Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên của với ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động mang nhiều rủi ro.
Cũng giống như các doanh nghiệp khác hoạt động của ngân hàng thương mại là lợi
nhuận, để đảm bảo lợi nhuận cũng như hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, các
ngân hàng đã đa dạng hóa các hoạt động cho vay của mình, tìm đến nhiều phân khúc
thị trường khác nhau, một trong số đó là tín dụng cá nhân. Đây là phân khúc với giàu
tiềm năng với lượng khách hàng rất lớn, dồi dào và ít rủi ro.
Với định hướng trở thành Ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại tốt nhất, đi đầu
trong hoạt động cho vay và cấp các dịch vụ tài chính cá nhân, nên Ngân hàng TMCP
Á Châu đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ vốn cho việc đầu tư mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh, tiêu dùng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của người dân. Thông qua
hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ gián tiếp kích thích đẩy mạnh đầu tư, tiêu dùng của
dân cư… góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương và tăng trưởng nền kinh
tế của Thành phố. Để thấy được thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng
trong những năm qua, nên em chọn đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng
cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Cần Thơ” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình họat động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi
nhánh Cần Thơ (ACB Cần Thơ) qua 3 năm 2011 - 2013, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng cá nhân cho ACB Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ qua
3 năm 2011 - 2013.
- Phân tích sự hài lòng trong việc tiếp cận vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng vốn vay của khách hàng cá nhân tại ACB Cần Thơ.
- Đề xuất 1 số giải hoàn thiện tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
Đối với thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát trực tiếp khách
hàng đã và đang vay vốn tại ACB Cần Thơ.
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 1 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
Đối với thông tin thứ cấp được thu thập qua các biểu, bảng, báo cáo tài chính của
ACB Cần Thơ qua 3 năm 2011 - 2013 và tổng hợp các thông tin từ sách báo, thông tin
nội bộ ngân hàng, qua trao đổi trực tiếp với cán bộ tín dụng tại đơn vị.
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
+ Đối với mục tiêu 1: Được sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
so sánh, phương pháp tỷ số và phương pháp chi tiết để phân tích thực trạng hoạt động
tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ.
+ Đối với mục tiêu 2: Ta sử dụng phương pháp phân tích trên phần mềm SPSS
16.0 và mô hình Tobit.
+ Đối với mục tiêu 3: Được sử dụng phương pháp diễn dịch để đưa ra một số
giải pháp hoàn thiện tín dụng cá nhân cho ACB Cần Thơ.
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu
Chi nhánh Cần Thơ số 14 – 16B, Phường An Lạc, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện và hoàn thành từ ngày 11/02/2014 đến ngày 12/05/2014.
Thông tin sử dụng trong đề tài là số liệu thu thập trong 3 năm 2011- 2013.
1.4.3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu về nghiệp vụ cho vay cá nhân như: cho vay
sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay theo kỳ hạn… Đánh giá tín dụng cá
nhân thông qua khảo sát khách hàng. Từ đó đề ra một số biện pháp hoàn thiện tín dụng
cá nhân cho ACB Cần Thơ.
1.5 BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
Chương 5: Kết luận và Kiến nghị
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
2.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 2 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
Tín dụng (credit), xuất phát từ tiếng Latinh là credo – là sự tin tưởng, sự tín
nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn và được định
nghĩa:
Tín dụng (Credit) là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đến
hạn. Như vậy, tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa
hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều
hình thức như: cho vay, bán chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh,… được sử dụng
trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thỏa thuận.
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các cá
nhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội. Nó không phải là quan hệ dịch
chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch
chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng. Tín dụng
ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn
có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm
thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả 2 bên cùng có lợi.
2.1.2 Vai trò của tín dụng
Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
Nhờ có nguồn vốn tín dụng của ngân hàng nên các doanh nghiệp có điều kiện
bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời hay mở rộng nguồn vốn đảm bảo được quá trình sản
xuất bình thường và còn có thể mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật
công nghệ mới tăng tính cạnh tranh. Tín dụng đã giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh
quá trình sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện để duy trì mối liên hệ hữu cơ giữa sản
xuất, lưu thông hàng hoá và tiêu dùng xã hội.
Tín dụng ngân hàng là công cụ tích tụ và tập trung vốn rất quan trọng, từ đó giúp cho
việc tích tụ và tập trung sản xuất
Thông qua tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp nhận được khối lượng vốn bổ
sung rất lớn từ đó tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, đổi mới thiết bị, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng khả năng cạnh tranh làm cho doanh nghiệp lớn
ngày càng lớn lên, doanh nghiệp nhỏ bị phá sản do không cạnh tranh nổi, từ đó các
doanh nghiệp nhỏ phải liên kết với nhau tăng khả năng cạnh tranh, như vậy tín dụng
đã góp phần thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất.
Tín dụng ngân hàng giúp cho việc điều hoà nguồn vốn góp phần ổn định thị trường
tiền tệ, phát triển cân đối các ngành trong nền kinh tế quốc dân, và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
Thông qua tín dụng mà nguồn vốn dịch chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu, làm cho
xã hội bớt lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảm khó khăn ở nơi thiếu vốn, giúp cho
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 3 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
việc sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần làm cho tốc độ luân chuyển hàng hoá và tiền
vốn tăng lên, tạo sự phát triển đồng đều trong các ngành.
Việc điều hoà nguồn vốn, đồng thời thông qua khung lãi suất quy định giúp cho
chính sách tiền tệ của Chính phủ được thực hiện, điều hoà lưu thông tiền tệ góp phần
ổn định tiền tệ, và sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ.
Hơn nữa, thông qua tín dụng ngân hàng, Chính phủ có những chính sách ưu tiên
hỗ trợ phát triển các vùng, miền hay các ngành then chốt, trọng điểm nhờ vào việc đưa
ra các ưu đãi tín dụng do vậy đã kích thích thúc đẩy, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tạo sự phát triển cân đối trong cả nước.
2.1.3 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
- Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là
loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc
dân.
- Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội
chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi
hay tín dụng thương mại.
- Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân
và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi
trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.
- Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp
ứng nhu cầu về thời hạn vay.
- Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với
mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay.
2.1.4 Chức năng của tín dụng
Chức năng tập chung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả:
Tín dụng thu hút đại bộ phận tiền nhàn rổi của nền kinh tế và phân phối lại theo
phương thức cho vay để bổ sung vốn cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu về vốn
nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Hiện nay vốn tín dụng là bộ phận
vốn lưu động của doanh nghiệp và đầu tư cho tài sản cố đinh.
Phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức tín dụng được thực hiện bằng 2 cách:
Phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp.
Phân phối trực tiếp là việc phân phối từ chủ thể có vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử
dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng.
Phân phối gián tiếp là việc phân phối được thực hiện thong qua tổ chức tài chính
trung gian như: Ngân hàng, Cty tài chính, Tổ chức tín dụng (TCTD)…
Chức năng tiết kiệm tiền mặt
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 4 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển
đa dạng, từ đó thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ giữa các
đơn vị kinh tế. Điều này sẽ làm lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí giao dịch
và đồng thời cho phép NN điều tiết một cách hợp lý lượng tiền tệ trên thị trường nhằm
đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Chức năng phản ánh một cách tổng hợp và kiểm soát quá trình hoạt động của nền
kinh tế.
Trong việc thực hiện các chức năng tập chung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm
đáp ứng nhu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp và
nhạy bén tình hình hoạt động của nền kinh tế, do đó tín dụng còn được coi là một
trong những công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình phát
triển kinh tế.
2.1.5 Bản chất của tín dụng
Bản chất tín dụng được hiểu theo 2 khía cạnh sau:
Thứ nhất, tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho
vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để
sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế - xã hội.
Thứ hai, tín dụng được coi là một số vốn, làm bằng hiện vật hoặc bằng kim loại
theo nguyên tắc hoàn trả, đáp ứng cho các nhu cầu của các chủ thể tín dụng.
2.1.6 Các hình thức phân loại tín dụng
Tùy vào cách tiếp cận mà người ta chia tín dụng Ngân hàng thành nhiều loại khác
nhau:
2.1.6.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Theo tiêu thức này thì tín dụng được chia làm 03 loại:
Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và được sử dụng để
bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và phục vụ các nhu
cầu sinh hoạt của các cá nhân. Với loại tín dụng này, ít có rủi ro cho ngân hàng vì
trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có xảy ra thì ngân hàng có thể dự
tính được.
Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm và chủ
yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng
sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Loại tín dụng
này có mức độ rủi ro không cao vì ngân hàng có khả năng dự đoán được những biến
động có thể xảy ra.
Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp
vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 5 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
sở hạ tầng ( đường xá, bến cảng, sân bay ), cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô
lớn. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời gian dài thì có những biến
động xảy ra không lường trước được.
2.1.6.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay
Dựa vào căn cứ này thì tín dụng gồm 2 loại sau:
Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hoá là loại tín dụng được cung cấp cho
các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá
trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu
cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế.
Tín dụng phi sản xuất là loại tín dụng cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
mà không trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa, mang tính chất đầu tư cao.
Tín dụng tiêu dùng là loại tín dụng được sử dụng để cho vay các nhu cầu tiêu
dùng. Loại tín dụng này thường được sử dụng để cho vay các cá nhân đáp ứng cho nhu
cầu phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay
vốn.
2.1.6.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: có tín dụng có bảo
đảm và tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản
Tín dụng có bảo đảm là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp,
cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Ngân hàng nắm giữ tài sản của người
vay để xử lý thu hồi nợ khi người vay không thực hiện được các nghĩa vụ đã được cam
kết trong hợp đồng tín dụng. Hình thức này được áp dụng đối với những khách hàng
không có uy tín cao với ngân hàng. Mặc dù là có tài sản đảm bảo nhưng hình thức tín
dụng này vẫn có độ rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh không
thực hiện nghĩa vụ của mình.
Tín dụng không có bảo đảm là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố,
hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín của
bản thân khách hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay
của người vay, khách hàng không được phép giao dịch với bất kỳ ngân hàng nào khác.
Mặc dù không có tài sản đảm bảo nhưng đây là một loại tín dụng ít rủi ro cho ngân
hàng vì khách hàng có uy tín rất lớn và khả năng trả nợ rất cao thì mới được cấp tín
dụng mà không cần đảm bảo.
2.1.6.4 Căn cứ vào đối tượng tín dụng
Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia tín dụng ra làm hai loại:
Cho vay để đáp ứng yêu cầu về tài sản lưu động là loại tín dụng được sử dụng
để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Đây là loại tín dụng có mức độ rủi ro thấp
vì vốn lưu động của doanh nghiệp là vốn luân chuyển trong chu kỳ sản xuất kinh
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 6 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
doanh nên Ngân hàng có thể theo dõi thường xuyên và nếu có biến động xảy ra thì kịp
thời thu hồi vốn.
Cho vay để đáp ứng yêu cầu về tài sản cố định là loại tín dụng được sử dụng
để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây
dựng các xí nghiệp và các công trình mới. Hình thức tín dụng này thường có mức độ
rủi ro cao vì khả năng thu hồi vốn chậm hơn.
2.1.7 Rủi ro tín dụng (RRTD)
2.1.7.1 Khái niệm RRTD
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân
hàng, biểu hiện trên thức tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không
đúng thời hạn cho ngân hàng.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 02 của quy định về phân loại nợ và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro, theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống Đốc
NHNN thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD là khả năng xảy
ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD, do khách hàng không thực hiện hoặc
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
2.1.7.2 Biểu hiện của RRTD
Nợ xấu ngày càng cao đó chính là niểu hiện của rủi ro tín dụng, theo quyết định
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống Đốc NHNN và Quyết định sửa đổi
Bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:
Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và
lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi cả vốn gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định ( Khoản 2 điều 6 QĐ
18/2007/QĐ-NHNN)
Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;
- Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng trả nợ đầy đủ
cả gốc và lãi đúng kỳ hạn điều chỉnh kỳ hạn lần đầu);
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định ( Khoản 2 điều 6 QĐ
18/2007/QĐ-NHNN)
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 7 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá thời hạn dưới 10 ngày, trừ
các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên vào nhóm 2 theo quy định;
- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hành không có đủ khả năng trả lãi đầy đủ
theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định ( Khoản 2 điều 6 QĐ
18/2007/QĐ-NHNN)
Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ được được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá thời hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần thứ 2;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định ( Khoản 2 điều 6 QĐ
18/2007/QĐ-NHNN)
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá thời hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo kỳ hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn
hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định ( Khoản 2 điều 6 QĐ
18/2007/QĐ-NHNN)
Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5.
2.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
2.2.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay (DSCV) là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa
trong một thời gian nhất định. DSCV thường được xác định theo thời gian là tháng,
quý, năm.
2.2.2 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ (DSTN) là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân
hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
2.2.3 Dư nợ cho vay
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào
một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ
tiêu DSCV và DSTN.
2.2.4 Nợ quá hạn
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 8 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không
trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển
từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ
tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.
Công thức:
Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả
năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân
hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng
cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng.Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng
tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.
2.2.5 Nợ xấu
Là chỉ số phản ánh các khoản nợ khi đến hạn khách hàng không trả được cho
ngân hàng mà không có một nguyên nhân cho chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ
tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ xấu. Nợ xấu dùng để phản ánh
chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu (%):
Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lê nợ xấu để
phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao
thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại.
2.2.6 Tỷ lệ Dư nợ /vốn huy động
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông
thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn
sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng
vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng
nguồn vốn huy động được
Ta có công thức sau:
2.2.7 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp.
Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng
vay.
2.2.8 Vòng quay vốn tín dụng
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 9 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của
tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay
vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu
quả cao.
Trong đó:
2.2.9 Tỷ số lợi nhuận từ hoạt động cho vay cá nhân
Tỷ số này phản ánh khi thu về 100 đồng thu nhập từ cho vay thì có bao nhiêu
đồng là do hoạt động cho vay cá nhân mang lại. Tỷ số này càng cao chứng tỏ hoạt
động cho vay cá nhân đạt hiệu quả cao và ngược lại.
2.2.10 Tỷ số sinh lời từ hoạt động cho vay
Ta có công thức sau:
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay cá nhân. Tỷ số này
cho biết số tiền lãi thu được trên 100 đồng dư nợ cho vay là bao nhiêu. Chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân càng tốt.
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong phần phân tích này các phương pháp phân tích, xử lý số liệu thống kê
được áp dụng để tính toán và so sánh các chỉ tiêu kinh tế được thực hiện nhờ vào công
cụ tin học.
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với việc tiếp cận vốn
Để có được thông tin từ người phỏng vấn, trong phân tích này dùng thang chia
độ Likert gồm 5 mức độ để người phỏng vấn tự chọn và biểu thị ý kiến của mình, các
mức được thể hiện như sau:
- 1 nghĩa là “rất không hài lòng”
- 2 nghĩa là “không hài lòng”
- 3 nghĩa là “trung bình”
- 4 nghĩa là “hài lòng”
- 5 nghĩa là “rất hài lòng”
Việc kiểm tra độ tin cậy của thang đo được thực hiện qua phân tích hệ số tin cậy
Crombranch’s Alpha. Hệ số Crombranch’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 10 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
mức độ chặc chẽ của các mục hỏi trong thang đo tương quang với nhau. “Nhiều nhà
nghiên cứu đồng ý rằng khi Crombranch’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo
là rất tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Đối với các trường hợp khái niệm thang đo
lường là mới hoặc là mới đối với người trả lời thì Crombranch’s Alpha từ 0,6 trở lên là
có thể sử dụng được”.
Mô hình phân tích Tobit
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của khách hàng, đề tài sử
dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng bằng mô hình Tobit, mô hình Tobit nghiên
cứu mối quan hệ tương quan giữa số lượng biến động của biến phụ thuộc với các biến
độc lập.
Mô hình Tobit được trình bày như sau:
Trong đó:
Biến y là lượng vốn vay mà khách hàng nhận được từ ACB Cần Thơ .
X
i
là các biến độc lập hay các nhân tố có ảnh hưởng đến lượng vốn vay của khách
hàng bao gồm các biến như: dân tộc, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mục đích vay,
giá trị tài sản, hình thức đảm bảo, thu nhập bình quân, chi phí, thời hạn vay và số
TCTD vay.
β là hệ số hồi quy của mô hình
2.4 LÝ LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU
2.4.1 phương pháp phân tích số liệu
2.4.1.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả: Bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thu
thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một
cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
2.4.1.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng một cách rộng rãi trong tất cả
các công đoạn của phân tích hoạt động kinh doanh. Đây là phương pháp xem xét các
chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Đây là phương
pháp xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Cụ thể, so sánh theo chiều
ngang giữa kỳ gốc với các chỉ tiêu kỳ phân tích để thấy sự biến động theo xu hướng,
so sánh theo chiều dọc để thấy được sự đánh đổi giữa các thành phần trong cùng một
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 11 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
đối tượng nghiên cứu. Có 2 phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh bằng số tương
đối và phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối.
- Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ là kết quả của phép trừ giữa trị
số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y
1
– y
0
Trong đó: ∆y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
y
1
: chỉ tiêu năm sau,
y
0
: chỉ tiêu năm trước
Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước
của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ
tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆y = (y
1
- y
0
)/ y
0
Trong đó: ∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
y
1
: chỉ tiêu năm sau,
y
0
: chỉ tiêu năm trước,
y
0
: chỉ tiêu năm trước.
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu
kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và
so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.
2.4.1.3 Phương pháp tỷ số: Sử dụng các tỷ số tài chính để phân tích, đánh giá
hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tai ACB Cần Thơ.
2.4.1.4 Phương pháp chi tiết: là phương pháp chia nhỏ đối tượng nghiên cứu
theo những tiêu chí nhất định và tiến hành phân tích chi tiết theo từng tiêu chí phân
chia.
2.4.1.5 Phương pháp thống kê: là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu
thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu
nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.
2.4.2 Lượt khảo tài liệu
- Nguyễn Thị Hải, 2009. Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt nam Chi nhánh 3 – TPHCM, luận văn tốt nghiệp Đại học,
Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. Nội dung chính của
luận văn là phân tích hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công Thương
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 12 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
Chi nhánh 3- TPHCM. Từ đó đánh giá chung về hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân
hàng thông qua các tỷ số đánh giá và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng cá nhân của Chi nhánh.
- Nguyễn Thị Thùy Nhi, 2008. Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Sài gòn Thương tín Chi nhánh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại học,
Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh trường Đại học An Giang . Nội dung chính của
luận văn là phân tích hoạt động tín dụng cán nhân của Ngân hàng TMCP Sài gòn
Thương tín Chi nhánh An Giang thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ
và qua đó đánh giá chung về hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân thông qua các chỉ số
tài chính và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân cho Chi nhánh.
Chương 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.1.1 Bối cảnh thành lập
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số
0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy phép số
553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày
04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
Tên quốc tế: ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt ACB
Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP HCM
Tel: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885
Email:
Trang web: www.acb.com.vn
3.1.1.2 Vốn điều lệ
Trãi qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển, với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ
đồng thì đến cuối ngày 31/12/2013 vốn điều lệ của ACB đã tăng lên
9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm
triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng).
3.1.1.3 Mạng lưới hoạt động
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 13 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
Theo báo cáo của ACB đến ngày 31/12/2013 hệ thống có 346 Chi nhánh và
phòng giao dịch tại các vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc.
• Tại TP Hồ Chí Minh 1 Sở giao dịch, 29 Chi nhánh và 108 phòng giao dịch
• Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam ): 20 chi nhánh
và 79 phòng giao dịch.
• Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đak Lak,
Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận): 13 chi nhánh và 35 phòng giao
dịch
• Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An GIang,
Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà
Mau): 13 chi nhánh, 15 phòng giao dịch
• Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Vũng
Tàu): 5 chi nhánh và 29 phòng giao dịch
• Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt
động
• Gần 1000 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.
3.1.1.4 Sản phẩm dịch vụ chính của ACB
- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và
vàng.
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ và vàng.
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện
dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua
ngân hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
3.1.2 Các cột móc phát triển đáng nhớ
Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập
ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một
nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả”
và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế
cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với
quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 14 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín
dụng).
Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt
Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp
cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trìnhđào tạo toàn diện kéo dài hai
năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Năm 1999,
ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ
thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Năm
2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc.
Giai đoạn 2001 - 2005: Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống
công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân
hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao
dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.
Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực: huy động vốn, cho
vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và, cung ứng nguồn lực tại Hội sở.
Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ
kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai
đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Giai đoạn 2006 đến 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt
động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài
chính ACB. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu
được là hơn 1.800 tỷ đồng.
- Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với
American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB.
ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt
Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong.
- Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn
nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định
hướng bán hàng.
- Tính đến ngày 09/10/2010, ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam 2010. Từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, The
Asian Banker và Global Finance.
Giai đoạn 2011 - 2013:
Năm 2011, ACB liên tục được bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt nam” từ các
tạp chí uy tín: Global Finance, Euromoney, Asiamoney và World Finance. Cuối năm
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 15 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
2011, ACB khánh thành trung tâm Dữ liệu dạng Mô-đun (Enterprise Moudle Data
Center) tại Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư gần 2 triệu USD. Đây là trung tâm dữ
liệu đầu tiên được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đặt tại Việt nam.
Năm 2012 sự cố tháng 8/2012 đã tác động đến nhiều mặt của ngân hàng, đặc biệt
là huy động vốn và kinh doanh vàng. Tuy nhiên ACB đã nhanh chóng khôi phục và
kết quả là cuối năm 2012 huy động tiết kiệm VND tăng 16,3% so với đầu năm. Bên
cạnh đó, ACB đã thành lập thêm 16 Chi nhánh và phòng Giao dịch mới.
3.2 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI
NHÁNH CẦN THƠ
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Cần Thơ được thành lập theo giấy phép số
52/QP - UBND Tỉnh Cần Thơ cho phép đặt cơ quan tại tỉnh. Giấy phép chấp nhận cho
mở chi nhánh trong nước thuộc NHTMCP do NH Nhà nước Việt Nam cấp số 069384
cấp ngày 16/09/1995. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Ngân hàng hiện nay
mang số 5713040105 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ cấp ngày 28/10/2008.
ACB Cần Thơ chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 27/03/1996 trụ sở đặt
tại 17 - 19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Cần Thơ. Đến ngày 21/06/2010 trụ sở được dời về
số 14 - 16B, Phường An Cư, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Ngành nghề kinh doanh gồm huy động vốn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm,
tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các
tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu
thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh
tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh
toán quốc tế, môi giới và tư vấn đầu tưchứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh
nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụvề đầu tư, quản lý nợ và khai thác
tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
Qua 18 năm hoạt động, ACB Cần Thơ đã góp phần hết sức to lớn cho sự phát
triển của TP Cần Thơ, đã trở thành một đối tác đáng tin cậy của quý khách hàng.
Phương châm hoạt động của ngân hàng là luôn hướng đến sự hoàn thiện, tạo dựng giá
trị cao nhất cho khách hàng. Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thái độ ân cần,
niềm nở, ngân hàng luôn tạo được sự tin tưởng của quý khách hàng.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ACB Cần thơ được tổ chức chặc chẽ bao gồm:
Ban Giám đốc, 4 Phòng và 2 bộ phận trực thuộc.
+ 4 Phòng: P.Khách hàng Doanh nghiệp, P.Khách hàng cá nhân, P. Hỗ trợ và
nghiệp vụ, P.Giao dịch và Ngân quỹ.
+ 2 Bộ phận: Hành Chính - Kế toán và Thẩm định tài sản.
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 16 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
Nhưng theo quy định mới từ Hội sở ACB, kể từ ngày 21/06/2010, bộ phận quản lý
nợ sẽ trực thuộc Hội sở, không trực thuộc Chi nhánh như trước.
Nguồn: Phòng hành chính ACB Cần Thơ
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của ACB Cần Thơ
Chú thích:
KHDN: Khách hàng doanh nghiệp DVKH: Dịch vụ khách hàng
KHCN: Khách hàng cá nhân GD: Giao dịch
HT & NV: Hổ trợ và nghiệp vụ QHKH: Quan hệ khách hàng
GD & NQ: Giao dịch và ngân quỹ PFC: Tư vấn tài chính cá nhân
HC-KT: Hành chính – Kế toán CA: Phân tích tín dụng
TDCN: Tín dụng cá nhân NQ: Ngân quỹ
PLCT: Pháp lý chứng từ
3.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng Ban
3.2.3.1 Ban Giám đốc
Ban giám đốc của ACB Cần Thơ gồm có 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc điều
hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của
đơn vị. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, trực tiếp chỉ đạo, giám sát và
đôn đốc các phòng, ban hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Ban giám đốc nhận thông
tin phản hồi từ các phòng ban, có quyền đề xuất, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật, nâng lương của các cán bộ nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và
kiểm soát trưởng. Thực hiện các công việc khác theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng
quản trị và Tổng Giám đốc.
3.2.3.2 Phòng Khách hàng Doanh nghiệp (KHDN)
Về nhân sự bao gồm Trưởng phòng KHDN, trưởng bộ phận và các bộ phận tín
dụng doanh nghiệp (DN), bộ phận quan hệ KHDN (RA). Với nhiệm vụ:
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 17 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
- Tìm hiểu khách hàng thông qua tiếp thị bán hàng.
- Tìm hiểu, thu thập thông tin tổng quát của khách hàng tiềm năng.
- Lập kế hoạch tiếp thị, tiếp súc trực tiếp với khách hàng để giới thiệu các sản
phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
- Hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ cần thiết cho khách hàng khi khách hàng đến giao
dịch với ngân hàng.
- Thu thập thông tin liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính,
năng lực và uy tín của DN.
- Thẩm định, lập tờ trình, phối hợp với các nhân viên phân tích tín dụng và các
vấn đề có liên quan.
- Củng cố phát triển mối quan hệ với khách hàng nhằm khai thác tối đa nhu cầu
sử dụng sản phẩm, dịch vụ của DN.
3.2.3.3 Phòng Khách hàng cá nhân
Nhân sự gồm có Trưởng phòng khách hàng cá nhân, trưởng bộ phận và bộ phận
tín dụng cá nhân, bộ phân tư vấn tài chính cá nhân (PFC). Nhiệm vụ chủ yếu:
- Chủ động tìm kiếm khách hàng mục tiêu có nhu cầu sử dụng các sản phẩm,
dịch vụ thuộc đối tượng khách hàng cá nhân.
- Duy trì khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp thông tin, tiện ích sản phẩm
đến từng khách hàng, thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân
hàng, tư vấn cho khách hàng sử dạng các sản phẩm, dịch vụ và các điều kiện liên quan
hợp lý.
- Tiến hành thẩm định và lập hồ sơ thẩm định
- Thẩm định, phân tích các thông tin thu thập được
- Nhận xét, đưa ra đề xuất về nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân.
3.2.3.4 Phòng Hỗ trợ và nghiệp vụ
Nhân sự gồm có: Trưởng phòng Hỗ trợ và nghiệp vụ, trưởng phòng bộ phận và
các bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận xử lý chứng từ.
+ Bộ phận dịch vụ khách hàng có nhiệm vụ: Thực hiện các công việc mang tính
chất hành chính tại đơn vị; Hỗ trợ công việc cho các phòng nghiệp vụ tại đơn vị; Quản
lý hồ sơ tín dụng, thực hiện giải ngân, thu hồi nợ; Thực hiện các nghiệp vụ và thủ tục
bao thanh toán, bảo lãnh; Theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn; Quản lý, lưu
trữ hồ sơ tín dụng theo quy định; Thực hiện các công việc công chứng hợp đồng bảo
đảm nợ vay và đăng ký tài sản đảm bảo (TSĐB).
+ Bộ phận pháo ký chứng từ: Trực tiếp thực hiện các hoạt động phê duyệt
HĐTD, Ban tín dụng hay cấp có thẩm quyền phê duyệt khác; Thực hiện thủ tục công
chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm; Hướng dẫn khách hàng ký kết HĐTD, các cam
kết, các thỏa thuận sau khi sọan thảo; Thực hiện phê duyệt của cấp thẩm quyền có liên
quan đến TSBĐ, trong thời hạn TSBĐ đang được bảo đảm tại ACB Cần Thơ; Tư vấn
chi các trưởng đơn vị những việc liên quan đến nghiệp vụ pháp lý chứng từ.
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 18 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
3.2.3.5 Phòng Giao dịch và Ngân quỹ
Nhân sự bao gồm có Trưởng phòng giao dịch, Trưởng bộ phận và bộ phận giao
dịch, bộ phận ngân quỹ với nhiệm vụ
- Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện các giao dịch
gửi và rút tiền trên tài khoản chuyên dùng của khách hàng
- Thực hiện ký gửi chờ thanh toán Thư tín dụng, mua bán bất động sản, thanh toán séc
bảo chi.
- Thực hiện giải ngân, thu hồi nợ tiền vay, thu phí các dịch vụ theo biểu phí ban hành.
- Lưu trữ hồ sơ phụ, phiếu thu tiết kiệm (đối với sổ tiết kiệm củ khách hàng, phòng giao
dịch có 1 phiếu lưu riêng để phục vụ cho việc theo dõi, tính lãi, so sánh đối chiếu chữ
ký, tất toán sổ).
- Bộ phận Hành chính - Kế toán: Có nhiệm vụ hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, soạn thảo báo cáo tài chính. Soát xét, lên kế hoạch và quản lý chi phí của ngân
hàng để báo cáo các cấp lãnh đạo. Thực hiện quản lý nhân sự, quản lý tiền lương của
nhân viên, hỗ trợ thực hiện các công tác hành chính quản trị của ngân hàng.
- Bộ phận sử lý nợ có nhiệm vụ tiếp nhân, nghiên cứu phân loại hồ sơ nợ quá hạn
khó đòi, thẩm định đánh giá nguyên nhân xuất hiện nợ khó đòi. Đề xuất biện
pháp và hướng xử lý thích hợp đạt hiệu quả cao nhất.
3.3 MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUY CHẾ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP
Á CHÂU
3.3.1 Quy trình tín dụng cá nhân
Hình 3.2: Quy trình tín
dụng cá nhân của ACB Cần
Thơ
Khi khách hàng đến vay
vốn tại ACB, bộ phận tư vấn
tài chính cá nhân (PFC) sẽ tiếp
nhận, hướng dẩn khách hàng
lựa chọn gói sản phẩm phù hợp nhất, đồng thời thu thập những thông tin cần thiết của
khách hàng có liên quan đến nhu cầu vay vốn. Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin
cần thiết thì đưa đến bộ phận thẩm định. Trường hợp khách hàng vay đảm bảo bằng tài
sản thì được bộ phận thẩm định tài sản (AA) sẽ thẩm định giá trị TSBĐ, sau khi thẩm
định gía trị, tính hợp pháp của TSBĐ thì đưa kết quả thẩm định sang cho bộ phận thẩm
định hồ sơ (CA), bộ phận này sẽ thẩm định về hồ sơ mà khách hàng cung cấp, đồng
thời thẩm định về phương diện tài chính, mục đích sử dụng vốn…Trường hợp khách
hàng vay bằng tín chấp thì bộ phận CA sẽ thẩm định nguồn thu nhập và hồ sơ có liên
quan của khách hàng. Sau khi xem xét hồ sơ, thu nhập cũng như TSBĐ của khách
hàng đủ điều kiện cấp tín dụng thì lập tờ trình, trình Ban tín dụng phê duyệt, căn cứ
vào tờ trình Ban tín dụng xem xét, đánh giá khách hàng có đầy đủ điều kiện và phù
hợp với chính sách tín dụng tại ACB hay không. Nếu ban tín dụng xét thấy không phù
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 19 SVTH: Quách Công Thương
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân ACB Cần Thơ
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
hợp thì không đồng ý cho vay và chuyển hồ sơ lại cho PFC, PFC sẽ thông báo cho
khách hàng, đồng thời lưu lại hồ sơ, khách hàng chỉ có thể đề nghị vay vốn lại sau 6
tháng. Nếu Ban tín dụng đồng ý phê duyệt cho vay thì chuyển hồ sơ đến bộ phận PFC
và thông báo cho khách hàng, sau đó chuyển hồ sơ đến bộ phận pháp lý chứng từ. Bộ
phận này sẽ thông báo cho khách hàng ngày ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế
chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm (Trường hợp vay có TSBĐ). Sau khi ký kết hoàn tất
các hợp đồng thì thì tiến hành làm thủ tục giải ngân cho hàng và lưu trữ hồ sơ. Nếu
đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ sau khi đã cơ cấu lại nợ (nếu có) thì
bộ phận thu hồi nợ (CO/CS) tiến hành thu nợ, trường hợp không thu được nợ và không
xử lý được TSBĐ thì đưa đến bộ phận ACBA để khởi kiện.
3.3.2 Nguyên tắc phê duyệt tín dụng
- Các quyết định cấp tín dụng phải thực hiện theo pháp luật và chính sách tín
dụng của ACB.
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng
- Đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả
- Các quyết định phê duyệt cấp tín dụng của HĐTD/BTD được thực hiện theo
nguyên tắc nhất trí 100%
- Người thẩm định, kiến nghị cấp tín dụng không phải là người phê duyệt
- Chuyên viên phê duyệt tín dụng chỉ phê duyệt HSTD đáp ứng đủ tiêu chuẩn của
một khoản tín dụng được phê duyệt theo cơ chế của nhân viên
- Người xét duyệt không được tham gia xét duyệt trong các trường hợp sau:
Có quan hệ gia đình với người thẩm định, kiến nghị cấp tín dụng.
Có quan hệ gia đình với khách hàng hoặc với các thành viên góp vốn, thành viên ban
TGĐ, GĐ, kế toán trưởng của khách hàng doanh nghiệp
Có quan hệ góp vốn hoặc là thanh viên ban TGĐ, GĐ, kế toán trưởng của doanh
nghiệp
- Hồ sơ tín dụng được trình cho cấp phê duyệt cao hơn trong các trường hợp sau:
Chuyên viên xét duyệt tín dụng chưa có đủ cơ sở ra quyết định
Các cấp lãnh đạo giám đốc sở Giao dịch, giám đốc Chi nhánh không đồng ý với kết
quả xét duyệt của cán bộ tín dụng
Thành viên ban tín dụng có ý kiến khác nhau
Cơ cấu lại thời gian trả nợ
Vượt thẩm quyền của cấp phê duyệt.
- Trường hợp các khoản cấp tín dụng của DNTN/Cty TNHH thuộc thẩm quyền
của cấp nào thì khoản tín dụng của chủ DN/ Chủ tịch Hội đồng Thành viên hoặc thành
viên có vốn góp lớn nhất thuộc thẩm quyền phê duyệt cùng cấp hoặc cao hơn theo
thẩm quyền và ngược lại.
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 20 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
- Trường hợp tổng mức cấp tín dụng của DNTN/Cty TNHH và chủ DN/ Chủ tịch
Hội đồng Thành viên hoặc thành viên có góp vốn lớn nhất cao hơn hạn mức của cấp
phê duyệt ban đầu thì trình cho cấp phê duyệt cao hơn theo thẩm quyền.
3.3.3 Nguyên tắc xây dựng hạn mức phê duyệt
- Tuân thủ chính sách tín dụng, phù hợp với mục tiêu kinh doanh
- Phù hợp với nguồn lực của ACB theo từng Chi nhánh kinh doanh
- Hạn mức phê duyệt của từng chuyên viên phê duyệt dựa và năng lực và kinh
nghiệp của từng nhân viên
- Hạn mức phê duyệt của một cấp phê duyệt được tính theo mức cho vay, bảo
lãnh, chiếc khấu, số tiền ứng trước bao thanh toán của mổi loại sản phẩm mà cấp phê
duyệt đối với một khách hàng tại thời điểm phê duyệt trên toàn hệ thống ACB.
- Hạn mức cấp tín dụng của từng ban tín dụng do Hội đồng tín dụng quyết định,
Tổng Giám đốc ban hành.
3.3.4 Nguyên tắc trình duyệt hồ sơ tín dụng
- Mỗi HSTD chỉ trình cho mộ cấp phê duyệt tùy hạn mức phán quyết. Trường
hợp khoản vay vừa thuộc hạn mức phê duyệt theo cơ chế chuyên viên, vừa thuộc hạn
mức phê duyệt của ban tín dụng cùng cấp thì ưu tiên phê duyệt theo cơ chế chuyên
viên.
- Trường hợp khoản vay vừa thuộc hạn mức phê duyệt của ban tín dụng vừa
thuộc hạn mức phê duyệt của chế chuyên cấp cao hơn thì ưu tiên phê duyệt theo cơ
chế ban tín dụng.
- Tất cả cá hồ sơ tín dụng phê duyệt đều được thông qua Thư ký ban tín dụng,
HĐTD để theo dõi và lưu trữ hồ sơ sau khi phê duyệt
- Việc luân chuyển HSTD thực hiện theo hướng dẫn phê duyệt cấp tín dụng.
3.3.5 Quy định về trình hồ sơ tín dụng
- Cán bộ tín dụng phải trình bày trọng tâm các nội dung có liên quan đến đề nghị
cấp tín dụng
- Cần nêu rõ các điểm cần lưu ý, các rủi ro của các khoản vay cho cấp phê duyệt
(Nợ xấu, TSĐB chưa đủ pháp lý, tình hình tài chính đang xấu đi…)
- Nghiêm cấm việc tiết lộ ý kiến cá nhân của thành viên Hội đồng Quản trị/BTD
về quyết định cấp tín dụng dưới mọi hình thức.
- Các đơn vị chỉ gửi thông báo về quyết định cấp tín dụng cho khách hàng sau khi
có quyết định của cấp phê duyệt.
3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á
CHÂU CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2011 - 2013
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động vì mục
đích cuối cùng là lợi nhuận. Ngân hàng là tổ chức kinh tế đặc biệt, kinh doanh hàng
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 21 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
hóa đặc biệt đó là kinh doanh tiền tệ, nhưng cũng như các doanh nghiệp khác kinh
doanh của ngân hàng cũng vì mục đích lợi nhuận. ACB Cần Thơ với sự nổ lực vượt
bậc của tập thể ngân hàng đã vượt qua những khó khăn, thách thức trong giai đoạn
khủng hoảng chung của nền kinh tế và tận dụng những cơ hội có được để khẳng định
vị thế của mình. Điều đó đã được thể hiện qua bảng 3.1.
3.4.1 Doanh thu
Doanh thu của ngân hàng là tổng số tiền thu được do các hoạt động kinh doanh
tiền tệ, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác có kiên quan trong một thời gian nhất
định một cách hợp pháp và hợp lệ.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ qua 3 năm
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %
Tổng
Doanh Thu
378.843
293.92
2
235.90
5
(84.921)
(22,42
)
(58.017) (19,74)
DT từ
Tín dung
346.263 279.52
213.90
3
(66.743)
(19,28
)
(65.617) (23,47)
DT từ DV 15.532 11.463 14.668 (4.069)
(26,20
)
3.205 27,96
DT khác 17.048 2.939 7.334 (14.109)
(82,76
)
4.395 149,54
Tổng chi phí 340.233
277.89
5
227.03
1
(62.338)
(18,32
)
(50.864) (18,30)
CP từ Tín dung 268.784
208.69
9
154.15
7
(60.085)
(22,35
)
(54.542) (26,13)
CP từ DV 4.425 2.780 4.367 (1.645)
(37,18
)
1.587 57,09
CP khác 67.024 66.416 68.507 (608) (0,91) 2.091 3,15
Tổng
lợi nhuận
38.610 16.027 8.874 (22.583)
(58,49
)
(7.153) (44,63)
Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 22 SVTH: Quách Công Thương
ĐVT: Triệu đồng
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
Qua bảng 3.1 cho thấy, doanh thu của Chi nhánh có sự giảm liên tục qua các
năm. Năm 2011, doanh thu của ACB Cần Thơ đạt 378.843 triệu đồng thì đến năm
2012 doanh thu đạt 293.922 triệu đồng tương ứng với mức giảm 84.921 triệu đồng tức
giảm 22,42%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nước ta ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều
doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, bất động sản đóng băng, nhiều cá nhân, tổ
chức không thể tiếp cận được nguồn vốn do lãi suất cao. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân,
tổ chức không có khả năng sản xuất nên không có khả năng trả lãi cho ngân hàng, một
nguyên nhân nữa là trong năm 2012, NHNN hạ trần lãi suất huy động đồng nghĩa với
việc cho vay với lãi suất sẽ thấp, điều này cũng làm thu nhập của ngân hàng giảm
xuống. Mặc khác, ngân hàng chưa đổi mới được chất lượng dịch vụ, số lượng dịch vụ
còn hạn chế kéo theo các nguồn thu khác củng bị ảnh hưởng đáng kể. Bước sang năm
2013, tình hình này vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tệ hơn so với năm 2012,
doanh thu chỉ đạt 235.905 triệu đồng giảm 58.017 triệu đồng tức giảm 19,74%. Trong
khi tổng doanh thu giảm xuống thì khoản mục doanh thu từ dịch vụ tăng. Nguyên nhân
là do ngoài các khoản doanh thu từ tín dụng ngân hàng còn tăng thu phí dịch vụ như:
phí mở thẻ, chi phí rút tiền qua máy ATM…và mở rộng thêm các các dịch vụ mới:
Dịch vụ về thanh toán quốc tế, dịch vụ tài chính, thẻ…cùng với việc bán chéo các sản
phẩm cho khách hàng khi khách hàng sử dụng các dịch vụ có liên quan. Ngoài ra,
ngân hàng còn mở rộng đầu tư, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh
vàng… đã tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng. Nhưng, thu nhập từ dịch vụ không
phải là nguồn thu chủ yếu nên không giúp cho doanh thu trong năm 2013 tăng lên.
3.4.2 Chi phí
Chi phí trong ngân hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến mọi hoạt động của ngân hàng như: chi phí hoạt động tín dụng,
chi phí từ hoạt động dịch vụ, và các khoản chi phí khác…
Qua bảng bảng 3.1 cho thấy, chi phí của Chi nhánh giảm liên tục qua 3 năm.
Cùng với sự giảm về doanh thu thì chi phí cũng giảm theo, trong khi tổng chi phí năm
2011 đạt 340.233 triệu đồng thì đến năm 2012 giảm chỉ còn 277.895 triệu đồng giảm
62.338 triệu đồng tương đương với 18,32%. Các khoản mục chi phí giảm trong năm
2012 là do năm 2012 NHNN áp dụng trần lãi suất huy động giảm về mức 8% làm cho
nguồn tiền huy động được thấp nên làm cho chi phí trả lãi tiền gửi giảm xuống. Bên
cạnh đó, một phần là do ngân hàng đã cơ cấu lại bộ phận nhân sự và cắt giảm chi phí
lương cho nhân viên, đồng thời ít triển khai các chương trình khuyến mãi, gói hổ trợ
lãi suất, cũng là nguyên nhân làm giảm chi phí. Xét về chi phí cho hoạt động dịch vụ,
đây là hoạt chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí, chủ yếu là các chi phí về hồ
sơ, tiếp thị, đổi mới sản phẩm…mà những hoạt động này không phải hoạt động chủ
đạo nên ngân hàng ít quan tâm. Năm 2013, cho thấy chi phí tiếp tục giảm, điều này
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 23 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
cũng dễ hiểu khi mà doanh thu trong năm 2013 giảm xuống. Cụ thể chi phí đạt
227.031 triệu đồng giảm 50.864 triệu đồng so với năm 2012 tương đương với 18,30%.
3.4.3 Lợi nhuận
Cùng với sự biến động mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh, đặc biệt là sự giảm
liên tục của khoản mục doanh thu và chi phí làm cho lợi nhuận của ngân hàng có giảm
dần qua 3 năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 38.610 triệu đồng, sang năm 2012
lợi nhuận đạt 16.027 triệu đồng giảm 22.583 triệu đồng tương ứng với 58,49% và năm
2013 chỉ còn 8.874 triệu đồng. Lợi nhuận giảm là do cả doanh thu và chi phí đều giảm
mạnh và tốc độ giảm của doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí. Một nguyên
nhân khác khiến lợi nhuận giảm gần 60% là vì vàng và ngoại hối, dù đây cũng là lĩnh
vực ACB từng là một "ông lớn". Trong cả năm 2012, hầu hết các khoản doanh thu của
ngân hàng đều giảm, trong đó hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng lỗ đáng kể.
Qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta thấy, lợi
nhuận của nhân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu đạt được và giảm đáng kể
trong giai đoạn 2011 - 2013, lợi nhuận có sự đóng góp đáng kể từ hoạt động tín dụng,
các khoản thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng chưa cao cùng với các phải thu khác chỉ ở một
giới hạn nhất định. Vì vậy ngân hàng cần mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích khác
nhằm thu hút được nhiều khách hàng uy tín và tiềm năng, đa dạng hóa trang thiết bị
ngân hàng với mục đích phục vụ tốt cho khách hàng, chủ động tìm kiếm, tư vấn cho
khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tối đa lợi ít của khách hàng.
3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA ACB CẦN THƠ
3.5.1 Thuận lợi
- Ngân hàng luôn được Hội sở quan tâm, trang bị cở sở hạn tầng vững trắc, máy
móc thiết bị hiện đại cùng với đội ngủ nhân viên có kinh nghiệm và tâm huyết, giúp
cho ngân hàng không ngừng phát triển, lớn mạnh và khẳng định vị thế của mình. Bên
cạnh đó, ngân hàng luôn chú trọng nâng cao hệ thống bảo mật thông tin khách hàng
nhằm tạo sự an toàn bí mật thông tin khi đến giao dịch .
- Chi nhánh đặt tại trung tâm TP Cần Thơ, nơi tập chung nhiều doanh nghiệp và
khu dân cư phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ ngân hàng
và tạo cho khách hàng nơi để đầu tư, tiết kiệm và vay vốn. Đồng thời, TP Cần Thơ là
trung tâm đầu não trong việc phát triển kinh tế của khu vực Đồng bằng sông cửu long
giữ vị trí chiến lượt về quốc phòng, an ninh của vùng, giúp cho ngân hàng khai thác tối
đa tiềm năng lợi thế của vùng.
- Các bộ phận, cán bộ trong ngân hàng được chuyên môn hóa và chỉ đảm nhận
một mãng nghiệp vụ riêng. Điều này giúp cho công việc đượhoàn thành một cách
logic, nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao.
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 24 SVTH: Quách Công Thương
Khóa Luận: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ
- Đội ngũ nhân viên, cán bộ ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, đều được
đào tạo trước khi làm việc tại đơn vị. Không chỉ vậy, các cán bộ, nhân viên thường
xuyên được đào tạo, kiểm tra lại nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên đa phần là trẻ tuổi
nên hăng sai làm việc, có tâm huyết, sáng tạo, luôn phục vụ khách hàng ân cần và chu
đáo. Một điểm thuận lợi nữa là có đội ngũ lãnh đạo có năng lưc, có chiến lượt, có tầm
nhìn xa giúp ngân hàng hoạt động đạt kết quả cao và hiệu quả.
3.5.2 Khó khăn
Khó khăn bên trong
- Tuy hoạt động của ngân hàng luôn đạt hiệu quả cao, nhưng tiềm ẩn nhiều vấn
đề về nợ quá hạn, nợ xấu có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
- Việc áp dụng chính sách cho vay chặc chẽ sẻ ảnh hưởng đến quá trình tiềm
kiếm khách hàng và hạn chế việc cho vay đến việc cho vay đến nhiều đối tượng, dẫn
đến tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp.
- Ngân hàng chưa có bộ phận Marketing, nên việc tiếp thị sản phẩm, quảng bá
các dịch vụ còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, một số nghiệp vụ thực tế chưa được đồng
bộ tại hầu hết các Chi nhánh và phòng giao dịch sẽ gây cho khách hành cái nhìn không
toàn diện về hệ thống ACB.
Khó khăn bên ngoài
- Tình hình kinh tế chưa thoát khỏi khó khăn: Tình hình lạm phát gia tăng, thiên
tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng.
- Lãi suất thị trường luôn biến động mạnh mẽ đến việc huy động vốn và cho vay
của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng chịu dự giám sát chặc chẽ từ NHNN.
- Việc cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn đã ảnh hưởng
không nhỏ đến thị phần và số lượng khách hàng. Trên địa bàn TP Cần Thơ có hơn 100
Chi nhánh và Phòng giao dịch ngân hàng khác cùng hoạt động. Cùng với sự cạnh
tranh với các ngân hàng trong nước, ACB Cần Thơ còn phải cạnh tranh với các ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam như: HSBC, INDOVINA… Ngoài ra, ngân hàng còn
phải cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp với các tổ chức kinh tế khác như: Công ty
Chứng khoán, Công ty Bảo hiểm, các quỹ tín dụng, các công ty cho thuê tài chính…
Sự có mặt của các đối tượng này sẽ tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
3.6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.6.1 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ qua số
liệu thứ cấp
GVHD: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 25 SVTH: Quách Công Thương