Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

thiết kế công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt rác công suất 300kgngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.07 KB, 74 trang )

Đồ án tốt nhiệp Khoa môi trường
MỤC LỤC
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp Khoa môi trường
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Khối lượng RTSH từ các hộ gia đình có nguồn thu nhập khác nhau
Bảng 1.2. Thành phần rác thải sinh hoạt của một số xã, thị trấn
Bảng 1.3. Thành phần của các cấu tử hữu cơ trong CTSH
Bảng 1.4. Tỷ lệ các loại chất thải trong nguồn CTSH
Bảng 2.1. Thành phần của rác thải sinh hoạt: lò đốt rác chất thải sinh hoạt.
Bảng 2.2. Thành phần cháy của dầu DO
Bảng 2.3. Thông số thiết kế tháp hấp phụ
Bảng 3.1. Chi phí xây dựng, cung cấp, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải
DANGH MỤC SƠ ĐỒ
1.1. Sơ đồ nguồn phát sinh CTSH
1. 2. Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải
2.1. Sơ đồ công nghệ lò đốt rác thải sinh hoạt
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp Khoa môi trường
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
RTSH: Rác thải sinh hoạt
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường
VNĐ: Việt nam đồng
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp Khoa môi trường
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án là kết quả thực hiện của riêng tôi. Kết quả tính toán
trong đồ án là trung thực và thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát
tình hình thực tiễn tại địa phương đang xây dựng dự án và dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS.Nguyễn Thu Huyền. Nội dung đồ án có tham khảo và sử dụng


các tài liệu thông tin được đăng tải trên các trang web theo danh mục tài liệu đồ
án.
LỜI CẢM ƠN
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp Khoa môi trường
Để hoàn thành được đồ án tốt nghiệp, em nhận được nhiều sự giúp đỡ, ý
kiến đóng góp từ rất nhiều phía. Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới quý thầy cô trong khoa Môi Trường- Trường ĐH Tài Nguyên & Môi
Trường Hà Nội, các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức,
trang bị cho em kiến thức trong suốt quá trình học tập và quan tâm chỉ bảo tận
tình em trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thu
Huyền đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đồ án.
Đồng thời em cũng xin cám ơn các anh chị trong Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường
tỉnh Bắc Cạn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong việc đi thực tế để thu thập
số liệu, tìm tài liệu và cung cấp thêm cho em các kiến thức về công nghệ xử lý
rác thải sinh hoạt bằng lò đốt rác.
Em xin chân thành cảm ơn.
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 6 Khoa mô trường
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rác thải gây ô nhiễm môi trường đang là vấn đề ngày càng bức xúc không
chỉ ở các đô thị, thành phố lớn mà ngay cả đối với các thị trấn, thị xã nhỏ, vùng
nông thôn và miền núi. Trong những năm qua việc thu gom xử lý rác thải ở
nông thôn, thị trấn, thị tứ còn mang tính chất tự phát, chưa được quan tâm, đầu
tư nên ô nhiễm môi trường do rác thải nhiều nơi đã ở mức báo động. Đây cũng
đang là vấn đề môi trường được nhà nước cùng với các cấp, các nghành rất quan
tâm.

Cùng với quá trình phát triển của các nghành kinh tế, quá trình đô thị hóa
và sự gia tăng dân số, tổng lượng rác thải phát sinh tại khu vực nông thôn ngày
nay càng gia tăng. Theo số liệu thống kê, các tỉnh trong lưu vực phát sinh
khoảng hơn 1.500 tấn rác thải mỗi ngày, trong đó chủ yếu là rác thải sinh hoạt.
Lượng rác thải phát sinh không được thu gom, xử lý mà thường đổ tập trung ở
rìa đường, các mương, rãnh hoặc đổ xuống các sông suối. Đây là nguồn ô nhiễm
tiềm tàng cho nước mặt và nước ngầm.
Xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn là xã thuần nông có đặc
điểm công nghiệp ít phát triển, nguồn rác thải chủ yếu là nguồn rác thải sinh
hoạt và rác thải nông nghiệp. Dân cư phân bố rải rác trong các thôn bản, mỗi
thôn có phong tục tập quán riêng. Xã nằm xa các trung tâm đô thị, hệ thống giao
thông chưa được hoàn thiện, đặc biệt là các dự án bảo vệ môi trường chưa có, ý
thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao vì vậy rác ở đây thường được
người dân vứt tự do hoặc tập chung tại các bãi đất trống cạnh bờ sông, lượng rác
này không có sự quản lý, thu gom của tổ vệ sinh môi trường. Việc vứt rác như
trên làm mất mỹ quan và làm ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm nghiêm trọng
nguồn nước mặt và nước ngầm tại các dòng sông, điều này đã ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống sức khỏe của cả cộng đồng dân cư.
Hiện tại xã chưa có khu vực tập kết rác thải và chưa có công trình xử lý rác
thải. Để đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường và sự phù hợp với sự phát triển
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 7 Khoa mô trường
kinh tế xã hội, việc xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã là hết
sức cần thiết và cấp bách, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đảm
bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan khu vực, phù hợp với định hướng xây
dựng đời sống văn minh cho nhân dân của Đảng và Nhà nước. Góp phần nâng
cao chất lượng sống của người dân khu vực nông thôn, giảm các nguyên nhân
gây ô nhiễm nguồn nước.
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường, chỉ ra được ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn rác

thải sinh hoạt tới đời sống sinh hoạt sức khỏe của nhân dân xã Bình Trung.
- Thiết kế hệ thống xử lý chất thải rắn bằng lò đốt chất thải rắn tập trung của xã
Bình Trung.
- Thiết kế hệ thống xử lý rác thải tập trung của xã Bình Trung bằng phương
pháp thiêu đốt. Công suất 300kg/ngày, khí sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A theo
QCVN 30: 2012/ BTNM
3. Tóm tắt nội dung đề tài
- Dự báo lượng phát thải, thành phần chất thải rắn
- Tính toán lượng khí thải phát sinh sau lò đốt, phân tích các chỉ tiêu thành phần.
Từ đó tính toán hệ thống xử lý khí thải.
- Đề xuất biện pháp xử lý tro của lò đốt
- Dự toán về kinh phí
- Thực hiện các bản vẽ
4. Phương pháp nghiên cứu thực hiện
- Sử dụng phương pháp thống kê thu thập số liệu
- Điều tra khảo sát hiện trạng rác thải và các biện pháp xử lý của xã
- Phương pháp xử lý số liệu
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 8 Khoa mô trường
- Phương pháp phân tích đánh giá
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 9 Khoa mô trường
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 10 Khoa mô trường
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ BÌNH TRUNG
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ
BÌNH TRUNG
1.1. Định nghĩa, nguồn gốc phát sinh, những tác động của CTSH tới môi
trường

1.1.1. Định nghĩa
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan trường học,
các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao
gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực
phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, vỏ rau quả v.v…
- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả,…loại chất thải này
mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có
mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn
dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, nhà hàng,
khách sạn, kí túc xá, chợ….
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây que, củi,
nilon, vỏ bao gói…
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy,
các loại sản phẩm sau khi đun nấu bằng than củi, và các chất thải dễ cháy khác
trong gia đình, trong kho của các công sở, xí nghiệp, các loại xỉ than.
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân
của các động vật khác.
- Các chất thải lỏng chủ yếu là bùn gas cống rãnh, là các chất thải sinh hoạt từ
khu vực dân cư.
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 11 Khoa mô trường
1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Cùng với những hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của các
ngành đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người ngày càng
tăng lên. Cùng với đó là lượng CTSH của các hoạt động này cũng gia tăng.
CTSH được thải ra từ mọi hoạt động sản xuất tiêu dùng trong đời sống xã hội
trong đó lượng rác thải chiếm khối lượng lớn chủ yếu ở khu dân cư, các nhà
máy, xí nghiệp.
1.1. Sơ đồ nguồn phát sinh CTSH

SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Cơ quan
trường
học
Khu dân

Công viên
CTS
H
Bệnh viện
cơ sở y tế
Chợ, bến
xe
Nhà máy,
xí nghiệp
Xây dựng
Hoạt
động
nông
nghiệp
Đồ án tốt nhiệp 12 Khoa mô trường
1.2. Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải
1.1.3. Những tác hại của chất thải rắn sinh hoạt
 Đối với môi trường
a. Làm ô nhiễm môi trường đất
Các chất hữu cơ còn phân hủy được trong môi trường đất tương đối nhanh
chóng trong điều kiện yếm khí và hiếu khí. Khi có độ ẩm thích hợp qua hàng
loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các khoáng chất đơn giản như nước,
khí cacbonic. Nếu trong điều kiện yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là
CH

4
, H
2
O, CO
2
gây ngộ độc cho môi trường đất.
Khi thải ra môi trường một lượng CTSH quá nhiều làm cho môi trường đất quá
tải, không kịp làm sạch và tiêu hủy hết các chất thải sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm.
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Các
loại
khác
Dạng rắn
Chất thải
công
nghiệp
Chất
thải
sinh
hoạt
Hơi
độc hại
Chất
lỏng
dầu mỡ
Dạng lỏng
Các hoạt động
giao tiếp và
đối ngoại
Các quá

trình sản
xuất
Các quá
trình phi
sản
xauats
Các hoạt
động quản

Chất thải
Dạng khí
Hoạt động sống
và tái sản sinh
con người
Các hoạt động kinh tế
xã hội của con người
Bùn ga
cống
Đồ án tốt nhiệp 13 Khoa mô trường
Sự ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong
đất chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt
trong đất.
b. Làm ô nhiễm môi trường nước
Các loại CTSH nếu là rác hữu cơ trong môi trường nước sẽ được phân hủy
một cách nhanh chóng. Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất
hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian sau đó là những sản phẩm cuối cùng là
chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí
để tạo ra hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH
4
,

H
2
O, CO
2
H
2
S. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi hôi thối và là độc nhất.
Bên cạnh đó còn có bao nhiêu vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn
nước.
Các lọai CTSH phân hủy tạo ra các yếu tố độc hại ngấm dần vào trong đất và
chảy xuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước quan trọng. Nếu rác thải
là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn môi trường nước. Sau
đó quá trình ôxy hóa có ôxy và không có ôxy xuất hiện gây nhiễm bẩn cho môi
trường nước. Những loại rác thải độc như Hg, Pb hoặc các chất phóng xạ còn
nguy hiểm hơn.
c. Làm ô nhiễm môi trường không khí
Các loại CTSH thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô
nhiêm không khí. Cũng có những loại rác thải có khả năng thăng hoa phát tán
vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác thải trong điều kiện nhiệt
độ và độ ẩm thích hợp (35
0
C và độ ẩm 70 - 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ
hoạt động của vi sinh vật làm ô nhiễm môi trường không khí.
d. Đối với sức khỏe con người
- Rác thải chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh do chứa mầm bệnh từ phân
người, súc vật. Các vi khuẩn gây bệnh như: E.Coli, Coliform, giun, sán Ruồi,
muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi. Kim loại nặng: Chì,
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 14 Khoa mô trường
thủy ngân, crôm có trong rác không bị phân hủy sinh học, mà tích tụ trong sinh

vật, tham gia chuyển hóa sinh học.
- Bệnh về da, bệnh phổi, phế quản Ung thư sốt xuất huyết Sida, cảm cúm, dịch
bệnh và các bệnh nguy hại khác . Các bệnh trên có thể gây ra các tác động tức
thời hoặc lâu dài bệnh về da vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da và gây viêm da. Ngoài
ra chất hữu cơ dễ bay hơi cũng có thể gây viêm loét da. Bệnh phổi, phế quản
Chất hữu cơ dễ bay hơi gây nguy cơ bị hen suyễn nhất, chảy nước mắt, mũi,
viêm họng. Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nhức đầu, nôn mửa. Về lâu dài
có thể gây tổn thương gan và các cơ quan khác ngoài ra khi tiếp xúc trưc tiếp với
rác thải còn gây ra bênh xung huyết niêm mạc miệng, viêm họng, lợi, rối loạn
tiêu hóa.
Bệnh ung thư một số thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi trong rác có khả năng
gây ung thư như: benzen, styrene butadience gây ung thư máu; tiếp xúc trực tiếp
nhiều với THC có khả năng gây ung thư da, ung thư tinh hoàn. Bệnh sốt xuất
huyết từ rác thải là môi trường cho muỗi phát triển. Muỗi chích sẽ gây nên bệnh
sốt xuất huyết và lan truyền mầm bệnh đi khắp nơi. Bệnh này gây nguy hiểm
đến tính mạng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong Bệnh sida,
cảm cúm, dịch bênh và các bệnh nguy hại khác. Rác thải chứa nhiều ruồi, muỗi
và vi trùng gây bệnh nên dễ bị dịch bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với rác thải.
1.2. Tình hình CTSH các hộ gia đình và thành phần CTSH
1.2.1. Tình hình CTSH các hộ gia đình
Khối lượng rác thải sinh hoạt của các hộ:
Có một thực tế rằng người dân chỉ thường quan tâm đến giá trị cũng như khối
lượng các sản phẩm đầu vào và lợi ích của chúng mang lại, trái lại họ ít quan
tâm đến những loại phế liệu, phế thải ra môi trường của các sản phẩm. Lượng
CTSH thải ra trên một ngày thực tế cũng không cố định là bao nhiêu, CTSH có
ngày ít cũng có ngày thì nhiều, nó còn tùy thuộc vào những sinh hoạt tiêu dùng
hàng ngày.
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 15 Khoa mô trường
Những hộ gia đình có ngành nghề khác nhau hay nguồn thu nhập khác nhau thì

lượng rác thải sinh hoạt cũng rất khác nhau. Ở đây phân loại mẫu dựa theo tiêu
trí là căn cứ vào nguồn thu nhập của các hộ gia đình chia làm 3 loại: sản xuất
nông nghiệp, buôn bán dịch vụ, lương hành chính.
Bảng 1.1. Khối lượng CTSH từ các hộ gia đình có nguồn thu nhập khác
nhau
Nguồn thu nhập Số (hộ) Khôi lượng bình quân
(kg/hộ/ngđ)
Sản xuất nông nghiệp 5 0,64
Buôn bán dịch vụ 5 1,65
Lương hành chính 5 1,08
Trung bình 1,12
(Nguồn: tự điều tra)
Do đặc thù nghề nghiệp và mức sinh hoạt của người dân ở đây là khác nhau, với
các hộ gia đình có nguồn thu nhập chính từ các hoạt động buôn bán dịch vụ thì
khối lượng CTSH thải ra hàng ngày rất nhiều. Cụ thể bình quân trong một tuần
CTSH mà mỗi một hộ này thải ra là 11,55kg tương đương với 1,65kg/hộ/ngđ.
Đối với những hộ gia đình có nguồn thu nhập chính từ các hoạt động sản xuất
nông nghiệp họ chủ yếu sống xa khu vực trung tâm và các trục dường chính.
Bình quân trong một tuần lượng CTSH mà mỗi hộ ở khu vực này thải ra là
4,45kg tương đương với 0,64kg/hộ/ngđ.
Đối với hộ có nguồn thu nhập chính từ lương hành chính thì bình quân lượng
CTSH thải ra trong một tuần là 7,58kg tương đương với 1,88kg/hộ/ ngđ.
Như vậy bình quân lượng CTSH thải ra môi trường của mỗi hộ gia đình trên là
1,12kg/hộ/ngđ.
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 16 Khoa mô trường
Ở đây có sự chênh lệch về khối lượng CTSH thải ra môi trường của các hộ gia
đình có nguồn thu nhập khác nhau là do có những điểm khác biệt nhau giữa các
hộ gia đình này. Có thể thấy những hộ gia đình này có lượng CTSH thải ra nhiều
hơn là do đặc điểm sinh hoạt hay khả năng tài chính của họ tốt nên nhu cầu tiêu

dùng, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm nhiều hơn.
1.2.2. Thành phần CTSH trong nguồn CTSH
Bảng 1.2. Thành phần rác thải sinh hoạt của một số xã, thị trấn
Thành phần Bình Trung Yên Nhuận TT Bằng Lũng
Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật 50,27 50,7 62,24
Giấy 2,72 2,82 0,59
Rẻ rách, củi, gỗ 6,27 2,72 4,25
Nhựa, nilon, cao su 0,71 2,02 0,46
Vỏ ốc, xương 1,06 3,69 0,50
Thủy tinh 0,31 0,72 0,02
Rác xây dựng 7,42 0,45 10,04
Kim loại 1,02 0,14 0,27
Tạp chất khó phân hủy 30,21 23,9 15,27
Thành phần hóa học trong các chất hữu cơ của rác thải sản phẩm thành phần hóa
học của chúng chủ yếu là H, O, N, S và các chất tro.
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 17 Khoa mô trường
Bảng 1.3. Thành phần của các cấu tử hữu cơ trong CTSH
Chất hữu cơ
Thành phần (%)
C H O N S Tro
Thực phẩm 48 6,4 37,6 2,6 0,4 5
Giấy 43,5 6 44 0,3 0,2 6
Catton 44 5,9 44,6 0,3 0,2 5
Chất dẻo 60 7,2 22,8 - - 10
Vải 55 6,6 31,2 1,6 0,15 -
Cao su 78 10 - 2,0 - 10
Da 60 8 11,6 10 0,4 10
Gỗ 49,5 6 42,7 0,2 0,1 1,5
Bảng 1. 4. Tỷ lệ các loại chất thải trong nguồn CTSH:

Loại rác Khối lượng CTSH (kg/hộ/ngđ) Tỷ lệ (%)
Rác hữu cơ 0,6 53,58
Rác vô cơ tái sử dụng 0,27 24,1
Rác vô cơ không tái sử dụng 0,25 22,32
Tổng 1,12 100
( Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra của phòng tài nguyên môi trường huyện Chợ
Đồn)
Khối lượng rác thải vô cơ không tái sử dụng như túi nilon, túi bóng, cao su, các
kim loại than xỉ…đây là loại rác thải khó phân hủy nhất đặc biệt là hiện nay túi
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 18 Khoa mô trường
nilon được sử dụng rất nhiều mà trong khi người tiêu dùng chưa nhận ra tác hại
của nó gây ran gay cả khi sử dụng và khi không sử dụng nữa. Túi nilon đặc biệt
là túi nilon tái chế dùng đựng thực phẩm không gây nguy hại trước mắt và về
lâu dài có thể gây bệnh ung thư tim mạch …
Tính trung bình mỗi ngày thì một hộ gia đình sử dụng 3-4 túi nilon, túi bóng, khi
đi chợ hay mua các loại sản phẩm hàng hóa như rau, dưa cà, thực phẩm tươi
sống. Hay những lọa thực phẩm tươi sống chúng ta thường dùng như mì gói,
bánh kẹo, dầu gội, sữa tắm…đều được đựng trong các loại bao bì có nguồn gốc
là túi nilon. Khi ra đường, ra vườn, cửa ngõ dọc thôn xóm, trục đường lớn, bến
xe, chợ, hay ra đến ngoài các cánh đồng thì cũng thấy túi bóng, túi nilon khắp
nơi.
1.3. Phương pháp quản lý và xử lý CTSH
1.3.1. Quản lý rác thải sinh hoạt
- Giảm thiểu tại nguồn: tách và phân loại rác thải ngay tại từng hộ gia đình, hạn
chế sử dụng túi nilon,…
- Giảm thiểu, tái sử dụng từ các phế liệu, phế thải như: chai nhựa, catton, giấy…
- Tiết kiệm nguồn năng lượng
- Thiết kế và tạo ra các sản phẩm ít gây ô nhiễm và ít các nguồn gây chất thải
hơn khi sử dụng.

- Một số thực phẩm thừa sử dụng cho chăn nuôi, tro xỉ đem bón cây
- Thu gom hàng ngày, chuyển đến bãi tập kết để xử lý
1.3.2. Xử lý rác thải sinh hoạt
Các phương pháp chính để xử lý CTSH
- Thiêu đốt
- Chôn lấp hợp vệ sinh
- Tái chế
- Chế biến thành phân hữu cơ
 Xử lý bằng phương pháp thiêu đốt
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 19 Khoa mô trường
Thiêu đốt là phương pháp thành công nhất đảm bảo phá hủy các độc tính độc hại
của chất thải rắn, giảm thiểu thể tích rác đến 95% và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn
gây bệnh ở nhiệt độ cao. Phương pháp này đáp ứng tất cả các tiêu chí về tiêu
hủy an toàn ngoại trừ việc phát thải các khí thải cần được xử lý.
 Xử lý bằng phương pháp chôn lấp
Đây là phương pháp phổ biến được dùng ở nhiều nơi nhất là các nước đang phát
triển. Chất thải sau khi chuyển đến bãi chôn lấp thành từng ô có lớp phủ, lớp lót
trên và dưới ô chon lấp để ngăn ngừa chất thải phát tán theo gió hoặc ngẫm vào
lòng đất.
II. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.Lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt
a. Lựa chọn phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
Xử lý chất thải là một quá trình được tiến hành từ khi chất thải bắt đầu phát
sinh tới việc xử lý chất thải ở giai đoạn cuối. Hiện nay trên thế giới phổ biến
phương pháp xử lý là chôn lấp, thiêu đốt…. Mỗi phương pháp có những ưu
nhược điểm khác nhau.
Các biện pháp kỹ thuật xử lí rác thải tại Việt Nam
Cùng với xu thế chung của thế giới, ở nước ta trong những năm gần đây chính
phủ rất coi trọng việc bảo vệ môi trường và các biện pháp để quản lí chất thải

rắn. Các phương pháp xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại Việt Nam hiện
nay tập chung vào:
- Tái chế chất thải: Việc tái chế chất thải chỉ mang tính tự phát, tập trung ở
những thành phố lớn. Các loại phế thải có giá trị như: Thuỷ tinh, Đồng, Nhôm,
sắt, giấy được đội ngũ đồng nát thu mua ngay tại nguồn, chỉ còn một lượng
nhỏ tới bãi rác và tiếp tục thu nhặt tại đó. Tất cả phế liệu thu gom được chuyển
đến các làng nghề. Tại đây quá trình tái chế được thực hiện. Việc thu hồi sử
dụng chất thải rắn góp phần đáng kể cho việc giảm khối lượng chất thải đưa đến
bãi chôn lấp, tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản
xuất, tạo công ăn việc làm cho một số lao động.
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 20 Khoa mô trường
- Đốt chất thải: Có thể xử lý được nhiều loại rác, phương pháp này giảm thiểu
tối đa số lượng và khối lượng rác thải, đồng thời tiêu diệt được hoàn toàn các
mầm bệnh trong rác. Phương pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao, chi
phí vận hành bảo dưỡng tương đối tốn kém. Xử lý chất thải rắn bằng phương
pháp đốt có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu tới mức nhỏ nhất lượng
chất thải cần phải có biện pháp xử lý cuối cùng. Nếu sử dụng công nghệ đốt tiên
tiến thì việc xử lý bằng phương pháp này còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường cao.
- Chôn lấp chất thải rắn: Chôn lấp đơn thuần không qua xử lí, đây là phương
pháp phổ biến nhất dễ làm ít tốn kém. Nhưng phương pháp này có những nhược
điểm: diện tích đất sử dụng nhiều, rác sau khi chôn lấp thường bị những người
nhặt rác bới lên để lấy vật dụng có thể tái sử dụng, chuột và côn trùng có thể tha
rác và các tác nhân nguy hại ra môi trường. Ngoài ra nước mưa thấm vào hố rác
có thể làm ảnh hưởng tới nguồn nước những vùng xung quanh. Bởi vậy chôn lấp
không phải là giải pháp nhằm giải quyết tận gốc của chất thải rắn.
- Chế biến thành phân hữu cơ: Phương pháp làm phân hữu cơ có ưu điểm làm
giảm lượng rác thải hữu cơ cần chôn lấp, cung cấp phân bón phục vụ nông
nghiệp. Phương pháp này rất phù hợp cho việc xử lí chất thải rắn sinh hoạt,
phương pháp này được áp dụng rất có hiệu quả.

 Chọn phương pháp thiêu đốt chất thải rắn
Công nghệ thiêu đốt là đốt chất thải một cách có kiểm soát trong một vùng kín,
mang nhiều hiệu quả. Quá trình đốt được thực hiện hoàn toàn, phá hủy hoàn
toàn chất thải độc hại bằng cách phá vỡ các liên kết hóa học, giảm thiểu hay loại
bỏ hoàn toàn độc tính. Hạn chế tập trung chất thải cần loại bỏ vào môi trường
bằng cách biến đổi chất rắn, lỏng thành tro.
Thành phần khí thải chủ yếu là CO
2,
NO
x
, hơi nước, hydrogen chloride và các
khí khác. Các khí vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho con người và môi trường, vì
vậy cần có hệ thống xử lý khói thải từ lò đốt.
Các yếu tố quyết định sự hiệu quả của lò đốt: sự cân bằng năng lượng, hệ thống
kiểm soát chế độ đốt, nhiệt độ trong buồng đốt, độ ẩm của chất thải.
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 21 Khoa mô trường
Công nghệ sản xuất vận hành
Sơ đồ công nghệ của lò đốt rác sinh hoạt
b. Quy mô, giải pháp xây dựng của lò đốt rác sinh hoạt tại xã Bình Trung
- Quy mô xây dựng: Bao gồm các hạng mục
+ Sân phơi kết hợp nhà phân loại rác + lò đốt rác với tổng diện tích 57m
2
+ Thiết kế bể chứa rác liên hợp với bể xử lý nước rác có tổng diện tích 123,7m
2
+ San mặt bằng xây dựng 288m
2
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Chất thải rắn tập kết về bãi
rác

Tái chế
Phân loại sơ bộ giảm ẩm và
đem đốt
Mùi hôi
Giảm ẩm và đem đốt
- Bụi
- Khí độc
- Nhiệt độ cao
Tro xỉ đem
chôn
Lò đốt rác
Thiết bị xử lý khí thải
Ống khói
Hệ thống xử lý
nước thải
Đồ án tốt nhiệp 22 Khoa mô trường
+ Đường vào sân tập kết rác rộng 3m, dài 31,8m
- Giải pháp xây dựng
+ Thiết kế sân phơi kết hợp nhà phân loại rác + lò đốt rác với tổng diện tích là
57m
2
, nhà một tầng, chiều cao toàn nhà 3,7m trong đó có nhà phân loại rác, lò
đốt rác, xây tường bao quanh khu đặt lò đốt rác, tường 110 vữa xi măng M75.
Nhà phân loại rác được lợp mái tôn vì kèo thép hình, xà gồ thép dập chữ C. Lò
đốt rác xây gạch chịu lửa và vữa hỗn hợp amiang chịu lửa, kích thước lò
1.4x2.1m, ống khói cao 3.6m, lắp dựng bằng ống cống (D30-D40), nền nhà sân
phơi đổ bê tông đá 2x4, M100 dày 10cm.
+ Thiết kế bể chứa rác liên hợp với bể xử lý nước rác có tổng diện tích 123.7m
2
.

Chia bể chứa làm 3 ngăn chứa rác, đào phần âm đất cấp III là 0.6m, để nổi 1.5m,
chiều sâu bể chứa rác tính đến mặt đáy bể là 1,85m. Bể xử lý nước rác được
thiết kế liên hoàn với bể chứa rác đáy bể xử lý thiết kế sâu 2,55m, bể chia làm 2
ngăn. Thành bể chứa và bể xử lý trát vữa xi măng M75, đáy bể đổ bê tông cốt
thép dày 15cm, láng vữa xi măng dày 2cm M75 láng nền có đánh mầu, thành bể
xây gạch chỉ đặc dày 220,vữa xi măng mác M75, giằng bể phía trên mặt kích
thước 250x220, tường trát dày 20, vữa M75. Đáy bể chứa đặt rãnh ở giữa để thu
gom nước rác, trên mặt rãnh đặt tấm đan đục lỗ và lớp đá dăm lọc nước rác.
Thiết kế đáy bể dốc để nước rác chảy tự nhiên xuống rãnh, sau đó rãnh dốc về
phía bể xử lý nước rác để xử lý trước khi cho chảy ra môi trường tự nhiên, tro
đốt xuống bể một cách thuận lợi đồng thời chống ngã xuống bể khi công nhân
làm việc. Xây trụ đỡ vì kèo liền thành bể bằng gạch chỉ đặc, xi măng M75, phía
trên vì kèo dùng xà gồ thép dập, mái lợp tôn múi.
2.2.Cơ sở lý thuyết quá trình đốt rác thải sinh hoạt
Quá trình xử lý CTSH bằng phương pháp đốt gồm 2 giai đoạn chính
- Đốt chất thải: Ở giai đoạn này chất thải được đốt cháy tạo thành tro và khói lò.
Một phần tro nằm dưới dạng xỉ sẽ được tháo ra ở đáy lò, một phần dưới dạng
bụi sẽ được cuốn theo khói lò.
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 23 Khoa mô trường
- Xử lý khói lò: Khói sinh ra trong lò đốt có nhiệt độ cao chứa bụi, những khí ô
nhiễm như: SO
2
, NO
X
, CO
2
, CO,…trước khi thải vào khí quyển, khói cần được
xử lý để hạ nhiệt độ, loại bớt bụi và khí độc. Đảm bảo những yêu cầu tối thiểu
của khói khi thải vào môi trường.

a. Lý thuyết quá trình đốt
Quá trình đốt RTSH xảy ra trong lò đốt thực chất là quá trình cháy của 3 loại
chất: rắn, lỏng, khí
- Chất rắn là bản than chất thải
- Chất lỏng gồm nhiên liệu phụ được cấp từ ngoài vào là dầu DO và những
thành phần dạng lỏng được tách ra từ chất thải trong quá trình nhiệt phân.
- Chất khí là những sản phẩm của quá trình đốt và khí hóa chất thải như CO
2
, H
2
,
hydrocacbon, một số hợp chất hữu cơ ở thể khí, những khí có độc tính cao như
Dioxin, Fuaran.
 Lý thuyết quá trình cháy của chất rắn
Chất rắn từ khi nạp vào lò tới khi cháy được có thể trải qua các giai đoạn sau:
- Sấy là quá trình nâng nhiệt độ rác thải từ nhiệt độ ban đầu tới khoảng 200
0
C,
trong khoảng nhiệt độ này ẩm vật lý trong chất thải được thoát ra, sau đó là ẩm
hóa học. Tốc độ sấy phụ thuộc vào kích thước, bề mặt tiếp xúc, độ xốp vật rắn
và nhiệt độ buồng đốt.
Thực tế chất thải rắn là hỗn hợp nhiều chất có thành phần và kích thước không
đồng đều. Đây là một vấn đề cần chú ý để tổ chức quá trình đốt được hiệu quả
cao.
- Nhiệt phân từ khoảng 200
0
C tới nhiệt độ bắt đầu cháy, xảy ra những quá trình
phân hủy chất rắn bằng nhiệt. Những chất hữu cơ có thể bị nhiệt phân thành
những hợp chất phân tử lượng nhỏ hơn ở thể lỏng như axit, axeton, một số
hydrocacbon ở thể lỏng. Một số chất khí cũng được sinh ra trong quá trình nhiệt

phân như CH
4
, H
2
, CO
2
, CO,… Thành phần của sản phẩm nhiệt phân phụ thuộc
vào bản chất của chất thải, nhiệt độ, tốc độ nâng nhiệt độ.
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 24 Khoa mô trường
- Quá trình cháy là phản ứng hóa học giữa oxy trong không khí, chất thải rắn và
thành phần cháy được sinh ra lượng nhiệt lớn và tạo ra ánh sang. Tốc độ cháy
phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ chất cháy có trong nhiên liệu và chất thải rắn.
Ở nhiệt độ nhất định tốc độ cháy phụ thuộc vào nồng độ chất cháy có trong hỗn
hợp nhiên liệu, CTR và không khí. Khi nồng độ này thấp tốc độ cháy chậm và
ngược lại. Đối với nồng độ nhất định, tốc độ cháy phụ thuộc vào nhiệt độ. Ảnh
hưởng của nhiệt độ đối với quá trình cháy lớn hơn nhiều ảnh hưởng của nồng
độ. Khi nhiên liệu và CTR được sấy đến quá trình bắt lửa thì quá trình cháy xảy
ra. Sau khi bắt lửa quá trình cháy sảy ra mãnh liệt, nồng độ chất cháy trong
nhiên liệu và chất thải giảm dần, nhiệt độ buồng đốt tăng cao. Trong quá trình
cháy nhiên liệu và CTR cháy rất mạnh cháy các khí như hydrocacbon, cacbon
oxy.
- Quá trình tạo xỉ: sau khi cháy hết các cháy được thì các chất rắn không cháy
được sẽ tạo thành tro xỉ. Sự tạo thành tro xỉ phụ thuộc vào nhiệt độ buồng đốt.
Mỗi loại CTR không cháy được có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Các chất
không cháy được và không bị nóng chảy tạo thành tro, còn xỉ là tro bị nóng chảy
tạo thành. Thường người ta chọn nhiệt độ thải xỉ là 850
0
C.
 Động học quá trình đốt chất thải rắn

* Các bước xảy ra trong quá trình đốt chất thải rắn
- Khuếch tán đối lưu oxy nhận được từ nhân tới bề mặt lớp biên chảy dòng bao
quanh hạt rắn.
- Khuếch tán oxy qua chiều dày lớp biên chảy dòng bằng khuếch tán phân tử.
- Khuếch tán oxy vào ống mao dẫn.
- Hấp thụ oxy vào bề mặt trong của chất thải rắn.
- Quá trình nhả khuếch tán: khuếch tán sản phẩm ngược lại ống mao
dẫn,khuếch tán phân tử, khuếch tán đối lưu sản phẩm vào pha khí.
b. Lý thuyết quá trình xử lý khí thải
 Sự hình thành các chất thải
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3
Đồ án tốt nhiệp 25 Khoa mô trường
- Tro, xỉ bay theo khói bụi: tro xỉ là những chất không cháy được có trong chất
thải. Bụi bao gồm tro bay theo khói và một số chất chưa cháy hết do sự cháy
không hoàn toàn nhiên liệu cũng như chất thải. Bụi từ trong buồng đốt chủ yếu
là bụi vô cơ kích cỡ nhỏ d<100µm chiếm 90%.
- Khí CO, CO
2
khi đốt cháy các chất hữu cơ có cacbon, tùy theo lượng oxy sử
dụng mà có thể sinh ra CO hoặc CO
2
. Khi cung cấp thiếu oxy, quá trình cháy
không hoàn toàn: 2C + O
2
= 2CO
Khi cung cấp đủ oxy, quá trình cháy hoàn toàn sản phẩm là: C + O
2
= CO
2
- Khí NO

x
: 2 khí quan trọng nhất của NO
x
là NO và NO
2
. Khí này được hình
thành do 2 nguyên nhân:
+ Phản ứng của oxy và nito trong không khí cấp vào buồng đốt.
+ Phản ứng của oxy và nito có trong nhiên liệu. NO
x
dễ dàng tạo ra khí oxy dư
thừa trong quá trình cháy. Ở nhiệt độ cao trên 650
0
C thì NO tạo ra là chủ yếu.
- Khí SO
2
khí này được tạo ra khi đốt chất thải và nhiên liệu chứa lưu huỳnh:
CS
2
+ O
2
= CO
2
+ SO
2
+ Q
- Hơi axit khi đốt chất thải có chứa Cl, Br thì sẽ tạo ra khí HCl, HBr:
CHCl
3
+ O

2
= CO
2
+ HCl + Cl
2
+ Q
- Dioxin: Đây là những hợp chất hữu cơ có tính độc rất cao.Những lò đốt với
nhiệt độ trên 850
0
C mới đốt được các hợp chất này. Hiệu quả đốt Dioxin phụ
thuộc vào các thông số như thời gian lưu cháy, lượng oxy. Khi đạt đuợc các
thông số: nhiệt độ 850
0
C – 1100
0
C, thời gian lưu cháy là 1 giây, lượng oxy trong
khí cháy 8 – 12% thì lượng Dioxin còn lại trong khí thải rất thấp.
- Kim loại nặng: Hàm lượng kim loại nặng trong khói thải của lò đốt rác sinh
hoạt rất thấp, dưới giới hạn cho phép và không cần qua xử lý.
 Xử lý khói thải
Quá trình xử lý khói thải bao gồm những phần sau:
- Hạ nhiệt độ khói thải
- Tách bụi
SVTH: Triệu Thị Ký Lớp LDH2KM3

×