nam và miền Trung Benin (Tây Phi) khi nghiên cứu sâu đục quả
đậu M. vitrata trên các cây hoang dại và cây trồng, Arodokoun et al. (2005) đã
xác định có 8 loài ký sinh pha sâu non M. vitrata. Trong đó có 7 loài thuộc họ
Braconidae (Hymenoptera),: Bassus bruesi, Bracon sp. Braunsia kriegeri,
Dolichogenidea sp., Phanerotoma leucobasis, Pristomerus sp., Testudobracon sp.


14
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


và 1 loài thuộc họ Tachinidae (Diptera): Cadurcia sp. Hai loài ký sinh chính
là Phanerotoma leucobasis và Braunsia kriegeri xuất hiện suốt cả năm trên
các cây chủ, tỷ lệ ký sinh của hai loài cũng thay đổi trên 2 nhóm cây chủ: cây
trồng và cây hoang dại. Tỷ lệ ký sinh sâu hại sống trên cây hoang dại

(Fabaceae: Pterocarpus santalinoides, Lonchocarpus sericeus và L. cyanescens)
là 30,2% (P. leucobasis) và 4,2% (B. kriegeri), còn trên cây đậu đũa Vigna
unguiculata tỷ lệ này là 5,6% (P. leucobasis) và 4,9% (B. kriegeri). Các loài
ký sinh xuất hiện chủ yếu ở sâu non tuổi 2 - 4 (tuổi 2: 3 loài, tuổi 3: 8 loài và
tuổi 4: 4 loài), tuổi 5 có 2 loài, ký sinh xuất hiện ở sâu non tuổi 1: 1 loài, xuất
hiện giai đoạn tiền nhộng: 1 loài [23].
Khi nghiên cứu trên đậu Sesbania cannabina trong mùa hè năm 1996 -
1997 tại Đài Loan, Chi-Chung Huang et al. (2003) chỉ ra thành phần ký sinh
của sâu đục quả M. vitrata gồm 8 loài: 6 loài ong thuộc hai họ Braconidae và
Ichneumonidae (Hymenoptera:) và 2 loài ruồi họ Tachinidae (Diptera). Các
loài ký sinh đều tấn công vật chủ ở giai đoạn sâu non. Ký sinh thành thục chui
ra khỏi vật chủ ở giai đoạn sâu non gồm 3 loài thuộc họ Braconidae:
Apanteles taragamae (chiếm 92,2%), Bassus asper (chiếm 0,4%) và
Dolichogenidea sp. chiếm 1,8%. Ký sinh chui ra ở giai đoạn nhộng vật chủ
gồm 3 loài thuộc họ Ichneumoniae, đó là Trichomma sp., Triclistus sp. và
Plectochorus sp. có ít hơn lần lượt 1,1%; 1,6% và 1,2% tổng số ký sinh; 2
loài ruồi có ít hơn 1,8% tổng số ký sinh. Nghiên cứu cũng cho thấy, mật độ
M. vitrata đạt cao nhất vào tháng 6, 7 và 8 trong cả 2 năm dẫn đến tỷ lệ ký
sinh của loài ong ký sinh chính A. taragamae cũng tương đối cao ở những
thời điểm này. Tỷ lệ ký sinh cao nhất đạt 63% ở thời gian giữa tháng 7 và 8,
sau đó sự hoạt động của ký sinh này giảm dần. Thay vào đó tỷ lệ các loài ký
sinh khác như Dolichogenidea sp., Triclistus sp., và 2 loài ruồi ký sinh tăng
lên, chúng duy trì mật độ sâu hại thấp cho đến mùa sau [30].


15
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Kết quả nghiên cứu thành phần kẻ thù tự nhiên của sâu hại đậu ở Srilanka

cho thấy chúng bị 5 loài ong ký sinh, trong đó 2 loài thuộc họ Braconidae, 3
loài còn lại thuộc các họ Scelionidae, Eulophidae và Chalcididae. Cũng ở
Srilanka từ trước năm 1973, người ta đã sử dụng các loài ong ký sinh
Ancyclostomia stercorea, Bracon thurberiphagae và Bracon cajania trong
phòng trừ sinh học đối với sâu đục quả, nhưng cho đến nay không loài nào
được sử dụng lại (Subasinghhe, 1978) [45].
Ở Ghana có 6 loài ký sinh sâu non sâu đục quả đậu đũa đã được phát hiện,
chúng gồm 3 loài thuộc bộ Diptera, 2 loài thuộc bộ Hymenoptera và 1 loài
thuộc bộ Acarina. Theo Murphy (1999), trên sâu đục quả M. vitrata có 2 loài
ong ký sinh sâu non quan trọng là Baeognatha sp. và Cotesia sp. Theo Zebitz
et al. (1999), khi nghiên cứu về sự ký sinh trên sâu đục quả ở 3 địa điểm
thuộc Châu Phi là Lema, Tokpa/Ayou và IITA cho thấy tỷ lệ ký sinh ở tất cả
các điểm trên ở các vụ đầu thường thấp hơn so với các vụ sau. Tỷ lệ sâu non
loài M. vitrata ở trên hoa bị tấn công bởi các loài ký sinh ở Lema cao hơn so
với ở Tokpa/Ayou và IITA. Tỷ lệ sâu non bị chết ở 3 địa điểm trên lần lượt là
18,7%; 3,8% và 1,6%. Loài ký sinh quan trong nhất ở trên hoa là
Phanerotoma leucobasis, Dolichogenidea sp. và Braunsia kriegeri
(Hymenoptera: Braconidae) đã được công nhận từ các số liệu nghiên cứu ở
Lema. Tỷ lệ nhiễm ký sinh của sâu non ở trên quả ở Lema là cao nhất 16,9%,
ở Tokpa/Ayou là 5% và IITA là 2,5%, nhưng không có sự thay đổi giữa các
mùa. Kết quả thí nghiệm thu được từ vụ trồng đậu đầu tiên năm 1997 ở khu
vực trồng đậu đỗ ở IITA có thể được xem như một ví dụ về khả năng đẻ trứng
của ký sinh vì nó thể hiện tương đối chính xác các kết quả đã thu được qua
các vụ trồng đậu từ năm 1995 đến 1997. Các tác giả đã tiến hành điều tra và
xác định trên các cây đậu đỗ ở 3 địa điểm trên có hơn 2000 quả trứng của ký
sinh ở trên cây giai đoạn từ 42 - 56 ngày tuổi. Đối với các thí nghiệm trong


16
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên



phòng cho thấy loài ong ký sinh Trichogrammatoidea sp. đã ký sinh trên hơn
70% số lượng trứng thí nghiệm. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 3 loài
có khả năng ký sinh cao tiêu biểu cho tập đoàn ký sinh trên sâu non sâu đục
quả đậu M. vitrata (dẫn theo Tamò, 2000; Arodokoun, 2005).
Thành phần và vai trò của các loài ký sinh sâu đục quả E. zinckenella còn
ít được nghiên cứu. Theo Bindra và Sing, 1969 có 67 loài ký sinh bậc 1 và
bậc 2 trên sâu đục quả E. zinckenella ở các nơi trên thế giới. Vander Berg
(1992) cho rằng có 2 loài ký sinh sâu non phổ biến là Phaneratoma sp. và
Agathis sp. Kusigemati (1985) ghi nhận 2 loài ký sinh sâu non E. zinckenella
là Temelucha etiella và Pristmerus naitoi; 1 loài ký sinh trứng
Trichogrammatoidea bactrai (dẫn theo Robert, 1990) [40]. Theo Hopkins
(2003) loài sâu đục quả này bị tấn công bởi 6 ký sinh bao gồm 5 loài là ong
ký sinh (Hymenoptera) và 1 loài ruồi ký sinh (Diptera) với tỷ lệ ký sinh chung
là trên 10% [29]. Khi nghiên cứu sâu đục quả đậu E. zinckenella ở Tây Java
(Indonesia) van Den Berg (1998) ghi nhận 6 loài ký sinh sâu đục quả này với
tỷ lệ ký sinh chung là 15% [27].
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.3.1. Về hai loài sâu đục quả đậu đỗ Maruca vitrata và Etiella zinckenella
Ở Việt Nam, các cây họ đậu giữ vai trò quan trọng trong đời sống của
người dân, chúng là nguồn cung cấp đạm, dầu thực vật (đậu tương,
lạc,…), rau xanh (đậu đũa, đậu trạch, đậu côve,…) và được chế biến
thành các loại thức ăn bổ dưỡng và giải nhiệt vào mùa hè (đậu xanh, đậu
đen, đậu đỏ,…). Cũng như các loài cây trồng khác, các cây họ đậu bị rất
nhiều loài sâu gây hại làm giảm năng suất và phẩm chất của sản phẩm,
trong số đó loài sâu đục quả Maruca vitrata và Etiella zinckenella được
ghi nhận là hai loài sâu hại chính.



17
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng của Viện BVTV năm 1967 –
1968, loài sâu đục quả M. vitrata phân bố ở hầu hết các tỉnh trong cả nước
như: Bắc Thái (nay là Bắc Cạn và Thái Nguyên), Hà Giang, Hà Nội, Hà Tây
(nay thuộc Hà Nội), Lào Cai, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình,… Ngoài
sự gây hại trên các cây trồng họ đậu như lạc, đậu tương, đậu đen, đậu xanh,
điền thanh, chúng còn xuất hiện trên một số cây trồng khác như lúa, khoai
lang, cao lương, vông, dâu, chè, cao xu, rau cải, bí ngô, cà pháo, cam, quýt,
mơ, mận, bạc hà,… Loài sâu đục quả Etiella zinckenella phân bố ở các tỉnh:
Bắc Thái (nay là Bắc Cạn và Thái Nguyên), Hà Bắc (nay là Bắc Ninh và Bắc
Giang), Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Hải Hưng (nay là Hải Dương và Hưng
Yên), Lạng Sơn, Thanh Hóa, Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ). Đối
tượng gây hại của chúng là lúa, ngô, lạc, đậu tương, đậu xanh, chuối, điền
thanh, muồng, cây dại. Thời gian xuất hiện là từ tháng 4 đến tháng 9/1967
và tháng 5, 10, 11/1968 [21].
Theo Trần Hồng Lập và Hoàng Thị Dung (1978), loài sâu đục quả M.
vitrara chủ yếu gây hại trên cây họ đậu với tỷ lệ khá cao: trên đậu đũa là 70 -
80%, đậu bở 40,3%, đậu côbơ 9,5% (dẫn theo Nguyễn Quang Cường). Kết
quả điều tra của Lương Minh Khôi và nnk. (1991) cho biết có 20 loài sâu hại
trên đậu triều, trong đó loài M. vitrata là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với
hoa và quả, tỷ lệ hại trên hoa lên tới 80 - 92,9% ở tất cả các giống đậu triều
[10]. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Anh Cung và nnk. (1995), cho thấy
sâu đục quả và rệp muội là những sâu hại quan trọng trên đậu rau [2].
Theo Nguyễn Thị Nhung (2001), thì loài sâu đục quả là một trong 8 loài
xuất hiện thường xuyên và phổ biến trên cây đậu ăn quả. Cũng theo tác giả
này, loài M. vitrata là đối tượng gây hại nặng nhất, tỷ lệ hại có thể lên đến
50,65% và cao nhất vào tháng 5. Chúng phát sinh quanh năm trên cây đậu ăn

quả và có 2 đỉnh cao mật độ trong năm. Đỉnh cao thứ nhất thường vào tháng


18
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


5, có mật độ trung bình dao động từ 26,2 - 42,2 con/100 quả, đỉnh cao thứ 2
vào tháng 10, mật độ trung bình dao động từ 12,6 - 20,4con/100 quả. Mật độ
M. vitrata trong một vụ đậu trạch, đậu đũa đạt đỉnh cao ở giai đoạn đầu của
vụ thu hoạch [19].
Theo Nguyễn Quý Dương (1997), loài M. vitrata là đối tượng gây hại
nghiêm trọng nhất đến năng suất và phẩm chất của cây đậu, tỷ lệ hại trên hoa
cây đậu xanh từ 20 - 30%, ruộng không phòng trừ tỷ lện hại lên đến 60 - 70%.
Tác giả cũng đưa ra danh sách 11 loài ký chủ của sâu đục quả này, tất cả đều
thuộc phân họ Leguminosae [7].
Theo kết quả nghiên cứu trên đậu đỏ ở Phú Vang, Thừa Thiên - Huế trong
những năm 2005 - 2007 của Nguyễn Tiến Quân (2007), M. vitrata là 1 trong
5 loài gây hại nghiêm trọng. Chúng hại quả và búp lá, xuất hiện phổ biến và
gây hại nặng vào vụ Xuân hè và giảm vào vụ Hè thu. Ở vụ Xuân hè, vào giai
đoạn từ cây non đến trước khi phân hóa hoa không thấy xuất hiện sâu đục quả
trên đồng ruộng. Sâu đục quả phát sinh và gây hại từ khi xuất hiện nụ hoa đến
khi thu hoạch. Mật độ sâu tăng dần từ 5,7 con/100 hoa, quả ở giai đoạn phân
hóa hoa, đạt đỉnh cao vào cuối tháng 4 với mật độ 19,8 con/100 quả, giai đoạn
thu hoạch xuống còn 8,1 con/100 quả ở giai đoạn cuối vụ. Ở vụ Hè thu, mật
độ M. vitrata thấp hơn so với vụ Xuân hè, chúng xuất hiện sớm vào thời điểm
cây bắt đầu ra hoa, tuy nhiên, mật độ chỉ đạt 2,9 con/100 hoa, quả được điều
tra, mật độ tăng cao nhất vào giai đoạn thu hoạch quả cũng chỉ đạt 12,1
con/100 quả và giảm dần ở cuối vụ [20].
Đỗ Thị Phương Lan (2007) [11], khi nghiên cứu thành phần sâu hại

đậu tương vụ Đông 2006 và vụ Xuân 2007 tại Gia Lâm, Hà Nội, đã kết
luận sâu đục quả M. vitrata là sâu hại chính và tần suất xuất hiện ở vụ
Xuân cao hơn vụ Đông.

×