Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vai trò của thị trường chứng khoán trong việc huy động vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.83 KB, 12 trang )

A. Lời mở đầu
Trong nền kinh tế hiện đại của một đất nớc, hoạt động của thị trờng chứng
khoán không những thể hiện sự phát triển về kinh tế mà nó còn thể hiện sự văn minh
của nớc đó, đặc biệt là trong bối cảnh cả thế giới cùng đang bớc vào hội nhập. Nhng
cho dù thể hiện ở mặt nào đi chăng nữa cũng không thể bỏ qua vai trò quan trọng của
thị trờng chứng khoán trong việc huy động vốn trên thị trờng.
Thị trờng chứng khoán Việt Nam ra đời cũng với mục đích tạo kênh huy
động vốn cho các doanh nghiệp và góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của đất
nớc. Qua gần năm năm hoạt động, thị trờng chứng khoán Việt Nam đã có những bớc
tiến và gặt hái đợc một số thành công nhất định, tuy nhiên so với những gì mà thị tr-
ờng chứng khoán của các nớc trong khu vực đạt đợc thì thị trờng chứng khoán Việt
Nam vẫn còn khá non trẻ và còn nhiều mặt hạn chế. Trong khuôn khổ hạn hẹp của
bài tiểu luận môn học này, em xin đợc đa ra hai vấn đề đang đặt ra của thị trờng
chứng khoán Việt Nam:
Đảm bảo lợng vốn giao dịch trên thị trờng luôn đợc thờng xuyên và ổn
định
Huy động vốn qua thị trờng chứng khoán Bao giờ thành kênh chủ lực?
để phân tích, từ đó tìm hiểu nguyên nhân tại sao thị trờng chứng khoán Việt Nam lại
đang tồn tại những vấn đề này, khiến cho Ngành Chứng khoán phát triển chậm chạm;
và có những giải pháp thích hợp giúp cho thị trờng chứng khoán Việt Nam ngày càng
phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển của đất nớc nh đúng mục tiêu và mục
đích ra đời của bất cứ thị trờng chứng khoán nào.
Em xin cảm ơn cô Đỗ Thùy Giao đã tận tình hớng dẫn em trong quá trình
xây dựng và thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, với kiến thức còn hạn hẹp về môn học,
chắc chắn đề tài sẽ có nhiều sai sót, khiếm khuyết, em rất mong đợc các thầy cô giúp
đỡ để tiếp tục hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn.
B. nội dung
- 1 -
I. Khái quát về thị trờng chứng khoán (TTCK)
1. Khái niệm
TTCK là hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán dài hạn (cổ


phiếu, trái phiếu) có tổ chức, theo luật pháp (luật giao dịch chứng khoán). TTCK là
nơi chắp nối quan hệ cung và cầu vốn đầu t dài hạn của nền kinh tế quốc gia và quốc
tế, là nơi gặp gỡ, giao dịch giữa những ngời cần huy động vốn đầu t (ngời phát hành
chứng khoán) với những ngời có vốn nhàn rỗi muốn đầu t (ngời muốn mua chứng
khoán) cũng nh giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau. Bản chất của TTCK
đợc thể hiện trong các chức năng của TTCK.
2. Chức năng của TTCK
Chắp nối tích luỹ với đầu t: TTCK là nơi thu hút mạnh mẽ mọi nguồn vốn
nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi trong nớc và ngoài nớc và chuyển giao những nguồn
này cho các nhu cầu đầu t phát triển.
Điều hoà vốn đầu t: Do tác động của cung cầu, TTCK tự động điều hòa các
luồng vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, tự động giải quyết linh hoạt, nhanh chóng mâu
thuẫn của tình trạng thừa và thiếu vốn đầu t giữa các ngành, các thành phần kinh tế,
các khu vực trong nớc và giữa các nớc.
Cung cấp thông tin kinh tế: TTCK là nơi cung cấp kịp thời, vô t và tơng đối
chính xác mọi nguồn thông tin có liên quan đến việc mua, bán, kinh doanh chứng
khoán của các thành viên trên thị trờng.
Cung cấp dịch vụ cho việc mua bán chứng khoán: Bằng những dịch vụ và kỹ
thuật tính toán, thông tin hiện đại, TTCK tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên
của thị trờng giao dịch với nhau đợc nhanh chóng, dễ dàng, giảm đợc lãng phí và
tổn thất về thời gian và tiền bạc.
Tóm lại, TTCK đem lại nhiều lợi ích cho những ngời tham gia thị trờng và toàn
bộ nền kinh tế đất nớc:
- Các nhà đầu t huy động vốn để đầu t phát triển
- Những ngời có vốn nhàn rỗi không sinh lợi thu đợc lợi tức chứng khoán
- 2 -
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh chứng khoán thu đợc lợi nhuận
- Thúc đẩy kinh tế tăng trởng
3. Nguyên tắc hoạt động của TTCK
TTCK là một định chế tài chính phát triển cao trong nền kinh tế thị trờng,

hoạt động theo một cơ chế riêng biệt đợc tiêu chuẩn hóa và mang tính quốc tế. Thị tr-
ờng này hoạt động theo những nguyên tắc sau:
Việc giao dịch chứng khoán đợc thực hiện qua ngời môi giới: nguyên tắc này
nhằm đảm bảo quyền lợi cho những ngời mua chứng khoán, đảm bảo cho tất cả các
loại chứng khoán đem ra bán trên thị trờng đều là chứng khoán hợp pháp, đã đăng
ký trên thị trờng.
Cạnh tranh hoàn toàn: việc mua bán chứng khoán đợc thực hiện thông qua
đấu giá giữa những ngời môi giới với nhau. Giá chứng khoán trên thị trờng đợc hình
thành trên cơ sở cung cầu, không một ngời nào, một tổ chức nào có quyền áp đặt,
hoặc độc đoán định giá theo ý mình đợc.
Công khai: Mọi hoạt động trên thị trờng đều tiến hành công khai cho mọi
thành viên của thị trờng và cho công chúng biết, không một chi tiết nào đợc giữ bí
mật. Đây là một nguyên tắc rất cơ bản và quan trọng của TTCK.
Thực hiện chế độ kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế: những công ty đã đăng ký
và có cổ phiếu niêm yết trên TTCK phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đúng tiêu
chuẩn. Các báo cáo chỉ có giá trị sau khi đã đợc tổ chức kiểm toán xem xét và xác
nhận. Các tài liệu đã đợc công bố công khai trên thị trờng đều phải đợc kiểm toán.
4. Cơ cấu TTCK
Cơ cấu TTCK gồm có:
- Các TTCK
- Các công ty chứng khoán
- Các nhà kinh doanh chứng khoán
II. Thị trờng chứng khoán Việt Nam và một số vấn đề đang đặt ra để tiếp tục
phát triển
- 3 -
1. Vài nét về thị trờng chứng khoán Việt Nam quá trình hình thành và phát
triển
Thị trờng chứng khoán Việt Nam cho đến nay đã chính thức hoạt động đợc 5
năm kể từ ngày thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) năm 2000
tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 28/7/2000 TTGDCK TP. HCM đã chính thức có phiên

giao dịch chứng khoán đầu tiên. Và đầu năm 2005 vừa qua, TTGDCK tại Hà Nội
cũng đã đợc khai trơng.
* Năm 2001:
Bớc đầu thành lập, thị trờng chứng khoán Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
Do mới hình thành và hoạt động cha chuyên nghiệp nên thị trờng chứng khoán Việt
Nam luôn thiếu thông tin nghiêm trọng, doanh nghiệp chỉ công bố thông tin về
doanh nghiệp một các tự phát vì nghĩ rằng nhà đầu t cha cần thông tin, và thực tế
cung không có ai hớng dẫn doanh nghiệp phải thông tin nh thế nào và tới mức nào.
Chính điều này đã càng làm cho sự hiểu biết về thị trờng chứng khoán của ngời dân,
của các nhà đầu t vốn đã mù mờ lại càng trở nên nghiêm trọng. Chính điều đố đã
gây ra sự tẻ nhạt và nhàm chán trong các phiên giao dịch .
*Năm 2002:
Mặc dù tăng 4% so với năm 2001 nhng cả năm 2002 chỉ có xấp xỉ 1.070 tỷ
đồng giá trị cổ phiếu và trái phiếu khớp lệnh. So với tốc độ tăng GDP là 7% thì sự
phát triển của thị trờng chứng khoán đang có xu hớng chậm hẳn lại, trong khi theo
kinh nghiệm từ các nớc phát triển cho thấy, tăng trởng của giao dịch chứng khoán th-
ờng lớn hơn nhiều lần so với tăng trởng kinh tế.
Trong năm 2002, ủy ban Chứng khoán Nhà nớc đã hoàn tất việc sửa đổi nghị
định 48/CP về quản lý thị trờng chứng khoán, theo nội dung dự thảo Nghị định sửa
đổi thì các hoạt động giao dịch chứng khoán tại Việt Nam sẽ đợc tự do hơn, cho phép
mua, bán chứng khoán ngoài sàn giao dịch... Việc sửa đổi này tạo ra cơ sở pháp lý
cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nớc đẩy mạnh giao dịch chứng khoán và là
đòn bẩy căn bản cho việc ban hành Luật Chứng khoán năm 2005.
- 4 -
*Năm 2003:
Tháng 5 năm 2003, tuần lễ chứng khoán đầu tiên đợc tổ chức, nhằm thu hút
và tạo điều kiện cho các nhà đầu t có cơ hội tìm hiểu hoạt động của các công ty niêm
yết.
Giao dịch của các nhà đầu t nớc ngoài cũng tăng mạnh trong năm này do
Quyết định 146 của Chính phủ cho phép nâng tỷ lệ nắm giữ của ngời nớc ngoài tại

một tổ chức niêm yết từ 20% lên 30%; đến thời điểm cuối năm 2003, tất cả các cổ
phiếu niêm yết trên sàn đều có sự tham gia sở hữu của các nhà đầu t nớc ngoài với tỷ
lệ nắm giữ cao nhất là 30% và thấp nhất là 0,31%.
Cũng trong năm này, mặc dù thị trờng cổ phiếu bị giảm giá nhng tổng giá trị
giao dịch trái phiếu - theo số liệu tổng hợp của TTGDCK Tp.HCM, đạt gần 2300 tỷ
đồng.
*Năm 2004:
Mặc dù vẫn còn một số tồn tại, yếu kém nhng có thể nói, năm 2004 là một
năm khá thành công của TTCK Việt Nam, đó là kết quả của việc can thiệp đúng lúc
và kịp thời của Chính phủ với các Nghị quyết và chủ trơng liên quan đến chất lợng
phát triển của toàn ngành, đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hoá (CPH) doanh
nghiệp Nhà nớc (DNNN) đi đôi với phát triển TTCK, ủy ban chứng khoán Nhà nớc
đợc chuyển giao về Bộ Tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy thị
trờng phát triển. Những yếu tố này đã khiến thị trờng cổ phiếu sau một thời gian dài
rơi vào tình trạng trầm lắng đã có sự hồi phục và tăng trởng mạnh mẽ. Cụ thể: chỉ số
VNIndex từ mức 166.94 điểm vào cuối 2003 đã tăng lên gần 280 điểm (tăng 67,7%),
vào đầu tháng 4 và đến thời điểm cuối năm thì khá ổn định ở mức 230 điểm.
*Năm 2005:
Tháng 3 năm 2005, TTGDCK theo mô hình phi tập trung đã đợc khai trơng
tại Hà Nội đã mở đầu một hành trình mới, một thách thức mới, cũng nh một cơ hội
mới cho ngành Chứng khoán Việt Nam.
2. Một số vấn đề đang đặt ra để tiếp tục phát triển
- 5 -

×