BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*
NGUYỄN THỊ SEN
NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO MỘT SỐ GIỐNG
ðẬU ðŨA TRIỂN VỌNG TRONG NGÂN HÀNG GEN
CÂY TRỒNG QUỐC GIA
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*
NGUYỄN THỊ SEN
NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO MỘT SỐ GIỐNG
ðẬU ðŨA TRIỂN VỌNG TRONG NGÂN HÀNG GEN
CÂY TRỒNG QUỐC GIA
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Khả Tường
HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, trong thời gian qua bên cạnh sự nỗ lực
cố gắng của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ quý báu tận tình từ Nhà
trường, Viện nghiên cứu, các thầy cô giáo, gia ñình, cơ quan và bạn bè
ñồng nghiệp.
Có ñược kết quả ngày hôm nay, trước hết cho phép tôi ñược bày tỏ
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Lê Khả Tường – Phó
giám ñốc Trung tâm Tài Nguyên thực vật ñã quan tâm dìu dắt, tận tình hướng
dẫn và ñịnh hướng khoa học ñể tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh ñạo, cán bộ, công nhân viên trong Bộ
môn Dữ liệu và Thông tin Tài nguyên thực vật, Tổ ðánh giá tính kháng – Bộ
môn Nhân giống và ñánh giá nguồn gen, Ban Giám ñốc Trung tâm Tài
nguyên thực vật ñã quan tâm, giúp ñỡ và tạo ñiều kiện về mọi mặt ñể tôi thực
hiện tốt các nội dung của ñề tài trong suốt thời gian nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, tập thể và cán bộ Ban
ñào tạo sau ñại học, Ban giám ñốc Viên Khoa học Nông nghiệp Việt Nam,
Ban giám hiệu Viện ðào tạo sau ñại học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội ñã quan tâm và tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện ñề tài.
Tôi xin gửi lời yêu thương chân thành nhất ñến gia ñình, người thân ñã
luôn ở bên tôi, ñộng viên, chia sẻ và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Sen
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iii
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu hoàn toàn của tôi, công
trình chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác;
Số liệu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực theo kết
quả thu ñược tại các ñịa ñiểm mà tôi tiến hành nghiên cứu;
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này tôi xin trân trọng cám
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc;
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với báo cáo của luận văn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Sen
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT : Số thứ tự
ðK : ðăng ký
CS : Cộng sự
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thưc thu
ð/c : ðối chứng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
v
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Trang bìa i
Lời cảm ơn ii
Lời cam ñoan iii
Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt iv
Mục lục v
Danh mục bảng biểu vii
Danh mục hình viii
MỞ ðẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
ðỀ TÀI 6
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài 6
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây ñậu ñũa 6
1.1.2. ðặc ñiểm thực vật cơ bản của ñậu ñũa 8
1.1.3. Yêu cầu ñiều kiện ngoại cảnh ñối với câu ñậu ñũa 10
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 12
1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước 12
1.2.2. Nghiên cứu trong nước 19
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 28
2.1. Vật liệu nghiên cứu: 28
2.2. Nội dung nghiên cứu và những vấn ñề cần giải quyết 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1. Phương pháp ñiều tra: 28
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 29
2.3.3. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc 30
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi: 32
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 33
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vi
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1. Kết quả ñiều tra hiện trạng sản xuất câu ñậu ñũa ở Hà Nội 34
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các ñịa bàn 34
3.1.2. Hiện trạng sản xuất cây ñậu ñũa ở Hà Nội: 38
3.1.3. Tình hình sâu bệnh hại ñậu ñũa 42
3.1.4. Tổng hợp kết quả ñiều tra sản xuất và sử dụng ñậu ñũa 42
3.2. Kết quả khảo sát, ñánh giá tập ñoàn ñậu ñũa 46
3.2.1. Diễn biến thời tiết trong các tháng thí nghiệm (Cổ Nhuế, Từ Liêm) 46
3.2.2. Khảo sát ñặc ñiểm hình thái thân, lá và dạng hình sinh trưởng 46
3.2.3. Khảo sát ñặc ñiểm hình thái hoa, quả và hạt 48
3.2.4. Khảo sát thời gian sinh trưởng qua các giai ñoạn 50
3.2.5. ðánh giá mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại 52
3.2.6. Các yếu tố cấu thành năng suất 55
3.2.7. Năng suất quả non của tập ñoàn 58
3.2.8. Kết quả tuyển chọn bộ giống triển vọng từ tập ñoàn 59
3.3. Kết quả so sánh bộ giống triển vọng 60
3.3.1. Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái thân, lá của bộ giống triển vọng 60
3.3.2. Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái hoa, quả, hạt của bộ giống triển vọng 61
3.3.2. ðặc ñiểm sinh trưởng, phát triển 61
3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất 64
3.3.4. Năng suất của các nguồn gen triển vọng 66
3.3.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các nguồn gen triển vọng 68
3.4. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho giống triển vọng 70
3.4.1. Ảnh hưởng của các nền phân bón ñến sinh trưởng, phát triển của một
số giống triển vọng 70
3.4.2. Ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học ñến khả năng gây hại của sâu
ñục quả ở một số giống triển vọng 74
3.4.3. ðánh giá hiệu quả kinh tế cho giống ñậu ñũa triển vọng T3293 79
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tóm tắt kết quả ñiều tra hiện trạng sản xuất ñậu ñũa tại Hà Nội 43
Bảng 3.2 Kết quả mô tả hình thái thân, lá và tập tính sinh trưởng 47
Bảng 3.3 Kết quả mô tả hình thái hoa, quả và hạt 49
Bảng 3.4. Thời gian sinh trưởng của các nguồn gen (ngày) 51
Bảng 3.5. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại trên ñồng ruộng của các giống 53
Bảng 3.6. Yếu tố cấu thành năng suất của các nguồn gen 57
Bảng 3.7. Năng suất quả non của các mẫu giống trong tập ñoàn 58
Bảng 3.8. ðặc ñiểm hình thái thân, lá của bộ giống triển vọng 60
Bảng 3.9. ðặc ñiểm hình thái hoa, quả và hạt của bộ giống triển vọng 61
Bảng 3.10. Thời gian sinh trưởng của bộ giống triển vọng 62
Bảng 3.11. Yếu tố cấu thành năng suất của các nguồn gen triển vọng 65
Bảng 3.12 Năng suất của các nguồn gen triển vọng 67
Bảng 3.13. Khả năng chống chịu sâu bênh hại chính của các nguồn gen 69
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của phân bón ñến các yếu tố cấu thành năng suất 70
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của phân bón ñến năng suất của giống triển vọng 72
Bảng 3.16: Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV ñến sâu ñục quả 75
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học ñến sâu ñục quả 76
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học ñến năng suất của giống triển
vọng T3293 78
Bảng 3.19 Hiệu quả kinh khi áp dụng giống triển vọng T3293 80
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Số quả/cây của các nguồn gen triển vọng trong vụ hè thu 2011 66
Hình 3.2. Năng suất thực thu của các nguồn gen triển vọng trong vụ hè
thu 2011 68
Hình 3.3. Ảnh hưởng của các nền phân bón ñến năng suất của nguồn
gen triển vọng 74
Hình 3.4. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV ñến sâu ñục quả ñậu ñũa vụ
xuân hè năm 2012 76
Hình 3.5. Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV ñến tỷ lệ quả bị hại do
sâu ñục quả ñậu ñũa tại Trung tâm Tài nguyên thực vật vụ xuân hè
2012 77
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
1
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
ðậu ñũa (Vigna unguiculata sesquipedalis) thuộc họ ñậu Fabaceae có
nguồn gốc Châu Phi và Châu Á. ðược trồng nhiều ở Trung Quốc, vùng ðông
Nam Châu Á như Thái Lan, Philippines, Việt Nam; vùng Nam Châu Á như
Bangladesh, Ấn ðộ, Pakistan, Indonesia.
ðậu ñũa là một trong những cây trồng lâu ñời nhất trên thế giới có thể
giúp vượt qua nạn ñói cho nhiều triệu người, thậm chí còn là ñồ ăn cho các
nhà du hành trong không gian. Là loại rau phổ biến ở thị trường Châu Á và là
mặt hàng phổ biến ở miền nam Hoa Kỳ. Là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng
gồm năng lượng, chất ñạm, vitamin và muối khoáng.
Cây ñậu ñũa ưa ánh sáng mạnh, chịu ñược nhiệt ñộ cao, sinh trưởng và
phát triển tốt ở 25
o
C. Là loại cây không kén ñất, có thể trồng ñược trên nhiều
loại ñất, có ñộ pH từ 5 – 6, có ñiều kiện tưới tiêu chủ ñộng, có hệ số kinh tế
cao, có khả năng thích ứng rộng với các vùng sinh thái.
Thành phần dinh dưỡng cây ñậu ñũa rất ña dạng và phong phú, ñậu
chứa nhiều ñạm thực vật (5 – 6%) mà các loại rau khác không có ñược, ñậu
ñũa non có hàm lượng chất béo chiếm 1,6%. Trong 100g ñậu ñũa chứa 83g
nước, 6,0g protein, 8,3g glucid, 2g cellulose, 59cal năng lượng, 47mg Ca,
16mg P, 0,6mg Fe, 0,5mg VitaminA, 0,29mg VitaminB1, 0,18mg VitaminB2,
0,8mg VitaminPP, 3,0mg VitaminC. Mặt khác theo ðông y, ñậu ñũa có vị
ngọt, mặn; tính bình, không ñộc, có tác dụng kiện tỳ, bổ thận, thanh nhiệt giải
ñộc, lợi yết hầu. Thường dùng chữa tỳ vị hư nhược, nôn, tiêu khát
Với sản lượng ngày càng tăng của ñậu ñũa khắp châu Phi ñã ñược thảo
luận trong Hội nghị ñậu ñũa thế giới lần thứ 5 tổ chức tại Dakar, Senegal.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
2
"ðậu ñũa ñang nổi lên như một trong những cây họ ñậu dùng làm thực phẩm
quan trọng nhất vì nhanh cho quả và sự phù hợp của nó như là một loại cây
trồng thích hợp trong nhiều hệ thống cây trồng".
Ở Việt Nam, ñậu ñũa ñang ñược xem như là một cây trồng mang lại thu
nhập cao hơn cho người nông dân, ñặc biệt những vùng trồng lúa thuần tuý.
Theo quyết ñịnh số 52/2007/Qð-BNN về phê duyệt chương trình phát triển
rau quả và hoa cây cảnh ñến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Trong ñó mục tiêu
của chương trình ñến năm 2010: rau ñạt diện tích 700 ngàn ha, sản lượng 14
triệu tấn. Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, chú trọng ñẩy mạnh ứng
dụng khoa học công nghệ nghiên cứu nhập nội, chọn tạo nhân nhanh giống
tốt, áp dụng kỹ thuật thâm canh tiên tiến, phổ cập kỹ thuật quản lý dịch hại
tổng hợp, sử dụng phân bón cân ñối và hợp lý. Hiện nay, tổng diện tích trồng
rau của ñịa bàn Hà Nội ñạt gần 11.650ha, trong ñó chỉ có 2.105ha trồng rau
an toàn. Mỗi năm thành phố ñã tự sản xuất ñược khoảng 570.000 tấn rau, ñáp
ứng ñược 60% nhu cầu về rau xanh trên ñịa bàn, còn 40% vẫn phải nhập từ
các ñịa phương khác. Riêng về sản xuất rau an toàn ở Hà Nội mới chỉ ñáp ứng
ñược khoảng 14% nhu cầu ñược sử dụng người dân. Dự kiến, ñến năm 2015,
Hà Nội sẽ phấn ñấu ñể có ñược 5.000 - 5.500ha rau an toàn, ñáp ứng khoảng
35% nhu cầu của người tiêu dùng thành phố.
Hiện nay, Nhà nước ñang có những chính sách khuyến khích chuyển
dịch cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị kinh tế, phù hợp với ñiều kiện canh
tác và sinh thái ñể nâng cao thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên trong
những năm gần ñây, diện tích gieo trồng cây hàng năm liên tục giảm do quá
trình ñô thị hoá, do chuyển dịch lao ñộng lên thành thị cũng như sang các
ngành nghề khác; Do vậy, diện tích các loại cây thực phẩm ñáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng ngày càng giảm nhất là với các loại rau trong ñó cây ñậu ñũa
chiếm phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
3
Tuy nhiên một vấn ñề ñược ñặt ra là các mặt hàng nông sản nhất là các
sản phẩm rau liệu có ñảm bảo an toàn vệ sinh hay không? Trong các cây thực
phẩm thì các loại cây ăn lá, củ, quả: cải, cà chua, ñậu…dễ bị ảnh hưởng các
yếu tố không an toàn. Các loại cây này thường ñược trồng ở các vùng sản
xuất rau truyền thống. Hiện nay các hộ sản xuất chỉ quan tâm ñến năng suất
và sản lượng rau mà ít quan tâm ñến vệ sinh an toàn thực phẩm, vậy nên tình
trạng lạm dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, bón không ñúng lúc, không
ñủ thời gian cách ly ñã ảnh hưởng trực tiếp ñến sức khoẻ người tiêu dùng. Vì
vậy sản xuất rau an toàn ñang là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
theo hướng hàng hoá.
Mặc dù, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
có sự ña dạng cao nguồn gen cây trồng, nhất là các cây rau màu hàng năm.
Tuy nhiên, do chưa ñược chú trọng vì ñược xem là cây trồng phụ, nên bộ
giống cây rau màu trong sản xuất ñặc biệt là bộ giống cây ñậu ñũa tham gia
sản xuất còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng. Giống tham gia sản
xuất ngày một thoái hoá cộng với sự chưa quan tâm ñúng mức trong chọn tạo,
duy trì những giống quý mang những ñặc tính ưu việt.
Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia hiện ñang lưu giữ 276 nguồn gen cây
ñậu ñũa, là nơi lưu giữ hầu hết những nguồn gen ñậu ñũa quý từ khắp nơi
trong cả nước. Tuy nhiên việc ñánh giá và khai thác những tiềm năng của các
giống ñược lưu giữ chưa ñược ñẩy mạnh. ðể góp phần giải quyết một phần
những tồn tại trên, nhằm tạo sự ña ñạng cho bộ giống ñậu ñũa tham gia sản
xuất. Chúng tôi ñã thực hiện triển khai ñề tài: “Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh
trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật cho một số giống ñậu ñũa triển
vọng trong Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia” . ðây sẽ là một trong những
giải pháp quan trọng nhằm từng bước ña dạng hoá và ñáp ứng nhu cầu rau
xanh, rau an toàn cho cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
4
2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
Mục tiêu chung:
ðánh giá ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển một số nguồn gen ñậu ñũa
triển vọng trong ngân hang gen và giới thiệu vào sản xuất
Mục tiêu cụ thể:
- Tuyển chọn ñược 1-2 nguồn gen ñậu ñũa triển vọng cho các vùng trồng
rau ở Hà Nội
- Bước ñầu xây dựng biện pháp kỹ thuật cho giống ñậu ñũa triển vọng
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học:
Thông qua kết quả khảo sát, ñánh giá tập ñoàn ñậu ñũa theo biểu mẫu
của Viện tài nguyên di truyền thực vật quốc tế, ñề tài sẽ phân lập ñược những
nhóm giống khác nhau về ñặc ñiểm nông sinh học, các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh hại …, là cơ sở khoa học ñể tư
liệu hoá, khai thác nguồn gen và trực tiếp tuyển chọn những nguồn gen triển
vọng cho sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Những nguồn gen ñậu ñũa triển vọng ñược tuyển chọn cho các vùng sản
xuất rau an toàn ở Hà Nội là cơ sở ñể mở rộng sản xuất, phát triển quy mô,
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất ñậu ñũa, góp phần
ñáp ứng nhu cầu rau xanh, an toàn, chất lượng cao cho thành phố Hà Nội
trong tương lai
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
5
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
* ðối tượng nghiên cứu
Gồm 1 tập ñoàn với 60 nguồn gen ñậu ñũa ñịa phương và nhập nội từ ngân
hàng gen cây trồng quốc gia.
* Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Thí nghiệm khảo sát tập ñoàn ñược thực hiện vụ Xuân năm 2011 tại Từ
Liêm, Hà Nội.
- Thí nghiệm so sánh một số dòng, giống ñậu ñũa triển vọng từ vụ hè thu
năm 2011 tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, An Khánh, Hoài ðức, Hà Nội.
- Thí nghiệm biện pháp kỹ thuật về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho
2 giống ñậu ñũa triển vọng trong vụ Xuân 2012 tại Trung tâm Tài nguyên
thực vật, An Khánh, Hoài ðức, Hà Nội.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
6
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây ñậu ñũa
a. Nguồn gốc
Nguồn gốc cây ñậu ñũa hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có
ý kiến cho rằng ñậu ñũa có nguồn gốc từ Trung và ðông châu Phi (Tạ Thu
Cúc, 2005; Maghirany, 1992) [1], [23]. Nhưng theo (www. Echotech.org
)[16] lại cho rằng ñậu ñũa có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Quan
ñiểm khác lại cho rằng ñậu ñũa có nguồn gốc ở Nam Á, Châu Âu và gần ñây
nhất là ở Mỹ. Ở Tây Phi, ñậu ñũa ñược dùng làm thực phẩm từ 5 – 6 ngàn
năm trước ñây, quá trình gieo trồng gắn liền với lịch sử trồng cây lúa miến và
cây kê. Sự thuần dưỡng ñậu ñũa thường xảy ra chủ yếu ở vùng nhiệt ñới Tây
Phi. Nhưng sự phong phú, ña dạng về các dạng hình hoang dại thì ñược phát
hiện ở vùng ðông Nam Châu Phi. Nhìn chung các quan ñiểm có xu hương
thống nhất về nguồn gốc của ñậu ñũa là từ chấu Á và châu Phi. Trong ñó Ấn
ðộ, Trung Quốc, ðông Nam Á, châu Phi và vùng Calibean ñược xem là
những vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn nhất (Piluek, 1994) [31].
b. Phân loại
Theo Marechal và cộng sự (1978) trích dẫn trong (Phansak et al., 2005)
[30], chi ñậu bao gồm khoảng 75-80 loài, có nguồn gốc từ châu Á, Phi và Mỹ.
Dựa vào ñặc ñiểm hình thái và nguồn gốc phát sinh chi ñậu ñược chia làm hai
chi phụ ñó là ñậu châu phi (nhóm vigna) và ñậu Châu á (nhóm Ceratotropis).
Trong nhóm Vigna có loài quan trọng là V. unguiculate ñược chia thành hai
loài phụ là unguiculata (cowpea) và sesquipedalis (ñậu ñũa). Theo kết quả
nghiên cứu của (Phansak et al., 2005) trên 15 mẫu giống ñậu ñũa thu thập từ 6
nước Thái Lan, Trung Quốc, Bangladesh, Lào, Philipine và ðài Loai thì mức
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
7
ñộ ña dạng trong loài là khá cao (tần suất xuất hiện của các alen là 33 –
100%) và sự ña dạng này không phụ thuộc vào ñiều kiện ñịa lý.
ðậu ñũa thuộc họ Leguminosae, ñồng nghĩa với Dolichos sesquipedalis
L., V sesquipedalis (1) Fruwirth, V. Sinensis spp. Sequipedalis (L) van.
Eseltine, V. sinensis Var. sesquipedalis (L.) Aschers. & Sch. Weinf. ðậu ñũa
còn ñược gọi là ñậu măng tây, bắt nguồn từ một trong ba loài phụ ñậu mắt cua
(V. unguiculata). ðậu mắt cua có nguồn gốc ở Trung và Tây Phi. Nó ñược
ñưa vào Ấn ðộ khoảng 1.000 – 1.500 năm trước. Ấn ðộ trở thành tâm trung
tâm thứ cấp của ñậu mắt cua. Loài hoang dại V. vaxillata (L.) Benth cũng
ñược tìm thấy ở vùng ñông bắc Vân Nam, Trung Quốc năm 1979. Tất cả các
loài phụ ñều có số nhiễm sắc thể giống nhau (2n = 22) (Piluele, 1994) [31].
Các giống ñậu ñũa thường, ñậu ñũa quả ngắn và ñậu ñũa quả dài là sự
tập hợp những giống ñậu ñũa từ 3 nhóm trồng trọt của Vigna unguiculata,
chúng có thể lai chéo với nhau. Một số tác giả cho rằng dùng thuật ngữ
“nhóm trồng trọt” (cultigroup) hợp lý hơn thuật ngữ loài phụ (Subspecies).
Căn cứ vào chiều dài quả có thể phân loại ñậu ñũa thành ba nhóm sau
ñây:
- ðậu ñũa thường Vigna unguiculata L. Walp (Cultigroup
Unguiculata). Trước ñây ñã có tác giả ñặt tên là Vigna sinensis Savi. Tiếng
Anh: Commom cowpea, Blackeye pea, Southern pea, Cowder pea,… Nông
dân gọi là “ñậu ri”. Thân cao từ 2 – 3 m, hoa màu vàng nhạt hoặc ñỏ tía, quả
dài 20 – 30 cm, chúc xuống ñất, quả có màu xanh nhạt, màu tím hoặc màu
kem. Những giống ñậu ñũa thường phản ứng với ánh sang tương ñối rộng.
Sau khi hoa nở 9 – 10 ngày có thể thu hái quả non, sau 60 ngày thu hoạch quả
khô. Quả non và hạt non dùng ñể nấu, còn hạt khô và hạt tươi dùng ñể ñóng
hộp hoặc ñông lạnh. Chồi, lá non ñược sử dụng làm rau. Trong thực tế có một
số giống ñược chuyên dùng lá non và chồi non ñể làm rau. Năng suất quả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
8
trung bình ñạt từ 13 – 15 tấn/ ha. Hàm lượng tinh bột của nhóm giống này ñạt
khoảng 50%, và hàm lượng protein ñạt 20%.
- ðậu ñũa quả ngắn Vigna unguiculata L. Walp (Cultigroup cylindrical
Skeels). Tiếng Anh: Catjang cowpea, Bombay cowpea, Jerusalem pea,
Marble pea. Thân lùn (dạng bụi) hoặc bán leo. Quả dài 10 – 12 cm, quả mọc
chỉ thiên, trong quả có nhiều hạt nhỏ, ñược sử dụng như rau khi quả còn xanh.
Nông dân ta gọi là “ñậu cơm”. Giống ñậu này ñược sử dụng phổ biến ở Ấn
ðộ và các nước ðông Nam Á. Ở Mỹ ñậu ñũa dạng bụi năng suất ñạt khá cao
(25 – 28 tấn/ha).
- ðậu ñũa quả dài Vigna unguiculata (L.) Walp (Cultigroup
sesquipedalis) hoặc còn gọi tên khoa học là Vigna sesquipedalis Fruwirth.
Tiếng Anh: Yardlong bean, Snake bean, Asparagus bean, Bodibean và Sitao.
Thân cao 2 – 3m, lá xanh thấm. Hoa xuất hiện sau khi mọc 4 – 6 tuấn. ðiều
ñó phụ thuộc vào ñặc tính của giống, ñiều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng
trọt. Sau khi nở hoa 2 tuần có thể thu hái quả. Mặc dù hầu hết các giống nhóm
này cho thu hoạch quả sau khi gieo 65 – 70 ngày, thời gian thu hái liên tục 25
– 30 ngày (Tạ Thu Cúc, 2005) [1]. Quả dài từ 30 – 80 cm, có một số giống có
chiều dài quả lớn hơn 80cm. Quả sử dụng giống như ñậu cô ve. Năng suất quả
của nhóm giống này trung bình ñạt 20 – 25 tấn/ha.
1.1.2. ðặc ñiểm thực vật cơ bản của ñậu ñũa
- Hệ rễ: ðậu ñũa là cây trồng hàng năm với thân leo khỏe. Hệ rễ phát
triển mạnh với nhiều rễ bên. Sau khi gieo 8 tuần, rễ có thể ăn sâu tới hơn 3m.
Cũng như các loài ñậu rau khác, rễ ñậu ñũa cũng có khả năng cộng sinh với vi
khuẩn nốt sần Rhizobium và có khả năng cố ñịnh ñạm trong không khí. Ở
những nơi không có vi khuẩn tồn tại, hạt giống trước khi gieo nếu ñược xử lý
với vi khuẩn Rhizobium thì sẽ có tác dụng tốt với sự sinh trưởng và phát triển
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
9
cây. Nhiệt ñộ thích hợp cho rễ ñậu ñũa sinh trưởng về ban ngày từ 27 – 30
0
C,
ban ñêm từ 17 – 22
0
C.
- Thân cây ñậu ñũa có thể phân chia thành 3 nhóm: Dạng bụi (sinh
trưởng hữu hạn), dạng bán leo (sinh trưởng bán hữu hạn) và dạng leo bò.
Trong quá trình sinh trưởng, thân của giống ñậu thường và giống ñậu ñũa quả
dài có khả năng leo bò tới 2 – 3m. Một số giống, thân có thể leo bò tới trên
3m. Trên thân những leo bò có khả năng ra nhiều chùm hoa, do vậy cây có
thể cho nhiều quả.
- Lá: Lá ñậu ñũa gồm 3 lá chét, nhẵn, mượt, hiếm khi có lá có lông tơ.
Lá chét ñỉnh thông thường lớn hơn 2 lá chét bên. Lá ñậu ñũa thường xanh
sẫm hơn lá ñậu cô ve.
- Hoa, quả: Hoa ñậu ñũa thuộc loại hoa lưỡng tính, tự thụ phấn là chủ
yếu. Hoa có ñặc ñiểm nở vào buổi sáng sớm, khép lại trước buổi trưa và rụng
vào cuối ngày. Trục hoa phát triển từ nách lá, chiều dài của trục hoa phụ
thuộc chủ yếu vào ñặc tình của giống. Nhìn chung chiều dài thay ñổi từ 27 –
30 cm, có những giống có thể dài hơn. Hoa ñược mọc từ ñầu mút của trục,
mỗi chùm hoa trung bình có 2 – 3 quả, có thể trên 4 quả. Chiều dài quả thay
ñổi chủ yếu theo giống: 10 – 12cm, 20 – 30cm, và 30 – 80cm. Dạng quả
thẳng hay cong tùy thuộc vào giống. Màu sắc quả thay ñổi theo giống, thường
thì quả có màu xanh nhạt, cũng có khi quả màu xanh ñậm, vàng hoặc ñỏ tía.
Khi quả khô thì quả có màu vàng rơm, nâu nhạt, hoặc màu nâu.
- Hạt: Khối lượng, màu sắc, hình dạng hạt thay ñổi theo ñặc tính của
giống. Hạt của những loài dại thường rất nhỏ. Nhìn chung số lượng hạt từ
3.500 – 8.900 hạt trong 1kg. Màu sắc vỏ hạt rất phong phú, ña dạng: trắng,
kem, xanh, da bò, ñỏ, nâu và ñen. Hình dạng của hạt là hình thận hoặc hình
tròn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
10
1.1.3. Yêu cầu ñiều kiện ngoại cảnh ñối với câu ñậu ñũa
a. Yêu cầu về nhiệt ñộ
ðậu ñũa là cây ưa khí hậu ấm áp với nhiệt ñộ trung bình hàng tháng là
20 – 30
0
C trong quá trình sinh trưởng và phát triển của nó. Cây ñậu ñũa mẫm
cảm với sự ngập nước và có thể bị tổn thương nếu gặp sương. Chúng không
thể chịu ñược nhiệt ñộ 4
0
C trong thời gian dài. Nhiệt ñộ thích hợp cho sự nảy
mầm là 25 – 30
0
C (Tạ Thu Cúc, 2005; Piuek, 1994) [1], [31].
ðể sự nảy mầm tốt ñất nên ấm 20 - 22
0
C khi trồng. ðậu ñũa phát triển
mạnh ở thời tiết nóng ẩm, môi trường ñủ ánh sáng, nhiệt ñộ ban ngày lên ñến
25 – 35
0
C và nhiệt ñộ ban ñêm không dưới 15
0
C là thích hợp. ðậu ñũa sinh
trưởng và phát triển kém ở những vùng có ñộ cao trung bình hoặc khí hậu ôn
hòa (www. Echotech.org/ mambo) [16].
Ở nhiệt ñộ 30
0
C cây vẫn sinh trưởng tốt, ra hoa và quả bình thường.
ðậu ñũa quả dài mẫn cảm với nhiệt ñộ ñất và nhiệt ñộ không khí dưới 20
0
C.
ðậu ñũa là cây chịu nóng và có thể phát triển thậm chí khi nhiệt ñộ trên 35
0
C.
Nhưng nhiệt ñộ cao như vậy sẽ ảnh hưởng ñến quá trình thụ phấn (Tạ Thu
Cúc, 2005; Chen và cộng sự, 1989) [1], [14]. Nó cũng khá mẫn cảm với nhiệt
ñộ dưới 10
0
C, kết quả là cây ngừng phát triển. Cây có thể bị chết do rét khi
nhiệt ñộ là 0
0
C (Chen và cộng sự, 1989) [14].
b. Yêu cầu về ánh sáng
ðậu ñũa là cây phản ứng trung tính với ñộ dài ngày. Tuy nhiên, cũng
có sự khác biệt chút ít giữa các dạng ñậu ñũa khác nhau. Giống ñậu ñũa thông
thường phản ứng tương ñối rộng ñối với ñộ chiếu sáng, giống leo bò phản ứng
với ánh sáng ngày ngắn, còn giống ñậu ñũa dạng bụi phản ứng trung tính với
thời gian chiếu sáng (Tạ Thu Cúc, 2005) [1].
ðậu ñũa yêu cầu chiếu ánh sáng suốt quá trình sinh trưởng và phát triển
của nó. Càng nhiều ánh sáng năng suất càng cao. Trái lại, thời tiết âm u và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
11
mưa nhiều làm giảm năng suất do rụng hoa và quả non (Chen và cộng sự,
1989) [14].
Nhìn chung thời tiết chiếu sáng từ 11 – 13 giờ/ngày thì có thể thỏa mãn
yêu cầu ñối với ánh sáng cho cây ra hoa.
ðậu ñũa ưa cường ñộ ánh sáng mạnh, không chịu bóng râm.
c. ðất và dinh dưỡng
- ðậu ñũa là cây trồng có khả năng thích nghi rộng trên nhiều loại ñất.
Nhưng thích hợp nhất vẫn là loại ñất cát pha và ñất thịt nhẹ có ñộ pH từ 5,5 –
6,5. ðậu ñũa yêu cầu lượng phân nhiều hơn các loại ñậu khác, do có khả năng
cố ñịnh ñạm của nó yếu hơn và là loại sinh trưởng vô hạn nên thân lá phát
triển mạnh hơn (Chen và cộng sự, 1989) [14].
- Nitơ (N) là yếu tố cần thiết ở thời kỳ ñầu của quá trình sinh trưởng, có
tác dụng duy trì sinh trưởng thân lá, làm tăng chiều dài quả và khối lượng
quả. Song bón ñạm quá lượng sẽ kéo dài sự sinh trưởng thân lá, cành lá xum
xuê, làm chậm quá trình chín, có thể làm giảm năng suất hạt và thậm chí cản
trở sự cố ñịnh ñạm của cây. Thừa ñạm trong cây, dẫn tới thân lá non mềm làm
giảm khả năng chống chịu với ñiều kiện bất thuận và sâu bệnh hại.
ðậu ñũa là loại cây có khả năng cố ñịnh ñạm trong ñất nên thích hợp
với loại ñất chứa ít ñạm. Có thể bón 30,8 kg N/1ha trên ñất có hàm lượng ñạm
thấp, trên ñất có ñộ phì nhiêu trung bình có thể bón 30,8 kg P
2
O
5
và 45,6 kg
K
2
O/ha.
- Phốt pho (P): Lân có tác dụng kích thích cho rễ cây phát triển, có lợi
cho hoạt ñộng của vi khuẩn nốt sần. Lân kích thích ra hoa sớm, chín sớm, rút
ngắn thời gian sinh trưởng. Lân còn có tác dụng cải tiến chất lượng hạt và
tăng năng suất hạt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
12
- Kali (K) tăng khả năng chống chịu của cây, ñặc biệt là tăng khả năng
chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh hại. Kali còn có tác dụng làm tăng
hàm lượng vitamin C trong quả.
d. Nước
ðậu ñũa có thể trồng ñược cả hai ñiều kiện có tưới và không tưới, ñậu
ñũa chịu hạn hơn ñậu cô ve (Tạ Thu Cúc, 2005) [1]. Sự chịu hạn của cây
chính là ưu thế quan trọng cho việc mở rộng diện tích trồng ñậu ñũa ở nhiều
vùng chưa phát triển trên thế giới. ðối với cây trồng nói chung và câu ñậu ñũa
nói riêng, nước có ý nghĩa ñặc biệt quan trọng trước và sau khi cây ra hoa.
ðất ướt và khô ñều ảnh hưởng không tốt ñối với cây ñậu ñũa. ðậu ñũa có thể
chịu ñược lượng mưa thấp vì hệ rễ phát triển mạnh và có sự thoát hơi nước
thấp (Chen và cs., 1989) [14]. ðậu ñũa rất mẫn cảm với sự ngập úng. ðộ ẩm
ñất thích hợp từ 70 – 80%, ñộ ẩm không khí 65 – 70%.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước
-Nghiên cứu, ñánh giá, tuyển chọn giống từ tập ñoàn ñậu ñũa
Cây ñậu ñũa ñược trồng thử nghiệm tại các nước như Inñônêsia,
Philippin, Thái Lan, Malaysia trong các thời vụ khác nhau với 16 giống ưu tú
ñược tập hợp. Qua quá trình ñánh giá cho thấy giống KU18 từ Thái Lan và
DOA từ Malaysia ñã có thể thích ứng tại ba nước. KP5 từ Malaysia thích ứng
tốt ở Philippin. Trong khi giống CSD5 từ Philippin ñạt năng suất cao hơn hẳn
các giống ñịa phương của Malaysia và Thái Lan.
Ở Inñônêsia, 7 giống ñược ñánh giá là nổi bật có năng suất hơn 17
tấn/ha bao gồm 5 giống của Inñônêsia: LV1630, LV217, LV265, LV232,
LV2316; giống DOA từ Malaysia và giống KU8 từ Thái Lan (Piluek và cộng
sự, 1996) [32].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
13
Ở Malaysia các thử nghiệm ñã cho thấy 6 giống (KU8 từ Thái Lan;
CSD5, CSD4 và CSL19 từ Philippin; và KP5, DOA từ Malaysia) cho năng
suất cao nhất, với năng suất quả trung bình hơn 17 tấn/ha, cao hơn các giống
ñược trồng phổ biến trong nước chỉ ñạt 15 tấn/ha. Trong những giống này
KP5 là giống có tiềm năng trồng ñược trên phạm vi rộng do có quả dài và thời
gian bảo quản quả ñược lâu.
Ở Philippin, 4 giống CSD4, CSD5, CSL19 và PS1 ñều cho năng suất
cao và ổn ñịnh trong cả hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Năng suất quả tươi
trung bình vào mùa khô là 1,16 tấn/ha, vào mùa mưa là 4,41 tấn/ha. Năng suất
của các giống này tuy thấp hơn so với năng suất ñạt ñược tại ba nước kia song
vẫn cao hơn so với năng suất của các giống ñược trồng phổ biến trong nước.
Theo (www.echotech.org/mambo/index) [16] cho biết giống Bush
Sitao là giống ñược lai ñậu ñũa và ñậu mắt cua, và ñang ñược thay thế cho
cây ñậu ñũa và rất ñược ưu chuộng ở Philippin. Giống này có ưu ñiểm của nó
là dạng thân lùn nên không cần cắm dóc, tiết kiệm ñược chi phí trong quá
trình sản xuât.
-Nghiên cứu lai tạo dòng, giống mới
Theo Ponce và Casanova (1999) [34] thì INCA và INCA – LD là
những giống ñậu ñũa dạng lùn ñầu tiên. Giống hữu hạn Bush Sitao 2 từ
Philippin ñã ñược sử dụng dùng làm dòng mẹ trong phép lai với 11 dòng bố
sinh trưởng vô hạn. Quá trình chọn lọc ñã ñược tiến hành ñến ñời F6 bằng
phương pháp một hạt. Những dòng chọn lọc sẽ ñược thử nghiệm và ñã chọn
ra ñược những dòng tốt nhất ñó là INCA và INCA – LD. Cả hai ñều là giống
sinh trưởng hữu hạn và cây ở dạng thẳng ñứng. Hai giống này ñược khuyến
cáo gieo vào vụ xuân hè, Giống INCA ra hoa 35 – 40 ngày sau gieo, cho quả
màu xanh ñậm, quả dài 30 – 35cm, hạt màu kem có sọc tím nhạt. Giống này
có tiềm năng năng suất quả 13,4 tấn/ha. Giống INCA – LD ra hoa 30 – 35
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
14
ngày sau gieo, quả màu xanh ñậm, dài 30 – 40 cm, hạt có màu kem và màu
tím. Nó có tiềm năng cho năng suất ñạt 10 tấn/ha.
-Nghiên cứu yếu tố cấu thành năng suất và di truyền các tính trạng
Các yếu tố cấu thành năng suất của ñậu ñũa bao gồm: số quả/cây, khối
lượng trung bình quả, chiều dài quả, số hạt/quả và kích thước hạt. Chiều dài
quả là sự chỉ dẫn quan trọng của số hạt/quả, nó phụ thuộc vào mối tương quan
của hai ñặc tính này. ðiều này ñã ñược thể hiện qua một số nghiên cứu về
tính di truyền của năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của ñậu. Yap
và cộng sự (1977); (1980), Yap và Malk (1988); Map (1993) [39], [24], [25],
[40], [41] ñã nghiên cứu di truyền của ñậu ñũa thông qua lai luân giao. Nhưng
không ñưa ra giá trị ước lượng về tương tác không alen, mặc dù tương tác gen
ñóng vai trò quan trọng ñối với sự biểu hiện tiềm năng ưu thế lai (Shide và
Deshmukh, 1990; Patil và cộng sự, 1987) [36], [29].
Rahman và Saad (2000) ñã nghiên cứu tính di truyền về năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất ở ñậu ñũa bằng phương pháp lai phân tích
trung bình thế hệ sử dụng 6 quần thể P1, P2, F1, F2, BC1P1 và BC1P2. Phân
tích chỉ rõ tầm quan trọng của tác ñộng gen trội ñối với năng suất quả/cây và
số quả/cây so với tác ñộng của gen cộng gộp. Tuy nhiên, tác ñộng hiệu ứng
của gen cộng gộp cũng có ý nghĩa ñối với năng suất quả/ cây, số quả/ cây
khối lượng trung bình quả và khối lượng hạt trong nhiều tổ hợp khác nhau. Ba
dạng tương tác gen (cộng gộp, trội và tương tác giữa các gen) liên quan có ý
nghĩa ñối với số quả/ cây ở cặp lai KU7 x KU8. Trong tương tác hai gen, cả
tương tác cộng x cộng lẫn tương tác trội x trội ñều ñóng góp nhiều hơn vào
các chỉ tiêu năng suất quả/ cây và số quả/ cây. Mặc dù, sự ñóng góp ñó thay
ñổi giữa các cặp lai.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
15
Tại Banglades năng suất khá thấp ñạt trung bình 3,64 tấn/ha (Huque et
al., 2012) [18]. Tại Thái Lan, diện tích ñậu ñũa khoảng 18-20 ngàn ha với
tổng sản lượng là 124 ngàn tấn (Sarutayophat et al., 2007) [35].
- Nghiên cứu tương tác giữa giống và môi trường
Theo Kulkamin (1999) [20], khi nghiên cứu về tính ổn ñịnh kiểu gen
ñối với năng suất quả và các yếu tốt cấu thành năng suất trên cây ñậu ñũa cho
thấy sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường có ý nghĩa ñối với số quả/ cây,
số hạt/ cây, chiều dài quả, số chùm hoa/ cây, chiều cao cây và năng suất
quả/cây. Sự kết hợp giữa kiểu gen và môi trường của các dòng có ý nghĩa ñối
với số hoa/ cây, số quả/cây, chiều cao cây, chỉ số thể hiện năng suất (YRI) và
năng suất quả/ cây. Nghiên cứu ñã thể hiện ñược khả năng thích ứng của các
giống WALI-1 và DPL-2 về việc ứng dụng chúng trong các chương trình cải
tiến giống.
Khi nghiên cứu về khả năng của các ñặc tính góp vào năng suất ñối với
cây ñậu ñũa. Kulkami (2001) [21] cho thấy sự khác nhau về kiểu gen có ý
nghĩa lớn ñối với tất cả các ñặc tính cấu thành năng suất, ngoại trừ số
hoa/chùm và số quả/chùm. Sự biến ñộng giữa kiểu gen và môi trường ở mức
trung bình có ý nghĩa cao, ñiều này có nghĩa là sự biến ñộng giữa kiểu gen và
môi trường có ý nghĩa ñối với số quả/ chùm, số cành/ cây, số hoa/ cây, số
quả/ cây và số quả/ chùm ñã ảnh hưởng trực tiếp ñến năng suất quả/ cây. Các
yếu tố cấu thành năng suất như số hoa/chùm, số quả/chùm và chiều dài quả
của giống WALI – 1 thể hiện tính ổn ñịnh hơn các giống khác. Ảnh hưởng
của môi trường ñến biểu hiện của các giống về các tính trạng như: số
hoa/chùm, số quả/chùm là có ý nghĩa cao.
Trong chọn giống khả năng cho năng suất tự nhiên của các loại cây
trồng, tiêu chuẩn chọn lọc có thể là năng suất hoặc một hoặc nhiều ñặc tính
nông học khác góp phần vào năng suất. Sự hiểu biết về cách thức di truyền
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
16
của các yếu tố cấu thành năng suất là cần thiết cho việc chọn lọc có hiệu quả
nhằm tạo ra các dòng ưu tú.
- Nghiên cứu thu hoạch, bảo quản quả ñậu ñũa
ðậu ñũa thu hoạch vào giai ñoạn trước khi phát triển ñầy ñủ của quả và
hạt. Thông thường từ 6-8 tuần sau khi trồng và ñường kính quả không quá
1cm, phụ thuộc vào giống và ñiều kiện khí hậu. Khi thu hoạch quả nên cắt cả
cuống, không làm dập và xước quả, phân loại quả bị dập, bị bệnh. Nên thu
hoạch vào sáng sớm khi mà có nhiệt ñộ thấp và lượng nước trong cây chưa
bốc hơi mạnh. Quả sau khi thu hoạch ñể khô nhằm giảm sự lây lan của bệnh,
tuy nhiên tránh ánh sáng trực tiếp ánh sáng chiếu vào hay nhiệt ñộ cao. Sau
khi thu hoạch nên nhanh chóng phân loại và ñóng gói ñể bảo quản tạm thời
trong kho mát trước khi ñưa ra thị trường vì nếu ñể quả ñậu trong ñiều kiện
phòng 1 giờ thì giảm 2% trọng lượng và 5 giời thì mất ñến 10% trọng lượng
quả. Thông thường không nên rửa bằng nước nhưng một số thị trường yêu
cầu thì có thể rửa bằng dung dịch axithypochlorous 150 ppm. Sau khi rửa, quả
ñậu ñược nhanh chóng làm khô bằng quạt. Mức ñộ hô hấp và tốc ñộ mất nước
của quả ñậu ñũa rất cao nên phải ñược bảo quản lạnh ở nhiệt ñộ 5
o
C và ñộ ẩm
là 95% nếu không chất lượng quả sẽ giảm nhanh chóng. Một số bệnh cần lưu
ý khi bảo quản ñậu ñũa: Cottony leak do nấm Pythium, Thối (Rhizopus Rot)
do nấm Rhizopus, Mốc xám (Gray Mould) do nấm Botrytis cinerea, thối nhũn
(Watery Soft Rot) do nấm Sclerotinia, Anthracnose do nấm Collectotrichum,
Thối (Bacterial Soft Rot) do vi khuẩn Erwiniacarotovora và Halo Blight do
Pseudomonas syringae (Bulletin, 2004) [13].
Giai ñoạn thu hoạch ñậu ñũa ñể làm rau tươi hoặc lấy hạt giống phụ
thuộc vào những ñặc tính sinh lý bao gồm hàm lượng nước, khối lượng quả
và hạt, khả năng nảy mầm của hạt và sức khỏe của mầm. Có 3 giai ñoạn chính
ñược xác ñịnh sự phát triển và trưởng thành của quả và hạt. Giai ñoạn từ 0-15