B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
NGUYN THANH BèNH
Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của sâu răng hàm
lớn thứ nhất ở trẻ 9 11 tuổi tại trờng tiểu học Vĩnh
Hng Q.Hoàng Mai Hà Nội năm 2014
CNG LUN VN THC S Y HC
2
HÀ NỘI - 2014
3
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
NGUYN THANH BèNH
Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của sâu răng hàm
lớn thứ nhất ở trẻ 9 11 tuổi tại trờng tiểu học Vĩnh
Hng Q.Hoàng Mai Hà Nội năm 2014
Chuyờn ngnh: Rng hm mt
Mó s : 60.72.07.01
CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
TS.BSCKII. Trn Ngc Thnh
H NI - 2014
4
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS : Cộng sự
CR : Chải răng
CSRM : Chăm sóc răng miệng
DMFT (Decay Mising Filling Teeth) : Chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn
DT (Decay teeth) : Răng sâu
FT (Filling teeth) : Răng được trám
MT( Missing Teth) : Mất răng
RHM : Răng Hàm Mặt
SL : Số lượng
SR6 : Sâu răng số 6
R6 : Răng vĩnh viễn hàm lớn thứ nhất
VSRM : Vệ sinh răng miệng
WHO (World Health Organization) : Tổ chức y tế thế giới
% : Tỷ lệ phần trăm
5
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
6
DANH MỤC BẢNG
7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu răng là bệnh phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới,
bệnh có thể mắc từ rất sớm ngay sau khi mọc răng. Bệnh sâu răng nếu không
được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm tuỷ răng, viêm
quanh cuống, bệnh còn là nguyên nhân gây mất răng, ảnh hưởng nặng nề tới
sức nhai, phát âm, thẩm mỹ, ngoài ra nó còn là nguyên nhân của một số bệnh
nội khoa như viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp. Chi phí cho việc
chữa răng rất tốn kém. Theo WHO từ những năm 70 đã xếp bệnh sâu răng là
tai họa thứ ba của loài người sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư vì những lý
do sau:
- Bệnh mắc rất sớm, ngay sau khi răng mọc.
- Bệnh phổ biến (Chiếm 90 đến 99% dân số), hiếm có ai không mắc phải
- Tổn phí chữa răng rất lớn, vượt qua khả năng chi trả của mọi chính phủ, kể cả
những nước giàu có nhất.
Sau năm 1975 nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tìm ra được
nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của sâu rang [1], đồng thời đã phát hiện
thấy vai trò quan trọng của Fluor trong việc bảo vệ men rang [13]. Trên cơ sở
đó đã đề ra được các biện pháp phòng bệnh thích hợp kết quả là tỷ lệ sâu răng
ở nhiều quốc gia trên thế giới đã giảm đáng kể: Tại Mỹ năm 2004 chỉ số SMT
còn 1,3 [40], tại Anh năm 2005 chỉ số SMT còn 0,7 [37]. Ngược lại những
nước nghèo không được Fluor hoá nước uống, thiếu sự giáo dục nha khoa,
chế độ ăn đường không đúng nên sâu răng phát triển ngày càng tang [1].
Việt Nam là một nước đang phát triển, điều kiện kinh tế còn nhiều khó
khăn, trang thiết bị và cán bộ răng hàm mặt còn thiếu, tỷ lệ mắc bệnh sâu răng
ở mức độ cao và có chiều hướng gia tăng, nhất là ở các vùng nông thôn,
những nơi chương trình nha học đường hoạt động chưa hiệu quả. Theo kết
quả điều tra dịch tễ học trên thế giới, ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh sâu
8
răng chiếm từ 50-90% dân số [3], [47].
Năm 2001, Viện răng hàm mặt Hà Nội phối hợp với trường đại học nha
khoa Adelaide (Australia) tổ chức điều tra sức khoẻ răng miệng quy mô toàn
quốc, kết quả là học sinh từ 9-11tuổi sâu răng vĩnh viễn là 54,6%[19]. Cũng
theo số liệu điều tra thống kê năm 2001, lứa tuổi 9-11 ở nông thôn – thành thị
theo tỷ lệ là 57,6% và 51,8%[19].
Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất (răng 6) mọc lúc khoảng 6 tuổi nên
còn gọi là “răng 6 tuổi” .Đây là răng vĩnh viễn đầu tiên mọc trong miệng,đánh
dấu sự khởi đầu của giai đoạn bộ răng hỗn hợp,với sự có mặt đồng thời của cả
răng sữa và răng vĩnh viễn trên cung răng. Răng 6 là một trong ba răng hàm
lớn có vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn và chức năng giữ
kích thước dọc của tầng dưới mặt. Đặc điểm là sâu răng xảy ra rất sớm, và
diễn biến liên tục trong suốt đời của răng vĩnh viễn, đặc biệt nếu không vệ
sinh răng miệng tốt .Do vậy xác định được các yếu tố nguy cơ gây sâu răng
cho răng 6 có tầm quan trọng đặc biệt quyết định đến việc bảo vệ sức nhai
cho bộ răng vĩnh viễn.
Xuất phát từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu một số
yếu tố nguy cơ của sâu răng hàm lớn thứ nhất ở trẻ 9 – 11 tuổi tại trường
tiểu học Vĩnh Hưng Q.Hoàng Mai – Hà Nội năm 2014”
Với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ hiện mắc sâu răng hàm lớn thứ nhất 1( răng số 6) ở
học sinh 9 – 11 tuổi tại trường tiểu học Vĩnh Hưng Q. Hoàng Mai
Hà Nội năm 2014.
2. Kiểm định mối liên quan giữa sâu răng hàm lớn thứ nhất và tình
trạng vệ sinh răng miệng của nhóm học sinh trên.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu và tổ chức học răng [2,5]
9
1.1.1. Các phần của răng
Mỗi răng có phần thân răng và chân răng. Giữa thân răng và chân răng là
đường cổ răng (cổ răng giải phẫu), là đường nối men - xương răng. Thân răng
được bao bọc bởi men, chân răng được xương răng bao bọc.
1.1.2. Cấu tạo của răng
Bao gồm men răng, ngà răng và tủy răng.
* Men răng
Men răng là mô cứng nhất trong cơ thể, có nguồn gốc từ ngoại bì, có tỷ
lệ chất vô cơ cao nhất (khoảng 96%). Men răng phủ toàn bộ thân răng dày
mỏng tùy vị trí khác nhau, dày nhất ở núm răng là 1,5mm và mỏng nhất ở
vùng cổ răng. Men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi,
nhưng có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trường trong miệng.
Về mặt hóa học, chất vô cơ chiếm 96%, chủ yếu là 3[Ca
3
(PO
4
)
2
]. 2H
2
O
còn lại là các muối cacbonat của magiê, và một lượng nhỏ clorua, fluorua và
muối sunfat của natri và kali. Thành phần hữu cơ chiếm khoảng 1% trong đó
chủ yếu là protit.
Về mặt lý học, men răng cứng, giòn, trong và cản tia X, với tỷ trọng từ
2,3-3 so với ngà răng.
10
Cấu trúc học của men răng: Quan sát qua kính hiển vi thấy hai loại
đường vân
- Đường retzius: Trên tiêu bản cắt ngang là các đường chạy song song
nhau và song song với đường viền ngoài của lớp men cũng như với đường ranh
giới men ngà ở phía trong. Trên tiêu bản cắt dọc thân răng, đường retzius hợp với
đường ranh giới men ngà cũng như với mặt ngoài của men thành một góc nhọn.
- Đường trụ men: Chạy suốt chiều dày men răng và hướng thẳng góc với
đường ngoài trong của men răng, đôi khi có sự gấp khúc và thay đổi hướng đi
của trụ men. Trụ men có đường kính từ 3-6µm, khi cắt ngang qua trụ men ta thấy
tiết diện có các loại hình thể: Vẩy cá 57%, lăng trụ 30%, không rõ ràng 10%, hướng
đi của trụ men tạo ra các dải sáng tối xen kẽ chính là dải Hunter-schrenge.
* Ngà răng
Có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men, chứa tỷ lệ chất vô cơ
thấp hơn men (75%), chủ yếu là 3[Ca
3
(PO
4
)
2
]. 2H
2
O. Trong ngà răng có nhiều
ống ngà, chứa đuôi bào tương của nguyên bào ngà, bề dày ngà răng thay đổi
trong đời sống do hoạt động của nguyên bào ngà, ngà răng ngày càng dày
theo hướng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần ống tủy.
Về tổ chức học: Ngà răng được chia làm hai loại
- Ngà tiên phát chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo nên trong quá
trình hình thành răng, nó bao gồm: ống ngà, chất giữa ống ngà, dây tôm.
- Ngà thứ phát được sinh ra khi răng đã hình thành rồi, nó gồm ngà thứ
phát sinh lý, ngà phản ứng và ngà trong suốt.
Ống ngà: có số lượng từ 15-50000/1 mm
2
, đường kính ống từ 3-5 µm,
ống ngà chính chạy suốt chiều dày của ngà và tận cùng bằng đầu chốt ở ranh
giới men ngà, ống ngà phụ là ống nhỏ hoặc nhánh bên, nhánh tận cùng của
ống ngà chính.
Chất giữa ống ngà có cấu trúc sợi được ngấm vôi, sắp xếp thẳng góc với
ống ngà.
Dây tôm: nằm trong ống ngà là đuôi nguyên sinh chất của tế bào tạo ngà.
* Tủy răng
11
L mụ liờn kt mm, nm trong hc ty gm ty chõn v ty thõn. Ty
rng trong bung ty gi l ty thõn, ty bung, ty rng trong ng ty gi l
ty chõn. cỏc nguyờn bo ng nm sỏt vỏch hc ty.
Ty rng cú nhim v duy trỡ s sng ca rng, c th l s sng ca
nguyờn bo ng v to ng th cp, nhn cm giỏc ca rng. Trong ty rng
cú cha nhiu mch mỏu, mch bch huyt v u tn cựng ca thn kinh.
V t chc hc, ty rng gm hai vựng: Vựng cnh ty gm cỏc lp t
bo to ng (2-3 lp) v lp khụng cú t bo gm nhng t chc si to keo.
Vựng gia ty l t chc liờn kt cú nhiu t bo, ớt t chc si.
* Xng rng
L t chc canxi hoỏ bao ph vựng ng chõn rng bt u t c rng, cu
trỳc xng rng c chia lm hai loi.
- Xng rng tiờn phỏt: lp ng vựng c rng v l loi xng rng
khụng cú t bo.
- Xng rng th phỏt: Cú t bo to xng rng bao ph vựng ng 2/3
di chõn rng v cung rng. dy ca xng thay i theo v trớ v tui,
mng vựng c rng v dy hn vựng cung rng.
1.1.3. c im gii phu ca nhúm rng hm ln th nht (rng 6) [25]
* Nhúm rng hm ln th nht hm trờn :
a ). Nhỡn t phớa ngoi
- Hai múi gần ngoài và xa ngoài có chiều cao tng ng, múi gần
ngoài lớn hơn, múi xa ngoài nhọn hơn. Rónh ngoài kết thúc ở giữa chiều
cao thân răng.
- Điểm lồi tối đa gần ở gần phía nhai (3/4 từ cổ răng đến gờ bên); điểm
lồi tối đa xa ở xa phía nhai (3/5 từ cổ răng đến gờ bên).
- ng cổ răng gồm 2 đoạn giao nhau tạo một đỉnh nhọn hng về
phía chúp răng tại điểm giữa mặt ngoài.
- Thấy đc 3 chân răng. Thân chung của hai chân ngoài chiếm 1/3
12
chiều dài chân răng. Có một rónh cạn chạy từ chẽ chân răng đến điểm giữa
đng cổ răng. Chúp chân rng gần ngoài thẳng hàng với đỉnh múi gần ngoài.
- Nhìn thấy chúp chân răng trong qua khe giữa hai chân ngoài.
b ). Nhìn từ phía trong:
- Hai múi trong có kích thc không bằng nhau. Múi gần trong
lớn, lồi nhiều, tng đối tròn, chiếm 3/5 kích thc gần xa thân răng; múi xa
trong thấp, nhỏ, tròn.
- Rónh trong kết thúc ở khoảng giữa chiều cao thân răng.
- Rónh trong chia mặt trong thành 2 phần. Phần gần có núm Carabelli.
- Đng cổ răng hơi cong lồi về phía chóp (gần nh thẳng).
- Thấy cả 3 chân răng. Chân trong rộng ở gần cổ răng,có lõm cạn dọc
mặt trong, chúp răng tù và thẳng hàng với đng giữa thân răng.
c). Nhìn từ phía gần:
- Thân răng hình thang, kích thc ngoài trong tối đa ở vùng cổ của
thân răng, múi gần trong cao hơn múi gần ngoài (đặc điểm riêng).
- Điểm lồi tối đa ngoài ở 1/3 cổ; điểm lồi tối đa trong ở khoảng
giữa thân răng.
- Mặt gần lồi nhiều, điểm lồi tối đa ở điểm nối 1/3 giữa và 1/3 nhai, hơi
thiên về phía ngoài đng giữa mặt gần.
- Đng cổ răng lồi nhẹ về phía nhai.
- Chân gần ngoài rộng, chân trong hẹp, hình quả chuối. Chiều ngoài
trong tối đa từ chân trong đến chân gần ngoài lớn hơn kích thc ngoài trong
tối đa của thân răng.
d). Nhìn từ phía xa:
- Múi xa ngoài lớn hơn múi xa trong.
- Thấy đc mặt ngoài do phần xa của thân răng thu hẹp.
- Đng cổ răng gần nh thẳng.
- Chân xa ngoài ngắn và hẹp hơn, chạy thẳng theo chiều dọc.
e). Nhìn từ phía nhai:
- Đng viền ngoài có hình bình hành, góc gần ngoài và xa trong nhọn.
- 3 múi: gần ngoài, xa ngoài và gần trong tạo thành một tam giác cân
13
có các gờ múi ngoài là đáy, gờ bên gần là cạnh gần, gờ chéo (Oblique ridge)
băng qua mặt nhai là cạnh xa và đỉnh của tam giác là đỉnh múi gần trong.
- Kích thc các múi giảm dần theo thứ tự: Gần trong - gần ngoài - xa
ngoài - xa trong.
Rónh ngoài chạy giữa hai múi ngoài, rónh xa chạy theo hng xa
trong về phía gờ chéo, rónh giữa đi về phía gần.
- Hõm giữa rộng và sâu, ở trung tâm tam giác; hõm xa ở phía xa gờ
chéo; hõm tam giác gần ở sát điểm giữa gờ bên gần; hõm tam giác xa ở phía
gần của điểm giữa gờ bên xa.
f). Hốc tủy:
- Trên thiết đồ gần xa, buồng tủy có hai sừng, sừng gần ngoài và sừng
xa ngoài. Buồng tủy rất nhỏ so với toàn bộ thân răng, hai ống tủy khá hẹp.
- Trên thiết đồ ngoài trong, buồng tủy rộng hơn, hai sừng tủy có
chiều cao gần bằng nhau. ng tủy gần ngoài ngắn hơn ống tủy trong.
- Trên thiết đồ ngang qua buồng tủy ở đng cổ răng, ống tủy gần
ngoài hng về góc gần ngoài, ống tủy xa ngoài hng về góc xa ngoài
của thân răng. Hai ống phân kỳ tạo một góc gần vuông. ống tủy trong ở
vị trí cực trong của buồng tủy.
* Rng hm l n th nht hm d i
a). Nhìn từ phía ngoài :
- Múi gần ngoài lớn nhất, tiếp theo là múi xa ngoài rồi đến múi xa. Hai
múi gần ngoài và xa ngoài có chiều cao tng đng. Có 2 rónh ngăn cách 3
múi, rónh gần ngoài chạy đến nửa thân răng thì chấm dứt ở hố ngoài.
- Hai chân gần và xa dang rất rộng sau khi chia từ một thân chung.
- Chân gần cong về phía xa, chóp thẳng hàng với đỉnh múi gần ngoài;
chân xa ít cong, hng thẳng về phía xa. Có một lõm dọc ở đng giữa thân
chung chân răng.
b). Nhìn từ phía trong:
- Thấy đc đng viền phía ngoài do kích thc gần xa lớn nhất ở
phía ngoài.
14
- Hai múi trong lớn xấp xỉ nhau, đc ngăn cách bởi rónh trong nh
một khuyết hình chữ V. Các múi trong cao hơn và nhọn hơn các múi ngoài.
- Rónh trong trở thành một lõm cạn chia mặt trong thành 2 phần gần và xa.
- Thân chung chân răng có một lõm cạn từ điểm giữa đng cổ răng
đến chỗ chẽ đôi giống nh ở mặt ngoài.
c). Nhìn từ phía gần:
- Múi gần trong hơi cao hơn múi gần ngoài. Rónh gờ bên gần ở
phía trong điểm giữa gờ bên gần.
- Điểm lồi tối đa ngoài ở gần cổ răng; điểm lồi tối đa trong ở điểm nối
1/3 giữa và 1/3 nhai.
- Mặt gần phẳng ở 1,3 cổ, lồi nhiều ở 2/3 còn lại.
- Chân gần có chiều ngoài trong rộng, chóp tù. Lõm chân răng gần
cạn và rộng, chạy dọc gần hết chiều dài chân răng.
d). Nhìn từ phía xa:
- Chiều ngoài trong hẹp hơn mặt gần rất nhiều. Có thể trông thấy ít
nhất một nửa mặt ngoài và rónh xa ngoài chạy đến giữa chiều cao mặt ngoài.
- Gờ bên xa có khuyết hình chữ V, nơi rónh gờ bên xa đi qua.
- Giống nh mặt gần, mặt xa phẳng ở 1/3 cổ và lồi nhiều ở 2/3 còn lại.
- Đng cổ răng gần nh thẳng từ ngoài vào trong.
- Chân xa hẹp hơn chân gần và có lõm cạn ở mặt xa.
e). Nhìn từ phía nhai:
- Thân răng có hình ngũ giác. Đng viền ngoài lồi nhất ở múi xa ngoài.
- Mặt nhai có 5 múi. Hai múi trong hình chóp, lớn hơnvà nhọn hơn các
múi ngoài. Kích thc các múi theo thứ tự giảm dần là: gần trong - xa trong -
gần ngoài - xa ngoài - xa. Điểm giữa các gờ bên có rónh thoát.
- Hõm giữa sâu, rộng, ở trung tâm mặt nhai; hõm tam giác gần và hõm
tam giác xa cạn.
- Rónh giữa băng qua mặt nhai ở vùng trung tâm; hai rónh ngoài cùng
với rónh trong tạo thành chữ Y ở phần trung tâm mặt nhai.
f). Hốc tủy:
- Trên thiết đồ gần xa, buồng tủy có hai sừng, sừng gần ngoài lớn hơn
15
sừng xa ngoài.
Hai ống tủy rất hẹp và có dạng gọng kìm của chân răng.
- Trên thiết đồ ngoài trong cũng thấy hai sừng tủy, sừng gần trong
lớn hơn sừng gần ngoài.
Buồng tủy tng đối nhỏ. Có hai ống tủy trong chân gần.
- Trên thiết đồ ngang, buồng tủy gần nh có hình chữ nhật, hai cạnh
gần, xa bằng nhau.
1.1.4. Nguyờn nhõn gõy sõu rng 6 [26]
Ngoi nhng nguyờn nhõn v c ch bnh sinh ging sõu rng chung,
rng hm ln vnh vin th nht (R6) cũn cú nhng c im riờng v gii
phu nh sau:
- Do nhng c im bt thng v mt gii phu ca rng 6 nh hỡnh
dng h - rónh thay i theo tng cỏ nhõn v cú th cú ti 10 trng v cỏc
rónh ph. ng thi ,cú th cú thờm cỏc vựng l ch (porosities) khụng th
thy bng mt thng.
- li vo cỏc rónh cú mt nỳt chn hu c gm biu mụ men cũn sút
li, vi khun to mng bỏm, v mnh vn thc n. c tớnh ny to nờn s
nhy cm i vi sõu rng. Cỏc h - rónh s l cho mng bỏm hỡnh thnh
tớch t. Sõu h rónh s phỏt trin nhanh v cú liờn quan vi sõu ca h -
rónh,cng sỏt ng ni men ng ,sõu rng cng tin trin nhanh.
- Cỏc nghiờn cu kho sỏt gn õy cho thy cỏc thnh bờn ca h - rónh
l ni bt u ca tin trỡnh sõu rng. u tiờn tn thng sõu rng xut hin
ming rónh v thng l mt tn thng kộp,c lp nhau hai bờn sn
nghiờng. Sau ú, tn thng lan rng theo chiu sõu ca rónh,to dn ra v hp
li thnh mt tn thng khi chỳng gp nhau ỏy ca rónh. Phn men ỏy
h - rónh b tn thng s ln hn hai bờn sn nghiờng, õy phi k thờm
yu t hng ca cỏc tr men ti hai bờn sn (cú khuynh hng hng tõm )
v s mt khoỏng lan rng theo hng ca cỏc tr men,sau ú tn thng lan
rng n ng ni men ng ( m chiu dy men õy li mng hn so vi
cỏc ni khỏc. Mt khỏc ,vỡ ng mm hn men nờn sõu rng s din tin nhanh
hn mt khi tn thng lan n ng. Qỳa trỡnh din tin sõu rng ny cũn chu
nh hng ca nỳt hu c trong rónh,nỳt ny gi vai trũ lm vựng m chng
16
lại các sản phẩm acid của mảng bám,do đó sự tấn công của acid sẽ giảm đi ở
phần đáy rãnh trong suốt giai đoạn đầu của sâu răng.
- Thời điểm mọc răng 6 là khi trẻ khoảng 6 tuổi , ở độ tuổi này ý thức
vệ sinh răng miệng cũng hiểu biết tác hại của sâu răng ở trẻ còn hạn chế,cùng
với thói quen hay ăn vặt đây cũng là nguyên nhân góp phần làm tăng tỷ lệ
sâu răng nói chung cũng như sâu răng 6 nói riêng.
1.2. Quá trình mọc răng
Quá trình mọc răng ở trẻ có 3 thời kỳ:
- Thời kỳ 1 : Mọc răng sữa, bắt đầu từ 6 đến 30 tháng tuổi
- Thời kỳ 2: Mọc răng vĩnh viễn, bắt đầu từ 6 đến 12 tuổi
- Thời kỳ 3: Mọc răng khôn từ 16 – 25 tuổi
1.3. Chức năng của răng
Chức năng chính của răng là ăn nhai. Quá trình nhai là một quá trình
phức tạp, trong quá trình đó, các răng khác nhau có tác dụng khác nhau. Răng
cửa dùng để cắt thức ăn, răng nanh có chức năng chủ yếu là xé thức ăn, răng
hàm có tác dụng nghiền nát thức ăn.
Chức năng phát âm: Răng có liên quan mật thiết đến ngôn ngữ và phát
âm. Răng nằm giữa môi và lưỡi, khi phát âm chúng phối hợp với nhau, không
thể thiếu bộ phận nào. Khi phát các âm môi răng và âm lưỡi răng, càng cần có
sự tham gia của răng. Các răng phía trước có ảnh hưởng rất lớn đối với ngôn
ngữ và phát âm, khi bị mất răng cửa do không thể khống chế tốt các luồng hơi
phát ra, khi nói sẽ thoát hơi, nếu hoạt động của lưỡi mất đi sự hạn chế của
răng trước cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của việc phát âm. Hơn nữa, răng
còn có ảnh huởng quan trọng ngoại hình của mỗi người.
1.4. Bệnh sâu răng.
1.4.1. Nguyên nhân và những hiểu biết về sâu răng.
Sâu răng là một quá trình bệnh lý xuất hiện sau khi răng đã mọc, đặc
trưng bởi sự khử khoáng làm tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ở men răng, ngà
răng tạo thành lỗ sâu.
17
Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn của sâu răng là do nhiều
nguyên nhân với sự tác động của 3 yếu tố. Vi khuẩn trong miệng (chủ yếu là
streptococcus mutans) lên men các chất bột và đường còn dính lại răng tạo
thành acid, acid này đã phá hủy tổ chức cứng của răng tạo thành lỗ sâu. Sự
phối hợp của các yếu tố này để gây sâu răng được thể hiện bằng sơ đồ keyes:
Hình 1.1 Sơ đồ keys
Với sơ đồ keys, người ta chú ý nhiều đến chất đường và vi khuẩn
streptococcus mutans do đó, việc dự phòng cũng chú ý quan tâm đến chế độ
ăn hạn chế đường và VSRM. Khi áp dụng vào thực tế phòng bệnh sâu răng
thấy kết quả đạt được không cao, tỷ lệ sâu răng giảm xuống không đáng kể.
Sau năm 1975 người ta đã làm sáng tỏ hơn căn nguyên gây bệnh sâu
răng và đưa ra sơ đồ white thay thế một vòng tròn trong sơ đồ keys.
- Chất đường được thay thế bằng chất nền.
- Nhấn mạnh vai trò của nước bọt và PH của dòng chảy môi trường
xung quanh răng
- Người ta cũng làm sáng tỏ tác dụng của fluor nó làm cho tổ chức của
răng cứng chắc hơn chống được sự phân huỷ của acid tạo thành tổn thương
sâu răng[6].
−−
+>−+
OHFPOCaOHPOCaF 2)()()(2
2641026410
18
Fluor + Hydroxyapatite -> Fluorapatite có sức đề kháng cao hơn, có
khả năng đề kháng sự phá huỷ của H
+
-> chống sâu răng.
Chất nền
Vi khuẩn
Răng
SR
19
Hình 1.2 SSơ đồ white
Ta có thể tóm lược cơ chế sinh bệnh học của sâu răng được thể hiện
bằng hai quá trình tái khoáng và huỷ khoáng. Mỗi quá trình đều có một số yếu
tố thúc đẩy, nếu quá trình huỷ khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng thì sẽ dẫn
đến sâu răng.
Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng
Các yếu tố bảo vệ:
+Nước bọt
+Khả năng kháng acid của men
+F
-
có ở bề mặt men răng
+Trám bít hố rãnh
+Độ Ca
++
, NPO
4
-
quanh răng
+PH > 5,5
Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng:
+Mảng bám vi khuẩn
+Chế độ ăn đường nhiều lần
+Thiếu nước bọt hay nước bọt
acid
+Acid từ dạ dày tràn lên miệng
+PH< 5
Hình 1.3. Sơ đồ tóm tắt cơ chế sâu răng
Với sự hiểu biết nhiều hơn về sinh bệnh học quá trình sâu răng nên hơn hai
thập kỷ qua loài người đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong dự phòng sâu răng.
20
1.4.2. Tiến triển của bệnh sâu răng
Sâu răng được chia làm nhiều mức độ tuỳ theo thời gian tiến triển. Nếu ở mức
độ nhẹ không điều trị sẽ tiến triển thành mức độ tiếp theo nặng hơn từ sâu men thành
sâu ngà, đến viêm tuỷ, tuỷ hoại tử, viêm quanh cuống, viêm xương hàm.
1.4.2.1 Phân loại sâu răng [7], [12], [10], [11]
Tùy theo tác giả mà có các cách phân loại như phân loại theo vị trí của
lỗ sâu trên răng của Black được chia thành 5 loại. Phân loại theo diễn biến của
sâu răng, sâu răng cấp tính và sâu răng mạn tính. Ngày nay, với sự tiến bộ của
chất hàn mới người ta cũng có cách phân loại khác nhau mức độ, tính chất,
nghề nghiệp, dựa theo chất hàn mới. Cách phân loại được nhiều người ứng
dụng là phân loại theo cách điều trị hoặc mức độ tổn thương [9].
* Phân loại theo cách điều trị [12].
- Sâu men (S1): Tổn thương mới ở phần men chưa có dấu hiệu lâm
sàng rõ, theo Darling khi thấy chấm trắng trên lâm sàng thì sâu răng đã tới
đường men ngà.
- Sâu ngà: Khi nhìn thấy lỗ sâu trên lâm sàng thì chắc chắn là sâu ngà,
người ta chia làm 2 loại:
+ Sâu ngà nông
+ Sâu ngà sâu
* Phân loại theo mức độ tổn thương [12].
- Sâu men
- Sâu ngà nông, sâu ngà sâu
- Sâu răng có kèm theo tổn thương tủy
- Sâu răng làm chết tủy và gây các biến chứng ở chóp răng
* Theo mức độ tiến triển [12].
- Sâu răng cấp tính: Lỗ vào nhỏ, bên dưới phá hủy rộng, có nhiều ngà
mềm màu vàng, cảm giác ê buốt nhiều thường gặp ở người trẻ, bệnh tiến triển
nhanh dễ dẫn tới bệnh lý tủy.
- Sâu răng tiến triển
21
- Sâu răng mạn tính: ngà mủn ít, sẫm màu, cảm giác kém
- Sâu răng ổn định: Đáy cứng, không đau
* Sâu răng ở những đối tượng đặc biệt [12].
- Những người tiếp xúc nhiều với đường, tinh bột
- Sâu răng ở những người làm trong các nhà máy hóa chất
- Sâu răng ở người được điều trị tia X
* Phân loại theo vị trí lỗ sâu [12].
Được chia làm 5 loại
- Loại 1: Sâu mặt nhai các răng hàm lớn và nhỏ.
- Loại 2: Lỗ sâu ở mặt bên các răng hàm lớn và răng hàm nhỏ.
- Loại 3: Lỗ sâu mặt bên các răng cửa trên và dưới chưa ảnh hưởng
đến rìa cắn.
- Loại 4: Lỗ sâu mặt bên các răng cửa trên và dưới ảnh hưởng đến rìa cắn.
- Loại 5: Lỗ sâu ở cổ răng.
* Phân loại sâu răng theo tuổi [12].
- Sâu răng ở trẻ em
- Sâu răng ở người trưởng thành
- Sâu răng ở người có tuổi
* Sâu răng theo vị trí tổn thương [12].
- Sâu răng vùng hố rãnh
- Sâu răng ở mặt nhẵn
- Sâu cổ răng hay là sâu xương răng.
* Phân loại theo các lỗ sâu đã được trám [12].
- Sâu răng thứ phát, có thêm lỗ sâu mới trên răng đã trám
- Sâu răng tái phát, tại lỗ sâu đã được hàn tiếp tục phát triển theo rìa
lỗ hàn cũ.
* Phân loại theo vị trí và kích thước [24].
22
2 yếu tố đó là vị trí và kích thước (giai đoạn, mức độ) của lỗ sâu
Vị trí
Vị trí 1: tổn thương ở hố rãnh và các mặt nhẵn
Vị trí 2: tổn thương kết hợp với mặt tiếp giáp
Vị trí 3: sâu cổ răng và chân răng
Kích thước
1: Tổn thương nhỏ, vừa mới ở ngà răng cần điều trị phục hồi, không thể
tái khoáng
2: Tổn thương mức độ trung bình, liên quan đến ngà răng, thành lỗ sâu
còn đủ, cần tạo lỗ hàn
3: Tổn thương rộng, thành không đủ hoặc nguy cơ vỡ, cần phải có các
phương tiện lưu giữ cơ sinh học
4: Tổn thương rất rộng làm mất cấu trúc răng, cần có các phương tiện lưu
giữ cơ học hoặc phục hình
Để đáp ứng nhu cầu dự phòng cá nhân Brique và Droz đã bổ sung thêm
cỡ 0, là những tổn thương có thể chẩn đoán được và có khả năng tái khoáng
hoá được.
* Phân loại theo Pitts [48].
D1: + Tổn thương chỉ có thể phát hiện được bằng các phương tiện hiện
đại (Lazer) hoặc trong tương lai.
+ Tổn thương có thể phát hiện được trên lâm sàng, bề mặt men
răng còn nguyên vẹn.
D2: Tổn thương có thể phát hiện được trên lâm sàng, lỗ sâu giới hạn ở
men răng.
23
D3: Tổn thương ở ngà, có thể phát hiện được trên lâm sàng (lỗ sâu
mở hoặc đóng).
D4: Tổn thương vào đến tủy răng.
Hình 1.4. Sơ đồ phân loại của Pitts [48]
* Phân loại theo ICDAS II (International Caries Detection and
Assessment System) [50], [49].
Bảng 1.1.Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS
(International Caries Detection and Assessment System)
Mã số Mô tả
0 Lành mạnh, không có dấu hiệu sâu răng
1 Thay đổi nhìn thấy sau khi thổi khô hoặc thay đổi giới hạn ở hố rãnh
2 Thay đổi được nhìn rõ trên men răng ướt và lan rộng qua hố rãnh
3 Mất chất khu trú ở men (không lộ ngà)
4 Có bóng đen bên dưới từ ngà răng ánh qua bề mặt men liên tục
5 Có lỗ sâu lộ ngà răng
6 Có lỗ sâu lớn lộ ngà răng >1/2 mặt răng
24
1.4.2.2. Thực trạng bệnh sâu răng
* Tình hình sâu răng trên thế giới.
Sau năm 1975 căn nguyên bệnh sâu răng được làm sáng tỏ hơn. Người ta
cũng thấy rõ hơn tác dụng của fluor khi gặp Apatit thường của răng kết hợp
thành fluorid apatit rắn chắc chống được sự phân hủy tạo thương tổn sâu răng.
Do đó ở những nước phát triển Nhà nước coi chương trình fluor hóa nước uống,
thuốc chải răng và giáo dục nha khoa là quốc sách nên bệnh sâu răng giảm
mạnh. Ngược lại những nước kém phát triển không được fluor hóa nước uống,
thiếu sự giáo dục nha khoa, chế độ ăn đường không đúng nên sâu răng tăng.
Ở các nước phát triển: Từ những năm 1940 đến 1960, tình hình sâu răng
rất nghiêm trọng, trung bình mỗi trẻ em 11 tuổi có từ 8-10 răng sâu hoặc răng
đã bị mất do sâu. Chỉ số SMT của Na Uy tới mức 12,0 năm 1940, những năm
1980, chỉ số SMT ở tuổi 11 tại các nước này đã giảm xuống mức từ 2,0 - 4,0.
Tới năm 1993, chỉ số SMT tuổi 11 ở hầu hết các nước công nghiệp hóa đã
giảm xuống mức thấp từ 1,2 - 2,6. Nhìn chung từ cuối những năm 1970 tới
nay, tình hình sâu răng tại các nước phát triển có xu hướng giảm dần, chỉ số
SMT tuổi 11 tại hầu hết các nước ở mức thấp và rất thấp. Điều này có được là
do các nước phát triển đã áp dụng triệt để các biện pháp phòng bệnh. Nghiên cứu
của Pieper tại Đức cho thấy, chỉ số SMT giảm từ 2,44 (năm 1994-1995) xuống
còn 1,81 vào năm 1997 và 1,24 (2000)[42]. Đến năm 2006 nghiên cứu của Shulter
chỉ ra sâu răng ở Đức tiếp tục giảm, chỉ số SMT giảm xuống ở mức 0,98[44].
Ở các nước đang phát triển: Thời điểm những năm của thập kỷ 1960,
tình hình sâu răng ở mức thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Chỉ số
SMT tuổi 11 ở thời kỳ này nói chung từ 1,0-3,0, thậm chí một số nước dưới
mức 1,0 như Thái Lan, Uganda. Tới thập kỷ 1970 và 1980 thì chỉ số này lại
tăng lên và ở mức từ 3,0 đến 5,0 và một số nước còn cao hơn như Chilê là
6,3. Đến những năm gần đây sâu răng đã giảm nhưng nhìn chung, tình trạng
sâu răng vẫn còn ở mức cao.
25
Nghiên cứu của Emerich tại Ba Lan cho thấy chỉ số SMT của trẻ 11
tuổi đã giảm từ mức 4,87 năm 1987 xuống còn 3,2 vào năm 2003[34].
Theo tác giả Ayo-Yusuf tỷ lệ sâu răng của học sinh tiểu học tại Nam Phi
đến năm 2002 là 40,1%, chỉ số SMT ở mức 1,19[30].
Chỉ số SMT ở học sinh tiểu học của một số nước phát triển[23]
Tên nước Năm SMT Năm SMT
Thuỵ Điển 1980 1,7 2002 1,1
Anh 1981 1,8 2003 0,8
Na Uy 1979 4,5 2004 1,7
Mỹ 1980 2,0 2004 1,3
Australia 1982 2,1 2001 1,0
Thuỵ Sỹ 1980 1,7 2005 0,9
Phần Lan 1981 4,0 2003 1,2
Nhật Bản 1979 2,4 2005 1,7
Chỉ số SMT của học sinh tiểu học ở một số nước đang phát triển[23]
Tên nước Năm SMT Năm SMT
Chi Lê 1978 6,3 1999 3,4
Thái Lan 1977 2,7 2004 1,6
Mexico 1976 5,3 2001 2,0
Iran 1976 4,9 2001 1,8
Chỉ số SMT ở học sinh tiểu học của một số nước trong khu vực[23]
Tên nước Năm SMT
Trung Quốc 1995 1,03
Lào 1991 2,0
Triều Tiên 1991 3,0
Brunei 1999 4,8
Campuchia 2002 2,3
Philippin 1998 4,6
Tình hình bệnh sâu răng ở việt nam
So với kết quả điều tra cơ bản bệnh răng miệng toàn quốc năm 1991, kết
quả điều tra răng miệng toàn quốc năm 2001 cho thấy, tình hình sâu răng ở Việt