Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường đất và nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706 KB, 13 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC
Trường: CĐSP Hà Nam
Lớp: Sp Sinh-KTNN k16
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Nguyễn Hồng Nhung
Phần lớn người trồng cây nông nghiệp đều phải tiếp xúc
với thuốc Bảo vệ thực vật để bảo vệ mùa màng, nông
sản… Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc BVTV đều gây độc
hại đối với sức khỏe con người, có tác động xấu đến môi
trường sống và hệ sinh thái.
1. Dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật
- Dư lượng của thuốc BVTV là phần còn lại của hoạt chất, chất mang,
các chất phụ trợ khác cũng như các chất chuyển hóa của chúng và tạp
chất; có khả năng gây độc; còn lưu trữ một thời gian trên bề mặt của
vật phun, trong môi trường, dưới tác động của hệ sống và yếu tố
ngoại cảnh.
Thuốc BVTV
- Dư lượng của thuốc BVTV có thể tồn tại trên và trong các bộ phận
khác nhau của cây, của nông sản, trên lớp đất mặt, lớp đất sâu và
mach nước ngầm.
- Thời gian tồn tại của thuốc tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng và
điều kiện ngoại cảnh.
- Nghiên cứu dư lượng thuốc sẽ giúp ta xây dựng hệ thống biện pháp
để có thể hạn chế tác hại của thuốc BVTV đến hệ sinh thái và đời sống
con người.
2. Tác động của thuốc BVTV
Các dạng thuốc BVTV phun ra chỉ được cây trồng hấp thụ một
phần, còn một phần được giữ lại trong đất, nước và phân giải dần
dưới tác động của các yếu tố môi trường. Thuốc bị rửa trôi gây ô
nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến các loài động vật sống dưới


nước.
Thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường do bị rò rỉ trong quá trình
vận chuyển, cất giữ, sử dụng, do việc tiêu hủy, xử lý các chất thải
thuốc BVTV không đảm bảo an toàn; do việc rửa các thiết bị,
dụng cụ có dính thuốc bừa bãi ở mọi nơi; do sử dụng thuốc quá
liều và phun thuốc trong khi có gió to hoặc dùng thuốc ở sát ngay
những khu vực nhạy cảm như nguồn nước sinh hoạt, nơi đông
dân cư.
2.1. Thuốc BVTV và đất đai trồng trọt
- Đất là nơi tàng trữ dư lượng thuốc
BVTV sau khi sử dụng.
- Hợp chất Asen là một trong những hợp
chất được sử dụng nhiều để trừ sâu
bệnh. Tuy nhiên, sử dụng hợp chất này
mặc dù rất hiệu quả trong việc trừ sâu
nhưng asen đã tồn tại trong đất với
lượng rất lớn làm cây trông cằn cỗi,
năng suất giảm sút, cây bị chết, dư
lượng tồn tại trong nông sản, gây độc,
không sử dụng được…
V thu c BVTV v t b a bãi ra ỏ ố ứ ừ
môi tr ng nh h ng đ n môi ườ ả ưở ế
tr ng đ tườ ấ

Để đánh giá khả năng tồn tại của thuốc BVTV ở trong
đất, người ta thường dùng hệ số thời gian bán phân
huỷ, ký hiệu là DT50

Thời gian bán phân hủy là thời gian được tính bằng
ngày, tháng hoặc năm kể từ khi thuốc được đưa vào

đất, đến khi một nửa số lượng thuốc đó được phân hủy.

Các thuốc BVTV khác nhau có thời gian bán phân hủy
khác nhau.

Trị số DT50 chỉ phản ánh đúng trong những điều kiện thí
nghiệm rất hạn hẹp và cuối cùng dễ làm cho người ta
ngộ nhận thuốc BVTV không tồn tại quá lâu trong môi
trường.
2.2. Tác động của thuốc BVTV đến
sinh vật sống trong đất
-
Sinh vật sống trong đất có nhiều loài, có vai trò rất quan trọng trong quá trình
tái tạo vật chất, cải tạo đất, duy trì độ màu mỡ của đất
-
Các thuốc trừ sâu và một số thuốc trừ nấm có thể làm giảm số lượng cá thể
trong một loài trong quần thể bét, giun đất ngay trong nồng độ thông dụng.
Ảnh hưởng dài ngắn, nặng nhẹ có thể rất khác nhau tùy thuộc loại thuốc, liều
lượng xử lý và điều kiện ngoại cảnh cũng như thành phần hệ sinh thái.
+ Một số thuốc trừ sâu, ở nồng độ bình thường chẳng những không gây hại mà
còn làm tăng số lượng động vật không xương sống có ích sống trong đất.
+ Các thuốc trừ nấm ảnh hưởng mạnh đến các vi sinh vật có ích như vi khuẩn
nitrat và nitrat hóa… Những VSV kháng nấm lại chống chịu được các thuốc trừ
nấm và vi khuẩn.
-
Các thuốc trừ cỏ tác động đến hệ sinh vật sống trong đất tùy theo loại thuốc,
nhóm sinh vật, liều lượng diệt cỏ và điều kiện ngoại cảnh.
2.3. Tác động của thuốc BVTV đến
động vật sống trong nước và trên cạn
Khi phun thuốc trên ruộng, một phần không nhỏ thuốc

BVTV bị gió cuốn đi xa, gây ô nhiễm môi trường ở khu
vực xử lý và các vùng phụ cận, tác động rất mạnh đến
quần thể sinh vật ở nơi đó.
- Tùy theo khả năng biểu thi sự độc mà người ta chia ra làm hai nhóm:

+ Trúng độc cấp tính:
là kết quả của sự ngộ độc trầm trọng khi chất
độc xâm nhập với lượng lớn vào cơ thể sinh vật, phá hủy mạnh các cơ
quan và chức năng sống của sinh vật và thể hiện các triệu chứng trúng
độc rõ rệt và sinh vật có thể bị chết.
Sự ngộ độc cấp tính thường được thấy rõ ở người chuyên sản xuất,
gia công, phân phối và sử dụng thuốc BVTV; gây độc và chết cho ong,
thiên địch, cá và các sinh vật khác ở khu vực xử lý thuốc.
+ Trúng độc mãn tính:
là kết quả của sự tích lũy các chất độc trong cơ
thể sinh vật khi sinh vật tiếp xúc với các chất độc nhiều lần, ở liều nhỏ,
trong thời gian dài, dẫn đến cá thể đó bị yếu đi, thậm chí có thể chết.
Qua thức ăn, nước uống và nhiều con đường khác, thuốc BVTV được
tích lũy trong cơ thể tôm cá, trong mỡ, thịt, sữa của gia cầm gia súc,
trong cơ thể người, gây ngộ độc mãn tính.
- Trên đồng ruộng sự khan hiếm dần các động vật thủy sinh cũng một
phần do việc sử dụng thuốc BVTV bừa bãi.
Tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích
cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi
trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con
người. Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải
dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của
cán bộ kỹ thuật.

×