Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

sự hài lòng của nhân viên y tế đối với công việc chăm sóc và điều trị hiv aids tại các bệnh viện của tỉnh hòa bình và nghệ an, năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.37 KB, 80 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ những trường hợp đầu tiên đến nay đại dịch HIV/AIDS đã trở thành
một đại dịch lớn nhất thế giới và có hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử.
Tổng kết của UNAIDS cho thấy tỷ lệ Nhiễm HIV mới hàng năm đã
giảm 21% trong giai đoạn năm 1997 và 2010[1]. Tuy nhiên ngày càng nhiều
người phải sống chung cùng những bệnh nhân HIV, theo báo cáo của
UNAIDS năm 2011 cho thấy vào cuối năm 2010 có khoảng 34 triệu người
đang sống với HIV trên toàn thế giới, tăng 17% so với năm 2001, có tỷ lệ
tăng này là do hiệu quả của điều trị và chăm sóc ngày càng tốt lên.
Ở Việt nam dịch HIV/AIDS có xu hướng chững lại và không tăng nhanh
như những năm trước đây, nhưng về cơ bản chưa khống chế được dịch HIV ở
Việt Nam. Hình thái lây nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn đang trong giai
đoạn dịch tập trung[1].[2]
Theo báo cáo công tác Phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2012
của Bộ Y tế: cả nước hiện có 213.413 người nhiễm HIV còn sống, 63.373
bệnh nhân AIDS còn sống và kể từ đầu vụ dịch đến nay có 65.133 người tử
vong do HIV/AIDS [2].
Hệ thống chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đã được thành lập trên toàn
quốc. Tính đến ngày 30 tháng 05 năm 2013, toàn quốc có 485 phòng tư vấn
và xét nghiệm, 299 phòng điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Nguồn nhân
lực tham gia vào lĩnh vực điều trị và phòng chống HIV/AIDS đang thiếu hụt
nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng.[2]
Trước năm 2005: do TTYT dự phòng đảm nhiệm, sau năm 2005: Bộ Y
tế đã quyết định thành lập Trung tâm AIDS tỉnh thuộc Sở Y tế tỉnh, chịu trách
nhiệm thực hiện phòng chống HIV.
Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân viên tại Trung tâm AIDS tỉnh đã không
được dễ dàng. Do nhân viên y tế thích làm việc trong khám, chữa bệnh và tại các
bệnh viện hơn là làm việc trong y học dự phòng cũng như trong chăm sóc và
2
điều trị HIV/AIDS, vì lương và ưu đãi thấp. Nhân viên y tế không muốn làm


việc với người sử dụng ma túy, gái mại dâm vì sự kỳ thị xã hội và nguy cơ cao.
Mô hình mới chăm sóc và điều trị HIV/AIDS diễn ra ngay cả ở cấp huyện,
nhưng tình trạng thiếu cán bộ và kiêm nhiệm là chủ yếu, ở các huyện thậm chí còn
nghiêm trọng hơn. Số cán bộ có trình độ và kinh nghiệm được tuyển dụng thêm ít,
các cán bộ kinh nghiệm và năng lực xin chuyển công tác khác hoặc chuyển lĩnh
vực khác. Nguyên nhân chính do công việc căng thẳng vất vả và nguy hiểm, thu
nhập còn quá thấp, đãi ngộ ngành nghề, phụ cấp đặc thù, phụ cấp vùng miền và
phụ cấp thâm niên chưa tương xứng.
Bên cạnh đó nguồn ngân sách cho công tác phòng chống HIV/AIDS bị
cắt giảm xuống còn 1/3,các dự án quốc tế ngừng hoặc cắt giảm đang là
nguyên nhân gây khó khăn trực tiếp cho nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh
vực chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS[2, 3]. Vậy những nhân viên y
tế đang đang làm trong chăm sóc và điều trị HIV/AIDS họ có hài lòng với
công việc hay không, những yếu tố nào giúp họ gắn kết với công việc? Hiện
nay còn rất ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành
đề tài: “ Sự hài lòng của nhân viên y tế đối với công việc chă sóc và điều trị
HIV/AIDS tại các bệnh viện của tỉnh Hòa Bình và Nghệ An, nă 2013” với
mục tiêu:
1. Mô tả sự hài lòng của nhân viên y tế đối với công việc chăm sóc và
điều trị HIV/AIDS tại một số bệnh viện của tỉnh Hòa Bình và Nghệ An,
năm 2013.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của nhân viên y tế
đối với công việc chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại một số bệnh viện
của tỉnh Hòa Bình và Nghệ An, năm 2013.
Từ đó góp phần cung cấp bằng chứng để đưa ra các khuyến nghị, giúp
các nhà hoạch định chính sách cải thiện động cơ thúc đẩy nhân viên Y tế
làm việc trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sự hài lòng của nhân viên
1.1.1. Định nghĩa sự hài lòng đối với công việc
Định nghĩa của trường Đại học Oxford về hài lòng đối với công việc là
cảm giác hay đáp ứng cảm xúc mà con người trải qua khi thực hiện một
công việc. Một số nhà nghiên cứu lý luận cho rằng có thể đạt được mức độ
hài lòng với công việc chỉ với một vấn đề. Một số khác gợi ý chúng ta có thể
có những cảm xúc tiêu cực về một khía cạnh nào đó của công việc (tiền
lương) nhưng cảm xúc tích cực về những mặt khác (đồng nghiệp). Sự hài
lòng với công việc cần được xem xét cả hai mặt nguyên nhân và ảnh hưởng
của cán thay đổi về tổ chức[3]
Thuật ngữ hài lòng với công việc và động cơ làm việc thường được dùng
thay cho nhau, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt. Hài lòng đối với công việc là
đáp ứng cảm xúc của một người đối với tình trạng công việc. Động cơ làm
việc là động lực theo đuổi thỏa mãn nhu cầu.
Nhu cầu : Theo A.G. Kôvaliôp: “ Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân
và của các nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để
sống và phát triển”[3]
Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân và
tập thể. Nhu cầu quy định xu hướng lựa chọn ý nghĩ, tình cảm và ý chí của con
người. Mặt khác, nhu cầu quy định và tích cực hóa hoạt động của con người.
Động lực : là những yếu tố thúc đẩy con người thực hiện công việc. Động
cơ phản ánh mong muốn, còn động lực là những phương tiện mà nhờ chúng
4
các nhu cầu mâu thuẫn nhau được điều hòa hoặc một nhu cầu được đề cao
hơn để sao cho nó sẽ được ưu tiên hơn các nhu cầu khác.
Động cơ: là cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu
của chủ thể, là toàn bộ những điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng
khơi dậy tính tích cực của chủ thể.
Động cơ là nguyên nhân, là cơ sở của sự lựa chọn hành động của các cá
nhân và nhóm trong tổ chức. Động cơ của con người gắn liền với nhu cầu và

được hình thành từ nhu cầu. Khi nhu cầu gặp đối tượng và có điều kiện thỏa
mãn thì trở thành động cơ của chủ thể.
1.1.2. Sự hài lòng của nhân viên y tế
Trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam cũng như của Toàn thế giới đang
trong giai đoạn khủng hoảng về tài chính nghiêm trọng, đời sống của đa số
nhân viên y tế còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù những năm qua, Đảng và
Chính phủ đã có nhiều chính sách nâng cao đời sống cho cán bộ y tế. Nghị
quyết 46-NQ/TW của bộ chính trị - Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam đã nêu: Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào
tạo và sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không
ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với
sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: “ Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
Sự hài đối với công việc của nhân viên hay chính là khách hàng bên trong
có vai trò rất quan trọng. Chất lượng và hiệu quả công việc chỉ đạt được khi có
sự hiểu biết lẫn nhau về sự hài lòng giữa nhà quản lý và nhân viên.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng bao gồm điều kiện làm
việc, tính chất công việc, cơ hội thăng tiến, lương, thưởng, quan hệ với đồng
5
nghiệp, quan hệ với lãnh đạo, công ty quản lý, an ninh được thể hiện bằng sơ
đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc và mối liên
quan với hiệu suất vàc chất lượng công việc
Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng dến sự hài lòng bao gồm phương
pháp quản lý công việc và sự tham gia của người lao động, sự tự chủ và làm
việc theo nhóm. Sự hài lòng đối với công việc là yếu tố rất quan trọng và cách
thông thường để đo sự hài lòng là sử dụng các mức độ đánh giá khác nhau
thông qua phản ứng của người lao động đối với công việc của họ [4].
1.1.4. Đo lường sự hài lòng

Trong nhiều bộ câu hỏi đo lường sự hài lòng được sử dụng nhiều trong
các năm qua thì có 3 bộ công cụ được các tác giả trên thế giới thường sử dụng
Hiệu suất và
chất lượng công
việc
Cơ sở vật chất
Tính chất công
việc
Lương và phúc
lợi
Mối quan hệ với
lãnh đạo
Học tập, phát triển
và khẳng định
Kiến thức, kỹ
năng và kết quả
công việc
Sự hài lòng đối
với công việc
Mối quan hệ với
đồng nghiệp
6
nhiều nhất đó là Minnesota Satisfaction Questionnaire (MSQ), bản mô tả
công việc - Job Descriptive Index (JDI) và điều tra sự hài lòng đối với công
việc - Job Satisfaction Servey (JSS). Cả ba bộ câu hỏi này đều bao gồm các ý
kiến nhận xét của mọi người về sự hài lòng đối với công việc.
Đối với bộ câu hỏi JDI, có các yếu tố, đó là lương, phúc lợi xã hội, khả
năng và cơ hội thăng tiến, đồng nghiệp (tôn trọng và hòa hợp xã hội), chất
lượng và giám sát của cấp trên (kỹ thuật giám sát, hỗ trợ xã hội), tự làm việc
(chịu trách nhiệm, quan tâm và mong đợi). Câu hỏi JDI, được thiết kế bởi

Smith, Kendall, & Hulin (1969), bao gồm 5 yếu tố mỗi yếu tố bao gồm 9 hoặc
18 câu hỏi, tổng bao gồm 72 câu hỏi.[5]
Bộ câu hỏi MSQ đo lường sự hài lòng với điều kiện làm việc, thăng
tiến, khẳng định mình, khen ngợi khi làm việc tốt và giao tiếp với mọi người.
Bộ câu hỏi này bao gồm 20 yếu tố với 100 câu hỏi với phiên bản đầy đủ và 20
câu đối với phiên bản rút gọn (mỗi câu hỏi một yếu tố)[6].
Ngoài 2 bộ câu hỏi trên, còn một bộ câu hỏi của tác giả Paul. E. Spector
– bộ câu hỏi JSS bao gồm 36 câu hỏi đo lường với 9 yếu tố (tiền lương, sự
thăng tiến, đồng nghiệp, giám sát-nhận xét của cấp trên, quy chế cơ quan, phúc
lợi ngoài lương, khen thưởng, quy chế cơ công việc, thông tin nội bộ)[7].
1.1.5. Các lý thuyết động viên nhân viên
Thuyết nhu cầu theo thứ bậc của Maslow:
Abraham Maslow là nhà tâm lý học người Mỹ, gốc Nga. Năm 1943 bắt
đầu nghiên cứu lý thuyết thang bậc nhu cầu. Đầu tiên ông chia nhu cầu của
con người thành 5 bậc, đến năm 1970 chia thành 7 bậc, sau này các nhà kinh
tế học hiện đại giới thiệu thuyết của ông thường là 5 bậc. Theo ông, hành vi
con người phụ thuộc vào các động cơ bên trong, động cơ bên trong được hình
thành từ những nhu cầu của con người[8].
7
Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những
nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao.
Theo tầm quan trọng, cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau:

Hình 1.1. Tháp nhu Cầu của Abraham Maslow
(1) Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học: là những nhu cầu đảm bảo
cho con người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và
các nhu cầu của cơ thể khác.
(2) Nhu cầu về an ninh và an toàn: là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an
toàn, không bị đe đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ
(3) Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: là các nhu cầu về

tình yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội
(4) Nhu cầu được tôn trọng: là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người
khác, được người khác tôn trọng, địa vị
(5) Nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động: là các nhu cầu như chân,
thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước
8
Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Nhu cầu
cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu cấp cao
bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa hai
loại này là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi
đó các nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người.
Ứng dụng Lý thuyết trong hoạt động quản trị
Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow đã có một ẩn ý quan trọng đối với
các nhà quản trị đó là muốn lãnh đạo nhân viên thì điều quan trọng là bạn
phải hiểu người lao động của bạn đang ở cấp độ nhu cầu nào. Từ sự hiểu biết
đó cho phép bạn đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu của
người lao động đồng thời bảo đảm đạt đến các mục tiêu tổ chức.
- Đối với nhu cầu sinh lý: Trả lương tốt và công bằng, cung cấp bữa ăn
trưa, ăn giữa giờ, giữa ca miễn phí; đảm bảo các phúc lợi……
- Đối với nhu cầu về an toàn: Bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo
đảm công việc được duy trì ổn định và chăm sóc sức khoẻ tốt cho nhân viên
(an toàn tính mạng, thu nhập, công việc ….).
- Nhu cầu liên kết, chấp nhận: Người lao động cần được tạo điều kiện
làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận,
khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh
nghiệp hoặc tổ chức, các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm
hoặc các kỳ nghỉ khác.
- Nhu cầu tôn trọng: Người lao động cần được tôn trọng về nhân cách,
phẩm chất, tôn trọng các giá trị của con người. Do đó, cần có cơ chế và chính
sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công và phổ biến kết quả thành đạt của cá

nhân một cách rộng rãi. Đồng thời, người lao động cũng cần được cung cấp
9
kịp thời thông tin phản hồi, đề bạt nhân sự vào những vị trí công việc mới có
mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.
- Nhu cầu tự thể hiện: Nhà quản lý cần cung cấp các cơ hội phát triển
những thế mạnh cá nhân, người lao động cần được đào tạo và phát triển, cần
được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp hoặc tổ
chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp.
Như vậy, Nhà quản lý cần nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nhu cầu của
nhân viên và có biện pháp hữu hiệu để đáp ứng, nghĩa là họ cần biết “chiều”
nhân viên một cách hợp lý và có dụng ý.[8] .
1.1.6. Mong đợi của nhân viên
Theo mức độ ưu tiên: (kết quả điều tra ở 300 người tại VN)
- Thăng tiến và phát triển
- Tiền lương xứng đáng
- An toàn về công ăn việc làm
- Công việc hấp dẫn và tương xứng với khả năng
- Được người khác đánh giá cao, được tôn trọng
- Có quyền lực
Cảm nhận của nhân viên
So sánh phần đóng góp và phần đãi ngộ của bản thân và của người khác
> Căng thẳng và bất mãn nếu cảm thấy bất công.
Tìm kiếm sự công bằng > Điều chỉnh phần đóng góp của bản thân so với
phần đãi ngộ bản thân được hưởng. Chuyển công tác hoặc xin nghỉ việc [9].
10
1.2. Nguồn nhân lực Y tế
1.2.1. Phân bổ nguồn nhân lực theo tuyến
Biểu đồ 1.1. Phân bố nhân lực ngành y tế theo tuyến - tính toán từ số liệu
Niên giám thống kê y tế 2011[12]
Số liệu từ cơ sở dữ liệu Kiểm tra bệnh viện hàng năm cung cấp thông tin

cho phép ước tính nhân lực của lĩnh vực khám chữa bệnh theo các tuyến. Kết
quả trình bày trong biểu đồ 1.
Biểu đồ 1 và số liệu từ biểu đồ phản ánh bức tranh phân bổ nhân lực y tế
theo 4 tuyến kỹ thuật (TW, tỉnh, huyện và xã).
Bức tranh này phản ánh thực trạng tổ chức hệ thống 4 tuyến trong đó
nguồn nhân lực KBCB đang tập trung theo cách rất thiếu cân xứng khi tuyến
kỹ thuật chuyên sâu (tuyến tỉnh với chức năng chẩn đoán và điều trị bệnh
chuyên khoa –chuyên sâu) đang chiếm phần lớn nhân lực, trong khi nhân lực
cho tuyến Huyện và tuyến xã – tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu lẽ ra có thể
giúp giải quyết phần lớn nhu cầu CSSK người dân nguồn lực nhân lực
KCBchiếm thấp hơn[12].
11
1.2.2. Nguồn nhân lực cho chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
1.2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực y tế trong hệ thống HIV/AIDS
Phòng, chống HIV/AIDS thuộc lĩnh vực Y tế dự phòng, là một trong
những lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành rủi ro nhiều và thiếu hấp dẫn về
thu nhập đang phải đối mặt với một thách thức lớn về nguồn nhân lực [13].
Hiện nay, có 63 trung tâm phòng, chống HIV/AIDS bao phủ khắp 63
tỉnh thành trên cả nước. Theo đánh giá chung, số lượng cán bộ đáp ứng được
nhu cầu cơ bản trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Các cán bộ, nhân
viên trong hệ thống đều có trình độ, chuyên môn khá cao. Hiện nay, về trình
độ chuyên môn, cả nước có 355 bác sỹ, 5 dược sỹ, 62 cử nhân Y tế công
cộng… công tác trong hệ thống phòng chống HIV/ AIDS; về trình độ học
vấn, có 613 cán bộ tốt nghiệp đại học, 47 cán bộ tốt nghiệp cao đẳng, 585 cán
bộ tốt nghiệp trung cấp…[14]. Theo khu vực địa lý, số lượng cán bộ đang làm
việc trong hệ thống được phân bố như sau[14, 15]:
Bảng 1.1 Số lượng cán bộ trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS phân
theo khu vực năm 2012
Trình độ
chuyên môn

KV miền Bắc
(28 TT)
KV miền trung
(11TT)
KV miền Nam
(20 TT)
KV Tây Nguyên
(4 TT)
Tổng số
Ngành Y
Bác sỹ 201 52 87 19 359
Dược sỹ đại học 3 0 2 0 5
Cử nhân YTCC 32 12 19 0 63
Cao đẳng 15 1 4 0 20
Trung cấp 246 66 179 26 517
Khác 16 12 9 3 40
Tổng số CB có
chuyên ngành Y tế
513 143 300 48 1004
Ngành khác
Đại học 86 40 60 8 194
Cao đẳng 12 7 9 0 28
Trung cấp 29 11 34 9 83
Khác 24 13 35 7 79
Tổng số CB có
chuyên ngành
khác
151 71 138 24 384
Tổng số CB 664 214 438 72 1388
12

Số liệu từ bảng 1.1 cho thấy, hiện tại trong hệ thống phòng chống
HIV/AIDS, 72,3% cán bộ y tế có chuyên ngành y tế, còn lại là các chuyên
ngành khác. Trong số 1.004 cán bộ có chuyên ngành y tế, trên 50% số cán bộ
có bằng trung cấp, 35.7% cán bộ có bằng bác sỹ. Đặc biệt số cán bộ có bằng
dược sỹ đại học rất ít, chỉ có 5 cán bộ trong toàn hệ thống. Ở khối cán bộ có
chuyên ngành khác, số cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng chỉ chiếm
57,8%, còn lại là trình độ trung cấp và trình độ khác.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, cơ cấu nhân lực HIV/AIDS có
chuyên ngành y tế cần tăng từ 72.3% lên 81%. Nhân lực có bằng bác sỹ, chủ
yếu cần chuyên ngành bác sỹ y học dự phòng cần phải tăng thêm 565 người;
số cử nhân Y tế công cộng cần tăng thêm 333 người. Đặc biệt các loại hình cử
nhân xét nghiệm và kỹ thuật viên xét nghiệm hiện nay rất ít, cần phải tăng
thêm khá nhiều trong hệ thống.
Theo niên giám thống kê năm 2012, số lượng người nhiễm HIV/AIDS
còn sống trên cả nước là 272.372 người, ở khu vực miền Bắc, Trung, Nam,
Tây Nguyên lần lượt là 111.098 người, 23.916 người, 131.960 người, 4.758
người [1, 16]. Như vậy, trung bình mỗi cán bộ chuyên môn Y tế trong hệ
thống phòng chống HIV/AIDS cần quản lý gần 1.273 đối tượng nhiễm
HIV/AIDS và thực hiện công tác dự phòng cho 4.146.994 người dân [17].
1.2.2.2. Thực trạng công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam
Công tác chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS hiện nay được
các ban, ngành, đoàn thể ở trung ương, địa phương quan tâm đặc biệt. Số cơ
sở điều trị cho bệnh nhân HIV tăng lên tục. Hệ thống chăm sóc và điều trị
HIV/AIDS đã được thành lập trên toàn quốc. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm
2013, toàn quốc có 299 phòng điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Trong đó
13
5 ở tuyến trung ương, 68 phòng ở bệnh viện tỉnh, 28 phòng đặt tại trung tâm
phòng chống HIV/AIDS tỉnh, 4 phòng đặt tại các bệnh viện quân đội, còn lại
đặt tại các cơ sở y tế tuyến Huyện [2]

Thống kê đến ngày 31/05/2013, số bệnh nhân HIV hiện còn sống là
213.413, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 63.373. có 74.401 người
nhiễm HIV đang được điều trị bằng ARV. Điều trị bằng Methadone trên cả
nước có 13.838 bệnh nhân với 61 điểm điều trị [2].
Điều trị liên tục HIV/AIDS trong các trung tâm xã hội được đẩy mạnh.
Hiện đã có một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, TP. Hồ
Chí Minh, Nghệ An, Bà Rịa- Vũng Tàu thực hiện điều trị HIV/AIDS. Điều trị
liên tục bao gồm điều trị ARV trong một số Trung tâm 05, 06, đồng thời thiết
lập cơ chế chuyển tiếp chăm sóc, điều trị liên tục cho người nhiễm HIV/AIDS
khi họ ra, vào các Trung tâm 05, 06 sở điều trị HIV tại cộng đồng tránh tình
trạng bệnh nhân bị gián đoạn điều trị [2].
Việc xét nghiệm chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV ở trẻ dưới 18
tháng tuổi đã được tiến hành và đem lại hiệu quả thiết thực. Nước ta có 2 cơ
sở thực hiện xét nghiệm HIV cho trẻ em là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh Việc xét nghiệm giúp trẻ nhiễm HIV được
tiếp cận sớm với điều trị bằng thuốc ARV. Từ tháng 12/2009 đến tháng
6/2011 có 2.557 trẻ dưới 18 tuổi được làm xét nghiệm, trong đó đã phát hiện
290 trẻ có kết quả dương tính [2].
1.2.2.3. Những thách thức trong công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
Công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS đối mặt với rất
nhiều khó khăn trong đó vấn đề Nhân lực tham gia vào điều trị và phòng
chống HIV/AIDS là vấn đề nhức nhối và khó giải quyết. Nguồn nhân lực
tham gia vào lĩnh vực điều trị và phòng chống HIV/AIDS đang thiếu hụt
nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Việc tuyển dụng nhân viên mới
14
làm trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS rất khó. Lý do cho những khó
khăn trong việc tuyển dụng được mô tả như là: (1) nhân viên y tế thích làm
việc trong khám, chữa bệnh và tại các bệnh viện hơn trong việc chăm sóc dự
phòng, (2) nhân viên y tế thích làm việc trong các lĩnh vực phòng chống HIV
vì lương và ưu đãi thấp và (3) nhân viên y tế không muốn làm việc với người

sử dụng ma túy và gái mại dâm vì sự kỳ thị xã hội cực đoan liên kết với các
nhóm như vậy. Mô hình mới của chăm sóc và điều trị HIV/AIDS diễn ra ngay
cả ở cấp huyện, nhưng tình trạng thiếu cán bộ ở các huyện thậm chí còn
nghiêm trọng hơn.
Trong khi số cán bộ có trình độ và kinh nghiệm được tuyển dụng thêm
ít, các cán bộ kinh nghiệm và năng lực xin chuyển công tác khác hoặc chuyển
lĩnh vực khác, nguyên nhân chính do công việc căng thẳng vất vả và nguy
hiểm, trong khi thu nhập còn quá thấp, đãi ngộ ngành nghề, phụ cấp đặc thù,
phụ cấp vùng miền và phụ cấp thâm niên chưa tương xứng. Các đối tượng
nhiễm HIV/AIDS lại thường tập trung vào các thành phần có nguy cơ cao như
nghiện, chích làm tăng nguy cơ của cán bộ khi chăm sóc các đối tượng [16].
Theo Nguyễn Văn Kính và cộng sự trong một nghiên cứu 2007, bên
cạnh những khó khăn về số lượng mà cả về chất lượng trong công tác chăm
sóc và điều trị HIV/AIDS, đó là kiến thức về chuyên môn hạn chế (68%), thời
gian làm việc quá quy định (52%) thiếu thông tin pháp luật liên quan đến
phòng chống chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS (20%) và điều kiện kinh tế và
hoàn cảnh gia đình khó khăn (12%). Thu nhập thấp đã được báo cáo là một
trong những lý do khiến động lực làm việc thấp [17].
Thu nhập chỉ là một trong những mối quan tâm. Hầu hết các lĩnh vực y
tế được liên kết với việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ví dụ nếu bạn là
một bác sĩ, bạn càng điều trị bệnh nhân nhiều kinh nghiệm. Sau đó, bạn trở
thành một bác sĩ giỏi. Nhưng nếu bạn làm việc về dự phòng HIV, kinh
15
nghiệm chuyên môn mà bạn có thể nhận được sau 10-15 năm. Bên cạnh
những yếu tố phổ biến trong số các nhân viên y tế, các nghiên cứu về tác động
của công việc bệnh nhân HIV cho thấy một số tác động cụ thể như căng thẳng
và kiệt sức, sợ lây nhiễm, mối quan tâm về việc trở thành kỳ thị. Tuy nhiên,
các công việc để giúp đỡ bệnh nhân HIV có tình trạng sức khỏe ổn định, khắc
phục sự tuyệt vọng và tìm thấy hy vọng mới mẻ trong cuộc sống , cũng có thể
mang lại cho các nhân viên cảm thấy niềm tự hào của nhân đạo và kiên định

về công việc của họ.
Ngoài ra còn một số khó khăn khác như: nguồn kinh phí của chương
trình mục tiêu quốc gia dành cho phòng chống HIV/AIDS đến đầu năm 2013
đã bị cắt giảm 1/3 so với nhu cầu và cũng bắt đầu từ năm 2013 thì các dự án
quốc tế sẽ ngừng hoạt động hoặc cắt giảm. Ảnh hưởng rất lớn đến công tác
chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Mặt khác thuốc cho điều trị HIV/AIDS còn
phụ thuộc vào nguồn của nước ngoài nước ta chưa sản xuất được.
Dù còn nhiều những khó khăn và thách thức tuy nhiên các các bộ y tế
vẫn hoàn thành tốt công việc với tất cả lương tâm và đạo đức nghề nghiệp.
Một nghiên cứu về tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân về thái độ, cử chỉ và hành
động của các bác sĩ khi khám bệnh cho thấy tới 99,67 % bệnh nhân và người
nhà bệnh nhân hài lòng với thái độ chuyên môn và hành động của nhân viên y
tế. (kết quả khảo sát dư án chăm sóc hỗ trợ và điều trị thuốc kháng virus HIV
trên bệnh nhân HIV/AIDS tại quận Bình Thạch trong 3 năm 2007-2009) [17].
1.3. Quản lý nguồn nhân lực y tế:
1.3.1. Định nghĩa quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực được định nghĩa là sự tiếp cận có tính chiến
lược và chặt chẽ đối với sự quản lý nguồn tài sản có giá trị nhất của một tổ
chức đó là những con người đang góp phần trên phương diện cá nhân và tập
thể để đạt được những mục tiêu của nó [10].
16
1.3.2. Chiến lược nâng cao hiệu suất nguồn nhân lực hiện có
Sơ đồ 1.2. Những chiến lược tăng cường tuổi thọ nghề nghiệp [11]
Chiến lược tăng cường tuổi thọ nghề nghiệp và năng suất lao động đối với lực
lượng lao động y tế phụ thuộc vào nguồn vào, lực lượng lao động và sự ra đi của
nhân lực. Nguồn vào là chuẩn bị nguồn lực lao động thông qua việc đầu tư chiến
lược trong đào tạo và thực hiện tuyển dụng hiệu quả, hợp lý. Lực lượng lao động là
tăng cường hiệu suất lao động thông qua quản lý tốt hơn nguồn lực lao động ở cả
khu vực công và khu vực tư nhân. Sự ra đi là quản lý việc di cư và sự suy kiệt sức
lao động để làm giảm sự mất mát một cách lãng phí nguồn nhân lực [11].

1.4. Tình hình nhiễm HIV/AIDS
1.4.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới
Tính đến cuối năm 2011, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về
HIV/AIDS đã công bố “Báo cáo toàn cầu về HIV/AIDS năm 2012”, trong đó
nêu rõ tình hình dịch và đáp ứng với HIV/AIDS trên phạm vi toàn cầu đến hết
năm 2011. Đây là năm thứ 31 của cuộc chiến chống HIV/AIDS nhân loại vẫn
Nguồn vào:
Chuẩn bị nguồn nhân
lực
- Kế hoạch
- Đào tạo
- Tuyển dụng
Sự ra đi:
Quản lý sự tiêu hao
nhân lực
- Di cư
- Chọn nghề khác
- Sức khỏe và an toàn
- Nghỉ hưu
Nguồn nhân lực:
Tăng hiệu suất lao
động
- Giám sát
- Bù đắp (lương…)
- Hỗ trợ hệ thống
- Học tập liên tục
- Tính sẵn có
- Năng lực
- Nhiệt tình
- Năng suất

Hiệu suất nguồn
nhân lực
17
phải “nhận” thêm 2,5 triệu người mới nhiễm HIV (dao động từ 2,2 triệu - 2,8
triệu) và 1,7 triệu người (dao động từ 1,5 triệu - 1,9 triệu) tử vong do các bệnh
liên quan đến AIDS. Số người nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn sống trên
hành tinh này là 34 triệu (dao động từ 31,4 triệu - 35,9 triệu)[2].
Trong 34 triệu người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống có khoảng 1/2(17
triệu người) không biết về tình trạng nhiễm vi rút này của mình. Điều này hạn
chế khả năng của họ tiếp cận được các dịch vụ dự phòng và chăm sóc, và do
đó làm tăng khả năng lây truyền HIV từ họ ra cộng đồng.Tỷ lệ hiện nhiễm
HIV/AIIDS trên thế giới đến cuối năm 2011 vào khoảng 0,8% số người lớn
(từ 15-49 tuổi). Khu vực cận Sahara của châu Phi vẫn là nơi bị HIV/AIDS tấn
công nặng nề nhất, hiện khu vực này chiếm 69% tổng số người nhiễm
HIV/AIDS còn sống của thế giới.Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS ở khu
vực cận Sahara châu Phi cao gấp 25 lần so với tỷ lệ này ở châu Á, nhưng tổng
số người nhiễm HIV đang sống ở châu Á (bao gồm Nam Á, Đông Nam Á và
Đông Á) lên tới con số 5 triệu. Sau Cận Sahara của châu Phi là vùng Caribê,
Đông Âu và Trung Á - những khu vực đang có khoảng 1,0% số người lớn
đang mang trong mình HIV [18].
1.4.2. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam
Tình hình nhiễm HIV/AIDS đến hết năm 2012
Tính đến hết năm 2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là
210.703 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 61.669 và 63.372
trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là
239 người trên 100.000 dân, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm
HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (1015,8), tiếp đến là thành phố Hồ
Chí Minh (677), thứ 3 là Thái Nguyên (610,6). Riêng trong năm 2012, cả
nước phát hiện 14.127 trường hợp nhiễm HIV, 6.734 bệnh nhân AIDS và
2149 người tử vong do AIDS. So với cùng kỳ năm 2011, số trường hợp nhiễm

18
HIV phát hiện và báo cáo giảm 26%, số người tử vong giảm gần 2 lần. 10 tỉnh
có số trường hợp xét nghiệm phát hiện dương tính lớn nhất trong năm 2012
và tỷ lệ phát hiện của tỉnh, thành phố so với tổng số phát hiện của cả nước
trong năm 2012, bao gồm TP. Hồ Chí Minh: 2721 trường hợp (chiếm 19,26%
so với tổng số trường hợp phát hiện); Hà Nội: 751 trường hợp (chiếm 5,32%);
Điện Biên: 671 (chiếm 4,75%); Nghệ An: 556 trường hợp (chiếm 3,94%);
Thái Nguyên: 479 trường hợp (chiếm 3,15%); Cần Thơ: 422 trường hợp
(chiếm 2,99%); Thanh Hóa: 335 trường hợp (chiếm 2,37%); Yên Bái: 328
trường hợp (chiếm 2,32%). Các tỉnh có số người nhiễm HIV phát hiện trong
năm 2012 tăng với cùng kỳ năm 2011, bao gồm Đồng Nai (0,58%); Đắk Lắk
(0,41%), Cần Thơ (0,32%); Tây Ninh (0,29%); Bình Định (0,12%); các tỉnh
khác tăng nhẹ như Trà Vinh, Lào Cai [2, 16].
Biểu đồ 1.2. Số trường hợp nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS hiện còn sống
và tổng số người đã tử vong do AIDS tính đến hết năm 2012 [16].
19
Danh sách 10 tỉnh có số người nhiễm HIV còn sống cao nhất cả nước [2].
Bảng 1.2. Danh sách Tỉnh có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất cả nước
STT Tỉnh/TP HIV còn sống
1 Hồ Chí Minh 50931
2 Hà Nội 19987
3 Hải Phòng 7027
4 Thái Nguyên 6957
5 Sơn La 6362
6 Nghệ An 5545
7 Đồng Nai 5400
8 Điện Biên 5204
9 Thanh Hóa 5050
10 An Giang 4867
Về địa bàn phân bố dịch: tính đến hết năm 2012, toàn quốc đã phát hiện

người nhiễm HIV tại 79,1% xã/phường (tăng 1,6% so với cuối năm 2011),
gần 98% quận/huyện (không thay đổi so với cuối năm 2011) và 63/63
tỉnh/thành phố [2].
Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ % số xã/phường, quận/huyện và tỉnh/ thành phố báo
cáo có người nhiễm HIV
20
Bản đồ 1.4: Phân bố tình hình nhiễm HIV/AIDS theo địa bàn địa lý
Theo kết quả phân tích số người nhiễm HIV theo địa bàn địa lý cho thấy,
số người nhiễm HIV chủ yếu tập trung các tỉnh miền bắc và bắc Trung Bộ,
các tỉnh vùng đồng bằng sông cửu long và miền đông nam bộ, khu vực có số
người nhiễm HIV cao là các tỉnh miền núi tây bắc ( trong đó có Hòa Bình) và
các huyện miền núi Nghệ an và Thanh Hóa.
1.5. Thông tin địa Bàn nghiên cứu
1.5.1. Tỉnh Nghệ An
1.5.1.1. Thông tin chung tỉnh Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, có ranh giới phía Bắc giáp
Thanh Hóa, phía Nam giáp Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông và Phía tây
giáp nước bạn Lào. Nghệ An có diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước;
dân số hơn 3,1 triệu người (tính đến năm 2010), đứng thứ tư cả nước [19].
21
Với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía đông dài 82 km. Vị
trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã
hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở
rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam
(tuyến quốc lộ 1A dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu,
Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh; đường Hồ Chí Minh chạy song
song với quốc lộ 1A dài 132 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn,
Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hòa; quốc lộ 15 ở phía Tây
dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đông
lên phía Tây, nối với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu (quốc lộ 7 dài

225 km, quốc lộ 46 dài 90 km, quốc lộ 48 dài trên 160 km). Tỉnh có tuyến
đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua.
Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 2 (TP. Vinh), 3 thị xã (Cửa Lò,
Thái Hòa, Hoàng Mai) và 17 huyện: 10 huyện miền núi (Thanh Chương, Kỳ
Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ
Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn) và 7 huyện đồng bằng (Đô Lương, Nam Đàn,
Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành).
Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Mianma -
Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm
trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt;
tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum – Luôngprabang - Viêng Chăn -
Băng Cốc và ngược lại qua Quốc lộ 7 và đường 8) [19].
Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh
tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa với cả nước và các nước
khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều
kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng đây cũng
chính là đặc điểm mà các tệ nạn xã hội và dịch bệnh dễ dàng xâm nhập, trong
22
đó có đại dịch HIV/AIDS. Đây được gọi là vùng nóng “Tam giác vàng” của
tệ nạn buôn bán ma túy, Nghệ An là trạm trung chuyển ma túy từ Lào sang để
từ đó vận chuyển ra Bắc hay vào Nam.
1.5.1.2. Mô hình tổ chức hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Nghệ An.
Tuyến tỉnh: Tháng 4-2006, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Nghệ An
thành lập theo Quyết định số 1191/QĐ.UBND ngày 07-4-2006 của UBND tỉnh.
Trụ sở đặt tại Trạm chống Lao Nghệ An. Trung tâm có 1 phòng và 4 khoa
chuyên môn. Đến nay đã có 36 cán bộ ( gồm 32 biên chế và 04 hợp đồng), trong
đó trình độ sau đại học là 04; trình đại học 10; trung cấp và cao đẳng là 22.
Tuyến huyện: Các Trung tâm Y tế huyện hoạt động trên lĩnh vực phòng
chống HIV/AIDS đã phần lớn có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, phương
tiện, trang thiết bị và cán bộ làm việc được củng cố. Nhiều đơn vị đã triển

khai phòng xét nghiệm, đã xét nghiệm sàng lọc HIV và các xét nghiệm khác.
- Với mô hình tuyến huyện gồm Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế dự
phòng, Phòng y tế. Khoa kiểm soát dịch bệnh thuộc Trung tâm y tế dự phòng
và có 01 chuyên trách hoặc kiêm nghiệm phụ trách chương trình phòng chống
HIV/AIDS. Tổng số có 20 huyện trong đó có 411/480 xã phường, thị trấn có
phát hiện người nhiễm HIV[20].
Tuyến xã, phường:Các xã, phường, thị trấn đều có Trạm y tế, mỗi Trạm
y tế có 01 cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm chương trình phòng chống
HIV/AIDS tổng số 210 trong đó trình độ đại học 35; cao đẳng, trung cấp 175.
Y tế thôn bản: Y tế thôn bản kiêm nhiệm nhiều chức năng như cộng tác
viên dân số, KHHGĐ, các chương trình y tế.
1.5.1.3 .Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Nghệ An.
- Đến 30/10/2013 lũy tích số người nhiễm HIV tại Nghệ An là 7195
trong đó số bệnh nhân AIDS là 4077; số người tử vong do AIDS là 2284 và
có 4911 người nhiễm HIV còn sống.
23
- Số liệu tình hình nhiễm cho thấy dịch HIV tại Nghệ An đang trong giai
đoạn tập trung, các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện nhiều nhất trong
nhóm NCMT chiếm 84,67%. Nam giới chiếm phần lớn số người nhiễm HIV với
84,85%. Đường lây truyền chủ yếu là đường máu, nhóm tuổi nhiễm HIV cao
nhất từ 20-39 tuổi. Các trường hợp nhiễm phát hiện chủ yếu tại thành phố Vinh
và một số huyện miền núi như Quế Phong, Tương Dương và Quỳ Châu [21].
1.5.1.3. Tình hình chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Nghệ An.
Lãnh đạo, cồng đồng và các ban ngành đoàn thể ở Nghệ An nhìn chung
có thái độ khá tốt và ủng hộ việc triển khai các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và
điều trị người nhiễm HIV/AIDS[22]. Công tác quản lý, chăm sóc và tư vấn
người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng đã được triển khai ở tất cả
các huyện trong tỉnh. Tuy nhiên , các hoạt động quản lý, chăm sóc và hỗ trợ
người nhiễm HIV/AIDS còn nhiều hạn chế:
- Số cán bộ chuyên trách cho công tác phòng chống HIV/AIDS rất ít,

hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm [22].
- Sự tham gia của các ban ngành trong công tác phòng chống HIV/AIDS
còn rất hạn chế, chủ yếu là công tác thông tin- giáo dục- truyền thông.
- Mạng lưới giáo dục cộng đồng còn rất mỏng, với số lượng ít, năng lực
yếu và ít được hỗ trợ. Việc tiếp cận các nhóm nguy cơ cao còn gặp nhiều khó
khăn. Tuy nhiên tất cả cán bộ làm trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị HIV tại
Nghệ An hiện nay đã hoạt động khá tốt trên một địa bàn có số lượng nhiễm
HIV nằm trong tốp cao nhất nước và đã có được những thành công như:
- Đến 30/9/2013 có 2058 bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ARV tại
- 13 cơ sở, trong đó có 9 phòng khám ngoại trú, 2 trung tâm giáo dục xã
hội và 2 trại giam.
- Điều trị ARV cho 2058 bệnh nhân, trong đó:
24
Bảng 1.3. Hoạt động điều trị ARV tại 13 phòng khám ngoại trú tỉnh Nghệ An [21]
TT
Tên phòng khám
Số BN đang điều trị ARV
1
PKNT bệnh viện ĐK tỉnh
932
2
PKTN bệnh viện Nhi
100
3
PKNT Diễn Châu
266
4
PKNT Hưng Nguyên
84
5

PKNT Thái Hoà
330
6
PKNT Thành phố Vinh
105
7
PKNT Tương Dương
92
8
TT GD XH 1
7
9
TT GD XH 2
19
10
Trại giam số 3
20
11
Trại giam số 6
21
12
PKNT Quế Phong
64
13
PKNT Quỳ Châu
18
Tổng cộng
2058
Nguồn: Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS(Tính đến 30/09/2013)
1.5.2. Tỉnh Hòa Bình

1.5.2.1. Thông tin chung tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Bắc nằm trên trục
đường quốc lộ 6 nối liền Hà Nội với các tỉnh vùng tây bắc, phía Bắc giáp với
tỉnh Sơn La, phía Tây Nam giáp nước bạn Lào và tỉnh Thanh Hóa. Phía Tây
giáp thủ đô Hà Nội. Diện tích đất tự nhiên 4684 km2 chủ yếu là đồi núi, giao
thông đi lại khó khăn.
Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 10 huyện với
210 xã, phường, thị trấn. dân số khoảng 809.000 người có 7 dân tộc anh em
chung sống, Mường, Thái, Kinh, Dao, Hmông, Nùng, Hoa. Dân tộc Mường
chiếm 62,2%.
Thu nhập bình quân đầu người 8,7 triệu đồng/người/năm. nguồn thu
chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, dịch vụ thương mại. 80% dân số sống
bằng nghề nông nghiệp, nghề phụ ít vì vậy tỷ lệ người dân đi lao động làm ăn
25
xa trong những năm gần đây có su hướng ngày càng gia tăng, đó cũng là một
thách thức lớn đối với công tác quản lý cũng như công tác phòng chống
HIV/AIDS của tỉnh và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng
tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng dân cư.
Hòa Bình là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các tỉnh đồng bằng
bắc bộ với khu vực Tây Bắc có nhiều điểm thăm quan du lịch là điều kiện
thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển như mại dâm, tiêm chích ma tuý.
Hòa Bình cũng là tỉnh nằm trong cung đường vận chuyển ma túy lớn từ Lào
sang Việt nam nhiều năm qua với 659 vụ, thu 165,144 kg Heroin và nhiều
tang vật khác do Cơ quan công an bắt giữ được trong 5 năm từ 2006-2010.
Theo báo cáo hàng năm của ngành Lao động-TB và XH, Công an tỉnh, số
người sử dụng ma túy ngày càng tăng. Tính đến ngày 31/5/2012, số người
NCMT có hồ sơ quản lý 1.187 người; Số nghi nghiện 500 người. Gái mại
dâm có hồ sơ quản lý là 340. các hình thức sử dụng ma túy ngày càng đa
dạng, đặc biệt là người tiêm chich ma túy vẫn tăng hàng năm. tỷ lệ tái nghiện
sau cai rất lớn. Tình hình buôn bán ma túy trên địa bàn tỉnh diễn ra hết sức

phức tạp, tính chất vụ việc ngày càng trở nên nghiêm trọng điển hinh tại xã
Hang Kia, Pà Cò của huyện Mai Châu.
1.5.2.2. Mô hình tổ chức hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Hòa Bình
Tuyến tỉnh:Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thành lập năm 2006 đến
nay đã có 37 cán bộ, trong đó trình độ sau đại học là 05; trình đại học 08;
trung cấp và cao đẳng là 17.
Tuyến huyện:Với mô hình tuyến huyện gồm Bệnh viện đa khoa, Trung
tâm y tế dự phòng, Phòng y tế. Khoa kiểm soát dịch bệnh thuộc Trung tâm y
tế dự phòng và có 01 chuyên trách hoặc kiêm nghiệm phụ trách chương trình
phòng chống HIV/AIDS. Tổng số có 11 chuyên trách tuyến huyện, trong đó
trình độ đại học 02; trung cấp, cao đẳng 09.

×